You are on page 1of 135

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ LÂM NGHIỆP


1.1. Vai trò và đặc điểm sản xuất lâm nghiệp
1.1.1 Khái niệm lâm nghiệp
Để đi đến khái niệm về lâm nghiệp, trên thực tế đã có nhiều quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất: cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất
trong nền kinh tế quốc dân có chức năng xây dựng và quản lý bảo vệ rừng.
Với quan điểm này, lâm nghiệp chỉ bao gồm các hoạt động về trồng rừng,
chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý, bảo vệ nhằm cung cấp lâm đặc sản, phòng hộ và
bảo vệ môi trường sống cho xã hội. Sản phẩm cuối cùng của hoạt động lâm
nghiệp là tạo ra rừng thành thục công nghệ; đó chỉ là những sản phẩm tiềm
năng, chưa thành sản phẩm hàng hoá cuối cùng được trao đổi trên thị trường.
Như vậy, quan điểm thứ nhất đã bộc lộ một số vấn đề tồn tại :
+ Một là khi đã khẳng định lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất nhưng
sản phẩm cuối cùng lại chưa được lưu thông, trao đổi, mua bán trên thị trường
để thu hồi vốn tái sản xuất cho chù kỳ tiếp theo. Sản phẩm được khai thác từ
rừng lại được thống kê, hạch toán vào tổng sản phẩm công nghiệp.
+ Hai là về phương diện kỹ thuật lâm sinh thì khai thác và tái sinh có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Khai thác được xem là một trong những giải pháp kỹ thuật
lâm sinh quan trọng trong tái sản xuất tài nguyên rừng.
+ Ba là về phương diện kinh tế - xã hội, mục đích cuối cùng của xây dựng
rừng là để sử dụng (khai thác) và chỉ có khai thác mới thu hồi được vốn để tái
sản xuất mở rộng tài nguyên rừng.
+ Bốn là về phương diện quản lý, hiện nay ngành lâm nghiệp đang quản lý các
hoạt động không chỉ thuộc lĩnh vực lâm sinh mà còn cả lĩnh vực khai thác và
chế biến lâm sản.
- Quan điểm thứ hai : cho rằng lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất
đặc biệt không chỉ có chức năng xây dựng, quản lý, bảo vệ rừng mà còn có chức
năng khai thác sử dụng rừng.
Như vậy, với quan điểm này khái niệm về lâm nghiệp đã được mở rộng.
Sản phẩm cuối cùng của lâm nghiệp đã là sản phẩm hàng hoá được mua bán,
trao đổi trên thị trường. Quan điểm này đã đề cao vai trò của lâm nghiệp trong
nền kinh tế quốc dân và đã coi hoạt động xây dựng và sử dụng rừng là hai giai
đoạn của quá trình tái sản xuất tài nguyên rừng. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi
để lâm nghiệp phát triển toàn diện.
Tuy nhiên, quan điểm này đã lồng ghép hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau
vào một ngành sản xuất cũng có những vấn đề khó khăn về công tác tổ chức,
quản lý và hạch toán kinh tế. Mặt khác, khi nhấn mạnh quan điểm này, có thể
người ta chỉ tập trung vào khai thác bóc lột tài nguyên rừng và ít quan tâm đến
1
phát triển lâm nghiệp bền vững. Do đó, tài nguyên rừng nhanh chóng bị cạn kiệt,
đặc biệt trong thời kỳ lâm nghiệp hoạt động trong cơ chế bao cấp.
- Quan điểm thứ ba: xuất phát từ thực trạng quản lý ngành lâm nghiệp và đứng
trên giác độ khép kín của quá trình tái sản xuất thì lâm nghiệp là một ngành sản
xuất vật chất ngoài chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác vận
chuyển còn bao gồm cả chế biến lâm sản.
Như vậy, quan điểm thứ ba tương đối toàn diện hơn hai quan điểm trên.
Quan điểm này vừa đảm bảo tính thống nhất trong quá trình tái sản xuất, vừa
đảm bảo chu trình sản xuất khép kín. Tuy nhiên, với quan điểm này đã ghép
toàn bộ các hoạt động có chu kỳ sản xuất, có đối tượng tác động, có công nghệ
sản xuất hoàn toàn khác biệt vào một ngành cũng đã đặt ra hàng loạt vấn đề cần
giải quyết: đầu tư, tổ chức sản xuất, áp dụng công nghệ, đánh giá hiệu quả và cơ
chế chính sách để phát triển toàn diện ngành lâm nghiệp.
Mặt khác, hiểu theo nghĩa rộng từ khi ghép bộ, lâm nghiệp là lĩnh vực
sản xuất trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tuy nhiên, quan điểm
có khác nhau cũng không làm suy giảm vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế
quốc dân và đời sống xã hội.
Từ những quan điểm trên người ta đã thống nhất đưa ra khái niệm về lâm
nghiệp :
Lâm nghiệp là ngành sản xuất vật chất độc lập của nền kinh tế quốc dân
có chức năng xây dựng rừng, quản lý bảo vệ rừng, khai thác lợi dụng rừng, chế
biến lâm sản và phát huy chức năng phòng hộ của rừng.
1.1.2. Vai trò của lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt, sản phẩm lâm
nghiệp có tác dụng nhiều mặt trong nền kinh tế quốc dân và trong đời sống xã
hội. Trong Luật bảo vệ và phát triển rừng có ghi “Rừng là tài nguyên quý báu
của đất nước, có khả năng tái tạo là bộ phận quan trọng của môi trường sinh
thái, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn liền đời sống của nhân
dân với sự sống còn của các dân tộc”Có thể kể ra đây một số vai trò quan trọng:
a. Lâm nghiệp có vai trò cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ các nhu cầu
của xã hội:
- Cung cấp lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng xã hội, trước hết là
gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản.
- Cung cấp động vật, thực vật là đặc sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng của các
tầng lớp dân cư.
- Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và nâng cao sức khoẻ
cho con người.
- Cung cấp lương thực, nguyên liệu chế biến thực phẩm... phục vụ nhu cầu đời
sống xã hội...
2
b. Lâm nghiệp có vai trò làm chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống,
cảnh quan văn hoá xã hội:
- Phòng hộ đầu nguồn, giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống xói mòn
rửa trôi thoái hoá đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đập, giảm thiểu lũ lụt, hạn
chế hạn hán, giữ gìn được nguồn thuỷ năng lớn cho các nhà máy thuỷ điện.
- Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, chống sự xâm nhập
của nước mặn...bảo vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...
- Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm sạch không khí, tăng dưỡng
khí, giảm thiểu tiếng ồn, điều hoà khí hậu tạo điều kiện cho công nghiệp phát
triển.
- Phòng hộ đồng ruộng và khu dân cư: giữ nước, cố định phù sa, hạn chế lũ lụt
và hạn hán, tăng độ ẩm cho đất...
- Bảo vệ khu di tích lịch sử, nâng cao giá trị cảnh quan và du lịch...
c. Lâm nghiệp có vai trò tạo nguồn thu nhập và giải quyết công ăn việc làm
cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào thuộc vùng trung du miền núi:
- Tài nguyên rừng trước hết là cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ yếu quan trọng
quyết định đến phát triển lâm nghiệp. Tài nguyên rừng là nguồn thu nhập chính
của đồng bào các dân tộc miền núi. Hiện nay đất lâm nghiệp quản lý gần 60%
diện tích tự nhiên và chủ yếu tập trung vào vùng trung du, miền núi, nơi sinh
sống chủ yếu của đồng bào các dân tộc ít người.
- Địa bàn sản xuất lâm nghiệp là cơ sở quan trọng để phân bố dân cư, điều tiết
lao động xã hội, góp phần xoá đói giảm nghèo cho xã hội...
d. Lâm nghiệp có chức năng nghiên cứu khoa học:
Đối tượng sản xuất lâm nghiệp là rừng. Rừng luôn chứa đựng nhiều vấn
đề bí ẩn cần phải bảo tồn và nghiên cứu, đặc biệt là tính đa dạng sinh học của
rừng không chỉ có giá trị trước mắt mà còn có giá trị cho các thế hệ tương lai...
1.13. Đặc điểm sản xuất lâm nghiệp
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất độc lập trong nền kinh tế
quốc dân, cũng như các ngành kinh tế khác, để hình thành và khẳng định tính tất
yếu khách quan tồn tại và phát triển, mỗi ngành đều có những đặc điểm phản
ảnh tính đặc thù của mình. Những đặc thù này có tính quyết định đến việc tổ
chức sản xuất, quản lý sử dụng các nguồn lực của ngành. Nghiên cứu các đặc
điểm sản xuất để hoạch định chiến lược phát triển và qua đó đề ra những chiến
thuật (các giải pháp quản lý), khai thác triệt để các nguồn lực nhằm hướng tới
mục tiêu hiệu quả kinh tế-xã hội cao nhất.
Trong sản xuất lâm nghiệp có những đặc điểm chủ yếu:
a. Chu kỳ sản xuất dài: Đây là đặc điểm quan trọng, mang tính đặc thù của
ngành.

3
Chu kỳ sản xuất được tính là khoảng thời gian kể từ khi chuẩn bị đưa các
yếu tố vào sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm sẵn sàng tiêu thụ.
Chu kỳ sản xuất là tiêu thức phản ảnh đặc điểm sản xuất của các ngành
sản xuất và chủ yếu là do đối tượng sản xuất quyết định.
Đối với lâm nghiệp, đối tượng sản xuất là rừng. Khác với đối tượng sản
xuất của các ngành khác, rừng là cơ thể sống, trong đó quần xã cây rừng đóng
vai trò chủ đạo và chúng khác biệt với các loài thực vật khác là chu kỳ sinh
trưởng kéo dài và phát triển chậm. Nếu tính chu kỳ thành thục tự nhiên phải
hàng trăm năm, còn chu kỳ thành thục công nghệ cũng phải hàng chục năm
trong khi đó chu kỳ sản xuất của một số sản phẩm thuộc ngành công nghiệp chu
kỳ chỉ tính bằng giờ, bằng phút và ngay ngành nông nghiệp (trừ một số loài cây
ăn quả và cây công nghiệp), chu kỳ sản xuất cũng chỉ tính bằng ngày, bằng
tháng...
Do đặc điểm sản xuất dài đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tổ chức
sản xuất, tình hình quản lý, sử dụng các yếu tố nguồn lực trong lâm nghiệp.
Trước hết là vốn đầu tư lớn, vốn bị ứ đọng ở sản phẩm dở dang nằm tại rừng,
dưới dạng rừng non, rừng chưa thành thục công nghệ, do đó tốc độ chu chuyển
chậm, thời hạn thu hồi lâu và thường hiệu quả đầu tư thấp.
Mặt khác, sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên
lại diễn ra trong thời gian dài, chắc chắn sẽ có nhiều rủi do, khó bảo vệ thành
quả lao động. Đây cũng là điểm kém hấp dẫn các nhà đầu tư bỏ vốn vào kinh
doanh rừng. Đặc biệt là sản xuất lâm nhiệp diễn ra trong cơ chế thị trường, giá
cả luôn luôn bị tác động bởi yếu tố thời gian, chi phí cơ hội lớn, người đầu tư
khó có thể dự đoán được kết qủa đầu ra... Trong công tác nghiên cứu khoa học
cũng gặp phải những cản trở không nhỏ, có những công trình diễn ra trong thời
gian dài mới có kết quả, do đó các nhà khoa học ít có cơ hội tự đánh giá tổng kết
công trình nghiên cứu của mình...
Từ những khó khăn cản trở trên, vấn đề cần đặt ra đối với Nhà nước nói
chung và đối với các nhà quản lý lâm nghiệp nói riêng là gì ?
Trước hết về phía Nhà nước phải có chính sách đầu tư, hỗ trợ về vốn cho
phát triển lâm nghiệp, bằng các chương trình dự án và có chính sách cho vay
vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi cho kinh doanh và phát triển rừng, phải quy
hoạch tổng thể đồng bộ và ổn định, đồng thời cần phải có chính sách bảo hiểm
cho người làm rừng khi gặp phải rủi ro..
Đối với các nhà quản lý, trong sản xuất lâm nghiệp phải xây dựng kế
hoạch dài hạn, thận trọng chọn loại cây trồng phủ hợp với từng vùng sinh thái.
Xây dựng các mô hình tổ chức phù hợp với đặc điểm sản xuất chu kỳ sản xuất
dài. Cần có chính sách đầu tư thoả đáng cho công tác nghiên cứu khoa học và
công tác nghiên cứu khoa học cần tập trung nghiên cứu để tạo ra các loài cây
cho năng xuất cao, có khả năng rút ngắn được chu kỳ thành thục công nghệ để
hạn chế sự ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với sản xuất.

4
b .Quá trình tái sản xuất tự nhiên xen kẽ với quá trình tái sản xuất kinh tế,
trong đó quá tình tái sản xuất tự nhiên đóng vai trò quan trọng và quyết định:
Trước hết cần phân biệt các khái niệm:
- Tái sản xuất là gì ?
Đó là sự lặp đi lặp lại của các hoạt động sản xuất mang tính chu kỳ.
Trong sản xuất lâm nghiệp luôn luôn diễn ra hai quá trình xen kẽ, đó là
quá trình tái sản xuất tự nhiên và quá trình tái sản xuất kinh tế.
Tái sản xuất tự nhiên đó là quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rừng
bắt đầu từ quá trình gieo hạt tự nhiên, cây rừng nẩy mầm, lớn lên, ra hoa kết quả
rồi lại tiếp tục lặp đi lặp lại quá trình đó và tuân thủ theo quy luật sinh học (quá
trình tái sinh tự nhiên). Như vậy quá trình tái sản xuất tự nhiên là quá trình tái
sản xuất hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và tuân theo quy luật sinh
học mà không cần sự can thiệp của con người.
Tái sản xuất kinh tế được hiểu là quá trình lặp đi lặp lại sự phát triển của
cây rừng dưới sự tác động của con người như bón phân, làm cỏ...(thâm canh
rừng, làm giầu rừng) nhằm thoả mãn mục đích nào đó của con người.
Do cây rừng luôn luôn chịu ảnh hưởng sâu sắc vào điều kiện tự nhiên nên
quá trình tái sản xuất tự nhiên luôn giữ vai trò quan trọng và quyết định. Điều
này đặt ra cho công tác quản lý và kỹ thuật phải tôn trọng tự nhiên, phải hiểu
biết quy luật tự nhiên khi quyết định các phương án sản xuất để lợi dụng tối đa
những ưu thế của tự nhiên đồng thời cũng phải biết né tránh những bất lợi của tự
nhiên đem lại gây cản trở cho sản xuất kinh doanh... Mặt khác cũng không thể
trông chờ hoàn toàn vào sự ưu đãi của tự nhiên mà cần phải tuỳ điều kiện cụ thể
để có sự tác động kinh tế nhất định để đẩy nhanh quá trình phát triển.
c. Tái sinh và khai thác rừng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau:
Tái sinh là quá trình xây dựng rừng (Có hai hình thức tái sinh là tái sinh
tự nhiên và tái sinh nhân tạo).
Khai thác rừng là quá trình lợi dụng rừng, quá trình thu hoạch thành quả
của quá trình xây dựng rừng.
Xét về hình thức thì đây là hai mặt đối lập nhau, song lại thống nhất và
liên quan chặt chẽ với nhau. Mục đích xây dựng là để lợi dụng và có lợi dụng,
khai thác mới thu hồi được vốn để tái sản xuất cho các chu kỳ tiếp theo. Nếu
đứng trên góc độ kỹ thuật thì khai thác còn được coi là một trong những giải
pháp kỹ thuật quan trọng của tái sinh rừng..
Từ đặc điểm này đòi hỏi các nhà quản lý và các nhà kỹ thuật lâm nghiệp
phải có giải pháp đúng đắn trong việc xây dựng cân đối giữa khai thác và tái
sinh để khỏi lạm dụng vào vốn rừng và sử dụng công cụ khai thác hiệu quả trong
công tác tái sinh rừng.

5
d. Sản xuất lâm nghiệp tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài
trời và trên những địa bàn có những điều kiện tự nhiên phức tạp, điều kiện
kinh tế, xã hội khó khăn :
Đây là đặc thù rất rõ nét của sản xuất lâm nghiệp. Hiện nay diện tích đất
lâm nghiệp quản lý khoảng trên 19 triệu ha chiếm gần 60% diện tích tự nhiên
toàn quốc, với 75% diện tích là đồi núi, dốc cao, địa hình chia cắt phức tạp,
hiểm trở, đất đai thường bị xói mòn và ngay ở vùng ven biển thì đất lâm nghiệp
cũng là những loại đất cát hoặc đất chua mặn không có khả năng canh tác nông
nghiệp. Trên các điều kiện tự nhiên đó, hoạt động sản xuất lâm nghiệp lại chủ
yếu tiến hành ở ngoài trời, cự ly hoạt động ngày một xa... nên thu nhập thấp, đời
sống của người làm nghề rừng gặp rất nhiều khó khăn.
Về mặt xã hội vì điều kiện tự nhiên phức tạp, cơ sở hạ tầng kém phát
triển, nên điều kiện phát triển kinh tế cũng bị hạn chế. Mặt khác, nguồn lao động
lâm nghiệp chủ yếu là đân tộc ít người, trình độ dân trí thấp kém, canh tác lạc
hậu ( du canh, du cư phá rừng làm nương rẫy...) đã ảnh hưởng lớn đến phát triển
lâm nghiệp. Đồng thời trên điều kiện địa bàn rộng lớn như vậy rất khó khăn cho
công tác quản lý, bảo vệ thành quả lao động, vì vậy tính rủi ro trong sản xuất
lâm nghiệp rất cao.
Xuất phát từ đặc thù này, cần phải có sự đầu tư thích đáng cho phát triển
lâm nghiệp và phải nhận thức việc đầu tư cho phát triển lâm nghiệp là đầu tư
cho phát triển kinh tế xã hội vùng trung miền núi, một nhiệm vụ chiến lược quan
trọng của đất nước.
đ. Sản xuất lâm nghiệp có tính thời vụ:
Tính thời vụ được hiểu là tình hình sản xuất được tập trung vào một
khoảng thời gian nào đó trong năm và lặp đi lặp lại có tính quy luật.
Trong sản xuất lâm nghiệp, tính thời vụ là đặc trưng của ngành sản xuất
sinh học, do đặc tính sinh lý, sinh thái của cây rừng, do đòi hỏi của công nghệ
(đặc biệt là công nghệ khai thác, vận chuyển) mà tình hình sản xuất diễn ra tập
trung vào một số tháng trong năm, hiện tượng đó gọi là tính thời vụ.
Do điều kiện sản xuất phải tập trung nên tình hình tổ chức sản xuất, đặc
biệt là tổ chức về lao động cũng gặp khó nhăn nhất định. Để loại bỏ tính thời vụ
là không thể thực hiện được, trong thực tế chúng ta chỉ có thể tìm các giải pháp
nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của nó bằng cách chủ động trước về lao động, vốn,
máy móc thiết bị... phát triển sản xuất tổng hợp, đa dạng hoá ngành nghề hoặc
áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tuyển chọn, lai tạo các giống cây trồng
mới có khả năng thích nghi cao, có biên độ sống rộng.
e. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp vừa mang mục tiêu kinh tế vừa mang mục
tiêu xã hội.
Xuất phát từ đối tượng của sản xuất lâm nghiệp là rừng, mà sản phẩm của
rừng có tác dụng nhiều mặt.

6
Trước hết về mục tiêu kinh tế của sản xuất lâm nghiệp nhằm mục tiêu
cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, cho xây dựng cơ bản, cung cấp lâm sản,
đặc sản..phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội..
Về mục tiêu xã hội, trong sản xuất lâm nghiệp còn nhằm mục tiêu phòng
hộ , bảo vệ môi trường sống, bảo vệ di tích lịch sử, cảnh quan văn hoá và các
danh lam thắng cảnh ... Mặc dầu hiện nay người ta đã quan tâm nhiều hơn tới
giá trị gián tiếp của rừng( giá trị phi vật thể) song vấn đề đặt ra đối người quản
lý là phải nhận thức đúng đắn và đầy đủ giá trị của rừng mà quan tâm đầu tư
nhiều hơn nữa cho phát triển lâm nghiệp. Đây cũng là vấn đề thực thi chiến lược
phát triển bền vững của Đảng và nhà nước
g. Sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính chất hoạt động sản xuất nông nghiệp
vừa mang tính chất hoạt động sản xuất công nghiệp và xây dựng cơ bản.
Sản xuất lâm nghiệp có nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi
dưỡng, bảo vệ rừng, khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng.
Trong các nhiệm vụ trên, nhiệm vụ trồng cây, gây rừng, chăm sóc, nuôi
dưỡng và bảo vệ rừng, đây là hoạt động mang tính sinh học và có tính chất hoạt
động giống như hoạt động nông nghiệp.
Nhiệm vụ tiếp theo của sản xuất lâm nghiệp là khai thác, vận chuyển và
chế biến các sản phẩm từ rừng, đây là các hoạt động có tính chất công nghiệp.
Ngoài ra, do đặc thù của sản xuất lâm nghiệp là chu kỳ sản xuất dài, vốn hoạt
động chủ yếu là vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản, về hình thức hoạt động và
phương pháp hạch toán đều có nét giống như hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
Vì vậy, có thể nói hoạt động sản xuất lâm nghiệp vừa mang tính chất của
hoạt động sản xuất nông nghiệp vừa mang tính chất công nghiệp và xây dựng cơ
bản.
Từ đặc thù trên, vấn đề đặt ra cho công tác quản lý là vừa phải tuân thủ
các quy luật sinh học của sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong
sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học. Mặt khác cần phải trang bị, đổi mới
thiết bị công nghệ cho phù hợp với điều kiện sản xuất, đặc biệt là các phương
tiện vận chuyển trong điều kiện địa hình phức tạp, sản phẩm cồng kềnh...
h.Sản xuất lâm nghiệp mang tính xã hội sâu sắc và nhiều thành phần kinh tế
tham gia.
Với địa bàn hoạt động gần 60% diện tích tự nhiên toàn quốc là nơi sinh
sống của các cộng đồng cư dân mà đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người, nên
mọi hoạt động của cư dân địa phương đều ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển
lâm nghiệp và ngược lại các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đều ảnh hưởng lớn
đến đời sống của cư dân địa phương.
Từ đặc điểm này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức sản xuất,
đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng. Xuất phát từ đặc thù trên,
vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, trước hết phải tôn trọng các phong tục và kiến
thức bản địa. Sản xuất lâm nghiệp luôn luôn phải tính đến lợi ích và bảo vệ lợi
7
ích của cộng đồng địa phương. Về phía nhà nước cần có những chính sách cởi
mở để thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là đồng bào, cư dân địa phương
vào công tác bảo vệ và phát triển rừng. Vì vậy, có thể nói sự phát triển của
ngành lâm nghiệp không thể tách rời sự phát triển tổng hợp về kinh tế văn hoá
xã hội và an ninh quốc phòng... của vùng trung du, miền núi.
1.2. Tài nguyên rừng Việt Nam.
1.2.1. Khái niệm tài nguyên rừng Việt Nam.
1.2.1.1. Khái niệm tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là những yếu tố vật chất của tự nhiên mà
con người có thể nghiên cứu và sử dụng trực tiếp để tạo ra những sản phẩm vật
chất nhằm thoả mãn cho nhu cầu của xã hội.
TNTN là bộ phận của môi trường tự nhiên được hình thành và biến đổi do
quá trình phát triển của tự nhiên và phải trải qua quá trình lâu dài.
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu và sử dụng, TNTN có thể phân loại theo
các tiêu thức khác nhau:
- Theo tiêu thức trạng thái vốn có của tự nhiên, TNTN được phân thành các
loại: Tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản (than đá, các loại
quặng...), tài nguyên năng lượng, dầu khí...
- Theo tiêu thức mối quan hệ với môi trường tự nhiên, TNTN được phân thành
hai nhóm lớn:
+ TNTN vô hạn như năng lượng mặt trời, thuỷ triều, sóng biển, gió...
+ TNTN hữu hạn: TNTN hữu hạn không tái tạo như tài nguyên khoáng sản,
dầu khí... những loại này khai thác đến đâu là hết đến đó không có khả năng
phục hồi. Vì vậy, việc khai thác, sử dụng loại tài nguyên này phải hết sức tiết
kiệm. Đối với những loại quý, hiếm cần phải tìm các loại khác để thay thế. Tài
nguyên thiên nhiên hữu hạn tái tạo được như: Đất đai, khí hậu, tài nguyên
rừng...Đối với loại tài nguyên này cần phải có phương pháp sử dụng, khai thác
hợp lý để không làm ảnh hưởng đến khả năng tự phục hồi, tự tái tạo của chúng.
1.2.1.2. Khái niệm tài nguyên rừng (TNR)
Hiểu theo nghĩa rộng, TNR là một bộ phận của TNTN hữu hạn có khả
năng phục hồi, bao gồm có rừng và đất rừng.
• Rừng là quần thể sinh vật (động vật, thực vật, vi sinh vật) và các yếu tố của
môi trường sinh thái (đất, nước, thời tiết, khí hậu, thuỷ văn...) trong đó thực vật
rừng đóng vai trò chủ đạo và mang tính đặc trưng khác biệt với các loại thực vật
khác về chu kỳ sống, về khả năng cung cấp và bảo vệ môi trường sống...).
• Đất rừng trong tài nguyên rừng được chia làm hai loại: Đất chưa có rừng và
đất có cây rừng. Đất chưa có rừng cần phải được quy hoạch để gây trồng rừng.
Đất có rừng bao gồm đất có rừng trồng và đất có rừng tự nhiên.

8
Mặt khác tài nguyên rừng là một loại tài sản đặc biệt của quốc gia nên để
hiểu TNR cần phải hiểu qua các góc độ khác nhau:
- Dưới góc độ sinh vật học: TNR là khái niệm để chỉ hệ sinh thái thống nhất,
hoàn chỉnh giữa sinh vật và ngoại cảnh. Theo ATenslay rừng là hệ sinh thái (hệ
sinh thái rừng) bao gồm hai thành phần: Thành phần sống (động vật, thực vật, vi
sinh vật); thành phần không sống (hoàn cảnh sống, ánh sáng, nhiệt độ, nước...)
hai bộ phận này có mối quan hệ chặt chẽ và nhân quả với nhau. Có thể mô
phỏng:
Thành phần sống
Hệ sinh thái rừng
Thành phần không sống
(hoàn cảnh sống)
- Dưới góc độ kinh tế: TNR là tư liệu sản xuất đặc biệt, chủ yếu của ngành lâm
nghiệp. Với tư cách là đối tượng lao động, TNR là đối tượng tác động của con
người thông qua việc trồng, khai thác lâm sản cung cấp cho nhu cầu xã hội. Với
tư cách là tư liệu lao động, khi tài nguyên rừng phát huy các chức năng phòng
hộ: giữ đất, giữ nước, điều hoà dòng chảy, chống cát bay, bảo vệ đồng ruộng,
bảo vệ khu công nghiệp, bảo vệ đô thị...
- Dưới góc độ pháp lý: TNR là tài sản quốc gia do nhà nước thống nhất quản
lý và sử dụng.
1.2.2. Hiện trạng tài nguyên rừng Việt Nam.
Việt Nam có diện tích tự nhiên là 32.879.652 ha trải gồm gần 15 vĩ độ (từ
8 30 - 22023’ vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (từ 102010’ - 109020’ kinh độ đông).
0 ’

Khoảng 75% là đồi núi với diện tích đất lâm nghiệp là 19.134.669 ha. Nằm trên
bán đảo Đông Dương, Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa,
địa hình chia cắt phức tạp, trải dài qua nhiều vùng sinh thái khác nhau đã tạo cho
Việt Nam nguồn tài nguyên phong phú, có tính đa dạng sinh học cao, đã được
Liên hiệp quốc công nhận là một trong những điểm ưu tiên bảo tồn toàn cầu với
độ đặc hữu cao.
Giá trị đa dạng sinh học của rừng Việt Nam rất lớn, đóng vai trò quan
trọng như là những trụ cột của bảo tồn ở mức độ sinh cảnh và vùng sinh thái.
- Về hệ thực vật: Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật có mạch, trong đó
đã định được tên 7.000 loài thực vật bậc cao, 800 loài rêu, 600 loài nấm, hơn
2.300 loài thực vật đã được sử dụng làm lương thực, thực phẩm, thuốc chữa
bệnh, lẫy gỗ, lấy tinh dầu, vật liệu xây dựng... Tính đặc hữu của hệ thực vật rất
cao, ít nhất là 40% số loài thực vật thuộc loại đặc hữu.
Một số loài quý hiếm có ở rừng đặc dụng như: Gỗ đỏ (Afzelia Xylocarpa), Gụ
mật (Sindora Siamensis), Hoàng liên chân gà (Coptis chinensis), BaKich
(Morinelq officinalis), Hoàng đàn (cupressus terbulosa), Cẩm lai (Dalbergia
bariaensis), Pơ mu (Fokiena hodginsis), Thông nước (Glytostrolus pensilis)...
9
Trữ lượng gỗ toàn quốc là 751.468.487m3 trong đó trữ lượng gỗ ở rừng
tự nhiên là 720.890.315m3 chiếm 95,9%, từ rừng trồng là 30.578.1723 chiếm
4,1%. Phân theo 3 loại rừng:
+Rừng phòng hộ: 352.587.222m3
+ Rừng đặc dụng: 137.694.076m3
+ Rừng sản xuất: 261.187.189m3
- Trữ lượng tre nứa các loại 8.400.767.000 cây trong đó chủ yếu là ở rừng tự
nhiên chiếm 98,9%, còn rừng trồng chỉ có 1,1%. Phân theo 3 loại rừng:
+ Rừng phòng hộ: 3.889.969.000 cây
+ Rừng đặc dụng: 964.159.000 cây
+ Rừng sản xuất: 3.564.639.000 cây
- Về hệ động vật đã thống kê được 275 loài thú, 826 loài chim, 180 loài bò sát,
80 loài ếch nhái, trên 2400 loài cá, 12.000 loài côn trùng. Mức độ đặc hữu rất
cao: 78 loài và phụ loài thú, hơn 100 loài và phụ loài chim, 7 loài linh trưởng và
11 loài chim đặc hữu của Việt Nam. Mới phát hiện thêm 4 loài thú lớn như Sao
la (Psendoryx nghetinhénis) 1992, Manh lớn (Megamuntiacus Vuaquangensis)
1993, Manh Trường Sơn, manh nanh (Camintuntiatus - Trasmonensis) 1997.
Một số loài quý hiếm như: voi, tê giác, bò rừng, bò tót, trâu rừng, hổ, báo, cu ly,
vượn đen, voọc vá, voọc mũi hếch, voọc đầu trắng, sếu cổ trụi, cò quắn cánh
xanh, ngan cánh trắng, trĩ, các loại chim và các loại bò sát, rắn rùa và động vật
lưỡng cư ... Nhìn chung, tài nguyên rừng Việt Nam rất phong phú và đa dạng, có
giá trị cao về cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu cho xã hội và giá trị trong
công tác bảo tồn và nghiên cứu khoa học của quốc gia và quốc tế.
Tuy nhiên còn một số hạn chế:
- Trong một thời gian dài, diện tích rừng Việt Nam vẫn giảm liên tục (năm
1943 diện tích rừng là 14,3 triệu ha và sau 50 năm diện tích rừng chỉ còn 9,3
triệu ha). Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã quan tâm phát triển
lâm nghiệp, thông qua các chính sách hỗ trợ bằng các chương trình như chương
trình 327, chương trình 661 ... Diện tích rừng đã được tăng lên nhưng không
đáng kể, có thể minh hoạ qua bảng 01
Bảng 01- Tình hình biến động diện tích rừng và độ che phủ qua các năm
Năm Diện tích rừng (ha) Độ che Bình quân
Rừng TN Rừng Tổng cộng phủ (%) (ha/
trồng người)

1943 14.300 0 14.300 43,0 0,70


1976 11.077 92 11.169 33,8 0,22
1980 10.186 122 10.608 32,1 0,19
1985 9.308 584 9.872 30,0 0,16
10
1990 8.430 745 9.175 27,8 0,14
1995 8.252 1050 9.302 28,2 0,12
2000 9.444 1.491 10.915 33,2 0,14
2002 9.865 1.919 11.784 35,8 0,14

- Diện tích rừng phân bố không đều giữa các vùng:


+ Vùng có diện tích trên triệu ha gồm có: Tây Nguyên, vùng Đông Bắc, vùng
Bắc Trung Bộ.
+ Vùng có diện tích từ 1 đến 1,5 triệu ha gồm có: vùng Đông Nam Bộ và
duyên Hải Miền Trung.
+ Vùng có diện tích dưới 1 triệu ha bao gồm các vùng còn lại.
Vùng tập trung nhiều nhất là vùng Bắc Trung Bộ.
- Diện tích rừng của Việt Nam thuộc loại thấp, chỉ đạt khoảng 0,14ha/ người.
Trong khi trên thế giới là 0,97ha/ người.
- Trữ lượng gỗ của Việt Nam bình quân đầu người còn ở mức độ rất thấp, chỉ
đạt khoảng 9,8m3/người, trong khi đó mức bình quân của thế giới là 75m3/người.
- Tuy diện tích rừng có tăng nhưng chất lượng rừng ngày càng giảm sút. Đối
với rừng tự nhiên, loại rừng gỗ loại rừng giàu và trung bình chỉ còn khoảng 1,4
triệu ha (chiếm 13% so với tổng diện tích có rừng) trong khi đó diện tích rừng
gỗ nghèo kiệt khoảng 6 triệu ha chiếm 55% tổng diện tích có rừng).
- Đối với rừng trồng tỷ lệ thành rừng thấp chỉ đạt 60 - 70%, năng suất bình
quân từ 8 đến 10m3/ha/năm và chất lượng kém.
- Diện tích đất trống đồi trọc còn khá lớn, khoảng 7.350.082 ha. Nạn phá rừng
đang diễn ra với tốc độ 0,1 triệu ha mỗi năm, độ phì của đất giảm, xói mòn gia
tăng.
- Độ che phủ dần dần được tăng lên nhưng còn ở mức độ thấp so với khu vực
và thế giới. Ở Việt Nam hiện nay độ che phủ là 35,8% trong khi đó ở
Campuchia độ che phủ là 60%, Lào 50%, Singapo 70%. Đặc biệt ở các vùng
xung yếu như Sông Đà độ che phủ mới đạt 12%, Lai châu 13%, Cao Bằng 12%,
thậm chí có nơi mới đạt 7%.
1.2.3. Nguyên nhân, hậu quả mất rừng và các bài học kinh nghiệm
1.2.3.1. Nguyên nhân mất rừng : Có rất nhiều nguyên nhân, có thể kể một số
nguyên nhân cơ bản sau:
- Mất rừng do chiến tranh, tình trạng gia tăng dân số nhanh.
- Mất rừng do du cư và di dân, xây dựng các vùng kinh tế mới.

11
- Mất rừng do nhu cầu của con người về lâm sản gỗ, củi và tình hình khai thác
lạm dụng vốn rừng.
- Mất rừng do khai hoang mở rộng diện tích và những cơn sốt về chuyển đổi
diện tích đất lâm nghiệp.
- Mất rừng do cơ chế chính sách, tổ chức và quản lý lâm nghiệp chưa phù hợp
với mục đích bảo vệ và phát triển rừng...
1.2.3.2. Hậu quả của nạn mất rừng : Hậu quả do mất rừng là vô cùng to lớn,
có thể tổng kết một số hậu quả chủ yếu như:
- Mất nước, mất nguồn thuỷ năng, gây hạn hán, lũ lụt và tàn phá các công trình
kiến trúc, các khu đân cư, khu công nghiệp ... ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của nền kinh tế đất nước và đời sống xã hội.
- Suy thoái về tính đa dạng sinh học của rừng.
- Suy thoái tiềm năng sinh học của đất đai, giảm sút khả năng phòng hộ của
rừng.
- Khan hiếm gỗ, củi và lâm sản đã xảy ra nghiêm trọng ở nhiều vùng, đặc biệt
là những vùng xa xôi, vùng có thu nhập thấp.
- Phục hồi và phát triển rừng rất khó khăn và tốn kém.
1.2.3.3. Những bài học kinh nghiệm từ thực tế:
- Chính sách lâm nghiệp cần được xây dựng trên những tình hình chính xác và
phù hợp với quy luật phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
- Quản lý rừng, bảo vệ rừng, xây dựng và phát triển rừng là nhiệm vụ cơ bản
của ngành lâm nghiệp.
- Bảo vệ rừng là sự nghiệp của toàn dân.
- Cần phát huy cao nhất ưu thế của thiên nhiên nhiệt đới để kinh doanh toàn
diện, lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng.
- Phải xây dựng lâm nghiệp trở thành một ngành sản xuất vật chất ngày càng
phát triển, thực hiện mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững.
- Cần xây dựng quan hệ liên ngành trong quá trình xây dựng và phát triển lâm
nghiệp.
- Cần coi trọng việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng thành tựu khoa học và
công nghệ vào sản xuất lâm nghiệp.
- Cần đổi mới các chính sách và cơ chế quản lý lâm nghiệp.
- Cần ổn định tổ chức quản lý lâm nghiệp và xây dựng phát triển nguồn nhân
lực lâm nghiệp.
- Mở rộng hợp tác quốc tế về lâm nghiệp.
1.3. Tổ chức quản lý lâm nghiệp Việt Nam
1.3.1.Quá trình hình thành tổ chức lâm nghiệp Việt Nam
12
Ngày 28 tháng 10 năm 1946, Chính phủ đã ban hành Nghị định số
508/BCN thành lập Nha lâm chính thuộc Bộ Canh nông với nhiệm vụ chính là:
Quản lý lâm phần, thi hành lâm pháp, thi hành thể lệ săn bắn. Đồng thời, Nhà
nước xoá bỏ những thể chế lâm nghiệp hà khắc của thực dân Pháp và nghiên
cứu thể chế lâm nghiệp của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
Quốc hội khoá II kỳ họp thứ nhất ngày 14 tháng 7 năm 1960 đã quy định
thành lậpTổng cục lâm nghiệp là cơ quan trực thuộc hội đồng Chính phủ. Ngày
29 tháng 9 năm 1961. Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định số 140 /CP quy
định quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục lâm nghiệp.
Năm 1991 tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá VI đã thông qua nghị quyết về tổ
chức bộ máy của hội đồng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, trong đó Tổng
cục lâm nghiệp được nâng lên thành Bộ lâm nghiệp.
Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá IX đã thông qua nghị quyết về việc “ thành lập
Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất Bộ nông nghiệp và
công nghiệp thực phẩm, Bộ Lâm nghiệp, Bộ thuỷ lợi”. Ngày 1/11/1995, Chính
phủ đã ban hành nghị định số 73/CP “về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Bộ NN&PTNT”, quy định “ Bộ NN&PTNT là cơ quan chính
phủ được thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp,
thuỷ lợi và phát triển nông thôn”
1.3.2.Nội dung tổ chức quản lý lâm nghiệp
Xét về nội dung tổ chức quản lý lâm nghiệp bao gồm 2 nội dung cơ bản là:
Quản lý nhà nước về lâm nghiệp và quản lý sản xuất kinh doanh.
1.3.2.1.Quản lý nhà nước về lâm nghiệp
Khái niệm:
- Quản lý nhà nước:
Quản lý nhà nước (hay quản lý của nhà nước đối với đất nước) là toàn bộ các
hoạt động với những phương thức nhất định (chủ yếu là thông qua các biện pháp
về tổ chức và pháp quyền) của bộ máy quản lý nhà nước nhằm tác động lên toàn
bộ mọi mặt của đời sống đất nước về các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội,
an ninh quốc phòng...để định hướng, duy trì phát triển và bảo vệ đời sống mọi
mặt của xã hội và đất nước một cách có hiệu quả nhất trong hoàn cảnh cụ thể
nhất định về đối nội và đối ngoại.
- Quản lý nhà nước về kinh tế lâm nghiệp.
Quản lý kinh tế: Quản lý kinh tế là một trong những chức năng quản lý quan
trọng nhất của nhà nước.
* Quản lý nhà nước về kinh tế: là toàn bộ các hoạt động, các phương thức của
nhà nước tác động lên nền kinh tế quốc dân nhằm phát huy và liên kết mọi tiềm
lực của đất nước vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế chung, đảm bảo các
yêu cầu về công bằng, văn minh cho xã hội và bảo vệ môi trường, thực hiện tốt
nhất đường lối kinh tế - xã hội và định hướng chính trị của Đảng và Nhà nước
13
đề ra cho từng giai đoạn, trên cơ sở nắm vững các quy luật khách quan, tình hình
thực tế và tính chất của thời đại.
* Quản lý Nhà nước về kinh tế lâm nghiệp.
Lâm nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, là tế bào của nền kinh tế quốc dân.
Do đó, khi nói quản lý Nhà nước về mặt kinh tế lâm nghiệp là nói Nhà nước
thực hiện chức năng quản lý kinh tế bằng pháp luật, bằng hệ thống chính sách,
bằng các quy định điều hành các quan hệ vĩ mô của ngành lâm nghiệp. Hay nói
cách khác, quản lý Nhà nước về kinh tế lâm nghiệp là sự quản lý kinh tế ở tầm
vĩ mô bằng những phương thức quản lý của Nhà nước tác động tới nền kinh tế
lâm nghiệp ở tầm vĩ mô, những vấn đề có liên quan giữa các phân ngành trong
nội bộ ngành lâm nghiệp và các mối quan hệ trong hệ thống tác động đến phát
triển kinh tế trong lâm nghiệp, nhằm phát huy, liên kết mọi tiềm lực trong và
ngoài ngành lâm nghiệp để phát triển nền kinh tế lâm nghiệp bền vững và góp
phần vào sự phát triển bền vững chung của đất nước.
Sự tất yếu phải có quản lý Nhà nước về kinh tế lâm nghiệp
Quản lý Nhà nước về kinh tế xuất hiện và phát triển là một tất yếu khách
quan. Trên thực tế không tồn tại một nền kinh tế nào mà không có sự can thiệp
của Nhà nước theo nghĩa thuần tuý của nó.
- Theo quan điểm khoa học hệ thống nền kinh tế của một nước là một hệ thống
phức tạp, hệ thống đó muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải có một chủ thể
quản lý đó là Nhà nước làm chức năng điều khiển với mức độ và phương thức
thích hợp.
- Nhà nước luôn luôn là một tổ chức có tính giai cấp và đại diện cho một chế
độ chính trị nhất định. Muốn bảo vệ chế độ chính trị đó, Nhà nước nhất định
phải nắm trong tay quyền quản lý kinh tế.
- Cơ chế thị trường có tác dụng giải phóng mọi năng lực sản xuất xã hội. Tuy
nhiên, cơ chế thị trường cũng chứa đựng nhiều khuyết tật, luôn tạo ra sự mất ổn
định và thường xuyên phá vỡ các cân đối trong nền sản xuất xã hội, dễ gây lạm
phát và thất nghiệp, sản xuất thường lãng phí tài nguyên, xã hội phân cực, tệ nạn
xã hội gia tăng, phân phối của cải xã hội thường bất bình đẳng, sản xuất thường
ít chú ý đến các hoạt động công ích và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng
lớn...Vì vậy, Nhà nước phải có trách nhiệm điều chỉnh bằng quyền lực và thực
lực kinh tế của mình để cho xã hội phát triển ổn định, trật tự và văn minh...
- Trong xu thế toàn cầu nền kinh tế, các nước vừa hợp tác, vừa đấu tranh để
tồn tại và phát triển. Do đó, phải có vai trò Nhà nước chỉ đạo hoạt động kinh tế
đối ngoại.
- Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động thông tin cực kỳ quan trọng. Hoạt
động này phải được Nhà nước đứng ra thực hiện thì mới đảm bảo có hiệu quả.
- Trên thực tế cho thấy, nếu duy trì nền kinh tế mà cơ cấu kinh tế chỉ có quốc
doanh và tập thể, cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì Nhà nước xem như là một cơ
quan riêng chỉ huy trực tiếp các hoạt động kinh tế mà bỏ rơi chức năng quản lý
14
vĩ mô của mình, không phát huy được tính sáng tạo của các chủ thể kinh tế mà
còn kìm hãm sự phát triển. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các thành
phần kinh tế phát triển rất mạnh song cũng nảy sinh nhiều tiêu cực không chấp
hành pháp luật. Vì vậy, vai trò quản lý Nhà nước về kinh tế càng trở lên cấp
bách.
Nội dung quản lý Nhà nước về lâm nghiệp
Bao gồm hai nội dung:
a. Quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp
Đây là nội dung quản lý Nhà nước đối với tài nguyên rừng với tư cách là quản
lý tài sản quốc gia. Theo quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12
năm 1998 của Thủ tướng chính phủ thì nội dung quản lý nhà nước về rừng và
đất lâm nghiệp bao gồm:
- Điều tra, xác định các loại rừng, phân định ranh giới rừng, đất lâm nghiệp
trên bản đồ và trên thực địa đến các đơn vị hành chính cấp xã, thống kê theo dõi
diễn biến rừng, biến động đất lâm nghiệp.
- Lập quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng và sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên
phạm vi cả nước và trên từng địa phương.
- Ban hành các văn bản về quản lý bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng đất lâm
nghiệp và tổ chức thực hiện các văn bản đã ban hành theo thẩm quyền được luật
pháp quy định.
- Giao đất lâm nghiệp và giao rừng, thu hồi đất lâm nghiệp và rừng.
- Đăng ký, lập và quản lý sổ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Giải quyết các tranh chấp về rừng và đất lâm nghiệp.
b. Quản lý Nhà nước về nghề rừng, bao gồm các nội dung:
- Xây dựng và ban hành các chính sách, chế độ để phát triển các hoạt động lâm
nghiệp.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.
- Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
Chức năng quản lý nhà nước về kinh tế lâm nghiệp
Có nhiều phương pháp phân loại khác nhau tuỳ theo giác độ xem xét khác
nhau. Thông thường có hai cách phân loại sau:
a. Phân loại các chức năng quản lý Nhà nước về lâm nghiệp theo hướng tác
động, bao gồm các chức năng sau:
- Tạo môi trường cho sản suất kinh doanh lâm nghiệp:
+ Tạo ra sự ổn định về kinh tế, chính trị- xã hội cho người lao động yên tâm
sản xuất kinh doanh.

15
+ Duy trì luật pháp, trật tự an toàn xã hội, thi hành nhất quán các chính sách và
thể chế, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, điều tiết thị trường.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống xã hội.
+ Tôn trọng tập quán canh tác và phong tục truyền thống của các dân tộc, khôi
phục và thiết lập hương ước xây dựng quản lý, bảo vệ rừng theo hướng phát
triển rừng bền vững.
- Dẫn dắt, hỗ trợ các thành phần kinh tế phát triển thông qua công cụ kế hoạch
và các chính sách kinh tế.
- Hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội, đảm bảo thống nhất giữa phát
triển kinh tế với phát triển xã hội nghề rừng.
- Quản lý và kiểm soát việc sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia nhằm bảo tồn
và phát triển tài nguyên rừng.
b. Phân loại các chức năng quản lý Nhà nước theo giai đoạn tác động, bao gồm
các chức năng sau:
- Lập chương trình phát triển xã hội nghề rừng.
- Bổ sung, hoàn thiện luật bảo vệ và phát triển rừng và các bộ luật có liên
quan.
- Tổ chức thực hiện tốt các luật pháp đã ban hành.
- Cải cách hệ thống kinh tế trong ngành lâm nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động nghề rừng nhằm đảm bảo định hướng cho
sự phát triển.
- Chỉnh lý và đề xuất các biện pháp cơ bản để phát triển kinh tế lâm nghiệp,
mở rộng và khai thông môi trường kinh tế đối ngoại trên mọi lĩnh vực của ngành
lâm nghiệp.
Phân biệt sự khác nhau giữa quản lý Nhà nước về lâm nghiệp với quản lý
sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Phản ảnh qua bảng 02:
Bảng 02- So sánh giữa quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh

Tiêu thức phân Quản lý nhà nước về kinh tế Quản lý sản xuất kinh doanh
biệt

Nhà nướcm: Quốc hội, Chính phủ, Bộ máy quản trị doanh
Chủ thể quản Thủ tướng, các Bộ và chính quyền nghiệp(Hội đồng quản trị, giám
lý địa phương. đốc, các phòng chức năng của
DN.

Đối tượng -Toàn bộ các bộ phận hợp thành - Các bộ phận hợp thành doanh
quản lý nền kinh tế quốc dân (các ngành nghiệp.
sản xuất và dịch vụ, các lĩnh vực - Các hoạt động của doanh
kinh tế, các vùng các địa phuơng,
16
các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp (hệ thống các yếu tố
nghiệp là dơn vị kinh tế cơ sở).- trong quá trình sản xuất ).
Toàn bộ các hoạt động của nền
kinh tế quốc dân.

- Đảm bảo lợi ích chung và dài hạn Đảm bảo lợi ích cho các doanh
của quốc gia và cộng đồng. nghiệp trong khuôn khổ của
Mục tiêu quản - Thừa nhận các lợi ích riêng hợp pháp luật.
lý pháp. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với
(Đảm bảo trật tự, công bằng, ổn nhà nước và xã hội.
định và hiệu quả toàn xã hội).

Phương pháp Phương pháp điều tiết vĩ mô Phương pháp điều tiết vi mô
quản lý

- Bằng pháp luật (hiến pháp và các - Chú trọng các lợi ích vật chất.
bộ luật cụ thể). - Các quy trình, quy phạm, các
Công cụ quản
lý - Bằng các chính sách, công vụ, công cụ tài chính - kế toán.
công chức, công sở, tài sản công:
đất đai, NS nhà nước, ngân khố.

- Chiến lược và kế hoạch định - Chiến lược và kế hoạch cụ thể


hướng. của doanh nghiệp.
- Pháp luật và các văn bản dưới - Điều lệ và quy chế nội bộ
luật. doanh nghiệp.
- Các chính sách kinh tế. - Các chính sách khuyến khích
kinh tế của doanh nghiệp.
Nội dung và - Tạo môi trường cho kinh doanh.
phương thức - Kết hợp điều hoà theo góc độ vĩ - Tạo môi trường tốt cho doanh
quản lý mô. nghiệp.

- Bảo trợ, giúp đỡ trường hợp cần - Hạch toán sản xuất kinh
thiết. doanh.

-Giám sát và kiểm tra các hoạt - Giám sát các hoạt động trong
động kinh tế- xã hội. doanh nghiệp.

- Quản lý kinh tế đối ngoại.

- Hệ thống chính quyền nhà nước Tổng công ty/ Công ty/ Các
từ trung ương đến địa phương. doanh nghiệp thành viên, các
Hệ thống quản doanh nghiệp độc lập: doanh
lý nghiệp nhà nước, doanh nghiệp
tư nhân, công ty TNHH, Công
ty hợp danh, Công ty cổ phần...

17
Kinh phí Từ ngân sách nhà nước, chủ yếu là Tự hạch toán.
thuế.

1.3.3. Hệ thống kinh tế lâm nghiệp


1.3.3.1. Khái niệm và đặc trưng của hệ thống kinh tế lâm nghiệp
Khái niệm hệ thống kinh tế lâm nghiệp
- Hệ thống? Hệ thống là tập hợp các phần tử có liên hệ với nhau, tác động qua
lại nhau một cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất để có thể thực
hiện được các chức năng và mục tiêu nhất định.
Đặc trưng của hệ thống kinh tế lâm nghiệp
- Mang tính hỗn hợp, đa dạng và đan xen của nhiều hình thức sở hữu.
- Tương ứng với các hình thức sở hữu đã hình thành và phát triển nhiều hình
thức tổ chức sản xuất kinh doanh, dịch vụ: doanh nghiệp Nhà nước, doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp tập thể, công ty cổ phần... trong đó kinh tế hộ,
kinh tế trang trại được thừa nhận là đơn vị kinh tế cơ sở, tự chủ của hệ thống
kinh tế lâm nghiệp nhiều thành phần.
- Tất cả các chủ thể kinh tế trong hệ thống kinh tế đều tự chủ kinh doanh theo
pháp luật, các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác phát triển.
- Cách điều hành các hoạt động kinh tế chủ yếu được tiến hành theo cơ chế thị
trường, kết hợp với các kế hoạch định hướng và hệ thống chính sách kinh tế vĩ
mô của Nhà nước.
- Một số các doanh nghiệp lâm nghiệp chủ yếu trồng và quản lý rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng với tư cách là doanh nghiệp công ích, nguồn vốn hoạt động
chủ yếu của nguồn vốn ngân sách.
- Hệ thống kinh tế lâm nghiệp là những tổ chức kinh tế hoạt động trog lĩnh vực
sản xuất, dịch vụ nhưng chúng hoạt động không chỉ với tư cách là đơn vị kinh tế
mà còn với tư cách là những tổ chức xã hội.
1.3.3.2. Hệ thống sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
- Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh lâm nghiệp là một tập hợp gồm phân
hệ chủ thể quản trị (Tổng công ty, công ty và các doanh nghiệp thành viên) và
hệ thống bị quản trị: các công ty (Nếu chủ thể quản trị là Tổng công ty), các
doanh nghiệp (nếu chủ thể quản trị là công ty), các bộ phận của quá trình sản
xuất kinh doanh (nếu doanh nghiệp là chủ thể quản trị)...
* Chủ thể sản xuất kinh doanh lâm nghiệp
- Các doanh nghiệp (theo Luật doanh nghiệp) gồm có:
+ Doanh nghiệp Nhà nước
+ Doanh nghiệp tư nhân
18
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Công ty hợp danh
+ Công ty cổ phần
- Các hợp tác xã (theo Luật hợp tác xã)
- Các hộ gia đình và cá nhân
- Các tổ chức kinh tế xã hội.
1.3.4. Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
1.3.4.1. Phân công lao động xã hội và sự hình thành các ngành chuyên môn
hoá trong lâm nghiệp
Sản xuất luôn luôn diễn ra trong không gian và theo thời gian nhất định. Nói
đến không gian là nói tới sự phân công lao động xã hội.
Xét về hình thức, phân công lao động xa hội có 3 loại:
- Phân công chung: là sự phân chia nền sản xuất xã hội thành các ngành lớn:
công nghiệp, nông nghiệp,lâm nghiệp, giao thông vận tải...
- Phân công đặc thù: từ những ngành lớn lại phân chia thành các ngành độc
lập.
Ví dụ ngành nông nghiệp lại phân chia thành ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Quá trình phân công lao động ngày càng sâu sắc đã hình thành các ngành
chuyên môn hoá hẹp hơn. Ví dụ trong chế biến lâm sản đã hình thành các phân
ngành như ngành chế biến bằng cơ giới, phân ngành chế biến hoá học.
- Phân công cá biệt, là sự phân công diễn ra ngay trong nội bộ doanh nghiệp.
1.3.4.2. Khái niệm cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
Cơ cấu là một khái niệm dùng để chỉ vị trí của các bộ phận (các phần tử)
chiếm trong tổng thể nghiên cứu về một tiêu thức nào đó. Thông thường để phản
ảnh cơ cấu ngành người ta dùng chỉ tiêu tỷ trọng. Tỷ trọng là một chỉ tiêu tương
đối phản ánh sự so sánh giữa các mức độ của bộ phận (hoặc phần tử) với toàn bộ
mức độ của tổng thể nghiên cứu về một tiêu thức nào đó.
Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp là số lượng các bộ phận hợp thành của kinh tế lâm
nghiệp và mối quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành đó trong quá trình tái
sản xuất. Hay cơ cấu kinh tế lâm nghiệp là một phạm trù kinh tế gồm nhiều yếu
tố, nhiều bộ phận có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, tạo thành cấu trúc bên
trong của nền kinh tế lâm nghiệp được sắp đặt theo một tỷ lệ nhất định, trong
những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
Với khái niệm trên, phạm trù cơ cấu kinh tế lâm nghiệp không chỉ phản ảnh
mặt lượng mà còn phản ảnh mặt chất, đó là mối quan hệ qua lại giữa các bộ
phận hợp thành, nó tạo ra cấu trúc bên trong của nền kinh tế lâm nghiệp.

19
Xác định cơ cấu kinh tế lâm nghiệp chính là giải quyết mối quan hệ tương tác
giữa những yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất theo từng thời
gian và những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể. Các mối quan hệ trong cơ cấu
kinh tế lâm nghiệp phản ánh trình độ phát triển phân công lao động xã hội của
quá trình chuyên môn hoá, hợp tác hoá.
+ Xác định cơ cấu kinh tế lâm nghiệp hợp lý quyết định đến sự thành bại,
tốc độ và hiệu quả phát triển lâm nghiệp.
+ Xác định cơ cấu kinh tế lâm nghiệp hợp lý sẽ có quyết định đầu tư hợp
lý, tạo điều kiện để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của ngành, khai thác và
phát huy tốt nhất các nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các
vùng.
1.3.4.3. Nội dung cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
Cơ cấu ngành:
Sự phân công lao động xã hội theo ngành là cơ sở hình thành cơ cấu
ngành. Cơ cấu ngành kinh tế lâm nghiệp là số lượng các phân ngành hợp thành
kinh tế lâm nghiệp và mối quan hệ tỷ lệ giữa các phân ngành trong ngành kinh
tế lâm nghiệp. Cơ cấu ngành kinh tế lâm nghiệp được phân thành ba ngành:
- Phân ngành trồng rừng
- Phân ngành khai thác, vận chuyển.
- Phân ngành chế biến lâm sản.
Trong mỗi phân ngành lại có thể chia nhỏ thành các tiểu ngành như trong
chế biến lâm sản, người ta lại có thể chia thành tiểu ngành chế biến cơ giới, tiểu
ngành chế biến hoá học...
Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá đặc điểm, vị trí của các
ngành trong ngành lâm nghiệp:
- Tỷ trọng của mỗi phân ngành trong ngành lâm nghiệp theo các tiêu thức:
giá trị sản xuất, vốn đầu tư, lao động...
- Tỷ trọng các loại rừng.
- Tốc độ phát triển của mỗi phân ngành.
- Tỷ lệ diện tích khai thác so với tái sinh.
- Tỷ lệ khối lượng gỗ khai thác so với khối lượng gỗ đã qua chế biến.
Ngoài ra người ta còn dùng cơ cấu liên ngành: nông-lâm - ngư...
Cơ cấu vùng lãnh thổ
Sự phân công lao động diễn ra trên các không gian vùng, lãnh thổ là cơ sở
hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ của lâm nghiệp Việt Nam
hiện nay đang theo hướng đi vào chuyên môn hoá, hình thành các vùng sản xuất
20
tập trung hiệu quả cao, căn cứ vào lợi thế so sánh của mỗi vùng, đồng thời coi
trọng phát triển chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp. Trong lâm
nghiệp đã hình thành các vùng và tiểu vùng chuyên môn hoá sản xuất lâm sản
hàng hoá: vùng nguyên liệu giấy sợi, vùng gỗ trụ mỏ ...
Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là nội quan trọng của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế lâm nghiệp. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế nhiều thành phần
của Đảng và Nhà nước, trong ngành lâm nghiệp đã có các thành phần kinh tế
tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp như:
- Kinh tế quốc doanh
- Kinh tế tập thể
- Kinh tế tư nhân, kinh tế hộ
- Kinh tế tư bản nhà nước.
Trong đó, kinh tế hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, lực lượng trực tiếp tạo ra sản
phẩm lâm nghiệp.
1.3.4.4. Đặc trưng cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp bao gồm các đặc trưng:
- Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp mang tính khách quan và được hình thành do
sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội chi phối. Vì vậy cần phải
tôn trọng tính khách quan khi xây dựng cơ cấu kinh tế lâm nghiệp. Tuy nhiên,
vai trò của con người không thể vì thế mà mất đi khả năng chi phối quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp.
- Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp mang tính lịch sử và xã hội nhất định. Quá
trình phát triển kinh tế thường trải qua và gắn với từng mốc thời gian (lịch sử)
nhất định và quá trình giai đoạn phát triển thường tương ứng với nó là sự hình
thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thích ứng.
- Cơ cấu kinh tế lâm nghiệp không ngừng vận động, biến đổi, phát triển
theo hướng ngày càng hợp lý, hoàn thiện và có hiệu quả. Lực lượng sản xuất
càng phát triển, khoa học công nghệ càng cao, phân công lao động xã hội càng
tỷ mỷ và sâu sắc thì cơ cấu kinh tế cũng ngày càng hoàn thiện. Cần nhận thức
rằng sự vận động, biến đổi cơ cấu kinh tế lâm nghiệp luôn luôn gắn liền với sự
vận động, biến đổi không ngừng của các yếu tố, các bộ phận trong nền kinh tế
quốc dân.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp là một quá trình đặc biệt phải coi
trọng các giải pháp chính sách để định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, giải quyết:
- Xác định số lượng các phân ngành, vị trí, qui mô, tốc độ, bước đi và mối
quan hệ giữa các phân ngành trong quá trình tái sản xuất. Tất cả các vấn đề đó

21
phải được thể hiện trong chiến lược phát triển về quy hoạch, kế hoạch hoá định
hướng và tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp.
- Cần chú ý phát triển những hoạt động có lợi thế so sánh nhằm phát huy
các tiềm năng sẵn có và tạo cơ sở cho phát triển các hoạt động khác.
- Cần có chính sách và biện pháp nhằm sử dụng nguồn lao động và vốn có
hiệu quả, phát triển các hình thức liên doanh, liên kết, khuyến khích nghiên cứu
khoa học và ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất...
1.3.4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế lâm nghiệp
Nhóm nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên:
Thuộc nhóm này gồm có: vị trí địa lý, điều kiện đất đai, khí hậu, tài
nguyên rừng. Đây là các nhân tố trực tiếp quyết định đến sự hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp.
Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội
Thuộc nhóm này gồm có các nhân tố: Thị trường, hệ thống chính sách vĩ
mô, vốn, kết cấu hạ tầng, sự phát triển của các khu công nghiệp và đô thị hóa.
Đặc biệt trong lâm nghiệp các nhân tố tác động mạnh đó là chính sách vĩ mô và
cơ sở hạ tầng (đường giao thông).
Nhóm các nhân tố thuộc về tổ chức và kỹ thuật
Thuộc nhóm nhân tố này bao gồm: Các hình thức tổ chức sản xuất, sự
phát triển khoa học và công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất.
1.3.4.6. Phương hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
Phương hướng chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
Đẩy mạnh việc trồng, khoanh nuôi, phủ xanh và sử dụng đất trống, đồi
trọc gắn liền với phân bố lao động vùng trung du, miền núi, thực hiện định canh,
định cư, ổn định đời sống của các dân tộc. Mọi đất rừng đều có người làm chủ
trực tiếp, kể cả rừng kinh tế, rừng phòng hộ và các khu bảo tồn thiên nhiên. Kết
hợp lâm nghiệp với nông nghiệp, gắn với công nghiệp khai thác và chế biến,
kinh doanh tổng hợp đất rừng.
Các giải pháp cụ thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp
* Chuyển dịch cơ cấu ngành:
- Phải xây dựng một hệ thống cây xanh (rừng và cây công nghiệp dài
ngày) từ các vùng miền núi phía Bắc, dọc theo dải Trường Sơn và vùng ven
biển.
- Hình thành và phát triển hệ thống lâm - nông - ngư phù hợp với điều
kiện sinh thái từng vùng.
- Khuyến khích trồng cây đặc sản, cây ăn quả đan xen trong rừng phòng
hộ.
22
- Khoanh giữ những thảm cỏ và cây bụi để chăn nuôi đại gia súc.
- Tìm loài cây trồng thích hợp để trồng rừng phòng hộ ven biển.
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng và
nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến lâm sản.
- Chú trọng phát triển kết cấu hạ tầng để phục vụ sản xuất và đời sống
(đường xá và phát triển dịch vụ nông thôn...).
* Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ
- Hình thành và phát triển các vùng sản xuất lâm nghiệp tập trung có tỷ lệ
hàng hoá cao.
- Tập trung phủ xanh đất trống vùng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.
Thành lập các đơn vị sản xuất thích hợp để khoanh nuôi, bảo vệ rừng phòng hộ,
rừng đặc dụng. Chú trọng giao rừng cho các hộ gia đình quản lý bảo vệ.
- Khuyến khích trồng cây phân tán, đặc biệt ở địa phương không có rừng.
* Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
- Thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào việc xây dựng và phát triển
tài nguyên rừng. Chuyển các đơn vị quốc doanh sang làm chức năng dịch vụ
(đầu vào, đầu ra cho các thành phần kinh tế). Kinh tế hộ trở thành đơn vị cơ sở,
tự chủ trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Trên cơ sở phát huy mạnh mẽ kinh
tế hộ, khuyến khích các hình thức hợp tác giữa các thành phần kinh tế dựa trên
nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi.
- Từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.
- Tổ chức lại sản xuất đối với các doanh nghiệp Nhà nước
1.4. Phát triển lâm nghiệp
1.4.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển nói chung và phát triển lâm nghiệp nói riêng, hiểu theo nghĩa
chung nhất là một quá trình nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người
bằng cách phát triển sản xuất, thay đổi quan hệ sản xuất và phát triển các điều
kiện văn hoá - xã hội.
Để làm rõ khái niệm về phát triển ta cần làm rõ phạm trù tăng trưởng và
phát triển.
Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa nhưng thực ra
chúng có liên quan với nhau và có nội dung khác nhau.
Theo nghĩa chung nhất, tăng trưởng là tạo ra nhiều sản phẩm hơn còn phát
triển không chỉ phải tạo ra nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về
chủng loại và chất lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bố của cải.
Tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân hoặc
thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân tính theo đầu người. Nếu sản phẩm
hàng hoá dịch vụ của một quốc gia tăng lên nó được coi là tăng trưởng kinh tế.
23
Tăng trưởng kinh tế cũng được áp dụng để đánh giá tình hình phát triển của một
quốc gia, vùng và ngành kinh tế.
Phát triển bao hàm nội dung rộng hơn, phát triển bên cạnh sự tăng trưởng
về kinh tế còn bao gồm cả nội dung: sự thay đổi tiến bộ về cơ cấu của nền kinh
tế, sự đô thị hoá, sự tham gia của các dân tộc của một quốc gia trong quá trình
tạo ra các thay đổi nói trên. Các tiêu trí phát triển là việc nâng cao phúc lợi của
nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện giáo dục, sức khoẻ và bảo vệ
môi trường. Phát triển với nghĩa rộng hơn bao gồm các thuộc tính quan trọng và
các liên quan khác, đặc biệt là sự bình đẳng hơn về cơ hội tự do về chính trị và
tự do công dân của con người.
Trong chương trình này, chúng ta chỉ đi sâu nghiên cứu về phát triển kinh
tế lâm nghiệp, một bộ phận quan trọng trong nội dung phát triển lâm nghiệp.
1.4.2. Phát triển kinh tế lâm nghiệp
1.4.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế lâm nghiệp
Phát triển kinh tế lâm nghiệp là sự tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế lâm
nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đó là quá trình tăng trưởng kinh tế và sự
biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội trong lâm nghiệp, là quá trình tiến hoá
theo thời gian do những nhân tố nội tại của bản thân nền kinh tế lâm nghiệp
quyết định.
Phát triển kinh tế lâm nghiệp thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
- Phát triển sức sản xuất trong lâm nghiệp.
- Phát triển phân công lao động xã hội trong lâm nghiệp.
- Phát triển quy mô sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế của sản xuất lâm nghiệp.
- Nâng cao trình độ dân trí.
- Giải quyết tốt vấn đề môi trường.
1.4.2.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế lâm nghiệp
Xuất phát từ nội dung phát triển kinh tế lâm nghiệp, các chỉ tiêu phản ánh kết
quả phát triển kinh tế lâm nghiệp được hình thành hai hệ thống chỉ tiêu cơ bản
là: hệ thống các chỉ tiêu phản ánh về tăng trưởng kinh tế và hệ thống chỉ tiêu
phản ánh về kết cấu kinh tế xã hội.
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế
a-Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập:
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP: Gross Domestic Produtc)
Có nhiều khái niệm khác nhau về GDP, tuỳ theo cách nhìn nhận tác giả đứng
trên góc độ nào. Có thể hiểu GDP là tổng mọi giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ sáng tạo thêm của tất cả các ngành sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ trong
quốc gia sau một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

24
Bản chất của GDP là một chỉ tiêu kinh tế tổng nhất phản ảnh kết quả của mọi
hoạt động sản xuất trên lãnh thổ kinh tế quốc gia (một địa phương, tỉnh,
huyện...) trong thời kỳ kế toán (thường là một năm).
Trên giác độ xem xét GDP từ giá trị cấu thành, GDP là tổng giá trị gia tăng
của các bộ phận hợp thành nền kinh tế quốc dân, ký hiệu là (VAi), ta có:
n
GDP = ∑ VAi ; Trong đó: VA= GO - IC
i =1

GO: Giá trị sản xuất là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ do các cơ sở sản xuất
tạo ra. Trong ngành lâm nghiệp GO được xác định như sau:
+ Đối với kinh tế nhà nước trong lâm nghiệp :
Chênh
Chênh Chênh
Giá trị lệch cuối
Doanh thu lệch lệch cuối
sản xuất = + kỳ trừ
tiêu thụ + cuối kỳ + kỳ trừ
lâm đầu kỳ
hàng hoá trừ đầu đầu kỳ
nghiệp sản
và dịch vụ kỳ sản sản
phẩm dở
phẩm phẩm gửi
dang
tồn kho bán

+ Đối với các thành phần kinh tế khác:

Giá trị sản


xuất lâm Giá trị trồng, Giá trị gỗ củi, Giá trị các
nghiệp của chăm sóc và lâm sản do họ hoạt động
= + +
kinh tế tập thể nuôi dưỡng khai thác có tính chất
rừng của họ lâm nghiệp
c¸ thÓ

IC: chi phí trung gian là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng trong
quá trình sản xuất ra sản phẩm. Bao gồm: Chí phí giống cây trồng, cây con,
phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu, sửa chữa thường xuyên TSCĐ...(hay còn
gọi là chi phí vật chất và chi phí dịch vụ như: bảo hiểm cây trồng, gia súc, vay
vốn, chi phí vận tải, bưu điện, tuyên truyền quảng cáo, phòng chữa cháy... Trong
IC không có khấu hao TSCĐ. Các phương pháp xác định GDP chủ yếu:
+ Phương pháp tính theo luồng sản phẩm:
GDP = Tiêu dùng + Đầu tư + Thuế nhà đất + Lợi nhuận + Khấu hao
+ Phương pháp tính theo thu nhập:

GDP = Tiền công, tiền lương + Lãi suất + Thuế nhà đất + Lợi nhuận + Khấu hao
- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP- Gross National Product)

25
GNP là toàn bộ sản phẩm dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra
và có thu nhập trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện ở trong nước
hay ngoài nước. So với GDP thì GNP cộng thêm khoản thu nhập ròng từ tài sản
ở nước ngoài (E).
GNP = GDP + E
GNP = C + G + I + NX + E
Trong đó: C: chi tiêu của các hộ gia đình.
G: chi tiêu của chính phủ.
I: đầu tư.
NX: xuất khẩu ròng. NX = Ex - IM
Ex: xuất khẩu (Export).
IM: nhập khẩu (Import).
E: Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài.
- Thu nhập quốc dân (Y) là tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất: lao động, vốn,
đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý..của nền kinh tế hay đồng thời cũng là thu
nhập của tất cả các hộ gia đình (các cá nhân). Thu nhập quốc dân (Y) là hiệu số
giữa thu nhập quốc dân ròng (NNP) và thuế gián thu (Te)
Y = NNP - Te
Trong đó: NNP = GDP - A
A: khấu hao TSCĐ.
Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên được phản qua sơ đồ

GNP E E A

NX GDP

C NNP TE

G Y TR

I Y(D)

Trong đó: TR: thuế trực thu.


Y(D): thu nhập có thể sử dụng.
b. Nhóm các chỉ tiêu phản ảnh thu nhập trên đầu người
Thông thường người ta sử dụng 2 chỉ tiêu:
- Sản phẩm quốc nội tính theo đầu người: GDP/ người .
26
- Sản phẩm quốc dân tính theo đầu người: GNP / người .
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh về cơ cấu kinh tế xã hội
Cơ cấu là một phậm trù phản ánh sự cấu thành của các bộ phận trong tổng
thể và vị trí tầm quan trọng của từng bộ phận cấu thành trong tổng thể và được
phẩn ánh bằng tỷ trọng. Tỷ trọng (di) là tỷ lệ phần trăm giữa mức độ của một bộ
phận nào đó (Yi) so với mức độ của tổng thể ( ∑Yi )
Yi
Công thức: di = x100
∑YI
Để phản ánh cơ cấu xã hội trong ngành lâm nghiệp ta dùng 2 chỉ số:
- Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội trong ngành lâm nghiệp
GDP LN
di(GDP) = 100
GDP TQ

Trong đó: d(GDP): chỉ số cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội ngành lâm
nghiệp
GDPLN, GDPTQ: tổng sản phẩm quốc nội của ngành lâm nghiệp và của toàn
quốc
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá vị trí của ngành lâm nghiệp trong nền kinh
tế quốc dân.
- Chỉ số phản ánh cơ cấu ngoại thương của ngành lâm nghiệp
NX LN
d(NX) = 100
NX TQ

Trong đó: d(NX): Chỉ số cơ cấu ngoại thương.


NXLN, NXTQ: Xuất khẩu ròng của ngành lâm nghiệp và xuất khẩu ròng của
toàn quốc.
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá đánh giá kết quả xuất nhập khẩu của ngành
lâm nghiệp so với xuất nhập khẩu của nền kinh tế quốc dân.
1.4.2.3. Các nhân tố phát triển kinh tế lâm nghiệp
Quá trình sản xuất là quá trình phối hợp các yếu tố nguồn lực (đầu vào) để tạo
ra các sản phẩm có ích (đầu ra). Các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra luôn luôn
có mối quan hệ nhân quả với nhau . Trong đó có những nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp, có những nhân tố ảnh hưởng gián tiếp, căn cứ vào sự tác động đó người ta
phân thành 2 nhóm nhân tố:
a.Các nhân tố trực tiếp:
Đây là những nhân tố thuộc luồng đầu vào mà sự biến đổi của nó có ảnh hưởng
trực tiếp đến kết quả đầu ra như: đất đai, lao động, tiền vốn, khoa học công
nghệ.
Mối quan hệ trên được phản ảnh qua hàm sản xuất:
27
Y= F(Xi)
Trong đó: Y: sản lượng (đầu ra) là biến phụ thuộc
Xi: các yếu tố đầu vào là các biến số độc lập. Đây chính là các nhân tố tác động
trực tiếp làm thay đổi kết quả đầu ra.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đòi hỏi phải tổ chức, quản lý
khoa học các yếu tố sản xuất để đạt hiệu quả như mong muốn.
b. Các nhân tố gián tiếp.
Ngoài những nhân tố ảnh hưởng tác động trực tiếp, trong hoạt động sản xuất
lâm nghiệp còn có những nhân tố tác động gián tiếp. Những nhân tố này tuy là
sự tác động gián tiếp nhưng phạm vi ảnh hưởng của nó lại rất rộng, rất phức tạp
và hiệu quả khôn lường, hiện nay chúng ta chưa thể lượng hoá mức độ ảnh
hưởng của nó. Những nhân tố thuộc nhóm này đáng chú ý nhất là các nhân tố:
thể chế chính trị xã hội, nó có tác dụng điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế -
chính trị - xã hội theo lợi ích của cộng đồng thông qua hệ thống pháp luật, chế
độ chính sách. Từ đó có thể tạo ra môi trường thuận lợi và kích thích sản xuất
phát triển. Ngoài ra còn có một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự
phát triển kinh tế lâm nghiệp: đặc điểm văn hóa xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ cấu
gia đình, khí hậu thời tiết, vị trí tự nhiên của đất nước...
1.4.2.4: Động lực phát triển kinh tế lâm nghiệp
Trong khoa học quản lý người ta phân biệt 2 động lực: động lực vật chất và
động lực tinh thần.
a. Động lực vật chất (kinh tế) hiểu một cách chung nhất là thoả mãn nhu cầu
“làm giầu” của con người trên cơ sở phát huy cao nhất mọi khả năng, tài năng
của mỗi người. Lợi ích của xã hội, của nền kinh tế quốc dân là tổng hợp các lợi
ích cá nhân. Do đó, một khi nhu cầu vật chất của cá nhân được đáp ứng sẽ tạo ra
động lực kinh tế trực tiếp thúc đẩy phát triển. Vì vậy, trong chiến lược phát triển
kinh tế nói chung và chiến lược phát triển lâm nghiệp nói riêng phải đặc biệt
quan tâm xây dựng và ban hành hệ thống chính sách đồng bộ, cởi mở, có khả
năng kích thích để tạo ra động lực cho sự phát triển.
b. Động lực tinh thần được hiểu như là lực lượng phát triển thông qua sự tác
động vào ý thức, trách nhiệm, niềm tin, lòng tự hào, tính tự trọng... của con
người trong quá trình hoạt động xã hội. Trong khoa học quản lý, đặc biệt là khoa
học tâm lý người ta đặc biệt quan tâm đến động lực tinh thần để tạo ra các phong
trào hoạt động xã hội.
1.4.3. Tinh thần cơ bản của chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn
2001-2010
1.4.3.1. Một số dự báo
a. Dự báo về môi trường
- Vấn đề môi trường không còn là mối quan tâm của mỗi quốc gia mà đã là mối
quan tâm toàn cầu. Nhiều hội nghị thượng đỉnh quốc tế về môi trường đã được
28
tổ chức bàn về hợp tác quy mô toàn cầu nhằm khắc phục tình trạng suy thoái
môi trường.
- Xu thế chung hiện nay của các quốc gia và tổ chức quốc tế là ngày càng quan
tâm nhiều hơn đến các giá trị trực tiếp và gián tiếp của rừng. Theo quan điểm
của các nước phát triển: Nhật, CHLB Đức, LB Nga... thì giá trị sinh thái của
rừng là rất lớn, ở nước ta do nhiều nguyên nhân: sức ép về lương thực, nhu cầu
cho phát triển công nghiệp, cho xây dựng cơ bản... tài nguyên rừng nước ta ngày
càng bị khai thác cạn kiệt, đã xẩy ra nhiều thiệt hại do thiên tai, lũ lụt...ảnh
hưởng rất lớn đến vấn đề an ninh môi trường và sự phát triển bền vững của đất
nước.
b. Dự báo về nhu cầu thị trường lâm sản
Căn cứ vào tốc độ tăng dân số, nhiệp điệu tăng trưởng kinh tế, thị trường
lâm sản trong và ngoài nước và xu hướng thay đổi thị hiếu người tiêu dùng, dự
báo nhu cầu lâm sản hàng năm trong giai đoạn 2001-2010 phản ảnh qua bảng
03:như sau:

Bảng - 03: Dự báo nhu cầu lâm sản giai đoạn 2001-2010

Nhu cầu Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2010

- Gỗ trụ mỏ 103m3 300 350

- Nguyên liệu giấy - 7.500 18.500

-Nguyên liệu ván nhân tạo - 1.500 3.500

- Gỗ xẻ XDCB, gỗ gia dụng - 2.700 3.500

- Củi - 12.000 10.500

Lâm sản ngoài gỗ khoảng 300.000-350.000 tấn bình quân năm.


- Nhựa thông 40.000 tấn.
- Hiện tại nước ta chưa đủ đáp ứng nhu cầu lâm sản vì vậy Nhà nước cho phép
nhập khẩu gỗ và sản phẩm chế biến cũng như nguyên liệu giấy.
- Dự báo bình quân hàng năm ( 2001-2005) nhập 1.000.000m3 gỗ và 20.000 tấn
song mây. Giai đoạn 2006-2010 nhập khoảng 500m3 gỗ và 30.000 tấn song mây.
Nguồn nhập khẩu từ các nước: Malayxia, Lào, Campuchia, Myanma, Canada,
Nga.
- Thị trường lâm sản trong nước rất có tiềm năng, tuy nhiên cần có những bước
đi thích hợp.
1.4.3.2. Quan điểm phát triển lâm nghiệp

29
Tinh thần nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã xác định: “ ngành
lâm nghiệp đã tăng cường bảo vệ, phục hồi và phát triển tài nguyên rừng, đảm
bảo môi trường sinh thái vì sự phát triển bền vững của đất nước, phát triển
công nghiệp chế biến tiên tiến để từng bước cung cấp lâm sản phục vụ nhu cầu
trong nước và ưu tiên cho xuất khẩu. Đồng thời ngành lâm nghiệp phải góp
phần phát triển kinh tế xã hội và xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính
trị ở miền núi, vùng sâu, vùng xa trên cơ sở tạo việc làm, tăng thu nhập cho
nhân dân”. Căn cứ vào tinh thần nghị quyết trên chiến lược phát triển lâm
nghiệp phải tuân thủ các quan điểm sau:
a. Phát triển lâm nghiệp phải gắn liền với việc bảo vệ và phát triển bền vững
của đất nước.
b. Phát triển lâm nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống trên cơ sở dịch
chuyển cơ cấu kinh tế, phát triển theo chiều sâu, đáp ứng yêu cầu đa dạng của
nền kinh tế quốc dân.
c. Phát triển kinh tế lâm nghiệp trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ vào sản
xuất gồm cả công nghiệp chế biến với thiết bị tiên tiến gắn với vùng nguyên liệu
tập trung để nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng và trong sản xuất kinh doanh
của rừng.
d. Phát triển lâm nghiệp toàn diện gắn với việc xoá đói giảm nghèo, giữ vững
ổn định chính trị, an ninh quốc phòng và phát huy nền văn hoá truyền thống của
các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực con người.
1.4.3.3. Mục tiêu phát triển lâm nghiệp
Mục tiêu chung
Mục tiêu phát triển lâm nghiệp đã được xác định trong nghị quyết đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX như sau: “bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nâng
cao độ che phủ của rừng lên 43%. Hoàn thành việc giao đất, giao rừng ổn định
và lâu dài theo hướng xã hội hoá lâm nghiệp có chính sách bảo đảm cho người
làm rừng sống được bằng nghề rừng. Kết hợp lâm nghiệp với nông nghiệp và có
chính sách hỗ trợ để định canh định cư, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân
miền núi. Ngăn chặn nạn đốt rừng, phá rừng. Đẩy mạnh trồng rừng kinh tế, tạo
nguồn gỗ trụ mỏ, nguyên liệu cho công nghiệp bột giấy, công nghiệp chế biến
gỗ và làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu, nâng cao giá trị sản phẩm rừng”.
Quán triệt tinh thần nghị quyết Đại hội Đảng lần IX, mục tiêu chiến lược phát
triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010 được thể hiện:
a. Mục tiêu về môi trường
Xây dựng lâm phần quốc gia ổn định nhằm phát huy có hiệu quả chức năng
phòng hộ của rừng về môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, cung cấp và điều tiết
dòng chảy: ngăn chặn xói mòn rửa trôi đất, xói lở và chống cát bay ven biển.
Đồng thời bảo tồn được nguồn gen động thực vật quý hiếm...Bên cạnh đó còn
bảo vệ, tôn tạo các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, đáp ứng yêu cầu

30
rừng du lịch và giải trí của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 43-44% độ che
phủ của rừng.
b. Mục tiêu kinh tế
Tập trung đầu tư phát triển 3 loại rừng với sự tham gia của nhiều thành phần
kinh tế sẽ tạo điều kiện cho nghề rừng phát triển toàn diện, vững trắc và tạo ra
nguồn sản phẩm hàng hoá phong phú, đa dạng, từng bước đáp ứng được nhu cầu
tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Đầu tư phát triển rừng kinh tế chủ lực. áp dụng công nghệ chế biến kỹ thuật
cao, triệt để tận dụng nguyên liệu, đảm bảo hiệu quả kinh tế, nâng cao chất
lượng, hạ giá thành sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2010 đạt 2.5 tỷ USD hàng lâm
sản xuất khẩu.
c. Mục tiêu xã hội
-Thu hút lực lượng lao động vùng trung du, miền núi vào hoạt động sản xuất
lâm nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt
khó khăn.
-Phấn đấu đến năm 2010 có khoảng 6-8 triệu lao động tham gia sản xuất lâm
nghiệp.
-Tiếp tục củng cố đổi mới quốc doanh lâm nghiệp để làm nòng cốt phát triển
sản xuất và dịch vụ kỹ thuật lâm nghiệp.
-Coi trọng công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp để đáp ứng với sự
nghiệp phát triển nghề rừng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước.
-Phối hợp với các nghành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng nông
thôn mới, góp phần nâng cao trình độ dân trí, cải thiện điều kiện ăn, ở, làm việc
cho đồng bào sống trong rừng và gần rừng.
d. Mục tiêu an ninh quốc phòng
Xây dựng các giải rừng biên giới, ven biển và hải đảo... để bảo vệ tổ quốc.
Phát triển vững chắc địa bàn trung du, miền núi, giữ vững an ninh chính trị, trật
tự an toàn xã hội.
Một số mục tiêu cụ thể.
- Quản lý bảo vệ rừng có hiệu qủa khoảng 13.4 triệu ha.
- Trồng mới và khoanh nuôi phục hồi rừng khoảng 2.6 triệu ha.
- Trồng cây phân tán hàng năm khoảng 300 triệu cây/năm.
- Cung cấp hàng năm khoảng 1.5 triệu tấn giấy và 3.5 triệu tấn bột giấy (có thể
xuất khẩu 1 triệu tấn bột giấy). Cung cấp khoảng 1 triệu m3 ván nhân tạo.
- Tổ chức cho 2-3 triệu hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh nghề rừng vào
tạo công ăn việc làm cho 6-8 triệu lao động.

31
Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ảnh qua bảng 04:

Bảng 04: Các chỉ tiêu chiến lược chủ yếu giai đoạn 2001-2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Giai đoạn Giai đoạn


2001-2005 2006-2010
Độ che phủ % 39 44
Xây dựng rừng phòng hộ Triệu ha 5,4 6,0
Xây dựng rừng đặc dụng - 1,6 2,0
Xây dựng rừng sản xuất - 6,2 8,0
Sản lượng gỗ Triệu m3 12,0 24,5
Sản lượng củi Triệu ste 12,0 10,5
Kim ngạch xuất khẩu Triệu USD 700 2.500
1.4.3.4. Định hướng phát triển lâm nghiệp.
Định hướng xây dựng và phát triển 3 loại rừng.
Dự kiến đến năm 2010 xây dựng được vốn rừng với diện tích là 16 triệu ha
chiếm 48.3% tổng diện tích tự nhiên toàn quốc. Trong đó:
- Rừng phòng hộ: 6 triệu ha
- Rừng đặc dụng: 2 triệu ha
- Rừng sản xuất: 8 triệu ha.
Đến năm 2010, diện tích rừng có khoảng 14,2-14,4 triệu ha. Độ che phủ của
rừng cả nước khoảng 43-44%.
Định hướng phát triển lâm nghiệp theo vùng.
Căn cứ vào đặc điểm của từng vùng kinh tế sinh thái, cả nước được chia thành
7 vùng. Định hướng phát triển lâm nghiệp của từng vùng như sau:
a. Vùng núi và trung du phía Bắc. Vùng này gồm 2 tiểu vùng:
* Tiểu vùng tây Bắc.
- Đặc điểm: cao dốc nhất nước, có hệ thống Sông Đà với nguồn thuỷ năng lớn,
cung cấp cho nhà máy điện Hoà Bình và Sông La.
Vùng này là vùng có nhiều tiềm năng nhưng vẫn đang là vùng chậm phát
triển, cơ sở hạ tầng kém. Đất trống đồi trọc nhiều. Độ che phủ của rừng thấp, chỉ
đạt 27%.
- Nhiệm vụ chính:
+ Xây dựng và bảo vệ hệ thống rừng đầu nguồn
32
+ Xây dựng vùng nguyên liệu giấy, vùng nhân tạo và gỗ gia dụng.
+ Xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên (Mường Nhé, Xuân Nha, HangKia, Pàcô,
Hoàng Liên Sơn...).
+ Phát triển kinh tế trang trại
+ Xây dựng cơ sở chế biến gỗ và phục hồi các làng nghề truyền thống.
+ Đến năm 2010 phải đạt độ che phủ của rừng là 55.6%.
*. Tiểu vùng Đông Bắc.
- Đặc điểm: Địa hình cao, dốc, chia cắt phức tạp là vùng đầu nguồn của nhiều
con sông lớn ( Sông Hồng, S.Thái Bình, S. cầu, S. Thương, S.Lô...). Có nhiều
dân tộc ít người sinh sống. Cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Đất trống, đồi trọc còn
nhiều. Độ che phủ của rừng 35.1%. Đây là vùng có nhiều tiềm năng phát triển
lâm nghiệp.
- Nhiệm vụ chính:
+ Xây dựng và bảo vệ hệ thống rừng đầu nguồn các sông và hồ đập.
+ Xây dựng, bảo vệ vườn quốc gia Ba Bể, Tam Đảo, các khu bảo tồn thiên
nhiên, các khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, bảo tồn nguồn gen, cung
cấp nguyên liệu cho các làng nghề truyền thống.
+ Xây dựng, quy hoạch vùng nguyên liệu công nghiệp và gia dụng.
+ Quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ, chế biến nhựa thông và khôi phục làng nghề
truyền thống.
+ Nâng độ che phủ toàn vùng lên 48.8%.
b. Vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Đặc điểm: Là địa bàn sản xuất nông nghiệp, không phải là vùng trọng điểm sản
xuất lâm nghiệp. Độ che phủ của rừng là 6.6%.
- Nhiệm vụ:
+ Xây dựng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển và trồng cây phân tán.
+ Xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia: Vườn quốc gia Cúc Phương, Ba Vì,
Cát Bà và các khu di tích, lịch sử, danh lam thắng cảnh...
+ Phát triển làng nghề truyền thống.
+ Độ che phủ đến năm 2010 phải đạt 8.1%.
c. Vùng Bắc Trung bộ.
- Đặc điểm: Có địa hình cao dốc, hiểm trở, có nhiều sông suối nhưng ngắn trực
tiếp đổ ra biển.
Vùng này thường xuyên chịu thiên tai, úng lụt hứng chịu nhiều mưa bão. Đất
trống đồi trọc lớn, độ che phủ của rừng 41.8%. Đây là vùng có nhiều tiềm năng
phát triển lâm nghiệp.
33
- Nhiệm vụ chính:
+ Xây dựng và bảo vệ hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.
+ Bảo vệ các vườn quốc gia ( Bến En, Phong Nha, Bạch Mã) và các khu bảo tồn
thiên nhiên, di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh.
+Trồng rừng nguyên liệu giấy, ván nhân tạo và gỗ lớn, quý hiếm, rừng đặc sản.
+ Quy hoạch các cơ sở chế biến và phục hồi các làng nghề truyền thống.
+ Đến năm 2010 đạt độ che phủ của rừng là 54.1%.
d. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
- Đặc điểm: Sông suối nhiều, ngắn và trực tiếp đổ ra biển. Rừng đầu nguồn bị
tàn phá mạnh, diện tích đất trống đồi trọc nhiều, độ che phủ của rừng hiện tại là
34.5%.
- Nhiệm vụ chính:
+ Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.
+ Trồng rừng nguyên liệu công nghiệp.
+ Quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ, chế biến dầu, nhựa và khôi phục làng nghề
truyền thống.
+ Đến năm 2010 phải đạt độ che phủ của rừng là 49.5%.
e. Vùng Tây nguyên.
- Đặc điểm: được coi là mái nhà của các tỉnh miền trung, là đầu nguồn của nhiều
con sông lớn (Sông Ba, Sông Đồng Nai, Sông Mê Công) và nguồn dự trữ thuỷ
năng cho các nhà máy thuỷ điện (Yaly, Yading, Thác Mơ, hàm Thuận, ĐaNi và
Trị An).
+ Là vùng còn nhiều rừng nhất đất nước, độ che phủ là 53,2%.
+ Đất trống đồi trọc còn nhiều.
- Nhiệm vụ chính:
+ Bảo vệ và phát triển rừng gắn liền với việc giữ gìn an ninh chính trị.
+ Xây dựng rừng phòng hộ bảo vệ và điều hoà nước kể cả nước ngầm.
+ Xây dựng bảo vệ rừng để bảo vệ các nhà máy thuỷ điện.
+ Xây dựng để bảo vệ các vườn quốc gia (Yokdon) bảo tồn nguồn gen quý hiếm
và phát triển du lịch.
+ Điều chế rừng tự nhiên và tăng rừng thâm canh, cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp giấy và ván nhân tạo.
+ Xây dựng các khu công nghiệp chế biến lâm sản hiện đại.
+ Phát triển làng nghề truyền thống.
+ Đến năm 2010 phải đạt độ che phủ của rừng là 61,1%.
34
g. Vùng Đông Nam Bộ.
- Đặc điểm:
+ Có nhiều sông và hồ chứa nước lớn.
+ Độ che phủ của rừng là 35,5%.
- Nhiệm vụ chính:
+ Xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và ven biển.
+ Xây dựng và bảo vệ vườn quốc gia Côn Đảo, Cát Tiên, các khu bảo tồn thiên
nhiên, cảnh quan môi trường.
+ Xây dựng và phát triển rừng nguyên liệu giấy và ván nhân tạo.
+ Quy hoạch hệ thống chế biến và khôi phục làng nghề truyền thống.
+ Đến năm 2010 phải đạt độ che phủ của rừng là 37,7%.
h. Vùng Đồng bằng sông cửu long
- Đặc điểm: Là trọng điểm sản xuất nông nghiệp. Địa hình thấp, trũng, nơi hứng
chịu nhiều úng lụt, thiên tai. Độ che phủ của rừng là 6,8%. Diện tích đất trống
còn nhiều, là vùng có nhiều tiềm năng nhưng phát triển chậm.
- Nhiệm vụ chính:
+ Xây dựng rừng phòng hộ ven biển, trồng cây phân tán.
+ Trồng rừng nguyên liệu xây dựng cơ bản.
+Tổ chức kinh doanh tổng hợp nông - lâm - ngư nghiệp.
+ Đến năm 2010 phải đạt độ che phủ của rừng là 9,5%.
Định hướng phát triển khai thác và chế biến lâm sản
a. Định hướng khai thác
- Chủ yếu tập trung khai thác rừng trồng và cây phân tán. Đối với rừng tự nhiên
chỉ khai thác đối với trạng thái rừng giầu và rừng trung bình, tận thu trong việc
làm giàu rừng tự nhiên nghèo kiệt.
- Giai đoạn 2001-2005, khai thác bình quân hàng năm khoảng 12m3gỗ/năm,
trong đó khai thác rừng tự nhiên là 0.3-0.5 triệu m3gỗ/năm.
b. Định hướng phát triển công nghiệp chế biến lâm sản
- Đổi mới tổ chức sản xuất và công nghệ chế biến, chuyển từ chế biến cơ lý sang
chế biến cơ lý hoá tổng hợp. Chuyển từ sử dụng nguyên liệu rừng tự nhiên sang
nguyên liệu rừng trồng và phải lấy thị trường là mục tiêu và động lực phát triển.
- Dự kiến đến năm 2010 cung cấp hàng năm khoảng 5 triệu tấn giấy và bột
giấy, trong đó xuất khẩu 1 triệu tấn bột giấy, 1 triệu tấn ván nhân tạo và sản xuất
ra nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng lâm sản ngoài gỗ.

35
- Coi trọng việc phát triển lâm nghiệp theo hướng hình thành các vùng nguyên
liệu tập trung.
- Chọn hướng phát triển công nghiệp chế biến phù hợp với từng vùng, từng loại
hình lâm sản nguyên liệu và quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn ISO.
- Lựa chọn mô hình phù hợp để liên kết sản xuất kinh doanh giữa các thành
phần kinh tế.
- Kết hợp hài hòa giữa chế biến tập trung với chế biến của các hộ gia đình. Khôi
phục làng nghề truyền thống.
1.4.3.5. Giải pháp chủ yếu
a.Giải pháp về tổ chức
Tăng cường quản lý Nhà nước, cải cách hành chính và thể chế trong ngành
lâm nghiệp có thể xem là nhiệm vụ trung tâm trong 10 năm tới. Bao gồm các nội
dung sau:
- Về quản lý Nhà nước cần phải phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp
quản lý Nhà nước về lâm nghiệp.
- Về tổ chức sản xuất kinh doanh cần phải:
+ Củng cố và tổ chức lại hệ thống lâm trường quốc doanh để quản lý, bảo vệ và
khai thác sử dụng hiệu quả rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp hiện có.
+ Đổi mới các doanh nghiệp, nghiên cứu, triển khai cổ phần hoá các doanh
nghiệp lâm nghiệp và mở rộng đầu tư hợp tác quốc tế.
+ Quy hoạch đồng bộ xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung gắn với các khu
công nghiệp, các nhà máy chế biến lâm sản. Trước hết phát triển rừng kinh tế
chủ lực cung cấp nguyên liệu giấy, nguyên liệu ván nhân tạo.
+ Tổ chức lại xã hội nghề rừng ở từng khu rừng cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu
phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học và không ngừng thoả mãn nhu cầu ngày
càng tăng về lâm sản cho xã hội.
b.Giải pháp về khoa học công nghệ
Cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Xây dựng chương trình chọn giống có định hướng.
- Tiếp tục nghiên cứu và đổi mới tập đoàn cây trồng cho các dạng lập địa điển
hình của các vùng sinh thái.
- Nghiên cứu, áp dụng các biện pháp phục hồi rừng tự nhiên, xây dựng, tổ chức
quản lý rừng bền vững và áp dụng các biện pháp thích hợp để nâng cao chất
lượng rừng tự nhiên.
- Nghiên cứu và chuyển giao ngay quy trình trồng rừng thâm canh trên cơ sở
đánh giá đất, xác định giống và giải pháp lâm sinh trong việc trồng, phòng
chống cháy, phòng trừ sâu bệnh hại cũng như trong khai thác và vận chuyển lâm
sản rừng trồng.
36
- Phát triển lâm nghiệp xã hội và tăng cường các hoạt động khuyến lâm.
- Nghiên cứu, ứng dụng phương pháp lượng hoá giá trị trực tiếp và gián tiếp của
rừng và nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước và ngoài nước.
- Nghiên cứu nâng cao chất lượng và hình thức sản phẩm lâm nghiệp theo tiêu
chuẩn công nghệ ISO.
c..Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực cần phải tuân thủ nguyên tắc kết hợp truyền thống
và hiện đại, đào tạo và sử dụng bằng cách kết hợp giữa đào tạo chính quy với xã
hội hoá đào tạo, phù hợp với xu thế thời đại “nền kinh tế trí thức”. Cần tập trung
vào các nội dung sau:
- Mở rộng đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp Nhà nước và tư
nhân.
- Tăng cường đào tạo cán bộ trung cấp kỹ thuật.
- Tiếp tục củng cố đào tạo đại học và trên đại học.
- Tiếp tục đào tạo lại và bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý công
chức.
- Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về lâm nghiệp cho cán bộ cấp xã, thôn bản,
các chủ trang trại.
- Phát triển hệ thống khuyến lâm nhằm tuyên truyền chính sách và phổ cập kỹ
thuật lâm nghiệp.
- Sắp xếp lại, củng cố, mở rộng quy mô đào tạo và hoàn thiện chương trình, nội
dung đào tạo trong hệ thống tất cả các cơ sở đào tạo.
d. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Chính sách về đất đai, tập trung vào một số vấn đề cần quan tâm.
+ Tập trung ưu tiên quy hoạch và lâm phần quốc gia, đảm bảo diện tích khoảng
8 triệu ha, bao gồm rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển và rừng
đặc dụng.
+ Xây dựng vùng nguyên liệu tập trung nằm trong chiến lược phát triển kinh tế
chủ lực.
+ Từng bước tiến hành giao đất và phát triển rừng cộng đồng.
+ Mở rộng và củng cố quyền của người được giao đất, thuê đất cũng như làm rõ
và đơn giản hoá thủ tục để người sử dụng đất thực hiện các quyền của mình.
+ Tăng cường quản lý Nhà nước về đất lâm nghiệp và có biện pháp điều tiết
việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp.
- Chính sách khoa học công nghệ.
Nhà nước tập trung đầu tư cho khoa học công nghệ phục vụ sản xuất kinh
doanh cụ thể:
37
+ Tập trung cao độ cho chương trình đổi mới hệ thống giống cây trồng lâm
nghiệp, tổ chức lại hệ thống công tác giống trong toàn quốc.
+ Đổi mới hệ thống nghiên cứu khoa học.
+ Tăng cường nhập khẩu công nghệ tiên tiến, nhất là các loại giống, máy móc
thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại.
- Chính sách đầu tư.
* Chính sách đầu tư trong nước:
+ Tiếp tục đầu tư vốn ngân sách cho bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng.
+ Quan tâm đầu tư cho trồng rừng với loài cây quý hiếm, chu kỳ dài.
+ Tăng cường thêm nguồn vốn tín dụng và đơn giản các phương thức cho vay và
lãi suất phù hợp.
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư để xây dựng và phát triển lâm
nghiệp.
+ Ban hành quy chế thông qua việc đồng tài trợ phát triển rừng của các chủ thể
cùng hưởng lợi từ rừng như: Thủy điện, thuỷ lợi, du lịch, nông nghiệp..
* Chính sách hỗ trợ đầu tư nước ngoài.
+ Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển lâm nghiệp và hợp tác
liên doanh, liên kết.
+ Phải có cơ chế tốt để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức nước ngoài như:
(ODA, NGO, FDI, WB, ADB, IMF, GFF.).
- Chính sách thị trường thương mại.
+ Nhanh chóng xây dựng chính sách và chiến lược thị trường lâm sản. Cần
nghiên cứu để đưa ra chính sách tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp cho dân, chú
trọng sản phẩm từ rừng trồng.
+ Chính sách lâm sản hàng hoá cần phải có bước đi rõ ràng. Trước mắt phải
chiếm lĩnh thị trường trong nước, sau đó tiến tới xâm nhập vào thị trường nước
ngoài.
+ Chính sách cần phải tạo điều kiện tự do lưu thông hàng hoá lâm sản.
+ Đẩy mạnh cải cách hành chính để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đăng ký
ngành hàng xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu với nước ngoài, đồng thời
phải có chính sách bảo hộ hàng hoá lâm sản.
+ Cần xác định mức độ giảm thuế xuất nhập khẩu hàng hoá lâm sản cho phù
hợp.
- Chính sách đào tạo nguồn nhân lực.
+ Nhà nước đầu tư thích đáng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về lâm
nghiệp để đến năm 2010 tất cả đều được đào tạo cơ bản.
38
+ Nhà nước củng cố và đầu tư cho hệ thống đào tạo kỹ thuật lâm nghiệp.
+ Nhà nước hỗ trợ thực hiện các chương trình phổ cập có liên quan đến môi
trường và nghề rừng cho nông dân
Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia quản lý bảo vệ và
kinh doanh nghề rừng.
+ Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các phương thức canh tác tiến bộ.
+ Giảm lãi suất tiền vay và miễn giảm thuế đất 2 chu kỳ đầu và nghiên cứu trình
Nhà nước chính sách bảo hiểm rừng trồng.
+ Đẩy mạnh công tác khoán bảo vệ rừng cho các thành phần kinh tế bằng những
lợi ích thích đáng từ lượng tăng trưởng của rừng.
+ Khuyến khích các hộ nông dân phát triển vườn rừng, phát triển trang trại.
+ Hỗ trợ vốn, cây con cho các trường học và các đoàn thể, các đơn vị vũ trang
để trồng rừng và trồng cây phân tán.
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế, cá nhân, các tổ chức quốc tế... đầu tư và
liên doanh trồng rừng nguyên liệu và chế biến cũng như xuất khẩu hàng hoá lâm
sản.

Chương II
Kinh tÕ tµi nguyªn
2.1. Thị trường lâm sản
2.1.1. Khái niệm, chức năng và đặc điểm thị trường lâm sản
2.1.1.1. Khái niệm thị trường lâm sản
Cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm thị trường. Ta có
thể gặp một số khái niệm phổ biến sau:
Thị trường là một tập hợp các dàn xếp mà thông qua đó người bán và người
mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ.
Thị trường là một khuôn khổ vô hình trong đó người này tiếp xúc với người
kia để trao đổi một thứ gì đó, họ cùng xác định giá và số lượng trao đổi.
Qua những khái niệm trên đây cho thấy trong một số trường hợp người
mua và người bán có thể tiếp xúc trực tiếp tại các địa điểm cố định (thị trường
hàng tiêu dùng, rau quả…). Trong nhiều trường hợp khác các công việc giao
dịch diễn ra qua điện thoại, vô tuyến hoặc các phương tiện từ xa khác (thị trường
chứng khoán).
Như vậy, thuật ngữ thị trường được các nhà kinh tế học sử dụng với tính
cách là một phạm trù kinh tế học trừu tượng, gắn liền với sự ra đời, phát triển
của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Về nguyên tắc, sự tác động qua lại giữa người
bán và người mua xác định giá của từng loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, đồng thời
39
xác định cả số lượng, chất lượng, chủng loại sản phẩm cần sản xuất, qua đó sẽ
xác định việc phân bổ và sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội. Đây chính là
nguyên tắc hoạt động của cơ chế thị trường.
Thuật ngữ thị trường lâm sản, hiểu một cách chung nhất, là nơi gặp gỡ giữa
cung và cầu lâm sản ở một thời điểm nhất định. Hay nói một cách khác, thị
trường lâm sản là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, trao đổi
hàng hoá lâm sản. Như vậy, bản chất thị trường lâm sản chính là sự chuyển giao
quyền sở hữu lâm sản từ người chủ này sang người chủ khác với một giá cả nhất
định do họ thoả thuận định ra.
Từ quan niệm này cho thấy, mỗi lần chuyển giao quyền sở hữu đều kéo
theo một lần định giá, do đó sẽ có một hệ thống giá, dựa vào đó tạo lập sự cân
bằng cung cầu trên thị trường. Như vậy, nghiên cứu cung cầu lâm sản và sự hình
thành giá cả lâm sản là những nội dung quan trọng nhất khi nghiên cứu về thị
trường lâm sản.
2.1.1.2. Chức năng thị trường lâm sản
Với tính cách là một phạm trù kinh tế, thị trường lâm sản có những chức
năng cơ bản sau đây:
a. Chức năng thừa nhận
Trên thị trường, mọi yếu tố đầu vào và lâm sản sản xuất ra đều thực hiện
được việc bán, tức là việc chuyển quyền sở hữu nó, thông qua một loạt các thoả
thuận về giá cả, chất lượng, phương thức giao nhận hàng, phương thức thanh
toán. Chức năng thừa nhận của thị trường thể hiện ở chỗ: người mua chấp nhận
mua hàng hoá của người bán và do vậy hàng hoá được bán. Thực hiện chức
năng này nghĩa là thừa nhận các hoạt động mua bán hàng hoá theo yêu cầu các
quy luật của kinh tế thị trường.
b. Chức năng thực hiện
Hoạt động mua bán là hoạt động lớn nhất, bao trùm cả thị trường. Thị
trường thực hiện hành vi trao đổi hàng hoá, thực hiện cân bằng cung cầu từng
loại hàng hoá, hình thành giá cả và thực hiện việc trao đổi giá trị. Thông qua
chức năng thực hiện của thị trường, các hàng hoá hình thành nên các giá trị trao
đổi của mình. Giá trị trao đổi là cơ sở quan trọng để hình thành nên cơ cấu sản
phẩm, các quan hệ kinh tế khác trên thị trường.
c. Chức năng điều tiết kích thích
Thông qua nhu cầu thị trường, người sản xuất chủ động di chuyển tư liệu
sản xuất, vốn, lao động từ ngành này qua ngành khác, từ sản phẩm này qua sản
phẩm khác để có lợi nhuận cao. Thông qua sự hoạt động của các quy luật kinh tế
trên thị trường người tiêu dùng buộc phải cân nhắc, tính toán quá trình tiêu dùng
của mình. Do đó thị trường có vai trò to lớn đối với việc hướng dẫn tiêu dùng.
Trong quá trình tái sản xuất không phải người sản xuất, lưu thông đưa ra chi phí
như thế nào cũng được xã hội thừa nhận. Thị trường chỉ thừa nhận ở mức thấp
hơn hoặc bằng mức xã hội cần thiết trung bình. Do đó, thị trường có vai trò vô
cùng quan trọng đối với kích thích tiết kiệm chi phí.
40
d. Chức năng thông tin
Thị trường thông tin về tổng số cung và tổng số cầu, cơ cấu của cung và
cầu, quan hệ cung cầu đối với từng loại hàng hoá, giá cả thị trường, các yếu tố
ảnh hưởng đến thị trường, đến mua bán, chất lượng sản phẩm, hướng vận động
của hàng hoá. Thông tin thị trường có vai trò quan trọng đối với quản lý kinh tế,
trong đó có vấn đề ra quyết định.
Nói tóm lại, các chức năng của thị trường có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Mỗi hiện tượng kinh tế diễn ra trên thị trường đều thể hiện bốn chức năng
này. Tuy nhiên chức năng thừa nhận là quan trọng nhất, có tính chất quyết định.
2.1.1.3. Đặc điểm chung về thị trường lâm sản
a- Do đặc điểm của sản xuất và tiêu thụ lâm sản, thị trường lâm sản là thị
trường đa cấp.
Mỗi loại lâm sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt : thời
gian, không gian, chất lượng. Do vậy, các chủ thể kinh tế tham gia kênh tiêu thụ
cần bỏ ra những chi phí nhất định. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả,
thể hiện: trong thị trường tiêu thụ công nghiệp, các nhà máy mua nửa thành
phẩm của ngành chế biến lâm sản rồi chế biến tiếp tục để tạo ra thành phẩm bán
cho người tiêu dùng. Chẳng hạn các nửa thành phẩm như gỗ xẻ, ván nhân tạo,
bột giấy... nếu tiếp tục được chế biến sẽ tạo ra các thành phẩm, như khung cửa,
khung nhà, tà vẹt, giấy, bàn ghế...Mỗi sản phẩm chuyên dùng đều có những đặc
tính và chất lượng riêng thể hiện qua các thông số như độ bền, độ co ngót, độ
thẩm nước... ,đặc biệt đối với sản phẩm chế biến cơ học, như gỗ xẻ, ván nhân
tạo thì quy cách và sai số là những đặc tính quan trọng. Hoặc nguyên liệu có thể
khai thác từ rừng tự nhiên hay rừng trồng cũng được các ngành mua và tiếp tục
chế biến thành sản phẩm cuối cùng. Những sản phẩm khác như hạt giống, cây
con thì việc đóng gói bao bì có chức năng bảo quản để chuyên chở đến người
tiêu dùng có liên quan đến chất lượng sản phẩm làm ra và việc trao đổi cần tiến
hành nhanh gọn. Như vậy, cần có phương tiện vận chuyển kịp thời.
b- Người bán lâm sản là các doanh nghiệp lâm nghiệp, hộ nông dân, các tổ
chức kinh tế khác. Lâm sản có thể được bán trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc
thông qua những bộ phận dịch vụ tiêu thụ. Người tiêu dùng là các nhà máy,
xưởng chế biến lâm sản, hộ nông dân, các cá nhân tiêu dùng tự do...
c- Trên thị trường lâm sản, có một số sản phẩm mà hộ nông dân, hoặc
doanh nghiệp bình thường không sản xuất được như: hạt giống, cây cảnh... mà
phải do các cơ sở nghiên cứu tạo ra.
d- Vấn đề vận chuyển là yếu tố tác động mạnh mẽ đến việc chế biến và thị
trường tiêu thụ gỗ và lâm sản khác. Các lâm sản phải vận chuyển ra từ rừng đến
các trung tâm dân cư lớn. Các nhà máy thường đặt tại các trung tâm đó và sau
khi chế biến, sản phẩm lại được chuyên chở đến các trung tâm dân cư khác nhỏ
hơn hoặc các vùng thị trấn, các đầu mối giao thông. Hoặc lâm sản thường được
tiêu thụ ở các chợ nông thôn và tại các cơ sở sản xuất chế biến.

41
Tại chợ nông thôn, việc mua bán chủ yếu diễn ra giữa những người sản
xuất nhỏ. Sản phẩm trao đổi phần lớn là sản phẩm dư thừa của từng người bán
hoặc mua với số lượng nhỏ như: gỗ nhỏ, củi, tre, nứa, hàng tiểu thủ công, đồ
dùng bằng gỗ. Tất cả hàng hoá trao đổi ở chợ nông thôn đều gắn liền với tính
chất truyền thống của từng địa phương và việc trao đổi diễn ra một cách tự phát.
Các sản phẩm gỗ thường ở mức độ chế biến thấp. Các loại sản phẩm thường
nghèo nàn nên người mua bị hạn chế trong sự lựa chọn.
Tại các cơ sở sản xuất, sản phẩm mua bán thường thông qua hợp đồng kinh
tế. Lượng sản phẩm trao đổi ở đây tương đối lớn và quan hệ kinh tế trở lên rõ
ràng. Các hợp đồng ký kết hoàn toàn trên cơ sở thoả thuận giữa các bên.
2.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường
Thị trường là một lĩnh vực kinh tế phức tạp. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị
trường này cũng rất phong phú và phức tạp. Có thể khái quát các nhân tố chính
sau đây:
a) Căn cứ vào sự tác động của các lĩnh vực thị trường, người ta chia ra các
nhân tố thuộc về kinh tế, chính trị- xã hội, tâm, sinh lý, thời tiết khí hậu…
- Các nhân tố về kinh tế có vai trò quyết định. Bởi vì nó tác động trực tiếp
tới cung cầu, giá cả, tiền tệ, quan hệ cung cầu…
- Các nhân tố thuộc về chính trị- xã hội cũng ảnh hưởng to lớn tới thị
trường. Các nhân tố này thường được thể hiện qua chính sách tiêu dùng, dân tộc,
quan hệ quốc tế, chiến tranh và hoà bình…Nhân tố chính trị- xã hội tác động
trực tiếp tới kinh tế và do đó cũng tác động trực tiếp tới thị trường.
- Các nhân tố tâm, sinh lý tác động mạnh mẽ tới người tiêu dùng và do đó
tác động mạnh mẽ tới cầu trên thi trường.
- Nhân tố thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng trực tiếp to lớn tới người tiêu
dùng, tới nhu cầu trên thị trường. Tuy nhiên thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng
mạnh mẽ tới sản xuất, tới cung của thị trường.
b) Theo tính chất của quản lý và cấp quản lý người ta chia ra các nhân tố
thuộc về quản lý vĩ mô và các nhân tố thuộc về quản lý vi mô.
- Các nhân tố thuộc về quản lý vĩ mô là các chủ trương, chính sách, biện
pháp của Nhà nước tác động vào thị trường. Thực chất những nhân tố này thể
hiện sự quản lý hay điều tiết của Nhà nước đối với thị trường. Tuỳ theo điều
kiện cụ thể của từng thị trường, từng thời kỳ mà các chủ trương, chính sách và
biện pháp của Nhà nước tác động vào thị trường sẽ khác nhau. Nhìn chung,
những chính sách, biện pháp hay được sử dụng là: thuế, quỹ điều hoà giá cả, trợ
giá, lãi suất…Mỗi biện pháp có vai trò khác nhau tới thị trường. Song nhìn
chung, các biện pháp này tác động trực tiếp vào cung hoặc cầu và do đó cũng tác
động gián tiếp vào giá cả. Đó là 3 yếu tố quan trọng nhất của thị trường.
- Những nhân tố thuộc về quản lý vi mô là những chiến lược, chính sách và
biện pháp của các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng trong kinh doanh. Những
nhân tố này thường là các chính sách làm sản phẩm thích ứng với thị trường,
phân phối hàng hoá, giá cả, quảng cáo, các bí quyết cạnh tranh…Đó cũng chính
42
là những chiến lược, chính sách, biện pháp để các cơ sở sản xuất kinh doanh tiếp
cận và thích ứng với thị trường.
2.1.2. Cung và cầu lâm sản
2.1.2.1. Cầu về lâm sản
a . Khái niệm cầu và đường cầu lâm sản
- Cầu về lâm sản là số lượng lâm sản hàng hoá mà người mua muốn mua ở
mỗi mức giá chấp nhận được. Nhu cầu về một loại lâm sản hàng hoá trên thị
trường là tổng nhu cầu của tất cả người mua về lâm sản hàng hoá đó trên thị
trường ở mức giá đó. Khi nói đến lượng lâm sản cầu, cần phải lưu ý hai điểm cơ
bản sau:
Một là, lượng lâm sản mà người mua muốn mua với giá xác định.
Hai là, nhu cầu không phải là số lượng cụ thể mà là sự mô tả toàn diện về
số lượng lâm sản hàng hoá mà người mua có thể mua ở mỗi mức giá khác nhau
hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.
- Cầu khác với nhu cầu. Không phải bất cứ nhu cầu nào của người tiêu
dùng cũng được thoả mãn. Người ta chỉ có thể mua hàng với túi tiền của mình,
tức là cầu có khả năng thanh toán. Có cầu cá nhân và cầu thị trường. Cầu thị
trường lâm sản được hình thành trên cơ sở tổng hợp mọi cầu cá nhân, tức là cầu
có khả năng thanh toán của xã hội.
- Đường cầu phản ánh mối tương quan giữa giá cả và lượng cầu và được
biểu diễn trên hình 01.
Giá cả (p)
Đường cầu

P1 A

P2 B

0 Q(Khối lượng lâm sản)


Q1 Q2
Hình 01: Đường cong cầu lâm sản
Đường cong cầu tổng quát (hình 01 ) biểu diển mối quan hệ giữa giá cả P và
lượng cầu Q. Số cầu là cầu ứng với mỗi mức giá. Ở giá P1 thì số cầu là Q1. Ở
giá P2 thì số cầu là Q2. Tổng hợp tất cả các số cầu ta có biểu cầu và minh hoạ
bằng hình học ta có đường cong cầu. Quan hệ giữa lượng cầu và giá cả là quan
hệ tỷ lệ nghịch. Việc sử dụng đường cong cầu lâm sản để phân tích mối
quan hệ
giữa lượng cầu với sự thay đổi của giá cả thị trường.
- Đường cầu có khuynh hướng chạy dốc xuống từ trái sang phải. Vì ở mức
giá thấp hơn sẽ có nhiều cá nhân bị lôi cuốn vào việc mua lâm sản và người mua
cá biệt có thể mua dôi ra loại hàng hoá đó.
43
- Đường cầu cho ta thấy số lượng cầu của người tiêu dùng ở các mức giá cả
khác nhau, khi các yếu tố khác giữ nguyên.
b. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Cầu về một loại lâm sản hàng hoá phụ thuộc vào giá của chính sản phẩm
đó, giá của các sản phẩm khác có liên quan, thị hiếu và tập quán tiêu dùng và thu
nhập.
- Giá của sản phẩm hàng hoá đó: Thường thì giá của lâm sản hàng hoá
đó càng cao, nhu cầu về sản phẩm đó càng ít và ngược lại. Trên thị trường lâm sản,
sản phẩm chia ra làm 2 loại:
Nhóm sản phẩm tiêu dùng cuối cùng cho sinh hoạt đời sống (đồ gỗ gia
dụng). Những người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng sẽ cần một lượng hàng cho
nhu cầu sinh hoạt tương đương với thu nhập của họ. Như vậy, khi giá cao sản
phẩm được mua ít đi và khi giá hạ sản phẩm được mua nhiều hơn.
Những người tiêu dùng sản phẩm trung gian (hạt giống, cây con, gỗ tròn...)
phải mua một lượng hàng nhất định căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật và
quy mô sản xuất của họ. Như vậy, nếu giá hạ người ta cũng không mua được
nhiều hơn, còn nếu giá tăng người ta tìm mặt hàng thay thế và trong chừng mực
nhất định phải giảm quy mô sản xuất hay chuyển hướng sản xuất. Nhưng nhìn
chung giữa giá cả và lượng cầu có quan hệ tỷ lệ nghịch. Khi giá của lâm sản
thay đổi, người tiêu dùng cũng sẽ có những ứng xử phù hợp với sự thay đổi đó.
Thước đo sự thay đổi về nhu cầu lâm sản của người tiêu dùng với sự thay
đổi về giá của lâm sản đó là độ co giãn về cầu (Ep). Đó là tỷ lệ phần trăm giữa
sự thay đổi về cầu lâm sản so với sự thay đổi phần trăm về giá của lâm sản hàng
hoá đó. Vì cầu lâm sản tỷ lệ nghịch với giá sản phẩm đó nên độ co giãn của cầu
theo giá mang gía trị âm, nó phản ánh quá trình trượt dọc theo đường cầu.

Phần trăm thay đổi lượng cầu sản phẩm A ∆ Q/Q


Ep= =
Phần trăm thay đổi về giá sản phẩm P ∆ P/P
Trong đó: - Q: Lượng cầu về lâm sản hàng hoá
- P: Giá của lâm sản hàng hoá đó
- ∆ Q/Q: Mức thay đổi về lượng cầu lâm sản
- ∆ P/P : Mức thay đổi về giá lâm sản
E có thể nhận giá trị từ 0 đến vô cùng và được thể hiện ở bảng 01
Bảng 01 Loại co dãn ứng với các giá trị khác nhau về độ co d·n
Loại co dãn Giá trị của Ý nghĩa
hệ số co
dãn
1. Hoàn toàn không co E=o Sự thay đổi của giá lâm sản không làm
dãn ảnh hưởng đén cầu về lâm sản.
2. Không co dãn tương 0< E<1 Sự tăng lên về lượng lâm sản cầu nhỏ
đối hơn so với sự giảm về giá
44
3. Co dãn một đơn vị E=1 Sự thay đổi về lượng sản phẩm cầu
đúng bằng với sự thay đổi về giá của
sản phẩm
4. Hoàn toàn co dãn E=∝ Giá sản phẩm không đối mà lượng sản
phẩm cầu vẫn thay đổi
5. Co dãn tương đối ∝ > E>1 Sự thay đổi về lượng lâm sản cầu lớn
hơn so với sự thay đổi về giá của sản
phẩm đó
Các loại độ co dãn trên đựoc thể hiện ở các đường cong dưới đây:

Giá
P1
P2
P2 P1

Q Q
Q1; Q2 Q2 Q1
a) Hoàn toàn không co dãn (E=0) b) Không co dãn tương đối (0 <E<1)
Giá Giá

P2 P2
P1 P1

Q Q
Q2 Q1 Q2 Q1
c) Co dãn một đơn vị (E=1) d) Co dãn tương đối (1<E<∝)

P2; P1

Q
Q2 Q1
đ) Hoàn toàn co dãn ( E=∝ )
- Thu nhập của người tiêu dùng: Sự biến đổi của thu nhập sẽ tác động
đến cầu. Thông thường nếu thu nhập thấp cầu vể các mặt hàng rẻ tiền sẽ lớn
hơn. Khi thu nhập tăng người ta dùng nhiều hàng cao cấp hơn. Tuy nhiên, điều
đó không phải lúc nào cũng đúng cho mọi sản phẩm lâm nghiệp. Sự biến động
45
về thu nhập sẽ làm đường cầu dịch chuyển sang phải hoặc sang trái nếu giá cả
không thay đổi (hình 02)

(Giá cả) P

D''

D'
0 Q (khối lượng hàng hoá lâm sản)
Hình 02: Sự dịch chuyển của đường cầu theo thu nhập
- Giá của các lâm sản hàng hoá có liên quan: trong một số trường hợp,
nhu cầu về sản phẩm sẽ tăng lên khi giá của hàng hoá khác tăng lên (các hàng
hoá này có thể thay thế cho nhau). Trong trường hợp khác, nhu cầu về một lâm
sản hàng hoá giảm đi khi giá của lâm sản khác tăng lên (các hàng hoá này bổ trợ
cho nhau).
- Thị hiếu, tập quán tiêu dùng về lâm sản hàng hoá: Mỗi cộng đồng có
tiêu chuẩn và tập quán riêng về tiêu dùng. Vì thế, cầu về một sản phẩm lâm
nghiệp nào đó rất khác nhau tuỳ theo thị hiếu, tập quán tiêu dùng gỗ của người
tiêu dùng. Thị hiếu cũng tác động đến cầu và làm dịch chuyển đường cầu.
- Cầu lâm sản còn được xác định bởi tính thời gian: Đối với hàng hoá
lâm sản vấn đề này càng rõ nét (cầu về hạt giống, cây giống, tre, nứa...) chỉ xuất
hiện vào những lúc nhất định theo quy trình sản xuất. Việc sản xuất và cung ứng
có tính thời vụ về một số sản phẩm lâm nghiệp tạo nên thời gian tính của sự tiêu
dùng lâm sản.
Cần phân biệt và hiểu kỹ sự dịch chuyển và di chuyển đường cầu.Sự dịch
chuyển đường cầu biểu thị sự điều chỉnh với các yếu tố ngoại sinh (thu nhập, thị
hiếu của người tiêu dùng, giá cả hàng hoá có liên quan...). Ngược lại, sự di
chuyển đường cầu biểu thị sự điều chỉnh của người tiêu dùng với sự thay đổi của
yếu tố nội sinh (giá cả hàng hoá là yếu tố nội sinh).
Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu lâm sản luôn luôn thay đổi. Người ta có thể
biểu diễn mối quan hệ giữa cầu thị trường lâm sản với các yếu tố xác định cầu
qua hàm số cầu, ký hiệu Qo
Qo = f(Px, Y, I, Qc, Qc, Pv...)
Trong đó:
Qo: Tổng cầu loại lâm sản
Px: Giá cả lâm sản hàng hoá X
Y: Thu nhập của người tiêu dùng
I: Thị hiếu và sở thích

46
Qc: Số người tiêu dùng trên thị trường
Pv: Giá cả hàng hoá lâm sản V có liên quan
2.1.2.2.Cung lâm sản
a. Khái niệm cung và đường cung lâm sản
Cung lâm sản là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ở mỗi mức
giá chấp nhận được. Như vậy, cung lâm sản phải được xem xét trên cơ sở kết
hợp đồng thời hai điều kiện chính là khả năng sản xuất và tính sẵn sàng cung
ứng.
Khả năng sản xuất được quy định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất
trong một thời gian và không gian nhất định. Tương ứng với khả năng sản xuất
nào đó sẽ có kết quả sản xuất đó, tức là lượng lâm sản được tạo ra với chi phí
nhất định là kết quả của việc sử dụng các yếu tố đầu vào của sản xuất. Tuy
nhiên, cũng cần nhận rõ rằng, cung và sản xuất có mối liên hệ với nhau, song
không phải là một. Bởi vì có trường hợp người sản xuất không mang bán hết sản
phẩm do mình sản xuất ra thị trường hoặc có những loại hàng hoá nhờ nhập
khẩu cho nên cung lớn hơn sản xuất.
Cũng như cầu, cung không phải là một lượng cụ thể mà là một sự mô tả
toàn diện về số lượng mà người bán muốn bán ở mỗi và tất cả các mức giá chấp
nhận được. Đồng thời cung cũng có hai loại: cung cá nhân và cung thị trường.
Chỉ có cung nào đáp ứng và phù hợp với cầu thị trường thì mới là cung của thị
trường.
Đường cung là đường phản ánh mối tương quan giữa giá cả và lượng
cung và được biểu diễn trên hình 03.

Giá P
Đường cung
P1 A

P2 B

Q(khối lượng hàng hoá)


0 Q2 Q1

Hình 03: Đường cung về lâm sản


- Đường cung cho thấy số lượng lâm sản sẽ được cung ứng ở các mức giá
cả khác nhau trong thời gian nhất định khi các yếu tố khác không đổi.
- Đường cung thông thường có độ dốc đi lên. Vì khi mức giá cả càng cao
thì người sản xuất tăng cường sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá hơn bằng
cách mở rộng quy mô sản xuất. Hơn nữa với mức giá cao như vậy sẽ lôi cuốn

47
thêm các cá nhân khác vào việc sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá đó. Đường
cung cong là đặc trưng chung của đường cung thị trường.
b. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung lâm sản
Có nhiều yếu tố tác động đến cung. Cụ thể:
- Giá cả hàng hoá lâm sản
Nhìn chung, khi giá cả hàng hoá lâm sản tăng lên sẽ kích thích tăng sản
xuất, do đó, tăng cung và ngược lại. Như vậy, khi giá cả thay đổi sẽ dẫn đến
đường cung di chuyển. Giá cả là yếu tố nội sinh. Tuy nhiên, cũng cần nhận rõ
rằng, cũng như cầu, cung cũng co dãn dưới tác động của giá cả hàng hoá. Tuy
nhiên, nó có những đặc điểm khác biệt với cầu. Theo đó, đối với cầu, khi giá cả
thay đổi sẽ làm cầu thay đổi; còn đối với cung, điều này có thể chưa hẳn đã xảy
ra. Sở dĩ như vậy là vì, ngoài tác động của giá cả hàng hoá lâm sản, cung còn
đồng thời phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác, như: nếu mọi
khả năng sản xuất của doanh nghiệp đã được tận dụng tức là trên đường giới hạn
khả năng sản xuất thì dù có giá tăng thế nào đi nữa thì chủ doanh nghiệp cũng
không thể mở rộng thêm sản xuất để tăng cung. Ngược lại, nếu doanh nghiệp
còn tiềm lực vốn, lao động, tài nguyên... khi giá tăng họ có khả năng khai thác
để tăng cung.
Thước đo sự thay đổi về cung lâm sản của người sản xuất với sự thay đổi
về giá của lâm sản đó là độ co giãn về cung (Ep). Đó là tỷ lệ phần trăm giữa sự
thay đổi về cung lâm sản so với sự thay đổi phần trăm về giá của lâm sản hàng
hoá đó.
Độ co dãn của cung phản ánh ứng xử của người bán đối với thay đổi của
giá và được viết như sau:
Phần trăm thay đổi lượng cung về lâm sản X ∆ Q/Q
Ep=--------------------------------------------------------=--------
Phần trăm thay đổi về giá lâm sản P ∆ P/P
Trong đó:
- Q: lượng lâm sản hàng hoá cung ra thị trường
- P: giá của lâm sản hàng hoá nào đó
- ∆ Q/Q: mức thay đổi về cung về lượng lâm sản
- ∆ P/P : mức thay đổi về giá lâm sản
Cũng như ở phần cầu, chúng ta gọi cung là không co dãn khi Ep nhỏ hơn 1,
co dãn khi Ep lớn hơn 1.
- Giá cả đầu vào
Khi giảm các chi phí đầu vào (chi phí nguyên vật liệu, tiền công, tiền thuê
đất, thuê tài sản...) sẽ làm cho các nhà sản xuất cung ứng nhiều hàng hoá hơn ở
mỗi mức giá. Ngược lại, khi giá cả đầu vào tăng, làm cho người sản xuất kém
hấp
dẫn và lượng cung sẽ ít hơn.
- Công nghệ

48
Công nghệ là một yếu tố quyết định cung. Nhưng phải hiểu công nghệ với
nghĩa rộng của nó, theo đó, gồm tất cả các bí quyết về phương pháp sản xuất
chứ không phải chỉ có tình trạng máy móc. Khi công nghiệp thay đổi sẽ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp cung ứng nhiều sản phẩm hàng hoá lâm sản hơn ở
mỗi mức giá. Ví dụ: trong lâm nghiệp, việc tạo ra các giống mới có năng suất
cao, chất lượng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh cao hoặc thay đổi quy
trình sản xuất nào đó đều là những tiến bộ công nghệ.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô
Trong nền kinh tế thị trường, sự điều tiết của nhà nước có ảnh hưởng đến
cung. Khi Nhà nước thay đổi thuế, giá cả một loại hàng hoá nào đó hoặc thay
đổi về chính sách quản lý tài nguyên rừng thì cung hàng hoá lâm sản cũng thay
đổi. Hay những quy định nghiêm nghặt của nhà nước về bảo vệ môi trường sinh
thái, an toàn lao động cũng tác động đến cung. Tuy nhiên, chính sách tác động
trong lâm nghiệp chậm phát huy tác dụng vì chu kỳ sản xuất dài.
- Nhân tố thu nhập cũng ảnh hưởng tới cung
Nếu thu nhập thấp, doanh nghiẹp ít vốn, ít tiền dự trữ, các chủ doanh
nghiệp phải bán hàng trong mọi điều kiện. Trong trường hợp này, chỉ với một sự
thay đổi nhỏ của thu nhập cũng sẽ làm cho cung co dãn lớn. Ngược lại, nếu thu
nhập cao, doanh nghiệp trường vốn, sẵn tiền dự trữ thì các chủ doanh nghiệp chỉ
bán hàng trong điều kiện có lợi cho mình. Trong trường hợp này dù có sự thay
đổi lớn về thu nhập cũng không làm cho cung thay đổi nhiều.
- Đặc tính giá trị sử dụng của các lâm sản
Sản phẩm lâm nghiệp thường khó bảo quản hoặc khó dự trữ được như: hạt
giống, cây con phải bán với mọi giá cả thì mặc dù giá cả có thể tăng lên song
cũng không làm cung tăng được. Ngược lại, đối với hàng gỗ thì cung co dãn
theo giá cả. Nếu giá hạ thì nhà kinh doanh sẽ kìm hàng lại chờ khi giá tăng sẽ
tung ra thị trường. Có một mối quan hệ chặt chẽ giữa sản phẩm xuất khẩu và sản
phẩm tiêu dùng trong nước. Khi một quốc gia đã sản xuất ra được sản phẩm gỗ
xuất khẩu nào đó như gỗ dán, ván nhân tạo, đồ mộc công nghiệp, bột giấy và
giấy thì tiêu thụ trong nước về các sản phẩm đó cũng được mở rộng.
- Điều kiện tự nhiên
Các yếu tố kể trên, giá cả là yếu tố nội sinh, cho nên giá cả hàng hoá thay
đổi dẫn đến đường cung di chuyển. Các yếu tố khác là ngoại sinh cho nên các
yếu tố đó thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường cung sang phải hoặc sang trái
(hình 04).
S'' S S'
Giá cả (P)

49
0 Q(khối lượng lâm sản)
Hình 04: Dịch chuyển đường cung
Hàm số của cung được thể hiện dưới dạng đại số như sau:
S = F(C, T, G,P...)
Trong đó:
- S: Hàm số của cung
- C: Giá cả đầu vào
- T: Công nghệ
- G: Chính sách kinh tế
- P: Giá cả lâm sản hàng hoá
2.1.3. Cơ chế hình thành giá lâm sản
Sự hình thành giá cả một mặt hàng do sự tác động tương hỗ qua lại giữa
cung và cầu về lâm sản đó quy định... Đường cung phản ánh ứng xử của người
mua, đường cầu thể hiện sự trông đợi của người bán. Giao điểm của đường cung
và đường cầu phản ánh sự kết hợp thoả thuận giữa người mua và người bán hình
thành nên giá cả thị trường.
2.1.3.1. Trạng thái cân bằng thị trường
Thị trường lâm sản thường có nhiều người bán và cũng có nhiều người
mua. Giá lâm sản sẽ do cả cung và cầu về lâm sản quy định. Sự thoả thuận giữa
người mua và người bán sẽ hình thành nên giá cả thị trường mà tại đó hình
thành nên giá cân bằng thị trường. Đó là giá mà tại đó lượng sản phẩm cung
bằng lượng sản phẩm cầu. Tại giá này, người mua sẵn sàng mua một lượng sản
phẩm mà người bán cũng đồng ý bán với một lượng như vậy.
Từ hình 05 cho thấy, Đường D và S thể hiện đường cầu và đường cung
về
lâm sản trên thị trường. Hai đường cắt nhau tại điểm A có giá bán bằng Po và
lượng sản phẩm bán và mua là Qo. Nghĩa là tại giá này, cả người bán đồng ý
bán lượng sản phẩm đúng bằng lượng mà người mua cần. Trong tình trạng này
sẽ không có sự thiếu hụt hay dư thừa sản phẩm trên thị trường. Đó là giá mà tại
đó lượng sản phẩm cung bằng lượng sản phẩm cầu.

(giá) P

D S
A
Po

0 Q( khối lượng lâm sản)


Qo
50
Hình 05: Trạng thái cân bằng thị trường
2.1.3.2. Sự mất cân bằng thị trường
Có hai nguyên nhân gây ra làm rối loạn trạng thái cân bằng cung cầu:
- Cung nhỏ hơn cầu dẫn đến tình trạng thiếu hụt hàng hoá trên thị trường.
Đây là tình trạng dư cầu. Do đó các nhà sản xuất thường nâng giá.

(giá)
P D S

P1 M N
Po A
P2 K H

Q( khối lượng lâm sản)


O Q2 Q1 Qo Q3 Q4
Hình 06. Sự mất cân bằng thị trường
- Cung lớn hơn cầu dẫn đến dư thừa hàng hoá trên thị trường. Đây là
tình
trạng dư cung. Do đó các nhà sản xuất muốn bán được hàng hoá thì phải giảm
giá hoặc phải có sự điều tiết của Nhà nước.
Như vậy ta thấy, bất cứ lúc nào giá cả trên thị trường cao hay thấp hơn giá
cân bằng thì đều dẫn đến tình trạng rối loạn cân bằng thị trường hay trạng thái
dư thừa hoặc thiếu hụt hàng hoá. Từ hình 06 cho thấy, nếu với giá P1 sẽ dấn đến
hiện tượng dư cung (đoạn MN; Q1- Q3), nếu với giá P2 sẽ dẫn đến hiện tượng
dư cầu (đoạn KH; Q2-Q4)
2.1.3.3. Trạng thái cân bằng mới
Trong hình 07, cung về lâm sản không đổi nhưng cầu về lâm sản đó thay
đổi. Đường cầu chuyển về bên phải làm tăng lên lượng lâm sản từ Qo đến Q1 có
thể bán với giá P1.

Giá(P) S
D2 A
P1
B

P2

0 Qo Q1 Q(khối lượng lâm sản)


Hình 07: Thay đổi về cầu lâm sản

51
Trong nhiều trường hợp, giá thay đổi do kết quả của sự thay đổi về cung
trong khi đó cầu không thay đổi (hình 08). Trong hình 08, khi đường cung dịch
chuyển sang trái, giá sẽ tăng lên, đường cung dịch chuyển sang bên phải làm cho
giá giảm đi.
(giá) P D S1

P1 So
Po S2
P2

0 Q(khối lượng lâm sản)


Q1 Qo Q2
Hình 08. Thay đổi về cung lâm sản
Nói tóm lại, trong các trường hợp cầu hay cung thay đổi, sự cân bằng giá cả
trên thị trường bị phá vỡ. Sự vận động của cung và cầu lại hình thành nên điểm
cân bằng mới. nếu giá cao hơn mức cân bằng Po sẽ dễn đến tình trạng cung cao
hơn cầu trên thị trường. Ngược lại, nếu giá thấp hơn so với điểm cân bằng, cầu
sẽ lớn hơn cung, sự thiếu hụt thị trường lâm sản sẽ diễn ra.
2.1.3.4. Sự can thiệp của nhà nước vào thị trường thông qua kiểm soát giá
cả lâm sản
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, do khuyết tật của nền
kinh tế thị trường, cần thiết phải có sự can thiệp của nhà nước, trong đó có sự
kiểm soát giá cả của nhà nước. Kiểm soát giá cả của nhà nước là ý đồ có chủ
tâm can thiệp vào cơ chế thị trường, nhưng không có ý đồ trực tiếp điều tiết giá
cả. Sự can thiệp của nhà nước có hai dạng"giá trần" và "giá sàn".
- Giá trần là giá mà Nhà nước xác định ở mức giá tối đa (giới hạn trên của
giá). Giá trần làm cho người bán về mặt pháp lý không được phép đòi cao hơn
giá tối đa và thường đưa ra khi thiếu hàng hoá để hạn chế không cho giá tăng lên
mức quá cao (tức là giá cân bằng thị trường được coi là quá cao). Mục đích
chính là giảm giá cho người tiêu dùng. Tại hình 09, ấn định giá trần của nhà
nước thấp hơn với giá cân bằng (P1<Po). Tại mức giá trần (P1), lượng hàng bán
ra là Q1 và lượng dư cầu (thiếu hụt) được biểu hiện bằng đoạn AB (Q2-Q1). Vì
vậy, sẽ có áp lực đẩy giá lên. Những người mua được hàng ở mức giá trần thì có
lợi còn những người không mua được hàng thì thiệt. Để thoát khỏi tình trạng
trên, cách giải quyết là tìm cách dịch chuyển đường cung về bên phải tức là gia
tăng số cung, các nhà sản xuất sẽ cạnh tranh và làm cho giá hạ xuống. Nhà nước
chỉ ấn định giá trần trong một thời gian ngắn.

(giá) P D S
E
52
Po
P1 A B

0 Q1 Qo Q2 Q(khối lượng lâm sản)


Hình 09: Hình thành giá trần
- Giá sàn là giá cả mà Nhà nước xác định ở mức giá tối thiểu (giới hạn dưới
của giá). Giá sàn được đưa ra khi giá cả cân bằng trên thị trường là quá thấp.
Mục đích chính của ấn định giá sàn là tăng giá cho người sản xuất và cung ứng
(bảo hộ cho sản xuất).

(giá) P

D A B S
P1 E
Po

0 Q1 Qo Q2 Q(khối lượng lâm sản)


Hình 10: Hình thành giá sàn
Hình 10 mô tả việc ấn định giá sàn của nhà nước. Thoạt đầu, thị trường ở
trạng thái cân bằng (E) với tổ hợp giá cả và lượng bán là Po,Qo. Nhưng để giúp
đỡ các nhà sản xuất, cung ứng thì Nhà nước ấn định mức giá tối thiểu cao hơn
mức giá cân bằng (Po). Ở mức giá này, mức cầu là Q1 và sẽ có lượng dư cung là
AB (Q2-Q1). Vì dư cung, do đó áp lực giá đẩy xuống. Nhờ ấn định giá sàn mà
những người sản xuất, cung ứng bán được lượng hàng hoá với giá cao hơn nên
thu nhập được nâng lên. Tuy nhiên, một số người không bán được hàng hoá, họ
sẽ bị thiệt thòi. Để thoát khỏi tình trạng này, cách tốt nhất là dịch chuyển đường
cầu về bên phải tức là tăng số cầu lên để tạo ra thế cần bằng mới. Nhà nước ấn
định giá sàn trong một thời gian ngắn vì nâng giá cao lên cũng không kích thích
được sản xuất.
Trong lâm nghiệp, vấn đề giá cả lâm sản có ý nghĩa quan trọng đối với việc
tiêu thụ lâm sản và tái sản xuất tài nguyên rừng. Thực trạng hiện nay, giá cả lâm
sản (đặc biệt là giá gỗ) còn thấp, chỉ đủ bù đắp chi phí tái tạo rừng nên nghề
rừng không được người dân hưởng ứng rộng rãi. Vì vậy, Nhà nước cần có chính
sách bảo trợ giá lâm sản để những người tham gia kinh doanh rừng có đủ tiền để
tái tạo lại rừng và tích luỹ tức là đảm bảo tỷ giá giữa hàng lâm sản và hàng công
nghiệp hợp lý, bảo hộ sản xuất cho người làm nghề rừng. Tuy nhiên, việc vận
dụng cơ chế giá sàn và giá trần phải hết sức linh hoạt, tùy vào hoàn cảnh kinh tế
53
của đất nước. Nó cần được kết hợp với việc thực hiện quỹ bình ổn giá. Nhà nước
dùng ngân quỹ của mình để hình thành quỹ bình ổn giá, dùng quỹ bán ra thị
trường khi giá cao và mua vào khi giá lâm sản thấp.
2.1.4. Các kênh thị trường trong lâm nghiệp
Các kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất, tổ chức
hay cá nhân thu mua với người tiêu dùng trong việc mua, bán một loại sản phẩm
nào đó và sự lưu chuyển của hàng hoá đó từ người sản xuất tới tay người tiêu
dùng. Các kênh thị trường của sản phẩm do tính chất của sản phẩm đó quy định
và tình hình phát triển thị trường ở mỗi vùng, mỗi quốc gia quy định. Nhìn
chung, các kênh thị trường có thể có các nhóm người hay các tổ chức sau đây
tham gia: người sản xuất bao gồm nông dân, các doanh nghiệp lâm nghiệp Nhà
nước, tập thể và tư nhân, các công ty hợp tác và đầu tư với nước ngoài. Người
thu mua có thể là các tổ chức thu mua của nhà nước hay của tập thể hoặc tư
thương. Người chế biến bao gồm các tổ chức hay cá nhân tham gia vào việc chế
biến hay sơ chế sản phẩm trước khi bán cho người bán buôn hay bán lẻ hoặc có
thể bán trực tiếp cho ngưòi tiêu dùng. Người bán buôn là những người mua sản
phẩm từ người thu gom hay từ người chế biến để bán sản phẩm cho người bán
lẻ. Người bán lẻ bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng.... Kênh thị trường
phản ánh cơ cấu thị trường cũng như tỷ trọng sản phẩm do các nhóm người tham
gia vào thị trường cũng như phản ánh đúng đắn thực trạng và dòng lưu chuyển
của hàng hoá.
Với lâm sản hàng hoá các kênh thị trường rất khác nhau tuỳ theo tính chất
của mỗi sản phẩm hàng hoá và tình hình phát triển của cơ cấu thị trường ở mỗi
vùng và quốc gia.
Ví dụ: các kênh lưu thông chính gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc Bắc bộ có thể
khái quát bằng sơ đồ 01. Từ sơ đồ 01 cho thấy: thị trường gỗ trụ mỏ vùng Đông
Bắc có 4 kênh lưu thông chính sau:
Kênh số 1: người tạo rừng gỗ trụ mỏ, gồm các LTQD và hộ gia đình kinh
doanh gỗ trụ mỏ bán gỗ trực tiếp cho các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh.
Kênh số 2: người tạo rừng gỗ trụ mỏ bán gỗ cho Công ty Lâm - Nông
nghiệp Đông Bắc, Công ty này tiếp tục vận chuyển và bán cho các mỏ than ở
tỉnh Quảng Ninh.
Kênh số 3: người tạo rừng gỗ trụ mỏ bán gỗ cho các doanh nghiệp dịch vụ,
thương mại, các doanh nghiệp này tiếp tục vận chuyển và bán gỗ cho các mỏ
than ở tỉnh Quảng Ninh.
Kênh số 4: hộ gia đình kinh doanh gỗ trụ mỏ bán gỗ cho tư thương và họ
tiếp tục vận chuyển tới các mỏ than ở tỉnh Quảng Ninh.
1

54
Các

mỏ

Công ty Lâm - Nông nghiệp than


Đông Bắc

3
Người sản Các doanh nghiệp dịch tỉnh
xuất
(LTQD, vụ , thương mại Quảng
Hộ gia
4
đình) Ninh

Tư thương
Sơ đồ 01. Các kênh lưu thông gỗ trụ mỏ vùng Đông Bắc Bắc bộ
2.1.5. Hiệu quả thị trường (độ cận biên thị trường)
Do đặc điểm của sản xuất và tiêu dùng lâm sản, thị trường lâm sản là thị
trường đa cấp. Mỗi loại lâm sản đáp ứng đòi hỏi của thị trường về tất cả các mặt:
không gian, thời gian, chất lượng, giá cả sản phẩm... Do vậy, các chủ thẻ kinh tế
tham gia vào các kênh thị trường cần bỏ ra những chi phí nhất dịnh để đáp ứng
những đòi hỏi trên của thị trường. Những chi phí này được phản ánh vào giá cả.
Khi thị trường chấp nhận giá, gồm giá mua lâm sản cộng với những chi phí liên
quan đến tiêu thụ lâm sản thì chênh lệch giữa giá đó với giá ở cấp thị trường
trước đó được gọi là độ cận biên thị trường. Hay độ cận biên thị trường là phần
chênh lệch giữa giá bán và giá mua sau khi đã trừ đi chi phí liên quan đến tiêu
thụ lâm sản ( chi phí thu mua, vận chuyển, phân loại, quảng cáo, chế biến...).
Tuỳ theo vị trí của các thành viên tham gia vào thị trường mà việc tính hiệu quả
thị trường (hay độ cận biên thị trường) có thể dùng các giá khác nhau. Với người
bán lẻ, đó là chênh lệch giữa giá mua buôn và giá bán lẻ cho người tiêu dùng.
Với người bán buôn, đó là chênh lệch giữa giá mua tại của rừng với giá bán
buôn. Với các sản phẩm nhập khẩu hay xuất khẩu việc tính hiệu quả thị trường
còn tính cả giá mua, bảo hiểm và chuyên chở (giá CIF) cho sản phẩm nhập khẩu
và giá xuất khẩu tại cảng (giá FOB) cho sản phẩm xuất khẩu.
Nhìn chung, khi tính hiệu quả thị trường cần phải có các thông tin sau đây:
- Giá sản phẩm khi mua vào
- Các loại chi phí bao gồm chi phí vận chuyển khi thu mua, chi phí phân
loại, chi phí chế biến hay sơ chế, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, chi phí
bảo quản...
- Giá bán sản phẩm ra
Từ sơ đồ 10 cho thấy:
Do quy định giá nguyên liệu gỗ công nghiệp tại điểm bán cho xí nghiệp
chế biến lâm sản, nên người buôn bán, lưu thông gỗ căn cứ vào giá đó sau khi
trừ các chi phí liên quan đến vận chuyển và một phần lãi, quyết định giá mua tại
cửa rừng (bãi giao), dẫn đến những nơi vùng nguyên liệu xa nhà máy chế biến
lâm sản, giá mua gỗ tại cửa rừng rất thấp, ảnh hưởng tới lợi ích của người trực
tiếp tạo rừng, vì phần lớn người trồng rừng đều bán gỗ tại cửa rừng (bãi giao).
55
Trong một số trường hợp, người tạo rừng bán gỗ nguyên liệu trực tiếp cho các xí
nghiệp chế biến lâm sản sẽ tiết kiệm được chi phí liên quan đến vận chuyển, tiền
lãi thu được cao hơn so với việc bán gỗ tại bãi giao (cửa rừng).
Hình thành giá gỗ
Hình thành giá tại xí nghiệp chế
gỗ tại bãi giao biến lâm s¶n

Khu
rõng
khai Bãi tập
Bãi giao kết gỗ
th¸c gỗ của xí
nghiệp
chế biến
lâm s¶n

Sơ đồ 10. Mô tả các điểm bán gỗ nguyên liệu công nghiệp

Như vậy, nghiên cứu hiệu quả thị trường (độ cận biên thị trường) giúp cho
việc tìm biện pháp tiết kiệm chi phí liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, nâng cao
giá bán sản phẩm, giải thích rõ các dòng lưu chuyển hàng hoá và tìm các đối
sách để giải quyết ách tắc trong khâu lưu thông lâm sản.
2.1.6. Dự báo thị trường
2.1.6.1. Đối tượng của dự báo thị trường
Để đưa ra những quyết định đa dạng liên quan đến chính sách sản phẩm và
chính sách giá cả cần phải tiến hành dự báo về các phương diện khác nhau của
thị trường. Vì vậy, đối tượng của dự báo rất đa dạng và thay đổi theo từng
trường hợp cụ thể. Thông thường việc dự báo hướng vào các mục đích như dự
báo sự thay đổi của thái độ, nhu cầu và động cơ của khách hàng, sự thay đổi của
thói quen tiêu thụ, mua hàng và thông tin nơi khách hàng. Trên thực tế, một
trong những đối tượng quan trọng nhất, cơ bản nhất của việc dự báo thị trường
là dự báo triển vọng mua hàng của khách hàng hay dự báo việc tiêu thụ, bán
hàng của doanh nghiệp. Thông qua loại dự báo này, doanh nghiệp có thể giải
đáp một số vấn để cụ thể như sau:
- Đánh giá những lợi ích và thiệt hại khi quyết định thâm nhập vào một thị
trường mới, đánh giá khả năng và mức độ thâm nhập thị trường hay quyết định
thay đổi khả năng sản xuất cho phù hợp với yêu cầu thị trường.
- Phân tích và quyết định việc duy trì hay thay đổi chính sách bán hàng hoá
hiện tại của doanh nghiệp, đánh giá mức độ và hiệu quả của những thay đổi cần

56
thiết. Trên cơ sở đó so sánh triển vọng bán hàng của doanh nghiệp tương ứng
với những thay đổi trong các chính sách của doanh nghiệp.
2.1.6.2. Phạm vi của dự báo thị trường
- Để công tác dự báo thị trường có hiệu quả thì phạm vi, thời hạn dự báo
mức độ chính xác của những dự báo có ý nghĩa quan trọng. Thông thường,
người ta sử dụng có phân biệt các loại dự báo như: dự báo ngắn hạn (từ vài
ngày đến vài tuần), dự báo trung hạn (từ vài tháng đến một hoặc hai năm) và dự
báo dài hạn (trên 3 năm). Tuy nhiên, những giới hạn về thời gian thường mang
tính chất tương đối và không giống nhau theo các lĩnh vực khác nhau. Vì vậy,
khi xác định phạm vi của dự báo, nhất là khi lựa chọn loại dự báo nào thì căn cứ
vào quy luật vận động của đối tượng dự báo, về chu kỳ phát triển của nó và căn
cứ vào tình hình cụ thể của đối tượng dự đoán.
- Việc sử dụng 3 loại dự báo thị trường phân theo tiêu thức “thời hạn dự
báo” thường đem lại những kết quả khác nhau.
Dự báo ngắn hạn thường có độ chính xác cao bởi vì thời hạn dự báo là quá
ngắn để những người cạnh trạnh buộc đối thủ phải thay đổi chính sách sản phẩm
và tiêu thụ sản phẩm của mình. Thông thường loại dự báo này được sử dụng để
dự đoán những thay đổi về khối lượng lâm sản bán ra của doanh nghiệp nhằm
làm cho khối lượng sản xuất và dự trữ luôn thích ứng với tình hình bán hàng.
Dự báo trung hạn thường xác đáng nhất khi dự đoán sự phản ứng của thị
trường đối với những hoạt động thị trường của doanh nghiệp.
Dự báo dài hạn thường được sử dụng để dự đoán sự biến động tự phát của
thị trường. Nó có ý nghĩa quan trọng đối với việc xác lập chính sách chung của
doanh nghiệp.
Rõ ràng, nếu xét trong một thời gian dài, vai trò của doanh nghiệp nói
riêng và những hoạt động thị trường nói chung đối với tình hình thị trường là
khó xác định và thường không quan trọng so với các nhân tố khác như tốc độ
phát triển kinh tế, tiến bộ của khoa học- công nghệ và các nhân tố xã hội khác.
Vì vậy, dự báo này thường được sử dụng để định hướng các chính sách đầu tư
lớn, các chính sách thâm nhập thị trường và các chính sách khác. Bên cạnh yếu
tố thời hạn, độ chính xác, tin cậy của vấn đề dự báo còn phụ thuộc khá lớn vào
các phương pháp dự báo.
2.1.6.3. Phương pháp dự báo
Thông thường người ta sử dụng các phương pháp dự báo khác nhau sau:
a. Dự đoán loại suy (so sánh)
- Nội dung cơ bản của phương pháp loại suy là căn cứ chủ yếu vào những
hiện tượng tương tự với hiện tượng cần dự báo để dự đoán sự vận động của hiện
tượng nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng phổ biến đặc biệt trong
57
những trường hợp mà doanh nghiệp ít biết về hiện tượng cần dự đoán nhưng lại
biết rõ về hiện tượng tương tự.
Tình hình này thường hay gặp khi doanh nghiệp muốn dự báo sự thay đổi
việc bán lâm sản hoàn toàn mới trên thị trường xác định. Vì thế, doanh nghiệp
cần tìm thấy sự giống nhau hoặc trong một thị trường khác mà nơi đó, sản phẩm
này đã tồn tại một thời gian hoặc với một sản phẩm tương tự trên thị trường mới
này. Khi sử dụng phương pháp loại suy, cần chú ý đến những nhân tố tác động
đến sản phẩm mới và sản phẩm tương tự trên cùng một thị trường hoặc sự khác
biệt của sản phẩm mới ở các thị trường khác nhau.
b. Các phương pháp dự báo thống kê
Các phương pháp dự báo thống kê được hình thành trên sự phân tích thống
kê, những số liệu lịch sử theo quan điểm cho rằng tương lai có thể thấy trong
quá khứ. Cơ sở của các phương pháp này là giả định về sự tồn tại tính “quán
tính” trong sự phát triển và vận động của các hiện tượng, các quá trình kinh tế-
xã hội. Tính chất “quán tính” này là kết quả tác động lâu dài của các nhóm nhân
tố chủ yếu đang tác động trong thời gian hiện tại. Phương pháp dự báo này có
thể được áp dụng rộng rãi và có kết quả tốt nếu hiện tượng cần dự báo đã có một
lịch sử lâu dài và lịch sử này đã được biết rõ. Các phương pháp thống kê gồm 2
nhóm phân biệt nhau:
- Nhóm thứ nhất gọi là “ngoại suy theo xu hướng” dựa trên giả thiết cho
rằng sự vận động tương lai của hiện tượng cần dự báo sẽ kéo dài xu hướng được
nhận thấy trong quá khứ.
Phương pháp này còn gọi là ngoại suy theo thời gian. Xu hướng vận động
của hiện tượng cần sự báo được xác định dựa trên chuỗi thời gian tức là tập hợp
những quan sát bằng số biểu hiện sự thay đối theo thời gian của đối tượng dự
báo. Vì vậy, việc xác định xu hướng có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả của
dự báo ngoại suy. Khi xác định xu hướng cần dựa trên những phân tích về quá
trình phát triển nội tại của hiện tượng, tính đặc thù và mối liên hệ của nó với các
hiện tượng, quá trình khác và những điều kiện, hoàn cảnh chung. Để xác định
“những xu hướng” đã qua và kéo dài chúng theo hướng tương lai, từ những số
liệu thống kê đã có, người ta có thể sử dụng một số phương pháp sau:
- Ngoại suy bằng đồ thị: trong một số trường hợp nhất định, việc quan sát
và kiểm tra bằng mắt đường cong nối những điểm biểu thị sự vận động
đã qua của một hiện tượng đủ để làm xuất hiện xu hướng đơn giản mà
người ta có thể kéo dài một cách giả định.
Khối
lượng
bán × × ×

58
× ×
×

Thời gian
Hình 11. Ngoại suy khối lượng bán theo thời kỳ
Để hình thành xu hướng phát triển của hiện tượng, cần thiết phải phân
chia các nhân tố tác động đến hiện tượng đó thành 2 nhóm: nhóm các nhân tố
tác động chủ yếu và thường xuyên, và nhóm các nhân tố tác động có tính ngẫu
nhiên. Khi đó dãy số thời gian được chia thành 2 phần và biểu hiện dưới dạng
toán học như sau:
Yt = F(t) + ∋t
Trong đó: Yt: Hàm biểu thị xu hướng phát triển của hiện tượng
∋t : Thành phần ngẫu nhiên có giá trị trung bình bằng không và
phương sai hữu hạn (biểu hiện những sai lệch so với xu hướng).
Trong phương pháp dự đoán bằng ngoại suy hàm xu hướng, những vấn đề
cần lưu ý là lựa chọn dạng hàm xu hướng, xác định sai số dự đoán và khoảng dự
đoán.
- Ngoại suy bằng số bình quân di động (hay trượt) là một trong những
phương pháp biểu thị xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng cần dự báo.
trong trường hợp mà sự vận động của hiện tượng có những dao động mạnh mẽ
theo hoàn cảnh từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, đôi khi khó xác định bằng mắt
xu hướng của nó. Để san bằng những dao động ngẫu nhiên và làm xuất hiện xu
hướng của hiện tượng, có thể thay thế những giá trị của mỗi thời kỳ bằng số
bình quân của n thời kỳ gần nhất ( n là hằng số) trên đồ thị. Số bình quân di
động này thường có hình dạng liên tục hơn so với bình quân thông thường và có
thể làm xuất hiện và kéo dài một xu hướng đơn giản.
Trên đây là nguyên tắc ngoại suy đơn giản những xu hướng quan sát thấy
trong quá khứ. Do đó, chúng chỉ được áp dụng nếu những số liệu lịch sử không
làm xuất hiện những thay đổi rõ nét trong xu hướng và những dự báo được đưa
ra trên sự giả định những xu hướng đã qua không bị thay đổi. Chính vì vậy

59
những phương pháp này đặc biệt có giá trị đối với thời gian ngắn và chúng chỉ
được áp dụng cho việc dự báo sự vận động tự phát, ngẫu nhiên của thị trường và
không áp dụng cho dự báo những phản ứng của thị trường đối với những thay
đổi trong chính sách của doanh nghiệp.
- Nhóm thứ hai gọi là “các mô hình toán kinh tế” không tìm cách làm rõ
những “xu hướng” của quá khứ mà phát hiện “những nhân tố giải thích” các
hiện tượng trong thời gian trước và dự báo sự vận động tương lai của nó.
Các phương pháp dự đoán kinh tế phức tạp hơn phương pháp ngoại suy
theo thời gian. Nội dung cơ bản của các phương pháp này là “giải thích” những
giá trị được nhận thấy trong quá khứ bằng phương trình hồi quy. Thực chất của
phương trình hồi quy là phản ánh mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng với
nhau. Nó gắn hiện tượng cần giải thích (hay biến số phụ thuộc) với một số nhân
tố giải thích (hay biến số độc lập). Phương pháp thống kê thường xuyên được sử
dụng nhiều nhất là phương pháp hồi quy bội số. Mối quan hệ tương quan nhiều
nhân tố được biểu diễn bằng mô hình hồi quy bội số có dạng tổng quát như sau:
Yt = A0 + A1Y t-1 + A 2 Y t-2 +….ApY t-p + ∋t
Trong đó:
- Yt-1; Y t-2; Y t-p : là mức độ tác động của các nhân tố đến trị số của Yt
- A0: biến số gốc (hằng số)
- A1; A2; Ap : Hệ số hồi quy
- P : bậc của mô hình và phản ánh cả độ trễ thời gian
- ∋t : Nhân tố ngẫu nhiên
Trong thực tiễn kinh tế hiện nay, người ta sử dụng rất phổ biến các “mô
hình toán kinh tế” để dự báo sự vận động tương lai của các hiện tượng nghiên
cứu. Như dự báo sự vận động tự phát của thị trường hoặc sự phản ứng của thị
trường đối với những hoạt động của doanh nghiệp.
Ví dụ: việc phân tích hồi quy bội số đã cho phép nhận thấy rằng việc bán
giường ngủ hàng năm được giải thích tương đối rõ bằng phương trình sau:
Vi = Vo + α M +β C + γ R + σ T
Trong đó: Vi : Số lượng giường ngủ bán trong năm i
Vo: Số lượng giường ngủ bán của năm gốc (cơ sở) mà từ đó,
những biến số khác thực hiện sự tác động của chúng (Vo = hằng số).
M: Số đám cưới của năm.
C: Số nhà được xây dựng trong năm
R: Thu nhập trung bình của các cặp vợ chồng
T: Thời gian (nó có giá trị 1 ở năm đầu tiên, 2 ở năm thứ hai…)
60
α ,β ,γ ,σ : là những hệ số hồi quy biểu thị mức độ ảnh hưởng
của từng biến số đối với số lượng bán.
Ngoài các phương pháp dự báo thị trường như đã đề cập ở trên, người ta
còn sử dụng các phương pháp khác như: tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
thăm dò ý định mua sản phẩm của người tiêu dùng, áp dụng phương pháp kinh
tế lượng…
2.2 Đầu tư trong lâm nghiệp
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm đầu tư
Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên để sản xuất kinh doanh
trong thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
Hoạt động đầu tư có những đặc điểm sau:
- Trước hết hoạt động đầu tư phải có vốn. Vốn có thể bằng tiền, bằng các
loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, các công trình xây dựng
khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ,
dịch vụ kỹ thuật, quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên
khác. Vốn có thể là vốn của Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn
vay...Do quy mô hoạt động đầu tư lớn, đòi hỏi phải có chiến lược đầu tư đúng,
phương pháp quản lý sử dụng vốn đầu tư chặt chẽ kể cả trong và sau kỳ dự án,
nhằm khai thác hiệu quả vốn đầu tư.
- Thời gian đầu tương đối dài, thường 2 năm trở nên, có thể tới 50 năm
nhưng không quá 70 năm. Thời kỳ đầu tư thường kéo dài, vì vậy trong hoạt
động đầu tư phải tiến hành phân kỳ đầu tư và đầu tư trọng điểm, đồng thời cần
phải nhanh chóng đưa các hạng mục công trình vào sử dụng.
- Thời kỳ vận hành và kết quả đầu tư kéo dài, nhiều khi vĩnh viễn. Vì vậy
phải sử dụng hiệu quả các tài sản cố định đã đầu tư: sử dụng có mục đích, khai
thác tối đa công suất và nâng cao tỷ suất lợi nhuận.
- Hầu hết các công trình đầu tư được xây dựng và thực hiện tại một nơi cố
định, gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của từng vùng. Do đó việc quyết
định đầu tư phải thận trọng, nếu quyết định đầu tư sai lầm thì hiệu quả sẽ rất lớn.
- Do quy mô đầu tư, thời kỳ đầu tư và thời gian vận hành kéo dài, địa
điểm đầu tư cố định, chịu ảnh hưởng nhiều vào điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã
hội của từng vùng...nên các chương trình đầu tư thường gặp nhiều rủi ro. Vì vậy,
đầu tư cần phải có phương án dự phòng, các phương pháp quản lý tốt nhằm
phòng ngừa và hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình đầu tư.
- Hiệu quả các dự án đầu tư mang lại không chỉ về lợi ích tài chính (tức là
lợi nhuận của dự án) mà còn cả về lợi ích xã hội (tức là lợi ích ảnh hưởng đến
quyền lợi của xã hội của cộng đồng. Vì vậy khi xác định đầu tư và đánh giá hiệu
quả đầu tư phải trên cả hai mặt hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
2.2.2 Phân loại đầu tư
Trong hoạt động đầu tư thông thường chia ra thành các loại đầu tư chủ
yếu:

61
- Đầu tư trực tiếp: là loại đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử
dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước hoặc đầu
tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Đầu tư gián tiếp: là đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý sử dụng
vốn là hai chủ thể khác nhau.

Ngoài ra còn có các loại đầu tư khác:


- Đầu tư trong nước
- Đầu tư ra nước ngoài
- Đầu tư mới
- Đầu tư theo chiều sâu
- Đầu tư phát triển
- Đầu tư chuyển dịch
2.2.3. Các hình thức đầu tư:
2.2.3.1 Đầu tư trong nước: gồm các hình thức đầu tư sau
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty trách nhiệm hữu hạn
- Công ty cổ phần
- Công ty liên doanh
- Hợp tác xã
- Doanh nghiệp tư nhân
2.2.3.2. Đầu tư nước ngoài: bao gồm các hình thức dầu tư:
- Hợp tác kinh gdoanh trên cơ sở hợp đồng
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh - chuyển giao (BOT)
- Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT)
...................
2.2.4. Vốn đầu tư
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một loại hàng hoá, là một trong
những uếy tố nguồn lực. Vốn được biểu hiện bằng giá trị, nghĩa là vốn biểu hiện
cho giá trị của một loại hàng hoá, dịch vụ nhất định. Tuy nhiên không phải
nguồn tiền nào cũng được gọi là vốn, tiền chỉ trở thành vốn khi nó được sử dụng
vào mục đích đàu tư hoặc kinh doanh.
Vốn là loại hàng hoá giống như các loại hàng hoá khác ở chỗ đều có chủ
sở hữu đích thực, song nó khác ở chỗ người sở hữu vốn chỉ cod thể bán quyền
sử dụng vốn trong một thời gian nhất định.
Trong lâm nghiệp bao gồm: vốn đầu tư và vốn sản xuất
2.2.4.1. Vốn đầu tư trong lâm nghiệp
* Khái niệm vốn đầu tư trong lâm nghiệp
Hiểu theo nghĩa rộng, vốn đầu tư kà số tiền đước sử dụng vào hoạt động
đầu tư được phân thành ba quá trình: tạo vốn, huy động vốn và sử dụng vốn. Ba
quá trình trên được phẩn ánh qua sơ đồ:
Các thể chế tài chính
Tiết
kiệm 62 Đầu tư phát
tiền triển
năng
Cất giữ
Qua sơ đồ trên có thể có khái niệm vốn đầu tư trong lâm nghiệp là số tiền tích
luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tiền tiết kiệm của
dân, vốn huy động từ nước ngoài và các nguồn khác được đưa vào sử dụng
trong quá trình tái sản xuất lâm nghiệp nhằm duy trì các tiềm lực sẵn có và tạo
ra tiềm lực mới cho nền sản xuất lâm nghiệp.
* Đặc điểm của vốn đầu tư
- Vốn đầu tư luôn luôn vận động: Do đặc điểm của hoạt động đầu tư dài
nên vốn đầu tư chu chuyển chậm, thơi gian thu hồi vốn lâu. Đặc điểm trong lâm
nghiệp, do chu kỳ thành thục công nghệ của cây rừng kéo dài hàng chục năm
nên vốn đầu tư thường được ứ đọng lớn dưới dạng sản phẩn dở dang là rừng
non, rừng chưa thành thục công nghệ.....
- Vốn đầu tư đều có chủ sở hữu cụ thể: Mỗi dự án, mỗi chương trình đầu
tư đều có chủ đầu tư và xác định chủ quản lý và và sử dụng vốn đầu tư theo
pháp luật hiện hành.
- Vốn đầu tư đều có mục đích cụ thể: đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng,
đầu tư cho xây dựng và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.....
- Vốn đầu tư có chức năng sinh lời và gia tăng lợi ích xã hội: Đây cũng là
biểu hiện hiệu ích hai mặt của vốn đầu tư. Ví dụ: đầu tư cho phát triưêửn công
nghiệp, thuỷ điện, phát triển rừng.......
- Vốn đầu tư có giá về mặt thời gian: (giá trị của đồng tiền về mặt thời
gian)
- Ngoài ra trong lâm nghiệp, vốn đầu tư còn có tính thời vụ vì phụ thuốc
vào đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp mang tính thời vụ rõ rệt.
Vốn đầu tư được hình thành từ nhiều nguồn khác nha, tuỳ theo mục đích, đối
tượng đầu tư.
* Phân loại hoạt động đầu tư
Hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì tiềm lực
sẵn có hoặc tạo ra tiềm lực lớn hớn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh
hoạt xã hội.
Để phục vụ cho công tác quản lý, thông thường người ta căn cứ vào các
tiêu thức sau đây để phân loại vốn đầu tư:
- Theo tiêu thức lĩnh vực hoạt động trong xã hội của các kết quả đầu tư :
+ Đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
+ Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
- Theo tiêu thức đặc điển hoạt động của các kết quả đầu tư:
+ Vốn đầu tư cơ bản nhằm tái sản xuất các tài sản cố định
+ Vốn đầu tư vận hành nhằm tái tạo ra các tài sản lưu động cho cơ sở sản
xuất kinh doanh, dịch vụ mới hình thành; tăng thêm tài sản lưu động cho các cơ
sở hiện có.
Đầu tư cơ bản quyết định đầu tư vận hành, đầu vận hành tạo điều kiện cho
các kết quả của đầu tư cơ bản phát huy tác dụng. Đầu tư cơ bản thuộc loại đầu tư
dài hạn, đồi hỏi vốn đầu tư lớn, thời hạn thu hồi vốn lâu. Đầu tư vận hành có thể
thu hồi vốn nhanh sâu khi đưa kết quả đầu tư vào hạot động.

63
- Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư:
+ Vốn đầu tư gián tiếp: Trong đó người bỏ vốn không trực tiệp tham gia
điều hành quản lý quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
+ Vốn đầu tư trực tiếp: trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham gia vào quá
trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Đối với đầu tư gián tiếp lại chia 2
loại: đầu tư dịch chuyển và đâu tư phát triển
Đầu tư dịch chuyển là loại đầu tư trong đó người có tiền mua lại một số
cổ phần đủ lớn để nắm quyền chi phối hoạt độgn cảu doanh nghiệp. Đầu tư phát
triển là loại đầu tư thêm những năng lực sản xuất, đây là loại đầu tư để tái sản
xuất mở rộng.
- Phân theo vị trí, chức năng, công dụng của các khoản vốn đầu tư: bao gồm
+ Chi phí để tạo ra các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng sự hoạt động
của các tài sản sẵn có.
+ Chi phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động
+ Chi phí chuẩn bị đầu tư
+ Chi phí dự phòng
- Phân theo tính chất sở hữu
+ Vốn đầu tư của nhà nước
+ Vốn đầu tư của khu vực tư nhân
- Phân theo ngành sản xuát:
+ Vốn đầu tư cho ngành công nghiệp
+ Vốn đầu tư cho ngành lâm nghiệp
+ Vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp
* Nguồn hình thành vốn đầu tư:
- Vốn Ngân sách Nhà nước: được sử dụng để đầu tư theo kế hoạch Nhà
nước đối với các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các dự án trồng rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên, các công trình văn hoá,
xã hội, phúc lợi công cộng, quản lý nhà nước khoa học kỹ thuật, an ninh quốc
phòng và các dự án trọng điểm cuả nhà nước do chính phủ quyết định mà không
có khả năng thu hồi vốn.
- Vốn ưu đãi thuộc ngân sách Nhà nước: loại vốn này được dùng để đầu
tư cho các chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và các cơ sở sản xuất tạo
việc làm, các dự án trọng điểm của nhà nước trong từng thời kỳ và một số dự án
khác của các ngành có khả năng thu hồi vốn và được xác định trong cơ cấu kế
hoạch của Nhà nước.
- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): loại này được quản lý theo nghị
định riêng.
- Vốn tín dụng thương mại: dùng để xây dựng mới, cải tạo mở rộng, đổi
mới công nghệ kỹ thuật, các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có
khả năng thu hồi và đủ điều kiện vây vốn theo quy định hiện hành. Vốn tín dụng
thương mại áp dụng theo cơ chế tự vay, tự trả và thực hiện đầy đủ các thủ tục
điều vay trả.

64
- Vốn tự huy động: dùng để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, nâng cao
chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Doanh nghiệp phải sử dụng
đúng chế độ quản lý vốn hiện hành.
- Vốn hợp tức liên doanh với nước ngoài: trường hợp doanh nghiệp nhà
nước được phép góp vốn liên doanh với nước ngoài bằng quyền sử dụng đất,
mặt nước, mặt biển, thiết bị và các công trình khác thuộc sở hữu nhà nước phải
được cấp có thẩm quyền cho phép và lầm thủ tục nhận vốn để có trách nhiệm
hoàn vốn cho nhà nước theo quy định hiện hành.
- Nguồn vốn trực tiếp cảu tư nhân nước ngoài (FDI):
- Nguồn vốn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ (NGO)
Nguồn vốn hình thành từ quỹ bù đắp (quỹ khấu hao) và lợi nhuận của
doanh nghiệp.
Ngoài ra vốn đầu tư còn được hình thành từ nguồn nhân lực, tài nguyên
thiên nhiên và nguồn vốn khoa học công nghệ (nguồn đầu tư vô hình) từ sản trí
tuế của con người như các phát minh khoa học, kiểu dáng công nghệ ngành nghề
truyền thống...
* Các quan điểm đánh giá hiệu quả trong đầu tư:
- Phương pháp tĩnh: là phương pháp đánh giá kinh tế dựa trên cơ sở so sánh trực
tiếp gia trị đạt được đầu ra với giá trị nguồn lực nguồn lực ứng trước mà không
kể đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian đối với các lượng giá trị đo. Phương pháp
này thường được áp dụng đối với các dự án đầu tư có thời gian ngắn, giá trị của
đồng tiền thường ít biến đổi, phương pháp này đơn giản, dễ tính toán. Tuy nhiên
vì coi giá trị của đồng tiền bất biến theo thời gian nên độ chính xác của kết quả
đánh giá sẽ bị hạn chế.
Một số chỉ tiêu thường để đánh giá kết quả kinh tế trong đầu tư:
Chỉ tiêu lợi nhuận:
+ Lợi nhuận tuyệt đối:
Lơi nhuận là số doanh thu còn lại sau khi đã bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt
số doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư.
Công thức tổng quát:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - tổng thuế
Ln = Dt - Z - T
Trong đó: Ln: tổng lợi nhuận
Dt: tổng doanh thu
Z: tổng chi phí
T: tổng thuế phải nộp.
+ Lợi nhuận tương đối (tỷ suất lợi nhuận)
- Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (%)
Ln
TDT = x 100
Dt
Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ giữa lợi với doanh thu, cho biết hàm lượng lợi
nhuận trong mỗi đồng doanh thu.
- Tỷ suất doanh lợi(%)

65
Ln
Tz = x100
Vsx
Chỉ tiêu này phản ánh cứ mỗi đồng vốn sản xuất đầu tư thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận
Thời gian thu hồi vốn: là khoảng thời gian mà lợi nhuận đạt được có thể
bù đắp chi phí bỏ ra.
V
+ Trường hợp đầu tư mới: TTh =
Ln + M k

Trong đó: V: Vốn đầu tư ban đầu


Ln: Lợi nhuận thu được trong một năm
Mk: Mức khấu hao cơ bản TSCĐ trong một năm
+ Trường hợp đầu tư bổ xung:
V BS
TTh = x 12 (tháng)
(Z 1 − Z 2 ) x Q + M KBS
Trong đó: VBS: Vốn đầu tư bổ xung
Z1: giá thành đơn vị sản phẩm trước khi bổ xung.
Z2: Giá thành đơn vị sản phẩm sau khi bổ sung.
Q: Sản lượng sản xuất ra trong 1 năm.
MKBS: Mức khấu hao cơ bản bổ xung trong 1 năm
Điểm hoà vốn:
Điểm hoà vốn là điểm tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp những chi phí bỏ ra
để đạt được doanh thu đó. hay nói một cách khác điểm hoà vốn sản lượng là
mức sản lượng tối thiểu để kinh doanh không lỗ.
YDT = PX

Y
YCP = a + bX
Lãi

I
P0

lỗ YCD = A
A

X
X0

Trong đó: I: là điểm hoà vốn


P0: Giá sản phẩm tại điểm hoá vốn
66
X0: Sản lượng hoà vốn được xác định
Hàm chi phí: YCP = A + bX
A: Tổng chi phí cố định
b: Chi phí biến đổi 1 đơn vị sản phẩm
X: khối lượng sản phẩm
Hàm doanh thu: YDT = PX
P: Đơn giá sản phẩm
Nếu YDT> YCP: đầu tư có lãi
Nếu YDT < YCP: đầu tư còn bị lỗ
A
Điểm hoà vốn là điểm tại đó: YCP = YDT khi đó ta có: X0 = P −b
- Phương pháp động: dựa trên luận điểm cho rằng tiền tệ luôn luôn biến động và
sinh lợi theo thời gian, một đồng trong những điều kiện bình thường cảu hội tối
thiểu cũng sinh lời bằng với lãi suât gửi ngân hàng. Trên cơ sở đó các chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả kinh tế phải xét theo giá trị thời gian của đồng tiền. Để xác
định giá trị theo thời gian cảu đồng tiền người ta áp dụng 2 phương pháp:
+ Phương pháp tính tích luỹ (FV):
Giả sử có một lượng tiền V bỏ ra ở năm thứ i trong dòng thời gian n năm với lãi
xuất cơ bản của ngân hàng là r thì giá V được tính đến năm n sẽ là:
FV = V(1 + r)n-i
+ Phương pháp chiết khấu vốn (PV):
n
Vi
PV = ∑
i =o (1 + r ) i
Ưu điểm của phương pháp độg cho phép đánh giá hiệu quả một cách chính xác
đặc biệt đối với các chươgn trình đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, phương pháp động
tính toán phức tạp đặc biệt trong trường hợp lãi suất ngân hàng thay đổi.
Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư theo phương pháp động
+ Giá trị hiện tại của lợi nhuận NPV (net present value): là hiệu số giữa
giá trị thu nhập và chi phí sau khi đã tính chiết khấu.
n
(B i − C i )
NPV = ∑
i =0 (1+ r)i
Trong đó:
NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận đạt được trong cả chu kỳ đầu tư (tức là
lợi nhuận đã qua chiết khấu).
Bi: Giá trị thu nhập ở năm thứ i
Ci: Chi phí năm thứ i
r: Tỷ lệ lãi suất
n: Tổng số năm của chu kỳ đầu tư
Một chương trình:
- Có lãi khi: NPV > 0.
- Hòa vốn khi: NPV = 0.
- Bị thua lỗ khi: NPV< 0.
+ Tỷ lệ thu nhập - chi phí BCR (Benefits to Cost Ratio)

67
n
Bi
∑ (1+ i)
i =0
i
BCR = n
Ci
∑ (1+ i)
i =0
i

Bản chất của chỉ tiêu này là cứ bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao
nhiêu đồng giá trị sau mỗi chu kỳ đầu tư khi đã chuyển giá trị của đồng tiền về
thời điểm hiện tại. Do đó nếu:
BCR > 1: Chương trình đầu tư có lãi.
BCR = 1: Chương trình đầu tư hoà vốn.
BCR < 1: Chương trình đầu tư bị thua lỗ.
+ Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR (Internal Rate of Return)
Bản chất của chỉ tiêu này là biểu hiện tỷ suất lợi nhuận thực tế của một
chương trình đầu tư, tức là nếu vay với lãi suất bằng chỉ tiêu này thì chương
trình đầu tư hoà vốn. Nghĩa là nếu vay với lãi suất r = IRR khi đó NPV = 0.
Tức là:
n
(B i − C i )
NPV = ∑ =0
i =0 (1+ IRR) i

ý nghĩa của tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR:


Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR thể hiện lãi suất thực của chương trình đầu tư
gồm hai phần: phần trang trải lãi vay ngân hàng, phần còn lại là lãi của nhà đầu
tư.
Tỷ lệ thu hồi nội bộ thể hiện mức lãi suất vay vốn tối đa mà chương trình
đầu tư có thể chấp nhận không bị lỗ vốn.
Nếu IRR > i: Chương trình đầu tư có lãi.
Nếu IRR < i: Chương trình đầu tư bị lỗ.
Nếu IRR = i: Chương trình đầu tư hoà vốn.
Ngoài các chỉ tiêu trên trong chương trình đầu tư còn sử dụng chỉ tiêu
khác như:
+ Chỉ tiêu ICOR: là tỷ lệ giữa phần gia tăng của vốn đầu tư so với sản lượng hay
suất đầu tư cần thiếu để làm tăng thêm một đơn vị sản lượng (GDP).
Vèn ®Çut­ t¨ng thª m I
ICOR = =
S¶ n l ­ îngt ¨ngthª m Yt Y0
Hoặc:
Tû lÖvèn ®Çut­/ GDP
ICOR =
Tèc ®é t¨ng tr­ ëng kinh tÕ

ý nghĩa của chỉ tiêu:


Về ưu điểm:
+ Cho biết để tạo ra một đơn vị sản lượng tăng thêm cần bao nhiêu đồng
vốn đầu tư.

68
+ Hệ số này tương đối ổn định trong một thời kỳ ngắn đối với mỗi quốc
gia, vùng, ngành.
+ Hệ số này trong công nghiệp thường lớn hơn trong nông lâm nghiệp,
thành thị lớn hơn nông thôn.
+ Hệ số này là cơ sở để dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết trong tương
lai.
Về nhược điểm
Hệ số ICOR đã không chú ý đến sự tham gia sản xuất của các yếu tố sản
xuất khác vào việc tạo ra sản lượng tăng thêm (Y1 - Y0). Hệ số ICOR cũng chưa
tính đến độ trễ thời gian, kết quả là phần đầu tư năm trước vừa là kết quả đầu tư
trong năm.
2.2.4.2. Vốn kinh doanh trong lâm nghiệp
2.2.4.2.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại vốn kinh doanh trong lâm
nghiệp
* Khái niệm vốn kinh doanh
Hiểu theo nghĩa rộng, vốn kinh doanh được biểu hiện bằng tiền của tư liệu
sản xuất được sử dụng vào sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
TLSX = TLLĐ + ĐTLĐ
Trong đó, tư liệu lao động (TLLĐ) có thể biểu hiện dưới hình thái hữu
hình (máy móc, thiết bị, nhà xưởng…) và dưới hình thái vô hình (giá trị các phát
minh khoa học, quy trình công nghệ…). Do đó có thể hiểu: vốn kinh doanh là
biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư
vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Tuy nhiên, cũng cần phân biệt không phải nguồn tiền nào cũng gọi là vốn,
tiền chỉ trở thành vốn khi nó có các điều kiện sau:
- Tiền phải đại diện cho một lượng hàng hoá hay phải được đảm bảo bằng
một lượng tài sản nhất định có thực.
- Tiền phải được tích tụ và tập trung đến một lượng đủ sức để đầu tư cho
một dự án kinh doanh.
- Tiền phải được vận động nhằm mục đích sinh lời.
* Đặc điểm của vốn kinh doanh trong lâm nghiệp
- Vốn kinh doanh trong lâm nghiệp vận động không ngừng và luôn thay
đổi hình thái trong quá trình tái sản xuất.
- Vốn kinh doanh trong lâm nghiệp ngoài giá trị tư liệu lao động có nguồn
gốc kỹ thuật (máy móc, thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải…) còn có tư
liệu lao động có nguồn gốc sinh học (rừng giống, cây ăn quả, súc vật kéo, súc
vật sinh sản…)
- Vốn kinh doanh trong lâm nghiệp chủ yếu không tác động trực tiếp mà
gián tiếp thông qua đất.
- Vốn kinh doanh trong lâm nghiệp chu chuyển chậm, vốn ứ đọng lớn,
thời hạn thu hồi lâu là do đặc điểm sản xuất lâm nghiệp quyết định.
- Vốn kinh doanh trong lâm nghiệp thường gặp nhiều rủi ro và khó huy
động vì sản xuất kinh doanh lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.
* Phân loại vốn kinh doanh

69
Tuỳ theo mục đích quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong lâm nghiệp,
có thể phân loại theo các tiêu thức sau:
- Theo hình thức luân chuyển, vốn kinh doanh được chia làm hai loại là
vốn cố định và vốn lưu động.
- Theo hình thái biểu hiện, vốn kinh doanh được chia ra các loại: vốn
bằng tiền, vốn bằng hiện vật (vật tư, hàng hoá…)
- Theo hình thể, vốn kinh doanh chia làm hai loại vốn: vốn có hình thể
hữu hình và vốn có hình thể vô hình.

+ Theo thời gian thu hồi vốn: vốn kinh doanh chia làm hai loại: vốn đầu
tư dài hạn, vốn đầu tư ngắn hạn.
+ Theo nguồn hình thành, vốn kinh doanh được chia thành các loại: vốn
chủ sở hữu, vốn vay, vốn chiếm dụng, vốn liên doanh…
Trong các phương pháp phân loại trên, trong quản lý, người ta đặc biệt
quan tâm đến phương pháp phân loại vốn kinh doanh theo tiêu thức luân
chuyển. Theo phương pháp này, vốn kinh doanh được chia thành hai loại: Vốn
cố định và vốn lưu động.
b. Vốn cố định trong lâm nghiệp
- Khái niệm và đặc điểm vốn cố định trong lâm nghiệp
Vốn cố định được biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, là loại vốn tham
gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, qua mỗi chu kỳ kinh doanh nó chuyển một
phần giá trị của mình vào sản phẩm. Tuy nhiên, quan điểm trên chưa phản ánh
đầy đủ nội dung của vốn cố định, vì vốn cố định không chỉ bao gồm giá trị tài
sản cố định mà còn bao gồm cả giá trị những công trình xây dựng cơ bản dở
dang và số vốn đầu tư dài hạn.
Vì vậy có thể đưa ra khái niệm một cách đầy đủ về vốn cố định như sau:
Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định
và đầu tư dài hạn mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần trong nhiều chu kỳ tái
sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định đã chuyển dịch
hết vào giá trị sản phẩm được sản xuất ra. Trong lâm nghiệp, vốn cố định có
những đặc điểm chủ yếu sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và phải sau
nhiều chu kỳ sản xuất mới hoàn thành một vòng tuần hoàn.
- Vốn cố định được luân chuyển dần dần trong các chu kỳ của quá trình
tái sản xuất và được thu hồi dần từng phần thông qua khấu hao.
- Vòng luân chuyển của vốn cố định thường kéo dài qua nhiều chu kỳ tái
sản xuất, kể từ khi đưa tài sản cố định vào sử dụng đến khi hết thời hạn sử dụng,
khấu hao hết và bị đào thải.
- Khái niệm, phân loại và đặc điểm của tài sản cố định trong lâm nghiệp
* Khái niệm:
Tài sản cố định là nội dung vật chất của vốn cố định là những tư liệu lao
động có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài và phải có hai điều kiện sau:
+ Phải đạt giá trị tối thiểu theo quy định của Nhà nước.
+ Thời gian sử dụng phải trên 1 năm.

70
* Phân loại
Để quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản cố định được phân loại theo tiêu
thức:
+ Theo hình thái biểu hiện, tài sản cố định được phân thành hai nhóm:
• Tài sản cố định hữu hình là những tài sản cố định có hình thái vật chất rõ
ràng (Máy móc thiết bị, nhà cửa, phương tiện vận tải, cây lâu năm, súc vật
cày kéo và sinh sản…).
• Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hình thái vật
chất rõ ràng cụ thể nhưng có giá trị đầu tư và đặc điểm luân chuyển giống
như tài sản cố định hữu hình. Đó là những tài sản trí tuệ của con người
(chi phí mua bằng sáng chế, quyền sử dụng đất, chi phí nghiên cứu, lợi
thế thương mại…)
+ Theo công dụng kinh tế, bao gồm:
• Máy móc thiết bị
• Nhà cửa, vật kiến trúc
• Phương tiện vận tải
…..
+ Theo mục đích sử dụng, bao gồm:
• Tài sản cố định dùng vào mục đích kinh doanh
• Tài sản cố định dùng vào hành chính sự nghiệp
• Tài sản cố định phúc lợi
• Tài sản cố định nhận giữ hộ
….
+ Theo quyền sở hữu, bao gồm:
• Tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp
• Tài sản cố định thuê tài chính
• Tài sản cố định thuê ngoài.
+ Theo tình hình sử dụng, bao gồm:
• Tài sản cố định đang sử dụng
• Tài sản cố định chưa cần dùng
• Tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý
+ Theo chức năng, bao gồm:
• Tài sản cố định có nguồn gốc kỹ thuật
• Tài sản cố định có nguồn gốc sinh học
+ Theo ngành, bao gồm:
• Tài sản cố định ngành chế biến
• Tài sản cố định ngành xây dựng cơ bản
• Tài sản cố định ngành trồng rừng.

Mỗi cách phân loại trên được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khác
nhau, nó là cơ sở quan trọng để tính toán, phân tích, đánh giá kết cấu tài sản cố
định để có định hướng đầu tư đúng hướng và có giải pháp sử dụng hiệu quả tài
sản cố định.

71
- Đặc điểm tài sản cố định trong lâm nghiệp: ngoài những đặc điểm chung
nó có nguồn gốc kỹ thuật như nhà cửa, máy móc thiết bị, vật kiến trúc… còn có
những tài sản cố định có nguồn gốc sinh học như cây lâu năm, rừng giống, súc
vật sinh sản, súc vật cày kéo… những tài sản cố định này không tính khấu hao
sửa chữa lớn. Đặc biệt như rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là những tài sản cố
định đặc biệt của quốc gia.
- Hao mòn và khấu hao tài sản cố định:
Hao mòn tài sản cố định được hiểu là sự giảm giá trị do các nguyên nhân
khác nhau. Trong thực tế người ta phân thành hai loại:
+ Hao mòn hữu hình tài sản cố định: Là sự hao mòn về phần vật chất do
quá trình sử dụng, các chi tiết tài sản cố định ma sát, va đập vào nhau hoặc do
tác động của thời tiết, khí hậu...làm cho các chi tiết tài sản cố định bị bào mòn,
hoen rỉ... dẫn đến tài sản cố định giảm tính năng, tác dụng cuối cùng cũng bị đào
thải. Để hạn chế hao mòn hữu hình cần phải nâng cao trình độ sử dụng, bảo đảm
chế độ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị...
+ Hao mòn vô hình: diễn ra dưới tác động của khoa học kỹ thuật phát
triển, đã tạo ra những tài sản cố định có tính năng, công dụng hơn hẳn tài sản cố
định đương thời, làm cho tài sản cố định mặc dù còn mới nhưng vẫn bị giảm giá
trị. Để hạn chế hao mòn vô hình cần phải nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố
định, tăng công suất máy móc thiết bị và tăng hệ số ca làm việc của tài sản cố
định.
Tài sản cố định trong quá trình sản xuất bị hao mòn và cuối cùng bị đào
thải. Để tái sản xuất tài sản cố định và phục hồi tài sản cố định, trong thực tế
thông qua các hình thức sau:
- Tái sản xuất tài sản cố định thông qua quỹ khấu hao:
Quỹ khấu hao được hình thành trên cơ sở trích dần từ doanh thu theo thực
trạng hao mòn của tài sản cố định để lập thành quỹ nhằm mục đích bù đắp hao
mòn hay tái sản xuất giản đơn tài sản cố định (gọi là khấu hao cơ bản) hoặc
nhằm mục đích khôi phục lại tính năng, tác dụng của tài sản cố định thông qua
việc sửa chữa lớn, hiện đại hoá máy móc thiết bị (gọi là khấu hao sửa chữa lớn).
- Tái sản xuất tài sản cố định thông qua đầu tư cơ bản:
Đầu tư cơ bản mục đích cũng nhằm mua sắm, xây dựng mới tài sản cố
định và khôi phục, hiện đại hoá tài sản cố định đang hoạt động bằng các nguồn
vốn đầu tư. Đây cũng là hình thức để tái sản xuất tài sản cố định.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong lâm nghiệp
Để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, thông thường người ta áp
dụng một số chỉ tiêu sau:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Gi¸ trÞs¶n l­îng
Hi ª ô suÊt sö dông VC§ =
VC § b ×nh qu©n

ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định được đầu tư thì thu
được bao nhiêu đồng sản lượng.
72
+ Dung lượng (hàm lượng) vốn cố định

VC§ b ×nh qu©n


Dung l­îng VC§ =
Gi¸ trÞs¶n l­îng

ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh để làm ra một đồng sản lượng thì cần đầu tư bao
nhiêu đồng vốn cố định.
+ Doanh lợi vốn cố định (tỷ suất lợi nhuận vốn cố định)

Tæng lîi nhuËn


Doanh lîi VC§ =
VC § b ×nh qu©n
ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định được đầu tư thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Bảo toàn và phát triển vốn cố định
Trong quá trình sử dụng, do nhiều nguyên nhân làm cho tài sản cố định
giảm đi cả về số lượng và giá trị. Để sản xuất kinh doanh ổn định, các đơn vị
kinh doanh cần phải bổ sung số vốn hiện có cả về số và chất lượng và phải
thường xuyên bổ sung và phát triển vốn.
Theo Thông tư số 31/TC/CN của Bộ Tài chính và Chỉ thị số
138/CT/HĐBT, bảo toàn vốn ở các đơn vị quốc doanh nhằm đảm bảo tài sản cố
định không bị hư hỏng trước thời hạn hay bị mất mát vốn do kinh doanh thua lỗ.
Có thể hiểu bảo toàn vốn là sự khôi phục vốn đã ứng trước sau một thời gian sản
xuất kinh doanh để đảm bảo tái sản xuất giản đơn tài sản cố định. Nguyên tắc
bảo toàn vốn là phải giữ được giá trị vốn ban đầu. Căn cứ để xác định bảo toàn
vốn là dựa vào chỉ số biến động giá cả trong thời kỳ được Nhà nước công bố.
2.4.2.3. Vốn lưu động
a. Khái niệm và phân loại vốn lưu động
- Khái niệm vốn lưu động trong lâm nghiệp:
Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài số tiền các doanh nghiệp ứng
trước để xây dựng nhà cửa, mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…
(vốn cố định), các doanh nghiệp còn phải có một số tiền nhất định để mua
nguyên vật liệu … dự trữ cho sản xuất và trả lương cho người lao động, đồng
thời thực hiện việc lưu thông tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tài chính ngắn hạn…
Toàn bộ số tiền ứng trước đó được hiểu là vốn lưu động. Hiểu theo nghĩa chung,
vốn lưu động là giá trị đối tượng lao động và lượng tiền tệ tham gia vào sản xuất
kinh doanh được biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động trong sản xuất và tài
sản lưu động trong lưu thông. Đặc điểm của vốn lưu động là luân chuyển toàn
bộ giá trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và hoàn thành một vòng tuần
hoàn sau mỗi chu kỳ sản xuất.
Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động là đối tượng lao động, đặc điểm
của nó là chỉ tham gia voà một chu kỳ sản xuất và sau mỗi chu kỳ sản xuất, tài
sản lưu động biến đổi hoàn toàn hình dạng vật chất ban đâu, còn giá trị thì
chuyển dịch một lần và hoàn toàn vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.
- Phân loại vốn lưu động:

73
Để quản lý, sử dụng hiệu quả vốn lưu động trong thực tế, vốn lưu động
được phân loại theo các tiêu thức sau:
+ Theo nội dung và vai trò của vốn lưu động, vốn lưu động được chia
thành 3 loại:
• Vốn lưu động trong khâu dự trữ: Là số vốn lưu động được sử dụng để
mua sắm vật tư dự trữ cho quá trình sản xuất không bị gián đoạn (Vốn
nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, công cụ lao động nhỏ, phụ
tùng sửa chữa thay thế, vật liệu bao bì đóng gói…).
• Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm giá trị sản phẩm dở dang, nửa
thành phẩm và chi phí chờ kết chuyển.
• Vốn lưu động trong khâu lưu thông bao gồm vốn thành phẩm, vốn bằng
tiền, vốn trong thanh toán và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn….
+ Theo nguồn hình thành vốn lưu động, bao gồm:
• Nguồn vốn điều lệ
• Nguồn vốn tự bổ sung
• Nguồn vốn liên doanh, liên kết
• Nguồn vốn đi vay, vốn phát hành
Ngoài ra trong quá trình quản lý sử dụng vốn, vốn lưu động còn được
phân loại theo hình thái của vốn, phân loại theo phương pháp tính…
b. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Các chỉ tiêu phản ánh tình hình chu chuyển vốn lưu động
Tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng,
phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, tiết kiệm vốn và nâng
cao hiệu quả của đồng vốn. Để tính toán các chỉ tiêu phản ánh tình hình chu
chuyển vốn lưu động, trước hết cần phân biệt một số khái niệm sau:
+ Tuần hoàn vốn lưu động: Là quá trình thay đổi hình thái của vốn qua
các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Có thể phản ánh qua sơ đồ:

V. bằng tiền
Tiền

(V. T/phẩm) T.Phẩm Dự trữ SX ( V.Vật tư)

Sản xuất
V.Sp dở dang

Qua sơ đồ trên hình thái ban đầu của vốn lưu động là tiền tệ chuyển sang
hình thái vật tư dự trữ sản xuất, trong quá trình sản xuất vốn lại trở thành giá trị
74
những sản phẩm dở dang trong khâu sản xuất, giá trị thành phẩm trong khâu lưu
thông và cuối cùng lại trở về hình thái tiền tệ. Quá trình đó gọi là tuần hoàn vốn
lưu động.
+ Chu chuyển vốn lưu động: Là sự tuần hoàn lặp đi lặp lại trong quá trình
tái sản xuất.
+ Tốc độ chu chuyển vốn lưu động: Phản ánh sự chu chuyển vốn lưu
động nhanh hay chậm trong một khoảng thời gian ( 1 kỳ kinh doanh) nhất định.
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động phản ánh qua các chỉ tiêu:
+ Vòng quay vốn lưu động (L):

DT
L=
V
Trong đó:
L: Vòng quay vốn lưu động
DT: Doanh thu thuần
: Vốn lưu động bình quân.
ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết tình hình chu chuyển của vốn lưu động của
đơn vị là nhanh hay chậm. Hay hiểu theo một khía cạnh khác là cứ bỏ ra một
đồng vốn lưu động bình quân thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
(Doanh thu thuần = Tổng doanh thu - Các khoản giảm trừ)
+ Độ dài thời gian thực hiện một vòng quay vốn lưu động (n)

N
n=
L
Trong đó:
N: Số ngày trong kỳ.
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết là để thực hiện được một vòng quay vốn lưu
động thì phải mất mấy ngày. Như vậy chỉ tiêu này càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của đơn vị càng cao và ngược lại.
+ Dung lượng vốn lưu động (Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động)
V
HV =
DT
ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hàm lượng vốn lưu động cần thiết để làm ra một
đồng doanh thu thuần. Như vậy, nếu hàm lượng vốn càng nhỏ thì hiệu quả sử
dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại.
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn lưu động
+ Doanh lợi (sức sinh lời) của vốn lưu động

LN
DL V =
V
Chỉ tiêu này phản ánh cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
+ Mức tiết kiệm vốn lưu động: Sử dụng hiệu quả vốn lưu động được hiểu
là đồng nghĩa với việc sử dụng tiết kiệm vốn lưu động và có ý nghĩa lớn trong
kinh doanh, đặc biệt hiện nay các doanh nghiệp đang hoạt động trong cơ chế thị

75
trường, tình trạng thiếu vốn, thừa lao động đang trở thành vấn đề bức xúc. Tiết
kiệm vốn lưu động được phân thành hai loại:
• Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động: Được hiểu là do tăng nhanh vòng
quay vốn lưu động, doanh nghiệp chỉ cần một lượng vốn ít hơn vốn dự
kiến (kế hoạch) mà vẫn hoàn thành được nhiệm vụ đề ra.

DTT
ΔVa =( L K LT)•
L K •L T
Trong đó:
∆ Va: Mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động
Lt, LK: Vòng quay vốn lưu động thực tế và kế hoạch
DTT: Doanh thu thực tế.
Cũng có thể tính mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động thông qua chỉ tiêu
(n) và chỉ tiêu (HV).
• Mức tiết kiệm tương đối vốn lưu động: được hiểu là tốc độ chu chuyển
vốn lưu động tăng, nếu giữ nguyên vốn lưu động thì có thể tăng được quy
mô sản xuất mà không cần phải bổ sung thêm vốn.
DT§ /C
ΔV b =( L k - L T ) •
L K •L T

Trong đó:
∆ Vb: Mức tiết kiệm tương đối vốn lưu động
DTĐ/C: Doanh thu thuần được điều chỉnh.
c. Bảo toàn và phát triển vốn lưu động
Bảo toàn và phát triển vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng là nhiệm
vụ quan trọng trong công tác quản lý tài chính, quản lý sản xuất kinh doanh của
các đơn vị. Trong thực tế có rất nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan… làm
cho vốn của doanh nghiệp bị giảm sút, có thể kể ra đay một số nguyên nhân cơ
bản: do tình hình lạm phát, giá cả tăng nhanh làm cho vốn lưu động bị giảm theo
tốc độ trượt giá sau mỗi vòng luân chuyển. Do rủi ro bất thường, do nợ nần dây
dưa, ứ đọng vốn, do tiêu thụ khó khăn và kinh doanh thua lỗ…
Nguyên tắc chung của bảo toàn vốn:
+ Thời gian bảo toàn tính cho một năm và thời điểm bảo toàn vào ngày
cuối năm.
+ Căn cứ để xác định vốn bảo toàn là chỉ số giá cả vật tư, hàng hoá chủ
yếu do Nhà nước công bố vào thời điểm cuối năm.
+ Đảm bảo tái sản xuất giản đơn vốn lưu động.
Số vốn lưu động bảo toàn cuối năm = Số vốn lưu động đầu năm x Hệ số
bảo toàn vốn lưu động.

nhân khác nhau. Trong thực tế người ta phân thành hai loại:
+ Hao mòn hữu hình tài sản cố định: Là sự hao mòn về phần vật chất do
quá trình sử dụng, các chi tiết tài sản cố định ma sát, va đập vào nhau hoặc do
tác động của thời tiết, khí hậu...làm cho các chi tiết tài sản cố định bị bào mòn,
76
hoen rỉ... dẫn đến tài sản cố định giảm tính năng, tác dụng cuối cùng cũng bị đào
thải. Để hạn chế hao mòn hữu hình cần phải nâng cao trình độ sử dụng, bảo đảm
chế độ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị...
+ Hao mòn vô hình: diễn ra dưới tác động của khoa học kỹ thuật phát
triển, đã tạo ra những tài sản cố định có tính năng, công dụng hơn hẳn tài sản cố
định đương thời, làm cho tài sản cố định mặc dù còn mới nhưng vẫn bị giảm giá
trị. Để hạn chế hao mòn vô hình cần phải nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố
định, tăng công suất máy móc thiết bị và tăng hệ số ca làm việc của tài sản cố
định.
Tài sản cố định trong quá trình sản xuất bị hao mòn và cuối cùng bị đào
thải. Để tái sản xuất tài sản cố định và phục hồi tài sản cố định, trong thực tế
thông qua các hình thức sau:
- Tái sản xuất tài sản cố định thông qua quỹ khấu hao:
Quỹ khấu hao được hình thành trên cơ sở trích dần từ doanh thu theo thực
trạng hao mòn của tài sản cố định để lập thành quỹ nhằm mục đích bù đắp hao
mòn hay tái sản xuất giản đơn tài sản cố định (gọi là khấu hao cơ bản) hoặc
nhằm mục đích khôi phục lại tính năng, tác dụng của tài sản cố định thông qua
việc sửa chữa lớn, hiện đại hoá máy móc thiết bị (gọi là khấu hao sửa chữa lớn).
- Tái sản xuất tài sản cố định thông qua đầu tư cơ bản:
Đầu tư cơ bản mục đích cũng nhằm mua sắm, xây dựng mới tài sản cố
định và khôi phục, hiện đại hoá tài sản cố định đang hoạt động bằng các nguồn
vốn đầu tư. Đây cũng là hình thức để tái sản xuất tài sản cố định.
* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định trong lâm nghiệp
Để phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, thông thường người ta áp
dụng một số chỉ tiêu sau:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

2.3. ĐỊNH GIÁ TÀI NGUYÊN RỪNG

2.3.1. Sự cần thiết phải định giá tài nguyên rừng

Các vùng rừng nhiệt đới trên thế giới và ở Việt nam đang đứng trước nguy
cơ bị thu hẹp với tốc độ ngày càng lớn, hậu quả là làm mất đi khả năng cung
cấp các dịch vụ về môi trường và nguồn lợi về kinh tế cho con người. Các
nguồn lợi trực tiếp ở đây bao gồm cả các lâm sản như gỗ, củi và lâm sản ngoài
gỗ. Hơn nữa, chức năng về cung cấp dịch vụ môi trường của rừng nhiệt đới cũng
phong phú không kém do nó là điều kiện không thể thiếu cho các hoạt động
nông nghiệp, thủy lợi, năng lượng, ... cũng như là lá phổi xanh của hành tinh.
Tuy có giá trị về kinh tế và sinh thái cao như vậy nhưng rừng nhiệt đới
nói chung và ở Việt nam nói riêng lại thường bị lợi dụng một cách bừa bãi và
đôi khi mang tính chất huỷ diệt. Một trong những nguyên nhân chính đưa đến
77
tình trạng trên là do sự bất lực của cơ chế thị trường khi mà các hàng hoá môi
trường như không khí, sông hồ hay rừng tự nhiên không thể đo đếm hay giá cả
của chúng khó có thể được xác định. Vì vậy, cũng giống như hàng hoá môi
trường khác, tài nguyên rừng cũng cần phải được đánh giá một cách thoả đáng
để làm cơ sở cho việc ra các quyết định quản lý và sử dụng một cách bền vững.
Để làm được điều đó, chúng ta cần phải sử dụng cách tiếp cận và các công cụ/kỹ
thuật đo đếm hợp lý.

2.3.2. Cơ sở khoa học và cách tiếp cận

Các khái niệm cơ bản

- Tổng giá trị kinh tế của rừng


Vai trò và chức năng đa dạng và thiết yếu của rừng chứng tỏ giá trị của
chúng lớn hơn rất nhiều so với những gì chúng ta nhận thức hiện nay. Thông
thường, giá trị của rừng được thể hiện thông qua tổng giá trị kinh tế 1 của chúng.
Tổng giá trị kinh tế này lại được phân loại thành giá trị sử dụng 2 và giá trị phi
sử dụng 3 (Hình 1).
TV = UV + NV (0)
Munasinghe (1992)4 cụ thể hóa giá trị sử dụng thành giá trị sử dụng trực
tiếp (DV), giá trị sử dụng gián tiếp (IV) và giá trị lựa chọn, và giá trị sử dụng
gián tiếp thành giá trị để lại (BV) và giá trị tồn tại (EV) (xem Hình 1).

Hình 1. Sơ đồ phân loại tổng giá trị kinh tế của rừng

1
Tên tiếng Anh: Total Economic Value.
2
Tên tiếng Anh: use value
3
Tên tiếng Anh: non-use value.
4
Munasinghe, M., 1992. 'Biodiversity protection policy: environmental valuation and distribution issues',
AMBIO, 21(3):227-36..
78
T æ g n ¸ i tg r k Þ i nt Õh( T V )

G ¸ it r sÞ öd ô n ( Ug V ) G ¸ it r pÞ h s i öd ô n ( Ng V )

G ¸ i t r sÞ öd ô n gG ¸ i t r sÞ öd ô n g G ¸ i t r t Þ ï cy h ä n G ¸ i t r Þ®Ó l ¹ i G ¸ i t r t Þ å t¹n i
t r ù t ic Õ (Dp ) V g ¸ i n t i Õ (p I V ) ( O )V ( B )V ( E )V

C ¸ c s n¶p h È m L î Ý ci th õ c ¸ c G ¸ it r t Þ r ù t ic Õ p G ¸ it r s Þ öd ô n g G ¸ it r t Þ õ n h Ë n
c ãt h Ó® î ­ c c h øn ¨ nc g v µg ¸ in t i Õ p v µp h s iö t h øs ùtc å t n¹ i
t ªi ud ï n g s i n t h¸h i t ­ n¬ gl a i d ô cn hg t ­o n¬ g c ñ t µa in g ª un y
t r ù t ic Õ p l a i

T h pù hc È m K i Ó s mot l ¸ò, § a n dgs i¹ n h h ä c N ¬ ci ­ t r ó H sÖ i n t h¸h i


S i nk hh è i h n¹ h n ,¸ N ¬ ci ­ t r ó C ¸ c l o s µ i in v h Ë t C ¸ c l o b µ Þi
G ¶ i it r Ý x ãm i ß n ®e d ä a

T Ý n h h ÷ un hg h ¶i m× d Ç n

Nguồn: Theo Munasinghe (1992), Barbier (1993, 1994).


Giá trị sử dụng được tập hợp trên cơ sở chúng được sử dụng trực tiếp hay
gián tiếp. Giá trị sử dụng trực tiếp là những giá trị gần gũi với cuộc sống hàng
ngày của con người mà rừng đem lại như đánh bắt cá, thu lượm củi đun, nghỉ
ngơi giải trí, vv ... Việc sử dụng trực tiếp có thể mang tính chất thương mại và
phi thương mại (gắn với cuộc sống tự cấp tự túc của cộng đồng địa phương). Giá
trị phi sử dụng bao hàm những giá trị liên quan tới việc sử dụng hàng hoá môi
trường hiện nay và trong tương lai (tiềm năng) trên cơ sở sự tồn tại của chúng và
nhiều khi không liên quan tới việc sử dụng thực tế (Pearce và Warford, 1993).
Giá trị phi sử dụng được chia ra thành giá trị thừa kế (để lại) và giá trị tồn tại.5
Giá trị phi sử dụng khi gộp lại có thể rất lớn. Tổng giá trị để lại và giá trị tồn tại,
như được ước tính trong các nghiên cứu của Sutherland (1985), Walsh (1984) và
Walsh (1985),6 dao động trong khoảng từ 35-70% tổng giá trị tài nguyên. Vì
vậy, việc bỏ qua các giá trị này trong hoạch định chính sách quốc gia có thể dẫn
đến các sai lầm nghiêm trọng trong phân bố và sử dụng tài nguyên. Tuy nhiên,
những giá trị phi sử dụng này rất khó có thể ước lượng.
Biểu thức (1) có thể được thể hiện như sau:

TV = DV + IV + OV + BV + EV (0)

Giá trị phi sử dụng có thể nhận được bằng cách lấy tổng giá trị tài nguyên
trừ đi giá trị sử dụng của nó:

NV = TV – UV (0)
5
Tên tiếng Anh: bequest value và existence value.
6
Sutherland, R.J. and Walsh, R.G., 1985. 'Effect of distance on the preservation value of water quality', Land
Economics, 61(3):281-91, Walsh, R.G., Loomis, J.B. and Gillman, R.A., 1984. 'Valuing option, existence and
bequest demands for wilderness', Land Economics, 60(1):14-29, Walsh, R.G., Sanders, L.D. and Loomis, J.B.,
1985. Wild and Scenic River Economics: recreation use and preservation values, American Wilderness Alliance,
Englewood, Colorado.
79
- Mức bằng lòng (tự nguyện) trả (WTP)7
Trong lý thuyết kinh tế, giá trị kinh tế của một hàng hoá và dịch vụ thường
được đo lường bởi những gì chúng ta bằng lòng trả cho hàng hoá đó, trừ đi chi
phí để sản xuất và tiêu thụ nó, nghĩa là:
EV = WTP – C (0)
Trong đó: EV: giá trị kinh tế
WTP: mức bằng lòng trả
C: chi phí
Tuy nhiên, chi phí cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của hàng hoá môi
trường thường được coi là miễn phí (bằng không). Giá trị kinh tế của hàng hoá
môi trường như rừng vì vậy bằng chính mức bằng lòng trả cho hàng hoá đó,
không kể chúng ta có thực sự chi trả hay không, nghĩa là:
EV = WTP (0)
Mức tự nguyện trả thức chất phản ánh sở thích tiêu dùng của khách hàng.
Thông thường khách hàng thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ mà họ tiêu
dùng thông qua giá thị trường (market price). Nhưng cũng có trường hợp khách
hàng tự nguyện hay chấp nhận trả cao hơn giá thị trường và mức họ tự nguyện
trả cũng khác nhau. Có nghĩa là lợi ích mà họ nhận được cao hơn cả mức chỉ số
thị trường. Mức "vượt" này thường được gọi là thặng dư tiêu dùng. Ta có thể thể
hiện mối quan hệ này như sau:
WTP = MP + CS ( 0 )
trong đó: WTP: mức bằng lòng trả
MP: giá trị trường
CS: thặng dư tiêu dùng
Trong Hình 2, giá thị trường được xác định bởi quan hệ cung-cầu là P* và
được áp dụng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên cá nhân A tỏ ra bằng lòng trả ở
mức giá cao hơn (Pa). Tổng lợi ích nhận được ở đây thực tế là toàn bộ diện tích
nằm dưới đường cầu ở hai phần đánh bóng là (a) và (b). Hình chữ nhật (a) chính
là giá trị mà người tiêu dùng trả cho hàng hoá cụ thể, còn hình tam giác (b) là
thặng dư tiêu dùng. Cả hai hình gộp lại sẽ cho giá trị tổng lợi ích.
Hình 2. WTP và thặng dư tiêu dùng

7
Tên tiếng Anh: Willingness-to-pay
80
Giá

Px
b
P*

O Khèi l­ î ng
Đường cầu trong lý thuyết kinh tế vì vậy thường được gọi là đường “bằng
lòng chi trả”, và những phương pháp xác định giá trị tài nguyên như phương
pháp định giá ngẫu nhiên (CVM) thường được gọi là phương pháp sử dụng
đường cầu.

Cách tiếp cận định giá tài nguyên rừng


Thông thường, khi đánh giá kinh tế các dự án sử dụng tài nguyên trước
khi đưa ra quyết định quản lý và sử dụng chúng, phương pháp phân tích chi phí
lợi ích (CBA)8 thường được sử dụng. Tuy nhiên, do hạn chế về các thông tin cần
thiết trong quá trình định giá tài nguyên cũng như xuất phát từ đặc điểm của tài
nguyên rừng như đã trình bày ở trên, một phương pháp tiếp cận liên ngành trong
đó có sự phối hợp của cả các nhà kinh tế lẫn sinh thái học có lẽ sẽ tỏ ra phù hợp
hơn. Vì vậy, nội dung phần này sẽ tập trung vào việc giới thiệu một khung phân
tích dùng cho định giá tài nguyên rừng.9
Theo khung phân tích này (2.3. ĐỊNH GIÁ TÀI NGUYÊN RỪNG), quá
trình đánh giá kinh tế tài nguyên rừng được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 xác
định vấn đề và lựa chọn phương pháp tiếp cận đánh giá kinh tế chính xác; giai
đoạn 2 xác định phạm vi và giới hạn phân tích cũng như các thông tin cần thiết
cho phương pháp đánh giá kinh tế đã chọn; và giai đoạn 3 xác định phương pháp
thu thập thông tin và kỹ thuật định giá cần cho đánh giá kinh tế. Việc hoàn tất cả
3 giai đoạn này sẽ đưa ra kết quả đánh giá kinh tế của tài nguyên rừng để giúp
các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ có nên tiếp tục chính sách đề ra hay
không.

Hình 3. Khung phân tích trong đánh giá kinh tế tài nguyên rừng

8
Cost-benefit analysis.
9
Khung phân tích này được nhà kinh tế học Barbier xây dựng cho IIED năm 1994.
81
Xác định vấn đề, mục
đích & mục tiêu
Giai đoạn 1
Chọn cách đánh giá

1 2 3
Phân tích tác động Định giá từng phần Định giá toàn phần

Nhận biết loại, phạm vi Nhận biết loại, phạm vi Nhận biết loại, phạm vi
và ranh giới hệ thống và ranh giới hệ thống và ranh giới hệ thống
Giai đoạn 2
Liệt kê các giá trị Liệt kê các giá trị Liệt kê các giá trị

Xếp hạng các tác động Xếp hạng các giá trị và Xếp hạng giá trị đối với
theo mức độ quan nhu cầu đánh giá theo toàn bộ hệ thống theo
trọng mức độ quan trọng mức độ quan trọng

Xác định nhu cầu


thông tin

Xác định trở ngại về


Giai đoạn 3 nguồn lực

Chọn phương pháp


thu thập số liệu

Chọn phương pháp thẩm


định và kỹ thuật định giá

Nguồn: Theo IIED (1994)


a. Xác định vấn đề và cách tiếp cận đánh giá
Giai đoạn đầu tiên của quá trình đánh giá tập trung vào việc xác định mục
tiêu tổng quát hay vấn đề nổi cộm. Vấn đề được xác định ra sao sẽ quyết định
cách đánh giá nào sẽ được lựa chọn. Những cách đánh giá chủ yếu được đưa ra
trong khung phân tích này bao gồm phân tích tác động, định giá từng phần và
định giá toàn phần.
Phân tích tác động bao hàm đánh giá những thiệt hại gây ra đối với rừng
bởi tác động môi trường từ bên ngoài (ví dụ: tràn dầu tại vùng đất ướt ven biển).
Cách đánh giá này tỏ ra phù hợp khi xáo động tại vùng rừng gây ra những tác
động môi trường cụ thể.10 Với ví dụ tràn dầu ở trên, mục đích của phân tích tác
động là đi ước lượng những giá trị mất đi của rừng do hệ sinh thái và tài nguyên
bị thiệt hại. Những giá trị mất đi này có thể bao gồm lợi ích ròng về mặt sản

10
Phân tích tác động ở đây khác với đánh giá tác động môi trường (EIA).
82
xuất và lợi ích ròng về mặt môi trường bị mất đi do chất lượng môi trường (chất
lượng nước, chức năng hệ sinh thái) suy giảm.
Định giá từng phần chủ yếu đi vào đánh giá hai hoặc nhiều hơn các
phương án sử dụng rừng. Nghĩa là việc lựa chọn phương án sử dụng rừng phải
dựa trên việc so sánh lợi ích ròng tạo ra bởi từng phương án. Trong cách đánh
giá này, không phải tất cả lợi ích của rừng được đo lường, mà chỉ có những lợi
ích sinh ra do kết quả của hoạt động dự án mới được quan tâm. Đó chính là lý
do nó được gọi “định giá từng phần”.
Định giá toàn phần bao quát đánh giá tổng đóng góp về kinh tế, hay lợi
ích ròng, của rừng cho xã hội. Trong trường hợp này, mục đích đặt ra là phải
định giá lợi ích sản xuất và lợi ích môi trường ròng gắn với rừng càng nhiều
càng tốt. Mục đích khác của định giá toàn phần là nhằm xác định xem có nên
biến khu vực rừng nhất định thành khu bảo tồn với các hoạt động sử dụng có
kiểm soát hay không. Khi đó tổng lợi ích ròng của rừng sẽ phải vượt trội các chi
phí trực tiếp bỏ ra để xây dựng khu bảo tồn (bao gồm cả chi phí di dời và đền
bù) cộng với các lợi ích ròng bị hy sinh do các phương án bị loại bỏ.

b. Xác định phạm vi/giới hạn phân tích và các thông tin cần thiết
Việc xác định phạm vi/giới hạn phân tích và thông tin cần thiết là bước đi
tiếp theo sau khi đã chọn được cách đánh giá kinh tế phù hợp. Giai đoạn này bao
gồm các bước sau:
- nhận biết diện tích rừng cần quan tâm, khoảng thời gian phân tích và ranh
giới địa lý cũng như phân tích của hệ thống.
- xác định các đặc điểm cơ bản của vùng rừng đang được đánh giá, bao
gồm các chức năng môi trường thông dụng (ví dụ: chu kỳ dinh dưỡng,
chức năng tiểu khí hậu, luồng năng lượng, vv ...) cũng như các hợp
phần/thành tố của nó (ví dụ: sinh khối, các loài động thực vật, ...) hay cả
những thuộc tính khác (ví dụ: di sản văn hóa, ...).
- xác định giá trị gắn với mỗi thành tố, chức năng cũng như thuộc tính của
hệ sinh thái rừng. Các phạm trù như giá trị sử dụng (trực tiếp và gián tiếp)
và giá trị phi sử dụng được sử dụng để diễn dịch các đặc điểm của rừng
sang thước đo kinh tế.
- xếp hạng các đặc điểm và giá trị chính của rừng (phụ thuộc vào cách đánh
giá kinh tế).
c. Xác định các phương pháp thu thập số liệu và kỹ thuật định giá
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau được sử dụng
trong định giá tài nguyên và hàng hóa môi trường. Các phương pháp này khác
biệt về mức độ tin cậy lý thuyết và khả năng chấp nhận giữa các nhà kinh tế, về
yêu cầu số liệu và mức độ dễ dàng sử dụng và cả mức độ phù hợp với các nước
khác nhau. Để thuận tiện cho việc áp dụng, các phương pháp và kỹ thuật trên
được chia thành 5 nhóm sau:
83
 Phương pháp giá thị trường
 Phương pháp thị trường thay thế
 Phương pháp hàm sản xuất
 Phương pháp bày tỏ sở thích
 Phương pháp dùng chi phí

Phương pháp giá thị trường sử dụng số liệu và thông tin điều tra từ người
sản xuất và tiêu dùng sau khi đã điều chỉnh theo mùa, giá trị gia tăng và các ảnh
hưởng của chính sách công. Nó cũng bao gồm cả việc ước lượng lợi ích của sản
xuất và tiêu dùng mang tính tự cấp tự túc.
Phương pháp này thường được áp dụng cho ước lượng giá trị sử dụng trực
tiếp của rừng, bao gồm cả giá trị lâm sản ngoài gỗ được tiêu thụ một phần hoặc
không công khai trên thị trường nhằm mục đích ước tính mức độ tiêu dùng tự
cấp tự túc hoặc không được ghi chép. Giá thị trường phản ánh sở thích của
người tiêu dùng, nhưng thường phải điều chỉnh do ảnh hưởng của chính sách
công hoặc thất bại của thị trường.

Phương pháp thị trường thay thế sử dụng thông tin về hàng hóa được tiêu
dùng để suy ra giá trị của hàng hóa phi thị trường liên quan. Nhóm phương pháp
này bao gồm phương pháp du lịch phí, giá hưởng thụ (hedonic) và phương pháp
dùng hàng hóa thay thế:
- Phương pháp du lịch phí thường sử dụng số liệu điều tra về chi phí trực tiếp
như tầu xe và nhà nghỉ, và cả chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra để đi du lịch
được tính dựa trên một phần đơn giá tiền lương trung bình. Phương pháp du
lịch phí thường được sử dụng để ước lượng nhu cầu giải trí của rừng tại một
điểm cụ thể. Liên quan tới phương pháp này là phương pháp được sử dụng
chủ yếu ở các nước đang phát triển để xác định giá trị lâm sản ngoài gỗ phi
thị trường thông qua chi phí cơ hội của thời gian bỏ ra để thu lượm và sơ chế
chúng.
- Định giá hưởng thụ sử dụng phương pháp thống kê để xác định tương quan
giữa biến động về giá của một hàng hóa thị trường với thay đổi về mức độ
tiện nghi môi trường liên quan. Định giá hưởng thụ được dùng để đo lường
ảnh hưởng của mức độ gần rừng hoặc nơi khai thác tới giá của đất làm nhà ở
hay kinh doanh.
- Phương pháp dùng hàng hóa thay thế sử dụng giá thị trường của hàng hóa
thay thế để đo lường lợi ích phi thị trường. Phương pháp này có thể được
dùng bất kỳ khi nào có hàng hóa thị trường gần gũi thay thế cho các lợi ích
ngoài gỗ.

Các phương pháp thị trường thay thế nhìn chung là có thể tin cậy được
nếu quan hệ giữa lợi ích cần xác định và thị trường thay thế được làm rõ và giá
cả trong thị trường thay thế không bị bóp méo. Ngoài ra, phương pháp du lịch
phí có thể phải tính cho nhiều mục đích khác nhau trong một chuyến đi đơn

84
thuần. Định giá hưởng thụ thì lại đòi hỏi lượng thông tin lớn để tách riêng ảnh
hưởng của lợi ích phi thị trường tới giá thị trường tương đối so với các yếu tố
khác.
Phương pháp hàm sản xuất (hay thay đổi sản lượng) tập trung vào quan
hệ sinh-lý giữa mức độ (hay chất lượng) của lợi ích phi thị trường và mức độ
(hay chất lượng) đầu ra của một hàng hóa/dịch vụ nào đó. Phương pháp này
được dùng để ước lượng cả tác động tại chỗ lẫn tác động ra bên ngoài của thay
đổi về sử dụng đất, như ảnh hưởng của khai thác gỗ tới săn bắn, sử dụng nước
vùng hạ lưu, nghề cá, khí hậu, vv…Nó đòi hỏi số liệu thỏa đáng về các quan hệ
sinh-lý giữa đầu vào và đầu ra.
Phương pháp bày tỏ sở thích bao gồm phương pháp định giá ngẫu nhiên
(CVM) và xếp hạng ngẫu nhiên.
- Phương pháp định giá ngẫu nhiên sử dụng thông tin điều tra người tiêu dùng
để làm rõ mức tự nguyện (bằng lòng) chi trả cá nhân mang tính giả định cho
một lợi ích nào đó hoặc mức tự nguyện (bằng lòng) chấp nhận đền bù phần
lợi ích bị mất. Phương pháp định giá ngẫu nhiên thường được sử dụng để xác
định các giá trị giải trí/du lịch. Đặc biệt, nó là một trong các phương pháp
duy nhất được dùng để ước lượng giá trị phi sử dụng như giá trị cảnh quan
hay đa dạng sinh học.
- Phương pháp xếp hạng ngẫu nhiên sử dụng kỹ thuật có sự tham gia theo
nhóm để làm rõ nguyện vọng/sở thích về các lợi ích phi thị trường dưới dạng
cấp hạng hay tiền tệ. Nó đặc biệt hay được dùng khi các nhóm mục tiêu
không quen với cách định giá bằng tiền.
Phương pháp định giá ngẫu nhiên thường được coi là phương pháp đáng
tin cậy nếu tuân thủ quy trình định giá chặt chẽ. Ngược lại, phương pháp có sự
tham gia lại mang tính thực nghiệm và ít được sử dụng rộng rãi để ước lượng
các lợi ích phi thị trường. Chúng chỉ phát huy tác dụng khi thu thập thông tin
định tính hay “bối cảnh”, nhưng lại gây ra hoài nghi về độ tin cậy khi ước tính
mức bằng lòng chi trả.
Phương pháp dựa vào chi phí sử dụng chi phí cung cấp hay thay thế một
hàng hóa/dịch vụ như là thước đo gần đúng lợi ích của nó. (ví dụ, chi phí cơ
hội, chi phí cơ hội gián tiếp, chi phí khôi phục, chi phí thay thế, chi phí di dời,
chi phí phòng ngừa, …). Phương pháp này có thể được sử dụng để định giá một
lợi ích bất kỳ của rừng. Tuy nhiên, nó được coi là ít đáng tin cậy hơn so với các
phương pháp khác và cần được sử dụng một cách thận trọng.
Như vậy, từng hợp phần trong tổng giá trị kinh tế của rừng có thể được
định giá bằng một hay một vài phương pháp phù hợp. Mối liên hệ giữa các giá
trị của rừng và các phương pháp phù hợp và ngược lại có thể được thể hiện như
sau:

Biểu 1. Các hợp phần giá trị của rừng và phương pháp định giá
Hợp phần giá trị Phương pháp định giá

85
Giá trị sử dụng trực tiếp
Gỗ Giá thị trường
Lâm sản ngoài gỗ Giá thị trường, giá hàng hóa thay
thế, thay thế gián tiếp, chi phí cơ
hội gián tiếp, thay đổi năng xuất,

Giải trí, văn hóa, giáo dục Du lịch phí, giá hưởng thụ
Môi trường sống cho con Giá hưởng thụ, [chi phí thay thế]
người
Giá trị sử dụng gián tiếp
Bảo vệ đầu nguồn Chi phí thiệt hại tránh được
Tái tạo dinh dưỡng Chi phí phòng ngừa
Giảm ô nhiễm không khí Giá trị thay đổi về năng xuất
Chi phí di dời
Điều tiết tiểu khí hậu
Chi phí phòng ngừa
Lưu giữ carbon
Đa dạng sinh học
Giá trị tùy chọn Định giá ngẫu nhiên
Giá trị tồn tại Định giá ngẫu nhiên

Lựa chọn phương pháp định giá


Trong định giá tài nguyên rừng, không phải mọi phương pháp đều có thể
được áp dụng theo cách hiểu đơn giản và dễ dàng, cho dù việc quan tâm đến độ
tin cậy và tính khách quan của kết quả chính là động lực mạnh mẽ để cố gắng áp
dụng các phương pháp hiện có. Vấn đề là ở chỗ các phương pháp được ưa
chuộng nhất lại đòi hỏi một lượng lớn số liệu và thông tin rất tốn kém về chi phí
và thời gian mới thu thập được. Vì vậy, việc thu thập toàn bộ số liệu hay các số
liệu tốt nhất cho từng mảng đánh giá là không khả thi. Các nhà nghiên cứu cần
suy xét xem thông tin nào nên đầu tư vào là tốt nhất và phải cần bao nhiêu thời
gian và tiền bạc để làm được điều đó.
Việc lựa chọn phương pháp định giá cho từng loại giá trị tài nguyên rừng
vì vậy cần được cân nhắc nhằm giảm thiểu tối đa chi phí và thời gian cần cho
công tác định giá. Nhìn chung, việc lựa chọn giá trị môi trường cụ thể nào để
phân tích và phương pháp định giá nào cần áp dụng sẽ phụ thuộc vào:

86
- loại giá trị nào là quan trọng nhất?
- thông tin nào đã có sẵn và khả thi cho việc thu thập?
- nguồn lực sẵn có cho nghiên cứu.
Phương pháp được lựa chọn cũng phải được chấp nhận về mặt thể chế do
các kết quả nghiên cứu thường được sử dụng cho mục đích hoạch định chính
sách hiện hành. Nói một cách khác, ai sẽ là người sử dụng kết quả định giá là
một vấn đề cần phải tính đến. Ví dụ, các kết quả ước lượng bằng phương pháp
du lịch phí và giá hưởng thụ có thể mang nặng tính lý thuyết và hoặc quá phức
tạp cho nhóm mục tiêu; hoặc kết quả định giá ngẫu nhiên có thể được xem như
là thiên về tính chủ quan và không đủ tin cậy để hỗ trợ cho xây dựng chính sách.
Đối với hàng hóa và dịch vụ có thị trường thì việc định giá chúng tương
đối dễ. Tuy nhiên, với hàng hóa và dịch vụ có thị trường kém phát triển như sản
phẩm tự sản tự tiêu, lâm sản ngoài gỗ, vv ... cần phải tiến hành điều tra hiện
trường về chủng loại sản phẩm, mục đích sử dụng và các mặt hàng thay thế
chúng.
Khi giá thị trường không tồn tại hoặc không phản ánh thước đo giá trị một
cách phù hợp, các kỹ thuật định giá phi thị trường cần được sử dụng. Tuy nhiên,
những kỹ thuật định giá này thường đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và tiền bạc
hơn các phương pháp thông thường.
Cả hai phương pháp CVM và TCM đều dựa vào điều tra thực tế và đòi
hỏi các công việc như chọn mẫu, xây dựng bảng câu hỏi, tập huấn nhóm phỏng
vấn, phương pháp trình bày và phân tích, vv... Phương pháp giá hưởng thụ là
một trong các phương pháp sử dụng nhiều số liệu nhất. Còn khi bị hạn chế về
thời gian, kinh phí và các thông tin sẵn có, phương pháp chuyển giao lợi ích có
thể được sử dụng. Phương pháp này sử dụng kết quả từ khác nghiên cứu khác để
áp dụng vào điểm nghiên cứu mới với những điều chỉnh cần thiết.

2.4. HẠCH TOÁN TÀI NGUYÊN RỪNG


2.4.1. Đo lường phúc lợi xã hội
Hệ thống Tài khoản Quốc gia (SNA) đã được các quốc gia phương Tây
áp dụng kể từ sau Đại chiến Thế giới lần thứ 2 để theo dõi hoạt động của nền
87
kinh tế trong nước và hiện đang được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Trong hệ thống này, chỉ tiêu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân trên đầu
người được sử dụng như là một số đo tổng hợp về trình độ phát triển kinh tế và
mức đọ phúc lợi xã hội của một quốc gia. Trong giai đoạn sau Đại chiến Thế
giới thứ 2, do quy mô dân số thế giới còn nhỏ, nền kinh tế tế thế giới chưa phát
triển mạnh nên sức ép lên tài nguyên thiên nhiên và các vấn đề về môi trường
còn chưa đáng kể. Vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường vì vậy chưa trở
thành mối quan tâm của các quốc gia và chưa được đưa vào SNA.
Tuy nhiên, việc bỏ qua mối quan tâm về sự cạn kiệt của tài nguyên thiên
nhiên và thay đổi về chất lượng của môi trường trong chỉ tiêu GDP đã trở nên rõ
nét trong giai đoạn hiện nay. Nó đặt ra yêu cầu phải hiệu chỉnh các chỉ tiêu đo
lường phúc lợi xã hội hiện nay cho phù hợp với những thay đổi về tình trạng
môi trường tại mỗi quốc gia và trên thế giới. Hạch toán tài nguyên thiên nhiên
và môi trường được đề xuất nhằm giải quyết mục tiêu cấp thiết này.
Phúc lợi xã hội của một quốc gia thường được đo lường bằng các chỉ tiêu
sau:
− Tổng sản phẩm quốc dân – GNP (Gross National Product)
− Tổng sản phẩm quốc nội – GDP (Gross Domestic Product)
− Sản phẩm quốc dân ròng – NNP (Net National Product)
(Xem phần 1.4.2).

2.4.2. Những khiếm khuyết trong đo lường phúc lợi xã hội


Cách đo lường phúc lợi xã hội trong SNA thông qua các chỉ tiêu nói trên
có những khiếm khuyết sau đây:
- Không tính đến các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí;
- Không tính đến sản xuất trong gia đình và sản xuất tự cấp tự túc;
- Không tính đến các hoạt động phi thị trường khác;
- Không nhằm mục đích đo lường độ bền vững: GNP có thể tăng lên ngay cả
khi nền kinh tế đang theo hướng không bền vững;
- Vốn do con người tạo ra được khấu hao trong GNP (từ đó có NNP), nhưng
vốn tự nhiên (tài sản môi trường) thì lại không;
- Các chi phí phòng chống ô nhiễm hay suy thoái môi trường:
i) được xem là khoản đóng góp (lợi ích) vào NNP nếu được chi ra từ
ngân sách chính phủ do khoản tiêu dùng công cộng này (G) được
tính từ phía chi tiêu:
NNP = GNP – DMC
= (C + G + I + NX) – DMC (0)
ii) được coi là khoản chi phí và không được tính vào giá trị gia tăng,
nghĩa là NNP, nếu do các doanh nghiệp phải bỏ ra:
NNP = GNP – DMC
= Giá trị gia tăng – DMC (0)

88
Như vậy, chi phí phòng chống ô nhiễm hay suy thoái môi trường không
làm tăng phúc lợi và sẽ không được tính vào trong NNP hiệu chỉnh.
- Các thiệt hại gây ra cho con người từ suy thoái môi trường không được giảm
thiểu bởi các chi phí phòng chống như: bênh tật do ô nhiễm, các thiệt hại về
tài sản không được đền bù, vv ... Các khoản thiệt hại này phải được trừ khỏi
NNP hiệu chỉnh.

2.4.3. Hiệu chỉnh đo lường phúc lợi xã hội


Do những khiếm khuyết kể trên, số đo phúc lợi xã hội có thể được hiệu
chỉnh theo những hướng sau:
 Khi không thể đo lường những thay đổi về môi trường bằng tiền tệ:
Trong trường hợp này, các tài khoản hiện vật được sử dụng để đo lường
các thay đổi về tài nguyên hoặc môi trường tự nhiên theo các đơn vị hiện vật.

 Khi có thể đo lường bằng tiền tệ ở một số lĩnh vực:


Trong trường hợp này, các tài khoản “vệ tinh” được sử dụng để bao quát
một ngành nhất định và tách biệt khỏi các tài khoản quốc gia thông thường.
 Khi có thể đo lường bằng tiền tệ ở tất cả các lĩnh vực:
Trong trường hợp này, các tài khoản tiền tệ được dùng để điều chỉnh NNP
theo những khiếm khuyết đã nêu. Một trong các chỉ tiêu được đưa ra là Tổng
sản phẩm quốc dân hiệu chỉnh (Adjusted GNP).
Adjusted GNP = NNP - DEg – DNC – RPD (0)

Trong đó: DEg – chi tiêu chính phủ cho phòng chống các hậu quả môi
trường
DNC – khấu hao vốn tự nhiên
PRD - thiệt hại cho dân cư do ô nhiễm hay suy thoái môi
trường
Khấu hao vốn tự nhiên có thể được xác định như sau:
DNC = (FR – fR)(R-D) (0)
Trong đó: R - lượng tài nguyên được khai thác
D - lượng tài nguyên được phát hiện
FR – giá thị trường của tài nguyên
fR – chi phí khai thác tài nguyên

Như vậy, GNP hiệu chỉnh có thể được thể hiện lại như sau:
Adjusted GNP = NNP - DEg – DNC – RPD - (FR – fR)(R-D) (0
)

GNP hiệu chỉnh đôi khi còn được gọi là Thu nhập quốc dân bền vững
(Sustainable National Income).

89
CHƯƠNG III
QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN RỪNG

3.1. SỬ DỤNG RỪNG


3.1.1. Cơ sở sinh học của rừng
Là đối tượng của quản lý lâm nghiệp nhưng rừng vẫn chịu sự chi phối của
quy luật tự nhiên. Điều này được thể hiện thông qua quan hệ giữa sản lượng cây
đứng và tuổi cây (xem Hình 4). Sản lượng cây đứng trên một đơn vị diện tích
(ha), V(t), tăng với tốc độ chậm trong những năm đầu sau khi trồng hay tái sinh,
tăng nhanh đến thời điểm tx và sau đó tăng chậm lại cho đến khi đạt cực đại tại
te.11 Sau thời điểm này, cây rừng bắt đầu già cỗi và xuống cấp do các yếu tố như
tuổi cao, sâu bệnh, cháy rừng, gió bão, ...
Đối với các loài cây mọc nhanh sử dụng trong trồng rừng, te có thể rất
ngắn, thậm chí chỉ 7-8 năm. Tuy nhiên, các loài cây mọc trong rừng tự nhiên lại
có thời gian te dài hơn nhiều, thậm chí hàng trăm năm. Trong thực tiễn, quá trình
sinh trưởng này có thể được điều chỉnh bằng các biện pháp lâm sinh như: chọn
mật độ tối ưu, bón phân, tỉa thưa và phòng chống sâu bệnh, vv … nhằm rút ngắn
thời gian thành thục của cây rừng.12 Điều này có nghĩa là đồ thị biểu diễn quan
hệ sản lượng và tuổi cây có thể dịch chuyển theo nhiều cách khác nhau tùy
thuộc vào mức độ can thiệp của con người.

Hình 4. Quan hệ giữa sản lượng cây đứng và tuổi cây


Sản lượng
(m3/ha)

V(te)

V(tx)

tx te Tuổi (năm)

Quan hệ sản lượng-tuổi cây có thể được thể hiện dưới dạng mức tăng sản
lượng hàng năm so với sản lượng cây đứng (Hình 5). Mức tăng trưởng đạt cực
đại tại sản lượng V(tx) tại thời điểm tx. 13 Còn tại thời điểm te tương ứng với sản
lượng V(te), lượng tăng trưởng bằng không do đồ thị cắt trục hoành tại đó. Điều
này phù hợp với lập luận về quá trình sinh trưởng của cây rừng ở trên.

11 e
t còn được gọi là tuổi thành thục tự nhiên.
12
Trường hợp này người ta gọi là tuổi thành thục công nghệ, tức là tuổi cho sản phẩm phù hợp với mục đích
kinh doanh.
13 x
t chính là điểm uốn của đồ thị trong Hình .
90
Hình 5. Quan hệ năng xuất-sản lượng của rừng
N ¨ n g x u Ê t
( d V / d t )

V '( t ) m a x

O x
V () t V e
)( t
S ¶ nl ­ î n g c © y ® ø n g

Trong mối quan hệ giữa năng xuất và tuổi cây (Hình 6), có hai khái niệm
quan trọng được sử dụng là lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm (CAI) và
lượng tăng trưởng bình quân hàng năm (MAI). 14 Đường cong CAI thể hiện mức
thay đổi cận biên về thể tích cây đứng trong từng thập kỷ và vì vậy, CAI được
coi là hàm số của biến thời gian.

Hình 6. Quan hệ giữa mức tăng trưởng hàng năm và tuổi cây
Tăng
trưởng Tăng trưởng thường
(m3/ha xuyên hàng năm (CAI)
)
Tăng trưởng bình quân
hàng năm (MAI)

Tuổi
O tmax (năm)

Về mặt toán học, CAI có thể được xác định theo công thức:
∆V ∂V ( t )
CAI = hoặc CAI = ∂t = V '( t ) (0)
∆t
Khác với CAI, MAI thể hiện mức tăng sản lượng bình quân từ năm (thập
kỷ) này qua năm (thập kỷ) khác. Về mặt toán học, MAI được xác định theo công
thức:
V (t )
MAI = (0)
t

14
Tên tiếng Anh là current annual increment và mean annual increment
91
Điều kiện cần để MAI đạt cực đại là đạo hàm bậc nhất của nó theo thời
gian phải bằng không, tức là:
∂V ( t )
=0
∂t
V’(t)t – V(t) = 0
V (t)
Từ đây ta có: V '( t ) =
t
Nghĩa là:
CAI = MAI (0)
Như vậy, MAI sẽ đạt cực đại khi nó bằng với CAI. Còn theo thuật ngữ
kinh tế, CAI có thể được coi là sản phẩm cận biên theo thời gian, trong khi MAI
được coi là sản phẩm bình quân theo thời gian.

3.1.2. Kinh tế sử dụng rừng


Mục tiêu chủ yếu của quản lý và sử dụng tài nguyên rừng là tối đa hoá lợi
ích ròng (đã chiết khấu) từ rừng, bao gồm cả giá trị lâm sản ngoài gỗ. Tối đa hoá
lợi ích ròng từ rừng trong mọi trường hợp đều đòi hỏi phải tối đa hóa giá trị hiện
tại của đất dùng cho mục đích lâm nghiệp. Đất đai rất thiết yếu trong việc tính
toán này do nó có chi phí cơ hội – là chi phí liên quan tới phương án sử dụng tốt
nhất tiếp theo của đất đai (như hoạt động giải trí, xây dựng nhà, bảo tồn thiên
nhiên, vv…) – mà nếu bị bỏ qua sẽ không làm cho việc sử dụng đất trở nên hiệu
quả nhất. Để đi sâu phân tích bản chất kinh tế của sử dụng tài nguyên rừng,
chúng ta sẽ xem xét hai trường hợp: i) chỉ tính giá trị gỗ và ii) tính cả giá trị gỗ
và lâm sản ngoài gỗ.

3.1.2.1. Giá trị gỗ


Mô hình kinh tế được đưa ra với giả định rằng tài nguyên rừng được sử
dụng theo các luân kỳ nối tiếp không giới hạn có độ dài bằng nhau. Mục tiêu của
quản lý là phải tối đa hóa giá trị hiện tại của đất dùng để trồng rừng. Hai loại chi
phí trực tiếp liên quan gồm:
- chi phí thứ nhất liên quan tới trồng, biện pháp lâm sinh, khai thác, lưu bãi,
vận chuyển tới nơi tiêu thụ, vv ... là những chi phí thực tế trong quản lý rừng;
- chi phí thứ hai là lợi ích phải hy sinh để chờ khai thác rừng, tức là phần tiền
lẽ ra được hưởng nếu rừng được khai thác sớm hơn và thu nhập được đầu tư
vào trồng thêm rừng trên diện tích đó hoặc vào các hoạt động khác.
Giá trị của đất dùng để trồng rừng chính là chi phí gián tiếp. Nó liên quan
tới việc đất có được phần thu nhập còn lại sau khi toàn bộ chi phí trực tiếp thứ
nhất được khấu trừ.
Thu nhập ròng theo giá trị hiện tại từ đất rừng (hay giá trị của đất rừng)
W, được xác định như sau:15
15
Tham khảo thêm Hartwick, J.M. and Oliwiler, N.D., 1998. The Economics of Natural Resource Use, Addison-
Wesley Educational Publishers, Inc., Massachusetts để tìm hiểu các bước biến đổi toán học để đưa đến biểu thức
này.
92
(p - c)V(I)e-rI - D
W= (0)
(1- e-rI )

Trong đó:
p – thu nhập từ 1 m3 gỗ khai thác
c – chi phí khai thác 1 m3
D – chi phí tạo 1 ha rừng
V - sản lượng gỗ khai thác
I – luân kỳ khai thác
r - tỷ lệ lãi xuất
e – cơ số logarit tự nhiên

Để tối đa hóa giá trị W thì điều kiện cần thiết là dW/dI = 0. Từ đó ta có:

(p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* (0)

Biểu thức (p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* ( 0 ) có thể được diễn giải như
sau:
 Vế trái chính là giá trị sản phẩm cận biên của rừng nếu được giữ lại thêm một
chu kỳ nữa. Trong chu kỳ đó, cây đứng “tăng” thêm phần sản lượng vật lý V’
và mỗi đơn vị đáng giá (p-c);
 Vế phải bao gồm 2 chi phí cơ hội đo lường những khoản chủ đất phải bỏ đi
nếu rừng không được khai thác và đất đai không được trồng lại trong mỗi
khoảng thời gian. Cụ thể như sau:
- Phần giá trị r(p – c)V(I) là tiền lãi mà chủ đất lẽ ra được hưởng nếu ông ta
khai thác cây đứng và đầu tư tiền vào ngân hàng để hưởng lãi xuất r;
- Phần giá trị rW* là chi phí cơ hội của đất, thể hiện giá cho thuê đất. Còn
W* được gọi là giá trị vị trí đất, tức là khoản lớn nhất có thể được trả cho
khoảnh đất trống nếu nó được dùng để trồng rừng.
Hình 7 minh họa cách xác định luân kỳ tối ưu dựa vào kết quả phân tích ở
trên. Vế trái của biểu thức (p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* ( 0 ) được biểu diễn
bằng đường Giá trị sản lượng cận biên của rừng, VMPT (Value of the marginal
product of growing timber):

VMPT = (p – c)V’(I) (0)

Vế phải của Biểu thức (p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* ( 0 ) được biểu
diễn bằng đường Chi phí cơ hội của gỗ, TOC (Timber opportunity costs):

TOC = r(p – c)V(I) + rW* (0)

93
Luân kỳ kinh doanh tối ưu (I*) trong từng trường hợp được xác định khi
vế trái của biểu thức (p – c)V’(I) = r(p – c)V(I) + rW* ( 0 ) bằng với vế phải, tức
là khi đường VMPT cắt đường TOC hay VMPT = TOC.
Một điều dễ dàng nhận thấy từ Hình 7 là khi tỷ lệ lãi xuất r càng lớn, luân
kỳ tối ưu I* càng ngắn. Thật vậy, khi tỷ lệ lãi xuất tăng cao, chủ rừng thường tối
đa hóa lợi ích của mình bằng cách khai thác rừng sớm hơn và đầu tư tiền vào
ngân hàng hay các hoạt động có sinh lợi cao hơn thay vì chờ khai thác rừng theo
đúng thời điểm đã xác định.

Hình 7. Luân kỳ kinh doanh rừng tối ưu

Giá trị/chi TOC(r2) TOC(r1)


phí tăng thêm
(r2>r1
($)
)

VMP
T

rW*
rW*
1

2
I*2 I*1 Tuổi
0 (năm)

Trong thực tiễn, một số trường hợp có thể xảy ra và ảnh hưởng tới việc
xác định luân kỳ tối ưu, cụ thể như sau:
 Tỷ lệ lãi xuất r = 0
Tỷ lệ lãi xuất bằng không tương đương với việc không tính chiết khấu các
lợi ích và chi phí trong tương lai. Trong trường hợp này, chủ đất mong muốn tối
đa hóa dòng thu nhập chưa chiết khấu hàng năm. Nếu chi phí tái tạo rừng bị bỏ
qua (D = 0), luân kỳ tối ưu sẽ được xác định tại thời điểm: CAI = MAI
hay
V (t )
V '( t ) =
t
và không phụ thuộc vào giá cả hay chi phí khai thác.
Nếu D > 0, chi phí tạo rừng cũng như giá cả và chi phí khai thác được đưa
vào tính toán. Khi đó luân kỳ tối ưu sẽ được xác định với điều kiện:
(p – c)V’(I) = [(p – c)V(I) - D]/I (0)
 Tỷ lệ lãi xuất r > 0
Giả sử giá trị của vị trí đất sẽ là không (W* = 0). Điều này xảy ra khi nếu
đất đai sẵn có không giới hạn. Từ Biểu thức (19) ta có:
V’(I) = rV(I) (0)

94
Điều này có nghĩa là sẽ không có giá trị tung độ gốc phản ánh chi phí cơ
hội của việc hoãn khai thác. Giả thiết là đường TOC đi xuống. Khi đó luân kỳ
tối ưu sẽ trở nên dài hơn. Kết quả này tương đương với việc tối đa hóa giá trị
của rừng trong một chu kỳ vì đối với chu kỳ đơn lẻ, bài toán đặt ra là chọn I để
tối đa hóa e-rI(p-c)V(I) – D. Để tối đa hóa mục tiêu này, luân kỳ phải thỏa mãn
điều kiện tối ưu là V’(I) = rV(I). Luân kỳ đơn lẻ cũng không tính đến lợi ích
ròng của những khai thác trong tương lai.

3.1.2.2. Giá trị gỗ và lâm sản ngoài gỗ


Các giá trị ngoài gỗ (GTNG) như giải trí, động vật hoang dã và dịch vụ
sinh thái có thể ảnh hưởng tới các quyết định về sử dụng tài nguyên rừng, cụ thể
là luân kỳ kinh doanh. Khi các GTNG được đánh giá đủ lớn, chúng có thể ngăn
ngừa việc ra quyết định khai thác gỗ từ rừng do những giá trị này có thể còn cao
hơn cả giá trị do sản phẩm gỗ khai thác đem lại. Tuy nhiên, các GTNG thường
khó được định giá do chúng không có giá thị trường được xác định rõ ràng.16 Bỏ
qua trở ngại trên, chúng ta có thể xem xét việc tính bổ xung các GTNG sẽ ảnh
hưởng tới luân kỳ kinh doanh hiệu quả như thế nào?

Giả sử diện tích đất trống được sử dụng để trồng rừng đều tuổi và lợi ích nhận
được từ GTNG tại thời điểm bất kỳ, N(t), là hàm số của tuổi cây. Tiếp theo, giả
sử tất cả các luân kỳ có độ dài như nhau.
Giá trị ngoài gỗ (đã chiết khấu), B, được xác định theo công thức:
 1 
B =  N(I)e -rI   -rI  (0)
 1- e 

Tổng giá trị của rừng (F) sẽ là: F = W + B (0)


trong đó W được xác định theo công thức (19) và B theo ( 24 )
Tối đa hoá F theo I sẽ đưa đến điều kiện sau:
V’(I) + N(I) = rV(I) +rF* (0)
trong đó: F* - giá trị tối ưu của đất bao gồm cả giá trị gỗ và ngoài gỗ.
Biểu thức (26) diễn giải việc sử dụng rừng đa dạng tối ưu. Luân kỳ tối ưu
sẽ ở vào thời điểm tại đó giá trị tăng cận biên của cây đứng sẽ cân bằng với chi
phí cơ hội của việc hoãn khai thác (bằng với lợi ích từ khai thác bị mất cộng với
địa tô bị mất do kéo dài luân kỳ).

Trong lâm nghiệp, người ta còn sử dụng tiêu chí Giá trị mong đợi của đất
(Soil Expectation Value - SEV) để xác định giá trị của đất trống dùng cho mục
đích lâm nghiệp. Thực tế cho thấy đất rừng thường mang lại thu nhập định kỳ tại
thời điểm khai thác hoặc cuối chu kỳ kinh doanh thay vì mang lại thu nhập hàng
năm. Vì thế cần phải tính được giá trị hiện tại của chuỗi thu nhập định kỳ liên
tục nhằm xác định giá trị tiềm năng của khoảnh đất dùng cho mục đích lâm
nghiệp. Cụ thể là tiêu chí này giúp ta xác định được giá trị của đất trống không

16
Xem các phương pháp định giá ở Chương 2.
95
có cây mọc trên đó. Nó cũng cho biết giá trị của khoảnh đất trống mà không thể
dùng cho mục đích nào tốt hơn ngoài lâm nghiệp đáng giá là bao nhiêu.
SEV được xác định theo công thức sau:

 a 
SEV =   (0)
 ( 1 + i ) − 1 
t

trong đó:
a - số lượng thanh toán định kỳ, tức là giá trị ròng của toàn bộ chi phí và
thu nhập quy đổi về cuối chu kỳ, bao gồm cả chi phí thiết lập dự án nhưng
không tính giá đất;
t - khoảng thời gian tính bằng năm giữa các lần thanh toán (giống như
khoảng thời gian giữa các lần khai thác gỗ);
i - tỷ lệ lãi xuất;
SEV - giá trị mong đợi của đất tại năm 0;
SEV có thể được xác định trước hoặc sau thuế. Hơn nữa, giá thuê đất
hàng năm tối đa có thể được xác định bằng cách nhân SEV với tỷ lệ lãi xuất
(Vasievich 2001).
Ví dụ: Một công ty lâm nghiệp dự định đầu tư trồng cây nguyên liệu trên
khu vực đất trống. Loài cây định trồng là cây nhập nội có chu kỳ kinh doanh là
10 năm. Thu nhập ròng tại cuối mỗi chu kỳ được ước tính là 6,500,000 đồng/ha.
Tỷ lệ lãi xuất bình quân là 7%. Để biết được giá trị của đất dùng cho mục đích
lâm nghiệp, cần phải xác định SEV theo (27).
6,500, 000
SEV = = 6,720,768 đồng/ha
( 1 + 0.07 )
10
−1
Nếu như không có phương án sử dụng đất nào hiệu quả hơn trồng cây lâm
nghiệp thì 6,720,768 đồng sẽ là giá trị của một ha đất trống dùng cho mục đích
lâm nghiệp. Như vậy, nếu công ty định thuê đất để trồng rừng thì giá thuê đất tối
đa hàng năm (rmax) là:

rmax = SEV*i = 6,720,768 * 0.07 = 470,454 đồng/ha

3.2. PHÁ RỪNG


3.2.1. Khái niệm
Tuy là một hiện tượng xảy ra phổ biến ở hầu hết mọi nơi trên thế giới
nhưng phá rừng lại được quan niệm theo nhiều cách khác nhau. Theo cách thứ
nhất, phá rừng thường được định nghĩa là quá trình chuyển đổi hay sự thay đổi
của lớp phủ mặt đất từ rừng sang các trạng thái khác. Khác với phá rừng, suy
thoái rừng được coi là quá trình xuống cấp những gì đang diễn ra bên trong rừng
như hệ sinh thái, đa dạng sinh học, vv … (Palo et al., 1987; Turner & Meyer,
1994). Trong cách định nghĩa thứ hai, thuật ngữ “phá rừng” mô tả sự đổi thay
hoàn toàn trong sử dụng đất từ rừng sang nông nghiệp, bao gồm cả canh tác
96
nương rẫy và chăn thả, hay sử dụng đô thị. Nó không bao gồm rừng đã bị khai
thác (thậm chí chặt trắng) và để cho tự tái sinh (WRI, 1992:118). Còn trong cách
hiểu thứ ba thì phá rừng thường mang nghĩa huỷ hoại hay làm mất đi thảm cây,
từ làm mất hoàn toàn hay vĩnh viễn thảm cây cho đến những thay đổi nhỏ trong
thành phần sinh thái (Angelsen, 1995).
Tốc độ phá rừng nhiệt đới hàng năm giai đoạn 1981-1990 là 0,8% hay
15,4 triệu ha/năm, trong đó châu Á có tỷ lệ mất rừng cao nhất (1,2%). Riêng đối
với Việt nam, trong vòng nửa thế kỷ từ 1943 đến 1993 có khoảng 5 triệu ha rừng
tự nhiên bị mất, nghĩa là tốc độ phá rừng hàng năm ở Việt nam vào khoảng 100
nghìn ha.

3.2.2. Nguyên nhân của phá rừng


Phá rừng thường là hậu quả của nhiều yếu tố có mối quan hệ phức tạp ở
các mức độ khác nhau tác động riêng rẽ hay hay cùng đồng thời tác động. Do
phá rừng là một quá trình diễn ra phức tạp nên việc sử dụng cách tiếp cận đơn
thuần đi tìm kiếm nguyên nhân phá rừng sẽ không đem lại kết quả thỏa đáng.
Kết quả của hầu hết các nghiên cứu và đánh giá về nạn phá rừng trên thế giới
đều cho thấy nguyên nhân của phá rừng có thể phân ra thành nguyên nhân trực
tiếp và gián tiếp (sâu xa), trong đó nguyên nhân gián tiếp thường được coi là
thiết yếu. Hình 9 thể hiện một cách nhìn về nguyên nhân phá rừng nhiệt đới,
trong đó nguyên nhân gián tiếp bao gồm chính sách/thể chế, kinh tế, dân số và
phát triển. Các nguyên nhân này cũng có những quan hệ qua lại với nhau, có thể
nhận thấy và không nhận thấy được. Còn các nguyên nhân trực tiếp thường gắn
với việc sử dựng trực tiếp tài nguyên rừng. Chúng bao gồm các hoạt động như
khai thác lâm sản, canh tác nương rẫy, chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác
(nông nghiệp, chăn thả, đồn điền, ...), và các nguyên nhân khác.

Các nghiên cứu về phá rừng gần đây của Brown và Pearce 1994;
Kaimowitz và Angelsen 1998; van Kooten, Sedjo và Bulte 1999 cũng đã chỉ ra
các nguyên nhân phá rừng nhiệt đới bao gồm:
- Thu nhập
- Tăng trưởng/mật độ dân số
- Giá cả/nguồn thu nông nghiệp
- Sản lượng nông nghiệp
- Xuất khẩu, tỷ trọng XK nông nghiệp
- Giá/nguồn thu/sản xuất gỗ
- Đường xá và xây dựng đường xá
- Quy mô tài nguyên (trữ lượng rừng, diện tích đất, vv …)
- Yếu tố thể chế (ổn định chính trị, quyền tài sản, luật lệ, …)

Hình 8. Nguyên nhân phá rừng nhiệt đới

97
Nguyên nhân gián Nguyên nhân
tiếp (sâu xa ) trực tiếp Hậu quả

Chuyển đổi sang mục


Chính đích sử dụng khác
sách/
Kinh tế
thể chế
P
Khai thác lâm sản H
Á

R
Canh tác nương rẫy Ừ
N
Phát G
Dân số triển
Nguyên nhân khác

Các nghiên cứu ở Việt nam lại cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến
phá rừng bao gồm: khái thác quá mức, đốt nương làm rẫy, chuyển đổi sang đất
nông nghiệp, di dân (tự do và có tổ chức), chiến tranh, vv ... (Biểu 2). Tuy nhiên,
có thể thấy rõ là tài nguyên rừng của Việt nam suy giảm rất mạnh trong giai
đoạn sau chiến tranh (từ 1975). Điều đó có nghĩa là những nguyên nhân như
chiến tranh chẳng hạn chỉ ảnh hưởng tới việc mất rừng trước năm 1975 và tập
trung chủ yếu ở miền Nam, còn phần lớn diện tích rừng bị mất từ 1975 trở lại
đây lại chủ yếu là do các nguyên nhân như khai thác gỗ, di dân, chuyển đổi sang
đất nông nghiệp gây ra.

Biểu 2. Các nguyên nhân mất rừng theo các vùng ở Việt nam (%)
Khai Canh
Chuyển đổi Di Chiế Nguyên
thác tác Tổng
Vùng sang đất nông dân n nhân
quá nương cộng
nghiệp tự do tranh khác
mức rẫy
Châu thổ sông 12 - 17 41 9 21 100
Hồng
Đông Bắc 27 29 11 7 8 18 100
Trung tâm Bắc bộ 29 27 16 9 5 23 100
Tây Bắc 11 36 12 11 3 27 100
Bắc Trung bộ 34 21 14 6 14 11 100
Duyên hải miền 28 17 11 9 29 6 100
Trung
Tây nguyên 31 24 21 5 17 2 100

98
Đông Nam bộ 29 15 13 9 24 10 100
Châu thổ sông Mê 19 4 19 21 31 6 100
Kông
Nguồn: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1998. Báo cáo hiện trạng môi
trường Việt nam 1998, No. 3, Bộ KH, CN&MT, Hà nội.

3.2.3. Các mô hình phá rừng


Để có thể giải thích rõ hơn vấn đề phá rừng nhiệt đới hiện nay và mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau, trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu
khác được triển khai nhằm đưa ra các mô hình hoặc các tiếp cận phù hợp. Phần
tiếp theo sẽ giới thiệu 4 mô hình phá rừng phổ biến hiện nay.

Mô hình EKC (Environmental Kuznets Curve)


Đường Kuznets (môi trường) giả thuyết rằng “tình trạng tồi tệ” về môi
trường trước tiên tăng lên, nhưng rốt cuộc sẽ giảm xuống khi thu nhập trên đầu
người của một quốc gia tăng. Mặc dù mô hình EKC thường được áp dụng cho
các vấn đề ô nhiễm, nhưng nó đã được kiệm nghiệm cho vấn đề phá rừng trong
một số nghiên cứu gần đây.
Mô hình phá rừng EKC về cơ bản có dạng sau:
Fit - Fit-1 = f ( Yit ,Yit2 ,zit ) = a1Yit + a2 Yit2 + zit b + eit (0)
Trong đó:
Fit – Fit-1 là thay đổi trữ lượng rừng trong giai đoạn trước (mang dấu âm
nếu phá rừng xảy ra).
Yit là thu nhập theo đầu người.
zit thể hiện các biến giải thích như mật độ hay tỷ lệ tăng dân số và các
biến kinh tế vĩ mô khác.

Mô hình sử dụng đất cạnh tranh


Mô hình này được đưa ra dựa trên giả thuyết cho rằng mất rừng ở các
nước nhiệt đới là kết quả của sử dụng đất mang tính cạnh tranh, cụ thể là giữa
nông nghiệp và duy trì rừng tự nhiên (Barbier và Burgess 1997; Ehui và Hertel
1989).
Nhìn từ góc độ kinh tế, việc chuyển đổi từ rừng tự nhiên sang sản xuất
nông nghiệp đồng nghĩa với việc lợi ích tiềm năng về lâm sản và môi trường bị
mất đi không thể lấy lại được.
Vì vậy, mô hình sử dụng đất cạnh tranh thường bao hàm cả thước đo của
“giá” hay chi phí cơ hội của chuyển đổi sang nông nghiệp và phá rừng dưới
dạng lợi ích về gỗ và môi trường từ đất rừng phải bỏ đi.

∂A D
Fit − Fit −1 = A D ( vit , zit ) <0 (0)
∂v it

99
Trong đó:
AD – nhu cầu chuyển đổi đất rừng sang nông nghiệp
vit – giá hay chi phí cơ hội của chuyển đổi sang nông nghiệp
zit thể hiện các biến giải thích như mật độ hay tỷ lệ tăng dân số và các biến
kinh tế vĩ mô khác.
Kết quả nghiên cứu ở một số nước nhiệt đới cho thấy mật độ dân số tăng
thường làm cho rừng bị mất nhanh hơn; ngược lại, tăng thu nhập bình quân đầu
người và sản lượng nông nghiệp sẽ làm giảm nhu cầu chuyển đổi đất rừng. Kết
luận sau hàm ý rằng khi các nước phát triển kinh tế và cải thiện hiệu xuất sử
dụng đất nông nghiệp thì áp lực phá rừng sẽ giảm xuống.
Việc đo lường chi phí cơ hội của chuyển đổi trong mô hình này như giá trị
đất, thuế tài nguyên lại thường gặp khó khăn do số liệu không sẵn có và thiếu
đầy đủ ở các nước nhiệt đới. Vì vậy, các hàng hóa thay thế thường được sử dụng
trong nghiên cứu (xem Chương 2).

Mô hình chuyển đổi đất rừng của hộ gia đình


Nhiều đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về phá rừng nhiệt đới ở các nước đã
chú trọng tìm hiểu vấn đề ra quyết định chuyển đổi đất rừng của các hộ gia đình
nông nghiệp (Barbier 2000; Barbier và Burgess 1996; Chomitz và Gray 1996;
Cropper, Mani và Griffiths 1999; López 1997; Nelson và Hellerstein 1996;
Panayotou và Sungsuwan 1994). Các nghiên cứu này cố gắng mô hình hóa nhu
cầu chuyển đổi đất, với giả thiết rằng các hộ gia đình hoặc sử dụng lao động sẵn
có hoặc thuê lao động để chuyển đổi đất.
Mức cân bằng về đất bị phát quang gộp từ tất cả các hộ thường được giả
thuyết là hàm của giá đầu vào và đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng khác:
∂A D ∂AD ∂AD
A =A
D
it
D
( )
pit , w Lit , w it , xit , zit ,
∂pit
> 0,
∂w Lit
< 0,
∂xit
>0 (0)

Trong đó:
p – giá sản phẩm nông nghiệp;
wL – tiền công khu vực nông thôn (lao động là yếu tố chủ yếu trong
chuyển đổi đất);
w – véc tơ của các đầu vào khác
x – các yếu tố ảnh hưởng “khả năng tiếp cận” các diện tích rừng (đường
xá, hạ tầng cơ sở, khoảng cách tới các thị trấn và thành phố)
Các nghiên cứu ở một số nước đại diện khu vực châu Á, Phi và Mỹ La-
tinh đã khẳng định giả thuyết nêu trong mô hình trên, tức là chuyển đổi sang đất
nông nghiệp có quan hệ đồng biến với giá sản phẩm đầu ra nông nghiệp và
nghịch biến với đơn giá tiền công khu vực nông thôn. Thực tế những gì diễn ra ở
Thái land cho thấy khả năng tiếp cận các khu vực rừng cũng làm tăng mức độ
chuyển đổi sang nông nghiệp.

Mô hình thể chế


Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu thực nghiệm cấp quốc gia và
xuyên quốc gia đã chỉ ra ảnh hưởng của các yếu tố thể chế như xung đột trong
100
sử dụng đất, sự đảm bảo về quyền sở hữu hay quyền tài sản, ổn định chính trị,
quyền lực của pháp luật đến việc phá rừng (Alston, Libecap và Mueller 1999,
2000; Deacon 1994, 1999; Godoy et al. 1998).
Giả thuyết được kiểm định là các yếu tố thể chế là những yếu tố quan
trọng để giải thích nguyên nhân phá rừng:
Fit − Fit −1 = f ( qit , zit ) (0)
Trong đó:
qit – véc tơ của các yếu tố thể chế
zit – véc tơ của các biến giải thích kinh tế khác

Mô hình tổng hợp


Tất cả 4 mô hình ở trên đều giải thích nguyên nhân phá rừng theo cách
riêng và đặc trưng của mình. Từ đó dẫn đến sự cần thiết phải xây dựng một mô
hình tổng hợp dựa trên cả 4 mô hình này. Tuy nhiên, thay vì đi giải thích việc
mất rừng ở các nước nhiệt đới như đã nêu ở trên, mô hình lại tập trung giải
thích việc mở rộng đất nông nghiệp, (Ait – Ait-1), với giả định:
Fit – F it-1 = -(Ait – Ait-1) (0)
Ngoài ra, các yếu tố chủ đạo giải thích sự thay đổi về sử dụng đất (được
nhận biết trong 4 mô hình trên) sẽ có thể được kiểm định nhiều hơn trong mô
hình tổng hợp, với điều kiện các yếu tố được chọn không loại trừ nhau. Hơn
nữa, do các yếu tố thể chế (qi) có xu thế ít biến động theo thời gian, mô hình
tổng hợp có thể được kiểm định với 2 dạng: có và không có các yếu tố thể chế
(qi).
Mô hình có thể có dạng sau:
Ait − Ait −1 = A (Yit ,Yit 2 ,s it ,z it ,q i ) (0)
trong đó:
sit – các biến hạ tầng như: sản lượng nông nghiệp, tỷ trọng đất canh
tác, tỷ trọng xuất khẩu nông nghiệp, đất có thể canh tác theo đầu người, …
zit – các biến giải thích khác như mức tăng trưởng dân số và GDP.
2
Yit , Yit – các biến EKC.
qi – các biến thể chế.
Mô hình đã được áp dụng để phân tích quá trình mở rộng đất nông nghiệp
nhiệt đới trong giai đoạn 1961-1994, với biến phụ thuộc là tỷ lệ thay đổi hàng
năm về diện tích đất nông nghiệp và các biến độc lập đưa ra trong mô hình.
Nguồn số liệu cho các biến này chủ yếu được lấy từ Các chỉ số phát triển thế
giới của Ngân hàng thế giới.17

3.3. QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG


3.3.1. Khái niệm
Quản lý rừng bền vững là khía cạnh của phát triển bền vững trong lâm
nghiệp. Nguyên tắc bền vững trong lâm nghiệp đã có một lịch sử tiến hóa dài từ
17
World Bank’s World Development Indicators.
101
thế kỷ 17 ở Đức và Pháp. Khái niệm mang tính “hiện đại” sớm nhất được Hartig
đưa ra năm 1804 ở Đức như sau:
“... sử dụng chúng [rừng] tới một phạm vi lớn nhất có thể cho phép
nhưng vẫn phải theo cách để cho thế hệ tương lai sẽ ít nhất cũng hưởng
lợi nhiều như thế hệ đang sống”.18
Kể từ đó đến nay, không có một khái niệm riêng nào được chấp nhận rộng
rãi. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khái niệm về phát triển bền vững của
Brundtland Commision năm 1987 rất gần với khái niệm của Hartig. Hiện đang
tồn tại rất nhiều định nghĩa thế nào là QLRBV do nó vững có thể được hiểu theo
các cách khác nhau bởi các cá nhân và tổ chức khác nhau. FAO (1991) cho rằng
“quản lý rừng bền vững phải nhằm mục đích đảm bảo rằng các giá trị từ rừng
đáp ứng nhu cầu hiện tại trong khi vẫn đảm bảo khả năng sẵn có và đóng góp
của chúng cho các nhu cầu phát triển lâu dài”. Một khái niệm tổng quát hơn
được đưa ra trong Tiến trình Helsinki 1993 như sau:

“quản lý rừng bền vững nghĩa là quản lý và sử dụng rừng và đất rừng
theo cách và theo tỷ lệ sao cho duy trì được tính đa dạng sinh học, năng
xuất, khả năng tái sinh, trường tồn và tiềm năng của chúng để phát huy
các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội ở quy mô khu vực, quốc gia và
toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai, và không gây hủy hoại
đối với các hệ sinh thái khác” (MCPFE 1993:1).
De Montalembert và Schmithüsen (1994:154) thì lại cho rằng “quản lý
rừng bền vững được dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích cá nhân với lợi ích công
cộng và sự cân bằng quyền sử dụng cũng như phúc lợi của thế hệ hiện tại và thế
hệ tương lai”.
Tóm lại, mặc dù các khái niệm về quản lý rừng bền vững được diễn đạt
theo các cách khác nhau, nhưng có thể thấy rằng chúng đều đề cập những khía
cạnh then chốt sau:
- cân đối giữa khai thác sử dụng và bảo tồn tài nguyên rừng;
- công bằng giữa các thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, thể hiện
ở việc phân chia hợp lý lợi ích từ rừng giữa thế hệ hiện tại và tương lai;
- công bằng trong cùng một thế hệ trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng,
thể hiện ở việc phân chia lợi ích từ rừng giữa người giầu và người nghèo,
giữa nước giầu và nước nghèo.
Quản lý rừng bền vững, nói một cách khác, là nhằm đạt được ba mục tiêu
cơ bản sau đây:
- hiệu quả kinh tế, thể hiện thông qua mục tiêu tối đa hóa lợi ích ròng về kinh
tế từ các hoạt động đầu tư và quản lý, sử dụng tài nguyên rừng;
- toàn vẹn về sinh thái, thể hiện thông qua việc duy trì tính đa dạng sinh học và
các chức năng sinh thái của rừng;

18
Trích trong Schmutzenhofer (1992:3).

102
- phúc lợi xã hội, thể hiện thông qua việc đảm bảo và duy trì sinh kế và giá trị
văn hóa-xã hội của rừng cho con người, nhất là những người sống phụ thuộc
vào rừng.

3.3.2. Nguyên tắc và tiêu chí quản lý rừng bền vững


Để đánh giá QLRBV người ta thường sử dụng các tiêu chí và chỉ tiêu
khác nhau do các tổ chức và sáng kiến môi trường đưa ra. Các tổ chức và sáng
kiến này bao gồm The Montreal Process 1994, ITTO 1993, The Helsinki
Process 1993, The Tarapoto Process 1995, FAO/UNEP 1995, CIFOR, FSC, vv...
Trên cơ sở các nguyên tắc và tiêu chí này, các quốc gia thường tiến hành xây
dựng bộ tiêu chuẩn riêng phù hợp với điều kiện riêng của mình. Hiện nay, Việt
nam cũng đã hoàn tất việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững (xem
Hộp 1) theo các nguyên tắc và tiêu chí của Hội đồng Quản trị rừng thế giới
(FSC) và chuẩn bị đưa ra áp dụng nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững trên
phạm vi quốc gia.

Hộp 1. Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của Việt nam

103
Tiêu chuẩn 1: Tuân theo pháp luật và P&C&I Việt Nam
Chủ rừng tuân theo pháp luật, những quy định hiện hành khác của Nhà nước
và những hiệp định quốc tế mà Nhà nước đã ký kết, đồng thời tuân theo tất cả
những tiêu chuẩn và tiêu chí củaP&C&I Việt Nam.
Tiêu chuẩn 2: Quyền và trách nhiệm trong sử dụng đất
Quyền và trách nhiệm sử dụng lâu dài đất và tài nguyên rừng được xác lập rõ
ràng, tài liệu hoá và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tiêu chuẩn 3: Quyền của người dân sở tại
Quyền hợp pháp và theo phong tục của nhân dân sở tại về quản lý, sử dụng
rừng và đất của họ được công nhận và tôn trọng.
Tiêu chuẩn 4: Mối quan hệ cộng đồng và quyền của công nhân
Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng duy trì hoặc tăng
cường phúc lợi kinh tế xã hội lâu dài của người lao động lâm nghiệp và các
cộng đồng địa phương.
Tiêu chuẩn 5: Những lợi ích từ rừng
Những hoạt động quản lý kinh doanh rừng có tác dụng khuyến khích sử dụng
có hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ từ rừng để đảm bảo tính bền vững kinh
tế và tính đa dạng của những lợi ích môi trường và xã hội.
Tiêu chuẩn 6: Tác động môi trường
Chủ rừng thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và những giá trị của đa dạng
sinh học, bảo vệ nguồn nước, đất đai, những hệ sinh thái và sinh cảnh đặc thù
dễ bị tổn thương, duy trì các chức năng sinh thái và toàn vẹn của rừng.
Tiêu chuẩn 7: Kế hoạch quản lý
Có kế hoạch quản lý phù hợp với phạm vi và cường độ hoạt động lâm nghiệp,
với những mục tiêu rõ ràng và biện pháp thực thi cụ thể, và được thường
xuyên cập nhật.
Tiêu chuẩn 8: Kiểm tra đánh giá
Thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ tương ứng với cường độ sản xuất kinh
doanh để nắm được tình hình rừng, sản lượng các sản phẩm, chuỗi hành
trình, các hoạt động quản lý rừng và những tác động môi trường và xã hội
của những hoạt động ấy.
Tiêu chuẩn 9: Duy trì những rừng có giá trị bảo tồn cao
Những hoạt động quản lý rừng ở những rừng có giá trị bảo tồn cao (RBTC)
có tác dụng duy trì hoặc tăng cường các thuộc tính của những rừng đó.
Những quyết định liên quan đến RBTC luôn được cân nhắc cẩn thận trên cơ
sở một giải pháp phòng ngừa.
Tiêu chuẩn 10: Rừng trồng
104
Ghi chú: Đây là phiên bản thứ 8 của Bộ tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững của
Việt nam theo FSC vừa được cập nhật tháng 7 năm 2004. Mỗi tiêu chuẩn còn
được chi tiết hóa thành các tiêu chí (criteria) và chỉ số (indicators).

3.4. CHỨNG CHỈ RỪNG


Tài nguyên rừng của Việt nam hiện nay đang xuống cấp nghiêm trọng do
việc quản lý và khai thác không bền vững. Tình trạng xuống cấp thể hiện ở cả
mặt số lượng và chất lượng của rừng. Tại nhiều khu vực ở Tây Bắc, Miền Trung
và Tây Nguyên, rừng đã và đang mất rừng chức năng kinh tế lẫn sinh thái. Suy
rộng ra thì những thay đổi của tài nguyên rừng ở Việt nam cũng nằm trong xu
thế suy giảm tài nguyên rừng toàn cầu. Xu thế này có thể dẫn đến khả năng sinh
kế của thế hệ hiện tại và tương lai bị đe dọa.
Để phản ánh những quan tâm nổi cộm gần đây về số phận của rừng nhiệt
đới, một loạt sáng kiến và công ước quốc tế như Nguyên tắc về Rừng (Forest
Principles) tại Hội nghị Thượng đỉnh Quốc tế về môi trường và phát triển tại Rio
de Janero 1992 được thông qua nhằm quản lý rừng thế giới một cách bền vững.
Cùng với các nước khác, Việt nam cũng đang nỗ lực trong việc quản lý rừng
theo hướng bền vững nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng về lâm sản
đồng thời đảm bảo các chức năng sinh thái của rừng được phát huy tối đa. Hơn
nữa, quản lý rừng bền vững còn nhằm đảm bảo cho nguồn lợi kinh tế lâu dài từ
rừng Việt nam được duy trì thông qua các hoạt động thương mại trên thị trường
lâm sản thế giới. Xu thế hiện nay là thị trường tiêu thụ lâm sản sẽ chỉ chấp nhận
những mặt hàng có xuất xứ hợp pháp, tức là được khai thác từ những diện tích
rừng được quản lý bền vững. Thủ tục tiến hành nhằm khẳng định rằng một diện
tích rừng nhất định được quản lý bền vững được gọi là cấp chứng chỉ rừng.

3.4.1. Khái niệm


Cấp chứng chỉ rừng là một quá trình theo đó một tổ chức cấp chứng chỉ
độc lập đưa ra sự đảm bảo bằng văn bản rằng rừng được quản lý phù hợp với
các tiêu chuẩn sinh thái, kinh tế và xã hội đã thống nhất. Một nhãn hàng sẽ
thông báo cho người tiêu dùng rằng sản phẩm họ mua được khai thác từ rừng đã
cấp chứng chỉ. Vì vậy, cấp chứng chỉ rừng là một công cụ thị trường nhằm thúc
đẩy QLRBV vì chứng chỉ rừng liên kết nhà sản xuất và nhà tiêu dùng với nhau
trong việc sử dụng có trách nhiệm của họ đối với tài nguyên rừng.
Chứng chỉ rừng khác với chuỗi hành trình sản phẩm (chain of custody) và
nhãn sinh thái (eco-lebelling). Chuỗi hành trình sản phẩm là khả năng lần theo
dấu vết của gỗ từ thời điểm rời khỏi rừng thông qua các kênh sản xuất và thị
trường tới nhà tiêu dùng cuối cùng. Nó nhằm đảm bảo rằng những gì được dán
nhãn dưới dạng một sản phẩm được cấp chứng chỉ đều có thể truy nguyên ngược
về nguồn gốc đã được cấp chứng chỉ. Nhãn sinh thái là ký hiệu sở hữu dùng để
nhận biết một sản phẩm đã được sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường
đã quy định.

3.4.2. Nguyên tắc và tiêu chí

105
Cấp chứng chỉ chính là hệ thống các chuẩn mực dùng để nhận biết xem
rừng có được quản lý tốt hay không. Vì vậy, nó phải dựa trên các nguyên tắc và
tiêu chí nhất định, thường là của các tổ chức như FSC hoặc PEFC (Pan-
European Forest Certification) đưa ra. Các tổ chức này lại ủy quyền việc cấp
chứng chỉ cho các cơ quan khác nhau. Ví dụ, các cơ quan cấp chứng chỉ rừng
theo nguyên tắc của FSC bao gồm Rainforest Alliance Smart Wood Programme
(USA), Soil Association Woodmark Programme (UK), Scientific Certification
Systems (USA) và SGS Qualifor Programme (UK).

Hình 9 . Những khu vực rừng trên thế giới được cấp chứng chỉ theo FSC, 5/2004

Nguồn: Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2004. Bản tin ‘Quản lý
rừng’, No 1 tháng 7/2004, Hà nội.

FSC đã đưa ra 10 nguyên tắc/tiêu chuẩn để áp dụng cho các loại rừng
khác nhau trên thế giới (xem Hộp 1). Trong khi các nguyên tắc và tiêu chí này
được xây dựng cho các loại rừng được quản lý nhằm sản xuất gỗ là chủ yếu thì
chúng cũng phù với các loại rừng được quản lý cho sản xuất lâm sản ngoài gỗ và
các chức năng dịch vụ khác.

3.4.3. Quá trình cấp chứng chỉ


Chứng chỉ rừng là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều bước khác nhau.
Nó thường bao gồm cả việc xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng
bền vững, áp dụng các tiêu chuẩn này vào việc đánh giá hoạt động quản lý rừng,
theo dõi hành trình sản phẩm từ rừng cho đến sản phẩm cuối cùng, tiếp thị và
dán nhãn. Trong thực tế, chứng chỉ rừng bao gồm việc kiểm định các hoạt động
của một chủ rừng để kiểm tra xem đất rừng có được quản lý phù hợp với các
khía cạnh quản lý rừng về xã hội, môi trường và kinh tế không, các khía cạnh
này được mô tả trong các nguyên tắc và tiêu chí của FSC. Một đội ngũ có
chuyên môn được thành lập gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau
(lâm nghiệp, nhà sinh thái học, xã hội học, v.v...) sẽ tiến hành các đánh giá. Các
chuyên gia này đánh giá từng khía cạnh quản lý rừng và chỉ ra các vấn đề và
106
khía cạnh cần có sự cải thiện để việc quản lý đạt được chất lượng tốt và đạt được
chứng chỉ. Nếu rừng được cấp chứng chỉ thì chứng chỉ sẽ có giá trị trong vòng 5
năm và hàng năm sẽ có các lần đánh giá định kỳ. Lâm sản có nguồn gốc từ các
khu rừng được chứng chỉ phù hợp với các tiêu chuẩn FSC có thể được mang
nhãn FSC.
Quá trình chứng chỉ rừng cũng có thể được thể hiện chi tiết trong sơ đồ
sau:
Đề xuất cấp chứng chỉ Nhà quản lý/chủ rừng

Đánh giá sơ bộ QL rừng Cơ quan cấp chứng chỉ

Báo cáo sơ bộ Nhà quản lý/chủ rừng

Cơ quan cấp chứng chỉ

Đánh giá đầy đủ theo bộ


tiêu chuẩn SFM Nhóm chuyên gia đánh giá

Báo cáo đầy đủ Cơ quan cấp chứng chỉ

Điều kiện tiên quyết Nhà quản lý/chủ rừng


Các hoạt động sửa đổi

Cơ quan cấp chứng chỉ

Cấp chứng chỉ

Đánh giá chuỗi hành trình


Dán nhãn sản phẩm

Đánh giá định kỳ hàng năm

3.4.4. Lợi ích và chi phí của chứng chỉ rừng


3.4.4.1. Lợi ích
Lợi ích về kinh tế:
− Tạo ra lợi thế cạnh tranh;
− Tạo điều kiện tiếp cận thị trường mới; và,
− Xây dựng và nâng cao hình ảnh của công ty trước công chúng và sự hài lòng
của nhân viên.
Lợi ích về môi trường:
− Đóng góp vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó: nguồn
nước, đất, hệ sinh thái duy nhất và mỏng manh và cảnh quan;
− Duy trì các chức năng sinh thái và tính toàn vẹn của rừng; và,

107
− Bảo vệ các loài đang bị đe dọa và đang có nguy cơ cùng với sinh cảnh của
chúng.
Lợi ích về mặt xã hội:
− Thúc đẩy sự tôn trọng đối với nhân viên, quyền của người dân bản địa và
cộng đồng địa phương thông qua sự tham gia của nhiều bên có liên quan
khác nhau vào việc xây dựng các tiêu chuẩn quản lý rừng; và,
− Đóng góp vào sự suy giảm tai nạn nghề nghiệp thông qua việc giới thiệu và
tuân thủ các tiêu chuẩn về an toàn.

3.4.4.2. Chi phí


Chi phí cấp chứng chỉ rừng bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp,
cụ thể:
TC = Cd + Ci
trong đó: TC - tổng chi phí cấp chứng chỉ rừng
Cd - chi phí trực tiếp
Ci - chi phí gián tiếp
Chi phí trực tiếp của việc đánh giá rừng bao gồm chi phí đánh giá lần đầu,
chi phí theo dõi hành trình gỗ và chi phí đánh giá-giám sát hàng năm. Chi phí
trực tiếp của việc được chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) bao gồm chi
phí đánh giá ban đầu và hàng năm. Chi phí gián tiếp là chi phí cần thiết để đạt
được điều kiện cấp chứng chỉ rừng như chi phí bỏ ra để cải thiện các hoạt động
quản lý nhằm đáp ứng các yêu cầu về chứng chỉ rừng theo các nguyên tắc và
tiêu chí đã thống nhất (Sikod 1996; Irvine 2000). Nó có thể gồm cả chi phí gia
tăng cho nhân viên, chi phí gia tăng cho việc kiểm soát rừng, việc lập kế hoạch
quản lý phụ thêm, chi phí kiểm kê gia tăng, và những thay đổi trong các phương
pháp khai thác. Ngoài ra, chi phí gián tiếp có thể bao gồm khoản tăng thêm để
phân loại sản phẩm, trang bị lại nhà xưởng, và đào tạo nhân viên để đảm bảo
tính riêng rẽ của sản phẩm, vv ...
Chi phí trực tiếp, hay chi phí cấp chứng chỉ, cũng biến đổi phụ thuộc vào
khả năng có sẵn của thông tin về điều tra rừng và mức độ đầy đủ của bản đồ lâm
nghiệp. Theo Bass (2000), khoản chi phí này dao động trong khoảng US$0.3-
1.0 cho 1 ha một năm. Tương tự, chi phí kiểm toán (đánh giá ban đầu) của FSC
hay ISO có thể từ US$3,000 tới US$ 7,000 cho một khoảnh rừng 200 acre
(tương đương 81 ha), tức là vào khoảng US$37-85/ha. Các yếu tố ảnh hưởng
ảnh hưởng đến biến động chi phí này, theo Bass (2000), bao gồm:
- Quy mô của các hoạt động lâm nghiệp: các hoạt động quy mô lớn có thể dàn
trải chi phí cố định trên diện tích và trữ lượng rừng lớn;
- Tính cạnh tranh: khi cạnh tranh tăng lên cũng làm giảm chi phí xuống;
- Chủng loại rừng và vị trí địa lý: chi phí cấp chứng chỉ rừng cho rừng mưa
hỗn loài và ở xa có thể cao hơn so với chi phí cho rừng trồng thuần loài gần
các nhà máy bột giấy.
Chi phí trực tiếp này sẽ được trả các cơ quan cấp chứng chỉ do đã tiến
hành các thủ tục cấp chứng chỉ rừng. Thông thường, khoản chi phí này do chủ

108
rừng hay doanh nghiệp lâm nghiệp phải trả, nhưng đôi khi lại do người mua
gánh chịu.
Chi phí gián tiếp, hay chi phí quản lý rừng bền vững, dao động rất lớn tùy
thuộc vào từng loại rừng. Ví dụ, một nghiên cứu của ITTO chỉ ra rằng chi phí
cho 1 m3 gỗ vào khoảng US$60 ở Sarawak (Malaysia), US$38 ở Philippines, và
US$70 ở Indonesia, còn chi phí ước tính cho các hoạt động sửa đổi vào khoảng
US$0-13 cho mỗi m3 (Varangis, 1995). Nói một cách khác, chi phí quản lý rừng
bền vững cho 1m3 gỗ dao động trong khoảng 10-20% của giá gỗ nhiệt đới bình
quân hiện nay là US$350 trên thị trường thế giới (Sikod, 1996).
Thông thường, do chi phí chứng chỉ rừng được coi là tương đối cố định,
các doanh nghiệp hay công ty lâm nghiệp quy mô lớn thường giải quyết chi phí
tăng thêm dễ dàng hơn các chủ rừng nhỏ. Vì vậy, để các cộng đồng địa phương
hay các chủ rừng nhỏ có thể tránh được các chi phí phát sinh khi tham gia cấp
chứng chỉ rừng, nhiều khi phải có các thay đổi hay xắp xếp lại về đất đai. Vấn
đề này rất quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt nam nơi có
nhiều diện tích rừng lớn đang được các hộ gia đình quản lý với quy mô nhỏ và
tản mạn.

3.4.5. Những thách thức đối với chứng chỉ rừng


Mặc dù việc cấp chứng chỉ rừng đã được triển khai trên thế giới nhiều
thập kỷ nay, nó mới chỉ được bắt đầu thử nghiệm ở Việt nam trong thời gian gần
đây. Trong khi đó, môi trường pháp lý và thể chế của quản lý rừng ở Việt nam
rất khác biệt so với các nước. Sau một thời gian dài tài nguyên rừng được quản
lý một cách kém hiệu quả bởi các lâm trường quốc doanh, quyền sử dụng rừng
và đất rừng ở Việt nam đã và đang được chuyển giao cho các tổ chức và cá nhân
để quản lý lâu dài trong khi quyền sở hữu đất đai chủ yếu vẫn thuộc về nhà
nước. Hiện trạng quản lý rừng của Việt nam được thể hiện bằng sự đa dạng các
hệ thống quản lý, tình trạng thông tin thiếu chính xác, tản mạn và không nhất
quán, sự dư thừa của các văn bản pháp quy kém hiệu quả và chồng chéo lẫn
nhau cũng như sự yếu kém của các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Tất
cả những nhân tố này đều là những thách thức đối với quá trình cấp chứng chỉ
rừng ở Việt nam.

Hình 10. Tỷ lệ gia tăng diện tích rừng (ha) được cấp chứng chỉ FSC, 12/1995-
05/2004

109
Nguồn: Cục Lâm nghiệp, Bộ Bông nghiệp và PTNT, 2004. Bản tin “Quản lý
rừng”, No. 1, 7/2004, Hà nội.

Về mặt kinh tế, có vẻ như là chứng chỉ rừng sẽ làm cho suất đầu tư cho 1
ha rừng đội lên gấp 2 hoặc 3 lần. Đây là khó khăn lớn đối với không chỉ các lâm
trường quốc doanh mà cả các chủ rừng tư nhân và hộ nông dân khi mà họ luôn
trong tình trạng thiếu vốn kinh doanh và phải đi vay chịu lãi ngân hàng. Mặc dù
chứng chỉ rừng có thể mang lại lợi ích kinh tế lâu dài, nhưng những trở ngại sau
đây cũng cần phải được tính đến :
- thị phần “xanh” cho các lâm sản, đặc biệt là các loài ít được biết đến, từ Việt
nam rất nhỏ bé. Vì vậy khó có thể biết rõ phạm vi mà các chủ rừng, cụ thể là
các doanh nghiệp nhỏ và cộng đồng địa phương sẽ được hưởng lợi từ việc
cấp chứng chỉ rừng;
- chưa rõ là các sản phẩm từ rừng đã cấp chứng chỉ với chi phí cao hơn sẽ bán
với được giá cao hơn và dễ bán hơn?
- nếu cấp chứng chỉ rừng là tự nguyện thì rất có thể đại đa số các chủ rừng nhỏ
ở Việt nam có thể sẽ đứng ngoài việc cấp chứng chỉ rừng, chủ yếu do tình
trạng khó khăn về tài chính.

110
CHƯƠNG IV
THỂ CHẾ VÀ CHÍNH SÁCH TRONG LÂM NGHIỆP

I- Thể chế trong lâm nghiệp


1- Các bên liên quan (Stakeholders) trong sản xuất lâm nghiệp
• Khái niệm về Các bên liên quan
Các bên liên quan hay Các liên đới (Stakeholders) là thuật ngữ để chỉ
những cá nhân và tổ chức có quyền lợi và có thể bị ảnh hưởng bởi một hoạt
động, một chương trình phát triển hay một hoàn cảnh nào đó.
Trong một số trường hợp, các bên liên quan có thể vừa chịu ảnh hưởng
vừa có thể gây ảnh hưởng tới một hoạt động hay một tổ chức khác.
Trong thực tiễn, tại mỗi cộng đồng thường có nhiều Các bên liên quan
khác nhau. Người ta có thể chia chúng thành nhóm trực tiếp (sơ cấp) và nhóm
gián tiếp (thứ cấp), theo mức độ phụ thuộc vào tài nguyên.
Các bên liên quan thường có vai trò và mức độ tham gia khác nhau trong
quản lý tài nguyên rừng qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
• Lợi ích của các bên liên quan
Trong thực tế, lợi ích của Các bên liên quan thường không giống nhau,
nhiều khi mâu thuẫn nhau. Mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên liên quan thường
dẫn đến những xung đột xã hội, kéo theo những hậu quả rất bất lợi đối với ổn
định xã hội và đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại bền vững của các nguồn tài
nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng. Vì vậy, Nhà nước
cần và phải đóng vai trò điều tiết hay xúc tác để dung hòa lợi ích và giải quyết
mâu thuẫn giữa các bên liên quan .
Trong thực tiễn lâm nghiệp nước ta, Các bên liên quan phổ biến hiện nay
gồm có: Dân cư địa phương, Lâm trường quốc doanh, Cộng đồng thôn bản,
Chính quyền địa phương, vv.. Mỗi bên liên quan này đều có những lợi ích cụ thể
trong hoạt động quản lý sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Chỉ trong điều kiện kết hợp được một cách hài hoà các lợi ích này thì tài nguyên
rừng mới có thể được quản lý một cách bền vững.
Lợi ích của các bên liên quan trong quản lý sử dụng tài nguyên rừng ở
nước ta có thể được mô tả vắn tắt trên biểu số 1 sau đây:

111
Biểu 1. Lợi ích của các bên liên quan trong quản lý sử dụng tài
nguyên rừng
Các bên liên
Quan điểm về lợi ích
quan
- Coi rừng là nguồn cung cấp đất canh tác, gỗ gia
1- Người dân địa dụng, củi đun, dược liệu và các sản phấm cho các
phương nhu cầu hàng ngày khác
- Sử dụng các sản phẩm từ rừng cho nhu cầu tại chỗ
là chính, một phần bán ra thị trường
- Cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng
2- Các Doanh - Coi rừng như là nguồn cung cấp nguyên liệu
nghiệp - Quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận
- Coi rừng như một tài sản quốc gia, cần bảo vệ và
3- Nhà nước phát triển, tách biệt khỏi dân cư địa phương
- Quan tâm đến khả năng tổng hợp của rừng, như:
phòng hộ, đặc dụng, cung cấp, văn hoá, xã hội...
- Điều tiết các lợi ích khác nhau giữa các bên liên
quan

• Các bên liên quan và vấn đề quản lý sử dụng tài nguyên


Một trong các vấn đề hay gặp nhất trong quản lý và sử dụng tài nguyên
chính là mâu thuẫn, kèm theo các tranh chấp giữa các bên liên quan.
Có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp giải quyết tranh chấp
trong quản lý tài nguyên rừng.
Có quan điểm cho rằng các tranh chấp trong quản lý sử dụng tài nguyên
rừng có thể được giải quyết thông qua việc thương lượng giữa các bên liên quan
mà không cần sự can thiệp của nhà nước với điều kiện quyền tài sản về tài
nguyên rừng, trong đó có đất đai, phải được phân định đầy đủ và rõ ràng.
Có quan điểm cho rằng cần có sự tham gia trực tiếp và gián tiếp của Nhà
nước trong việc dàn xếp lợi ích giữa các bên liên quan trong quản lý tài nguyên,
vì tự các bên liên quan không thể giải quyết được một cách hài hoà các lợi ích,
do quan điểm của mỗi bên đều có những khác biệt, hoặc không có đầy đủ các
thông tin khi thảo luận.
Trong điều kiện thực tiễn nước ta, Nhà nước thường phải chủ động trong
việc can thiệp, giải quyết và ngăn ngừa những mâu thuẫn lợi ích và những tranh
chấp giữa các bên liên quan trong quản lý sử dụng các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
112
2- Quyền tài sản
• Khái niệm
Trong kinh tế, quyền tài sản (property rights) là một khái niệm để chỉ
những quyền hạn, đặc quyền và giới hạn của người chủ sở hữu đối với việc sử
dụng tài nguyên.
Quyền tài sản bao gồm quyền sở hữu (ownership) và quyền sử dụng (use
rights). Ví dụ, ở Việt nam quyền sở hữu về đất đai thuộc về toàn dân (mà Nhà
nước là người đại diện), còn quyền sử dụng đất có thể được giao cho các cá
nhân và tổ chức theo các quy định của Luật Đất đai.
Quyền tài sản có thể gắn với các cá nhân, cộng đồng, tỏ chức hoặc có thể
không gắn với bất kỳ chủ thể nào (vô chủ).
• Phân loại quyền tài sản
Trong thực tiễn quản lý sử dụng tài nguyên rừng, quyền tài sản có thể được
mô tả trên bảng 02 sau đây
Bảng 02: Phân loại quyền tài sản trong sử dụng tài nguyên rừng
Chủ thể Đặc điểm quyền tài sản
Nhà nước Quyền xây dựng và ban hành các quy định về quản lý, sử dụng các
nguồn tài nguyên và bắt buộc các đối tượng trong xã hội phải thực
hiện.
Cá nhân Các cá nhân có quyền thực hiện các phương thức sử dụng tài
nguyên được Nhà nước không cấm và phải chấm dứt các phương
thức không được chấp thuận. Các đối tượng khác có nghĩa vụ tôn
trọng các quyền cá nhân này.
Cộng đồng Nhóm quản lý có quyền quy định các biện pháp đảm bảo các
quyền của thành viên cộng đồng và loại trừ những ai không phải là
thành viên cộng đồng. Những thành viên ngoài cộng đồng có
nghĩa vụ tuân thủ quy định loại trừ trên.
Vô chủ Không có chủ sở hữu nào được xác định một cách rõ ràng. .

3- Các chế độ quản lý trong lâm nghiệp


Trong sản xuất lâm nghiệp nước ta, hệ thống quản lý bao gồm các đối
tượng sau đây:
a- Nhà nước
Nhà nước là tổ chức quyền lực của quốc gia, là đại diện cho sở hữu toàn
dân về các loại tài nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng. Nhà nước
thống nhất quản lý toàn bộ nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp.

113
Nội dung quản lý của Nhà nước về lâm nghiệp thể hiện trên các mặt sau
đây:
+ Quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
Đây là nội dung quản lý Nhà nước về tài nguyên rừng trên khía cạnh quản
lý tài nguyên quốc gia, bao gồm các nội dung:
- Điều tra, xác minh, thống kê, theo dõi tình hình biến động tài nguyên
rừng.
- Lập các qui hoạch và kế hoạch về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
- Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách, thể lệ về quản lý bảo vệ
rừng.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật và chính sách về quản lý bảo vệ
rừng.
- Giao đất lâm nghiệp.
+ Quản lý Nhà nước về nghề rừng.
Đây là nội dung quản lý Nhà nước với khía cạnh quản lý một ngành kinh
tế trong nền kinh tế thống nhất, bao gồm các nội dung:
- Xây dựng và ban hành các chính sách, chế độ để phát triển các hoạt
động lâm nghiệp
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ.
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ.
+ Quản lý sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp.
Nhà nước quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực lâm
nghiệp nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về lâm sản cho nền kinh
tế, đồng thời đảm bảo cho cho tài nguyên rừng được quản lý một cách bền vững.
b- Cộng đồng
Cộng đồng là khái niệm để chỉ tập hợp những người sống chung trên một
địa bàn nhất định, có những quyền ngang nhau trong việc tiếp cận và sử dụng
các nguồn tài nguyên thiên nhiên của địa phương.
Trong thực tế sản xuất lâm nghiệp nước ta, cộng đồng đóng một vai trò
hết sức quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, trong đó có tài nguyên rừng.
Quản lý của cộng đồng đối với tài nguyên rừng chủ yếu dựa trên tính tự
quản của tập thể dân cư địa phương. Hiện nay nhà nước rất quan tâm khuyến
khích các cộng đồng xây dựng và áp dụng các quy ước, hương ước ở cấp thôn,
bản, xóm trong đời sống xã hội của mình, trong đó có quy ước quản lý bảo vệ và
phát triển rừng.

114
c- Tư nhân
Tư nhân là khái niệm để chỉ sở hữu cá nhân về một loại tài sản nào đó.
Đối tượng tư nhân trong quản lý lâm nghiệp khá rộng, thường được hiểu là khái
niệm để chỉ các loại đối tượng sau đây:
+ Cá nhân tham gia các hoạt động kinh tế với tư cách riêng của mình. Các
cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất và được quyền tự do kinh doanh
trên đất được giao trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
+ Các Hộ gia đình. Hộ gia đình là khái niệm để chỉ tập hợp những người
có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, cùng sống chung dưới một mái nhà.
Trong sản xuất lâm nghiệp, các Hộ gia đình được Nhà nước giao quyền sử dụng
đất và được quyền chủ động trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh
doanh trên đất được giao theo đúng mục đích sử dụng theo quy định của Nhà
nước.
+ Các Trang trại. Trang trại là hình thức phát triển cao của kinh tế Hộ gia
đình trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Các trang trại thường có những đặc
trưng cơ bản như: Quy mô sản xuất kinh doanh lớn, Mục tiêu là sản xuất hàng
hoá để thu lợi nhuận, Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh cao...Các trang trại
cũng được Nhà nước giao quyền sử dụng đất, khuyến khích phát triển và được
quyền chủ động trong mọi hoạt động kinh doanh của mình.
d- Lâm trường quốc doanh
Lâm truờng quốc doanh là một loại doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
trong lĩnh vực lâm nghiệp với đặc trưng cơ bản là lấy tài nguyên rừng làm tư
liệu sản xuất chủ yếu.
Với tư cách là một Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực lâm
nghiệp, các lâm trường quốc doanh được Nhà nước giao đất lâm nghiệp, giao
vốn để phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh.Các lâm trường quốc doanh
được quyền chủ động trong việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trên
cơ sở bảo toàn và phát triển vốn rừng và vốn đầu tư được giao của mình, bên
cạnh đó các lâm trường quốc doanh còn phải đóng vai trò quan trong trong viếc
hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh lâm
nghiệp tại các địa phương.
Trong quá trình hoạt động, giữa lâm trường quốc doanh với các cá nhân,
các hộ gia đình, các trang trại có thể sẽ nảy sinh các mối quan hệ liên doanh, liên
kết kinh tế nhằm khai thác các thế mạnh riêng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh chung. Những hình thức chủ yếu trong liên doanh liên kết giũa các đối
tượng thường là khoán kinh doanh rừng và liên doanh sản xuất lâm nghiệp.

115
Khoán kinh doanh rừng thường được áp dụng rộng rãi trong các lâm
trường quốc doanh, trong đó lâm trường được Nhà nước giao quyền sử dụng đất,
sau đó lại tiến hành khoán lại quyền sử dụng đất của mình cho các cá nhân hoặc
hộ gia đình, để họ trực tiếp thựuc hiện các hoạt đông sản xuất trực tiếp, còn lâm
trường đứng ra thực hiện các dịch vụ cung cấp yếu tố đầu vào, hướng dẫn kỹ
thuật và bao tiêu sản phẩm cho người nhận khoán. Khoán kinh doanh rừng có
thể được thựuc hiện theo từng công đoạn hoặc cả chu kỳ kinh doanh rừng.
Liên doanh trong kinh doanh rừng là hình thức góp vốn giữa lâm trường
quốc doanh với các đối tượng khác để cùng kinh doanh rừng, cùng hưởng lợi và
cùng chịu rủi ro theo mức độ góp vốn của từng bên. Hình thức liên doanh trong
xây dựng rừng thường đảm bảo tính công bằng tốt hơn trong lĩnh vực quản lý tài
nguyên rừng.

II- Chính sách phát triển nông lâm nghiệp


1- Khái niệm và phân loại chính sách
a- Chính sách và chính sách phát triển nông lâm nghiệp
Chính sách là tổng thể các quan điểm, giải pháp và công cụ mà chủ thể sử
dụng để tác động vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu định
sẵn trong những giai đoạn nhất định.
Theo khái niệm này, các chủ thể trong nền kinh tế, trong quá trình hoạt động
đều có thể xây dựng và áp dụng các chính sách của mình để phục vụ cho các
mục đích đã đặt ra. Người ta thường nói nhiều đến chính sách của Nhà nước,
chính sách của doanh nghiệp, chính sách của một tổ chức nào đó.
Trong chương này, thuật ngữ chính sách được dùng chủ yếu để chỉ các chính
sách Nhà nước, tức là những chính sách do Nhà nước xây dựng, ban hành và áp
dụng trong nền kinh tế.
Chính sách được coi là một trong những công cụ quan trọng bậc nhất mà Nhà
nước sử dụng để tác động vào hành vi của các đối tượng trong xã hội để đạt
được những mục tiêu của mình.
Chính sách phát triển Nông Lâm nghiệp là khái niệm để chỉ tổng thể các
quan điểm, giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động vào lĩnh vực
nông lâm nghiệp để đạt được những mục tiêu phát triển nhất định trong một
khoảng thời gian cụ thể.
b- Phân loại Chính sách
Trong thực tiễn, các chủ thể thường phải giải quyết nhiều vấn đề cụ thể
khác nhau, vì thế các chính sách cũng rất đa dạng, bao gồm nhiều chính sách cụ

116
thể, có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen vào nhau và tạo thành một hệ thống chính
sách thống nhất.
Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của môn học, có thể phân loại các
chính sách theo các cách sau đây:
• Nếu xét theo lĩnh vực tác động, có thể chia chính sách thành các loại sau
đây:
- Chính sách kinh tế: Bao gồm những chính sách tác động đến các mối
quan hệ kinh tế trong xã hội.
Các chính sách kinh tế rất đa dạng, có thể chia thành các loại nhỏ hơn như
sau:
+ Chính sách tài chính
+ Chính sách tiền tệ- tín dụng
+ Chính sách phân phối
+ Chính sách cơ cấu kinh tế
+ Chính sách cạnh tranh
+ Chính sách thị trường...
- Chính sách xã hội: Gồm những chính sách tác động đến các mối quan hệ
xã hội, như:
+ Chính sách lao động và việc làm
+ Chính sách xoá đói giảm nghèo
+ Chính sách ưu tiên đồng bào dân tộc ít người...
- Chính sách văn hoá: Bao gồm các chính sách tác động đến lĩnh vực văn
hoá, giáo dục, như:
+ Chính sách giáo dục đào tạo
+ Chính sách phát triển khoa học công nghệ
+ Chính sách văn hoá nghệ thuật...
- Chính sách an ninh quốc phòng
- Chính sách đối ngoại...
Khi xét theo lĩnh vực tác động, người ta cũng thường chia các chính sách
thành các loại cụ thể sau đây:
- Chính sách phát triển công nghiệp,
- Chính sách phát triển nông lâm nghiệp,
- Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng
-…
• Nếu xét theo phạm vi ảnh hưởng, các chính sách có thể chia thành các
loại sau:

117
- Chính sách vĩ mô: bao gồm những chính sách áp dụng cho toàn bộ nền kinh
tế,
- Chính sách trung mô: gồm những chính sách áp dụng trong phạm vị một
địa phương, một lĩnh vực cụ thể,
- Chính sách vi mô: gồm các chính sách áp dụng trong phạm vi hẹp như các
đơn vị cơ sở, các doanh nghiệp…
• Nếu xét theo thời gian tác động của chính sách:
- Chính sách dài hạn
- Chính sách trung hạn
- Chính sách ngắn hạn
2- Chức năng của của chính sách
Chính sách được xây dựng và áp dụng nhằm thực hiện những chức năng
cơ bản sau đây:
a- Chức năng định hướng.
Định hướng là chức năng quan trọng hàng đầu của chính sách. Các chính
sách truớc hết phải là sự cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước vào những lĩnh vực và hoạt động nhất định của nền kinh tế trong những
giai đoạn cụ thể.
b- Chức năng điều tiết.
Chính sách có chức năng quan trọng là điều tiết các các mối quan hệ, các
hành vi trong xã hội theo những hướng được coi là có lợi đối với hoạt động quản
lý của Nhà nước.
Nhà nước thường dùng chính sách để điều tiết các mối quan hệ như: ngăn
chặn tình trạng độc quyền, làm giảm sự phân hoá giàu nghèo, thực hiện quản lý
bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường…
c- Chức năng kích thích.
Các chính sách khi ra đời còn phải đảm bảo chức năng kích thích, tạo
động lực cho sự phát triển đối với một lĩnh vực hay một ngành nhất định. Thông
thường, mỗi chính sách cụ thể sẽ kích thích sự phát triển của một hay một vài
lĩnh vực nào đó, sau một thời gian nhất định, lĩnh vực này lại tạo ra một tiền đề
mới cho một lĩnh vực khác phát triển theo.
3- Yêu cầu đối với chính sách
Mỗi chính sách khi xây dựng và đưa vào áp dụng cần đảm bảo các yêu
cầu cơ bản sau đây:
a- Tính khách quan.
Để chính sách đảm bảo được các chức năng cơ bản của mình, các chính
sách trước hết phải đảm bảo tính khách quan. Tính khách quan của chính sách
118
thể hiện ở chỗ bản thân các chính sách phải phù hợp với các quy luật khách
quan, tránh hiện tượng xây dựng và áp dụng chính sách theo ý chí chủ quan, xa
rời thực tiễn.
b - Tính chính trị.
Chính sách là công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội, vì thế, mỗi
chính sách phải quán triệt đầy đủ đường lối chính trị của Đảng, phải đảm bảo
tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong mỗi chính sách cụ thể.
Tính chính trị đòi hỏi mỗi chính sách cụ thể phải là sự cụ thể hoá đường
lối chính trị của Đảng vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, phải phục vụ đắc
lực cho lợi ích của đất nước và nhân dân lao động.
c- Tính hệ thống.
Chính sách là một trong số các công cụ mà Nhà nước sử dụng trong quản
lý xã hội, vì thế nó phải đảm bảo tính thống nhất hữu cơ với các công cụ quản lý
khác.
Tính thống nhất của các chính sách thể hiện trước hết ở chỗ, nó phải phù
hơp với các quy định hiện hành của pháp luật, phù hợp với chiến lược phát triển
kinh tế xã hội của Nhà nước và của các địa phương. Bên cạnh đó mỗi chính sách
còn phải thống nhất và phù hợp với các chính sách cụ thể khác có liên quan.
d- Tính đồng bộ
Thông thường mỗi hoạt động kinh tế đều phải sử dụng nhiều loại nguồn
lực khác nhau, có liên quan và ảnh hưởng đến nhiều đối tượng khác nhau. Vì thế
để các hoạt động kinh tế diễn ra một cách trôi chảy, thuận lơi, các chính sách
phải đảm bảo được tính đồng bộ.
Tính đồng bộ thể hiện ở chỗ, mỗi chính sách cụ thể phải đề cập và giải
quyết được các mối quan hệ chủ yếu, các khía cạnh cơ bản có liên quan đến
những hoạt động kinh tế cần tác động của chính sách đó.
e- Tính thực tiễn
Các chính sách muốn giành được thắng lợi trong quá trính thực hiện, cần
đảm bảo tính thực tiễn của bản thân chính sách đó. Tính thực tiễn thể hiện ở chỗ:
mỗi chính sách đều cần được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thận trọng tình
hình thực tiễn, mục tiêu. phương pháp và công cụ của các chính sách phải khả
thi, phù hợp với tình hình thực tiễn của đời sống kinh tế xã hội.
g- Tính hiệu quả kinh tế xã hội
Mỗi chính sách đều phải quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả kinh
tế xã hội trong quá trình thực thi chính sách. Muốn đạt được yêu cầu này, khi
cân nhắc lựa chọn các phương án chính sách, cần tính toán đầy đủ các lợi ích
kinh tế- xã hội do chính sách mang lại, đồng thời cũng phải xác định đúng, đủ
119
các khoản chi phí và thiệt hại có thể có, từ đó có thể rút ra những nhận định
chính xác phục vụ việc lựa chọn phương án chính sách cụ thể.
4- Cấu trúc của một chính sách
Mỗi chính sách thường bao gồm các yếu cơ bản sau đây:
a - Mục tiêu của chính sách
Mục tiêu chính sách là trạng thái mà những người làm chính sách mong
muốn đạt được sau khi áp dụng chính sách đó vào thực tiễn.
Mục tiêu chính sách gồm có mục tiêu dài hạn và mục tiêu trước mắt.
b- Các nguyên tắc của chính sách.
Các nguyên tắc chính sách là những quan điểm cơ bản, những tiêu chuẩn
hành vi và cách ứng xử tổng quản mà người làm chính sách đặt ra làm nền tảng
cho các quy định cụ thể của chính sách đó.
c - Đối tượng và phạm vi của chính sách.
Đối tượng CH là những cá nhân hoặc tổ chức tiếp chịu những điều tiết,
tác động do CHíNH SáCH mang lại.
d- Các giải pháp của chính sách.
Các giải pháp của chính sách là những cách thức tác động của chính sách
đến các đối tượng của chính sách. Những giải pháp này thường bao gồm:
+ Giải pháp thông tin, tuyên truyền
+ Giải pháp điều chỉnh, ngăn chặn
+ Giải pháp khuyến khích
+ Giải pháp cưỡng chế
5- Chu kỳ (quá trình) chính sách
- Mỗi chính sách đều có quá trình ra đời, phát huy tác dụng trong thực tiễn
và đến một lúc nào đó nó sẽ kết thúc sự tồn tại của mình. Tất cả các giai đoạn
này có mối liên hệ mật thiết và diễn ra theo một quy luật khách quan và được
gọi chung là quá trình chính sách hay chu kỳ chính sách (Policy cycle).
- Nhiều tác giả đưa ra sơ đồ mô tả khác nhau về chu ký chính sách:
+ M.Gunn (1966) đưa ra một bảng mô tả nội dung chu trình chính sách như sau:
- Phân tích vấn đề
- Phân tích phương pháp giải quyết vấn đề
- Xác định vấn đề
- Dự báo
- Đặt mục tiêu và các vấn đề ưu tiên
- Xây dựng và lựa chọn phương án chính sách
- Thực hiện, điều hành và kiểm tra thựuc hiện chính sách
120
- Đánh giá và xem xét
- Kết thúc chính sách
+ K.John (1970) đưa ra quá trình chính sách với nội dung từng bước như
sau:
- Nhận thức (xác định vấn đề)
- Tập hợp
- Tổ chức
- Đại diện
- Lập lịch trình
- Hình thành
- Hợp pháp hóa
- Ngân sách
- Thực hiện
- Đánh giá.
- Điều chỉnh, kết thúc
Hiện nay trong thực tiễn công tác chính sách ở Việt Nam, người ta thường
cho rằng một quá trình chính sách bao gồm các giai đoạn sau đây:
a- Hoạch định chính sách
Hoạch định chính sách là giai đoạn đầu tiên, bao gồm các nội dung:
- Nêu và phân tích sáng kiến về chính sách
- Thẩm định và chấp nhận cho xây dựng chính sách của cơ quan có thẩm
quyền,
- Phân tích vấn đề, mục tiêu, phương án, giải pháp
- Xây dựng dự án và dự thảo chính sách
- Đệ trình lên dự thảo cơ quan có thẩm quyền
- Xem xét, đánh giá dự thảo
- Thông qua chính sách
b- Thể chế hoá Chính sách
- Ra văn bản pháp quy về nội dung chính sách
- Công bố chính sách
c- Tổ chức thực hiện chính sách
- Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện
- Tổ chức bộ máy thực hiện chính sách
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ thực thi
- Tập huấn cho các đối tượng chính sách
- Tổ chức các nguồn lực để thực thi chính sách
d- Chỉ đạo thực hiện chính sách
121
- Ra các mệnh lệnh, chỉ thị
- Tổ chức hoạt động của các đối tượng
- Vận hành các quỹ, các nguồn lực
e- Kiểm tra, điều chỉnh và tổng kết
- Tổ chức hệ thống giám sát
- Tổ chức hệ thống thông tin
- Tổ chức hệ thống điều tra độc lập
- Phân tích chính sách
- Điều chỉnh các bất hợp lý
- Tổng kết
Trong thực tiễn quản lý Kinh tế- xã hội, người ta thường chia công tác
quản lý chính sách ra làm ba giai đoạn chính:
+ Hoạch định chính sách:
Bao gồm các hoạt động từ bước nhận thức, phân tích vấn đề cho đến khi
ban hành được một chính sách.
+ Tổ chức thực thi chính sách
Bao gồm những hoạt động nhằm đưa chính sách vào thực tiễn của nền
kinh tế.
+ Phân tích chính sách
Bao gồm các hoạt động xem xét đánh giá, so sánh các kết quả thực thi
chính sách với các nội dung của bản thân chính sách để có thể đưa ra những
khuyến nghị thích hợp đối với bộ máy thực hiện chính sách.
6- Hệ thống tổ chức xây dựng và thực hiện chính sách
a- Hệ thống tổ chức xây dựng chính sách
Hệ thống xây dựng chính sách ở Việt Nam bao gồm các cấp:
- Chính phủ: Xây dựng và ban hành nhũng chính sách lớn mang tầm vĩ
mô, có liên quan đến nhiều ngành khác nhau của nền kinh tế. Thường Chính phủ
xây dựng các chính sách sau đây:
+ Quy định các mục tiêu kinh tế- xã hội của các ngành
+ Những cân đối lớn của nền kinh tế
+ Chiến lược về cơ cấu kinh tế (ngành, vùng...)
+ Quy định về quyền hạn các ngành, các địa phương trong việc
hướng dẫn và ban hành chính sách
- Các Bộ, ngành: Xây dựng và ban hành những chính sách trong từng
lĩnh vực cụ thể hoặc một số lĩnh vực có liên quan với nhau (liên bộ).

122
- Các địa phương (Tỉnh, Huyện): Xây dựng và ban hành những chính sách
để cụ thể hoá những chính sách của nhà nước vào các điều kiện cụ thể của địa
phương mình.
b- Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách
Hệ thống tổ chức thực hiện chính sách ở nước ta bao gồm:
+ Các đối tượng tham gia tổ chức thực thi chính sách:
- Các Bộ, ngành với các cơ quan chuyên môn của nó
- Các địa phương với bộ máy giúp việc
- Các cơ quan, tổ chức khác
+ Các đối tượng trực tiếp chịu sự tác động của chính sách:
- Các Bộ, ngành
- UBND các cấp
- Các Doanh nghiệp, các tổ chức Kinh tế- Xã hội
- Các cá nhân, Hộ gia đình
- Các đối tượng khác
C- các công cụ của chính sách
Các công cụ của chính sách nhìn chung bao gồm:
+ Các công cụ kinh tế (giá, thuế...)
+ Các công cụ tổ chức, hành chính
+ Các công cụ tuyên truyền giáo dục
+ Các công cụ kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành.
7- Hình thức và phương pháp tổ chức thực thi chính sách
a- Hình thức tổ chức thực thi chính sách phát triển nông lâm nghiệp
Hình thức thực thi chính sách là cách thức để chính sách đến được tới các
đối tượng chính sách cụ thể.
Thông thường có các hình thức chính sách sau đây:
• Hình thức theo địa chỉ cụ thể
- Quy định rõ địa chỉ tác động của chính sách
- Quy định rõ nguồn ngân sách cụ thể
- Quy định trách nhiệm cụ thể
• Hình thức theo địa chỉ mở
- Có quy định địa chỉ nhưng không thể xác định chi tiết,
- Không quy định được quy mô, ngân sách cụ thể
- Không xác định rõ được đối tượng chính sách cụ thể
• Hình thức thông lệ xã hội

123
- Hình thức này thực hiện chính sách thông qua quá trình vận hành chung
của hệ thống quản lý XH như chính sách bồi dưỡng tài năng trẻ của đất nước,
chính sách xây dựng nếp sống văn minh...
• Hình thức sốc
- Đặt thời điểm, địa chỉ rất cụ thể
- Chỉ đạo quyết liệt, tạo đột biến để tiến hành các bước tiếp theo
• Hình thức theo chiều sâu
- Đưa chính sách vào cuộc sống một cách lâu dài, không rầm rộ
- Sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để đưa chính sách vào cuộc
sống.
b- Phương pháp tổ chức thực thi chính sách phát triển nông lâm nghiệp
Phương pháp tổ chức thực thi chính sách là tổng thể các cách thức tác
động của chủ thể để đưa chính sách vào thực tiễn.
Trong thực tiễn, có những phương pháp cơ bản sau đây:
- Phương pháp giáo dục, thuyết phục
- Phương pháp kinh tế,
- Phương pháp tổ chức,
- Phương pháp hành chính, cưỡng chế.
8- Phân tích chính sách trong nông lâm nghiệp
a- Khái niệm và nhiệm vụ của phân tích chính sách
Phân tích chính sách là hoạt động xem xét, đối chiếu, đánh giá, so sánh
tình hình thực tiễn với mục tiêu, nội dung của chính sách để cho ra những
khuyến nghị phục vụ công tác quản lý của các chủ thể.
Phân tích chính sách là một khoa học và đang trở thành một nghề độc lập.
Phân tích chính sách có các nhiệm vụ sau đây:
- Xem xét, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, các hoạt động, các
công cụ và giải pháp của chính sách trong thực tiễn,
- Nghiên cứu đánh giá tác động và ảnh hưởng của chính sách đến các
đối tượng chính sách và đến đời sống xã hội
- Đưa ra các khuyến nghị giúp các chủ thể chính sách điều chỉnh các nội
dung chính sách hoặc phát huy tốt hơn kết quả của chính sách.
- Xây dựng cơ sở lý luận cho công tác xây dựng và quản lý chính sách
b- Thông tin cho phân tích chính sách
Để phục vụ công việc phân tích chính sách, có thể lấy thông tin từ
các nguồn sau đây:
- Thông tin phản hồi từ các đối tượng chính sách (quan trọng nhất)

124
- Thông tin từ đời sống kinh tế- xã hội
- Thông tin từ các văn bản quy phạm
- Thông tin dự báo
Các thông tin cho phân tích chính sách cần đảm bảo các yêu cầu sau
đây:
- Thông tin phải đầy đủ, toàn diện
- Thông tin phải trung thực khách quan
- Thông tin phải kịp thời
- Thông tin phải thiết thực
c- Phương pháp phân tích chính sách
• Phương pháp phân tích kinh tế vĩ mô
Phương pháp này sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô để xem xét phân tích
các tác động của chính sách và đưa ra những khuyến nghị về điều chỉnh chính
sách và điều chỉnh tác động của NN vào nền kinh tế.
PP Kinh tế vĩ mô thường được sử dụng để phân tích ảnh hưởng của chính
sách đến các mục tiêu phát triển KT-XH như: tốc độ tăng trưởng GDP, cân đối
cung cầu, lạm phát, cơ cấu kinh tế...
• Phương pháp kinh tế vi mô (phương pháp tân cổ điển)
Đây là phương pháp sử dụng các công cụ Kinh tế vi mô để phân tích
chính sách. PP Kinh tế Vi mô cho phép xem xét thái độ và cách ứng xử của
người SX và người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường.
Phương pháp này thường dùng để đánh giá tác động và ảnh hưởng của
chính sách đến từng đối tượng cụ thể của chính sách, như tăng giảm quy mô SC,
tăng giảm chi phí, tăng giảm thu nhập....
- Phương pháp phân tích vi mô thường sử dụng các công cụ phân tích sau
đây:
- Phân tích sản xuất và ứng xử của người sản xuất
- Cung sản phẩm và cầu đầu vào
- Cầu SP và cách ứng xử của người tiêu dùng
• Phương pháp phân tích ngành hàng (ngành sản phẩm)
Phương pháp này sử dụng các công cụ phân tích thị trường để làm rõ toàn
bộ các hoạt động của các đối tượng tham gia sản xuất, phân phối và tiêu dùng
một sản phẩm nào đó, làm rõ các luồng hoạt động, các luồng phân phối thu nhập
giữa các tác nhân, trên cơ sở đó phân tích các tác động và ảnh hưởng của chính
sách đến từng đối tượng trong một hệ thống thống nhất.
125
9- Quá trình và nội dung phân tích chính sách phát triển nông lâm nghiệp
Phân tích chính sách được coi là quá trình nghiên cứu để đưa ra những lời
khuyên đối với quá trình hoạch định và thực thi chính sách.
Để có được lời khuyên chính xác, hữu ích, cần tiến hành công việc phân
tích một cách thận trọng, khoa học, toàn diện.
Quá trình phân tích chính sách bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
- Phân tích vấn đề chính sách
- Phân tích việc xác định và thực hiện các mục tiêu của chính sách
- Phân tích việc lựa chọn và thực hiện phương án, công cụ chính sách
- Phân tích tổ chức bộ máy thực hiện chính sách
- Phân tích tình hình tổ chức thực thi các hoạt động của chính sách
- Phân tích ảnh hưởng và tác động của chính sách
- Đề xuất tiếp theo về chính sách
10- Một số chính sách chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm nghiệp
a- Chính sách ruộng đất
• Vai trò ruộng đất trong nông lâm nghiệp
- Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nhất trong lĩnh vực NLN
- Đất đai là nơi sinh sống của dân cư điạ phương
- Trên từng thửa đất chứa đựng rất nhiều các mối quan hệ xã hội, đất đai luôn
luôn là vấn đề phức tạp và nhạy cảm
• Vai trò chính sách đất đai trong NLN
CS đất đai có vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp và nông thôn.
- Chính sách ruộng đất là chính sách trung tâm trong hệ thống chính sách
phát triển NLN
- Chính sách ruộng đất tạo động lực mạnh mẽ trong việc sử dụng có hiệu
quả quỹ đất trong NLN
- Chính sách ruộng đất tạo động lực thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
Nông nghiệp nông thôn:
+ Chuyển đổi cơ cấu Nông nghiệp nông thôn chuyển sang hướng cơ cấu
công nghiệp hoá hiên đại hoá
+ Phấn đấu giảm tỷ trọng Nông – Lâm – Ngư nghiệp (20%), Lĩnh vực
CN XD 38 – 40%, Các ngành dịch vu tăng 40 – 42%
+ Chính sách ruộng đất có vai trò quan trọng trong việc chuyên môn
Nông nghiệp nước ta sang sản xuất hàng hoá lớn.
- Chính sách ruộng đất là điều kiện quan trọng để giải quyết các vấn đề
tranh chấp đất đai trong nông thôn
• Mục tiêu của chính sách ruộng đất
126
- Khẳng định sở hữu nhà nước về đất đai trên phạm vi toàn lãnh thổ việt
nam
- Gắn đất đai với các chủ sở hữu cụ thể
- Khuyến kích sử dụng một cách đầy đủ tiết kiệm và hợp lý ruộng đất.
- Gắn sử dụng với bảo vệ, cải tạo và nâng cao chất lượng của ruộng đất
- Khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng đất
• Những mâu thuẫn cần phải giải quyết trong chính sách ruộng đất.
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu tập trung đất đai để nâng cao hiệu quả với quy mô
manh mún, phân tán về ruộng đất trong nông thôn
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phân công lại lao động trong phạm vi toàn xã
hội với tình trạng nông dân bị trói buộc vào ruộng đất của mình.
- Mâu thuẫn giữa quy mô hạn hẹp của ruộng đất với tình trạng dư thừa
lao động trong nông nghiệp
- Mâu thuẫn giữa các chính sách pháp luật về đất đai với các vấn đề nảy
sinh về quan hệ thị trường đất đai trong cơ chế kinh tế mới.
• Nội dung của chính sách ruộng đât
Nội dung cơ bản của chính sách ruọng đất NLN tập trung vào hai vấn đề
chính:
*) Xác lập các quyền trong sử dụng ruộng đât
- Nhà nước giữ quyền sở hữu về đất đai (chiếm hữu sử dụng định đoạt).
- Nhà nước giao quyền sử dụng đất có thời hạn cho các tổ chức, cá nhân,
hộ gia đình khi có đủ các điều kiện quy định,
- Người chủ sử dụng đất có các quyền cơ bản sau:
+ Được sử dụng đất đai theo quy hoạch và kế hoạch của nhà nước
+ Được quyền để thừa kế
+ Được quyền chuyển nhượng và chuyển đổi
+ Quyền thế chấp để vay vốn
+ Quyền cho thuê đất và góp vốn liên doanh với các đối tượng
khác.
+ Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật
- Quy hạn mức điền giao cho mỗi chủ thể ở từng vùng khác nhau:
+ Vùng đồng bằng sông Hồng: không quá 1ha
+ Vùng đồng bằng sông Cửu long: không quá 2ha
+ Đất trồng cây lâu năm cây Lâm nghiệp: không quá 30ha
*) Quy định các nghĩa vụ trong sử dụng ruộng đât

127
- Người được giao quyền sử dụng đất chịu trách nhiệm trước nhà nước về
việc bảo vệ quản lý sử dụng khu đất đó theo quy định của pháp luật
- Trách nhiệm sử dụng đất đúng mục đích co hiệu quả thuộc về người chủ
sử dụng
- Trách phải bảo vệ cải tạo nâng cao chất lượng của đất trong quá trình sử
dụng
- Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật
b- Chính sách đầu tư vốn cho NLN
• Vai trò của vốn và đầu tư cho phát triển NLN
- NLN là lĩnh vực sản xuất đòi hỏi nhiều vốn đầu tư nhưng lại có hiệu quả
sản xuất kinh doanh thấp vì thế vấn đề cân đối vốn đầu tư cho NLN là rất quan
trọng
- Lĩnh vực nông lâm nghiệp chứa dựng rất nhiều mối quan hệ KT - XH
phức tạp nên việc đầu tư vốn cho NLN có ảnh hưởng rất lớn đến các thành phần
trong xã hội
- Vốn đầu tư trong NLN đòi hỏi quy mô lớn, thời điểm đầu tư tương đối
tập trung nên việc đáp ứng vốn cho NLN có ý nghĩa rất quan trọng đối với năng
suất chất lượng và hiệu quả của lĩnh vực này.
• Các hình thức đầu tư vốn trong NLN
Trong NLN có hình thức đầu tư vốn sau
*) Đầu tư từ ngân sách nhà nước cấp phát
- Nhà nước sử dụng ngân sách của mình để đầu tư trực tiếp cho lĩnh vực
NLN thông qua hình thức sau:
+ Cấp phát vốn trực tiếp cho các DN NN hoạt động tron lĩnh vực
NLN
+ Cấp phát vốn thông qua các chương trình dự án đầu tư trực tiếp
trong lĩnh vực NLN
Các dự án phát triển thuỷ lợi o các địa phương
Dự án phát triển rừng
Các dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn
Các dự án chuyển đổi cây trồng vật nuôi
+ Đầu tư phát triển giao dục đào tạo trong NLN: Nhà nước đầu tư
kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực NLN từ dạy nghề đến đại
học và sau đại học
*) Tín dụng trong NLN
- Tín dụng là một hình thức đầu tư tài chính theo hình thức cho vay với
các điều kiện lãi suất khác nhau
128
- Hiên nay ở Viêt Nam, tín dụng cho nông nghiệp và nông thôn chủ yếu
thuộc hình thức cho vay ưu đãi
+ Ưu đãi về điều kiện cho vay
+ Ưu đãi về thời hạn vay
+ Ưu đãi về lãi suất cho vay
- Hiện có các kênh tín dụng sau đây trong lĩnh vực NLN:
+ Cho vay vốn trực tiếp: đây là hình thức cơ bản nhất
+ Cho vay vốn thông các tổ chức của nông dân
+ Cho vay thông quan các tổ chức trung gian (HTX)
+ Cho vay thông qua các tổ chức đoàn thể: Đoàn TN, Hội PN...
+ Cho vay thông qua các chương trình dự án
- Bên cạnh tín dụng ưư đãi trong NLN còn áp dụng hình thức tín dụng
thương mại để đáp ứng vốn cho các hoạt động kinh doanh không đủ điều kiện để
hưởng các ưu đãi: Các điều kiện cho vay và lãi suất vay hoàn toàn cho hai bên
thoả thuận
*) Vốn đầu tư từ nước ngoài
Các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài cho lĩnh vực NLN được thực hiên
qua những con đường sau
- Vốn hỗ trợ phát triển ODA: là nguồn do các nước phát triển , vốn này
được nhiều nước ưư tiên cho lĩnh vực phát triển co sở hạ tầng, phát triển rừng,
phát triển văn hoá, y tế, giáo dục
- Hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ
- Viện trợ của các chính phủ cho NLN
- Vốn góp liên doanh liên kết của các tổ chức và công ty nước ngoài
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài để kinh doanh trong lĩnh vực NLN
*) Vốn huy động của các thành phần kinh tế trong nước:
Đây là loại vộn vốn đầu tư cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của
NLN
- Nguồn vốn này càng trở nên quan trọng đối với lĩnh vực nông lâm nghiệp
• Các yêu cầu và mục tiêu của chính sách vốn trong NLN
- Phải tạo điều kiện thuận lợi để huy động triệt để các nguồn vốn cho lĩnh
vực NLN. Yêu cầu cụ thể đối với từng nguồn vốn đầu tư như sau:
+ Vốn ngân sách được coi là yếu tố cực kỳ quan trọng, tạo ra tiền đề và
hỗ trợ để thu hút các nguồn vốn khác vào lĩnh vực NLN. Đầu tư từ vông ngân
sách quán triệt phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm

129
+ Nguồn vốn tín dụng được coi là nguồn vốn chủ yếu phục vụ cho đầu tư
và phát triển sản xuất nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả trong NLN
- Phải tạo môi trường thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh
vực NLN
- Chính sách đầu tư trong NLN tập trung ưu tiên trong các lĩnh vực,
những khâu có khả năng sử dụng được nhiều lao động và có hiệu quả kinh tế
cao để làm động lực phát triển cho từng vùng
• Nội dung chủ yếu của chính sách vốn đầu tư trong NLN
*) Chính sách về khai thác và huy động nguồn vốn cho NLN
- Cơ sở để hình thành nguồn vốn đó là sự phát triển nền KT- XH tuy
nhiên trong điều kiện nền kinh tế chưa phát triển nhà nước cần phải có những
chú ý đặc biệt để tạo nguồn vốn cho NLN
- Nhà nước ưu tiên phân phối tỷ trọng vốn thích họp trong tổng ngân sách
hàng năm để đầu tư cho lĩnh vực NLN
- Nhà nước thành lập ngân hàng riêng để cung cấp vốn tín dụng cho NLN
- Tạo ra môi trường thuận lợi để huy động các nguồn vốn tài chính trong
nước để phát triển NLN như:
Chính sách khuyến kích phát triển kinh tế trang trại,
CS hỗ trợ đánh bắt hải sản xa bờ
chuơng trình phát triển công nghiệp nông thôn
Chính sách phát triển làng nghề...
- Tạo môi trường thuận lợi nhất để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh
vực NLN
*) Chính sách về tín dụng nông nghiệp trong nông thôn
Vấn đề xác định các đối tượng và hình thức cho vay
- Về đối tượng cho vay
+ Được phân biệt cụ thể theo từng chương trình tín dụng
+ Đối tượng cho vay chính trong NLN được xác định là các hộ gia
đình
- Hình thức cho vay
Trong NLN áp dụng các hình thúc cho vay cho vay tín dụng sau
+ Tín dụng ưu đãi đặc biệt
+ Tín dụng ưu đãi thông thường,
+ Tín dụng thương mại
- Chủ trương ưu đãi tín dụng trong NLN
+ Tập trung cho các vùng trọng điểm và các vùng có điều kiện khó
khăn lạc hậu
130
+ Tập trung vào những ngành chủ yếu khuyến khích phát triển các
cây trồng và gia súc mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+ Ưu tiên cho đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển dịch vụ đặc biệt là
dịch vụ về khoa học kỹ thuật và tiêu thụ nông lâm sản
+ Ưư tiên đầu tư cho việc nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào NLN
+ Lãi suất cho vay là vấn đề then chốt
Về mặt nguyên tắc NLN là lĩnh vực có hiệukinh tế thấp vì thế lãi
suất ở lĩnh vực này phải duy trì ở mức thấp hơn mức chung của xã hội tuy
nhiên mức lãi suất đặt ra không thể quá thấp vi:
+ Làm suy yếu hệ thống ngân hàng
+ Làm nông dân thiếu ý thức nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay
+ Dễ sinh ra các hiện tượng tiêu cực trong việc vay vốn ưu đãi
c- Chính sách về khoa học công nghệ trong NLN
Khoa học- Công nghệ được coi là chìa khoá để đạt được hiệu quả trong
NLN
• Vai trò của khoa học – công nghệ trong NLN
- Khoa học công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, là yếu tố quyết định đến năng suất lao động trong NLN
- Khoa học công nghệ giữ vai trò quyết định đối với chất lượng sản phẩm
- Trực tiếp tác động đến hiệu quả kinh doanh trong lĩnh vực NLN
• Mục tiêu chính sách khoa học – công nghệ trong nông lâm nghiệp
- Khai thác triệt để các khả năng và cơ hội để đưa tiến bộ khoa học kỹ
thuật vào sản xuất
- Chúng ta coi trọng việc nhập khẩu công nghệ tiên tiến của nước ngoài
đồng thời chú trọng nghiên cứu hoàn thiện công nghệ trong nước để tìm ra được
công nghệ thích hợp ở Việt Nam
- Phải nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ ở nước ta trong lĩnh vực
NLN để theo kịp trình độ của khu vực và thế giới
- Ưu tiên cho việc phát triển các sản phảm nông nghiệp nhiệt đới xuất
khẩu ngoài lúa gạo (chè, ca phê, cao su, thuỷ sản và lâm sản)
- Đảm bảo tiến bộ kỹ thuật và công nghệ phải đem lại hiệu quả trên vì mặt
bao gồm kinh tế xã hội và môi trường sinh thái
• Nội dung của chính sách khoa học công nghệ
- Tập trung đầu tư cao cho nghiên cứu khoa học công nghệ các trong lĩnh vực
NLN:

131
+ Ưu tiên cho các nghiên cứu ứng dụng để tạo ra cây trồng vật nuôi mới
+ Hướng đến người nông dân là người trực tiếp sử dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật
+ Lấy quy mô nông trại làm đối tượng chính của khoa học kỹ thuật
- Ưu tiên ứng dụng nhũng thành tựu khoa học kỹ thuật phục vụ cho mục
tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn:
+ Tạo ra các giống lúa, ngô có năng suất cao, chất lượng tốt
+Tạo những giống cây ăn quả năng suất chất lượng tốt
+ Cải tạo đàn gia súc theo hướng tăng tỷ trọng thịt, sữa, trứng.
+ áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tiên tiến, giảm bớt việc dùng
các hoá chất.
+ áp dụng các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường
- Làm tốt công tác khuyến nông – khuyến lâm
+ Chúng ta xây dựng hệ thống khuyến nông khuyến lâm quốc từ trung
ương đến tận cơ sở.
+ Khuyến nông khuyến lâm trung ương có nhiệm vụ sau:
Xây dựng chương trình dụ án trong phạm vi toàn quốc về khuyến nông
khuyến lâm theo dõi đôn đôc thực hiện các chương trình dự án toàn quốc
Quản lý tài chính và chuyên môn của hệ thống tài chính toàn quốc
+ Khuyến nông khuyến lâm địa phương:
Tại các địa phương có các cấp: ở tỉnh có trung tâm khuyến nông – khuyến
lâm cấp tỉnh, các Huyện có trung tâm khuyến nông – khuyến lâm cấp Huyện,
cấp xã có mạng lưới KNKL xã và thôn bản.
Nhiệm vụ của hệ thống KNKL cấp địa phương :
+Phổ biến tiến bộ kỹ thuất đến nông dân
+ Tập huấn,huấn luyện kỹ thuật canh tác cho nông dân
+ Tư vấn cho nông dân tổ chức sản xuất kinh doanh
d- Chính sách xã hội nông thôn
• Vai trò của chính sách xã hội
- Nông thôn vừa là địa bàn sinh sống của nông dân đồng thời lại là kiểu tổ
chức xã hội mà ở đó nông nghiệp nông dân chiếm tỷ trọng lớn
- Chính sách xã hội nông thôn nó có tác động đến tầng lớp dân cư đông
đảo của xã hội
- Chính sách xã hội nông thôn thường gây phản ứng mạnh và rộng khắp
đến toàn xã hội

132
- Chính sách xã hội nông thôn trực tiếp ảnh hưởng đến năng suất chất
lượng và hiệu quả lao động trong nông nghiệp
• Mục tiêu của chính sách xã hôị trong nông lâm nghiệp
- Đảm bảo tính dân chủ và công bằng xã hội trong nông thôn
- Từng bước xoá sự cách biệt giữa thành thị với nông thôn và giữa các
tầng lớp dân cư trong nông thôn
- Xây dựng một cuộc sống xã hội nông thôn văn minh hiện đại
• Nội dung chính sách xã hội trong nông lâm nghiệp
- Chính sách về xoá đói giảm nghèo,
- Chính sách về dân số và lao động: kế hoạch hoá gia đình, chính sách hỗ
trợ tạo việc làm ở nông thôn, chính sách về nâng cao sức khoẻ cộng đồng trong
nông thôn ....
- Chính sách về xây dựng củng cố thiết chế xã hội cơ sở trong nông thôn...

133
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Barbier, E.B., 1993. ‘Valuing tropical wetland benefits: Economic


methodologies and applications’, Geographical Journal (1) 59:22-32.
Barbier, E.B., 1994. ‘Valuing Environmental Functions: tropical wetlands’,
Land Economics, 70 (2): 155-73.
Barbier, E.B., Acreman, M., và Knowler, D., 1997. Economic valuation of
wetlands: a guide for policy makers and planners, Ramsar Convention
Bureau, Switzerland.
Boardman, A.E., Greenberg, D.H., Vining, A.R. and Weimer, D.L., 1996. Cost-
Benefit Analysis: concepts and practice, Prentice Hall, Upper Saddle River,
NJ 07458.
Bowes, M.D. and Krutilla, J.V., 1989. Multiple-use management: the economics
of public forestlands, Resources for the Future, Washington, D.C.
Freeman, A.M., III, 1993a. The Measurement of Environmental and Resource
Values: theory and methods, Resources for the Future, Washington D.C.
Freeman, A.M., III, 1993b. 'Non-use value in natural resource damage
assessment', in R.J. Kopp and K.V. Smith (eds), Valuing Natural Assets:
the economics of natural resource damage assessment, Resources for the
Future, Washington DC
Gilpin, A., 2000. Environmental Economics: a critical review, John Wiley &
Sons, Ltd, Chichester & New York.
Hartwick, J.M. and Olewiler, N.D., 1998. The economics of natural resource
use, Addison-Wesley Educational Publisher, Inc., Massachusetts.
IIED, 1994. Economic Evaluation of Tropical Forest Land Use Options (Draft),
Environmental Economic Program, London.
Munasinghe, M., 1992. 'Biodiversity protection policy: environmental valuation
and distribution issues', AMBIO, 21(3):227-36.
Pearce, D.W. and Warford, 1993. World Without End: Economics, environment
and sustainable development, Oxford University Press, New York.
Price, C., 1989. The theory and application of forest economics, Basil Blackwell
Ltd, Oxford.
Sutherland, R.J. and Walsh, R.G., 1985. 'Effect of distance on the preservation
value of water quality', Land Economics, 61(3):281-91.
Tietenberg, T.H., 1992. Environmental and natural resource economics, Harper
Collins Publishers Inc., New York.
Walsh, R.G., Loomis, J.B. and Gillman, R.A., 1984. 'Valuing option, existence
and bequest demands for wilderness', Land Economics, 60(1):14-29.

134
Walsh, R.G., Sanders, L.D. and Loomis, J.B., 1985. Wild and Scenic River
Economics: recreation use and preservation values, American Wilderness
Alliance, Englewood, Colorado.

135

You might also like