You are on page 1of 2

Phương pháp lấy mẫu và đo đạc tại hiện trường

Căn cứ vào mục tiêu chất lượng, khả năng vật tư, thiết bị và dụng cụ mà lựa chọn các phương pháp lấy mẫu và
phương pháp phân tích phù hợp.
* Nguyên tắc chung
Lấy mẫu là một khâu rất quan trọng để nhận được chính xác các thông tin về môi trường. Sai sót trong việc lấy mẫu
sẽ ảnh hưởng đến kết quả quan trắc và phân tích. Mục tiêu của việc lấy mẫu là chọn một phần thể tích mẫu đủ nhỏ để
vận chuyển được và xử lý trong phòng thí nghiệm mà vẫn đảm bảo thể hiện và đại diện được chính xác thành phần
các chất tại địa điểm lấy mẫu.
Tùy thuộc vào mục đích lấy mẫu để phân tích lý hóa học hay để phân tích vi sinh, đặc điểm nguồn nước mà lựa chọn
phương pháp lấy mẫu thích hợp.
Mẫu lấy phải đáp ứng được các yêu cầu của chương trình lấy mẫu, xử lý mẫu và đủ để phân tích.
Cần lựa chọn mẫu tại các vùng mà ở đó chúng khá đồng nhất về thời gian và không gian.
* Các loại mẫu
- Mẫu đơn
Là mẫu riêng lẻ, được lấy ngẫu nhiên từ một cùng nước (có chú ý đến thời gian và địa điểm lấy), thường được lấy thủ
công, nhưng cũng có thể lấy tự động, từ nước trên bề mặt, hoặc ở độ sâu nhất định, hoặc ở dưới đáy.
Mỗi mẫu thường chỉ đại diện cho chất lượng nước ở thời điểm và địa điểm được lấy mẫu.
- Mẫu tổ hợp
Hai hoặc nhiều mẫu hoặc các phần mẫu trộn lẫn với nhau theo tỷ lệ thích hợp đã biết trước, từ đó có thể thu được kết
quả trung bình của một đặc tính cần biết. Tỷ lệ này thường được dựa trên cơ sở thời gian hoặc dòng chảy.
Mẫu tổ hợp có thể lấy thủ công hay tự động, không phụ thuộc vào loại mẫu (theo thời gian, dòng chảy, thể tích hoặc
vị trí). Mẫu tổ hợp cung cấp các giá trị trung bình của thành phần nước.
* Các kiểu lấy mẫu
Có nhiều tình huống lấy mẫu, một số chỉ đơn giản là lấy mẫu đơn, trong khi đó số khác yêu cầu thiết bị lấy mẫu tinh
vi.
* Thiết bị, dụng cụ lấy mẫu nước
Đối với mẫu nước bề mặt chỉ cần nhúng một bình miệng rộng (như xô, ca) xuống sâu 0,5m dưới mặt nước. Nếu cần
lấy mẫu ở độ sâu hơn 0,5m thì có thể sử dụng thiết bị lấy mẫu theo độ sâu như Kemmer hoặc Bình Van Doren. Các
loại thiết bị lấy mẫu nước được đưa trong TCVN 5992 - 1995.
Dụng cụ đựng mẫu thường là chai thủy tinh, nhựa PE (TCVN 5992 - 1995). Bình chứa mẫu phải đạt các yêu cầu sau:
- Bền, không bị dập vỡ
- Kín, không bị rò rỉ
- Dễ dàng đóng mở
- Ít bị thay đổi do nhiệt độ
- Hình dạng, kích thước, khối lượng phù hợp
- Dễ dàng làm sạch và sử dụng lại
- Giá thành vừa phải
Cần lưu ý:
- Bình chứa mẫu phải được phòng thí nghiệm làm sạch trước và đậy nắp. Nếu có điều kiện phải bọc giấy tráng
paraphin mỏng để chống bụi.
- Bình chứa mẫu hoặc dụng cụ chứa mẫu phải được kiểm tra định kỳ để phát hiện nhiễm bẩn.
- Không được đựng mẫu trong lọ không có nắp đậy.
- Việc sử dụng lại các bình chứa mẫu đã rửa sạch là rất thông dụng. Tuy nhiên, không nên sử dụng lại chúng trong
trường hợp phép phân tích có độ nhạy cao mà nên sử dụng dụng cụ chứa mẫu mới.
* Bảo quản và vận chuyển mẫu
Các loại nước thường bị biến đổi ở những mức độ khác nhau do các tác động hóa lý và sinh vật học xảy ra trong thời
gian lấy mẫu đến khi phân tích. Bản chất và tốc độ của những tác động này thường có thể làm cho nồng độ các chất

You might also like