You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.

HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM


KHOA XÃ HỘI HỌC Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
---------------------- --------------------------

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

1. THÔNG TIN CHUNG VỀ MÔN HỌC


1.1 Tên môn học : Chính sách xã hội
1.2 Mã môn học : CX6310
1.3 Trình độ Đại học / Cao đẳng : ĐẠI HỌC
1.4 Ngành / Chuyên ngành : XHH, CTXH
1.5 Khoa / Ban / Trung tâm phụ trách : KHOA XÃ HỘI HỌC
1.6 Số đơn vị học trình/ Số tín chỉ :3
1.7 Yêu cầu đối với môn học :
• Điều kiện tiên quyết : Anh sinh xã hội, nhập môn CTXH
• Các yêu cầu khác ( nếu có )
1.8 Yêu cầu đối với sinh viên : dự lớp đầy đủ
2. MÔ TẢ MÔN HỌC VÀ MỤC TIÊU
Mô tả ngắn gọn về vị trí môn học, mối quan hệ với các môn học khác
trong chương trình đào tạo.
Môn học giới thiệu cho sinh viên lịch sử hình thành chính sách xã hội
ở phương Tây và phương Đông; sự hình thành chính sách xã hội ở Việt Nam
thời phong kiến, thời Việt Minh, trước đổi mới và sau khi đổi mới.Môn học
cũng giới thiệu phương pháp luận về chính sách xã hội ở nước ta như đối
tượng, nội dung, nhiệm vụ và các mối quan hệ của chính sách xã hội; những
quan điểm trong việc hoạch định và thực thi các chính sách xã hội; một số
chính sách xã hội phổ biến như chính sách dân số, chính sách lao động và
việc làm, chính sách bảo đảm xã hội (gồm Bảo hiểm xã hội, Cứu trợ xã hội
và Ưu đãi xã hội), chính sách xã hội nhằm đảm bảo an ninh xã hội, phòng
chống tội phạm và tệ nạn xã hội; chính sách đối với các giai tầng xã hội (như
công nhân, nông dân, trí thức và sinh viên, doanh nghiệp tư nhân); chính
sách xã hội đối với các giới đồng bào (thanh niên, phụ nữ, dân tộc thiểu số,
tôn giáo, đồng bào định cư ở nước ngoài); cuối cùng là nghiên cứu cơ chế
quản lý việc thực hiện các chính sách xã hội.
Mục tiêu cần đạt được về kiến thức và kỹ năng sau khi kết thúc môn
học.
• Môn học cung cấp cho sinh viên phương pháp luận về chính sách xã
hội ở nước ta như đối tượng, nội dung, nhiệm vụ và các mối quan hệ
của chính sách xã hội; những quan điểm trong việc hoạch định và thực
thi các chính sách xã hội; một số chính sách xã hội phổ biến.
• Giúp sinh viên ngành CTXH và XHH có được quan điểm đúng đắn
trong việc hoạch định và thực thi các chính sách xã hội của nhà nước
vào công việc giúp đỡ cá nhân, nhóm và cộng đồng.
3. NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC
STT CHƯƠNG MỤC TIÊU MỤC, TIỂU MỤC
1 Chương 1: Chính Trình bày các định 1.Chính sách xã hội là
sách xã hội là gì ? nghĩa về CSXH của gì ?
Phương pháp 3 tác giả, và định Định nghĩa CSXH của
nghiên cứu CSXH nghĩa tổng quát về Rogovin
CSXH; chức năng Định nghĩa CSXH của
của CSXH; phương Winkler
pháp luận nghiên Định nghĩa CSXH của
cứu CSXH. Giddens
2.Định nghĩa tổng quát
về CSXH
3.Chức năng của chính
sách xã hội.
4.Phương pháp luận
nghiên cứu CSXH

2 Chương 2: Sự hình Nghiên cứu sự hình 1.Quá trình hình thành


thành chính sách xã thành CSXH ở chính sách xã hội
hội. Vị trí, ý nghĩa phương Tây và Ở Tây Âu
của việc nghiên cứu phương Đông; Vị Ở phương Đông
CSXH trí, ý nghĩa của việc 2.Vị trí, ý nghĩa của
nghiên cứu CSXH việc nghiên cứu CSXH

3 Chương 3: Một số Giúp SV nắm bắt 1.Khái niệm


lý thuyết chính sách học thuyết chính Học thuyết chính sách
xã hội sách xã hội, lý xã hội
thuyết CSXH là gì ? Lý thuyết chính sách
Đồng thời giới thiệu xã hội
bốn khuynh hướng 2.Bốn khuynh hướng
nghiên cứu CSXH nghiên cứu chính sách
hiện đại. Chương xã hội hiện đại
này cũng giúp SV Khuynh hướng phân
thấy được mối quan tích xã hội vi mô theo
hệ giữa chính trị và truyền thống
CSXH, giữa CSXH Durkheim
và Công tác xã hội. Khuynh hướng phân
tích kinh tế chính trị
Mác-xít mới ở các
nước phương Tây
Khuynh hướng phân
tích kinh tế xã hội
Khuynh hướng phân
tích thiết chế chính trị
3.Chính trị và chính
sách xã hội
4.Chính sách xã hội và
công tác xã hội
4 Chương 4: Cơ cấu Chương này trình 1.Ba mô thức cơ bản
và hệ thống chính bày ba mô thức cơ của hệ thống chính
sách xã hội bản của hệ thống sách xã hội
CSXH; một số Hệ thống chăm sóc
CSXH cụ thể và công dân
CSXH và những Hệ thống bảo hiểm xã
vấn đề xã hội mới hội
nảy sinh Các hệ thống bảo đảm
chọn lọc
2.Một số chính sách xã
hội cụ thể
3.Chính sách xã hội và
những vấn đề xã hội
mới nẩy sinh

5 Chương 5: Một số Chương nầy cung 1.Đối tượng, nội dung,


vấn đề lý luận và cấp cho SV kiến nhiệm vụ
phương pháp luận thức về đối tượng, 2.Các mối quan hệ của
về chính sách xã hội nội dung, nhiệm vụ chính sách xã hội
và các mối quan hệ 3.Những quan điểm
của chính sách xã trong việc hoạch định
hội và thực thi các chính
sách xã hội

6 Chương 6:Một số Chương này giới 1.Chính sách dân số


chính sách xã hội thiệu các chính sách 2.Chính sách lao động
phổ biến xã hội phổ biến ở và việc làm
VN như chính sách 3.Chính sách bảo đảm
dân số, việc làm, xã hội
bảo đảm xã 4.Chính sách xã hội
hội….và các chính nhằm đảm bảo an ninh
sách đối với các giai xã hội, phòng chống
tầng xã hội và tầng tội phạm và tệ nạn xã
lớp đồng bào… hội.
7 Chương 7: Chính giúp sinh viên 1.Chính sách đối với
sách đối với các giai nghiên cứu các giai cấp công nhân
tầng xã hội chính sách xã hội 2.Chính sách đối với
đối với công nhân, giai cấp nông dân
nông dân, trí thức 3.Chính sách phat huy
và sinh viên, chủ năng lực lao động sáng
doanh nghiệp tư tạo của trí thức và sinh
nhân. viên
4.Chính sách đối với
tầng lớp chủ doanh
nghiệp tư nhân
8 Chương 8: Chính giúp sinh viên biết 1.Chính sách đối với
sách xã hội đối với nghiên cứu và phân thanh niên
các giới đồng bào tích các chính sách 2.Chính sách đối với
xã hội đối với thanh phụ nữ và gia đình
niên, phụ nữ gia 3.Chính sách đối với
đình và trẻ em, dân các dân tộc thiểu số
tộc thiểu số, các tôn 4.Chính sách tôn giáo
giáo và người VN 5.Chính sách đối với
định cư ở nước người VN định cư ở
ngoài. nước ngoài

9 Chương 9: Cơ chế giúp sinh viên liên 1.Thực trạng cơ chế


quản lý việc thực hệ đến thực trạng và quản lý việc thực hiện
hiện các chính sách quan điểm đổi mới các chính sách xã hội
xã hội cơ chế quản lý việc 2.Quan điểm đổi mới
thực hiện các chính cơ chế quản lý việc
sách xã hội ở nước thực hiện CSXH ở
ta cùng với biện nước ta
pháp đổi mới quy 3.Biện pháp đổi mới
trình hoạch định và quy trình hoạch định
cơ chế việc thực và cơ chế quản lý việc
hiện các chính sách thực hiện các CSXH
xã hội.

4. HỌC LIỆU
Giáo trình môn học: Tập bài giảng Chính Sánh xã hội – Lê Chí An
2005
Tài liệu tham khảo bắt buộc ghi theo thứ tự ưu tiên (tên tác giả, tên
sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng
hình,….)
Bùi Đình Thanh, Xã hội học và Chính sách Xã hội, Nxb Khoa học Xã
hội, Hà nội, 2004
Đoàn Nam Hương, Chính sách xã hội, Tài liệu giảng dạy
Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú (chủ biên), Tăng trưởng kinh tế và
chính sách xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ năm 1991
đến nay - Kinh nghiệm của các nước ASEAN, Nxb Lao động
Phạm Xuân Nam, Đổi mới chính sách xã hội- Luận cứ và giải pháp,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 1997
Tài liệu tham khảo ghi theo thứ tự ưu tiên (tên tác giả, nhà xuất bản,
năm xuất bản, nơi có tài liệu này, website, băng hình,…)
Phạm Xuân Nam, Quản lý phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và
công bằng xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội, 2001
Các văn bản pháp luật về chính sách hỗ trợ đối với người nghèo và
bảo trợ, cứu trợ xã hội
Báo Nhân Dân điện tử (http://www.nhandan.org.vn/phapluat)
5. TỔ CHỨC GIẢNG DẠY – HỌC TẬP
Lịch trình chung: (Ghi tổng số giờ cho mỗi cột)
HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY MÔN HỌC
CHƯƠNG Thuyết trình Thực hành,
Tự học, tự Tổng
thí nghiệm,
Lý thuyết Bài tập Thảo luận điền dã,… nghiên cứu
Chương 1 4 1 5
Chương 2 4 1 5
Chương 3 4 1 5
Chương 4 4 1 5
Chương 5 4 1 5
Chương 6 4 1 5
Chương 7 4 1 5
Chương 8 4 1 5
Chương 9 4 1 5
6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Quy định thang điểm, số lần đánh giá, hình thức đánh giá và trọng số mỗi
lần đánh giá kết quả học tập
STT Hình thức đánh giá Trọng số
1 Dự lớp, Thảo luận, Bài tập, Thuyết 30%
trình

2 Thi cuối kỳ (tự luận) 70%


7. DANH SÁCH GIẢNG VIÊN – TRỢ GIẢNG
• Họ và tên: Lê Chí An
• Chức danh, học hàm, học vị: GV - CN
• Thời gian, địa điểm làm việc: Khoa Xã hội học
• Địa chỉ liên hệ: 97 Võ Văn Tần Phường 6 Quận 3
• Điện thoại, email: 08.39304471

Ban giám hiệu Trưởng phòng QLĐT Trưởng khoa

Nguyễn Thành Nhân Lê Thị Thanh Thu

You might also like