You are on page 1of 5

Báo cáo thuyết trình sinh

Tập tính sinh sản


-Nhóm 4 lớp 11K-

I, Định nghĩa tập tính sinh sản:

- Khái niệm: tập tính sinh sản là loại tập tính sinh ra đã có, không cần học hỏi rèn
luyện, mang tính bản năng

- Ý nghĩa: trước hết đảm bảo việc duy trì nòi giống

II, Ví dụ:

1, Tập tính sinh sản của cá sấu:

• Trong mùa giao phối của cá sấu (từ tháng 12 đến tháng 3 ) Trong thời
kỳ này, thường có hiện tượng cá sấu đực đánh lộn lẫn nhau, thậm chí gây
ra các vết thương có thể làm cho cá sấu chết ,
Tổ đẻ thường ở gần nước, có thời gian xen kẽ râm và nắng để đảm bảo nhiệt
độ và ẩm độ thích hợp cho trứng sau khi đẻ ra . Cá sấu đẻ lần đầu có thể
cho 5-20 trứng; vào những năm sau có thể đẻ 40 trứng. Cá sấu đẻ quả nọ
tiếp quả kia; trung bình 30 phút đẻ một quả cho đến quả trứng cuối
cùng. Cá sấu thường đẻ từ nửa đêm đến gần sáng , trứng cá sấu đẻ ra
được khoảng 65-75 ngày sẽ nở thành cá sấu con
31,7độ C hoặc trên 34,5 độ C trứng sẽ nở ra cá sấu Đực
Dưới 31 độ C sẽ nở ra cá sấu Cái

2, Tập tính sinh sản của voi:


• tập tính sinh sảncủa voi cũng rất đặc biệt. Voi không có mùa giao
phối riêng, nhưng nếu một con cái giao phối thì chúng sẵn sàng gia nhập
đàn mặc dù chúng có thể có mặt không thường xuyên cho lắm.

• Chu kỳ mang thai của voi là 22 tháng, dài nhất trong số các động vật
sống trên mặt đất. Voi con mới sinh cân nặng khoảng 120 kg (265 pao).
Vừa mới sinh voi con trông rất lem luốc nên chúng được voi mẹ lau sạch
trước khi chúng đứng lên được. Chúng thướng sinh vào mùa xuân. Sau
khi voi con ra đời, chúng được những voi khác ở bên để bảo vệ cho tới khi
nó đủ cứng cáp để có thể đi được. Cũng như các loài thú có tuổi thọ dài
khác, voi dành rất nhiều năm để chăm sóc con. Voi trưởng thành quá to
lớn nên không có mấy kẻ thù, nhưng voi con có nguy cơ bị tấn công. Voi
con bú sữa mẹ trong vòng năm năm và voi đực rời đàn khi đủ mười ba
tuổi. Voi lớn lên rất chậm.

3, Tập tính sinh sản của kiến:


Đứng đầu một thị tộc côn trùng như vậy là con chúa-con cái duy nhất có khả năng sinh sản,
và chỉ đảm nhiệm chức vụ này trong bầy và là mẹ của mọi con côn trùng khác trong thị tộc,
bao gồm những con thợ là những con cái không có khả năng sinh sản, thực hiện mọi nhiệm
vụ của tổ, từ kiếm thức ăn, vệ sinh tổ và vệ sinh con chúa, chăm sóc ấu trùng... Con chúa
điều khiển lũ con của mình bằng "Pheromon", và cứ vào mỗi mùa sinh sản mới, chúng lại
cho ra đời một lứa con chúa là hậu duệ của mình, khi trưởng thành những con này sẽ bay đi
để tạo nên một thị tộc riêng, những đàn kiến cánh bay vào nhà bạn chính là hình ảnh minh
họa rõ nét của chúng. Còn những con thợ thì được sinh ra hằng ngày với tốc độ chóng mặt.
Còn những con đực chỉ đóng vai trò sinh sản.

Chú ý:

+ Kiến chúa chứa tinh trùng trong 1 túi nằm trong cơ thể,cái spermatheca,ở gần đỉnh
bụng,tinh trùng ở đây sẽ nằm im cho đến khi kiến chúa mở 1 cái van cho phép chúng vào
vùng sinh sản để thụ tinh trứng.

+ Kiến chúa có thể điều chỉnh giới tính của kiến con. Những trứng được thụ tinh sản sinh ra
kiến cái ( có thể là thợ không cánh,hoặc kiến chúa). Những trứng không được thụ tinh trở
thành kiến đực có cánh,nhưng không phải là kiến thợ,chúng chỉ tồn tại để thụ tinh cho kiến
chúa. Kiến chúa tạo ra vô số kiến thợ bằng cách tiết ra chất gây khiến khuyết sự mọc cánh
và tạo buồng trứng ở ấu trùng cái.

+ Kiến chúa chỉ được sinh ra khi có đủ lượng kiến thợ cần thiết để mở rộng tổ.

Mở rộng:

- Những con chúa tìm ra một cách rất khôn ngoan - dù hơi ích kỷ - để duy trì mạng sống và
quyền lực: chúng đẻ ra ít kiến thợ hơn nếu trong tổ còn có những kiến chúa khác. Số lượng
con mà kiến chúa sinh ra càng lớn thì chúng càng mất nhiều sức. Do đó, chiến thuật đẻ ít
giúp con chúa có đủ sức để chống chọi với lũ kiến thợ. Đương nhiên, số lượng kiến thợ
giảm thì tốc độ phát triển của tổ cũng chậm hơn.
Nhưng lũ kiến thợ cũng không hề ngu ngốc, bởi chúng có thể phát hiện những con chúa
sinh ít con thông qua mùi. Trên thực tế kiến chúa luôn tiết ra những hóa chất để tạo nên mùi
cơ thể. Kiến chúa có khả năng sinh sản càng cao thì mùi cơ thể chúng càng mạnh. Nghiên
cứu cho thấy trong nhiều trường hợp kiến thợ xử tử kiến chúa sau khi phát hiện nó sinh ít
con.

“Tiêu diệt những kiến chúa ích kỷ nhất là cách để kiến thợ buộc những con chúa còn lại
phải sinh nhiều con hơn nhằm duy trì sự tồn tại của cả đàn. Có lẽ quy tắc hành xử sơ đẳng
này đã giúp các loài kiến tạo nên những xã hội có trình độ hợp tác rất cao, giống hệt xã hội
loài người”

4, Tập tính sinh sản của thủy tức:

4.1, Vô tính: mọc chồi, tái sinh

4.2, Hữu tính: hình thành tế bào sinh dục đực và cái.

5, Tập tính sinh sản ở nhện:


Nhện tận dụng sự ưa nhìn của mình trong những cuộc ve vãn thị giác phức tạp. Con
đực thường khá khác con cái về vẻ bề ngoài và có thể có lông vũ,lông có nhiều màu hoặc
óng ánh,đường viền ở chân trước,những hình thù cụ thể ở cái chân khác,và thường thì có
những biến đổi kì dị. Những biến đổi này được dùng trong các cuộc ve vãn thị giác,các phần
cơ thể màu mè óng ánh được phơi bày và các điệu rung lắc,hoặc các di chuyển zigzag được
biểu diễn trong một “điệu nhảy ve vãn”. Nếu con cái thích con đực cô ấy sẽ thủ thế thụ
động, thu mình xuống . Ở 1 số loài,con cái cũng có khi rung rung phần bụng hoặc xúc tu.
Con đực sau đó sẽ duỗi chân trước ra để chạm vào con cái. Nếu con cái vẫn ở thế sẵn sàng
tiếp thu, con đực sẽ leo lên lưng con cái và gieo hạt giống của mình bằng xúc tu.

III, Ứng dụng:


- Đối với giống loài: duy trì nòi giống thông qua việc
+Tăng số lượng
+Tăng chất lượng
- Đối với khoa học: Lai tạo nhiều giống khác nhau (bằng cách cho ở chung)

Ví dụ:
+ Ong mắt đỏ đẻ trứng trong cơ thể sâu hại
+ Tò vò bắt sâu làm thức ăn cho sâu non
+ Nghiên cứu về tập tính sinh sản của bò sữa để giảm thời gian giữa 2 lần đẻ con của bò cái,
giúp tăng sản lượng sữa.

You might also like