You are on page 1of 3

CÁC BIẾN CHỨNG NHA CHU DO CHỈNH NHA

Ts. Võ Trương Như Ngọc


Trưởng Bộ môn Răng Trẻ Em
Viện Đào Tạo Răng Hàm Mặt-Trường Đại Học Y Hà Nội
Để có được hàm răng khỏe đẹp, tỷ lệ trẻ em cần phải đeo khí cụ chỉnh nha
ngày càng tăng cao. Thông thường, nếu Nha sỹ chỉnh định đúng và can thiệp đúng,
bệnh nhân hợp tác tốt thì nhìn chung không có biến chứng gì nặng nề. Ngược lại,
có thể xảy ra nhiều biến chứng đáng tiếc mà chúng ta có thể dự phòng được. Các
bệnh lý và biến chứng thường gặp là:
1.Viêm lợi do mảng bám
Khi đeo mắc cài cố định để nắn chỉnh răng, vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn
hơn, nếu trẻ không biết chải răng đúng cách, mảng bám dễ tích tụ và gây viêm lợi.
Các răng gắn band thường bị nặng hơn so với gắn mắc cài do các band kim loại ấn
vào rãnh lợi.
Khi trên răng có mảng bám trên lợi, nếu không làm sạch, khi răng di chuyển
theo kiểu nghiêng răng có thể đưa các mảng bám trên lợi thành dưới lợi. Do vậy bố
mẹ cần kiểm soát vệ sinh răng miệng của trẻ, nha sỹ cần vệ sinh răng miệng cho trẻ
khi thấy có mảng bám, cao răng.
Ngoài ra nếu mảng bám không được làm sạch có thể gây bệnh sâu răng cho
các răng đang gắn mắc cài. Trong quá trình điều trị, trẻ cần được chải răng bằng
các loại kem chải răng chuyên biệt có tác dụng dự phòng sâu răng.
Hình 11.9 Viêm lợi mạn liên quan đến chỉnh nha cố định
2. Phì đại lợi
Khi đeo hàm tháo lắp để kéo các răng cửa nghiêng vào trong vòm miệng, lợi
và niêm mạc vòm miệng có xu hướng bị viêm phì đại. Tuy nhiên hiện tượng này
có xu hướng giảm dần khi tháo bỏ hàm.

Hình 2 (a) Phì đại lợi ở mặt sau các răng cửa trên đang được kéo ra sau. (b) Hình
ảnh đeo khí cụ
3.Mất bám dính và tiêu xương
Nếu can thiệp chỉnh nha với lực quá mạnh không phù hợp, mất bám dính có
thể xảy ra. Tốc độ mất bám dính hàng năm trong suốt thời gian mang khí cụ dao
động từ 0,05 – 0,30 mm. Một biến chứng rõ ràng khác của sự di chuyển răng do
chỉnh nha là tiêu chóp răng, nhất là khi sử dụng lực quá mạnh. Đây là một biến
chứng rất đáng sợ đối với nha sỹ
4. Chấn thương
Các kích thích trực tiếp tại chỗ trên mô mềm do các thành phần của khí cụ
tháo lắp có thể được giảm thiểu tối đa nếu được quan tâm chăm sóc trong suốt thời
gian mang khí cụ, đeo chun. Nếu các kích thích trên lợi xảy ra liên tục, phản ứng
viêm cấp, tại chỗ sẽ xảy ra sau thời gian ngắn. Nếu phát hiện kịp thời và loại bỏ thì
tổn thương có thể hồi phục
5.Tủy hoại tử
Trong quá trình nắn chỉnh răng, do lực quá mạnh hoặc do sang chấn, tủy răng có
thể bị hoại tử dần dần. Nếu không phát hiện kịp thời có thể gây ra những tổn
thương vùng chóp răng nặng hơn như u hạt, nang chân răng…
Tóm lại, chỉnh răng nhìn chung có thể gây ra nhiều bệnh hoặc biến chứng
ngoài ý muốn. Tuy nhiên đây là những biến chứng mà chúng ta có thể dự phòng
được. Do vậy, nha sỹ và cả bệnh nhân cần phải biết và hiểu để có được những kết
quả điều trị tốt nhất, loại bỏ những hậu quả ngoài ý muốn.

You might also like