You are on page 1of 8

Nhóm AC – Action Club (CLB ăn chơi)

Khái Niệm Toàn cầu hóa:


Toàn cầu hóa không phải là một cục diện đông cứng, mà là một quá
trình phát triển năng động. Chính vì thế, tôi định nghĩa toàn cầu hóa như sau:
Nó là một sự hội nhập không thể đảo ngược giữa những thị trường,
quốc gia và công nghệ, tới mức chưa từng có – theo phương cách tạo điều
kiện cho các cá nhân, tập đoàn công ty và nhà nước vươn quan hệ đến nhiều
nơi trên thế giới xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết và cũng
theo phương cách giúp thế giới tiếp cận các cá nhân, tập đoàn công ty và
nhà nước xa hơn, sâu hơn với chi phí thấp hơn bao giờ hết. Quá trình toàn
cầu hóa cũng khiến nảy sinh chống đối dữ dội từ những ai bị thiệt hại hay bị
hệ thống mới bỏ rơi.
Đặc trưng:
- Hệ thống toàn cầu hóa mang một sắc thái văn hóa riêng, bao trùm và
có xu hướng đồng hóa các quốc gia và cá nhân tới một mức độ nhất định.
Trước đây sự đồng hóa như vậy chỉ diễn ra ở quy mô khu vực – ví dụ sự
đồng hóa văn hóa La Mã đối với miền Tây châu Âu và vùng Địa Trung Hải, sự
đồng hóa của giá trị đạo Hồi ở vùng Trung Á, Bắc Phi, một phần châu Âu và
Trung Đông, do người Ả Rập và sau đó là đế quốc Ottoman tiến hành, hay sự
Nga hóa vùng Đông và Trung Âu và nhiều phần vùng giáp giới châu Âu và
châu Á dưới thời Xô Viết. Đứng về mặt văn hóa, toàn cầu hóa hiện nay bao
gồm một quá trình Mỹ hóa (dù tốt hay xấu) – từ hiện tượng Mc Donald’s đến
Macs rồi đến chuột Mickey.
- Toàn cầu hóa có công nghệ định hình riêng: vi tính hóa, thu nhỏ kích
cỡ các loại thiết bị, số hóa, viễn thông vệ tinh, cáp quang và Internet, giúp cho
việc vun đắp viễn cảnh hội nhập.
- Nói theo cách của lý thuyết gia chính trị người Đức Carl Schmitt,
Chiến tranh Lạnh là một thế giới của “bạn” và “thù”. Trong toàn cầu hóa, thì
ngược lại, bạn cũng như thù đều biến thành “những đối thủ cạnh tranh”.
- Toàn cầu hóa cũng sản sinh một khuynh hướng dân số riêng – sự
dịch chuyển nhanh chóng của dân chúng từ những vùng nông thôn với đời
sống nông nghiệp ra thành thị.
Và lối sống ở thành thị đang ngày càng gắn liền với các xu hướng toàn cầu
trên phương diện thực phẩm, lương thực, thời trang, thị trường và giải trí.
- Sau cùng và quan trọng nhất, toàn cầu hóa mang đặc trưng cấu trúc
quyền lực riêng
toàn cầu hóa được xây dựng quanh ba cán cân quyền lực chồng chéo
và quan hệ tương hỗ. Trước hết là sự đối trọng truyền thống giữa các quốc
gia. Trong toàn cầu hóa, Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất, và tất cả các nước
khác đều ít nhiều phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, đối trọng quyền lực giữa
Hoa Kỳ và các nước khác vẫn đóng vai trò duy trì ổn định cho toàn hệ thống
Cán cân quyền lực thứ hai là giữa các quốc gia và các thị trường toàn
cầu. Các thị trường toàn cầu được xây dựng bởi hàng triệu nhà đầu tư, di
chuyển vốn qua nhiều nơi trên thế giới bằng cách nhấp chuột máy tính
Đối trọng về quyền lực thứ ba trong hệ thống toàn cầu hóa là giữa các
cá nhân và các nhà nước – điều này mới mẻ hơn cả. Do toàn cầu hóa đã phá
đi nhiều bức tường ngăn cách dân chúng, và nối cả thế giới vào một mối, nó
mang lại cho các cá nhân khả năng chi phối cả các thị trường lẫn các quốc
gia trong bất cứ thời điểm nào.

1
Nhóm AC – Action Club (CLB ăn chơi)

Toàn cầu hóa phát triển như thế nào?

Kỷ nguyên thứ nhất (hay Toàn cầu hóa 1.0) xảy ra từ năm 1492 đến 1800 khi
Columbus tình cờ khám phá ra châu Mỹ, kích thích sự phát triển thương mại
giữa Thế giới Cũ và Thế giới Mới, kèm theo sự mở rộng của chế độ thực dân
và sự tận dụng sức mạnh cơ bắp của con người là động lực chủ yếu. Toàn
cầu hóa trong giai đoạn này xảy ra ở cấp độ quốc gia, trong quá trình cạnh
tranh và sự cố gắng vươn mình ra khỏi phạm vi biên giới lãnh thổ (trang 25).
Giai đoạn 2.0 bắt đầu từ năm 1800 đến khoảng năm 2000, với sự gián đoạn
của cuộc Đại Khủng hoảng ở Mỹ vào thập niên 20 của thế kỷ XX và hai cuộc
Chiến tranh Thế giới. Tác nhân chủ yếu của toàn cầu hóa thời gian này là do
sự phát triển vượt bậc của thông tin, vận tải, và sự thống trị kinh tế và ảnh
hưởng chính trị của các công ty đa quốc gia lên vai trò chính phủ. Vấn đề cốt
lõi của toàn cầu hóa của thế kỷ XX là sự vươn mình của các tập đoàn kinh tế
đã phá vỡ các rào cản cho sự hội nhập kinh tế quốc tế (tr. 26).
Trong tác phẩm Thế giới phẳng, Friedman nhấn mạnh đến sự phát triển toàn
cầu hóa giai đoạn 3.0 từ những năm đầu của thế kỷ XXI, khi mười nhân tố
lớn liên quan đến kinh tế và khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng nhau tác
động, khiến cho các mô hình xã hội, chính trị và xã hội đã bị thay đổi và thế
giới trở nên phẳng hơn bao giờ hết khi sự tiếp xúc giữa các cá nhân trở nên
dễ dàng và chặt chẽ hơn trước.
Mười tác nhân làm phẳng thế giới:
Sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào ngày 9 tháng 11 năm 1989 và
sự lớn mạnh của phần mềm Windows đã “làm nghiêng cán cân quyền lực”
(tr. 82)
Sự ra đời của mạng web với sự xuất hiện của mạng toàn cầu với
www. vào năm 1991 do ông Tim Berners-Lee thiết kế, đã giúp các nhà khoa
học chia sẻ kết quả nghiên cứu và giúp người ta truy cập thông tin nhanh hơn
bao giờ hết
Phần mềm xử lý công việc là một nhân tố làm phẳng khác. Các công
việc kinh doanh và thương mại bây giờ hầu như được thực hiện thông qua
sự kết hợp giữa máy tính cá nhân với Windows và mạng, cho phép nhân viên
kiểm soát nội dung số các dữ liệu.
Tải lên mạng và mã nguồn mở do cộng đồng phát triển đã giúp các
cá nhân có nhiều tiếng nói và được lắng nghe hơn bao giờ hết.
Thuê làm bên ngoài là một hoạt động thuê lao động nước ngoài thực
hiện một số công đoạn mà mình không thể thực hiện được và sau đó gắn kết
quả thực hiện vào dây chuyền sản xuất chung của mình.
Chuyển sản xuất ra nước ngoài cũng góp phần làm phẳng thế giới.
Đây là quy trình di chuyển cơ sở sản xuất đến những nước có lao động dồi
dào và thị trường tiêu thụ lớn dưới sự bảo hộ của các qui tắc thương mại
quốc tế.

2
Nhóm AC – Action Club (CLB ăn chơi)

Nhân tố thứ bảy là chuỗi cung, một phương pháp cộng tác theo chiều
ngang giữa các nhà cung cấp sản phẩm và khách hàng với chi phí vận
chuyển thấp nhất trong thời gian ngắn nhất và đáng tin cậy nhất.
Thuê bên ngoài làm là một phương thức hợp tác nằm ngoài tầm quản
lý của chuỗi cung khi nó có thể làm đồng bộ hóa các chuỗi cung bằng các
công tác hậu cần cần thiết.
Nhân tố thứ chín liên quan đến việc cung cấp thông tin

Các nhân tố xúc tác khác cũng góp phần làm phẳng thế giới. Nhân tố
đầu tiên của nhóm này liên quan đến công nghệ thông tin.
Nhân tố thứ hai là những bước tiến dài về các mã nguồn chia sẻ tài liệu theo
hình thức đồng đẳng.
Nhân tố thứ ba là khả năng đàm thoại video khi doanh nhân có thể tham dự
buổi họp quốc tế tại địa phương của mình thông qua một màn hình hiển thị
cuộc họp ở nước ngoài…
Về Kinh Tế:

Nền kinh tế các nước mới nổi đang tăng trưởng khá nhanh bất chấp
giá tiêu dùng tăng cao và thị trường tài chính đầy bất ổn. Vậy kinh tế toàn cầu
đang ở giai đoạn nào, bước phát triển tiếp theo ra sao là điều nhiều người
không khỏi băn khoăn?

Theo IMF, từ quý 4/2007 đến quý 4/2008, kinh tế Mỹ có thể sụt giảm
0,7%. Trong khi đó vào tháng 1/2008, IMF công bố chỉ số này là 0,9%. Cùng
trong khoảng thời gian trên, khu vực đồng euro cũng được dự đoán là sẽ
giảm 0,9% từ quý 4 năm 2007 đến quý 4 năm 2008

Nền kinh tế các nước mới nổi cũng tăng trưởng chậm lại, kinh tế châu
Á tăng trưởng 7,5%, Trung Quốc 9,3%, Ấn Độ 7,9%, châu Phi 6,3%.

Nhìn chung, mức tăng trưởng của kinh tế thế giới được dự tính là sẽ
chậm lại đáng kể từ con số 4,9% năm ngoái xuống còn 3,7% năm 2008 (tính
theo chỉ số trao đổi sức mua tương đương).

Mặc dù vậy con số này vẫn cao hơn mức của các năm 2001 và 2002.
Như vậy ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính hiện nay và tình trạng giá cả
leo thang trên toàn cầu tuy có nhiều nhưng không đến nỗi quá sâu rộng.

Những nền kinh tế mới nổi là động lực tăng trưởng trong vòng 5 năm
qua: Trung Quốc chiếm 1/4, Brazil, Ấn Độ và Nga chiếm khoảng 1/4 nữa và
các nước mới nổi và đang phát triển khác đóng góp khoảng 1/2 vào tăng
trưởng kinh tế thế giới.

Thêm vào đó, các nước này đóng góp khoảng 90% vào tiêu thụ dầu,
các sản phẩm dầu và kim loại. Các nước mới nổi cũng đang xuất khẩu vốn
lớn. Tài khoản thặng dư của Trung Quốc năm ngoái là 11,1% GDP.

3
Nhóm AC – Action Club (CLB ăn chơi)

Nhóm nước mới nổi có tên E7 bao gồm những nước sau: Trung Quốc,
Ấn Độ, Brazil, Nga, Mêhyco, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonexia. Đến năm 2050, quy mô
của những nền kinh tế nhóm E7 sẽ lớn hơn quy mô kinh tế nhóm G7 hiện nay
khoảng từ 25 đến 75%.

Kinh tế Trung Quốc sẽ vượt qua kinh tế Mỹ vào khoảng năm 2025 để
trở thành nền kinh tế lớn nhất trên thế giới và quy mô tăng trưởng bằng
khoảng 130% quy mô kinh tế Mỹ vào năm 2050. Năm 2050, kinh tế Ấn Độ sẽ
bằng khoảng 90% quy mô của kinh tế

Tình hình kinh tế thế giới hiện nay được ví như một người trượt
trên lớp băng mỏng. Nếu băng vỡ, hậu quả không thể đoán trước được.

Theo Liên Hợp Quốc, kinh tế thế giới đang đứng trên bờ vực suy thoái
và sẽ chỉ tăng trưởng 1,8% trong năm 2008. Liên Hợp Quốc đã công bố dự
đoán này thứ 5 tuần trước, ngày 15/05

Thế giới các nước đang phát triển cũng phải chịu ảnh hưởng mạnh
của việc kinh tế toàn cầu chững lại, tốc độ tăng trưởng của nhóm các nước
này năm nay sẽ là 5%, năm 2009 là 4,8% trong khi năm 2007 là 7,3%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2008 có thể sẽ chỉ còn 0,8%
nếu thị trường cho vay bất động sản dưới chuẩn của Mỹ tiếp tục suy yếu ảnh
hưởng nhiều hơn tới những nước đang phát triển và trong giai đoạn chuyển
đổi

Lạm phát toàn cầu năm nay dự kiến là 3,7%. Nguyên nhân chính của
tình trạng này là giá hàng hóa, giá dầu tăng cao. Tăng trưởng thương mại
toàn thế giới năm nay sẽ chỉ còn 4,7% do nhu cầu hàng hóa nhập khẩu của
Mỹ giảm sút.

Các hoạt động liên kết kinh tế song phương, khu vực diễn ra sôi nổi.
Trong khi đó, vòng đàm phán Doha thất bại, ảnh hưởng tiêu cực đến quá
trình tự do hoá thương mại trên quy mô toàn cầu; giá dầu thế giới biến động
mạnh và USD đang mất giá cùng sự suy giảm kinh tế Mỹ...

Ngoài ra, còn có những rủi ro từ sự “hạ cánh cứng” của nền kinh tế
Trung Quốc, gia tăng ngân sách do dân số già, từ sự thay đổi khí hậu, dịch
bệnh cúm gia cầm toàn cầu..

Trong số 23 nguy cơ mà báo cáo liệt kê, có 15 rủi ro đã trầm trọng từ


năm ngoái mà chưa có nguy cơ nào được giảm nhẹ. Mỗi nguy cơ trên nếu
xảy đến có thể gây tổn thất cho thế giới khoảng 1.000 tỷ USD.

Quá trình toàn cầu hóa hiện nay mang tính bất bình đẳng, "không đối
xứng". Tiến trình này do các nước tư bản phát triển và các tập đoàn tư bản
xuyên quốc gia phát động trước hết là vì lợi ích của mình. Những ưu thế về
vốn, khoa học - công nghệ, thị trường và đặc biệt là khả năng áp đặt thể chế
thương mại đó được họ triệt để lợi dụng.

4
Nhóm AC – Action Club (CLB ăn chơi)

Họ bắt ép các nước đang phát triển phải nuốt "những viên thuốc đắng"
như chấp nhận cải cách thể chế, chấp nhận những "luật chơi" không bình
đẳng, kéo theo những cuộc tranh chấp, kiện tụng thương mại triền miên.
Khoảng cách giàu - nghèo trong từng nước và giữa các nước cũng đang tăng
lên. So sánh hai thời điểm 1980 và 2005, nếu mức tăng trưởng bình quân
đầu người ở các nước giàu là 2% một năm thì 40 nước nghèo nhất thế giới
có mức tăng trưởng bằng 0%. Châu Phi rộng lớn với hơn 900 triệu người
sinh sống, mức thu nhập ngày nay còn thấp hơn năm 1960. Rõ ràng, sự phân
phối lợi ích trong toàn cầu hóa hiện nay là không công bằng. Nó biểu hiện:
Việc chấm dứt hàng rào thuế quan cũng như sự bảo hộ của nhà nước
sẽ làm mất tấm áo giáp bảo hộ vững chắc mà nền kinh tế ở các nước kém
phát triển đang tự xây cho mình.hàng hóa sản xuất ra không thể cạnh tranh ở
các nước phát triển nhưng các nước kém phát triển vẫn còn có thể phát triển
đươc thị trường nội địa cho tới khi nào tấm áo giáp đó vẫn còn và nền kinh tế
đủ mạnh để đối phó với mọi lực tác động từ bên ngoài . tuy nhiên mất cân
bằng về kinh tê nói riêng trên thế giới là hầu như không bao giờ bị xóa bỏ, vì
vậy nó gây nên bất lợi to lớn với các nước kém phát triển nếu toàn cầu hóa
xảy ra.-đó là trên phương diện vĩ mô.trên phương diện vi mô các công ty nhỏ
và vừa ở các nước kém phát triển hầu như rất khó cạnh tranh trước sư xâm
lấn của các tập đoàn lớn với nguồn lực về tài chính công nhệ và trình độ
quản lí vượt trôi hơn hẳn.hậu quả của nó va sự sát nhập và thôn tính hoặc
tồi tệ hơn đó là sự phá sản hoàn toàn của các công ty nhỏ và vừa.

Hàng hóa lưa thông tự do yêu cầu nguồn sử dung nguồn đơn vị tiền tệ
thống nhất trên toàn thế giới. điều này là rất khó bởi hầu như giữa các nước
hiện nay vàng và các kim loại có giá trị là đơn vị tiền tệ thống nhất ở mọi nơi
và phổ biến nhất . tuy nhiên sự hạn chế về số lượng sẽ gây ra sự thiếu hụt
trong thanh toán bắt buộc cả thế giới phải thống nhất trong việc tìm ra một
đơn vị tiền tệ mới chung nhất và xây dựng lại chính sách tài chính khá phức
tạp.

Về văn hóa – xã hội:


Đứng trên phương diện văn hóa thì toàn cầu hóa trên thế giới có rất nhiều
bất cập. Toàn cầu hóa sẽ đặt mọi dân tộc vào những vấn đề khác nhau cần
phải suy ngẫm.
- Toàn cầu hóa sẽ là một nguy cơ làm cho văn hóa của các dân tộc, các
quốc gia có thể bị văn hóa khác đồng hóa. Sự đồng hóa này là một
nguy cơ rất lớn vì:
Văn hóa là hồn cốt lõi của một dân tộc. Một dân tộc mà không giữ lại
được bản sắc văn hóa riêng, bị đồng hóa thì dần dần sẽ không còn dân tộc
nữa. “Bản sắc văn hóa riêng” của mỗi dân tộc là những yếu tố để phân biệt
giữa các quốc gia, các dân tộc với nhau, khi toàn cầu hóa diễn ra sẽ làm mất
dần đi “bản sắc dân tộc”
Ví dụ: người Mỹ mang phong cách thực dụng, Người pháp thì rất lịch lãm,
Người Việt Nam thì cần cù chăm chỉ, nhưng hiện nay người Việt đang ngày
càng thực dụng.
Văn hóa các nước phương Tây coi trọng công việc, còn văn hóa các nước
Phương đông coi trọng gia đình.

5
Nhóm AC – Action Club (CLB ăn chơi)

- Toàn cầu hóa sẽ làm cho nghệ thuật văn học của mỗi quốc gia bị mờ
nhạt, hoặc sẽ bị ngoại lai. Ngày nay, các dân tộc đang đứng trước một
nguy cơ rất lớn đó là sự tràn lan, sự đa dạng của loại văn hóa đồ trụy
hiện đại, văn hóa xiên tạc, văn hóa phản động.
Nhìn vào đất nước ta: 20 năm hội nhập thì văn chương nghệ thuật trên
thế giới ồ ạt tràn vào nước ta, cả những tác phẩm hay và những tác phẩm
dở, văn hóa bạo lực, tình dục đang ngang nhiên thách thức những thuần
phong mỹ tục, rồi cách thức biểu diễn của các ca sĩ, nghệ sĩ trên sân khấu đã
có sự thay đổi rất nhiều.
Toàn cầu hóa làm cho giá trị của sản phẩm văn hóa tạo nên một giá trị của
sản phẩm, trong một số sản phẩm, thậm chí là phần lớn sản phẩm -> làm cho
yếu tố tâm lý, sự suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm là khác nhau (người
việt nam rất sính đồ ngoại).
Toàn cầu hóa sẽ làm cho các dân tộc, quốc gia xích lại gần nhau hơn,
nhưng lại đặt ra một vấn đề rất lớn:
- Sự xung đột giữa các tôn giáo, các sắc tộc, các dân tộc ngày càng gay
gắt, thế giới ngày nay vẫn còn phải chứng kiến những xung đột sắc
tộc, tôn giáo như cuộc xung đột tôn giáo kéo dài ở Trung đông, vùng
vịnh, nhiều nước châu á, vùng Ban căng hay ở Đông Ti mor…, những
phản ứng cực đoan như khủng bố, xung đột sắc tộc về tôn giáo.

Về chính trị - luật pháp:


Tác động của toàn cầu hóa đối với chính trị và pháp luật của các nước trên
thế giới.
- việc toàn cầu hóa đang và sẽ thách thức sự độc lập, tự chủ của các
dân tộc và chủ quyền quốc gia là một hiện thực.
- các cuộc chiến tranh nóng do các siêu cường bất chấp pháp luật quốc
tế gây ra, nền độc lập, tự chủ, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của các
nước nhỏ, của các nước chậm phát triển đang và đứng trước nguy cơ
tiềm tàng bị cộng đồng quốc tế can thiệp ngày một nhiều hơn.
- Quy tắc thị trường toàn cầu, buôn bán toàn cầu, tiền tệ toàn cầu đã trở
thành lực lượng mang tính cưỡng chế về mặt pháp luật quốc tế.
- Tình trạng nhập cư trái phép ngày càng nhiều
- Sự gia tăng tội phạm và tội ác, nạn khủng bố quốc tế làm mất ổn định
xã hội. Kể từ thập niên 80 đến nay mức độ tội ác tăng hàng năm là
5%, nạn hải tặc tăng lên một cách đột biến
- Tăng trưởng kinh tế và toàn cầu hóa làm sinh sôi vô số lối kinh doanh
ngành nghề sản xuất phi pháp(ngoài buôn lậu ma túy, vũ khí, động vật
hoang dã, cổ vật, công nghiệp hàng dỏm, hàng nhái…) nhu cầu rửa
tiền theo đó mà bùng nổ. Do đó khuyến khích những hoạt động phi
pháp khác.
-
Câu hỏi: trong các thách thức do toàn cầu hóa mang lại cho các nước, thách
thức nào là quan trọng nhất? tại sao?

Câu hỏi: Toàn cầu hoá có thủ tiêu sự khác biệt giữa các nền văn hoá?
- Trả lời: Những thành tựu riêng mà các dân tộc đã đạt được như
văn học nghệ thuật, triết học, khoa học, thông qua các phương tiện
kỹ thuật hiện đại lại đang vượt qua biên giới quốc gia để trở thành
tài sản chung của nhân loại. Theo xu hướng ấy, toàn cầu hoá là

6
Nhóm AC – Action Club (CLB ăn chơi)

đồng nghĩa với sự thủ tiêu tính đa dạng của các nền văn hoá khác
nhau.
- Toàn cầu hóa về bản chất là sự mở rộng thị trường ra ngoài biên
giới quốc gia, một mong muốn hiển nhiên của những quốc gia có
nền kinh tế mạnh hơn, sản xuất được nhiều hàng hóa hơn so với
các nước khác. Quy luật muôn đời vẫn là: có thị trướng rộng lớn
hơn, có nhiều khách hàng hơn thì lợi nhuận càng cao hơn.

Câu hỏi: Liệu có khả năng xảy ra hiện tượng các giá trị văn hoá
truyền thống sẽ bị mai một, thậm chí bị xói mòn gốc rễ và thay vào đó là
một nền văn hoá chung cho mọi dân tộc không?

Câu hỏi: Trong bối cảnh như vậy của thế giới hiện nay, người ta
có thể đặt câu hỏi: Phải chăng toàn cầu hóa là Mỹ hóa hoặc chí ít cũng
là phương Tây hóa? và phải chăng toàn cầu hóa sẽ làm sâu sắc hơn cái
quy luật "cá lớn nuốt cá bé"?

Trả lời: Thế giới này có một tổ chức lớn nhất bao trùm lên toàn cầu: Đó
là Liên hợp quốc. Tuy LHQ có làm được nhiều việc nhưng đụng đến những
việc động trời thì nó cũng đành chịu thua các cường quốc. Ông Tổng thư ký
có phản đối Mỹ đánh Irắc đi chăng nữa nhưng vẫn cứ phải ngồi nhìn chiến
tranh hủy diệt xảy ra. để rồi sau đó làm đượ Các nước lớn tự cho mình đưa
ra những quyết định cực kỳ vô lý và bắt mọi quốc gia khác phải theo, nếu
không thì họ có quyền trừng phạt, kể cả bằng mọi vũ trụ. Một ví dụ: khi họ đã
sản xuất đủ số lượng vũ khí hạt nhân rồi thì họ đòi các nước khác phải ký
Hiệp định không sản xuất và phổ biến vũ khí hạt nhân. Nếu đó là một Hiệp
định mang tính bình đẳng giữa các quốc gia thì phải có hai điều: Một, từ nay
không nước nào được sản xuất vũ khí hạt nhân nữa. Hai. nước nào sản xuất
vũ khí ấy rồi thì phải hủy bỏ cho hết mới thôi.

Câu hỏi: Chúng ta thử hình dung như nước ta với trình độ phát
triển kinh tế thấp kém, nếu gia nhập quá trình toàn cầu hóa thì mươi
năm nữa sẽ ra sao?

Trả lời: Người lao động trong nước thì làm việc trong các công ty xuyên
quốc gia đặt ở Việt Nam và được "bóc lột" nhiều hơn so với các công nhân ở
chính quốc. nhưng lương vẫn cao hơn so với Công ty quốc nội... (còn nữa…)

Câu hỏi: để khắc phục mâu thuẫn ngày càng gia tăng giữa con
người với con người: chủ nghĩa thực dụng lòng ích kỉ …..trong hệ quả
của hội nhập bằng cách nào?

Trả lời: Chỉ có giáo dục mới làm cho người ta hiểu biết và khoan dung
hơn đối với sự đổi thay, chênh lệch trong xã hội. Hãy tạo cho mỗi
người một sự công bằng về cơ hội bước vào đời bằng giáo dục. Đồng
tiền kiếm được là bằng khả năng thật sự của mỗi người được giáo dục
tốt chứ không phải kiếm bằng những lý do khuất tất

Câu hỏi: Tại sao toàn cầu hóa hiện nay do các nước tư bản phát
triển phát động, trước hết vì lợi ích của các nước này lại "lôi cuốn được

7
Nhóm AC – Action Club (CLB ăn chơi)

ngày càng nhiều nước tham gia", kể cả các nước đang phát triển và
chậm phát triển? (Hay!)

Trả lời: rong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố của sản xuất đã
được quốc tế hóa một cách sâu sắc, không một quốc gia nào có thể
đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng
cách phát triển nếu không tham gia vào quá trình này, nhất là toàn cầu
hóa luôn gắn với cải cách cơ cấu kinh tế của từng nước dẫn đến sự
chuyển dịch cơ cấu giữa các nước. Hơn nữa, quá trình toàn cầu hóa
hiện nay là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm thiết lập một
trật tự kinh tế thế giới mới bảo đảm phân phối lợi ích công bằng hơn,
hợp lý hơn. Kết quả thế nào còn phụ thuộc vào tương quan lực lượng
giữa các nước, các nhóm nước.

You might also like