You are on page 1of 7

TAI BIẾN SAU NHỔ RĂNG

TRần Hương Trà-Nguyễn Lan Anh

Nhổ răng là một thủ thuật hay gặp trong Răng hàm mặt và nhổ răng an
toàn là một vấn đề thường xuyên được đặt ra đối với các nha sĩ. Để đảm bảo
quá trình nhổ răng được an toàn cần thực hiện tốt các bước từ chẩn đoán, tiến
hành nhổ răng và dặn dò bệnh nhân sau khi nhổ răng. Bên cạnh đó, việc hiểu rõ
các tai biến: nguyên nhân, triệu chứng, cách xử trí là rất quan trọng để có thể
phòng tránh, nhận biết và xử trí kịp thời các tai biến này.
Một số tai biến thường gặp sau khi nhổ răng là:
• Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng
• Viêm huyệt ổ răng
• Viêm xương hoặc viêm mô tế bào sau nhổ răng
• Đau kéo dài bất thường.
I. Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng:
1. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân tại chỗ:
- Máu có thể chảy từ một mạch máu nhỏ ở niêm mạc hay từ màng xương,
xương ổ răng, đôi khi là do đứt các mạch máu lớn hơn như động mạch răng
trên sau hay động mạch răng dưới.
- Cũng có thể chảy máu là do không nạo sạch tổ chức hạt sau khi nhổ răng hay
vẫn chưa lấy hết phần chóp răng bị gẫy rời.
- Nhổ răng trên nền tổ chức viêm, mạch máu bị giãn do thành mạch bị biến
đổi cũng gây chảy máu nhiều.
- Những vết thương rộng và rách nát thường gây chảy máu lâu hơn bình
thường, vận động mạnh hay mút chíp làm bong cục máu đông cũng gây chảy
máu.
- Đôi khi chảy máu gặp sau nhổ răng có gây tê bằng Adrenalin vài giờ hoặc do
bệnh nhân uống rượu bia sau khi nhổ răng.

1
- Nhổ răng trên nền u máu xương hàm gây chảy máu rất nặng.
b. Nguyên nhân toàn thân:
- Do bệnh nhân có các bệnh về máu (heamophillie, bệnh sinh chảy máu
(hemogenie), xuất huyết giảm tiểu cầu, ,leukemia,…), thiếu vitamin K, xơ
gan, các bệnh nhiễm khuẩn (sốt phát ban, viêm đa tủy xương, viêm nội tâm
mạc...).
- Bệnh nhân đang trong thời kì kinh nguyệt.
- Bệnh nhân thiếu vitamin C.
2. Xử trí
a. Khám:
- Cần khám lâm sàng kĩ để xác định nguyên nhân chảy máu. Khi khám cần lấy
hết cục máu đông trong miệng để quan sát tốt vùng tổn thương, có thể gây tê
nếu cần.
- Hỏi xem bệnh nhân có tuân thủ các dặn dò sau khi nhổ răng để phòng chảy
máu dưới đây không:
• Cắn bông gạc chặt ít nhất 30 phút.
• Không mút chíp, súc miệng, khạc nhổ mạnh trong 24 giờ sau khi nhổ
răng, chỉ được ngậm nước súc miệng và nhổ ra.
• Kiêng rượu bia trong vài ngày đầu sau khi nhổ răng.
• Không động chạm vào vùng nhổ răng.
• Hạn chế vận động hàm và nghỉ ngơi sau khi nhổ răng
- Cần chụp thêm phim X quang tại chỗ để hỗ trợ chẩn đoán.
b. Xử trí chảy máu theo nguyên nhân tại chỗ:
- Nếu chảy máu do hết tác dụng của Adrenalin trong thuốc tê vài giờ sau nhổ
răng hoặc uống rượu bia thì chỉ cần cho bệnh nhân cắn chặt gạc thêm 1 giờ,
không uống rượu bia máu sẽ tự cầm.

2
- Chảy máu do rách nát phần mềm và vỡ xương ổ răng nhiều thì rửa sạch
huyệt ổ răng và khâu phục hồi phần mềm. Có thể cho 1 miếng gelaspon vào
huyệt ổ răng và cắn chặt gạc.
- Nếu chảy máu do sót tổ chức viêm như u hạt thì cần nạo huyệt ổ răng kĩ, lấy
sạch tổ chức viêm bất thường, rửa sạch huyệt ổ răng, cắn gạc tẩm oxy già và
theo dõi.
- Nếu chảy máu do đứt mạch máu thì cần bộc lộ và buộc thắt mạch máu hoặc
khâu ép phần mềm (ít gặp).
- Nếu chảy máu do u máu xương hàm thì cần chuyển bệnh nhân vào phòng
mổ sớm.
c. Xử trí chảy máu do nguyên nhân toàn thân:
- Cần rửa sạch huyệt ổ răng, dùng miếng gelaspon hoặc nhét gạc tẩm iodofoc,
có thể khâu ép lên trên và cố định hàm.
- Sau đó cần làm các xét nghiệm:
Xét nghiệm Bình thường Bất thường
Số lượng tiểu cầu 150.000 – 450000/mm3 <100.000/mm3
Thời gian máu chảy 2 – 4 phút >7 phút
Thời gian máu đông 7 – 12 phút >15 phút
Thời gian Quick 12 – 15 phút
Tỷ lệ prothrombin 75 – 100% <50%

- Nếu kết quả xét nghiệm không ở mức bình thường không có nghĩa là chắc
chắn có bệnh về máu. Tuy nhiên cũng có ít nhiều rối loạn về đông cầm máu,
cần hỗ trợ thêm bằng các thuốc:
• Vitamin K : tiêm bắp 50-100mg hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.
• Vitamin C tăng sức bền thành mạch: đường uống hoặc tiêm.

3
• Carbazochrom (Adrenoxyl) 1500mg: người lớn tiêm bắp 1-3 ống/ngày
hoặc uống 2 - 4 viên/ngày; trẻ em tiêm ½ - 2 ống/ ngày, liều uống tùy
thuộc cân nặng.
- Nếu xét nghiệm bình thường cần phối hợp với chuyên khoa huyết học để
phối hợp điều trị.
3. Dự phòng:
- Cần hỏi kỹ tiền sử để loại trừ các bệnh toàn thân gây chảy máu, tình trạng
kinh nguyệt ở phụ nữ và các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh nhân có đang dùng
thuốc chống đông máu không.
- Cần có X quang trước khi nhổ răng và xét nghiệm máu nếu nghi ngờ.
- Nhổ răng nhẹ nhàng đúng kỹ thuật.
- Dặn dò bệnh nhân tuân thủ kỹ những việc nên làm và không nên làm sau khi
nhổ răng.
II. Viêm huyệt ổ răng:
1. Viêm huyệt ổ răng khô (viêm huyệt ổ răng vô khuẩn):
a. Nguyên nhân:
Được cho là rối loạn vận mạch dẫn đến việc nuôi dưỡng xương ổ răng sau
khi nhổ răng không được tốt. Rối loạn này có thể là do cơ địa của bệnh nhân, do
thuốc tê có chứa thuốc co mạch và có thể do can thiệp thô bạo, mở xương nhiều
trong điều kiện thiếu nước làm nguội, do đó cục máu đông không thành lập
được dẫn đến viêm huyệt ổ răng.
b. Triệu chứng:
- Bệnh nhân đau rất dữ dội.
- Khám huyệt ổ răng thấy trống, không có cục máu đông hoặc cục máu đông
lấy ra dễ dàng, trơ xương ổ răng hơi trắng và không có dịch hay mủ, mùi hơi
khó chịu.
- Lợi và tổ chức phần mềm lân cận không có dấu hiệu viêm.

4
- Các dấu hiệu trên xuất hiện vài ngày sau khi nhổ răng, kéo dài 2 đến 3 tuần,
bệnh nhân đau đớn ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
c. Xử trí:
- Cấm nạo huyệt ổ răng.
- Bơm rửa huyệt ổ răng bằng NaCl 0.9% ấm.
- Nhét gạc tẩm Eugenol hoặc Iodofoc vào huyệt ổ răng.
- Hướng dẫn vệ sinh răng miệng và xoa nắn lợi để phục hồi vận mạch.
- Dùng kháng sinh và giảm đau.
2. Viêm huyệt ổ răng có mủ (ướt):
a. Nguyên nhân:
Do nhiễm khuẩn đến từ quá trình nhổ răng không đảm bảo vô khuẩn hoặc
do thầy thuốc chỉ nhổ răng, không lấy bỏ hết tổ chức nhiễm khuẩn quanh răng.
b. Triệu chứng:
- Cơ năng:
• Sốt 38-39 độ
• Đau nhức ổ răng ít hơn so với viêm huyệt ổ răng khô
• Mệt mỏi.
- Thực thể:
• Bờ lợi sưng nề, đỏ, có thể che lấp ổ răng.
• Huyệt ổ răng được lấp bởi tổ chức hạt rớm máu và có mủ chảy ra.
• Có thể nổi hạch vùng.
- X quang hỗ trợ sẽ phát hiện những thành phần sót lại sau khi nhổ răng là
nguyên nhân gây nhiễm trùng như chân răng sót, xương ổ răng vỡ hoặc tổ
chức u hạt.
c. Xử trí:
- Gây tê tại chỗ hoặc gây tê vùng để nạo sạch huyệt ổ răng lấy hết vật còn sót
lại cũng như tổ chức viêm.
- Hằng ngày bơm rửa huyệt ổ răng bằng nước oxy già 10V, NaCl 0.9%
5
- Dùng thuốc chống viêm, sát khuẩn tại chỗ hàng ngày: Betadine, Iodofoc,
nhất là Orthochrome rất tốt.
- Phối hợp với thuốc kháng sinh chống viêm và giảm đau đường toàn thân.
d. Dự phòng:
- Cần chụp X quang trước khi nhổ răng để xác định các yếu tố nguy cơ gây
nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng.
- Sau khi lấy răng ra cần kiểm tra kỹ xem có còn sót tổ chức răng hay mảnh
xương ổ răng vỡ cũng như u hạt trong huyệt ổ răng không.
III. Viêm xương hoặc viêm mô tế bào:
1. Nguyên nhân:
- Là sự lan rộng của viêm huyệt ổ răng có mủ không chữa dứt điểm.
- Do có viêm xương trước khi nhổ răng.
- Do nhổ sót chân răng.
- Do dập nát tổ chức nhiều.
- Do thủ thuật nhổ răng không vô trùng.
- Do bệnh nhân sau khi nhổ răng không tuân thủ y lệnh của thầy thuốc.
2. Viêm xương có các thể sau:
- Viêm xương – màng xương cấp.
- Viêm xương – màng xương mạn.
- Abces dưới màng xương.
- Viêm xương ổ răng.
- Viêm xương lan tỏa.
- Viêm xương mạn tính.
3. Viêm mô tế bào có các thể sau:
- Nhiễm khuẩn quanh xương.
- Làm mủ ở nông.
- Làm mủ các vùng sâu.
- Viêm tấy Phlegmon.

6
IV. Đau kéo dài bất thường
Thông thường bệnh nhân đau nhiều ngay sau khi hết thuốc tê và kéo dài 24
giờ đầu tùy mức độ nặng hay nhẹ của can thiệp, sau đó đau sẽ giảm dần trong 2
đến 4 ngày tiếp theo.
1. Nguyên nhân:
- Thường gặp sau nhổ răng khó, bẩy không đúng kỹ thuật gây đè ép và tổn
thương nhiều đến xương ổ răng cũng như tổ chức quanh răng.
- Phẫu thuật mở xương quá lớn hoặc mở xương không đủ nước làm mát cũng
như tốc độ mũi khoan quá cao.
- Đau do viêm huyệt ổ răng ướt hoặc khô.
2. Xử trí và phòng ngừa
- Cần nhổ răng đúng kỹ thuật hạn chế sang chấn đến mức tối đa.
- Khi cần mở xương cần mở tối thiểu và đủ nước làm mát.
- Sử dụng kháng sinh và chống viêm, giảm đau ngay trước và sau khi nhổ
răng.
- Dặn dò bệnh nhân nếu đau bất thường cần khám lại

You might also like