You are on page 1of 203

LỜI TỰA

__________________________________________

MỤC ĐÍCH

Cuốn sách này đưa ra một khuôn khổ, một qui trình và những cách tiếp cận về soạn thảo đối
với việc thiết kế nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp trong
các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Sự quan tâm đến và việc sử dụng nghiên cứu định
tính gia tăng, sự xuất hiện của những cách tiếp cận nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp
và sự sử dụng tiếp tục các hình thức truyền thống của các thiết kế nghiên cứu định lượng làm
cho việc so sánh độc đáo về ba cách tiếp cận điều tra trong cuốn sách này trở thành rất cần
thiết. Việc so sánh này bắt đầu bằng sự xem xét sơ bộ về những lời khẳng định tri thức cho cả
ba cách tiếp cận điều tra, sự xem xét lại tài liệu trong quá khứ, và những suy ngẫm về tầm
quan trọng của việc viết lách và những vấn đề đạo lý trong việc điều tra nghiên cứu học thuật.
Kế đến, cuốn sách này đề cập đến những thành phần cốt yếu của qui trình nghiên cứu: viết
phần giới thiệu đề án nghiên cứu; phát biểu mục đích của công trình nghiên cứu; xác định các
câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết; sử dụng lý thuyết; định nghĩa, ấn định giới hạn, và phát
biểu ý nghĩa của công trình nghiên cứu; và đưa ra các phương pháp và các thủ tục thu thập dữ
liệu và phân tích dữ liệu. Tại mỗi bước trong qui trình nghiên cứu này, người đọc được giảng
giải chi tiết về các cách tiếp cận định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp.

Minh họa ở trang bìa của cuốn sách này thể hiện một biểu tượng về vũ trụ, vạn vật của đạo
Phật hay đạo Hin-du (Ấn độ giáo) gọi là mandala (hình tròn, bên trong có nhiều hình vẽ dạng
hình học như hình ở trang bìa). Việc tạo ra một hình tròn biểu tượng về vũ trụ này, rất giống
với việc tạo ra một thiết kế nghiên cứu, đòi hỏi phải nhìn vào “bức tranh rộng lớn” cũng như
phải chú ý hết sức kỹ đến chi tiết―một hình tròn biểu tượng vũ trụ này nếu làm bằng cát có
thể mất nhiều ngày bởi vì phải sắp xếp chính xác vị trí của các mảnh nhỏ, mà đôi khi là những
hạt cát đơn lẻ. Hình tròn biểu tượng vũ trụ này cũng cho thấy sự liên hệ chặt chẽ giữa các bộ
phận của tổng thể, một lần nữa thể hiện thiết kế nghiên cứu, trong đó mỗi thành phần định
hình toàn bộ công trình nghiên cứu.

KHÁN GIẢ

Cuốn sách này được soạn thảo cho sinh viên trên đại học (học thạc sĩ hay tiến sĩ) và cán bộ
giảng dạy đại học, những người tìm kiếm sự hỗ trợ trong việc soạn thảo một kế hoạch hay đề
án cho một bài viết trên tạp chí hay tập san học thuật, luận án tiến sĩ, hay luận văn thạc sĩ. Ở
cấp độ rộng hơn, cuốn sách này có thể được sử dụng một cách hữu ích làm sách tham khảo
lẫn sách giáo khoa cho các khóa học trên đại học. Để tận dụng được tốt nhất các đặc điểm về
thiết kế nghiên cứu trong cuốn sách này,người đọc cần phải có sự am hiểu căn bản về nghiên
cứu định tính và định lượng; tuy nhiên, các thuật ngữ sẽ được giải thích và các chiến lược đề
xuất sẽ được đưa ra cho những người chưa có những hiểu biết căn bản nói trên và cần được
trợ giúp ở cấp độ nhập môn trong qui trình thiết kế. Cuốn sách này cũng dành cho một nhóm
khán giả rộng hơn trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Những ý kiến nhận xét của
người đọc về cuốn sách này trong lần xuất bản thứ nhất cho thấy rằng những người sử dụng
cá nhân đến từ nhiều ngành và nhiều lĩnh vực. Tôi hy vọng rằng các nhà nghiên cứu trong
những lĩnh vực như tiếp thị, quản lý, tư pháp về hình sự, tâm lý học, xã hội học, giáo dục K-
12 (13 năm học, từ mẫu giáo đến lớp 12 trước khi vào đại học), giáo dục đại học và giáo dục
sau bậc trung học cơ sở, chăm sóc người bệnh, các khoa học về sức khỏe hay y tế, nghiên cứu
đô thị, nghiên cứu về gia đình, và các lĩnh vực khác sẽ tìm thấy ấn bản này hữu ích.
John W. Creswell
1 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
ĐỊNH DẠNG

Trong mỗi chương, tôi chia sẻ các thí dụ được rút ra từ nhiều ngành khác nhau. Các thí dụ
này được trích ra từ các cuốn sách, các bài viết trên tạp chí hay tập san học thuật, các đề án
làm luận án tiến sĩ và các luận án tiến sĩ. Mặc dù chuyên môn chính của tôi là trong lĩnh vực
giáo dục, nhưng những minh họa của tôi dự định bao gồm các ngành khoa học xã hội và nhân
văn. Những minh họa này phản ánh các vấn đề về công lý xã hội và những thí dụ về các công
trình nghiên cứu với các cá nhân bị đẩy ra ngoài lề trong xã hội của chúng ta, cũng như những
mẫu và những tổng thể truyền thống được nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu xã hội. Sự bao
quát cũng mở rộng sang chủ nghĩa đa nguyên về phương pháp luận trong nghiên cứu ngày
nay, và thảo luận này kết hợp vào các ý tưởng về triết học thay thế khác nhau, các phương
thức điều tra khác nhau, và nhiều thủ tục.

Cuốn sách này không phải là một cuốn sách giáo khoa chi tiết về phương pháp; thay vào đó,
tôi nêu bật những đặc điểm thiết yếu của thiết kế nghiên cứu. Phạm vi trình bày về các chiến
lược điều tra trong nghiên cứu chỉ giới hạn trong các hình thức được sử dụng thường xuyên
nhất: các cuộc thí nghiệm/thực nghiệm và các cuộc điều tra/khảo sát trong nghiên cứu định
lượng; các nghiên cứu theo hiện tượng học, dân tộc học, lý thuyết có cơ sở, nghiên cứu tình
huống, và nghiên cứu tường thuật trong nghiên cứu định tính; và thiết kế có tính đồng thời,
thiết kế theo trình tự, và thiết kế có tính biến đổi trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp. Mặc dù các sinh viên chuẩn bị đề án làm luận án tiến sĩ sẽ tìm thấy cuốn sách này hữu
ích cho mình, nhưng những đề tài có liên quan đến chiến thuật trình bày và thương lượng với
các hội đồng phụ trách đào tạo trên đại học về một công trình nghiên cứu được giải quyết kỹ
lưỡng trong các cuốn sách giáo khoa khác.

Phù hợp với những qui ước đã được chấp nhận về việc viết tài liệu nghiên cứu học thuật, tôi
đã cố gắng loại bỏ bất kỳ từ ngữ hay thí dụ nào chuyển tải định hướng phân biệt giới tính hay
sắc tộc. Các thí dụ được chọn lựa để cung cấp một loạt đầy đủ các định hướng giới tính và
văn hóa. Tôi cũng không thiên vị trong việc sử dụng các thảo luận định tính và định lượng
của mình―người đọc sẽ tìm thấy rằng đôi khi tôi bắt đầu bằng các thí dụ định tính và đôi khi
tôi bắt đầu bằng các thí dụ định lượng. Người đọc cần lưu ý rằng trong các thí dụ dài hơn,
được trích dẫn từ các nguồn khác và trình bày trong cuốn sách này, có tham khảo đến nhiều
tác phẩm hay các bài báo khác. Ở đây, tôi sẽ chỉ dẫn chứng tác phẩm mà tôi sử dụng làm thí
dụ minh họa là tài liệu tham khảo, chứ không nêu ra toàn bộ danh sách các tài liệu tham khảo
được bao hàm trong một thí dụ cụ thể.

Như với cuốn sách xuất bản lần thứ nhất, tôi đã duy trì những nét đặc trưng để cải thiện tính
rõ ràng, dễ đọc và tính dễ hiểu của tài liệu. Những nét đặc trưng này là những dấu chấm tròn
to và in đậm (●) để nhấn mạnh các điểm chính, các điểm đánh số (1., 2. v.v) để nhấn mạnh
các bước trong một qui trình, các đoạn dài hơn với những lời chú thích để cung cấp cho người
đọc những ý tưởng nghiên cứu cốt yếu được đưa vào trong các đoạn đó, và những từ ngữ
được nêu bật (trong sách này từ ngữ được nên bật bằng cách in nghiêng) để giúp các nhà
nghiên cứu phát triển vốn từ ngữ của họ về các cách tiếp cận nghiên cứu định lượng, định
tính, và theo các phương pháp hỗn hợp. Ở cuối mỗi chương đều có cả các bài tập trau dồi kỹ
năng viết, với các bài tập này người đọc có thể thực hành những nguyên tắc đã học trong
chương đó, lẫn danh sách các bài đọc thêm có chú giải, gồm có những tham khảo đến các
sách giáo khoa hay bài viết khác mà sẽ mang lại sự hiểu biết đầy đủ hơn về nội dung được
trình bày trong cuốn sách này.

Trong lần xuất bản thứ hai của cuốn sách này, những nét đặc trưng mới đã được thêm vào
để đáp ứng những phát triển trong nghiên cứu và phản hồi của người đọc:

John W. Creswell
2 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
• Nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp đã được thêm vào các cách tiếp cận định lượng
và định tính. Trong mỗi chương, tôi đều thảo luận về qui trình thiết kế một đề án hay kế
hoạch nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp ngoài việc trình bày hai cách tiếp cận kia
(định lượng và định tính).

• Chương trình bày về việc viết lách, tìm thấy ở cuối cuốn sách trong lần xuất bản thứ nhất,
đã được chuyển lên thành chương thứ ba ở phần đầu cuốn sách này. Quả thực, trước khi
viết một đề án nghiên cứu, các tác giả cần phải xét đến những đặc điểm cơ bản của việc
viết đề án.

• Những vấn đề về đạo lý cũng được đưa vào cuốn sách này theo một cách thức nghiêm túc
và đáng kể hơn. Trong chương thứ ba, tôi dành ra trọn một phần để trình bày các vấn đề
về đạo lý có thể nảy sinh trong các thiết kế nghiên cứu định lượng, định tính, và theo các
phương pháp hỗn hợp. Các vấn đề về đạo lý phải được dự kiến một cách thỏa đáng vào
lúc bắt đầu dự án nghiên cứu.

• Nhiều sáng kiến mới đã xảy ra trong nghiên cứu định tính kể từ khi tôi là tác giả của ấn bản
đầu tiên của cuốn sách này. Chương về các thủ tục định tính, Chương 10, phản ánh nhiều tư
duy mới về đề tài này, bao gồm những phát triển trong các cách tiếp cận nghiên cứu có tính
tuyên truyền vận động, khuyến khích sự tham gia của mọi người và có tính giải phóng mà
hiện đã trở thành quan trọng đối với hầu hết điều tra định tính.

• Tương tự, nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp đã mở rộng và cho thấy có hiệu quả với
tư cách là một cách tiếp cận điều tra kể từ khi cuốn sách này của tôi được xuất bản lần đầu.
Chương có nhan đề “Nghiên cứu Kết hợp Định tính và Định lượng” trong cuốn sách xuất bản
lần thứ nhất được gọi một cách thích hợp là “Các Thủ tục trong Nghiên cứu theo các Phương
pháp Hỗn hợp” trong cuốn sách xuất bản lần thứ hai này. Tôi đã viết lại toàn bộ chương này
để phản ánh tư duy đã nổi lên trong suốt thập niên vừa qua.

• Trong mỗi chương, tôi đều thêm vào những tài liệu tham khảo cập nhật trong phạm vi
chương đó cũng như những tài liệu tham khảo mới cho phần “bài đọc thêm” sao cho
người đọc có thể kết hợp một số bài đọc cổ điển với các tác phẩm mới.

• Trong việc thảo luận về các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết, tôi đã đưa ra nhiều thí dụ
hơn và đã làm rõ những điều chỉ dẫn về việc viết những dạng câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
khác nhau. Những minh họa chuyên biệt bổ sung đã được thêm vào đối với các cách tiếp cận
nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp.

ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC CHƯƠNG TRONG SÁCH

Cuốn sách này được chia thành hai phần. Phần I gồm có các bước mà các nhà nghiên cứu cần
phải xem xét trước khi họ xây dựng đề án hay kế hoạch nghiên cứu. Phần II thảo luận về các
bước thực sự trong việc soạn thảo một đề án hay kế hoạch nghiên cứu. Sau đây là tóm tắt
ngắn gọn về mỗi chương.

Phần I: Những Điều cần Xem xét Sơ bộ

Phần này của cuốn sách thảo luận về việc chuẩn bị cho qui trình thiết kế. Phần này gồm từ
Chương 1 đến hết Chương 3.
John W. Creswell
3 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
Chương 1: Khuôn khổ Thiết kế

Trong chương này, tôi thảo luận về tầm quan trọng của việc có được một khuôn khổ để thiết
kế nghiên cứu. Khuôn khổ này liên quan đến việc kết hợp những lời khẳng định được đưa ra
về những gì tạo nên tri thức, một chiến lược điều tra, và những phương pháp chuyên biệt. Ba
cách tiếp cận do sự liên kết này tạo ra: định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn
hợp. Chương này sẽ giúp nhà nghiên cứu nhận diện ba cách tiếp cận này và chọn cách tiếp
cận nào để sử dụng cho một công trình nghiên cứu cụ thể.

Chương 3: Các Chiến lược về Viết Đề án Nghiên cứu và những Điều cần
Xem xét về Đạo lý

Trước khi bắt đầu qui trình thiết kế đề án nghiên cứu, nhà nghiên cứu cũng cần xây dựng một
nhận thức về toàn bộ cấu trúc viết đề án nghiên cứu và dự kiến những điều cần xem xét về
đạo lý có thể nảy sinh trong suốt nghiên cứu. Chương này đưa ra các đề cương cho các đề án
nghiên cứu định lượng, định tính, và theo các phương pháp hỗn hợp. Chương này cũng xét
đến các vấn đề đạo lý thường nảy sinh trong suốt các công trình nghiên cứu.

Phần II: Việc Thiết kế Nghiên cứu

Phần này của cuốn sách mô tả các bước trong qui trình nghiên cứu. Phần này bao gồm các
chương còn lại, từ Chương 4 đến hết Chương 11.

Chương 4: Phần Giới thiệu

Điều quan trọng là giới thiệu một cách thích hợp công trình nghiên cứu. Điều này đòi hỏi
phải xác định vấn đề nghiên cứu (vấn đề khó khăn hay vấn đề), trình bày vấn đề này trong
phạm vi tài liệu hiện hữu, chỉ ra những điểm khiếm khuyết trong tài liệu, và nhắm công trình
nghiên cứu vào một nhóm khán giả. Chương này cung cấp một phương pháp có hệ thống để
thiết kế một phần giới thiệu uyên bác đối với một đề án nghiên cứu hay công trình nghiên
cứu.

Chương 5: Lời Phát biểu Mục đích Nghiên cứu

Ở phần đầu của các đề án nghiên cứu, các tác giả đề cập đến mục đích chủ yếu hay chủ đích của
công trình nghiên cứu. Đoạn này là lời phát biểu quan trọng nhất trong toàn bộ đề án nghiên
cứu. Trong chương này, người đọc sẽ học được cách thức viết lời phát biểu mục đích cho các
công trình nghiên cứu định lượng, định tính, và theo các phương pháp hỗn hợp và sẽ biết được
một “bản gốc” (để điền vào) thật hữu ích trong qui trình viết đề án.

Chương 6: Các Câu hỏi Nghiên cứu và các Giả thuyết

Các câu hỏi và các giả thuyết được đề cập bởi nhà nghiên cứu dùng để thu hẹp và đưa vào
trọng tâm mục đích của công trình nghiên cứu. Như một cột mốc quan trọng khác trong dự án
nghiên cứu, tập hợp các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết cần được viết một cách cẩn thận.
Trong chương này, người đọc sẽ học được cách thức viết cả các câu hỏi nghiên cứu định tính
lẫn các câu hỏi nghiên cứu định lượng và các giả thuyết định lượng, cũng như cách thức sử
dụng cả hai hình thức trong việc viết các câu hỏi và các giả thuyết trong nghiên cứu theo các
phương pháp hỗn hợp. Trong chương này có nhiều thí dụ dùng để minh họa các qui trình nói
trên.

John W. Creswell
4 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
Chương 7: Việc Sử dụng Lý thuyết trong Nghiên cứu

Các lý thuyết đáp ứng những mục đích khác nhau trong ba hình thức điều tra định lượng, định
tính, và theo các phương pháp hỗn hợp. Trong nghiên cứu định lượng, các lý thuyết cung cấp
một lời giải thích đề xuất cho mối quan hệ giữa các biến đang được nhà điều tra kiểm định.
Trong nghiên cứu định tính, các lý thuyết thường được dùng làm một lăng kính (quan điểm)
cho việc điều tra hay các lý thuyết được tạo ra trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong các
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, các nhà nghiên cứu sử dụng các lý thuyết theo
nhiều cách thức, bao gồm những cách thức sử dụng gắn với cách tiếp cận nghiên cứu định
lượng và cách tiếp cận nghiên cứu định tính. Chương này trình bày tổng quan về việc lý
thuyết có thể được sử dụng như thế nào trong ba cách tiếp cận nghiên cứu và dẫn chứng các
thí dụ cụ thể để minh họa những cách sử dụng này.

Chương 8: Các Định nghĩa, những GiớI hạn được Ấn định, những Điều Hạn chế, và Ý
nghĩa

Tất cả các nhà nghiên cứu ấn định những giới hạn hay những ranh giới xung quanh những
điều mà công trình nghiên cứu của họ sẽ giải quyết. Những giới hạn hay ranh giới này định
rõ những thuật ngữ được sử dụng trong công trình nghiên cứu, hạn chế những cách thực hành
được sử dụng, và hướng ý nghĩa của nghiên cứu được đề xuất nhắm vào những nhóm khán
giả khác nhau. Chương này giúp người đọc thiết kế mỗi phần trong các phần trình bày này
cho một đề án hay kế hoạch nghiên cứu.

Chương 9: Các Phương pháp Định lượng

Các phương pháp định lượng bao gồm các qui trình thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, giải
thích (diễn giải), và viết ra các kết quả của một công trình nghiên cứu. Các phương pháp
chuyên biệt hiện hữu trong cả nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát lẫn nghiên cứu dựa
trên cuộc thí nghiệm. Các phương pháp chuyên biệt này liên quan đến việc xác định mẫu và
tổng thể, việc nêu rõ chiến lược điều tra, việc thu thập và phân tích dữ liệu, việc trình bày các
kết quả, đưa ra lời giải thích và viết nghiên cứu theo cách thức phù hợp với một công trình
nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát hay cuộc thí nghiệm. Trong chương này, người
đọc sẽ học được các thủ tục chuyên biệt để thiết kế các phương pháp điều tra/khảo sát hay thí
nghiệm.

Chương 10: Các Thủ tục Định tính

Những cách tiếp cận định tính đối với việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, và viết báo cáo
nghiên cứu khác với các cách tiếp cận định lượng, truyền thống. Việc sử dụng phương pháp
lấy mẫu có mục đích, việc thu thập dữ liệu mở, việc phân tích văn bản hay hình ảnh, việc
trình bày thông tin bằng hình và bảng, và việc giải thích có tính cá nhân các kết quả tìm thấy,
tất cả đều thể hiện đặc điểm của các thủ tục định tính. Chương này đưa ra các bước trong việc
thiết kế các thủ tục định tính, cũng như minh họa các thủ tục này bằng các thí dụ trích từ các
nghiên cứu theo hiện tượng học, lý thuyết có cơ sở, dân tộc học, nghiên cứu tình huống, và
nghiên cứu tường thuật.

Chương 11: Các Thủ tục Nghiên cứu theo các Phương pháp Hỗn hợp.

Các thủ tục nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp sử dụng các khía cạnh của cả các
phương pháp định lượng lẫn các thủ tục định tính. Trong việc thiết kế các thủ tục này, các
nhà nghiên cứu cần phải truyền đạt chủ đích của nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp

John W. Creswell
5 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
và những áp dụng của nghiên cứu này trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Kế đó,
các thủ tục bao gồm việc xác định loại chiến lược điều tra theo các phương pháp hỗn hợp, các
cách tiếp cận về thu thập và phân tích dữ liệu, vai trò của nhà nghiên cứu, và cấu trúc tổng
quát hướng dẫn nghiên cứu được đề xuất. Chương này sẽ cung cấp cho người đọc tổng quan
về nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp như được thực hành ngày nay và chỉ ra các
bước được tiến hành trong việc thiết kế thủ tục theo các phương pháp hỗn hợp cho một công
trình nghiên cứu được đề xuất.

Thiết kế một công trình nghiên cứu là một qui trình khó khăn và tốn nhiều thời gian. Cuốn
sách này sẽ không nhất thiết làm cho qui trình này dễ dàng hơn, nhưng cuốn sách này hẳn là
cung cấp những kỹ năng chuyên biệt hữu ích trong qui trình này, cung cấp kiến thức về các
bước được bao gồm trong qui trình này, và một bản hướng dẫn thực hành để soạn thảo và viết
nghiên cứu học thuật. Trước khi các bước của qui trình này bộc lộ, tôi khuyến nghị người xây
dựng đề án nghiên cứu nên suy nghĩ kỹ lưỡng về cách tiếp cận nghiên cứu của mình, tiến
hành việc xem xét lại tài liệu về đề tài của mình, lập đề cương về các đề tài để đưa vào trong
thiết kế đề án, và bắt đầu dự kiến các vấn đề đạo lý tiềm tàng có thể nảy sinh trong nghiên cứu
của mình. Phần I của cuốn sách này giới thiệu về các đề tài này.

John W. Creswell
6 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
LỜI CẢM ƠN
_______________________

Cuốn sách này lẽ ra đã không thể được viết ra nếu không có sự khuyến khích và những
ý tưởng của hàng trăm sinh viên trong khóa học “Xây dựng Đề án” trình độ tiến sĩ mà
tôi đã giảng dạy tại Đại học Nebraska-Lincoln trong nhiều năm. Các cựu sinh viên và
những người biên tập đặc biệt đã đóng góp rất quan trọng vào việc phát triển cuốn
sách này: Tiến sĩ Sharon Hudson, Tiến sĩ Leon Cantrell, người quá cố Nette Nelson,
Tiến sĩ De Tonack, Tiến sĩ Ray Ostrander, và Diane Greenlee. Kể từ khi xuất bản
cuốn sách này lần đầu, tôi cũng đã mang ơn các sinh viên trong các khóa học về các
phương pháp nghiên cứu nhập môn do tôi giảng dạy và mang ơn các cá nhân đã tham
gia trong các cuộc hội thảo về các phương pháp hỗn hợp của tôi. Các khóa học này đã
là các “phòng thí nghiệm” của tôi cho việc tìm hiểu các ý tưởng, đưa vào những ý
tưởng mới, và chia sẻ những kinh nghiệm của tôi với tư cách tôi là một tác giả và một
nhà nghiên cứu. Ngoài ra, tôi rất biết ơn về những đề nghị sâu sắc do những nhà phê
bình sau đây đưa ra: Susan E. Dutch, Đại học Tiểu bang Westfield; Hollis Glaser, Đại
học Nebraska; Steve Guerriero, Trường Antioch New England; Gladys Hildreth, Đại
học Kentucky; Nancy Leech, Đại học Tiểu bang Colorado; Martha NonteroSieburth,
Đại học Massachusetts, Boston; David Morgan, Đại học Tiểu bang Colorado; và
Kathleen Young, Đại học New Mexico.

Ngoài ra, nếu không có sự hỗ trợ và khuyến khích của các bằng hữu của tôi tại
Nhà Xuất bản Sage thì lẽ ra tôi đã không thể xuất bản cuốn sách này. Nhà Xuất bản
Sage đã và hiện là một nhà xuất bản hạng nhất. Tôi đặc biệt chịu ơn nhiều đối với
người biên tập và cố vấn, C. Deborah Laughton. Trong suốt một thập niên làm việc
với Nhà Xuất bản Sage, C. Deborah luôn luôn mang đến cho tôi sự hướng dẫn có suy
nghĩ chín chắn, cặp mắt chuyên nghiệp và thành thạo về thiết kế, và sự khuyến khích
đối với tôi với tư cách tôi là một tác giả và một nhà nghiên cứu.

John W. Creswell
7 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
PHẦN I
______________________________________

Những điều Xem xét Sơ bộ

■ Chương 1
Khuôn khổ Thiết kế

■ Chương 2
Xem xét lại Tài liệu

■ Chương 3
Các Chiến lược Viết Đề án Nghiên cứu và những Điều cần Xem xét
về Đạo lý

Phần I sẽ đề cập đến vài điều xem xét sơ bộ cần thiết trước khi thiết
kế một đề án hay một kế hoạch nghiên cứu. Những điều xem xét này liên
quan đến việc chọn lựa một cách tiếp cận hay một khuôn khổ cho toàn bộ
thiết kế nghiên cứu (nghĩa là định lượng, định tính, hay theo các phương
pháp hỗn hợp), việc xem xét lại tài liệu trong quá khứ để hiểu biết công
trình nghiên cứu được đề xuất bổ sung hay mở rộng nghiên cứu đã có
trước đó như thế nào, và sử dụng―ngay từ ban đầu―cách viết tốt và các
thông lệ thực hành về đạo lý.

John W. Creswell
8 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
PHẦN II
______________________________________

Việc Thiết kế Nghiên cứu


■ Chương 4
Phần Giới thiệu Đề án Nghiên cứu (An Introduction)
■ Chương 5
Phát biểu về Mục đích Nghiên cứu (The Purpose Statement)
■ Chương 6
Các Câu hỏi Nghiên cứu và các Giả thuyết (Research
Questions and Hypotheses)
■ Chương 7
Việc Sử dụng Lý thuyết (The Use of Theory)
■ Chương 8
Các Định nghĩa, các Hạn chế, và Ý nghĩa (Definitons,
Limitations, and Significance)
■ Chương 9
Các Phương pháp Định lượng (Quantitative Methods)
■ Chương 10
Các Thủ tục Định tính (Qualitative Procedures)
■ Chương 11
Các Thủ tục Trong Nghiên cứu theo các Phương pháp
Hỗn hợp(Mixed Methods Procedures)

Phần nầy liên hệ ba cách tiếp cận―định lượng, định tính, và theo
các phương pháp hỗn hợp―với các bước trong qui trình nghiên cứu. Mỗi
chương đề cập đến một bước riêng biệt trong qui trình này.

John W. Creswell
9 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
Về Tác giả
_________________________________________

John W. Creswell là Giáo sư về Tâm lý học Giáo dục trong chương trình trên đại học
(thạc sĩ và tiến sĩ) về các Phương pháp Định tính và Định lượng trong Giáo dục
(QQME) tại Đại học Nebraska-Lincoln. Ông chuyên về các phương pháp nghiên cứu,
điều tra định tính, và các thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp, cũng như các ứng
dụng về phương pháp học trong giáo dục, các khoa học xã hội, và y tế gia đình. John
W. Creswell là tác giả của bảy cuốn sách và nhiều chương trong các cuốn sách khác
cũng như nhiều bài viết trên các tạp chí hay tập san. Gần đây, ông đã hoàn thành một
cuốn sách giáo khoa giới thiệu về các phương pháp nghiên cứu cho Nhà Xuất bản
Merrill/Pearson Education. Ông hiện đang viết các bài báo và các chương sách về
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp và đang hoàn chỉnh một cuốn sách về
nghiên cứu định tính ứng dụng cho Nhà Xuất bản Sage Publications. Ông sống ở
Lincoln, Nebraska cùng với vợ. Hai con đã trưởng thành của họ đang theo đuổi sự
nghiệp trong ngành tâm lý học và khoa học về thần kinh. John W. Creswell đang học
làm thơ, ông tích cực tham gia tập aerobics nước, và làm việc với tư cách là một nhà tư
vấn quốc gia và nhà phương pháp học nghiên cứu cho nhiều dự án trong các khoa học
xã hội và nhân văn.

John W. Creswell
10 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
CHƯƠNG MỘT
________________________________________

KHUÔN KHỔ THIẾT KẾ


Trong hai thập niên vừa qua, các cách tiếp cận nghiên cứu đã tăng gấp bội đến mức các
nhà nghiên cứu điều tra (investigators) hay những người điều tra (inquirers) có thật nhiều
chọn lựa. Đối với những người thiết kế một đề án hay kế hoạch, tôi đề xuất nên sử dụng
một khuôn khổ tổng quát để hướng dẫn về mọi khía cạnh của nghiên cứu, từ việc đánh giá
những tư tưởng triết học tổng quát đằng sau cuộc điều tra đến những thủ tục (procedure)
chi tiết về thu thập dữ liệu và phân tích. Việc sử dụng một khuôn khổ tổng quát đã có
tiếng cũng cho phép các nhà nghiên cứu gắn chặt kế hoạch của mình vào những ý tưởng
đã được giảng dạy kỹ càng trong tài liệu và được công nhận bởi khán giả (bao gồm khán,
thính, độc giả: audiences) (thí dụ, các hội đồng của khoa ở đại học), những người này đọc
và ủng hộ các đề án nghiên cứu.
Hiện có những khuôn khổ nào cho việc thiết kế một đề án nghiên cứu? Mặc dù có
rất nhiều loại và tên gọi khác nhau trong tài liệu, nhưng tôi sẽ tập trung vào ba loại: cách
tiếp cận định lượng, cách tiếp cận định tính, và cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp
(mixed methods approach). Cách tiếp cận thứ nhất đã có sẵn cho các nhà khoa học xã hội
và nhân văn trong nhiều năm rồi, cách tiếp cận thứ hai xuất hiện chủ yếu trong suốt ba hay
bốn thập niên vừa qua, và cách tiếp cận cuối cùng còn mới mẻ và vẫn đang phát triển về cả
hình thức lẫn nội dung.
Chương này giới thiệu với người đọc về ba cách tiếp cận nghiên cứu nói trên. Tôi
cho rằng để hiểu được các cách tiếp cận này, người xây dựng đề án cần xem xét ba thành
phần của khuôn khổ: những giả định triết học về những điều cấu thành lời khẳng định tri
thức (knowledge claims); những phương thức hay thủ tục tổng quát của nghiên cứu được
gọi là các chiến lược điều tra (strategies of inquiry); và các thủ tục chi tiết về thu thập dữ
liệu, phân tích, và viết lách, được gọi là các phương pháp (methods).
Các cách tiếp cận định tính, định lượng, và cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn
hợp trình bày mỗi trong những thành phần này một cách khác nhau, và những khác biệt này
được xác định và thảo luận trong chương này. Kế đó, những kịch bản tiêu biểu kết hợp ba
thành phần nói trên được đưa ra, tiếp theo là những lý do giải thích tại sao người ta chọn cách
tiếp cận này chứ không chọn cách tiếp cận kia khi thiết kế một công trình nghiên cứu. Bài
thảo luận này sẽ không phải là một bài thảo luận triết học nghiêm túc về bản chất của tri thức,
nhưng bài thảo luận này sẽ cung cấp kiến thức căn bản thực tiễn về một số tư tưởng triết học
đằng sau nghiên cứu.

BA THÀNH PHẦN CỦA ĐIỀU TRA


Trong ấn bản đầu tiên của cuốn sách này, tôi đã sử dụng hai cách tiếp cận (approaches) – đó
là định tính và định lượng. Tôi đã mô tả mỗi cách tiếp cận này theo những giả định triết học
khác nhau về bản chất của hiện thực, khoa học luận, các giá trị, tu từ học của nghiên cứu, và
phương pháp luận (Creswell, 1994). Nhiều phát triển trong thập niên vừa qua đã dẫn đến việc
xem xét lại quan điểm nói trên.

• Nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp (mixed methods research) đã được hầu hết
mọi người chấp nhận và đánh giá cao. Việc chỉ đưa vào các cách tiếp cận nghiên cứu
định lượng và định tính sẽ không bao gồm hết các cách tiếp cận chính ngày nay đang
được sử dụng trong các khoa học xã hội và nhân văn.

John W. Creswell
11 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
• Các giả định triết học khác ngoài những giả định đã được đưa ra năm 1994 đã được
thảo luận rộng rãi trong tài liệu liên quan. Nổi bật nhất, các quan điểm có tính phê phán,
các quan điểm về tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người
(advocacy/participatory perspecitves), và những tư tưởng thực dụng (thí dụ, xem
Lincoln & Guba, 2000; Tashakkori & Teddlie, 1998) đang được thảo luận rộng rãi.
Mặc dù những tư tưởng triết học vẫn còn gần như “ẩn giấu” trong nghiên cứu (Slife &
Williams, 1995), nhưng những tư tưởng triết học này vẫn ảnh hưởng đến cách thực hành
nghiên cứu và cần được xác định .
• Tình hình ngày này là cách thực hành nghiên cứu nằm đâu đó trên chuỗi biến thiên
giữa định lượng và định tính chứ không phải là định lượng so với định tính (thí dụ, tài
liệu Newman & Benz, 1998). Điều tốt nhất chúng ta có thể nói là các nghiên cứu về
bản chất có khuynh hướng có tính định lượng hơn hay định tính hơn. Theo đó, về sau
trong chương này tôi sẽ giới thiệu những kịch bản tiêu biểu về nghiên cứu định tính,
định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp.
• Cuối cùng, cách thực hành nghiên cứu (như viết một đề án) bao gồm nhiều hơn các
giả định triết học rất nhiều. Những tư tưởng triết học phải được kết hợp với những
phương thức tổng quát đối với nghiên cứu (các chiến lược) và được thực hiện với
những thủ tục chuyên biệt (các phương pháp). Như thế, cần một khuôn khổ kết hợp
các thành phần về tư tưởng triết học, chiến lược, và phương pháp thành ba cách tiếp
cận (approaches) nghiên cứu.

Những ý tưởng của Crotty (1998) thiết lập cơ sở cho khuôn khổ này. Ông cho rằng trong việc
thiết kế một đề án nghiên cứu, chúng ta xem xét đến bốn câu hỏi:

1. Khoa học luận (epistemology) nào – lý thuyết về tri thức gắn chặt vào quan điểm lý
thuyết – ảnh hưởng đến cuộc nghiên cứu (thí dụ, chủ nghĩa khách quan, chủ nghĩa chủ
quan v.v)?

2. Quan điểm lý thuyết nào – quan điểm triết học – nằm đằng sau phương pháp luận
đang được đề cập (thí dụ, chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hậu thực chứng (chủ nghĩa
thực chứng mới (postpositivm)), chủ nghĩa giải thích, lý thuyết phê phán, v.v.)?

John W. Creswell
12 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
Các Thành phần của Điều tra

Các Lời Khẳng định Tri thức


Thay thế khác nhau (Knowledge Claims)

Cách tiếp cận Nghiên cứu


Các Qui trình Thiết kế
Nghiên cứu
Định tính
Các Chiến lược Định lượng
Điều tra Các Phương pháp Hỗn hợp
Các Câu hỏi
Quan điểm (lăng kính)
về lý thuyết
Chuyển thành Thu thập dữ liệu
Được hình thành khái niệm thực tiễn Phân tích dữ liệu
bởi nhà nghiên cứu Viết bài
Chứng nhận giá trị
Các phương pháp
(methods)

Hình 1.1 Những Lời Khẳng định Tri thức, Các Chiến lược Điều tra, và các
Phương pháp Dẫn đến các Cách Tiếp cận Nghiên cứu và Qui trình Thiết kế.

3. Phương pháp luận nào – chiến lược hay kế hoạch hành động liên kết các phương pháp
với các kết quả – chi phối việc chọn lựa và sử dụng các phương pháp của chúng ta (thí
dụ, nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu điều tra, dân tộc học, v.v)?

4. Những phương pháp nào – các kỹ thuật và các thủ tục – chúng ta đề xuất sử dụng (thí
dụ, bản câu hỏi, phỏng vấn, nhóm trọng tâm (focus group) v.v)?

Bốn câu hỏi này cho thấy các cấp độ quyết định có liên hệ chặt chẽ với nhau đi vào
qui trình thiết kế nghiên cứu. Hơn nữa, có những khía cạnh ảnh hưởng đến sự chọn lựa cách
tiếp cận nghiên cứu, đi từ những giả định tổng quát được đưa vào một đề án đến những quyết
định thực tế được đưa ra về cách thức thu thập và phân tích dữ liệu.

Với những ý tưởng này trong đầu, tôi hình dung khái niệm về (khái niệm hóa) mô hình
Crotty để xử lý ba câu hỏi chính yếu đối với việc thiết kế nghiên cứu:

1. Những lời khẳng định tri thức nào nhà nghiên cứu đưa ra (bao gồm quan điểm về lý
thuyết)?
2. Các chiến lược điều tra nào sẽ ảnh hưởng đến các thủ tục?
3. Những phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích nào sẽ được sử dụng?

John W. Creswell
13 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
Kế tiếp, tôi vẽ một biểu đồ, như trình bày trong Hình 1.1. Hình này thể hiện cách thức ba
thành phần của điều tra (nghĩa là những lời khẳng định tri thức, các chiến lược, và phương
pháp) kết hợp để hình thành những cách tiếp cận khác nhau đối với nghiên cứu. Những cách
tiếp cận này lại được chuyển thành các qui trình trong việc thiết kế nghiên cứu. Như thế, các
bước sơ bộ trong việc thiết kế một đề án nghiên cứu là đánh giá những lời khẳng định tri thức
được đưa vào công trình nghiên cứu, xem xét chiến lược điều tra sẽ được sử dụng, và xác định
các phương pháp chuyên biệt. Bằng cách sử dụng ba thành phần này, nhà nghiên cứu lúc đó
có thể xác định cách tiếp cận điều tra theo định lượng hoặc định tính hoặc theo các phương
pháp hỗn hợp.

Bảng 1.1 Các Quan điểm về Khẳng định Tri thức Thay thế khác nhau
Chủ nghĩa Hậu Thực chứng Chủ nghĩa Cấu trúc

Sự tất định Sự hiểu biết


Khuynh hướng giải thích những hiện Nhiều ý nghĩa do người tham gia hình
tượng hoặc cấu trúc phức tạp bằng thành nên.
những nguyên lý đơn giản.
Quan sát và Đo lường dựa vào Thực Sự cấu trúc có tính xã hội và lịch sử
nghiệm
Xác minh lý thuyết Sự tạo ra lý thuyết
Tuyên truyền Vận động/Khuyến khích Chủ nghĩa Thực dụng
sự Tham gia của Mọi người
Mang tính Chính trị Kết quả của hành động
Hướng về vấn đề trao quyền Tập trung vào vấn đề
Mang tính cộng tác Có tính đa nguyên
Hướng về sự thay đổi Hướng về thực tiễn thế giới thực.

Những lời khẳng định Tri thức Thay thế Khác nhau
Phát biểu lời khẳng định tri thức có nghĩa là các nhà nghiên cứu khởi đầu một đề án bằng các
giả định nhất định về cách thức họ sẽ học hỏi và những điều gì họ sẽ học hỏi trong suốt cuộc
nghiên cứu điều tra của họ. Những lời khẳng định tri thức này có thể gọi là các học thuyết
(Lincoln & Guba, 2000; Mertens, 1998); các giả định triết học, khoa học luận, bản thể học
(Crotty, 1998); hay các phương pháp luận về nghiên cứu được nhận thức rộng rãi (Neuman,
2000). Về mặt triết học, các nhà nghiên cứu đưa ra lời khẳng định tri thức về vấn đề tri thức
là gì (bản thể học), làm sao chúng ta biết được tri thức (khoa học luận) các giá trị nào đi vào
tri thức (ngành triết học về bản chất của giá trị và loại giá trị), chúng ta viết về tri thức như thế
nào (tu từ học), và các qui trình để nghiên cứu tri thức (phương pháp luận) (Creswell, 1994).
Bốn trường phái tư tưởng về lời khẳng định tri thức sẽ được thảo luận: chủ nghĩa hậu thực
chứng, chủ nghĩa cấu trúc (constructirism), quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự
tham gia của mọi người, và chủ nghĩa thực dụng. Những yếu tố chính của mỗi quan điểm
được trình bày trong Bảng 1.1. Trong những phần thảo luận tiếp theo, tôi sẽ cố gắng thể hiện
những tư tưởng triết học khái quát của các lập trường này thành thực tiễn.

Những Lời Khẳng định Tri thức theo chủ nghĩa Hậu thực chứng
Theo truyền thống, các giả định theo chủ nghĩa hậu thực chứng đã chi phối những lời
khẳng định về những gì bảo đảm cho tri thức. Quan điểm này đôi khi được gọi là nghiên cứu
theo “phương pháp khoa học” hay làm “khoa học”. Quan điểm này cũng được gọi là nghiên
John W. Creswell
14 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
cứu định lượng, nghiên cứu theo chủ nghĩa thực chứng/hậu thực chứng, khoa học thực
nghiệm, và chủ nghĩa hậu thực chứng. Thuật ngữ cuối cùng, “chủ nghĩa hậu thực chứng”, đề
cập đến tư tưởng vào thời gian sau chủ nghĩa thực chứng, thách thức khái niệm truyền thống
về chân lý tuyệt đối của tri thức (Phillips & Burbules, 2000) và công nhận rằng chúng ta
không thể “thực chứng” về những lời khẳng định tri thức của chúng ta khi nghiên cứu về hành
vi và hành động của con người. Truyền thống hậu thực chứng xuất phát từ các tác giả của thế
kỷ thứ 19 như Comte, Mill, Durkheim, Newton, và Locke (Smith, 1983), và gần đây nhất
truyền thống này đã được diễn tả rõ bởi các tác giả như Phillips và Burbules (2000).

Chủ nghĩa hậu thực chứng thể hiện triết lý theo thuyết tất định (thuyết quyết định)
trong đó nguyên nhân có lẽ quyết định kết quả hay kết cục. Như thế, những vấn đề được
nghiên cứu bởi những người theo chủ nghĩa hậu thực chứng phản ánh yêu cầu xem xét những
nguyên nhân ảnh hưởng đến các kết cục, như những vấn đề được xem xét trong các thí
nghiệm. Chủ nghĩa hậu thực chứng cũng có khuynh hướng giải thích các hiện tượng phức tạp
bằng những nguyên lý tương đối đơn giản (reductionistic) theo nghĩa là có chủ ý rút gọn các ý
tưởng thành một tập ý tưởng rời rạt và ngắn gọn để kiểm định, như các biến số cấu thành các
giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu. Tri thức phát triển thông qua lăng kính của người theo
chủ nghĩa hậu thực chứng dựa vào sự quan sát và sự đo lường cẩn thận hiện thực khách quan
tồn tại “bên ngoài ở đó” trên thế giới. Như thế, việc xây dựng những thước đo bằng số về
những quan sát và việc nghiên cứu hành vi của cá nhân trở thành tối quan trọng đối với một
người theo chủ nghĩa hậu thực chứng. Cuối cùng, có những quy luật hay lý thuyết chi phối thế
giới, và những quy luật hay lý thuyết này cần được kiểm định hay xác minh và cải tiến sao cho
chúng ta có thể hiểu biết về thế giới. Như thế, trong phương pháp khoa học – cách tiếp cận
nghiên cứu được những người theo chủ nghĩa hậu thực chứng chấp nhận – một cá nhân bắt đầu
với một lý thuyết, thu thập dữ liệu hoặc ủng hộ hoặc bác bỏ lý thuyết này, và kế đó thực hiện
những hiệu chỉnh cần thiết trước khi tiến hành các kiểm định bổ sung.

Khi đọc tài liệu của Phillips và Burbules (2000), người ta có thể hiểu được những giả
định chủ yếu của quan điểm này, như những giả định sau đây:

1. Tri thức là dựa vào sự phỏng đoán (và đối ngược với việc theo nguyên tắc cơ bản) –
chân lý tuyệt đối không bao giờ có thể tìm thấy được. Như thế, bằng chứng được thiết
lập trong nghiên cứu luôn luôn không hoàn hảo và có khả năng sai lầm. Chính vì lý
do này mà các nhà nghiên cứu không chứng minh các giả thuyết và thay vì thế họ chỉ
ra tình trạng không đạt yêu cầu của giả thuyết để bác bỏ.

2. Nghiên cứu là quá trình đưa ra những lời khẳng định và sau đó cải tiến hay từ bỏ một
số trong các lời khẳng định này để đưa ra những lời khẳng định khác được biện minh
mạnh mẽ hơn. Thí dụ, hầu hết nghiên cứu theo định lượng khởi đầu bằng việc kiểm
định một lý thuyết.

3. Dữ liệu, bằng chứng, và những xem xét hợp lý định hình tri thức. Trong thực tiễn, nhà
nghiên cứu thu thập thông tin trên những công cụ (instruments) dựa vào các thước đo
được hoàn chỉnh bởi những người tham gia hay bởi những quan sát được nhà nghiên
cứu ghi nhận.

4. Nghiên cứu tìm cách xây dựng những lời phát biểu xác thực phù hợp, những lời phát
biểu có thể dùng để giải thích tình hình đang được quan tâm hay mô tả những mối
quan hệ nhân quả được quan tâm. Trong các nghiên cứu định lượng, các nhà nghiên
cứu đưa ra mối tương quan giữa các biến số và đặt ra tương quan này dưới dạng các
câu hỏi hay các giả thuyết.

John W. Creswell
15 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
5. Mang tính khách quan là một khía cạnh thiết yếu của việc điều tra thành thạo, và vì lý
do này các nhà nghiên cứu phải xem xét kỹ các phương pháp và các kết luận để tìm ra
sự thiên lệch. Thí dụ, các chuẩn mực về giá trị được chứng nhận và độ tin cậy là quan
trọng trong nghiên cứu định lượng.

Những Lời Khẳng định Tri thức được Cấu trúc theo Xã hội
Những nhà nghiên cứu khác khẳng định tri thức thông qua một qui trình và loạt giả định thay
thế khác. Chủ nghĩa cấu trúc xã hội (thường được kết hợp với chủ nghĩa giải thích
(interpretivism); xem Mertens, 1998) là một quan điểm như thế. Các ý tưởng xuất phát từ
Mannheim và từ những công trình nghiên cứu như Cấu trúc Xã hội của Hiện thực của Berger
(1967) và Luckmann và Điều tra theo Chủ nghĩa Tự nhiên của Lincoln & Guba (1985).
Những tác giả gần đây hơn đã tóm lược quan điểm này là Lincoln và Guba (2000), Schwandt
(3000), Neuman (2000), và Crotty (1998), ngoài những tác giả khác nữa. Các giả định đã
được xác định trong các công trình nghiên cứu này cho rằng các cá nhân cố công tìm hiểu về
thế giới trong đó họ sống và làm việc. Họ xây dựng những ý nghĩa (meanings) có tính chủ
quan về các kinh nghiệm của họ – những ý nghĩa hướng về những đối tượng hay những thứ
nhất định. Những ý nghĩa này khác nhau và có nhiều, làm cho nhà nghiên cứu phải tìm kiếm
tính phức tạp của các quan điểm chứ không phải thu hẹp các ý nghĩa vào một ít loại hay một ít
tư tưởng. Thế thì mục tiêu của nghiên cứu là dựa càng nhiều càng tốt vào các quan điểm của
những người tham gia về tình huống đang được nghiên cứu. Các câu hỏi trở nên rộng và tổng
quát sao cho những người tham gia có thể xây dựng ý nghĩa về một tình huống, một ý nghĩa
thường đã được tôi luyện trong các cuộc thảo luận hay những sự tương tác với những người
khác. Việc đặt câu hỏi càng để mở, thì càng tốt, vì nhà nghiên cứu lắng nghe cẩn thận những
điều người ta nói hay làm, trong môi trường đời sống của họ. Thường thì những ý nghĩa có
tính chủ quan này được thương lượng về mặt xã hội và lịch sử. Nói cách khác, những ý nghĩa
này không đơn thuần được khắc sâu vào các cá nhân, mà được hình thành thông qua sự tương
tác với những người khác (do đó ta có chủ nghĩa cấu trúc xã hội) và thông qua các chuẩn mực
trong lịch sử và văn hóa có hiệu lực trong đời sống của các cá nhân. Như thế, các nhà nghiên
cứu theo chủ nghĩa cấu trúc thường xử lý “những qui trình” tương tác giữa các cá nhân. Họ
cũng tập trung vào những bối cảnh chuyên biệt trong đó người ta sống và làm việc để hiểu
được các môi trường lịch sử và văn hóa của những người tham gia. Các nhà nghiên cứu công
nhận rằng quá trình đào tạo và nghề nghiệp của họ ảnh hưởng nhiều đến cách giải thích của
họ, và họ “đặt bản thân của mình” vào cuộc nghiên cứu để thông báo cho người khác biết lời
giải thích của họ bắt nguồn từ những kinh nghiệm về văn hóa và lịch sử cá nhân của họ ra sao.
Như thế, chủ ý của nhà nghiên cứu là hiểu ra được (hay giải thích) những ý nghĩa mà những
người khác có về thế giới. Thay vì khởi đầu bằng một lý thuyết (như trong chủ nghĩa hậu
thực chứng), các nhà điều tra tạo ra hay xây dựng theo phép qui nạp một lý thuyết hay mô
thức về ý nghĩa.

Thí dụ, trong việc thảo luận về chủ nghĩa cấu trúc, Crotty (1998) đã xác định được vài
giả định:

1. Những ý nghĩa được xây dựng bởi con người khi họ nỗ lực hiểu biết và đối xử với thế
giới mà họ đang giải thích. Các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính có
khuynh hướng sử dụng các câu hỏi mở (open-ended questions) sao cho những người
tham gia có thể bày tỏ quan điểm của mình.

2. Con người nỗ lực hiểu biết và đối xử với thế giới của mình và hiểu được thế giới dựa
vào quan điểm lịch sử và xã hội của mình – chúng ta đều sinh ra trong một thế giới
của ý nghĩa mà nền văn hóa của chúng ta ban tặng cho chúng ta. Theo đó, các nhà
nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính tìm cách hiểu biết về bối cảnh hay môi trường
John W. Creswell
16 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
của những người tham gia thông qua việc đi khảo sát bối cảnh này và đích thân thu
thập thông tin. Họ cũng đưa ra lời giải thích về những điều họ tìm thấy, một lời giải
thích được định hình bởi những kinh nghiệm riêng và quá trình đào tạo và nghề nghiệp
của các nhà nghiên cứu.

3. Việc cơ bản tạo ra ý nghĩa luôn luôn mang tính xã hội, nảy sinh đều đều từ tương tác
với cộng đồng con người. Qui trình nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính chủ yếu
theo phép quy nạp, với việc nhà điều tra tạo ra ý nghĩa từ dữ liệu thu thập được ở hiện
trường.

Những Lời Khẳng định Tri thức theo Cách Tiếp cận Tuyên truyền
Vận động/Khuyến khích sự Tham gia của Mọi người
Một nhóm các nhà nghiên cứu khác khẳng định tri thức thông qua cách tiếp cận tuyên truyền
vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người. Quan điểm này phát sinh trong suốt thập
niên 1980 và thập niên 1990 từ một số cá nhân, những người này cảm nhận rằng các giả định
theo chủ nghĩa hậu thực chứng đã áp đặt các quy luật cơ cấu (structural laws) và các lý thuyết
theo cơ cấu không thích hợp với những cá nhân hay những nhóm bị đẩy ra ngoài lề (bị ngăn
chận không cho có quyền lực và ảnh hưởng (marginalized)) hoặc không giải quyết thỏa đáng
các vấn đề về công bằng xã hội. Về mặt lịch sử, một số tác giả theo cách tiếp cận tuyên
truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người (hay có tính giải phóng con người)
đã sử dụng các công trình nghiên cứu hay tác phẩm của Marx, Adorno, Marcuse, Habermas,
và Freire (Neuman, 2000). Gần đây hơn, để biết quan điểm này chúng ta có thể đọc các tác
phẩm của Fay (1987), Heron và Reason (1997), và Kemmis và Wilkinson (1998). Nói chung,
các nhà nghiên cứu điều tra này cảm thấy rằng lập trường của những người theo chủ nghĩa
cấu trúc đã không đạt được thành công hoàn toàn trong việc ủng hộ một chương trình hành
động (action agenda) để giúp những dân tộc bị đẩy ra ngoài lề. Những nhà nghiên cứu này tin
rằng việc điều tra cần phải được liên kết chặt chẽ với hoạt động chính trị và chương trình nghị
sự về chính trị. Như thế, nghiên cứu cần phải chứa đựng một chương trình hành động nhằm
cải cách mà có thể thay đổi cuộc sống của những người tham gia, thay đổi các định chế hay
thể chế mà trong đó các cá nhân làm việc hoặc sống, và thay đổi cuộc sống của nhà nghiên
cứu. Hơn nữa, những vấn đề cụ thể cần được giải quyết nói lên những vấn đề xã hội quan
trọng tồn tại vào một thời kỳ nào đó, những vấn đề như sự trao quyền, tình trạng bất bình
đẳng, sự áp bức, sự thống trị, sự đàn áp, sự làm cho bị xa lánh hay ghét bỏ. Nhà nghiên cứu
theo cách tiếp cận tuyên truyền vận động thường trước tiên sử dụng một trong những vấn đề
nói trên làm điểm trọng tâm của nghiên cứu. Nghiên cứu này cũng giả định rằng nhà điều tra
sẽ tiến hành trên tinh thần cộng tác sao cho không đẩy những người tham gia ra ngoài lề thêm
nữa do hậu quả của cuộc điều tra này. Theo nghĩa này, những người tham gia có thể giúp
thiết kế các câu hỏi, thu thập dữ liệu, phân tích thông tin, hay nhận được phần thưởng cho
việc tham gia vào cuộc nghiên cứu. “Tiếng nói” của những người tham gia trở thành một
tiếng nói thống nhất nhằm mục đích cải cách và thay đổi. Sự tuyên truyền vận động này có
thể có nghĩa là mang lại một tiếng nói (quyền phát biểu ý kiến) cho những người tham gia
này, nâng cao ý thức của họ, hay đưa ra một chương trình nghị sự về sự thay đổi để cải thiện
cuộc sống của những người tham gia.

Trong phạm vi những lời khẳng định tri thức này là lập trường của các nhóm và các cá
nhân trong xã hội có thể bị đẩy ra ngoài lề hay bị tước quyền lực hay tước quyền bầu cử. Vì
thế cho nên, những quan điểm lý thuyết có thể được kết hợp với các giả định triết học xây
dựng nên bức tranh về các vấn đề đang được xem xét, với những người sẽ được nghiên cứu,
và với những thay đổi cần được thực hiện. Một số trong những quan điểm lý thuyết này được
liệt kê sau đây:

John W. Creswell
17 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
• Quan điểm ủng hộ quyền bình đẳng của phụ nữ (Feminist perspectives) đặt vào trung
tâm và đưa ra những tình hình đa dạng của phụ nữ gặp vấn đề rắc rối và những thể chế
tạo ra những tình hình đó. Những đề tài nghiên cứu có thể bao gồm các vấn đề chính
sách liên quan đến việc thực hiện công bằng xã hội cho phụ nữ trong những bối cảnh
cụ thể hay sự hiểu biết về những tình hình bất công hay tàn ác đối với phụ nữ.
• Nghị luận dựa trên chủng tộc nêu lên những vấn đề quan trọng về việc kiểm soát và
tạo ra tri thức, đặc biệt là tri thức về những người da màu và các cộng đồng da màu
(Ladson – Billing, 2000)
• Quan điểm theo lý thuyết phê phán đề cập đến việc trao quyền cho con người để vượt
qua được những điều giới hạn hay bó buộc do chủng tộc, giai cấp, và giới tính đặt lên
họ (Fay, 1987).
• Quan điểm theo lý thuyết Queer (Người Đồng tính Luyến ái) đặt trọng tâm vào những
cá nhân tự gọi bản thân mình là người đồng tính luyến ái nữ, người đồng tính luyến ái
nam, người lưỡng tính, hay người có cảm tưởng như mình thuộc giới tính khác và đôi
khi phải chuyển đổi giới tính. Nghiên cứu có thể ít có tính vật thể hóa hơn, có thể liên
quan nhiều hơn đến phương cách chính trị và văn hóa, và có thể truyền đạt tiếng nói
(phát biểu ý kiến) và kinh nghiệm của những cá nhân đã bị đè nén (Gamson, 2000)
• Điều tra về người tàn tật xử lý ý nghĩa của việc đưa vào các trường học và bao gồm
những nhà quản lý, giáo viên, và các bậc cha mẹ có con bị tàn tật (Mertens, 1998).

Đây là những nhóm và những đề tài đa dạng, và những tóm tắt của tôi ở đây là những điều
khái quát không đầy đủ. Điều hữu ích là xem bản tóm tắt của Kemmis và Wilkinson (1998)
về những đặc điểm chính yếu của những hình thức điều tra thông qua sự tuyên truyền vận
động hay khuyến khích sự tham gia của mọi người:
1. Biện pháp khuyến khích sự tham gia của mọi người có tính trung hồi (recursive) hay
theo phép biện chứng và tập trung vào việc mang lại sự thay đổi trong thực tiễn. Như
thế, vào lúc kết thúc các nghiên cứu theo cách tiếp cận tuyên truyền vận động/khuyến
khích sự tham gia của mọi người, các nhà nghiên cứu đưa ra một chương trình hành
động nhằm mục đích thay đổi.
2. Hình thức điều tra này tập trung vào việc giúp các cá nhân tự giải phóng mình khỏi
những điều giới hạn được tìm thấy trong phương tiện truyền thông đại chúng, trong
ngôn ngữ, trong các phương thức làm việc, và ở các mối quan hệ về quyền lực trong
môi trường giáo dục. Các nghiên cứu theo cách tiếp cận tuyên truyền vận
động/khuyến khích sự tham gia của mọi người thường bắt đầu với một vấn đề quan
trọng hay quan điểm về những vấn đề khó khăn trong xã hội, như sự cần thiết của việc
trao quyền.
3. Hình thức điều tra này có tính giải phóng theo nghĩa là nó giúp cho con người được tự
do thoát khỏi những giới hạn của những cấu trúc không hợp lý và bất công hạn chế sự
tự phát triển và quyền tự quyết của con người. Mục đích của các công trình nghiên
cứu theo cách tiếp cận tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người
là tạo ra một cuộc tranh luận và thảo luận chính trị sao cho thay đổi có thể xảy ra.
4. Hình thức điều tra này có tính thực tế và cộng tác bởi vì là cuộc điều tra được hoàn tất
“cùng với” những người khác chứ không phải “đối với” hay “về” những người khác.
Trên tinh thần này, các tác giả theo cách tiếp cận tuyên truyền vận động/khuyến khích
sự tham gia của mọi người lôi cuốn những người tham gia vào các cuộc điều tra của họ
với tư cách là những cộng tác viên tích cực.

John W. Creswell
18 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
Những Lời Khẳng định Tri thức theo Chủ nghĩa Thực dụng
Một quan điểm khác về những lời khẳng định tri thức xuất phát từ những người theo chủ
nghĩa thực dụng. Chủ nghĩa thực dụng bắt nguồn từ công trình của Peirce, James, Mead, và
Dewey (Cherryholmes, 1992). Các tác giả gần đây bao gồm Rorty (1990), Murphy (1990),
Patton (1990), và Cherryholmes (1992). Có nhiều hình thức của chủ nghĩa thực dụng. Đối
với phần lớn hình thức của chủ nghĩa thực dụng, những lời khẳng định tri thức nảy sinh do
những hành động, tình hình, và hậu quả chứ không phải do những điều kiện tiền lệ (như trong
chủ nghĩa hậu thực chứng). Ở đây có sự chú ý đến những ứng dụng – “điều gì có tác dụng” –
và những giải pháp của các vấn đề (Patton, 1990). Thay vì các phương pháp điều tra là quan
trọng, thì vấn đề được xét đến là quan trọng nhất, và các nhà nghiên cứu sử dụng mọi cách
tiếp cận nghiên cứu để hiểu được vấn đề (Xem Rossman & Wilson 1985). Với tư cách là một
trụ cột về triết học đối với các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp,
Tashakkori và Teddlie (1998) và Patton (1990) truyền đạt tầm quan trọng của việc tập trung
sự chú ý vào vấn đề nghiên cứu trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và sau đó sử
dụng những cách tiếp cận theo thuyết đa nguyên về triết học để rút ra tri thức về vấn đề đó.
Theo Cherryholmes (1992), Murphy (1990), và những lời giải thích của riêng tôi về các tác
giả này, chủ nghĩa thực dụng cung cấp một cơ sở cho những lời khẳng định tri thức sau đây:

1. Chủ nghĩa thực dụng không cam kết với bất cứ một hệ thống triết học và hiện thực
nào. Điều này áp dụng cho nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp theo nghĩa là
nhà điều tra được chọn một cách tự do từ cả các giả định định lượng lẫn các giả định
định tính khi họ tham gia vào cuộc nghiên cứu.
2. Các nhà nghiên cứu đơn lẻ có quyền tự do chọn lựa. Họ được “tự do” chọn lựa các
phương pháp, các kỹ thuật, và các qui trình nghiên cứu đáp ứng tốt nhất yêu cầu và
mục đích của họ.
3. Những người theo chủ nghĩa thực dụng không nhìn thế giới như là một thực thể thống
nhất tuyệt đối. Theo cách thức tương tự, các nhà nghiên cứu theo các phương pháp
hỗn hợp xem xét kỹ nhiều phương cách thu thập và phân tích dữ liệu chứ không phải
chỉ đồng ý với một cách (thí dụ, định lượng hay định tính)
4. Chân lý là những gì hữu hiệu vào lúc đó; chân lý không đặt trên cơ sở tình trạng lưỡng
thể chặt chẽ giữa trí óc và hiện thực khách quan hoàn toàn độc lập với trí óc. Như thế,
trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, các nhà điều tra sử dụng dữ liệu cả
định lượng lẫn định tính bởi vì cả hai loại dữ liệu này hữu hiệu trong việc mang lại sự
hiểu biết tốt nhất về một vấn đề nghiên cứu.
5. Các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa thực dụng xem xét vấn đề nghiên cứu “cái gì” và
“bằng cách nào” dựa trên những kết quả dự kiến của nghiên cứu đó – họ muốn đi đến
đâu với nghiên cứu đó. Các nhà nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp cần xác
lập mục đích cho “việc pha trộn” của họ, đó là một cơ sở hợp lý cho những lý do tại
sao dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính cần được pha trộn ngay từ đầu.
6. Những người theo chủ nghĩa thực dụng đồng ý rằng nghiên cứu luôn luôn xảy ra trong
những bối cảnh xã hội, lịch sử, chính trị, và các bối cảnh khác. Theo cách này, các
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể bao gồm một chiều hướng hậu hiện
đại hay trái với các nguyên tắc hiện đại (postmodern turn), một lăng kính (quan điểm)
lý thuyết phản ánh các mục đích về công bằng xã hội và chính trị.
7. Những người theo chủ nghĩa thực dụng tin tưởng (Cherryholmes, 1992) rằng chúng ta cần
chấm dứt việc nêu ra những câu hỏi về hiện thực và những qui luật của tự nhiên. “Họ
chắc là đơn thuần muốn thay đổi chủ đề” (Rorty, 1983, trang xiv)

John W. Creswell
19 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
Như thế, đối với nhà nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp thì chủ nghĩa thực dụng mở
ra cánh cửa đi vào nhiều phương pháp, các quan điểm về thế giới khác nhau, các giả định
khác nhau, cũng như các hình thức khác nhau về thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu trong
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp.

Bảng 1.2. Các Chiến lược Điều tra Thay thế khác nhau
Định lượng Định tính Theo Các Phương
pháp Hỗn hợp

Các thiết kế dựa trên thí nghiệm Tường thuật Theo trình tự
Các thiết kế không dựa trên thí Hiện tượng học Xảy ra đồng thời
nghiệm như là các cuộc điều tra Dân tộc học Có tính biến đổi
(surveys) Lý thuyết có cơ sở
Nghiên cứu tình huống

Các Chiến lược Điều tra


Nhà nghiên cứu mang những giả định về những lời khẳng định tri thức vào sự chọn lựa một
thiết kế nghiên cứu. Ngoài ra, còn có những chiến lược điều tra (hay những truyền thống về
điều tra, Creswell, 1998; hay các phương pháp luận, Mertens, 1998) vận hành ở cấp độ ứng
dụng nhiều hơn. Những chiến lược điều tra này đưa ra chiều hướng cụ thể cho các thủ tục
trong thiết kế nghiên cứu. Giống như những lời khẳng định tri thức, số lượng chiến lược điều
tra đã tăng gấp bội trong những năm nói trên vì công nghệ máy tính đã thúc đẩy việc phân
tích dữ liệu và khả năng phân tích những mô hình phức tạp đến một trình độ cao hơn, và vì
các cá nhân đã sắp xếp và mô tả được rõ ràng những thủ tục mới để tiến hành nghiên cứu
trong lĩnh vực khoa học xã hội. Các chiến lược điều tra này góp phần tạo nên toàn bộ cách
tiếp cận nghiên cứu của chúng ta. Các chiến lược điều tra quan trọng được sử dụng trong
khoa học xã hội sẽ được thảo luận trong các Chương 9, 10, và 11 của cuốn sách này. Thay vì
trình bày tất cả hay nhiều chiến lược điều tra, các chương này chỉ tập trung vào những chiến
lược được sử dụng thường xuyên trong khoa học xã hội. Ở đây, tôi sẽ giới thiệu những chiến
lược điều tra vốn sẽ được thảo luận sau này và được trích dẫn trong các thí dụ về nghiên cứu
khắp cuốn sách này. Bảng 1.2 trình bày tổng quan về các chiến lược điều tra này.

Các Chiến lược Gắn liền với Các tiếp cận Định lượng
Trong suốt những thập niên cuối thế kỷ thứ 19 và trong suốt thế kỷ thứ 20, các chiến lược
điều tra gắn liền với nghiên cứu định lượng là những chiến lược sử dụng quan điểm theo chủ
nghĩa hậu thực chứng. Những chiến lược này bao gồm những thí nghiệm đích thực và những
thí nghiệm kém chính xác và tỉ mỉ gọi là gần như-thí nghiệm (quasi-experiments) và những
nghiên cứu về tương quan (Campbell & Stanley, 1963), và những thí nghiệm một đối tượng
chuyên biệt (Cooper, Heron & Heward, 1987; Newman & McCormick, 1995). Gần đây hơn,
các chiến lược định lượng bao hàm những thí nghiệm phức tạp với nhiều biến số và nhiều sự
xử lý (thí dụ, các thiết kế theo yếu tố, các thiết kế theo số đo lặp lại). Các chiến lược này
cũng bao gồm các mô hình cấu trúc rất chi tiết mà có đưa vào các mô thức nhân quả và nhận
dạng về sức mạnh tập thể của nhiều biến. Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ tập trung vào hai
chiến lược điều tra: các cuộc thí nghiệm và các cuộc điều tra (surveys).

• Các cuộc thí nghiệm bao gồm những thí nghiệm đích thực, với việc chỉ định theo cách
ngẫu nhiên các đối tượng cho các điều kiện xử lý, cũng như các cuộc thí nghiệm được
John W. Creswell
20 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
gọi là gần như-thí nghiệm sử dụng các thiết kế không sắp xếp theo ngẫu nhiên
(Keppel, 1991). Gần như-thí nghiệm bao gồm các thiết kế một đối tượng.

• Các cuộc điều tra (surveys) bao gồm các nghiên cứu chéo và nghiên cứu dọc, sử dụng
bản câu hỏi hay những cuộc phỏng vấn được tổ chức có hệ thống để thu thập dữ liệu,
với ý định tổng quát hóa từ mẫu sang tổng thể (Babbie, 1990).

Các Chiến lược Gắn liền với Cách Tiếp cận Định tính
Trong nghiên cứu định tính, trong suốt thập niên 1990, số lượng và các loại phương pháp
cũng trở nên có thể thấy được rõ ràng hơn. Có những cuốn sách đã tóm lược nhiều loại khác
nhau (như 19 chiến lược do Wolcott, 2001 định rõ) và các thủ tục hoàn chỉnh hiện có sẵn đối
với các phương pháp điều tra định tính chuyên biệt. Thí dụ, Clandinin và Conelly (2000) đã
xây dựng một bức tranh về những gì “các nhà nghiên cứu theo phương pháp tường thuật làm”,
Moustakas (1994), đã thảo luận về những nguyên tắc triết học và các thủ tục của phương pháp
hiện tượng học, và Strauss, và Corbin (1990, 1998) đã giải thích và phân tích tỉ mỉ các thủ tục
của lý thuyết có cơ sở. Wolcott (1999) đã tóm lược các thủ tục về dân tộc học, và Stake
(1995) đã định rõ các qui trình của nghiên cứu theo hình thức nghiên cứu tình huống. Trong
cuốn sách này, những phần minh họa sẽ được rút ra từ những chiến lược sau đây:

• Dân tộc học, trong đó nhà nghiên cứu tìm hiểu một nhóm theo văn hóa còn nguyên
vẹn trong môi trường tự nhiên trong suốt một thời kỳ kéo dài bằng cách thu thập dữ
liệu, chủ yếu là dữ liệu dựa trên quan sát (Creswell, 1998). Qui trình nghiên cứu linh
hoạt và thường tiến hóa một cách phụ thuộc vào bối cảnh để đáp ứng những thực tế
sống gặp phải trong môi trường thực địa (Le Compte & Schensul, 1999)

• Lý thuyết có cơ sở, trong đó nhà nghiên cứu cố gắng rút ra một lý thuyết tổng quát,
trừu tượng về một quá trình, hành động, hay sự tương tác dựa trên cơ sở các quan
điểm của những người tham gia vào cuộc nghiên cứu. Qui trình này bao gồm việc sử
dụng nhiều giai đoạn thu thập dữ liệu và việc tinh chỉnh và mối quan hệ qua lại của
các loại thông tin (Strauss & Corbin, 1990, 1998). Hai đặc điểm chủ yếu của thiết kế
này là việc so sánh liên tục dữ liệu với các loại thông tin mới xuất hiện và việc lấy
mẫu theo lý thuyết các nhóm khác nhau để tối đa hóa những điểm tương tự và những
điểm khác biệt của thông tin.

• Nghiên cứu tình huống, trong đó nhà nghiên cứu xem xét thấu đáo một chương trình,
một sự kiện, một hoạt động, một qui trình, hoặc một hay nhiều hơn một cá nhân. Tình
huống hay các tình huống được giới hạn bởi thời gian và hoạt động, và các nhà nghiên
cứu thu thập thông tin chi tiết bằng cách sử dụng nhiều thủ tục thu thập dữ liệu khác
nhau trong một thời kỳ dài (Stake, 1995).

• Nghiên cứu theo hiện tượng học, trong đó nhà nghiên cứu xác định “phần cốt lõi” của
những kinh nghiệm của con người liên quan đến một hiện tượng, như được mô tả bởi
những người tham gia vào cuộc nghiên cứu. Sự hiểu biết “những kinh nghiệm sống”
là đặc điểm quan trọng của hiện tượng học với tư cách là một học thuyết triết học cũng
như với tư cách là một phương pháp. Ở đây, thủ tục bao gồm việc nghiên cứu một số
ít đối tượng thông qua sự cam kết tham gia kéo dài và rộng rãi để xây dựng những mô
thức và những mối quan hệ của ý nghĩa (Moustakas, 1994). Trong qui trình này, nhà
nghiên cứu “đóng dấu ngoặc” để tách biệt những kinh nghiệm riêng của mình nhằm
hiểu được những kinh nghiệm của những người tham gia vào cuộc nghiên cứu
(Nieswiadomy, 1993).
John W. Creswell
21 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
• Nghiên cứu theo hình thức tường thuật, một hình thức điều tra trong đó nhà nghiên
cứu tìm hiểu cuộc sống của các cá nhân và yêu cầu một hay nhiều hơn một cá nhân
cung cấp những câu chuyện về cuộc sống của họ. Kế đó thông tin này được nhà
nghiên cứu thuật lại hay kể chuyện lại và đưa vào bảng tường thuật sắp xếp theo thứ tự
thời gian xảy ra (bảng niên đại tường thuật). Cuối cùng, bảng tường thuật kết hợp các
quan điểm từ cuộc sống của những người tham gia cuộc nghiên cứu với các quan điểm
từ cuộc sống của chính nhà nghiên cứu thành một bản tường thuật cộng tác (Clandinin
& Connelly, 2000).

Các Chiến lược Gắn liền với Cách Tiếp cận theo Các Phương pháp Hỗn hợp
Những chiến lược bao gồm việc thu thập và phân tích cả hai dạng dữ liệu (định tính và định
lượng) trong một nghiên cứu duy nhất thì ít nổi tiếng hơn chiến lược định tính hay chiến lược
định lượng. Khái niệm pha trộn các phương pháp (methods) khác nhau có lẽ xuất phát vào
năm 1959, khi Campbell và Fiske sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu giá trị của các
đặc điểm tâm lý. Họ khuyến khích những nhà nghiên cứu khác sử dụng “ma trận đa phương
pháp” của họ để xem xét nhiều phương pháp thu thập dữ liệu trong một cuộc nghiên cứu.
Điều này đã thúc đẩy những nhà nghiên cứu khác sử dụng các phương pháp hỗn hợp, và
không lâu sau đó những cách tiếp cận gắn liền với các phương pháp ở hiện trường như các
quan sát và các cuộc phỏng vấn (dữ liệu định tính) đã được kết hợp với các cuộc khảo sát
truyền thống (dữ liệu định lượng) (S. D. Sieber, 1973). Công nhận rằng tất cả phương pháp
đều có những hạn chế, các nhà nghiên cứu biết được rằng những thiên lệch vốn có trong bất
kỳ phương pháp đơn lẻ nào đều có thể trung hòa hay vô hiệu hóa những thiên lệch của các
phương pháp khác. Phép quy ra tam giác (Triangulating) các nguồn dữ liệu – một phương
tiện để tìm kiếm sự hội tụ giữa các phương pháp định tính và định lượng – đã được hình thành
(Jick, 1979). Từ khái niệm nguyên thủy về phép quy ra tam giác (phép tam giác đạc) xuất
hiện những lý do bổ sung cho việc pha trộn các loại dữ liệu khác nhau. Thí dụ, các kết quả từ
phương pháp này có thể giúp phát triển hay ảnh hưởng đến phương pháp kia (Greene,
Caracelli & Graham, 1989). Một cách khác là, một phương pháp có thể được lồng ghép vào
một phương pháp khác để mang lại sự hiểu biết thấu đáo về các cấp độ phân tích hay các đơn
vị phân tích khác nhau (Tashakkori & Teddlie, 1998). Hoặc các phương pháp nói trên có thể
đáp ứng mục đích có tính biến đổi và rộng lớn hơn, đó là mục đích thay đổi và ủng hộ các
nhóm bị đẩy ra ngoài lề, như phụ nữ, các dân tộc hay chủng tộc thiểu số, những thành viên
của các cộng đồng đồng tính luyến ái nam và nữ, những người tàn tật, và những người nghèo
(Merten, 2003).

Những lý do giải thích cho việc pha trộn các phương pháp nói trên làm cho các tác giả
từ khắp thế giới xây dựng những thủ tục cho các chiến lược điều tra theo các phương pháp
hỗn hợp và sử dụng nhiều thuật ngữ để gọi tên, như được tìm thấy trong tài liệu, ví dụ như đa
phương pháp, hội tụ, hợp nhất, kết hợp (Creswell, 1994) và định hình các thủ tục nghiên cứu
(Tashakkori & Teddlie, 2003).

Đặc biệt, ba chiến lược tổng quát và vài biến thể trong phạm vi các chiến lược tổng
quát đó sẽ được minh họa trong sách này:

• Các thủ tục theo trình tự, trong đó nhà nghiên cứu tìm cách bổ sung thêm chi tiết hay
mở rộng những kết quả tìm thấy của một phương pháp bằng cách sử dụng một phương
pháp khác. Điều này có thể bao gồm việc bắt đầu bằng phương pháp định tính nhằm
các mục đích khảo sát và tiếp theo sau bằng phương pháp định lượng với một mẫu lớn
sao cho nhà nghiên cứu có thể tổng quát hóa các kết quả cho tổng thể. Một cách khác là
cuộc nghiên cứu có thể bắt đầu bằng phương pháp định lượng trong đó các lý thuyết và
John W. Creswell
22 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
các khái niệm được kiểm định, theo sau bằng phương pháp định tính bao gồm việc khảo
sát chi tiết với một ít trường hợp hay một ít cá nhân.

• Các thủ tục xảy ra đồng thời, trong đó nhà nghiên cứu tập trung dữ liệu định lượng và
định tính để cung cấp một phân tích toàn diện về vấn đề nghiên cứu. Trong thiết kế
này, nhà điều tra thu thập cả hai dạng dữ liệu cùng một lúc trong suốt cuộc nghiên cứu
và kế đó kết hợp những thông tin này vào việc giải thích các kết quả chung. Ngoài ra,
trong thiết kế này, nhà nghiên cứu lồng ghép một dạng dữ liệu vào trong thủ tục thu
thập dữ liệu lớn hơn khác để phân tích những vấn đề khác nhau hay những cấp độ
khác nhau của các đơn vị trong một tổ chức.

• Các thủ tục có tính biến đổi, trong đó nhà nghiên cứu sử dụng một quan điểm (lăng
kính) lý thuyết (xem Chương 7) làm quan điểm bao trùm (có ảnh hưởng đến mọi thứ
và do đó quan trọng) trong phạm vi một thiết kế chứa đựng cả dữ liệu định lượng lẫn
dữ liệu định tính. Quan điểm lý thuyết này cung cấp một khuôn khổ cho những đề tài
được quan tâm, những phương pháp thu thập dữ liệu, và những kết cục hay những
thay đổi được cuộc nghiên cứu này dự kiến. Trong phạm vi quan điểm này có thể tồn
tại một phương pháp thu thập dữ liệu mà cần đến phương pháp theo trình tự hay
phương pháp xảy ra đồng thời.

Bảng 1.3 Các Thủ tục Định lượng, Định tính, và theo Các Phương pháp Hỗn hợp
Các Phương pháp Các Phương pháp Các Phương pháp
Nghiên cứu Định lượng Nghiên cứu Định tính Nghiên cứu theo Các Phương
pháp Hỗn hợp
Được định trước Các phương pháp dựa Cả phương pháp dựa trên loại
trên loại thông tin mới thông tin được định trước lẫn
xuất hiện phương pháp dựa trên loại
thông tin mới xuất hiện
Các câu hỏi dựa trên Các câu hỏi mở Cả câu hỏi mở lẫn câu hỏi
công cụ đóng
Dữ liệu dựa trên việc thực Dữ liệu phỏng vấn, Nhiều hình thức dữ liệu sử
hiện, dụng tất cả khả năng
dữ liệu dựa trên thái độ, dữ liệu quan sát, dữ Phân tích thống kê và văn bản
dữ liệu theo quan sát, và liệu bằng tài liệu, và
dữ liệu tổng điều tra (dân số) dữ liệu nghe nhìn
Phân tích thống kê Phân tích văn bản và
hình ảnh

Các Phương pháp Nghiên cứu (Research Methods)


Thành phần quan trọng thứ ba tham gia vào cách tiếp cận nghiên cứu là các phương pháp
chuyên biệt về thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu. Như được trình bày trong Hình 1.3, điều
hữu ích là xem xét một loạt đầy đủ các khả năng về thu thập dữ liệu trong bất cứ cuộc nghiên
cứu nào, và sắp xếp các phương pháp này theo mức độ tính chất được định trước
(predetermined) của chúng, việc sử dụng cách đặt câu hỏi đóng (closed – ended) hay mở
(open – ended) của chúng, và trọng tâm của chúng là phân tích dữ liệu bằng số hay là phân
tích dữ liệu không phải bằng số. Các phương pháp này sẽ được phát triển thêm trong các
Chương 9 đến hết Chương 11 như là định lượng, định tính, và theo các phương pháp hỗn hợp.

Các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu trên một công cụ (instrument) hay một bản trắc
nghiệm (thí dụ, một bộ gồm các câu hỏi về quan điểm về lòng tự trọng) hay tập hợp thông tin
John W. Creswell
23 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
trên một bản danh mục kiểm tra (checklist) về hành vi (thí dụ, khi các nhà nghiên cứu quan
sát một công nhân tiến hành sử dụng một kỹ năng phức tạp). Ở đầu kia của phổ biến thiên
(continuum), có thể bao gồm việc đến tham quan một địa điểm nghiên cứu và quan sát hành
vi của các cá nhân mà không có những câu hỏi được định trước hoặc việc tiến hành một cuộc
phỏng vấn trong đó cá nhân được phép nói công khai, thành thật về một đề tài, mà hầu như nhà
nghiên cứu không sử dụng các câu hỏi cụ thể. Việc chọn lựa phương pháp của nhà nghiên cứu
tùy thuộc vào việc liệu ý định là nêu rõ loại thông tin sẽ được thu thập trước khi tiến hành cuộc
nghiên cứu hay là cho phép loại thông tin mới xuất hiện từ những người tham gia vào đề án
nghiên cứu. Ngoài ra, loại dữ liệu có thể là thông tin bằng số được thu thập trên thang đo của
các công cụ hay thông tin theo dạng văn bản hơn, ghi chép và tường thuật tiếng nói (ý kiến phát
biểu, quan điểm) của những người tham gia. Trong một số hình thức thu thập dữ liệu, cả dữ
liệu định lượng lẫn dữ liệu định tính đều được thu thập. Dữ liệu dựa trên công cụ (instrument
data) có thể được mở rộng bằng những quan sát mở hay dữ liệu tổng điều tra (dân số) có thể
được theo sau bởi các cuộc phỏng vấn khảo sát có chiều sâu.

BA CÁCH TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU


Những lời khẳng định tri thức, các chiến lược, và các phương pháp nói trên, tất cả góp phần
tạo nên một cách tiếp cận nghiên cứu (research approach) có khuynh hướng định lượng hơn,
định tính hơn, hay hỗn hợp hơn. Bảng 1.4 đưa ra những điểm khác biệt có thể hữu ích trong
việc chọn lựa cách tiếp cận cho một đề án nghiên cứu. Bảng này cũng bao gồm những thông
lệ thực hành của cả ba cách tiếp cận nghiên cứu vốn sẽ được nhấn mạnh trong các chương còn
lại của cuốn sách này.

John W. Creswell
24 Biên dịch: Nguyễn Thị Xinh Xinh
Bảng 1.4 Những Cách Tiếp cận Định lượng, Định tính và theo các Phương pháp Hỗn hợp
Có Khuynh hướng hay Tiêu biểu là Cách Tiếp cận định tính Cách Tiếp cận Định lượng Cách Tiếp cận theo các Phương pháp Hỗn hợp
• Sử dụng các giả định • Những lời khẳng định tri • Những lời khẳng định • Những lời khẳng định tri thức theo
triết học này thức theo chủ nghĩa cấu tri thức theo chủ nghĩa chủ nghĩa thực dụng.
trúc/Tuyên truyền vận hậu thực chứng.
động/Khuyến khích sự
• Sử dụng các chiến lược tham gia của mọi người • Theo trình tự, xảy ra đồng thời và
điều tra này • Hiện tượng học, lý thuyết • Các cuộc điều tra/khảo có tính biến đổi.
có cơ sở, dân tộc học, sát và các cuộc thí
nghiên cứu tình huống, và nghiệm.
tường thuật.
• Sử dụng các phương • Các câu hỏi mở, những • Các câu hỏi đóng, • Cả câu hỏi mở lẫn câu hỏi đóng, cả
pháp (methods) này phương pháp cho phép những phương pháp phương pháp được định trước lẫn
loại thông tin mới xuất được định trước, dữ liệu phương pháp cho phép loại thông
hiện, dữ liệu bằng văn bản bằng số. tin mới xuất hiện, và cả dữ liệu và
hay hình ảnh. phân tích định lượng lẫn dữ liệu và
phân tích định tính.
• Sử dụng những thông • Xác định vị trí của mình. • Kiểm định hay xác • Thu thập cả dữ liệu định lượng lẫn
lệ thực hành nghiên • Thu thập những ý nghĩa do những minh các lý thuyết hay dữ liệu định tính.
cứu này, với tư cách là người tham gia xây dựng nên. những lời giải thích. • Xây dựng cơ sở lý lẽ biện minh cho
nhà nghiên cứu • Tập trung vào một khái niệm duy • Xác định những biến số việc pha trộn.
nhất hay hiện tượng duy nhất. để nghiên cứu. • Hợp nhất dữ liệu ở các giai đoạn
• Mang những giá trị có tính cá nhân • Thiết lập quan hệ giữa điều tra khác nhau.
của mình vào cuộc nghiên cứu. các biến số trong các • Trình bày các hình trực quan về
• Nghiên cứu bối cảnh hay môi câu hỏi hay các giả các thủ tục trong cuộc nghiên cứu.
trường của những người tham gia. thuyết. • Áp dụng các thông lệ thực hành
• Chứng thực tính chính xác của • Sử dụng các tiêu chuẩn của cả nghiên cứu định tính lẫn
những kết quả tìm thấy. về giá trị được chứng nghiên cứu định lượng.
• Đưa ra những lời giải thích về dữ nhận và độ tin cậy.
liệu sử dụng. • Quan sát và đo lường
• Tạo ra một chương trình nghị sự về thông tin bằng số.
thay đổi hay cải cách. • Sử dụng những phương
• Cộng tác với những người tham pháp không thiên lệch.
gia. • Áp dụng các thủ tục
thống kê.

John W. Creswell 25 Biên d ch: Nguy n Th Xinh Xinh


Các định nghĩa sau đây có thể giúp làm rõ thêm về ba cách tiếp cận nghiên cứu này:

• Thứ nhất, cách tiếp cận định lượng là một cách tiếp cận trong đó nhà điều tra chủ yếu
sử dụng những lời khẳng định tri thức theo chủ nghĩa hậu thực chứng để phát triển tri
thức (nghĩa là suy nghĩ theo quan hệ nhân quả, thu gọn thành những biến số, những
giả thuyết và những câu hỏi cụ thể, sử dụng việc đo lường và việc quan sát, và việc
kiểm định các lý thuyết), áp dụng các chiến lược điều tra như các cuộc thí nghiệm và
các cuộc điều tra/khảo sát, và thu thập dữ liệu trên các công cụ được định trước mà sẽ
mang lại số liệu thống kê.

• Thứ hai, cách tiếp cận định tính là một cách tiếp cận trong đó nhà điều tra thường đưa
ra những lời khẳng định tri thức dựa chủ yếu vào các quan điểm theo chủ nghĩa cấu
trúc (nghĩa là nhiều ý nghĩa từ kinh nghiệm cá nhân, những ý nghĩa được cấu trúc theo
xã hội và lịch sử, với chủ đích xây dựng một lý thuyết hay mô thức) hay các quan
điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người (nghĩa là, có
tính chính trị, hướng đến vấn đề, có tính cộng tác, hướng đến sự thay đổi) hay cả hai.
Cách tiếp cận nghiên cứu này cũng sử dụng các chiến lược điều tra như các nghiên
cứu tường thuật, hiện tượng học, dân tộc học, lý thuyết có cơ sở, và nghiên cứu tình
huống. Nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu dựa trên câu hỏi mở, mới xuất hiện với ý định
chủ yếu là xây dựng những chủ đề từ dữ liệu.

• Cuối cùng, cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp là cách tiếp cận trong đó nhà
nghiên cứu có khuynh hướng đặt những lời khẳng định tri thức trên những cơ sở thực
dụng (thí dụ, hướng đến kết quả, tập trung vào vấn đề, và theo thuyết đa nguyên về
triết học). Cách tiếp cận này sử dụng các chiến lược điều tra bao gồm việc thu thập dữ
liệu hoặc là đồng thời hoặc là theo trình tự để hiểu được tốt nhất vấn đề được nghiên
cứu. Việc thu thập dữ liệu cũng đòi hỏi tập hợp cả thông tin bằng số (thí dụ, trên các
công cụ) cũng như thông tin bằng văn bản (thí dụ, trong các cuộc phỏng vấn) thế nào
để có cơ sở dữ liệu cuối cùng thể hiện cả thông tin định lượng lẫn thông tin định tính.

Để nhận thấy được ba thành phần này (những lời khẳng định tri thức, các chiến lược, và các
phương pháp) kết hợp như thế nào trong thực tiễn, tôi đã phác thảo vài kịch bản nghiên cứu
tiêu biểu như được trình bày trong Hình 1.2.

Cách Tiếp cận Những Lời Khẳng Chiến lược Các Phương pháp
Nghiên cứu định Tri thức Điều tra (Methods)
Định lượng Các giả định theo Thiết kế dựa trên thí Đo lường thái độ,
chủ nghĩa hậu thực nghiệm đánh giá hay xếp
chứng hạng hành vi
Định tính Các giả định theo Thiết kế dựa trên Các quan sát tại hiện
chủ nghĩa cấu trúc dân tộc học trường
Định tính Các giả định có tính Thiết kế tường thuật Phỏng vấn mở
giải phóng
Theo các Phương Các giả định dựa Thiết kế theo các Các thước đo đóng,
pháp Hỗn hợp trên chủ nghĩa thực phương pháp hỗn Các quan sát mở,
dụng hợp

Hình 1.2 Bốn cách Kết hợp Thay thế khác nhau của những Lời Khẳng định Tri thức, các
Chiến lược Điều tra và các Phương pháp.

26
• Cách tiếp cận định lượng: những lời khẳng định tri thức theo chủ nghĩa hậu thực
chứng, chiến lược điều tra dựa trên thí nghiệm, và các thước đo (tiêu chuẩn để
đánh giá) trước và sau kiểm định về thái độ.

Trong kịch bản này, nhà nghiên cứu kiểm định một lý thuyết bằng cách nêu rõ các giả
thuyết hẹp và thực hiện việc thu thập dữ liệu để ủng hộ hay bác bỏ các giả thuyết này. Thiết
kế dựa trên thí nghiệm được sử dụng, torng đó các thái độ được đánh giá cả trước lẫn sau khi
tiến hành sự xử lý dựa trên thí nghiệm. Dữ liệu được thu thập trên một công cụ đo lường thái
độ, và thông tin đã thu thập được phân tích bằng cách sử dụng các thủ tục thống kê và việc
kiểm định giả thuyết.

• Cách tiếp cận định tính: những lời khẳng định tri thức theo chủ nghĩa cấu trúc,
thiết kế dựa trên dân tộc học, và quan sát hành vi.

Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu cố gắng thiết lập ý nghĩa của một hiện tượng từ
các quan điểm của những người tham gia. Điều này có nghĩa là xác định một nhóm cùng
chung văn hóa và nghiên cứu cách thức nhóm này phát triển các mô thức chung về hành vi
theo thời gian (nghĩa là dân tộc học). Một trong những thành phần chủ yếu của việc thu thập
dữ liệu là quan sát hành vi của những người tham gia cuộc nghiên cứu bằng việc tham gia vào
các hoạt động của họ.

• Cách tiếp cận định tính: những lời khẳng định tri thức theo quan điểm khuyến
khích sự tham gia của mọi người, thiết kế theo tường thuật, phỏng vấn mở.

Đối với nghiên cứu này, nhà điều tra cố gắng xem xét một vấn đề liên quan đến sự áp
bức các cá nhân. Để nghiên cứu điều này, cách tiếp cận được chọn là thu thập các câu chuyện
về sự áp bức cá nhân bằng cách sử dụng phương pháp tường thuật. Các cá nhân được phỏng
vấn trong một khoảng thời gian khá lâu để xác định xem chính họ đã bị áp bức như thế nào.

• Cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp: những lời khẳng định tri thức theo
chủ nghĩa thực dụng, thu thập cả dữ liệu định lượng lẫn dữ liệu định tính theo
trình tự.

Nhà nghiên cứu đặt việc điều tra trên cơ sở giả định rằng việc thu thập các loại dữ liệu
khác nhau mang lại sự hiểu biết tốt nhất về một vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu này bắt đầu
bằng một cuộc điều tra/khảo sát rộng để tổng quát hóa các kết quả cho một tổng thể và, kế đó,
ở giai đoạn thứ hai, tập trung vào các cuộc phỏng vấn mở, định tính và chi tiết để thu thập các
quan điểm chi tiết từ những người tham gia.

CÁC TIÊU CHÍ ĐỂ CHỌN LỰA MỘT CÁCH TIẾP CẬN


NGHIÊN CỨU
Với ba cách tiếp cận nghiên cứu nói trên, những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc chọn lựa cách
tiếp cận này chứ không chọn cách tiếp cận kia để thiết kế một đề án nghiên cứu? Ba điều cần
xem xét có ảnh hưởng đến quyết định này: vấn đề nghiên cứu (research problem), những kinh
nghiệm cá nhân của nhà nghiên cứu, và khán giả (khán thính giả, độc giả) mà báo cáo này sẽ
được viết để báo cáo cho họ.

Tương hợp giữa Vấn đề Nghiên cứu và Cách Tiếp cận Nghiên cứu

27
Một số loại nhất định của các vấn đề nghiên cứu xã hội đòi hỏi các cách tiếp cận nghiên cứu
chuyên biệt. Một vấn đề nghiên cứu, như sẽ được thảo luận trong Chương 4, là một vấn đề
hay mối quan tâm cần phải được giải quyết (thí dụ, liệu kiểu can thiệp này có tác dụng tốt hơn
kiểu can thiệp kia hay không). Thí dụ, nếu vấn đề là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến một
kết cục, sự hữu dụng của việc can thiệp, hay sự hiểu biết những yếu tố tiên đoán tốt nhất về
các kết cục, thì cách tiếp cận định lượng là tốt nhất. Cách tiếp cận định lượng cũng là cách
tiếp cận tốt nhất cho việc kiểm định một lý thuyết hay cách giải thích. Mặt khác, khi cần hiểu
biết một khái niệm hay hiện tượng bởi vì hầu như người ta chưa thực hiện nghiên cứu nào về
khái niệm hay hiện tượng đó, thì cách tiếp cận định tính xứng đáng được sử dụng. Nghiên
cứu định tính mang tính khảo sát và hữu ích khi nhà nghiên cứu chưa biết những biến số quan
trọng để xem xét. Cách tiếp cận thuộc loại này có thể cần thiết bởi vì đề tài còn mới mẻ, đề
tài chưa bao giờ được xử lý với một mẫu hay nhóm người nhất định, hay các lý thuyết hiện
hữu không áp dụng được với mẫu hay nhóm đặc biệt đang được nghiên cứu (Morse, 1991).

Thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp hữu ích trong việc nắm bắt những gì tốt nhất
của cả hai cách tiếp cận định lượng và định tính. Thí dụ, một nhà nghiên cứu có thể muốn cả
hai, vừa tổng quát hóa các kết quả được tìm thấy cho một tổng thể vừa xây dựng quan điểm
chi tiết về ý nghĩa của một hiện tượng hay khái niệm cho các cá nhân. Trong nghiên cứu này,
trước hết nhà điều tra khảo sát tổng quát để biết những biến nào cần nghiên cứu và sau đó
nghiên cứu các biến này bằng cách sử dụng một mẫu lớn các cá nhân. Hay một cách khác là,
các nhà nghiên cứu có thể trước tiên khảo sát một số lớn cá nhân, sau đó tiến hành tiếp việc
khảo sát với một ít cá nhân để biết được cách ăn nói và ý kiến phát biểu cụ thể của họ về đề
tài đang được nghiên cứu. Trong những tình huống này, lợi thế của việc thu thập cả dữ liệu
định lượng đóng (close-ended) lẫn dữ liệu định tính mở (open-ended) tỏ ra là có lợi để hiểu
được tốt nhất vấn đề nghiên cứu.

Những Kinh nghiệm Cá nhân của Nhà Nghiên cứu


Những kinh nghiệm và quá trình đào tạo của cá nhân nhà nghiên cứu cũng tham gia vào kết
hợp chọn lựa nói trên. Một cá nhân đã được đào tạo về kỹ thuật, khoa học, viết lách, thống
kê, và các chương trình thống kê trên máy tính, vốn cũng quen thuộc với các tập san có sử
dụng phương pháp định lượng trong thư viện rất có thể sẽ chọn thiết kế định lượng. Thay vì
thế, cách tiếp cận định tính kết hợp hình thức viết lách văn hoa, các chương trình phân tích
văn bản bằng máy tính, và kinh nghiệm trong việc tiến hành các cuộc phỏng vấn mở và quan
sát. Nhà nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp cần phải quen
thuộc với nghiên cứu cả định lượng lẫn định tính. Nhà nghiên cứu này cũng cần có sự hiểu
biết về cơ sở lý lẽ biện minh cho việc kết hợp cả hai dạng dữ liệu, sao cho hai dạng dữ liệu
này có thể được khớp nối trong một đề án. Cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp cũng
đòi hỏi kiến thức về các thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp khác nhau giúp sắp xếp các
thủ tục của một nghiên cứu.

Bởi vì các nghiên cứu định lượng là một phương thức nghiên cứu truyền thống, nên
những thủ tục và những qui tắc được xây dựng cẩn thận đang tồn tại đối với nghiên cứu định
lượng. Điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu có thể thoải mái hơn với những thủ tục rất có
hệ thống của nghiên cứu định lượng. Ngoài ra, đối với một số cá nhân, có thể không được dễ
chịu khi thách thức những cách tiếp cận đã được chấp nhận giữa một tập thể cán bộ giảng dạy
nào đó bằng việc sử dụng các cách tiếp cận điều tra định tính và tuyên truyền vận
động/khuyến khích sự tham gia của mọi người. Mặt khác, những cách tiếp cận định tính tạo
cơ hội để đổi mới và làm việc nhiều hơn trong phạm vi các khuôn khổ thiết kế của nhà nghiên
cứu. Chúng cho phép việc viết lách với văn phong văn hoa, sáng tạo hơn, một hình thức mà
các cá nhân có thể thích sử dụng. Đối với những tác giả theo phương pháp tuyên truyền vận
động/khuyến khích sự tham gia của mọi người, thì chắc chắn có động cơ cá nhân mạnh thúc

28
đẩy theo đuổi những đề tài mà cá nhân tác giả quan tâm – các vấn đề liên quan đến những
người bị đẩy ra ngoài lề và mối quan tâm về việc tạo ra một xã hội tốt hơn cho họ và mọi
người.

Đối với nhà nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp, đề án
nghiên cứu sẽ mất nhiều thời gian hơn bởi vì cần phải thu thập và phân tích cả dữ liệu định
tính lẫn dữ liệu định lượng. Cách tiếp cận này phù hợp với người nào thích cả cấu trúc của
nghiên cứu định lượng lẫn tính linh hoạt của điều tra định tính.

Khán giả (Audience)


Cuối cùng, các nhà nghiên cứu nhạy cảm với khán giả (nói chung khán, thính giả và độc giả)
mà họ báo cáo công trình nghiên cứu. Những nhóm khán giả này có thể là các vị chủ bút của
các tạp chí, độc giả của các tạp chí, các ủy ban phụ trách nghiên cứu sinh sau đại học, những
người tham dự hội nghị, và các đồng sự trong lĩnh vực nghiên cứu. Sinh viên nên xem xét
những cách tiếp cận thường được những người cố vấn của họ ủng hộ và sử dụng. Những kinh
nghiệm của các nhóm khán giả này với các nghiên cứu định lượng, định tính hay theo các
phương pháp hỗn hợp sẽ định hình quyết định được đưa ra về sự chọn lựa nói trên.

TÓM TẮT
Một sự xem xét sơ bộ trước khi thiết kế đề án nghiên cứu là xác định khuôn khổ cho cuộc
nghiên cứu. Ba cách tiếp cận nghiên cứu được thảo luận trong chương này: nghiên cứu định
lượng, nghiên cứu định tính, và nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Các cách tiếp cận
này bao gồm những giả định triết học về những lời khẳng định tri thức, các chiến lược điều
tra, và các phương pháp nghiên cứu cụ thể. Khi triết học, các chiến lược, và các phương pháp
được kết hợp, chúng tạo ra những khuôn khổ khác nhau để tiến hành nghiên cứu. Việc chọn
lựa cách tiếp cận nào để sử dụng dựa vào vấn đề nghiên cứu, kinh nghiệm cá nhân của nhà
nghiên cứu, và những nhóm khán giả mà ta cố gắng viết báo cáo để trình bày cho họ.

Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết


1. Hãy xác định một vấn để nghiên cứu trong một bài báo đăng trong tạp chí và thảo
luận về việc cách tiếp cận nào sẽ tốt nhất để nghiên cứu vấn đề này và tại sao.
2. Hãy lấy một đề tài mà Anh/Chị thích nghiên cứu, và, bằng việc sử dụng bốn kết
hợp của những lời khẳng định tri thức, các chiến lược điều tra, và các phương
pháp trong Hình 1.2, hãy thảo luận về việc đề tài này có thể được nghiên cứu như
thế nào bằng cách sử dụng mỗi trong các kết hợp nói trên.
3. Hãy tìm một bài báo đăng trong tạp chí viết về nghiên cứu định lượng hoặc định
tính hoặc theo các phương pháp hỗn hợp. Xác định “những dấu hiệu” về lý do tại
sao đây là cách tiếp cận này chứ không phải là những cách tiếp cận kia.

BÀI ĐỌC THÊM


Cherryholmes, C. H. (1992). Ghi chép về chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa hiện thực
khoa học. Tạp chí Nhà nghiên cứu Giáo dục, 14, Tháng 8-9, 13-17.

29
Cherryholmes so sánh sự khác nhau giữa chủ nghĩa thực dụng và nghiên cứu khoa học
truyền thống. Những điểm mạnh của bài báo này là có nhiều trích dẫn từ các tác giả về
chủ nghĩa thực dụng và việc làm rõ những phiên bản khác nhau của chủ nghĩa thực dụng.
Cherryholmes nêu rõ lập trường riêng của ông bằng cách chỉ ra rằng chủ nghĩa thực dụng
được thúc đẩy bởi các kết quả dự kiến, việc miễn cưỡng nói lên câu chuyện thật, và ý
tưởng cho rằng có một thế giới bên ngoài độc lập với suy nghĩ của chúng ta.

Crotty, M. (1998). Những nền tảng của nghiên cứu xã hội: Ý nghĩa và quan điểm trong
qui trình nghiên cứu. London: Nhà Xuất bản Sage.

Michael Crotty cung cấp một khuôn khổ thật hữu ích để gắn kết nhiều vấn đề về khoa học
luận, những quan điểm lý thuyết, phương pháp luận, và những phương pháp trong nghiên
cứu xã hội lại với nhau. Ông thiết lập tương quan giữa bốn thành phần của qui trình
nghiên cứu và trình bày trong Bảng 1 một mẫu tiêu biểu những đề tài của mỗi thành phần.
Sau đó, ông chuyển sang thảo luận về chín định hướng lý thuyết khác nhau trong nghiên
cứu xã hội, như chủ nghĩa hậu hiện đại, thuyết nam nữ bình quyền, điều tra phê phán,
thuyết giải thích, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa thực chứng.

Kemmis, S., & Wilkinson, M. (1998). Nghiên cứu hành động theo quan điểm khuyến
khích sự tham gia của mọi người và nghiên cứu về thông lệ thực hành. Trong B. Atweh,
S. Kemmis, & O. Weeks (Eds), Nghiên cứu Hành động trong thực hành: Các quan hệ đối
tác nhằm mục đích công bằng xã hội trong giáo dục (các trang 21-26) New York: Nhà
Xuất bản Routledge.

Stephen Kemmis và Mervyn Wilkinson đưa ra một bản tổng quan tuyệt vời về nghiên cứu
theo quan điểm khuyến khích sự tham gia của mọi người. Đặc biệt, họ ghi ra sáu đặc
điểm chính của phương pháp điều tra này và sau đó thảo luận về cách thức nghiên cứu
hành động được thực hành ở cấp độ cá nhân, cấp độ xã hội, và cả hai cấp độ.

Lincoln, Y. S., & Guba, E. G. (2000). Những điều gây tranh cãi, những mâu thuẩn, và
những điểm gặp nhau mới nổi lên về học thuyết. Trong N. K. Denzin, Y. S. Lincoln, &
E. G. Guba (Eds.), Sách Hướng dẫn về Nghiên cứu định tính (ấn bản thứ hai, các trang
163-188). Thousand Oaks, Ca: Nhà Xuất bản Sage.

Yvonna Lincoln và Egon Guba đã đưa ra những niềm tin cơ bản của năm học thuyết về
điều tra thay thế khác nhau trong nghiên cứu khoa học xã hội. Những học thuyết này mở
rộng phân tích trước đây được đưa ra trong ấn bản đầu tiên của cuốn Sách Hướng dẫn nói
trên và bao gồm chủ nghĩa thực chứng, chủ nghĩa hậu thực chứng, lý thuyết phê phán, chủ
nghĩa cấu trúc, và các học thuyết về khuyến khích sự tham gia của mọi người. Mỗi học
thuyết trên được trình bày theo bản thể học (nghĩa là bản chất của hiện thực), khoa học
luận (nghĩa là, bằng cách nào chúng ta biết được những điều chúng ta biết), và phương
pháp luận (nghĩa là qui trình nghiên cứu). Học thuyết về khuyến khích sự tham gia của
mọi người bổ sung một học thuyết thay thế khác vào những học thuyết được đưa ra ban
đầu trong ấn bản thứ nhất. Sau khi trình bày ngắn gọn năm cách tiếp cận này, các tác giả
đối chiếu chúng xét theo bảy vấn đề, như bản chất của tri thức và tri thức tích lũy như thế
nào.

Neuman, W. L. (2000). Các phương pháp nghiên cứu xã hội: Những cách tiếp cận định
tính và định lượng (ấn bản thứ tư). Boston: Nhà Xuất bản Allyn and Bacon.

Lawrence Neuman cung cấp một cuốn sách giáo khoa về các phương pháp nghiên cứu
toàn diện như một cuốn sách giới thiệu về nghiên cứu khoa học xã hội. Chương 4 đặc biệt

30
hữu ích trong việc hiểu biết về ý nghĩa thay thế khác nhau của phương pháp luận có nhan
đề là “Những ý nghĩa của phương pháp luận”. Trong chương này, ông đối chiếu ba hệ
phương pháp – khoa học xã hội theo chủ nghĩa thực chứng, khoa học xã hội có tính giải
thích và khoa học xã hội có tính phê phán – xét theo tám câu hỏi (thí dụ, Điều gì cấu thành
một lời giải thích hay một lý thuyết về hiện thực xã hội? Bằng chứng tốt hay thông tin
dựa trên dữ liệu trông ra sao?)

Phillips, D. C., Burbules, N. C. (2000). Chủ nghĩa hậu thực chứng và nghiên cứu về giáo
dục. Lanham, MD: Nhà Xuất bản Rowman & Littlefield.

D. C. Phillips và Nicholas Burbules tóm tắt những ý tưởng quan trọng của tư duy theo chủ
nghĩa hậu thực chứng. Qua hai chương có nhan đề là “Chủ nghĩa hậu thực chứng là gì?”
và “Những cam kết về triết học của các nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa hậu thực chứng,”
các tác giả này đưa ra những ý tưởng chính về chủ nghĩa hậu thực chứng, đặc biệt là
những ý tưởng phân biệt chủ nghĩa hậu thực chứng với chủ nghĩa thực chứng. Những ý
tưởng này bao gồm việc biết rằng tri thức của nhân loại dựa trên phỏng đoán chứ không
phải là không thể thách thức (không thể tranh cãi, thay đổi hay đánh bại), và biết rằng sự
bảo đảm hay biện minh của chúng ta cho tri thức có thể được rút lại dưới ánh sáng của
những cuộc điều nghiên thêm.

31
CHƯƠNG HAI

Xem xét lại Tài liệu (Review of the Literature)

Ngoài việc chọn lựa một cách tiếp cận định lượng, định tính, hay theo các phương pháp hỗn
hợp, nhà thiết kế đề án nghiên cứu cũng cần phải bắt đầu xem xét lại tài liệu nghiên cứu học
thuật. Việc xem xét lại tài liệu giúp các nhà nghiên cứu hạn chế được phạm vi của việc điều
tra của họ, và việc xem xét lại tài liệu truyền đạt đến người đọc tầm quan trọng của việc
nghiên cứu một đề tài nào đó.
Chương này tiếp tục việc thảo luận về những chọn lựa sơ bộ cần được thực hiện trước khi
lao vào đề án nghiên cứu. Chương này bắt đầu bằng thảo luận về việc chọn lựa một đề tài và
viết đề tài này ra sao cho nhà nghiên cứu có thể suy ngẫm liên tục về đề tài này. Ở thời điểm
này, các nhà nghiên cứu cũng cần xem xét liệu đề tài này có thể và cần phải được nghiên cứu
hay không. Kế đó, thảo luận chuyển sang qui trình thực sự của việc xem xét lại tài liệu. Qui
trình này bắt đầu bằng việc đề cập đến mục đích tổng quát của việc sử dụng tài liệu trong một
công trình nghiên cứu, kế đó chuyển sang các nguyên tắc hữu ích trong việc đưa ra một bản
xem xét lại tài liệu trong các công trình nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương
pháp hỗn hợp.

XÁC ĐỊNH ĐỀ TÀI

Trước khi xét đến tài liệu nào sẽ sử dụng trong một dự án nghiên cứu, đầu tiên hãy xác định đề
tài nghiên cứu và suy ngẫm về việc liệu có thực tế và hữu ích để tiến hành công trình nghiên
cứu này không. Hãy mô tả đề tài bằng một ít từ hoặc một cụm từ ngắn. Đề tài trở thành ý
tưởng trung tâm để tìm hiểu hay khám phá trong một công trình nghiên cứu.

Có vài cách thức theo đó các nhà nghiên cứu thường có được sự thấu hiểu nào đó về
đề tài của họ khi họ bắt đầu nghiên cứu. Giả định của tôi sẽ là đề tài được chọn bởi nhà
nghiên cứu chứ không phải bởi một người cố vấn hay một thành viên của ủy ban. Có vài
chiến lược có thể giúp khởi đầu qui trình xác định đề tài.

Một cách là phác thảo một nhan đề ngắn gọn cho công trình nghiên cứu. Tôi thật ngạc
nhiên về việc các nhà nghiên cứu sao mà thường không phác thảo một nhan đề sớm trong các
dự án của họ. Theo quan điểm của tôi “nhan đề làm việc” (working title: nhan đề thỏa đáng
cho mục đích tiến hành công việc, nhưng chưa hoàn hảo) trở thành một bảng hiệu chỉ đường
quan trọng trong nghiên cứu―một ý tưởng rõ ràng và hiển nhiên để tiếp tục điều chỉnh lại
trọng tâm và thay đổi khi dự án tiến triển (hãy xem Glesne và Peshkin, 1992). Tôi tìm thấy
rằng trong nghiên cứu của tôi, đề tài này truyền đạt thông tin cơ sở cho tôi và cung cấp một
dấu hiệu về những gì tôi đang nghiên cứu, cũng như một dấu hiệu thường được sử dụng trong
việc chuyển tải đến những người khác ý niệm chủ yếu về công trình nghiên cứu của tôi. Khi
các sinh việc lần đầu tiên trao cho tôi bản sơ thảo của họ về một công trình nghiên cứu, tôi
yêu cầu họ cung cấp cho tôi một nhan đề làm việc nếu họ chưa có một nhan đề đã được ghi ra
trên giấy.

Nhan đề làm việc này được viết như thế nào? Hãy cố gắng hoàn chỉnh câu sau đây:
“Công trình nghiên cứu của tôi là về . . .” Câu trả lời có thể là “Công trình nghiên cứu của tôi
là về trẻ em có nguy cơ ở trường trung học đệ nhất cấp (12 đến 15 tuổi, ba lớp 7, 8, 9)” hay
“Công trình nghiên cứu của tôi là về việc giúp các cán bộ giảng dạy đại học trở thành các nhà
nghiên cứu giỏi hơn”. Ở giai đoạn này trong qui trình thiết kế nghiên cứu, hãy diễn đạt cẩn

32
thận câu trả lời cho câu hỏi nói trên sao cho một học giả khác có thể dễ dàng hiểu thấu ý nghĩa
của dự án nghiên cứu được đề cập. Một nhược điểm phổ biến của các nhà nghiên cứu mới
vào nghề là họ diễn đạt công trình nghiên cứu của họ bằng một ngôn ngữ phức tạp và uyên
bác. Quan điểm này có thể là do việc đọc các bài báo đã được công bố mà các bài báo này đã
được hiệu đính lại nhiều lần trước khi đem in trên sách báo. Các dự án nghiên cứu tốt và
đúng đắn bắt đầu bằng những ý tưởng không phức tạp, thẳng thắn, dễ đọc và dễ hiểu.

Những nhan đề dễ hiểu này cũng cần phải phản ánh các nguyên tắc về các nhan đề tốt.
Wilkinson (1991) cung cấp lời khuyên hữu ích đối với việc sáng tạo một nhan đề: hãy diễn
đạt ngắn gọn và tránh lãng phí từ ngữ. Hãy loại bỏ những từ ngữ như là “Một Cách Tiếp cận
đối với” hay “Một Công trình Nghiên cứu về”. Hãy sử dụng một nhan đề đơn (single title)
hay một nhan đề kép (double title). Một thí dụ về nhan đề kép là “Một Nghiên cứu Dân tộc
học: Hiểu biết Cảm nhận về Chiến tranh của một Trẻ em”. Ngoài những điều suy nghĩ của
Wilkinson, hãy xét đến một nhan đề không dài quá 12 chữ, hãy loại bỏ hầu hết các mạo từ và
các giới từ (xin lưu ý ở đây nói đến tiếng Anh), và nắm chắc rằng nhan đề này bao gồm trọng
tâm hay đề tài của công trình nghiên cứu.

Một chiến lược xây dựng đề tài khác là đặt ra đề tài như một câu hỏi ngắn gọn. Câu
hỏi gì cần phải được trả lời trong công trình nghiên cứu đề xuất? Nhà nghiên cứu có thể hỏi
“Xử lý nào tốt nhất đối với sự chán nản?”, “Là người Ả Rập trong xã hội Hoa Kỳ ngày nay có
ý nghĩa gì?”, hay “Điều gì đưa người ta đến các địa điểm du lịch ở vùng Midwest của Hoa
Kỳ?”. Khi phác thảo các câu hỏi như các câu hỏi này, hãy tập trung vào đề tài then chốt trong
câu hỏi này như là cột mốc chỉ đường quan trọng cho công trình nghiên cứu. Hãy xét đến
cách thức câu hỏi này có thể được mở rộng sau này để có tính mô tả nhiều hơn về công trình
nghiên cứu của Anh/Chị (hãy xem Chương 5 về lời phát biểu mục đích nghiên cứu và
Chương 6 về các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết).

MỘT ĐỀ TÀI CÓ THỂ NGHIÊN CỨU (A RESEARCHABLE TOPIC)

Để tích cực nâng đề tài này lên một công trình nghiên cứu còn đòi hỏi suy nghĩ kỹ liệu đề tài
này có thể và cần phải được nghiên cứu hay không. Một đề tài có thể được nghiên cứu nếu
các nhà nghiên cứu có những người tham gia sẵn lòng phục vụ trong công trình nghiên cứu
này. Một đề tài cũng có thể được nghiên cứu nếu các nhà điều tra có đủ các nguồn lực tại
những thời điểm then chốt trong công trình nghiên cứu, chẳng hạn như các nguồn lực để thu
thập dữ liệu trong một thời kỳ kéo dài và các nguồn lực để phân tích thông tin, như là thông
qua các chương trình phân tích dữ liệu hay phân tích văn bản.

Vấn đề về cần phải thì phức tạp hơn. Vài yếu tố có thể đi vào quyết định này. Có lẽ
yếu tố quan trọng nhất là liệu đề tài này có bổ sung vào khối lượng tri thức nghiên cứu có sẵn
về đề tài này hay không. Bước đầu tiên trong bất kỳ dự án nghiên cứu nào là bỏ thì giờ đáng
kể trong thư viện để xem xét sự nghiên cứu về một đề tài (hãy xem ở sau trong chương này để
biết các chiến lược sử dụng hiệu quả thư viện và các nguồn lực ở thư viện). Nhà nghiên cứu
không thể nhấn mạnh quá mức vào điểm này. Các nhà nghiên cứu mới vào nghề có thể đưa
ra một công trình nghiên cứu lớn, hoàn chỉnh về mọi phương diện, như là về sự rõ ràng của
các câu hỏi nghiên cứu, sự toàn diện của việc thu thập dữ liệu, và sự tinh vi của phép phân
tích thống kê. Sau tất cả điều đó, nhà nghiên cứu có thể nhận được sự hỗ trợ rất ít từ các hội
đồng khoa hay các nhà lập kế hoạch hội nghị bởi vì công trình nghiên cứu nói trên không
thêm được “bất cứ điều gì mới” vào khối lượng nghiên cứu về đề tài. Hãy nêu câu hỏi, “dự
án nghiên cứu này đóng góp như thế nào vào tài liệu học thuật?” Hãy xét đến cách thức công
trình nghiên cứu này có thể xử lý một đề tài mà cho đến nay chưa được xem xét, mở rộng sự

33
thảo luận bằng cách kết hợp vào những thành phần mới, hay thể hiện lại (hay lặp lại) một
công trình nghiên cứu trong những tình hình mới hay với những người tham gia mới.

Vấn đề liệu đề tài đang xét có cần phải được nghiên cứu hay không cũng liên quan
đến việc liệu có người nào bên ngoài tổ chức hay định chế trực tiếp hoặc khu vực của nhà
nghiên cứu sẽ quan tâm đến đề tài này hay không. Cho trước hai đề tài, một đề tài có thể
được quan tâm ở cấp vùng và hạn chế và đề tài kia được quan tâm ở cấp toàn quốc, thì tôi sẽ
quyết định chọn đề tài sau bởi vì sự hấp dẫn của đề tài này đối với một nhóm khán giả rộng
rãi sẽ giúp người đọc đánh giá cao giá trị của công trình nghiên cứu này. Các nhà biên tập tạp
chí, các thành viên của các hội đồng hay ủy ban, các nhà lập kế hoạch hội nghị và các cơ quan
hay tổ chức cấp tiền đều thích công trình nghiên cứu nào sẽ đến với một nhóm khán giả rộng.
Cuối cùng, vấn đề cần phải cũng liên quan đến các mục tiêu cá nhân của nhà nghiên cứu.
Hãy xét đến thời gian cần để hoàn thành một dự án nghiên cứu, chỉnh sửa dự án, và phổ biến
các kết quả. Bất cứ nhà nghiên cứu nào cũng nên xét đến việc công trình nghiên cứu và lượng
thời gian rất nhiều mà nhà nghiên cứu phải bỏ vào công trình nghiên cứu đó sẽ mang lại lợi
ích như thế nào cho mình trong việc nâng cao các mục tiêu về sự nghiệp, dù những mục tiêu
này liên quan đến việc thực hiện nhiều nghiên cứu hơn, đạt được một chức vụ trong tương lai,
hay tiến đến việc nhận được một văn bằng.

Trước khi bắt đầu một đề án hay công trình nghiên cứu, ta cần phải cân nhắc cẩn thận
các yếu tố nói trên và hỏi những người khác để biết phản ứng của họ đối với đề tài đang xét.
Hãy cố gắng để biết được phản ứng của các bạn đồng sự, những chuyên gia nổi tiếng trong
lĩnh vực, các nhà cố vấn về học thuật và các thành viên hội đồng hay ủy ban của khoa.

MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC XEM XÉT LẠI TÀI LIỆU

Việc xem xét lại tài liệu trong một công trình nghiên cứu hoàn thành vài mục đích. Việc xem
xét lại tài liệu chia sẻ với người đọc các kết quả của những công trình nghiên cứu khác có liên
quan chặt chẽ với công trình nghiên cứu hiện được báo cáo. Việc xem xét lại tài liệu thiết lập
quan hệ giữa một công trình nghiên cứu với cuộc đối thoại rộng lớn hơn tiếp diễn trong tài
liệu về một đề tài, lấp đầy các khoảng trống và mở rộng các công trình nghiên cứu trước đó.
(Cooper, 1984; Marshall và Rossman, 1999). Việc xem xét lại tài liệu cung cấp một khuôn
khổ để xác lập tầm quan trọng của công trình nghiên cứu đang xét cũng như một chuẩn mực
để so sánh các kết quả của một công trình nghiên cứu với các kết quả tìm thấy khác. Tất cả
hay một số trong các lý do này có thể là cơ sở cho việc viết thêm phần tài liệu nghiên cứu học
thuật vào một công trình nghiên cứu (hãy xem Miller, 1991, để biết một bản liệt kê rộng hơn
các mục đích của việc sử dụng tài liệu trong một công trình nghiên cứu). Ngoài vấn đề tại sao
sử dụng tài liệu nói trên còn có vấn đề việc sử dụng tài liệu này có thể khác nhau như thế nào
trong ba cách tiếp cận nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp.

VIỆC XEM XÉT LẠI TÀI LIỆU TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH,
ĐỊNH LƯỢNG, VÀ THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP

Trong nghiên cứu định tính, các nhà điều tra sử dụng tài liệu theo cách thức phù hợp với các
giả định về học hỏi từ người tham gia, và không định sẵn các câu hỏi cần phải được trả lời
trên quan điểm của nhà nghiên cứu. Một trong những lý do chính để tiến hành một công trình
nghiên cứu định tính là nghiên cứu này mang tính thăm dò, khảo sát. Điều này có nghĩa rằng
chưa có gì nhiều được viết ra về đề tài hay tổng thể đang được nghiên cứu, và nhà nghiên cứu
tìm cách lắng nghe những người tham gia trong nghiên cứu và xây dựng sự hiểu biết dựa trên
các ý tưởng của họ.

34
Tuy nhiên, việc sử dụng tài liệu trong nghiên cứu định tính thay đổi đáng kể. Trong
các công trình nghiên cứu định tính có định hướng về lý thuyết như nghiên cứu theo dân tộc
học hay nghiên cứu theo dân tộc học phê phán, tài liệu về một khái niệm văn hóa hay một lý
thuyết phê phán từ tài liệu được các nhà nghiên cứu giới thiệu sớm trong một công trình
nghiên cứu như là một khuôn khổ định hướng. Trong các công trình nghiên cứu theo lý
thuyết có cơ sở, các nghiên cứu tình huống, và các công trình nghiên cứu theo hiện tượng học,
tài liệu sẽ phục vụ ít hơn trong việc chuẩn bị cho công trình nghiên cứu.

Với cách tiếp cận dựa trên cơ sở học hỏi từ những người tham gia trong nghiên cứu và
sự thay đổi theo loại nghiên cứu định tính, chúng ta nhận thấy vài mô hình kết hợp tài liệu vào
một công trình nghiên cứu định tính. Tôi đưa ra ba vị trí sắp đặt. Phần xem xét lại tài liệu có
thể được sử dụng ở một hay tất cả vị trí này trong công trình nghiên cứu. Như Bảng 2.1 cho
thấy, Anh/Chị có thể bao gồm tài liệu vào trong phần giới thiệu công trình nghiên cứu. Trong
cách sắp đặt này, tài liệu cung cấp một bối cảnh hữu ích cho vấn đề khó khăn hay vấn đề đã
dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu, chẳng hạn như ai đã viết về vấn đề
này, ai đã nghiên cứu vấn đề này, và ai đã chỉ ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề
này. Dĩ nhiên, “việc đóng khung” vấn đề như thế này phụ thuộc vào các công trình nghiên
cứu có sẵn. Ta có thể tìm thấy các thí dụ minh họa về mô hình này trong nhiều công trình
nghiên cứu định tính sử dụng các chiến lược điều tra khác nhau.

Hình thức thứ hai là xem xét lại tài liệu trong một phần riêng biệt, một mô hình
thường đựợc sử dụng trong nghiên cứu định lượng. Cách tiếp cận này thường xuất hiện khi
khán giả gồm có các cá nhân hay những người đọc có định hướng theo định lượng. Hơn nữa,
trong các công trình nghiên cứu định tính có định hướng về lý thuyết, như các công trình
nghiên cứu theo dân tộc học, và theo lý thuyết phê phán hoặc các công trình nghiên cứu với
mục đích tuyên truyền vận động hay khuyến khích sự tham gia của mọi người, thì nhà điều tra
có thể sắp đặt thảo luận về lý thuyết và tài liệu vào một phần riêng biệt, thường vào phần đầu
của công trình nghiên cứu. Thứ ba, nhà nghiên cứu có thể đưa tài liệu liên quan vào phần
cuối của công trình nghiên cứu, ở đó tài liệu được sử dụng để so sánh và đối chiếu với các kết
quả (hay các chủ đề hay các phạm trù) mới nổi lên từ công trình nghiên cứu này. Mô hình
này đặc biệt thông dụng trong các công trình nghiên cứu theo lý thuyết có cơ sở. Tôi khuyến
nghị mô hình này bởi vì mô hình này sử dụng tài liệu theo phép qui nạp.

BẢNG 2.1 Việc Sử dụng Tài liệu trong một Công trình Nghiên cứu Định tính

Các Thí dụ về các Loại


Việc Sử dụng Tài liệu Các Tiêu chí Nghiên cứu Thích hợp
Tài liệu được sử dụng để Phải có một số tài liệu sẵn Thường được sử dụng trong
“đóng khung” vấn đề có. tất cả các công trình
nghiên cứu trong phần nghiên cứu định tính, bất
giới thiệu công trình kể loại nghiên cứu.
nghiên cứu.
Tài liệu được trình bày Cách tiếp cận thường có thể Cách tiếp cận này được sử
trong một phần riêng biệt chấp nhận đối với một dụng với các công trình
như là phần “Xem xét lại nhóm khán giả quen nghiên cứu nào sử dụng
tài liệu”. thuộc nhất với cách tiếp một cơ sở lý thuyết và tài
cận theo chủ nghĩa thực liệu mạnh ngay từ lúc
chứng, truyền thống đối đầu của công trình
với việc xem xét lại tài nghiên cứu, chẳng hạn
liệu. như các nghiên cứu theo
dân tộc học, các nghiên

35
cứu theo lý thuyết phê
phán.
Tài liệu được trình bày ở Cách tiếp cận này phù hợp Cách tiếp cận này được sử
cuối công trình nghiên nhất với qui trình “theo dụng trong tất cả các loại
cứu; tài liệu trở thành cơ phép qui nạp” của nghiên thiết kế định tính, nhưng
sở để so sánh và đối chiếu cứu định tính; tài liệu phổ biến nhất với thiết kế
các kết quả tìm thấy của không hướng dẫn hay theo lý thuyết có cơ sở, ở
công trình nghiên cứu định hướng công trình đó người ta đối chiếu và
định tính hiện tại. nghiên cứu mà trở thành so sánh lý thuyết của
yếu tố trợ giúp một khi đã mình với các lý thuyết
xác định được các mô được tìm thấy trong tài
thức hay các phạm trù. liệu.

Mặt khác, nghiên cứu định lượng bao gồm một lượng đáng kể tài liệu ở phần đầu của
một công trình nghiên cứu để đưa ra phương hướng cho các câu hỏi nghiên cứu hay các giả
thuyết. Trong việc lập kế hoạch một công trình nghiên cứu định lượng, tài liệu thường được
sử dụng ở phần đầu của một công trình nghiên cứu để giới thiệu một vấn đề hay mô tả chi tiết
tài liệu hiện hữu trong một phần có đầu đề là “tài liệu liên quan” hay “xem xét lại tài liệu”,
hay một cụm từ tương tự. Ngoài ra, tài liệu được đưa vào phần cuối của một công trình
nghiên cứu trong đó nhà nghiên cứu so sánh các kết quả của công trình nghiên cứu của mình
với các kết quả hiện hữu trong tài liệu. Trong mô hình này, nhà nghiên cứu theo phương pháp
định lượng sử dụng tài liệu theo phép suy diễn như là một khuôn khổ cho các câu hỏi nghiên
cứu và các giả thuyết.

Một phần riêng biệt trình bày về “việc xem xét lại tài liệu” đáng được đề cập một cách
đặc biệt, bởi vì đây là một hình thức thông dụng để viết thêm tài liệu vào một công trình
nghiên cứu. Phần xem xét lại tài liệu này có thể dưới một số hình thức khác nhau, và hầu như
chưa có sự đồng thuận về hình thức nào được ưa thích hơn. Cooper (1984) cho rằng phần
xem xét lại tài liệu có thể mang tính hợp nhất (integrative), với việc các nhà nghiên cứu tóm
tắt các chủ đề tổng quát trong tài liệu. Mô hình này thông dụng trong các đề án làm luận án
tiến sĩ hay các luận án tiến sĩ. Một hình thức thứ hai cũng do Cooper đề xuất là xem xét lại về
lý thuyết (theoretical review), trong đó nhà nghiên cứu tập trung vào lý thuyết hiện có mà liên
quan đến vấn đề đang được nghiên cứu. Hình thức này xuất hiện trong các bài báo đăng trên
tập san hay tạp chí trong đó tác giả kết hợp lý thuyết nói trên vào trong phần giới thiệu công
trình nghiên cứu. Hình thức cuối cùng được Cooper đề xuất là xem xét lại về phương pháp
luận (methodological review), trong đó nhà nghiên cứu tập trung vào các phương pháp và các
định nghĩa. Những phần xem xét lại này có thể cung cấp không chỉ một bản tóm tắt về các
công trình nghiên cứu đã có mà còn một bản phê bình thực sự về những điểm mạnh và những
điểm yếu của các phần trình bày về phương pháp. Một số tác giả sử dụng hình thức này trong
các luận án tiến sĩ và ở các phần “xem xét lại tài liệu liên quan” trong các bài báo đăng trên
tập san.

Trong một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, nhà nghiên cứu sử
dụng cách tiếp cận định tính hoặc định lượng đối với tài liệu, tùy thuộc vào loại thiết kế theo
các phương pháp hỗn hợp đang được sử dụng. Trong một thiết kế theo trình tự, tài liệu được
trình bày trong mỗi giai đoạn theo cách thức phù hợp với loại thiết kế đang được sử dụng
trong giai đoạn đó. Thí dụ, nếu công trình nghiên cứu bắt đầu bằng giai đoạn định lượng, thì
nhà điều tra rất có thể bao gồm một phần xem xét lại tài liệu đáng kể giúp thiết lập cơ sở lý lẽ
cho các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết. Nếu công trình nghiên cứu bắt đầu bằng giai
đoạn định tính, thì phần trình bày về tài liệu ít hơn rất nhiều, và nhà nghiên cứu có thể đưa
phần trình bày tài liệu vào cuối của công trình nghiên cứu nhiều hơn―đó là một cách tiếp cận
theo phép qui nạp đối với việc sử dụng tài liệu. Nếu nhà nghiên cứu tiến hành một công trình

36
nghiên cứu theo cách xảy ra đồng thời, với trọng số (tầm quan trọng) và sự nhấn mạnh ngang
nhau đối với cả dữ liệu định tính lẫn dữ liệu định lượng, thì phần trình bày tài liệu có thể dưới
hình thức định tính hoặc định lượng. Cuối cùng, cách tiếp cận đối với việc sử dụng tài liệu
trong một dự án nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp sẽ phụ thuộc vào loại chiến lược
và trọng số (tầm quan trọng) tương đối được gắn cho nghiên cứu định tính hay nghiên cứu
định lượng trong công trình nghiên cứu này.

Như thế, những đề nghị của tôi đối với việc lập kế hoạch sử dụng tài liệu trong một công
trình nghiên cứu định tính, định lượng, hoặc theo các phương pháp hỗn hợp là như sau:

• Trong một công trình nghiên cứu định tính, hãy sử dụng tài liệu một cách dè sẻn ở phần
đầu của kế hoạch để chuyển tải một thiết kế theo phép qui nạp, trừ khi loại chiến lược định
tính đòi hỏi một định hướng về tài liệu quan trọng ngay từ lúc khởi đầu.
• Hãy xem xét vị trí thích hợp nhất cho tài liệu trong một công trình nghiên cứu định tính và
dựa trên cơ sở khán giả của dự án để đưa ra quyết định này. Hãy luôn nhớ đến ba cách
sắp đặt vị trí tài liệu: đặt tài liệu ở phần đầu của công trình nghiên cứu để “đóng khung”
(“frame”) vấn đề nghiên cứu, đặt tài liệu trong một phần riêng biệt, và sử dung tài liệu ở
cuối của một công trình nghiên cứu để so sánh hay đối chiếu các kết quả trong tài liệu với
các kết quả tìm thấy của công trình nghiên cứu hiện tại.
• Trong một công trình nghiên cứu định lượng, hãy sử dụng tài liệu theo cách suy diễn như
một cơ sở để đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết.
• Hãy sử dụng tài liệu để giới thiệu công trình nghiên cứu, mô tả tài liệu liên quan trong một
phần riêng biệt, hay so sánh tài liệu hiện có với các kết quả tìm thấy trong một kế hoạch
nghiên cứu định lượng.
• Nếu một phần “xem xét lại tài liệu” riêng biệt được sử dụng, thì hãy xét liệu phần xem xét
lại này sẽ gồm có các tóm tắt mang tính hợp nhất, các xem xét lại về lý thuyết, hay các
xem xét lại về phương pháp luận. Một cách làm tiêu biểu trong việc viết luận án tiến sĩ là
đưa ra một phần xem xét lại mang tính hợp nhất.
• Trong một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, hãy sử dụng tài liệu theo
cách thức phù hợp với loại chiến lược chính và cách tiếp cận―định tính hay định
lượng―nổi trội nhất trong thiết kế này.

CÁC KỸ THUẬT THIẾT KẾ (DESIGN TECHNIQUES)


PHẦN XEM XÉT LẠI TÀI LIỆU

Bất kể Anh/Chị viết phần về tài liệu vào một công trình nghiên cứu định tính, định lượng, hay
theo các phương pháp hỗn hợp, có một số bước thật hữu ích trong việc tiến hành xem xét lại
tài liệu.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH VIỆC XEM XÉT LẠI TÀI LIỆU

Việc xem xét lại tài liệu cho một đề án hay một công trình nghiên cứu có nghĩa là tìm ra
các công trình nghiên cứu về một đề tài ở đâu và tóm tắt các công trình nghiên cứu này.
Thường thì những bản tóm tắt này là tóm tắt các công trình nghiên cứu (bởi vì Anh/Chị
đang tiến hành một công trình nghiên cứu), nhưng chúng cũng có thể bao gồm các bài
viết về khái niệm hay những mẩu ý tưởng cung cấp khuôn khổ cho việc suy nghĩ về các
đề tài. Không có một cách duy nhất đúng để tiến hành việc xem xét lại tài liệu, nhưng
nhiều nhà học thuật tiến hành theo một kiểu cách có hệ thống để thể hiện, đánh giá, và

37
tóm tắt tài liệu.

Bước 1 Bắt đầu bằng việc xác định những từ ngữ then chốt hữu ích trong việc tìm
ra vị trí chính xác của tài liệu trong một thư viện học thuật ở một trường
hay viện đại học. Các từ ngữ then chốt này có thể xuất hiện trong việc xác
định một đề tài, hoặc các từ ngữ có thể có được do những bài đọc sơ bộ
trong thư viện.

Bước 2 Với những từ ngữ then chốt này trong đầu, tiếp theo là vào thư viện và bắt
đầu lục trong danh mục (catalô) của thư viện để tìm các bộ sưu tập thư
viện nắm giữ (holdings) (nghĩa là các tạp chí hay tập san và các cuốn
sách). Hầu hết các thư viện lớn đều có các cơ sở dữ liệu được máy tính
hóa về các bộ sưu tập thư viện nắm giữ. Tôi đề nghị ban đầu hãy tập trung
vào các tạp chí hay tập san và sách liên quan đến đề tài đang xét. Tôi cũng
đề nghị bắt đầu lục tìm trong các cơ sở dữ liệu máy tính hóa thường được
rà soát lại bởi các nhà nghiên cứu về khoa học xã hội, chẳng hạn như
ERIC, PsycINFO, Sociofile, và the Social Science Citation Index (Thư
mục Trích dẫn Khoa học Xã hội) (các cơ sở dữ liệu này sẽ được xem xét
lại chi tiết hơn ở sau trong sách). Các cơ sở dữ liệu này có sẵn trực tuyến
bằng cách sử dụng web site của thư viện, hay chúng có thể có sẵn trên CD-
ROM trong thư viện.

Bước 3 Ban đầu tôi sẽ cố gắng tìm ra khoảng 50 báo cáo nghiên cứu trong các bài
báo hay các cuốn sách liên quan đến nghiên cứu về đề tài của tôi. Tôi sẽ
dành ưu tiên cho việc tìm kiếm các bài báo đăng trên tạp chí hay tập san và
các cuốn sách bởi vì dễ tìm ra và nhận được chúng. Tôi sẽ xác định xem
các bài báo và các cuốn sách này có được giữ trong thư viện học thuật của
trường tôi hay liệu tôi có cần phải đặt mang đến bằng việc mượn sách báo
giữa các thư viện hay có cần phải mua thông qua một cửa hiệu sách hay
không.

Bước 4 Sử dụng tập hợp ban đầu các bài viết (bài báo hay chương sách) này, kế đó
tôi sẽ đọc nhanh các bài viết này và sao chụp các bài viết nào quan trọng
đối với đề tài của tôi. Trong quá trình chọn lựa, tôi sẽ xem kỹ phần tóm tắt
và đọc lướt bài báo hay chương sách. Trong suốt quá trình này, tôi sẽ cố
gắng đơn giản là có được một nhận thức về việc liệu bài báo hay chương
sách này sẽ góp phần hữu ích vào sự hiểu biết của tôi về tài liệu nghiên
cứu học thuật hiện có hay không.

Bước 5 Khi tôi đã xác định được tài liệu hữu ích, tôi bắt đầu thiết kế bản đồ tài liệu
của tôi, đây là một bức tranh trực quan về tài liệu nghiên cứu về đề tài của
tôi. Có vài khả năng để vẽ bản đồ này (sẽ được thảo luận sau). Bức tranh
này cung cấp một công cụ tổ chức hữu ích cho việc xác định vị trí (định vị)
công trình nghiên cứu của riêng tôi trong phạm vi khối lượng tài liệu rộng
lớn hơn về đề tài.

38
Bước 6 Đồng thời với việc tôi tổ chức tài liệu thành bản đồ tài liệu của tôi, tôi cũng
bắt đầu dự thảo các bản tóm tắt về những bài viết quan trọng nhất. Các
bản tóm tắt này được kết hợp thành bản xem xét lại tài liệu cuối cùng mà
tôi viết cho đề án hay công trình nghiên cứu của tôi. Ngoài ra, tôi bao gồm
những lời trình bày tài liệu tham khảo chính xác đối với tài liệu bằng cách
sử dụng một kiểu cách thích hợp, chẳng hạn như kiểu cách viết trong sách
hướng dẫn về kiểu cách của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (Hiệp hội Tâm
lý học Hoa Kỳ, 2001), thế nào để tôi có một danh mục tài liệu tham khảo
đầy đủ để sử dụng ở cuối đề án hay công trình nghiên cứu của tôi.

Bước 7 Sau khi tóm tắt tài liệu, kế đến tôi tập hợp lại để xây dựng phần xem xét lại
tài liệu, trong đó tôi cấu trúc tài liệu theo chủ đề hay tổ chức tài liệu phân
theo các khái niệm quan trọng được đề cập trong công trình nghiên cứu.
Tôi sẽ kết thúc phần xem xét lại tài liệu của tôi bằng một tóm tắt về các
chủ đề chính được tìm thấy trong tài liệu và đề nghị rằng chúng ta cần
nghiên cứu thêm về đề tài tôi đã đưa ra theo phương hướng của công trình
nghiên cứu đề xuất của tôi.

Để phát triển dựa vào các điểm then chốt trong bảy bước của qui trình này, trước tiên
chúng ta sẽ xét đến các kỹ thuật hữu ích trong việc tiếp cận tài liệu một cách nhanh chóng
thông qua các cơ sở dữ liệu.

Các Cơ sở Dữ liệu Máy tính hóa (Computerized Databases)

Việc truy tìm thông tin đã trở thành biên giới phát triển khoa học kế tiếp đối với các nhà
nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn. Bằng cách sử dụng các động cơ tìm kiếm (search
engines), các nhà nghiên cứu có thể xác định vị trí tài liệu trực tuyến cho việc xem xét lại tài
liệu. Hơn nữa các bộ sưu tập (tạp chí và sách) của thư viện có thể được quét một cách nhanh
chóng bằng cách sử dụng hệ thống catalô trực tuyến máy tính hóa. Một cuộc điều tra/khảo sát
về các thư viện học thuật đã báo cáo rằng 98% của 119 thư viện nghiên cứu học thuật đã có
các bản ghi thư mục (bibliographic records) về sách và tạp chí “trực tuyến” cho việc truy cập
bằng máy tính (Krol, 1993). Bằng việc sử dụng Internet, các bộ sưu tập trong catalô của các
thư viện khắp nước Mỹ cũng có sẵn, một thí dụ là hệ thống CARL (Colorado Association of
Research Libraries – Hiệp hội các Thư viện Nghiên cứu ở Colorado) ở Colorado. Hệ thống
này cung cấp đủ loại văn bản trực tuyến, các thư mục về các chương trình của trường kiểu
mẫu, các bài phê bình sách trực tuyến, những dữ kiện về khu vực thành phố Denver, và một
cơ sở dữ liệu về giáo dục về môi trường (Krol, 1993).

Các cơ sở dữ liệu hiện có sẵn trong các thư viện tạo ra cơ hội cho các nhà nghiên cứu
tiếp cận hay truy cập một cách nhanh chóng hàng ngàn tạp chí hay tập san, các bài viết trong
các hội nghị, và các tài liệu. Vài cơ sở dữ liệu hình thành bộ công cụ về các nguồn lực cho
nhà nghiên cứu khoa học xã hội ngày nay.

Hệ thống ERIC (Educational Resources Information Center – Trung tâm Thông tin
Nguồn lực về Giáo dục) có sẵn trên CD-ROM và trực tuyến (hãy xem www.accesseric.org).
Cơ sở dữ liệu này cho phép truy cập đến gần 1 triệu bản tóm tắt về các tài liệu và các bài báo
đăng trên tạp chí về nghiên cứu và thực hành về giáo dục. Hệ thống ERIC gồm có hai phần:
CIJE, (Current Index to Journals in Education – Thư mục Hiện hành về Tạp chí về Giáo dục,

39
1969– ) và RIE, (Resources in Education – Các Nguồn lực về Giáo dục) Trung tâm Thông tin
Nguồn lực về Giáo dục, 1975– ). Để sử dụng tốt nhất hệ thống ERIC, điều quan trọng là xác
định “các bộ mô tả” (“descriptors”) thích hợp cho đề tài đang xét. Các nhà nghiên cứu có thể
lục lọi một tự điển về các thuật ngữ bằng cách sử dụng ERIC Thesaurus (Trung tâm Thông tin
Nguồn lực về Giáo dục, 1975). Tuy nhiên, sự lục lọi ngẫu nhiên Thesaurus để tìm các bộ mô
tả có thể mất nhiều thời gian và không hiệu quả. Một cách khác là Anh/Chị có thể sử dụng
qui trình sau đây:

1. Đọc nhanh qua mục lục chủ đề được tìm thấy ở cuối mỗi CIJE (Thư mục Hiện hành về
Tạp chí về Giáo dục) và RIE (Các Nguồn lực về Giáo dục) hoặc chạy chuơng trình tìm
kiếm trên máy tính ERIC (Trung tâm Thông tin Nguồn lực về Giáo dục) bằng cách sử
dụng các từ khóa (keywords) có vẻ gần giống với đề tài của Anh/Chị. Hãy tìm một
công trình nghiên cứu càng tương tự càng tốt với dự án nghiên cứu của Anh/Chị.

2. Khi Anh/Chị tìm ra một công trình nghiên cứu, hãy xem xét các bộ mô tả được sử
dụng cho bài viết đó. Hãy chọn các bộ mô tả chủ yếu được sử dụng để mô tả bài viết
đó (hãy xem các thuật ngữ về bộ mô tả trong bản tóm tắt (bản trích yếu)).

3. Hãy sử dụng các bộ mô tả chủ yếu này trong việc chạy chương trình tìm kiếm trên
máy tính của Anh/Chị. Theo cách này, Anh/Chị sử dụng các bộ mô tả mà những
người ở ERIC Clearinghouses (các tổ chức thu thập và cung cấp thông tin về một chủ
đề cụ thể của ERIC) đã sử dụng để lập danh mục các bài viết cho hệ thống ERIC.
Điều này tối đa hóa khả năng tìm ra các bài viết phù hợp với công trình nghiên cứu
được lập kế hoạch của Anh/Chị.

Thư mục Trính dẫn Khoa học Xã hội (Social Sciences Citation Index) (Viện Thông tin
Khoa học, 1969– ) cũng có sẵn trên CD-ROM và được giữ ở nhiều thư viện học thuật. Thư
mục Trích dẫn Khoa học Xã hội (SSCI) bao trùm vào khoảng 5.700 tạp chí tiêu biểu cho hầu
như mọi ngành trong khoa học xã hội. SSCI có thể được sử dụng để tìm ra các bài viết và các
tác giả đã tiến hành nghiên cứu về một đề tài. SSCI đặc biệt hữu ích trong việc tìm ra các
công trình nghiên cứu có tham khảo một công trình nghiên cứu quan trọng. SSCI giúp
Anh/Chị có thể lần ra tất cả công trình nghiên cứu, kể từ khi xuất bản một công trình nghiên
cứu then chốt, mà đã trích dẫn công trình then chốt này. Bằng việc sử dụng hệ thống này,
Anh/Chị có thể xây dựng một danh sách theo thứ tự thời gian về các tài liệu tham khảo minh
chứng cho sự tiến hóa trong lịch sử của một ý tưởng hay một nghiên cứu.

Một cơ sở dữ liệu trên CD-ROM khác là Cơ sở dữ liệu Quốc tế về các bản


Tóm tắt Luận án Tiến sĩ (Dissertation Abstracts International) (University Microfilms, 1938–
). Cơ sở này có chứa các bản tóm tắt về các luận án tiến sĩ được nộp lên bởi gần 500 tổ chức
tham gia trên khắp thế giới. Trong việc xem xét lại tài liệu đầy đủ cho một luận án tiến sĩ, hãy
xác định tất cả tài liệu tham khảo, bao gồm cả các luận án tiến sĩ, trong cuộc tìm kiếm. Hãy
tìm một ít luận án tiến sĩ tốt từ những tổ chức được tôn trọng mà xử lý một đề tài càng gần
giống càng tốt với đề tài nghiên cứu của Anh/Chị.

Để tìm ra các nghiên cứu trong xã hội học hoặc về các đề tài xử lý các khái niệm về xã
hội học, hãy tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu Các Tóm tắt về Xã hội học (Sociological Abstracts)
(1953– ), có sẵn trên một CD-ROM có tên là Sociofile. Các Tóm tắt về Xã hội học có sẵn từ
Các Tóm tắt về Khoa học Cambridge (hãy xem Web site của nó ở
http://infoshare1.princeton.edu:2003/databases/about/tips/html/sociofile.html). Cơ sở dữ liệu
này có chứa các bản tóm tắt của các bài viết trong hơn 2.500 tạp chí cũng như các bài điểm
sách và các bản tóm tắt về các luận án tiến sĩ và sách. Đối với các công trình nghiên cứu về
tâm lý học, hãy xem xét PsycINFO (xem www.apa.org/psyinfo/about/), hướng dẫn đối với

40
Các Bản Tóm tắt về Tâm lý học (Psychological Abstracts) (1927– ). Cơ sở dữ liệu này lập
thư mục hơn 850 tạp chí dưới 16 phạm trù hay loại thông tin khác nhau. Cơ sở dữ liệu này có
sẵn trong các thư viện học thuật dưới dạng CD-ROM và có sẵn như một phiên bản trên Web
site.

Tóm lại, tôi đề xuất những điều sau đây:

• Hãy sử dụng các nguồn lực máy tính hóa có sẵn trong thư viện học thuật của Anh/Chị,
như là các phiên bản CD-ROM hay Web site để truy cập tài liệu về đề tài của Anh/Chị

• Hãy truy cập nhiều cơ sở dữ liệu để tiến hành việc xem xét lại kỹ hưỡng về tài liệu. Hãy
lục lọi các cơ sở dữ liệu ERIC, SSCI, PsycINFO, Sociofile, và Dissertation Abstracts
International (Cơ sở Dữ liệu Quốc tế về các Bản Tóm tắt Luận án Tiến sĩ).

Thứ tự Ưu tiên đối với các Nguồn lực trong Tài liệu (A Priority for Resources in the
Literature)

Tôi đề xuất các nhà nghiên cứu thiết lập một thứ tự ưu tiên trong việc tìm kiếm tài liệu. Các
loại tài liệu nào có thể được xem xét lại, và theo thứ tự ưu tiên nào? Hãy xét những điều sau
đây:

1. Đặc biệt nếu Anh/Chị đang xem xét một đề tài lần đầu tiên và không biết gì về sự
nghiên cứu đã có về đề tài này, hãy bắt đầu bằng những sự tổng hợp rộng về tài liệu,
như là những bản tổng quan được tìm thấy trong các bách khoa toàn thư (thí dụ, Aikin,
1992; Keeves, 1988). Anh/Chị có thể cũng tìm các bản tóm tắt về tài liệu về đề tài của
Anh/Chị được trình bày trong các bài viết trên tạp chí hay các bộ tóm tắt hay trích yếu
(thí dụ, Annual Review of Psychology (Tạp chí Hàng năm về Tâm lý học), 1950– ).

2. Kế đến, chuyển sang các bài viết trên tạp chí đăng trên các tạp chí toàn quốc được tôn
trọng, đặc biệt là những bài viết báo cáo về các công trình nghiên cứu. Bằng thuật ngữ
nghiên cứu (research), tôi muốn nói rằng tác giả hay các tác giả đặt ra một câu hỏi hay
giả thuyết, thu thập dữ liệu, và cố gắng trả lời câu hỏi đó hay chứng minh giả thuyết
đó. Hãy bắt đầu với các công trình nghiên cứu gần đây nhất về đề tài của Anh/Chị, rồi
đi lùi từ từ trở lại theo thời gian. Trong các bài viết trên tạp chí này, hãy khai thác tiếp
các tài liệu tham khảo ở cuối mỗi bài viết này để có nhiều nguồn hơn để xem xét.

3. Hãy chuyển sang các cuốn sách liên quan đến đề tài của Anh/Chị. Hãy bắt đầu với
các tập chuyên khảo về nghiên cứu (research monographs) tóm tắt tài liệu nghiên cứu
học thuật, sau đó xem xét đến các cuốn sách toàn bộ viết về một đề tài duy nhất hay có
các chương được viết bởi các tác giả khác nhau.

4. Tiếp theo việc tìm kiếm nói trên, hãy tìm các bài viết trong các hội nghị mới diễn ra về
một đề tài. Thường thì các bài viết trong hội nghị báo cáo những phát triển mới nhất
trong nghiên cứu. Hãy tìm những hội nghị toàn quốc quan trọng và các bài viết được
phát ra tại các hội nghị đó. Hầu hết các hội nghị quan trọng đều đòi hỏi hoặc yêu cầu
các tác giả nộp các bài viết của họ để đưa vào các thư mục được máy tính hóa. Hãy
tiếp xúc với các tác giả của các công trình nghiên cứu. Hãy tìm cho ra họ tại các hội
nghị. Hãy viết thư hay điện thoại cho họ hỏi xem họ có biết các công trình nghiên cứu
liên quan đến công trình nghiên cứu đề xuất của Anh/Chị và hỏi xem liệu họ có một
công cụ có thể được sử dụng hay được sửa đổi để sử dụng trong công trình nghiên cứu
của Anh/Chị hay không.

41
5. Nếu thời gian cho phép, hãy xem xét các bản tóm tắt về các luận án tiến sĩ trong Cơ sở
Dữ liệu Quốc tế về các Bản Tóm tắt Luận án Tiến sĩ (University microfilms, 1938– ).
Các luận án tiến sĩ có chất lượng hết sức khác nhau, và ta cần phải chọn lọc trong việc
xem xét các công trình nghiên cứu này. Việc lục tìm các Bản Tóm tắt nói trên có thể
tìm ra một hay hai luận án tiến sĩ phù hợp. Một khi Anh/Chị xác định được các luận
án này, hãy xin các bản sao của các luận án này thông qua việc mượn giữa các thư
viện hay thông qua Thư viện Microfilm (Vi phim) của Đại học Michigan.

Tôi đặt các bài viết trên tạp chí đứng đầu trên danh sách bởi vì các bài này dễ tìm ra và
sao lại nhất. Các bài viết trên tạp chí cũng báo cáo sự “nghiên cứu” về một đề tài. Các bản
luận án tiến sĩ được xếp dưới cùng trên danh sách bởi vì các bản luận án này khác nhau đáng
kể về chất lượng và là tài liệu khó tìm ra và sao lại nhất.

Các bài viết và các công trình nghiên cứu trên Web site cũng là những tài liệu hữu ích.
Việc tiếp cận hay truy cập dễ dàng và khả năng thu nhận được toàn bộ các bài viết làm cho
nguồn tài liệu này thật hấp dẫn. Tuy nhiên, các nhà bình luận có thể đã không đánh giá và
sàng lọc các bài viết này để có được chất lượng, và ta cần phải thận trọng về việc liệu các bài
viết này có thể hiện sự nghiên cứu nghiêm túc, có suy nghĩ và có hệ thống để sử dụng trong
phần xem xét lại tài liệu hay không. Các tạp chí trực tuyến, vốn đang trở nên phổ biến hơn,
thường bao gồm các bài viết đã được xem xét đối với các tiêu chuẩn về chất lượng, và các nhà
nghiên cứu có thể kiểm tra xem tạp chí này có hay không có một ban duyệt xét được chứng
nhận mà đã công bố các tiêu chuẩn về chất lượng được sử dụng trong việc chấp nhận cho xuất
bản các bài viết.

Bản đồ Tài liệu về Nghiên cứu về một Đề tài (A Literature Map of the Research)

Một trong những công việc đầu tiên đối với một nhà nghiên cứu làm việc với một đề tài mới
là tổ chức tài liệu về đề tài này. Điều này làm cho nhà nghiên cứu hiểu biết được công trình
nghiên cứu của mình về đề tài này bổ sung thêm, mở rộng, hay sao chép như thế nào nghiên
cứu đã được người khác hoàn tất.

Một công cụ hữu ích cho công việc đầu tiên nói trên là bản đồ tài liệu (a literature
map) về nghiên cứu về một đề tài. Bản đồ này là một bản tóm tắt trực quan về nghiên cứu đã
được những nhà nghiên cứu khác tiến hành, và bản đồ này thường được trình bày trong một
hình minh họa. Các bản đồ tài liệu được tổ chức theo những cách khác nhau. Một cách là cấu
trúc theo hệ thống thứ bậc, với việc trình bày tài liệu từ trên xuống, kết thúc ở đáy với công
trình nghiên cứu được đề xuất mà sẽ mở rộng tài liệu hiện có. Một cách khác có thể tương tự
với một lưu đồ (biểu đồ tiến trình), trong đó người đọc nhận biết được tài liệu trải ra từ trái
sang phải, với các công trình nghiên cứu ở xa nhất về phía phải tiến đến công trình nghiên cứu
được đề xuất, mà nghiên cứu này thêm vào tài liệu hiện có. Mô hình thứ ba có thể gồm có
các vòng tròn, với mỗi vòng tròn biểu hiện một số lượng tài liệu và phần giao nhau của các
vòng tròn này chỉ ra nơi mà ở đó cần có nghiên cứu trong tương lai. Tôi đã thấy những thí dụ
về tất cả các khả năng nói trên của bản đồ tài liệu được vẽ bởi sinh viên.

Ý tưởng chủ yếu là nhà nghiên cứu bắt đầu xây dựng một bức tranh trực quan (hiển
thị) về nghiên cứu hiện hữu về một đề tài. Bản đồ tài liệu trình bày tổng quan về tài liệu hiện
hữu. Bản đồ tài liệu sẽ giúp những người khác – như là hội đồng hay ủy ban phụ trách luận
án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ, nhóm những người tham gia được tập hợp tại một hội nghị, hay

42
những nhà bình luận của các tạp chí – hình dung ra được công trình nghiên cứu được đề xuất
liên quan như thế nào với tài liệu rộng lớn hơn đang tồn tại về đề tài đang xét.

Để minh họa bản đồ tài liệu và qui trình liên quan trong việc tạo ra một bản đồ tài liệu,
trước tiên tôi sẽ cho thấy một bản đồ tài liệu hoàn chỉnh và sau đó thảo luận về một số nguyên
tắc hướng dẫn đối với việc thiết kế bản đồ này. Hãy xem Hình 2.1, hình này trình bày tài liệu
được tìm thấy về đề tài sự công bằng về thủ tục trong các tổ chức (Janovec, 2001). Bản đồ tài
liệu của Janovec minh họa thiết kế theo hệ thống thứ bậc của một bản đồ. Cô Janovec đã sử
dụng một số nguyên tắc về thiết kế bản đồ tài liệu tốt.

• Cô đặt đề tài, mà cô thực hiện việc xem xét lại tài liệu về đề tài này, vào một hộp ở trên
cùng của hệ thống thứ bậc.

• Kế đến, cô lấy các công trình nghiên cứu mà cô tìm thấy trong việc tìm kiếm bằng máy
tính của cô, xác định vị trí các bản sao của các công trình nghiên cứu này, và tổ chức các
bản sao này thành ba tiểu đề tài rộng (ba tiểu đề tài rộng này là sự hình thành những nhận
thức về sự công bằng, các tác động của sự công bằng, và sự công bằng trong việc thay đổi
về tổ chức). Đối với một bản đồ tài liệu khác, nhà nghiên cứu có thể có nhiều hơn hay ít
hơn bốn phạm trù chính (bốn loại tài liệu chính), phụ thuộc vào mức độ tài liệu xuất bản
về đề tài đang xét.

43
Sự Công bằng về
Thủ tục trong Các
Tổ chức *

Sự Hình thành những Sự Công bằng trong Việc


Nhận thức về Sự Công bằng Thay đổi về Tổ chức
Các Tác động của
Sự Công bằng
Kiến thức
Schappe, Những Sự Giải Lịch sử đã qua
Các Kết quả thích Lawson & Angle,
1996 1998
Các Động cơ Masterson,
Tyler, 1994
Lewis,
Goldman &
Những sự Sự Lãnh
Taylor 2000 truất quyền
Sự đạo
Tín nhiệm hay gạt bỏ Wiesenfeld
Gopinath & Việc Di chuyển Brockner,&
Bầu không khí Konovsky &
Pugh, Becker, Địa điểm Thibauld,
Naumann,& Các Cơ cấu 2000
1994 Daily, 1995 2000
Bennett, 2000 Tổ chức
Các Hành vi liên
Schminke, quan đến Quyền
Ambrose, & Công dân Trong
Cropanzano, Tổ chức
Moorman, 1991 Sự Hỗ trợ Sự Giữ
2000 Cố định
về Tổ chức
Moorman, Tiền lương
Blakely, & Shaubroeck
Nichoff, 1998 May, & Brown,
1994 Việc Đưa ra
Tiếng nói Quyết định có tính
Hunton. Hall & Price, 1998; Chiến lược
Lind Kanfer, & Earley, 1990; Kime & Mauborgne,
Sự Đối xử không Công bằng 1998
Bies & Shapiro, 1998
Tepper, 2000; Kirkul, 2001
Daily & Kirk, 1992

Cần Nghiên cứu


Sự Công bằng về Thủ tục và
Nền Văn hóa

Hình 2.1 Bản đồ Tài liệu


NGUỒN: Trích từ Janovec (2001). In lại theo sự cho phép của Terese Janovec.
* Những mốI quan tâm của ngườI làm công đến sự công bằng của các quyết định
về quản lý và đến việc đưa ra quyết định về quản lý.

• Trong mỗi hộp (hình chữ nhật hay hình vuông) có ghi tên mô tả, đó là từ hay cụm từ mô tả
tính chất của các công trình nghiên cứu trong hộp (nghĩa là”các kết quả hay kết cục”).

• Trong mỗi hộp có ghi lời tham chiếu đến những đoạn trích dẫn quan trọng minh họa nội
dung của mỗi hộp đó. Điều hữu ích là sử dụng những lời tham chiếu phổ biến và có tính
minh họa cho đề tài của hộp đó, và trình bày ngắn gọn lời tham chiếu dưới một hình thức
thích hợp theo sách hướng dẫn cách viết đối với một lời tham chiếu nằm trong phần chính
của bài viết (in-text) (thí dụ, Smith, xxxx).

• Hãy xét đến vài cấp độ cho bản đồ tài liệu. Nói cách khác, các đề tài chính (major topics)
dẫn đến các tiểu đề tài (subtopics), và sau đó dẫn đến các tiểu đề tài phụ (sub-subtopics).

44
• Một số nhánh của biểu đồ hay lưu đồ này được phát triển nhiều hơn các nhánh khác. Độ
sâu này phụ thuộc vào số lượng tài liệu có sẵn và độ sâu của việc xem xét kỹ lưỡng tài liệu
của nhà nghiên cứu.

• Sau khi tổ chức tài liệu thành một biểu đồ, Janovec xem xét các nhánh của hình nói trên
(Hình 2.1) mà cung cấp điểm bật hay tạo đà cho công trình nghiên cứu đề xuất của cô. Cô
đặt một hộp có tên là “cần nghiên cứu” (hay “công trình nghiên cứu được đề xuất”) ở dưới
cùng của bản đồ tài liệu, cô xác định một cách ngắn gọn tính chất của công trình nghiên
cứu được đề xuất này (sự công bằng về thủ tục và nền văn hóa), và cô vẽ các đường thẳng
dẫn đến tài liệu quá khứ mà dự án nghiên cứu của cô sẽ mở rộng. Cô đã đề xuất công
trình nghiên cứu này dựa trên những ý tưởng do các tác giả khác đề nghị trong các phần
trình bày “nghiên cứu trong tương lai” của các công trình nghiên cứu của họ.

Tóm tắt các Công trình Nghiên cứu

Khi xem xét lại nội dung của các công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu ghi chép thông
tin thiết yếu từ các công trình nghiên cứu này đề sử dụng cho phần xem xét lại tài liệu. Trong
qui trình này, các nhà nghiên cứu cần phải xét đến việc trích thông tin hay dữ liệu gì từ một
công trình nghiên cứu và tóm tắt để đưa vào phần “xem xét lại tài liệu liên quan”. Đây là
thông tin quan trọng khi xem xét lại có lẽ hàng tá, nếu không nói là hàng trăm, công trình
nghiên cứu. Một bản tóm tắt tốt, để dùng cho phần xem xét lại tài liệu, về một bài báo nghiên
cứu được đăng trên tạp chí có thể bao gồm những điểm sau đây:

• Hãy đề cập đến vấn đề đang được giải quyết.

• Hãy trình bày mục đích chủ yếu hay trọng tâm của công trình nghiên cứu này.

• Hãy trình bày ngắn gọn thông tin về mẫu, tổng thể, hay những người tham gia trong
nghiên cứu.

• Hãy xem xét lại các kết quả chính yếu liên quan đến công trình nghiên cứu này.

• Tùy thuộc vào việc liệu hình thức xem xét lại tài liệu có phải là xem xét lại về phương
pháp luận hay không (Cooper, 1984), hãy chỉ ra những sai lầm về kỹ thuật và phương
pháp luận trong công trình nghiên cứu này.

Khi xem xét một bài báo về nghiên cứu để xây dựng một bản tóm tắt, có những chỗ trong
công trình nghiên cứu để tìm các thành phần nói trên. Trong các bài báo đăng trên tạp chí
được soạn thảo tốt, vấn đề nghiên cứu và lời phát biểu mục đích nghiên cứu được tìm thấy và
đưọc trình bày rõ ràng trong phần giới thiệu bài báo. Thông tin về mẫu, tổng thể, hay những
người tham gia trong nghiên cứu được tìm thấy ở khoảng giữa của bài báo, trong phần trình
bày phương pháp (hay thủ tục), và các kết quả thường được báo cáo vào khoảng cuối của bài
báo. Trong các phần trình bày các kết quả, hãy tìm những đoạn trong đó các nhà nghiên cứu
báo cáo thông tin để trả lời hay giải quyết mỗi câu hỏi nghiên cứu hay giả thuyết. Đối với các
công trình nghiên cứu dài bằng cả cuốn sách, hãy tìm cùng những điểm như thế. Hãy xét thí
dụ sau đây.

Thí dụ 2.1 Xem xét lạI một Công trình Nghiên cứu Định lượng

45
Trong thí dụ này, tôi sẽ trình bày một đoạn tóm tắt những thành phần chính của một công
trình nghiên cứu định lượng (Creswell, Seagren, và Henry, 1979), rất giống với đoạn có thể
xuất hiện trong phần “xem xét lại tài liệu” của một luận án tiến sĩ hay một bài báo đăng trên
tạp chí. Trong đoạn này, tôi đã chọn các thành phần then chốt sẽ được tóm tắt.

Creswell, Seagren, và Henry (1979) đã kiểm định mô hình Biglan, một mô hình ba chiều
tập hợp thành nhóm ba mươi sáu lĩnh vực học thuật thành các lĩnh vực cứng hay mềm,
lý thuyết hay ứng dụng, đời sống hay không phải đời sống, như một yếu tố tiên đoán
về những yêu cầu phát triển chuyên môn của các chủ nhiệm khoa. Tám mươi chủ
nhiệm khoa tại bốn đại học tiểu bang và một viện đại học của một tiểu bang vùng
Midwest của Hoa Kỳ đã tham gia trong nghiên cứu này. Các kết quả cho thấy rằng
các chủ nhiệm khoa trong những lĩnh vực học thuật khác nhau có những yêu cầu phát
triển chuyên môn khác nhau. Dựa trên các kết quả tìm thấy này, các tác giả khuyến
nghị rằng những người xây dựng các chương trình bồi dưỡng chuyên môn tại chức
(in-service programs) cần phải xét đến những sự khác nhau giữa các ngành học khi họ
lập kế hoạch cho các chương trình đó.

Trong thí dụ ở trên, tôi bắt đầu bằng việc trình bày một tài liệu tham khảo nằm trong phần
chính của bài viết (in-text) phù hợp với hình thức được qui định trong sách hướng dẫn về kiểu
cách của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, Publication Manual of the American Psychological
Association (Sách Hướng dẫn Xuất bản của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (Hiệp hội Tâm lý
học Hoa Kỳ, 2001)). Kế đến, tôi đã xem xét lại mục đích chủ yếu của công trình nghiên cứu.
Tiếp theo, tôi đưa ra thông tin về việc thu thập dữ liệu. Tôi đã kết thúc bằng việc trình bày
các kết quả chính của công trình nghiên cứu và trình bày những ý nghĩa thực tiễn của các kết
quả này.

Làm sao tóm tắt những bài nghiên cứu (studies) mà không phải là công trình nghiên
cứu trong đó tác giả đặt ra câu hỏi hay giả thuyết, thu thập dữ liệu, và cố gắng trả lời câu hỏi
hay chứng minh giả thuyết (research studies) – như là bài tiểu luận, bài quan điểm, bài nghiên
cứu về loại hình hay hệ thống phân loại, và bài tổng hợp nghiên cứu trong quá khứ? Khi tóm
tắt những nghiên cứu phi thực nghiệm (non-empirical studies) này, nhà nghiên cứu nên

• Đề cập đến vấn đề được giải quyết bởi bài viết hay cuốn sách.
• Xác định chủ đề trung tâm của nghiên cứu đó.
• Trình bày các kết luận chính liên quan đến chủ đề nói trên.
• Đề cập đến những yếu điểm hay sai lầm trong việc lý giải, logic, sức mạnh của lập luận,
và v.v khi loại hình xem xét lại là xem xét lại về phương pháp luận.

Hãy xét thí dụ sau đây, thí dụ này minh họa việc đưa các khía cạnh nói trên vào phần
xem xét lại tài liệu.

Thí dụ 2.2 Xem xét lại một Nghiên cứu Đưa ra một Hệ thống Phân loại

Sudduth (1992) đã hoàn thành một luận án định lượng trong ngành khoa học chính trị về đề
tài là việc sử dụng sự thích nghi có tính chiến lược trong các bệnh viện ở nông thôn. Ông đã
xem xét lại tài liệu trong vài chương ở phần đầu của nghiên cứu. Trong một thí dụ về việc
tóm tắt một nghiên cứu đơn lẻ đưa ra một hệ thống phân loại, Sudduth đã tóm tắt vấn đề, chủ
đề, và hệ thống phân loại.

46
Ginter, Duncan, Richardson và Swayne (1991) công nhận tác động của môi trường bên
ngoài đối với khả năng thích nghi với sự thay đổi của một bệnh viện. Họ ủng hộ một
qui trình mà họ gọi là phép phân tích về môi trường, phép phân tích này cho phép tổ
chức (bệnh viện) quyết định một cách chiến lược những đáp ứng tốt nhất trước sự thay
đổi xảy ra trong môi trường. Tuy nhiên, sau khi xem xét nhiều kỹ thuật được sử dụng
cho việc phân tích về môi trường, thì có vẻ rằng các nhà nghiên cứu chưa xây dựng
một hệ thống sắp xếp về khái niệm toàn diện hay mô hình trên máy tính để cung cấp
một phép phân tích hoàn chỉnh về các vấn đề môi trường (Ginter và những người
khác, 1991). Kết quả là một phần thiết yếu của sự thay đổi có tính chiến lược dựa
nặng nề vào một qui trình đánh giá không định lượng được và tùy thuộc vào sự phán
đoán thiếu khách quan. Đề giúp giám đốc bệnh viện đánh giá cẩn thận môi trường
bên ngoài, Ginter và những người khác (1991) đã xây dựng một hệ thống phân loại
được trình bày trong Hình 2.1 (trang 44).

Các Sách Hướng dẫn về Kiểu cách (Style Manuals)

Một nguyên tắc căn bản trong việc xem xét lại tài liệu là sử dụng một kiểu cách viết về điều
tham chiếu hay tài liệu tham khảo phù hợp và nhất quán. Khi xác định được một điều tham
chiếu hay tài liệu tham khảo hữu ích cho phần xem xét lại tài liệu, hãy đề cập đầy đủ đến
nguồn tài liệu bằng cách sử dụng một kiểu cách viết thích hợp. Đối với các đề án làm luận án
tiến sĩ, các sinh viên trên đại học cần xin chỉ dẫn từ các thành viên ủy ban hay hội đồng phụ
trách luận án, khoa, hay các quan chức của khoa hay của đại học về sách hướng dẫn kiểu cách
thích hợp để sử dụng cho việc trích dẫn các tài liệu tham khảo. Sách Hướng dẫn về Xuất bản
của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (lần xuất bản thứ 5) (Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 2001)
được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực giáo dục và tâm lý học. Sách hướng dẫn của Đại
học Chicago (Sách Hướng dẫn về Kiểu cách) (A Manual of Style), 1982), Turabian (Turabian,
1973), và Campbell và Ballou (1977) cũng được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học
xã hội. Một số tạp chí thậm chí đã xây dựng riêng cho mình biến thể của các kiểu cách thông
dụng. Tôi đề xuất nhà nghiên cứu nên chấp nhận và sử dụng một cuốn sách hướng dẫn về
kiểu cách sớm trong quá trình lập kế hoạch và xác định một cuốn sách hướng dẫn kiểu cách
mà có thể chấp nhận được đối với các nhóm khán giả của bài viết của Anh/Chị.

Những điều xem xét quan trọng nhất trong sách hướng dẫn kiểu cách bao gồm việc sử
dụng các đoạn trích dẫn nằm trong phần chính của bài viết (in-text citaitons), các tài liệu tham
khảo nằm cuối phần chính của bài viết hay cuốn sách (end-of-text references), các đề mục
(headings) hình (figures) và bảng (tables). Sau đây là một số đề nghị đối với việc viết tài liệu
học thuật bằng cách sử dụng sách hướng dẫn về kiểu cách:

• Khi viết những điều trích dẫn nằm trong phần chính của bài viết (in-text citations) hãy
luôn nhớ đến hình thức thích hợp cho các loại trích dẫn và chú ý kỹ đến định dạng hay
hình thức sắp xếp nhiều điều trích dẫn cùng một lúc.

• Khi viết các tài liệu tham khảo nằm cuối phần chính của bài viết hay cuốn sách (end-of-
text references), hãy lưu ý xem liệu sách hướng dẫn về kiểu cách có đòi hỏi phải sắp xếp
theo thứ tự bảng chữ cái (a, b, c v.v) hay đánh số các tài liệu tham khảo này hay không.
Ngoài ra, hãy kiểm tra chéo để nắm chắc rằng đối với mỗi điều trích dẫn nằm trong phần
chính của bài viết đều tìm ra được một tài liệu tham khảo tương tự nằm ở cuối phần chính
của bài viết.

47
• Các đề mục (headings) được sắp xếp thứ tự trong một bài viết về nghiên cứu học thuật
theo các cấp (levels). Trước hết, hãy chú ý xem Anh/Chị sẽ có bao nhiêu cấp đề mục
trong công trình nghiên cứu của mình. Kế đó, tham khảo sách hướng dẫn về kiểu cách để
biết định dạng thích hợp cho mỗi cấp đề mục mà Anh/Chị sử dụng. Thông thường, các
báo cáo nghiên cứu có từ hai đến bốn cấp đề mục

• Nếu các ghi chú ở cuối trang hay ở cuối bài (footnotes) được sử dụng, hãy tham khảo sách
hướng dẫn về kiểu cách để biết cách sắp đặt vị trí thích hợp của các ghi chú này. Các ghi
chú ở cuối trang hay ở cuối bài được sử dụng ít thường xuyên hơn trong các bài viết về
nghiên cứu học thuật ngày nay so với cách đây vài năm. Nếu Anh/Chị đưa các ghi chú này
vào, hãy chú ý liệu chúng được đặt ở cuối trang hay ở cuối bài viết.

• Các bảng (tables) và các hình (figures) có hình thức riêng biệt trong mỗi cuốn sách hướng
dẫn kiểu cách. Hãy lưu ý những khía cạnh như các dòng in đậm, các nhan đề, và khoảng
cách trong các thí dụ được trình bày trong sách hướng dẫn kiểu cách.

Nói tóm lại, khía cạnh quan trọng nhất của việc sử dụng một cuốn sách hướng dẫn về kiểu
cách là phải nhất quán trong cách tiếp cận khắp bản thảo.

MÔ HÌNH VIẾT PHẦN XEM XÉT LẠI TÀI LIỆU

Khi soạn thảo phần xem xét lại tài liệu, thật khó quyết định phải xem xét lại bao nhiêu tài liệu.
Để giải quyết vấn đề này, tôi đã xây dựng một mô hình cung cấp các tham số cho việc xem
xét lại tài liệu, đặc biệt là vì mô hình này có thể dùng cho một nghiên cứu định lượng hay theo
các phương pháp hỗn hợp mà sử dụng một phần trình bày tiêu chuẩn về xem xét lại tài liệu.
Đối với một nghiên cứu định tính, việc xem xét lại tài liệu có thể xem xét kỹ các khía cạnh về
hiện tượng chủ yếu được xử lý và phân chia hiện tượng chủ yếu ra thành các lĩnh vực theo đề
tài.

Đối với phần xem xét lại tài liệu cho nghiên cứu định lượng hay theo các phương pháp
hỗn hợp, hãy viết phần xem xét lại tài liệu mà có chứa các thành phần hay các mục về tài liệu
liên quan đến các biến độc lập quan trọng, các biến phụ thuộc quan trọng, và các nghiên cứu
thiết lập quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc (trong Chương 4 sẽ trình bày nhiều
thông tin hơn về các biến). Cách tiếp cận này dường như thích hợp với các luận án tiến sĩ hay
với việc khái niệm hóa tài liệu sẽ được đưa vào sử dụng trong một bài báo đăng trên tạp chí.
Hãy xét phần xem xét lại tài liệu (trong một luận án tiến sĩ hay một đề án nghiên cứu làm luận
án tiến sĩ) gồm có năm thành phần: giới thiệu, đề tài 1 (về biến độc lập), đề tài 2 (về biến phụ
thuộc), đề tài 3 (các công trình nghiên cứu đề cập đến cả biến độc lập lẫn biến phụ thuộc), và
tóm tắt. Sau đây trình bày chi tiết hơn về mỗi thành phần hay mỗi mục nói trên:

1. Giới thiệu phần xem xét lại tài liệu bằng cách trình bày cho người đọc về các thành
phần hay mục được bao gồm trong phần xem xét lại tài liệu này. Đoạn này là lời trình
bày về sự tổ chức phần xem xét lại tài liệu.

2. Đề tài xem xét lại 1 (Review topic 1), đề tài này xử lý tài liệu nghiên cứu học thuật về
biến hay các biến độc lập. Với vài biến độc lập, hãy xét đến việc sử dụng các tiểu
mục hay tập trung vào chỉ một biến quan trọng nhất. Hãy nhớ là chỉ xử lý tài liệu về
biến độc lập; hãy giữ riêng biệt tài liệu về biến phụ thuộc và tài liệu về biến độc lập
trong mô hình này.

48
3. Đề tài xem xét lại 2, đưa vào tài liệu nghiên cứu học thuật về biến hay các biến phụ
thuộc. Với nhiều biến phụ thuộc, hãy viết các tiểu mục về mỗi biến hay tập trung vào
một biến phụ thuộc quan trọng, duy nhất.

4. Đề tài xem xét lại 3, bao gồm tài liệu nghiên cứu học thuật thiết lập quan hệ giữa
(các) biến độc lập và (các) biến phụ thuộc. Ở đây chúng ta ở điểm quan trọng nhất
của công trình nghiên cứu đề xuất. Như thế, thành phần hay mục này phải tương đối
ngắn và chứa đựng các công trình nghiên cứu hết sức gần giống với công trình nghiên
cứu được đề xuất xét về đề tài. Có lẽ chưa có gì được viết ra về đề tài của công trình
nghiên cứu được đề xuất. Hãy xây dựng một thành phần hay một mục càng gần giống
càng tốt với đề tài này, hoặc xem xét lại các công trình nghiên cứu xử lý đề tài này ở
cấp độ tổng quát hơn.

5. Hãy đưa ra một tóm tắt về nội dung xem xét lại tài liệu mà tóm tắt này nêu bật các
công trình nghiên cứu quan trọng nhất, thể hiện các chủ đề quan trọng trong nội dung
xem xét lại tài liệu, và gợi ý tại sao chúng ta cần nghiên cứu nhiều hơn về đề tài nói
trên.

Mô hình này đưa việc xem xét tài liệu vào trọng tâm, thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa nội dung
xem xét lại tài liệu với các biến trong các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết, và thu hẹp
một cách thỏa đáng công trình nghiên cứu. Nó trở thành một khởi điểm cho phần trình bày về
phương pháp.
TÓM TẮT

Trước khi tìm kiếm tài liệu, hãy xác định đề tài của Anh/Chị bằng cách sử dụng các chiến
lược như phác thảo một nhan đề ngắn gọn hay trình bày câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sẽ được
giải quyết. Ngoài ra, Anh/Chị hãy cân nhắc xem liệu đề tài này có thể và cần được nghiên
cứu hay không bằng cách xem xét lại xem có hay không có khả năng tiếp cận những người
tham gia vào nghiên cứu và các nguồn lực và xem xét lại liệu đề tài này sẽ bổ sung thêm tri
thức khoa học xã hội hay không, có được những người khác quan tâm hay không, có phù hợp
với các mục đích cá nhân của Anh/Chị hay không.

Trong một công trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu sử dụng tài liệu nghiên cứu học
thuật để trình bày các kết quả của các công trình nghiên cứu tương tự, để nêu lên quan hệ giữa
công trình nghiên cứu hiện tại với cuộc đối thoại tiếp diễn trong tài liệu, và để cung cấp một
khuôn khổ cho việc so sánh các kết quả của một công trình nghiên cứu với các công trình nghiên
cứu khác. Đối với các thiết kế nghiên cứu định tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn
hợp, tài liệu đáp ứng các mục đích khác nhau. Trong nghiên cứu định tính, tài liệu giúp cung cấp
chứng cứ để chứng minh vấn đề nghiên cứu, nhưng tài liệu không hạn chế hay gò bó các quan
điểm của những người tham gia vào nghiên cứu. Một cách tiếp cận phổ biến là đưa nhiều tài liệu
hơn vào phần cuối của công trình nghiên cứu định tính so với vào phần đầu. Trong nghiên cứu
định lượng, tài liệu không những giúp cung cấp chứng cứ để chứng minh vấn đề nghiên cứu mà
còn gợi ý những câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết khả dĩ cần phải giải quyết. Một phần
“xem xét lại tài liệu” riêng biệt thường được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu định lượng.
Trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, việc sử dụng tài liệu sẽ phụ thuộc vào loại
chiến lược điều tra và trọng số hay tầm quan trọng được gắn cho nghiên cứu định tính hay nghiên
cứu định lượng trong công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp này.

Khi tiến hành việc xem xét lại tài liệu, hãy xác định những từ ngữ then chốt (từ khóa) cho
việc tìm kiếm tài liệu, kế đó lục lọi các nguồn lực của thư viện, dựa vào các cơ sở dữ liệu máy tính
hóa trong thư viện và đối với các lĩnh vực nghiên cứu, chẳng hạn như ERIC, PsycINFO, Sociofile,

49
và Thư mục Trính dẫn Khoa học Xã hội (Social Science Citation Index). Sau đó, tìm ra chính xác
các bài viết đăng trên tạp chí và các cuốn sách, theo thứ tự ưu tiên là trước tiên tìm kiếm các bài viết
đăng trên tạp chí rồi sau đó tìm kiếm các cuốn sách. Hãy xác định những tài liệu tham khảo nào sẽ
đóng góp vào phần xem xét lại tài liệu của Anh/Chị. Hãy tập hợp các công trình nghiên cứu này để
hình thành một bản đồ tài liệu cho thấy các phạm trù hay các loại (categories) chính của các công
trình nghiên cứu và xác định vị trí công trình nghiên cứu đề xuất của Anh/Chị trong phạm vi các
phạm trù hay các loại đó. Hãy bắt đầu viết các tóm tắt về các công trình nghiên cứu nói trên, chú ý
viết đầy đủ những điều tham chiếu hay tài liệu tham khảo đúng theo những hướng dẫn trong sách
hướng dẫn về kiểu cách (style manual) (thí dụ, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 2001). Hãy trích ra
những thông tin về nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu nói trên, bao gồm vấn đề nghiên
cứu, các câu hỏi nghiên cứu, việc thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu, và các kết quả cuối cùng.
Sau cùng, hãy xét đến toàn bộ cấu trúc cho việc tổ chức, sắp xếp các nghiên cứu này. Một mô hình
là phân chia toàn bộ phần xem xét lại tài liệu ra thành các thành phần hay các mục dựa vào các biến
quan trọng (cách tiếp cận định lượng) hay dựa vào các chủ đề phụ quan trọng của hiện tượng chủ
yếu (cách tiếp cận định tính) mà Anh/Chị đang nghiên cứu.

Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết


1. Hãy xây dựng một bản đồ trực quan về tài liệu liên quan đến đề tài của
Anh/Chị. Hãy đưa công trình nghiên cứu được đề xuất vào bản đồ
này, và vẽ những đường thẳng nối từ công trình nghiên cứu được đề
xuất đến các phạm trù hay các loại (categories) khác của các công trình
nghiên cứu sao cho người đọc có thể dễ dàng thấy được công trình
nghiên cứu được đề xuất sẽ mở rộng tài liệu hiện hữu như thế nào.

2. Hãy tổ chức một phần “Xem xét lại Tài liệu” cho một công trình
nghiên cứu định lượng và hãy làm theo mô hình ấn định các giới hạn
của tài liệu để thể hiện các biến trong công trình nghiên cứu này. Một
cách khác, hãy tổ chức phần xem xét lại tài liệu cho một công trình
nghiên cứu định tính và bao gồm phần này vào trong phần giới thiệu
công trình nghiên cứu như là một cơ sở lý lẽ biện minh cho vấn đề
nghiên cứu trong công trình nghiên cứu này.

3. Hãy xác định số cấp đề mục (heading levels) trong một bài viết trên
tạp chí đã công bố. Hãy thực hiện việc này bằng cách tạo ra một phác
họa về các cấp đề mục này qua việc sử dụng hình thức thích hợp trong
APA (lần xuất bản thứ 5).

4. Hãy chạy chương trình tìm kiếm ERIC về một đề tài bằng cách xác
định các thuật ngữ then chốt hay từ khóa, kết hợp chúng, và sử dụng
Web site www.accesseric.org. Như một phần mở rộng của bài tập này,
hãy chọn một trong các kết quả tìm kiếm mà gần giống với loại tài liệu
đang được tìm kiếm, hãy ghi lại các bộ mô tả được sử dụng, và chạy
lại chương trình tìm kiếm ERIC để thu nhận được tài liệu quan trọng
hơn đối với việc xem xét lại tài liệu.

BÀI ĐỌC THÊM

50
Locke, L. F., Spirduso, W. W., và Silverman, S. J. (2000). Các Đề án có hiệu quả: bản
hướng dẫn về lập kế hoạch làm luận án tiến sĩ và công nhận các đề án (xuất bản lần thứ
4). Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Lawrence Locke, Waneen Spirduso, và Stephen Silverman mô tả mười lăm (15) bước
trong qui trình xây dựng phần xem xét lại tài liệu. Mười lăm bước này liên quan đến
ba giai đoạn: phát triển các khái niệm cung cấp cơ sở lý lẽ biện minh cho công trình
nghiên cứu, xây dựng các đề tài phụ cho mỗi khái niệm chính, và thêm những tài liệu
tham khảo hay đoạn trích dẫn quan trọng nhất ủng hộ mỗi đề tài phụ. Các bước này
liên quan đến các giai đoạn chẳng hạn như xác định các khái niệm cung cấp cơ sở lý
lẽ biện minh cho công trình nghiên cứu, chọn lựa các đề tài phụ cho mỗi khái niệm
chính, và thêm các tài liệu tham khảo hay đoạn trích dẫn ủng hộ mỗi đề tài phụ. Các
bước này cũng cung cấp một “tổng quan bằng đồ thị về tài liệu liên quan” như một mô
hình để hình dung ra tài liệu.

Merriam, S. B. (1998). Những ứng dụng của nghiên cứu định tính và nghiên cứu tình
huống vào giáo dục. San Francisco: Nhà Xuất bản Jossey – Bass.

Sharan Merriam cung cấp một thảo luận rộng rãi về việc sử dụng tài liệu trong các công
trình nghiên cứu định tính. Cô xác định các bước trong việc xem xét lại tài liệu và đặt ra
các tiêu chí hữu ích để chọn lựa tài liệu tham khảo. Các tiêu chí này bao gồm kiểm tra
xem tác giả có phải là một người lão luyện về đề tài đang xét hay không, công trình
nghiên cứu này đã được công bố mới cách đây bao lâu, liệu nguồn lực này có phù hợp với
đề tài nghiên cứu được đề xuất hay không, và chất lượng của nguồn lực này. Merriam đề
nghị thêm rằng việc xem xét lại tài liệu không phải là một qui trình tuyến tính của việc đọc
tài liệu, xác định khuôn khổ lý thuyết, và sau đó viết ra lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu.
Thay vào đó, qui trình này có tính tương tác cao giữa các bước này.

Punch, K. F. (1998). Giới thiệu về nghiên cứu xã hội: các cách tiếp cận định lượng và
định tính. London: Nhà Xuất bản Sage.

Keith Punch cung cấp một bản hướng dẫn về nghiên cứu xã hội mà cũng xử lý các cách
tiếp cận định lượng và định tính. Ông khái niệm hóa những khác biệt then chốt giữa hai
cách tiếp cận này theo vài cách. Khi viết phần xem xét lại tài liệu, Punch lưu ý rằng điểm
chính yếu cần phải tập trung vào trong tài liệu khác nhau trong các kiểu nghiên cứu khác
nhau. Các yếu tố mà có ảnh hưởng đến khi nào tập trung vào tài liệu sẽ phụ thuộc vào
kiểu nghiên cứu, chiến lược nghiên cứu toàn bộ, và việc công trình nghiên cứu này sẽ xử
lý các hướng nghiên cứu trong tài liệu sát sao đến mức nào.

51
CHƯƠNG BA

CÁC CHIẾN LƯỢC VIẾT ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU VÀ


NHỮNG ĐIỀU CẦN XEM XÉT VỀ ĐẠO ĐỨC

Trước khi thiết kế một đề án nghiên cứu, điều quan trọng là xem xét việc phải viết đề án này
như thế nào. Một trong những điều cần phải xem xét là những chủ đề nào sẽ chuyển tải được
lập luận thuyết phục nhất chứng minh sự cần thiết và chất lượng của cuộc nghiên cứu. Đây là
thời điểm thích hợp nhất để chấp nhận và thực hiện các lề lối viết đảm bảo sẽ có được một đề
án (và dự án nghiên cứu) có tính nhất quán và thật dễ đọc. Đây cũng đúng là lúc dự kiến các
vấn đề về đạo đức sẽ xuất hiện rõ rệt trong cuộc nghiên cứu và kết hợp các lề lối hợp đạo đức
vào đề án nghiên cứu. Chương này tập trung vào các lập luận và các chủ đề được đưa vào một
đề án, việc chọn và sử dụng các chiến lược viết dành cho qui trình nghiên cứu, và việc dự kiến
các vấn đề về đạo đức rất có thể sẽ phát sinh trong một cuộc nghiên cứu.

VIẾT ĐỀ ÁN

Các Lập luận Chủ yếu Cần Đưa ra

Việc cân nhắc các chủ đề sẽ được đưa vào đề án là hữu ích. Tất cả các chủ đề cần được liên
kết với nhau sao cho chúng thể hiện được một bức tranh mạch lạc về toàn bộ dự án được đề
xuất. Sẽ rất hữu ích nếu có được một bản đề cương về các chủ đề, nhưng các chủ đề này sẽ
khác nhau tùy thuộc vào việc đề án được viết cho một cuộc nghiên cứu định tính, định lượng
hay theo các phương pháp hỗn hợp. Tuy nhiên, nhìn chung, có những lập luận chủ yếu cấu
trúc nên bất cứ đề án nào. Maxwell (1996) đã đưa ra chín lập luận chủ yếu. Ở đây tôi nêu các
lập luận này ra dưới dạng các câu hỏi cần được giải đáp trong một đề án nghiên cứu học thuật.

1. Chúng ta cần gì để hiểu rõ hơn về đề tài của Anh/Chị?


2. Những điều gì chúng ta biết rất ít liên quan đến đề tài của Anh/Chị?
3. Anh/Chị đề xuất nghiên cứu gì?
4. Anh/Chị sẽ nghiên cứu môi trường và những người nào?
5. Anh/Chị dự định sử dụng những phương pháp nào để mang lại dữ liệu?
6. Anh/Chị sẽ phân tích dữ liệu này bằng cách nào?
7. Anh/Chị sẽ chứng thực các kết quả tìm thấy như thế nào?
8. Nghiên cứu của Anh/Chị sẽ biểu hiện những vấn đề về đạo đức nào?
9. Các kết quả sơ khởi chứng tỏ được gì về tính thực tiễn và giá trị của nghiên cứu được đề
xuất.

Khi nào mỗi câu hỏi được giải đáp đầy đủ trong một phần riêng biệt thì chín câu hỏi nói
trên cấu thành nền tảng của nghiên cứu tốt, và chúng có thể tạo nên cấu trúc tổng thể cho một
đề án. Việc bao gồm phần chứng thực các kết quả tìm thấy, những xem xét về đạo đức (một
lát nữa sẽ được đề cập ở cuối Chương này), sự cần thiết phải có các kết quả sơ khởi, và các
bằng chứng ban đầu về ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu được đề xuất, sẽ làm cho người đọc
chú ý đến các yếu tố chủ yếu thường bị bỏ sót trong các thảo luận về những công trình nghiên
cứu được đề xuất.

52
Khuôn mẫu cho một Đề án Nghiên cứu Định tính
(Format for a Qualitative Proposal)

Ngoài chín câu hỏi nói trên, việc khái niệm hóa một cách chi tiết hơn các chủ đề được bao
gồm trong đề án thường là hữu ích. Kiến thức về các chủ đề này giúp ích cho Anh/Chị vào
lúc khởi đầu xây dựng đề án vì qua đó Anh/Chị có thể khái niệm hóa toàn bộ quá trình.

Đối với một đề án nghiên cứu định tính thì không có một khuôn mẫu nào được chấp nhận
rộng rãi, mặc dầu các tác giả như Berg (2001), Marshall và Rossman (1999), và Maxwell
(1996) có đưa ra các khuyến nghị về các chủ đề trong đề án định tính. Một đặc điểm cơ bản
chắn hẳn là thiết kế này phù hợp với những lời khẳng định tri thức theo quan điểm thuyết cấu
trúc/thuyết giải thích và theo quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của
mọi người như đã được đề cập trong Chương 1. Với nghiên cứu định tính hiện được thể hiện
bằng các chiến lược điều tra khác biệt, đề án cũng phải bao gồm loại điều tra sẽ được sử dụng
cũng như các thủ tục chi tiết về thu thập và phân tích dữ liệu.

Căn cứ vào những điểm nói trên, tôi đề xuất hai mô hình thay thế khác nhau. Ví dụ 3.1
bắt nguồn từ quan điểm thuyết cấu trúc/thuyết giải thích trong khi đó Ví dụ 3.2 dựa nhiều hơn
vào mô hình nghiên cứu định tính theo quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự
tham gia của mọi người.

Thí dụ 3.1 Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu Định tính theo quan điểm thuyết
cấu trúc/thuyết giải thích

Giới thiệu
Lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu (bao gồm tài liệu hiện hữu về vấn đề nghiên cứu)
Mục đích của công trình nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu
Những giới hạn được ấn định (delimitations) và những điều hạn chế (limitations)
Các Thủ tục
Những đặc điểm của nghiên cứu định tính (tùy chọn)
Chiến lược nghiên cứu định tính
Vai trò của nhà nghiên cứu
Các thủ tục thu thập dữ liệu
Các thủ tục phân tích dữ liệu
Các chiến lược chứng thực giá trị các kết quả tìm thấy
Cấu trúc tường thuật
Các vấn đề về đạo đức dự kiến
Ý nghĩa của công trình nghiên cứu
Những kết quả tìm thấy sơ bộ qua nghiên cứu thí điểm
Những kết cục kỳ vọng
Các phụ đính: các câu hỏi phỏng vấn, các biểu mẫu quan sát, kế hoạch về thời gian, và ngân sách
đề xuất.

Trong thí dụ này, tác giả chỉ bao gồm hai phần chính, đó là phần giới thiệu và phần trình
bày các thủ tục. Phần xem xét lại tài liệu có thể được đưa vào, nhưng mang tính tùy chọn, và,
như được thảo luận trong Chương 2, tài liệu có thể được bao gồm đến một mức độ nhiều hơn
ở cuối của công trình nghiên cứu hay trong phần trình bày các kết cục kỳ vọng. Khuôn mẫu
này quả có bao gồm một phần đặc biệt về vai trò của nhà nghiên cứu trong công trình nghiên
cứu. Như Marshall và Rossman (1999) mô tả, phần này sẽ xử lý các quyết định về việc tiếp
cận được những người tham gia trong nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu cũng như thương

53
lượng việc thâm nhập địa điểm nghiên cứu và/hoặc những người tham gia trong nghiên cứu.
Phần này cũng đề cập đến các kỹ năng tạo ra quan hệ tốt giữa bản thân với những người khác
mà nhà nghiên cứu mang đến cho dự án nghiên cứu và sự nhạy cảm của nhà nghiên cứu đối
với tính có đi có lại hay đền đáp cho những người tham gia trong công trình nghiên cứu.

Thí dụ 3.2 Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu Định tính theo quan điểm tuyên truyền
vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người

Giới thiệu
Lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu (bao gồm tài liệu hiện hữu về vấn đề nghiên cứu)
Vấn đề liên quan đến quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi
người
Mục đích của công trình nghiên cứu
Các câu hỏi nghiên cứu
Những giới hạn được ấn định (delimitations) và những điều hạn chế (liminations)
Các Thủ tục
Những đặc điểm của nghiên cứu định tính (tùy chọn)
Chiến lược nghiên cứu định tính
Vai trò của nhà nghiên cứu
Các thủ tục thu thập dữ liệu (bao gồm những phương pháp có tính cộng tác được sử dụng với
những người tham gia trong nghiên cứu)
Các thủ tục ghi dữ liệu
Các thủ tục phân tích dữ liệu
Các chiến lược chứng thực giá trị các kết quả tìm thấy
Cấu trúc tường thuật
Các vấn đề về đạo đức dự kiến
Ý nghĩa của công trình nghiên cứu
Những kết quả tìm thấy sơ bộ qua nghiên cứu thí điểm
Những thay đổi kỳ vọng theo quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi
người
Các phụ đính: các câu hỏi phỏng vấn, các biểu mẫu quan sát, kế hoạch về thời gian, và ngân sách
đề xuất.

Khuôn mẫu trên đây tương tự như khuôn mẫu theo quan điểm thuyết cấu trúc/thuyết giải
thích ngoại trừ những điểm sau đây: 1/ nhà điều tra nêu rõ ràng và cụ thể vấn đề liên quan đến
quan điểm tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người sẽ được tìm hiểu
trong công trình nghiên cứu được đề xuất (thí dụ, sự đẩy ra ngoài lề những người hay nhóm
nào đó, sự trao quyền), 2/ nhà điều tra đưa ra một hình thức mang tính cộng tác về thu thập dữ
liệu, và 3/ nhà điều tra đề cập đến những thay đổi dự kiến mà rất có thể công trình nghiên cứu
sẽ mang lại.

Khuôn mẫu cho một Đề án Nghiên cứu Định lượng

Đối với một nghiên cứu định lượng, khuôn mẫu theo đúng các mẫu mực được xác định
một cách dễ dàng trong các bài báo đăng trên tạp chí và trong các công trình nghiên cứu.
Mẫu này thường theo mô hình gồm phần giới thiệu, phần xem xét lại tài liệu, phần về các
phương pháp, phần về các kết quả, và phần thảo luận. Trong việc lập kế hoạch cho một
nghiên cứu định lượng và trong việc thiết kế một đề án làm luận án tiến sĩ, hãy xét khuôn mẫu
sau đây để phác thảo kế hoạch toàn bộ.

54
Thí dụ 3.3 Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu Định lượng

Giới thiệu
Lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu
Mục đích của công trình nghiên cứu
Quan điểm lý thuyết
Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết
Định nghĩa về các thuật ngữ
Những giới hạn được ấn định và những điều hạn chế
Xem xét lại tài liệu
Các phương pháp
Loại thiết kế nghiên cứu
Mẫu, tổng thể, và những người tham gia vào nghiên cứu
Các công cụ thu thập dữ liệu, các biến, và tài liệu hay tư liệu
Các thủ tục phân tích dữ liệu
Các vấn đề về đạo đức dự kiến trong công trình nghiên cứu
Các nghiên cứu sơ bộ hay các thử nghiệm thí điểm
Ý nghĩa của công trình nghiên cứu
Các phụ đính: Các công cụ, kế hoạch thời gian, và ngân sách đề xuất

Thí dụ 3.3 là khuôn mẫu thông thường cho một nghiên cứu khoa học xã hội, mặc dù thứ tự
của các phần (sections), đặc biệt là trong phần chính về giới thiệu, có thể thay đổi tùy theo
từng công trình nghiên cứu (thí dụ, hãy xem Miller, 1991; Rudestam & Newton, 1992).
Khuôn mẫu này là một mô hình hữu ích cho việc thiết kế các phần trong một kế hoạch làm
luận án tiến sĩ hay cho việc phác thảo các chủ đề cho một công trình nghiên cứu học thuật.

Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu theo Các Phương pháp Hỗn hợp

Trong khuôn mẫu thiết kế nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, nhà nghiên cứu kết
hợp những cách tiếp cận được bao gồm trong cả khuôn mẫu định lượng lẫn khuôn mẫu định
tính (hãy xem Creswell, 1999). Thí dụ 3.4 sau đây cho thấy một khuôn mẫu như thế.

Thí dụ 3.4 Khuôn mẫu Đề án Nghiên cứu theo Các Phương pháp Hỗn hợp

Giới thiệu
Lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu
Mục đích của công trình nghiên cứu (bao gồm cả lời phát biểu mục đích nghiên cứu định tính
lẫn lời phát biểu mục đích nghiên cứu định lượng và cơ sở lý lẽ biện minh cho cách tiếp cận
theo các phương pháp hỗn hợp)
Các câu hỏi nghiên cứu (bao gồm cả định tính lẫn định lượng)
Xem xét lại tài liệu (trình bày thành một phần riêng biệt, nếu là định lượng
Các thủ tục hay các phương pháp
Những đặc điểm của nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp
Loại thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp (bao gồm các quyết định liên quan trong việc chọn
lựa loại thiết kế này)
Mô hình trực quan và các thủ tục của thiết kế này
Các thủ tục thu thập dữ liệu
Các loại dữ liệu
Chiến lược lấy mẫu
Các thủ tục phân tích dữ liệu và chứng thực giá trị
Cấu trúc trình bày báo cáo nghiên cứu
Vai trò của nhà nghiên cứu
Các vấn đề về đạo đức tiềm tàng

55
Ý nghĩa của công trình nghiên cứu
Các kết quả tìm thấy sơ bộ qua nghiên cứu thí điểm
Các kết cục kỳ vọng
Các phụ đính: các công cụ hay các biên bản, đại cương về các chương trong công trình nghiên cứu,
và ngân sách đề xuất.

Khuôn mẫu đề án nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp trên đây cho thấy nhà nghiên
cứu nêu ra lời phát biểu mục đích nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu cho cả thành phần định
lượng lẫn thành phần định tính. Ngoài ra, điều quan trọng là nêu rõ cơ sở lý lẽ biện minh cho
cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp trong công trình nghiên cứu. Nhà nghiên cứu cũng
xác định những thành phần then chốt của thiết kế này, chẳng hạn như loại nghiên cứu theo các
phương pháp hỗn hợp, một bức tranh trực quan về các thủ tục, và các thủ tục thu thập dữ liệu và
việc phân tích dữ liệu định tính lẫn định lượng.

NHỮNG LỜI MÁCH NƯỚC VỀ VIẾT LÁCH (WRITING TIPS)

Viết như là Suy nghĩ

Ngoài khuôn mẫu tổng quát nói trên, người xây dựng đề án nghiên cứu cần phải xem xét
qui trình viết liên quan trong nghiên cứu. Một dấu hiệu của những người viết thiếu kinh
nghiệm là họ thích bàn về nghiên cứu đề xuất của họ hơn là viết về nó. Tất cả những người
viết giàu kinh nghiệm đều biết rằng viết là suy nghĩ và hình thành khái niệm về một đề tài.
Tôi đề xuất những điều sau đây:

• Vào thời gian đầu của qui trình nghiên cứu, hãy viết các ý tưởng ra hơn là bàn về chúng.
Các chuyên gia về viết lách coi viết là suy nghĩ (Bailey, 1984). Zinsser (1983) thảo luận
về yêu cầu phải moi từ ngữ, lời diễn đạt từ trong đầu và viết ra giấy. Người cố vấn phản
ứng tốt hơn khi họ đọc bản in so với khi họ nghe và thảo luận đề tài nghiên cứu với một
sinh viên hay đồng nghiệp. Khi nhà nghiên cứu diễn đạt các ý tưởng ra giấy, người đọc có
thể hình dung ra sản phẩm cuối cùng, thật sự “thấy” nó trông ra sao, và bắt đầu làm rõ các
ý tưởng. Khái niệm soạn thảo các ý tưởng ra giấy cũng được nhiều người viết giàu kinh
nghiệm sử dụng.

• Hãy tiến hành soạn thảo dần dần thông qua vài bản dự thảo của một bài viết hay văn kiện
hơn là cố gắng gọt giũa hay trau chuốt dự thảo đầu tiên. Điều hữu ích là xem người ta suy
nghĩ bằng cách viết ra giấy như thế nào. Zinsser (1983) nhận ra hai loại người viết: loại
“thợ xây gạch”, viết mỗi đoạn văn thật hoàn hảo trước khi bắt đầu viết đoạn tiếp theo, và
loại người viết “cứ xả láng, không trau chuốt dự thảo đầu tiên” (“let-it-all-hang-out-on-
the-first-draft), viết toàn bộ dự thảo đầu tiên mà không để ý dự thảo này trông cẩu thả như
thế nào hay được viết dở đến mức độ nào. Ở khoảng giữa sẽ là người nào đó như Peter
Elbow (Elbow, 1973), người đề xuất nên đi qua qui trình lặp đi lặp lại, bao gồm việc viết,
xem xét lại, và viết lại. Thí dụ, ông dẫn chứng bài tập này: chỉ có 1 giờ để viết một đoạn
văn, hãy viết 4 bản dự thảo (cứ 15 phút một bản) thay vì chỉ một bản dự thảo (thường là
trong 15 phút cuối cùng) trong cả một giờ. Hầu hết các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm
viết bản dự thảo đầu tiên một cách cẩn thận nhưng không cố gắng đạt được một bản dự
thảo đã trau chuốt; việc trau chuốt diễn ra tương đối về cuối qui trình viết. Tôi sử dụng
mô hình ba giai đoạn của Franklin (1986) trong thuật viết của tôi:

1. Xây dựng đề cương―có thể là một đề cương bằng lời hay câu văn hoặc một bản đồ
trực quan về ý tưởng.

56
2. Viết ra một dự thảo, rồi sau đó thay đổi và sắp xếp các ý tưởng, đi quanh khắp tất cả
các đoạn trong bản thảo (manuscript)

3. Cuối cùng, biên tập (hiệu đính) và trau chuốt từng câu.

Thói quen Viết lách

Thiết lập kỷ luật viết trên cơ sở đều đặn và liên tục. Để bản thảo sang một bên trong một
thời gian dài sẽ dẫn đến việc mất tập trung và thiếu nỗ lực. Việc thực sự viết lời diễn đạt ra
trang giấy chỉ là một phần của quá trình dài hơn, gồm việc suy nghĩ, thu thập thông tin, và
xem xét lại để tạo ra bản thảo.

Hãy chọn một giờ nào đó trong ngày phù hợp nhất đối với Anh/Chị để làm việc, sau đó áp
dụng kỷ luật để viết vào giờ này mỗi ngày. Hãy chọn một nơi không có điều gì làm cho
Anh/Chị xao lãng. Boice (1990, các trang 77-78) đưa ra những ý tưởng về việc hình thành
thói quen tốt về viết lách như sau:

• Với sự trợ giúp của nguyên tắc ưu tiên, hãy làm cho việc viết lách trở thành một hoạt động
hằng ngày, bất kể tâm trạng ra sao, bất kể mức độ sẵn sàng để viết.

• Nếu Anh/Chị cảm thấy mình không có thời gian để viết đều đặn, thì hãy bắt đầu bằng việc
lập biểu đồ các hoạt động hằng ngày của mình trong một hoặc hai tuần theo các khoảng
thời gian (blốc) nửa giờ.

• Hãy viết khi Anh/Chị khỏe, dồi dào sức lực

• Hãy tránh viết trong những buổi vui chơi thỏa thích như ăn uống, nhậu nhẹt say sưa.

• Hãy viết mỗi lần một ít và đều đặn.

• Hãy lập lịch trình về các nhiệm vụ hay công việc viết cụ thể (writing tasks) sao cho
Anh/Chị có kế hoạch làm việc về các đơn vị viết (units of writing) rõ rệt và có thể kiểm
soát trong mỗi buổi.

• Hãy giữ các biểu đồ hằng ngày. Hãy vẽ biểu đồ cho ít nhất là ba yếu tố: (a) thời gian dùng
để viết , (b) số trang tương đương đã hoàn tất, và (c) tỷ lệ phần trăm của nhiệm vụ theo kế
hoạch đã được hoàn thành.

• Hãy lập kế hoạch vượt xa hơn các mục tiêu hằng ngày.

• Hãy chia sẻ bài viết của Anh/Chị với những bằng hữu có tính cách xây dựng và hỗ trợ
trước khi Anh/Chị cảm thấy sẵn sàng công bố.

• Hãy cố gắng tiến hành hai hay ba công trình viết lách đồng thời.

Ngoài những ý tưởng trên đây, ta cần phải thừa nhận rằng việc viết lách tiến triển chậm
chạp và người viết phải khởi đầu hoạt động viết lách một cách chậm rãi và cẩn thận. Giống
như vận động viên chạy đua vươn vai, duỗi tay chân để khởi động trước một cuộc đua, người
viết cần các bài khởi động cho cả đầu óc lẫn các ngón tay. Một hoạt động về viết lách chậm
rãi và thoải mái nào đó, như là viết một bức thư cho bạn, một hoạt động động não
57
(brainstorming) nào đó trên máy tính, việc đọc một tác phẩm hay nào đó, hay việc nghiên cứu
một bài thơ ưa thích đều có thể làm cho nhiệm vụ viết thực sự của Anh/Chị dễ dàng hơn. Tôi
được gợi nhớ lại “giai đoạn khởi động” (trang 42) của John Steinbeck (1969), mà Tạp chí
Journal of a Novel: The East of Eden Letters đã mô tả chi tiết. Steinbeck bắt đầu mỗi ngày
viết lách của mình bằng cách viết một bức thư cho người biên tập và là bạn thân của mình,
Pascal Covici, trong một cuốn sổ ghi chép lớn do Covici cung cấp.

Những bài tập khác có thể chứng tỏ là hữu ích. Carroll (1990) đưa những thí dụ về bài tập
để cải thiện sự kiểm soát của người viết đối với những đoạn văn mô tả và gây xúc động:

• Mô tả một vật thể qua các bộ phận và kích thước của nó, mà không nói trước cho người
đọc biết tên gọi của vật thể.

• Viết một cuộc đàm thoại giữa hai người về bất cứ chủ đề gây ấn tượng sâu sắc hay hấp
dẫn nào.

• Viết một bộ những lời hướng dẫn đối với một nhiệm vụ phức tạp.

• Chọn một chủ đề và viết về chủ đề này theo ba cách khác nhau (Carroll, 1990, các trang
113-116).

Bài tập sau cùng ở trên dường như thích hợp với các nhà nghiên cứu định tính, những người
phân tích dữ liệu của mình để tìm nhiều mã và chủ đề (xem Chương 10 để biết về phân tích
dữ liệu định tính).

Ngoài ra, hãy xét đến những công cụ để viết và địa điểm về mặt vật chất hỗ trợ cho qui
trình viết có kỷ luật. Những công cụ để viết – một máy tính, một tập giấy màu vàng, có kẻ
hàng, khổ legal (8.5-14 inches), một cây viết ưa thích, một cây viết chì, thậm chí cả cà phê và
Triscuits (Wolcott, 2001) – mang lại cho người viết các phương án chọn lựa về những phương
cách để được thoải mái khi viết. Môi trường vật chất cho việc viết lách cũng có thể giúp ích.
Annie Dillard, nhà viết tiểu thuyết đoạt giải Pulitzer, đã tránh những nơi làm việc hấp dẫn:

Người ta muốn một căn phòng không nhìn ra cảnh vật nào cả, để sức tưởng tượng có
thể gặp gỡ ký ức trong bóng tối. Khi tôi trang bị đồ đạc cho nghiên cứu này cách đây
7 năm, tôi đã đẩy một bàn viết dài vào sát bức tường trơ trụi, do đó tôi không thể thấy
gì từ cả hai cửa sổ. Có lần, cách đây 15 năm, tôi viết trong một phòng nhỏ xây bằng
gạch blốc xỉ lò (cinder-block) trên bãi đậu xe. Căn phòng này trông xuống một mái
sỏi-và-nhựa đường. Cái chòi bằng gỗ thông nằm dưới cây này không hoàn toàn tốt
bằng căn phòng nhỏ xây bằng gạch blốc xỉ lò nói trên, nhưng cũng đủ đáp ứng mục
đích viết lách. (Dillard, 1989, các trang 26-27).

Tính Dễ đọc của Bản thảo (Readability of the Manuscript)

Trước khi bắt đầu qui trình viết một đề án, hãy xét đến cách thức Anh/Chị sẽ nâng cao tính
dễ đọc của nó để người khác có thể đọc được dễ và rõ ràng. Điều quan trọng là sử dụng các
thuật ngữ nhất quán, sắp xếp và báo trước các ý tưởng, và hình thành sự mạch lạc trong đề án.

• Hãy sử dụng các thuật ngữ nhất quán suốt từ đầu đến cuối bản thảo. Sử dụng cùng một
thuật ngữ mỗi khi đề cập đến một biến nào đó trong một nghiên cứu định lượng hay đề
cập đến một hiện tượng chủ yếu trong một nghiên cứu định tính. Cố tránh sử dụng những
từ đồng nghĩa để thay thế các thuật ngữ này, đây là một vấn đề làm cho người đọc phải cố

58
gắng nhiều để hiểu được ý nghĩa của các ý tưởng và phải theo dõi những thay đổi tinh tế
trong ý nghĩa.

• Hãy xem xét “tư tưởng” (“thoughts”) tường thuật thuộc các loại khác nhau hướng dẫn
người đọc như thế nào. Khái niệm này đã được đưa ra bởi Tarshis (1982), ông đề xuất
người viết nên sắp xếp “các tư tưởng” để hướng dẫn người đọc. Có bốn loại “tư tưởng”:

1. Tư tưởng bao trùm hay cốt lõi (Umbrella thoughts)đó là các ý tưởng tổng quát hay
cốt lõi người ta đang cố gắng truyền đạt.
2. Tư tưởng lớn (Big thoughts)đó là những ý tưởng hay hình ảnh chuyên biệt nằm trong
phạm vi của những tư tưởng bao trùm và dùng để củng cố, làm rõ, hay giải thích chi
tiết các tư tưởng bao trùm.
3. Tư tưởng nhỏ (Little thoughts)đó là những ý tưởng hay hình ảnh có chức năng chính
là củng cố các tư tưởng lớn.
4. Tư tưởng gây chú ý hay quan tâm (Attention or interest thoughts)đó là những ý tưởng
có mục đích làm cho người đọc theo đúng đường lối suy nghĩ, sắp xếp các ý tưởng và
làm cho người đọc chú ý.

Tôi cho rằng các nhà nghiên cứu mới vào nghề vật lộn nhiều nhất với các tư tưởng “bao
trùm” và các tư tưởng “gây chú ý”. Một bản thảo có thể bao gồm quá nhiều ý tưởng “bao
trùm”, với nội dung không đủ chi tiết để chứng minh cho những ý tưởng rộng lớn. Dấu hiệu
rõ ràng nhất của vấn đề này là sự liên tục thay đổi các ý tưởng, từ ý tưởng chủ yếu này đến ý
tưởng chủ yếu khác trong một bản thảo. Thường thì ta sẽ thấy những đoạn ngắn, giống như
những đoạn ngắn ta đọc trên báo do các phóng viên viết. Suy nghĩ theo một bài tường thuật
chi tiết để chứng minh cho các ý tưởng “bao trùm” có thể giúp giải quyết vấn đề nói trên.
Goldberg (1986) không những bàn luận về sức mạnh của chi tiết mà còn minh họa sức mạnh
này bằng cách sử dụng thí dụ về bức tường tưởng niệm ở Washington, D. C., nơi ghi họ
tênthậm chí cả tên đệmcủa 50.000 quân nhân Hoa Kỳ tử trận trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Việc thiếu những tư tưởng “gây chú ý” cũng làm một bài tường thuật tốt đi trật đường đã
định. Người đọc cần “những dấu hiệu chỉ đường” để hướng dẫn họ từ ý tưởng chủ yếu này
sang ý tưởng chủ yếu khác tiếp theo (các Chương 5 và 6 trong sách này thảo luận về những
dấu hiệu chỉ đường chính trong nghiên cứu, như là lời phát biểu về mục đích nghiên cứu và
các câu hỏi nghiên cứu cũng như các giả thuyết). Người đọc cần biết sự sắp xếp toàn bộ các ý
tưởng thông qua các đoạn dẫn nhập. Trong phần tóm tắt, cần phải trình bày cho người đọc
biết những điểm quan trọng nhất họ phải nhớ.

• Hãy dùng sự mạch lạc để làm tăng tính dễ đọc của bản thảo. Trong việc trình bày các đề
tài của cuốn sách này, tôi giới thiệu các thành phần trong qui trình nghiên cứu để thể hiện
một tổng thể có hệ thống. Thí dụ, việc nhắc đi nhắc lại các biến trong nhan đề, lời phát
biểu về mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, và đề mục xem xét lại tài liệu trong
dự án nghiên cứu định lượng minh họa cho suy nghĩ này. Cách tiếp cận này làm cho công
trình nghiên cứu có mạch lạc. Hơn nữa, việc nhấn mạnh một thứ tự không thay đổi của
các biến bất cứ khi nào đề cập đến các biến độc lập và phụ thuộc trong các nghiên cứu
định lượng cũng củng cố ý tưởng nói trên.

Ở cấp độ chi tiết hơn, sự mạch lạc hình thành thông qua việc liên kết các câu và các đoạn
trong bản thảo. Zinsser (1983) cho rằng mọi câu trong bài viết phải là kết quả hợp logic của
câu đứng trước nó. Một bài tập hữu ích là bài tập “móc-và-khuyết” (“hook-and-eye”)
(Wilkinson, 1991) để liên kết các tư tưởng từ câu này sang câu khác (hay đoạn này sang đoạn
khác).

59
Đoạn văn sau đây, trích từ dự thảo bài nghiên cứu của một sinh viên, cho thấy sự mạch lạc
ở mức cao. Đoạn văn này nằm ở phần giới thiệu bản dự thảo của một dự án nghiên cứu định
tính, về các sinh viên có nguy cơ thất bại, để làm luận án tiến sĩ. Trong đoạn văn này, tôi mạn
phép vẽ “móc” (“hooks”) và “khuyết” (“eye”) để nối kết các ý tưởng từ câu này sang câu
khác và từ đoạn này sang đoạn khác. Mục tiêu của bài tập “móc-và-khuyết” (Wilkinson,
1991) là liên kết các tư tưởng chủ yếu của mỗi câu và mỗi đoạn. Nếu không thể dễ dàng thực
hiện sự liên kết như thế, thì đoạn văn đã viết thiếu mạch lạc và người viết cần phải bổ sung
những từ, cụm từ, hay câu chuyển tiếp để thiết lập một sự liên kết rõ ràng.

Thí dụ 3.5 Một Đoạn văn Mẫu Minh họa Kỹ thuật Móc-và-Khuyết (Hook-and-Eye)

Họ ngồi ở cuối phòng học không phải bởi vì họ muốn vậy mà bởi vì đấy là nơi
dành cho họ. Các rào cản vô hình đang tồn tại trong hầu hết các lớp học đã phân chia
phòng học và tách biệt các học sinh này. Ngồi ở đầu phòng học là các học sinh
“giỏi”, những người chờ đợi với tư thế sẵn sàng giơ tay ngay khi cả lớp được yêu cầu
phát biểu. Uể oải như những con côn trùng khổng lồ bị vướng vào cái bẫy giáo dục,
các học sinh to con và những người theo họ chiếm vị trí trung tâm của lớp học.
Những học sinh kém tự tin và kém chắc chắn về vị trí của mình trong lớp học thì ngồi ở
cuối lớp và ngồi quanh rìa của tập thể học sinh.

Các học sinh ngồi ở vòng ngoài này tạo thành một nhóm học sinh mà vì nhiều lý
do đang không thành công trong hệ thống giáo dục công lập của Mỹ. Họ đã luôn
luôn là một bộ phận của toàn thể học sinh. Trong quá khứ họ đã được gọi là người bị
thiệt thòi, người kém thành đạt, người chậm phát triển về trí tuệ, người khốn khó,
người tụt lại phía sau và hàng loạt danh hiệu khác (Cuban, 1989, Presseisen, 1988).
Ngày nay, họ được gọi là những học sinh có nguy cơ thất bại. Diện mạo của họ đang
thay đổi và ở những khu vực thành thị số lượng học sinh này đang gia tăng
(H d ki 1985)

60
Trong tám năm vừa qua, đã có một khối lượng nghiên cứu nhiều chưa từng thấy
về yêu cầu phải đạt sự ưu việt trong giáo dục và học sinh có nguy cơ thất bại. Vào
năm 1983, chính phủ đã phổ biến một tài liệu có nhan đề Một Quốc gia Có Nguy cơ
Thất bại trong đó xác định các vấn đề bên trong hệ thống giáo dục Mỹ và kêu gọi
thực hiện cải cách quan trọng. Phần lớn cải cách trước đây đã tập trung vào những
khóa học có cường độ cao hơn và các tiêu chuẩn cao hơn về thành tích học tập của
học sinh. (Barber, 1987). Trong khi tập trung chú ý đến sự ưu việt, đã rõ ràng là
những nhu cầu của học sinh ở ngoài lề nói trên không được đáp ứng. Người ta đã
không quan tâm bao nhiêu đến vấn đề cần những điều gì để đảm bảo rằng tất cả học
sinh đều có cơ hội ngang nhau trong một nền giáo dục chất lượng cao. (Hamilton,
1987; Toch, 1984). Khi nỗ lực kiên quyết nhằm đạt được sự ưu việt trong giáo dục
tăng lên, thì nhu cầu của học sinh có nguy cơ thất bại đã rõ ràng hơn.

Phần lớn các công trình nghiên cứu trước đây tập trung vào việc xác định các
đặc điểm của học sinh có nguy cơ thất bại (OERI, 1987; Barber & McClellan,
1987; Hahn, 1987; Rumberger, 1987), trong khi đó những công trình nghiên cứu
khác trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục đã yêu cầu phải cải cách và đã xây dựng
các chương trình dành cho các học sinh có nguy cơ thất bại (Mann, 1987;
Presseisen, 1988; Whelege, 1988; Whelege & Lipman, 1988; Stocklinski, 1991; và
Levin, 1991). Những cuộc điều tra và nghiên cứu về đề tài này đã bao gồm các
chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, kinh doanh và công nghiệp cũng như nhiều cơ
quan chính phủ.

Mặc dầu đã có tiến triển tốt trong việc xác định những đặc điểm của các học
sinh có nguy cơ thất bại và việc xây dựng các chương trình đáp ứng được các nhu
cầu của họ, nhưng bản chất của vấn đề “có nguy cơ thất bại” này tiếp tục gây khó
khăn cho hệ thống trường học của Mỹ. Một số nhà giáo dục học cảm thấy rằng
chúng ta không cần phải nghiên cứu thêm nữa (DeBlois, 1989; Hann, 1987). Một
số người khác lại yêu cầu phải có một mạng lưới chặt chẽ hơn giữa các doanh
nghiệp và các cơ sở giáo dục (DeBlois, 1989; Mann, 1987; Whelege, 1988). Lại
còn một số người khác đòi hỏi sắp xếp lại toàn bộ hệ thống giáo dục của Mỹ
(OERI, 1987; Gainer, 1987; Levin, 1988; McCune, 1988).

Sau khi các chuyên gia đã thực hiện tất cả công trình nghiên cứu và điều tra nói trên,
chúng ta vẫn còn có những học sinh bám chặt vào lề của nền giáo dục. Điểm độc đáo của
nghiên cứu này là sẽ chuyển trọng tâm từ nguyên nhân và chương trình giảng dạy sang tập
trung vào học sinh ngoài lề này. Đây là lúc đặt câu hỏi với các học sinh này và lắng nghe
câu trả lời của họ. Hướng nghiên cứu thêm này chắc hẳn bổ sung hiểu biết vào nghiên cứu
đã có sẵn và dẫn đến những lĩnh vực cải cách thêm nữa. Những người bỏ học giữa chừng
và những học sinh có khả năng bỏ học giữa chừng sẽ được phỏng vấn thật kỹ lưỡng nhằm
phát hiện liệu có hay không có những yếu tố chung bên trong môi trường học đường công
lập có thể gây trở ngại cho quá trình học tập của họ. Thông tin này chắc hẳn hữu ích đối
với cả nhà nghiên cứu, người sẽ tiếp tục tìm kiếm những phương pháp giáo dục mới lẫn
giáo viên, người làm việc với các học sinh này hàng ngày

61
Thể Chủ động hay Bị động (Voice), Thì của Động từ (Tense), và
“Phần Dư thừa” (“Fat”)

Sau khi làm việc với các tư tưởng (ý tưởng) tổng quát và các đoạn trong một bài viết, tôi
chuyển sang cấp độ viết các câu và từ. Theo cách diễn đạt của Franklin (1986), ta hiện đang
làm việc ở cấp độ “trau chuốt” của việc viết lách, một công đoạn được giải quyết về cuối qui
trình viết. Ta có thể tìm thấy rất nhiều cuốn sách về thuật viết, trình bày những qui tắc và
nguyên tắc cần phải tuân theo liên quan đến cách thành lập hay cấu trúc câu tốt và cách chọn
lựa từ. Thí dụ, Wolcott (2001) bàn về việc hoàn chỉnh các kỹ năng biên tập (hiệu đính) để
xóa bỏ những từ không cần thiết, gạch bỏ thể bị động (passive voice) để thay thế bằng thể chủ
động, giảm bớt các từ hạn định (qualifiers), xóa bỏ các cụm từ được sử dụng quá nhiều, và cắt
giảm những đoạn trích dẫn quá mức, giảm bớt việc sử dụng chữ in nghiêng và những dẫn giải
trong dấu ngoặc đơn quá mức. Những ý kiến bổ sung sau đây về thể chủ động, thì của động
từ, và “phần dư thừa” có thể tăng cường hiệu quả và tiếp thêm sinh lực cho bài viết nghiên
cứu học thuật.

• Hãy sử dụng thể chủ động càng nhiều càng tốt trong bài viết nghiên cứu học thuật. Theo
Ross-Larson (1982), “Khi chủ ngữ thực hiện hành động, thì thể là chủ động. Khi hành
động được thực hiện đối với chủ ngữ, thì thể là bị động” (trang 29). Ngoài ra, một dấu
hiệu của cấu trúc bị động (bị động cách) là sự biến thể nào đó của một trợ động từ, chẳng
hạn như “was”. Các thí dụ bao gồm “will be”, “have been”, và “is being”. Người viết có
thể dùng cấu trúc bị động khi người thực hiện hành động có thể được loại ra khỏi câu một
cách hợp logic và khi đối tượng tiếp nhận hành động lại là chủ ngữ của phần còn lại trong
đoạn đang xét (Ross-Larson, 1982).

• Hãy sử dụng các động từ thể hiện hành động (strong verbs) và các thì của động từ thích
hợp với đoạn văn trong công trình nghiên cứu. Các động từ không thể hiện hành động
(lazy verbs) là các động từ thiếu sự hành động (thí dụ “is” hay “was”) hay các động từ
được dùng như tính từ hay trạng từ.

• Một thông lệ là sử dụng thì quá khứ để xem xét lại tài liệu và báo cáo các kết quả của một
nghiên cứu. Thì tương lai sẽ thích hợp ở tất cả thời điểm khác trong các đề án và các kế
hoạch nghiên cứu. Đối với các nghiên cứu đã hoàn tất, hãy sử dụng thì hiện tại để tăng
thêm sức mạnh cho một nghiên cứu, đặc biệt là trong phần giới thiệu.

• Dự kiến sẽ biên tập và sửa lại các bản dự thảo (drafts) của một bản thảo (manuscript), để
cắt xén những từ ngữ thừa, đó là “phần dư thừa”, khỏi bản văn xuôi. Đối với hầu hết
người viết, việc viết nhiều bản dự thảo cho một bản thảo là cách làm thông thường. Qui
trình này thường gồm có việc viết, xem xét lại, và biên tập. Trong qui trình biên tập, hãy
cắt xén khỏi các câu những từ ngữ thừa, chẳng hạn các từ bổ nghĩa chồng chất, các giới từ
quá mức cần thiết, và các cấu trúc “the . . . of” (thí dụ, “the study of”), làm tăng sự dài
dòng không cần thiết cho một công trình nghiên cứu (Ross-Larson, 1982). Thí dụ sau đây
do Bunge (1985) nêu ra làm tôi nhớ đến sự diễn đạt tẻ nhạt không cần thiết đi vào phong
cách viết:

Ngày nay bạn có thể hầu như nhận thấy những người thông minh đấu tranh để làm
sống lại câu phức tạp trước mắt bạn. Một người bạn của tôi là nhà quản lý ở đại học
thỉnh thoảng phải nói một câu phức tạp, và anh ấy sẽ vướng vào một trong những điều
gây rối rắm mà mở đầu là “I would hope that we would be able…” (“Tôi hy vọng rằng
chúng tôi sẽ có thể...”) Anh ấy không bao giờ nói chuyện theo cách đó khi tôi gặp anh
ấy lần đầu tiên. Thế mà ngay cả ở tuổi của anh ấy bây giờ, ngay cả với sự cách xa của

62
anh ấy khỏi cuộc khủng hoảng trong đời sống của những người trẻ hơn, anh ấy vẫn bị
làm cho xa lánh đến một chừng mực nào đó khỏi phong cách phát biểu đơn giản, dễ
hiểu (Bunge, 1985, trang 172).

Hãy bắt đầu nghiên cứu kỹ tài liệu viết tốt sử dụng các thiết kế định tính, định lượng và
theo các phương pháp hỗn hợp. Trong tài liệu viết tốt, mắt không tạm ngừng và trí óc không
bối rối trước một đoạn văn. Trong cuốn sách này, tôi đã cố gắng lấy những thí dụ về bài văn
xuôi tốt từ các tạp chí khoa học xã hội và nhân văn như là American Journal of Sociology
(Tạp chí xã hội học của Hoa Kỳ), The American Cartographer (Tạp chí Chuyên viên vẽ Bản
đồ Hoa Kỳ), Journal of Applied Psychology (Tạp chí Tâm lý học Ứng dụng), Administrative
Science Quarterly (Tạp chí Xuất bản hàng Quý về Khoa học Quản trị), American Educational
Research Journal (Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục Hoa Kỳ), Sociology of Education (Xã hội
học về Giáo dục) và Image: Journal of Nursing Scholarship (Hình ảnh: Tạp chí về Kiến thức
Uyên bác về Ngành Y tá). Trong lĩnh vực định tính, tài liệu tốt dùng để minh họa văn xuôi rõ
ràng và các đoạn văn chi tiết. Những người giảng dạy nghiên cứu định tính chỉ định tác phẩm
văn học cổ điển, như là Moby Dick, The Scarlet Letter, và The Bonfire of the Vanities, làm bài
đọc trong các khóa học định tính (Webb & Glesne, 1992). Các tạp chí hay tập san như là
Qualitative Inquiry (Điều tra Định tính), Qualitative Research (Nghiên cứu Định tính),
Symbolic Interaction (Sự Tương tác mang tính Tượng trưng), Qualitative Family Research
(Nghiên cứu định tính về Gia đình), và Journal of Contemporary Ethnography, (Tạp chí về
Dân tộc học Đương thời) là những tạp chí nghiên cứu học thuật tốt để nghiên cứu. Trong
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, hãy xem xét kỹ các tạp chí báo cáo về các công
trình nghiên cứu với dữ liệu định tính và định lượng kết hợp, bao gồm nhiều tạp chí khoa học
xã hội, chẳng hạn như Field Methods (Các Phương pháp tại Hiện trường). Hãy xem xét kỹ
rất nhiều bài báo đăng trên tạp chí được dẫn ra trong Handbook of Mixed Methods in the
Social and Behavioral Sciences (Sách Hướng dẫn về các Phương pháp Hỗn hợp trong các
Khoa học về Xã hội và Hành vi) (Tashakkori & Teddlie, 2002)

CÁC VẤN ĐỀ VỂ ĐẠO LÝ CẦN DỰ KIẾN

Ngoài việc khái niệm hóa qui trình viết đề án, các nhà nghiên cứu cần phải dự kiến các
vấn đề về đạo đức có thể nảy sinh trong suốt các cuộc nghiên cứu của họ. Như đã đề cập
trước đây, việc viết về những vấn đề này là thiết yếu khi đưa ra lập luận ủng hộ một nghiên
cứu và cũng là một chủ đề quan trọng trong khuôn mẫu các đề án nghiên cứu.

Trong tài liệu hiện có, các vấn đề về đạo đức nảy sinh trong những thảo luận về bộ qui tắc
xử sự chuyên nghiệp dành cho các nhà nghiên cứu và trong những bài bình luận về những
tình trạng khó xử về mặt đạo đức và các giải pháp tiềm năng (Punch, 1998). Nhiều hiệp hội
toàn quốc (ở Hoa Kỳ) đã công bố các tiêu chuẩn hay tập hợp các qui tắc về đạo đức (qui chế
hành nghề) trên web site cho các nhà chuyên môn trong các lĩnh vực của hiệp hội. Thí dụ,
hãy xem

• The American Psychological Association’s Ethical Principles of Psychologists and Cole


of Conduct (Các Nguyên tắc về Đạo đức của Các Nhà Tâm lý học và Tập hợp các Qui tắc
Xử sự của Hiệp hội Tâm lý Học Hoa Kỳ), được soạn thảo năm 1992, có sẵn tại
www.apa.org/ethics/code.html.

• The American Sociological Association Code of Ethics (Tập hợp các Qui tắc về Đạo đức
của Hiệp hội Xã hội học Hoa Kỳ), được thông qua năm 1997 và có sẵn tại
www.asanet.org/members/ecoderev.html.

63
• The American Anthropological Association’s Code of Ethics (Tập hợp các Qui tắc về Đạo
đức của Hiệp hội Nhân Loại học Hoa Kỳ), được thông qua và tháng 6-1998, có sẵn tại
www.aaanet.org/committees/ethics/ethcode.htm.

• The American Educational Research Association Ethical Standards (Các Tiêu chuẩn về
Đạo đức của Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Hoa Kỳ), được cập nhật vào tháng 11-2001,
có sẵn tại www.aera.net/about/policy/-vti-cnf/ethics.htm.

• The American Nurses Association Code of Ethics for Nurses – Provisions (Tập hợp các
Qui tắc Đạo đức đối với Y tá của Hiệp hội Y tá Hoa Kỳ - Các Điều khoản, được chấp
thuận vào tháng 6-2001, và có sẵn tại www.ana.org/ethic/chcode.htm.

Ngoài những tập hợp qui tắc thực hành hợp đạo đức này, các tác giả trình bày chi tiết các
tình trạng khó xử về mặt đạo đức đối với các nhà điều tra (thí dụ, hãy xem Berg, 2001; Punch,
1998; và Sieber, 1998). Các vấn đề này liên quan đến nghiên cứu định tính, định lượng và theo
các phương pháp hỗn hợp. Ngoài ra, người viết đề án cần dự kiến và nêu rõ các vấn đề này
trong kế hoạch nghiên cứu của mình. Trong các chương tiếp theo, ở Phần II, tôi sẽ đề cập đến
các vấn đề về đạo đức trong nhiều giai đoạn của qui trình nghiên cứu. Bằng việc báo trước ở
thời điểm này, tôi hy vọng khuyến khích người viết đề án chủ động sắp xếp các vấn đề nói trên
vào các phần trong đề án. Mặc dù thảo luận này sẽ không đề cập toàn diện tất cả vấn đề về đạo
đức, nhưng nó giải quyết những vấn đề chính. Các vấn đề này nảy sinh chủ yếu trong việc nêu
rõ vấn đề nghiên cứu (Chương 4), trong việc xác định lời phát biểu về mục đích và các câu hỏi
nghiên cứu (các Chương 5 và 6), và việc thu thập, phân tích, và viết báo cáo về các kết quả rút
ra từ dữ liệu (các Chương 1, 10, và 11).

Các Vấn đề về Đạo đức trong Lời Phát biểu về Vấn đề Nghiên cứu

Khi viết phần giới thiệu của một nghiên cứu, nhà nghiên cứu xác định một vấn đề quan
trọng cần nghiên cứu và trình bày cơ sở lý lẽ biện minh cho tầm quan trọng của vấn đề đó.
Trong suốt quá trình xác định vấn đề nghiên cứu nói trên, điều quan trọng là xác định một vấn
đề mà sẽ đem lại lợi ích cho các cá nhân được nghiên cứu. Ý tưởng cốt lõi của nghiên cứu
theo quan điểm hành động/khuyến khích sự tham gia của mọi người là nhà điều tra sẽ không
đẩy ra ngoài lề thêm hay tước quyền nhiều hơn những người tham gia vào trong nghiên cứu.
Để đề phòng điều này, những người xây dựng đề án nghiên cứu có thể tiến hành một dự án thí
điểm để thiết lập sự tín nhiệm và sự tôn trọng lẫn nhau với những người tham gia vào nghiên
cứu, sao cho các nhà điều tra có thể phát hiện được bất kỳ tìng trạng đẩy ra ngoài lề nào trước
khi xây dựng đề án nghiên cứu và khởi đầu cuộc nghiên cứu.

Các Vấn đề về Đạo đức trong Lời Phát biểu về Mục đích Nghiên cứu và trong các
Câu hỏi Nghiên cứu

Trong việc hình thành lời phát biểu về mục đích hay chủ đích chính của nghiên cứu và các
câu hỏi nghiên cứu cho một công trình nghiên cứu, những người xây dựng đề án cần phải
chuyển tải mục đích của nghiên cứu mà sẽ được trình bày cho những người tham gia vào
nghiên cứu. Sự lừa dối xảy ra khi những người tham gia vào nghiên cứu hiểu một mục đích
nào đó cho một nghiên cứu, nhưng nhà nghiên cứu lại có một mục đích khác ở trong đầu.
Các nhà nghiên cứu cũng cần trình bày rõ sự bảo trợ đối với công trình nghiên cứu của họ.
Thí dụ, trong việc soạn thảo thư gửi kèm để giới thiệu một nghiên cứu dựa trên cuộc điều
tra/khảo sát, sự bảo trợ sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc thiết lập sự tín nhiệm và tính
đáng tin cho một công cụ điều tra/khảo sát bằng thư tín.

64
Các Vấn đề về Đạo đức trong việc Thu thập Dữ liệu

Khi các nhà nghiên cứu dự kiến về việc thu thập dữ liệu, họ phải tôn trọng những người
tham gia vào nghiên cứu và các địa điểm nghiên cứu. Nhiều vấn đề về đạo đức nảy sinh trong
suốt giai đoạn này của cuộc nghiên cứu.

• Đừng làm cho những người tham gia trong nghiên cứu bị nguy cơ, và hãy tôn trọng những
nhóm dân dễ bị tổn thương. Các nhà nghiên cứu cần phải trình các kế hoạch nghiên cứu
của mình lên Hội đồng Xét duyệt về Thể chế (IRB) trong khu đại học để xét duyệt. Các ủy
ban IRB hiện hữu trong các khu đại học do các qui định của liên bang bảo vệ người dân
khỏi chịu những sự vi phạm nhân quyền. Đối với nhà nghiên cứu, qui trình IRB đòi hỏi
đánh giá khả năng xảy ra rủi ro, như là thiệt hại về vật chất, tâm lý, xã hội, kinh tế hay
pháp lý (Sieber, 1998) đối với những người tham gia trong một nghiên cứu. Ngoài ra, nhà
nghiên cứu cần phải xét đến những yêu cầu đặc biệt của những nhóm dân dễ bị tổn thương,
như là người vị thành niên dưới 19 tuổi, những người tham gia thiểu năng về trí tuệ, các
nạn nhân, những người suy nhược thần kinh, phụ nữ mang thai, người bị tù, và những
người bị AIDS. Các nhà điều tra nộp đề án nghiên cứu, trong đó có trình bày các thủ tục
thu thập dữ liệu và thông tin về những người tham gia vào nghiên cứu, lên ủy ban IRB
trong khu đại học, để các hội đồng có thể duyệt xét mức độ nghiên cứu được đề xuất làm
cho các cá nhân phải chịu rủi ro. Ngoài đề án này, nhà nghiên cứu còn phải soạn thảo một
mẫu giấy ưng thuận cho nghiên cứu để những người tham gia ký vào trước khi họ tham gia
vào cuộc nghiên cứu. Mẫu này thừa nhận các quyền của người tham gia được bảo vệ trong
suốt quá trình thu thập dữ liệu. Mẫu giấy ưng thuận này bao gồm các yếu tố sau đây
(Creswell, 2002):
- Quyền tham gia tự nguyện và quyền rút lui bất cứ lúc nào, sao cho cá nhân không bị ép
buộc phải tham gia vào nghiên cứu.
- Mục đích của công trình nghiên cứu, để cho các cá nhân hiểu bản chất của nghiên cứu
này và tác động có thể xảy ra đối với họ.
- Các thủ tục của công trình nghiên cứu, để cho các cá nhân có thể kỳ vọng một cách hợp
lý những điều cần dự kiến trong nghiên cứu này.
- Quyền nêu câu hỏi, nhận bản sao các kết quả, và đời tư hay chuyện riêng tư của họ
được tôn trọng.
- Những lợi ích của công trình nghiên cứu mà cá nhân sẽ nhận được.
- Chữ ký của cả người tham gia lẫn nhà nghiên cứu đồng ý về các điều khoản nói trên.

• Những thủ tục khác trong suốt quá trình thu thập dữ liệu liên quan đến việc xin phép các cá
nhân có thẩm quyền (thí dụ, những người gác cổng) cho vào nghiên cứu những người tham
gia tại các địa điểm nghiên cứu. Điều này thường đòi hỏi việc viết một bức thư xác định
độ dài thời gian, tác động tiềm năng, và các kết cục của cuộc nghiên cứu.

• Các nhà nghiên cứu cần quan tâm đến các địa điểm nghiên cứu sao cho các địa điểm này
không bị xáo trộn sau khi nghiên cứu. Điều này đòi hỏi các nhà điều tra, đặc biệt trong các
nghiên cứu định tính cần phải thực hiện việc quan sát hay phỏng vấn kéo dài tại địa điểm
nghiên cứu, phải hiểu biết tác động của chúng và hạn chế tối đa việc gây xáo trộn môi
trường vật chất của địa điểm. Thí dụ, họ có thể sắp xếp thời gian đến địa điểm nghiên cứu
thế nào để ít xen vào dòng hoạt động bình thường của những người tham gia.

• Trong các nghiên cứu dựa trên thí nghiệm, nhà điều tra cần thu thập dữ liệu thế nào để tất
cả mọi người tham gia vào nghiên cứu, chứ không chỉ nhóm thí nghiệm, được hưởng lợi từ

65
những phép xử lý. Vấn đề này có thể đòi hỏi việc đưa ra một số phép xử lý cho tất cả các
nhóm hay sắp xếp việc xử lý sao cho cuối cùng tất cả các nhóm đều nhận được phép xử lý
có lợi.

• Cần phải xét đến những cách thức để trao đổi qua lại giữa nhà nghiên cứu và những người
tham gia. Trong một số tình huống nghiên cứu, quyền hạn có thể bị lạm dụng dễ dàng và
những người tham gia có thể bị ép buộc phải tham gia vào dự án nghiên cứu. Nhà nghiên
cứu có thể làm giảm các vấn đề này bằng việc cho phép các cá nhân tham gia trên tinh thần
cộng tác vào quá trình thiết kế nghiên cứu và soạn thảo các câu hỏi nghiên cứu, trước khi
thực hiện việc thu thập dữ liệu, cũng như tích cực tìm cách đạt được sự hỗ trợ của họ trong
suốt tất cả các giai đoạn nghiên cứu.

• Nhà nghiên cứu cũng cần dự kiến khả năng thông tin có hại bị tiết lộ trong suốt qui trình
thu thập dữ liệu. Thí dụ, một sinh viên có thể thảo luận về sự đối xử tồi tệ của cha mẹ hay
những tù nhân có thể nói về một cuộc vượt ngục. Trong những tình huống này, theo qui
tắc đạo đức, các nhà nghiên cứu phải bảo vệ bí mật riêng tư của những người tham gia và
phải truyền đạt cho tất cả cá nhân tham gia vào cuộc nghiên cứu biết về sự bảo vệ này.

Các Vấn đề về Đạo đức trong việc Phân tích và Giải thích Dữ liệu

Khi nhà nghiên cứu phân tích và giải thích dữ liệu cả định lượng lẫn định tính, có những
vấn đề nổi lên đòi hỏi phải có các quyết định tốt về mặt đạo đức. Trong việc dự kiến một
công trình nghiên cứu, hãy xét đến những điều sau đây:

• Cách thức cuộc nghiên cứu sẽ bảo vệ tình trạng giữ bí mật danh tánh của các cá nhân, các
vai trò, các biến cố trong dự án. Thí dụ, trong nghiên cứu điều tra/khảo sát, các nhà điều
tra tách danh tánh khỏi các câu trả lời trong qui trình ghi và mã hóa. Trong nghiên cứu
định tính, các nhà điều tra sử dụng bí danh hay biệt hiệu cho cá nhân và nơi chốn để che
giấu nhân dạng.

• Sau khi phân tích, cần phải lưu giữ dữ liệu trong một thời kỳ vừa phải (thí dụ, Sieber,
1988, đề xuất 5-10 năm). Sau đó, các nhà điều tra phải xóa bỏ dữ liệu để nó không rơi vào
tay các nhà nghiên cứu khác, những người có thể chiếm dụng cho các mục đích khác.

• Việc ai được quyền sở hữu dữ liệu khi đã thu thập và phân tích cũng có thể là một vấn đề
chia rẽ các nhóm nghiên cứu và gây chia rẽ giữa các cá nhân. Đề án nghiên cứu có thể đề
cập đến vấn đề quyền sở hữu này và thảo luận cách thức giải quyết, như là thông qua việc
xây dựng sự hiểu biết rõ ràng giữa nhà nghiên cứu, những người tham gia, và có thể cả các
cố vấn trong khoa. Berg (2001) đề xuất sử dụng “những thỏa thuận cá nhân” để xác định
quyền sở hữu dữ liệu nghiên cứu. Phần mở rộng của ý tưởng này là đề phòng việc chia sẻ
dữ liệu với các cá nhân không tham gia vào dự án.

• Trong việc giải thích dữ liệu, nhà nghiên cứu cần mô tả chính xác về thông tin. Tính
chính xác này có thể đòi hỏi “phỏng vấn sau khi hoàn tất công việc” giữa nhà nghiên cứu
và những người tham gia trong nghiên cứu định lượng (Berg, 2001). Trong nghiên cứu
định tính, có thể bao gồm việc sử dụng một hay nhiều hơn một chiến lược (hãy xem các
chiến lược chứng thực giá trị trong Chương 10) để kiểm tra tính chính xác của dữ liệu với
những người tham gia hay giữa các nguồn dữ liệu khác nhau.

Các Vấn đề về Đạo đức trong việc Viết và Phổ biến Công trình Nghiên cứu

66
Các vấn đề về đạo đức không ngừng lại ở việc thu thập và phân tích dữ liệu; mà chúng còn
mở rộng sang việc thật sự viết ra và phổ biến báo cáo nghiên cứu cuối cùng. Thí dụ:

• Hãy thảo luận về cách thức công trình nghiên cứu sẽ không sử dụng ngôn ngữ hay những
từ ngữ thiên lệch bất lợi cho một số người do giới tính, định hướng về tình dục, nhóm
chủng tộc hay sắc tộc, tình trạng khuyết tật, hay tuổi tác. Sách Hướng dẫn Xuất bản của
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (xuất bản lần thứ 5) (Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, 2001) đề
nghị ba nguyên tắc hướng dẫn. Một là, hãy trình bày ngôn ngữ không thiên lệch với một
mức độ rõ ràng, cụ thể thích hợp (thí dụ, thay vì nói, “hành vi của khách hàng này theo
kiểu nam giới”, hãy nói, “hành vi của khách hàng này là ______ [nêu rõ]”). Hai là, hãy sử
dụng ngôn ngữ nhạy bén với các danh hiệu hay tên mô tả (thí dụ, thay vì viết “400 người
gốc Tây Ban Nha và các nước nói tiếng Tây Ban Nha”, thì hãy chỉ ra “400 người Mêhicô,
Tây Ban Nha, và Puerto Rica). Ba là, hãy thừa nhận những người tham gia vào nghiên
cứu (thí dụ, thay vì “đối tượng nghiên cứu”, hãy dùng thuật ngữ “những người tham gia
vào nghiên cứu”, và thay vì “nữ bác sĩ” hãy sử dụng từ ngữ “bác sĩ” hay “thầy thuốc”).

• Các vấn đề về đạo đức khác trong việc viết bài nghiên cứu sẽ liên quan đến khả năng xảy
ra việc bưng bít, bóp méo, bịa đặt các kết quả tìm thấy để đáp ứng yêu cầu của nhà nghiên
cứu hay một nhóm khán giả. Những cách làm gian lận này không được chấp nhận trong
các cộng đồng nghiên cứu chuyên nghiệp và chúng cấu thành hành vi sai trái (Neuman,
2000). Đề án nghiên cứu có thể trình bày lập trường tích cực của nhà nghiên cứu không
tiến hành những cách làm gian lận nói trên.

• Trong việc lập kế hoạch cho một nghiên cứu, điều quan trọng là dự kiến những tác động
của việc tiến hành cuộc nghiên cứu đối với các nhóm khán giả nhất định và không sử dụng
sai các kết quả nhằm có lợi cho nhóm này hoặc nhóm kia.

• Cuối cùng, điều quan trọng là phổ biến các chi tiết của cuộc nghiên cứu với thiết kế
nghiên cứu đã chọn sao cho người đọc có thể tự xác định tính đáng tin của công trình
nghiên cứu (Neuman, 2000). Việc xem trọng các thủ tục chi tiết của nghiên cứu định
lượng, định tính, và theo các phương pháp hỗn hợp sẽ được nhấn mạnh trong các chương
tiếp theo.

TÓM TẮT

Điều hữu ích là xét đến cách thức viết một đề án nghiên cứu trước khi thật sự tiến hành
quá trình này. Hãy xét đến 9 lập luận đưa ra bởi Maxwell (1996) để bao gồm vào đề án
những yếu tố then chốt và sau đó sử dụng một trong bốn đề cương về chủ đề đã được cung
cấp (trong Chương này) để soạn thảo một đề án hoàn chỉnh về nghiên cứu định tính, định
lượng hay theo các phương pháp hỗn hợp.

Trong suốt quá trình viết đề án, hãy bắt đầu viết ra giấy để suy nghĩ kỹ lưỡng về các ý
tưởng, hình thành thói quen viết trên cơ sở đều đặn, và sử dụng các chiến lược chẳng hạn như
sử dụng các thuật ngữ nhất quán, các cấp độ khác nhau của những tư tưởng tường thuật, và sự
mạch lạc để tăng cường kỹ năng viết. Viết câu văn ở thể chủ động, sử dụng các động từ thể
hiện hành động (strong verbs), và xem xét lại cũng như hiệu đính cũng sẽ giúp ích thêm.

Trước khi viết đề án, điều hữu ích là xem xét các vấn đề về đạo đức có thể được dự kiến
và mô tả trong đề án. Các vấn đề này liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình nghiên
cứu. Với sự quan tâm đến những người tham gia vào nghiên cứu, địa điểm nghiên cứu, và
người đọc tiềm năng, nhà nghiên cứu có thể thiết kế các nghiên cứu chứa đựng những thông
lệ hợp đạo đức.

67
Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết
5. Xây dựng một đề cương theo chủ đề cho một đề án nghiên cứu định
lượng, định tính, hay theo các phương pháp hỗn hợp. Hãy đưa vào đề
cương các chủ đề chính trong các thí dụ đã được trình bày trong
chương này.

6. Chọn một bài viết trên tạp chí báo cáo về một cuộc nghiên cứu định
tính, định lượng, hay theo các phương pháp hỗn hợp. Xem xét phần
giới thiệu của bài viết, và, bằng cách sử dụng phương pháp “móc-và-
khuyết” được minh họa trong chương này, hãy xác định các thiếu sót
trong luồng ý tưởng từ câu này sang câu khác, từ đoạn này sang đoạn
khác.

7. Xem xét một trong những tình huống khó xử về đạo đức sau đây mà
một nhà nghiên cứu có thể gặp phải. Mô tả các cách thức Anh/Chị có
thể dự kiến được vấn đề và chủ động giải quyết vấn đề đó trong đề án
nghiên cứu của mình.

a. Một tù nhân mà Anh/Chị đang phỏng vấn nói với Anh/Chị rằng
có khả năng có một cuộc vượt ngục tại nhà tù vào đêm đó.
Anh/Chị làm gì?

b. Một nhà nghiên cứu trong nhóm của Anh/Chị sao chép các câu
văn từ một nghiên cứu khác và đưa chúng vào bản báo cáo
chính thức bằng văn bản cho dự án của Anh/Chị. Anh/Chị làm
gì?

c. Một sinh viên đang thu thập dữ liệu cho dự án của cô từ nhiều
cá nhân mà cô đã phỏng vấn ở các gia đình trong thành phố của
Anh/Chị. Sau cuộc phỏng vấn thứ tư, cô ta nói với Anh/Chị là
đề án của cô chưa được Hội đồng Duyệt xét về Thể chế chấp
thuận. Anh/Chị làm gì?

BÀI ĐỌC THÊM

Maxwell, J. (1996). Thiết kế nghiên cứu định tính: cách tiếp cận có tính tương tác,
Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Joe Maxwell trình bày một tổng quan thật hay về qui trình xây dựng đề án nghiên cứu
định tính mà, về nhiều phương diện, có thể áp dụng cho nghiên cứu định lượng và
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Ông trình bày rằng đề án là lập luận
hướng dẫn một cuộc nghiên cứu và ông đưa ra một ví dụ trong đó mô tả chín bước cần
thiết. Ngoài ra, ông còn trình bày và phân tích một đề án định tính hoàn chỉnh nhằm
minh họa một mô hình hay có thể áp dụng.

68
Sieber, J. E. (1998). Lập kế hoạch nghiên cứu có trách nhiệm về mặt đạo đức. Trong L.
Bickman & D. J. Rog (Eds), Sách hướng dẫn về các phương pháp nghiên cứu ứng dụng
về xã hội (các trang 127-156). Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Joan Sieber thảo luận về tầm quan trọng của việc lập kế hoạch liên quan đến các vấn đề về
đạo đức như là một phần không thể thiếu trong qui trình thiết kế nghiên cứu. Trong
chương này, bà trình bày một báo cáo toàn diện về nhiều chủ đề liên quan đến các vấn đề
về đạo đức, chẳng hạn như các Hội đồng Duyệt xét về Thể chế, sự ưng thuận có cơ sở, sự
riêng tư, sự tin cậy, và sự nặc danh, cũng như các yếu tố về rủi ro nghiên cứu và các nhóm
dân dễ bị tổn thương. Phạm vi xem xét của bà rất rộng và bà đưa ra nhiều khuyến nghị về
các chiến lược.

Wolcott, H. E. (2001). Viết báo cáo nghiên cứu định tính (xuất bản lần thứ hai).
Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Harry Wolcott, một nhà dân tộc học về giáo dục, đã biên soạn một quyển sách hướng dẫn
kỹ năng tuyệt vời, đề cập đến nhiều khía cạnh của qui trình viết trong nghiên cứu định
tính. Quyển sách này khảo sát các kỹ thuật hữu ích trong việc khởi đầu qui trình viết; việc
xây dựng các chi tiết; việc liên kết với tài liệu hiện có, lý thuyết, và phương pháp; việc làm
cho bài viết súc tích, chặt chẽ bằng cách chỉnh sửa và hiệu đính; việc hoàn tất qui trình
viết bằng cách chú ý đến các khía cạnh như là nhan đề và các phụ đính. Đối với tất cả
người viết khao khát thành công, đây là một quyển sách thiết yếu cho việc viết nghiên
cứu, bất kể đó là nghiên cứu định tính, định lượng, hay theo các phương pháp hỗn hợp.

69
CHUƠNG BỐN
_______________________________________

PHẦN GIỚI THIỆU

Sau khi đã hoàn tất phần khuôn khổ thiết kế và phần duyệt xét lại sơ bộ tài liệu, và sau
khi cân nhắc việc viết lách và những vấn đề đạo lý, nhà xây dựng đề án chuyển sang việc
thiết kế thật sự một cuộc nghiên cứu. Qui trình bắt đầu bằng việc sắp xếp các ý tưởng,
trước tiên là thiết kế một phần giới thiệu (hay dẫn nhập) của một đề án nghiên cứu.
Chương này thảo luận về bố cục và cách viết của phần giới thiệu có tính nghiên cứu học
thuật của một đề án định tính, định lượng và theo các phương pháp hỗn hợp (mixed
methods). Chương này xem xét những khác biệt trong việc viết phần giới thiệu cho ba
loại đề án khác nhau này. Sau đó, để cung cấp một mô hình làm việc về một phần giới
thiệu hay, trong chương này sẽ trình bày một phần giới thiệu hoàn chỉnh được trích từ
một công trình nghiên cứu đã được công bố. Sau đó, mô hình nói trên được phân tích,
từng phần một, bằng cách sử dụng một khuôn khổ để viết phần giới thiệu hay. Khuôn
khổ này dựa trên năm thành phần chủ yếu được tìm thấy trong tất cả phần giới thiệu, bất
kể cách tiếp cận nghiên cứu. Khuôn khổ này gồm có việc xác lập vấn đề dẫn đến cuộc
nghiên cứu, xem xét lại tài liệu về vấn đề này, xác định những khiếm khuyết trong tài liệu
về vấn đề này, nhắc đến một nhóm khán giả và lưu ý đến ý nghĩa của vấn đề này đối với
nhóm khán giả đó, và xác định mục đích của cuộc nghiên cứu được đề xuất. Bởi vì cách
tiếp cận này dựa vào những việc phát biểu những khiếm khuyết của tài liệu trong quá
khứ, nên sẽ được gọi là mô hình những khiếm khuyết (deficiencies model) trong khoa học
xã hội cho phần giới thiệu.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHẦN GIỚI THIỆU


Phần giới thiệu là đoạn đầu tiên trong một bài báo, một luận án, hay công trình nghiên cứu
học thuật. Phần giới thiệu chuẩn bị cho toàn bộ công trình nghiên cứu. Như Wilkinson
(1991) đề cập:

Phần giới thiệu là phần của bài viết cung cấp cho người đọc thông tin cơ sở đối với
cuộc nghiên cứu được tường trình trong bài viết này. Mục đích của phần giới thiệu là
thiết lập khuôn khổ cho cuộc nghiên cứu, thế nào để người đọc có thể hiểu cuộc
nghiên cứu này liên quan đến cuộc nghiên cứu khác như thế nào (trang 96).

Chuẩn bị cho công trình nghiên cứu, phần giới thiệu xác lập vấn đề hay mối quan tâm
dẫn đến cuộc nghiên cứu bằng cách truyền đạt thông tin về một vấn đề nghiên cứu (research
problem). Bởi vì phần giới thiệu là đoạn đầu tiên trong một công trình hay đề án nghiên cứu,
nên phải cẩn thận đặc biệt trong việc viết phần giới thiệu. Thật đáng tiếc là quá nhiều tác giả
của các công trình nghiên cứu không xác định rõ ràng vấn đề nghiên cứu, để cho người đọc
phải tự quyết định tầm quan trọng của vấn đề vốn thúc đẩy công trình nghiên cứu. Hơn nữa,
vấn đề nghiên cứu thường bị lẫn lộn với các câu hỏi nghiên cứu (research questions) – đó là
những câu hỏi mà nhà điều tra muốn được trả lời để hiểu được hay giải thích được vấn đề
nghiên cứu.

Một vấn đề nghiên cứu có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc tiềm tàng. Vấn đề nghiên
cứu có thể bắt nguồn từ một kinh nghiệm của nhà nghiên cứu trong cuộc sống hay nơi làm
việc cá nhân của nhà nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu có thể đến từ một cuộc tranh luận rộng

70
rãi đã xuất hiện trong tài liệu trong vài năm. Vấn đề nghiên cứu có thể phát triển từ các cuộc
tranh luận về chính sách trong chính phủ hay giữa những nhà điều hành cao cấp nhất. Các
nguồn gốc của vấn đề nghiên cứu thường đủ loại.

Ngoài sự phức tạp nói trên, phần giới thiệu còn phải gánh vác việc khuyến khích
người đọc tiếp tục đọc thêm nữa và bắt đầu nhận thấy được ý nghĩa trong công trình nghiên
cứu. Chỉ khía cạnh này không thôi cũng làm cho phần giới thiệu thật là khó viết. Phần giới
thiệu cần làm cho người đọc quan tâm đến đề tài được đề cập, xác lập vấn đề dẫn đến công
trình nghiên cứu, đặt công trình nghiên cứu vào trong bối cảnh rộng hơn của tài liệu học thuật,
và vươn đến một nhóm khán giả riêng biệt. Phải đạt được tất cả điều này trong một phần súc
tích chừng vài trang. Do những thông điệp chúng phải truyền đạt và chỗ hạn chế dành cho
chúng, nên viết và hiểu được những phần giới thiệu là việc đầy thách đố.

Thật may mắn là có một khuôn mẫu hay cấu trúc để viết phần giới thiệu có tính học
thuật trong khoa học xã hội thật hay. Trước khi giới thiệu mô hình này, cần phải phân biệt
được những khác biệt tinh tế giữa những phần giới thiệu của các công trình nghiên cứu định
tính, định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp.

NHỮNG PHẦN GIỚI THIỆU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH


NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG
VÀ THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP
Việc xem xét lại tổng quát tất cả những phần giới thiệu cho thấy rằng chúng đều theo một mô
thức tương tự: các tác giả thông báo vấn đề, và họ lý giải tại sao vấn đề đó cần được nghiên
cứu. Bởi vì các vấn đề khác nhau đối với các công trình nghiên cứu định tính, định lượng, và
theo các phương pháp hỗn hợp (như đã thảo luận trong chương 1), nên loại vấn đề được trình
bày trong phần giới thiệu sẽ khác nhau, phụ thuộc vào cách tiếp cận nghiên cứu. Trong một
đề án định tính, tác giả sẽ mô tả một vấn đề nghiên cứu mà có thể hiểu được tốt nhất bằng
cách xem xét kỹ một khái niệm hay một hiện tượng. Tôi cho rằng nghiên cứu định tính là để
khảo sát và các nhà nghiên cứu sử dụng nghiên cứu định tính để tìm hiểu một đề tài khi các
biến số và cơ sở lý thuyết đều chưa biết. Thí dụ, Morse (1991) nói rằng:

Những đặc điểm của một vấn đề nghiên cứu định tính là (a) khái niệm “chưa được
phát triển” do việc hết sức thiếu lý thuyết và nghiên cứu trước đó; (b) có ý niệm rằng
lý thuyết có sẵn có thể không chính xác, không phù hợp, không đúng hay bị thiên
lệch; (c) có sự cần thiết phải khảo sát và mô tả các hiện tượng và xây dựng lý thuyết;
hay (d) bản chất của hiện tượng này không thể phù hợp với các thước đo định lượng
(trang 120).

Thí dụ, vấn đề khu đô thị phát triển bừa bãi (vấn đề) cần được khảo sát bởi vì vấn đề
này chưa được xem xét trong một số khu vực nhất định của bang. Một thí dụ khác là, trẻ em
trong các lớp tiểu học có những nỗi lo âu gây trở ngại cho việc học (vấn đề), và phương cách
tốt nhất để khảo sát vấn đề này là đi đến các trường học và gặp gỡ trực tiếp với các giáo viên
và học sinh. Một số nhà nghiên cứu định tính có một lăng kính lý thuyết thông qua đó vấn đề
sẽ được xem xét (thí dụ, bất bình đẳng về tiền lương giữa phụ nữ và đàn ông hay quan điểm
cho rằng các tài xế thuộc chủng tộc nào đó hay da màu sẽ có hành vi theo cách đặc biệt nào
đó trên các xa lộ). Thomas (1993) gợi ý rằng “các nhà nghiên cứu theo phái phê phán bắt đầu
từ giả thuyết rằng toàn bộ đời sống văn hóa ở trong tình trạng căng thẳng liên tục giữa sự
kiểm soát và sự chống đối” (trang 9). Định hướng lý thuyết này định hình cấu trúc của một
phần giới thiệu. Trong phần giới thiệu của một công trình nghiên cứu, thí dụ Beisel (1990) đề
xuất xem xét lý thuyết về hoạt động chính trị dựa trên giai cấp giải thích như thế nào về sự

71
thiếu thành công của chiến dịch chống tệ nạn xã hội ở một trong ba thành phố của Mỹ. Như
thế, trong một số công trình nghiên cứu định tính, cách tiếp cận trong phần giới thiệu có thể ít
có tính quy nạp hơn trong khi vẫn dựa vào quan điểm của những người tham gia giống như
hầu hết công trình nghiên cứu định tính. Ngoài ra, những phần giới thiệu trong cách tiếp cận
định tính có thể bắt đầu bằng một lời phát biểu cá nhân về những kinh nghiệm từ tác giả, như
những phần giới thiệu được tìm thấy trong các công trình nghiên cứu theo chủ nghĩa hiện
tượng học (Moustakas, 1994). Những phần giới thiệu cũng có thể được viết dựa trên quan
điểm chủ quan theo lối tự thuật (ngôi thứ nhất) của cá nhân trong đó nhà nghiên cứu đặt mình
vào bài tường thuật.

Trong những phần giới thiệu của nghiên cứu định lượng, người ta nhận thấy sự biến
thiên ít hơn. Trong một đề án định lượng, vấn đề được xử lý tốt nhất bằng việc hiểu được
những yếu tố hay những biến số nào ảnh hưởng đến kết cục. Thí dụ, phản ứng trước những
sự cắt giảm công nhân (một vấn đề đối với tất cả người làm công), một nhà điều tra có thể tìm
cách phát hiện những yếu tố nào ảnh hưởng đến các doanh nghiệp tinh giản biên chế. Một
nhà nghiên cứu khác có thể cần hiểu biết về tỷ lệ ly hôn cao trong các cặp vợ chồng đã kết hôn
(vấn đề) và xem xét liệu các vấn đề tài chính có góp phần làm tăng mức ly hôn không. Trong
cả hai tình huống này, vấn đề nghiên cứu là một vấn đề mà trong đó việc hiểu biết các yếu tố
giải thích hay có liên quan đến kết cục giúp các nhà điều tra hiểu biết được và giải thích được
tốt nhất vấn đề này. Ngoài ra, trong phần giới thiệu theo định lượng, các nhà nghiên cứu đôi khi
đưa ra một lý thuyết để kiểm định, và họ sẽ kết hợp việc xem xét lại tài liệu đáng kể để xác định
các câu hỏi nghiên cứu cần phải được trả lời. Việc viết phần giới thiệu theo định lượng có thể
trên quan điểm không ngôi (động từ không ngôi, chủ từ là “it” trong tiếng Anh) và ở thì quá khứ
để mang lại “tính khách quan” cho ngôn ngữ của nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể sử dụng cách tiếp cận
định lượng hoặc cách tiếp cận định tính (hoặc một kết hợp nào đó của cả hai) đối với việc viết
phần giới thiệu. Thí dụ, một vấn đề nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể là một
vấn đề trong đó cần phải vừa hiểu biết mối quan hệ giữa các biến số trong một tình huống vừa
khảo sát đề tài này sâu hơn. Một đề án theo các phương pháp hỗn hợp có thể ban đầu tìm
cách giải thích mối quan hệ giữa hành vi hút thuốc và sự chán nản trong thiếu niên, sau đó
khảo sát những quan điểm thật chi tiết của các thiếu niên và thể hiện những mô thức khác
nhau về hành vi hút thuốc và sự chán nản. Với giai đoạn đầu theo định lượng của đề án này,
phần giới thiệu có thể bao gồm sự thảo luận về một lý thuyết tiên đoán mối quan hệ nói trên.

MÔ HÌNH CHO PHẦN GIỚI THIỆU


Những khác biệt nói trên giữa các cách tiếp cận khác nhau là nhỏ, và những khác biệt này chủ yếu
liên quan đến các loại vấn đề khác nhau gắn với các công trình nghiên cứu theo định tính, định
lượng, và các phương pháp hỗn hợp. Hẳn là hữu ích khi minh họa một cách tiếp cận đối với việc
thiết kế và viết phần giới thiệu của một công trình nghiên cứu.

Mô hình những khiếm khuyết (deficiencies model) là một khuôn mẫu tổng quát để viết
phần giới thiệu tốt cho một đề án hay công trình nghiên cứu. Mô hình này là một cách tiếp
cận thông thường được sử dụng trong khoa học xã hội, và một khi cấu trúc của mô hình này
được giải thích sáng tỏ, người đọc sẽ tìm thấy sự hiện diện của mô hình này rõ ràng trong
nhiều công trình nghiên cứu học thuật. Mô hình này gồm có năm thành phần:

1. Vấn đề nghiên cứu.


2. Những công trình nghiên cứu đã xử lý vấn đề này.

72
3. Những khiếm khuyết trong các công trình nghiên cứu nói trên.
4. Tầm quan trọng của công trình nghiên cứu này đối với nhóm khán giả, và
5. Phát biểu về mục đích.

Một Thí dụ Minh họa


Trước khi xem xét lại mỗi thành phần nói trên, tôi sẽ trình bày một thí dụ minh họa. Thí dụ
sử dụng ở đây được trích từ một công trình nghiên cứu định lượng được công bố bởi
Terenzini, Cabreca, Colbeck, Bjorklund, và Parente (2001), trong Tạp chí Giáo dục Đại học
và có nhan đề là “Sự Đa dạng về Chủng tộc và Sắc tộc trong Lớp học” (đã xin phép in lại).
Theo sau mỗi đoạn chính trong cấu trúc của phần giới thiệu này, tôi sẽ nêu bật một cách ngắn
gọn thành phần của phần giới thiệu đang được các tác giả đề cập.

Kể từ Đạo luật về Quyền Công dân được thông qua năm 1964 và Đạo luật về Giáo
dục Đại học được thông qua năm 1965, các trường đại học và viện đại học của Hoa
Kỳ đã cố gắng nhiều để gia tăng sự đa dạng về chủng tộc và sắc tộc trong sinh viên và
thành viên đội ngũ giảng dạy của họ, và biện pháp nâng đỡ những người thuộc các
nhóm bị thiệt thòi do chủng tộc, sắc tộc v.v đã trở thành chính sách chọn lựa để đạt
được tính không đồng nhất đó [Các tác giả phát biểu điều thu hút sự chú ý bằng lối
tường thuật (móc câu tường thuật: narrative hook)]. Tuy nhiên, các chính sách
này hiện đang ở trung tâm của một cuộc tranh luận trên toàn quốc dữ dội. Nền tảng
pháp lý hiện hành cho các chính sách về biện pháp nâng đỡ những người thuộc các
nhóm bị thiệt thòi dựa vào phán quyết của tòa án về vụ kiện Regents of the University
of California V. Bakke (Các Thành viên Hội đồng Quản trị trường Đại học California
kiện Bakke), trong đó Thẩm phán William Powell lập luận rằng chủng tộc có thể được
xem là một trong những yếu tố làm cơ sở cho các quyết định thu nhận sinh viên. Tuy
nhiên, gần đây hơn, Tòa phúc thẩm của Hoa Kỳ trong phiên tòa xử lưu động thứ năm,
trong vụ kiện năm 1996; Hopwood kiện Bang Texas, đã tìm thấy rằng lập luận của
Powell là không đủ. Các phán quyết của tòa án không xem xét đến các chính sách về
biện pháp nâng đỡ những người thuộc các nhóm bị thiệt thòi đã được đi kèm bởi
những cuộc trưng cầu ý dân, văn bản lập pháp của bang, và những biện pháp liên quan
cấm đoán hay cắt giảm mạnh việc thu nhận vào đại học hay thuê mướn nhạy cảm với
chủng tộc ở California, Florida, Louisiana, Maine, Massachusetts, Michigan,
Mississipi, New Hampshire, Rhode Island, và Puerto Rico (Healy, 1998a, 1998b,
1999).

Đáp lại, các nhà giáo dục và những người khác đã đưa ra những lập luận về giáo dục
ủng hộ biện pháp nâng đỡ những người thuộc các nhóm bị thiệt thòi, khẳng định rằng
một đơn vị học tập đa dạng có hiệu quả về mặt giáo dục hơn một đơn vị học tập đồng
nhất hơn. Giám đốc Viện Đại học Harvard, Neil Rudenstine, khẳng định rằng “lý do
cơ bản cho sự đa dạng của sinh viên ở trường đại học [là] giá trị về giáo dục của sự đa
dạng đó” [Rudenstine, 1999, trang 1). Lee Bollinger, người có chức vụ tương đương
với Rudestine ở Viện Đại học Michigan, đã khẳng định, “Một lớp học mà không có đại
diện đáng kể từ những thành viên của các chủng tộc khác nhau tạo ra một cuộc thảo
luận nghèo nàn, kém cỏi hơn” (Schmidt, 1998, trang A32). Hai vị giám đốc các viện
đại học này không cô đơn trong niềm tin của họ. Hiệp hội các Viện Đại học Hoa Kỳ
đã công bố một bản tuyên bố có chữ ký ủng hộ của giám đốc của 62 viện đại học có
hoạt động nghiên cứu phát biểu rằng: “Chúng tôi phát biểu trước hết và trên hết với tư
cách các nhà giáo dục. Chúng tôi tin rằng sinh viên của chúng tôi được hưởng lợi
đáng kể từ một nền giáo dục diễn ra trong một môi trường đa dạng” (“Về Tầm Quan
trọng của Sự Đa dạng trong Sinh viên được Thu nhận vào Đại học, “Thời báo New

73
York, ngày 24 tháng Tư, năm 1997, trang A27). [Các Tác giả Xác định Vấn đề
Nghiên cứu].

Các công trình nghiên cứu về tác động của sự đa dạng đối với các kết quả về giáo dục
sinh viên có khuynh hướng tiếp cận những phương cách sinh viên giáp mặt với “sự đa
dạng” theo một trong ba cách sau đây.

Một nhóm nhỏ các công trình nghiên cứu xử lý những sự tiếp xúc của sinh viên với
“sự đa dạng” chủ yếu như là một hàm số của hỗn hợp chủng tộc/sắc tộc hay giới tính
theo tỷ lệ hay tính bằng số của các sinh viên trong khu đại học (thí dụ, Chang, 1996,
1999a; Kanter, 1977; Sax, 1996) . . . . Tập hợp các công trình nghiên cứu thứ hai lớn
hơn nhiều so với nhóm thứ nhất. Tập hợp thứ hai này, coi một mức độ ít của sự đa dạng
về cơ cấu là điều đương nhiên và thể hiện thành hoạt động việc giáp mặt của sinh viên
với sự đa dạng bằng cách sử dụng tần suất hay tính chất của những tương tác được ghi
nhận của họ với những người đồng môn khác biệt với họ về chủng tộc/sắc tộc . . . . Một
tập hợp các công trình nghiên cứu thứ ba xem xét những nỗ lực được tổ chức chu đáo
về thể chế và theo chương trình một cách kiên quyết nhằm giúp sinh viên cam kết với
“sự đa dạng” về chủng tộc/sắc tộc và/hoặc giới tính dưới hình thức cả ý tưởng lẫn con
người.

Những cách tiếp cận khác nhau này đã được sử dụng để xem xét những tác động của
sự đa dạng đối với dãy rộng các kết quả về giáo dục sinh viên. Bằng chứng hầu như
đều nhất quán trong việc chỉ ra rằng các sinh viên trong một cộng đồng đa dạng về
chủng tộc/sắc tộc hay giới tính, hoặc tham gia vào một hoạt động liên quan đến sự đa
dạng, gặt hái được một dãy rộng các lợi ích tích cực về giáo dục . . . . [Các tác giả đề
cập đến những công trình nghiên cứu đã xử lý vấn đề nói trên].

Chỉ có tương đối ít công trình nghiên cứu (thí dụ, Chang, 1996, 1999a; Sax, 1996)
xem xét một cách cụ thể liệu thành phần chủng tộc/sắc tộc hay giới tính của sinh viên
ở một khu đại học, trong một chuyên khoa về học thuật, hay trong một lớp học (nghĩa
là sự đa dạng về cơ cấu) có mang lại những lợi ích về giáo dục đã được khẳng định
hay không . . . . Tuy nhiên, liệu mức độ đa dạng về chủng tộc của một khu đại học
hay một lớp học có ảnh hưởng trực tiếp đến các kết quả học tập hay không vẫn còn là
một câu hỏi để ngỏ. [Những khiếm khuyết trong các công trình nghiên cứu được
ghi nhận].

Sự khan hiếm thông tin về các lợi ích về giáo dục của sự đa dạng về cơ cấu ở một khu
đại học hay trong các lớp học của đại học thật là đáng tiếc, bởi vì đây là loại bằng chứng
mà các tòa án có vẻ sẽ đòi hỏi phải có nếu sau này các tòa án phải ủng hộ các chính sách
thu nhận sinh viên nhạy cảm với chủng tộc. [Tầm quan trọng của công trình nghiên
cứu đối với nhóm khán giả được đề cập].

Công trình nghiên cứu này cố gắng góp phần vào cơ sở kiến thức nói trên bằng cách
khảo sát ảnh hưởng của sự đa dạng về cơ cấu trong lớp học đối với việc phát triển các
kỹ năng về học thuật và trí tuệ của sinh viên . . . . Công trình nghiên cứu này xem xét
cả tác động trực tiếp của sự đa dạng trong lớp học đối với các kết quả về học thuật/trí
tuệ lẫn việc liệu có tác động nào của sự đa dạng trong lớp học có thể được giảm nhẹ
bởi mức độ sử dụng những phương pháp giảng dạy có tính cộng tác và tích cực trong
khóa học. [Mục đích của công trình nghiên cứu được xác định.] (các trang 510-
512, in lại với sự cho phép của Tạp chí Đại học).

74
Vấn đề Nghiên cứu (Research Problem) trong Công trình Nghiên cứu
Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu các công trình nghiên cứu của họ, họ khởi đầu với một đoạn,
hay nhiều hơn một đoạn, truyền đạt các vấn đề nghiên cứu cụ thể. Họ cũng trình bày, trong câu
đầu tiên, thông tin để làm cho người đọc quan tâm. Trong những câu tiếp theo câu đầu tiên, các
tác giả xác định một vấn đề nghiên cứu (vấn đề ở đây là vấn đề khó khăn hay vấn nạn (problem)
hoặc vấn đề (issue)) rõ rệt cần phải giải quyết.

Trong bài báo của Terenzini và những người khác (2001), câu đầu tiên hoàn thành cả
hai mục tiêu: khêu gợi mối quan tâm đến công trình nghiên cứu và truyền đạt một vấn đề
nghiên cứu. Câu này đã có tác động gì? Câu này có cám dỗ một người đọc tiếp tục đọc? Câu
này có được diễn đạt ở một trình độ thế nào để một nhóm độc giả rộng có thể hiểu được hay
không? Những câu hỏi này thật quan trọng đối với các câu mở đầu được gọi là các móc câu
tường thuật (narrative hooks), một thuật ngữ được rút ra từ nghệ thuật sáng tác của người
Anh, thu hút hay “móc chặt” (“hook”) người đọc vào công trình nghiên cứu. Để biết cách
viết những móc câu tường thuật hay, hãy nghiên cứu những câu mở đầu trong các tạp chí
hàng đầu trong những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Thường thì các phóng viên cung cấp
những thí dụ tốt trong các câu hàng đầu của nhật báo và các bài viết trên tạp chí. Sau đây là
một ít thí dụ về các câu hàng đầu từ các tạp chí khoa học xã hội.

• “Agnes, người nổi tiếng về phương pháp luận dân tộc học và là người có cảm tưởng
như mình thuộc giới tính khác, đã thay đổi nhận dạng của cô gần ba năm trước khi
thực hiện phẩu thuật chuyển đổi giới tính.” (Cahill, 1989, trang 281).

• “Ai kiểm soát qui trình về kế tục giám đốc điều hành” (Boeker, 1992, trang 400),

• “Có một số lượng lớn tài liệu nghiên cứu về đường vẽ trên bản đồ (một bài báo tóm
lược gần đây là Buttenfield 1985), và sự khái quát hóa các đường vẽ trên bản đồ
(McMaster 1987).” (Carstensen, 1989, trang 181)

Cả ba thí dụ này đều trình bày thông tin mà nhiều người đọc dễ dàng hiểu được. Hai thí dụ
đầu – những phần giới thiệu trong các công trình nghiên cứu định tính – chứng minh cách
thức có thể tạo ra sự quan tâm của người đọc bằng cách sử dụng việc dẫn chứng một người
tham gia riêng lẻ và bằng cách đặt ra một câu hỏi. Thí dụ thứ ba, một công trình nghiên cứu
định lượng dựa trên thí nghiệm, cho thấy ta có thể bắt đầu như thế nào với một quan điểm
theo tài liệu. Cả ba thí dụ này minh họa rất tốt cách thức câu hàng đầu có thể được viết sao
cho người đọc không bị dẫn vào một mớ suy nghĩ rối rắm đầy chi tiết, mà được hạ một cách
nhẹ nhàng vào đề tài.

Tôi sử dụng phép ẩn dụ về một tác giả hạ một cái thùng phuy xuống giếng. Một tác
giả mới vào nghề đẩy cái thùng phuy (người đọc) lao xuống độ sâu của cái giếng (bài viết).
Người đọc chỉ thấy tài liệu không quen thuộc. Tác giả giàu kinh nghiệm hạ cái thùng phuy
(một lần nữa, đây là người đọc) chầm chậm, cho phép người đọc làm quen dần dần một cách
thoải mái với công trình nghiên cứu. Việc hạ chầm chầm cái thùng phuy này bắt đầu bằng
một móc câu tường thuật (a narrative hook) đủ khái quát để người đọc hiểu được đề tài (và có
thể liên hệ đến đề tài).

Sau câu đầu tiên này, điều quan trọng là xác định rõ ràng cho người đọc vấn đề (issue)
hay vấn đề khó khăn (problem) dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện nghiên cứu này. Terenzini
và những người khác (2001) thảo luận về một vấn đề khó khăn rõ rệt: sự đấu tranh để gia tăng
sự đa dạng về chủng tộc và sắc tộc ở các khu viện, trường đại học của Hoa Kỳ. Họ lưu ý rằng

75
các chính sách làm tăng sự đa dạng nói trên đang ở “trung tâm của một cuộc tranh luận dữ dội
trên toàn quốc” (trang 509).

Trong nghiên cứu khoa học xã hội ứng dụng, các vấn đề khó khăn hay vấn nạn
(problems) nảy sinh từ những vấn đề (issues), những sự khó khăn, và thông lệ thực hành hiện
tại. Thí dụ, các trường học có thể đã không thi hành những nguyên tắc hướng dẫn về đa văn
hóa, những yêu cầu của đội ngũ giảng dạy ở các trường đại học đến độ là họ cần tham gia vào
các hoạt động phát triển chuyên môn trong các khoa của họ, những sinh viên thiểu số cần
được tiếp cận tốt hơn đến các đại học, hay một cộng đồng cần hiểu biết tốt hơn những đóng
góp của những người tiên phong thuộc nữ giới lúc đầu của cộng đồng. Đây đều là những vấn
đề nghiên cứu quan trọng xứng đáng được nghiên cứu thêm và chứng tỏ một vấn đề hay mối
quan tâm trong thực tiễn cần được giải quyết. Một vấn đề nghiên cứu là vấn đề tồn tại trong
tài liệu, trong lý thuyết, hay trong thực tiễn, dẫn đến sự cần thiết phải thực hiện công trình
nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu trong một công trình nghiên cứu bắt đầu trở nên rõ ràng khi
nhà nghiên cứu đặt câu hỏi “sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu này là gì” hay
“Vấn đề gì đã ảnh hưởng đến sự cần thiết phải thực hiện công trình nghiên cứu này?

Khi thiết kế những đoạn mở đầu của một đề án, hãy luôn nhớ đến những nguyên tắc
hướng dẫn sau đây:

• Hãy viết câu mở đầu mà sẽ kích thích sự quan tâm của người đọc cũng như truyền đạt
một vấn đề mà một nhóm khán giả rộng có thể liên hệ đến vấn đề này.

• Như một nguyên tắc tổng quát, hãy cố tránh sử dụng những đoạn trích dẫn, đặc biệt là
những đoạn trích dẫn dài, trong câu hàng đầu (lead sentence). Những đoạn trích dẫn đem
lại nhiều khả năng cho việc giải thích và như thế tạo ra phần bắt đầu không rõ ràng. Tuy
nhiên, như thật hiển nhiên trong một số công trình nghiên cứu định tính, những đoạn trích
dẫn có thể tạo ra sự quan tâm của người đọc.

• Hãy tránh xa khỏi những câu diễn đạt có dùng thành ngữ hay những cụm từ sáo mòn
(thí dụ “Phương pháp giảng bài vẫn còn là một “sacred cow” (“thứ bất khả xâm
phạm”) trong hầu hết các giảng viên đại học”)

• Hãy xét đến thông tin bằng số để tạo tác động (thí dụ, “Mỗi năm, ước lượng 5 triệu
người Mỹ có một thành viên thân thuộc nhất trong gia đình bị tử vong”)

• Hãy xác định rõ vấn đề nghiên cứu (nghĩa là tình trạng lưỡng nan, vấn đề) dẫn đến
công trình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu có thể tự hỏi, “Có một câu (hay những
câu) rành mạnh nào mà trong đó tôi truyền đạt được vấn đề nghiên cứu hay không?

• Hãy chỉ ra tại sao vấn đề đang xét là quan trọng bằng cách dẫn ra những điều tham
khảo biện minh cho sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề này.

• Hãy đảm bảo rằng vấn đề nghiên cứu được trình bày theo cách thức phù hợp với cách
tiếp cận nghiên cứu trong công trình nghiên cứu. (thí dụ, có tính khảo sát trong nghiên
cứu định tính, xem xét các mối quan hệ hay các yếu tố tiên đoán trong nghiên cứu
định lượng, và cách này hay cách kia trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp).

76
Xem xét lại các Công trình Nghiên cứu Giải quyết Vấn đề đang xét
Sau khi xác lập vấn đề nghiên cứu trong những đoạn mở đầu, tiếp theo Terenzini và những
người khác (2001) biện minh cho tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu của họ bằng cách
xem xét lại các công trình nghiên cứu đã xem xét vấn đề này. Họ đã thảo luận về ba “tập hợp
các công trình nghiên cứu”, trang 150) gần như thể là họ có một bản đồ tài liệu (như đã thảo
luận trong Chương 2) trước mặt họ và họ chỉ đơn giản trình bày những loại chính của các công
trình nghiên cứu về tác động của sự đa dạng của sinh viên đối với các kết quả về giáo dục. Điều
hữu ích là lưu ý trong thí dụ nói trên, họ đã không xem xét lại từng công trình nghiên cứu tách
biệt; thay vào đó, họ đã đưa ra những nhóm lớn hơn của các công trình nghiên cứu, sao cho ở
điểm này của bài viết, họ có thể trình bày bức tranh rộng lớn hơn về tài liệu đã có. Chính trong
phần “xem xét lại tài liệu”, vốn thường tiếp theo sau phần giới thiệu trong một công trình
nghiên cứu định lượng (đôi khi trong nghiên cứu định tính và trong nghiên cứu theo các phương
pháp hỗn hợp), ta tìm thấy phần xem xét lại đầy đủ chi tiết về các công trình nghiên cứu.

Mục đích của việc xem xét lại các công trình nghiên cứu đã giải quyết vấn đề đang xét
là để lý giải tầm quan trọng của công trình nghiên cứu được đề xuất và tạo ra những sự khác
biệt giữa các công trình nghiên cứu trong quá khứ và công trình nghiên cứu được đề xuất.
Thành phần này có thể được gọi là “đặt vấn đề nghiên cứu này vào trong cuộc đối thoại tiếp
diễn trong tài liệu”. Các nhà nghiên cứu không muốn tiến hành một nghiên cứu mà sao chép
một cách chính xác những gì một người nào khác đã nghiên cứu. Những công trình nghiên
cứu mới cần phải bổ sung thêm vào tài liệu đã có hay mở rộng hay kiểm định lại những gì
người khác đã xem xét. Marshall và Rossman (1999) nói về việc đặt một công trình nghiên
cứu “vào trong truyền thống điều tra và bối cảnh các công trình nghiên cứu liên quan” (trang
43). Khả năng trình bày công trình nghiên cứu theo phương cách này phân biệt người mới
vào nghề với những nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm hơn. Nhà nghiên cứu kỳ cựu hiểu biết
những gì đã được viết về một đề tài hay một vấn đề nhất định trong lĩnh vực liên quan. Kiến
thức này đến từ những năm kinh nghiệm theo dõi sự phát triển của các vấn đề và tài liệu kèm
theo của chúng.

Câu hỏi thường hình thành dần về loại tài liệu nào cần xem xét lại. Lời khuyên tốt
nhất của tôi là xem xét lại các công trình “nghiên cứu” trong đó các tác giả đưa ra những câu
hỏi nghiên cứu và báo cáo dữ liệu để trả lời những câu hỏi đó. Các công trình nghiên cứu này
có thể là nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, hay nghiên cứu theo các phương pháp
hỗn hợp. Điểm quan trọng là tài liệu trong quá khứ nói trên cung cấp các công trình nghiên cứu
về vấn đề nghiên cứu được xử lý trong đề án này. Một câu hỏi khác là “Tôi làm gì bây giờ?
Không có nghiên cứu nào đã được tiến hành về đề tài của tôi.” Dĩ nhiên, trong một số công
trình nghiên cứu được giải thích hẹp hay trong các đề án mới, có tính khảo sát thì không tồn tại
tài liệu để chứng minh bằng tài liệu cho vấn đề nghiên cứu. Để phản công lời phát biểu nói
trên, tôi thường đề xuất rằng nhà điều tra hãy nghĩ về tài liệu như một hình tam giác xoay
ngược. Nằm ở đỉnh của hình tam giác xoay ngược là công trình nghiên cứu học thuật đang
được đề xuất. Nếu ta mở rộng việc xem xét lại tài liệu đến đáy của hình tam giác này, thì ta có
thể tìm thấy tài liệu, mặc dù tài liệu này có thể chỉ liên quan gián tiếp đến công trình nghiên cứu
sắp xảy ra. Tài liệu dựa trên cơ sở rộng này được xem xét lại để hình thành ra vấn đề trong
phạm vi tài liệu.

Để xem xét lại tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu để viết phần giới thiệu của một
đề án, hãy xét những ý tưởng sau đây:

• Đề cập đến tài liệu bằng cách tóm lược các nhóm công trình nghiên cứu (không giống
việc đặt trọng tâm vào các công trình nghiên cứu riêng lẻ trong phần xem xét lại hợp
nhất trong Chương 2), chứ không phải các công trình nghiên cứu riêng lẻ. Chủ đích là

77
xác lập các lĩnh vực nghiên cứu rộng vào giai đoạn này trong công trình nghiên cứu
được đề xuất.

• Để không nhấn mạnh đến các công trình nghiên cứu riêng lẻ, hãy đặt ghi chú về tài
liệu tham khảo trong bài ở cuối một đoạn hay ở cuối một điểm tóm tắt về vài công
trình nghiên cứu.

• Xem xét lại các công trình nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận định lượng, định tính,
hay theo các phương pháp hỗn hợp.

• Tìm những tài liệu mới đây để tóm lược (như tài liệu được công bố trong mười năm
vừa qua) trừ khi một công trình nghiên cứu cũ hơn tồn tại mà đã được những người
khác trích dẫn rộng rãi.

Những khiếm khuyết của Tài liệu trong Quá khứ


Sau khi đưa ra vấn đề và xem xét lại tài liệu về vấn đề này, thì nhà nghiên cứu xác định những
khiếm khuyết (thiếu sót) được tìm thấy trong tài liệu này. Như thế, ở đây tôi sử dụng mô hình
những khiếm khuyết làm khuôn mẫu để viết phần giới thiệu của một công trình nghiên cứu.
Bản chất của những khiếm khuyết này thay đổi tùy theo công trình nghiên cứu. Tài liệu trong
quá khứ có thể khiếm khuyết bởi vì các tác giả chưa nghiên cứu các biến cụ thể. Các tác giả
có thể chưa khảo sát đề tài này với một nhóm, một mẫu hay một tổng thể nào đó. Tài liệu có
thể cần phải bao gồm việc nghiên cứu sao chép lại hay lặp lại để xem xem có đạt được cùng
những kết quả như trước với những mẫu mới, người mới hay địa điểm mới được sử dụng cho
cuộc nghiên cứu. Trong bất cứ công trình nghiên cứu nào, các tác giả có thể đề cập đến một,
hay nhiều hơn một, khiếm khuyết như thế. Khi các tác giả cũng đề cập đến những khiếm
khuyết này – tiêu biểu là trong phần “những đề nghị cho việc nghiên cứu trong tương lai” ở
cuối các công trình nghiên cứu – thì phần trình bày những khiếm khuyết của tài liệu trong quá
khứ này có thể bao gồm sự tham khảo đến các công trình nghiên cứu nói trên như là sự biện
minh thêm cho công trình nghiên cứu được đề xuất.

Ngoài việc đề cập đến những khiếm khuyết, các tác giả của đề án nghiên cứu cần phải
cho biết công trình nghiên cứu theo kế hoạch của họ sẽ sửa chữa hay giải quyết những khiếm
khuyết này như thế nào. Thí dụ, do các công trình nghiên cứu trong quá khứ đã bỏ sót một biến
quan trọng, nên công trình nghiên cứu được đề xuất sẽ đưa biến này vào và phân tích tác động
của biến này. Bởi vì các công trình nghiên cứu trong quá khứ đã bỏ qua việc xem xét Người
Mỹ da đỏ như là một nhóm văn hóa, nên công trình nghiên cứu được đề xuất sẽ bao gồm họ
như những người tham gia vào đề án.

Trong hai thí dụ dưới đây, các tác giả chỉ ra những khoảng trống hay những điều thiếu
sót của tài liệu. Hãy chú ý việc họ sử dụng những cụm từ chính yếu để chỉ ra điều thiếu sót:
“những điều còn phải xem xét kỹ hay khảo sát”, “hầu như không có nghiên cứu thực nghiệm”
và “rất ít công trình nghiên cứu.”

Thí dụ 4.1 Những Khiếm khuyết trong Tài liệu – Những Điều cần Khảo sát

Vì lý do này, ý nghĩa của chiến tranh và hòa bình đã được các nhà khoa học xã hội khảo sát rộng
rãi (Cooper, 1965; Alvik, 1968; Rosell, 1968; Svancarova & Svancarova, 1967-68; Haavedsrud,
1970). Tuy nhiên, điều còn cần phải khảo sát là những cựu chiến binh của các cuộc chiến tranh
vừa qua phản ứng như thế nào trước cảnh tượng hết sức đậm nét của cuộc chiến tranh mới (Ziller,
1990, các trang 85-86).

78
Thí dụ 4.2 NhữngKhiếm khuyết trong Tài liệu – Ít Công trình nghiên cứu

Bất chấp sự quan tâm đến hoạt động chính trị vi mô (micropolitics) tăng lên, thật đáng ngạc nhiên
là có ít nghiên cứu thực nghiệm đến thế thật sự được tiến hành về đề tài này, đặc biệt là trên quan
điểm của cấp dưới. Nghiên cứu về chính trị trong môi trường giáo dục đặc biệt hiếm hoi: rất ít
công trình nghiên cứu tập trung vào việc các giáo viên sử dụng quyền lực như thế nào để tương tác
một cách chiến lược với các vị hiệu trưởng của trường và điều này có nghĩa là gì theo mô tả và
theo khái niệm (Ball, 1987; Hoyle, 1986; Pratt, 1984). (Blase, 1989, trang 381).

Tóm lại, khi xác định những khiếm khuyết trong của tài liệu trong quá khứ, những người xây
dựng đề án nghiên cứu có thể làm những điều sau đây:

• Trích dẫn vài điều khiếm khuyết để biện minh thậm chí mạnh hơn cho công trình
nghiên cứu.
• Xác định một cách cụ thể những khiếm khuyết của các công trình nghiên cứu khác (thí
dụ, những sai lầm về phương pháp luận, những biến số bị bỏ qua).
• Viết về những lĩnh vực bị các công trình nghiên cứu trong quá khứ bỏ qua, bao gồm
các đề tài, các xử lý thống kê đặc biệt, những ý nghĩa đáng kể, và v.v.
• Thảo luận về cách thức công trình nghiên cứu được đề xuất sẽ sửa chữa những khiếm
khuyết này và cung cấp sự đóng góp độc đáo vào tài liệu học thuật.

Những khiếm khuyết này có thể được viết bằng cách sử dụng một chuỗi các đoạn ngắn xác
định ba hay bốn điểm thiếu sót của nghiên cứu trong quá khứ hay tập trung vào một điểm
thiếu sót chính, như được minh họa trong phần giới thiệu của Terenzini và những người khác
(2001).

Tầm Quan trọng của Công trình Nghiên cứu đối với một Nhóm Khán giả
Tất cả tác giả giỏi đều có nghĩ đến một nhóm khán giả trong đầu. Terenzini và những người
khác (2001) kết thúc phần giới thiệu của họ bằng cách đề cập đến việc các tòa án có thể sử
dụng thông tin từ công trình nghiên cứu của họ như thế nào để đòi hỏi các trường, viện đại
học ủng hộ “các chính sách thu nhận sinh viên nhạy cảm với chủng tộc” (trang 512). Ngoài
ra, các tác giả này có thể đã đề cập đến tầm quan trọng của công trình nghiên cứu của họ đối
với các văn phòng phụ trách thu nhận sinh viên và đối với những sinh viên tìm cách để được
thu nhận vào đại học cũng như các ủy ban xem xét đơn xin nhập học.

Luận điểm ở đây là các tác giả cần phải xác định các nhóm khán giả sẽ có khả năng
hưởng lợi từ công trình nghiên cứu về vấn đề nghiên cứu đang xét. Càng nhiều nhóm khán
giả có thể được đề cập, thì tầm quan trọng của công trình nghiên cứu càng lớn và người đọc sẽ
càng nhận thấy công trình nghiên cứu này có áp dụng rộng. Những nhóm khán giả này sẽ
khác nhau tùy từng đề án, và họ có thể bao gồm những nhóm khán giả đa dạng gồm những
nhà lập chính sách, các tổ chức, các nhà nghiên cứu khác, và các cá nhân trong các tổ chức
làm việc hay lao động. Việc vươn đến khán giả trong phần giới thiệu có thể được hoàn tất
bằng việc đề cập ngắn gọn đến khán giả (như các tòa án trong công trình nghiên cứu của
Terenzini và những người khác [2001]) hay trình bày chi tiết thông tin về vài nhóm khán giả.

Cuối cùng, những phần giới thiệu hay của các công trình nghiên cứu kết thúc với lời
phát biểu về mục đích hay chủ đích của công trình nghiên cứu. Terenzini và những người khác
(2001) đã kết thúc phần giới thiệu của họ theo cách này, và họ truyền đạt rằng họ dự định xem
xét ảnh hưởng của sự đa dạng về cơ cấu đối với kỹ năng của sinh viên trong lớp học. Lời phát

79
biểu mục đích, đây là một thành phần hướng dẫn quan trọng của bất kỳ công trình nghiên cứu
nào, là trọng tâm trong chương tiếp theo.

TÓM TẮT

Chương này đưa ra lời khuyên về cách bố cục và viết phần giới thiệu của một công trình
nghiên cứu học thuật. Thành phần đầu tiên là xét đến cách thức phần giới thiệu kết hợp các
vấn đề nghiên cứu gắn với nghiên cứu định lượng, định tính, hay theo các phương pháp hỗn
hợp. Kế đó, một mẫu giới thiệu gồm năm thành phần được đề nghị sử dụng làm mô hình hay
khuôn mẫu để viết phần giới thiệu. Mô hình này, gọi là mô hình những sự khiếm khuyết, dựa
vào đầu tiên là việc xác định vấn đề nghiên cứu (và bao gồm một móc câu tường thuật). Kế
đến, mô hình này bao gồm việc xem xét lại tài liệu đã xử lý vấn đề nói trên, chỉ ra một, hay
nhiều hơn một, sự khiếm khuyết trong tài liệu quá khứ và cho thấy công trình nghiên cứu
được đề xuất sẽ sửa chữa những sự khiếm khuyết này như thế nào. Mô hình này thường kết
thúc bằng việc xác định một, hay nhiều hơn một, nhóm khán giả sẽ hưởng lợi từ công trình
nghiên cứu được đề xuất và bằng việc đưa ra mục đích hay chủ đích chính của đề án. Trong
chương này, tác giả cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn cho việc viết mỗi thành phần trong
phần giới thiệu này của một công trình nghiên cứu.

Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết


1. Hãy soạn một số thí dụ về các móc câu tường thuật (narrative hooks) cho phần
giới thiệu của một công trình nghiên cứu và chia sẻ những thí dụ này với các đồng
sự để xác định xem các móc câu tường thuật này có trình bày vấn đề mà người
đọc có thể liên hệ hay không.
2. Hãy viết phần giới thiệu cho một công trình nghiên cứu được đề xuất. Hãy đưa
vào những đoạn trình bày vấn đề trong công trình nghiên cứu này, tài liệu liên
quan về vấn đề này, những sự khiếm khuyết trong tài liệu, và nhóm khán giả sẽ
tìm thấy công trình nghiên cứu này hấp dẫn.
3. Hãy tìm một số công trình nghiên cứu được công bố trong các tạp chí nghiên cứu
học thuật trong một lĩnh vực nghiên cứu. Hãy xem xét lại những phần giới thiệu
của các công trình nghiên cứu này và tìm ra câu hay những câu trong đó các tác
giả phát biểu vấn đề nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu của họ.

BÀI ĐỌC THÊM


Bem, D.J. (1987). Cách viết bài báo dựa vào thực nghiệm. Trong M. P. Zanna & J.M.
Darley (Eds), Học giả toàn diện: Hướng dẫn thực hành cho nhà khoa học xã hội mới vào
nghề (các trang 171-201). New York: Nhà Xuất bản Random House.

Daryl Bem nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lời phát biểu mở đầu trong nghiên cứu
được công bố. Ông cung cấp một danh sách các qui tắc dựa trên kinh nghiệm cho lời phát
biểu mở đầu, nhấn mạnh sự cần thiết phải có lối viết văn xuôi dễ hiểu, rõ ràng và phải có
một cấu trúc dẫn người đọc từng bước đến lời phát biểu vấn đề nghiên cứu. Ông cung cấp
những thí dụ về những lời phát biểu mở đầu cả thỏa đáng lẫn không thỏa đáng. Ben đòi
hỏi những lời phát biểu mở đầu dễ hiểu đối với người không chuyên môn, tuy thế không
được nhàm chán đối với người đọc sành sỏi về kỹ thuật.

80
Maxwell J. A. (1996). Thiết kế nghiên cứu định tính: Cách tiếp cận có tính tương tác.
Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Joe Maxwell suy nghĩ kỹ về mục đích của một đề án cho một luận văn theo cách tiếp cận
định tính. Một trong những khía cạnh cơ bản của một đề án là biện minh cho dự án
nghiên cứu để giúp người đọc hiểu được không chỉ những điều Anh/Chị dự định thực hiện
mà còn tại sao. Ông đề cập đến tầm quan trọng của sự xác định các vấn đề Anh/Chị dự
định giải quyết và của việc chỉ ra tại sao chúng là những vấn đề quan trọng cần nghiên
cứu. Trong một thí dụ về một đề án làm luận văn, ông chia sẽ những vấn đề chính được
các tác giả giải quyết để tạo ra một lập luận hiệu quả ủng hộ công trình nghiên cứu.

Wilkinson, A. M. (1991) Sách hướng dẫn của nhà khoa học đối với việc viết các tài liệu và
luận văn. Englewood Cliffs, NJ: Nhà Xuất bản Prentice Hall.

Antoinette Wilkinson xác định ba thành phần của phần giới thiệu: nguồn gốc và phát biểu
về vấn đề khó khăn và thảo luận về bản chất của vấn đề đó, thảo luận về thông tin cơ sở
của vấn đề đó, và lời phát biểu về câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu (research question).
Cuốn sách của nữ tác giả này đưa ra nhiều thí dụ về ba thành phần này cùng với thảo luận
về cách viết và cấu trúc phần giới thiệu. Nội dung nhấn mạnh đến việc đảm bảo rằng phần
giới thiệu dẫn đến một cách hợp lý và hiển nhiên lời phát biểu về vấn đề nghiên cứu.

81
CHƯƠNG NĂM
_______________________________

PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH

Trong khi phần giới thiệu đặt trọng tâm vào vấn đề dẫn đến công trình nghiên cứu, thì
phần phát biểu mục đích (tuyên bố mục đích) xác lập phương hướng cho cuộc nghiên
cứu. Thật ra, lời phát biểu mục đích là lời phát biểu quan trọng nhất trong toàn bộ công
trình nghiên cứu. Lời phát biểu mục đích làm cho người đọc hướng đến chủ đích chính
của công trình nghiên cứu, và tất cả những khía cạnh khác của nghiên cứu nhất thiết xảy
ra dựa theo chủ đích chính đó. Trong những bài báo, các nhà nghiên cứu viết thêm lời
phát biểu mục đích vào phần giới thiệu; trong các luận văn và các đề án làm luận văn (đề
cương luận văn), lời phát biểu mục đích thường được viết thành một phần tách biệt. Lời
phát biểu mục đích cần được viết càng rõ và càng súc tích càng tốt.

Toàn bộ chương này tập trung vào lời phát biểu mục đích, do tầm quan trọng của lời
phát biểu mục đích trong một công trình nghiên cứu. Tôi bàn về những lý do của việc
xây dựng những lời phát biểu mục đích, đưa ra những nguyên tắc chính yếu để dùng
trong việc thiết kế lời phát biểu mục đích, và cung cấp các thí dụ minh họa cho những
mô hình tốt.

TẦM QUAN TRỌNG VÀ Ý NGHĨA


CỦA LỜI PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH

Theo Locke, Spirduso, và Silverman (2000), lời phát biểu mục đích chỉ ra “tại sao bạn muốn thực
hiện công trình nghiên cứu này và bạn dự định hoàn thành những điều gì” (trang 9). Thật đáng
tiếc, những cuốn sách viết về phương pháp và đề án không chú ý mấy đến lời phát biểu mục đích,
và các tác giả viết về phương pháp thường đưa lời phát biểu mục đích vào những phần thảo luận
về các đề tài khác, như nêu rõ các câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết. Thí dụ, Wilkinson
(1991), đề cập đến lời phát biểu mục đích trong ngữ cảnh câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên
cứu. Các tác giả khác trình bày lời phát biểu mục đích như một khía cạnh của vấn đề nghiên cứu
(Castetter & Heislev, 1977). Việc xem xét kỹ lưỡng những nội dung thảo luận của hai tác giả nói
trên cho thấy rằng cả hai tác giả đều nói đến lời phát biểu mục đích như là ý tưởng chỉ đạo, rất
quan trọng trong một công trình nghiên cứu.

Đối với thảo luận ở đây, tôi sẽ gọi phần ngắn này là “lời phát biểu mục đích” (“purpose
statement”) bởi vì phần ngắn này truyền đạt (chuyển tải) toàn bộ chủ đích của công trình nghiên
cứu được đề xuất. Trong các đề án, các nhà nghiên cứu cần phân biệt rõ ràng giữa mục đích, vấn
đề trong công trình nghiên cứu, và các câu hỏi nghiên cứu. Mục đích đưa ra chủ đích của công
trình nghiên cứu chứ không phải là vấn đề khó khăn hay vấn đề dẫn đến sự cần thiết phải thực
hiện công trình nghiên cứu (Xem Chương 4). Mục đích cũng không phải là các câu hỏi nghiên
cứu – những câu hỏi mà việc thu thập dữ liệu sẽ cố gắng trả lời – sẽ được thảo luận trong Chương
6. Thay vào đó, mục đích thiết lập các mục tiêu, chủ đích, và ý tưởng chính của một đề án hay
một công trình nghiên cứu. Ý tưởng này dựa vào một nhu cầu (vấn đề) và được tinh chỉnh thành
những câu hỏi cụ thể (các câu hỏi nghiên cứu).

Với tầm quan trọng của lời phát biểu mục đích như thế, điều hữu ích là làm nổi bật lời
phát biểu này hơn các khía cạnh khác của đề án hay công trình nghiên cứu và trình bày lời
phát biểu này như là một câu duy nhất hay một đoạn duy nhất mà người đọc có thể xác định
được một cách dễ dàng. Mặc dù những lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định tính,

82
định lượng, và theo các phương pháp hỗn hợp đều có chung những chủ đề tương tự, nhưng
mỗi lời phát biểu mục đích nói trên sẽ được xác định dưới đây và được minh họa bằng những
đoạn “bản gốc” (“scripts”) nhằm xây dựng một lời phát biểu mục đích thật hoàn chỉnh mà có
thể kiểm soát được cho một đề án hay một công trình nghiên cứu.

LỜI PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Một lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định tính chứa đựng tất cả thành phần quan
trọng của nghiên cứu định tính, sử dụng những từ ngữ về nghiên cứu được rút ra từ ngôn ngữ
của cuộc điều tra đó (Schwandt, 2001), và sử dụng những thủ tục của một thiết kế mới nổi lên
dựa trên kinh nghiệm của các cá nhân trong một môi trường tự nhiên. Như thế, người ta có
thể xét đến một số đặc điểm thiết kế căn bản cho việc viết lời phát biểu mục đích này:

• Sử dụng những từ ngữ như “mục đích”, “chủ đích”, hay “mục tiêu” để báo hiệu sự quan
tâm đặc biệt đến lời phát biểu này như là ý tưởng chỉ đạo rất quan trọng trong công trình
nghiên cứu. Hãy làm nổi bật lời phát biểu này như là một câu tách biệt hay một đoạn tách
biệt và sử dụng ngôn ngữ của nghiên cứu bằng cách dùng những từ ngữ như “Mục đích
(hay chủ đích hay mục tiêu) của công trình nghiên cứu này là (đã là) (sẽ là). . .” Các nhà
nghiên cứu (khi viết bằng tiếng Anh) thường sử dụng động từ ở thì hiện tại hay quá khứ
trong các bài báo và luận văn hay luận án, và động từ ở thì tương lai trong các đề án bởi vì
trong các đề án các nhà nghiên cứu đang trình bày kế hoạch cho một công trình nghiên
cứu.

• Tập trung vào một hiện tượng (hay khái niệm hay ý tưởng) duy nhất. Thu hẹp công trình
nghiên cứu thành một ý tưởng sẽ được thăm dò, khảo sát hay tìm hiểu. Sự tập trung này
có nghĩa là mục đích không truyền đạt “việc thiết lập quan hệ” giữa hai hay nhiều hơn hai
biến số hoặc “việc so sánh” hai hay nhiều hơn hai nhóm, như thường được tìm thấy trong
nghiên cứu định lượng. Thay vào đó, đưa ra một hiện tượng duy nhất để nghiên cứu, thừa
nhận rằng nghiên cứu này có thể phát triển dần thành việc khảo sát các mối quan hệ hay
những so sánh giữa các ý tưởng. Trong số những việc khảo sát liên quan này, chúng ta
không thể dự kiến được việc khảo sát nào ngay từ lúc bắt đầu một công trình nghiên cứu
định tính. Thí dụ, một đề án có thể bắt đầu bằng việc khảo sát “các vai trò của chủ tịch”
trong việc nâng cao sự phát triển của đội ngũ giảng dạy (Creswell & Brown, 1992). Các
công trình nghiên cứu định tính khác có thể bắt đầu bằng cách khảo sát “đặc trưng nhận
dạng của giáo viên” và sự đẩy ra ngoài lề hay không xét đến đặc trưng nhận dạng này cho
một giáo viên trong trường của cô (Hubert & Whelan) hay khảo sát ý nghĩa của “văn hóa
bóng chày” trong một nghiên cứu về công việc và phong cách nói chuyện của những
người làm công ở sân vận động (Trujillo, 1992). Các thí dụ này đều minh họa cho sự tập
trung vào một ý tưởng duy nhất.

• Hãy sử dụng những động từ chỉ hành động để truyền đạt quá trình học hỏi sẽ xảy ra như
thế nào. Các động từ chỉ hành động và các cụm từ như “mô tả”, “hiểu được”, “xây dựng”,
“xem xét ý nghĩa của”, hay “khám phá”, giữ cho cuộc điều tra được để mở và truyền đạt
một thiết kế mới nổi (emerging design).

• Một thiết kế mới nổi cũng được nâng cao bởi ngôn ngữ không định hướng chứ không phải
bởi các kết cục được định trước. Hãy sử dụng những từ ngữ và những cụm từ trung tính,
như khảo sát “những kinh nghiệm của các cá nhân” chứ không phải “những kinh nghiệm
thành công của các cá nhân”. Những từ ngữ và cụm từ khác có thể gây rắc rối bao gồm
“hữu ích”, “tích cực”, và “mang lại thông tin hữu ích” – đó là tất cả các từ ngữ cho thấy
một kết cục có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra. McCracken (1988) đề cập đến sự cần
thiết phải để cho người trả lời phỏng vấn mô tả kinh nghiệm của người ấy, trong các cuộc

83
phỏng vấn định tính. Những người phỏng vấn (hay những người viết lời phát biểu mục
đích) vi phạm “qui luật không chiều hướng” trong nghiên cứu định tính (McCracken,
1988, trang 21) qua việc sử dụng những từ ngữ gợi ý một sự định hướng theo chiều hướng
nào đó.

• Hãy đưa ra một định nghĩa thỏa đáng (đủ để làm cơ sở tiến hành công việc) tổng quát về
hiện tượng hay ý tưởng chủ yếu. Phù hợp với thuật sử dụng ngôn ngữ trong nghiên cứu
định tính, định nghĩa này không cứng nhắc và cố định, mà có tính thăm dò và phát triển dần
dần trong suốt cuộc nghiên cứu dựa trên thông tin từ những người tham gia. Như thế, người
viết có thể sử dụng lời phát biểu, “Một định nghĩa tạm thời vào lúc này của ________ (hiện
tượng chủ yếu) là . . .”. Cũng cần lưu ý là không được lẫn lộn định nghĩa này với phần
“định nghĩa về các thuật ngữ” chi tiết được tìm thấy sau đó trong một số đề án nghiên cứu
định tính. Ý định ở đây là, vào một giai đoạn sớm trong đề án hay công trình nghiên cứu,
truyền đạt đến người đọc nghĩa tổng quát của hiện tượng chủ yếu sao cho họ có thể hiểu
được tốt hơn thông tin sẽ bộc lộ trong cuộc nghiên cứu.

• Hãy đưa vào những từ ngữ biểu hiện chiến lược điều tra sẽ được sử dụng trong việc thu
thập dữ liệu, phân tích, và biểu hiện qui trình nghiên cứu, như là liệu công trình nghiên
cứu này sẽ sử dụng phương pháp dân tộc học, lý thuyết có cơ sở, nghiên cứu tình huống,
hiện tượng học, hay tường thuật.

• Hãy đề cập đến những người tham gia (participants) trong công trình nghiên cứu, như là
liệu những người tham gia có thể là một cá nhân hay nhiều hơn một cá nhân, một nhóm
người, hay toàn bộ tổ chức.

• Hãy xác định địa điểm của cuộc nghiên cứu, như nhà ở, lớp học, tổ chức, chương trình,
hay sự kiện. Hãy mô tả địa điểm này đủ chi tiết sao cho người đọc sẽ biết được chính xác
cuộc nghiên cứu sẽ diễn ra ở đâu.

Mặc dù có sự thay đổi đáng kể trong việc bao gồm những điểm nói trên vào lời phát
biểu mục đích, nhưng một đề án (đề cương) làm luận văn thạc sĩ hay luận án tiến sĩ tốt cần đề
cập đến tất cả các điểm nói trên.

Để hỗ trợ trong việc thiết kế một lời phát biểu mục đích, tôi bao gồm ở đây một “bản
gốc” (hay bản làm mẫu để điền vào chỗ trống) mà hẳn là hữu ích trong việc soạn thảo một lời
phát biểu mục đích hoàn chỉnh. Một “bản gốc” (“script”), như được sử dụng trong cuốn sách
này, chứa đựng những từ ngữ và những ý tưởng chính của một lời phát biểu mục đích và có
chừa những chỗ trống để cho nhà nghiên cứu điền vào những thông tin liên quan đến đề án hay
công trình nghiên cứu. “Bản gốc” của một lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định tính là
như sau:

Mục đích của nghiên cứu ___________________________ (chiến lược điều tra, như
dân tộc học, nghiên cứu tình huống, hay loại khác) này là (đã là? sẽ là?)
___________________________ (hiểu biết được? mô tả? xây dựng? khám phá?)
___________________________ (hiện tượng chủ yếu đang được nghiên cứu) của (hay
đối với) ___________________________ (những người tham gia, như cá nhân, các
nhóm, tổ chức) tại ______________ (địa điểm nghiên cứu). Ở giai đoạn này trong
cuộc nghiên cứu, ___________________ (hiện tượng chủ yếu đang được nghiên cứu)
sẽ được định nghĩa một cách tổng quát là ____________ (đưa ra một định nghĩa tổng
quát).

84
Những thí dụ sau đây có thể không minh họa một cách hoàn hảo tất cả các thành phần
của “bản gốc” này, nhưng những thí dụ này là những mô hình đầy đủ để nghiên cứu cũng như
bắt chước và phát huy.

Thí dụ 5.1 Lời Phát biểu Mục đích trong một Nghiên cứu Định tính theo Hiện tượng học

Lauterbach (1993) đã nghiên cứu về năm (5) phụ nữ đã bị mất con còn sơ sinh trong
trường hợp có thai muộn và những ký ức và kinh nghiệm của họ về sự mất mát này. Lời phát
biểu mục đích của bà như sau:

Cuộc điều tra theo phương pháp hiện tượng học, như một phần của việc phát hiện ra ý
nghĩa, đã diễn đạt rõ ràng “những điều cốt lõi” của ý nghĩa trong những kinh nghiêm sống
của các bà mẹ khi những đứa con sơ sinh mà họ ao ước bị tử vong. Bằng cách sử dụng
lăng kính của quan điểm nam nữ bình quyền, trọng tâm đã được đặt vào những ký ức và
kinh nghiệm “đã sống qua” của các bà mẹ. Quan điểm này tạo thuận lợi cho việc phá vỡ
được sự im lặng xung quanh những kinh nghiệm của các bà mẹ; quan điểm này hỗ trợ
trong việc diễn đạt rõ ràng và nhấn mạnh thêm những ký ức của các bà mẹ và các câu
chuyện về mất mát của họ. Các phương pháp điều tra bao gồm sự xem xét kỹ lưỡng theo
hiện tượng học về dữ liệu đã được moi hỏi bằng sự điều tra liên quan đến sự tồn tại và
kinh nghiệm của con người về những kinh nghiệm của các bà mẹ, và sự điều tra về hiện
tượng nói trên trong nghệ thuật sáng tạo (Lauterbach, 1993, trang 134).

Tôi đã tìm thấy lời phát biểu mục đích của Lauterbach trong phần mở đầu của bài báo
có nhan đề “Mục đích của Nghiên cứu”. Như thế, nhan đề này kêu gọi sự chú ý vào lời phát
biểu này. “Những kinh nghiệm sống của các bà mẹ” sẽ là hiện tượng chủ yếu, và tác giả sử
dụng từ ngữ chỉ hành động “mô tả” để thảo luận về “ý nghĩa” (một từ trung tính) của những
kinh nghiệm này. Tác giả định nghĩa rõ thêm những kinh nghiệm gì sẽ được xem xét khi bà xác
định “những ký ức” và những kinh nghiệm “đã sống qua”. Trong toàn bộ đoạn này, rõ ràng là
Lauterback sẽ sử dụng chiến lược về hiện tượng học. Ngoài ra, đoạn này cũng truyền đạt rằng
những người tham gia sẽ là các bà mẹ, nhưng sau đó trong bài báo, người đọc sẽ biết được rằng
tác giả phỏng vấn một mẫu thích hợp gồm năm bà mẹ, mỗi người đều đã trải qua tình trạng đứa
con của mình bị tử vong trong thời gian sinh nở tại nhà mình.

Thí dụ 5.2 Lời Phát biểu Mục đích trong một Nghiên cứu Tình huống

Kos (1991) đã tiến hành một nghiên cứu nhiều tình huống về những nhận thức về các học sinh
trung học cơ sở thiếu khả năng đọc (hiểu được nội dung) liên quan đến những yếu tố đã ngăn
cản các học sinh này tiến bộ trong việc phát triển khả năng đọc của họ. Lời phát biểu mục
đích của bà được viết như sau:

Mục đích của công trình nghiên cứu này là khảo sát những yếu tố về cảm xúc, về xã hội,
và về giáo dục có thể góp phần vào việc phát triển tình trạng thiếu khả năng đọc của bốn
học sinh ở tuổi thiếu niên. Công trình nghiên cứu này cũng tìm kiếm lời giải thích về lý
do tại sao những tình trạng thiếu khả năng đọc của học sinh tồn tại dai dẳng bất chấp
nhiều năm giảng dạy. Đây không phảI là một nghiên cứu can thiệp và, mặc dù một số học
sinh có thể đã cải thiện khả năng đọc của các em, nhưng việc cải thiện khả năng đọc
không phải là trọng tâm của công trình nghiên cứu này (Kos, 1991, các trang 876-877).

85
Hãy chú ý lời phủ nhận của Kos, đó là công trình nghiên cứu này không phải là một
công trình nghiên cứu định lượng, đo lường độ lớn của những thay đổi về khả năng đọc trong
học sinh. Thay vào đó, Kos đã đặt một cách rõ ràng nghiên cứu này vào trong cách tiếp cận
định tính bằng cách sử dụng những từ ngữ như “khảo sát”. Bà đã tập trung chú ý vào hiện
tượng chủ yếu là “các yếu tố” và đã đưa ra một định nghĩa tạm thời về hiện tượng này bằng
cách đề cập đến những thí dụ, như “về xúc cảm, về xã hội, và về giáo dục.” Bà đưa lời phát
biểu này vào dưới đề mục gọi là “Mục đích của Công trình Nghiên cứu” để thu hút sự chú ý
vào lời phát biểu này, và bà đề cập đến những người tham gia, đó là những người đã tham gia
vào công trình nghiên cứu này. Trong phần trích yếu và phương pháp luận, người đọc tìm
thấy rằng nghiên cứu này đã sử dụng chiến lược điều tra của nghiên cứu theo phương pháp
nghiên cứu tình huống và rằng nghiên cứu này xảy ra trong một lớp học.

Thí dụ 5.3 Lời Phát biểu Mục đích trong một Công trình Nghiên cứu theo
Dân tộc học

Rhoads (1997) đã tiến hành một công trình nghiên cứu theo dân tộc học kéo dài hai năm, khảo
sát cách thức có thể cải thiện bầu không khí trong khu đại học cho những người đồng tính
luyến ái nam và người nam lưỡng tính tại một viện đại học lớn. Lời phát biểu mục đích của
ông, được bao gồm trong phần mở đầu, như sau:

Bài viết này đóng góp vào khối lượng tài liệu xử lý những nhu cầu của các sinh viên đồng
tính luyến ái nam và lưỡng tính bằng cách xác định vài lĩnh vực mà trong đó sự tiến bộ có
thể được thực hiện trong việc cải thiện bầu không khí trong khu đại học cho họ. Bài viết
này bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu theo dân tộc học kéo dài hai năm về một
nhóm sinh viên có lối sống khác biệt bao gồm những người đồng tính luyến ái nam và
những người nam lưỡng tính ở một viên đạI học lớn có nghiên cứu học thuật; trọng tâm
đặt vào đàn ông phản ánh thực tế là những người phụ nữ đồng tính luyến ái và lưỡng tính
tạo thành một nhóm sinh viên có lối sống khác biệt khác ở viện đại học đang được nghiên
cứu. (Rhoads 1997, trang 276).

Với chủ đích là cải thiện khu đại học, công trình nghiên cứu định lượng này thuộc vào
loại nghiên cứu theo phương pháp tuyên truyền vận động như được đề cập trong Chương 1.
Ngoài ra, những câu này nằm ở phần bắt đầu của bài viết để báo hiệu cho người đọc về mục
đích của công trình nghiên cứu này. Những “nhu cầu” của các sinh viên này trở thành hiện
tượng chủ yếu được nghiên cứu, và tác giả tìm cách “xác định” những lĩnh vực có thể cải
thiện bầu không khí cho những nam sinh viên đồng tính luyến ái hay lưỡng tính. Tác giả
cũng đề cập rằng chiến lược điều tra sẽ theo phương pháp dân tộc học và công trình nghiên
cứu này sẽ liên quan đến nam giới (những người tham gia) tại một viện đại học lớn (địa điểm
nghiên cứu). Vào lúc này, tác giả không cung cấp thông tin bổ sung về tính chất chính xác
của “các nhu cầu” này hay một định nghĩa thỏa đáng để bắt đầu bài báo. Tuy nhiên, tác giả
quả có đề cập đến “đặc trưng nhận dạng” và thăm dò một nghĩa tạm thời cho thuật ngữ đó
trong phần tiếp theo của công trình nghiên cứu này.

Thí dụ 5.4 Lời Phát biểu Mục đích trong một Công trình Nghiên cứu theo
Lý thuyết có Cơ sở

Richie và những người khác (1997) đã tiến hành một nghiên cứu định tính để xây dựng lý
thuyết về quá trình phát triển sự nghiệp của 18 phụ nữ Mỹ gốc Phi da đen và da trắng rất

86
thành đạt và nổi tiếng ở Hoa Kỳ, làm việc trong những lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.
Trong đoạn thứ hai của công trình nghiên cứu này, họ trình bày lời phát biểu mục đích như
sau:

Bài báo này mô tả một nghiên cứu định tính về quá trình phát triển sự nghiệp của 18 phụ
nữ Mỹ gốc Phi da đen và da trắng ở Hoa Kỳ khắp tám lĩnh vực nghề nghiệp. Mục đích
chung của chúng tôi trong công trình nghiên cứu này là khảo sát những ảnh hưởng có tính
quyết định đến quá trình phát triển sự nghiệp của các phụ nữ này, đặc biệt là những ảnh
hưởng liên quan đến việc đạt được thành công trong nghề nghiệp chuyên môn của họ
(Richie và những người khác, 1997, trang 133).

Trong lời phát biểu này, hiện tượng chủ yếu là “quá trình phát triển sự nghiệp” và
người đọc biết được rằng hiện tượng này sẽ được định nghĩa như là “những ảnh hưởng có tính
quyết định” trong “sự thành công trong nghề nghiệp chuyên môn” của các phụ nữ này. Trong
công trình nghiên cứu này, “thành công”, một từ ngữ định hướng, dùng để xác định mẫu các
cá nhân sẽ được nghiên cứu chứ không phải để giới hạn cuộc điều tra về hiện tượng chủ yếu.
Các tác giả dự định “khảo sát” hiện tượng này, và người đọc biết được những người tham gia
đều là phụ nữ, trong các nhóm nghề nghiệp khác nhau. Lý thuyết có cơ sở như là một chiến
lược điều tra được đề cập trong phần trích yếu và sau đó trong phần thảo luận về thủ tục.

LỜI PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Những lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định lượng khác nhiều với các mô hình định
tính xét về ngôn ngữ và trọng tâm đặt vào việc thiết lập quan hệ hay việc so sánh các biến số
hoặc những cấu trúc khái niệm (construct). Một biến số đề cập đến một đặc điểm hay thuộc
tính của một cá nhân hay một tổ chức mà có thể đo lường được hay quan sát được và khác
nhau cho từng người và từng tổ chức được nghiên cứu (Creswell, 2002). Một biến số thường
sẽ “thay đổi” trong hai hay hơn hai loại hay trên một chuỗi biến thiên các điểm số. Các nhà
tâm lý học thích sử dụng thuật ngữ construct (cấu trúc khái niệm) hơn là variable (biến số)),
thuật ngữ này bao hàm ý tưởng trừu tượng mạnh hơn là một thuật ngữ được định nghĩa một
cách cụ thể. Tuy nhiên, các nhà khoa học xã hội thường sử dụng thuật ngữ biến số, và thuật
ngữ này sẽ được sử dụng trong phần thảo luận sau đây. Các biến số thường được đo lường
trong các công trình nghiên cứu bao gồm giới tính, tuổi tác, tình trạng kinh tế xã hội (SES), và
thái độ hay hành vi như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sự kiểm soát xã hội, quyền lực chính
trị, hay khả năng lãnh đạo. Có nhiều cuốn sách, tài liệu cung cấp những nội dung thảo luận
chi tiết về các loại biến số người ta có thể sử dụng và thang đo của các biến số này (thí dụ,
Isaac & Michael, 1981; Keppel, 1991; Kerlinger, 1979; Thorndike, 1997). Các biến số được
phân biệt bằng hai đặc điểm: thứ tự theo thời gian và phương pháp đo lường (hay quan sát)
các biến số này.

Thứ tự theo thời gian (temporal order) có nghĩa là một biến số xảy ra trước một biến
số khác trong thời gian. Bởi vì việc sắp xếp theo thứ tự thời gian này, nên người ta nói rằng
biến số này ảnh hưởng đến hay “gây nên” biến số kia, mặc dù phát biểu chính xác hơn sẽ chỉ
ra “mối quan hệ nhân quả có thể xảy ra”. Khi xử lý những nghiên cứu trong môi trường tự
nhiên hay con người, các nhà nghiên cứu không thể “chứng minh” một cách hoàn toàn
nguyên nhân và kết quả (Rosenthal & Rosnow, 1991). Việc sắp xếp theo thứ tự thời gian này
làm cho các nhà nghiên cứu trong những cách tiếp cận định lượng suy nghĩ theo thứ tự “trái
sang phải” (Punch, 1998) và sắp xếp thứ tự các biến (biến số) trong những lời phát biểu mục
đích, các câu hỏi nghiên cứu, và các mô hình trực quan (visual model) thành những phần trình
bày trái-sang-phải, nguyên nhân và kết quả. Như thế,

87
• Các biến độc lập là các biến (có lẽ) gây nên, có ảnh hưởng đến, hay tác động đến các kết
cục (hay kết quả). Các biến số độc lập này còn được gọi là các biến xử lý (treatment),
biến được thao tác hay được điều khiển (manipulated), biến xảy ra trước, hoặc biến tiên
đoán.

• Các biến phụ thuộc là những biến phụ thuộc vào các biến độc lập; các biến phụ thuộc là
các kết cục hay các kết quả của ảnh hưởng của các biến độc lập. Các tên gọi khác của
biến phụ thuộc là biến tiêu chí, biến kết cục, và biến kết quả.

• Các biến can thiệp hay trung gian (intervening or mediating variables) “đứng ở giữa”
biến độc lập và biến phụ thuộc; và các biến này làm trung gian đem lại hay ảnh hưởng đến
tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Thí dụ, nếu sinh viên đạt kết quả tốt
trong một bài kiểm tra về các phương pháp nghiên cứu (biến phụ thuộc), kết quả này có
thể do (a) việc chuẩn bị nghiên cứu, học hỏi của họ (biến độc lập) và/hoặc (b) việc tổ chức
các ý tưởng nghiên cứu thành một khuôn khổ của họ (biến can thiệp) đã ảnh hưởng đến
điểm của họ đối với bài kiểm tra. Biến trung gian, “tổ chức của nghiên cứu” đứng ở giữa
biến độc lập và biến phụ thuộc.

• Hai loại biến khác là các biến kiểm soát (control variables) và các biến gây lẫn lộn hay cản
trở (confounding variables). Các biến kiểm soát đóng vai trò tích cực trong các công trình
nghiên cứu định lượng. Các biến này là một loại đặc biệt của biến độc lập, mà được đo
lường trong một nghiên cứu bởi vì các biến này có khả năng ảnh hưởng đến biến phụ
thuộc. Các nhà nghiên cứu sử dụng các thủ tục thống kê (thí dụ phân tích đồng phương
sai (tích sai)) để kiểm soát các biến này. Các biến này có thể là các biến về cá nhân hay về
nhân khẩu học mà cần phải được “kiểm soát” thế nào để có thể xác định được ảnh hưởng
thực sự của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Một loại biến khác, đó là biến gây lẫn
lộn (hoặc giả tạo) (confounding (or spurious) variable), không thật sự được đo lường hay
quan sát trong công trình nghiên cứu. Biến gây lẫn lộn hiện hữu, nhưng ảnh hưởng của
biến này không thể được phát hiện một cách trực tiếp trong công trình nghiên cứu. Các
nhà nghiên cứu bình luận về ảnh hưởng của các biến gây lẫn lộn, sau khi đã hoàn tất công
trình nghiên cứu, bởi vì các biến này có thể đã có tác dụng giải thích mối quan hệ giữa
biến độc lập và biến phụ thuộc, nhưng các biến này đã không được đánh giá hay đã không
thể đánh giá được một cách dễ dàng.

Vì thế, việc thiết kế lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu định lượng (lời phát biểu mục
đích định lượng) bắt đầu bằng cách xác định những biến được đề xuất cho công trình nghiên
cứu (độc lập, can thiệp (trung gian), phụ thuộc, kiểm soát), vẽ một mô hình trực quan (visual
model) để xác định một cách rõ ràng chuỗi tuần tự các biến này, và xác định vị trí cũng như
nêu rõ việc các biến này sẽ được đo lường hay quan sát như thế nào. Cuối cùng, chủ đích của
việc sử dụng các biến này theo cách định lượng sẽ là thiết lập quan hệ giữa các biến (như ta
thường tìm thấy trong cuộc khảo sát/điều tra) hoặc so sánh các mẫu hay các nhóm xét theo kết
cục hay kết quả (như thường tìm thấy trong các cuộc thí nghiệm).

Hiểu biết trên đây giúp chúng ta trong việc thiết kế lời phát biểu mục đích định lượng.
Những thành phần chính của một lời phát biểu mục đích định lượng tốt gồm có một đoạn
ngắn chứa đựng những điểm sau đây:
• Những từ ngữ báo hiệu chủ đích chính của công trình nghiên cứu, như “mục đích”, “chủ
đích”, hay “mục tiêu”. Hãy bắt đầu bằng câu “Mục đích (hay mục tiêu hay chủ đích) của
công trình nghiên cứu này là (đã là) (sẽ là) . . . .”

88
• Sự xác định lý thuyết, mô hình, hay khuôn khổ khái niệm để kiểm định trong đề án hay
công trình nghiên cứu. Ở thời điểm này người ta không cần mô tả chi tiết; trong Chương
7, tôi đề xuất một phần “Quan điểm Lý thuyết” riêng biệt cho mục đích này. Đề cập đến
lý thuyết trong lời phát biểu mục đích để nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lý thuyết đó
và báo hiệu việc sử dụng lý thuyết đó vào công trình nghiên cứu.

• Sự xác định biến độc lập và biến phụ thuộc, cũng như bất kỳ biến trung gian hay biến
kiểm soát nào được sử dụng trong công trình nghiên cứu.

• Những từ ngữ liên kết biến độc lập và biến phụ thuộc để chỉ ra rằng các biến này đang
được liên hệ với nhau. Hãy sử dụng những cụm từ “mối quan hệ giữa” hai hay nhiều hơn
hai biến hay “sự so sánh giữa” hai hay nhiều hơn hai nhóm. Hầu hết các công trình nghiên
cứu định lượng rơi vào một trong hai phương án chọn lựa nói trên đối với việc liên kết các
biến trong lời phát biểu mục đích. Một kết hợp của việc so sánh và việc thiết lập quan hệ
cũng có thể tồn tại, thí dụ như, một thí nghiệm hai yếu tố trong đó nhà nghiên cứu có hai
hay nhiều hơn hai nhóm xử lý cũng như một biến liên tục như là biến độc lập trong công
trình nghiên cứu. Mặc dù người ta thường tìm thấy những nghiên cứu về so sánh hai nhóm
hay nhiều hơn hai nhóm trong các thí nghiệm, nhưng cũng có thể so sánh các nhóm trong
một nghiên cứu sử dụng các cuộc khảo sát/điều tra.

• Vị trí hay việc sắp xếp thứ tự của các biến từ trái sang phải trong lời phát biểu mục đích,
bắt đầu với biến độc lập, được theo sau bởi biến phụ thuộc. Hãy đặt các biến can thiệp
vào giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Các nhà nghiên cứu cũng đặt các biến kiểm soát
vào giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Một cách khác là các biến kiểm soát có thể được
đặt ngay sau biến phụ thuộc, trong một cụm từ như “với . . . (các biến kiểm soát) được
kiểm soát”. Trong các thí nghiệm, biến độc lập sẽ luôn luôn là biến “được thao tác hay
được điều khiển”.

• Đề cập đến loại chiến lược điều tra chuyên biệt được sử dụng trong công trình nghiên cứu.
Bằng cách kết hợp thông tin này vào, nhà nghiên cứu sẽ dự kiến nội dung thảo luận về các
phương pháp và làm cho người đọc có thể liên kết (trong trí óc) mối quan hệ của các biến
với cách tiếp cận điều tra.

• Đề cập đến những người tham gia (hay đơn vị của phép phân tích) vào công trình nghiên
cứu và đề cập đến địa điểm nghiên cứu cho công trình nghiên cứu.

• Một định nghĩa tổng quát cho mỗi biến chủ yếu trong công trình nghiên cứu, nhất là sử
dụng những định nghĩa đã tồn tại từ lâu. Trong nghiên cứu định lượng, các nhà điều tra sử
dụng những định nghĩa đã được chấp nhận và không thay đổi cho các biến số. Những
định nghĩa được đưa vào ở đây có ý định cung cấp một định nghĩa tổng quát về các biến
để giúp người đọc hiểu rõ nhất lời phát biểu mục đích. Các định nghĩa này không thay thế
các định nghĩa hoạt động, chính xác và chi tiết (các chi tiết về cách thức các biến sẽ được
đo lường) được tìm thấy sau này trong phần “Định nghĩa các Thuật ngữ” trong các đề án
(xem Chương 8).

Dựa trên những điểm nói trên, một “bản gốc” của lời phát biểu mục đích định lượng có thể
bao gồm những ý tưởng sau đây:

Mục đích nghiên cứu _______________ (thí nghiệm? khảo sát/điều tra) này là (đã là? sẽ
là) kiểm định lý thuyết về ___________________ mà lý thuyết này ________________
(so sánh? thiết lập quan hệ?) giữa _______________ (biến độc lập) và ______________
(biến phụ thuộc), với __________________ (các biến kiểm soát) được kiểm soát, đối với

89
_________________ (những người tham gia) tại __________________ (địa điểm nghiên
cứu). Biến (hay các biến) độc lập ______________________ sẽ được định nghĩa một
cách tổng quát là __________________ (cung cấp định nghĩa tổng quát). Biến (hay các
biến) phụ thuộc sẽ được định nghĩa một cách tổng quát là _____________________ (cung
cấp định nghĩa tổng quát), và biến kiểm soát và (các) biến can thiệp, _______________
(xác định biến kiểm soát và biến can thiệp) sẽ được kiểm soát theo phương pháp thống kê
trong nghiên cứu này.

Các thí dụ sau đây minh họa nhiều trong các thành phần trong “bản gốc”. Hai công trình
nghiên cứu đầu là các cuộc khảo sát/điều tra; công trình nghiên cứu cuối là một thí
nghiệm.

Thí dụ 5.5 Lời Phát biểu Mục đích trong một Công trình Nghiên cứu dựa trên cuộc
Điều tra đã Công bố

Kalof (2000) đã tiến hành một công trình nghiên cứu dọc hai năm về 54 phụ nữ ở đại học về
thái độ và kinh nghiệm của họ về sự áp bức liên quan đến giới tính. Những phụ nữ này đã trả
lời trong hai cuộc điều tra giống hệt nhau bằng cách gửi thư qua bưu điện được thực hiện cách
nhau hai năm. Tác giả kết hợp lời phát biểu mục đích, được giới thiệu trong phần mở đầu, với
các câu hỏi nghiên cứu.

Công trình nghiên cứu này là một nỗ lực nhằm cung cấp thêm chi tiết và làm rõ mối liên
kết giữa thái độ đối với vai trò của giới tính của phụ nữ và kinh nghiệm về việc trở thành
nạn nhân của sự áp bức liên quan đến giới tính. Tôi sử dụng dữ liệu trong hai năm từ 54
phụ nữ ở đại học trả lời những câu hỏi sau đây: (1) Thái độ của phụ nữ có ảnh hưởng đến
khả năng dễ bị tấn công bởi sự áp bức liên quan đến giới tính trong thời kỳ hai năm hay
không? (2) Thái độ có thay đổi sau khi trải qua kinh nghiệm trở thành nạn nhân của sự áp
bức liên quan đến giới tính hay không? (3) Việc đã trở thành nạn nhân trước đó có làm
giảm hay làm tăng nguy cơ trở thành nạn nhân sau đó hay không? (Kalof, 2000, trang 48)

Mặc dù Kalof không đề cập đến lý thuyết mà bà tìm cách kiểm định, nhưng bà xác
định cả biến độc lập (thái độ đối với vai trò của giới tính) lẫn biến phụ thuộc (việc trở thành
nạn nhân của sự áp bức liên quan đến giới tính). Bà xác định vị trí các biến này từ biến độc
lập đến biến phụ thuộc. Bà cũng thảo luận về “việc liên kết” chứ không phải “việc thiết lập
quan hệ” giữa các biến này để xác lập liên hệ giữa chúng. Đoạn nói trên cũng xác định những
người tham gia (phụ nữ) và địa điểm nghiên cứu (môi trường đại học). Về sau, trong phần về
phương pháp, bà đã đề cập rằng nghiên cứu này là một cuộc điều tra bằng cách gửi thư qua
bưu điện. Mặc dù bà không định nghĩa các biến chính, nhưng bà cung cấp các thước đo
chuyên biệt cho các biến này trong các câu hỏi nghiên cứu.

Thí dụ 5.6 Lời Phát biểu Mục đích trong một Nghiên cứu dựa trên cuộc Điều tra để làm
Luận án Tiến sĩ

DeGraw (1984) đã hoàn thành luận án tiến sĩ trong lĩnh vực giáo dục về đề tài về các nhà giáo
dục làm việc tại các trại cải tạo người thành niên. Trong phần có đề mục là “Phát biểu về Vấn
đề”, ông đưa ra mục đích của công trình nghiên cứu:

90
Mục đích của công trình nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa những đặc điểm cá
nhân và động cơ thúc đẩy chấp nhận công việc của các nhà giáo dục đã có giấy chứng
nhận, những người giảng dạy tại các trại cải tạo người thành niên của bang chọn lọc ở Hoa
Kỳ. Những đặc điểm cá nhân đã được phân chia thành thông tin cơ sở về người trả lời
trong cuộc điều tra (nghĩa là thông tin về tổ chức, trình độ giáo dục, các chương trình đào
tạo trước đó, v.v) và thông tin về những suy nghĩ của người trả lời phỏng vấn về việc thay
đổi việc làm. Việc xem xét thông tin cơ sở thật là quan trọng đối với công trình nghiên
cứu này bởi vì người ta hy vọng rằng, qua việc xem xét này, có thể xác định được những
đặc điểm và những yếu tố góp phần tạo ra những khác biệt đáng kể về tính di động và
động cơ thúc đẩy. Phần thứ hai của công trình nghiên cứu này đã yêu cầu những người trả
lời xác định những yếu tố thúc đẩy nào họ quan tâm. Động cơ thúc đẩy chấp nhận công
việc đã được định nghĩa bằng sáu yếu tố tổng quát được xác định trong bản câu hỏi của
nghiên cứu về các thành phần của công việc giáo dục (EWCS) (Miskel & Hellen, 1973).
Sáu yếu tố này là: tiềm năng cho sự thách đố và phát triển của cá nhân; khả năng cạnh
tranh; tính đáng mong muốn và phần thưởng của sự thành công; khả năng chịu đựng áp
lực của công việc; an ninh cẩn trọng; và mức sẵn lòng tìm kiếm phần thưởng bất chấp tình
trạng không chắc chắn so với việc tránh né (DeGraw, 1984, các trang 4,5).

Lời phát biểu này bao gồm vài thành phần của một lời phát biểu mục đích tốt. Lời
phát biểu này được trình bày trong một phần riêng biệt, trong đó từ ngữ “mối quan hệ” được
sử dụng, các thuật ngữ được định nghĩa, và tổng thể được đề cập. Hơn nữa, từ thứ tự của các
biến trong lời phát biểu này, người ta có thể xác định được rõ ràng biến độc lập và biến phụ
thuộc.

Thí dụ 5.7 Lời Phát biểu Mục đích trong một Công trình Nghiên cứu dựa trên Thí
nghiệm

Booth-Kewley, Edwards, và Rosenfeld (1992) đã tiến hành một công trình nghiên cứu so sánh
tính đáng mong muốn về xã hội của việc ứng đáp một phiên bản máy tính của một bản câu
hỏi về thái độ và cá tính với tính đáng mong muốn của việc hoàn tất một phiên bản bút-và-
giấy. Họ sao chép một công trình nghiên cứu được hoàn tất đối với các sinh viên đại học mà
đã sử dụng một bảng kiểm kê (inventory) gọi là “Balanced Inventory of Desirable
Responding” (BIDR: Bảng Kiểm kê Cân bằng về Ứng đáp Đáng Mong muốn), gồm có hai
thang đo, quản lý ấn tượng hay xúc cảm (IM: impression management) và tự đánh lạc hướng
(SD: self-deception). Trong đoạn cuối cùng của phần giới thiệu, họ đưa ra mục đích của công
trình nghiên cứu.

Chúng tôi thiết kế công trình nghiên cứu này để so sánh những câu trả lời của các tân binh
trong Hải quân trên các thang đo IM và SD, được thu thập trong ba điều kiện – với giấy-
và-bút, trên máy tính cho phép dò tìm có trở ngược (backtracking), và trên máy tính không
cho phép dò tìm có trở ngược. Xấp xỉ một nửa số tân binh này đã trả lời bản câu hỏi một
cách vô danh và một nửa kia tự xác nhận mình. (Booth-Kewley và những người khác,
1992, trang 563)

Lời phát biểu này cũng thể hiện nhiều đặc tính của một lời phát biểu mục đích tốt. Lời phát
biểu này được tách ra khỏi những ý tưởng khác trong phần giới thiệu như là một đoạn riêng
biệt. Lời phát biểu này đã đề cập rằng một sự so sánh sẽ được thực hiện và đã xác định
những người tham gia vào cuộc thí nghiệm (nghĩa là đơn vị của phép phân tích). Xét về thứ
tự của các biến, các tác giả đã đưa ra các biến, với biến phụ thuộc đứng trước hết, ngược với

91
đề nghị của tôi (tuy thế, các nhóm được xác định rõ ràng). Mặc dù cơ sở lý thuyết không
được đề cập, nhưng những đoạn trước lời phát biểu mục đích đã xem xét lại những kết quả
của lý thuyết trước đó. Các tác giả cũng không nói cho chúng ta biết về chiến lược điều tra,
nhưng các đoạn khác, đặc biệt các đoạn liên quan đến các thủ tục, có thảo luận về công trình
nghiên cứu này như là một thí nghiệm.

LỜI PHÁT BIỂU MỤC ĐÍCH


TRONG NGHIÊN CỨU THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP

Một đề án hay công trình nghiên cứu theo cách tiếp cận các phương pháp hỗn hợp cần truyền
đạt các lời phát biểu mục đích cả định lượng lẫn định tính. Những lời phát biểu này cần phải
được xác định sớm trong công trình nghiên cứu ở phần giới thiệu, và chúng cung cấp một cột
mốc chỉ đường quan trọng cho người đọc hiểu biết được phần định lượng và phần định tính
của công trình nghiên cứu. Một số nguyên tắc hướng dẫn có thể chỉ dẫn cách sắp xếp và trình
bày lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp:

• Hãy bắt đầu với những từ ngữ báo hiệu, như “Mục đích của” hay “Chủ đích của”.

• Hãy chỉ ra loại thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp, như theo trình tự, xảy ra đồng thời,
hay có tính biến đổi.

• Hãy thảo luận về lý lẽ biện minh cho việc kết hợp cả dữ liệu định lượng lẫn dữ liệu định
tính vào trong nghiên cứu được đề xuất. Lý lẽ này có thể là

- để hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu bằng việc quy tụ (hay qui ra tam giác) cả những xu
hướng chung bằng số từ nghiên cứu định lượng lẫn chi tiết của nghiên cứu định tính;

- để khảo sát (thăm dò) các quan điểm của những người tham gia với ý định sử dụng các
quan điểm này để xây dựng và kiểm định một công cụ với một mẫu lấy từ tổng thể.

- để thu nhận được các kết quả định lượng, theo thống kê từ một mẫu và sau đó tiến
hành tiếp với một ít cá nhân để kiểm tra hay khảo sát các kết quả đó sâu thêm.

- để truyền đạt tốt nhất những nhu cầu của một nhóm bị đẩy ra ngoài lề hay các cá nhân
bị đẩy ra ngoài lề.

• Hãy bao gồm những đặc điểm của một lời phát biểu mục đích định tính tốt, như tập trung
vào một hiện tượng duy nhất, sử dụng những từ ngữ chỉ hành động và ngôn ngữ không có
tính định hướng, đề cập đến chiến lược điều tra, và xác định những người tham gia cũng
như địa điểm nghiên cứu.

• Hãy bao gồm những đặc điểm của một lời phát biểu mục đích định lượng tốt, như xác định
một lý thuyết và các biến, thiết lập quan hệ giữa các biến hay so sánh các nhóm xét theo
các biến, đặt các biến này theo thứ tự từ biến độc lập sang biến phụ thuộc (trái sang phải),
đề cập đến chiến lược điều tra, và nêu rõ những người tham gia và địa điểm nghiên cứu
của công trình nghiên cứu.

• Hãy xét đến việc bổ sung thêm thông tin về việc thu thập các loại chuyên biệt của cả dữ
liệu định lượng lẫn dữ liệu định tính.

92
Dựa vào những thành phần nói trên, ba “bản gốc” của lời phát biểu mục đích trong nghiên
cứu theo các phương pháp hỗn hợp như sau. Hai “bản gốc” đầu áp dụng cho nghiên cứu theo
trình tự, và bản gốc “thứ ba” áp dụng cho nghiên cứu theo cách xảy ra đồng thời.

Mục đích của công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp theo trình tự, hai giai
đoạn này sẽ là khảo sát (thăm dò) các quan điểm của những người tham gia với ý định sử
dụng các quan điểm này để xây dựng và kiểm định một công cụ với một mẫu lấy từ tổng
thể. Giai đoạn thứ nhất sẽ là sự khảo sát (sự thăm dò) định tính về _______________
(hiện tượng chủ yếu) bằng cách thu thập _________________ (dữ liệu) từ
_________________ (những người tham gia) tại ______________ (địa điểm nghiên cứu).
Những chủ đề từ dữ liệu định tính này kế đó sẽ được xây dựng thành một công cụ sao cho
______________ (lý thuyết, các câu hỏi nghiên cứu, hay các giả thuyết) có thể được kiểm
định, mà _______________ (thiết lập quan hệ, so sánh) giữa ______________ (biến độc
lập) với _________________ (biến phụ thuộc) đối với ________________ (mẫu của tổng
thể) tại ___________________ (địa điểm nghiên cứu).

Mục đích của công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp theo trình tự, hai giai
đoạn này sẽ là thu nhận được các kết quả định lượng, theo thống kê từ một mẫu và sau đó
tiến hành tiếp với một ít cá nhân để kiểm tra hay khảo sát các kết quả đó sâu thêm. Trong
giai đoạn đầu, các câu hỏi nghiên cứu định lượng hay các giả thuyết sẽ xử lý
________________ (mối quan hệ hay sự so sánh) giữa ________________ (biến độc lập)
và _______________ (biến phụ thuộc) với ________________ (những người tham gia)
tại ______________ (địa điểm nghiên cứu). Trong giai đoạn thứ hai, các cuộc phỏng vấn
hay những quan sát định tính sẽ được sử dụng để kiểm tra ______________ (các kết quả
định lượng) quan trọng bằng cách khảo sát các khía cạnh của _______________ (hiện
tượng chủ yếu) với ______________ (một ít người tham gia) tại ___________________
(địa điểm nghiên cứu).

Mục đích của công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp xảy ra đồng thời này
là để hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu bằng cách quy tụ cả dữ liệu định lượng (các xu
hướng chung bằng số) lẫn dữ liệu định tính (các quan điểm chi tiết). Trong công trình
nghiên cứu này, _____________ (các công cụ định lượng) sẽ được sử dụng để đo lường
mối quan hệ giữa _______________ (biến độc lập) và ______________ (biến phụ thuộc).
Đồng thời, ___________ (hiện tượng chủ yếu) sẽ được khảo sát bằng cách sử dụng
_________________ (các cuộc phỏng vấn hay những quan sát định tính) với
_______________ (những người tham gia) tại _________________ (địa điểm nghiên
cứu).

Thí dụ 5.8 Lời Phát biểu Mục đích trong Nghiên cứu theo các Phương pháp Hỗn hợp,
Chiến lược Điều tra Hội tụ.

Hossler và Vesper (1993) đã nghiên cứu thái độ của học sinh và cha mẹ đối với tiền tiết kiệm
của cha mẹ cho giáo dục sau trung học của con cái. Trong công trình nghiên cứu 3 năm này,
các tác giả này đã xác định các yếu tố gắn mạnh nhất với tiền tiết kiệm của cha mẹ và đã thu
thập dữ liệu cả định lượng lẫn định tính. Lời phát biểu mục đích của họ như sau:

Trong một nỗ lực nhằm làm rõ hơn việc tiết kiệm của cha mẹ, bài viết này xem xét những
hành vi tiết kiệm của cha mẹ. Bằng cách sử dụng dữ liệu về học sinh và cha mẹ từ một
nghiên cứu dọc sử dụng nhiều cuộc khảo sát/điều tra trong thời kỳ ba năm, hồi qui lôgictíc
(logistic regression) đã được sử dụng để xác định các yếu tố gắn mạnh nhất với tiền tiết
kiệm của cha mẹ cho giáo dục sau trung học của con cái. Ngoài ra, những hiểu biết thấu

93
đáo nhận được từ các cuộc phỏng vấn một mẫu phụ nhỏ các học sinh và các bậc cha mẹ,
những người này đã được phỏng vấn năm lần trong suốt thời kỳ ba năm nói trên, được sử
dụng để nghiên cứu thêm tiền tiết kiệm của cha mẹ. (Hossler & Vesper, 1993, trang 141).

Phần này đã được trình bày dưới đề mục “Mục đích”, và chỉ ra rằng cả dữ liệu định lượng
(nghĩa là các cuộc điều tra) lẫn dữ liệu định tính (nghĩa là các cuộc phỏng vấn) đã được bao
gồm trong công trình nghiên cứu này. Cả hai hình thức dữ liệu đã được thu thập trong suốt
thời kỳ ba năm, và các tác giả có thể đã xác định công trình nghiên cứu của họ là thiết kế theo
phép tam giác đạc hay hội tụ. Mặc dù cơ sở lý lẽ biện minh cho công trình nghiên cứu này
không được đưa vào đoạn này, nhưng được trình bày rõ sau đó, trong nội dung thảo luận về
các phương pháp về “Các Cuộc Điều tra và các Cuộc Phỏng vấn”. Ở đây chúng ta tìm thấy
rằng “các cuộc phỏng vấn cũng đã được sử dụng để khảo sát đầy đủ chi tiết hơn các biến đang
được điều tra và quy ra tam giác các kết quả tìm thấy bằng cách sử dụng dữ liệu định lượng
lẫn định tính”. (Hossler & Vesper, 1993, trang 146)

Thí dụ 5.9 Lời Phát biểu Mục đích trong Nghiên cứu theo các Phương pháp Hỗn hợp,
Chiến lược Điều tra theo Trình tự.

Ansorge, Creswell, Swidler, và Gutmann (2001) đã nghiên cứu việc sử dụng các máy tính
xách tay nhỏ (laptop: máy tính để lòng) iBook không dây trong ba khóa học về các phương
pháp giáo dục của giáo viên. Những máy tính xách tay nhỏ này làm cho sinh viên có thể làm
việc tại bàn học của họ và sử dụng một máy tính xách tay nhỏ để đăng nhập trực tiếp vào các
Web sites theo khuyến nghị của các giảng viên. Lời phát biểu mục đích như sau:

Mục đích của công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, theo trình tự này là
trước hết khảo sát và tạo ra những đề tài về việc sử dụng các máy tính xách tay nhỏ iBook
của sinh viên trong ba lớp học về các phương pháp giáo dục của giáo viên bằng cách sử
dụng những quan sát tại hiện trường và những cuộc phỏng vấn mặt đối mặt. Kế đó, dựa trên
các đề tài này, giai đoạn thứ hai là xây dựng một công cụ và điều tra sinh viên về việc sử
dụng máy tính xách tay nhỏ trên nhiều phương diện. Lý lẽ biện minh cho việc sử dụng cả
dữ liệu định tính lẫn dữ liệu định lượng là một cuộc điều tra hữu ích về kinh nghiệm của
sinh viên chỉ có thể được xây dựng tốt nhất sau khi đã tiến hành việc khảo sát sơ bộ về việc
sử dụng máy tính xách tay nhỏ của sinh viên.

Trong thí dụ này, lời phát biểu mục đích bắt đầu bằng những từ ngữ báo hiệu “mục đích của”.
Kế đó, lời phát biểu này đề cập đến loại của thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp và chứa
đựng những thành phần căn bản của cả giai đoạn định tính ban đầu lẫn giai đoạn định lượng
tiếp theo sau. Lời phát biểu này bao gồm thông tin về việc thu thập cả dữ liệu định tính lẫn dữ
liệu định lượng và kết thúc bằng cơ sở lý lẽ biện minh cho việc kết hợp cả hai hình thức dữ
liệu nói trên vào một thiết kế theo trình tự.

94
TÓM TẮT

Chương này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của lời phát biểu mục đích trong một công trình
nghiên cứu học thuật. Lời phát biểu mục đích đưa ra ý tưởng chủ yếu trong một nghiên cứu,
và như thế lời phát biểu này là lời phát biểu quan trọng nhất trong một đề án nghiên cứu hay
công trình nghiên cứu. Khi viết lời phát biểu mục đích định tính, nhà nghiên cứu cần xác định
một hiện tượng chủ yếu duy nhất và đưa ra một định nghĩa tạm thời cho hiện tượng này. Nhà
nghiên cứu cũng sử dụng những từ ngữ chỉ hành động như “phát hiện”, “xây dựng”, hay “tìm
hiểu”. Trong qui trình này, ngôn ngữ không định hướng được sử dụng, và nhà điều tra đề cập
đến chiến lược điều tra, những người tham gia, và địa điểm nghiên cứu của công trình nghiên
cứu. Trong lời phát biểu mục đích định lượng, nhà nghiên cứu đề cập đến lý thuyết được
kiểm định cũng như các biến và các mối quan hệ của các biến này hay sự so sánh chúng.
Điều quan trọng là đặt biến độc lập ở vị trí thứ nhất và biến phụ thuộc ở vị trí thứ hai. Nhà
nghiên cứu đề cập đến chiến lược điều tra cũng như những người tham gia và địa điểm nghiên
cứu của cuộc điều tra. Trong một số lời phát biểu mục đích, nhà nghiên cứu cũng định nghĩa
các biến then chốt được sử dụng trong công trình nghiên cứu. Trong một nghiên cứu theo các
phương pháp hỗn hợp, người ta đề cập đến loại chiến lược cũng như lý lẽ biện minh cho loại
chiến lược này, như là liệu dữ liệu được thu thập đồng thời hay theo trình tự. Hơn nữa, nhiều
thành phần của cả lời phát biểu mục đích định tính tốt lẫn lời phát biểu mục đích định lượng
tốt đều được bao gồm vào lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp này.

Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết

8. Bằng cách sử dụng “bản gốc” của lời phát biểu mục đích định tính, hãy viết lời
phát biểu mục đích bằng cách điền vào các chỗ trống. Hãy viết lời phát biểu này
ngắn thôi, viết không quá khoảng ba phần tư trang đánh máy.

9. Bằng cách sử dụng “bản gốc” của lời phát biểu mục đích định lượng, hãy viết lời
phát biểu mục đích. Hãy viết lời phát biểu ngắn thôi, không dài hơn ba phần tư
trang đánh máy.

10. Bằng cách sử dụng “bản gốc” của lời phát biểu mục đích trong nghiên cứu theo
các phương pháp hỗn hợp, hãy viết lời phát biểu mục đích. Hãy nhớ bao gồm lý
lẽ biện minh cho việc pha trộn dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính và kết hợp
vào những thành phần của cả lời phát biểu mục đích định tính tốt lẫn lời phát biểu
mục đích định lượng tốt.

BÀI ĐỌC THÊM

Creswel, J. W. (2002). Nghiên cứu về Giáo dục: lập kế hoạch, tiến hành, và đánh giá
nghiên cứu định lượng và định tính. Upper Saddle River, N5: Nhà Xuất bản
Merrill/Pearson.

Phần nội dụng chính của cuốn sách về các phương pháp này, tôi dành một phần trong một
chương cho đề tài viết lời phát biểu mục đích. Nội dung chính của cuốn sách này bao gồm
một “bản gốc (để điền vào)” cho cả lời phát biểu mục đích định lượng lẫn lời phát biểu
mục đích định tính. Về việc xác định các loại biến định lượng, phần thảo luận này cung
cấp một khuôn khổ khái niệm được gọi là “họ” các biến. Cuốn sách này đưa ra vài thí dụ

95
về cả lời phát biểu mục đích định lượng lẫn lời phát biểu mục đích định tính từ tài liệu về
giáo dục.

Marshall, C., & Rossman, G.B. (1999). Thiết kế nghiên cứu định tính (ấn bản thứ ba).
Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Catherine Marshall và Gretchen Rossman thu hút sự chú ý vào chủ đích của công trình
nghiên cứu, đó là “mục đích của nghiên cứu này”. Phần này thường được gắn chặt vào
phần thảo luận về đề tài, và được đề cập trong một hay hai câu. Phần này cho người đọc
biết những kết quả của cuộc nghiên cứu có khả năng hoàn thành những điều gì. Các tác
giả mô tả đặc trưng của các mục đích là thăm dò hay khảo sát, giải thích, mô tả, và giải
phóng. Họ cũng đề cập rằng lời phát biểu mục đích bao gồm đơn vị của phép phân tích
(thí dụ các cá nhân, các cặp, các nhóm).

Wilkinson, A. M. (1991). Cẩm nang của nhà khoa học hướng dẫn cách viết các tài liệu,
bài báo và luận văn. Englewood Cliffs, N5: Nhà Xuất bản Prentice Hall

Antoinett Wilkinson gọi lời phát biểu mục đích là “mục tiêu trước mắt” của công trình
nghiên cứu. Bà trình bày rằng mục đích của “mục tiêu” là trả lời câu hỏi nghiên cứu. Hơn
nữa, “mục tiêu” của nghiên cứu cần được trình bày ở phần giới thiệu công trình nghiên
cứu, mặc dù “mục tiêu” có thể được phát biểu một cách ngầm ẩn như là chủ đề của nghiên
cứu, bài viết hay phương pháp. Khi được phát biểu rõ ràng, “mục tiêu” được tìm thấy ở
cuối lập luận trong phần giới thiệu; “mục tiêu” cũng có thể được tìm thấy gần đoạn đầu
hay ở đoạn giữa, tùy thuộc vào bố cục của phần mở đầu.

96
CHƯƠNG SÁU
_______________________________

CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT

Các nhà điều tra nghiên cứu đặt những cột mốc chỉ đường trong nghiên cứu của họ để
đưa người đọc đi qua kế hoạch của một nghiên cứu. Cột mốc đầu tiên là lời phát biểu
mục đích nghiên cứu, vốn thiết lập phương hướng chủ yếu cho công trình nghiên cứu.
Từ lời phát biểu mục đích nghiên cứu tổng quát, rộng, nhà nghiên cứu thu hẹp trọng tâm
vào những câu hỏi cụ thể sẽ được trả lời hay những lời tiên đoán (nghĩa là, những giả
thuyết (giả thiết)) sẽ được kiểm định. Chương này đề cập đến cột mốc thứ hai – các câu
hỏi nghiên cứu, hoặc các giả thuyết – trong một đề án nghiên cứu. Thảo luận bắt đầu
bằng việc đưa ra vài nguyên tắc liên quan đến việc thiết kế các câu hỏi nghiên cứu định
tính; các câu hỏi nghiên cứu định lượng, các mục tiêu và các giả thuyết trong nghiên
cứu định lượng; và cuối cùng, các câu hỏi trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp.

CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH


Trong một nghiên cứu định tính, các nhà điều tra nêu lên những câu hỏi nghiên cứu, chứ
không phải các mục tiêu (nghĩa là những mục đích cụ thể cho cuộc nghiên cứu) hay các giả
thuyết (nghĩa là những lời tiên đoán bao gồm các biến và các kiểm định thống kê). Những
câu hỏi nghiên cứu này có hai hình thức: một câu hỏi chính yếu và các câu hỏi phụ kèm theo.

Câu hỏi chính yếu là lời diễn đạt về câu hỏi đang được xem xét trong công trình
nghiên cứu dưới hình thức tổng quát nhất của nó. Nhà điều tra đặt ra câu hỏi này, phù hợp
với phương pháp luận mới nổi (emerging methodology) của nghiên cứu định tính, như một
vấn đề tổng quát sao cho không hạn chế việc điều tra. Người ta có thể hỏi “Câu hỏi rộng nhất
có thể được hỏi trong một công trình nghiên cứu là gì?” Các nhà nghiên cứu mới vào nghề
được đào tạo về nghiên cứu định lượng có thể vật lộn với cách tiếp cận này bởi vì họ quen với
logic ngược lại: xác định những câu hỏi chuyên biệt hay các giả thuyết. Sau đây là những
nguyên tắc hướng dẫn để viết những câu hỏi nghiên cứu định tính tổng quát.

• Tôi khuyến nghị rằng nhà nghiên cứu hỏi một hay hai câu hỏi nghiên cứu chính yếu, và tiếp
theo đó nêu lên không quá năm đến bảy câu hỏi nghiên cứu phụ. Vài câu hỏi phụ theo sau
mỗi câu hỏi chính yếu tổng quát, và những câu hỏi phụ thu hẹp trọng tâm của công trình
nghiên cứu nhưng để mở. Cách tiếp cận này nằm hoàn toàn trong phạm vi các giới hạn
được ấn định bởi Miles và Huberman (1994), những người đề xuất rằng các nhà nghiên cứu
không viết tổng cộng nhiều hơn một tá (12) câu hỏi nghiên cứu. Các câu hỏi nghiên cứu
này, đến lượt chúng, trở thành các đề tài được khảo sát một cách cụ thể trong các cuộc
phỏng vấn, quan sát, và tài liệu cũng như tài liệu lưu trữ. Thí dụ, các câu hỏi nói trên có thể
được sử dụng như các câu hỏi then chốt mà nhà nghiên cứu sẽ hỏi chính mình trong thủ tục
quan sát hay trong suốt cuộc phỏng vấn với câu hỏi mở.

• Liên hệ câu hỏi nghiên cứu chính yếu với chiến lược điều tra định tính chuyên biệt. Thí
dụ, tính đặc thù của các câu hỏi nghiên cứu trong dân tộc học ở giai đoạn này của thiết kế
khác với tính đặc thù của các câu hỏi nghiên cứu trong các chiến lược định tính khác.
Trong nghiên cứu dân tộc học, Spradley (1980) đã đưa ra hệ thống phân loại các câu hỏi
nghiên cứu dân tộc học bao gồm các câu hỏi tour ngắn (mini-tour), kinh nghiệm, ngôn ngữ
97
bản xứ, tương phản, xác minh. Tương tự, trong dân tộc học phê phán, các câu hỏi nghiên
cứu có thể dựa vào một số tài liệu hiện hữu. Các câu hỏi nghiên cứu này trở thành “những
điều hướng dẫn làm việc” chứ không phải “những chân lý” sẽ được chứng minh (Thomas,
1993, trang 35). Một cách khác là trong hiện tượng học, các câu hỏi nghiên cứu này có
thể được trình bày một cách tổng quát mà không đề cập cụ thể đến tài liệu hiện hữu hay hệ
thống phân loại các câu hỏi. Thí dụ như câu hỏi nghiên cứu “Một người mẹ sống với đứa
con còn ở tuổi vị thành niên đang chết dần vì bịnh ung thư sẽ như thế nào? (Nieswiadomy,
1993, trang 151). Trong lý thuyết cơ sở, các câu hỏi nghiên cứu này có thể liên quan đến
các thủ tục trong việc phân tích dữ liệu như sự mã hóa mở (open coding) (“Những loại
mới nổi lên từ những tương tác giữa những người chăm sóc bệnh nhân và các bệnh nhân
là những loại nào?”) hay sự mã hóa hướng trục (“Việc chăm sóc bệnh nhân liên quan như
thế nào đến những hành động của các y tá?”).

• Trong các câu hỏi nghiên cứu định tính, hãy đặt câu hỏi với những chữ “cái gì, nào” hay
“như thế nào, ra sao, bằng cách nào” để truyền đạt một thiết kế mới nổi và mở (khi viết
bằng tiếng Anh, hãy bắt đầu các câu hỏi nghiên cứu định tính bằng những chữ “what” hay
“how”). Chữ “tại sao” gợi ý nguyên nhân và kết quả, một cách tiếp cận phù hợp với
nghiên cứu định lượng.

• Hãy tập trung vào một hiện tượng hay một khái niệm duy nhất.

• Hãy sử dụng những động từ chỉ sự thăm dò khảo sát mà những động từ này truyền đạt
ngôn ngữ của thiết kế mới nổi của nghiên cứu. Các động từ này nói cho người đọc biết
rằng công trình nghiên cứu này sẽ

- khám phá (thí dụ, lý thuyết có cơ sở)


- Tìm cách hiểu được (thí dụ, dân tộc học)
- Khảo sát qui trình (thí dụ, nghiên cứu tình huống)
- Mô tả những kinh nghiệm (thí dụ, hiện tượng học)
- Tường thuật các câu chuyện (thí dụ, nghiên cứu tường thuật)

• Hãy sử dụng ngôn ngữ không có tính định hướng. Hãy xóa bỏ những từ ngữ gợi ý hay
đưa đến kết luận đây là một nghiên cứu định lượng, hãy xóa bỏ những từ ngữ có sự định
hướng theo chiều hướng nào đó như “có ảnh hưởng đối với”, “ảnh hưởng đến”, “tác động
đến”, “xác định hay quyết định”, “gây nên”, và “thiết lập quan hệ”.

• Hãy kỳ vọng các câu hỏi nghiên cứu định tính sẽ phát triển dần và thay đổi trong suốt quá
trình nghiên cứu theo cách thức phù hợp với các giả định về một thiết kế mới nổi. Thường
thì trong các nghiên cứu định tính, các câu hỏi được xem xét lại và được thiết lập lại
thường xuyên (như trong nghiên cứu theo lý thuyết có cơ sở). Cách tiếp cận này có thể
gây rắc rối cho những cá nhân quen với các thiết kế định lượng, trong đó các câu hỏi
nghiên cứu vẫn không thay đổi trong suốt cuộc nghiên cứu.

• Hãy sử dụng những câu hỏi mở mà không đề cập đến tài liệu hay lý thuyết trừ khi được
chỉ ra khác đi bởi chiến lược điều tra định tính.

• Trong câu hỏi nghiên cứu định tính, hãy nêu rõ những người tham gia và địa điểm nghiên
cứu của công trình nghiên cứu nếu thông tin này chưa được trình bày dư thừa trong lời
phát biểu mục đích nghiên cứu.

98
Sau đây là những thí dụ về các câu hỏi nghiên cứu định tính, sử dụng vài loại chiến
lược.

Thí dụ 6.1 Câu hỏi Nghiên cứu Định tính Chính yếu từ một Nghiên cứu theo Dân tộc học.

Finders (1996) đã sử dụng các thủ tục dân tộc học để chứng minh bằng tài liệu việc đọc các
tạp chí thanh thiếu niên của các thiếu nữ học lớp bảy người Mỹ gốc Châu Âu thuộc tầng lớp
trung lưu. Bằng cách xem xét việc đọc các tạp chí thanh thiếu niên (các tạp chí), nhà nghiên
cứu có thể khảo sát việc các thiếu nữ này cảm nhận và xây dựng các vai trò và mối quan hệ xã
hội của các em như thế nào khi các em vào trường trung học đệ nhất cấp (trường gồm ba lớp
7, 8, 9 cho học sinh từ 12 đến 15 tuổi). Bà đã nêu lên một câu hỏi nghiên cứu chính yếu để
hướng dẫn trong công trình nghiên cứu của bà:

Các thiếu nữ trong những năm đầu của lứa tuổi thiếu niên đọc tài liệu nằm ngoài lĩnh vực
văn học giả tưởng (như tiểu thuyết, truyện) như thế nào? How do early adolescent
females read literature that falls outside the realm of fiction?) (Finders, 1996, trang 72)

Câu hỏi nghiên cứu chính yếu này sử dụng cụm từ “như thế nào”. (Câu hỏi nghiên
cứu chính yếu này bắt đầu với từ “how” (như thế nào, ra sao) khi viết bằng tiếng Anh); câu
hỏi này sử dụng một động từ để mở, đó là từ “đọc”; câu hỏi nghiên cứu này tập trung vào
một khái niệm duy nhất, đó là “tài liệu” hay các tạp chí thanh thiếu niên; và câu hỏi nghiên
cứu này đề cập đến những nguời tham gia vào công trình nghiên cứu, đó là thiếu nữ trong
những năm đầu lứa tuổi thiếu niên. Hãy chú ý cách thức tác giả viết rất khéo một câu hỏi
nghiên cứu duy nhất, súc tích cần được trả lời trong công trình nghiên cứu này.

Thí dụ 6.2 Các Câu hỏi Nghiên cứu Chính yếu từ một Nghiên cứu Tình huống

Padula và Miler (1999) đã tiến hành một nghiên cứu nhiều tình huống mô tả những kinh
nghiệm của phụ nữ, những người trở lại trường, sau một thời gian rời xa, trong chương trình
học tiến sĩ tâm lý học tại một viện đại học có nghiên cứu học thuật lớn ở vùng Trung Tây
nước Mỹ. Chủ đích là chứng minh bằng tài liệu những kinh nghiệm của các phụ nữ nói trên,
với những kinh nghiệm đó dùng để làm những yếu tố hỗ trợ cho những người ủng hộ quyền
bình đẳng của phụ nữ và các nhà nghiên cứu ủng hộ quyền bình đẳng của phụ nữ. Các tác giả
này nêu lên ba câu hỏi nghiên cứu chính yếu hướng dẫn việc điều tra.

(a) Những người phụ nữ trong chương trình học tiến sĩ tâm lý học mô tả quyết định trở lại
trường của họ như thế nào? (b) Những nguời phụ nữ trong chương trình học tiến sĩ tâm
lý học mô tả những kinh nghiệm ghi danh lại (để học tiến sĩ) của họ như thế nào? và (c)
Việc trở lại trường để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ thay đổi cuộc sống của các phụ nữ
này như thế nào? (Padula & Miller, 1999, trang 328)

Ba câu hỏi nghiên cứu chính yếu này đều sử dụng cụm từ “như thế nào” để hỏi (trong
câu hỏi viết bằng tiếng Anh, cả ba câu này đều bắt đầu bằng chữ “how” (“như thế nào, ra
sao”)). Các câu hỏi này đều bao gồm động từ để mở như “mô tả”, và tập trung vào ba khía
cạnh của kinh nghiệm về việc học tiến sĩ – việc trở lại trường, việc ghi danh lại, và việc thay
đổi. Các câu hỏi nghiên cứu này cũng đề cập đến những người tham gia là phụ nữ trong một
chương trình học tiến sĩ duy nhất ở viện đại học có nghiên cứu học thuật ở vùng Trung Tây
nước Mỹ.
99
CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ
CÁC GIẢ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Trong các công trình nghiên cứu định lượng, các nhà điều tra sử dụng các câu hỏi nghiên cứu và
các giả thuyết để định hình và tập trung một cách chuyên biệt mục đích của công trình nghiên
cứu. Các câu hỏi nghiên cứu là những lời phát biểu nghi vấn hay những câu hỏi mà nhà điều tra
cố gắng trả lời. Các câu hỏi nghiên cứu được sử dụng thường xuyên trong nghiên cứu thuộc
lĩnh vực khoa học xã hội và đặc biệt là trong các công trình nghiên cứu dựa vào cuộc điều tra.
Mặt khác, các giả thuyết là những điều tiên đoán mà nhà nghiên cứu đưa ra về những mối quan
hệ giữa các biến. Chúng là những ước lượng bằng số của các giá trị của tổng thể dựa trên dữ
liệu dược thu thập từ các mẫu của tổng thể. Việc kiểm định các giả thuyết sử dụng các thủ tục
thống kê trong đó nhà điều tra rút ra những kết luận về tổng thể từ mẫu được nghiên cứu. Các
giả thuyết thường được sử dụng trong các cuộc thí nghiệm trong đó nhà điều tra so sánh các
nhóm với nhau. Các nhà cố vấn thường khuyến nghị sử dụng các giả thuyết trong một dự án
nghiên cứu chính thức, thí dụ luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ, như một phương cách trình
bày phương hướng mà nghiên cứu sẽ theo. Mặt khác, các mục tiêu nghiên cứu chỉ ra các mục
đích (goals) hay các mục tiêu (objectives) đối với một công trình nghiên cứu. Các mục tiêu
nghiên cứu được sử dụng không thường xuyên trong nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã
hội. Đúng như thế, trọng tâm ở đây sẽ được đặt vào các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết.

Những nguyên tắc hướng dẫn đối với việc viết các câu hỏi nghiên cứu định lượng tốt
và các giả thuyết tốt trong nghiên cứu định lượng bao gồm:

• Việc sử dụng các biến trong các câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết thường được giới
hạn trong ba cách tiếp cận căn bản. Nhà nghiên cứu có thể so sánh các nhóm, đối với một
biến độc lập, để xem tác động của biến độc lập đối với một biến phụ thuộc. Hay một cách
khác là nhà điều tra có thể thiết lập quan hệ giữa một hay nhiều hơn một biến độc lập với
một biến phụ thuộc. Thứ ba, nhà nghiên cứu có thể mô tả những phản ứng đối với biến
độc lập, biến trung gian, hay biến phụ thuộc.

• Hình thức tỉ mỉ nhất của nghiên cứu định lượng là kết quả tất yếu của sự kiểm định một
giả thuyết (hãy xem Chương 7) và việc nêu rõ chi tiết các câu hỏi nghiên cứu hay các giả
thuyết được bao gồm trong lý thuyết đó.

• Biến độc lập và biến phụ thuộc phải được đo lường riêng biệt. Thủ tục này củng cố logic
nguyên nhân và kết quả của nghiên cứu định lượng.

• Để không bị dư thừa, chỉ viết các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết, chứ không viết
cả hai, trừ khi các giả thuyết dựa vào các câu hỏi nghiên cứu (như sẽ được thảo luận dưới
đây). Hãy chọn hình thức nói trên dựa vào truyền thống, những khuyến nghị của người cố
vấn hay hội đồng khoa, hoặc dựa trên việc liệu nghiên cứu trong quá khứ có chỉ ra lời tiên
đoán về các kết cục.

• Nếu các giả thuyết được sử dụng, thì có hai hình thức: giả thuyết ‘không’ (null hypothesis)
và giả thuyết thay thế khác (alternative hypothesis). Giả thuyết ‘không’ thể hiện cách tiếp
cận truyền thống đối với việc viết giả thuyết. Giả thuyết ‘không’ đưa ra tiên đoán rằng
trong tổng thể chung, không tồn tại mối quan hệ hoặc không tồn tại sự khác biệt giữa các
nhóm, đối với một biến nào đó. Lời diễn đạt là “không có sự khác biệt (hay mối quan hệ)”
giữa các nhóm này. Thí dụ sau đây minh họa giả thuyết ‘không’.

100
Thí dụ 6.3 Giả thuyết ‘không’

Một nhà điều tra có thể xem xét ba loại biện pháp làm cho trẻ con bị bệnh tự kỷ mạnh mẽ
hơn: những lời nhắc nhở bằng miệng, phần thưởng, và không áp dụng biện pháp làm mạnh
mẽ hơn. Sau đó nhà điều tra thu thập các số đo về hành vi đánh giá tương tác xã hội của
những trẻ này với anh chị em ruột của chúng. Giả thuyết ‘không’ có thể như sau:

Không có sự khác biệt đáng kể giữa những tác động của lời nhắc nhở bằng miệng, phần
thưởng, và việc không áp dụng biện pháp làm mạnh mẽ hơn xét theo sự tương tác xã hội
của các trẻ em bị bệnh tự kỷ với anh chị em ruột của chúng.

• Hình thức thứ hai của giả thuyết, hình thức này thông dụng trong các bài báo, là giả thuyết
thay thế khác. Nhà điều tra đưa ra tiên đoán về kết quả kỳ vọng cho tổng thể (population)
của công trình nghiên cứu. Tiên đoán này thường xuất phát từ tài liệu và những công trình
nghiên cứu trước đó về đề tài đang xét, mà tài liệu và những nghiên cứu đó gợi ý kết quả
tiềm năng mà nhà nghiên cứu có thể kỳ vọng. Thí dụ, nhà nghiên cứu có thể tiên đoán rằng
“Điểm của Nhóm A sẽ cao hơn điểm của Nhóm B” đối với biến phụ thuộc hay tiên đoán
rằng “Nhóm A sẽ thay đổi nhiều hơn Nhóm B” đối với kết cục. Các thí dụ này minh họa
một giả thuyết định hướng (directional hypothesis), bởi vì tiên đoán kỳ vọng (thí dụ, cao
hơn, thay đổi nhiều hơn) được đưa ra. Một loại giả thuyết thay thế khác có tính không định
hướng (nondirectional) – tức là tiên đoán được đưa ra, nhưng hình thức chính xác của
những sự khác biệt (thí dụ, cao hơn, thấp hơn, nhiều hơn, kém hơn) không được nêu rõ bởi
vì nhà nghiên cứu không biết có thể tiên đoán gì từ tài liệu trong quá khứ. Như thế, nhà điều
tra có thể viết “Có sự khác biệt” giữa hai nhóm. Thí dụ sau đây minh họa giả thuyết định
hướng.

Thí dụ 6.4 Các Giả thuyết Định hướng

Mascarenhas (1989) nghiên cứu những khác biệt giữa các loại quyền sở hữu (thuộc sở hữu
nhà nước, có cổ phần mua bán tự do trong công chúng, tư nhân) của các doanh nghiệp trong
ngành công nghiệp khoan dầu mỏ ở ngoài biển. Cụ thể là nghiên cứu này khảo sát những
khác biệt như sự chi phối thị trường nội địa, sự hiện diện trên quốc tế, sự định hướng khách
hàng. Công trình nghiên cứu này là “nghiên cứu tại hiện trường có kiểm soát” bằng cách sử
dụng các phương pháp gần như-thí nghiệm.

Giả thuyết 1: Các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do trong công chúng sẽ có tỷ lệ tăng
trưởng cao hơn các doanh nghiệp có cổ phần không bán ra ngoài công chúng.
Giả thuyết 2: Các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do trong công chúng sẽ có phạm vi
hoạt động quốc tế rộng hơn các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có cổ phần
không bán ra ngoài công chúng.
Giả thuyết 3: Các doanh nghiệp nhà nước sẽ có thị phần trên thị trường nội địa lớn hơn
các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do trong công chúng hay các doanh nghiệp có cổ
phần không bán ra ngoài công chúng.
Giả thuyết 4: Các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự do trong công chúng sẽ có các
dòng sản phẩm rộng hơn các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp có cổ phần
không bán ra ngoài công chúng.
Giả thuyết 5: Các doanh nghiệp nhà nước nhiều khả năng có các doanh nghiệp nhà nước
là khách hàng ở hải ngoại hơn.

101
Giả thuyết 6: Các doanh nghiệp nhà nước sẽ có mức độ ổn định của cơ sở khách hàng cao
hơn các doanh nghiệp có cổ phần không bán ra công chúng.
Giả thuyết 7: Trong những bối cảnh kém rõ rệt, các doanh nghiệp có cổ phần mua bán tự
do trong công chúng sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến hơn các doanh nghiệp nhà nước và
doanh nghiệp có cổ phần không bán ra công chúng (Mascarenhas, 1989, các trang 585-
588).

Thí dụ 6.5 Giả thuyết Không Định hướng cùng với Giả thuyết Định hướng

Đôi khi các giả thuyết định hướng được tạo ra để xem xét mối quan hệ giữa các biến chứ
không phải để so sánh các nhóm. Thí dụ, Moore (2000) đã nghiên cứu ý nghĩa của đặc trưng
nhận dạng về giới tính đối với phụ nữ Ả Rập và Do Thái theo tôn giáo và không theo tôn giáo
(thế tục) trong xã hội Ixraen. Trong một mẫu xác suất toàn quốc của phụ nữ Ả Rập và Do
thái, tác giả đã xác định ba giả thuyết cho công trình nghiên cứu. Giả thuyết thứ nhất là giả
thuyết không định hướng và hai giả thuyết sau là giả thuyết định hướng.

Giả thuyết 1: Đặc trưng nhận dạng về giới tính của phụ nữ Ả Rập và Do Thái theo tôn
giáo và không theo tôn giáo có quan hệ với các tôn ti trật tự về chính trị xã hội khác nhau
phản ánh những hệ thống giá trị khác nhau mà họ chấp nhận.
Giả thuyết 2: Những người phụ nữ theo tôn giáo có đặc trưng nhận dạng về giới tính không
bình thường kém tích cực về mặt chính trị xã hội hơn những người phụ nữ không theo tôn
giáo có đặc trưng nhận dạng về giới tính không bình thường.
Giả thuyết 3: Những mối quan hệ giữa đặc trưng nhận dạng về giới tính, sự mộ đạo, và
những hoạt động xã hội trong phụ nữ Ả Rập yếu hơn so với trong phụ nữ Do Thái.

• Trừ khi công trình nghiên cứu cố ý sử dụng các biến nhân khẩu học làm hàm tiên đoán
(predictors), hãy sử dụng các biến phi nhân khẩu học (nghĩa là đo lường thái độ hay hành
vi) chứ không phải những đặc điểm nhân khẩu học của cá nhân làm các biến độc lập. Bởi
vì các công trình nghiên cứu định lượng cố gắng chứng thực một lý thuyết, nên các biến
nhân khẩu học (thí dụ tuổi, mức thu nhập, trình độ giáo dục, và v.v.) thường đi vào các mô
hình này như là biến can thiệp hay biến kiểm soát chứ không phải là các biến độc lập
chính yếu.

• Hãy sử dụng cùng một mô thức bố trí từ, trong các câu hỏi hay các giả thuyết, để làm cho
người đọc có thể dễ dàng xác định được các biến chính yếu. Điều này yêu cầu phải lặp lại
các cụm từ then chốt và sắp xếp vị trí các biến bắt đầu với biến độc lập và chấm dứt với các
biến phụ thuộc (như cũng đã được thảo luận trong Chương 5 về những lời phát biểu mục
đích nghiên cứu tốt). Sau đây là thí dụ về việc bố trí từ với các biến độc lập được trình bày
đầu tiên trong cụm từ:

Thí dụ 6.6 Việc Sử dụng đúng chuẩn Ngôn ngữ trong các Giả thuyết

1. Không có mối quan hệ giữa việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ phụ với sự kiên trì trong
học tập đối với các nữ sinh viên đại học phi truyền thống (non-traditional).

102
2. Không có mối quan hệ giữa các hệ thống hỗ trợ gia đình với sự kiên trì trong học tập
đối với các nữ sinh viên đạI học rất lớn tuổi phi truyền thống.

3. Không có mối quan hệ giữa các dịch vụ hỗ trợ phụ với các hệ thống hỗ trợ gia đình đối
với nữ sinh viên đại học phi truyền thống.

Mô hình về Câu hỏi Mô tả và Giả thuyết

Hãy xét một mô hình cho việc viết các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết dựa trên việc
viết các câu hỏi mô tả được theo sau bởi các câu hỏi suy đoán (inferential questions) hay các
giả thuyết. Các câu hỏi hay các giả thuyết này bao gồm cả biến độc lập lẫn biến phụ thuộc.
Trong mô hình này, người viết nêu rõ các câu hỏi mô tả cho từng biến độc lập và biến phụ
thuộc (và các biến kiểm soát hay can thiệp quan trọng) trong công trình nghiên cứu. Các câu
hỏi suy đoán (hay các giả thuyết) nêu lên quan hệ giữa các biến hay so sánh các nhóm theo
sau các câu hỏi mô tả này. Như thế, tập hợp cuối cùng của các câu hỏi có thể thêm các câu
hỏi suy đoán hay các giả thuyết vào, trong đó các biến được kiểm soát.

Thí dụ 6.7 Câu hỏi Mô tả cùng với Câu hỏi Suy đoán

Để minh họa cách tiếp cận nói trên, giả định rằng một nhà nghiên cứu muốn xem xét mối
quan hệ giữa các kỹ năng tư duy phê phán (phân tích và đánh giá cẩn thận mặt tốt và mặt xấu)
(đây là biến độc lập được đo trên một công cụ) với thành tích học tập của học sinh (đây là
biến phụ thuộc được đo bằng điểm số) trong các lớp học khoa học đối với các học sinh lớp
tám tại một khu vực trường học (thuộc quyền quản lý của hội đồng giáo dục địa phương) ở
thành phố lớn. Hơn nữa, nhà nghiên cứu này giữ trong vòng kiểm soát các tác động can thiệp
của các điểm số trước đó trong các lớp học khoa học và sự thành đạt về giáo dục của các bậc
cha mẹ của các em học sinh. Dựa theo mô hình được đề xuất trên đây, các câu hỏi nghiên cứu
có thể được viết như sau:

Các Câu hỏi Mô tả

1. Các học sinh được xếp hạng như thế nào về kỹ năng tư duy phê phán? (Đây là câu hỏi
mô tả tập trung vào biến độc lập)
2. Các mức thành tích học tập (hay các điểm số) của học sinh trong các lớp học khoa học
là bao nhiêu? (Đây là câu hỏi mô tả tập trung vào biến phụ thuộc)
3. Các điểm số trước đó của học sinh trong các lớp học khoa học là bao nhiêu? (Đây là
câu hỏi mô tả tập trung vào biến kiểm soát là các điểm số trước đó)
4. Mức thành đạt về giáo dục của các bậc cha mẹ của học sinh lớp tám là mức nào? (Đây
là một câu hỏi mô tả tập trung vào một biến kiểm soát khác, đó là mức thành đạt về
giáo dục của các bậc cha mẹ)
Các Câu hỏi Suy đoán

5. Khả năng tư duy phê phán có quan hệ với thành tích học tập của học sinh hay không?
(Đây là câu hỏi suy đoán liên quan đến biến độc lập và biến phụ thuộc)
6. Khả năng tư duy phê phán có quan hệ với thành tích học tập của học sinh hay không,
trong điều kiện kiểm soát tác động của các điểm số về khoa học trước đó và mức

103
thành đạt về giáo dục của các bậc cha mẹ của các học sinh lớp tám? (Đây là một câu
hỏi suy đoán liên quan đến biến độc lập và biến phụ thuộc, trong điều kiện kiểm soát
các tác động của hai biến kiểm soát)

Thí dụ trên đây minh họa cách thức sắp xếp tất cả các câu hỏi nghiên cứu thành các
biến mô tả và các biến suy đoán. Trong một thí dụ khác, nhà nghiên cứu có thể muốn so sánh
các nhóm với nhau, và ngôn ngữ có thể thay đổi để thể hiện sự so sánh này trong các câu hỏi
suy đoán. Trong các công trình nghiên cứu khác, nhiều biến độc lập và nhiều biến phụ thuộc
hơn có thể hiện diện trong mô hình đang được kiểm định, và sẽ dẫn đến một danh sách dài
hơn các câu hỏi mô tả và các câu hỏi suy đoán. Tôi đề xuất sử dụng mô hình mô tả-suy đoán
nói trên.

Thí dụ trên đây cũng minh họa việc sử dụng các biến để mô tả cũng như để nêu lên
quan hệ. Thí dụ này nêu rõ các biến độc lập ở vị trí đầu tiên trong các câu hỏi, biến phụ thuộc
ở vị trí thứ hai, và các biến kiểm soát ở vị trí thứ ba. Thí dụ này sử dụng các đặc điểm nhân
khẩu học làm biến kiểm soát chứ không phải làm các biến chính yếu trong các câu hỏi, và
người đọc cần giả định rằng các câu hỏi trong thí dụ này là kết quả tự nhiên của mô hình lý
thuyết.

CÁC CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT


TRONG NGHIÊN CỨU THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP

Nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp bộc lộ những thách thức trong việc viết các câu
hỏi nghiên cứu (hay các giả thuyết) bởi vì đã có quá ít tài liệu giải quyết bước thiết kế nghiên
cứu này (Creswell, 1999). Các tác giả thích đưa ra những lời phát biểu mục đích nghiên cứu
hơn là nêu rõ các câu hỏi nghiên cứu của họ. Như thế, rõ ràng là chúng ta thiếu các mô hình
để làm cơ sở cho các nguyên tắc hướng dẫn đối với việc viết thêm các câu hỏi nghiên cứu vào
các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Tuy nhiên, việc xem xét một số
công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, có thể xác định một số đặc điểm mà có
thể hướng dẫn việc thiết kế các câu hỏi nghiên cứu.

• Các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp cần phải có cả các câu hỏi
nghiên cứu định tính lẫn các câu hỏi nghiên cứu định lượng (hay các giả thuyết) được bao
gồm vào công trình nghiên cứu để thu hẹp và tập trung nội dung lời phát biểu mục đích
nghiên cứu.

• Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp
cần kết hợp các thành phần của các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết tốt đã được đề
cập trong những cách tiếp cận định lượng và định tính.

• Trong một dự án nghiên cứu theo trình tự, hai giai đoạn, trong đó giai đoạn thứ hai bổ
sung thêm nhiều chi tiết cho giai đoạn thứ nhất, thì thật khó nêu rõ các câu hỏi nghiên cứu
của giai đoạn thứ hai trong đề án hay kế hoạch. Sau khi dự án nghiên cứu được hoàn tất,
nhà nghiên cứu có thể trình bày các câu hỏi nghiên cứu của cả hai giai đoạn trong báo cáo
cuối cùng. Trong một dự án nghiên cứu một giai đoạn, có thể xác định các câu hỏi định
tính và định lượng trong đề án bởi vì tập hợp các câu hỏi này không phụ thuộc vào tập hợp
các câu hỏi kia.

• Chúng ta nên chú ý đến thứ tự của các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết. Trong một
dự án nghiên cứu hai giai đoạn, thứ tự này sẽ gồm có các câu hỏi nghiên cứu của giai đoạn

104
thứ nhất đứng trước, theo sau bởi các câu hỏi nghiên cứu của giai đoạn thứ hai, sao cho
người đọc thấy được các câu hỏi nói trên theo thứ tự mà chúng sẽ được xử lý trong nghiên
cứu được đề xuất. Trong chiến lược điều tra một giai đoạn, các câu hỏi có thể được sắp
xếp thứ tự dựa theo phương pháp được coi trọng nhất trong thiết kế.

• Một sự thay đổi thường thấy trong các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp là đưa ra các câu hỏi nghiên cứu vào lúc bắt đầu của mỗi giai đoạn nghiên cứu. Thí
dụ, giả định rằng nghiên cứu bắt đầu bằng giai đoạn định lượng. Nhà điều tra có thể đưa
ra các giả thuyết. Sau đó trong nghiên cứu, khi giai đoạn định tính bắt đầu được giải
quyết, thì các câu hỏi nghiên cứu định tính xuất hiện.

Thí dụ 6.8 Các Giả thuyết và các Câu hỏi Nghiên cứu trong một Công trình Nghiên cứu
theo các Phương pháp Hỗn hợp

Houtz (1995) cung cấp thí dụ về một công trình nghiên cứu hai giai đoạn với các giả thuyết và
các câu hỏi nghiên cứu được trình bày trong những phần giới thiệu mỗi giai đoạn. Công trình
nghiên cứu của bà điều tra những sự khác biệt giữa các chiến lược giảng dạy của trường cấp
hai (middle school: 1 – 14 tuổi) (phi truyền thống) và trường trung học đệ nhất cấp (junior
high: 12 – 15 tuổi; ba lớp 7, 8, 9) (truyền thống) đối với các học sinh lớp bảy và lớp tám và
thái độ của học sinh đối với môn khoa học cũng như thành tích học tập môn khoa học của các
em. Trong công trình nghiên cứu hai giai đoạn này, giai đoạn thứ nhất liên quan đến việc
đánh giá các thái độ trước và sau kiểm định và thành tích học tập bằng cách sử dụng các thang
đo và điểm trong kỳ thi. Kế đó, tiếp theo sau các kết quả định lượng, Houtz tiến hành các
cuộc phỏng vấn với các giáo viên dạy môn khoa học, hiệu trưởng của trường, và các nhà tư
vấn. Giai đoạn thứ hai này giúp giải thích những điểm khác biệt và những điểm tương đồng
về hai cách tiếp cận giảng dạy, thu nhận được trong giai đoạn thứ nhất.

Với công trình nghiên cứu định lượng giai đoạn thứ nhất, Houtz đã đề cập đến các giả
thuyết hướng dẫn nghiên cứu của bà:

Giả thuyết được đưa ra là không có sự khác biệt đáng kể giữa các học sinh ở trường cấp
hai (middle school) và các học sinh ở trường trung học đệ nhất cấp (junior high) về thái độ
của các em đối với khoa học cũng như là một môn học ở trường. Một giả thuyết cũng
được đưa ra là không có sự khác biệt đáng kể giữa các học sinh ở trường cấp hai và các
học sinh ở trường trung học đệ nhất cấp về thành tích học tập môn khoa học (Houtz, 1995,
trang 630)

Những giả thuyết này xuất hiện ở phần bắt đầu của công trình nghiên cứu như là phần
giới thiệu giai đoạn nghiên cứu định lượng của công trình nghiên cứu. Trước khi bắt đầu giai
đoạn nghiên cứu định tính, Houtz nêu lên các câu hỏi để khảo sát các kết quả định lượng. Tập
trung vào các kết quả kiểm định thành tích học tập, Houtz đã phỏng vấn các giáo viên môn
khoa học, hiệu trưởng, và các nhà tư vấn đại học và đã hỏi họ ba câu hỏi.

Những khác biệt gì hiện đang tồn tại giữa chiến lược giảng dạy của trường cấp hai và
chiến lược giảng dạy của trường trung học đệ nhất cấp tại trường này trong thời kỳ chuyển
tiếp? Thời kỳ chuyển tiếp này đã và đang tác động như thế nào đến thái độ đối với môn
khoa học và thành tích học tập môn khoa học của các học sinh của Anh/Chị? Các giáo
viên cảm nhận như thế nào về quá trình thay đổi này? (Houtz, 1995, trang 649)

105
Việc xem xét công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp này cho thấy rằng
tác giả bao gồm cả các câu hỏi nghiên cứu định lượng lẫn các câu hỏi nghiên cứu định tính,
nêu rõ các câu hỏi này ở phần bắt đầu của mỗi giai đoạn trong công trình nghiên cứu của bà,
và sử dụng các thành phần tốt cho việc viết cả các giả thuyết định lượng lẫn các câu hỏi
nghiên cứu định tính.

TÓM TẮT

Các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết thu hẹp nội dung lời phát biểu mục đích nghiên cứu
và trở thành những cột mốc chính chỉ dường cho những người đọc công trình nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu định tính nêu lên ít nhất là một câu hỏi nghiên cứu chính yếu và vài câu
hỏi nghiên cứu phụ. Họ bắt đầu các câu hỏi nghiên cứu định tính (viết bằng tiếng Anh) với
những chữ như “how” (làm sao, như thế nào) hay “what” (cái gì, nào v.v.) (khi viết tiếng Việt
cũng sử dụng những chữ như thế trong câu hỏi nghiên cứu, nhưng tất nhiên là phải để chúng ở
vị trí phù hợp với cấu trúc tiếng Việt). Họ sử dụng các động từ chỉ việc khảo sát, thăm dò,
như “thăm dò, khảo sát” hay “mô tả”. Họ nêu ra những câu hỏi tổng quát, rộng để cho phép
những người tham gia giải thích những ý tưởng của người tham gia. Ban đầu họ cũng tập
trung vào chỉ một hiện tượng chủ yếu được quan tâm. Các câu hỏi có thể đề cập đến những
người tham gia và địa điểm của cuộc nghiên cứu.

Các nhà nghiên cứu định lượng viết các câu hỏi nghiên cứu hoặc các giả thuyết. Các
câu hỏi nghiên cứu hay các giả thuyết này bao gồm các biến, mà các biến này được mô tả,
được thiết lập quan hệ, được phân thành các nhóm để so sánh, và được đo lường một cách
riêng rẽ đối với các biến độc lập và các biến phụ thuộc. Trong nhiều đề án nghiên cứu định
lượng, các tác giả sử dụng các câu hỏi nghiên cứu; tuy nhiên, trong việc trình bày nghiên cứu
chính thức hơn, người ta sử dụng các giả thuyết. Các giả thuyết này là những tiên đoán về các
kết cục của các kết quả, và các giả thuyết này có thể được viết dưới hình thức giả thuyết thay
thế khác, nêu rõ những kết quả chính xác được kỳ vọng (hầu như, cao hơn hay thấp hơn thứ gì
đó). Các giả thuyết này cũng có thể được phát biểu dưới hình thức giả thuyết ‘không’, chỉ ra
rằng không có sự khác biệt hay không có mối quan hệ giữa các nhóm, đối với một biến phụ
thuộc. Thường thì trong các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết, nhà nghiên cứu viết (các)
biến độc lập trước tiên, theo sau bởi (các) biến phụ thuộc. Một mô hình để sắp xếp thứ tự tất
cả các câu hỏi nghiên cứu trong một đề án nghiên cứu định lượng là bắt đầu bằng các câu hỏi
mô tả, tiếp theo sau bởi các câu hỏi suy đoán thiết lập quan hệ giữa các biến hay so sánh các
nhóm.

Các câu hỏi nghiên cứu trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp cần phải đề
cập cả các thành phần định tính lẫn các thành phần định lượng trong một công trình nghiên
cứu. Trong một đề án nghiên cứu, thật khó biết cụ thể, rành mạch về các câu hỏi nghiên cứu
của giai đoạn thứ hai khi các câu hỏi này sẽ dựa vào, hay bổ sung thêm chi tiết cho, các câu
hỏi nghiên cứu của giai đoạn thứ nhất. Thông thường, khi cả các câu hỏi định tính lẫn các câu
hỏi định lượng đều được đưa ra trong một công trình nghiên cứu, thì cách sắp xếp tuần tự các
câu hỏi này trong công trình nghiên cứu cho thấy thứ tự ưu tiên của chúng trong công trình
nghiên cứu. Ngoài ra trọng số gắn cho giai đoạn định tính và giai đoạn định lượng sẽ qui định
thứ tự của các câu hỏi nghiên cứu này. Cuối cùng, một mô hình đã được tìm thấy trong các
công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp liên quan đến việc viết các câu hỏi
nghiên cứu như là phần giới thiệu cho mỗi giai đoạn trong công trình nghiên cứu chứ không
phải trình bày toàn bộ các câu hỏi nghiên cứu ngay từ đầu công trình nghiên cứu.

Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết

106
11. Đối với một công trình nghiên cứu định tính, hãy viết một hay hai câu hỏi nghiên
cứu chính yếu, theo sau bởi năm đến bảy câu hỏi phụ.

12. Đối với một công trình nghiên cứu định lượng, hãy viết hai tập hợp các câu hỏi
nghiên cứu. Tập hợp thứ nhất phải là các câu hỏi mô tả về biến độc lập và biến
phụ thuộc trong công trình nghiên cứu. Tập hợp thứ hai phải đưa ra những câu
hỏi thiết lập quan hệ (hay so sánh) giữa (các) biến độc lập với (các) biến phụ
thuộc. Cách viết này là theo mô hình kết hợp các câu hỏi mô tả và các câu hỏi suy
đoán, được trình bày trong chương này.

13. Hãy viết các câu hỏi nghiên cứu cho một dự án nghiên cứu theo các phương pháp
hỗn hợp theo trình tự, hai giai đoạn. Hãy bao gồm các thành phần của các câu hỏi
tốt trong cả các câu hỏi định tính lẫn các câu hỏi định lượng.

14. Hãy trở lại với dự thảo làm việc về nhan đề của công trình nghiên cứu của
Anh/Chị. Hãy soạn thảo lại nhan đề cho công trình nghiên cứu của Anh/Chị để
thể hiện cách tiếp cận nghiên cứu định tính hay định lượng. Để viết một nhan đề
nghiên cứu định tính, hãy xét đến những đề nghị trong Chương 2 và đảm bảo đưa
hiện tượng chủ yếu vào. Hãy sử dụng văn phong như là một câu hỏi. Để viết một
nhan đề nghiên cứu định lượng, hãy bao gồm (các) biến độc lập và (các) biến phụ
thuộc chính và tách biệt các biến này bằng liên từ “và”. Hãy sắp xếp thứ tự các
biến từ biến độc lập đến biến phụ thuộc sao cho phù hợp với lời phát biểu mục
đích nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu/các giả thuyết.

BÀI ĐỌC THÊM

Creswel, J. W. (1999). Nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp: Giới thiệu và Áp
dụng. Trong G. J. Cizek (Ed.), Sách Hướng dẫn về Chính sách Giáo dục (các trang 455-
472). San Diego: Nhà Xuất bản Học thuật.

Trong chương này, tôi thảo luận về chín bước trong việc tiến hành một công trình nghiên
cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Các bước này như sau:

1. xác định xem có cần một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp để
nghiên cứu vấn đề hay không;

2. xem xét liệu một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có khả thi hay
không;

3. viết cả câu hỏi nghiên cứu định tính lẫn câu hỏi nghiên cứu định lượng;

4. xem xét lại và quyết định về các loại phương pháp thu thập dữ liệu;

5. đánh giá tầm quan trọng tương đối của mỗi phương pháp và chiến lược thực hiện đối
với mỗi phương pháp;

6. trình bày một mô hình trực quan;

7. xác định cách thức dữ liệu sẽ được phân tích;

8. đánh giá về các tiêu chí đánh giá công trình nghiên cứu;

107
9. xây dựng một kế hoạch cho công trình nghiên cứu.

Trong việc viết các câu hỏi nghiên cứu, tôi đề xuất xây dựng cả câu hỏi định tính lẫn câu
hỏi định lượng, và phát biểu, trong phạm vi các câu hỏi này, loại chiến lược điều tra định
tính được sử dụng.

Morse, J. M. (1994). Thiết kế nghiên cứu định tính được cấp kinh phí. Trong N. K.
Denzin & Y. S. Lincoln (Eds), Sách Hướng dẫn nghiên cứu định tính (các trang 220-235).
Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Janice Morse, một nhà nghiên cứu nghề y tá, xác định và mô tả những vấn đề về thiết kế
quan trọng bao gồm trong việc lập kế hoạch của một dự án nghiên cứu định tính. Janice
Morse so sánh vài chiến lược điều tra và đưa ra chi tiết loại câu hỏi nghiên cứu được sử
dụng trong mỗi chiến lược. Đối với các chiến lược điều tra theo hiện tượng học và dân tộc
học, nghiên cứu đòi hỏi các câu hỏi về ý nghĩa và các câu hỏi mô tả. Đối với chiến lược
điều tra theo lý thuyết có cơ sở, các câu hỏi cần đề cập đến các câu hỏi về “qui trình”,
trong phương pháp luận dân tộc học và phép phân tích ngôn ngữ, các câu hỏi liên quan
đến sự tương tác bằng lời nói và sự đối thoại. Bà chỉ ra rằng cách diễn đạt câu hỏi nghiên
cứu xác định trọng tâm và phạm vi của công trình nghiên cứu.

Tuckman, B. W. (1999). Tiến hành nghiên cứu giáo dục (ấn bản thứ 5). Fort Worth,
TX: Nhà Xuất bản Đại học Brace.

Bruce Tuckman cung cấp trọn một chương về việc xây dựng giả thuyết. Ông xác định
nguồn gốc của các giả thuyết trong các quan điểm lý thuyết suy diễn và trong những quan
sát suy diễn. Ông còn định nghĩa và minh họa cả giả thuyết thay thế khác và giả thuyết
‘không’ và đưa người đọc đi qua thủ tục kiểm định giả thuyết.

108
CHƯƠNG BẢY
______________________________

VIỆC SỬ DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU


Trong nghiên cứu định lượng, các giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu thường dựa trên
những lý thuyết mà nhà nghiên cứu tìm cách kiểm định. Trong nghiên cứu định tính,
việc sử dụng lý thuyết (the use of theory) thay đổi nhiều hơn rất nhiều. Như thế, cuốn
sách này giới thiệu về việc sử dụng lý thuyết vào thời điểm này trong qui trình thiết kế
nghiên cứu, bởi vì lý thuyết cung cấp lời giải thích cho các biến trong các câu hỏi
nghiên cứu và các giả thuyết, trong nghiên cứu định lượng. Ngược lại, trong một luận
án tiến sĩ về nghiên cứu định lượng, một phần trọn vẹn của đề án nghiên cứu có thể
được dành cho việc giải thích tỉ mỉ lý thuyết cho công trình nghiên cứu. Một cách khác
là, trong một công trình nghiên cứu định tính, nhà điều tra có thể tạo ra một lý thuyết
trong suốt quá trình nghiên cứu và đặt lý thuyết này ở cuối của dự án, như trong nghiên
cứu theo lý thuyết có cơ sở. Trong các công trình nghiên cứu định tính khác, lý thuyết
xuất hiện ngay từ đầu và cung cấp một lăng kính định hình những điều được xem xét và
những câu hỏi nghiên cứu được nêu lên, như trong nghiên cứu theo dân tộc học hay
trong nghiên cứu theo phương pháp tuyên truyền vận động. Trong nghiên cứu theo các
phương pháp hỗn hợp, các nhà nghiên cứu có thể vừa kiểm định các lý thuyết vừa tạo ra
các lý thuyết. Hơn nữa, nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể chứa đựng
một lăng kính lý thuyết, như một trọng tâm được đặt vào các vấn đề về ủng hộ quyền
bình đẳng nam nữ, các vấn đề về chủng tộc hay giai cấp, vốn hướng dẫn toàn bộ nghiên
cứu.

Chương này bắt đầu bằng cách tập trung vào việc sử dụng lý thuyết trong công
trình nghiên cứu định lượng. Chương này xem xét lại định nghĩa về một lý thuyết, việc
xếp đặt vị trí của lý thuyết trong một công trình nghiên cứu định lượng, và những hình
thức thay thế khác nhau mà một lý thuyết có thể có trong một kế hoạch nghiên cứu
được viết ra bằng văn bản. Kế đó, các thủ tục trong việc xác định một lý thuyêt được
trình bày, theo sau là một “bản gốc” đề điền vào của phần “quan điểm lý thuyết” trong
một đề án nghiên cứu định lượng. Sau đó, chương này chuyển sang thảo luận về việc
sử dụng lý thuyết trong một công trình nghiên cứu định tính. Các nhà điều tra theo cách
tiếp cận định tính sử dụng những thuật ngữ khác, như là các lý thuyết, các mô thức, và
những điều khái quát theo trường phái tự nhiên, để mô tả những điều hiểu biết được xây
dựng nên trong các công trình nghiên cứu của họ. Đôi lúc những điều hiểu biết này xảy
ra vào lúc đầu của một công trình nghiên cứu; những lúc khác, những điều hiểu biết này
xuất hiện vào lúc cuối. Các thí dụ minh họa những giải pháp thay thế khác nhau có sẵn
cho các nhà nghiên cứu theo cách tiếp cận định tính sử dụng. Cuối cùng, chương này
chuyển sang thảo luận về việc sử dụng các lý thuyết trong nghiên cứu theo các phương
pháp hỗn hợp và việc sử dụng lý thuyết trong một loại chiến lược điều tra – chiến lược
có tính biến đổi – mới nổI lên gần đây trong các tài liệu.

109
VIỆC SỬ DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG

Định nghĩa về một lý thuyết

Trong nghiên cứu định lượng, tồn tại một số tiền lệ trong lịch sử để xem một lý thuyết như là
một lời tiên đoán khoa học hay một lời giải thích khoa học (hãy xem G. Thomas, 1997, để
biết những cách thức khác nhau của việc khái niệm hóa các lý thuyết và các lý thuyết có thể
hạn chế suy nghĩ như thế nào). Thí dụ, định nghĩa về một lý thuyết, như định nghĩa của
Kerlinger (1979), ngày nay vẫn còn có giá trị. Một lý thuyết là “một tập hợp các cấu trúc khái
niệm (constructs) (hay còn gọi là các biến) có tương quan với nhau, các định nghĩa, và những
lời xác nhận hay lời tuyên bố (propositions) mà trình bày một quan điểm có hệ thống về các
hiện tượng bằng cách nêu rõ những mối quan hệ giữa các biến, với mục đích là giải thích các
hiện tượng tự nhiên” (trang 64).

Trong định nghĩa này, một lý thuyết là một tập hợp các cấu trúc khái niệm (hay các
biến) có tương quan với nhau được xây dựng thành những lời xác nhận, hay các giả thuyết,
vốn nêu rõ quan hệ giữa các biến (thường là theo độ lớn hay chiều hướng). Quan điểm có hệ
thống có thể là một lập luận, nội dung thảo luận, hay cơ sở lý lẽ, và quan điểm có hệ thống
này giúp giải thích (hay tiên đoán) các hiện tượng xảy ra trên thế giới. Labovitz và Hagedorn
(1971) thêm vào định nghĩa này ý tưởng về một cơ sở lý lẽ về lý thuyết (theoretical rationale),
mà họ định nghĩa là “nêu rõ bằng cách nào và tại sao các biến và những lời phát biểu về quan
hệ có tương quan với nhau” (trang 17). Tại sao một biến độc lập, X, ảnh hưởng hay tác động
đến một biến phụ thuộc, Y? Lý thuyết sẽ đưa ra lời giải thích cho kỳ vọng hay tiên đoán này.
Như thế, thảo luận về lý thuyết như nói trên sẽ xuất hiện trong một phần của đề án nghiên cứu
có đề mục là cơ sở lý thuyết, cơ sở lý lẽ về lý thuyết, hoặc quan điểm lý thuyết. Tôi thích thuật
ngữ quan điểm lý thuyết hơn bởi vì thuật ngữ này đã được sử dụng phổ biến như một phần bắt
buộc của một đề án nghiên cứu khi người ta nộp đơn xin trình bày một tài liệu nghiên cứu tại
hội nghị Hiệp hội Nghiên cứu Giáo dục Hoa Kỳ.

Phép ẩn dụ về cầu vồng có thể giúp hình dung ra một lý thuyết hoạt động như thế nào.
Giả định rằng cầu vồng là cầu nối giữa biến (hay cấu trúc khái niệm) độc lập và biến phụ
thuộc trong một công trình nghiên cứu. Như thế, cầu vồng này ràng buộc các biến với nhau
và cung cấp lời giải thích bao trùm về việc bằng cách nào và tại sao người ta có thể kỳ vọng
biến độc lập giải thích hay tiên đoán biến phụ thuộc.

Các lý thuyết hình thành khi các nhà nghiên cứu kiểm định một lời tiên đoán nhiều
lần. Hãy nhớ lại rằng các nhà điều tra kết hợp các biến độc lập, trung gian, và phụ thuộc, dựa
trên những hình thức thước đo khác nhau, thành các giả thuyết hay các câu hỏi nghiên cứu. Các
giả thuyết hay các câu hỏi nghiên cứu này cung cấp thông tin về loại quan hệ (tương quan)
(đồng biến, nghịch biến, hay chưa biết) và độ lớn của quan hệ (thí dụ cao hay thấp). Giả thuyết
có thể được viết như thế này: “Sự tập trung quyền lực vào các nhà lãnh đạo càng nhiều, thì sự
tước quyền lực của những người thuộc hạ càng nhiều.” Khi các nhà nghiên cứu kiểm định các
giả thuyết, như giả thuyết nói trên, lặp đi lặp lại nhiều lần, trong những môi trường khác nhau
và với những tổng thể (populations) khác nhau (thí dụ, các Hướng Đạo sinh, nhà nhờ thuộc
Giáo hội Xcôtlen, Câu lạc bộ Rotary, và một nhóm học sinh trung học), một lý thuyết mới nổi
lên và ai đó đặt tên cho lý thuyết này (thí dụ, lý thuyết về việc gán điều gì cho ai). Như thế, lý
thuyết hình thành như là lời giải thích cho tri thức tiên tiến trong các lĩnh vực cụ thể (G.
Thomas, 1997).

Một khía cạnh khác của các lý thuyết là chúng khác nhau về bề rộng của phạm vi bao
trùm của chúng. Neuman (2000) xem xét lại các lý thuyết ở ba cấp độ: cấp vi mô, cấp trung
gian (meso), và cấp vĩ mô. Các lý thuyết cấp vi mô cung cấp những lời giải thích giới hạn

110
trong những phần nhỏ của thời gian, không gian, hay số người. Thí dụ như lý thuyết của
Goffman về “công việc bề mặt” giải thích cách thức người ta tham gia vào những nghi thức
trong suốt những cuộc tương tác mặt đối mặt. Các lý thuyết cấp trung gian liên kết các cấp vi
mô và vĩ mô. Đây là những lý thuyết về các tổ chức, các phong trào xã hội, hay các cộng
đồng, như lý thuyết của Collin về quyền kiểm soát trong các tổ chức. Các lý thuyết cấp vĩ mô
giải thích những tổng gộp lớn hơn, như các thể chế hay định chế xã hội, các hệ thống văn hóa
và toàn thể xã hội. Thí dụ lý thuyết cấp vĩ mô của Lenski về sự phân chia giai cấp trong xã
hội, giải thích số lượng thặng dư một xã hội sản xuất ra gia tăng theo sự phát triển của xã hội
đó như thế nào.

Các lý thuyết được tìm thấy trong các ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như
ngành tâm lý học, xã hội học, nhân loại học, giáo dục, và kinh tế học, cũng như trong nhiều
lĩnh vực phụ. Để biết các lý thuyết này ở đâu và đọc về các lý thuyết này, đòi hỏi phải tìm
kiếm trong các cơ sở dữ liệu (thí dụ, Psychological Abstracts (Những Bản Tóm tắt về Tâm lý
học), Sociological Abstracts (Những Bản Tóm tắt về Xã hội học)) hay xem xét lại những
hướng dẫn đối với tài liệu về các lý thuyết (thí dụ, hãy xem Webb, Beals, & White, 1986).

Hình thức của các Lý thuyết

Các nhà nghiên cứu phát biểu các lý thuyết của họ theo vài cách, chẳng hạn như một chuỗi
các giả thuyết, những lời phát biểu hợp logic (hợp luận lý) “nếu . . . thì,” hay các mô hình trực
quan. Thứ nhất, một số nhà nghiên cứu trình bày lý thuyết dưới hình thức các giả thuyết liên
kết với nhau. Thí dụ, Hopkins (1964) truyền đạt lý thuyết của mình về các qui trình ảnh
hưởng như là một chuỗi gồm 15 giả thuyết (được thay đổi một ít để tránh tình trạng sử dụng
toàn đại từ chỉ nam giới). Đối với bất kỳ thành viên nào của một nhóm nhỏ, một số giả thuyết
như sau:

1. Cấp bậc của cô ấy càng cao, thì tính chất trung tâm của cô ấy càng cao.
2. Tính chất trung tâm của ông ấy càng cao, thì khả năng có thể nhận thấy được của ông ấy càng
cao.
3. Cấp bậc của cô ấy càng cao, thì khả năng có thể nhận thấy được của cô ấy càng cao.
4. Tính chất trung tâm của ông ấy càng cao, thì sự tuân thủ của ông ấy càng cao.
5. Cấp bậc của cô ấy càng cao, thì sự tuân thủ của cô ấy càng cao.
6. Khả năng có thể nhận thấy được của ông ấy càng cao, thì sự tuân thủ của ông ấy càng cao.
7. Sự tuân thủ của cô ấy càng cao, thì khả năng có thể nhận thấy được của cô ấy càng cao
(trang 51).

111
X +
1 Y
+
+ 1

Z
X +
+ 1
2
Y
Biến Phụ thuộc
2
_
X Các Biến Can thiệp
3

Các Biến Độc lập

Hình 7.1 Ba Biến Độc lập Ảnh hưởng đến một Biến Phụ thuộc Duy nhất, qua
Ảnh hưởng Trung gian của hai Biến Can thiệp.

Hình thức thứ hai là phát biểu một lý thuyết như là một chuỗi những lời phát biểu
“nếu . . . thì” giải thích tại sao người ta kỳ vọng các biến độc lập ảnh hưởng đến hay gây nên
các biến phụ thuộc. thí dụ, Homans (1950) giải thích một lý thuyết về sự tương tác như sau:

Nếu tần suất của sự tương tác giữa hai người hay nhiều hơn hai người gia tăng, thì mức độ
họ thích nhau sẽ gia tăng và ngược lại . . . những người cảm nhận tình cảm thích nhau sẽ
bày tỏ những tình cảm đó bằng những hoạt động ngoài những hoạt động của hệ thống bên
ngoài, và những hoạt động này có thể tăng cường thêm những tình cảm thích nhau.
Những người tương tác với nhau càng thường xuyên, thì cả hành động của họ lẫn tình cảm
của họ có khuynh hướng trở nên càng giống nhau về một số phương diện (các trang 112,
118, 120).

Thứ ba, tác giả có thể trình bày một lý thuyết dưới hình thức mô hình trực quan. Thật
là hữu ích khi thể hiện các biến thành một hình vẽ trực quan. Blalock (1969, 1985, 1991) cổ
vũ việc lập mô hình nhân quả và trình bày lại các lý thuyết bằng lời thành các mô hình nhân
quả sao cho người đọc có thể hình dung ra những liên kết của các biến với nhau. Hai thí dụ
đã đơn giản hóa được trình bày ở đây. Như Hình 7.1 cho thấy, ba biến độc lập ảnh hưởng đến
một biến phụ thuộc duy nhất, qua trung gian là ảnh hưởng của hai biến can thiệp. Việc thiết
lập một đồ thị như Hình 7.1 này cho thấy chuỗi quan hệ nhân quả khả dĩ giữa các biến, dẫn
đến việc lập mô hình về phân tích con đường đi (path analytic modelling) và những phân tích
cao cấp hơn sử dụng nhiều thước đo về các biến như đuợc tìm thấy trong việc lập mô hình
phương trình cấu trúc (xem Kline, 1998). Ở mức giới thiệu, Duncan (1985) đưa ra những đề
nghị hữu ích về hệ thống ký hiệu để xây dựng những đồ thị nhân quả, trực quan này:

112
X1
Nhóm
Kiểm soát (–)
Xa

Y1
Xb Nhóm
Thí nghiệm (+)
+

X2

Hình 7.2 Hai Nhóm Chịu những Xử lý khác nhau đối với X1 Được So sánh xét
Theo Y1, với X2 được kiểm soát.

• Hãy đặt các biến phụ thuộc về phía bên phải trên đồ thị và các biến độc lập về phía trái.

• Hãy sử dụng các mũi tên một chiều, đi từ mỗi biến quyết định đến mỗi biến phụ thuộc vào
biến quyết định này.

• Hãy chỉ ra “sức mạnh” của mối quan hệ giữa các biến bằng cách ghi vào những dấu chỉ
khả năng tác động qua lại trên các con đường đi (các đường mũi tên nói trên). Hãy sử
dụng các dấu chỉ khả năng tác động dương hay âm mà các dấu này khẳng định hay suy
đoán các mối quan hệ.

• Hãy sử dụng những đường có mũi tên ở hai đầu để cho thấy các mối quan hệ chưa được
phân tích giữa các biến không phụ thuộc vào các mối quan hệ khác trong mô hình này.

Mặc dù những đồ thị về quan hệ nhân quả phức tạp hơn có thể được xây dựng với hệ
thống ký hiệu bổ sung, nhưng mô hình được trình bày ở đây mô tả một mô hình căn bản về
một số biến có giới hạn, như thường tìm thấy trong công trình nghiên cứu dựa trên cuộc điều
tra.

Một biến thể của chủ đề này là có hai biến độc lập, trong đó một biến so sánh nhóm thí
nghiệm với nhóm kiểm soát và biến thứ hai chỉ đơn giản đo lường một thuộc tính hay một đặc
điểm. Như Hình 7.2 cho thấy, hai nhóm đối với biến X1 (đó là Xa và Xb) được so sánh, cùng
với biến X2 (một biến kiểm soát) khi hai biến này ảnh hưởng đến Y1, một biến phụ thuộc.
Thiết kế này là một thiết kế thí nghiệm giữa các nhóm. Ở đây áp dụng cùng những qui tắc về
hệ thống ký hiệu đã thảo luận ở trên.

113
Độc lập Phụ thuộc

Ngoại sinh Nội sinh

Các Biến Nhân (+/-) Thành quả Nghiên cứu


khẩu học Học thuật
Khối lượng Công việc (-) . Những Bài Trình bày
(phi nghiên cứu)
(phi nghiên cứu)
Các Tiêu chuẩn Biên chế (-) . Những Bài Trình bày
Chính thức của Tổ chức
(nghiên cứu)
Sức ép buộc phải Tiến hành (+) . Các Bài báo trên Tập san
(+) Nghiên cứu
(không được chứng nhận)
(+) Vị trí Bổ nhiệm trên . Các Bài báo được Chứng
Con đường Biên chế (+) nhận
Chính thức (+)
(+) Sự Cộng tác (nghiên cứu)
(+) . Các Bài báo được Chứng
Đại học ở Trung tâm các
nhận
Khoa học về Sức khỏe (phi nghiên cứu)
(+) (+)
(+) Các Nguồn lực . Các chương trong Sách
(+) . Các Cuốn Sách
. Các Khoản Trợ cấp của Liên
Sự Tự Cảm nhận là (+) bang
Nhà Nghiên cứu
(đã được phê duyệt)
Hỗ trợ từ
Bạn Đồng nghiệp
. Các Khoản Trợ cấp của Liên
(+) bang
(đã cấp tiền)
Đào tạo Nghiên cứu . Các Khoản Trợ cấp không
Trước đó (+) phải của Liên bang
Hỗ trợ từ (+)
Chủ tịch Khoa . Các Hợp đồng

Loại Vị trí Bổ nhiệm


(Chức Giáo sư so với (+/-)
Tập thể Cán bộ Giảng dạy)

Hình 7.3. Mô hình Trực quan về Thành quả Nghiên cứu Học thuật của Tập thể Cán bộ Giảng dạy
Nguồn: Trích từ P. W. Jungnickel (1990), Những Yếu tố Tương quan tại Nơi Làm việc và Thành quả
Nghiên cứu Học thuật của các Thành viên Tập thể Cán bộ Giảng dạy Lâm sàng Dược khoa, đề án
nghiên cứu không công bố, Đại học Nebraska – Lincoln. Sử dụng với sự cho phép chính thức.

Hai mô hình trực quan này chỉ có ý định giới thiệu những khả năng nối kết các biến
độc lập và phụ thuộc để xây dựng các lý thuyết. Những thiết kế phức tạp hơn sử dụng nhiều
biến độc lập và nhiều biến phụ thuộc trong các mô hình về quan hệ nhân quả rất chi tiết

114
(Blalock, 1969, 1985). Thí dụ, Jungnickel (1990), trong một đề án làm luận án tiến sĩ về năng
suất nghiên cứu trong tập thể cán bộ giảng dạy tại các trường dược, đã trình bày một mô hình
trực quan phức tạp như Hình 7.3 cho thấy. Jungnickel đã nêu câu hỏi những yếu tố nào ảnh
hưởng đến thành quả nghiên cứu học thuật của một thành viên trong tập thể cán bộ giảng dạy.
Sau khi xác định các yếu tố này trong tài liệu, ông đã phỏng theo một khuôn khổ lý thuyết
được tìm thấy trong nghiên cứu về nghề chăm sóc bệnh nhân (Megel, Langslon, & Creswell,
1988). Ông xây dựng một mô hình trực quan mô tả mối quan hệ giữa các yếu tố này. Mô
hình này tuân theo các qui tắc xây dựng mô hình trực quan được giới thiệu trước đây. Ông
liệt kê các biến độc lập về phía trái tận cùng, các biến can thiệp ở giữa, và các biến phụ thuộc
về phía phải. Chiều hướng của ảnh hưởng đi từ trái sang phải, và ông sử dụng các dấu chỉ khả
năng tác động “+” và “–” để chỉ ra chiều hướng theo giả thuyết.

Nhà Nghiên cứu Kiểm định hay Xác minh một Lý thuyết

Nhà Nghiên cứu Kiểm định các Giả thuyết


hay các Câu hỏi Nghiên cứu từ Lý thuyết nói trên

Nhà Nghiên cứu Định nghĩa các Biến và đưa các Biến
vào Hoạt động, các Biến này được rút ra từ Lý thuyết nói trên

Nhà Nghiên cứu Đo lường hay Quan sát các Biến


bằng cách sử dụng một Công cụ để Thu nhận những Số điểm

Hình 7.4 Cách Tiếp cận Suy diễn thường được Sử dụng trong
Nghiên cứu Định lượng

Xếp đặt Vị trí các Lý thuyết trong Nghiên cứu Định lượng

Trong các công trình nghiên cứu định lượng, người ta sử dụng lý thuyết một cách suy diễn và
đặt lý thuyết vào phần đầu của kế hoạch cho một nghiên cứu. Với mục tiêu là kiểm định hay
xác minh một lý thuyết chứ không phải xây dựng lý thuyết, nhà nghiên cứu đưa ra một lý
thuyết, thu thập dữ liệu để kiểm định lý thuyết này, và suy nghĩ cẩn thận về việc xác nhận hay
việc không xác nhận lý thuyết này qua các kết quả nhận được. Lý thuyết nói trên trở thành
một khuôn khổ cho toàn bộ nghiên cứu, một mô hình tổ chức cho các câu hỏi nghiên cứu hoặc
các giả thuyết và cho thủ tục thu thập dữ liệu. Mô hình suy diễn về tư duy được sử dụng
trong một công trình nghiên cứu định lượng được trình bày trong Hình 7.4. Nhà nghiên cứu
kiểm định hay xác minh một lý thuyết bằng cách xem xét các giả thuyết hoặc các câu hỏi
nghiên cứu được rút ra từ lý thuyết này. Các giả thuyết hoặc các câu hỏi nghiên cứu có chứa
những biến (hay những cấu trúc khái niệm) mà nhà nghiên cứu cần phải định nghĩa. Hay một
cách khác là, nhà nghiên cứu có thể tìm thấy một định nghĩa chấp nhận được trong tài liệu đã
có. Từ đây, nhà điều tra chỉ định một công cụ để sử dụng trong việc đo lường hay quan sát
thái độ và hành vi của những người tham gia vào công trình nghiên cứu. Kế đó, nhà điều tra

115
thu thập những số điểm trên các công cụ này để xác nhận hay không xác nhận lý thuyết nói
trên.

Bảng 7.1 Các Phương án Chọn lựa cho việc Xếp đặt Vị trí Lý thuyết trong một
Công trình Nghiên cứu Định lượng
Cách Xếp đặt Vị trí Những Điểm lợi Những Điểm Bất lợi
Trong phần giới thiệu Cách tiếp cận thường được Người đọc khó cách ly và
tìm thấy trong các bài viết tách biệt cơ sở lý thuyết
trên tập san và sẽ quen khỏi những thành phần
thuộc với người đọc. khác của qui trình nghiên
Cách xếp đặt này truyền đạt cứu.
một cách tiếp cận suy
diễn.
Trong phần xem xét lại tài Các lý thuyết được tìm thấy Người đọc khó thấy được lý
liệu trong tài liệu, và việc đưa thuyết này riêng biệt, tách
các lý thuyết vào phần rời khỏi nội dung xem xét
xem xét lại tài liệu là một lại tài liệu về mặt học
phần mở rộng hợp lý hay thuật.
một phần của tài liệu.
Ở sau các giả thuyết hoặc Thảo luận về lý thuyết này Tác giả có thể bao gồm cơ
các câu hỏi nghiên cứu là một phần mở rộng hợp sở lý lẽ về lý thuyết sau
lý của các giả thuyết hoặc các giả thuyết và câu hỏi
các câu hỏi nghiên cứu nghiên cứu, và bỏ quên
bởi vì thảo luận này giải phần thảo luận mở rộng
thích các biến quan hệ về nguồn gốc và việc sử
với nhau như thế nào và dụng lý thuyết.
tại sao quan hệ.
Trong một phần riêng biệt Cách tiếp cận này tách biệt Thảo luận về lý thuyết đứng
một cách rõ ràng lý tách biệt khỏi các thành
thuyết khỏi các thành phần khác của qui trình
phần khác của qui trình nghiên cứu và, đúng như
nghiên cứu, và làm cho thế, một người đọc có thể
người đọc có thể xác định không liên kết được một
được tốt hơn và hiểu cách dễ dàng lý thuyết
được cơ sở lý thuyết của với các thành phần khác
công trình nghiên cứu của qui trình nghiên cứu.

Cách tiếp cận suy diễn này đối với nghiên cứu theo cách tiếp cận định lượng có những
ý nghĩa đối với việc xếp đặt vị trí của một lý thuyết trong một công trình nghiên cứu định
lượng (Xem Bảng 7.1). Một hướng dẫn tổng quát là giới thiệu lý thuyết đó sớm trong kế
hoạch hay công trình nghiên cứu. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu trình bày lý thuyết
trong phần giới thiệu, trong phần xem xét lại tài liệu, ngay sau các giả thuyết hoặc các câu hỏi
nghiên cứu (như là cơ sở lý lẽ cho những liên kết giữa các biến), hay trong một phần riêng
biệt của công trình nghiên cứu. Mỗi cách xếp đặt vị trí nói trên có những điểm lợi và những
điểm bất lợi.

Tôi thích viết lý thuyết thành một phần riêng biệt hơn, sao cho người đọc có thể nhận
ra được một cách rõ ràng lý thuyết tách ra khỏi các thành phần khác của qui trình nghiên cứu.
Một đoạn riêng biệt như thế mang lại một sự giải thích và phân tích đầy đủ về phần lý thuyết,

116
việc sử dụng lý thuyết, và lý thuyết này liên quan như thế nào đến công trình nghiên cứu mà
tác giả đang đề xuất.

Mô hình để Viết Quan điểm Lý thuyết Định lượng

Bằng cách sử dụng các ý tưởng nói trên, mô hình để viết phần quan điểm lý thuyết định lượng
được trình bày sau đây. Giả định rằng nhiệm vụ là xác định một lý thuyết giải thích mối quan
hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Thủ tục sau đây có thể được sử dụng:

1. Hãy xem tài liệu trên cơ sở ngành học thuật để tìm một lý thuyết. Nếu đơn vị phân
tích đối với các biến là các cá nhân, thì hãy tìm trong tài liệu về tâm lý học; nghiên
cứu các nhóm hay các tổ chức, hãy tìm trong tài liệu xã hội học. Nếu dự án nghiên
cứu xem xét các cá nhân và các nhóm, thì hãy xét đến tài liệu tâm lý học xã hội. Dĩ
nghiên là các lý thuyết rút ra từ các lý thuyết trong ngành khác cũng có thể hữu ích
(thí dụ, để nghiên cứu một vấn đề kinh tế, thì lý thuyết có thể được tìm thấy trong kinh
tế học).

2. Cũng phải xem xét các công trình nghiên cứu trước đó mà có xử lý đề tài đang xét hay
một đề tài liên quan chặt chẽ đến đề tài đang xét. Những lý thuyết nào đã được các
tác giả khác sử dụng? Hãy giới hạn số lượng lý thuyết và cố gắng xác định một lý
thuyết bao trùm (one overarching theory) giải thích cho giả thuyết chủ yếu hay câu
hỏi nghiên cứu chủ yếu trong công trình nghiên cứu.

3. Như đã được đề cập trước đây, hãy nêu lên một câu hỏi cầu vồng (rainbow question)
làm cầu nối bắc qua các biến độc lập và phụ thuộc: Tại sao (các) biến độc lập ảnh
hưởng đến các biến phụ thuộc?

4. Viết ra phần lý thuyết. Hãy theo các câu hàng đầu này: “Lý thuyết mà tôi sẽ sử dụng
là _____________ (tên của lý thuyết). Lý thuyết này đã được xây dựng bởi
______________ (xác định nguồn gốc hay nguồn tài liệu của lý thuyết này), và lý
thuyết này đã được sử dụng để nghiên cứu ____________ (xác định các đề tài mà ở
đó ta tìm thấy lý thuyết này được áp dụng). Lý thuyết này chỉ ra rằng ________ (xác
định những lời xác nhận hay các giả thuyết trong lý thuyết này). Khi được áp dụng
vào công trình nghiên cứu của tôi, lý thuyết này cho rằng tôi sẽ kỳ vọng (các) biến độc
lập của mình __________ (trình bày (các) biến độc lập) ảnh hưởng đến hay giải thích
cho (các) biến phụ thuộc __________ (trình bày (các) biến phụ thuộc) bởi vì
____________ (đưa ra cơ sở lý lẽ dựa trên logic của lý thuyết này”).

Như thế, những đề tài được bao gồm trong phần thảo luận về lý thuyết định lượng là
lý thuyết sẽ được sử dụng, các giả thuyết chủ yếu hay những lời xác nhận chủ yếu của lý
thuyết này, thông tin về việc sử dụng lý thuyết này trong quá khứ và ứng dụng của lý thuyết
này, và những lời phát biểu thể hiện việc lý thuyết này liên quan đến công trình nghiên cứu đề
xuất như thế nào. Mô hình này được minh họa trong thí dụ của Crutchfield (1986) dưới đây.

Thí dụ 7.1 Phần trình bày Lý thuyết Định lượng

Crutchfield (1986) đã viết một luận án tiến sĩ với nhan đề Trung tâm Kiểm soát, Lòng Tin cậy
giữa Con người với nhau, và Năng suất Nghiên cứu Học thuật. Điều tra về các nhà giáo dục
trong nghề chăm sóc bệnh nhân, chủ đích của bà là xác định xem trung tâm kiểm soát và lòng
tin cậy giữa con người với nhau có ảnh hưởng đến mức tài liệu xuất bản của tập thể cán bộ
giảng dạy hay không. Luận án tiến sĩ của bà đưa vào trong chương giới thiệu một phần riêng

117
biệt với đề mục là “Quan điểm lý thuyết”. Phần này được trình bày sau đây, bao gồm những
điểm như sau:

• Lý thuyết bà dự định sử dụng


• Các giả thuyết chủ yếu của lý thuyết này
• Thông tin về ai đã sử dụng lý thuyết này và khả năng ứng dụng lý thuyết này
• Sự điều chỉnh cho thích hợp (sự thích nghi) lý thuyết này với các biến trong công trình
nghiên cứu của bà bằng cách sử dụng logic (luận lý) “nếu . . . thì”.

Sau đây là phần “quan điểm lý thuyết” trong công trình nghiên cứu của bà, được sao chép
toàn bộ. Tôi chỉ thêm vào lời chú thích (được in đậm) để đánh dấu những đoạn then chốt.

Quan điểm Lý thuyết

Trong việc hình thành một quan điểm lý thuyết cho việc nghiên cứu năng suất nghiên cứu
học thuật của tập thể cán bộ giảng dạy, lý thuyết học hỏi xã hội (social learning theory)
cung cấp một mẫu đầu tiên. Khái niệm về hành vi này cố gắng đạt được sự tổng hợp thật
cân đối tâm lý học về nhận thức với những nguyên tắc về sự sửa đổi hành vi (Bower và
Hilgard, 1981). Về cơ bản, khuôn khổ lý thuyết thống nhất này “tiếp cận việc giải thích về
hành vi con người theo sự tương tác (có qua có lại) liên tục giữa những yếu tố quyết định
về nhận thức, hành vi, và môi trường” (Bandura, 1997, trang vii). (Tác giả xác định lý
thuyết cho công trình nghiên cứu này)

Mặc dù lý thuyết học hỏi xã hội chấp nhận việc áp dụng những nhân tố tăng cường
chẳng hạn như những nguyên tắc định hình, nhưng lý thuyết học hỏi xã hội có khuynh
hướng nhận thấy vai trò của phần thưởng vừa là chuyển tải thông tin về sự đáp ứng tối ưu,
vừa là cung cấp động cơ khuyến khích cho một hành động định trước nào đó vì phần
thưởng dự kiến. Ngoài ra, các nguyên tắc về học hỏi của lý thuyết này nhấn mạnh đặc biệt
đến vai trò quan trọng của quá trình trải nghiệm thông qua hành động của người khác (xúc
động lây, vui lây v.v), quá trình có tính tượng trưng, và quá trình tự điều chỉnh (Bandura,
1971).

Lý thuyết học hỏi xã hội không những xử lý việc học hỏi, mà còn tìm cách mô tả cách
thức một tập hợp các năng lực cá nhân và xã hội (cái được gọi là nhân cách) có thể phát
triển dần từ các điều kiện xã hội mà trong đó quá trình học hỏi xảy ra. Lý thuyết này cũng
đề cập đến những kỹ thuật đánh giá nhân cách (Michel, 1968), và việc sửa đổi hành vi
trong các môi trường giáo dục và điều trị (Bandura, 1977; Bower và Hilgard, 1981; Rotter,
1954). (Tác giả mô tả lý thuyết học hỏi xã hội).

Hơn nữa, các nguyên tắc của lý thuyết học hỏi xã hội đã được áp dụng vào một dãy
rộng hành vi xã hội, như là khả năng cạnh tranh, tính năng nổ, các vai trò của giới tính, xu
hướng lệch lạc, và hành vi bệnh hoạn, phi lý (Bandura và Walters, 1963; Bandura, 1977;
Michel, 1986; Miller và Dollard, 1941; Roter, 1954; Staats, 1975). (Tác giả mô tả việc
sử dụng lý thuyết này).

Giải thích lý thuyết học hỏi xã hội, Rotter (1954) đã chỉ ra rằng có bốn loại biến cần
được xét đến: hành vi, những sự kỳ vọng, sự tăng cường (reinforcement), và, tình trạng
tâm lý. Một công thức tổng quát về hành vi đã được đề xuất, công thức này phát biểu:
“tiềm năng một hành vi xảy ra trong bất cứ tình trạng tâm lý cụ thể nào là một hàm số của
sự kỳ vọng rằng hành vi này sẽ dẫn đến sự tăng cường cụ thể trong tình trạng đó và của
giá trị của sự tăng cường đó”. (Rotter, 1975, trang 57).

118
Sự kỳ vọng trong công thức nói trên đề cập đến mức độ được cảm nhận về sự chắc
chắn (hay xác suất) rằng nhìn chung mối quan hệ nhân quả tồn tại giữa hành vi và phần
thưởng. Cấu trúc khái niệm (biến) này về sự kỳ vọng khái quát được định nghĩa là vị trí
hay trung tâm kiểm soát (locus of control) bên trong khi một cá nhân tin rằng những sự
tăng cường là một hàm số của hành vi cụ thể, hay là trung tâm kiểm soát bên ngoài khi các
tác động được qui cho là do may mắn, số phận, hay một điều có sức mạnh nào khác.
Những nhận thức về các mối quan hệ nhân quả không cần phải là các quan điểm có tính
tuyệt đối, mà đúng ra có khuynh hướng thay đổi về mức độ dọc theo một chuỗi biến thiên
liên tục, phụ thuộc vào những kinh nghiệm đã có trước đó và những điểm phức tạp của
tình trạng (Rotter, 1966). (Tác giả giải thích về các biến trong lý thuyết này).

Trong việc áp dụng lý thuyết học hỏi xã hội vào công trình nghiên cứu về năng suất
nghiên cứu học thuật này, bốn loại biến do Rotter (1954) nhận diện sẽ được định nghĩa
theo cách sau đây:

1. Năng suất nghiên cứu học thuật là hành vi hay hoạt động được mong muốn.

2. Trung tâm kiểm soát là sự kỳ vọng khái quát rằng những phần thưởng phụ thuộc hay
không phụ thuộc vào những hành vi cụ thể.

3. Những sự tăng cường là những phần thưởng từ công trình nghiên cứu học thuật và giá
trị gắn với những phần thưởng này.

4. Định chế giáo dục là tình trạng tâm lý vốn cung cấp nhiều trong số các phần thưởng
cho năng suất nghiên cứu học thuật.

Với những biến cụ thể này, công thức về hành vi đã được thiết lập bởi Rotter (1975) sẽ
được điều chỉnh thích hợp và viết ra như sau: tiềm năng hành vi nghiên cứu học thuật xảy
ra trong phạm vi một định chế giáo dục là một hàm số của sự kỳ vọng rằng hành động này
sẽ dẫn đến những phần thưởng cụ thể và của giá trị mà thành viên của tập thể cán bộ giảng
dạy gắn cho các phần thưởng này. Ngoài ra, sự tương tác giữa lòng tin cậy lẫn nhau của
con người với trung tâm kiểm soát phải được xem xét liên quan đến sự kỳ vọng đạt được
các phần thưởng thông qua hành vi như được Rotter (1967) đề xuất trong những lời phát
biểu tiếp theo. Cuối cùng, những đặc điểm nhất định, chẳng hạn như sự chuẩn bị về giáo
dục, niên đại, học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ, biên chế chính thức, hay việc làm toàn thời
gian so với bán thời gian đều có thể gắn liền với năng suất nghiên cứu học thuật của tập
thể cán bộ giảng dạy ngành chăm sóc bệnh nhân (y tá, điều dưỡng) theo cách thức tương
tự như cách thức được nhận thấy trong các ngành khác. (Tác giả áp dụng các khái niệm
vào công trình nghiên cứu của mình).

Lời phát biểu sau đây thể hiện logic (luận lý) làm cơ sở cho việc thiết kế và tiến hành
công trình nghiên cứu này. Nếu tập thể cán bộ giảng dạy tin tưởng rằng: (a) những nỗ lực
và những hành động của họ trong việc tạo ra những công trình nghiên cứu học thuật sẽ
dẫn đến những phần thưởng (trung tâm kiểm soát), (b) họ có thể trông cậy những người
khác sẽ theo đuổi đến cùng để hoàn tất những lời hứa của những người này (lòng tin cậy
lẫn nhau giữa con người), (c) các phần thưởng cho hoạt động nghiên cứu học thuật là xứng
đáng (các giá trị của phần thưởng), và (d) các phần thưởng này có sẵn trong ngành của họ
hay định chế, tổ chức của họ (môi trường định chế), thì họ sẽ đạt được các mức năng suất
nghiên cứu học thuật cao (các trang 12-16). (Tác giả kết luận với logic (luận lý) “nếu . .
. thì” để thiết lập quan hệ giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc).

119
VIỆC SỬ DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH

Sự Thay đổi trong việc Sử dụng Lý thuyết trong Nghiên cứu Định tính

Các nhà điều tra định tính sử dụng lý thuyết trong các công trình nghiên cứu của họ theo vài
cách. Họ sử dụng lý thuyết như một lời giải thích rộng, rất giống việc sử dụng lý thuyết trong
nghiên cứu định lượng. Lý thuyết này cung cấp lời giải thích cho hành vi và thái độ, và lý
thuyết này có thể hoàn chỉnh với các biến, các cấu trúc khái niệm, và các giả thuyết. Thí dụ,
các nhà dân tộc học sử dụng các chủ đề về văn hóa hay “các khía cạnh của văn hóa” (Wolcott,
1999, trang 113) để nghiên cứu trong các dự án định tính của họ. Các chủ đề này có thể là
những chủ đề như quyền kiểm soát xã hội, ngôn ngữ, sự ổn định và sự thay đổi, hoặc tổ chức
xã hội, chẳng hạn như quan hệ họ hàng hay gia đình (hãy xem phần thảo luận năm 1999 của
Wolcott về phần nội dung chính của các cuốn sách đề cập đến các đề tài văn hóa trong nhân
loại học). Các chủ đề trong bối cảnh này cung cấp một loạt đã hình thành sẵn các giả thuyết
sẽ được kiểm định từ tài liệu. Mặc dù các nhà nghiên cứu có thể không đề cập đến các chủ đề
này như là các lý thuyết, nhưng các chủ đề này cung cấp những lời giải thích rộng mà các nhà
nhân loại học sử dụng để nghiên cứu hành vi và thái độ xuất phát từ cùng một nền văn hóa
của con người.

Một cách khác là các nhà nghiên cứu định tính ngày càng sử dụng một lăng kính hay
quan điểm lý thuyết để hướng dẫn nghiên cứu của họ và nêu lên những câu hỏi về giới tính,
giai cấp, và chủng tộc (hay một kết hợp nào đó của các yếu tố này) mà họ thích xử lý. Chúng
ta có thể dễ dàng đưa ra lý lẽ biện minh rằng nghiên cứu định tính của thập niên 1980 đã trải
qua sự chuyển đổi nhằm mở rộng phạm vi điều tra của nghiên cứu định tính để bao gồm các
lăng kính lý thuyết này. Đây là những lý thuyết đã được đề cập trước đây trong cuốn sách
này, nằm trong Chương 1. Những lý thuyết đã được đề cập này cung cấp một lăng kính hay
quan điểm (thậm chí là một lý thuyết) để hướng dẫn các nhà nghiên cứu về các vấn đề gì là
quan trọng để xem xét (thí dụ, việc đẩy ra ngoài lề, sự trao quyền) và những người cần được
nghiên cứu (thí dụ, phụ nữ, người vô gia cư, các nhóm thiểu số). Những lý thuyết nói trên
cũng chỉ ra việc nhà nghiên cứu xác định vị trí của mình như thế nào trong công trình nghiên
cứu định tính (thí dụ hoàn toàn trung thực hay thiên lệch do những bối cảnh cá nhân, văn hóa,
lịch sử) và việc cần phải viết các báo cáo bằng văn bản cuối cùng như thế nào (thí dụ, không
đẩy ra ngoài lề các cá nhân thêm nữa, bằng cách cộng tác với những người tham gia trong
công trình nghiên cứu). Trong các công trình nghiên cứu dân tộc học có tính phê phán, các
nhà nghiên cứu bắt đầu bằng một lý thuyết nêu rõ đặc điểm công trình nghiên cứu của họ. Lý
thuyết liên quan đến quan hệ nhân quả này có thể là lý thuyết về sự giải phóng hay sự áp bức
(J. Thomas, 1993). Rossman và Rallis (1998) thể hiện, trong vài lời, sự nhận thức về lý
thuyết như là những quan điểm hậu hiện đại và phê phán trong điều tra định tính:

Khi thế kỷ thứ hai mươi dần dần đến hồi kết thúc, khoa học xã hội truyền thống là mục
tiêu bị xem xét kỹ lưỡng và công kích ngày càng tăng vì những người tán thành các quan
điểm hậu hiện đại và phê phán thách thức các giả định theo chủ nghĩa khách quan và các
chuẩn mực truyền thống đối với việc tiến hành nghiên cứu. Bốn khái niệm có quan hệ với
nhau sau đây là quan trọng nhất trong việc công kích nói trên: (a) Nghiên cứu liên quan
một cách cơ bản đến các vấn đề về quyền lực; (b) Báo cáo nghiên cứu là không minh
bạch, mà nói cho đúng ra là báo cáo nghiên cứu được viết ra bởi một cá nhân có chủng
tộc, có giới tính, có giai cấp và có định hướng chính trị; (c) chủng tộc, giai cấp, và giới
tính là cốt tử đối với việc hiểu được kinh nghiệm; và (d) nghiên cứu truyền thống, có tính
cách lịch sử đã ngăn không cho các thành viên của các nhóm bị áp bức và bị đẩy ra ngoài
lề nêu ý kiến của mình (trang 66).

120
Những Điều Khái quát, hay các Lý thuyết được So sánh với những
Kinh nghiệm Quá khứ và Tài liệu

Nhà Nghiên cứu Tìm Các Mô thức Tổng quát, những Điều Khái quát,
hay các Lý thuyết từ các Chủ đề hay các Phạm trù

Nhà Nghiên cứu Phân tích Dữ liệu để Hình thành các Chủ đề
hay các Phạm trù (categories)

Nhà Nghiên cứu Hỏi những Câu hỏi Mở đối với những Người tham gia hay
Ghi chép những Lời Ghi chú tại Hiện trường

Nhà Nghiên cứu Thu thập Thông tin


(thí dụ, các cuộc phỏng vấn, các quan sát)

Hình 7.5 Logic theo phép Qui nạp của Nghiên cứu trong một Công trình
Nghiên cứu Định tính

Khác với định hướng về lý thuyết này là các công trình nghiên cứu định tính trong đó lý
thuyết (hay lời giải thích tổng quát khác nào đó) trở thành điểm kết thúc đối với một công trình
nghiên cứu. Đó là một qui trình theo phép qui nạp của việc xây dựng từ dữ liệu đến các chủ đề
tổng quát đến mô hình khái quát hay lý thuyết (hãy xem Punch, 1998). Logic của các tiếp cận
qui nạp này được trình bày trong Hình 7.5. Nhà nghiên cứu bắt đầu bằng việc thu thập thông
tin chi tiết từ những người tham gia và sắp xếp thông tin này thành các phạm trù (categories)
hay các chủ đề. Các chủ đề hay các phạm trù này được xây dựng thành những mô thức tổng
quát, những lý thuyết, hay những điều khái quát mà sau đó được đem so sánh với các kinh
nghiệm cá nhân hay với tài liệu hiện hữu về đề tài nói trên.

Việc xây dựng các chủ đề và các phạm trù thành những mô thức, những lý thuyết hay
những điều khái quát cho thấy một cách gián tiếp điểm kết thúc khác nhau cho các công trình
nghiên cứu định tính. Thí dụ, trong nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu tình huống,
Stake (1995) đề cập đến lời khẳng định (assertion) như là một điều khái quát mang tính chất
xác nhận – tóm tắt của nhà nghiên cứu về những lời giải thích và những lời tuyên bố về sự
thật hay điều gì đó – mà được thêm vào đó những kinh nghiệm cá nhân riêng của nhà nghiên
cứu, được gọi là “những điều khái quát theo chủ nghĩa tự nhiên” (trong 86). Một thí dụ khác
là, lý thuyết có cơ sở cung cấp một điểm kết thúc khác. Các nhà điều tra hy vọng khám phá ra
một lý thuyết mà lý thuyết này dựa trên cơ sở thông tin nhận được từ những người tham gia
(Strauss và Corbin, 1998). Lincoln và Guba (1985) đề cập đến “các lý thuyết mô thức”
(“pattern theories”) như là một lời giải thích hình thành trong suốt nghiên cứu theo chủ nghĩa
tự nhiên hay định tính. Thay vì hình thức suy diễn được tìm thấy trong các công trình nghiên
cứu định lượng, “các lý thuyết mô thức” này hay “những lời phát biểu khái quát” này thể hiện

121
những ý tưởng hay khái niệm liên kết với nhau hay những phần được liên kết với toàn thể.
W. L. Neuman (1991) cung cấp thông tin bổ sung về “các lý thuyết mô thức”:

Lý thuyết mô thức không nhấn mạnh đến cách lý giải suy diễn hợp logic. Giống như lý
thuyết nhân quả, lý thuyết mô thức chứa đựng một tập hợp được liên kết với nhau của các
khái niệm và các mối quan hệ, nhưng không đòi hỏi những lời phát biểu quan hệ nhân quả.
Thay vào đó, lý thuyết mô thức sử dụng phép ẩn dụ hoặc những sự tương đồng thế nào để
mối quan hệ “là hợp lý”. Các lý thuyết mô thức là các hệ thống ý tưởng nêu rõ đặc tính.
Các khái niệm và các mối quan hệ trong các lý thuyết mô thức hình thành một hệ thống
đóng, củng cố lẫn nhau. Các lý thuyết này nêu rõ một chuỗi tuần tự các giai đoạn hay các
phần liên kết với toàn thể (trang 38).

Cuối cùng, một số công trình nghiên cứu định tính không sử dụng bất kỳ lý thuyết rõ ràng
nào. Tuy nhiên, ta có thể đưa ra lý lẽ biện minh rằng không một công trình nghiên cứu định
tính nào bắt đầu từ quan sát thuần túy và rằng cơ cấu khái niệm có sẵn trước bao gồm lý
thuyết và phương pháp tạo ra điểm khởi đầu cho tất cả quan sát (Schwandt, 1993). Tuy thế,
người ta nhận thấy có những công trình nghiên cứu định tính không có định hướng lý thuyết
rõ ràng, chẳng hạn như trong hiện tượng học, trong đó các nhà điều tra cố gắng xây dựng
phần cốt lõi của kinh nghiệm từ những người tham gia (thí dụ, hãy xem Riemen, 1986).
Trong các công trình nghiên cứu này, nhà điều tra hình thành sự mô tả chi tiết, phong phú về
một hiện tượng chủ yếu.

Lời khuyên của tôi về việc sử dụng lý thuyết trong đề án nghiên cứu định tính như sau:
• Hãy quyết định xem liệu sẽ sử dụng lý thuyết trong đề án nghiên cứu định tính hay không.
• Nếu lý thuyết sẽ được sử dụng, thì hãy xác định lý thuyết đó sẽ được sử dụng như thế nào
trong công trình nghiên cứu, chẳng hạn như là lời giải thích trước, là điểm kết thúc, hay là
một lăng kính tuyên truyền vận động.
• Hãy xếp đặt vị trí lý thuyết trong đề án theo cách thức phù hợp với việc sử dụng lý thuyết
đó.

Xếp đặt Vị trí của Lý thuyết hay Mô thức trong Nghiên cứu Định tính

Việc lý thuyết được sử dụng như thế nào ảnh hưởng đến việc xếp đặt vị trí của lý thuyết trong
một công trình nghiên cứu định tính. Trong những công trình nghiên cứu với chủ đề về văn
hóa hay một lăng kính lý thuyết, lý thuyết xuất hiện ở các đoạn mở đầu của công trình nghiên
cứu. Phù hợp với thiết kế mới nổi của điều tra định tính, lý thuyết có thể xuất hiện ở phần đầu
và được sửa đổi hay điều chỉnh dựa trên các quan điểm của người tham gia vào nghiên cứu.
Ngay cả trong thiết kế định tính hướng về lý thuyết nhất, chẳng hạn như dân tộc học phê
phán, Lather (1986) cũng nói rõ đặc điểm của việc sử dụng lý thuyết:

Việc xây dựng lý thuyết có cơ sở dựa trên thực nghiệm đòi hỏi phải có mối quan hệ có qua
có lại giữa dữ liệu và lý thuyết. Dữ liệu phải được phép tạo ra những lời xác nhận theo
cách thức biện chứng cho phép việc sử dụng những khuôn khổ lý thuyết tiên nghiệm,
nhưng lại ngăn không cho một khuôn khổ lý thuyết đặc biệt nào đó trở thành bình chứa
mà dữ liệu phải được rót vào (trang 267).

Thí dụ 7.2 Thí dụ về Việc Sử dụng Lý thuyết Sớm trong một Công trình Nghiên cứu Định
tính.

122
Murguia, Padilla, và Pavel (1991) đã nghiên cứu sự hòa nhập của 24 sinh viên người Mỹ da đỏ
và người Mỹ gốc Tây Ban Nha và các nước nói tiếng Tây Ban Nha vào hệ thống xã hội của một
khu đại học. Các tác giả này ham hiểu biết về việc tính sắc tộc đã ảnh hưởng như thế nào đến
sự hòa nhập xã hội, và họ bắt đầu bằng cách liên hệ những kinh nghiệm của những người tham
gia vào nghiên cứu với một mô hình lý thuyết, đó là mô hình Tinto về hòa nhập xã hội. Họ cảm
nhận rằng mô hình này đã được “khái niệm hóa một cách không đầy đủ và, hậu quả là, chỉ được
hiểu và đo lường một cách không chính xác” (trang 433).

Như thế, mô hình nói trên không được kiểm định trong công trình nghiên cứu định tính này
như người ta có thể tìm thấy trong một dự án nghiên cứu định lượng, mà được sửa đổi trong
công trình nghiên cứu này. Vào lúc kết thúc công trình nghiên cứu này, các tác giả đã cải tiến
mô hình Tinto và đưa ra sự bổ sung sửa đổi của họ mà đã mô tả tình trạng bén rễ và những
chức năng của tính sắc tộc. Ngược với cách tiếp cận này, trong các công trình nghiên cứu
định tính với điểm kết thúc là một lý thuyết (thí dụ, lý thuyết có cơ sở), một mô thức, hay một
điều khái quát, thì lý thuyết xuất hiện vào cuối công trình nghiên cứu. Lý thuyết này có thể
được trình bày như một đồ thị logic, một sự trình bày trực quan về các mối quan hệ giữa các
khái niệm.

Thí dụ 7.3 Một Lý thuyết vào lúc Kết thúc Công trình Nghiên cứu Định tính

Bằng cách sử dụng một cơ sở dữ liệu toàn quốc về 33 cuộc phỏng vấn với các chủ tịch khoa
(trưởng khoa) về học thuật, chúng tôi (Creswell & Brown, 1992) đã xây dựng một lý thuyết
có cơ sở thiết lập tương quan giữa các biến (hay các phạm trù) về ảnh hưởng của chức giáo sư
đối với thành quả nghiên cứu học thuật của tập thể cán bộ giảng dạy. Phần lý thuyết đi vào
bài viết này như là phần cuối, ở đó các tác giả trình bày một mô hình trực quan về lý thuyết đã
được xây dựng theo phép qui nạp từ các phạm trù về thông tin do những người được phỏng
vấn cung cấp. Ngoài ra các tác giả cũng đưa ra các giả thuyết định hướng vốn là kết quả hợp
logic của mô hình này. Hơn nữa, trong phần trình bày về mô hình này và các giả thuyết, các
tác giả đã so sánh các kết quả của họ với các kết quả được tìm ra từ những công trình nghiên
cứu khác và những điều suy đoán về lý thuyết khác trong tài liệu. Thí dụ, các tác giả đã trình
bày như sau:

Lời xác nhận này và những lời xác nhận phụ của nó thể hiện bằng chứng bất thường, thậm
chí trái ngược, với những điều kỳ vọng của chúng ta. Trái ngược với lời xác nhận 2.1,
chúng ta đã kỳ vọng rằng các giai đoạn của sự nghiệp sẽ tương tự nhau không phải về loại
vấn đề mà về dãy (loạt) các vấn đề. Thay vì thế, chúng tôi đã tìm thấy rằng các vấn đề đối
với tập thể cán bộ giảng dạy sau khi được vào biên chế giáo sư chính thức đã bao trùm hầu
như tất cả vấn đề khó khăn khả dĩ trên danh sách. Tại sao những nhu cầu của nhóm này
lại nhiều và rộng lớn hơn? Tài liệu về năng suất nghiên cứu gợi ý rằng thành quả nghiên
cứu của người ta không sụt giảm theo việc được cho vào biên chế giáo sư chính thức
(Holley 1997). Có lẽ các mục tiêu về sự nghiệp dàn trải của tập thể cán bộ giảng dạy sau
khi được vào biên chế giáo sư chính thức mở rộng các khả năng của “các loại” vấn đề.
Trong bất kỳ trường hợp nào, lời xác nhận phụ này tập trung chú ý vào nhóm về sự nghiệp
chưa được nghiên cứu đầy đủ, mà Furniss (1981) nhắc nhỡ chúng ta, cần phải được xem
xét chi tiết hơn (trang 58).

Như thí dụ này cho thấy, chúng ta đã xây dựng một mô hình trực quan thiết lập tương quan
giữa các biến, đã tìm ra mô hình này theo phép qui nạp từ những ý kiến nhận xét của người
cung cấp thông tin, và đã đặt mô hình này ở cuối công trình nghiên cứu, ở đó những lời xác

123
nhận chính yếu trong mô hình này có thể được đối chiếu với các lý thuyết hiện hữu và tài liệu
để chỉ ra sự tương phản.

VIỆC SỬ DỤNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU


THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP

Các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể bao gồm lý thuyết theo cách
suy diễn trong việc kiểm định và xác minh lý thuyết, hay theo phép qui nạp như trong lý
thuyết mới nổi hay mô thức. Trong cả hai trường hợp, việc sử dụng lý thuyết có thể được
hướng dẫn bởi sự nhấn mạnh vào cách tiếp cận định lượng hay cách tiếp cận định tính trong
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Một cách khác để suy nghĩ về lý thuyết trong
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp là việc sử dụng một lăng kính lý thuyết hay quan
điểm lý thuyết để hướng dẫn công trình nghiên cứu. Ở đây chúng ta có thông tin hạn chế về
các thủ tục liên quan trong việc sử dụng một lăng kính lý thuyết để nghiên cứu về giới tính,
chủng tộc/tính sắc tộc/tình trạng tàn tật, định hướng về tình dục, và các cơ sở khác của sự đa
dạng (Mertens, 2003). Tuy nhiên, một số tác giả đã bắt đầu việc thảo luận về nội dung nói
trên.

Các tác giả đầu tiên là Greene và Caracelli (1997), những người đề cập đến việc sử
dụng một “thiết kế có tính biến đổi”như một hình thức khác biệt của nghiên cứu theo các
phương pháp hỗn hợp. Thiết kế này mang lại tính ưu việt cho nghiên cứu hướng đến hành
động, dựa trên giá trị, chẳng hạn như trong những cách tiếp cận về nghiên cứu theo biện pháp
khuyến khích sự tham gia của mọi người và về việc trao quyền. Trong thiết kế này, các tác
giả nói trên đề nghị việc pha trộn những cam kết về giá trị của các truyền thống khác nhau
trong nghiên cứu (thí dụ, tính không bị thiên lệch từ nghiên cứu định lượng và tính bị thiên
lệch nặng nề từ nghiên cứu định tính), việc sử dụng các phương pháp khác nhau, và việc đặt
trọng tâm vào các giải pháp hành động trong nghiên cứu. Thật đáng tiếc, họ không nêu rõ
những thủ tục liên quan trong việc kết hợp quan điểm lý thuyết này vào thực tiễn nghiên cứu.

Nhiều thông tin hơn về các thủ tục nói trên xuất hiện trong một chương được viết bởi
các tác giả Creswell, Plano Chark, Gutman, và Hanson (2003). Các tác giả này nhận diện
việc sử dụng các quan điểm lý thuyết như các quan điểm về giới tính, theo thuyết nam nữ
bình quyền; các quan điểm về văn hóa/chủng tộc/sắc tộc, các quan điểm về lối sống, các quan
điểm phê phán, và các quan điểm về giai cấp và địa vị xã hội. Theo cách nhìn của Creswell
và những người khác, các quan điểm này thể hiện một trong những quyết định quan trọng
phải được đưa ra trong việc chọn lựa các chiến lược theo các phương pháp hỗn hợp. Các tác
giả này xây dựng thêm những mô hình trực quan về các chiến lược này, đối với cả cách tiếp
cận theo phương pháp hỗn hợp theo trình tự, lẫn cách tiếp cận theo phương pháp hỗn hợp xảy
ra đồng thời, và họ chỉ ra một số điểm mạnh và điểm yếu (thí dụ, nó hấp dẫn đối với những
người nào quan tâm đến sự thay đổi bất chấp việc có ít thảo luận về các thủ tục (xem thêm
Chương 11 của cuốn sách này)).

124
Hộp 7.1. Các Câu hỏi có tính biến đổi – có tính giải phóng cho các nhà nghiên cứu
theo các phương pháp hỗn hợp trong suốt qui trình nghiên cứu.

Định nghĩa Vấn đề và Lục tìm Tài liệu

• Anh/Chị đã lục tìm kỹ lưỡng tài liệu để tìm những mối quan tâm của những nhóm
khác nhau và những vấn đề về phân biệt đối xử và áp bức hay chưa?
• Có phải định nghĩa của vấn đề này đã phát sinh từ cộng đồng được quan tâm hay
không?
• Có phải cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp của Anh/Chị phát sinh từ việc bỏ
thời gian quí báu với các cộng đồng này hay không? (nghĩa là xây dựng lòng tin? sử
dụng một khuôn khổ lý thuyết thích hợp khác ngoài mô hình thiếu hụt? xây dựng
những câu hỏi cân bằng – xác định và phủ định? xây dựng các câu hỏi dẫn đến các
câu trả lời có tính biến đổi, như các câu hỏi tập trung vào quyền lực và các quan hệ về
quyền hạn trong các định chế/thể chế và các cộng đồng?).

Xác định Thiết kế Nghiên cứu

• Thiết kế nghiên cứu của Anh/Chị có từ chối việc xử lý đối với bất kỳ nhóm nào và có
tôn trọng những điều cân nhắc về đạo đức của những người tham gia hay không?

Xác định các Nguồn Dữ liệu và Chọn lựa những Người Tham gia vào Công trình
Nghiên cứu

• Những người tham gia vào công trình nghiên cứu có thuộc các nhóm gắn với sự phân
biệt đối xử và sự áp bức hay không?
• Những người tham gia vào công trình nghiên cứu có được gọi tên hay mô tả thích hợp
hay không?
• Có việc công nhận về sự đa dạng trong tổng thể mục tiêu hay không?
• Có thể làm những điều gì để cải thiện khả năng bao gồm của mẫu để gia tăng xác suất
các nhóm bị đẩy ra ngoài lề theo truyền thống được đại diện một cách thỏa đáng và
chuẩn xác?

Xác định hay Xây dựng các Công cụ và các Phương pháp Thu thập Dữ liệu

• Có phải qui trình thu thập dữ liệu và các kết cục của việc thu thập dữ liệu sẽ đem lại
lợi ích cho cộng đồng đang được nghiên cứu?
• Có phải các kết quả được tìm thấy trong nghiên cứu này sẽ đáng tin cậy đối với cộng
đồng đó?
• Việc truyền thông, giao tiếp với cộng đồng đó sẽ hiệu quả hay không?
• Có phải việc thu thập dữ liệu này sẽ mở ra những con đường rộng cho việc tham gia
vào quá trình thay đổi xã hội?

Phân tích, Giải thích, và Báo cáo cũng như Sử dụng các Kết quả.

• Có phải các kết quả này sẽ nêu lên những giả thuyết mới?

125
• Có phải nghiên cứu này sẽ xem xét các nhóm phụ (nghĩa là phân tích đa cấp) để phân
tích tác động khác nhau đối với các nhóm khác nhau?
• Có phải các kết quả này sẽ giúp hiểu được và làm sáng tỏ các mối quan hệ về quyền
lực?
• Có phải các kết quả này sẽ tạo dễ dàng cho thay đổi xã hội?

NGUỒN: Phỏng theo D. M. Mertens (2003), “Cách Phương pháp Hỗn hợp và Quan điểm
Chính trị của Nghiên cứu về Con người: Quan điểm có tính Biến đổi – có tính Giải
phóng,” trong A. Tashakkori và C. Teddlie (Eds.), Sách Hướng dẫn về các Phương pháp
Hỗn hợp trong các Khoa học về Xã hộI và Hành vi. Trích dẫn có Sửa đổi, với sự cho
phép của các tác giả.

Mertens (2003) tiếp tục việc thảo luận nói trên. Như được phác thảo trong Hộp 7.1, bà
tán thành tầm quan trọng của một lăng kính lý thuyết trong nghiên cứu theo các phương pháp
hỗn hợp. Trong việc trình bày tỉ mỉ một “học thuyết có tính biến đổi/có tính giải phóng” và
những thủ tục cụ thể, bà nhấn mạnh đến vai trò của giá trị trong việc nghiên cứu các vấn đề về
ủng hộ nam nữ bình đẳng, sắc tộc/chủng tộc, và tình trạng tàn tật. “Lý thuyết có tính biến
đổi” là một thuật ngữ bao quát cho nghiên cứu có tính giải phóng, chống phân biệt đối xử, có
tính khuyến khích sự tham gia, nghiên cứu Freirian, nghiên cứu theo thuyết nam nữ bình
quyền, chủng tộc/sắc tộc, đối với các cá nhân bị tàn tật, và đối với tất cả các nhóm bị đẩy ra
ngoài lề.

Mertens xác định ảnh hưởng có thể có của những lý thuyết có tính biến đổi này đối với
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Những ảnh hưởng này liên quan đến việc kết hợp
phương pháp luận có tính biến đổi – có tính giải phóng vào tất cả giai đoạn của qui trình nghiên
cứu. Đọc hết tất cả các câu hỏi trong Hộp 7.1, ta ý thức được tầm quan trọng của việc nghiên
cứu các vấn đề về sự phân biệt đối xử (kỳ thị) và sự áp bức và tầm quan trọng của việc công
nhận sự đa dạng trong những người tham gia vào công trình nghiên cứu. Những câu hỏi này
cũng xử lý việc đối xử với các cá nhân một cách tôn trọng thông qua việc tập hợp và truyền đạt
về việc thu thập dữ liệu và thông qua việc báo cáo các kết quả dẫn đến những thay đổi trong các
quá trình xã hội và các mối quan hệ xã hội.

Trong việc sử dụng lý thuyết trong một đề án nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp:

• Hãy quyết định xem liệu lý thuyết sẽ được sử dụng hay không.
• Hãy xác định việc sử dụng lý thuyết phù hợp với cách tiếp cận định lượng hay cách tiếp
cận định tính.
• Nếu lý thuyết được sử dụng như trong một chiến lược điều tra có tính biến đổi, hãy định
rõ chiến lược này và thảo luận về các điểm trong công trình nghiên cứu được đề xuất mà
trong đó những ý tưởng có tính giải phóng sẽ được sử dụng.

Thí dụ 7.4 Một Công trình Nghiên cứu theo các Phương pháp Hỗn hợp có tính
Biến đổi – có tính Giải phóng.

Hopson, Lucas, và Peterson (2000) đã nghiên cứu các vấn đề trong một cộng đồng bị nhiễm
HIV/AIDS chủ yếu là người Mỹ gốc Châu Phi ở đô thị. Phù hợp với khuôn khổ có tính biến
đổi – có tính giải phóng, các tác giả này đã xem xét ngôn ngữ (cách diễn đạt có tính chất

126
riêng) của những người tham gia bị nhiễm HIV/AIDS trong môi trường xã hội của những
người tham gia này. Trước tiên, các tác giả này tiến hành 75 cuộc phỏng vấn theo cách tiếp
cận dân tộc học với câu hỏi mở để xác định “các chủ đề về ngôn ngữ” (trang 31), chẳng hạn
như sự đổ lỗi, quyền sở hữu, và sự chấp nhận hay không chấp nhận. Họ cũng thu thập dữ liệu
từ 40 cuộc phỏng vấn được cấu trúc bán phần xử lý những đặc điểm nhân khẩu học, lề lối làm
việc hàng ngày, việc sử dụng ma túy, kiến thức về những rủi ro của HIV/AIDS, và những đặc
điểm hành vi xã hội về tình dục và ma túy. Từ dữ liệu định tính này, các tác giả nói trên đã sử
dụng những khái niệm và những câu hỏi để cải tiến các câu hỏi thêm tiếp theo, bao gồm việc
thiết kế một công cụ sau can thiệp (postintervention), định lượng. Các tác giả nói trên đề nghị
rằng những cách tiếp cận về trao quyền trong việc đánh giá có thể hữu ích, với việc các nhà
nghiên cứu lắng nghe tiếng nói (ý kiến phát biểu) của người thật và hành động phù hợp với
những gì mà những người tham gia vào chương trình nói.

Thiết kế trong công trình nghiên cứu này mang lại “tính ưu việt cho các khía cạnh hướng về
hành động và dựa trên giá trị của các truyền thống điều tra khác nhau” (Greene và Caracelli,
1997, trang 24) trong một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Các tác giả
này đã sử dụng một lăng kính (quan điểm) lý thuyết cho việc cấu trúc lại ngôn ngữ và lời đối
thoại của những người tham gia, và các tác giả này đã đưa ra tầm quan trọng của việc trao
quyền trong nghiên cứu.

TÓM TẮT

Các nhà nghiên cứu sử dụng lý thuyết trong công trình nghiên cứu định lượng để cung cấp
một lời giải thích hay tiên đoán về mối quan hệ giữa các biến trong công trình nghiên cứu. Lý
thuyết giải thích về việc các biến quan hệ với nhau như thế nào và tại sao quan hệ, có tác dụng
như một cầu nối giữa các biến. Lý thuyết có thể có phạm vi rộng hoặc hẹp, và các nhà nghiên
cứu trình bày các lý thuyết của mình theo vài cách, chẳng hạn như một chuỗi các giả thuyết,
những lời phát biểu theo logic “nếu . . . thì”, hay các mô hình trực quan. Bằng việc sử dụng
các lý thuyết theo các suy diễn, các nhà điều tra đưa ra các lý thuyết vào lúc đầu của công
trình nghiên cứu, trong phần xem xét lại tài liệu. Họ cũng bao gồm các lý thuyết với các giả
thuyết hay câu hỏi nghiên cứu hoặc đặt các lý thuyết trong một phần tách biệt. Một bản gốc
để điền vào có thể giúp thiết kế phần lý thuyết cho một đề án nghiên cứu.

Trong nghiên cứu định tính, các nhà điều tra sử dụng lý thuyết như một lời giải thích
rộng rất giống trong nghiên cứu định lượng, chẳng hạn như trong nghiên cứu theo dân tộc
học. Lý thuyết cũng có thể là một lăng kính hay quan điểm lý thuyết nêu lên những câu hỏi
liên quan đến giới tính, giai cấp, hay chủng tộc, hay một kết hợp nào đó. Lý thuyết cũng xuất
hiện như một quan điểm kết thúc của một công trình nghiên cứu định tính, đó là một lý thuyết
được tạo ra, một mô thức, hay một điều khái quát xuất hiện theo phép qui nạp từ việc thu thập
dữ liệu và phân tích dữ liệu. Thí dụ, các nhà lý thuyết có cơ sở tạo ra một lý thuyết “dựa trên
cơ sở” các quan điểm của những người tham gia và đặt lý thuyết này ở cuối như là phần kết
luận của các công trình nghiên cứu của họ. Một số công trình nghiên cứu định tính không đưa
vào một lý thuyết rõ ràng và các công trình nghiên cứu này thể hiện nghiên cứu mô tả về một
hiện tượng chủ yếu.

Các nhà nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp sử dụng lý thuyết hoặc theo cách
suy diễn (như trong nghiên cứu định lượng) hoặc theo phép qui nạp (như trong nghiên cứu
định tính). Các tác giả cũng bắt đầu xác định việc sử dụng các lăng kính lý thuyết hay các
quan điểm lý thuyết (thí dụ, liên quan đến giới tính, lối sống, chủng tộc/tính sắc tộc, và giai
cấp) trong các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp của họ. Một thiết kế có
tính biến đổi – có tính giải phóng kết hợp quan điểm này vào, và những phát triển gần đây đã

127
xác định những thủ tục để kết hợp quan điểm này vào tất cả các giai đoạn của qui trình nghiên
cứu.

Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết

15. Hãy viết một phần “quan điểm lý thuyết” cho kế hoạch nghiên cứu của
Anh/Chị, theo sát bản gốc (để điền vào) cho phần thảo luận về lý thuyết định
lượng đã được trình bày trong chương này.

16. Đối với đề án nghiên cứu định lượng Anh/Chị đang lập kế hoạch hãy vẽ một
mô hình trực quan về các biến trong lý thuyết bằng cách sử dụng các thủ tục
đối với thiết kế theo mô hình nhân quả được đưa ra trong chương này.

17. Hãy tìm các bài viết trên tập san nghiên cứu định lượng mà (a) sử dụng một
lý thuyết tiên nghiệm (a priori) được sửa đổi trong suốt qui trình nghiên cứu,
(b) tạo ra hay xây dựng một lý thuyết vào cuối công trình nghiên cứu, và (c)
thể hiện nghiên cứu mô tả mà không sử dụng một mô hình lý thuyết rõ ràng.

18. Hãy tìm một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp mà sử
dụng một lăng kính (quan điểm) lý thuyết, như quan điểm bình đẳng nam nữ,
sắc tộc/chủng tộc hay giai cấp. Hãy xác định một cách cụ thể trong bài viết
cách thức lăng kính lý thuyết này định hình các bước được thực hiện trong
qui trình nghiên cứu bằng cách sử dụng Hộp 7.1 làm một bản hướng dẫn.

BÀI ĐỌC THÊM

Flinders, D.J. và Mills, G. E. (Eds.) (1993). Lý thuyết và các khái niệm trong nghiên cứu
định tính: Các quan điểm từ hiện trường. New York: Nhà Xuất bản Teachers College,
Teachers College, Đại học Columbia.

David Flinders và Geoffrey Mills đã biên tập một cuốn sách về các quan điểm từ hiện
trường – “lý thuyết đang hoạt động” (“theory at work”) – như được mô tả bởi các nhà
nghiên cứu định tính khác nhau. Các chương trong cuốn sách nói trên minh họa tình trạng
không có sự đồng thuận mấy về việc định nghĩa lý thuyết và liệu lý thuyết là điều xấu hay
điều tốt. Hơn nữa, lý thuyết hoạt động ở nhiều cấp độ trong nghiên cứu, như là các lý
thuyết chính thức, các lý thuyết về khoa học luận, các lý thuyết về phương pháp luận, và
các siêu lý thuyết (metatheories). Với sự đa dạng này, điều tốt nhất là quan sát lý thuyết
có thật đang hoạt động trong các nghiên cứu định tính, và cuốn sách này minh họa thực
tiễn từ sự phê bình có tính chỉ trích, của cá nhân, chính thức, và thuộc ngành giáo dục.

Mertens, D. M. (1998). Các phương pháp nghiên cứu trong giáo dục và tâm lý học: kết
hợp sự đa dạng với các cách tiếp cận định lượng và định tính. Thousand Oaks, Ca: Nhà
Xuất bản Sage.

Trong suốt cuốn sách giáo khoa về các phương pháp nghiên cứu này, Donna Mertens đưa
ra sự hợp nhất “học thuyết có tính giải phóng” (“emancipatory paradigm”) của nghiên
cứu. Phần tổng quan ngắn gọn của bà về học thuyết hay quan điểm lý thuyết này thật
tuyệt vời. Theo Mertens, học thuyết có tính giải phóng này gắn tầm quan trọng chủ yếu
vào đời sống của các cá nhân đã và đang bị đẩy ra ngoài lề. Học thuyết này phân tích sự
không công bằng dựa trên giới tính, chủng tộc/tính sắc tộc, hay tình trạng tàn tật, và học

128
thuyết này liên kết với hành động xã hội. Học thuyết này sử dụng một “lý thuyết có tính
giải phóng” – đó là một tập hợp những điều được tin tưởng về những cách thức một
chương trình hoạt động hay tại sao một vấn đề xảy ra. Học thuyết này cũng liên hệ lý
thuyết với các câu hỏi được nêu ra và những khuyến nghị về hành động cần thực hiện.

Thomas, G. (1997). Việc sử dụng lý thuyết là gì? Havard Educational Review, 67(1) , các
trang 75-104.

Gary Thomas trình bày một bài phê bình có lý về việc sử dụng lý thuyết trong điều tra về
giáo dục. Ông ghi lại các định nghĩa khác nhau về lý thuyết và vạch ra bốn cách sử dụng
tổng quát lý thuyết: như là tư tưởng và ý nghĩ, như là các giả thuyết chặt chẽ hơn hay lỏng
lẻo hơn, như là lời giải thích để thêm vào kiến thức trong các lĩnh vực khác nhau, và như
là những lời phát biểu trong khoa học được diễn đạt một cách chính thức. Sau khi ghi
nhận những cách sử dụng lý thuyết như trên, ông chấp nhận luận thuyết rằng lý thuyết
không nhất thiết cấu trúc và hạn chế tư tưởng. Thay vào đó, những ý tưởng cần phải ở
trong tình trạng thay đổi liên tục, và cần phải “hoạt động theo cách đặc biệt, tùy cơ ứng
biến” (“ad-hocery”) như Toffler mô tả đặc trưng.

129
CHƯƠNG TÁM

CÁC ĐỊNH NGHĨA, NHỮNG ĐIỀU HẠN CHẾ


VÀ Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU

Việc sử dụng lý thuyết thực tế là ấn định giới hạn phạm vi của công trình nghiên cứu
nếu các nhà nghiên cứu sử dụng lý thuyết ngay từ lúc đầu, và lý thuyết kéo các tham
số (thông số) đến xung quanh lời giải thích nếu các nhà nghiên cứu sử dụng lý thuyết
vào lúc cuối. Nhà nghiên cứu cần phải ấn định giới hạn của đề án nghiên cứu sao cho
người đọc hiểu được các tham số của đề án. Bốn đề tài truyền đạt các tham số này
trong một đề án nghiên cứu: các định nghĩa (definitions), các giới hạn được ấn định
(delimitations), những điều hạn chế (limitations), và ý nghĩa (significance) của công
trình nghiên cứu. Với những ranh giới này, nhà điều tra làm rõ các thuật ngữ được sử
dụng, thu hẹp phạm vi của một công trình nghiên cứu, gợi ý những điểm yếu tiềm
tàng, và xác định tầm quan trọng của một dự án nghiên cứu đối với các khán giả khác
nhau. Trong nhiều đề án nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ, các sinh
viên bao gồm các thành phần này vào một phần tách biệt rõ rệt của đề án nghiên cứu.
Trong các bài báo trên các tập san, các định nghĩa thường được chứa đựng trong các
phần giới thiệu của công trình nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu viết các bài báo trên
tập san có thể đưa các giới hạn được ấn định và những điều hạn chế vào các phần
trình bày phương pháp và đưa nội dung thảo luận về ý nghĩa vào phần giới thiệu. Mặc
dù các thành phần này có thể không cần thiết trong tất cả công trình nghiên cứu, có
thể thay đổi trong cách xếp đặt vị trí theo cấu trúc, và có thể không được trình bày
trong các phần riêng biệt, nhưng điều quan trọng là xem xét những quyết định thiết
yếu cho việc thiết kế các thành phần này để đưa vào công trình nghiên cứu.

ĐỊNH NGHĨA VỀ CÁC THUẬT NGỮ

Các nhà nghiên cứu định nghĩa các thuật ngữ sao cho người đọc có thể hiểu được nghĩa chính
xác của các thuật ngữ. Trong Chương 5, “các bản gốc” của lời phát biểu mục đích nghiên cứu
có bao gồm một định nghĩa ngắn gọn về các biến quan trọng hay các hiện tượng chủ yếu.
Bây giờ, các định nghĩa có thể được trình bày chi tiết hơn trong một phần riêng biệt của đề án
nghiên cứu.

Những Thuật ngữ cần Định nghĩa

Định nghĩa những thuật ngữ mà các cá nhân ở ngoài lĩnh vực nghiên cứu không thể hiểu được
và vượt ra ngoài ngôn ngữ thông thường (Locke và những người khác, 2000). Rõ ràng là, liệu
có nên định nghĩa một thuật ngữ nào đó hay không là vấn đề về phán đoán. Một nguyên tắc
dựa theo kinh nghiệm là nên định nghĩa một thuật ngữ nếu có khả năng xảy ra việc người đọc
sẽ không hiểu nghĩa của thuật ngữ này. Chúng ta cũng định nghĩa các thuật ngữ khi chúng
xuất hiện lần đầu tiên, sao cho một người đọc không đọc và diễn giải trước hoạt động của đề
án nghiên cứu với một tập hợp định nghĩa để rồi sau đó phát hiện ra rằng tác giả đang sử dụng
một tập hợp định nghĩa khác chứ không như mình đã nghĩ. Như Wilkinson (1991) đã nhận
xét, “các nhà khoa học đã định nghĩa một cách rõ ràng các thuật ngữ mà với các thuật ngữ này
có thể suy nghĩ một cách rõ ràng về nghiên cứu của họ và truyền đạt những kết quả tìm thấy
và các ý tưởng của họ một cách chuẩn xác.” (trang 22). Việc định nghĩa các thuật ngữ cũng

130
làm tăng thêm tính chính xác cho một công trình nghiên cứu khoa học, như Firestone (1987)
đã phát biểu:

Từ ngữ trong ngôn ngữ hằng ngày có rất nhiều nghĩa. Giống như những ký hiệu khác,
sức mạnh của từ ngữ bắt nguồn từ sự kết hợp của nghĩa trong một ngữ cảnh cụ thể . . .
Ngôn ngữ khoa học bề ngoài là cởi bỏ tính nhiều nghĩa này khỏi các từ ngữ nhằm có
được tính chính xác. Đây là lý do tại sao các thuật ngữ thông thường được định rõ
“những nghĩa chuyên môn, kỹ thuật” nhằm các mục đích khoa học (trang 17)

Do yêu cầu về tính chính xác này, nên ta tìm thấy các thuật ngữ được trình bày sớm
trong phần giới thiệu của các bài báo. Trong các đề án làm luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ,
các thuật ngữ thường được định nghĩa trong một phần đặc biệt của công trình nghiên cứu. Cơ
sở lý lẽ biện minh cho điều này là trong nghiên cứu chính thức, sinh viên phải chính xác trong
cách thức họ sử dụng ngôn ngữ và thuật ngữ. Yêu cầu phải dựa các ý tưởng trên cơ sở những
định nghĩa chính thức và đáng tin cậy tạo nên kỹ năng chuyên môn tốt.

Định nghĩa các thuật ngữ khi các thuật ngữ này được đưa vào sử dụng lần đầu tiên
trong tất cả các phần của kế hoạch nghiên cứu. Định nghĩa các thuật ngữ mà người đọc
không hiểu, như được tìm thấy trong những phần sau đây:

• Nhan đề của công trình nghiên cứu.

• Lời phát biểu mục đích nghiên cứu.

• Các câu hỏi nghiên cứu, các giả thuyết hay các mục tiêu.

• Xem xét lại tài liệu.

• Cơ sở lý thuyết của công trình nghiên cứu.

• Phần trình bày các phương pháp.

Những thuật ngữ đặc biệt cần được định nghĩa xuất hiện trong các công trình nghiên
cứu định tính, định lượng và theo các phương pháp hỗn hợp.

Trong các công trình nghiên cứu định tính, do thiết kế theo phương pháp luận phát
triển dần dần, có tính qui nạp, các nhà điều tra có thể định nghĩa ít thuật ngữ trong đề án
nghiên cứu. Thay vào đó, trong công trình nghiên cứu cuối cùng, họ định nghĩa các thuật ngữ
đã nảy sinh trong suốt quá trình thu thập dữ liệu. Trong một kế hoạch nghiên cứu định tính,
tác giả có thể đưa ra các định nghĩa “tạm thời hay thăm dò” (“tentative”). Thí dụ, trong một
nghiên cứu tình huống định tính, các chủ đề (hay các quan điểm hay các khía cạnh) mới nổi
lên (mới được biết đến) thông qua việc phân tích dữ liệu. Trong phần trình bày thủ tục, tác
giả định nghĩa các thuật ngữ khi các thuật ngữ này mới nổi lên trong các công trình nghiên
cứu. Như thế, cách tiếp cận này là trì hoãn việc định nghĩa các thuật ngữ cho đến khi chúng
xuất hiện trong công trình nghiên cứu. Điều này làm cho các nhà nghiên cứu khó bao gồm
vào trong đề án nghiên cứu các định nghĩa tiên nghiệm (a priori definitions) trong các công
trình nghiên cứu định tính. Vì lý do này, các đề án nghiên cứu định tính thường không bao
gồm các phần riêng biệt về “định nghĩa các thuật ngữ”, thay vào đó các tác giả đưa ra các
định nghĩa định tính tạm thời mà họ sử dụng trước khi họ đi vào môi trường thực địa để thu
thập thông tin.

131
Mặt khác, các công trình nghiên cứu định lượng – hoạt động với mức độ nhiều hơn
trong hệ phương pháp mô hình suy diễn về các mục tiêu nghiên cứu cố định và được ấn định
– bao gồm các định nghĩa rộng rãi ở phần đầu của đề án nghiên cứu. Các nhà điều tra xếp đặt
các định nghĩa rộng rãi này vào phần riêng biệt trong các đề án nghiên cứu và định nghĩa một
cách chính xác các thuật ngữ. Các nhà nghiên cứu cố gắng định nghĩa một cách toàn diện tất
cả các thuật ngữ liên quan ngay phần đầu của các công trình nghiên cứu và sử dụng các định
nghĩa đã được chấp nhận tìm thấy trong tài liệu.

Trong các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, cách tiếp cận đối với
các định nghĩa của thuật ngữ có thể là đưa vào một phần riêng biệt nếu công trình nghiên cứu
bắt đầu bằng việc thu thập dữ liệu định lượng. Nếu công trình nghiên cứu bắt đầu bằng việc
thu thập dữ liệu định tính, thì các thuật ngữ sẽ xuất hiện trong suốt nghiên cứu và sẽ được
định nghĩa ở phần trình bày những điều tìm ra hay những kết quả của công trình nghiên cứu
cuối cùng. Nếu việc thu thập dữ liệu cả định lượng lẫn định tính xảy ra đồng thời, thì ưu tiên
được dành cho cách tiếp cận nghiên cứu định lượng hay định tính sẽ chi phối việc liệu các nhà
nghiên cứu sử dụng cách tiếp cận định lượng hay định tính đối với các định nghĩa. Tất cả các
công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp đều có sử dụng những thuật ngữ có thể
không quen thuộc đối với người đọc. Thí dụ về cách xếp đặt các định nghĩa trong công trình
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp là bao gồm định nghĩa vào phần thảo luận về thủ
tục nghiên cứu (xem Chương 11). Ngoài ra, hãy làm rõ các thuật ngữ liên quan đến loại chiến
lược nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp được sử dụng trong công trình nghiên cứu,
như là xảy ra đồng thời hay theo trình tự, và tên gọi rõ ràng của chiến lược đó (thí dụ, mô hình
tam giác đạc xảy ra đồng thời, như sẽ được thảo luận trong Chương 11).

Tuy không một cách tiếp cận nào chi phối cách thức người ta định nghĩa các thuật ngữ
trong một công trình nghên cứu, nhưng có một số đề nghị sau đây dựa vào những đề xuất
được tìm thấy trong Locke và những người khác (2000):

• Hãy định nghĩa một thuật ngữ khi thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trong đề án nghiên
cứu. Thí dụ, trong phần giới thiệu công trình nghiên cứu, một thuật ngữ có thể cần định
nghĩa để giúp người đọc hiểu được vấn đề nghiên cứu và các câu hỏi nghiên cứu hay các
giả thuyết trong công trình nghiên cứu.

• Hãy viết các định nghĩa ở cấp độ hoạt động cụ thể hay ứng dụng. Các định nghĩa hoạt
động (operational definitions) được viết ra bằng ngôn ngữ cụ thể chứ không phải là trừu
tượng hay dựa trên khái niệm. Bởi vì phần định nghĩa trong một luận án tiến sĩ tạo cơ hội
cho tác giả trình bày cụ thể, rành mạch về các thuật ngữ được sử dụng trong công trình
nghiên cứu của mình, nên người ta ưa thích các định nghĩa hoạt động hơn, đặc biệt là
trong các đề án làm luận án tiến sĩ.

• Đừng định nghĩa các thuật ngữ bằng ngôn ngữ thông thường hàng ngày; thay vào đó, hãy sử
dụng ngôn ngữ đã được chấp nhận, có sẵn trong tài liệu nghiên cứu. Theo cách này, các thuật
ngữ dựa trên cơ sở tài liệu và không phải được sáng chế ra (Locke và những người khác,
2000). Có thể là định nghĩa chính xác về một thuật ngữ không có sẵn trong tài liệu và sẽ cần
phải sử dụng các định nghĩa được tạo ra từ ngôn ngữ thông thường hàng ngày. Trong trường
hợp này, hãy đưa ra một định nghĩa và sử dụng định nghĩa này một cách nhất quán trong suốt
kế hoạch và công trình nghiên cứu (Wilkinson, 1991).

• Các nhà nghiên cứu có thể định nghĩa các thuật ngữ với những chủ đích khác nhau. Một
định nghĩa có thể mô tả một từ ngữ trong ngôn ngữ thông thường (thí dụ “tổ chức”). Một
định nghĩa cũng có thể được ghép đôi với một điều kiện hạn chế, chẳng hạn như “Chương
trình giảng dạy sẽ được giới hạn trong những hoạt động hậu học đường nào mà Sách

132
Hướng dẫn của Khu vực Trường học liệt kê là đã được chấp thuận đối với học sinh trung
học”. (Locke và những người khác, 2000, trang 124). Định nghĩa có thể thiết lập một tiêu
chí sẽ được sử dụng trong công trình nghiên cứu, như là “Điểm số trung bình cao có nghĩa
là GPA (Điểm số Trung bình) tích lũy là 3,7 hoặc cao hơn, trên thang đo 4 điểm”. Một
định nghĩa cũng có thể giải thích rõ một thuật ngữ về mặt hoạt động liên quan đến việc sử
dụng thuật ngữ này trong công trình nghiên cứu, chẳng hạn như “Sự tăng cường sẽ đề cập
đến thủ tục đưa một danh sách tất cả các hội viên của câu lạc bộ vào trong tờ báo của
trường, cung cấp thẻ ra vào hội trường cho các hội viên, và liệt kê danh vị hội viên câu lạc
bộ trên các học bạ của trường. (Locke và những người khác, 2000, trang 124).

• Mặc dù không có một định dạng duy nhất nào cho việc định nghĩa các thuật ngữ, nhưng có
một cách tiếp cận là hình thành một phần riêng biệt (gọi là “Định nghĩa về các Thuật
ngữ”) và nêu rõ các thuật ngữ và các định nghĩa của thuật ngữ bằng cách in đậm hay làm
nổi bật bằng cách tô sáng mỗi thuật ngữ. Theo cách này, từ ngữ được định cho một nghĩa
không thay đổi (Locke và những người khác, 2000). Thông thường, phần riêng biệt “Định
nghĩa về các Thuật ngữ” này không dài hơn hai hay ba trang.

Hai thí dụ dưới đây minh họa những cấu trúc khác nhau cho việc định nghĩa các thuật
ngữ trong một công trình nghiên cứu.

Thí dụ 8.1 Các Thuật ngữ được Định nghĩa trong một Luận án Tiến sĩ theo các Phương
pháp Hỗn hợp.

Thí dụ thứ nhất minh họa định nghĩa dài về các thuật ngữ được trình bày trong một công trình
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Định nghĩa này được đặt trong một phần riêng
biệt của Chương 1, chương này giới thiệu về công trình nghiên cứu. VanHorn – Grassmeyer
(1998) đã nghiên cứu về việc 119 nhà chuyên môn mới về vấn đề của sinh viên tại các trường,
viện đại học tham gia như thế nào vào sự suy tưởng, hoặc là một cách cá nhân hoặc theo cách
cộng tác. Bà vừa tiến hành cuộc điều tra về các nhà chuyên môn mới này vừa tiến hành các
cuộc phỏng vấn có chiều sâu với họ. Bởi vì bà nghiên cứu sự suy tưởng cá nhân và có tính
cộng tác giữa các nhà chuyên môn về vấn đề của sinh viên, nên bà đã đưa ra những định nghĩa
chi tiết về các thuật ngữ này trong phần đầu của công trình nghiên cứu. Tôi xin minh họa hai
trong số các thuật ngữ của bà dưới đây. Hãy lưu ý cách thức bà đưa ra những định nghĩa của
bà với sự tham khảo những nghĩa được các tác giả khác hình thành trong tài liệu.

Suy tưởng Cá nhân (Individual Reflection)

Schon (1983) dành trọn một cuốn sách để viết về những khái niệm ông gọi là tư
duy có tính suy tưởng, sự suy tưởng-trong-hành động, và thực hành suy tưởng; cuốn
sách này được viết sau khi ông đã cùng vớI Argyris viết toàn bộ một cuốn sách một
thập niên trước đó (Argyris & Schon, 1978) để giới thiệu về những khái niệm nói trên.
Vì thế cho nên, một định nghĩa súc tích về cách giải thích của nhà nghiên cứu này về
suy tưởng cá nhân vốn đánh giá đúng điều mà trước đây đã được xác định một cách
thích hợp nhất như là một hành động theo trực giác, thật là khó đạt được. Tuy nhiên,
những đặc điểm nổi bật nhất của sự suy tưởng cá nhân đối với những mục đích của
công trình nghiên cứu này là ba đặc điểm sau đây: a) một “nghệ thuật của thực hành
(Schon, 1983),” b) người ta thực hành một cách công khai những gì người ta biết theo
trực giác ra sao, và c) một nhà chuyên môn nâng cao việc thực hành như thế nào thông
qua sự nghị luận chín chắn trong trí óc.

Nhà Chuyên môn về những Vấn đề của Sinh viên (Student Affairs Professional)
133
Một nhà chuyên môn đã được mô tả theo nhiều cách. Một cách mô tả xác định
nhà chuyên môn là một cá nhân thể hiện “một mức độ cao về khả năng phán đoán độc
lập, dựa trên một khối lượng lớn ý tưởng, quan điểm, thông tin, chuẩn mực, tập quán
[và cá nhân này (đã) tham gia vào] việc hiểu biết về chuyên môn (Baskett và Marsick,
1992, trang 3)”. Một nhà chuyên môn về những vấn đề của sinh viên thể hiện những
phẩm chất như thế trong việc phục vụ sinh viên ở môi trường đại học, trong bất cứ
chức năng nào trong số các chức năng hỗ trợ cho sự thành công về học thuật và về
chương trình giảng dạy chung.

Thí dụ 8.2. Các Thuật ngữ được Định nghĩa trong một Phần trình bày các Biến Độc lập
của một Luận án Tiến sĩ theo cách Tiếp cận Định lượng.

Thí dụ thứ hai này minh họa một hình thức rút ngắn của việc viết các định nghĩa cho một
công trình nghiên cứu. Hơn nữa, định nghĩa thứ nhất minh họa một định nghĩa hoạt động cụ
thể của một thuật ngữ then chốt trong công trình nghiên cứu, và định nghĩa thứ hai là định
nghĩa về thủ tục của một thuật ngữ then chốt. Vernon (1992) đã nghiên cứu việc ly hôn của
thế hệ ở giữa tác động đến mối quan hệ của ông bà nội, ngoại với các cháu nội, ngoại của họ
như thế nào (Vernon, 1992). Các định nghĩa sau đây được đưa vào phần trình bày các biến
độc lập.

Quan hệ Họ hàng với Cháu

Quan hệ họ hàng đối với cháu đề cập đến việc ông bà là ông bà ngoại hay ông bà
nội. Nghiên cứu trước đây (thí dụ, Cherlin và Furstenberg, 1986) gợi ý rằng ông bà
ngoại có khuynh hướng gần gũi hơn với các cháu ngoại của họ.

Giới tính của Ông Bà

Việc liệu ông bà (grandparent) là bà (grandmother) hay ông (grandfather) đã được


phát hiện là một yếu tố trong mối quan hệ ông bà/cháu (nghĩa là bà nội và bà ngoại có
khuynh hướng gần gũi với cháu nhiều hơn ông nội và ông ngoại, điều này được cho là
liên quan đến vai trò gìn giữ gia quyến của phụ nữ trong gia đình (thí dụ, Hagestad,
1988). (Vernon, 1992, các trang 35-36).

GIỚI HẠN ĐƯỢC ẤN ĐỊNH VÀ ĐIỀU HẠN CHẾ

Đối với một công trình nghiên cứu còn có thêm hai tham số thiết lập các ranh giới, các ngoại
lệ, những điều dè dặt, những điều hạn chế vốn có trong mọi công trình nghiên cứu: đó là các
giới hạn được ấn định (deliminations) và các điều hạn chế (limitations) (Castetter và Heisler,
1977). Những tham số này được tìm thấy trong các đề án nghiên cứu định tính, định lượng và
theo các phương pháp hỗn hợp.

• Hãy sử dụng những giới hạn được ấn định trước để thu hẹp phạm vi của một công trình
nghiên cứu. Thí dụ, phạm vi có thể tập trung vào những biến cụ thể hay một hiện tượng
chủ yếu, được giới hạn trong phạm vi những người tham gia hay các địa điểm cụ thể, rõ
ràng, hay được thu hẹp trong một loại thiết kế nghiên cứu (thí dụ, nghiên cứu theo dân tộc
học hay dựa trên thí nghiệm).

134
• Hãy đưa ra những điều hạn chế để xác định những điểm yếu tiềm tàng của công trình
nghiên cứu. Ở giai đoạn làm đề án, thường khó xác định những điểm yếu trong công trình
nghiên cứu trước khi bắt đầu nghiên cứu. Tuy nhiên, những người cố vấn thích sinh viên
dự đoán những điểm yếu tiềm tàng trong các công trình nghiên cứu của mình, và sinh viên
có thể xác định những điều hạn chế liên quan đến các phương pháp thu thập dữ liệu và
phân tích dữ liệu trong nghiên cứu. Thí dụ, tất cả thủ tục thống kê đều có những hạn chế;
các chiến lược nghiên cứu cũng có những hạn chế, chẳng hạn như các công trình nghiên
cứu dựa trên cuộc điều tra hay theo lý thuyết có cơ sở. Trong những thảo luận giới thiệu
về các chiến lược này, các tác giả thường đề cập đến cả những điểm mạnh lẫn những điểm
yếu của chúng (thí dụ, hãy xem Creswell, 2002).

Trong các bài báo trên tập san, các nhà nghiên cứu kết hợp những giới hạn
được ấn định vào phần phương pháp hay thủ tục, và họ viết những điều hạn chế vào
phần cuối cùng của công trình nghiên cứu của họ. Trong đề án nghiên cứu, các tác giả
có thể đưa các giới hạn được ấn định và những điều hạn chế vào một phần riêng biệt;
họ cũng có thể tách chúng thành hai phần nhỏ, một trình bày những giới hạn được ấn
định và phần nhỏ kia trình bày những điều hạn chế. Các ủy ban hay hội đồng chấm
luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đòi hỏi bao gồm các phần nói trên vào đề án nghiên
cứu với mức độ khác nhau.

Thí dụ 8.3. Một Giới hạn được Ấn định và một Điều Hạn chế trong Đề án Nghiên cứu làm
Luận án Tiến sĩ.

Sau đây là một thí dụ được lấy từ một đề án nghiên cứu làm luận án tiến sĩ về ngành y tá
(Runes, 1991), và thí dụ này minh họa những đoạn diễn đạt giới hạn được ấn định và điều hạn
chế. Trong đoạn thứ nhất – giới hạn được ấn định – Kunes đề xuất cách thức bà dự định thu
hẹp phạm vi công trình nghiên cứu của bà. Trong đoạn thứ hai – điều hạn chế - bà chỉ ra một
điểm yếu tiềm tàng trong thiết kế của công trình nghiên cứu của bà. Cả hai điểm này đã được
bao gồm trong phần “Giới thiệu” của đề án nghiên cứu.

Giới hạn được Ấn định

Ban đầu, công trình nghiên cứu này sẽ tự giới hạn trong việc phỏng vấn và quan sát y
tá điều hành về bệnh tâm thần ở một bệnh viện tâm thần tư nhân ở vùng Midwest của
Hoa Kỳ.

Điều Hạn chế

Thủ tục lấy mẫu có mục đích này làm giảm tính khái quát của các kết quả tìm thấy.
Công trình nghiên cứu này sẽ không thể khái quát hóa cho tất cả các lĩnh vực của
ngành y tá.

Điều Hạn chế

Trong công trình nghiên cứu định tính này, các kết quả tìm thấy có thể phụ thuộc vào
những cách giải thích khác. (Kunes, 1991, các trang 21-22)

Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH NGHÊN CỨU ĐƯỢC ĐỀ XUẤT

135
Trong các bản luận án tiến sĩ, các tác giả thường bao gồm một phần riêng biệt để trình bày ý
nghĩa (significance) của công trình nghiên cứu đối với các nhóm khán giả chọn lọc. Bằng
cách bao gồm phần này vào, tác giả tạo ra một cơ sở lý lẽ biện minh cho việc tiến hành công
trình nghiên cứu và một lời phát biểu về lý do tại sao các kết quả của công trình nghiên cứu sẽ
quan trọng. Phần này khai triển rộng những nhận định mở đầu về khán giả trong đoạn trình
bày về “khán giả” ở phần giới thiệu (nghĩa là lời phát biểu về vấn đề), trong đó tác giả đề cập
một cách ngắn gọn đến tầm quan trọng của vấn đề đối với các nhóm khán giả. Ngược lại,
phần ý nghĩa của công trình nghiên cứu trình bày rất chi tiết về tầm quan trọng và những ý
nghĩa hay ảnh hưởng khả dĩ của một công trình nghiên cứu đối với các nhà nghiên cứu, các
nhà thực hành hay hành nghề, và các nhà lập chính sách. Trong việc thiết kế phần ý nghĩa của
công trình nghiên cứu, ta có thể bao gồm:

• Ba hay bốn cách mà theo đó công trình nghiên cứu bổ sung thêm cho nghiên cứu học thuật
và tài liệu trong lĩnh vực đang xét.

• Ba hay bốn cách mà theo đó công trình nghiên cứu giúp cải thiện sự thực hành hay hành
nghề.

• Ba hay bốn lý do giải thích tại sao công trình nghiên cứu sẽ cải thiện chính sách.

Trong thí dụ sau đây, tác giả trình bày ý nghĩa của công trình nghiên cứu trong các
đoạn mở đầu của một bài báo trên tập san. Công trình nghiên cứu này, của Mascarenhas
(1989), xem xét quyền sở hữu của các doanh nghiệp công nghiệp. Tác giả xác định một cách
rõ ràng các nhà lập chính sách, các thành viên của tổ chức, và các nhà nghiên cứu là khán giả
của công trình nghiên cứu này.

Thí dụ 8.4. Ý nghĩa của Công trình Nghiên cứu được Trình bày trong Phần Giới thiệu của
một Công trình Nghiên cứu Định lượng

Một công trình nghên cứu về quyền sở hữu của một tổ chức và lĩnh vực hoạt động của tổ chức
này, được định nghĩa ở đây là các thị trường phục vụ, phạm vi sản phẩm, định hướng khách
hàng và công nghệ áp dụng (Abell và Hammond, 1979; Abell, 1980; Perry và Rainey, 1988),
thật là quan trọng vì vài lý do. Một là, việc hiểu biết các mối quan hệ giữa quyền sở hữu và
các khía cạnh của lĩnh vực hoạt động có thể giúp bộc lộ logic nền tảng của các hoạt động của
tổ chức và có thể giúp các thành viên của tổ chức đánh giá các chiến lược . . . Hai là, quyết
định cơ bản mà tất cả xã hội phải đối mặt liên quan đến loại định chế cần khuyến khích và
thực hiện đối với việc tiến hành hoạt động . . . . Kiến thức về kết quả hay tác động đối với
lĩnh vực hoạt động của tổ chức của các loại quyền sở hữu khác nhau của tổ chức có thể dùng
làm đầu vào cho quyết định đó . . . . Ba là, các nhà nghiên cứu thường nghiên cứu các tổ chức
thể hiện một hay hai loại quyền sở hữu, nhưng các kết quả tìm thấy của họ có thể đã được
khái quát hóa quá mức một cách ngầm ẩn cho tất cả tổ chức (Mascarenhas, 1989, trang 582).

TÓM TẮT

Các nhà nghiên cứu sử dụng những định nghĩa, những giới hạn được ấn định và những điều
hạn chế, cũng như những lời phát biểu về ý nghĩa để đặt các ranh giới đối với kế hoạch nghiên
cứu của họ. Các nhà nghiên cứu cần phải định nghĩa các thuật ngữ để cho biết nghĩa chính
xác và rõ ràng của những từ ngữ được sử dụng trong đề án nghiên cứu. Các định nghĩa này
cần phải xuất hiện khi từ ngữ được đưa vào sử dụng lần đầu tiên; nên hình thành các định
nghĩa này bằng cách sử dụng những định nghĩa đã được chấp nhận trong tài liệu; nên trình

136
bày các định nghĩa này ở cấp độ hoạt động, chi tiết; nên nêu rõ các định nghĩa này, chẳng hạn
như bằng cách nêu bật trong một phần riêng biệt của đề án nghiên cứu. Trong nghiên cứu
định tính, nhà điều tra đưa ra những định nghĩa tạm thời để cho phép các định nghĩa mới nổi
lên từ những người tham gia vào công trình nghiên cứu. Ngoài ra, các thuật ngữ này ít và
thường được định nghĩa trong suốt công trình nghiên cứu được đề xuất. Trong nghiên cứu
định lượng, các nhà điều tra định nghĩa nhiều thuật ngữ trong các công trình nghiên cứu của
họ sao cho nhà nghiên cứu và người đọc có cùng một định nghĩa chung và nhất quán. Trong
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, các thuật ngữ có thể được nêu rõ theo cách tiếp
cận phù hợp với nghiên cứu định tính hoặc nghiên cứu định lượng, tuy nhiên, điều tra theo
các phương pháp hỗn hợp bày ra những thuật ngữ riêng của mình về các chiến lược, và những
thuật ngữ này cần được xác định để tạo thuận lợi cho người đọc không quen thuộc với hình
thức nghiên cứu này.

Chuyển sang các giới hạn được ấn định (deliminations) và điều hạn chế (limitations),
các giới hạn được ấn định đề cập đến cách thức công trình nghiên cứu sẽ được thu hẹp về phạm
vi, trong khi những điều hạn chế xác định những điểm yếu tiềm tàng của công trình nghiên cứu.
Cách xếp đặt vị trí của chúng thay đổi, từ việc tách bạch thành những phần riêng biệt (như trong
một đề án nghiên cứu) đến việc kết hợp chúng vào trong các phần trình bày phương pháp và
thảo luận (như trong một bài báo trên tập san).

Cuối cùng, ý nghĩa của công trình nghiên cứu cần phải trình bày tầm quan trọng của
công trình nghiên cứu đối với các nhóm khán giả chọn lọc. Hãy xét đến việc viết những lời
phát biểu về tầm quan trọng của công trình nghiên cứu đối với các nhà nghiên cứu, các nhà
thực hành hay hành nghề, và các nhà lập chính sách.

Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết

19. Hãy viết phần định nghĩa cho kế hoạch nghiên cứu của Anh/Chị. Hãy sử
dụng càng nhiều càng tốt các định nghĩa được cung cấp bởi các tác giả trong
tài liệu

20. Hãy xác định công trình nghiên cứu của Anh/Chị sẽ được giới hạn phạm vi
như thế nào. Hãy viết ba hay bốn trong số các lý do này, bao gồm việc
Anh/Chị sẽ ấn định giới hạn phạm vi để tập trung vào một vấn đề cụ thể, giới
hạn trong các biến nhất định hoặc các hiện tượng chủ yếu, và trong một tập
hợp đặc biệt những người tham gia vào công trình nghiên cứu.

21. Hãy xác định những điều hạn chế tiềm tàng của công trình nghiên cứu của
Anh/Chị. Hãy đặt trọng tâm của các điều hạn chế này vào những điểm yếu
về phương pháp luận vốn có trong tất cả các thiết kế nghiên cứu.

22. Hãy viết về ý nghĩa của công trình nghiên cứu của Anh/Chị. Hãy xác định
việc các nhóm khán giả khác nhau sẽ hưởng lợi từ công trình nghiên cứu này
như thế nào. Hãy bao gồm những lời bình luận về ý nghĩa đối với các nhà
nghiên cứu khác, các nhà thực hành, và đối với các nhà lập chính sách.

BÀI ĐỌC THÊM

137
Locke, L. F. Spirduso, W. W., và Silverman, S. J. (2000). Các Đề án Nghiên cứu có hiệu
quả: Hướng dẫn việc lập kế hoạch các luận án tiến sĩ và các đề án có trợ cấp (ấn bản thứ
tư). Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Laurence Locke, Waneen Spirduso, và Stephen Silverman thảo luận về tầm quan trọng,
trong một đề án làm luận án tiến sĩ, của việc sử dụng các từ ngữ rõ ràng và chính xác mà
có định nghĩa và nghĩa không thay đổi. Các tác giả này bình luận về cách thức các từ ngữ
trong nghiên cứu thường dựa vào một ngôn ngữ hệ thống của ngành hay lĩnh vực chuyên
môn chứ không phải dựa vào một ngôn ngữ thông thường của vốn từ hằng ngày. Dù các
nhà nghiên cứu sử dụng các từ ngữ trong ngôn ngữ thông thường hay trong ngôn ngữ hệ
thống, thì các từ ngữ đều cần phải có một nghĩa duy nhất đối với các nhà nghiên cứu và
đối với người đọc. Các từ ngữ phải đề cập đến một đối tượng hay khái niệm mà thôi và
cần phải được sử dụng một cách nhất quán trong một đề án nghiên cứu. Vấn đề khó khăn
đối với các nhà nghiên cứu thiếu kinh nghiệm nảy sinh khi họ mở rộng ngôn ngữ sang một
lĩnh vực mới của dự án của họ. Locke, Spirduso, và Silverman khuyến nghị rằng một đề
án nên có một phần dành cho các định nghĩa chính xác sẽ được sử dụng trong công trình
nghiên cứu đề xuất.

Punch, K. F. (2000). Xây dựng các đề án nghiên cứu hiệu quả. London: Nhà Xuất bản
Sage.

Keithe Punch thảo luận về những điều hạn chế, những giớI hạn được ấn định, và ý nghĩa
của công trình nghiên cứu như một phần của đề án nghiên cứu bằng văn bản. Ông mô tả
những điều hạn chế như là các điều kiện hạn chế hay những điểm yếu có tính hạn chế, vốn
hiện diện không thể tránh khỏi trong thiết kế của một công trình nghiên cứu. Ông lưu ý
rằng các nhà nghiên cứu nên ghi nhận các điều hạn chế nói trên trong đề án nghiên cứu mà
không xem thường tầm quan trọng của công việc này. Ông mô tả ý nghĩa của một công
trình nghiên cứu là sự biện minh cho nghiên cứu này, tầm quan trọng, hay đóng góp của
nghiên cứu này. Các lập luận được đưa ra để biện minh cho ý nghĩa của công trình nghiên
cứu cần đề cập đến sự đóng góp của công trình nghiên cứu này vào kiến thức, vào những
xem xét về chính sách, và cho những nhà thực hành chuyên môn.

Rossman, G. B., và Rallis, S. F. (1981). Học hỏi tại hiện trường: Giới thiệu về nghiên cứu
định tính. Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Gretchen Rossman và Sharon Rallis thảo luận về tầm quan trọng của việc xác định ý nghĩa
của một công trình nghiên cứu khi lập kế hoạch nghiên cứu. Họ lưu ý rằng các đề án
chính thức thường bao gồm một phần riêng biệt trong đó nhà nghiên cứu định tính chỉ ra ý
nghĩa tiềm năng của công trình nghiên cứu. Họ khuyến nghị nên bao gồm vài phạm vi
trong phần này: nghiên cứu học thuật và tài liệu, các vấn đề chính sách xã hội trở đi trở lại,
những quan ngại về thực hành, và sự quan tâm của những người tham gia. Hơn nữa, nếu
đề án nghiên cứu nào được gởi đến cơ quan hay tổ chức cấp tiền, thì tác giả nên bao gồm
những lời phát biểu về sự phù hợp của dự án này với những yêu cầu và thứ tự ưu tiên của
cơ quan hay tổ chức đó.

Wilkinson, A. M. (1991). Sách hướng dẫn của các nhà khoa học về viết tài liệu khoa học
và luận án tiến sĩ, Englewood Cliffs, N5: Nhà Xuất bản Prentice Hall.

Antoinette Wilkinson dành trọn một chương để trình bày việc sử dụng thuật ngữ khoa học.
Bà đề xuất rằng các nhà khoa học xã hội phải lấy một từ ngữ chưa được thích đáng từ từ
vựng tổng quát và khéo léo tạo ra một định nghĩa ấn định giới hạn cho nghĩa chính xác
theo ý định của nhà nghiên cứu. Bà đề xuất các nhà khoa học xã hội sử dụng ngôn ngữ

138
chuẩn chứ không thay thế các từ đồng nghĩa cho các thuật ngữ. Khi tập hợp thông tin
thông qua các chương trình phỏng vấn, các bản câu hỏi, và việc phân tích các văn bản,
ngôn ngữ trở thành một công cụ đo lường trực tiếp và các thuật ngữ phải được áp dụng
một cách đồng nhất và nhất quán.

139
CHƯƠNG CHÍN

CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG

Đối với nhiều người viết đề án nghiên cứu, trong tất cả các phần được thảo luận từ đầu đến
giờ, phần về phương pháp là phần cụ thể, chuyên biệt nhất của một đề án nghiên cứu.
Chương này trình bày các bước thiết yếu trong việc thiết kế một phương pháp định lượng
(quantitative method) cho một đề án nghiên cứu hay công trình nghiên cứu, với trọng tâm đặc
biệt được đặt vào các phương thức điều tra (modes of inquiry) dựa trên cuộc điều tra/khảo sát
và dựa trên cuộc thí nghiệm (thực nghiệm). Những phương thức này thể hiện những lời
khẳng định tri thức khác nhau, như đã thảo luận trong Chương 1. Thí dụ, thuyết quyết định
gợi ý rằng việc xem xét các mối quan hệ giữa các biến là điều hết sức quan trọng để trả lời các
câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết thông qua các cuộc điều tra/khảo sát (surveys) và các
cuộc thí nghiệm (thực nghiệm) (experiments). Việc cắt giảm xuống còn một tập hợp rất ít các
biến, được kiểm soát chặt chẽ thông qua thiết kế hay phân tích thống kê, cung cấp các thước
đo hay các quan sát cho việc kiểm định một lý thuyết. Dữ liệu khách quan được thu nhận từ
những thước đo và những quan sát dựa trên kinh nghiệm thực tiễn. Giá trị (validity) và độ tin
cậy của những số điểm trên các công cụ, các tiêu chuẩn bổ sung cho việc đưa ra những lời
khẳng định tri thức, dẫn đến những cách giải thích (diễn giải) có ý nghĩa về dữ liệu.

Trong việc liên hệ các giả định này và các thủ tục thực hiện chúng, thảo luận này không
xử lý một cách hoàn toàn các phương pháp nghiên cứu định lượng. Thật tuyệt vời, có nhiều
cuốn sách giáo khoa chi tiết cung cấp thông tin về nghiên cứu điều tra/khảo sát (thí dụ, xem
Babbie, 1990, 2001; Fink, 1995; Salant và Dillman, 1994). Đối với những thủ tục thí nghiệm
(thực nghiệm), một số cuốn sách truyền thống (thí dụ, D. T. Campbell và Stanley, 1963; Cook
và Campbell, 1979), cũng như một số cuốn sách giáo khoa mới hơn, đã mở rộng những ý
tưởng được trình bày ở đây (thí dụ, hãy xem Bausell, 1994; Boruch, 1998; Keppel, 1991;
Lipsey, 1990; Reichardt và Mark, 1998). Trong chương này, trọng tâm sẽ được đặt vào các
thành phần thiết yếu của một phần trình bày phương pháp trong một đề án cho một cuộc điều
tra/khảo sát (a survey) và một cuộc thí nghiệm (thực nghiệm) (an experiment).

ĐỊNH NGHĨA CÁC CUỘC ĐIỀU TRA/KHẢO SÁT


VÀ CÁC CUỘC THÍ NGHIỆM (THỰC NGHIỆM)

Một thiết kế dựa trên cuộc điều tra/khảo sát (survey design) đưa ra sự mô tả định lượng hay
bằng số về các xu hướng, các thái độ, hay các quan điểm của một tổng thể (population) bằng
cách nghiên cứu một mẫu (sample) của tổng thể đó. Từ các kết quả của mẫu, nhà nghiên cứu
khái quát hóa hay đưa ra những lời khẳng định về tổng thể. Trong một cuộc thí nghiệm (thực
nghiệm) (an experiment), nhà điều tra có thể cũng xác định một mẫu và khái quát hóa cho một
tổng thể; tuy nhiên, chủ đích cơ bản của một cuộc thí nghiệm là kiểm tra tác động của một
phép xử lý (a treament) (hay một yếu tố can thiệp) đối với kết cục, trong điều kiện kiểm soát
tất cả yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến kết cục đó. Một hình thức kiểm soát là, các nhà
nghiên cứu chỉ định hay bố trí các cá nhân một cách ngẫu nhiên vào các nhóm. Khi nhóm này
tiếp nhận một phép xử lý còn nhóm kia thì không, nhà làm thí nghiệm có thể tách rời để xem
liệu có phải chính phép xử lý này, chứ không phải những đặc điểm của các cá nhân trong
nhóm (hay các yếu tố khác) ảnh hưởng đến kết cục.

CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT KẾ HOẠCH THEO PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA/KHẢO
SÁT (A SURVEY METHOD PLAN)

140
Thiết kế của một phần trình bày phương pháp điều tra/khảo sát (a survey method) tuân theo
một định dạng chuẩn. Nhiều thí dụ của định dạng này xuất hiện trong các tập san nghiên cứu
học thuật, và những thí dụ này cung cấp các mô hình hữu ích về chiến lược điều tra (stratery
of inquiry) này. Những phần sau đây của chương này trình bày chi tiết các thành phần tiêu
biểu. Trong việc chuẩn bị thiết kế các thành phần này để đưa vào đề án, hãy xét đến những
câu hỏi trên danh mục kiểm tra được trình bày trong Bảng 9.1 như một hướng dẫn tổng quát.

Thiết kế Điều tra/Khảo sát

Trong một đề án hay kế hoạch nghiên cứu, một trong những thành phần hay bộ phận đầu tiên
của phần trình bày phương pháp có thể giới thiệu cho người đọc về mục đích cơ bản và cơ sở
lý lẽ biện minh cho nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát. Hãy bắt đầu thảo luận bằng
cách xem xét lại mục đích của cuộc điều tra/khảo sát và cơ sở lý lẽ biện minh cho việc chọn
lựa cuộc điều tra/khảo sát làm thiết kế trong nghiên cứu được đề xuất. Thảo luận này có thể

• Xác định mục đích của nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát. Mục đích này là khái
quát hóa từ một mẫu ra một tổng thể thế nào để nhà nghiên cứu có thể đưa ra những điều
suy luận hay những kết luận về một số đặc điểm, thái độ, hay hành vi của tổng thể này
(Babbie, 199). Cung cấp một đoạn trích dẫn về mục đích này từ một trong những cuốn sách
giáo khoa hay bản văn về phương pháp điều tra/khảo sát được xác định trong chương này.

• Chỉ ra tại sao cuộc điều tra/khảo sát là loại thủ tục thu thập dữ liệu được ưa thích hơn cho
công trình nghiên cứu này. Trong cơ sở lý lẽ này, hãy xét đến những lợi điểm của các
thiết kế dựa trên cuộc điều tra/khảo sát, như sự tiết kiệm của thiết kế này và sự hoàn tất
nhanh việc thu thập dữ liệu. Thảo luận lợi điểm của việc nhận diện các thuộc tính của một
tổng thể lớn từ một nhóm nhỏ các cá nhân (Babbie, 1990; Fowler, 1988).

• Chỉ ra liệu cuộc điều tra/khảo sát sẽ là chéo (cross-sectional), với dữ liệu được thu thập
vào một thời điểm hay cuộc điều tra/khảo sát sẽ là dọc (longitudinal), với dữ liệu được thu
thập theo thời gian.

• Nêu rõ hình thức thu thập dữ liệu. Fink (1995) xác định bốn loại: các bản câu hỏi tự thực
hiện (tự điền câu trả lời vào); các cuộc phỏng vấn; việc xem xét lại hồ sơ có cấu trúc để
thu thập thông tin về tài chính, y tế, hay học đường; và những sự quan sát có cấu trúc.
Việc thu thập dữ liệu cũng có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc điều tra/khảo sát dựa trên
Web hay Internet và thực hiện cuộc điều tra/khảo sát này trực tuyến (Nesbary, 2000). Bất
kể hình thức thu thập dữ liệu, hãy cung cấp cơ sở lý lẽ biện minh cho thủ tục thu thập dữ
liệu được chọn bằng cách sử dụng những lập luận dựa trên những điểm mạnh và những
điểm yếu, các chi phí, khả năng có sẵn dữ liệu, và sự thuận tiện.

Bảng 9.1 Bản Danh mục Kiểm tra (Checklist) về các Câu hỏi cho việc Thiết kế một
Phương pháp Điều tra/Khảo sát
________ Anh/Chị có phát biểu mục đích của thiết kế điều tra/khảo sát không?
________ Anh/Chị có đề cập đến các lý do chọn lựa thiết kế này không?
________ Anh/Chị có xác định tính chất của cuộc điều tra/khảo sát này (chéo so với dọc)
không?
________ Anh/Chị có đề cập đến tổng thể và qui mô (cỡ) của tổng thể không?
________ Tổng thể sẽ được phân tầng hay không? Nếu sẽ được phân tầng, thì phân như thế
nào?
________ Sẽ có bao nhiêu người trong mẫu? Anh/Chị đã chọn qui mô (cỡ) mẫu này dựa

141
trên cơ sở nào?
________ Thủ tục lấy mẫu các cá nhân này sẽ là thủ tục gì (thí dụ, ngẫu nhiên, không phải
ngẫu nhiên)?
________ Công cụ nào sẽ được sử dụng trong cuộc điều tra/khảo sát này? Ai đã xây dựng
công cụ này?
________ Những lĩnh vực nội dung nào được giải quyết trong cuộc điều tra/khảo sát này?
Các thang đo?
________ Thủ tục nào sẽ được sử dụng để thử nghiệm thí điểm hay thử nghiệm tại hiện
trường điều tra/khảo sát này?
________ Giới hạn thời gian cho việc thực hiện cuộc điều tra/khảo sát này là bao nhiêu?
________ Các biến trong công trình nghiên cứu này là gì?
________ Các biến này cung cấp ghi chú hướng dẫn tham khảo (cross-reference) các câu
hỏi nghiên cứu và các mục (items) trong cuộc điều tra/khảo sát như thế nào?
Những bước cụ thể nào sẽ được thực hiện trong phép phân tích dữ liệu để
(a) _____ phân tích những bản trả lời?
(b) _____ kiểm tra thiên lệch trong việc trả lời?
(c) _____ tiến hành một phép phân tích mô tả?
(d) _____ tách rờI và xếp gọn các mục vào các thang đo?
(e) _____ kiểm tra độ tin cậy của các thang đo?
(f) _____ tiến hành phép thống kê suy luận để trả lời các câu hỏi nghiên cứu?

Tổng thể và Mẫu

Những đặc điểm của tổng thể (population) và thủ tục lấy mẫu phải được nêu rõ ràng. Các nhà
phương pháp luận đã viết những bài thảo luận tuyệt vời về logic nền tảng của lý thuyết lấy
mẫu (thí dụ, Babbie, 1990, 2001). Ở đây, thảo luận này sẽ tập trung vào những khía cạnh
thiết yếu của tổng thể và mẫu cần mô tả trong một kế hoạch nghiên cứu.

• Hãy xác định tổng thể (population) trong một công trình nghiên cứu. Hãy trình bày qui
mô của tổng thể này nữa, nếu có thể xác định được qui mô, và phương cách xác định các
cá nhân trong tổng thể này. Các câu hỏi về khả năng tiếp cận nảy sinh ở đây, và nhà
nghiên cứu có thể đề cập đến khả năng có sẵn những khung lấy mẫu – danh sách tên và
địa chỉ những người nhận thư hay danh sách được công bố – về những người trả lời
(respondents) tiềm năng trong tổng thể này.

• Hãy xác định liệu thiết kế lấy mẫu cho tổng thể này là một khâu (một giai đoạn)
(singlestage) hay nhiều khâu (nhiều giai đoạn) (multistage) (nhiều khâu được gọi là kết
chùm (clustering)). Thủ tục lấy mẫu chùm (cluster sampling) là lý tưởng khi không thể,
hay không có khả năng thực hành, thu thập một danh sách những phần tử (elements) hợp
thành tổng thể (Babbie, 2001). Thủ tục lấy mẫu một khâu là thủ tục mà trong đó nhà
nghiên cứu tiếp cận được các tên gọi hay danh tánh trong tổng thể và có thể lấy mẫu
những người (hay các phần tử khác) một cách trực tiếp. Trong thủ tục lấy mẫu chùm,
nhiều khâu, nhà nghiên cứu trước tiên lấy mẫu các nhóm hay các tổ chức (hay các chùm),
thu nhận danh tánh của cá nhân trong các nhóm hay các chùm, và kế đó lấy mẫu trong
phạm vi các chùm này.

• Xác định qui trình chọn lựa đối với các cá nhân. Tôi đề xuất chọn lựa một mẫu ngẫu
nhiên trong đó mỗi cá nhân trong tổng thể đều có một xác suất được chọn lựa ngang nhau
(một mẫu theo hệ thống hay dựa trên xác suất). Mẫu ít được mong muốn hơn là mẫu phi
xác suất (hay mẫu thuận tiện), trong đó những người trả lời (respondents) được chọn lựa
142
trên sự thuận tiện và khả năng sẵn có của họ (Babbie, 1990). Với sự ngẫu nhiên hóa, một
mẫu tiêu biểu từ một tổng thể cung cấp khả năng khái quát hóa ra tổng thể.

• Hãy xác định liệu công trình nghiên cứu có bao gồm sự phân tầng (stratification) của tổng
thể hay không trước khi chọn mẫu. Sự phân tầng có nghĩa rằng những đặc điểm riêng biệt
của các cá nhân (thí dụ, cả nữ giới lẫn nam giới) được đại diện trong mẫu và mẫu này thể
hiện tỷ lệ đích thực của các cá nhân có những đặc điểm nhất định của tổng thể (Fowler
1988). Khi chọn người một cách ngẫu nhiên từ một tổng thể, những đặc điểm nói trên có
thể hiện diện hoặc có thể không hiện diện trong mẫu theo cùng những tỷ lệ như trong tổng
thể; còn sự phân tầng đảm bảo những đặc điểm này được đại diện với cùng tỷ lệ như trong
tổng thể. Ngoài ra, cũng xác định những đặc điểm được sử dụng trong việc phân tầng
tổng thể (thí dụ, giới tính, các mức thu nhập, trình độ giáo dục). Trong phạm vi mỗi tầng
(stratum) hãy xác định xem liệu mẫu có chứa các cá nhân có đặc điểm đang xét với cùng
tỷ lệ như đặc điểm này xuất hiện trong toàn bộ tổng thể hay không (Babbie, 1990; Miller,
1991).

• Hãy thảo luận về các thủ tục chọn mẫu từ các danh sách có sẵn. Phương pháp nghiêm
ngặt nhất để chọn mẫu là chọn các cá nhân bằng cách sử dụng bảng số ngẫu nhiên, một
bảng có sẵn trong nhiều cuốn sách giáo khoa về thống kê nhập môn (thí dụ, Gravetter và
Wallnau, 2000).

• Hãy cho thấy số người trong mẫu và những phương pháp được sử dụng để tính con số này.
Trong nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát, tôi đề xuất nên sử dụng một công thức
về qui mô mẫu có sẵn trong nhiều sách giáo khoa về điều tra/khảo sát (thí dụ, Babbie,
1990; Fowler, 1988).

Sự Trang bị Công cụ

Như một phần của việc thu thập dữ liệu kỹ lưỡng và cẩn thận, người xây dựng đề án nghiên
cứu cũng cung cấp thông tin chi tiết về công cụ điều tra/khảo sát thực sự sẽ được sử dụng
trong công trình nghiên cứu được đề xuất. Hãy xét đến những điều sau đây:

• Hãy nêu rõ tên của công cụ điều tra/khảo sát được sử dụng để thu thập dữ liệu trong công
trình nghiên cứu. Hãy thảo luận xem có phải công cụ này là một công cụ được thiết kế
cho công trình nghiên cứu này, một công cụ được sửa đổi, hay một công cụ còn y nguyên
do một người nào khác xây dựng nên. Nếu đó là một công cụ được sửa đổi, thì hãy cho
biết người xây dựng công cụ đã cấp phép thích hợp để sử dụng công cụ đó hay chưa.
Trong một số dự án điều tra/khảo sát, nhà nghiên cứu lắp ráp một công cụ từ các bộ phận
được lấy từ vài công cụ khác. Một lần nữa, cần phải nhận được sự cho phép sử dụng bất
cứ bộ phận nào của các công cụ khác nói trên.

• Khi sử dụng một công cụ hiện hữu, hãy mô tả giá trị được chứng thực (established
validity) và độ tin cậy của các số điểm nhận được từ việc sử dụng công cụ này trong quá
khứ. Điều này có nghĩa là báo cáo các nỗ lực của các tác giả nhằm chứng thực giá trị (độ
giá trị) (validity) – đó là liệu người ta có thể rút ra được những kết luận có ý nghĩa và hữu
ích từ các số điểm trên các công cụ này hay không. Ba hình thức truyền thống của giá trị
cần tìm kiếm là giá trị về nội dung (content validity) (nghĩa là, các mục (items) có đo
lường nội dung chúng dự định đo lường không?), giá trị tiên đoán hay giá trị đồng thời
(giá trị trùng hợp) (predictive or concurrent validity) (nghĩa là, các số điểm có tiên đoán
một thước đo tiêu chí không? Các kết quả có tương quan với các kết quả khác không?), và
giá trị về cấu trúc khái niệm (giá trị về khái niệm) (construct validity) (nghĩa là, các mục

143
(items) có đo lường các cấu trúc khái niệm (constructs) hay các khái niệm (concepts) có
tính chất giả thuyết không?). Trong những công trình nghiên cứu gần đây hơn, giá trị về
cấu trúc khái niệm còn bao gồm việc liệu các số điểm có đáp ứng một mục đích hữu ích và
có các kết quả tích cực khi được sử dụng hay không (Humbley và Zumbo, 1996). Ngoài
ra, hãy thảo luận về việc liệu các số điểm có được từ việc sử dụng công cụ này trong quá
khứ có chứng tỏ độ tin cậy (reliability) hay không. Hãy tìm kiếm xem các tác giả có báo
cáo các thước đo về tính nhất quán bên trong hay không (nghĩa là, những câu trả lời của
các mục có nhất quán giữa các cấu trúc khái niệm hay không?) và những tương quan giữa
kiểm định và tái kiểm định (nghĩa là, các số điểm có ổn định theo thời gian khi công cụ
được áp dụng lần thứ hai?). Ngoài ra, xác định xem liệu đã có sự nhất quán trong việc
thực hiện kiểm định và việc cho điểm hay không (nghĩa là, có phải các sai số đã được gây
ra bởi sự bất cẩn trong việc thực hiện kiểm định hay việc cho điểm?) (Borg, Gall, và Gall,
1993). Khi ta sửa đổi một công cụ hay kết hợp các công cụ để sử dụng trong một công
trình nghiên cứu, thì giá trị và độ tin cậy nguyên thủy có thể không còn đúng đối với công
cụ mới, và điều trở nên quan trọng là chứng thực lại giá trị và độ tin cậy trong suốt quá
trình phân tích dữ liệu trong công trình nghiên cứu điều tra/khảo sát.

• Hãy bao gồm các mục về mẫu (sample items) từ công cụ sao cho người đọc có thể thấy
được các mục thực sự được sử dụng. Trong một bản phụ đính của đề án nghiên cứu, hãy
đính kèm các mục về mẫu từ công cụ hay toàn bộ công cụ được sử dụng.

• Hãy cho biết những phần nội dung quan trọng trong công cụ, như là thư gửi kèm để giải
thích (Dillman, 1978, cung cấp một danh sách các mục để đưa vào các thư gửi kèm để giải
thích, danh sách này thật hữu ích), các mục (thí dụ, các mục về đặc điểm nhân khẩu học,
về thái độ, các mục về hành vi, các mục về dữ kiện), và những điều chỉ dẫn kết thúc.
Ngoài ra, hãy đề cập đến loại thang đo được sử dụng để đo lường các mục trên công cụ,
chẳng hạn như thang đo liên tục (thí dụ, đồng ý mạnh mẽ đến bất đồng ý mạnh mẽ) và
thang đo phân hạng hay phân loại (thí dụ, có/không, xếp hạng tầm quan trọng từ cao nhất
đến thấp nhất).

• Hãy thảo luận các kế hoạch thử nghiệm thí điểm hoặc thử nghiệm tại hiện trường điều
tra/khảo sát và cung cấp cơ sở lý lẽ biện minh cho các kế hoạch này. Sự thử nghiệm này
là quan trọng để chứng thực giá trị về nội dung của một công cụ và để cải thiện các câu
hỏi, định dạng, và các thang đo. Hãy chỉ ra số người sẽ thử nghiệm công cụ này và cho
biết các kế hoạch kết hợp những ý kiến nhận xét của họ vào các bản sửa đổi lại công cụ
cuối cùng.

• Đối với một cuộc điều tra/khảo sát bằng cách gửi thư qua bưu điện, hãy xác định các bước
thực hiện cuộc điều tra/khảo sát và các bước giải quyết tiếp theo để đảm bảo tỷ lệ trả lời
(tỷ lệ hồi đáp) cao. Salant và Dillman (1994) đề xuất một qui trình thực hiện gồm bốn giai
đoạn. Thư đầu tiên gửi đi là một thư báo trước ngắn gọn gởi đến tất cả thành viên của
mẫu, và thư thứ hai gửi đi là bản điều tra/khảo sát bằng thư thực sự, được phân phát vào
khoảng một tuần lễ sau thư báo trước. Thư thứ ba gửi đi gồm có một bưu thiếp theo dõi
tiếp được gởi đến tất cả thành viên của mẫu, bốn đến tám ngày sau khi gởi bản câu hỏi ban
đầu. Thư thứ tư gửi đi gồm có một thư gửi kèm để giải thích đề tên và địa chỉ cá nhân, với
chữ ký tay ở cuối thư, bản câu hỏi, và một phong bì để gửi trả lời có đề địa chỉ và dán tem
sẵn. Thư này được gửi đến tất cả những người không trả lời. Các nhà nghiên cứu gửi thư
thứ tư này đi sau lần gửi thư thứ hai ba tuần lễ. Như thế, tính tổng cộng, nhà nghiên cứu
điều tra/khảo sát kết thúc thời kỳ thực hiện bốn tuần sau khi khởi đầu (với điều kiện các
thư phản hồi (returns) đáp ứng các mục tiêu của dự án nghiên cứu).

144
Các Biến trong Công trình Nghiên cứu

Mặc dù người đọc đề án nghiên cứu biết về các biến (variables) ở các phần trước đây của đề
án, nhưng điều hữu ích trong phần trình bày phương pháp là nêu lên quan hệ giữa các biến với
các câu hỏi cụ thể trên công cụ. Ở giai đoạn này trong kế hoạch nghiên cứu, một kỹ thuật có
thể áp dụng là nêu lên quan hệ giữa các biến, các câu hỏi nghiên cứu, và các mục (items) trên
công cụ điều tra/khảo sát sao cho người đọc có thể dễ dàng xác định cách thức nhà nghiên cứu
sẽ sử dụng các mục trong bản câu hỏi. Hãy có kế hoạch bao gồm một bảng và một phần thảo
luận mà cung cấp ghi chú hướng dẫn tham khảo (cross-reference) giữa các biến, các câu hỏi
nghiên cứu hay các giả thuyết và các mục (items) điều tra/khảo sát cụ thể. Thủ tục này đặc
biệt hữu ích trong các luận án tiến sĩ, trong đó các nhà điều tra kiểm định những mô hình qui
mô lớn. Bảng 9-2 minh họa một bảng như thế bằng cách sử dụng dữ liệu có tính chất giả
thuyết.

Bảng 9.2 Các Biến, các Câu hỏi Nghiên cứu, và các Mục (Items) trên
Công cụ Điều tra/Khảo sát
Tên Biến Câu hỏi Nghiên cứu Mục trên Công cụ Điều tra/
Khảo sát (Item on Survey)

Biến độc lập #1: Những tài Câu hỏi nghiên cứu mô tả #1: Hãy xem các Câu hỏi 11, 12,
liệu công bố trước đây. Thành viên của tập thể cán 13, 14 và 15; những số đếm
bộ giảng dạy đã làm ra được tài liệu công bố trước khi
bao nhiêu tài liệu công bố nhận học vị tiến sĩ, đối với
trước khi nhận đuợc học vị các bài báo trên tập san, các
tiến sĩ? cuốn sách, các bài viết trong
các hội nghị, các chương
trong sách.
Biến phụ thuộc #1: Các Câu hỏi nghiên cứu mô tả #3: Hãy xem các Câu hỏi 16, 17
khoản trợ cấp đã được cấp Thành viên của tập thể cán và 18: các khoản trợ cấp từ
tiền. bộ giảng dạy đã nhận được các quỹ tài trợ, các khoản trợ
bao nhiêu khoản trợ cấp cấp của liên bang, các khoản
trong ba năm vừa qua? trợ cấp của tiểu bang.
Biến kiểm soát #1: Tình Câu hỏi nghiên cứu mô tả #5: Hãy xem Câu hỏi 19: có
trạng biên chế giáo sư chính Thành viên của tập thể cán được vào biên chế giáo sư
thức. bộ giảng dạy có được vào chính thức không
biên chế giáo sư chính thức (Có/không).
không?

Phân tích Dữ liệu

Trong đề án nghiên cứu, hãy trình bày thông tin về các bước được bao gồm trong việc phân
tích dữ liệu. Tôi đề xuất trình bày các bước này dưới hình thức một chuỗi các bước, như sau
đây:

Bước 1 Hãy trình bày thông tin về số thành viên trong mẫu đã gửi thư phản hồi
và đã không gửi thư phản hồi đối với cuộc điều tra/khảo sát. Một bảng
với các con số và các tỷ lệ phần trăm mô tả những người trả lời (người
hồi đáp) và những người không trả lời (người không hồi đáp) là một
công cụ hữu ích để trình bày thông tin này

145
Bước 2 Hãy thảo luận về phương pháp sẽ được sử dụng để xác định thiên lệch
liên quan đến việc trả lời (thiên lệch hồi đáp) (response bias). Thiên
lệch liên quan đến việc trả lời là tác động của những việc không trả lời
đối với các ước lượng của cuộc điều tra/khảo sát. Thiên lệch có nghĩa
là giá mà những người không trả lời đã trả lời, thì những câu trả lời của
họ lẽ ra đã thay đổi đáng kể các kết quả chung của cuộc điều tra/khảo
sát. Hãy đề cập đến các thủ tục được sử dụng để kiểm tra để tìm thiên
lệch liên quan đến việc trả lời, như phép phân tích sóng (wave analysis)
hay phép phân tích người trả lời/người không trả lời. Trong phép phân
tích sóng, nhà nghiên cứu xem xét những thư phản hồi đối với những
mục chọn lọc từng tuần một để xác định xem những câu trả lời trung
bình có thay đổi không (Leslie, 1972). Dựa trên các giả định rằng
những người gửi thư phản hồi đối với các cuộc điều tra/khảo sát trong
các tuần lễ cuối cùng của thời kỳ trả lời thì hầu như là người không trả
lời. Nếu những câu trả lời bắt đầu thay đổi, thì có khả năng tồn tại thiên
lệch liên quan đến việc trả lời. Một cách kiểm tra khác đối với thiên
lệch liên quan đến việc trả lời là tiếp xúc bằng điện thoại với một ít
người không trả lời và xác định xem các câu trả lời của họ qua cuộc tiếp
xúc này có khác đáng kể với các câu trả lời của những người trả lời hay
không. Đây là các kiểm tra người trả lời – người không trả lời đối với
thiên lệch liên quan đến việc trả lời.

Bước 3 Hãy thảo luận về một kế hoạch đưa ra phép phân tích có tính mô tả về dữ
liệu đối với tất cả các biến độc lập và các biến phụ thuộc trong công trình
nghiên cứu. Phân tích này phải chỉ ra các giá trị trung bình, các độ lệch
chuẩn, và miền hay khoảng biến thiên của các số điểm cho các biến này.

Bước 4 Nếu đề án nghiên cứu có chứa một công cụ với các thang đo hay một kế
hoạch xây dựng các thang đo (kết hợp các mục vào các thang đo), hãy
xác định thủ tục thống kê (nghĩa là, phép phân tích yếu tố (phép phân
tích nhân tố)) để hoàn thành việc này. Ngoài ra, hãy đề cập đến những
phương thức kiểm tra độ tin cậy đối với tính nhất quán bên trong của
các thang đo này (nghĩa là trị thống kê alpha Cronbach).

Bước 5 Hãy xác định phép thống kê và chương trình máy tính về thống kê để
kiểm định các câu hỏi nghiên cứu chính hay các giả thuyết trong công
trình nghiên cứu được đề xuất. Hãy cung cấp cơ sở lý lẽ biện minh cho
việc chọn lựa kiểm định thống kê và hãy đề cập đến những giả định gắn
liền với trị thống kê. Hãy dựa sự chọn lựa này trên cơ sở bản chất của
câu hỏi nghiên cứu (thí dụ, phổ biến nhất là thiết lập quan hệ giữa các
biến hay so sánh các nhóm), số lượng biến độc lập và biến phụ thuộc và
số lượng các biến hiệp biến (covariates) (thí dụ, hãy xem Newton,
1992). Cũng lưu ý rằng phương pháp đo lường các biến (như là liên tục
hay phân loại, phân hạng) và loại phân phối của các số điểm (phân phối
chuẩn hay không chuẩn) ảnh hưởng đến việc chọn lựa kiểm định thống
kê (Creswell, 2002).
Thí dụ 9.1 Phần trình bày Phương pháp Điều tra/Khảo sát

Dưới đây là một thí dụ về phần trình bày phương pháp điều tra/khảo sát minh họa nhiều bước
được đề cập trên đây. Đoạn trích dẫn này (đã xin được phép sử dụng), lấy từ một bài báo trên
tập san, báo cáo một công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự giảm sút dần số

146
lượng sinh viên tại một trường đại học về khoa học nhân văn qui mô nhỏ (Bean và Creswell,
1980, các trang 321-322).

Hệ Phương pháp

Địa điểm của công trình nghiên cứu này là một trường đại học về khoa học nhân văn, thuộc tôn giáo,
dạy chung sinh viên nam và nữ tại thành phố Midwest ở Hoa Kỳ với dân số là 175.000 người (Các
tác giả xác định địa điểm nghiên cứu và tổng thể).

Trong năm trước đây, tỷ lệ bỏ học nửa chừng là 25%. Các tỷ lệ bỏ học nửa chừng có
khuynh hướng cao nhất trong sinh viên năm thứ nhất và sinh viên năm thứ hai, vì thế
nỗ lực đã được thực hiện để đến với càng nhiều sinh viên năm thứ nhất và sinh viên
năm thứ hai càng tốt bằng cách phân phát bản câu hỏi thông qua các lớp học. Nghiên
cứu về sự sụt giảm dần số lượng sinh viên chỉ ra rằng nam giới và nữ giới bỏ học đại
học nửa chừng vì nhiều lý do khác nhau (Bean, 1978, trên báo chí; Spady, 1971). Vì
thế, chỉ có phụ nữ được phân tích trong công trình nghiên cứu này.

Trong suốt tháng Tư năm 1979, 169 phụ nữ đã gởi trở lại các bản câu hỏi. Một mẫu thuần
nhất gồm 135 phụ nữ, những người này là công dân Hoa Kỳ 25 tuổi hay trẻ hơn, chưa lập gia đình,
làm việc toàn thời gian, và người da trắng, đã được chọn cho phân tích này để loại trừ một số biến
gây lẫn lộn hay cản trở (Kerlinger, 1973).

Trong số các phụ nữ này, 71 người là sinh viên năm thứ nhất, 55 người là sinh viên năm thứ
hai, và 9 người là sinh viên năm thứ ba. Trong số các sinh viên này, 95% nằm trong độ tuổi 18
đến 21. Mẫu này bị thiên lệch về hướng các sinh viên có khả năng cao hơn như được chỉ ra bởi
các số điểm trong cuộc kiểm tra trước khi cho vào Đại học của Hoa Kỳ (Các tác giả trình bày
thông tin có tính mô tả về mẫu).

Dữ liệu đã được thu thập bằng cách sử dụng bản câu hỏi gồm có 116 mục. Đa số các mục này
là các mục giống Likert (Likert-like items), dựa trên một thang đo, đi từ “một mức độ rất nhỏ” đến
“một mức độ rất lớn”. Các câu hỏi khác hỏi về thông tin về dữ kiện, như các số điểm trong cuộc
kiểm tra của Đại học Hoa Kỳ, điểm xếp hạng ở trung học, và trình độ giáo dục của cha mẹ. Tất cả
thông tin được sử dụng trong phân tích này đã được rút ra từ dữ liệu trên bản câu hỏi. Bản câu hỏi
này đã được xây dựng và thử nghiệm tại ba tổ chức khác trước khi đem sử dụng tại đại học. [Các
tác giả thảo luận về công cụ].

Giá trị đồng thời (trùng hợp) và hội tụ (D. T. Campbell và Fiske, 1959) của các thước đo này
đã được chứng thực thông qua phép phân tích yếu tố (nhân tố), và được tìm thấy là đạt một mức
thỏa đáng. Độ tin cậy của các yếu tố đã được chứng thực thông qua hệ số alpha. Các cấu trúc khái
niệm (constructs) đã được thể hiện bằng 25 thước đo – nhiều mục (items) được kết hợp trên cơ sở
phân tích yếu tố (nhân tố) để tạo ra các chỉ số – và 27 thước đo là các chỉ báo về mục đơn lẻ. (Giá
trị và độ tin cậy được đề cập).

Phép hồi qui bội và phép phân tích đường đi (quỹ đạo) (Heise, 1969; Kerlinger và Pedhazur,
1973) đã được sử dụng để phân tích dữ liệu)

Trong mô hình nhân quả . . . , ý định rời bỏ học đường đã được hồi qui theo tất cả các biến
đứng trước nó trong chuỗi tuần tự nhân quả. Kế đó, các biến can thiệp có quan hệ đáng kể với ý
định rời bỏ học đường được hồi qui theo các biến về tổ chức, các biến về cá nhân, các biến về môi
trường, và các biến về bối cảnh, quá trình đào tạo. (Các bước phân tích dữ liệu được trình bày).

CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT KẾ HOẠCH

147
THEO PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM (THỰC NGHIỆM)
(AN EXPERIMENTAL METHOD PLAN)

Phần thảo luận về phương pháp thí nghiệm (thực nghiệm) theo một hình thức chuẩn: những người
tham gia, tài liệu, các thủ tục, và các thước đo. Bốn chủ đề này nhìn chung là đủ. Trong phần này
của chương chín này, tôi xem xét lại các thành phần nói trên cũng như thông tin về thiết kế dựa
trên thí nghiệm và thông tin về phép phân tích thống kê. Như với phần trình bày các cuộc điều
tra/khảo sát, chủ đích ở đây là nêu bật những chủ đề then chốt phải được đề cập trong một đề án
theo phương pháp thí nghiệm. Hướng dẫn chung về các chủ đề này được tìm thấy bằng cách trả
lời các câu hỏi trên danh mục kiểm tra được trình bày trong Bảng 9.3.

Bảng 9.3 Danh mục Kiểm tra về các Câu hỏi cho việc Thiết kế một
Thủ tục Thí nghiệm
________ Những người tham gia (participants) vào công trình nghiên cứu này là ai?
Những người tham gia này thuộc về những tổng thể nào?
________ Những người tham gia đã được chọn như thế nào? Có phải phương pháp chọn
lựa ngẫu nhiên đã được sử dụng?
________ Những người tham gia sẽ được chỉ định (bố trí) một cách ngẫu nhiên như thế
nào? Có phải họ sẽ được làm cho tương xứng? Bằng cách nào?
________ Có bao nhiêu người tham gia sẽ ở trong nhóm thí nghệm (experimental group) và
trong nhóm kiểm soát (control group)?
________ Biến phụ thuộc hay các biến phụ thuộc trong công trình nghiên cứu này là gì?
(Các) biến này sẽ được đo lường bằng cách nào? (Các) biến này sẽ được đo
lường bao nhiêu lần?
________ Điều kiện hay các điều kiện xử lý là gì? Điều kiện xử lý được đưa vào hoạt động
ra sao?
________ Có phải các biến sẽ hiệp biến (đồng biến thiên) (covaried) trong thí nghiệm này?
Các biến này sẽ được đo lường bằng cách nào?
________ Thiết kế nghiên cứu dựa trên thí nghiệm nào sẽ được sử dụng? Mô hình trực
quan của thiết kế này trông ra sao?
________ Công cụ hay các công cụ nào sẽ được sử dụng để đo lường kết cục (kết quả)
trong công trình nghiên cứu này? Tại sao công cụ này đã được chọn? Ai đã xây
dựng công cụ này? Công cụ này có giá trị đã được chứng thực và độ tin cậy đã
được chứng thực hay không? Đã xin phép sử dụng công cụ này hay chưa?
________ Các bước trong thủ tục này là gì (thí dụ, việc chỉ định (bố trí) ngẫu nhiên những
người tham gia vào các nhóm, việc thu thập thông tin về nhân khẩu học, việc
thực hiện kiểm định trước (pretest), việc thực hiện (các) phép xử lý, việc thực
hiện kiểm định sau (posttest).
________ Những mối đe dọa tiềm tàng đối với giá trị bên trong và bên ngoài (internal and
external validity) của thiết kế dựa trên thí nghiệm này và thủ tục thí nghiệm này
là gì? Những mối đe dọa đó sẽ được giải quyết như thế nào?
________ Có phải thử nghiệm thí điểm của thí nghiệm này sẽ được tiến hành?
________ Phương pháp thống kê nào sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu này (thí dụ, có
tính mô tả và có tính suy luận)?
Những Người Tham gia (Participants) [Trước đây được Gọi là các
Đối tượng (Subjects)]

Người đọc cần biết về việc chọn lựa, việc bố trí hay chỉ định, và số lượng người tham gia,
những người này sẽ tham gia vào cuộc thí nghiệm. Hãy xét đến những đề nghị sau đây khi
viết phần trình bày phương pháp cho một cuộc thí nghiệm:

148
• Hãy mô tả qui trình chọn lựa những người tham gia, như là ngẫu nhiên hay không ngẫu
nhiên (thí dụ, được chọn dựa trên sự thuận tiện). Những người tham gia có hể được chọn
lựa bằng phương pháp chọn lựa ngẫu nhiên hay phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Với
phương pháp chọn lựa ngẫu nhiên hay lấy mẫu ngẫu nhiên, mỗi cá nhân có xác suất được
chọn bằng nhau từ tổng thể, bảo đảm rằng mẫu này sẽ tiêu biểu cho tổng thể (Keppel,
1991). Tuy nhiên, trong nhiều thí nghiệm, chỉ có mẫu thuận tiện (convenience sample) là
có thể thực hiện bởi vì nhà điều tra có thể sử dụng các nhóm được hình thành một cách tự
nhiên (thí dụ, một lớp học, một tổ chức, hay một đơn vị gia đình) hay những người tình
nguyện làm những người tham gia vào công trình nghiên cứu.

• Mẫu thuận tiện cũng làm cho việc chỉ định một cách ngẫu nhiên các cá nhân vào các nhóm
trở nên khó khăn, mà việc chỉ định một cách ngẫu nhiên này là nét đặc trưng của một cuộc
thí nghiệm đích thực. Nếu việc chỉ định một cách ngẫu nhiên được thực hiện, thì hãy thảo
luận về việc dự án sẽ bao gồm việc chỉ định một cách ngẫu nhiên các cá nhân vào các nhóm
tiếp nhận sự xử lý hay nhóm chịu xử lý (treament group). Điều này có nghĩa là trong đội
ngũ những người tham gia vào công trình nghiên cứu, cá nhân #1 đi vào nhóm 1, cá nhân #2
vào nhóm 2, và tiếp tục như thế, sao cho không có thiên lệch có hệ thống trong việc chỉ định
các cá nhân. Thủ tục này loại bỏ được khả năng xảy ra những khác biệt có hệ thống giữa
những người tham gia và môi trường của cuộc thí nghiệm mà có thể ảnh hưởng đến các kết
cục, do đó bất cứ khác biệt nào trong các kết cục đều có thể qui cho là do phép xử lý thí
nghiệm (Keppel, 1991).

• Hãy xác định những biện pháp kiểm soát khác trong thiết kế dựa trên thí nghiệm mà sẽ
kiểm soát một cách có hệ thống các biến có thể ảnh hưởng đến kết cục. Một cách tiếp cận
là lựa chọn tương xứng (match) các cá nhân tham gia xét theo một nét đặc trưng hay một
đặc điểm nhất định để hình thành những tập hợp đã được lựa tương xứng. Sau đó, chỉ định
một cá nhân từ mỗi tập hợp đã được lựa tương xứng (matched set) vào mỗi nhóm. Thí dụ,
các số điểm trong một cuộc kiểm định trước (kiểm định sơ bộ) có thể được thu nhận. Kế
đó các cá nhân có thể được chỉ định vào các nhóm, với mỗi nhóm có cùng số lượng cá
nhân đạt số điểm cao, trung bình, và thấp trong cuộc kiểm định trước nói trên, như tất cả
các nhóm khác. Một cách khác là, các tiêu chí để lựa cho tương xứng (matching) có thể là
các mức độ về khả năng hay các biến nhân khẩu học. Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu có
thể quyết định không lựa cho tương xứng các cá nhân tham gia bởi vì việc này tốn kém và
mất thời gian (Salkind, 1990), và dẫn đến những nhóm không thể so sánh được nếu có
những cá nhân tham gia rời bỏ cuộc thí nghiệm (Rosenthal và Rosnow, 1991). Các
phương pháp khác để đưa cơ chế kiểm soát vào trong các cuộc thí nghiệm liên quan đến
việc sử dụng các biến hiệp biến (covariates) (thí dụ, các số điểm trong kiểm định trước) và
việc kiểm soát theo thống kê, việc chọn các mẫu thuần nhất, hay việc sắp xếp những người
tham gia để hình thành những tiểu nhóm hay những phân loại và phân tích tác động của
mỗi tiểu nhóm đối với kết cục (Creswell, 2002).

• Hãy trình bày cho người đọc biết về số người tham gia trong mỗi nhóm và các thủ tục có
hệ thống để xác định qui mô hay cỡ của mỗi nhóm. Đối với nghiên cứu dựa trên thí
nghiệm, các nhà điều tra sử dụng phép phân tích năng lực (power analysis) (Lipsey, 1990)
để xác định qui mô mẫu hay cỡ mẫu thích hợp cho các nhóm.
Sự tính toán này bao gồm

- Việc xem xét mức ý nghĩa thống kê cho cuộc thí nghiệm, hay alpha.
- Mức độ năng lực được mong muốn trong công trình nghiên cứu – thường được thể
hiện như là cao, trung bình, hay thấp – đối với kiểm định thống kê về giả thuyết
‘không’, với dữ liệu mẫu, khi giả thuyết ‘không’ thực ra là sai.

149
- Qui mô hiệu quả (effect size), đó là những khác biệt kỳ vọng trong các giá trị trung
bình giữa nhóm kiểm soát và nhóm thí nghiệm được thể hiện thành số đơn vị độ lệch
chuẩn.

Các nhà nghiên cứu ấn định các giá trị cho ba yếu tố này (thí dụ, alpha = 0,05,
năng lực = 0,08, và qui mô hiệu quả = 0,05) và có thể xem trong một bảng liệt kê
để tìm qui mô cần thiết cho mỗi nhóm (xem Cohen, 1977; Lipsey, 1990). Theo
cách này, các cuộc thí nghiệm được lập kế hoạch thế nào để qui mô của mỗi nhóm
tiếp nhận sự xử lý (nhóm chịu xử lý) tạo ra độ nhạy lớn nhất, do đó tác động đối
với kết cục thực sự là do sự vận dụng thí nghiệm hay sự xử lý trong công trình
nghiên cứu.

Các Biến

• Hãy xác định rõ ràng các biến độc lập trong cuộc thí nghiệm (hãy nhớ lại nội dung thảo
luận về các biến trong Chương 5). Phải có một biến độc lập là biến xử lý (treatment
variable). Một nhóm hay nhiều hơn một nhóm tiếp nhận sự vận dụng thí nghiệm
(experimental manipulation), hay phép xử lý (treatment), từ nhà nghiên cứu. Các biến độc
lập khác có thể đơn giản là các biến được đo lường trong đó không có sự xử lý hay vận
dụng thí nghiệm nào xảy ra (thí dụ, các thái độ hay các đặc điểm cá nhân của những người
tham gia). Ngoài ra, còn có các biến độc lập khác có thể được kiểm soát theo thống kê
trong cuộc thí nghiệm, như các đặc điểm nhân khẩu học (thí dụ, giới tính hay tuổi tác).
Phần trình bày phương pháp phải liệt kê và xác định rõ ràng tất cả các biến độc lập trong
một cuộc thí nghiệm.

• Hãy xác định biến hay các biến phụ thuộc trong cuộc thí nghiệm. Biến phụ thuộc là biến
đáp ứng hay biến tiêu chí mà coi như là được gây ra bởi, hay chịu ảnh hưởng của, các điều
kiện xử lý độc lập (và bất cứ biến độc lập nào khác). Rosenthal và Rosnow (1991) đã đưa
ra ba thước đo các kết cục của mẫu thí nghiệm đầu tiên trong các cuộc thí nghiệm: chiều
của thay đổi quan sát được, số lượng của thay đổi này, và sự dễ dàng trong việc người
tham gia thay đổi (thí dụ, đối tượng (người tham gia) điều chỉnh lại để có được đáp ứng
đúng như trong thiết kế một đối tượng duy nhất.

Sự Trang bị Công cụ và Tài liệu

Trong suốt một cuộc thí nghiệm, người ta tiến hành những quan sát hay thu nhận các số đo
bằng việc sử dụng các công cụ ở giai đoạn kiểm định trước hay kiểm định sau (hoặc cả hai)
của các thủ tục thí nghiệm. Như với việc chọn lựa mọi công cụ, một kế hoạch nghiên cứu
đúng đắn đòi hỏi phải có sự thảo luận kỹ lưỡng về công cụ hay các công cụ – việc xây dựng
các công cụ này, các mục của chúng, các thang đo của chúng, và các báo cáo về độ tin cậy và
giá trị (validity) của các số điểm trong những sử dụng trong quá khứ. Nhà nghiên cứu cũng
nên báo cáo về các tài liệu (materials) được sử dụng cho việc xử lý thí nghiệm trong công
trình nghiên cứu (thí dụ, chương trình đặc biệt hay các hoạt động cụ thể được dành cho nhóm
thí nghiệm).
• Hãy mô tả công cụ hay các công cụ mà những người tham gia hoàn tất trong cuộc thí
nghiệm, thông thường được hoàn tất trước khi thí nghiệm bắt đầu và vào lúc kết thúc thí
nghiệm. Hãy chỉ ra giá trị và độ tin cậy đã được chứng thực của các số điểm trên các công
cụ, những cá nhân đã xây dựng các công cụ này, và bất cứ sự cho phép nào cần phải có để
sử dụng chúng.

150
• Hãy thảo luận kỹ lưỡng về các tài liệu được sử dụng cho việc xử lý thí nghiệm. Thí dụ,
một nhóm có thể tham gia vào một kế hoạch học hỏi đặc biệt với sự hỗ trợ của máy tính,
kế hoạch này được sử dụng bởi một giáo viên trong lớp học. Kế hoạch này có thể bao
gồm những bài phát thêm, những bài học, và những hướng dẫn bằng văn bản đặc biệt để
giúp sinh viên trong nhóm thí nghiệm này học hỏi cách thức nghiên cứu một chủ đề hay
môn học bằng cách sử dụng máy tính. Một thử nghiệm thí điểm về các tài liệu này cũng
có thể được thảo luận, cũng như bất kỳ sự đào tạo, huấn luyện nào đòi hỏi các cá nhân
phải có để áp dụng được các tài liệu này theo cách thức chuẩn mực. Chủ đích của thử
nghiệm thí điểm này là nhằm bảo đảm rằng tài liệu nói trên có thể được áp dụng, mà
không có độ biến thiên, cho nhóm tiếp nhận sự xử lý.

Các Thủ tục Thí nghiệm

Nhà nghiên cứu cũng cần phải xác định các thủ tục thiết kế dựa trên thí nghiệm cụ thể. Thảo
luận này bao gồm việc cho biết loại thí nghiệm tổng quát, việc dẫn chứng các lý do chọn lựa
thiết kế này, và việc đưa ra một mô hình trực quan để giúp người đọc hiểu được các thủ tục
này.

• Hãy xác định loại thiết kế dựa trên thí nghiệm sẽ được sử dụng trong công trình nghiên
cứu được đề xuất. Các loại có sẵn về thí nghiệm là thiết kế tiền-thí nghiệm (pre-
experimental designs), thí nghiệm đích thực, gần như-thí nghiệm, và thiết kế một đối
tượng duy nhất. Với các thiết kế tiền-thí nghiệm, nhà nghiên cứu xem xét, nghiên cứu một
nhóm đơn lẻ và đưa ra một sự can thiệp trong suốt cuộc thí nghiệm. Thiết kế này không có
nhóm kiểm soát để so sánh với nhóm thí nghiệm. Trong gần như-thí nghiệm (tựa thí
nghiệm) nhà điều tra sử dụng nhóm kiểm soát và nhóm thí nghiệm nhưng không chỉ định
một cách ngẫu nhiên những người tham gia vào các nhóm (thí dụ, các nhóm này có thể là
các nhóm còn y nguyên có sẵn cho nhà nghiên cứu). Trong thí nghiệm đích thực, nhà điều
tra chỉ định một cách ngẫu nhiên những người tham gia vào các nhóm tiếp nhận sự xử lý.
Thiết kế một đối tượng duy nhất hay thiết kế N bằng 1 bao gồm việc quan sát hành vi của
một cá nhân duy nhất (hay một số ít cá nhân) theo thời gian.
• Hãy xác định những gì được so sánh trong cuộc thí nghiệm. Trong nhiều thí nghiệm, những
thí nghiệm thuộc loại được gọi là các thiết kế giữa các đối tượng (between-subject designs),
nhà điều tra so sánh hai nhóm hay nhiều hơn hai nhóm (Keppel, 1991; Rosenthal và
Rosnow, 1991). Thí dụ, thí nghiệm có thiết kế theo yếu tố hay thiết kế dạng thừa số
(factorial design), một biến thể của thiết kế giữa các đối tượng, bao gồm việc thiết yếu là sử
dụng hai, hay nhiều hơn hai, biến xử lý để xem xét những tác động độc lập và đồng thời của
các biến xử lý này đối với mỗi kết cục (Vogt, 1999). Thiết kế nghiên cứu về hành vi được
sử dụng rộng rãi này khảo sát không những các tác động của mỗi phép xử lý một cách tách
biệt, mà còn các tác động của các biến được sử dụng kết hợp, bằng cách đó mang lại một
cách nhìn đa chiều phơi bày nhiều thông tin và đầy ý nghĩa (Keppel, 1991). Trong các thí
nghiệm khác, nhà nghiên cứu chỉ nghiên cứu một nhóm trong một thiết kế được gọi là thiết
kế trong phạm vi một nhóm (a within-group design). Thí dụ, trong thiết kế theo các số đo
lặp đi lặp lại (repeated measures design), những người tham gia được chỉ định tiếp nhận các
phép xử lý khác nhau ở các thời điểm khác nhau trong suốt cuộc thí nghiệm. Một thí dụ
khác về thiết kế trong phạm vi một nhóm là một công trình nghiên cứu về hành vi của một
cá nhân duy nhất theo thời gian, trong đó nhà thí nghiệm vừa cung cấp một phép xử lý vừa
kìm lại không cung cấp phép xử lý này, ở những thời điểm khác nhau trong cuộc thí
nghiệm, để xác định tác động của phép xử lý này.
• Cung cấp một đồ thị hay một hình vẽ để minh họa thiết kế nghiên cứu đặc biệt sẽ được sử
dụng. Trong đồ thị hay hình vẽ này, cần sử dụng một hệ thống ký hiệu chuẩn. Tôi đề

151
xuất sử dụng một hệ thống ký hiệu kinh điển, đây là các ký hiệu do Campbell và Stanley
(1963, trang 6) cung cấp. Hệ thống ký hiệu này như sau:

- X biểu hiện việc một nhóm tiếp cận một biến thí nghiệm hay một sự kiện, các tác
động của nó sẽ được đo lường.
- O biểu hiện một quan sát hay đo lường được ghi nhận trên một công cụ.
- Các chữ X và các chữ O trên một hàng (dòng) cho trước được áp dụng cho cùng
những người cụ thể. Các chữ X và O trên cùng một cột, hay được xếp đặt theo đường
thẳng đứng (theo chiều dọc) so với nhau, là có tính đồng thời.
- Chiều từ trái sang phải chỉ ra thứ tự theo thời gian của các thủ tục trong cuộc thí
nghiệm (đôi khi được chỉ ra bằng một mũi tên).
- Ký hiệu R cho biết việc chỉ định ngẫu nhiên (chỉ định ngẫu nhiên các cá nhân vào các
nhóm).
- Sự tách biệt hai hàng (dòng) song song bằng một đường gạch cách khoảng nằm ngang
(– – – – – –) chỉ ra rằng các nhóm so sánh không ngang bằng (hay được làm cho
ngang bằng) bằng việc chỉ định ngẫu nhiên. Việc không có đường gạch cách khoảng
nằm ngang giữa các hàng song song của các nhóm thể hiện việc chỉ định ngẫu nhiên
các cá nhân vào các nhóm tiếp nhận xử lý.

Trong các thí dụ sau đây, hệ thống khái niệm nói trên được sử dụng để minh họa các
thiết kế tiền-thí nghiệm, gần như-thí nghiệm, thí nghiệm đích thực, và một đối tượng duy
nhất.

Thí dụ 9.2 Các Thiết kế Tiền-Thí nghiệm

Nghiên cứu Tình huống Một lần Duy nhất

Thiết kế này bao gồm việc một nhóm tiếp nhận một phép xử lý, tiếp theo là thực hiện việc đo
lường.
Nhóm A X O

Thiết kế Kiểm định Trước-Kiểm định Sau Một Nhóm


(One-Group Pretest-Posttest Design)

Thiết kế nào bao gồm việc đo lường kiểm định trước, tiếp theo sau là thực hiện phép xử lý và
kiểm định sau đối với một nhóm duy nhất.

Nhóm A O1 X O2

So sánh Nhóm Tĩnh hay Chỉ Kiểm định Sau


Với các Nhóm Không Tương đương
(Static Group Comparison or Posttest-Only with Nonequivalent Group)

Các nhà thí nghiệm sử dụng thiết kế này sau khi thực hiện một phép xử lý. Sau khi hoàn tất
phép xử lý, nhà nghiên cứu chọn một nhóm so sánh và tiến hành kiểm định sau cho cả (các)
nhóm thí nghiệm lẫn (các) nhóm so sánh

Nhóm A X O
Nhóm B 152
O
Thiết kế Chỉ Kiểm định sau Với các Nhóm Không Tương đương,
Phép Xử lý khác
(Alternative Treatment Posttest-Only With Nonequivalent Groups Design)

Thiết kế này sử dụng củng một thủ tục như Sự So sánh Nhóm Tĩnh, ngoại trừ việc nhóm so
sánh không tương đương tiếp nhận phép xử lý khác

Nhóm A X1 O
Nhóm B X2 O

Thí dụ 9.3. Các Thiết kế Gần như-Thí nghiệm

Thiết kế Nhóm Kiểm soát Không Tương đương


(Kiểm định trước và Kiểm định sau)
(Nonequivalent (Pretest and Posttest) Control-Group Design)

Trong thiết kế này, đây là cách tiếp cận phổ biến với các thí nghiệm gần như là thí nghiệm,
nhóm thí nghiệm A và nhóm kiểm soát B được chọn mà không theo việc chỉ định ngẫu nhiên.
Cả hai nhóm đều được thực hiện kiểm định trước và kiểm định sau. Chỉ có nhóm thí nghiệm
tiếp nhận phép xử l ý

Nhóm A O X O
Nhóm B O O

Thiết kế Chuỗi Thời gian Gián đoạn cho Nhóm Đơn


(Single-Group Interrupted Time-Series Design)

Trong thiết kế này, nhà nghiên cứu ghi chép các số đo cho một nhóm đơn lẽ cả trước và sau
khi thực hiện phép xử lý.

Nhóm A O–O–O–O–X–O–O–O–O

Thiết kế chuỗi Thời gian Gián đoạn với Nhóm Kiểm soát
(Control-Group Interrupted Time-Series Design)

153
Thiết kế này là sự sửa đổi thiết kế Chuỗi Thời gian Gián đoạn, Nhóm Đơn trong đó hai nhóm
cá nhân tham gia, không được chỉ định một cách ngẫu nhiên, được quan sát theo thời gian.
Phép xử lý chỉ được thực hiện cho một trong hai nhóm (nghĩa là Nhóm A).

Nhóm A O–O–O–O–X–O–O–O–O
Nhóm B O–O–O–O–O–O–O–O–O

Thí dụ 9.4. Các Thiết kế Thí nghiệm Đích thực

Thiết kế Nhóm Kiểm soát Kiểm định trước-Kiểm định sau


(Pretest-Posttest Control-Group Design)

Là một thiết kế cổ điển, truyền thống, thủ tục này bao gồm việc chỉ định ngẫu nhiên những
người tham gia vào hai nhóm. Cả hai nhóm đều được thực hiện kiểm định trước và kiểm định
sau, nhưng phép xử lý chỉ được cung cấp cho nhóm thí nghiệm, đó là Nhóm A.

Nhóm A R O X O
Nhóm B R O O

Thiết kế Nhóm Kiểm soát Chỉ Kiểm định sau


(Posttest-Only Control-Group Design)

Thiết kế này kiểm soát bất kỳ tác động gây lẫn lộn hay cản trở nào của một kiểm định trước
và là một thiết kế thí nghiệm thông dụng. Những người tham gia được chỉ định một cách
ngẫu nhiên vào các nhóm, phép xử lý chỉ được cung cấp cho nhóm thí nghiệm, và cả hai
nhóm được đo lường trong kiểm định sau.

Nhóm A R X O
Nhóm B R O

Thiết kế Bốn Nhóm Solomon (Solomon Four-Group Design)

Là một trường hợp đặc biệt của một thiết kế theo yếu tố hay dạng thừa số 2 x 2, thủ tục này
bao gồm việc chỉ định ngẫu nhiên những người tham gia vào bốn nhóm. Các kiểm định trước
và các phép xử lý được thay đổi đối với bốn nhóm này. Tất cả các nhóm đều nhận được kiểm
định sau.

Nhóm A R O X O
Nhóm B R O O
Nhóm C R X O
Nhóm D R O

154
Thí dụ 9.5. Các Thiết kế Một Đối tượng Duy nhất

Thiết kế Một Đối tượng Duy nhất A-B-A (A-B-A Single-Subject Design)

Thiết kế này bao gồm nhiều quan sát về một cá nhân duy nhất. Hành vi mục tiêu của một cá
nhân duy nhất được xác lập theo thời gian và được gọi là hành vi cơ sở. Một khi cơ sở này
được xác lập, thì nhà nghiên cứu áp dụng phép sử lý. Các quan sát tiếp tục theo thời gian sau
khi phép xử lý đã được ngừng áp dụng.

Cơ sở A Phép xử lý B Cơ sở A

X–X–X–X–X–X
O–O–O–O–O–O–O–O–O–O–O–O–O–O–O–O

NHỮNG MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI GIÁ TRỊ (THREATS TO VALIDITY)


Có vài mối đe đọa đối với giá trị (validity) mà sẽ làm nảy sinh những vấn đề tiềm tàng về khả
năng của nhà thí nghiệm kết luận rằng sự can thiệp tác động đến kết cục. Các nhà nghiên cứu
dựa trên thí nghiệm cần nhận diện những mối đe dọa đối với giá trị bên trong của cuộc thí
nghiệm và nêu lên quan hệ giữa các mối đe dọa này với loại thiết kế được đề xuất cho công
trình nghiên cứu. Các mối đe dọa đối với giá trị bên trong (Internal validity threats) là các
thủ tục thí nghiệm, các phép xử lý, hay những kinh nghiệm của những người tham gia mà đe
dọa khả năng của nhà nghiên cứu rút ra những kết luận đúng từ dữ liệu trong một cuộc thí
nghiệm. Những mối đe dọa này bao gồm việc sử dụng các thủ tục không thích hợp (thí dụ,
thay đổi công cụ trong cuộc thí nghiệm) hoặc những khía cạnh hay những vấn đề khó khăn
trong việc áp dụng các phép xử lý (thí dụ, tồn tại tác động khuếch tán khi các thành viên của
nhóm thí nghiệm và nhóm kiểm soát nói chuyện với nhau). Các mối đe dọa cũng có thể nảy
sinh từ các đặc điểm của những người tham gia (thí dụ, những người tham gia trưởng thành
trong suốt một cuộc thí nghiệm và thay đổi các quan điểm của họ hay trở nên khôn ngoan hơn
và giàu kinh nghiệm hơn).

Nhà nghiên cứu dựa trên thí nghiệm cũng phải nhận diện những mối đe dọa tiềm tàng
đối với giá trị bên ngoài. Các mối đe dọa đối với giá trị bên ngoài (External validity threats)
nảy sinh khi các nhà thí nghiệm rút ra những kết luận không đúng, từ dữ liệu mẫu, cho những
người khác, những môi trường khác và những tình huống trong quá khứ hay trong tương lai.
Thí dụ, một mối đe dọa đối với giá trị bên ngoài nảy sinh khi nhà nghiên cứu khái quát hóa,
vượt quá các nhóm trong cuộc thí nghiệm của mình, ra cho các nhóm chủng tộc hay xã hội
khác không được nghiên cứu.

Các mối đe dọa khác có thể được đề cập trong phần trình bày phương pháp nghiên cứu
là các mối đe dọa đối với giá trị kết luận thống kê (statistical conclusion validity). Các mối
đe dọa đối với kết luận thống kê nảy sinh khi các nhà thí nghiệm rút ra những kết luận không
chính xác từ dữ liệu bởi vì năng lực thống kê không đủ hay có sự vi phạm các giả định thống
kê. Các mối đe dọa đối với giá trị về cấu trúc khái niệm hay giá trị về khái niệm (contruct

155
valididy) xảy ra khi các nhà điều tra sử dụng các định nghĩa và các thước đo không phù hợp
về các biến.

Để viết các mối đe dọa này vào trong một đề án nghiên cứu, cũng như các mối đe dọa
đối với giá trị bên trong và giá trị bên ngoài, chúng ta cần phải trước tiên xác định các mối đe
dọa này bằng cách tham khảo các sách giáo khoa về các phương pháp nghiên cứu như Cook
và Campbell (1979) hay những bài thảo luận như được tìm thấy trong Reichardt và Mark
(1998). Nhiều cuốn sách về các phương pháp nghiên cứu nhận diện và thảo luận về các mối
đe dọa này (thí dụ, Creswell, 2002; Tuckman, 1999).

Thủ tục (Procedure)

Nhà nghiên cứu cần phải mô tả thật chi tiết về thủ tục tiến hành cuộc thí nghiệm. Người đọc
phải biết được thiết kế được sử dụng, các quan sát, phép xử lý, và kế hoạch thời gian hay giới
hạn thời gian của các hoạt động.

• Hãy thảo luận về một cách tiếp cận từng bước đối với thủ tục trong cuộc thí nghiệm. Thí
dụ, Borg và Gall (1989, trang 679) đã phát thảo sáu bước thường được sử dụng trong thủ
tục của thiết kế nhóm kiểm soát kiểm định trước-kiểm định sau với việc lựa cho tương
xứng các cá nhân tham gia vào các nhóm:

1. Thực hiện việc đo lường, bằng cách sử dụng các thước đo, về biến phụ thuộc, hay một
biến có tương quan chặt chẽ với biến phụ thuộc, đối với những người tham gia vào
nghiên cứu.

2. Chỉ định những người tham gia vào các cặp tương xứng trên cơ sở các số điểm của họ
trên các thước đo được mô tả trong Bước 1.

3. Chỉ định một cách ngẫu nhiên một thành viên của mỗi cặp nói trên vào nhóm thí
nghiệm và thành viên kia vào nhóm kiểm soát.

4. Đưa nhóm thí nghiệm ra tiếp nhận phép xử lý thí nghiệm và không thực hiện phép xử
lý nào hoặc thực hiện một phép xử lý khác cho nhóm kiểm soát.

5. Thực hiện việc đo lường các biến phụ thuộc đối với nhóm thí nghiệm và nhóm kiểm
soát bằng cách sử dụng các thước đo.

6. So sánh kết quả đạt được của nhóm thí nghiệm và nhóm kiểm soát trong kiểm định
sau hay các kiểm định sau bằng cách sử dụng các kiểm định về ý nghĩa thống kê.

Phân tích Thống kê


Hãy trình bày cho người đọc biết về các loại phân tích thống kê sẽ được sử dụng trong suốt
cuộc thí nghiệm.

• Hãy báo cáo về số liệu thống kê mô tả được tính toán cho các quan sát và các số đo ở giai
đoạn kiểm định trước và kiểm định sau của các thiết kế thí nghiệm. Các số liệu thống kê
mô tả này là số trung bình, độ lệch chuẩn, và miền (khoảng).

• Chỉ ra các kiểm định thống kê suy luận được sử dụng để xem xét các giả thuyết trong công
trình nghiên cứu. Đối với các thiết kế dựa trên thí nghiệm với (các nhóm) thông tin phân
loại hay phân hạng về biến độc lập và thông tin liên tục về biến phụ thuộc, thì các nhà

156
nghiên cứu sử dụng các kiểm định t hay phép phân tích đơn biến về phương sai (univariate
analysis of variance (ANOVA)), phép phân tích đồng phương sai (hiệp phương sai)
(ANCOVA), hay phép phân tích đa biến về phương sai (MANOVA – nhiều thước đo phụ
thuộc). Trong các thiết kế theo yếu tố hay dạng thừa số (factorial designs), cả sự tương tác
lẫn các tác động chính của ANOVA được sử dụng. Khi dữ liệu trong kiểm định trước và
kiểm định sau cho thấy có độ lệch đáng kể so với phân phối chuẩn, thì hãy sử dụng các
kiểm định thống kê phi tham số (nonparametric).

• Đối với các thiết kế nghiên cứu một đối tượng duy nhất, hãy sử dụng các đồ thị đường
thẳng cho các quan sát cơ sở và các quan sát trong khi phép xử lý được thực hiện, với
hoành độ (trục hoành) biểu thị các đơn vị thời gian và tung độ (trục tung) biểu thị hành vi
mục tiêu. Mỗi điểm dữ liệu được vẽ một cách riêng biệt trên đồ thị, và các điểm dữ liệu
này được nối với nhau bằng những đường thẳng (thí dụ, hãy xem S. B. Neuman và
McCormick, 1995). Thỉnh thoảng, các kiểm định về ý nghĩa thống kê, chẳng hạn như các
kiểm định t, được sử dụng để so sánh trung bình gộp chung (pooled mean) của các giai
đoạn cơ sở và xử lý, mặc dù các thủ tục như thế có thể vi phạm giả định về các thước đo
độc lập (Borg và Gall, 1989).

Thí dụ 9.6. Phần Trình bày Phương pháp Thí nghiệm

Sau đây là một đoạn chọn lọc (đã xin phép sử dụng) từ một công trình nghiên cứu gần như-
thí nghiệm của Enns và Hackett (1990) chứng tỏ nhiều trong số các thành phần trong một
thiết kế dựa trên thí nghiệm. Công trình nghiên cứu của họ giải quyết vấn đề tổng quát về
việc làm cho tương xứng các lợi ích của khách hàng và nhà cố vấn dọc theo những khía cạnh
về thái độ đối với giả thuyết nam nữ bình quyền. Các tác giả này đã đưa ra giả thuyết rằng
những người tham gia trong nghiên cứu mà ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ
nữ sẽ dễ lĩnh hội hơn đối với nhà cố vấn ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ
theo phái cấp tiến so với những người tham gia trong nghiên cứu mà không ủng hộ phong trào
đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, và rằng những người tham gia trong nghiên cứu mà không
ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ sẽ dễ lĩnh hội hơn đối với nhà cố vấn ủng
hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ theo phái tự do và không phân biệt giới tính.
Ngoại trừ phần thảo luận về phép phân tích dữ liệu còn hạn chế, cách tiếp cận của các tác giả
này trong phần phương pháp nghiên cứu bao gồm đủ các thành phần trong một phần trình bày
phương pháp tốt của một công trình nghiên cứu dựa trên thí nghiệm.

Phương pháp

Những người tham gia

Những người tham gia trong nghiên cứu này là 150 phụ nữ học đại học (chưa tốt nghiệp đại học)
đã ghi danh vào các khóa học thuộc nhóm thấp hơn lẫn nhóm lớp cao hơn về xã hội học, tâm lý
học, và truyền thông ở một đại học qui mô vừa và một đại học cộng đồng, cả hai đều ở vùng duyên
hải phía tây của Hoa Kỳ . . . . [Các tác giả mô tả những ngườI tham gia vào công trình nghiên
cứu này.]

Thiết kế và sự vận dụng (xử lý) thí nghiệm

Công trình nghiên cứu này sử dụng thiết kế theo yếu tố (thiết kế dạng thừa số) 3x2x2: Định hướng
của nhà cố vấn (theo chủ nghĩa nhân bản – không phân biệt giới tính, ủng hộ phong trào đòi quyền
bình đẳng cho phụ nữ theo phái tự do, hay ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ theo
phái cấp tiến) X Lời Phát biểu về các Giá trị (Values) (ngầm ẩn hay rõ ràng) X Sự đồng cảm với
thuyết nam nữ bình quyền của những người tham gia (ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho
phụ nữ hay không ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ). Dữ liệu thỉnh thoảng bị

157
thiếu đối với các mục cụ thể đã được giải quyết bằng một thủ tục xóa bỏ theo cặp (Các tác giả xác
định thiết kế toàn bộ).

Ba điều kiện về cố vấn, đó là theo chủ nghĩa nhân bản – không phân biệt giới tính, ủng hộ
phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ theo phái tự do, và theo phái cấp tiến, đã được mô tả
bằng các đoạn băng video dài 10 phút về một buổi cố vấn thứ hai giữa một nhà cố vấn nữ và một
khách hàng nữ. . . . Điều kiện lời phát biểu về các giá trị ngầm ẩn chỉ sử dụng phỏng vấn mẫu, vì
thế, các giá trị được nhà cố vấn chấp nhận đã ngầm ẩn trong các câu trả lời của bà. Điều kiện lời
phát biểu về các giá trị rõ ràng đã được tạo ra bằng cách thêm vào mỗi điều kiện trong ba điều kiện
cố vấn nói trên một đoạn băng dẫn đầu dài 2 phút. Đoạn băng dẫn đầu này chiếu hình nhà cố vấn
đang trình bày cho khách hàng về phương pháp cố vấn của bà và các giá trị gắn liền với phương
pháp này, bao gồm một phần mô tả về định hướng triết lý ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng
cho phụ nữ của bà, theo phái tự do hay theo phái cấp tiến . . . . Phần mô tả được bao gồm vào
dành cho hai điều kiện về ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ nói trên. Ba kịch
bản về cố vấn đã được xây dựng ban đầu trên cơ sở những điểm khác biệt giữa triết lý theo chủ
nghĩa nhân bản – không phân biệt giới tính, triết lý ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho
phụ nữ theo phái tự do và triết lý ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ theo phái cấp
tiến cũng như những ý nghĩa về cố vấn đi kèm. Những lời phát biểu của khách hàng và kết cục
của mỗi cuộc phỏng vấn đã được giữ không đổi, trong khi những lời trả lời của nhà cố vấn khác
nhau tùy theo phương pháp cố vấn . . . . (Các tác giả mô tả ba biến về các điều kiện xử lý được
vận dụng trong công trình nghiên cứu này).

Các Công cụ (Instruments)

Các Kiểm tra về sự vận dụng hay xử lý thí nghiệm. Như một phương tiện kiểm tra về nhận
thức của những người tham gia về sự vận dụng hay xử lý thí nghiệm và như một phương tiện đánh
giá về mức độ tương tự cảm nhận được của những người tham gia với ba nhà cố vấn, hai thang đo
phụ của Thang đo Những Thuộc tính được qui cho Thuật ngữ Người ủng hộ phong trào đòi quyền
bình đẳng cho phụ nữ (Attributions of the Term Feminist (ATF)) của Berryman-Fink và Verderber
(1985) đã được cải tiến và sử dụng trong công trình nghiên cứu này như là Bản Câu hỏi về Sự Mô
tả của Nhà Cố vấn (Counselor Description Questionnaire: CDQ) và Bản Câu hỏi về Sự Mô tả của
Từng Cá nhân (Personal Description Questionnaire (PDQ)). . . Berryman-Fink và Verderber
(1985) đã báo cáo độ tin cậy về tính nhất quán bên trong là 0,86 và 0,89 cho các phiên bản nguyên
thủy của hai thang đo phụ này . . . . (Các tác giả thảo luận về các công cụ và độ tin cậy của các
thang đo dành cho biến phụ thuộc trong công trình nghiên cứu này).

Thủ tục

Tất cả các buổi cố vấn thí nghiệm đều được tiến hành từng người một. Nhà thí nghiệm, một
nghiên cứu sinh tiến sĩ về tâm lý học tư vấn, chào hỏi mỗi đối tượng nghiên cứu, giải thích mục
đích của công trình nghiên cứu là đánh giá những phản ứng của sinh viên đối với hoạt động cố
vấn, và phân phát ATF. Sau đó ATF được thu lại và cho điểm trong khi mỗi đối tượng nghiên cứu
điền vào một bản mẫu dữ liệu nhân khẩu học và xem xét lại một bộ những điều chỉ dẫn về việc
xem băng video. Một nửa thứ nhất của mẫu được chỉ định một cách ngẫu nhiên cho một trong
mườI hai băng video (3 phương pháp x 2 Lời Phát biểu x 2 Nhà Cố vấn), và số trung vị được tìm
ra đối với ATF. Kế đó, số trung vị của nửa thứ nhất của mẫu được sử dụng để phân loại nửa thứ
hai của nhóm này như là ủng hộ phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ hay không ủng hộ
phong trào đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ, và người còn lạI trong số những người tham gia được
chỉ định một cách ngẫu nhiên vào các điều kiện tách biệt khỏi mỗi nhóm định hướng về thuyết
nam nữ bình quyền để bảo đảm các cỡ cell bằng nhau. Số trung vị đối với mẫu cuối cùng được
kiểm tra và một ít người tham gia được phân loại lại bằng cách phân chia theo số trung vị cuối
cùng, điều này dẫn đến việc mỗi cell có 12 hay 13 người tham gia.
Sau khi xem cuốn băng video đúng theo sự chỉ định theo thí nghiệm cho họ, những người
tham gia hoàn tất các thước đo phụ thuộc và đã được phỏng vấn sau khi vừa hoàn tất (các trang
35-36) (Các tác giả mô tả thủ tục được sử dụng trong cuộc thí nghiệm)

158
NGUỒN: Enns và Hackett (1990). Bản quyền © năm 1990 của Hiệp hội Tâm lý học Hoa
Kỳ. In lại với sự cho phép chính thức.

TÓM TẮT

Chương này xác định những thành phần thiết yếu trong việc thiết kế một thủ tục về phương
pháp cho một công trình nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát hay dựa trên cuộc thí
nghiệm. Phác thảo các bước cho một công trình nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát
bắt đầu với việc thảo luận về mục đích của cuộc điều tra/khảo sát. Các bước tiếp theo sẽ là
xác định tổng thể và mẫu cho công trình nghiên cứu, các công cụ điều tra/khảo sát sẽ được sử
dụng, mối quan hệ giữa các biến, các câu hỏi nghiên cứu và các mục cụ thể trong cuộc điều
tra/khảo sát, và các bước sẽ được thực hiện trong việc phân tích dữ liệu có được từ cuộc điều
tra/khảo sát này. Trong thiết kế của một cuộc thí nghiệm, nhà nghiên cứu xác định những
người tham gia vào công trình nghiên cứu, các biến (đó là các điều kiện xử lý và các biến về
kết cục), và các công cụ được sử dụng cho kiểm định trước và kiểm định sau và các tài liệu sẽ
được sử dụng trong các phép xử lý. Thiết kế này cũng bao gồm loại thí nghiệm chuyên biệt,
chẳng hạn như một thiết kế tiền thí nghiệm, gần như-thí nghiệm (tựa thí nghiệm), thí nghiệm
đích thực, hay thiết kế một đối tượng duy nhất. Kế đến, một hình vẽ có thể minh họa thiết kế
này bằng cách sử dụng hệ thống ký hiệu thích hợp. Tiếp theo là những lời nhận xét về những
mối đe dọa tiềm tàng đối với giá trị bên trong và bên ngoài (và có thể cả giá trị thống kê và
giá trị về cấu trúc khái niệm) liên quan đến cuộc thí nghiệm và liên quan đến phép phân tích
thống kê được sử dụng để kiểm định các giả thuyết và các câu hỏi nghiên cứu.

Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết


23. Hãy thiết kế một kế hoạch về các thủ tục sẽ được sử dụng trong một
công trình nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát. Hãy xem xét lại
danh mục kiểm tra trong Bảng 9.1 sau khi Anh/Chị viết phần kế hoạch
này để xác định xem tất cả các thành phần có được đề cập chưa.

24. Hãy thiết kế một kế hoạch về các thủ tục cho một công trình nghiên
cứu dựa trên cuộc thí nghiệm. Hãy tham khảo Bảng 9.3 sau khi
Anh/Chị viết xong kế hoạch của mình để xác định xem tất cả các câu
hỏi có được giải quyết một cách thỏa đáng chưa.

BÀI ĐỌC THÊM

Babbie, E. (2001). Các phương pháp nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát. Lần
Xuất bản thứ 9). Belmont, CA: Nhà Xuất bản Wadsworth.

Earl Babbie cung cấp một cuốn sách giáo khoa chi tiết và toàn diện về mọi khía cạnh của
thiết kế nghiên cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát. Ông xem xét lại các loại thiết kế
nghiên cứu, logic của phương pháp lấy mẫu, và các thí dụ về các thiết kế nghiên cứu. Ông
cũng thảo luận về việc hình thành khái niệm về một công cụ khảo sát/điều tra và các thang
đo của công cụ này. Sau đó, ông cung cấp những ý tưởng hữu ích về việc áp dụng bản câu
hỏi và xử lý các kết quả. Ông cũng bao gồm một phần thảo luận về phân tích dữ liệu, có
tập trung vào việc xây dựng các bảng và hiểu được các bảng đó và việc viết một báo cáo

159
điều tra/khảo sát. Cuốn sách này là một cuốn sách đầy đủ chi tiết, có nhiều thông tin hữu
ích, và về mặt chuyên môn thì hướng đến sinh viên trình độ trung và cao cấp về nghiên
cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát.

Campbell, D. T., và Stanley, J. C. (1963). Các thiết kế nghiên cứu dựa trên thí nghiệm
và gần như-thí nghiệm. Trong N. L. Gage (Ed.), Sách hướng dẫn nghiên cứu về việc
giảng dạy (từ trang 1 đến trang 76). Chicago: Nhà Xuất bản Rand-McNalley.

Chương này trong cuốn Sách Hướng dẫn của Gage là phần trình bày cổ điển về các thiết
kế nghiên cứu dựa trên thí nghiệm. Campbell và Stanley đã thiết kế một hệ thống ký hiệu
cho các thí nghiệm được sử dụng ngày nay; họ cũng đã đưa ra các loại thiết kế dựa trên thí
nghiệm, bắt đầu với các yếu tố gây nguy hại cho giá trị (validity) bên trong và bên ngoài,
kế đến là các loại thiết kế tiền thí nghiệm, các thí nghiệm đích thực, các thiết kế gần-như
thí nghiệm, và các thiết kế tương quan và hậu suy (sau khi sự kiện xảy ra: expost-factor) .
Chương này trình bày một phần tóm tắt hoàn hảo về các loại thiết kế, các mối đe dọa đối
với giá trị do các loại thiết kế này gây ra, và các thủ tục thống kê để kiểm định các thiết kế
này. Đây là một chương thiết yếu đối với các sinh viên bắt đầu học về các công trình
nghiên cứu dựa trên thí nghiệm.

Fink, A. (1995). Sách Hướng dẫn về Điều tra/Khảo sát (Tập 1). Thousand Oaks, CA:
Nhà Xuất bản Sage.

Đây là tập đầu tiên của bộ sách gồm chín tập được gọi là “The Survey Kit” (“Trọn bộ về
Điều tra/Khảo sát”) do Arlene Fink biên tập. Như là phần giới thiệu cho cả chín tập, Fink
thảo luận về tất cả khía cạnh của nghiên cứu dựa trên điều tra/khảo sát, bao gồm việc nêu
các câu hỏi như thế nào, việc tiến hành các cuộc điều tra/khảo sát như thế nào, làm sao
tiến hành các cuộc phỏng vấn qua điện thoại, lấy mẫu bằng cách nào, đo lường giá trị
(validity) và độ tin cậy bằng cách nào. Phần lớn nội dung thảo luận hướng đến nhà nghiên
cứu dựa trên cuộc điều tra/khảo sát mới vào nghề, và nhiều thí dụ cũng như minh họa
tuyệt vời làm cho bộ sách này trở thành một trọn bộ hữu ích để học hỏi những khía cạnh
cơ bản của nghiên cứu dựa trên điều tra/khảo sát.

Fowler, F. J. (2002). Các phương pháp nghiên cứu dựa trên điều tra/khảo sát (Lần Xuất
bản thứ 3). Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Floyd Fowler cung cấp một cuốn sách giáo khao hữu ích về các quyết định vốn tham gia
vào việc thiết kề một dự án nghiên cứu dựa trên điều tra/khảo sát. Ông đề cập đến việc sử
dụng các thủ tục lấy mẫu thay thế khác nhau, những phương cách làm giảm tỷ lệ không trả
lời (tỷ lệ không hồi đáp), việc thu thập dữ liệu, thiết kế các câu hỏi tốt, việc sử dụng các kỹ
thuật phỏng vấn có hiệu quả, việc chuẩn bị báo cáo điều tra/khảo sát để phân tích, và các
vấn đề về đạo lý trong các thiết kế nghiên cứu dựa trên điều tra/khảo sát.

Keppel, G. (1991). Thiết kế và phân tích: Cẩm nang của nhà nghiên cứu (Lần Xuất bản
thứ 3). Englewood Cliffs, N5: Nhà Xuất bản Prentice-Hall.

Geoffrey Keppel cung cấp một nội dung thảo luận toàn diện, chi tiết về việc thiết kế các
thí nghiệm, từ các nguyên tắc thiết kế đến việc phân tích thống kê dữ liệu thí nghiệm.
Nhìn chung, cuốn sách này dành cho sinh viên học môn thống kê trình độ trung đến cao
cấp, những người cố gắng hiểu biết về việc thiết kế và việc phân tích thống kê các thí
nghiệm. Chương dẫn nhập trình bày phần tổng quan mang lại nhiều thông tin bổ ích về
các thành phần trong thiết kế của các thí nghiệm.

160
Lipsey, M. W. (1990). Độ nhạy của thiết kế: năng lực thống kê cho nghiên cứu dựa trên
thí nghiệm. Newbury Park, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Mark Lipsey là tác giả của một cuốn sách quan trọng về các đề tài về các thiết kế nghiên
cứu dựa trên thí nghiệm và năng lực thống kê của các thiết kế đó. Tiền đề cơ bản là một
cuộc thí nghiệm cần phải có độ nhạy đủ để phát hiện được các tác động mà cuộc thí
nghiệm này có vẻ dự định điều tra. Cuốn sách này xem xét kỹ năng lực thống kê và bao
gồm một bảng để giúp các nhà nghiên cứu xác định qui mô thích hợp của các nhóm trong
một cuộc thí nghiệm.

Neuman, S. B., và McCormick, S. (Eds.) (1995). Nghiên cứu dựa trên thí nghiệm một đối
tượng duy nhất. Những ứng dụng đối với việc nghiên cứu tình trạng biết đọc biết viết.
Newark, DE: International Reading Association.

Susan Neuman và Sandra McCormick đã biên tập một cuốn sách hướng dẫn thực tiễn, hữu
ích đối với việc thiết kế nghiên cứu một đối tượng duy nhất. Họ trình bày nhiều thí dụ về
các loại thiết kế khác nhau, như các thiết kế đảo ngược (reversal designs) và các thiết kế
nhiều cơ sở hay nhiều đường gốc (multiple-baseline designs), và họ nêu ra từng thủ tục
thống kê có thể được sử dụng trong việc phân tích dữ liệu trong nghiên cứu một đối tượng
duy nhất. Thí dụ, có một chương trong sách này minh họa những qui ước đối với việc thể
hiện dữ liệu trên các đồ thị đường thẳng. Mặc dù cuốn sách hướng dẫn này trích dẫn
nhiều ứng dụng trong việc nghiên cứu tình trạng biết đọc biết viết, nhưng phương pháp
nghiên cứu dựa trên thí nghiệm một đối tượng duy nhất có ứng dụng rộng rãi trong các
khoa học xã hội và nhân văn.

161
CHƯƠNG MƯỜI

CÁC THỦ TỤC ĐỊNH TÍNH

Các thủ tục nghiên cứu định tính ở trong tình trạng tương phản rõ rệt với các phương pháp
nghiên cứu định lượng. Điều tra định tính (qualitative inquiry) sử dụng những lời khẳng định
tri thức khác, các chiến lược điều tra khác, các phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
khác. Mặc dù các qui trình tương tự nhau, nhưng các thủ tục định tính dựa vào dữ liệu văn
bản và hình ảnh, có các bước độc đáo trong phân tích dữ liệu, và sử dụng các chiến lược điều
tra đa dạng.

Thực ra, các chiến lược điều tra được chọn trong một dự án nghiên cứu định tính sẽ có
ảnh hưởng sâu sắc đến các thủ tục định tính. Các thủ tục định tính này, ngay cả trong phạm vi
các chiến lược điều tra đã chọn, vẫn hoàn toàn không đồng nhất. Xem xét kỹ những nét đặc
trưng chính của các thủ tục định tính cho thấy các quan điểm đi từ tư tưởng hậu hiện đại
(Denzin và Lincoln, 2000), đến các quan điểm về ý thức hệ (Lather, 1991), đến các quan điểm
về triết học (Schwandt, 2000), đến những nguyên tắc hướng dẫn về thủ tục định tính có hệ
thống (Creswell, 1998; Strauss và Corbin, 1998). Tất cả các quan điểm thi đua giành vị trí
trung tâm được tập trung chú ý trong mô hình về điều tra đang bộc lộ rõ ràng hơn này, được
gọi là nghiên cứu “định tính”.

Chương này sẽ cố gắng đạt đến một quan điểm trung dụng mà nhiều người có thể đồng ý,
cung cấp những thủ tục tổng quát, và sử dụng nhiều thí dụ để minh họa những sự thay đổi,
khác nhau về chiến lược điều tra. Thảo luận này sử dụng những ý tưởng được đưa ra bởi
nhiều tác giả viết về thiết kế đề án nghiên cứu định tính (thí dụ, hãy xem Berg, 2001; Marshall
và Rossman, 1999; Maxwell, 1996; Rossman và Rallis, 1998). Những chủ đề trong phần trình
bày các thủ tục của một đề án nghiên cứu định tính là các đặc điểm của nghiên cứu định tính,
chiến lược nghiên cứu, vai trò của nhà nghiên cứu, các bước trong việc thu thập và phân tích
dữ liệu, các chiến lược đảm bảo hay chứng thực giá trị (strategies for validity), tính chính xác
của các kết quả được tìm thấy, và cấu trúc tường thuật. Bảng 10.1 trình bày một danh sách
kiểm tra về các câu hỏi đối với việc thiết kế các thủ tục nghiên cứu định tính.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH


Trong nhiều năm qua, một tác giả viết đề án nghiên cứu định tính phải thảo luận về những đặc
điểm của nghiên cứu định tính và thuyết phục tập thể cán bộ giảng dạy và các khán giả về tính
hợp lệ của những đặc điểm này. Bây giờ thì dường như có một sự đồng thuận nào đó về
những gì cấu thành sự điều tra định tính và thảo luận như thế không còn cần thiết (Flindero và
Mills [1993], chắc là bất đồng ý kiến về điểm này). Như thế, những đề nghị của tôi về phần
này của một đề án nghiên cứu là như sau:

162
Bảng 10.1 Danh sách Kiểm tra về Các Câu hỏi cho việc Thiết kế một Thủ tục
Định tính của Nhà Nghiên cứu
________ Nhà nghiên cứu có đề cập đến những đặc điểm cơ bản của các công trình nghiên
cứu định tính không?
________ Nhà nghiên cứu có đề cập đến loại chiến lược điều tra định tính chuyên biệt sẽ được
sử dụng không? Lịch sử của chiến lược đó, định nghĩa của chiến lược đó, những ứng
dụng đối với chiến lược đó có được đề cập không?
________ Có phải người đọc có được sự hiểu biết về vai trò của nhà nghiên cứu trong công
trình nghiên cứu này (những kinh nghiệm trong quá khứ, những mối quan hệ cá
nhân với các địa điểm nghiên cứu và những người liên quan, các bước trong quá
trình thâm nhập, và các vấn đề đạo lý nhạy cảm) hay không?
________ Nhà nghiên cứu có xác định chiến lược lấy mẫu có mục đích đối với các địa điểm
và các cá nhân không?
________ Nhà nghiên cứu có đề cập đến những hình thức thu thập dữ liệu chuyên biệt và
có đưa ra cơ sở lý lẽ biện minh cho việc sử dụng các hình thức đó hay không?
________ Các thủ tục ghi chép thông tin (chẳng hạn như các biên bản hay bản nghi thức)
trong suốt thủ tục thu thập dữ liệu có được đề cập không?
________ Nhà nghiên cứu có xác định các bước trong phép phân tích dữ liệu không?
________ Có bằng chứng cho thấy nhà nghiên cứu đã sắp xếp, chuẩn bị dữ liệu cho việc
phân tích hay không?
________ Nhà nghiên cứu đã xem xét lại dữ liệu một cách tổng quát để có được một nhận
thức chung về thông tin hay chưa?
________ Có phải sự mã hóa đã được sử dụng với dữ liệu trong nghiên cứu này?
________ Các mã đã được xây dựng để hình thành sự mô tả hay xác định các chủ đề hay
chưa?
________ Các chủ đề có liên hệ chặt chẽ với nhau để cho thấy một mức độ cao hơn về phân
tích và trừu tượng hóa hay không?
________ Nhà nghiên cứu có đề cập đến những cách thức theo đó dữ liệu sẽ được trình bày
– như là các bảng, các đồ thị, và các hình – hay không?
________ Nhà nghiên cứu đã nêu rõ các cơ sở để giải thích phép phân tích (những kinh
nghiệm cá nhân, tài liệu trong quá khứ, các câu hỏi, chương trình hành động) hay
chưa?
________ Nhà nghiên cứu đã đề cập đến kết cục của công trình nghiên cứu hay chưa? (xây
dựng một lý thuyết? cung cấp một bức tranh phức tạp về các chủ đề?)
________ Có phải nhiều chiến lược đã được dẫn ra để chứng thực giá trị (validating) của
các kết quả tìm thấy?

• Hãy xem xét lại những yêu cầu của các nhóm khán giả tiềm năng đối với đề án nghiên cứu
đang xét. Hãy quyết định xem liệu các thành viên của các nhóm khán giả có đủ hiểu biết
tường tận về những đặc điểm của nghiên cứu định tính để phần này không cần thiết nữa
hay không.

• Nếu có nghi vấn nào đó về sự hiểu biết nói trên của họ, thì hãy trình bày những đặc điểm
cơ bản của nghiên cứu định tính trong đề án nghiên cứu và có thể thảo luận về một bài báo
trên tập san về nghiên cứu định tính (hay một công trình nghiên cứu định tính) gần đây để
sử dụng làm thí dụ minh họa cho những đặc điểm của nghiên cứu định tính nói trên.

• Vài bản liệt kê các đặc điểm của nghiên cứu định tính có thể được sử dụng (thí dụ, Bogdan
và Biklen, 1992; Eisner, 1991; Marshall và Rossman, 1999), nhưng tôi thích những đặc

163
điểm của nghiên cứu định tính do Rossman và Rallis (1998) đưa ra bởi vì những đặc điểm
này thể hiện cả những quan điểm truyền thống lẫn những quan điểm về tuyên truyền vận
động, khuyến khích sự tham gia của mọi người, và tự suy ngẫm về điều tra định tính. Dựa
trên những ý tưởng của Rossman và Rallis (1998), tôi đề xuất những đặc điểm của nghiên
cứu định tính sau đây:

- Nghiên cứu định tính diễn ra trong môi trường tự nhiên. Nhà nghiên cứu theo phương
pháp định tính thường đi đến địa điểm (nhà ở, văn phòng làm việc) của người tham
gia vào nghiên cứu để tiến hành nghiên cứu. Điều này làm cho nhà nghiên cứu có khả
năng hình thành một mức chi tiết về cá nhân hay nơi được nghiên cứu và tham gia với
mức độ cao vào những trải nghiệm thực sự của những người tham gia vào công trình
nghiên cứu.

- Nghiên cứu định tính sử dụng nhiều phương pháp có tính tương tác và có tính nhân
đạo chủ nghĩa. Các phương pháp thu thập dữ liệu đang ngày một nhiều hơn, và các
phương pháp này ngày càng đòi hỏi sự tham gia tích cực của những người tham gia
vào nghiên cứu và sự nhạy cảm đối với những người tham gia vào nghiên cứu. Các
nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính trông đợi sự tham gia vào việc thu thập dữ
liệu của những người tham gia vào nghiên cứu của họ và tìm cách xây dựng mối quan
hệ thông cảm và mật thiết cũng như sự tín nhiệm với các cá nhân trong công trình
nghiên cứu. Các nhà nghiên cứu này không làm xáo trộn địa điểm nghiên cứu nhiều
hơn mức cần thiết. Ngoài ra, các phương pháp thu thập dữ liệu trên thực tế, theo
truyền thống dựa vào những quan sát mở, những cuộc phỏng vấn mở và tài liệu bằng
văn bản, bây giờ bao gồm một dãy rộng các tài liệu dưới nhiều dạng, như âm thanh
hay tiếng, thư điện tử, tệp lưu (scrapbooks), và những dạng mới xuất hiện khác (hãy
xem phần trình bày về thu thập dữ liệu ở sau trong chương này). Dữ liệu được thu
thập bao gồm dữ liệu văn bản (hay bằng lời) và dữ liệu hình ảnh (images) hay hình vẽ
(picture).

- Nghiên cứu định tính mang tính mới nổi lên (emergent) chứ không phải được hình
dung trước một cách sít sao. Nhiều khía cạnh mới nổi lên trong suốt một công trình
nghiên cứu định tính. Các câu hỏi nghiên cứu có thể thay đổi và được điều chỉnh, cải
tiến khi nhà điều tra biết được cần phải hỏi điều gì và nên hỏi ai điều đó. Qui trình thu
thập dữ liệu có thể thay đổi khi các cánh cửa mở ra và đóng lại đối với việc thu thập
dữ liệu (khi có khả năng thực hiện và khi không có khả năng thực hiện việc thu thập
dữ liệu), và khi nhà điều tra biết được những địa điểm tốt nhất mà tại đó họ có thể học
hỏi về hiện tượng chủ yếu (hiện tượng trung tâm) được quan tâm. Lý thuyết hay mô
thức tổng quát về điều hiểu biết sẽ nổi lên khi nó bắt đầu bằng những mã (codes) ban
đầu, phát triển thành các chủ đề rộng, và liên kết thành một lý thuyết có cơ sở hay một
lời giải thích tổng quát. Những khía cạnh này của một mô hình nghiên cứu bộc lộ dần
(an unfolding research model) làm cho việc hình dung trước nghiên cứu định tính một
cách sít sao ở giai đoạn làm đề án nghiên cứu hay giai đoạn nghiên cứu ban đầu trở
nên khó khăn.

- Nghiên cứu định tính về cơ bản mang tính giải thích hay diễn giải (interpretive). Điều
này có nghĩa là nhà nghiên cứu đưa ra sự giải thích (sự diễn giải) về dữ liệu. Việc giải
thích này bao gồm việc xây dựng một sự mô tả về một cá nhân hay môi trường, việc
phân tích dữ liệu để tìm hay hình thành các chủ đề hoặc các phạm trù, và việc cuối
cùng đưa ra lời giải thích hay rút ra những kết luận về ý nghĩa của dữ liệu theo quan
điểm cá nhân hay theo lý thuyết, việc phát biểu về các bài học đã học được, và việc
cung cấp thêm những câu hỏi sẽ được nêu lên (Wolcott, 1994). Nghiên cứu định tính
về cơ bản mang tính giải thích cũng có nghĩa là nhà nghiên cứu lọc dữ liệu thông qua

164
một lăng kính (quan điểm) cá nhân của mình ở vào một thời điểm chính trị-xã hội và
lịch sử đặc biệt. Ta không thể lẫn tránh được sự giải thích có tính cá nhân được đưa
vào phép phân tích dữ liệu định tính.

- Nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính nhìn các hiện tượng một cách bao quát.
Điều này giải thích tại sao các công trình nghiên cứu định tính có vẻ như là những
cách nhìn toàn cảnh, tổng quát chứ không phải là những phép phân tích vi mô. Bài
tường thuật càng phức tạp, càng có tính tương tác, và càng bao hàm nhiều điều, thì
công trình nghiên cứu định tính càng tốt. Các mô hình trực quan về nhiều khía cạnh
của một qui trình hay một hiện tượng chủ yếu hỗ trợ trong việc thiết lập bức tranh bao
quát này (thí dụ, xem Creswell và Brown, 1992).

- Nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính suy ngẫm một cách có hệ thống về việc
mình là ai trong hoạt động điều tra này và nhạy cảm với tiểu sử của cá nhân mình và
cách thức tiểu sử của cá nhân mình định hình công trình nghiên cứu. Sự tự vấn này và
sự thừa nhận các thiên lệch, các giá trị, và các mối quan tâm (hay reflexivity (tính
phản xạ)) tiêu biểu cho nghiên cứu định tính ngày nay. Cái tôi cá nhân trở nên không
thể tách rời khỏi cái tôi của nhà nghiên cứu. Nó cũng thể hiện tính trung thực và sự
mở cửa đối với nghiên cứu, thừa nhận rằng tất cả việc điều tra đều chất đầy các giá trị
(Merten, 2003). Về mặt thủ tục, những lời phát biểu về sự suy ngẫm cá nhân xuất
hiện trong phần “vai trò của nhà nghiên cứu” (hãy xem thảo luận về đề tài này ở sau,
trong chương này) hay trong phần kết (hãy xem Asmussen và Creswell, 1995), hay ăn
sâu vào khắp đề án nghiên cứu hay công trình nghiên cứu.

- Nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính sử dụng lý luận phức tạp có nhiều khía
cạnh khác nhau, có tính lặp đi lặp lại, và có tính đồng thời. Mặc dù lý luận chủ yếu là
theo phép qui nạp, nhưng cả quá trình qui nạp lẫn quá trình suy diễn đều có hiệu lực.
Quá trình tư duy cũng có tính lặp đi lặp lại, với chu kỳ lui và tới từ việc thu thập và
phân tích dữ liệu đến việc hình thành lại vấn đề và trở lui. Thêm vào điều này là các
hoạt động đồng thời thu thập, phân tích, và viết ra dữ liệu.

- Nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính chấp nhận và sử dụng một hay nhiều hơn
một chiến lược điều tra để hướng dẫn cho các thủ tục trong công trình nghiên cứu định
tính. Đối với các nhà nghiên cứu mới vào nghề, chỉ cần sử dụng một chiến lược điều
tra và xem trong các cuốn sách viết về thủ tục gần đây để tìm lời hướng dẫn về cách
thức thiết kế một đề án nghiên cứu và tiến hành các thủ tục của chiến lược đó.

CÁC CHIẾN LƯỢC ĐIỀU TRA


Ngoài những đặc điểm tổng quát nói trên là những chiến lược điều tra chuyên biệt hơn. Các
chiến lược này tuy tập trung vào việc thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, và viết lách, nhưng
các chiến lược này bắt nguồn từ các ngành học thuật và diễn ra liên tục trong suốt qui trình
nghiên cứu (thí dụ, các loại vấn đề nghiên cứu, các vấn đề về đạo lý quan trọng) (Creswell,
1981). Nhiều chiến lược điều tra hiện hữu, chẳng hạn như 28 cách tiếp cận điều tra được
nhận diện bởi Tesch (1990), 19 loại điều tra trong cây Wolcott (Wolcott’s tree) (2001), và 5
“truyền thống” về điều tra do Creswell (1998) đưa ra. Như đã thảo luận trong Chương 1, bây
giờ tôi đề xuất rằng các nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính chọn trong số năm khả
năng, bao gồm tường thuật, hiện tượng học, dân tộc học, nghiên cứu tình huống, và lý thuyết
có cơ sở. Tôi không có cơ sở chính thức và đáng tin cậy nào cho năm khả năng này, nhưng
tôi thực sự thấy các khả năng này được sử dụng thường xuyên hiện nay, và chúng thể hiện
một trọng tâm bao gồm từ hẹp đến rộng. Thí dụ, các nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu về các
cá nhân (theo tường thuật, theo hiện tượng học); tìm hiểu các quá trình, các hoạt động, và các

165
sự kiện (theo nghiên cứu tình huống, theo lý thuyết có cơ sở); hay học hỏi về hành vi xuất
phát từ cùng một nền văn hóa khái quát của các cá nhân hay các nhóm (theo dân tộc học).

Trong việc viết thủ tục cho một đề án nghiên cứu định tính, các công việc liệt kê dưới
đây được đề xuất:

• Hãy xác định chiến lược điều tra chuyên biệt sẽ được sử dụng.

• Hãy cung cấp một số thông tin cơ sở về chiến lược nói trên, chẳng hạn như nguồn gốc
ngành học thuật của chiến lược này, các ứng dụng và một định nghĩa ngắn gọn của chiến
lược này (hãy xem Chương 1 để biết về năm chiến lược điều tra tôi minh họa).

• Hãy thảo luận tại sao chiến lược nói trên là một chiến lược điều tra thích hợp để sử dụng
trong nghiên cứu được đề xuất.

• Hãy xác định cách thức việc sử dụng chiến lược nói trên sẽ định hình các loại câu hỏi
được nêu lên (hãy xem Morse, 1994, về các câu hỏi liên quan đến các chiến lược điều tra),
hình thức thu thập dữ liệu, các bước trong phân tích dữ liệu, và bài tường thuật cuối cùng.

VAI TRÒ CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU

Như đã đề cập trong phần liệt kê các đặc điểm của nghiên cứu định tính, nghiên cứu định tính là
nghiên cứu có tính giải thích (diễn giải) với việc nhà điều tra thường tham gia vào sự trải
nghiệm xuyên suốt với nỗ lực cao và được duy trì lâu dài với những người tham gia vào nghiên
cứu. Điều này đưa một loạt các vấn đề có tính chiến lược, đạo lý và cá nhân vào qui trình
nghiên cứu định tính (Locke và những người khác, 2000). Với những mối quan tâm này trong
đầu, các nhà điều tra xác định một cách rõ ràng các thiên lệch, các giá trị (nguyên tắc và niềm
tin), và những mối quan tâm cá nhân của họ về đề tài nghiên cứu và qui trình nghiên cứu của
họ. Việc thâm nhập được một địa điểm nghiên cứu và các vấn đề về đạo lý có thể nảy sinh
cũng là những thành phần trong vai trò của nhà nghiên cứu.

• Hãy đưa vào những lời trình bày về các kinh nghiệm quá khứ mà cung cấp dữ liệu cơ sở,
thông qua đó khán giả có thể hiểu được rõ hơn về đề tài, môi trường, hay những người
tham gia.

• Hãy bình luận về những quan hệ giữa nhà nghiên cứu với những người tham gia và bình
luận về các địa điểm nghiên cứu. Nghiên cứu “sân sau” (Glesne và Peshkin, 1992) liên
quan đến việc nghiên cứu tổ chức, hay bạn bè, hay môi trường làm việc trực tiếp của chính
nhà nghiên cứu. Việc nghiên cứu này thường dẫn đến những sự thỏa hiệp trong khả năng
tiết lộ thông tin của nhà nghiên cứu và thường gây ra những vấn đề khó khăn về năng lực
hay quyền hạn. Mặc dù việc thu thập dữ liệu có thể thuận tiện và dễ dàng, nhưng các vấn
đề về báo cáo dữ liệu bị thiên lệch, không đầy đủ, hay theo thỏa hiệp là các vấn đề được
nhiều người biết đến. Nếu việc nghiên cứu “sân sau” là cần thiết, thì hãy sử dụng nhiều
chiến lược về chứng thực giá trị (strategies of validity) (như sẽ được thảo luận sau) để làm
cho người đọc tin tưởng vào tính chính xác của các kết quả được tìm thấy.

• Hãy chỉ ra các bước được tiến hành để xin được phép của Hội đồng Duyệt xét về Thể chế
(Institutional Review Board) (xem Chương 1) để bảo vệ các quyền của những người tham
gia là con người. Hãy đính kèm, như một bản phụ đính, thư chấp thuận từ Hội đồng
Duyệt xét về Thể chế và thảo luận về quá trình liên quan trong việc xin được sự cho phép.

166
• Hãy thảo luận về các bước được tiến hành để thâm nhập được môi trường nghiên cứu và xin
được phép nghiên cứu những người cung cấp thông tin (những người tham gia vào nghiên
cứu) hay nghiên cứu tình hình (Marshall và Rossman, 1999). Điều quan trọng là tiếp cận
được các địa điểm nghiên cứu hay địa điểm lưu trữ tài liệu bằng việc xin được sự chấp thuận
của “những người gác cổng”. Nhà nghiên cứu có thể cần phải xây dựng một đề án ngắn gọn
và nộp lên cho “những người gác cổng” duyệt xét. Bogdan và Biklen (1992) đưa ra các đề
tài có thể được đề cập trong một đề án như thế:

- Tại sao địa điểm này đã được chọn để nghiên cứu?


- Những hoạt động gì sẽ diễn ra ở địa điểm này trong suốt công trình nghiên cứu?
- Nghiên cứu này sẽ gây rối loạn hay không?
- Các kết quả sẽ được báo cáo như thế nào?
- “Người gác cổng” sẽ được lợi gì từ công trình nghiên cứu này?

• Hãy bình luận về các vấn đề đạo lý nhạy cảm có thể nảy sinh (hãy xem Chương 1 của
cuốn sách này và Berg, 2001). Đối với mỗi vấn đề được nêu lên, hãy thảo luận về việc
công trình nghiên cứu sẽ giải quyết vấn đề đó như thế nào. Thí dụ, khi nghiên cứu một đề
tài nhạy cảm, cần phải che giấu danh tánh hay tên gọi của người, địa điểm và hoạt động.
Trong trường hợp này, qui trình che giấu thông tin cần phải được thảo luận trong đề án
nghiên cứu.

CÁC THỦ TỤC THU THẬP DỮ LIỆU

Những bình luận về vai trò của nhà nghiên cứu chuẩn bị cho việc thảo luận về các vấn đề liên
quan trong việc thu thập dữ liệu. Các bước trong việc thu thập dữ liệu bao gồm ấn định các
giới hạn hay ranh giới cho công trình nghiên cứu, thu thập thông tin qua những quan sát và
các cuộc phỏng vấn phi cấu trúc (hay bán cấu trúc), các tài liệu bằng văn bản, và các tài liệu
nhìn (visual materials), cũng như thiết lập nghi thức để ghi thông tin.

• Hãy xác định các địa điểm hay các cá nhân được chọn một cách có mục đích quả quyết
(purposefully selected) cho công trình nghiên cứu đề xuất. Ý tưởng đằng sau nghiên cứu
định tính là chọn một cách có mục đích quả quyết những người tham gia vào nghiên cứu
và những địa điểm (hay tài liệu văn bản hay tài liệu nhìn) sẽ giúp tốt nhất cho nhà nghiên
cứu hiểu được vấn đề và câu hỏi nghiên cứu. Điều này không nhất thiết đề xuất phương
pháp lấy mẫu ngẫu nhiên hay việc chọn lựa ngẫu nhiên một số lượng lớn người tham gia
hay địa điểm, như thường tìm thấy trong nghiên cứu định lượng. Phần thảo luận về những
người tham gia và địa điểm có thể bao gồm bốn khía cạnh được xác định bởi Miles và
Huberman (1994): môi truờng (setting) (nơi nghiên cứu sẽ xảy ra), các tác nhân (actors)
(những người sẽ được quan sát hay được phỏng vấn), các sự kiện (những điều các tác nhân
sẽ được quan sát hay phỏng vấn làm), và quá trình (tính chất tiến hóa của các sự kiện
được thực hiện bởi các tác nhân trong môi trường nói trên).

• Ngoài ra, hãy cho biết loại hay các loại dữ liệu sẽ được thu thập. Trong nhiều công trình
nghiên cứu định tính, các nhà điều tra thu thập nhiều hình thức dữ liệu và bỏ ra nhiều thời
gian trong môi trường tự nhiên để thu thập thông tin. Các thủ tục thu thập dữ liệu trong
nghiên cứu định tính bao gồm bốn loại cơ bản, như được trình bày trong Bảng 10.2.

1. Các Quan sát (Obervations), trong đó nhà nghiên cứu thực hiện những bản ghi chép
tại hiện trường (nhật ký hiện trường) về hành vi và hoạt động của các cá nhân tại địa

167
điểm nghiên cứu. Trong các bản ghi chép tại hiện trường này, nhà nghiên cứu ghi lại,
theo một cách thức phi cấu trúc hay bán cấu trúc (bằng việc sử dụng một số câu hỏi có
sẵn trước mà nhà nghiên cứu muốn biết), các hoạt động tại địa điểm nghiên cứu. Nhà
quan sát định tính cũng có thể đóng các vai trò khác nhau, từ vai trò một người không
phải là người tham gia trong nghiên cứu (non-participant) đến vai trò một người tham
gia trong nghiên cứu hoàn toàn (complete participant).
2. Các cuộc phỏng vấn (interviews): Trong các cuộc phỏng vấn, nhà nghiên cứu tiến
hành phỏng vấn mặt đối mặt với những người tham gia, phỏng vấn những người tham
gia bằng điện thoại, hay tham gia vào các cuộc phỏng vấn nhóm trọng tâm (focus
group), với sáu đến tám người được phỏng vấn trong mỗi nhóm. Những cuộc phỏng
vấn này bao gồm các câu hỏi phi cấu trúc và thường là mở, các câu hỏi này chỉ có số
lượng ít và có chủ đích moi hỏi những cách nhìn và những quan điểm của những
người tham gia trong nghiên cứu.
3. Tài liệu bằng văn bản (documents): Trong suốt qui trình nghiên cứu, nhà điều tra định
tính có thể thu thập các tài liệu bằng văn bản. Các tài liệu này có thể là các tài liệu
công khai (thí dụ báo chí, các biên bản buổi họp, các báo cáo chính thức) hay các tài
liệu riêng (thí dụ, các loại nhật ký của cá nhân, thư từ, thư điện tử).
4. Tài liệu nghe nhìn (âm thanh và hình ảnh) (audio and visual material). Dữ liệu này
có thể dưới hình thức các ảnh chụp, các vật thể nghệ thuật, các băng video, hay bất kỳ
dạng âm thanh nào.

• Trong thảo luận về các hình thức thu thập dữ liệu, hãy trình bày cụ thể về các loại hình
(types) và bao gồm các lập luận liên quan đến những điểm mạnh và những điểm yếu của
mỗi loại hình, như đã được thảo luận trong Bảng 10.2.

• Hãy bao gồm những loại hình thu thập dữ liệu vượt quá những sự quan sát thông thường
và các cuộc phỏng vấn thông thường. Những hình thức khác thường này làm cho người
đọc quan tâm đến đề án nghiên cứu và có thể nắm bắt những thông tin hữu ích mà những
sự quan sát và các cuộc phỏng vấn có thể bỏ qua. Thí dụ, hãy xem xét bảng tóm tắt về các
loại dữ liệu trong Bảng 10.3, bảng tóm tắt này có thể dùng để mở rộng trí tưởng tưởng về
các khả năng thu thập dữ liệu, chẳng hạn như thu thập các âm thanh hay vị, hoặc sử dụng
các mục được ấp ủ để moi hỏi những ý kiến nhận xét trong suốt một cuộc phỏng vấn.

Bảng 10.2 Các LoạI hình Thu thập Dữ liệu Định tính, các Phương án Chọn lựa, những Ưu điểm, và những
Hạn chế

Các Loại hình Thu thập Các Phương án Chọn lựa Những Ưu điểm của Loại Những Hạn chế của Loại
Dữ liệu trong Phạm vi Loại hình hình này hình này
• Người tham gia hoàn • Nhà nghiên cứu có được • Người ta có thể cho là
Quan sát
toàn: nhà nghiên cứu che kinh nghiệm trực tiếp với nhà nghiên cứu xâm
giấu vai trò của mình. những ngườI tham gia phạm.
• Nhà quan sát như là trong cuộc nghiên cứu. • Thông tin “riêng tư” có
người tham gia: vai trò • Nhà nghên cứu có thể ghi thể được quan sát mà nhà
của nhà nghiên cứu được chép thông tin khi thông nghiên cứu không thể báo
biết đến. tin được bộc lộ. cáo.
• Người tham gia như là • Những khía cạnh bất • Nhà nghiên cứu có thể
nhà quan sát: vai trò thường có thể được chú ý không có các kỹ năng
quan sát là thứ yếu so trong suốt quá trình quan tham dự và quan sát tốt.
với vai trò người tham sát • Một số người tham gia
gia. • Hữu ích trong việc thăm nhất định (thí dụ, trẻ em)
• Nhà quan sát hoàn toàn: dò, tìm hiểu các đề tài mà có thể biểu hiện những
nhà nghiên cứu quan sát những người tham gia vấn đề khó khăn đặc biệt

168
mà không tham gia thảo luận thì có thể không trong việc tạo ra được
thoải mái. mối quan hệ mật thiết.
Phỏng vấn • Mặt-đối-mặt (trực tiếp): • Hữu ích khi không thể • Cung cấp thông tin “gián
phỏng vấn đích thân trực quan sát những người tiếp” đã được lọc qua
tiếp, chỉ giữa hai người tham gia một cách trực quan điểm của những
(người phỏng vấn và tiếp. người được phỏng vấn.
người được phỏng vấn). • Những người tham gia có • Cung cấp thông tin ở
• Qua điện thoại: nhà thể cung cấp thông tin một “nơi” được chỉ định
nghiên cứu phỏng vấn trong quá khứ. chứ không phải ở hiện
bằng điện thoại. • Cho phép nhà nghiên trường tự nhiên.
• Nhóm: nhà nghiên cứu cứu ‘kiển soát” phương • Sự hiện diện của nhà
phỏng vấn những người hướng hỏI thông tin nghiên cứu có thể có ảnh
tham gia trong một hưởng làm thiên lệch các
nhóm. câu trả lời.
• Người ta không có khả
năng diễn đạt tư tưởng,
cảm xúc rõ ràng và có khả
năng nhận thức ngang
nhau.
Tài liệu (bằng văn bản) • Những tài liệu công • Giúp cho nhà nghiên • Có thể là thông tin được
khai như biên bản buổi cứu thu nhận được ngôn bảo vệ, không có sẵn để
họp, và báo chí. ngữ và lời diễn đạt của tiếp cận công khai hay
• Những tài liệu riêng tư những người tham gia. riêng tư.
như các loại sổ nhật ký • Có thể được tiếp cận • Đòi hỏi nhà nghiên cứu
và thư từ. vào thời điểm thuận tiện tìm ra thông tin trong
• Những thảo luận qua cho nhà nghiên cứu – những nơi khó tìm.
thư điện tử. một nguồn thông tin kín • Đòi hỏi việc sao chép lạI
đáo (transcribing) hay việc
• Thể hiện dữ liệu có suy quét quang (optically
nghĩ chín chắn, theo scanning) để nhập vào
nghĩa là những người máy tính.
tham gia đã chú ý biên • Tài liệu có thể không
soạn hay sưu tập. hoàn chỉnh.
• Là bằng chứng bằng văn • Tài liệu (bằng văn bản)
bản, nó giúp nhà nghiên có thể không thực hay
cứu không mất thời gian chính xác.
và chi phí cho việc sao
chép lạI (transcribing) từ
lời nói, bản tốc ký v.v
thành văn bản.
• Các bức ảnh
Tài liệu nghe nhìn • Có thể là một phương • Có thể khó diễn giải.
(Audiovisual materials) • Băng video
pháp kín đáo về thu thập • Có thể là không thể tiếp
• Các vật thể hay tác dữ liệu. cận được một cách công
phẩm nghệ thuật.
• Tạo ra cơ hội cho những khai hay riêng tư.
• Phần mềm máy tính. người tham gia chia xẻ • Sự hiện diện của một
• Phim ảnh một cách trực tiếp “hiện người quan sát (thí dụ,
thực” của họ. người thợ nhiếp ảnh) có
• Có tính sáng tạo theo thể gây cản trở và ảnh
nghĩa là nó thu hút sự hưởng đến sự trả lời.
chú ý bằng thị giác.
GHI CHÚ: Bảng này bao gồm một số nội dung hay ý tưởng lấy từ Merriam (1998), Bogdan và Biklen (1992), và
Creswell (2002).

CÁC THỦ TỤC GHI DỮ LIỆU (DATA RECORDING)

169
Trước khi đi vào hiện trường, các nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính lập kế hoạch về
phương pháp ghi dữ liệu của mình. Đề án nghiên cứu cần xác định nhà nghiên cứu sẽ ghi dữ
liệu và các thủ tục để ghi dữ liệu.

• Hãy sử dụng một bản nghi thức quan sát hay biên bản quan sát (observational protocol)
để ghi dữ liệu quan sát được. Các nhà nghiên cứu thường tiến hành nhiều sự quan sát
trong suốt tiến trình của một công trình nghiên cứu định tính và sử dụng một bản nghi
thức hay một biểu mẫu ghi thông tin. Bản nghi thức quan sát này có thể là một trang đơn
lẻ với một đường phân chia nằm khoảng giữa trang này để tách biệt các ghi chép mô tả
(decriptive notes) (những mô tả về những người tham gia, việc dựng lại cuộc đối thoại, mô
tả về môi trường vật chất, tường trình về những sự kiện đặc biệt, hay những hoạt động cụ
thể) khỏi các ghi chép có tính suy ngẫm (reflective notes) (những suy nghĩ cá nhân của
nhà nghiên cứu, như là “sự suy đoán, những cảm nhận, những vấn đề, những ý tưởng,
những linh cảm, những ấn tượng, và những định kiến) (Boglan và Biklen, 1992, trang
121). Ngoài ra, trên bản nghi thức hay biểu mẫu này cũng có thể viết thông tin nhân khẩu
học về thời gian, nơi chốn, và ngày, tháng hoặc năm của môi trường thực địa, nơi việc
quan sát xảy ra.

• Hãy sử dụng một bản nghi thức hay biên bản phỏng vấn (interview protocol) để ghi thông
tin trong suốt cuộc phỏng vấn định tính. Bản nghi thức hay biên bản phỏng vấn này bao
gồm những thành phần sau đây: một đầu đề, những điều chỉ dẫn cho người phỏng vấn
(những lời phát biểu mở đầu), các câu hỏi nghiên cứu then chốt, những thăm dò theo sau
các câu hỏi nghiên cứu then chốt, các thông điệp chuyển tiếp đối với người phỏng vấn,
chỗ trống để ghi những lời bình luận của người phỏng vấn, và chỗ trống ở đó nhà nghiên
cứu ghi những điều ghi chép có tính suy ngẫm.

• Các nhà nghiên cứu ghi thông tin từ các cuộc phỏng vấn bằng cách sử dụng các bản ghi
chép viết tay, ghi băng âm thanh, ghi băng video. Trong suốt cuộc phỏng vấn, nhà nghiên
cứu cần phải thực hiện việc ghi chép trong trường hợp thiết bị ghi bị hỏng. Việc lập kế
hoạch trước liệu sẽ sử dụng một người sao chép lại (người vừa nghe vừa đánh máy) hay
không là điều quan trọng.

• Việc ghi các tài liệu bằng văn bản và các tài liệu nhìn (thị giác) có thể dựa vào cấu trúc
ghi chép của nhà nghiên cứu. Thông thường, các bản ghi chép phản ánh thông tin về tài
liệu bằng văn bản và tài liệu dưới dạng khác cũng như những ý tưởng chủ yếu trong các
tài liệu. Đối với tài liệu bằng văn bản, điều hữu ích là lưu ý liệu thông tin thể hiện tư liệu
hay dữ liệu sơ cấp (primary material) (nghĩa là thông tin trực tiếp từ những người hay tình
hình được nghiên cứu) hoặc tư liệu hay dữ liệu thứ cấp (secondary material) (nghĩa là
những bản báo cáo hay tường trình gián tiếp về những người hay tình hình cho những
người khác viết ra).

BẢNG 10.3 Bảng Liệt kê những Cách Tiếp cận Thu thập Dữ liệu Định tính

• Thu thập những lời ghi chép theo quan sát bằng cách tiến hành việc quan sát với tư cách là một
người tham gia trong nghiên cứu.
• Thu thập những lời ghi chép theo quan sát bằng cách tiến hành việc quan sát với tư cách là một
nhà quan sát.
• Tiến hành một cuộc phỏng vấn mở, phi cấu trúc (an unstructured, open ended interview) và ghi
chép nội dung cuộc phỏng vấn.
• Tiến hành một cuộc phỏng vấn mở, phi cấu trúc, ghi băng âm thanh nội dung cuộc phỏng vấn,

170
và sao chép lại (transcribe) nội dung cuộc phỏng vấn (từ băng âm thanh thành văn bản).
• Giữ một sổ nhật ký (a journal) trong suốt công trình nghiên cứu.
• Sắp xếp cho một người tham gia giữ một sổ nhật ký trong suốt công trình nghiên cứu.
• Quét bằng máy quét quang các bài mô tả trên báo chí.
• Thu thập thư từ cá nhân từ những người tham gia.
• Phân tích những tài liệu công khai (thí dụ, những bản ghi nhớ chính thức, các biên bản, các hồ
sơ, tài liệu lưu trữ)
• Xem xét, nghiên cứu các cuốn tự truyện và các tiểu sử.
• Sắp xếp cho một người tham gia trong nghiên cứu viết tự truyện của người ấy.
• Viết cuốn tự truyện của riêng bạn (của nhà nghiên cứu).
• Sắp xếp cho những người tham gia trong nghiên cứu chụp ảnh hay ghi băng video (nghĩa là
moi hỏi ảnh).
• Xem xét bằng chứng về dấu vết vật chất (thí dụ, những dấu chân trên tuyết).
• Ghi băng video một tình huống xã hội hay một cá nhân/một nhóm.
• Nghiên cứu các bức ảnh hay các băng video.
• Thu thập âm thanh (thí dụ, âm thanh trong âm nhạc, tiếng cười của một đứa trẻ, tiếng còi xe
hơi).
• Thu thập thư điện tử hay các thông báo điện tử.
• Xem xét những vật sở hữu và đồ nghi lễ để moi hỏi quan điểm trong suốt cuộc phỏng vấn.
• Thu thập mùi, vị, hay cảm giác thông qua việc chạm nhẹ.

GHI CHÚ: Phỏng theo Creswell (1998) và Creswell (2002).

PHÂN TÍCH VÀ GIẢI THÍCH (DIỄN GIẢI) DỮ LIỆU

Thảo luận về kế hoạch phân tích dữ liệu có thể có nhiều thành phần. Qui trình phân tích dữ
liệu liên quan đến việc hiểu ra được dữ liệu văn bản và hình ảnh. Qui trình phân tích dữ liệu
bao gồm chuẩn bị dữ liệu sẵn sàng cho việc phân tích, tiến hành những phép phân tích khác
nhau, tiến sâu hơn rồi sâu hơn nữa vào sự hiểu biết dữ liệu, trình bày dữ liệu, và đưa ra lời
giải thích (diễn giải) về ý nghĩa rộng lớn hơn của dữ liệu. Vài qui trình chung có thể được
trình bày trong đề án nghiên cứu mà chuyển tải được sự nhận thức về toàn bộ các hoạt động
trong phân tích dữ liệu định tính, chẳng hạn như qui trình sau đây. Qui trình này được rút ra
từ những suy nghĩ của riêng tôi và những ý tưởng của Rossman và Rallis (1998).

• Qui trình này là một qui trình tiếp diễn bao gồm việc suy ngẫm liên tục về dữ liệu, việc
nêu lên những câu hỏi theo phân tích (analytic question), và việc viết các bản ghi nhớ
(memos) trong suốt công trình nghiên cứu. Qui trình chung này không được tách ra một
cách rõ rệt khỏi các hoạt động khác trong qui trình nghiên cứu, chẳng hạn như việc thu
thập dữ liệu hay việc hình thành các câu hỏi nghiên cứu.

• Qui trình chung này hầu hết liên quan đến việc sử dụng dữ liệu mở. Điều này đòi hỏi việc
nêu ra những câu hỏi tổng quát và xây dựng một phép phân tích từ thông tin do những
người tham gia trong nghiên cứu cung cấp.

171
• Các nhà nghiên cứu cần phải điều chỉnh phép phân tích dữ liệu, vượt xa hơn những cách
tiếp cận chung, cho thích hợp với các loại chiến lược nghiên cứu định tính chuyên biệt
(hãy xem thêm Creswell, 1998). Thí dụ, lý thuyết có cơ sở có các bước có tính hệ thống
(Strauss và Corbin, 1990, 1998). Các bước này bao gồm việc tạo ra các phạm trù về thông
tin (sự mã hóa mở), việc chọn lựa một trong những phạm trù nói trên và đặt phạm trù này
vào trong một mô hình lý thuyết (sự mã hóa hướng trục), và sau đó giải thích rõ ràng một
câu chuyện từ sự liên kết các phạm trù này (sự mã hóa chọn lọc). Nghiên cứu tình huống
và nghiên cứu theo dân tộc học bao gồm việc mô tả chi tiết về môi trường hay các cá
nhân, tiếp theo là việc phân tích dữ liệu để tìm hay hình thành các chủ đề hay các vấn đề
(hãy xem Stake, 1995; Wolcott, 1994). Nghiên cứu theo tường thuật sử dụng việc kể lại
các câu chuyện của những người tham gia trong nghiên cứu bằng cách sử dụng các
phương tiện về cấu trúc như cốt truyện hay tình tiết, bối cảnh, các hoạt động, đoạn gay cấn
nhất, và đoạn kết (Clandinin và Connelly, 2000). Như các thí dụ này minh họa, các qui
trình cũng như các thuật ngữ khác nhau từ chiến lược phân tích này sang chiến lược phân
tích khác.

Bất kể những khác nhau về phân tích tùy thuộc vào loại thiết kế nghiên cứu được sử dụng nói
trên, các nhà điều tra định tính thường truyền đạt một qui trình chung về phân tích dữ liệu vào
trong một đề án nghiên cứu. Tình trạng lý tưởng là làm cho hòa hợp các bước theo qui trình
chung với các bước theo thiết kế nghiên cứu chuyên biệt. Các bước trong qui trình chung là
các bước sau đây:

Bước 1 Tổ chức (organize) và chuẩn bị sẵn sàng dữ liệu cho việc phân tích.
Bước này bao gồm sao chép lại (transcribing) nội dung các cuộc phỏng
vấn, quét tài liệu bằng máy quét quang, đánh máy các bản ghi chép tại
hiện trường, hay chọn lựa ra và sắp xếp dữ liệu thành các loại khác nhau
tùy thuộc vào các nguồn thông tin.

Bước 2 Đọc hết tất cả dữ liệu. Bước tổng quát đầu tiên là có được một nhận thức
tổng quát về thông in đã thu được và suy ngẫm về toàn bộ ý nghĩa của
thông tin này. Những ý tưởng tổng quát mà những người tham gia vào
cuộc nghiên cứu đang nói là những ý tưởng gì? Ấn tượng chung về toàn
bộ độ sâu, tính đáng tin cậy, và việc sử dụng hay sự hữu ích của thông tin
là gì? Đôi khi các nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính viết những
lời ghi chép hay ghi chú ở lề (của các trang giấy viết) hay bắt đầu ghi
những suy nghĩ tổng quát về dữ liệu ở giai đoạn này.

Bước 3 Bắt đầu việc phân tích chi tiết bằng một qui trình mã hóa (coding process).
Sự mã hóa (Coding) là một qui trình tổ chức tài liệu thành “những khúc”
(“chunks”) trước khi đem lại ý nghĩa cho “những khúc” đó. (Rossman và
Rallis, 1998, trang 171). Sự mã hóa bao gồm việc lấy dữ liệu văn bản hay
các hình ảnh, phân khúc các câu (hay các đoạn) hay các hình ảnh thành
các phạm trù (categories), và dùng một thuật ngữ để đặt tên cho các phạm
trù đó, thường là một thuật ngữ dựa trên ngôn ngữ thực tế của những
người tham gia (được gọi là thuật ngữ trong thực thể sống (in vivo term)).

Trước khi tiến đến Bước 4, hãy xét đến một số lời nhận xét mà sẽ đưa ra sự hướng dẫn
chi tiết đối với qui trình mã hóa. Tesch (1990, từ trang 142 đến trang 145) cung cấp một phân
tích hữu ích về qui trình mã hóa trong tám bước:

172
1. Hãy làm sao có được một nhận thức về toàn bộ. Hãy đọc tất cả các bản sao chép lại
(transcriptions) một cách cẩn thận. Có lẽ ghi nhanh một số ý tưởng khi chúng nảy
sinh trong đầu.

2. Hãy chọn lấy một tài liệu (nghĩa là, một lần phỏng vấn) – tài liệu thú vị nhất, tài liệu
ngắn nhất, tài liệu nằm trên cùng của chồng tài liệu. Hãy đọc hết tài liệu này, rồi tự
hỏi mình “tài liệu này trình bày về điều gì?” Đừng nghĩ đến “nội dung” của thông tin
mà hãy nghĩ đến ý nghĩa nền tảng của thông tin. Hãy viết những suy nghĩ của mình ở
lề của trang giấy.

3. Khi Anh/Chị đã hoàn tất công việc nói trên đối với vài người cung cấp thông tin (người
tham gia trong nghiên cứu) hãy lập một danh sách tất cả các đề tài (chủ đề). Gom các
đề tài tương tự vào một nhóm hay cụm (cluster). Xếp các đề tài này thành các cột mà có
thể được sắp xếp như là các đề tài chủ yếu, các đề tài độc đáo, và các đề tài còn lại.

4. Bây giờ hãy nắm danh sách nói trên và trở lại với dữ liệu của Anh/Chị. Hãy viết tắt
các đề tài thành các mã (codes) và viết các mã này kế bên các đoạn hay khúc thích hợp
của văn bản. Hãy thử kế hoạch tổ chức sơ bộ này để xem liệu có những phạm trù
(categories) mới và những mã mới xuất hiện hay không.

5. Hãy tìm lời diễn đạt có tính mô tả nhất cho các đề tài của Anh/Chị và chuyển chúng
thành các phạm trù. Hãy tìm những cách làm giảm toàn bộ danh sách các phạm trù
bằng cách tập hợp các đề tài liên quan với nhau thành nhóm. Có lẽ hãy vẽ các đường
kẻ giữa các phạm trù của Anh/Chị để cho thấy những mối liên hệ lẫn nhau.

6. Hãy đưa ra quyết định cuối cùng về hình thức viết tắt cho mỗi phạm trù và sắp xếp các
mã này theo thứ tự trong bảng chữ cái.

7. Hãy tập hợp tài liệu của dữ liệu thuộc mỗi phạm trù vào một nơi và thực hiện việc
phân tích sơ bộ.

8. Nếu cần thiết, hãy mã hóa lại dữ liệu hiện hữu của Anh/Chị.

Tám bước này làm cho nhà nghiên cứu tham gia vào một qui trình có hệ thống về phân tích
dữ liệu văn bản. Có những sự thay đổi trong qui trình này. Thí dụ, một số nhà nghiên cứu đã
nhận thấy hữu ích khi lập mã màu cho các phạm trù khác nhau trên các bản sao chép lại hay
cắt những đoạn hay khúc văn bản và đặt chúng lên các tấm thiệp ghi chép (notercards).

Tôi khuyến khích các nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính phân tích dữ liệu
của họ để tìm tài liệu mà có thể mang lại những mã (codes) xử lý các đề tài mà người đọc
chắc là kỳ vọng sẽ tìm thấy, những mã gây ngạc nhiên, và những mã xử lý một quan điểm lý
thuyết rộng lớn hơn trong cuộc nghiên cứu. Bogdan và Biklen (1992, từ trang 166 đến trang
172) có danh sách riêng của họ về các loại mã có thể thực hiện:

• Các mã về môi trường và bối cảnh.


• Các quan điểm của các đối tượng nghiên cứu (người tham gia).
• Những cách suy nghĩ về người và các vật thể của các đối tượng nghiên cứu.
• Các mã qui trình

173
• Các mã hoạt động
• Các mã chiến lược
• Các mã về mối quan hệ và cấu trúc xã hội
• Các chương trình mã hóa được chỉ định trước.

Một điều lưu ý thêm về sự mã hóa: qui trình mã hóa có thể được nâng cao bằng việc sử dụng
các chương trình phần mềm định tính trên máy tính. Các chương trình này hiện có sẵn rộng
rãi để sử dụng (hãy xem www.sagepub.com đối với các sản phẩm phần mềm), và các chương
trình này hữu ích khi cơ sở dữ liệu định tính lớn (thí dụ, hơn 500 trang đã được sao chép lại)
và khi nhà nghiên cứu muốn nhanh chóng tìm ra vị trí của những điều trích dẫn hữu ích và
nhiều quan điểm về một phạm trù hay một chủ đề. Như với bất kỳ chương trình phần mềm
nào, các chương trình phần mềm định tính đòi hỏi thời gian và kỹ năng học hỏi và sử dụng
một cách hữu hiệu, mặc dù các cuốn sách để học các chương trình này đang có sẵn rộng rãi
(thí dụ, Weitzman và Miles, 1995).

Bước 4 Hãy sử dụng qui trình mã hóa để tạo ra một sự mô tả về môi trường hay
những người cũng như những phạm trù hoặc chủ đề cho việc phân tích.
Sự mô tả (Description) bao gồm việc diễn đạt thông tin về những người,
những nơi, hay những sự kiện trong một môi trường. Các nhà nghiên cứu
có thể tạo ra các mã cho sự mô tả này. Phân tích này hữu ích trong việc
thiết kế những sự mô tả chi tiết cho các dự án nghiên cứu theo nghiên cứu
tình huống, theo dân tộc học, và theo tường thuật (kể chuyện). Kế đó, hãy
sử dụng sự mã hóa này để tạo ra một số lượng nhỏ các chủ đề (themes)
hay các phạm trù (categories), có lẽ từ năm đến bảy chủ đề hay phạm trù
cho một công trình nghiên cứu. Các chủ đề này là những chủ đề xuất hiện
như là các kết quả tìm thấy (findings) chủ yếu trong các công trình nghiên
cứu định tính và được trình bày dưới đề mục riêng biệt trong phần kết quả
tìm thấy của các công trình nghiên cứu. Những chủ đề này cần thể hiện
nhiều quan điểm từ các cá nhân và cần được chứng minh bằng nhiều lời
trích dẫn khác nhau và bằng chứng cụ thể.

Vượt xa hơn việc xác định các chủ đề trong suốt qui trình mã hóa, các
nhà nghiên cứu có thể làm nhiều việc với các chủ đề này để xây dựng các
tầng hay lớp (layers) bổ sung của phép phân tích phức tạp. Thí dụ, các
nhà nghiên cứu liên kết các chủ đề thành một bố cục tình tiết hay cốt
truyện (như trong các nghiên cứu theo tường thuật) hay phát triển các chủ
đề này thành một mô hình lý thuyết (như trong nghiên cứu theo lý thuyết
có cơ sở). Các chủ đề được phân tích đối với mỗi trường hợp hay tình
huống đơn lẻ và giữa các trường hợp hay tình huống khác nhau (như trong
các nghiên cứu tình huống), hay được định hình thành một sự mô tả tổng
quát (như trong nghiên cứu theo hiện tượng học). Những công trình
nghiên cứu định tính phức tạp và sắc bén đi xa hơn sự mô tả và sự xác
định chủ đề và tiến đến những sự liên kết chủ đề phức tạp.

Bước 5 Hãy đưa ra cách thức thể hiện sự mô tả và các chủ đề trong bài tường
thuật định tính. Cách tiếp cận phổ biến nhất là sử dụng một đoạn tường
thuật để truyền đạt các kết quả tìm thấy của phép phân tích. Đây có thể là
một thảo luận đề cập đến thứ tự thời gian xảy ra của các sự kiện, việc thảo
luận chi tiết về vài chủ đề (hoàn chỉnh với các chủ đề phụ, những minh

174
họa cụ thể, nhiều quan điểm từ các cá nhân và những lời trích dẫn), hay
một thảo luận với các chủ đề liên kết với nhau. Nhiều nhà nghiên cứu
theo phương pháp định tính cũng sử dụng các hình ảnh (ảnh, bản đồ, phim
v.v), hình (figures), và bảng như là những thứ phụ thêm cho các thảo luận
nói trên. Họ trình bày một mô hình qui trình (như trong nghiên cứu theo
lý thuyết có cơ sở), họ đưa ra một bản vẽ về địa điểm nghiên cứu cụ thể
(như trong nghiên cứu theo dân tộc học), hoặc họ chuyển tải thông tin mô
tả về mỗi người tham gia trên một bảng (như trong các nghiên cứu tình
huống và nghiên cứu theo dân tộc học).

Bước 6 Bước cuối cùng trong phân tích dữ liệu liên quan đến việc đưa ra sự giải
thích (diễn giải) về dữ liệu hoặc ý nghĩa của dữ liệu. “Những bài học đã
học được là những bài học gì” thể hiện điều cốt lõi của ý tưởng này
(Lincoln và Guba, 1985). Các bài học này có thể là sự giải thích cá nhân
của nhà nghiên cứu, được diễn đạt theo sự hiểu biết cá nhân mà nhà điều
tra đem vào công trình nghiên cứu từ văn hóa, lịch sử, và những kinh
nghiệm của riêng mình. Bài học cũng có thể là một ý nghĩa được rút ra từ
việc so sánh các kết quả tìm thấy với thông tin được thu thập từ tài liệu
hay các lý thuyết hiện còn tồn tại. Theo cách này, các tác giả cho rằng các
kết quả tìm thấy xác nhận thông tin trong quá khứ là đúng hoặc khác với
thông tin trong quá khứ. Bài học cũng có thể đề xuất những câu hỏi mới
cần được hỏi – đó là những câu hỏi được nêu lên bởi dữ liệu và phép phân
tích dữ liệu mà nhà điều tra không thấy trước được sớm hơn trong công
trình nghiên cứu của mình. Wolcott (1994) nói rằng một cách thức mà các
nhà dân tộc học có thể kết thúc một công trình nghiên cứu là hỏi những
câu hỏi mới. Cách tiếp cận đặt câu hỏi cũng được sử dụng trong những
cách tiếp cận theo phương thức tuyên truyền vận động và khuyến khích sự
tham gia của mọi người trong nghiên cứu định tính. Hơn nữa, khi các nhà
nghiên cứu theo phương pháp định tính sử dụng một lăng kính (quan
điểm) lý thuyết, thì họ có thể hình thành những lời giải thích đòi hỏi các
chương trình hành động để đạt được cải cách và thay đổi. Như thế, sự giải
thích dữ liệu trong nghiên cứu định tính có thể dưới nhiều hình thức, được
điều chỉnh cho thích ứng với các loại thiết kế nghiên cứu khác nhau, và có
tính linh hoạt để chuyển tải ý nghĩa cá nhân, ý nghĩa dựa trên nghiên cứu,
và ý nghĩa về hành động.

CHỨNG THỰC TÍNH CHÍNH XÁC CỦA CÁC KẾT QUẢ TÌM THẤY
(VALIDATING THE ACCURACY OF FINDINGS)

Mặc dù việc chứng thực tính chính xác hay chứng thực giá trị (validation) của các kết quả tìm
thấy (findings: kết luận rút ra được, thông tin phát hiện được, hay quan điểm được hình thành
sau khi thực hiện nghiên cứu) xảy ra khắp các bước trong qui trình nghiên cứu, phần thảo luận
này tách riêng việc chứng thực tính chính xác này ra để nhấn mạnh tầm quan trọng của nó.
Những người xây dựng đề án nghiên cứu cần truyền đạt các bước họ sẽ tiến hành trong các
công trình nghiên cứu của họ để kiểm tra tính chính xác và tính đáng tin (credibility) của các
kết quả họ tìm thấy.

Trong nghiên cứu định tính, thuật ngữ giá trị (validity) không có cùng những ý bao
hàm thêm như thuật ngữ giá trị (validity) trong nghiên cứu định lượng, thuật ngữ này cũng

175
không phải là thuật ngữ đồng hành của thuật ngữ độ tin cậy (reliability) (xem xét tính ổn định
hay tính nhất quán của các câu trả lời như được thảo luận trong Chương 9 về phương pháp
định lượng) hoặc khả năng khái quát hóa (giá trị bên ngoài của việc áp dụng các kết quả vào
những môi trường mới, những người hay những mẫu mới, mà cũng đã được thảo luận trong
Chương 9). Theo một cách thức hạn chế, các nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính có
thể sử dụng độ tin cậy để kiểm tra về các mô thức nhất quán của việc phát triển chủ đề giữa
vài nhà điều tra trong một nhóm. Các nhà nghiên cứu theo phương pháp định tính cũng có thể
khái quát hóa một số khía cạnh của phép phân tích nhiều tình huống (Yin, 1989) ra cho các
tình huống khác. Tuy nhiên, nhìn chung thì độ tin cậy và khả năng khái quát hóa đóng một
vai trò thứ yếu trong điều tra định tính.

Mặt khác, giá trị (validity) được hiểu là sức mạnh của nghiên cứu định tính, nhưng giá
trị (validity) được sử dụng để đề xuất việc xác định liệu các kết quả tìm thấy có chính xác,
nhìn trên quan điểm của nhà nghiên cứu, của người tham gia, hay của người đọc của một báo
cáo hay không (Creswell và Miller, 2999). Có nhiều thuật ngữ (tiếng Anh) trong tài liệu về
nghiên cứu định tính (viết bằng tiếng Anh) nói về ý tưởng này, các thuật ngữ như “tính đáng
tin cậy” (“trustworthiness”), “tính xác thực” (“authenticity”), và “tính đáng tin” (“credibility”)
(Creswell và Miller, 2001, và đây là một đề tài được tranh luậnrất nhiều (Lincoln và Guba,
2000).

Một quan điểm về thủ tục mà tôi đề xuất cho các đề án nghiên cứu là xác định và thảo
luận một, hay nhiều hơn một, chiến lược có sẵn để kiểm tra tính chính xác của các kết quả tìm
thấy. Có tất cả là tám chiến lược chủ yếu, được sắp xếp theo thứ tự từ những chiến lược được
sử dụng thường xuyên nhất và dễ thực hiện đến những chiến lược thỉnh thoảng mới được sử
dụng và khó thực hiện:

• Qui ra tam giác (triangulate) các nguồn dữ liệu khác nhau của thông tin bằng cách xem
xét bằng chứng từ các nguồn này và sử dụng nó để xây dựng sự biện minh có mạch lạc
cho các chủ đề.

• Sử dụng việc kiểm tra của thành viên (member-checking) để xác định tính chính xác của
các kết quả định tính thông qua việc đem báo cáo cuối cùng hay những phần mô tả cụ thể
hay các chủ đề trở lại cho những người tham gia vào nghiên cứu và xác định liệu những
người tham gia này có cảm thấy chúng chính xác hay không.

• Sử dụng sự mô tả súc tích và có bề dày (rich, thick description) để truyền đạt các kết quả
tìm thấy. Điều này có thể làm cho người đọc hình dung hay cảm thấy như mình ở trong
môi trường được nghiên cứu và mang lại cho thảo luận một ít kinh nghiệm chung.

• Làm rõ sự thiên lệch (bias) mà nhà nghiên cứu đem vào công trình nghiên cứu. Việc tự
suy ngẫm này tạo ra một bài tường thuật chân thật và cởi mở mà sẽ gây tiếng vang tốt đối
với người đọc.

• Ngoài ra, cũng trình bày thông tin tiêu cực hay khác biệt (negative or discrepant
information) có nội dung trái ngược với các chủ đề đã tìm ra. Bởi vì cuộc sống thực bao
gồm các quan điểm khác nhau mà những quan điểm này không luôn luôn thống nhất với
nhau, nên việc thảo luận về thông tin trái ngược làm tăng thêm tính đáng tin của một báo
cáo đối với người đọc.

• Bỏ ra thời gian dài (prolonged time) ở hiện trường. Theo cách này, nhà nghiên cứu xây
dựng được một sự hiểu biết sâu về hiện tượng được nghiên cứu và có thể truyền đạt chi

176
tiết về địa điểm nghiên cứu và những người được nghiên cứu mà mang lại tính đáng tin
cho báo cáo tường thuật.

• Sử dụng việc phỏng vấn của người đồng đẳng (peer debriefing) để nâng cao tính chính
xác của báo cáo. Qui trình này liên quan đến việc tìm một người (một người phỏng vấn
đồng đẳng) xem xét lại và hỏi các câu hỏi về công trình nghiên cứu định tính đang xét sao
cho báo cáo sẽ gây tiếng vang đối với những nguời khác ngoài nhà nghiên cứu.

• Sử dụng một nhà kiểm tra đánh giá bên ngoài (external auditor) để xem xét lại toàn bộ dự
án nghiên cứu. Khác với người phỏng vấn đồng đẳng, nhà kiểm tra đánh giá này là người
mới đến, chưa quen với nhà nghiên cứu và dự án nghiên cứu này và có thể đưa ra sự đánh
giá về dự án suốt qui trình nghiên cứu hay ở phần kết thúc của công trình nghiên cứu. Vai
trò của nhà kiểm tra đánh giá này tương tự với vai trò của một kiểm toán viên tài chính, và
có những câu hỏi đặc biệt mà các nhà kiểm tra đánh giá có thể nêu lên.

BÀI TƯỜNG THUẬT ĐỊNH TÍNH


(QUALITATIVE NARRATIVE)

Kế hoạch đối với một thủ tục định tính cần phải kết thúc bằng một số ý kiến nhận xét về bài
tường thuật mới nổi lên từ việc phân tích dữ liệu. Có nhiều loại tường thuật khác nhau, và
những thí dụ từ các tập san nghiên cứu học thuật sẽ minh họa các mô hình tường thuật. Trong
một kế hoạch nghiên cứu, hãy xét đến việc đưa ra một số điểm về bài tường thuật.

Trước hết, hãy cho biết những hình thức sẽ được sử dụng trong bài tường thuật.
Những hình thức này có thể là một báo cáo khách quan, những kinh nghiệm, về công việc tại
hiện trường (Van Maaner, 1988), một bảng sắp xếp các sự kiện theo thứ tự thời gian, một mô
hình về qui trình, một câu chuyện mở rộng, một phép phân tích theo từng tình huống hay giữa
các tình huống, hay một chân dung mô tả chi tiết (Creswell, 1998).

Ở cấp độ cụ thể, những qui ước có thể là

• Thay đổi việc sử dụng những đoạn trích dẫn dài, ngắn, và gắn chặt vào văn bản.

• Viết kịch bản cuộc đàm thoại (cuộc nói chuyện) và trình bày cuộc đàm thoại theo ngôn
ngữ (cách diễn đạt) khác để phản ánh độ nhạy về văn hóa.

• Trình bày thông tin văn bản dưới dạng bảng, biểu (thí dụ các ma trận)

• Sử dụng lời diễn đạt hay ngôn từ trình bày của những người tham gia trong nghiên cứu.

• Đan xen những đoạn trích dẫn với những đoạn diễn giải (của tác giả)

• Sử dụng những đoạn in thụt vào hay cách định dạng đặc biệt khác của bản thảo
(manuscript) để thu hút sự chú ý của người đọc đến những đoạn trích dẫn từ những người
tham gia trong nghiên cứu.

• Sử dụng ngôi thứ nhất, số ít “Tôi” hay ngôi thứ nhất, số nhiều hay tập thể “Chúng tôi,
Chúng ta” trong hình thức tường thuật.

177
• Sử dụng các phép ẩn dụ (thí dụ, hãy xem Richardson, 1990, tác giả này có thảo luận một
số trong các hình thức ẩn dụ này)

• Sử dụng phương pháp tường thuật thường được dùng trong phạm vi một chiến lược điều
tra định tính (thí dụ, sự mô tả trong các nghiên cứu tình huống và nghiên cứu theo dân tộc
học, một câu chuyện chi tiết trong nghiên cứu tường thuật). Ngoài ra, hãy mô tả kết cục
của bài tường thuật sẽ được so sánh như thế nào với các lý thuyết và tài liệu tổng quát về
đề tài đang được nghiên cứu. Trong nhiều bài viết về nghiên cứu định tính, các nhà
nghiên cứu thảo luận về tài liệu trong quá khứ vào cuối của công trình nghiên cứu (hãy
xem nội dung thảo luận trong Chương 2).

Thí dụ 10.1 Các Thủ tục Nghiên cứu Định tính

Sau đây là một thí dụ về một thủ tục nghiên cứu định tính đuợc viết như một phần của một đề
án nghiên cứu làm luận án tiến sĩ (D. Miller, 1992). Dự án của Miller là một dự án nghiên
cứu theo dân tộc học về những kinh nghiệm năm đầu tiên của hiệu trưởng của một trường đại
học đào tạo chính qui 4 năm. Khi tôi trình bày thảo luận này, tôi sẽ tham chiếu trở lại những
phần đã dược đề cập trong chương này, và nêu bật những câu tham chiến này bằng cách in
chữ đậm. Ngoài ra, trong thảo luận dưới đây, tôi vẫn giữ nguyên việc sử dụng thuật ngữ
người cung cấp thông tin (informant) của Miller, mặc dù ngày nay chúng ta nên sử dụng một
thuật ngữ thích hợp hơn, đó là thuật ngữ người tham gia vào nghiên cứu (participant).

Học thuyết Nghiên cứu Định tính

Học thuyết nghiên cứu định tính có nguồn gốc ở ngành nhân loại học về văn hóa (cultural
anthropology) và xã hội học của Hoa Kỳ (Kirk & Miller, 1986). Học thuyết nghiên cứu định
tính chỉ mới được các nhà nghiên cứu về giáo dục chấp nhận và sử dụng gần đây (Borg và Gall,
1989). Chủ đích của nghiên cứu định tính là hiểu biết được một tình hình xã hội, một sự kiện
hay biến cố, một vai trò, một nhóm, hay một sự tương tác cụ thể nào đó (Locke, Spirduso, và
Silverman, 1987). Nghiên cứu định tính chủ yếu là một quá trình mang tính tìm hiểu, điều tra
trong đó nhà nghiên cứu hiểu ra được một cách từ từ một hiện tượng xã hội bằng việc đối chiếu
(so sánh sự khác nhau), so sánh, sao chép hay mô phỏng, lập danh mục và phân loại đối tượng
nghiên cứu. (Miller và Huberman, 1984). Marshall và Rossman (1989) cho rằng điều này đòi
hỏi sự đắm mình vào cuộc sống hàng ngày của môi trường được chọn cho công trình nghiên
cứu; nhà nghiên cứu đi vào thế giới của những người cung cấp thông tin (người tham gia vào
nghiên cứu) và, thông qua sự tương tác tiếp diễn, tìm cho được những quan điểm của những
người cung cấp thông tin và những ý nghĩa từ họ. (Tác giả đề cập đến những giả định định
tính).

Các nhà học thuật nêu ý kiến rằng chúng ta có thể phân biệt nghiên cứu định tính với hệ
phương pháp nghiên cứu định lượng bằng nhiều đặc điểm độc đáo vốn có trong thiết kế nghiên
cứu định tính. Sau đây là tổng hợp về những giả định thường được diễn đạt rõ ràng liên quan
đến những đặc điểm do nhiều nhà nghiên cứu khác nhau trình bày.

1. Nghiên cứu định tính diễn ra trong những môi trường tự nhiên, nơi mà hành vi của con
người và các sự kiện xảy ra.
2. Nghiên cứu định tính dựa trên những giả định rất khác với các thiết kế nghiên cứu định
lượng. Lý thuyết hay các giả thuyết không được thiết lập tiên nghiệm (a priori).
3. Nhà nghiên cứu là công cụ chủ yếu trong việc thu thập dữ liệu thay vì một cơ chế vô tri
vô giác nào đó là công cụ chủ yếu (Eisner, 1991; Frankel và Wallen, 1990; Lincoln và
Guba, 1985; Meriam, 1988).

178
4. Dữ liệu mới nổi lên từ một công trình nghiên cứu định tính mang tính chất mô tả. Đó
là, dữ liệu được báo cáo bằng lời diễn đạt (chủ yếu là lời diễn đạt của người tham gia)
hay các hình ảnh, chứ không phải bằng số (Fraenkel và Wallen, 1990; Locke và những
người khác; 1987; Marshall và Rossman, 1989; Merriam, 1988).
5. Trọng tâm của nghiên cứu định tính được đặt vào những cảm nhận và những kinh
nghiệm của những người tham gia vào nghiên cứu, và cách họ hiểu biết được đời sống
của họ (Fraenkel và Wallen, 1990; Locke và những người khác, 1987; Merriam, 1988).
Vì thế cho nên sự cố gắng là nhằm hiểu biết được không phải là một hiện thực mà nhiều
hiện thực (Lincoln và Guba, 1985).
6. Nghiên cứu định tính tập trung vào quá trình đang xảy ra cũng như sản phẩm (kết quả)
hay kết cục. Các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến việc hiểu biết được sự việc xảy
ra như thế nào (Fraenkel và Wallen, 1990; Marriam, 1988).
7. Cách diễn giải theo ký hiệu tượng ý (ideographic) được sử dụng. Nói cách khác. Sự
chú ý được tập trung vào những điều chi tiết của một tình huống; và dữ liệu được giải
thích liên quan đến những điều chi tiết của một tình huống chứ không phải những điều
khái quát.
8. Nghiên cứu định tính là một thiết kế có tính mới nổi lên trong các kết cục được dàn xếp
của thiết kế này. Những ý nghĩa và lời giải thích được dàn xếp với các nguồn dữ liệu
của con người bởi vì chính những hiện thực của các chủ đề là điều mà nhà nghiên cứu
cố gắng dựng lại (Lincoln và Guba, 1985; Merriam, 1988).
9. Truyền thống nghiên cứu này dựa vào việc sử dụng kiến thức được hiểu ngầm, không
được truyền đạt rõ ràng (kiến thức theo trực giác và cảm nhận) bởi vì thường thì những
sắc thái của nhiều hiện thực có thể được nhận ra tốt nhất theo cách này (Lincoln và
Guba, 1985). Vì thế, cho nên, dữ liệu trong nghiên cứu định tính là không thể định
lượng được theo nghĩa truyền thống của thuật ngữ này.
10. Tính khách quan và tính xác thực là hết sức quan trọng đối với cả hai truyền thống
nghiên cứu định tính và định lượng. Tuy nhiên, những tiêu chí cho việc đánh giá một
công trình nghiên cứu định tính khác với nghiên cứu định lượng. Trước hết và trên hết,
nhà nghiên cứu cố đạt được tính có thể tin được, dựa trên sự cố kết, sự thấu hiểu và sự
hữu dụng về công cụ (Eisner, 1991) và tính đáng tin cậy (Lincoln và Guba, 1985) thông
qua một qui trình chứng thực hay xác minh chứ không phải thông qua các thước đo về
giá trị (validity) và độ tin cậy truyền thống (Các đặc điểm của nghiên cứu định tính
được đề cập).

Thiết kế Nghiên cứu theo Dân tộc học

Công trình nghiên cứu này sẽ sử dụng truyền thống nghiên cứu theo dân tộc học. Thiết kế này
đã nổi lên từ lĩnh vực nhân loại học, chủ yếu là từ những bài báo về học thuật của Bronislaw
Malinowski, Robert Park và Franz Boas (Jacob, 1987; Kirk và Miller, 1986). Chủ đích của
nghiên cứu theo dân tộc học là có được một bức tranh bao quát về đối tượng nghiên cứu với sự
nhấn mạnh đến việc mô tả những kinh nghiệm hằng ngày của các cá nhân bằng cách quan sát và
phỏng vấn họ và những người liên quan (Fraenkel và Wallen). Nghiên cứu theo dân tộc học
bao gồm việc phỏng vấn sâu và việc quan sát về một tình hình với tư cách là người tham gia,
tiếp diễn và liên tục (Jacob, 1987) và nỗ lực nắm bắt toàn bộ bức tranh cho thấy người ta mô tả
và cấu trúc thế giới của họ như thế nào (Fraenkel và Wallen, 1990). (Tác giả sử dụng cách
tiếp cận theo dân tộc học)

Vai trò của Nhà Nghiên cứu

Đặc biệt trong nghiên cứu định tính, vài trò của nhà nghiên cứu như là công cụ chủ yếu cho việc
thu thập dữ liệu đòi hỏi phải tiến hành việc xác định các giá trị được cá nhân nhà nghiên cứu
chấp nhận, các giả định, và các thiên lệch ngay từ ban đầu của công trình nghiên cứu. Sự đóng
góp của nhà điều tra vào môi trường nghiên cứu có thể là hữu ích và tích cực chứ không phải là
phương hại (Locke và những người khác, 1987). Những nhận thức của tôi về giáo dục đại học
và chức vụ hiệu trưởng trường đại học đã được định hình bởi những kinh nghiệm cá nhân của
tôi. Từ tháng Tám năm 1980 đến tháng Năm năm 1990, tôi phục vụ như một người quản lý đại
học tại một khu đại học tư nhân có từ 500 đến 5.000 sinh viên. Gần đây hơn (1987-1990), tôi là

179
Trưởng Bộ phận phụ trách Đời sống của Sinh viên tại một trường đại học nhỏ tạI Midwest ở
Hoa Kỳ. Là một thành viên trong hội đồng của Hiệu trưởng, tôi đã liên hệ đến tất cả các hoạt
động và các quyết định về quản lý của hội đồng ở cấp cao nhất và đã làm việc chặt chẽ với tập
thể cán bộ giảng dạy, các quan chức trong hội đồng của Hiệu trưởng, ông hiệu trưởng và hội
đồng quản trị. Ngoài việc chịu trách nhiệm trước ông hiệu trưởng, tôi đã làm việc với ông suốt
năm đầu tiên ông đảm nhận chức vụ hiệu trưởng. Tôi tin rằng sự hiểu biết này của tôi về bối
cảnh và vai trò của hiệu trưởng nâng cao sự nhận biết, kiến thức và sự nhạy cảm của tôi đối với
nhiều trong số các thách thức, các quyết định và các vấn đề mà một hiệu trưởng trong năm đầu
tiên gặp phải, và sẽ trợ giúp tôi trong việc làm việc với người cung cấp thông tin (người tham
gia) trong nghiên cứu này. Tôi mang vào công trình nghiên cứu này kiến thức về cả cơ cấu của
giáo dục đại học lẫn vai trò của chức vụ hiệu trưởng đại học. Sự chú ý đặc biệt sẽ được tập
trung vào vai trò của vị hiệu trưởng mới trong việc khởi động sự thay đổi, xây dựng quan hệ,
đưa ra quyết định, và mang lại năng lực lãnh đạo và tầm nhìn.

Do những kinh nghiệm trước đây trong việc làm việc chặt chẽ vớI một vị hiệu trưởng mới ở
đại học, nên tôi đem vào công trình nghiên cứu này một số thiên lệch nhất định. Mặc dù mọi nỗ
lực sẽ được thực hiện để đảm bảo tính khách quan, nhưng những thiên lệch nói trên có thể định
hình cách thức tôi nhìn nhận và hiểu dữ liệu tôi thu thập được và cách thức tôi giải thích (diễn
giải) những kinh nghiệm của mình. Tôi bắt đầu công trình nghiên cứu này với quan điểm cho
rằng chức vụ hiệu trưởng trường đại học là một chức vụ đa dạng và thường khó khăn. Mặc dù
những kỳ vọng là hết sức lớn, nhưng tôi đặt ra câu hỏi hiệu trưởng có bao nhiêu quyền lực để
khởi động sự thay đổi và mang lại năng lực lãnh đạo và tầm nhìn. Tôi nhìn nhận năm thứ nhất
là hết sức quan trọngl; tràn đầy những sự điều chỉnh, những điều chán nãn, những điều bất ngờ
và những thách đố ngoài dự kiến (Tác giả suy ngẫm về vai trò của mình trong công trình
nghiên cứu).

Ấn định Ranh giới cho Công trình Nghiên cứu

Môi trường

Công trình nghiên cứu này sẽ được tiến hành ở khuôn viên của một đại học cấp tiểu bang tại
Midwest. Đại học này nằm trong một cộng đồng nông thôn miền Midwest. Số sinh viên của
trường đại học này là 1.700 người. Dân số của thị trấn mà trường này tọa lạc chỉ có 1.000
người. Như thế 1.700 sinh viên của trường làm tăng tổng số người ở thị trấn này lên gần gấp ba
lần khi các lớp đang học. Trường đại học này cấp bằng đại học đại cương hai năm, bằng cử
nhân và bằng thạc sĩ trong 51 chuyên khoa.

Tác nhân hay chủ thể (Actors)

Người cung cấp thông tin (người tham gia) trong công trình nghiên cứu này là ông Hiệu trưởng
mới của trường đại học cấp tiểu bang ở Midwest. Người cung cấp thông tin chủ yếu trong công
trình nghiên cứu này là ông Hiệu trưởng. Tuy nhiên, tôi sẽ quan sát ông trong bối cảnh các
cuộc họp của hội đồng phụ trách quản lý. Hội đồng của Hiệu trưởng bao gồm ba Hiệu phó (phụ
trách về Giáo vụ, Quản lý hành chính, Sinh viên Vụ) và hai Trưởng Khoa (phụ trách Đào tạo
Trên Đại học và Giáo dục Bổ túc, Tu nghiệp hay dành cho Người Lớn tuổi).

Sự kiện

Bằng cách sử dụng hệ phương pháp nghiên cứu theo dân tộc học, trọng tâm của công trình
nghiên cứu này sẽ là những kinh nghiệm hằng ngày và những sự kiện xảy ra của ông hiệu
trưởng mới của trường đại học, và những nhận thức và ý nghĩa gắn với những kinh nghiệm đó
như được diễn đạt bởi người cung cấp thông tin. Điều này bao gồm việc tiếp thu những sự kiện
hay thông tin đáng ngạc nhiên, và hiểu ra được những sự kiện và các vấn đề có tính chất quyết
định nảy sinh.

Qui trình

180
Sự chú ý đặc biệt sẽ được tập trung vào vai trò của ông hiệu trưởng mới trong việc khởi động sự
thay đổi, xây dựng mối quan hệ, đưa ra quyết định và mang lại năng lực lãnh đạo và tầm nhìn
(Tác giả đề cập đến những ranh giới hay giới hạn của việc thu thập dữ liệu).

Những Điều Cân nhắc về Đạo lý

Hầu hết các tác giả thảo luận về thiết kế nghiên cứu định tính đều đề cập đến tầm quan trọng
của những điều cân nhắc về đạo lý (Locke và những người khác, 1982; Marshall và Rossman,
1989; Merriam, 1988; Spradley, 1980). Trước hết và trên hết, nhà nghiên cứu có nghĩa vụ phải
tôn trọng các quyền, các nhu cầu, các giá trị và những mong muốn của (những) người cung cấp
thông tin (người tham gia trong nghiên cứu). Trong một chừng mực nào đó, nghiên cứu theo
dân tộc học luôn luôn mang tính gây trở ngại. Việc quan sát trong vai trò người tham gia xâm
phạm đến cuộc sống của người cung cấp thông tin (Spradley, 1980) và thông tin nhạy cảm
thường bị tiết lộ. Điều này được quan tâm đặc biệt trong công trình nghiên cứu này, nơi mà
chức vụ và tổ chức (trường đại học) của người cung cấp thông tin rất dễ được chú ý. Những
biện pháp bảo vệ an toàn sau đây sẽ được sử dụng để bảo vệ các quyền của người cung cấp
thông tin: 1) những mục đích nghiên cứu sẽ được diễn đạt bằng miệng và bằng văn bản rõ ràng
sao cho người cung cấp thông tin hiểu rõ mục đích nghiên cứu này (bao gồm phần mô tả về việc
dữ liệu sẽ được sử dụng như thế nào), 2) nhà nghiên cứu sẽ nhận được sự cho phép bằng văn
bản từ người cung cấp thông tin để tiến hành công trình nghiên cứu như đã diễn đạt rõ ràng ở
trên, 3) một mẫu đơn về miễn trừ liên quan đến nghiên cứu sẽ được nộp lên Institutional Review
Board (IRB: Hội đồng Duyệt xét về Thể chế) (Các Phụ đính B1 và B2), 4) người cung cấp thông
tin sẽ được thông báo về tất cả công cụ và hoạt động thu thập dữ liệu, 5) người cung cấp thông
tin sẽ được nhà nghiên cứu cung cấp những bản sao chép lại đúng từng lời và những lời giải
thích bằng văn bản cũng như các báo cáo, 6) các quyền, lợi ích và mong muốn của người cung
cấp thông tin sẽ được xem xét trước tiên khi đưa ra những chọn lựa về việc báo cáo dữ liệu, và
7) quyết định cuối cùng về tình trạng nặc danh (giấu tên) của người cung cấp thông tin sẽ tùy
thuộc hoàn toàn vào người cung cấp thông tin. (Tác giả xử lý các vấn đề về đạo lý và đề cập
đến sự duyệt xét của IRB).

Các Chiến lược Thu thập Thông tin

Dữ liệu sẽ được thu thập từ tháng Hai đến hết tháng Năm, năm 1992. Việc này sẽ bao gồm tối
thiểu là những cuộc phỏng vấn với người cung cấp thông tin được ghi âm, kéo dài 45 phút, hai
lần một tháng * (các câu hỏi phỏng vấn ban đầu, Phụ đính C), những quan sát về các cuộc họp
hội đồng phụ trách quản lý hai lần một tháng, các quan sát về những hoạt động hàng ngày kéo
dài hai giờ, hai lần một tháng và việc phân tích hai lần một tháng về lịch làm việc và tài liệu của
ông hiệu trưởng (tài liệu bao gồm biên bản cuộc họp, các bản ghi nhớ, các tài liệu công bố hay
xuất bản). Ngoài ra, người cung cấp thông tin đã đồng ý ghi âm những ấn tượng về những kinh
nghiệm của ông, những suy nghĩ và những điều cảm nhận trong một nhật ký được ghi băng
(những hướng dẫn đối với sự suy ngẫm được ghi âm, Phụ đính D). Hai cuộc phỏng vấn tiếp
theo để hoàn tất việc phỏng vấn sẽ được sắp xếp tiến hành vào cuối tháng Năm, 1992 (Hãy xem
Phụ đính E về kế hoạch thời gian và lịch biểu hoạt động được đề xuất). (Tác giả đề xuất sử
dụng các cuộc phỏng vấn mặt-đối-mặt, tham gia trong vai trò người quan sát, và thu nhận
các tài liệu cá nhân).

Để hỗ trợ trong giai đoạn thu thập dữ liệu, tôi sẽ sử dụng một sổ ghi tiến độ tại hiện trường,
cung cấp một bản mô tả chi tiết về những cách tôi sử dụng thời gian của mình khi tôi ở tại địa
điểm nghiên cứu, và tôi cũng sử dụng sổ ghi này trong giai đoạn sao chép lại và phân tích dữ
liệu (cũng so sánh sổ ghi này với cách thời gian được thật sự sử dụng trên thực tế như thế nào).
Tôi dự định ghi chép các chi tiết liên quan đến những sự quan sát của tôi trong một sổ ghi chép
hiện trường và giữ một cuốn nhật ký hiện trường để ghi chép theo thứ tự thời gian suy nghĩ,
cảm giác, kinh nghiệm và những nhận thức của riêng tôi trong suốt qui trình nghiên cứu (Tác
giả ghi thông tin có tính mô tả và thông tin có tính suy ngẫm).

*
Ghi chú về dịch thuật: (bi-monthly: có nghĩa là hai lần một tháng hoặc hai tháng một lần, ở đây có lẽ là hai lần
một tháng vì thời gian thu thập dữ liệu chỉ có 4 tháng).

181
Các Thủ tục Phân tích Dữ liệu

Merriam (1988) và Marshall và Rossman (1989) nêu ý kiến là việc thu thập dữ liệu và việc phân
tích dữ liệu phải là một qui trình đồng thời trong nghiên cứu định tính. Schatzman và Strauss
(1973) khẳng định rằng việc phân tích dữ liệu định tính chủ yếu đòi hỏi việc phân loại vật, người,
sự kiện và các tính chất biểu thị đặc trưng của chúng. Thông thường, trong suốt qui trình phân
tích dữ liệu, các nhà dân tộc học lập ký hiệu hay lập mã cho dữ liệu của họ bằng cách sử dụng
càng nhiều phạm trù càng tốt (Jacob, 1987). Họ tìm cách nhận diện và mô tả các mô thức và các
chủ đề, nhìn trên quan điểm của (những) người tham gia trong nghiên cứu, kế đó cố gắng hiểu và
giải thích các mô thức và các chủ đề này (Agar, 1980). Trong suốt qui trình phân tích dữ liệu, dữ
liệu sẽ được tổ chức, sắp xếp theo phạm trù hay loại và theo thứ tự thời gian xảy ra, được xem xét
lặp đi lặp lại, và được mã hóa liên tục. Một bản liệt kê các ý tưởng quan trọng mới xuất hiện sẽ
được ghi theo thứ tự xảy ra (như được đề xuất bởi Merriam, 1988). Các cuộc phỏng vấn được ghi
băng và nhật ký được ghi băng của người tham gia sẽ được sao chép lại đúng nguyên văn. Những
mục ghi vào các sổ ghi chép hiện trường và nhật ký hiện trường sẽ được xem xét lại đều đặn (Tác
giả mô tả các bước trong qui trình phân tích dữ liệu)

Ngoài ra, qui trình phân tích dữ liệu sẽ được trợ giúp bởi việc sử dụng một chương trình máy
tính về phân tích dữ liệu định tính được gọi là HyperQual. Raymond Padilla (Đại học Tiểu bang
Arizona) đã thiết kế HyperQual vào năm 1987 để sử dụng với máy tính Macintosh. HyperQual sử
dụng phần mềm HyperCard và giúp cho việc ghi và phân tích dữ liệu văn bản và đồ thị được dễ
dàng. Những ngăn xếp (stacks) đặc biệt được chỉ định để lưu giữ và tổ chức dữ Iiệu. Bằng cách
sử dụng chương trình máy tính HyperQual, nhà nghiên cứu có thể trực tiếp “nhập dữ liệu hiện
trường vào, bao gồm dữ liệu phỏng vấn, các quan sát, các bản ghi nhớ của nhà nghiên cứu, và các
phần minh họa . . . (và) gắn nhãn (hay lập mã) toàn bộ hay một phần của dữ liệu nguồn sao cho
các khúc hay đoạn dữ liệu có thể được lấy ra và sau đó được tái kết hợp theo một cấu hình mới,
rõ ràng và hữu ích” (Padilla, 1989, các trang 69-70). Các khúc hay đoạn dữ liệu có ý nghĩa có thể
được xác định, truy tìm, cách ly, tập hợp thành nhóm và tập hợp lại thành nhóm mới để phân tích.
Các phạm trù hay các tên mã có thể được nhập vào ngay từ đầu hay vào một thời điểm sau đó.
Mã có thể được thêm vào, thay đổi, hay xóa bỏ với bộ soạn thảo của HyperQual và văn bản có thể
được tìm kiếm để có được các phạm trù, các chủ đề, các từ ngữ hay cụm từ. (Tác giả đề cập đến
việc sử dụng phần mềm máy tính được đề xuất cho việc phân tích dữ liệu).

Sự Chứng thực hay Chứng minh Giá trị (Verification)

Để đảm bảo giá trị bên trong (internal validity), các chiến lược sau đây sẽ được sử dụng:

1. Phép qui ra thành tam giác về dữ liệu―Dữ liệu sẽ được thu thập thông qua nhiều nguồn
để bao gồm việc phân tích tài liệu, và các cuộc phỏng vấn, các quan sát;
2. Sự kiểm tra của thành viên―Người cung cấp thông tin sẽ phục vụ như một công cụ
kiểm tra trong suốt qui trình phân tích. Một cuộc đối thoại tiếp diễn liên quan đến
những lời giảI thích của tôi về thực tế và những ý nghĩa của người cung cấp thông tin sẽ
đảm bảo giá trị đích thực của dữ liệu;
3. Những quan sát lặp lại và dài hạn ở địa điểm nghiên cứu―Những quan sát đều đặn và
lặp lại về những hiện tượng và môi trường tương tự sẽ diễn ra tại địa điểm nghiên cứu
trong thời kỳ bốn tháng;
4. Sự xem xét của người đồng đẳng―một trợ lý đã tốt nghiệp đại học và nghiên cứu sinh tiến sĩ
ở Khoa Tâm lý học Giáo dục sẽ làm người xem xét đồng đẳng.
5. Những phương thức nghiên cứu có tính khuyến khích sự tham gia của đối tượng nghiên
cứu―Người cung cấp thông tin sẽ tham gia vào hầu hết các giai đoạn của nghiên cứu
này, từ việc thiết kế dự án nghiên cứu đến việc kiểm tra những lời giải thích và các kết
luận; và
6. Sự làm rõ thiên lệch của nhà nghiên cứu―Ngay từ lúc đầu của nghiên cứu này, thiên
lệch của nhà nghiên cứu sẽ được trình bày rõ bằng văn bản trong đề án nghiên cứu để
làm luận án tiến sĩ này dưới đề mục “Vai trò của Nhà Nghiên cứu”.

182
Chiến lược chủ yếu được sử dụng trong dự án này để đảm bảo giá trị bên ngoài (external
validity) sẽ là đưa ra những sự mô tả chi tiết, súc tích và có bề dày sao cho bất cứ người nào
quan tâm đến khả năng sao chép sang nơi khác sẽ có một khuôn khổ vững chắc để so sánh
(Merriam, 1988). Ba kỹ thuật để đảm bảo độ tin cậy sẽ được sử dụng trong công trình nghiên
cứu này. Thứ nhất, nhà nghiên cứu sẽ cung cấp một bản mô tả chi tiết về trọng tâm của công
trình nghiên cứu, vai trò của nhà nghiên cứu, vị trí hay địa vị của người cung cấp thông tin
(người tham gia trong nghiên cứu) và cơ sở của việc chọn lựa này, và bối cảnh từ đó dữ liệu sẽ
được thu thập (Le Compte và Goetz, 1984). Thứ hai, phép qui ra thành tam giác hay đa phương
pháp về thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng, điều này tăng cường độ tin cậy cũng như
giá trị bên trong (Merriam, 1988). Cuối cùng, các chiến lược về thu thập và phân tích dữ liệu sẽ
được báo cáo chi tiết để cung cấp một bức tranh rõ ràng và chính xác về các phương pháp được
sử dụng trong công trình nghiên cứu này. Tất cả các giai đoạn của dự án nghiên cứu này sẽ chịu
sự xem xét kỹ lưỡng của một người kiểm tra đánh giá bên ngoài (external auditor), người này
giàu kinh nghiệm về các phương pháp nghiên cứu định tính (Tác giả đề cập đến các chiến
lược về đảm bảo hay chứng thực giá trị (strategies for validity) sẽ được sử dụng trong
công trình nghiên cứu này)

Báo cáo các Kết quả Tìm thấy (Reporting the Findings)

Lofland (1974) cho rằng mặc dù các chiến lược thu thập và phân tích dữ liệu là tương tự giữa các
phương pháp nghiên cứu định tính, nhưng cách thức báo cáo các kết quả nghiên cứu thì lại khác nhau.
Miles và Huberman (1984) đề cập đến tầm quan trọng của việc tạo ra một hình thức biểu hiện dữ liệu
và đề xuất rằng văn bản tường thuật là hình thức biểu hiện thường được dùng nhất cho dữ liệu định
tính. Đây là một công trình nghiên cứu theo thuyết tự nhiên. Vì thế cho nên, các kết quả sẽ được trình
bày dưới hình thức tường thuật, mô tả chứ không phải dưới hình thức một báo cáo khoa học. Sự mô tả
có bề dày sẽ là công cụ để truyền đạt một bức tranh bao quát về những kinh nghiệm của một hiệu
trưởng mới ở đại học. Dự án chung cuộc sẽ là sự kiến tạo những kinh nghiệm của người cung cấp
thông tin và những ý nghĩa mà người cung cấp thông tin gắn cho những kinh nghiệm đó. Điều này sẽ
cho phép người đọc trải nghiệm thông qua kinh nghiệm của ông hiệu truởng những thách thức ông gặp
phải và cung cấp một lăng kính (quan điểm) thông qua đó người đọc có thể nhìn nhận thế giới của đối
tượng. (Các kết quả của công trình nghiên cứu được đề cập).

TÓM TẮT

Chương này tìm hiểu các bước trong việc xây dựng và viết một thủ tục nghiên cứu định tính.
Với việc thừa nhận sự thay đổi khác nhau tồn tại trong các công trình nghiên cứu định tính,
chương này đưa ra bản hướng dẫn tổng quát về các thủ tục. Bản hướng dẫn này bao gồm một
phần thảo luận về những đặc điểm tổng quát của nghiên cứu định tính trong trường hợp các
nhóm khán giả chưa quen thuộc với cách tiếp cận nghiên cứu định tính. Những đặc điểm tổng
quát này là nghiên cứu định tính diễn ra trong môi trường hay bối cảnh tự nhiên, sử dụng
nhiều phương pháp thu thập dữ liệu, có tính mới nổi lên chứ không phải được hình dung
trước, dựa trên những lời giải thích (diễn giải) của nhà nghiên cứu, được nhìn nhận một cách
bao quát, có tính suy ngẫm, sử dụng cả qui trình lập luận qui nạp lẫn qui trình lập luận suy
diễn, và sử dụng một chiến lược điều tra. Bản hướng dẫn này khuyến nghị nhà nghiên cứu đề
cập đến một chiến lược điều tra, chẳng hạn như việc nghiên cứu các cá nhân (bài tường thuật,
hiện tượng học), việc tìm hiểu hay khảo sát tỉ mỉ các qui trình, các hoạt động và các sự kiện
(nghiên cứu tình huống, lý thuyết có cơ sở), hay việc xem xét hành vi cùng chung văn hóa của
các cá nhân và các nhóm (dân tộc học). Việc chọn lựa chiến lược cần được trình bày và biện
minh. Hơn nữa, đề án nghiên cứu cần đề cập đến vai trò của nhà nghiên cứu: những kinh
nghiệm trong quá khứ của nhà nghiên cứu, những quan hệ cá nhân với địa điểm nghiên cứu,
các bước để được phép đi vào hay thâm nhập địa điểm nghiên cứu, và các vấn đề về đạo lý

183
nhạy cảm. Phần thảo luận về thu thập dữ liệu cần phải bao gồm phương pháp lấy mẫu có mục
đích và các hình thức của dữ liệu sẽ được thu thập (nghĩa là những sự quan sát (đối tượng
nghiên cứu), các cuộc phỏng vấn, các tài liệu (tư liệu) bằng văn bản, và tài liệu nghe nhìn).
Ngoài ra, điều hữu ích là chỉ ra những loại biên bản hay bản nghi thức ghi dữ liệu (data
recording protocols) sẽ được sử dụng. Việc phân tích dữ liệu là một qui trình tiếp diễn trong
suốt cuộc nghiên cứu. Phân tích dữ liệu bao gồm việc phân tích thông tin từ những người
tham gia, và các nhà nghiên cứu thường sử dụng các buớc phân tích được tìm thấy trong
phạm vi một chiến lược điều tra chuyên biệt. Các bước có đặc tính chung hơn bao gồm việc
tổ chức và chuẩn bị sẵn sàng dữ liệu cho việc phân tích, việc đọc hết ngay từ đầu tất cả thông
tin, việc mã hóa dữ liệu, việc xây dựng từ các mã nói trên sự mô tả và sự phân tích liên quan
đến chủ đề, và việc trình bày các kết quả tìm thấy dưới hình thức các bảng, biểu, đồ thị, và
hình. Các bước có đặc tính chung này cũng bao gồm việc giải thích (diễn giải) dữ liệu dưới
ánh sáng của những bài học đã rút ra được, việc so sánh các kết quả tìm thấy với tài liệu trong
quá khứ và lý thuyết hiện hữu, việc nêu lên những câu hỏi mới, và/hoặc đưa ra chương trình
hành động nhằm cải cách. Đề án nghiên cứu cũng cần có một phần trình bày về các kết cục
kỳ vọng đối với công trình nghiên cứu. Cuối cùng, một bước quan trọng bổ sung trong việc
lập kế hoạch một đề án là đề cập đến các chiến lược sẽ được sử dụng để chứng thực tính chính
xác của các kết quả tìm thấy.

Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết


25. Hãy viết một kế hoạch về thủ tục sẽ được sử dụng trong công trình
nghiên cứu định tính của Anh/Chị. Sau khi viết kế hoạch này, hãy sử
dụng Bảng 10.1 làm danh sách kiểm tra để xác định sự toàn diện của
kế hoạch của Anh/Chị.

26. Hãy xây dựng một bảng mà bảng này liệt kê, trong một cột về phía
trái, những bước Anh/Chị dự định thực hiện để phân tích dữ liệu của
mình. Trong một cột về phía phải, hãy cho thấy các bước như chúng
có hiệu lực trực tiếp đối với dự án của Anh/Chị, cho thấy chiến lược
nghiên cứu Anh/Chị dự định sử dụng, và dữ liệu Anh/Chị đã thu thập
được.

184
BÀI ĐỌC THÊM

Bogdan, R. C., và Biklen, S. K. (1992). Nghiên cứu định tính cho giáo dục: Giới thiệu về
lý thuyết và các phương pháp. Boston: Nhà Xuất bản Allyn and Bacon.

Robert Bogdan và Sari Biklen cung cấp các chương sách trình bày về việc thu thập dữ
liệu định tính, việc phân tích dữ liệu, và việc viết ra các kết quả. Chương về thu thập
dữ liệu trình bày chi tiết các thủ tục liên quan trong việc sưu tập các bản ghi chép tại
hiện trường: các loại, nội dung và định dạng của chúng. Trong một chương khác, các
tác giả này đề xuất các kỹ thuật bố cục hữu ích trong việc viết nghiên cứu. Thí dụ về
các kỹ thuật này là việc sử dụng những đoạn trích dẫn, việc pha trộn phân tích và
những thí dụ, những lời giải thích, và việc sử dụng nhiều phương pháp trình bày.

Marshall, C., và Rossman, G. B. (1999). Thiết kế nghiên cứu định tính (lần xuất bản thứ
ba). Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Catherine Marshall và Gretchen Rossman giới thiệu các thủ tục cho một đề án nghiên
cứu định tính. Ngoài việc đề cập đến các vấn đề liên quan đến việc chọn mẫu, các tác
giả này nêu rõ vai trò của nhà nghiên cứu, bao gồm việc thâm nhập địa điểm nghiên
cứu, quan hệ có qua có lại, tiểu sử cá nhân, và những nguyên tắc về đạo lý. Vài
chương bổ sung xem xét lại các phương pháp cả sơ cấp (ban đầu) lẫn thứ cấp về thu
thập dữ liệu, cũng như đưa ra các thủ tục chung trong việc phân tích dữ liệu định tính.
Cuốn sách này là một cuốn sách giới thiệu tuyệt vời về nghiên cứu định tính cũng như
về việc soạn thảo đề án nghiên cứu.

Tesch, R. (1990). Nghiên cứu định tính: Các loại phép phân tích và các công cụ phần
mềm. New York: Nhà Xuất bản Falmer.

Reneta Tesch đã biên soạn một cuốn sách giáo khoa về phân tích dữ liệu định tính mà
bao trùm các đề tài rộng như là các loại thiết kế nghiên cứu định tính, kỹ thuật mã hóa
dữ liệu, văn bản, và các chương trình phần mềm máy tính có sẵn để sử dụng cho việc
phân tích văn bản. Chương sách của bà về “Các Loại Nghiên cứu Định tính”, hoàn
chỉnh với một phần tổng quan bằng đồ thị về 20 loại thiết kế định tính, trình bày bốn
phạm trù về thiết kế định tính – đó là những đặc điểm của ngôn ngữ (cách diễn đạt),
việc khám phá những tính đều đặn hay hợp qui tắc, khả năng lĩnh hội nghĩa của văn
bản/hành động, và sự suy ngẫm. Đây là một hệ thống phân loại rất chi tiết và có thể
lĩnh hội được. Chương sách của bà về “Các Hệ thống Tổ chức và Làm sao để Xây
dựng các Hệ thống này” cung cấp một phương pháp mã hóa những bản sao chép lại.
Bà cũng đưa ra phần thảo luận hữu ích về các chương trình phần mềm định tính cho
việc phân tích dữ liệu văn bản.

185
CHƯƠNG MƯỜI MỘT
_______________________________

CÁC THỦ TỤC TRONG NGHIÊN CỨU THEO CÁC


PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP

Với sự phát triển và sự hợp lệ cảm nhận được của cả nghiên cứu định lượng lẫn nghiên cứu
định tính trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp, sử dụng qui trình thu thập dữ liệu gắn liền với cả hai dạng dữ liệu định lượng và định tính,
ngày càng mở rộng. Cuốn sách mới mẻ với nhan đề Sách Hướng dẫn về Các Phương pháp
Hỗn hợp trong các Ngành Khoa học Xã hội và Hành vi (Tashakkori & Teddlie, 2003) và các
tạp chí báo cáo và quảng bá nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp (thí dụ: Các Phương
pháp ở Hiện trường – Field Methods) hiện hữu như là các phương tiện để diễn đạt những nội
dung thảo luận về nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Với tần suất ngày càng tăng, các
bài viết được công bố đang xuất hiện trên các tạp chí khoa học xã hội và nhân văn trong các
lĩnh vực khác nhau như lao động trị liệu (Lysack & Krefting, 1994), giao tiếp giữa các cá nhân
(Boneva, Kraut, & Frohlich, 2001), phòng ngừa AIDS (Janz và các tác giả khác, 1996), chăm
sóc người bị chứng mất trí (Weitzman & Levkoff, 2000), và khoa học về trường phái trung
dung (Houtz, 1995). Hiện nay, có những cuốn sách toàn bộ trình bày về các thủ tục tiến hành
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp – một thập kỷ trước đây không có những cuốn sách
tương tự (Greene & Caracelli, 1997; Newman & Benz, 1998; Reichardt & Rallis, 1994;
Tashakkori & Teddlie, 1998).

Những thủ tục này đã phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu làm sáng tỏ chủ đích của việc pha
trộn hay hỗn hợp dữ liệu định lượng và dữ liệu định tính trong một nghiên cứu đơn lẻ (hay một
chương trình nghiên cứu). Với việc đưa vào nhiều dạng dữ liệu và nhiều phương pháp phân
tích, tính phức tạp của những thiết kế nghiên cứu này đòi hỏi phải có nhiều thủ tục rõ ràng hơn.
Những thủ tục này cũng đã phát triển một phần để đáp ứng nhu cầu giúp các nhà nghiên cứu tạo
ra các thiết kế dễ hiểu từ dữ liệu phức tạp và các phép phân tích.

Chương này mở rộng thảo luận trước đây về những lời khẳng định tri thức theo thuyết thực
dụng, các chiến lược điều tra, và việc sử dụng nhiều phương pháp được giới thiệu ở Chương 1.
Chương này cũng mở rộng thảo luận về một vấn đề nghiên cứu trong đó bao gồm nhu cầu thăm
dò, khảo sát lẫn giải thích (Chương 4). Chương này theo mô hình lời phát biểu mục đích nghiên
cứu và các câu hỏi nghiên cứu tập trung vào việc hiểu một vấn đề bằng cách sử dụng cả phương
pháp định tính lẫn phương pháp định lượng và cơ sở lý lẽ biện minh cho việc sử dụng nhiều
hình thức thu thập và phân tích dữ liệu (Chương 5 và 6).

186
Bảng 11.1 Danh mục Kiểm tra (Checklist) về các Câu hỏi cho việc Thiết kế Thủ tục trong
nghiên cứu theo các Phương pháp Hỗn hợp
⎯ Nhà nghiên cứu có đưa ra một định nghĩa cơ bản của nghiên cứu theo các phương
pháp hỗn hợp không?
⎯ Người đọc có cảm nhận được khả năng sử dụng một chiến lược nghiên cứu theo
các phương pháp hỗn hợp không?
⎯ Nhà nghiên cứu có xác định các tiêu chí để chọn một chiến lược theo các phương
pháp hỗn hợp không?
⎯ Chiến lược nghiên cứu có được xác định chưa, và các tiêu chí để chọn lựa chiến
lược này có được đưa ra chưa?
⎯ Nhà nghiên cứu có trình bày một mô hình trực quan minh họa chiến lược nghiên
cứu này hay chưa?
⎯ Nhà nghiên cứu có sử dụng một hệ thống ký hiệu thích hợp khi trình bày mô hình
trực quan này không?
⎯ Nhà nghiên cứu có đề cập đến các thủ tục thu thập và phân tích dữ liệu khi chúng
có liên quan đến mô hình này hay không?
⎯ Nhà nghiên cứu có đề cập đến các chiến lược lấy mẫu đối với việc thu thập cả dữ
liệu định tính lẫn dữ liệu định lượng hay không? Chúng có quan hệ với chiến
lược nghiên cứu nói trên hay không?
⎯ Nhà nghiên cứu có chỉ ra các thủ tục phân tích dữ liệu chuyên biệt hay không?
Chúng có quan hệ với chiến lược nghiên cứu nói trên hay không?
⎯ Nhà nghiên cứu có thảo luận về các thủ tục chứng thực giá trị của cả dữ liệu định
tính lẫn dữ liệu định lượng hay không?
⎯ Cấu trúc tường thuật có được đề cập không, và nó có quan hệ với loại chiến lược
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp đang được sử dụng hay không?

CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÁC THỦ TỤC


TRONG NGHIÊN CỨU THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP
(COMPONENTS OF MIXED METHODS PROCEDURES)

Một danh mục kiểm tra (checklist) về các câu hỏi để các nhà nghiên cứu tự hỏi mình khi họ
thiết kế một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp được trình bày trong Bảng
11.1. Các thành phần này đòi hỏi phải nêu lên bản chất của nghiên cứu theo các phương pháp
hỗn hợp và loại chiến lược được đề xuất cho công trình nghiên cứu. Chúng cũng bao gồm sự
cần thiết phái có một mô hình trực quan về cách tiếp cận này, các thủ tục chuyên biệt về thu
thập dữ liệu và phân tích dữ liệu, vai trò của nhà nghiên cứu, và cấu trúc để trình bày bản báo
cáo cuối cùng về công trình nghiên cứu. Tiếp theo sau phần thảo luận về mỗi thành phần này,
chúng tôi sẽ trình bày một thí dụ về phần trình bày thủ tục trích từ một công trình nghiên cứu
theo các phương pháp hỗn hợp để áp dụng các ý tưởng đã được đưa ra.

187
BẢN CHẤT CỦA NGHIÊN CỨU
THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP

Bởi vì, với tư cách là một cách tiếp cận nghiên cứu khác biệt, nghiên cứu theo các phương
pháp hỗn hợp tương đối mới mẻ trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, cho nên trong
một đề án nghiên cứu, việc truyền đạt một định nghĩa cơ bản và nội dung mô tả về cách tiếp
cận nghiên cứu này thật là hữu ích. Phần này có thể bao gồm những điều sau đây:

• Hãy mô tả ngắn gọn lịch sử phát triển của cách tiếp cận nghiên cứu này. Vài nguồn tài
liệu xác định quá trình phát triển của cách tiếp cận này trong tâm lý học và trong ma trận
đa đặc điểm-đa phương pháp của Campbell và Fiske (1959) đến sự quan tâm đối với việc
làm hội tụ (làm tương đồng) và qui ra tam giác các nguồn dữ liệu định tính và định lượng
khác nhau (Jick, 1979) và tiếp đến sự mở rộng các lý do và các thủ tục cho việc hỗn hợp
các phương pháp định tính và định lượng (xem Creswell, 2002; Tashakkori & Teddlie,
1998).

• Hãy định nghĩa nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp bằng cách kết hợp định nghĩa ở
Chương 1 vào, định nghĩa này tập trung vào việc thu thập và phân tích cả dữ liệu định tính
lẫn dữ liệu định lượng trong một nghiên cứu đơn lẻ. Hãy nêu bật lý do tại sao các nhà
nghiên cứu sử dụng thiết kế theo các phương pháp hỗn hợp (thí dụ để mở rộng một sự
hiểu biết từ phương pháp này sang phương pháp kia, để làm hội tụ hay xác nhận các kết
quả tìm thấy từ những nguồn dữ liệu khác nhau. Cũng cần lưu ý rằng “việc hỗn hợp” có
thể xảy ra trong phạm vi một nghiên cứu hay giữa vài nghiên cứu trong một chương trình
điều tra. Công nhận rằng nhiều thuật ngữ khác nhau được dùng để gọi cách tiếp cận này,
như là hợp nhất (integrating), tổng hợp (synthesis), các phương pháp định lượng và định
tính (quantitative and qualitative methods), đa phương pháp (multimethod), và hệ đa
phương pháp (multimethodology), tuy nhiên các tác phẩm gần đây lại sử dụng thuật ngữ
“các phương pháp hỗn hợp” (“mixed methods”) (Tashakkori & Teddlie, 2003).

• Hãy thảo luận ngắn gọn về sự quan tâm ngày càng tăng đến nghiên cứu theo các phương
pháp hỗn hợp như được thể hiện trong các cuốn sách, các bài báo đăng trên tạp chí, các
ngành khoa học khác nhau, và các dự án nghiên cứu được tài trợ.

• Hãy lưu ý đến các thách thức mà hình thức nghiên cứu này đặt ra cho nhà điều tra. Những
thách thức này bao gồm sự cần thiết phải thu thập dữ liệu có phạm vi rộng, tính chất cần
nhiều thời gian của việc phân tích cả dữ liệu số lẫn dữ liệu văn bản, và việc đòi hỏi nhà
nghiên cứu phải quen thuộc với cả hai hình thức nghiên cứu định tính và định lượng.

CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP
(TYPES OF MIXED METHODS STRATEGIES)

Các Tiêu chí để Chọn một Chiến lược

Các nhà xây dựng đề án nghiên cứu cần phải truyền đạt một chiến lược chuyên biệt đối với
việc thu thập dữ liệu họ dự định sử dụng. Họ cũng cần phải xác định các tiêu chí họ dùng để
chọn chiến lược này. Gần đây các tác giả đã thảo luận chi tiết về các tiêu chí dùng để chọn
một cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp trong số nhiều cách tiếp cận có sẵn để sử
dụng. Morgan (1998) đã xác định vài tiêu chí, những người khác bổ sung các tiêu chuẩn quan

188
trọng cần phải được xem xét (Greene & Caracelli, 1997; Tashakkori & Teddlie, 1998). Một
ma trận, như được trình bày trong Hình 11.1, minh họa bốn quyết định dùng để chọn một
chiến lược điều tra theo các phương pháp hỗn hợp (xem Creswell và các tác giả khác, 2003):

1. Trình tự thực hiện việc thu thập dữ liệu định tính và định lượng trong nghiên cứu được
đề xuất là gì?

2. Việc thu thập và phân tích dữ liệu định tính và định lượng sẽ được sắp xếp theo thứ tự
ưu tiên nào?

3. Các kết quả và dữ liệu định lượng và định tính sẽ được hợp nhất ở giai đoạn nào trong
dự án nghiên cứu?

4. Có phải một quan điểm lý thuyết tổng quát (thí dụ như giới tính, chủng tộc/dân tộc, lối
sống, giai cấp) sẽ được sử dụng trong nghiên cứu này?

Sự thực hiên Ưu tiên Sự hợp nhất Quan điểm lý thuyết

Không có Trình tự Ngang nhau Ở giai đoạn


Đồng thời thu thập dữ liệu
Rõ ràng
Theo Trình tự - Ở giai đoạn
Định tính trước tiên Định tính phân tích dữ liệu

Ở giai đoạn
Theo Trình tự - giải thích dữ liệu
Định tính trước tiên Định lượng Ngầm ẩn
Với kết hợp
nào đó

Hình 11.1 Các Chọn lựa Quyết định nhằm Xác định một Chiến lược Điều tra theo các Phương pháp Hỗn
hợp.
NGUỒN: Creswell và các tác giả khác (2003). Được in lại với sự chấp thuận của Nhà Xuất bản Sage
(Sage Publications)

Sự thực hiện (Implementation)

Sự thực hiện có ý nghĩa là hoặc các nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu định tính và dữ liệu định
lượng theo từng giai đoạn (theo trình tự), hay họ thu thập cả hai cùng một lúc (đồng thời).
Khi dữ liệu được thu thập theo từng giai đoạn, thì dữ liệu định tính hay dữ liệu định lượng có
thể có sẵn trước tiên. Điều này phụ thuộc vào chủ đích ban đầu của nhà nghiên cứu. Khi dữ
liệu định tính được thu thập trước, chủ đích là nhằm khảo sát tỉ mỉ đề tài nghiên cứu với
những người tham gia tại các địa điểm nghiên cứu. Sau đó, nhà nghiên cứu, trong giai đoạn
thứ hai, phát triển thêm sự hiểu biết thông qua giai đoạn hai trong đó dữ liệu được thu thập từ
nhiều người (thường là tiêu biểu). Khi dữ liệu được thu thập đồng thời, cả dữ liệu định lượng
lẫn dữ liệu định tính được thu thập cùng một lúc trong dự án và sự thực hiên là đồng thời.

189
Ưu tiên

Yếu tố thứ hai được dùng để chọn lựa một chiến lược là liệu ưu tiên cao hơn hay tầm quan
trọng lớn hơn được dành cho phương pháp định lượng hay phương pháp định tính, đặc biệt là
việc sử dụng dữ liệu và phép phân tích định lượng. Sự ưu tiên có thể ngang bằng, hay có thể
lệch về phía dữ liệu định tính hoặc dữ liệu định lượng. Sự ưu tiên đối với loại dữ liệu này hay
loại dữ liệu kia tùy thuộc vào các mối quan tâm của nhà nghiên cứu, khán giả của công trình
nghiên cứu (thí dụ như hội đồng khoa, hiệp hội nghề nghiệp), và những gì nhà điều tra cố
gắng nhấn mạnh trong công trình nghiên cứu. Theo thực tiễn, sự ưu tiên diễn ra trong một
công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp thông qua các chiến lược như liệu thông
tin định lượng hay định tính được nhấn mạnh trước tiên trong nghiên cứu này, mức độ xử lý
loại dữ liệu này hay loại dữ liệu kia, và việc sử dụng một lý thuyết như là khuôn khổ quy nạp
hay suy diễn cho nghiên cứu này. Trong ấn bản đầu tiên của cuốn sách này, các thuật ngữ “có
ưu thế” và “kém ưu thế” đã được sử dụng để diễn đạt thứ tự ưu tiên. Việc có một hình thức
thu thập và phân tích dữ liệu chủ yếu và một hình thức thứ yếu là rất phù hợp với các công
trình nghiên cứu do sinh viên trên đại học đảm nhận.

Sự Hợp nhất

Sự hợp nhất hai loại dữ liệu định lượng và định tính có thể xảy ra ở vài giai đoạn trong qui
trình nghiên cứu: thu thập dữ liệu, phân tích, giải thích dữ liệu, hay một kết hợp nào đó của
các vị trí (places) trong qui trình nghiên cứu. Hợp nhất có nghĩa là nhà nghiên cứu “pha trộn
hay hỗn hợp” dữ liệu, chẳng hạn như, trong việc thu thập dữ liệu, việc “hỗn hợp” này có thể
bao gồm việc kết hợp các câu hỏi mở trong một cuộc khảo sát với các câu hỏi đóng trong
cuộc khảo sát này. Việc hỗn hợp ở giai đoạn phân tích và giải thích dữ liệu có thể bao gồm
việc biến đổi các chủ đề hay các mã định tính thành các con số định lượng và so sánh thông
tin đó với các kết quả định lượng trong phần “giải thích” của một công trình nghiên cứu. Vị
trí trong qui trình nghiên cứu để thực hiện sự hợp nhất dường như liên quan đến việc liệu sẽ
diễn ra các giai đoạn (trình tự) hay một giai đoạn duy nhất (đồng thời) trong việc thu thập dữ
liệu.

190
Thiết kế Giải thích theo Trình tự (11.2a)

ĐỊNH định tính


LƯỢNG

Thu thập Phân tích Thu thập Phân tích Giải thích
Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Toàn bộ
ĐỊNH LƯỢNG ĐỊNH LƯỢNG Định tính Định tính Phân tích

Thiết kế Khảo sát theo Trình tự (11.2b)

NH TÍNH định lượng

Thu thập Phân tích Thu thập Phân tích Giải thích
Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Dữ liệu Toàn bộ
ĐỊNH TÍNH ĐỊNH TÍNH định lượng định lượng Phân tích

Thiết kế có tính Biến đổi theo Trình tự (11.2c)

ĐỊNH TÍNH định lượng


Tầm nhìn, Sự Tuyên truyền Vận động, Hệ tư tưởng, Khuôn khổ Khái niệm

ĐỊNH LƯỢNG định tính


Tầm nhìn, Sự Tuyên truyền Vận động, Hệ tư tưởng, Khuôn khổ Khái niệm

Hình 11.2. Các Chiến lược theo Trình tự

Một quan điểm lý thuyết

Yếu tố cuối cùng phải xét đến là liệu một quan điểm lý thuyết bao quát hơn có hướng dẫn toàn
bộ thiết kế hay không. Quan điểm lý thuyết này có thể là một quan điểm từ các ngành khoa học
xã hội hay từ một lăng kính tuyên truyền vận động/khuyến khích sự tham gia của mọi người (thí
dụ như giới tính, chủng tộc, giai cấp). Mặc dù tất cả các thiết kế đều có các lý thuyết ngầm ẩn
(hãy xem Chương 7), nhưng các nhà nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể làm cho
lý thuyết trở nên rõ ràng như là một khuôn khổ hướng dẫn cho công trình nghiên cứu. Khuôn
khổ này sẽ có hiệu lực bất kể sự thực hiên, sự ưu tiên, và các đặc điểm về hợp nhất dữ liệu của
chiến lược điều tra.

CÁC CHIẾN LƯỢC THAY THẾ KHÁC NHAU VÀ


CÁC MÔ HÌNH TRỰC QUAN

191
Các nhà nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp có thể đưa ra các quyết định về bốn yếu tố
nói trên để chọn lựa một chiến lược nghiên cứu cụ thể. Mặc dù phần thảo luận sau đây sẽ
không bàn hết mọi khả năng, nhưng sáu chiến lược quan trọng được xác định dưới đây là các
chiến lược để nhà điều tra chọn lựa khi xây dựng đề án nghiên cứu. Phần này phỏng theo phần
thảo luận của Creswell và các tác giả khác (2003). Một đề án nghiên cứu sẽ chứa đựng phần
mô tả về chiến lược và một mô hình trực quan về chiến lược này, cũng như bao gồm các thủ tục
cơ bản mà nhà điều tra sẽ sử dụng trong việc thực hiện chiến lược này. Mỗi chiến lược sẽ được
mô tả ngắn gọn và được minh họa trong các Hình 11.2 và 11.3 (hãy xem Creswell và các tác giả
khác, 2003).
Chiến lược Tam giác đạc Đồng thời (11.3a)

ĐỊNH LƯỢNG
+ ĐỊNH TÍNH

Thu thập Dữ liệu Thu thập Dữ liệu


ĐỊNH LƯỢNG ĐỊNH TÍNH

Phân tích Dữ liệu Phân tích Dữ liệu


Định lượng Định tính
So sánh các Kết quả
từ Dữ liệu

Chiến lược Lồng ghép Đồng thời (11.3b)

Định tính Định lượng

ĐỊNH LƯỢNG ĐỊNH TÍNH

Phân tích các kết quả tìm thấy Phân tích các kết quả tìm thấy
Chiến lược Có tính Biến đổi Đồng thời (11.3c)

ĐỊNH LƯỢNG + ĐỊNH TÍNH Định lượng


Tầm nhìn, Sự Tuyên truyền vận động, Hệ tư tưởng,
Khuôn khổ Khái niệm ĐỊNH TÍNH
Tầm nhìn, Sự Tuyên truyền
vận động, Hệ tư tưởng,
Khuôn khổ Khái niệm

Hình 11.3. Các Chiến lược Đồng thời


Hệ thống ký hiệu trong các hình này phỏng theo Morse (1991) và Tashakkori và Teddlie
(1998), các tác giả này đã đề nghị như sau:

• Ký hiệu “+” biểu thị hình thức thu thập dữ liệu đồng thời hay cùng lúc.

• Ký hiệu “→” biểu thị hình thức thu thập dữ liệu theo trình tự.

192
• Chữ viết hoa chỉ ra sự nhấn mạnh hay ưu tiên đối với dữ liệu định tính hay định lượng và
việc phân tích định tính hay định lượng trong nghiên cứu.

• “Quan” (“Đl”) và “Qual” (“Đt”) lần lượt là chữ viết tắt của định lượng và định tính và họ
sử dụng số lượng chữ cái bằng nhau để chỉ ra sự bình đẳng giữa các dạng dữ liệu.

• Bên dưới mỗi hình là các thủ tục chuyên biệt về thu thập, phân tích, và giải thích dữ liệu
để giúp người đọc biết được các thủ tục chuyên biệt hơn đã được sử dụng.

• Các hình hộp làm nổi bật việc thu thập dữ liệu định lượng và định tính.

Chiến lược Giải thích theo Trình tự


(Sequential Explanatory Strategy)

Chiến lược giải thích theo trình tự là cách tiếp cận đơn giản nhất trong sáu cách tiếp cận theo
các phương pháp hỗn hợp quan trọng. Đặc trưng của chiến lược này là trước tiên thu thập và
phân tích dữ liệu định lượng, rồi sau đó thu thập và phân tích dữ liệu định tính. Dữ liệu định
lượng thường được ưu tiên, và hai phương pháp định lượng và định tính được hợp nhất trong
giai đoạn giải thích của công trình nghiên cứu. Các bước của chiến lược này được phác họa
trong Hình 11.2a. Chiến lược này có thể có mà cũng có thể không có một quan điểm lý
thuyết chuyên biệt. Thông thường, mục đích của thiết kế giải thích theo trình tự là sử dụng
các kết quả định tính để trợ giúp trong việc thuyết minh và giải thích các kết quả tìm thấy của
một công trình nghiên cứu chủ yếu là định lượng. Điều này có thể đặc biệt hữu ích khi các
kết quả bất ngờ phát sinh từ một nghiên cứu định lượng (Morse, 1991). Trong trường hợp
này, việc thu thập dữ liệu định tính tiếp theo sau đó có thể được sử dụng để xem xét chi tiết
hơn các kết quả đáng ngạc nhiên này. Bản chất đơn giản của thiết kế này là một trong những
điểm mạnh chính yếu của nó. Thiết kế này dễ thực hiện bởi vì các bước được tách ra thành
các giai đoạn riêng biệt, rõ ràng. Ngoài ra, đặc điểm thiết kế này làm cho việc mô tả và báo
cáo dễ dàng hơn. Yếu điểm chính của thiết kế này là khoảng thời gian (độ dài thời gian) cần
cho việc thu thập dữ liệu, với hai giai đoạn riêng biệt. Điều này đặc biệt là một rrở ngại khi
hai giai đoạn này được ưu tiên ngang nhau.

Chiến lược Khảo sát theo Trình tự


(Sequential Exploratory Stratery)

Chiến lược khảo sát theo trình tự có nhiều đặc điểm tương tự như chiến lược giải thích
theo trình tự. Chiến lược này được tiến hành qua hai giai đoạn, trong đó giai đoạn đầu thường
được ưu tiên, và có thể mà cũng có thể không được thực hiện trong khuôn khổ một quan điểm
lý thuyết đã định (xem Hình 11.2b). Trái ngược với cách tiếp cận giải thích theo trình tự, đặc
trưng của mô hình này là giai đoạn đầu tiên là thu thập và phân tích dữ liệu định tính, theo sau
là giai đoạn thu thập và phân tích dữ liệu định lượng. Vì thế, khía cạnh định tính của nghiên
cứu này được ưu tiên. Sau đó, các kết quả tìm thấy của hai giai đoạn nói trên được hợp nhất
trong giai đoạn giải thích.

Ở mức độ cơ bản nhất, mục đích của chiến lược này là sử dụng dữ liệu và các kết quả định
lượng để trợ giúp trong việc giải thích các kết quả định tính tìm thấy. Không giống như cách
tiếp cận giải thích theo trình tự, vốn phù hợp hơn với việc thuyết minh và giải thích các mối
quan hệ, trọng tâm chủ yếu của mô hình khảo sát theo trình tự là khảo sát tỉ mỉ một hiện
tượng. Morgan (1998) cho rằng thiết kế này thích hợp để sử dụng khi kiểm định các yếu tố
của một lý thuyết mới nổi lên từ giai đoạn định tính và thiết kế này cũng có thể được sử dụng
để khái quát hóa các kết quả định tính ra các mẫu khác. Tương tự, Morse (1991) đã viện dẫn

193
một mục đích khi chọn cách tiếp cận này: nhằm xác định phân phối của một hiện tượng trong
phạm vi một tổng thể đã chọn. Cuối cùng, chiến lược khảo sát theo trình tự thường được đưa
ra thảo luận như một mô hình được sử dụng khi nhà nghiên cứu xây dựng và thử nghiệm một
công cụ (thí dụ, xem Creswell, 1999).

Chiến lược khảo sát theo trình tự này có nhiều ưu điểm giống như của mô hình giải thích
theo trình tự. Cách tiếp cận hai giai đoạn làm cho việc thực hiện chiến lược này dễ dàng hơn
và việc mô tả và báo cáo cũng không phức tạp. Chiến lược này thật là hữu ích cho một nhà
nghiên cứu không những muốn khảo sát tỉ mỉ một hiện tượng mà còn muốn khai triển rộng
các kết quả định tính tìm thấy. Mô hình này đặc biệt có ích khi nhà nghiên cứu đang xây
dựng một công cụ mới. Ngoài ra, mô hình này có thể làm cho một công trình nghiên cứu chủ
yếu là định tính trở nên dễ được chấp nhận hơn đối với một nhà cố vấn, một hội đồng, hay
cộng đồng nghiên cứu theo phương pháp định lượng có thể chưa quen với truyền thống điều
tra theo chủ nghĩa tự nhiên. Cũng như với cách tiếp cận giải thích theo trình tự, mô hình khảo
sát theo trình tự đòi hỏi một khoảng thời gian dài đáng kể để hoàn tất cả hai giai đoạn thu thập
dữ liệu, đây có thể là một trở ngại đối với một số tình huống nghiên cứu. Hơn nữa, nhà
nghiên cứu có thể nhận thấy khó triển khai từ việc phân tích định tính sang việc thu thập dữ
liệu định lượng tiếp theo sau đó.

Chiến lược Có tính Biến đổi theo Trình tự


(Sequential Transformative Strategy)

Cũng giống như mô hình theo trình tự được mô tả trên đây, chiến lược có tính biến đổi theo
trình tự có hai giai đoạn thu thập dữ liệu riêng biệt, giai đoạn này tiếp theo sau giai đoạn kia
(xem Hình 11.2a). Tuy nhiên, trong thiết kế này, một trong hai phương pháp định lượng và
định tính có thể được sử dụng trước tiên, và ưu tiên có thể dành cho giai đoạn định lượng hoặc
giai đoạn định tính, hay thậm chí cho cả hai giai đoạn nếu có sẵn đủ nguồn lực. Hơn nữa, các
kết quả của hai giai đoạn này được hợp nhất trong giai đoạn giải thích. Không giống như các
cách tiếp cận khảo sát và giải thích theo trình tự, mô hình có tính biến đổi theo trình tự có một
quan điểm lý thuyết hướng dẫn cuộc nghiên cứu. Dù là một khuôn khổ khái niệm, một hệ tư
tưởng cụ thể, hay một quan điểm tuyên truyền vận động, mục tiêu của quan điểm lý thuyết này
có tầm quan trọng lớn hơn trong việc hướng dẫn cuộc nghiên cứu so với việc chỉ sử dụng các
phương pháp thôi.

Mục đích của chiến lược có tính biến đổi theo trình tự là sử dụng các phương pháp theo
cách thức sẽ phục vụ tốt nhất cho quan điểm lý thuyết của nhà nghiên cứu. Bằng việc sử
dụng hai giai đoạn, nhà nghiên cứu theo chiến lược có tính biến đổi theo trình tự có thể có khả
năng bày tỏ các quan điểm khác nhau, tuyên truyền vận động tốt hơn cho những người tham
gia trong nghiên cứu, hay hiểu rõ hơn một hiện tượng hay quá trình đang thay đổi do đang
được nghiên cứu.

Mô hình có tính biến đổi theo trình tự có cùng các điểm mạnh và điểm yếu về phương
pháp luận với hai cách tiếp cận theo các phương pháp hỗn hợp theo trình tự kia. Việc sử dụng
các giai đoạn riêng biệt trong mô hình này làm cho việc thực hiện, mô tả và chia sẻ các kết
quả dễ dàng hơn, mặc dầu mô hình này cũng đòi hỏi phải có đủ thời gian để hoàn tất hai giai
đoạn thu thập dữ liệu. Quan trọng hơn, thiết kế này đặt nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp vào trong một khuôn khổ có tính biến đổi. Vì thế cho nên chiến lược này có thể hấp dẫn
và dễ được chấp nhận hơn đối với những nhà nghiên cứu nào đã sử dụng một khuôn khổ có
tính biến đổi trong phạm vi một hệ phương pháp riêng biệt, chẳng hạn như nghiên cứu định
tính. Thật đáng tiếc, bởi vì cho đến thời điểm này, có ít tài liệu viết về cách tiếp cận này, cho
nên một điểm yếu là có ít chỉ dẫn về việc làm thế nào sử dụng tầm nhìn có tính biến đổi để

194
hướng dẫn các phương pháp. Tương tự, cách thức chuyển từ việc phân tích của giai đoạn thứ
nhất sang việc thu thập dữ liệu của giai đoạn thứ hai cũng có thể không rõ ràng.

Chiến lược Tam giác đạc Đồng thời


(Concurrent Triangulation Strategy)

Cách tiếp cận tam giác đạc đồng thời có lẽ là mô hình quen thuộc nhất trong sáu mô hình theo
các phương pháp hỗn hợp quan trọng (xem Hình 11.3a). Cách tiếp cận này được chọn làm
mô hình khi một nhà nghiên cứu sử dụng hai phương pháp khác nhau nhằm cố gắng khẳng
định, chứng thực chéo, hay củng cố các kết quả tìm thấy trong một công trình nghiên cứu đơn
lẻ (Greene và các tác giả khác, 1989; Morgan, 1998; Steckler, McLeroy, Goodman, Bird &
McCormick, 1992). Nhìn chung mô hình này sử dụng các phương pháp định lượng và định
tính riêng biệt như là một phương cách bù trừ các yếu điểm vốn có trong phương pháp này
bằng các điểm mạnh của phương pháp kia. Trong trường hợp này, việc thu thập dữ liệu định
lượng và định tính được thực hiện đồng thời, diễn ra trong một giai đoạn của công trình
nghiên cứu. Lý tưởng thì hai phương pháp đều được ưu tiên ngang nhau, nhưng trong ứng
dụng thực tế, phương pháp định lượng hoặc phương pháp định tính có thể được ưu tiên hơn.
Chiến lược này thường hợp nhất các kết quả của hai phương pháp trong giai đoạn giải thích.
Việc giải thích này có thể hoặc ghi nhận sự hội tụ của các kết quả tìm thấy như là cách thức
để củng cố những lời khẳng định tri thức của công trình nghiên cứu, hoặc giải thích bất kỳ sự
thiếu hội tụ nào có thể xảy ra.

Mô hình theo các phương pháp hỗn hợp truyền thống này có lợi thế bởi vì mô hình này
quen thuộc với hầu hết các nhà nghiên cứu và có thể mang lại các kết quả được chứng minh
với đầy đủ bằng chứng và được chứng thực giá trị hẳn hoi. Thêm vào đó, việc thu thập dữ
liệu đồng thời dẫn đến khoảng thời gian thu thập dữ liệu ngắn hơn so với mỗi cách tiếp cận
theo trình tự nói trên.

Mô hình này cũng có một số điểm hạn chế. Nó đòi hỏi nỗ lực rất nhiều và tài chuyên môn
thành thạo để có thể nghiên cứu đầy đủ một hiện tượng bằng hai phương pháp riêng biệt.
Việc so sánh các kết quả của hai phép phân tích sử dụng dữ liệu có dạng khác nhau cũng có
thể khó khăn. Hơn nữa, nhà nghiên cứu có thể không biết chắc làm thế nào để giải quyết
những sự cách biệt phát sinh trong các kết quả.

Chiến lược Lồng ghép Đồng thời


(Concurrent Nested Strategy)

Giống như cách tiếp cận tam giác đạc đồng thời, mô hình lồng ghép đồng thời có thể được
nhận diện qua việc mô hình này chỉ sử dụng một giai đoạn thu thập dữ liệu, trong đó cả dữ
liệu định lượng lẫn định tính đều được thu thập đồng thời (xem Hình 11.3b). Không giống
như mô hình tam giác đạc truyền thống, cách tiếp cận lồng ghép có một phương pháp chiếm
ưu thế hướng dẫn cho dự án nghiên cứu. Trong điều kiện được dành ưu tiên thấp hơn,
phương pháp (định lượng hay định tính) này được gắn vào hay lồng ghép vào trong một
phương pháp (định tính hay định lượng) chiếm ưu thế. Việc lồng ghép này có thể có ý là
phương pháp được gắn vào hay lồng ghép vào giải quyết một câu hỏi khác so với phương
pháp chiếm ưu thế hay tìm kiếm thông tin từ các cấp độ khác (sự tương đồng với phép phân
tích theo hệ thống cấp bậc trong nghiên cứu định lượng rất có ích trong việc khái niệm hóa
các cấp độ này – Xem Tashakkori và Teddlie, 1998). Dữ liệu được thu thập từ hai phương
pháp được hỗn hợp với nhau trong giai đoạn phân tích của dự án nghiên cứu. Chiến lược này
có thể có mà cũng có thể không có một quan điểm lý thuyết hướng dẫn.

195
Mô hình lồng ghép đồng thời có thể được sử dụng để đáp ứng nhiều mục đích khác nhau.
Thông thường, mô hình này được dùng nhằm mục đích là một nhà nghiên cứu có thể có được
các quan điểm bao quát hơn do sử dụng nhiều phương pháp khác nhau chứ không phải sử
dụng chỉ riêng phương pháp chiếm ưu thế. Thí dụ như, Morse (1991) ghi nhận rằng một thiết
kế chủ yếu là định tính có thể có lồng ghép một số dữ liệu định lượng để làm phong phú thêm
phần mô tả những người tham gia trong mẫu. Tương tự, bà trình bày cách sử dụng dữ liệu
định tính như thế nào để mô tả một khía cạnh không thể định lượng được của một nghiên cứu
định lượng. Ngoài ra, một mô hình lồng ghép đồng thời có thể được dùng khi một nhà nghiên
cứu quyết định sử dụng các phương pháp khác nhau để nghiên cứu các nhóm hay các cấp độ
khác nhau. Chẳng hạn như, nếu nghiên cứu một tổ chức thì nhân viên, công nhân có thể được
nghiên cứu định lượng, các nhà quản lý có thể được phỏng vấn định tính, các bộ phận, đơn vị
trọn vẹn có thể được phân tích với dữ liệu định lượng và vân vân. Tashakkori và Teddlie
(1998) mô tả cách tiếp cận này như một thiết kế đa cấp. Cuối cùng, phương pháp này có thể
được sử dụng trong khuôn khổ của phương pháp kia, như là khi một nhà nghiên cứu thiết kế
và tiến hành một cuộc thí nghiệm nhưng lại sử dụng phương pháp luận nghiên cứu tình huống
để nghiên cứu từng điều kiện xử lý thí nghiệm.

Mô hình theo các phương pháp hỗn hợp này có nhiều điểm mạnh. Một nhà nghiên cứu có
thể thu thập cả hai loại dữ liệu một cách đồng thời, trong suốt một giai đoạn thu thập dữ liệu
duy nhất. Mô hình này mang lại cho một công trình nghiên cứu các ưu điểm của dữ liệu định
lượng lẫn định tính. Hơn nữa, bằng cách sử dụng hai phương pháp khác nhau theo cách thức
này, một nhà nghiên cứu có thể thu nhận được các quan điểm từ các loại dữ liệu khác nhau
hay từ các cấp độ khác nhau trong công trình nghiên cứu của mình.

Cũng có những điểm hạn chế cần được xem xét khi chọn cách tiếp cận này. Dữ liệu cần
được biến đổi theo một cách nào đó, sao cho có thể hợp nhất các dữ liệu này trong giai đoạn
phân tích của cuộc nghiên cứu. Tại thời điểm này, có rất ít tài liệu được viết ra để hướng dẫn
cho nhà nghiên cứu toàn bộ quá trình này. Ngoài ra, có ít lời khuyên được tìm thấy về việc
một nhà nghiên cứu nên giải quyết như thế nào những sự cách biệt xuất hiện giữa hai loại dữ
liệu. Bởi vì hai phương pháp định lượng và định tính được dành ưu tiên không ngang nhau,
nên cách tiếp cận này cũng đưa đến bằng chứng không tương xứng trong một công trình
nghiên cứu, đây có thể là một điểm bất lợi khi giải thích các kết quả cuối cùng.

Chiến lược Có tính Biến đổi Đồng thời


(Concurrent Transformative Strategy)

Như với mô hình có tính biến đổi theo trình tự, cách tiếp cận có tính biến đổi đồng thời được
hướng dẫn bởi việc sử dụng một quan điểm lý thuyết chuyên biệt của nhà nghiên cứu (hãy
xem Hình 11.3c). Quan điểm này có thể dựa trên các hệ tư tưởng như là lý thuyết phê phán,
sự tuyên truyền vận động, nghiên cứu có sự tham gia của người dân, hay một khuôn khổ lý
thuyết hay khái niệm. Quan điểm này được thể hiện trong mục đích hay các câu hỏi nghiên cứu
của công trình nghiên cứu. Quan điểm này là động lực đằng sau tất cả các chọn lựa thuộc về
phương pháp luận, như là định nghĩa vấn đề nghiên cứu, xác định thiết kế và các nguồn dữ liệu,
phân tích, giải thích và báo cáo các kết quả trong suốt qui trình nghiên cứu. Sự chọn lựa một
mô hình đồng thời (liệu nó là thiết kế tam giác đạc hay lồng ghép) được đưa ra để tạo điều kiện
thuận lợi cho quan điểm này. Chẳng hạn như, thiết kế này có thể có lồng ghép sao cho những
người tham gia khác nhau trong nghiên cứu được quyền phát biểu ý kiến trong quá trình thay
đổi của một tổ chức đang được nghiên cứu chủ yếu theo định lượng. Thiết kế này có thể bao
gồm phép tam giác đạc dữ liệu định lượng và định tính để làm hội tụ thông tin một cách hữu
hiệu nhất nhằm cung cấp bằng chứng về một sự bất bình đẳng trong các chính sách của một tổ
chức.

196
Như thế, mô hình có tính biến đổi đồng thời này có thể có được các đặc điểm thiết kế của
cách tiếp cận tam giác đạc hoặc cách tiếp cận lồng ghép. Đó là, hai loại dữ liệu định tính và
định lượng được thu thập cùng một lúc trong suốt một giai đoạn thu thập dữ liệu và có thể
được dành ưu tiên bằng nhau hay không bằng nhau. Việc hợp nhất các dữ liệu khác nhau này
sẽ rất thường xảy ra trong giai đoạn phân tích, mặc dầu việc hợp nhất trong giai đoạn giải
thích cũng là một biến thể có thể xảy ra. Bởi vì mô hình có tính biến đổi đồng thời có cùng
các đặc điểm với cách tiếp cận tam giác đạc hay cách tiếp cận lồng ghép, cho nên cũng có
cùng các điểm mạnh và điểm yếu với hai cách tiếp cận này. Tuy nhiên, mô hình này có một
lợi điểm bổ sung là đặt nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp vào trong một khuôn khổ
có tính biến đổi, điều này có thể làm cho mô hình này đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà nghiên
cứu định lượng hay định tính nào đã sử dụng một khuôn khổ có tính biến đổi đổi để hướng
dẫn cuộc điều tra của họ.

CÁC THỦ TỤC THU THẬP DỮ LIỆU

Mặc dầu mô hình trực quan và phần thảo luận về các chiến lược chuyên biệt cung cấp một
bức tranh về các thủ tục thu thập dữ liệu, nhưng trong một đề án nghiên cứu, việc thảo luận về
các loại dữ liệu cụ thể sẽ được thu thập cũng thật là hữu ích. Điều cũng quan trọng là phải
xác định các chiến lược lấy mẫu và các phương pháp được sử dụng để chứng thực giá trị của
dữ liệu.

• Hãy xác định và trình bày cụ thể, rõ ràng về loại dữ liệu – cả định lượng lẫn định tính – sẽ
được thu thập trong công trình nghiên cứu được đề xuất. Hãy tham khảo Bảng 1.3, bảng
này cho thấy dữ liệu định lượng lẫn định tính. Chúng khác nhau xét theo câu trả lời mở so
với câu trả lời đóng. Một số hình thức dữ liệu, chẳng hạn như các cuộc phỏng vấn và các
quan sát, có thể là định lượng hay định tính. Mặc dầu việc rút gọn thông tin thành các con
số là phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu định lượng, nhưng nó cũng được sử
dụng trong nghiên cứu định tính.

• Công nhận rằng dữ liệu định lượng thường đòi hỏi phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, để
cho mỗi cá nhân đều có xác suất được chọn bằng nhau và mẫu này có thể được khái quát
hóa ra một tổng thể lớn hơn. Trong việc thu thập dữ liệu định tính, phương pháp lấy mẫu
có mục đích được sử dụng sao cho các cá nhân được chọn bởi vì họ đã trải qua hiện tượng
chính yếu.

• Hãy liên hệ một cách cụ thể các thủ tục với mô hình trực quan. Thí dụ, như được trình
bày trong Hình 11.2a, trong mô hình giải thích theo trình tự, các thủ tục tổng quát bên
dưới hình này có thể được mô tả chi tiết hơn nữa. Chẳng hạn như, một phần thảo luận về
cách tiếp cận này có thể bao gồm mô tả việc sử dụng phép thu thập dữ liệu điều tra, tiếp
theo là phép phân tích dữ liệu mô tả lẫn suy luận trong giai đoạn đầu tiên. Sau đó, các
quan sát định tính, việc mã hóa và phép phân tích theo chủ đề trong một thiết kế theo dân
tộc học có thể được đề cập đối với giai đoạn thứ hai.

CÁC THỦ TỤC PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ CHỨNG THỰC GIÁ TRỊ
(DATA ANALYSIS AND VALIDATION PROCEDURES)

Phân tích dữ liệu trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp liên quan đến loại chiến
lược nghiên cứu được chọn lựa cho các thủ tục này. Do vậy, trong một đề án nghiên cứu, các
thủ tục này cần được xác định trong phạm vi thiết kế được chọn. Tuy nhiên, việc phân tích
không những xảy ra trong phạm vi phương pháp định lượng (phép phân tích con số mô tả và
suy luận) và phương pháp định tính (sự mô tả và phép phân tích hình ảnh hay văn bản theo
197
chủ đề), mà còn thường xảy ra giữa hai phương pháp này. Thí dụ như, một số trong những
cách tiếp cận phổ biến hơn được đề cập sau đây (xem Caracelli & Greene, 1993; Tashakkori
& Teddlie, 1998):

• Biến đổi dữ liệu: Trong các chiến lược đồng thời, nhà nghiên cứu có thể định lượng dữ
liệu định tính. Điều này bao gồm việc tạo ra các mã và các chủ đề theo cách định tính, sau
đó đếm số lần chúng xuất hiện trong dữ liệu văn bản (hay có thể mức độ thảo luận về một
mã hay một chủ đề bằng cách đếm số dòng hay số câu). Như thế, việc định lượng dữ liệu
định tính này làm cho nhà nghiên cứu có thể so sánh các kết quả định lượng với dữ liệu
định tính. Một cách khác là nhà điều tra có thể định tính dữ liệu định lượng. Chẳng hạn
như, trong phép phân tích yếu tố về dữ liệu từ một thang đo trên công cụ, nhà nghiên cứu
có thể tạo ra các yếu tố hay các chủ đề và sau đó có thể so sánh chúng với các chủ đề từ cơ
sở dữ liệu định tính.

• Tìm hiểu những điểm nằm ngoài (outliers): Trong một mô hình theo trình tự, việc phân
tích dữ liệu định lượng trong giai đoạn đầu tiên có thể cho thấy những trường hợp thái quá
hay điểm nằm ngoài. Triển khai tiếp các cuộc phỏng vấn định tính đối với những trường
hợp điểm nằm ngoài này có thể mang lại sự hiểu biết thấu đáo về lý do tại sao chúng lại
khác hẳn với mẫu định lượng.

• Xây dựng công cụ: Trong cách tiếp cận theo trình tự, hãy thu nhận các chủ đề và những lời
phát biểu cụ thể từ những người tham gia trong giai đoạn thu thập dữ liệu định tính ban
đầu. Trong giai đoạn tiếp theo, hãy sử dụng những lời phát biểu này như là các mục cụ
thể và các chủ đề cho các thang đo của công cụ để tạo ra một công cụ điều tra/khảo sát
dựa trên các quan điểm của những người tham gia trong nghiên cứu. Một giai đoạn ba,
giai đoạn cuối cùng, có thể là phải chứng thực giá trị của công cụ này với một mẫu lớn
tiêu biểu cho một tổng thể.

• Xem xét nhiều cấp độ: Trong môt mô hình lồng ghép đồng thời, hãy tiến hành một cuộc
điều tra/khảo sát ở một cấp độ (thí dụ với các hộ gia đình) để thu thập các kết quả định
lượng về một mẫu. Cùng lúc đó, hãy thu thập các biên bản phỏng vấn định tính (thí dụ
như với các cá nhân) để khảo sát hiện tượng với các cá nhân cụ thể trong các hộ gia đình.

Đối với nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, một khía cạnh khác của việc phân tích
dữ liệu cần mô tả trong đề án là một loạt các bước được thực hiện để kiểm tra giá trị (validity)
của dữ liệu định lượng và tính chính xác của các kết quả định tính tìm thấy. Các tác giả viết
về nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp tán thành việc sử dụng các thủ tục chứng thực
giá trị (validity procedures) cho cả giai đoạn định lượng lẫn giai đoạn định tính của công trình
nghiên cứu (Tashakkori & Teddlie, 1998). Người viết đề án nghiên cứu thảo luận về giá trị
và độ tin cậy của các số điểm từ những lần sử dụng trong quá khứ của các công cụ được dùng
trong công trình nghiên cứu đề xuất. Ngoài ra, các mối đe dọa tiềm tàng cho giá trị bên trong
(xem Chương 9) đối với các cuộc thí nghiệm và các cuộc điều tra/khảo sát cũng được ghi
nhận. Đối với dữ liệu định tính, cần phải đề cập đến các chiến lược sẽ được sử dụng để kiểm
tra tính chính xác của các kết quả tìm thấy. Những chiến lược này có thể bao gồm việc qui ra
tam giác các nguồn dữ liệu, việc kiểm tra của thành viên, việc mô tả chi tiết, hay các phương
pháp khác như đã được ghi nhận ở Chương 10.

CẤU TRÚC TRÌNH BÀY BÁO CÁO

198
Cấu trúc của bản báo cáo, cũng giống như phép phân tích dữ liệu, tùy theo loại chiến lược
được chọn cho công trình nghiên cứu đề xuất. Bởi vì các công trình nghiên cứu theo các
phương pháp hỗn hợp có thể không quen thuộc đối với các nhóm khán giả, nên thật là hữu ích
khi đưa ra chỉ dẫn về việc bản báo cáo cuối cùng sẽ được cấu trúc hay bố cục như thế nào.

• Đối với một công trình nghiên cứu theo trình tự, các nhà nghiên cứu áp dụng các phương
pháp hỗn hợp thường sắp xếp báo cáo về các thủ tục theo thứ tự trước tiên là việc thu thập
dữ liệu định lượng và việc phân tích dữ liệu định lượng rồi theo sau là việc thu thập và
việc phân tích dữ liệu định tính. Kế đến, trong các kết luận hay trong giai đoạn giải thích
của công trình nghiên cứu, nhà nghiên cứu bình luận về cách thức các kết quả định tính
tìm thấy đã giúp giải thích chi tiết hay mở rộng các kết quả định lượng. Một cách khác là
việc thu thập và việc phân tích dữ liệu định tính có thể được trình bày trước và theo sau là
việc thu thập và việc phân tích dữ liệu định lượng. Trong cả hai cấu trúc nói trên, thông
thường tác giả sẽ trình bày dự án thành hai giai đoạn khác nhau rõ rệt, với các đề mục
riêng biệt cho mỗi giai đoạn.

• Trong một công trình nghiên cứu đồng thời, việc thu thập dữ liệu định lượng và định tính
có thể được trình bày trong các phần tách biệt, nhưng việc phân tích và giải thích sẽ kết
hợp hai hình thức dữ liệu này lại để cố gắng đạt được sự hội tụ giữa các kết quả định
lượng và định tính. Cấu trúc trình bày báo cáo của loại nghiên cứu theo các phương pháp
hỗn hợp này không phân biệt rõ rệt giữa hai giai đoạn định lượng và định tính.

• Trong một công trình nghiên cứu có tính biến đổi, cấu trúc trình bày báo cáo thường bao
gồm việc đưa ra vấn đề về tuyên truyền vận động ở phần đầu của công trình nghiên cứu và
sau đó sử dụng cấu trúc theo trình tự hoặc cấu trúc đồng thời nói trên như là một phương
tiện để sắp xếp nội dung của công trình nghiên cứu. Ở cuối của công trình nghiên cứu,
trong một phần tách biệt, nhà nghiên cứu có thể đưa ra một chương trình thay đổi hay cải
cách đã hình thành như một kết quả của cuộc nghiên cứu này.

NHỮNG THÍ DỤ VỀ CÁC THỦ TỤC TRONG NGHIÊN CỨU


THEO CÁC PHƯƠNG PHÁP HỖN HỢP

Sau đây là những thí dụ minh họa về các công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp sử dụng các chiến lược và các thủ tục theo trình tự và đồng thời.

Thí dụ 11.1 Chiến lược Điều tra Theo Trình tự

Kushman (1992) nghiên cứu hai dạng thức của sự tận tụy (sự cam kết) với nơi làm việc của
giáo viên – sự tận tụy với tổ chức và sự tận tụy với việc học tập của học sinh – ở 63 trường
tiểu học và trường trung học đệ nhất cấp (lớp 5-8, 11-14 tuổi) ở khu vực đô thị. Ông đưa ra
một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp gồm hai giai đoạn, như được trình
bày trong lời phát biểu mục đích nghiên cứu:

Giả thuyết chính yếu của công trình nghiên cứu này là sự tận tụy với tổ chức và sự tận tụy với việc
học tập của học sinh đề cập đến các thái độ tuy khác biệt nhưng quan trọng ngang nhau của giáo
viên đối với một trường học có hiệu quả về mặt tổ chức. Đây là một ý tưởng đã được chứng minh
phần nào trong tài liệu hiện có nhưng đòi hỏi việc chứng thực giá trị dựa trên thực nghiệm thêm
nữa. Giai đoạn 1 là một nghiên cứu định lượng xem xét các mối quan hệ thống kê giữa sự tận tụy
của giáo viên với các tiền lệ về mặt tổ chức và các kết quả trong các trường tiểu học và trung học
đệ nhất cấp. Tiếp theo sau phần phân tích ở cấp độ vĩ mô này, Giai đoạn 2 đã xem xét trong phạm

199
vi một số trường học cụ thể, sử dụng các phương pháp nghiên cứu tình huống/định tính để hiểu
được rõ hơn các động lực của sự tận tụy của giáo viên (Kushman, 1992, trang 13).

Lời phát biểu mục đích nghiên cứu này minh họa sự kết hợp của một mục đích nghiên cứu với
cơ sở lý lẽ biện minh cho việc hỗn hợp (“để hiểu được rõ hơn”) cũng như các loại dữ liệu cụ
thể được thu thập trong công trình nghiên cứu. Phần giới thiệu nhấn mạnh đến sự cần thiết
phải khảo sát sự tận tụy của giáo viên với tổ chức và sự tận tụy của giáo viên với việc học tập
của học sinh dẫn đến ưu tiên cho phương pháp định lượng. Sự ưu tiên này được minh họa
thêm trong các phần định nghĩa sự tận tụy với tổ chức và sự tận tụy với việc học tập của học
sinh và trong việc sử dụng tài liệu rộng rãi để chứng minh hai khái niệm này. Tiếp theo sau
đó là một khuôn khổ khái niệm (đầy đủ với cả mô hình trực quan), và các câu hỏi nghiên cứu
được đặt ra để khảo sát các mối quan hệ. Điều này đã cung cấp một đầu mối lý thuyết cho
giai đoạn định lượng của công trình nghiên cứu (Morse, 1991). Việc thực hiện là ĐỊNH
LƯỢNG → định tính (QUAN → qual) trong công trình nghiên cứu hai giai đoạn này. Tác
giả đã trình bày các kết quả trong hai giai đoạn, với giai đoạn đầu – các kết quả định lượng –
thể hiện và thảo luận các mối tương quan, các phép hồi qui, và các phép phân tích phương sai
(ANOVA) hai chiều. Sau đó các kết quả nghiên cứu tình huống được trình bày theo các chủ
đề và chủ đề phụ và được chứng minh bằng các đoạn trích dẫn. Việc hợp nhất các kết quả
định lượng và các kết quả định tính tìm thấy diễn ra ở phần thảo luận cuối cùng, trong phần
này nhà nghiên cứu làm nổi bật các kết quả định lượng và những điều phức tạp xuất hiện rõ
rệt từ các kết quả định tính. Ngoài ra, tác giả đã không sử dụng một quan điểm lý thuyết làm
lăng kính trong công trình nghiên cứu này.

Thí dụ 11.2 Chiến lược Điều tra Đồng thời.

Vào năm 1993, Hossler và Vesper đã tiến hành một cuộc nghiên cứu khảo sát các yếu tố có
quan hệ với tiền tiết kiệm của bậc cha mẹ dành cho con cái để chúng theo học các trường đại
học. Bằng cách sử dụng dữ liệu dọc (chuỗi thời gian) được thu thập từ các học sinh, sinh viên
và các bậc cha mẹ trong một thời kỳ ba năm, các tác giả đã khảo sát các yếu tố có quan hệ
mạnh nhất với tiền tiết kiệm của bậc cha mẹ dành cho việc giáo dục sau bậc trung học của con
cái. Các kết quả họ tìm được cho thấy rằng sự ủng hộ của bậc cha mẹ, các kỳ vọng về giáo
dục, sự hiểu biết về các phí tổn học đại học là các yếu tố quan trọng. Quan trọng nhất, đối với
mục đích của chúng ta là các tác giả này đã thu thập thông tin từ các bậc cha mẹ và các học
sinh, sinh viên dựa trên 182 cuộc điều tra/khảo sát và từ 56 cuộc phỏng vấn. Mục đích nghiên
cứu của họ cho thấy sự quan tâm đến việc qui ra tam giác đạc các kết quả tìm thấy:

Trong một nỗ lực nhằm làm rõ hơn việc tiết kiệm của bậc cha mẹ, bài viết này khảo sát những
hành vi tiết kiệm của bậc cha mẹ. Bằng cách dùng dữ liệu về học sinh, sinh viên và bậc cha mẹ từ
một nghiên cứu dọc (chuỗi thời gian) sử dụng nhiều cuộc điều tra/khảo sát trong một thời kỳ ba
năm, phép hồi qui lôgictíc đã được áp dụng để xác định các yếu tố có quan hệ mạnh nhất với tiền
tiết kiệm của bậc cha mẹ dành cho việc giáo dục sau bậc trung học của con cái. Ngoài ra, những
hiểu biết thấu đáo nhận được từ các cuộc phỏng vấn một mẫu phụ có qui mô nhỏ các học sinh,
sinh viên và các bậc cha mẹ, đã được sử dụng để khảo sát kỹ hơn tiền tiết kiệm của bậc cha mẹ.
Những người trong mẫu phụ này đã được phỏng vấn năm lần trong thời kỳ ba năm nói trên (trang
141).

Dữ liệu thực tế đã được thu thập từ 182 thành phần tham gia là học sinh, sinh viên và bậc
cha mẹ qua các cuộc điều tra/khảo sát trong một thời kỳ 4 năm và từ 56 học sinh, sinh viên và
bậc cha mẹ của họ trong các cuộc phỏng vấn. Qua lời phát biểu mục đích nghiên cứu nói
trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng các tác giả đã thu thập dữ liệu một cách đồng thời, như

200
thế có thể thấy chiến lược thực hiện là chiến lược đồng thời. Hơn nữa, các tác giả đưa ra nội
dung thảo luận sâu rộng về việc phân tích định lượng dữ liệu điều tra này, bao gồm thảo luận
về việc đo lường các biến và về các chi tiết của phép phân tích dữ liệu hồi qui logictic. Các
tác giả cũng đề cập đến các hạn chế của phép phân tích định lượng và các kết quả hồi qui và
kiểm định t cụ thể. Ngược lại, các tác giả chỉ dành một trang cho việc phân tích dữ liệu định
tính và ghi nhận vắn tắt các chủ đề phát sinh trong thảo luận. Trong công trình nghiên cứu
theo các phương pháp hỗn hợp này, các tác giả dành ưu tiên cho việc thu thập và việc phân
tích dữ liệu định lượng, và ký hiệu biểu thị công trình nghiên cứu này sẽ là: QUAN + qual
(ĐỊNH LƯỢNG + định tính). Việc hợp nhất hai nguồn dữ liệu này xuất hiện ở phần có đề
mục là “Thảo luận về các Kết quả Điều tra và Phỏng vấn” (trang 155), ở giai đoạn giải thích
của qui trình nghiên cứu. Trong phần này, các tác giả đã so sánh một bên là tầm quan trọng
của các yếu tố giải thích tiền tiết kiệm của bậc cha mẹ, tiêu biểu cho các kết quả định lượng,
với bên kia là các kết quả tìm thấy từ dữ liệu phỏng vấn. Tương tự như trong Thí dụ 11.1,
không có lăng kính lý thuyết nào hướng dẫn nghiên cứu này, mặc dầu bài viết mở đầu bằng
phần trình bày tài liệu về các công trình nghiên cứu kinh tế lượng và nghiên cứu về việc chọn
lựa trường đại học và kết thúc bằng một “Mô hình Mở rộng về Tiền Tiết kiệm của các Bậc
Cha mẹ”. Như thế, chúng ta có thể mô tả đặc trưng việc sử dụng lý thuyết trong công trình
nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp này là theo phương pháp qui nạp (như trong việc
điều tra định tính), rút ra từ tài liệu hiện có (như trong nghiên cứu định lượng), và cuối cùng là
được hình thành trong suốt quá trình nghiên cứu.

TÓM TẮT

Khi thiết kế các thủ tục cho một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, hãy
bắt đầu bằng việc truyền đạt bản chất của nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Điều
này bao gồm việc mô tả lịch sử phát triển, đưa ra một định nghĩa, và đề cập đến các ứng dụng
của nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu. Sau đó, xác
định rõ và sử dụng bốn tiêu chí để chọn một chiến lược theo các phương pháp hỗn hợp phù
hợp. Chỉ rõ chiến lược thực hiện việc thu thập dữ liệu (đồng thời hay theo trình tự). Cũng
xác định rõ sự ưu tiên hay tầm quan trọng được dành cho phương pháp định lượng hay định
tính trong công trình nghiên cứu, chẳng hạn như có tầm quan trọng ngang nhau, hay dữ liệu
định lượng hoặc dữ liệu định tính được ưu tiên. Đề cập đến giai đoạn nghiên cứu (thí dụ như
thu thập, phân tích, giải thích dữ liệu) trong đó việc hợp nhất các phương pháp sẽ diễn ra.
Cuối cùng, hãy xác định xem có một khuôn khổ hay một lăng kính lý thuyết sẽ hướng dẫn
công trình nghiên cứu hay không, chẳng hạn như một lý thuyết từ các ngành khoa học xã hội
hay một lăng kính từ một quan điểm tuyên truyền vận động (thí dụ như thuyết nam nữ bình
quyền, quan điểm chủng tộc). Bốn yếu tố nói trên hỗ trợ trong việc chọn lựa chiến lược để sử
dụng.

Sáu chiến lược được sắp xếp theo hướng liệu dữ liệu được thu thập theo trình tự (giải thích
và khảo sát), đồng thời (tam giác đạc và lồng ghép), hay với một lăng kính có tính biến đổi
(theo trình tự hay đồng thời). Mỗi mô hình đều có những điểm mạnh và những điểm yếu,
mặc dầu cách tiếp cận theo trình tự dễ thực hiện nhất. Việc chọn lựa chiến lược cũng có thể
được thể hiện bằng một hình minh họa trong đề án nghiên cứu. Sau đó, có thể liên hệ các thủ
tục chuyên biệt với hình minh họa này để giúp người đọc hiểu được dòng hoạt động trong một
dự án. Những thủ tục này sẽ bao gồm các loại dữ liệu định lượng và định tính được thu thập
cũng như các thủ tục phân tích dữ liệu. Thông thường, việc phân tích dữ liệu bao gồm việc
biến đổi dữ liệu, tìm hiểu các điểm nằm ngoài và xem xét nhiều cấp độ. Các thủ tục chứng
thực giá trị cũng cần được mô tả một cách rõ ràng. Báo cáo cuối cùng bằng văn bản về một
công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, do có thể chưa quen thuộc đối với các
nhóm khán giả, cũng có thể được mô tả trong đề án nghiên cứu. Mỗi loại trong ba loại chiến

201
lược – theo trình tự, đồng thời, và có tính biến đổi – đều có một phương pháp cấu trúc riêng
biệt áp dụng cho việc viết một công trình nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp.

Các Bài tập Trau dồi Kỹ năng Viết


27. Thiết kế một nghiên cứu định lượng và định tính hỗn hợp sử dụng hai
giai đoạn theo trình tự. Thảo luận và đưa ra một cơ sở lý lẽ biện minh tại
sao các giai đoạn lại được sắp xếp theo trình tự mà Anh/Chị đề xuất.

28. Thiết kế một nghiên cứu định lượng và định tính hỗn hợp trong đó dành
ưu tiên cao hơn cho việc thu thập dữ liệu định tính so với việc thu thập
dữ liệu định lượng. Thảo luận phương pháp được áp dụng khi viết phần
giới thiệu, lời phát biểu mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, và
các hình thức thu thập dữ liệu cụ thể.

a. Xây dựng một hình vẽ trực quan và các thủ tục cụ thể minh họa việc sử
dụng một lăng kính lý thuyết chẳng hạn như một quan điểm theo thuyết
nam nữ bình quyền trong nghiên cứu. Sử dụng các thủ tục của một mô
hình theo trình tự hoặc đồng thời cho việc tiến hành nghiên cứu này. Sử
dụng hệ thống ký hiệu phù hợp trong hình vẽ nói trên.

BÀI ĐỌC THÊM


Creswell. J. W. (1999). Nghiên cứu theo phương pháp hỗn hợp: Giới thiệu và ứng dụng.
Trong G. J. Cizek (Ed.). Sách hướng dẫn về chính sách giáo dục (các trang 455-472).
San Diego: Nhà Xuất bản Học thuật.

Trong chương này, tôi trình bày một tổng quan về các thảo luận về nghiên cứu theo các
phương pháp hỗn hợp. Phần tổng quan bao gồm xem xét lại các thuật ngữ dùng để diễn
đạt loại nghiên cứu này, mô tả ngắn gọn lịch sử phát triển của nghiên cứu theo các phương
pháp hỗn hợp, và đưa ra chín bước trong việc thiết kế một công trình nghiên cứu. Nhằm
trợ giúp cho việc thiết kế một đề án nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp, tôi trình
bày phiên bản ban đầu của khuôn mẫu thiết kế đề án đã được giới thiệu trong Chương 3
của cuốn sách này. Tôi cũng đưa vào chương này một thí dụ về một công trình nghiên
cứu theo các phương pháp hỗn hợp và minh họa việc các tác giả đã tham gia vào các bước
trong nghiên cứu theo các phương pháp hỗn hợp như thế nào.

Greene, J. C., Caracelli, V. J., & Graham, W. F. (1989). Hướng đến một khuôn khổ
khái niệm cho các thiết kế đánh giá theo phương pháp hỗn hợp. Phân tích Chính sách
và Đánh giá về Giáo dục, 11(3), 255-274.

Jennifer Greene và các đồng nghiệp thực hiện một công trình nghiên cứu về 57 nghiên cứu
đánh giá theo các phương pháp hỗn hợp đã được báo cáo từ năm 1980 đến 1988. Từ phân
tích này, họ đã xây dựng được năm mục đích khác nhau của các phương pháp hỗn hợp và
bảy đặc điểm thiết kế. Họ tìm thấy mục đích của các nghiên cứu theo các phương pháp
hỗn hợp dựa trên cơ sở tìm kiếm sự hội tụ (phép tam giác đạc), khảo sát nhiều khía cạnh
khác nhau của một hiện tượng (sự bổ trợ), sử dụng các phương pháp theo trình tự (sự phát
triển), phát hiện các nghịch lý và các quan điểm mới (sự khởi xướng), và mở rộng tầm
mức và phạm vi của một dự án (sự mở rộng). Họ cũng tìm thấy rằng các nghiên cứu khác

202
nhau xét theo các giả định, các điểm mạnh và các hạn chế của phương pháp; liệu các
phương pháp được sử dụng giải quyết các hiện tượng khác nhau hay giải quyết cùng một
hiện tượng; liệu chúng được thực hiện trong phạm vi cùng một học thuyết hay các học
thuyết khác nhau; được gắn trọng số bằng nhau hay khác nhau trong công trình nghiên
cứu; và được thực hiện độc lập, đồng thời hay theo trình tự. Bằng cách sử dụng các mục
đích và các đặc điểm thiết kế nói trên, các tác giả đã đề xuất vài thiết kế theo các phương
pháp hỗn hợp.

Morse, J. M (1991). Các cách tiếp cận đối với phép tam giác đạc theo hệ phương pháp
định tính – định lượng. Nghiên cứu trong Ngành Chăm sóc Bệnh nhân, 40(1), 120-123

Jenice Morse cho rằng việc sử dụng các phương pháp định tính và định lượng để giải
quyết cùng một vấn đề nghiên cứu dẫn đến các vấn đề về gán trọng số cho mỗi phương
pháp và trình tự của chúng trong một công trình nghiên cứu. Dựa trên các ý tưởng này,
bà đã đưa ra hai dạng thức tam giác đạc theo hệ phương pháp: đồng thời, sử dụng cả hai
phương pháp cùng một lúc; và theo trình tự, sử dụng các kết quả của một phương pháp để
lập kế hoạch cho phương pháp kế tiếp. Hơn nữa, hai dạng thức này được mô tả bằng cách
sử dụng một hệ thống ký hiệu gồm các chữ cái viết hoa và viết thường để thể hiện tầm
quan trọng hay trọng số tương đối được gán cho một phương pháp cũng như trình tự của
các phương pháp. Sau đó, các cách tiếp cận khác nhau đối với phép tam giác đạc được
thảo luận căn cứ vào mục đích, các hạn chế và các cách tiếp cận.

Tashakkori, A., và Teddlie, C. (Eds.). Sách hướng dẫn về các phương pháp hỗn hợp
trong các ngành khoa học xã hội và hành vi. Thousand Oaks, CA: Nhà Xuất bản Sage.

Quyển sách hướng dẫn mới mẻ này, do Abbas Tashakkori và Charles Teddlie biên tập, là
kết quả đáng kể nhất cho đến nay trong nỗ lực tập hợp các tác giả hàng đầu viết về nghiên
cứu theo các phương pháp hỗn hợp. Trong 27 chương, quyển sách hướng dẫn này giới
thiệu cho người đọc về các phương pháp hỗn hợp, minh họa các vấn đề về phương pháp
luận và phân tích trong việc sử dụng các phương pháp hỗn hợp, xác định các ứng dụng
trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn, và vạch ra các hướng tương lai. Thí dụ,
nhiều chương khác nhau minh họa việc sử dụng nghiên cứu theo các phương pháp hỗn
hợp trong việc đánh giá, quản lý và tổ chức, các ngành khoa học y tế, điều dưỡng, tâm lý
học, xã hội học, và giáo dục.

203

You might also like