You are on page 1of 2

Lý thuyết thi nghề điện lớp 8

1/Tính ưu việt của điện năng :


-Dễ sản xuất từ nhiều nguồn năng lượng khác nhau.
-Dễ truyền tải đi nhanh và xa.
-Dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lương khác bằng những thiết bị điện.
-Dễ sử dụng và sử dụng rộng rãi trong các ngành.
2/Tác dụng dòng điện đối với cơ thể người :
-Dòng điện tác động đến hệ thần kinh làm hệ hô hấp bị ngưng trệ,tim đập rối loạn.
-Dòng điện làm co rút,tê liệt các cơ bắp,gây cảm giác đau nhứt.
3/Cho biết nhưng yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của tai nạn điện giật ?
-Cường độ dòng điện qua cơ thể .
-Thời gian dòng điện qua cơ thể .
-Điện trở người .
-Đường đi dòng điện qua cơ thể .
4/Hiệu điện thế an toàn là gì ?
Là mức độ điện thế (tùy theo môi trường làm việc) mà nếu vượt quá mức giới hạn này sẽ gây nguy hiểm cho người khi chạm vào vật
mang điện .
5/Nêu các mức hiệu điện thế an toàn ?
Ở Việt Nam hiệu điện thế an toàn dưới 36 V(vôn).Nơi ẩm ướt ,nhiều bụi kim loại hoặc nhiệt độ môi trường khá nóng là dưới 12 V.
6/Hãy nêu các biện pháp bảo vệ an toàn điện ?
-Dụng cụ và thiết bị bảo vệ , áp dụng các phương pháp bảo vệ an toàn :
+Nối đất bảo vệ
+Nối dây trung hòa
+Nối đẳng áp
7/Nguyên nhân gây tai nạn điện?
-Do vô tình chạm vào vật mang điện .
-Do có hiện tượng chạm vỏ .
-Do phóng điện hồ quang .
-Do điện áp bước .
8/Trình bày phương pháp nối đất bảo vệ
-Điều kiện áp dụng: dùng cho mạng điện cao thế và hạ thế.
-Cách thực hiện: dùng một dây dẫn ,một đầu nối với vỏ kim loại của thiết bị ,đầu còn lại nối với cọc sắt dài từ 2,5m-3m ,chôn sâu dưới đất
từ 0,5m-0,7m .
-Tác dụng bảo vệ: khi tay người chạm vào vỏ thiết bị bị chạm vỏ,thì đòng điện sẽ theo hai đường : qua người và xuống đất.Do điện trở
người lớn hơn điện trở cọc tiếp đất nên dòng điện qua cơ thể người rất nhỏ không đủ gây nguy hiểm .
9/ Trình bày phương pháp nối dây trung hòa
-Điều kiện áp dụng: dùng cho hệ thống có dây trung hòa .
-Cách thực hiện: dùng dây dẫn nối giữa vỏ kim loại với dây trung hòa của mạng điện .
-Tác dụng bảo vệ: khi có hiện tượng chạm vỏ ,dây nối trung hòa tạo thành một mạch kín ,có điện trở nhỏ, làm dòng điện tăng lên đột ngột
gây nổ cầu chì ,ngắt mạch điện .
10/Trình bày phương pháp nối đẳng áp
-Điều kiện áp dụng: dùng khi sửa chữa điện cao áp .
-Cách thực hiện: dùng dây dẩn nối giữa đường dây cần sửa chữa với mặt sàn người đúng .
-Tác dụng bảo vệ: mặt sàn người đúng và đường dây có cùng điện thế.Vì vậy khi tiếp xúc với đường dây có điện , điện áp đặt lên người
bằng không và không xảy ra tai nạn .
12/Nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
-Khi sửa chữa điện cần phải cắt nguồn điện và sử dụng dụng cụ cách điện .
-Cách điện giữa cơ thể và dụng cụ khi tiếp xúc với các phần tử mang điện .
-Dùng bút thử điện thường xuyên kiểm tra các thiết bị mới sử dụng hoặc sử dụng lâu mới để kiểm tra xem có hiện tượng chạm vỏ hay
không .
-Thường xuyên kiểm tra dây nối đất .
13/Nguyên nhân và cách xử lý các hư hỏng của đèn huỳnh quang
a/Đèn nhấp nháy nhưng đèn không sáng , hai đầu đèn đen
- Nguyên nhân : đèn hết thời hạn sử dụng .
- Xứ lý : thay đèn mới .
b/Một hay cả hai đầu đèn có vòng đen đậm rộng 5-7mm
- Nguyên nhân : đèn hết thời hạn sử dụng .
- Xử lý : thay đèn mới .
c/Vòng đen 2mm sát đầu đèn
- Nguyên nhân : thủy ngân ngưng tụ .
- Xử lý : sau một lúc đèn làm việc sẽ hết.
d/Đèn sử dụng chưa lâu đã có vòng đen kèm theo hiện tượng lúc sáng lúc tắt
- Nguyên nhân : +Stacte hỏng .
+Tiếp xúc đuôi đèn không tốt .
- Xử lý : thay stacte , sửa lại chỗ tiếp xúc .
e/Khi tắt đèn , đầu đèn vẫn sáng
- Nguyên nhân : +Tụ điện trong stacte bị chập
+Sai sơ đồ (dây pha không vào đúng chấn lưu)
- Xử lý : thay stacte , kiểm tra sơ đồ
f/Hai đầu đèn đỏ nhưng đèn không phát sáng
- Nguyên nhân : stacte hỏng
- Xử lý : thay stacte mới
g/Đèn không phát sáng
- Nguyên nhân : +Chưa có nguồn điện .
+Đèn bị đứt tim .
+Stacte hỏng .
+Chấn lưu hỏng .
- Xử lý : Kiểm tra lại mạch điện . Thay đổi mới cho phù hợp .

You might also like