You are on page 1of 6

Tìm hiểu tổng quan hệ thống MIMO đơn người dùng (single-user) và đa người dùng

(multi-user)

Kỹ thuật MIMO (MIMO technique) trong lĩnh vực truyền thông là kỹ thuật sử
dụng nhiều anten phát và nhiều anten thu để truyền dữ liệu. Kỹ thuật MIMO tận dụng sự
phân tập (không gian, thời gian, mã hóa ...) nhằm nâng cao chất lượng tín hiệu, tốc độ dữ
liệu ... (khác với khái niệm beam forming của smart aray antenna nhằm nâng cao độ lợi
thu, phát theo không gian...). Tuy vậy, hạn chế của kỹ thuật MIMO là chi phí cho thiết bị
cao hơn và giải thuật xử lý tín hiệu phức tạp hơn.
Kỹ thuật MIMO ngày nay đang được ứng dụng rất rộng rãi: MIMO-Wifi, MIMO-
UMTS ... nhờ tính tối ưu trong việc sử dụng hiệu quả băng thông, tốc dộ dữ liệu cao,
robust với kênh truyền fading ... Kỹ thuật MIMO tương đối đa dạng và phức tạp.

S1

S2
S/P

S4,S3,S2,S1 S3
(Các ký hiệu truyền) …
S4

Hình 1: Mô hình một hệ MIMO 4x4.


MIMO có thể chia thành 3 mảng chính: Mã trước (Precoding), hợp kênh không gian
– SM, và mã phân tập.
 Mã trước là cách tạo búp sóng nhiều lớp. Trong cách tạo búp sóng đơn lớp
mỗi anten phát sẽ phát các tín hiệu giống nhau với các trọng số pha thích hợp
để cực đại công suất tại đầu thu. Kết quả là tạo búp sóng làm tăng hệ số công
suất thông qua cấu trúc tổng hợp, và làm giảm hiệu ứng fading do đa đường.
Nếu môi trường không có tán xạ thì cách tạo búp sóng này rất có hiệu quả.
Nhưng thật không may những hệ thống trong thực tế đều không như vậy. Khi
sử dụng nhiều anten nhận thì bên phát không thể tạo búp sóng để cực đại tín
hiệu trên tất cả các anten nhận. Khi đó mã trước cần được sử dụng. Trong kĩ
thuật này, nhiều luồng tín hiệu độc lập được phát đồng thời từ các anten phát
với các trọng số thích hợp sao cho thông lượng tại bộ thu cực đại. Mã trước
yêu cầu bên phát phải biết thông tin trạng thái kênh (CSI).
 Hợp kênh không gian: yêu cầu cấu hình anten phù hợp. Trong hợp kênh
không gian, tín hiệu tốc độ cao được chia thành nhiều luồng tốc độ thấp hơn,
mỗi luồng được phát bởi một anten khác nhau trên cùng một băng tần. Nếu
các luồng tín hiệu này đến bộ thu có sự khác biệt kí hiệu không gian thích
hợp thì bộ thu có thể tách biệt các luồng này, tạo thành các kênh song song.
Hợp kênh không gian rất hữu hiệu làm tăng dung năng đáng kể trong trường
hợp tỉ số SNR cao. Số luồng không gian cực đại đúng bằng hoặc nhỏ hơn số
anten nhở nhất ở bên phát và bên thu. Hợp kênh không gian không yêu cầu
bên phát phải biết kênh.
Spatial multiplexage (SM)

Đối với kỹ thuật space-time MIMO như STBC hay STTC, ta đạt được độ lợi
về phân tập (và mã hóa cho STTC). Tuy nhiên trong cùng điều kiện về băng
thông tín hiệu và cùng kỹ thuật điều chế tín hiệu (signal modulation) tức là
cùng số bits/symbol, thì STBC và STTC không cho lợi về tốc độ dữ liệu so
với kỹ thuật SISO truyền thống.

- Đối với kỹ thuật MIMO Spatial Multiplexage, trong cùng điều kiện về


băng thông sử dụng và kỹ thuật điều chế tín hiệu, SM cho phép tăng tốc độ
dữ liệu (data rate) bằng số lần của số lượng anten phát. Một trong những kỹ
thuật SM được biết đến nhiều nhất là V-BLAS, được phát triển bởi phòng
thí nghiệm Bell Labs.

- Trong kỹ thuật V-BLAST, tín hiệu truyền được sắp xếp dọc (vertically)
cho từng anten phát. Mỗi anten sẽ truyền đồng thời 1 stream symbols khác
nhau của tín hiệu, do đó tốc độ dữ liệu tăng lên N_t lần (N_t: số anten
phát...).

- Tại các anten thu, tín hiệu chồng chập của nhiều anten phát khác nhau sẽ
đưởc xử lý bởi bộ giải mã tối ưu để tìm ra chuỗi dữ liệu ML (maximum
likelyhood). Trong trường hợp bộ giải mã tối ưu được sử dụng, V-BLAST
sẽ đạt được độ lợi phân tập tỷ lệ với tích số của số anten phát x số anten thu.

 Mã phân tập là kĩ thuật khi bên phát không biết thông tin trạng thái kênh.
Không như kĩ thuật SM, mã phân tập chỉ phát đi một luồng tín hiệu được mã
hoá theo kĩ thuật được gọi là mã không – thời gian. Các anten phát tín hiệu
mã hoá trực giao. Kĩ thuật phân tập khai thác tính độc lập của fading trong hệ
nhiều anten để nâng cao sự phân tập của tín hiệu. Vì bên phát không biết
kênh nên mã phân tập không tạo búp sóng.
Trong thực tế người ta có thể kết hợp kĩ thuật hợp kênh không gian với mã trước khi
bên phát biết trạng thái kênh, hoặc kết hợp với mã phân tập trong trường hợp ngược lại.
1. Sơ lược Space diversity, time diversity

Giả sử rằng máy thu ước lượng chính xác hệ số kênh truyền tại mọi thời điểm. Tín
hiệu phát, tính hiệu thu, nhiễu Gauss đầu vào máy thu và giá trị kênh truyền tại
thời điểm nT là x(nT),y(nT),b(nT) và h(nT). 

1.1 Phân tập phát (Tranmission diversity): sừ dụng 2 hay nhiều anten để truyền
cùng 1 tín hiệu.
Tín hiệu thu được

Tín hiệu ước lượng của x(nT) 

1.2 Phân tập thu (Reception diversity): sừ dụng 2 hay nhiều anten để nhận 1 tín
hiệu phát.
Tín hiệu thu được

Tín hiệu ước lượng MRC (maximum ratio combining ) của x(nT) 

1.3 Phân tập thời gian (Time diversity): truyền cùng 1 tín hiệu ở hai thời điểm
khác nhau.

Tín hiệu thu được

Tín hiệu ước lượng của x(nT) 

2. Space time block code (STBC)


Kỹ thuật phân tập đơn giản, hiệu quả sử dụng 2 anten phát được giới thiệu bời
Alamouti [1] và được tổng quát hóa cho trường hợp nhiều anten phát bất kỳ bởi
Tarork [2].
STBC sử dụng phương pháp sắp xếp trực giao lại thứ tự các tín hiệu tại các anten
phát. Ta có matrix tính hiệu phát X ( [X_ij] với i tượng trưng cho anten Tx phát thứ i
và j la symbol phát thứ j của anten i):

Alamouti codes 2 anten phát (2 Tx): 

Block Matrix tín hiệu có dạng (với s1 và s2 là 2 symbol tín hiệu liên tiếp nhau)

Tín hiệu tại anten thu:

Tín hiệu ước lượng của s1 và s2 sẽ được tổng hợp theo không gian-thời gian từ tín
hiệu y1 và y2: 

Orthogonal STBC Tarokh cho số anten phát bất kỳ:

Tarokh tổng quát hóa matrix STBC cho số anten phát bất kỳ (Tx = 3,4,5,6,8 ...)
cho tín hiệu thực (BPSK, PAM ...) [2]. Tuy nhiên đối với tín hiệu phức
(modulation QPSK, M-PSK, M-QAM ...), để đảm bảo full-diversity, Tarokh
chứng minh không tồn tại ma trận phát cho trường hợp số anten phát lớn hơn 4 và
đối với số aten phát 3 và 4 thì không tồn tại full-rate matrix [2], maximun rate =
3/4. Ma trận tín hiệu trực giao cho 3, 4 anten phát cho tín hiệu thực và phức: 

Full-rate matrix cho 3 anten phát (3 Tx)

Full-rate matrix cho 4 anten phát (4 Tx)


Rate 3/4 matrix for complex symbol:

3 anten Tx

4 anten Tx

3. Space time trellis codes (STTC)

Trong Space-time Block Codes, tín hiệu phát được tạo thành bằng cách sắp xếp trực
giao các symbols dữ liệu lên các anten phát khác nhau (các symbols được sắp xếp
thành dạng block, nên gọi là block code). Đối với STTC, các tín hiệu phát cho từng
anten được tạo ra nhờ vào các đa thức sinh generation function và có thể biểu diễn
dưới dạng trellis ( giống giống trellis code như convolution codes hay trellis codes
modulation ...) Tại các anten thu, tín hiệu thu tại từng anten sẽ được sử dụng giải thuật
Viterbi để tìm đường đi trong trellis (trellis path) có xác suất lỗi nhỏ nhất (gần giống
với kỹ thuật viterbi để tìm trellis path trong giải mã convolution codes, TCM...) và từ
đó xác định được dữ liệu truyền.

Dung lượng kênh truyền

• Shannon capacity of Gaussian channel:

C = log2(1 + γ) bps/Hz γ: signal to noise ratio (SNR)

• The capacity is expressed by the maximum achievable data rate for an arbitrarily
low probability of error
• SISO systems :
P
C  log 2 (1  | h |2
) (b / s / Hz )
2
• SIMO Systems: NR
P
C  log 2 (1   | hi |2 ) (b / s / Hz )
i 1  2

• MISO Systems :
NT
P
C  log 2 (1   | hi |2 ) (b / s / Hz )
i 1 NT  2

- In case :

| hi |2 | h j |2  i, j 1...NT  CMISO  CSISO


- As CSI knows at TX site, capacity can get:

NT
P
C  log 2 (1   | hi |2 ) (b / s / Hz )
i 1  2

You might also like