You are on page 1of 8

Đề tài:

TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ
I. PHỤ LỤC:
II. LỜI MỞ ĐẦU:
Hiện tại, chúng ta không có được một bức tranh toàn cảnh để chỉ ra rằng loại thực phẩm nào
an toàn, loại nào không. Chúng ta cũng không thể biết hết các con đường nhiễm bẩn hóa chất thế
nào. Đặc biệt, chúng ta không thể biết hết ảnh hưởng lâu dài của chúng đến sức khỏe của con
người ra sao...
Từ xa xưa con người đã có khả năng phân biệt cái gì nên ăn và cái gì nên tránh. Cùng với thời
gian, ngày càng nhiều loại thức ăn được sản xuất. Ngày nay, nhiều loại hóa chất được đưa vào
thực phẩm. Tôi cũng như tất cả các bạn, chúng ta ăn, uống hàng ngày. Những đồ ăn thức uống đó
liệu đã được xác định rằng an toàn hay không?

III. HÌNH ẢNH TỜ RƠI TUYỀN TRUYỀN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM:
IV. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN:
3.1.VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM LÀ GÌ?
Vệ sinh thực phẩm là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật
gây bệnh và không chứa độc tố.
An toàn thực phẩm là khái niệm khoa học có nội dung rộng hơn khái niệm vệ sinh thực
phẩm. An toàn thực phẩm được hiểu như khả năng không gây ngộ độc của thực phẩm đối với
con người.
Ngộ độc thực phẩm dùng để chỉ các bệnh gây ra bởi các mầm bệnh có trong thực phẩm.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là các điều kiện và các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực
phẩm không gây hại cho sức khỏe, tính mạng con người.
IV.2 THẾ NÀO LÀ THỰC PHẨM AN TOÀN?
3.3. TÌNH TRẠNG NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM HIỆN NAY:

Tính đến ngày 16/12/2005

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 141 Vi sinh vật 73 51.8
Mắc 4291 Hóa chất 14 9.9
Chết 50 Thực phẩm có độc 36 25.5
Không rõ nguyên nhân 18 12.8

Tính đến ngày 17/10/2005

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 118 Vi sinh vật 59 50
Mắc 3248 Hóa chất 12 10.2
Chết 49 Thực phẩm có độc 32 27.1
Không rõ nguyên nhân 15 12.7

Tính đến ngày 30/04/2005

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 55 Vi sinh vật 27 49.09
Mắc 1428 Hóa chất 02 3.63
Thực phẩm có độc 19 34.54

GVHD: NHÓM II
Trang 1
Đề tài:
TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ
Chết 33 Không rõ nguyên nhân 07 12.72

Tính đến ngày 15/08/2005

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 97 Vi sinh vật 50 51.5
Mắc 2223 Hóa chất 07 7.2
Chết 46 Thực phẩm có độc 30 30.9
Không rõ nguyên nhân 10 10.4

Tính đến ngày 30/10/2006

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 139 Vi sinh vật 53 38.1
Mắc 5564 Hóa chất 16 11.5
Chết 49 Thực phẩm có độc 33 23.7
Không rõ nguyên nhân 37 26.7

Tính đến ngày 01/08/2006

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 92 Vi sinh vật 33 36
Mắc 2983 Hóa chất 13 14
Chết 37 Thực phẩm có độc 26 28
Không rõ nguyên nhân 20 22

Tính đến ngày 06/06/2006

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 65 Vi sinh vật 23 35.4
Mắc 2236 Hóa chất 13 20
Chết 35 Thực phẩm có độc 14 21.5
Không rõ nguyên nhân 15 23.1

Tính đến ngày 14/02/2006

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 08 Vi sinh vật 04 50
Mắc 287 Hóa chất 00 0
Chết 08 Thực phẩm có độc 01 6
Không rõ nguyên nhân 03 37.5

Tính đến ngày 21/03/2006

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 18 Vi sinh vật 05 27.8
Mắc 498 Hóa chất 02 11.1
Chết 17 Thực phẩm có độc 05 27.8
Không rõ nguyên nhân 06 33.3

GVHD: NHÓM II
Trang 2
Đề tài:
TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ

Tính đến ngày 15/08/2007

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 137 Vi sinh vật 53 38.6
Mắc 4101 Hóa chất 04 2.9
Chết 28 Thực phẩm có độc 43 31.4
Không rõ nguyên nhân 37 27.1

Tính đến ngày 31/05/2007

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 89 Vi sinh vật 32 35.9
Mắc 2337 Hóa chất 04 4.5
Chết 24 Thực phẩm có độc 28 31.5
Không rõ nguyên nhân 25 28.1

Tính đến ngày 15/03/2007

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 35 Vi sinh vật 07 20
Mắc 1050 Hóa chất 01 2.8
Chết 14 Thực phẩm có độc 15 42.9
Không rõ nguyên nhân 12 34.3

Tính đến ngày 31/01/2007

Tình hình ngộ độc thực phẩm Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm Vụ %
Vụ 10 Vi sinh vật 02 20
Mắc 479 Hóa chất 00 0
Chết 00 Thực phẩm có độc 03 30
Không rõ nguyên nhân 05 50

© 2006 Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế http://vfa.gov.vn/site/

So lieu thong ken am 2008

Số vụ ngộ độc trong năm 2008 tính đến ngày 12 tháng 11 năm 2008
Tổng số vụ Số người ăn Số người mắc Số người chết Số người đi viện
69 21309 4270 15 3895

Phân loại thức ăn nguyên nhân


Số vụ Số vụ Số vụ
1. Thủy sản: 3. Trứng và sp trứng 1 9. Bánh kẹo 0
- Nhuyễn thể 0 4. Sữa và sp sữa 0 10. Rượu 1
- Cá nóc 3 5. Ngũ cốc, sp ngũ cốc 1 11. Nước giải khát 0
- Cá khác 7 6. Rau, sp rau 11 12 Tp chế biến hỗn hợp 2
- SP khác 9 7. Quả, sp quả 1 13. Tp khác 18
2. Thịt và sp thịt 21 8. Nấm 6 14. Không rõ 0
Phân loại địa điểm ăn
Số vụ Số vụ Số vụ
1. Gia đình 31 4. Bếp ăn tập thể 13 7. Bếp ăn trường học 0

GVHD: NHÓM II
Trang 3
Đề tài:
TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ
2. Nhà hàng 0 5. Khách sạn 0 8. Thức ăn đường phố 3
3. Nhà trẻ 0 6. Đám cưới/đám giỗ 14 9. Khác 4
Cơ sở nguyên nhân
Số vụ Số vụ Số vụ
1. Gia đình 26 3. Nhà hàng 1 7. Đám cưới/ đám giỗ 4
2. Cơ sở cung cấp 4. Nhà trẻ 0 8. Bếp ăn trường học 0
- Tại chỗ 3 5. Bếp ăn tập thể 8 9. Thức ăn đường phố 3
- Nơi khác 14 6. Khách sạn 0 10. Khác 2
(KT-TH)
http://attp.xudua.com/detail.php?group=3&id=255

3.4. CÁCH LỰA CHỌN THỰC PHẨM AN TOÀN:

- Nguồn gốc RCQ:

+ Nên chọn những RCQ có nguồn gốc từ các đơn vị sản xuất theo qui trình rau an toàn
(RAT), GAP (Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) hay VietGAP (Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam)

+ Nên chọn những sản phẩm RCQ được đóng gói, dán nhãn và có các thông số kỹ thuật kèm
theo… Những sản phẩm này thường chỉ được bán ở các siêu thị nhưng giá cả không cao so
với mặt hàng rau bên ngoài. Hạn chế chọn những sản phẩm RCQ nhập khẩu vì có nhiều
nguy cơ nhiễm chất bảo quản.

- Chọn theo mùa vụ trong năm:

Mỗi loại RCQ thường có 2 vụ trong năm đó là vụ thuận và nghịch (trái vụ), người tiêu dùng
nên chọn RCQ vào vụ thuận là thời điểm cây trồng phát triển bình thường, ít bị sâu bệnh,
dẫn đến số lần sử dụng thuốc BVTV ít.

Với vụ nghịch, cây trồng cần phải có sự can thiệp của con người như tăng lượng ánh sáng
vào ban đêm (cây thanh long), bứt lá (cây mãng cầu ta)… Ở vụ nghịch, cây trồng thường
xuyên bị sâu bệnh nên phải dùng thuốc BVTV nhiều, mặt khác do thị trường hút hàng dẫn
đến người trồng tăng cường phun thuốc kích thích sinh trưởng, hoặc không đảm bảo thời
gian cách ly, nên RCQ có nhiều khả năng nhiễm dư lượng thuốc BVTV và thuốc tăng trưởng.

- Hình thức bên ngoài:

Tuỳ theo từng loại RCQ mà có sự nhận biết khác nhau về RCQ không an toàn để tránh như:

+ Đối với rau ăn lá: Không nên chọn những bó rau có màu xanh quá đậm, quá mướt, lá
bóng mà nên chọn màu xanh nhạt, cây rau có vẻ hơi "khằn" một tí.

+ Rau ăn ngọn (rau lang, rau muống, đọt bầu bí): không nên mua những bó rau có ngọn
vươn ra quá dài, vì những bó rau này dùng thuốc kích thích sinh trưởng quá liều và không

GVHD: NHÓM II
Trang 4
Đề tài:
TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ
đảm bảo thời gian cách ly, nếu mua về không dùng liền để ngày hôm sau ngọn rau sẽ vươn
ra thêm một đoạn từ 5 – 10 cm.

+ Rau cải (cải xanh, cải trắng, cải thảo): khi mua nên bẻ ngang phần gốc, nếu thấy có nước
từ thân tiết ra thì rau cải đã bị dùng đạm quá nhiều, không đảm bảo thời gian cách ly, hàm
lượng Nitrat trong rau rất cao, nếu để quá 12 giờ thì dễ bị úng nâu đen, không nên mua.

+ Rau muống: không nên mua những bó rau có cọng to hơn bình thường, rau giòn, lá màu
xanh đen, nhìn từ xa mặt trên của lá rau rất bóng và mướt, vì rau này dùng quá nhiều đạm
hoặc phân bón lá. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến
thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn xong, nếu tinh ý ta
nhận thấy có vị chát.

+ Rau bí (ngọn và lá của cây bí ngô): không nên mua bó rau ngọn dài và non, khoảng cách
giữa các lóng xa nhau (ngọn vươn dài), tay cuống mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu
xanh nhạt, lá màu xanh đen... là những loại rau bị bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá
và chưa đủ thời gian cách ly.

+ Rau cần: Khi thấy thân rau to, ngó rau trắng ngần, rau nhanh bị héo, nếu để đến ngày
hôm sau thì rau héo úa, thân khô tóp lại nhăn nheo, khi xào nấu lá rau biến màu xanh đen...
là loại rau bị phun quá nhiều phân bón qua lá và có khả năng còn dư lượng thuốc BVTV.

+ Đối với củ quả: không nên chọn những trái quá lớn, mà chọn những trái có kích thước vừa
phải hoặc hơi nhỏ, không chọn những trái da căng và có vết nứt dọc theo thân, những trái
da xanh bóng.

+ Các loại quả đậu (gồm đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà lan, đậu ván...): không nên mua
những quả khi nhìn quả bóng nhẫy, ít lông tơ là do người trồng đậu đã bón nhiều đạm hoặc
phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun
quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.

Người tiêu dùng nên khắt khe khi chọn lựa thực phẩm cho gia đình, chỉ nên mua thực phẩm
có nguồn gốc rõ ràng, như thế không chỉ bảo vệ gia đình mà còn tạo nên áp lực để các nhà
sản xuất khác bắt buộc phải tham gia chuỗi thực phẩm an toàn, nếu không sản phẩm sẽ
không tiêu thụ được.

Lựa chọn đồ hộp

Vi khuẩn phát triển sẽ sinh hơi; nắp hộp phồng lên có nghĩa là thực phẩm bên trong đã bị hư
(mặc dù còn "đát" - hạn sử dụng).

3.5. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM:

GVHD: NHÓM II
Trang 5
Đề tài:
TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ
3.6. CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM:

Bảo quản thực phẩm bằng cách làm lạnh

Hạ nhiệt độ xuống làm cho thực phẩm lâu bị hư. Khi thực phẩm được đông đá, vi khuẩn
không thể phát triển nên ta có thể dự trữ thịt, cá sống trong tủ đông suốt nhiều tháng. Mặt
khác, thời tiết nóng làm thức ăn mau bị khô, héo, ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của thực
phẩm.

Ngay sau khi đi chợ về, bạn hãy nhanh chóng làm sạch các loại thức ăn tươi sống, phần nào
chưa ăn ngay, phân chia thực phẩm thành những phần nhỏ vừa đủ ăn mỗi bữa hay mỗi
ngày, cho vào bao nylon hay hộp đậy nắp và đưa vào dự trữ ở ngăn đá (với thịt, cá, tôm)
hay hộc đựng rau, củ, quả.

Đối với các thực phẩm ăn trong ngày

Sau khi rửa sạch, bạn nên ướp, nấu rồi ăn sớm để thực phẩm còn giữ nhiều chất dinh dưỡng
và chưa bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu chưa nấu ngay, bạn bọc kín lại và để tạm ở gần ngăn đá
(cách ly với thực phẩm chín). Sau khi dùng bữa, thức ăn thừa nên cho ngay vào tủ lạnh, lưu
trữ tối đa 24 - 48 giờ, khi lấy ra dùng lại phải hâm kỹ.

Rửa rau quả

Rửa sạch đất cát (làm trôi trứng giun sán), rồi ngâm trong nước sạch hoặc nước muối
khoảng 8 - 10 phút để loại bỏ thuốc trừ sâu, cuối cùng rửa lại thêm 1 - 2 lần nữa. Đối với
rau lá lớn, rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy là cách tốt nhất.

V. NHẬN XÉT:
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

GVHD: NHÓM II
Trang 6
Đề tài:
TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ

GVHD: NHÓM II
Trang 7
Đề tài:
TUYÊN TRUYỀN VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI NỘI TRỢ

GVHD: NHÓM II
Trang 8

You might also like