You are on page 1of 129

1

®¹i häc th¸i nguyªn


Tr−êng ®¹i häc s− ph¹m

§ång V¨n Qu©n

lÞch sö triÕt häc

®Ò c−¬ng bµi gi¶ng


(Dïng cho chuyªn ngµnh gi¸o dôc chÝnh trÞ)

Th¸i Nguyªn 2010


2

CHƯƠNG I. KHÁI LƯỢC CHUNG VỀ TRIẾT HỌC VÀ


LỊCH SỬ TRIẾT HỌC

Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận chung về triết học, lịch sử
triết học, làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đánh giá các đường lối triết
học trong lịch sử.
Thời lượng: 2 tiết lý thuyết

I. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA TRIẾT HỌC


1. Khái niệm triết học
Triết học ra đời cách đây trên hai nghìn năm trăm năm ở một số trung
tâm lớn như Hy Lạp - La Mã Cổ đại, Ấn Độ Cổ đại, Trung Quốc Cổ đại...
(từ khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ V trước công nguyên)
Theo tiếng Hy Lạp cổ, từ triết học (philosophia) nghĩa là yêu mến sự
thông thái; trong tiếng Trung Quốc từ Triết có nghĩa là lý trí; trong tiếng
Phạn cổ từ triết học (darshana) có nghĩa là chiêm ngưỡng, suy ngẫm để đi
đến lẽ phải. Như vậy với tính cách là một hình thái ý thức xã hội triết học
phải bao gồm hai yếu tố cơ bản là yếu tố nhận thức và yếu tố nhận định.
Khái quát lại có thể định nghĩa về triết học như sau: Triết học là một
hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai
trò của con người trong thế giới ấy.
Triết học ra đời từ nhu cầu của thực tiễn và để phục vụ cho nhu cầu
sống của con người. Sự ra đời của triết học bắt nguồn từ hai nguồn gốc là
nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc nhận thức là sự hình thành, phát triển của năng lực tư
duy trừu tượng khái quát của con người.
3

- Nguồn gốc xã hội của nó là sự phát triển của phân công lao động xã
hội thành lao động chân tay và lao động trí óc trong xã hội có giai cấp. Cho
nên ngay từ khi mới ra đời triết học đã mang tính giai cấp, phục vụ cho lợi
ích của một giai cấp nhất định
2. Đối tượng của triết học
Đối tượng của triết học được hình thành, biến đổi dần dần qua các giai
đoạn lịch sử khác nhau.
Dưới thời Cổ đại, với nền triết học tự nhiên ở phương Tây, triết học
bao gồm tất cả những tri thức mà con người có được: toán học, vật lý học,
thiên văn học, siêu hình học...nên chưa có sự phân biệt đối tượng của triết
học với đối tượng của khoa học. Đây là cơ sở hình thành nên quan niệm coi
triết học là “khoa học của mọi khoa học”.
Dưới thời Trung cổ, do sự thống trị của tôn giáo, triết học tự nhiên
được thay thế bằng triết học Kinh viện nên nó phát triển một cách chậm
chạp. Thực chất đây là giai đoạn phủ định nền văn minh cổ đại. Đối tượng
của triết học Kinh viện chỉ là các vấn đề tự biện như niềm tin tôn giáo, thiên
đường, địa ngục; chúng xa rời với cuộc sống.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học dưới thời Phục hưng- Cận đại
làm xuất hiện một loạt các khoa học chuyên ngành, cụ thể: toán học, vật lý
học, sinh học...Vấn đề đối tượng của triết học bắt đầu được đặt ra. Chủ nghĩa
duy vật siêu hình dựa trên nền tảng tri thức học đã giải quyết tốt các vấn đề
về tự nhiên nhưng lại không giải quyết được các vấn đề xã hội. Hệ thống
triết học duy tâm của Hê ghen là hệ thống triết học cuối cùng có tham vọng
đứng trên các khoa học với tính cách là “khoa học của các khoa học”. Sau
khi hệ thống này bị phá sản đã có những quan niệm cho rằng “triết học đã
chết” hay triết học chỉ nghiên cứu vấn đề phương pháp.
4

Với sự ra đời của triết học Mác, đối tượng của triết học lần đầu tiên
trong lịch sử được xác lập một cách đúng đắn. Đối tượng nghiên cứu của
triết học Mác là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức theo lập
trường duy vật triệt để, nghiên cứu những quy luật chung nhất củ tự nhiên,
xã hội và tư duy.

II. TÍNH QUY LUẬT VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA


TRIẾT HỌC
Qua trình hình thành, phát triển của triết học trong lịch sử luôn có
những tính quy luật chung như: Nó gắn với những điều kiện kinh tế-xã hội
nhất định (cơ sở kinh tế xã hội, đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa các lực
lượng xã hội…); nó gắn với sự phát triển của khoa học cụ thể; nó gắn với
cuộc đấu tranh giữa các đường lối triết học (duy vật và duy tâm, biện chứng
và siêu hình, khả tri và bất khả tri luận…).
- Trước hết, sự hình thành và phát triển của triết học luôn gắn với
những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể, gắn với các cuộc đấu tranh giai cấp
nhất định. Các trường phái triết học trong lịch sử luôn là nền tảng thế giới
quan của các giai cấp, tầng lớp xã hội nhất định. Cghủ nghĩa duy vật là đại
diện tư tưởng cho những lực lượng tiến bộ, còn chủ nghĩa dyt tâm đại biểu
cho những lực lượng phản động (VD cụ thể).
- Sự hình thành và phát triển của triết học luôn gắn liền với sự phát
triển của khoa học tự nhiên và xã hội. Ăngghen đã khẳng định: Mỗi khi khoa
học tự nhiên phát triển nó đều đòi hỏi chủ nghĩa duy vật phải có sự thay đổi
hình thức tồn tại của mình. Triết học phải dựa trên cơ sở khái quát các tri
thức khoa học cụ thể. Khoa học luôn là một trong những tiền đề của triết
học.
5

- Lịch sử triết học là lịch sử hình thành và đấu tranh qua lại giữa các
đường lối, trường phái triết học như: duy vật và duy tâm, biện chứng và siêu
hình, khả tri và bất khả tri luận, duy cảm và duy lí… Các trường phái triết
học không chỉ phủ định, bài trừ nhau mà chúng còn kế thừa lẫn nhau. Cuộc
đấu tranh xuyên suốt lịch sử triết học là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm.

III. VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC, CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC
1. Vấn đề cơ bản của triết học
Theo Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là triết
học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”.
Giải quyết vấn đề cơ bản vừa là cơ sở để giải quyết các vấn đề khác,
vừa là tiêu chuẩn để phân định lập trường, thế giới quan của các nhà triết
học và các học thuyết của họ.
Vấn đề cơ bản của triết học có hại mặt:
- Mặt thứ nhất trả lời cho câu hỏi: Giữa vật chất và ý thức thì cái nào
có trước, cái nào có sau; cái nào sinh ra cái nào; cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai trả lời cho câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức
được thế giới hay không?
Tuỳ thuộc vào cách trả lời cho những câu hỏi trên mà các nhà triết học
được phân ra thành những trường phái, những đường nlối khác nhau.
2. Các trường phái triết học
a. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
- Chủ nghĩa duy vật: Trường phái này cho rằng vật chất là cái có
trước, ý thức là cái có sau; vật chất sinh ra ý thức; vật chất quyết định ý thức.
Chủ nghĩa duy vật tồn tại dưới ba hình thức cơ bản: Chủ nghĩa duy vật
chất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
6

+ Chủ nghĩa duy vật chất phác tồn tại trong nền triết học cổ đại; còn
mang tính trực quan, ngây thơ, ấu trĩ. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng
CNDVCD cơ bản là đúng đắn vì nó đã lấy tự nhiên để giải thích cho tự
nhiên, không viện đến thần linh hay thượng đế.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18 là đỉnh cao
của chủ nghĩa duy vật trước Mác. Nó đã góp phần quan trọng vào việc
chống chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi phương
pháp tư duy siêu hình nên duy vật chưa triệt để, duy vật về tự nhiên nhưng
lại duy tâm về xã hội.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng do Mác và Ăngghen sáng lập và phát
triển. Đây là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật, là chủ nghĩa
duy vật triệt để.
- Chủ nghĩa duy tâm: trường phái này cho rằng ý thức, tinh thần mới
là cái có trước, sinh ra và quyết định vật chất. Chủ nghĩa duy tâm tồn tại
dưới hai hình thức là chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm
chủ quan.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cho rằng có tồn tại một lực lượng tinh
thần khách quan có trước giới tự nhiên, là nguyên nhân sinh ra giới tự nhiên và
chi phối toàn bộ thế giới (linh hồn thế giới, ý niệm tối cao, ý niệm tuyệt đối...).
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng chính cảm giác cá nhân của
mỗi người đã sinh ra thế giới hiện thực xung quanh, do đó thế giới không
tồn tại khách quan mà phụ thuộc vào cảm giác của mỗi người.
- Nhị nguyên luận là một trường phái triết học không cơ bản, một
đường lối trung gian. Trường phái này cho rằng thế giới bắt nguồn từ hai
nguồn gốc khác nhau là nguồn gốc vật chất và nguồn gốc tinh thần cho nên
vật chất và ý thức – không cái nào có trước có sau, không cái nào sinh ra cái
nào, không cái nào quyết định cái nào.
7

b. Thuyết có thể biết và thuyết không thể biết


- Thuyết có thể biết (khả tri luận) là một đường lối cơ bản trong nhận
thức luận. Theo thuyết này thì thế giới là có thể nhận thức, con người có thể
biết được bản chất của thế giới. Đa số các nhà duy vật đi theo đường lối này,
ngoài ra còn có nhiều nhà duy tâm cũng có quan điểm khả tri.
- Thuyết không thể biết (bất khả tri luận), ngược lại cho rằng con
người không có khả năng nhận thức bản chất của thế giới, mọi tri thức đều là
chủ quan do con người tự tạo ra không có liên quan gì đến thế giới.

IV. SIÊU HÌNH VÀ BIỆN CHỨNG


1. Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và ph pháp biện chứng
a.Phương pháp siêu hình
Phương pháp siêu hình là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời đối tượng ra khoie
các chỉnh thể khác và giữa các mặt đối lập nhau có một ranh giới tuyệt đối.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại; nếu có thừa nhận sự biến
đổi thì chỉ nhìn nhận là sự biến đổi về số lượng coi nguyên nhân của sự biến
đổi nằm ở ngoài đối tượng.
+ Xem xét các sự vật ở trạng thái phi mâu thuẫn
b. Phương pháp biện chứng
Phương pháp biện chứng là phương pháp:
+ Nhận thức đối tượng ở trong các mối liện hệ với nhau, ảnh hưởng
nhau, ràng buộc nhau.
+ Nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong
khuynh hướng chung là phát triển. Nhìn nhận phát triển là quá trình thay đổi
về chất của các sự vật hiện tượng và nguồn gốc của sự thay đổi ấy là các
mâu thuẫn nội tại của chúng.
8

+ Coi thế giới là sự thống nhất của các mặt đối lập.
2. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Phép biện chứng đã trải qua ba giai đoạn phát triển thể hiện dưới ba
hình thức lịch sử là phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và
phép biện chứng duy vật
- Phép biện chứng tự phát tồn tại trong nền triết học cổ đại. Các nhà
biện chứng thời kỳ này đã thữa nhận rằng các sự vật hiện tượng trong thế
giới không ngừng sinh thành biến hoá vô tận. Đây là kết quả quan sát trực
tiếp nên còn thể hiện tính trực quan ngây thơ.
- Phép biện chứng duy tâm do Hêghen xây dựng một cách tự giác, có
hệ thống nhưng trên nền tảng của chủ nghĩa duy tâm cho nên còn mang tính
thần bí khó hiểu và chưa triệt để. Mác gọi đây là phép biện chứng “ lộn đầu
xuống đất”
- Phép biện chứng duy vật do Mác và Ăngghen sáng lập trên cơ sở kế
thừa phép biện chứng của Hêghen, tẩy rửa nó khỏi chủ nghĩa duy tâm, đặt
cho nó “ đứng bằng chân”. Đây là đỉnh cao trong sự phát triển của phương
pháp biện chứng - phép biện chứng triệt để.

V. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI


Vai trò của triết học được thể hiện bằng chức năng của nó. Triết học
có nhiều chức năng khác nhau như chức năng nhận thức, chức năng đánh
giá, chức năng giáo dục... Nhưng quan trọng nhất là chức năng thế giới quan
và chức năng phương pháp luận.
1.Chức năng thế giới quan của triết học
Những vấn đề mà triết học đặt ra và tìm cách giải quyết trước hết là
vấn đề thế giới quan. Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con
9

người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con
người trong thế giới đó.
Trong thế giới quan có sự thống nhất giữa tri thức và niềm tin. Tri
thức là cơ sở trực tiếp làm hình thành thế giới quan nhưng tri thức chỉ gia
nhập thế giới quan khi nó biến thành niềm tin.
Thế giới quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống con người.
Nó là một “thấu kính” mà qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh
và bản thân mình; là cơ sở cho các hành vi của con người trong xã hội; là
nguyên tắc cho các hoạt động của con người; là định hướng cho quá trình
hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cá nhân.
Trong quá trình phát triển lịch sử của mình thế giới quan đã lần lượt
trải qua ba hình thức là thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và
thế giới quan triết học.
- Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của con
người nguyên thuỷ mà ở đó có sự đan bện giữa các yếu tố trí tuệ và tình
cảm, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và hư ảo, cái thần và cái người...không
thể phân định.
- Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ đạo;
tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái hư ảo lấn át cái thực như Téc tu liêng đã từng
tuyên bố: "Tôi tin vì điều đó là vô lý”.
- Thế giới quan triết học là trình độ tự giác và cao nhất của thế giới
quan mà trong đó triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, là lý luận về
thế giới quan. Triết học có nhiệm vụ đưa ra một quan niệm chỉnh thể về thế
giới cho nên nó có vị trí là cơ sở lý luận cho các khoa học và định hướng cho
sự hình thành thế giới quan cá nhân của mỗi người và mỗi cộng đồng.
Chức năng thế giới quan của triết học được thể hiện ở chỗ: là hạt nhân
lý luận của thế giới quan nên nó làm cho thế giới quan phát triển một cách tự
10

giác trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và các tri thức do các khoa
học đưa lại.
2.Chức năng phương pháp luận của triết học
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống những quan
điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp.
Có ba loại phương pháp luận là phương pháp luận ngành, phương pháp luận
chung và phương pháp luận chung nhất.
Triết học thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất. Mỗi
quan điểm lý luận của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác
lập phương pháp, là lý luận về phương pháp.
3. Vai trò của triết học đối với khoa học cụ thể
Triết học bắt nguồn từ các khoa học cụ thể, là kết quả khái quát từ
những tri thức khoa học cụ thể.
Ngượpc lại chính triết học lại trở thành cơ sở lý luận và cơ sở phương
pháp luận cho các khoa học cụ thể phát triển.
-----------------------------------------------
NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Vấn đề cơ bản của triết học và các đường lối triết học?
2. Sự đối lập giữa hai phương pháp biện chứng và siêu hình?
11

CHƯƠNG II. LỊCH SỬ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

Mục đích: Làm rõ những điều kiện, tiền đề ra đời và phát triển của
triết học Ấn Độ cổ đại; phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học và
nội dung tư tưởng của các trường phái triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ,
trung đại.
Thời lượng: 8 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận.

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI


1. Hoàn cảnh ra đời của triết học ấn Độ Cổ đại
a. Điều kiện tự nhiên
Ấn Độ Cổ đại là một vùng đất rộng lớn nằm ở phía nam châu Á với
địa hình phức tạp. Phía Bắc bị án ngữ bởi dãy Hymalaya hùng vĩ với trên
bốn chục ngọn núi cao trên một nghìn mét so với mặt nước biển, quanh năm
tuyết phủ. Phía Đông, Nam và Tây nam được bao bọc bởi Ấn Độ dương.
Lãnh thổ được chia cắt thành nhiều vùng: vùng đồng bằng đất đai màu mỡ,
nằm dọc theo lưu vực hai con sông lớn - sông Ấn và sông Hằng; vùng sa
mạc khô cằn; vùng núi non hiểm trở và vùng cao nguyên với hệ thống sông
ngòi chằng chịt.
b. Điều kiện kinh tế xã hội
Nền văn minh đầu tiên xuất hiện ở Ấn Độ cổ đại cách đây khoảng bốn
nghìn năm trăm năm, đó là nền văn minh Sông Ấn. Nền văn minh này tồn
tại đến khoảng thế kỷ XVII Tr.CN thì bị diệt vong mà không rõ nguyên
nhân. Từ khoảng thế kỷ XV Tr.CN người Arya từ Tây bắc tràn xuống chinh
phục Ấn Độ cổ đại, sau đó bị đồng hoá vào nền văn minh của người Dra vi
da bản sứ và trở thành chủ nhân của Ấn Độ cổ đại. Từ thế kỷ VII Tr.CN đất
nước Ấn Độ trải qua nhiều biến cố với các cuộc chiến tranh giữa các vương
12

triều và chiến tranh chống sự xâm lăng từ bên ngoài. Thời cổ đại của Ấn Độ
kéo dài đến thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên.
Những đặc điểm nổi bật về kinh tế - xã hội thời kỳ cổ đại ở Ấn Độ là:
+ Sự tồn tại bền vững, dai dẳng của chế độ công xã nông thôn với sở
hữu nhà nước về đất đai.
+ Xã hội được phân hoá thành những dẳng cấp chính: tăng lữ (
Brahman), quý tộc (Ksatriya), bình dân (Vaisya) và tiện nô (Ksudra).
+ Sự thống trị của tôn giáo trên tất cấcc lĩnh vực của đời sống xã hội.
c. Điều kiện về văn hoá
Ấn Độ cổ đại có nền văn hoá, khoa học phát triển tương đối rực rỡ,
với nhiều giá trị để lại cho đời sau như: toán học, y học, kiến trúc, tâm lý
học, triết học...
Văn hoá Ấn Độ cổ, trung được chia thành ba thời kỳ: Văn minh Sông
Ấn (TK XXV Tr.CN - TK XV Tr.CN), văn minh Vêda ( TK XV Tr.CN -
TK VII Tr.CN), văn minh Hậu Vêda (từ TK VII Tr.CN).
2. Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại
Triết học Ấn Độ cổ đại hình thành và phát triển chủ yếu là từ TK VII
Tr.CN Trở về sau. Ở thời kỳ này xuất hiện hai nhóm với các trường phái
khác nhau:
- Các trường phái chính thống thừa nhận quyền uy của kinh Vêda:
Samkhya, Mimansa, Vedalta, Yoga, Nyaya, Vaisesika.
- Các trường phái không chính thống phủ nhận quyền uy của kinh
Vêda: Lôkayata, Jaina, Đạo phật.
- Đặc điểm chung của triết học ấn Độ cổ, trung đại là:
+ Sự đan xen giữa triết học và tôn giáo.
+ Sự đan xen giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
13

+ sự kế tục lần nhau giữa các học phái và sự kế tục các tư tưởng của
Vêda trong các học phái khác nhau.
+ Quan niệm về bản thể có tính trừu tượng cao, đặc biệt là về cái
“không”.

II. TƯ TƯỞNG THỜi KỲ VEDA


1. Tư tưởng Kinh Veda
Veda là bộ sách cổ nhất của người Ấn Độ cổ đại cũng như của nhân
loại nói chung. Nó bao gồm những câu ca dao, vịnh phú, những tập tục, nghi
lễ, những bài cúng tế, phù chú, ma thuật… được các bộ tộc người Arya sang
tác ra trong vòng hơn một nghìn năm; lúc đầu bằng con đường truyền miệng,
từ thế kỷ XI đến TK VIII trước CN được chép thành văn bản.
Kinh Veda bao gồm 4 bộ kinh sớm là: Rig-Veda, Sama-Veda, Yajur-
Veda và Atharva-Veda; sau đó được bổ sung them 2 bộ kinh trung là
Brahmana và Aranyaka; bộ kinh cuối cùng là Upanishad.
Thế giới quan trong các bộ kinh sớm và kinh trung là thế giới quan
thần luận – tôn giáo, lúc đầu là Đa thần luận, về sau phát triển thành Nhất
thần luận.
Upanishad là bộ kinh cuối cùng chứa đựng tư tưởng duy tâm khách
quan, thể hiện ở 3 nội dung chính:
Thứ nhất, thừa nhận tinh thần tuyệt đối tối cao Brahman (Phạn thiên,
Thần Ngã).
Thứ hai, thừa nhận linh hồn bất tử Atman, do Brahman sinh ra và là
biểu hiện của nó.
Thứ ba, thừa nhận luật nhân quả và thuyết luân hồi - nghiệp báo.
2. Tư tưởng của hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata
a. Sử thi Ramayana
14

Bộ sử thi này kể về việc hoàng tử Rama cùng người em cùng cha khác
mẹ, tướng khỉ Hanuman chiến đấu cứu người vợ yêu quý, sinh đẹp là nàng
Sita. Nhưng sau đó long nghi kị, ghen tuông đã giết chết nàng Sita khi đang
mang trong bụng đứa con của Rama.
Tư tưởng chủ yếu trong Ramayana là triết lí đạo đức – nhân sinh về
cái thiện, cái ác, đức hy sinh, lòng quả cảm, bổn phận tự nhiên và những
mâu thuẫn trong mỗi người giữa cái cao thượng và thấp hèn.
Bộ sử thi này còn chứa đựng những yếu tố duy vật tự phát như không
thừa nhận linh hồn bất tử, cho rằng con người ta sinh ra từ đất và khi chết đi
lại trở về với đất; tin vào cảm giác, chỉ những gì được cảm giác chứng thực
thì mới đáng tin cậy.
b. Sử thi Mahabharata
Bộ sử thi này kể về câu chuyện cuộc chiến kéo dài 18 ngày đêm giữa
5 hoàng tử dòng họ Pandava với 100 anh em dòng họ Kaurava. Họ đều là
than tộc, con cháu của Bharata, chỉ vì tranh giành đất đại mà chem. giết lẫn
nhau. Câu chuyện phản ánh quá trình hình thành các quốc gia chiếm hữu nô
lệ ở Ấn Độ cổ đại. Trong sử thi có lồng ghép những sự tích thần linh, ẩn dụ
triết học, phương châm sử thế…trong đó có phần lắp ghép triết học quan
trọng nhất là Bhagavad-Gita (Chí tôn ca).
Đây là lời khuyên của người đánh xe Krishna, hiện thân của thần
Vishnu, mach bảo cho dũng sĩ Arjuna trong đêm trước trận chiến, thuyết giải
về lẽ trời, bổn phận… Ở đó thừa nhận linh hồn là bất tử, thế giới vạn vật chỉ
là ảo ảnh phù du, Tinh thần tuyệt đối tối cao mới là bản thể đích thực, cho
nên con người phải hành động theo bổn phận (Dharma) một cách nhiệt
thành, vô tư, dốc sức chime nghiệm nội tâm mới tìm ra chân bản, có lòng tin
thờ phụng đấng tối cao mới được siêu thoát (đây là cơ sở của đạo Hinđu).
15

III. TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ THỜi KỲ HẬU VEDA


1. Trường phái Samkhya
Phái Samkhya sơ kỳ co khuynh hướng duy vật. Phái này cho rằng mọi
cái đều xảy ra theo nguyên nhân của mình. Nếu thế giới là vật chất thì
nguyên nhân của nó cũng là vật chất. Dạng vật chất đầu tiên là prariti. Nó là
thể thống nhất của ba yếu tố (guna): Satta(nhẹ, sáng, tươi, vui), Rajas(động,
kích thích), Tamas(nặng, khó khăn). Khi ba yếu tố trên ở trạng thái cân bằng
thì Prariti là dạng vật chất tinh tế, không thể tri giác được. Khi sự cân bằng
bị phá vỡ thì vật chất bị biểu hiện thành các sự vật, hiện tượng nhờ đó thế
giới được tạo ra.
Phái Samkhya hậu kỳ chuyển sang lập trường nhị nguyên, thừa nhận
rằng: ngoài Prariti thì cần phải có Purusa truyền sinh khí vào mới sinh ra
được vạn vật.
2. Trường phái Mimansa
kinh điển của trường phái này là Mimansa – sutra do nhà hiền triết
Jaimini viết. Phái Mimansa sơ kỳ có xu hướng vô thần, không thừa nhận
thần linh. Họ cho rằng sự tồn tại của thần là không có chứng cứ vì không thể
tri giác được thần. Không tin vào thần linh, nhưng những người thuộc
trường phái này lại tin vào sức mạnh của Vêda, họ cho rằng các nghi lễ trong
Vêda tự có sức mạnh vật chất chứ không phải do thần linh đem lại. Phái
Mimansa hậu kỳ lại chuyển sang lập trường hữu thần.
3. Trường phái Vedalta
Kinh điển của trường phái này là vedalta - sutra do Badarayana viết.
Phái này muốn hệ thống hoá lại tư tưởng của Upanishad - bộ kinh cuối cùng
trong Vêda, nên Vedalta có nghĩa là “ kết thúc của Vêda”. Phái Vedalta sơ
kỳ mang lập trường nhất nguyên duy tâm. Phái này cho rằng: Tồn tại là ý
thức thuần tuý, là sự thống nhất tuyệt đối giữa Brahman (linh hồn thế giới)
16

với Atman (linh hồn cá thể); thế giới vật chất là ảo giả, không thực do vô
minh sinh ra. Phái Vedalta hậu kỳ có quan điểm duy tâm khách quan, thừa
nhận sự tồn tại khách quan của cả Brahman lẫn Atman, trong đó Atman là
bộ phận của Brahman.
4. Trường phái Yoga
Tư tưởng của phái Yoga là sự kết hợp giữa tư tưởng của Samkhya với
thần, nhưng thần của họ không phải là lực lượng sáng tạo ra thế giới, mà chỉ
là sự siêu thoát của con người. Phái này đưa ra một hệ thống các phương
pháp tu luyện mà về sau được nhiều phái khác vận dụng (luyện Yoga).
5. Trường phái Nyaya - Vaisesika
Lúc đầu hai phái này độc lập nhưng có nhiều điểm tương đồng, về sau
sáp nhập làm một. Trường phái này có hai đóng góp quan trọng là nguyên tử
luận và lôgic học.
Nguyên tử luận: Theo thuyết này thì thế giới là thế giới vật chất. Thế
giới vật chất vô cùng phong phú, đa dạng, nhưng tất cả đều được tạo nên từ
bốn dạng vật chất đầu tiên là đất, nước, lửa và không khí; các dạng vật chất
này lại được tạo nên từ các nguyên tử (Anu). Nguyên tử là những hạt vật
chất bất biến, vĩnh viễn, khác nhau về khối lượng, hình dáng và tồn tại trong
không gian và thời gian. Ngoài nguyên tử còn có vô số những linh hồn cá
thể (Ya) mà đặc tính của chúng là ước vọng, ý chí, buồn vui, giận hờn...Để
điều khiển sự kết hợp giữa các nguyên tử hay giữa nguyên tử và linh hồn cần
phải có một lực lượng thứ ba là thần Isvara.
Lôgic học: Phái này thừa nhận sự tồn tại khách quan của đối tượng
nhận thức; đề cao vai trò của nhận thức kinh nghiệm; coi thức tiễn (kinh
nghiệm) là tiêu chuẩn của chân lý - “phù hợp thì thắng”. Họ đưa ra phép ngũ
đoạn luận - phép suy luận gồm năm phán đoán: luận đề, nguyên nhân, minh
hoạ, suy đoán, kết luận. Ví dụ: Đồi có lửa cháy vì đồi bốc khói mà mọi cái
17

có khói thì đều có lửa chẳng hạn như bếp. Đồi có khói thì không thể không
có lửa. Suy ra đồi phải có lửa cháy.
6. Trường phái Jaina
Người sáng lập ra trường phái là nhà hiền triết Vardhamana hay còn
gọi là Maharvira(600 - 527 tcn).
Trường phái này theo chủ nghĩa tương đối mà theo đó thì tồn tại vừa
bất biến, vừa biến đổi. Vật chất là cái vĩnh hằng, bất biến, trong khi các sự
vật vật chất thì thường xuyên biến đổi. Ví như đất sét thì không thay đổi,
nhưng những cái bình gốm tạo nên từ chúng thì thường xuyên thay đổi. Vật
chất được tạo nên từ các nguyên tử vô cùng nhỏ bé, không thể phân chia, tồn
tại vĩnh viễn(Atgiva). Ngoài nguyên tử còn có vô số các linh hồn bất
tử(Giva). Linh hồn là toàn năng có thể thâm nhập vào mọi cái và có thể hiểu
biết được mọi thứ, nhưng do bị hạn chế bởi thể xác nên không thể siêu thoát.
Muốn siêu thoát con người phải tu luyện theo chủ nghĩa khổ hạnh. Đạo Jaina
về sau được chia thành hai phái là phái “loã hình”- không mặc quần áo và
phái “bạch y”- mặc đồ trắng.
7. Trường phái Lokayata
Phái Lokayata không tồn tại như một trường phái độc lập, không có
kinh điển riêng, mà chỉ là một khynh hướng tư tưởng duy vật tự phát chống
đối lại Vêda và các tôn giáo, nên trong Vêda nó được coi là tư tưởng của quỷ
dữ.
Phái này cho rằng mọi cái đều được tạo nên từ bốn yếu tố vật chất đầu
tiên là đất, nước, lửa và không khí. Tính đa dạng của vạn vật là do cách thức
kết hợp khác nhau mà nên. Con người cũng được tạo nên từ bốn yếu tố trên,
nên không có linh hồn bất tử. Họ ví cơ thể tạo ra ý thức cũng giống như từ
gạo nấu ra rượu, nhưng rượu khác gạo ở chỗ nó có chất say. Từ quan điểm
duy vật trên những người thuộc phái Lokayta kêu gọi phải sống hết mình,
18

hưởng lac: “hãy ăn đi, hãy uống đi cho dù ngày mai sẽ chết” bởi lẽ “kẻ điên
khùng cũng như nhà hiền triết, chết đi rồi thân nát ra thành tro bụi, sẽ tan đi
hết chẳng để lại gì”.
8. Trường phái Phật giáo “Buddha”
Người sáng lập ra đạo Phật là Siddharta (Tất Đạt Đa), về sau được
gọi là Sakyamuni (Phật Thích ca mầu ni). Ông sống vào những năm (563 -
483 Tr.CN).
a. Quan niệm của Đạo Phật về thế giới
Quan niệm về thế giới của đạo Phật được thể hiện bằng bốn tư tưởng
chính là:
+ “Vô tạo giả”: Theo đạo Phật thì mọi cái xảy ra đều có nguyên nhân
của mình, cho nên không có nguyên nhân đầu tiên và cũng không có kết quả
cuối cùng. Do đó đạo Phật không thừa nhận lực lượng sáng tạo thế giới,
không thừa nhận thần thánh. Đây là một tôn giáo vô thần.
+ “Vô ngã”: Mọi cái trong thế giới đều là sự giả hợp của các yếu tố
do nhân duyên hợp nhau mà thành. Ngay cả con người cũng do “ngũ uẩn”
hợp lại mà nên. “ngũ uẩn” (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) hội lại thì có ta, tan
ra thì không còn ta, cho nên không có cái tôi vĩnh viễn. Thế giới “vạn pháp”
và đời người chỉ là ảo giả, do vô minh mà thành ra “có”, còn bản chất của nó
là “không”.
+ “Vô thường”: Không có một cái gì là trường tồn, bất biến. Tất cả
đều biến đổi trong một vòng khâu vô tận, không ngừng, không nghỉ. Sinh
vật thì biến đổi trong vòng khâu: sinh - trụ - dị - diệt. Vật vô sinh thì biến
đổi theo chu trình: thành- trụ - hoại- không.
+ “Nhân quả tương tục”: Mọi cái xảy ra đều phải có nguyên nhân,
nguyên nhân nào thì kết quả ấy “trồng dưa đắc dưa, trồng đậu đắc đậu”.
Nhân nhờ có duyên mới thành ra quả.
19

b. Triết lý nhân sinh của Đạo Phật


Triết lý nhân sinh của đạo Phật tập trung vào vấn đề giải thoát đời
người ra khỏi vòng luân hồi - nghiệp báo. Theo đạo Phật đời người cũng
chịu sự chi phối bởi luật nhân quả, theo đó thì tổng hợp tất cả các hành vi
của một kiếp người sẽ tạo ra nghiệp chướng quy định sự luân hồi, tức là chết
đi ở kiếp này để rồi lại phải sinh ra ở kiếp khác, do đó sẽ vĩnh viễn khổ đau.
Do đó phải tìm cách để siêu thoát về cõi Niết bàn. Toàn bộ triết lý này được
thể hiện bằng thuyết “tứ diệu đế”, tức là bốn chân lý lớn.
+ “ Khổ đế”: Đạo Phật cho rằng đời là một “bể khổ”. Khổ đế gồm
“bát khổ”- Sinh khổ, Lão khổ, Bệnh khổ, Tử khổ, Ái biệt ly khổ, Oán tăng
hội khổ, Sở cầu bất đắc khổ, Ngũ thụ uẩn khổ.
+ “Nhân đế” hay “tập đế”: Nỗi khổ của cuộc đời có nguyên nhân của
nó, gồm “Thập nhị nhân duyên”- Vô minh, Duyên hành, Duyên thức, Duyên
danh sắc, Duyên lục nhập, Duyên xúc, Duyên thụ, Duyên ái, Duyên thủ,
Duyên hữu, Duyên sinh, Duyên lão tử.
+ “Diệt đế”: Đạo Phật cho rằng có thể diệt khổ để đạt đến trạng thái
“Niết bàn”, tức là trạng thái tịch diệt, tĩnh lặng, trống rỗng, minh sáng,
không sinh, không diệt.
+ “Đạo đế”: Đạo Phật chỉ ra tám con đường diệt khổ gọi là “bát
chính đạo”, gồm: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp,
Chính mệnh, Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định.
Tám con đường trên có thể tóm lại trong ba con đường gọi là “Tam
học”: Giới, Định, Tuệ; được dùng để đối lại ba nguyên nhân chính gây khổ
là “Tam độc”: Tham, Sân, Si.
Sau khi xuất hiện, đạo Phật phát triển nhanh chóng, phân chia ra thành
nhiều chi phái khác nhau. Kinh điển đạo Phật được gọi là kinh Tam tạng. Từ
thế kỷ thứ IX SCN đạo Phật bắt đầu suy tàn ở Ấn Độ và đến cuối thế kỷ thứ
20

XII thì hoàn toàn sụp đổ dưới sự tấn công của đạo Hồi, được du nhập từ Ả
Rập vào. Trước khi bị diệt vong ở Ấn Độ, đạo Phật đã kịp lan truyền sang
các nước khác: lên phía Bắc với phái Bắc tông ( Phật giáo Đại Thừa); xuống
phía Nam với phái Nam tông ( Phật giáo Tiểu Thừa). Ngày nay đạo Phật là
một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới với hàng trăm triệu tín đồ.

IV. KẾT LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI


Ấn Độ cổ đại là một trong những nền văn minh sớm của nhân loại.
Triết học Ấn Độ cổ đại có truyền thống phát triển lâu đời với rất nhiều
trường phái triết học tôn giáo. Thông qua những trường phái này diễn ra
cuộc đấu tranh giữa các xu hướng như duy vật và duy tâm, tôn giáo và vô
thần, lạc quan và bi quan… Các trường phái này vừa cạnh tranh lẫn nhau,
vừa kế tục nhau, làm hình thành nhiều phạm trù triết học – tôn giáo có tính
đặc trưng như bản thể không, nhân quả, giải thoát…
Triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra và tìm cách giải quyết nhiều vấn đề
về bản thể luận, nhận thức luận, tâm lý, đạo đức, tâm linh… Cho nên nền
triết học này có nhiều đóng gớp quan trọng về các vấn đề tâm lý học, logic
học, triết lý nhân sinh…
Triết học Ấn Độ cổ đại đã lan truyền và có những ảnh hưởng sâu sắc
trong khu vực và trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Kinh Vêda và tư tưởng chủ yếu của Vêda?


2. Sự phân chia trường phái và khái quát về xu hướng tư tưởng của
các trường phái triết học – tôn giáo Ấn Độ cổ đại?
3. Đạo Phật và nội dung tư tưởng cơ bản của Đạo Phật?
21

CHƯƠNG III. TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Mục đích: Làm rõ những điều kiện, tiền đề ra đời và phát triển của
triết học Trung Quốc cổ đại; phân tích những đặc điểm cơ bản của triết
học và nội dung tư tưởng của các trường phái triết học – chính trị Trung
Quốc cổ, trung đại.
Thời lượng: 9 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận, 1 tiết kiểm tra.

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC TRUNG


QUỐC CỔ ĐẠI
1. Hoàn cảnh ra đời triết học Trung Quốc cổ đại
Về địa lý: Trung Quốc cổ đại là một quốc gia rộng lớn nằm ở Đông-
Bắc châu Á, có hai miền khác biệt. Miền Bắc có lưu vực sông Hoàng Hà,
khí hậu lạnh lẽo, đất đai khô cằn, cây cối thưa thớt, ít sản vật; phía Nam có
lưu vực sông Dương Tử, khí hậu ôn hoà, đất đai màu mỡ, nhiều sản vật.
Về kinh tế - xã hội: Thời cổ đại ở Trung Quốc được bắt đầu từ triều
đại nhà Hạ ( TK XXI Tr.CN - TK XVII Tr.CN); kế đến là triều đại nhà
Thương hay là Ân - Thương( TK XVII - TK XI Tr.CN); cuối cùng là nhà
Chu (TK XI- TK III Tr.CN). Nhà Chu gồm hai giai đoạn là Tây Chu(TK XI
- TK VIII Tr.CN) và Đông Chu(TK VIII - TK III Tr.CN).
Thời Đông Chu, hay còn gọi là thời Xuân thu - Chiến quốc, là thời kỳ
hình thành và phát triển các trường phái triết học. Đây là thời kỳ quá độ từ
chế độ Chiếm hữu nô lệ lên chế độ Phong kiến ở Trung Quốc. Thời kỳ này
có rất nhiều biến động chính trị, chiến tranh xảy ra liên miên, các chư hầu
nổi lên tranh giành lẫn nhau và lấn át nhà Chu làm cho thể chế nhà Chu dần
dần suy tàn. Nền kinh tề nông nghiệp phát triển mạnh mẽ: đã biết dùng gia
súc để kéo cày, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, đã biết làm thuỷ lợi
22

một cách hệ thống. Ở thời Chiến Quốc chế độ mua bán đất đai xuất hiện,
ruộng đất đần dần tập trung trong tay một số người, họ tiến hành phát canh
thu tô làm nảy nở quan hệ sản xuất phong kiến. Năm 221 Tr.CN nhà Tần
tiêu diệt nhà Chu để thiét lập nên một quốc gia phong kiến tập quyền ở
Trung Quốc, đất nước chuyển sang thời trung đại.
Về văn hoá, khoa học: Trung Quốc cổ đại có một nền văn hoá phát
triển rực rỡ. Thời Xuân thu – Chiến quốc được coi là thời kỳ “bách gia chư
tử” (trăm nhà trăm thầy), “bách gia minh tranh” (trăm nhà đua tiếng). Thời
kỳ này nổi lên khoảng mười trường phái triết học lớn nhỏ khác nhau đua
tranh với nhau: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Âm Dương gia, Danh
gia, Nông gia, Tạp gia, Tung hoành gia, Tiểu Thuyết gia. Các tri thức khoa
học cũng hình thành và phát triển mạnh như: Thiên văn học, Hoá học, Toán
học, Y học...
2. Đặc điểm triết học Trung Quốc cổ đại
- Triết học Trung Quốc cổ, trung đại có tính nhân văn sâu sắc, chủ yếu
xoay quanh các vấn đề về con người, đạo đức, ít quan tâm đến các vấn đề về
tự nhiên.
- Triết học gắn liền với các vấn đề chính trị, cho nên mồi trường phái
triết học thực chất là một học thuyết chính trị - xã hội - đạo đức.
- Triết học nhấn mạnh sự hài hoà, thống nhất giữa xã hội và tự nhiên,
sự hoà đồng giữa con người và thế giới.
- Tư duy triết học còn mang tình trực quan, thiếu tính lôgíc chặt chẽ,
tản mạn, chưa được luận giải và chứng minh một cách hệ thống.
23

II. TƯ TƯỞNG THỜi KỲ ÂN – THƯƠNG VÀ TÂY CHU


Ở thời kỳ này đã xuất hiện cuộc đấu tranh giữa hai xu hường là thế
giới quan duy tâm, tôn giáo và chủ nghĩa duy vật, vô thần chất phác.
Giới chủ nô quý tộc cầm quyền tuyên truyền thế giới quan duy tâm,
tôn giáo. Họ cho rằng mọi sự đều do cí trời và quỷ thần chi phối, chính
quyền là do trời ban, nghèo hèn hay sang giàu là do mệnh nên khuyên người
ta chấp nhận mệnh mà nghe theo bọn cầm quyền.
Đối lập với quan điểm này là những quan niệm duy vật, vô thần tiến
bộ. Họ tin rằng con người có thể tự quyết định vận mệnh của mình, họ tìm
cách lí giải các hiện tượng tự nhiên từ chính tự nhiên. Tang Văn Trọng cho
rằng chỉ cần người ta chăm làm và tiết kiệm tiền của thì sẽ đề phòng được
thiên tai, dịch bệnh. Sĩ Bá cho rằng dựa vào quỷ thần để giải thích biện hộ
cho hành vi của mình là tội ác lớn nhất. Tử Sản cho rằng đạo trời thì xa, đạo
người thì gần nên bàn về đạo trời là ba hoa, sáo rỗng. Bá Văn Dương giải
thích hiện tượng địa trấn năm 780 Tr.Cn theo quan điểm âm-dương. Tác
phẩm nổi tiếng thể hiện lập trường duy vật, vô thần và biện chứng chất phác
thời kỳ này là Kinh Dịch.

III. TRIẾT HỌC THỜi KỲ XUÂN THU - CHIẾN QUỐC


1. Âm - Dương gia
Phái Âm - Dương do Châu Diễn sáng lập vào khoảng TK III Tr.CN,
trên cơ sở thống nhất hai học thuyết: Âm - Dương và Ngũ hành với nhau.
Thuyết Âm - Dương: Dương nguyên nghĩa là ánh sáng mặt trời. Âm là
thiếu ánh sáng mặt trời. Theo nghĩa rộng thì Âm và Dương được hiểu là
những lực lượng đối lập nhau nhưng lại quy định, ràng buộc nhau, nương
tựa vào nhau, trong cái này đã có cái kia và ngược lại như: sáng và tối, trời
và đất, nóng và lạnh, đực và cái...Sự tương tác giữa hai lực Âm và Dương
24

sinh ra thế giới vạn vật. Trong Kinh Dịch có ghi rằng từ Thái cực (cân bằng,
thống nhất Âm và Dương) sinh Lưỡng nghi (Âm và Dương), từ Lưỡng nghi
sinh Tứ tượng(Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm, Thiếu Âm), từ Tứ
tượng sinh Bát quái (Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài), từ Bát
quái sinh vạn vật. Âm và Dương mà hoà hợp, đạt đến đạo trung hoà thì vạn
vật sinh sôi, nảy nở; Âm và Dương mà xung khắc thì vạn vật biến đổi, huỷ
diệt. Như vậy thuyết Âm - Dương lấy tự nhiên để giải thích cho tự nhiên nên
nó mang màu sắc duy vật. Nhưng về sau thuyết này được dùng để giải thích
các vấn đề về xã hội, con người, vận mệnh...nên dần dần mang màu sắc duy
tâm thần bí, nhất là khi nó bị giai cấp cầm quyền lợi dụng.
Thuyết Ngũ hành: Ngũ hành được hiểu là năm hoạt động, năm tác
nhân, đó là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Mỗi hành lại có đức riêng của mình:
đức của Hoả là nóng, bốc lên; đức của Thuỷ là ẩm ướt, thấm xuống; đức của
Thổ là cấy và gặt; đức của Mộc là cong và thẳng; đức của Kim là theo và
đổi. Ngũ hành không đứng bên cạnh nhau mà thường xuyên tương tác qua
lại với nhau thông qua hai con đường là Ngũ hành tương sinh ( Thổ sinh
Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ) và Ngũ
hành tương khắc ( Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim
Khắc Mộc, Mộc khắc Thổ). Sự tương tác giữa các hành sẽ làm cho vạn vật
sinh sôi, nảy nở, biến đổi và huỷ diệt không ngừng. Vốn là một học thuyết
duy vật, lấy tự nhiên để giải thích cho tự nhiên, nhưng về sau thuyết Ngũ
hành dần dần chuyển sang lập trường duy tâm khi nó được dùng để giải
thích cho các vấn đề chính trị, xã hội và bị giai cấp cầm quyền lợi dụng.
2. Nho gia
a. Khổng Tử (551 - 479 Tr.CN)
Trường phái Nho gia do Khổng Tử sáng lập. Kinh điển của Nho gia
thường được nói đến là Tứ Thư (Trung Dung, Đại Học, Luận Ngữ, Mạnh
25

Tử) và Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Xuân Thu). Khổng Tử tên thật là
Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông viết Kinh Xuân thu, san định các
kinh điển cổ như Dịch, Lễ nhạc… Học trò đời sau biên tập lời Khổng Tử
dạy trước đó, chép thành cuốn Luận ngữ.
* Quan niệm về thế giới: Quan niệm về vũ trụ, về thế giới của Nho gia
chủ yếu xoay quanh ba vấn đề lớn là trời, mệnh và quỷ thần.
- Về trời: Khổng tử có quan niệm dao động về trời. Theo Ông, vạn vật
không ngừng biến đổi, sinh diệt theo đạo của mình. Đạo đó được ông gọi là
“thiên lý”, được hiểu là sự tương tác giữa hai lực âm và dương, là quy luật tự
nhiên, cho nên trời chỉ là giới tự nhiên, vận hành theo bốn mùa: “trời có nói
gì đâu mà bốn mùa vẫn cứ vận hành, trăm vật sinh ra mãi”. Nhưng đạo hay
thiên lý là cái mầu nhiệm, toàn năng, chi phối toàn thể vũ trụ mà ông không
hiểu được, cho nên ông lại ví trời như thần: “có tội với trời thì còn cầu đảo
vào đâu được nữa”.
- Về mệnh trời: Khổng Tử cho rằng vạn vật không ngừng biến hoá
theo những nguyên lý màu nhiệm, sâu kín, không ai cưỡng lại được, và ông
gọi đó là thiên mệnh “sống chết tại mệnh, giàu sang là ý của trời’. Nhưng
ông vẫn khuyên người ta không nên nhắm mắt theo mệnh mà mỗi người
phải tự nỗ lực làm việc mới mong có mệnh tốt.
- Về quỷ thần: Khổng Tử tin là có quỷ thần. Theo ông quỷ thần do khí
thiêng tạo thành, nó có ở mọi nơi và chứng kiến mọi việc con người làm.
Nhưng ông lại cho rằng quỷ thần không can thiệp vào công việc của con
người, cho nên khuyên người ta kính thần mà không nên gần gũi quỷ thần.
* Quan niệm về nhận thức: Nhận thức luận của Khổng tử chủ yếu
hướng vào lĩnh vực chính trị, đạo đức, ít quan tâm đến các vấn đề tự nhiên.
Ông đưa ra rất nhiều phạm trù đạo đức quan trọng như nhân, lễ, nghĩa, trí,
tín, dũng, cung, khoan, mẫn, huệ, trung, hiếu… Ông cho rằng năng lực nhận
26

thức của con người là thiên bẩm, sinh ra đã có sự phân định sẵn: có thượng
trí, có trung nhân, có hạ ngu.
Ông rất quan tâm đến vấn đề giáo dục con người. Ông cho rằng việc
học có ba mục đích: Học để hiểu biết, học để hoàn thiện nhân cách, học để
làm việc. Ông chủ trương “hữu giáo vô loại”, giáo dục không phân biệt đẳng
cấp, bất cứ ai, hễ là loại trung nhân đều có thể dạy cho. Quy trình dạy học là
“tiên học lễ, hậu học văn”. Học văn là học lục nghệ: thi, thư, xạ, ngự, dịch,
nhạc.
* Tư tưởng đạo đức - nhân sinh:
- Vấn đề con người: Triết học của Khổng Tử là nền triết ọc nhân bản,
chủ yếu xoay xung quanh các vấn đề về con người, tính người, đạo đức con
người...
+ Về tính người: Không tử nói "tính tương cận, tập tương viễn", tức là
tính của con người khi sinh ra vốn là giống nhau, gần nhau, nhưng do tập
nhiễm mà thành ra xa nha, khác nhau, kẻ hiền người ác. Từ đó ông chủ
trương giáo hoá để đưa người ta trở về bản tính gần nhau ban đầu. Như vậy
Kổnh Tử coi tính của con người vốn là thiện.
+ Về các hạng người: Trong xã hội con người có sự phân biệt về nhân
cách và địa vị thành ba hạng là quân tử, kẻ sĩ và tiểu nhân. Quân tử là những
người hoàn thiện về nhân cách (theo Khổng Tử, người quâ tử phải có 9 điều:
Khi nhìn phải nhìn cho minh bạch, khi nghe phải nghe cho rõ ràng, sắc mặt
phải ôn hoà, tướng mạo phải trang nghiêm, nói năng phải trung thực, làm
việc phải trọng sự kính nể, điều gì còn nghi hoặc phải hỏi han, khi tức giận
phải nghĩ đến hậu hoạ, khi thấy lợi phải nghĩ đến điều nghĩa). Kẻ sĩ là những
người học hành đỗ đạt để ra làm quan (Theo Mạnh Tử kẻ sĩ phải: "phú quý
bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất" - giàu sang không
27

quyến dũ, khéo khó khong đổi thay, uy vũ không khuất phục). Tiểu nhân là
những kẻ không biết lễ nghĩa, chỉ chạy theo điều lợi.
- Vấn đề đạo đức: Đạo được hiểu là con đường, quy luật tiến hoá của
vạn vật. Đạo người được hiểu là con đường đúng đắn phải theo để xây dựng
những mối quan hệ xã hội lành mạnh. Đức là tính chất của vạn vật, chỉ
những đức tính tốt đẹp mà con người cần phải có. Thuận theo Đạo thì mới
có Đức sáng. Tư tưởng đạo đức của Khổng Tử được khái quát trong luân
thường đạo lý. Thường gồm các đức cơ bản: Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng,
cung, khoan, mẫn, huệ. Luân là các quan hệ xã hội - đạo đức cơ bản gồm:
Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ, anh - em, bè - bạn.
+Nhân là “ái nhân”, “sở kỷ bất dục vật thi ư nhân”, “kỷ dục lập nhi
lập thân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân”. Lễ là tế lễ; là phong tục tập quán; là
chuẩn mực đạo đức; là quy phạm pháp luật. Nghĩa là làm theo lẽ phải, không
mưu lợi cho riêng mình; là việc ta phải làm, là mệnh lệnh luân lý tối cao cho
nên nghĩa đối lập với lợi. Trí là soi xét thấu đáo vạn vật, hiểu biết điều hay lẽ
phải. Tín là giữ lòng tin với mọi người...
+ Ngũ luân: Kinh lễ đã nêu 11 đức liên quan đến ngũ luân: vua nhân,
tôi trung, cha từ, con hiếu, anh lành, em đễ, chồng hoà, vợ thuận, trưởng có
ân, ấu ngoan, bằng hữu giữ đức tín.
* Tư tưởng chính trị - xã hội: Thời Xuân Thu - Chiến Quốc là thời kỳ
có nhiều biến động chính trị, danh thực tranh nhau, đạo lý lễ nghĩa bị suy đồi
cho nên Nho gia đã đề xuất nhiều chính sách mang tính chất cải lương nhằm
cải tạo xã hội đương thời.
- Chính danh: Danh không chỉ là tên gọi mà trước hết là công dụng
của vật, chức năng chức phận của mỗi người. Danh mà không chính thì lời
nói không thuận, lời nói không thuận thì việc làm không đúng, hình phạt
không trúng, lễ nghĩa bị bỏ...Cho nên cần phải chính danh. Chính danh là gọi
28

tên sự vật đúng tên của nó, sử dụng sự vật đúng với công dụng của nó, làm
việc đúng chức năng chức phận của mình. Chính danh là ngôn phải chính và
thân cũng phải chính, cho nên lời nói phải đi đôi với việc làm.
- Đức trị: Khổng Tử đề cao vai trò, sức mạnh của dân. Ông coi dân là
gốc nước, gốc có vững thì nước mới yên bình. Vì dân là gốc nước cho nên
nước phải lấy dân làm gốc. Vì vậy Khổng Tử chủ trương lấy lễ nghĩa thay
thế cho pháp luật, lấy giáo hoá thay cho hình phạt cho nên ông đưa ra đường
lối đức trị, nhân trị hay lễ trị. Đường lói đức trị của Khổng Tử bao gồm các
yếu tố trị nức như:
+ Giáo hoá dân, dạy cho dân biết lễ nghĩa.
+ Dưỡng dân, nuôi dân cho no đủ, thực hiện chế độ phân phối quân
bình.
+ Nêu gương đạo đức để dân tin, dân theo. Thực hện chính sách
"thượng hiền".
- Xã hội lý tưởng: Khổng Tử mong muốn xây dựng một xã hội đẳng
cấp, có tôn ti trật tự, có trên dưới rõ ràng; các đẳng cấp có trách nhiệm tương
trợ, giúp đơc lẫn nhau. Xã hội lấy gia đình làm cơ sở, trọng hiếu đễ, kính
già, yêu trẻ - một xã hội có lễ; xã hội phải no đủ, lấy nông nghiệp làm nền
tảng, coi trọng giáo hoá và công bằng xã hội; phản đối chiến tranh bạo lực
và hình phạt, dung đức trị, nhân trị, thực hiện chế độ thượng hiền.
b. Mạnh Tử (372 - 289 Tr.Cn)
Mạnh Tử tên thật là Kha, tự là Tử Dư, người nước Châu. Ông vốn là
học trò của Tử Tư – cháu nội của Khổng Tử; Tử Tư là học trò của Tăng Sâm
- một trong số các học trò cũ của Khổng Tử. Mạnh Tử đã phát triển học
thuyết của Khổng Tử theo xu hướng duy tâm.
* Bản thể luận và nhận thức luận
29

- Bản thể luận: Mạnh Tử kế thừa yếu tố duy tâm trong học thuyết của
Khổng Tử, loại bỏ những yếu tố duy vật tự phát của thuyết này, từ đó biến
nó thành một thuyết duy tâm thần bí.
+ Cung giống như Khổng Tử, Mạnh Tử hoàn toàn tin vào mệnh trời
và khuyên người ta phải phục tùng tuyệt đối mệnh trời. Ông cho rằng không
có gì xảy ra mà không theo mệnh, ta nên tuỳ thuận mà chấp nhận lấy cái
mệnh chính đáng ấy.
+ Mạnh Tử coi bản chất của vũ trụ là tâm linh, là vũ trụ đạo lí. Xuất
phát từ quan điểm “thiên nhân cảm ứng” Ông cho rằng đạo trời đồng nhất
với đạo lí của con người, con người là một tiểu vũ trụ bao hàm toàn bộ đại
vũ trụ, cho nên “vạn vật đều có đầy đủ trong ta”, vì thế chỉ cần hiểu được
mình là hiểu được trời.
- Nhận thức luận:
+ Nhận thức luận của Mạnh Tử mang nặng tính duy tâm tiên nghiệm.
Ông cho rằng năng lực nhận thức của con người là tiên thiên, trời phú cho
nên người ta biết được là nhờ vào tâm, đó là cái biết mà sinh ra đã biết, nên
gọi là “sinh tri” (chẳng hạn biết về lễ, nghĩa, trí tín…; tâm biết được là nhờ
vào “lương năng” - tức là không học mà biết và nhờ vào ‘lương tri” - tức là
không nghĩ mà biết. Như vậy Mạnh Tử không tin vào cảm giác kinh nghiệm
mà chỉ tin vào lí tính, tức là chỉ tin vào “tâm”, cho rằng phải nhờ “tâm” mới
biết được bản tính của mình và vạn vật.
+ Vì vạn vật đều có đầy đủ trong ta cho nên con người chỉ cần tận tâm
suy xét ở mình là có thể biết được trời đất, vạn vật “nếu biết được bản tính
của mình là biết được trời rồi đó”. Tuy nhiên không phải ai cũng có khả
năng nhận thức bằng tâm. “Chỉ những bậc chí thành trong thiên hạ mới biết
được cái tính của mình… Biết được tính của mình thì biết được tính của con
người… Biết được tính của con người thì biết được tính của vạn vật… Biết
30

được tính của vạn vật thì có thể giúp vào việc sinh hoá của trời đất… có thể
cung trời đất tham dự mọi việc” (Trung dung).
* Triết lý đạo đức – nhân sinh
- Về con người và đạo đức con người:
+Mạnh Tử có quan niệm duy tâm về con người. Ông cho rằng con
người gồm có hai phần là tâm và khí. Khí lưu hành trong vũ trụ, ngưnmg tụ
lại thành hình nên mới có vạn vật và con người; khí lưu hành trong cơ thể
nên con người mới có sinh trưởng. Tuy nhiên khí không tách rời tâm, tâm là
“vị nguyên soái điều khiển khí”. Như vậy tâm quyết định khí, tinh thần
quyết định vật chất.
+Tâm và khí phải thống nhất với nhau nên cùng với “tồn tâm dưỡng
tính” còn phải “dưỡng khí”. Muốn vậy phải kết hợp việc nghĩa với việc đạo;
phải hiểu đạo lý, theo đạo và tập nghĩa, làm điều thiện; phải giáo dục đạo lý
cho mọi người; phải theo chuẩn mực đạo lí của thánh hiền, theo đó người
học phải kiên trì, cầu tiến và người dạy cũng phải luôn sửa mình làm gương.
+ Mạnh Tử quan tâm đến việc xây dựng một mẫu người lí tưởng:
cương trực, cứng rắn, nhân nghĩa: “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng
di, uy vũ bất năng khuất” – Giàu sang không quyến dũ, nghèo khó chẳng đổi
thay, uy vũ không khuất phục.
- Về tính người: Mạnh Tử cho rằng bản tính của con người vốn là
thiện – “nhân chi sơ tính bản thiện”, nhưng do tập nhiễm mà thành ra khác
nhau - kẻ thiện, người ác không phải do bản tính mà do tư dục, hoàn cảnh.
Ông chỉ ra ba lí do để chứng minh cho tính thiện của con người:
+ Một là, Tính thiện được biểu hiện bằng tứ đức. Tứ đức được bắt
nguồn từ tứ đoan, đó là: Lòng trắc ẩn - biết thương sót, đó là đầu mối của
nhân; lòng từ nhượng - biết cung kính, đó là đầu mối của lễ; lòng tu ố - biết
thẹn ghét, đó là đầu mối của nghĩa; long thị phi - biết phân biệt phải trái,
31

đúng sai, đó là đầu mối của trí. Ai sinh ra cũng có đủ tứ đoan, nếu biết gìn
giữ, nuôi nấng nó sẽ trở nên thiện, nếu không sẽ thành ác.
+ Hai là, Người ta, ai cũng có đủ các “quan năng” để nhận biết, phân
biệt phải, trái, đúng, sai, tốt, xấu cho nên ai cũng có thể trở thành thánh
nhân.
+ Thứ ba, Tính thiện bắt nguồn từ tâm, tâm là cái trời phú, sinh ra đã
có. Nếu con người biết “tồn tâm dưỡng tính”, giữ cho tâm được trong sáng
thì nên thiện. Nếu để vật dục che lấp thì nên ác.
Như vậy, muốn gìn giữ bản tính thiện của con người thì cần phải giáo
dục đạo lí chứ không phải bằng hình phạt cưỡng bức.
* Tư tưởng chính trị - xã hội
- Tư tưởng chính trị - xã hội của Mạnh Tử mang nặng tính duy tâm,
thần bí, bảo vệ cho bọn cầm quyền phản động.
+ Ông tuyên truyền chế độ “thần quyền”, cho rằng chính quyền là do
trời trao cho các bậc anh minh để trị dân, cho nên các bậc vua chúa trị dân là
thể theo chí trời.
+ Ông cho rằng thánh nhân là người quyết định lịch sử, làm thay đổi
thời cuộc; theo chu kỳ cứ 500 năm một lần, do sự vận hành của ngũ hành,
âm dương, lại xuất hiện thánh nhân trị vì thiên hạ.
+ Ông bảo vệ chế độ phân biệt đẳng cấp trong xã hội, cho rằng theo
thiên mệnh con người ta ngay từ khi sinh ra đã có sự phân hoá thành hai loại
là lao tâm và lao lực, trong đó lao lực phải nuôi lao tâm, lao tâm thì trị lao
lực. Do đó cần có sự phân biệt trên dưới, tôn ti trật tự rõ rang.
- Mạnh Tử cũng đề xuất nhiều chính sách thể hiện rõ tinh thần trọng
dân.
+ Ông đưa ra thuyết “nhân chính” trong trị nước, phản đối chiến tranh
thôn tính, đòi hỏi bọn quý tộc phải giảm hình phạt đối với dân. Ông kêu gọi
32

chế độ “bảo dân”, lo cho dân được no đủ, an bình, thực hiện chính sách “tỉnh
điền” để cho dân có sản nghiệp, giảm thuế cho dân, giáo hoá dân…
+ Ông kêu gọi thực hiện chính trị trọng dân, đề cao vai trò, sức mạnh
của dân: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”, tức là dân là cái quý
nhất, sau đó mới đến xã tắc sơn hà, cuối cùng mới là ngôi vua vì rằng có dân
mới có nước, có nước mí có vua. Ông vua nào biết trọng dân, biết lo cho dân
thì mới tồn tại, bằng không sẽ bị phế truất.
Như vậy, trong trị nước Mạnh Tử chủ trương dùng nhân nghĩa, phản
đối bạo lực. Nhân nghĩa đối lập với điều lợi, vì theo ông nếu lấy lợi làm gốc
sẽ làm cho người ta tranh giành lẫn nhau vì thế xã hội sẽ loạn. Huệ vương
nước Lương hỏi Mạnh Tử: “Ngài có điều gì làm lợi cho nước Lương
chăng?”. Mạnh Tử trả lời: “Bệ hạ hà tất phải nói đến lợi. Chỉ nói đến điều
nhân nghĩa mà thôi. Nếu bậc quốc vương nói rằng: làm thế nào cho lợi nước
ta; quan đại phu nói rằng: làm thế nào cho lợi nhà ta; kẻ sĩ và thứ dân nói
rằng: làm thế nào cho lợi than ta; kẻ trên người dưới ai nấy đều tranh nhau
mối lợi ắt vận nước đã lâm nguy”.
c. Tuân Tử (315 - 230 Tr.Cn)
Tuân Tử tên thật là Huống, tự là khanh, người nước triệu. Ông phát
triển học thuyết của Khổng Tử theo hướng duy vật. Ông chủ trương kết hợp
lễ nghĩa với pháp luật trong việc trị nước. Tư tưởng này của ông về sau được
học trò Hàn Phi kế thừa, phát triển trong đường lối Pháp gia.
* Bản thể luận và nhận thức luận
- Bản thể luận: Tuân Tử phát triển quan điểm duy vật, vô thần tiến bộ
về thế giới. Ông phản đối tư tưởng về thiên mệnh và quỷ thần của Khổng,
Mạnh.
+ Tuân Tử coi trời chỉ là giới tự nhiên, nó vận hành theo quy luật tự
nhiên. Ông chia vũ trụ ra thành ba bộ phận là trời, đất và người, trong đó:
33

“Trời có bốn mùa, đất có sản vật, người có văn trị”, mỗi bộ phận này đều
vận hành theo quy luật của riêng mình, cho nên việc trời, việc đất và việc
người không lien quan đến nhau. “Trời vẫn làm theo lẽ thong thường, không
vì vua Nghiêu mà để cho còn, chẳng vì vua Kiệt mà làm cho mất. Lấy sự trị
mà đối phó với đạo ấy thì lành, lấy sự loạn mà đối phó với đạo ấy thì dữ”.
“Không phải vì người ta ngại giá rét mà trời bỏ mất mùa đông, chẳng phải
người ta ngại xa xôi mà đất lại rút ngắn”.
+ Tuân Tử cho rằng mọi việc lành, giữ, an, nguy của con người không
phải do mệnh, mà do chính hành vi của con người: “Chăm làm và bớt tiêu
dùng thì trời cũng không làm cho nghèo được. Cái gốc bị bỏ, sự tiêu dung
lại xa xỉ thì trời cũng không làm cho giàu được. Sự dinh dưỡng thiếu thốn,
hành động lại không kịp thời thì trời cũng không làm cho chọn vẹn được.
Trái với đạo trời, trái với tự nhiên mà làm càn, trời cũng không làm cho lành
được”. Tiến xa hơn, Tuân Tử còn cho rằng con người có thể cải tạo được
trời đất. Ông khuyên người ta tích cực làm việc, cải tạo tự nhiên để làm ra
nhiều lúa gạo cho con người.
+ Tuân Tử thể hiện lập trường vô thần tiến bộ trong quan niệm về quỷ
thần. Ông cho rằng quỷ thần không có thật, đó là do sự sợ hãi của con người
tạo nên: “Đi dạo dưới trăng, cúi đầu trông thấy bóng của mình và vạn vật,
lấy làm sợ mà cho là có quỷ thần”. Đối với các hiện tượng tự nhiên như sao
sa, nhật thực, nguyệt thực, động đất… chỉ là sự biến hoá của âm dương, trời
đất, nếu lấy làm lạ thì nên, lấy làm sợ thì không nên. Các hành vi cúng tế,
nghi lễ, phong tục, tập quán… chỉ nên coi là hiện tượng văn hoá để duy trì,
đừng nên lấy đó làm tin.
+ Tuân tử giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lí và khí, tâm và vật.
Ông cho rằng khí là cái cấu thành nên vạn vật, phân biệt sự khác biệt giữa
các vật chất vô sinh, hữu sinh và con người: nước, lửa có khí nhưng vô sinh
34

mệnh. Cây cỏ có sinh mệnh nhưng vô tri. Loài cầm thú có tri nhưng vô lễ
nghĩa. Con người có đủ cả khí, sinh mệnh, tri giác và lễ nghĩa nên con người
là cái quý nhất. Ở con người khí có trước và quyết định lí, vật có trước và
quyết định tâm.
- Nhận thức luận: Tuân Tử thể hiện lập trường duy vật về nhận thức,
cho rằng nhận thức là nhận thức về thế giới vạn vật, rằng con người có thể
nhận thức được các quy luật của thế giới.
+ Ông chia nhận thức ra thành 2 giai đoạn là cảm tính “thiên quan” và
lí tính “tâm”. Nhận thức cảm tính dựa vào các thiên quan chỉ đem lại cho
con người hiểu biết cái bề ngoài. Chỉ có tâm mới đem lại cho con người sự
hiểu biết đúng đắn về sự vật, nhưng hoạt động của tâm không thể thiếu hoạt
động của các quan năng mà phải bắt nguồn từ kinh nghiệm. hai giai đoạn
này còn bổ sung cho nhau: tâm phải lấy cảm giác làm cơ sở, cảm giác phải
lấy tâm để uốn nắn. Như vậy ông đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
hai giai đoạn nhận thức.
+ Tuân tử còn giải quyết một cách đúng đắn mối quan hệ giữa khái
niệm và sự vật, giữa danh và thực, giữa cái chung và cái riêng. Khái niệm là
phản ánh của sự vật, được rút ra từ các sự vật qua phân tích, so sánh, phân
loại. Danh là để trỏ thực nên phải phù hợp với thực: “Danh là để trỏ thực,
trên là tỏ rõ sang hèn, dưới là để phân biệt cái giống nhau và cái khác nhau”.
Có danh chung để biểu thị sự giống nhau, có danh riêng để biểu thị sự dị
biệt. Danh là do con người quy ước với nhau mà thành nên để tránh loạn
danh cần có sự quy định chặt chẽ, phải dùng pháp luật, quyền thế mà định
danh, phận cho rõ ràng. Cái chung, cái toàn bộ tồn tại thông qua cái riêng,
cái cá biệt. Cái chung bao hàm đại khái cái riêng. Cái chung và cái riêng tuy
khác nhau nhưng không tách rời nhau.
* Tư tưởng chính trị - đạo đức
35

- Về tính người: Tuân Tử coi bản tính của con người là ác, là cá nhân,
ích kỷ, vì mình trước hết: “nhân chi sơ tính bản ác”. Nếu để cho người ta
hành động theo bản tính tự nhiên, thoả mãn những dục vọng sinh lí của mình
thì sẽ gây nên nạn trộm cướp, vô luân. Cho nên phải kết hợp giáo hoá và
hình phạt để kìm chế tính ác: “Sinh ra khuôn uốn là vì có cái cây cong queo,
bày ra dây mực là vì có sự không thẳng, lập quân thượng, sính lễ nghĩa là vì
người có tính ác”. Tính ác không phải là vính viễn mà vẫn có thể sửa được
nhờ vào giáo dục, rèn luyện và hình phạt tạo thành thoi quen làm thiện.
- Về trị nước: Tuân Tử chủ trương kết hợp đức trị với pháp trị, giáo
hoá với hình phạt trong việc trị nước. Ông cho rằng con người khác với cầm
thú vì có tổ chức xã hội và có cuộc sống tập thể. Để duy trì điều đó và kiềm
chế tính ác của con người tất yếu phải có lễ nghĩa và pháp luật, có nhà nước
đứng ra để điều hành. Ông thừa nhận chế độ phân biệt đẳng cấp trong xã hội
xuất phát từ sự khác nhau về điều kiện sống, thói quen (chứ không phải khác
nhau về quyền sở hữu tư liệu sản xuất).
3. Đạo gia
Người sáng lập ra trường phái Đạo gia là Lão Tử (TK VI Tr.CN) với
cuốn sách Đạo đức kinh. Người có công hoàn thiện tư tưởng của Đạo gia là
Trang Tử (396 - 286 Tr.CN) với cuốn Nam hoa kinh. Ngoài ra còn có
Đương Chu (395 – 335 Tr.Cn) chuyên bàn về các vấn đề nhân sinh.
a. Lão Tử (cuối thời Xuân thu)
Lão Tử tên thật là Lý Nhĩ, tự là Bá Đương hay còn gọi là Lão Đam.
Ông là người nước Sở, vốn làm quan giữ sách cho nhà Chu, về sau từ quan
về ở ẩn trong núi. Ông viết cuốn “Đạo đức kinh”.
* Bản thể luận
- Học thuyết về Đạo
36

+ Nền tảng của toàn bộ triết học Lão Tử là học thuyết về Đạo. Đạo là
bản thể, vừa là gốc, bản chất, vừa là quy luật chi phối vạn vật. Nó là một cái
trừu tượng, hỗn độn, không rõ ràng, không đồng nhất với những cái đang tồn
tại trong tự nhiên. “Có vật gì trong sự hỗn độn, có trước cả trời đất, vừa
trống không vừa lặng yên đứng một mình không đổi, lưu hành khắp trốn
không mỏi, có thể là mẹ của thiên hạ. Ta không biết nó tên gì nên mới đặt
tên cho là Đạo và gượng cho là lớn” (Đạo đức kinh).
+ Đạo là sự thống nhất giữa “Vô” và “Hữu”, “Vô” là thể của Đạo,
“Hữu” là dụng của Đạo. “Vô” là vô danh, vô phác, không có tên gọi, không
có hình thể do đó “Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi
thường Danh” (Đạo đức kinh). Đạo còn là “Hữu” vì nó sinh ra vạn vật và
tồn tại ngay trong vật, mỗi vật đều là biểu hiện của Đạo lớn. Tuy nhiên Đạo
không đồng nhất với vạn vật vì vạn vật có hình thể và có tên gọi.
+ Đạo còn là quy luật chi phối vạn vật, không gì thoát ra được nên gọi
là “Đạo pháp tự nhiên”. Trong quan niệm của Lão Tử, Đạo có bản chất vật
chất vì Đạo sinh ra vạn vật hoàn toàn theo lẽ của tự nhiên, không có tư dục,
không có mục đích.
- Tư tưởng biện chứng
+ Đạo là vĩnh viễn, bất biến nhưng nó lại là nguồn gốc cho mọi sự
biến đổi của vạn vật. Sự biến đổi của vạn vật tuân theo 2 quy luật phổ biến là
luật Quân bình và luật Phản phục. Luật Quân bình giữ cho các sự vật biến
đổi theo xu hướng trở về trạng thái cân bằng. Luật Phản phục làm cho sự
biến đổi diễn ra trong một vòng tròn khép kín, lặp đi lặp lại không ngừng.
+ Tư tưởng biện chứng của Lão Tử còn được thể hiện ở việc thừa
nhận tính mâu thuẫn của hiện thực. Mỗi sự vật đều là thể thồng nhất của các
mặt đối lập. Các mặt đối lập vừa xung khắc với nhau, vừa nương tựa vào
37

nhau, chuyển hoá vào nhau “Ai cũng biết đẹp là đẹp tức là còn có cái xấu...
hoạ là chỗ tựa của phúc, phúc là chỗ náu của hoạ”.
* Nhận thức luận
- Lão Tử có quan điểm bất khả tri về Đạo, cho rằng Đạo không thể
nhận thức được bằng giác quan và trí tuệ thông thường mà phải bằng trực
giác tâm linh.
- Đạo gia coi thường nhận thức cảm tính và trí tuệ thông thường vì
cho rằng chúng chỉ giúp con người nhận thức các hiện tượng, nhưng con
người hiểu càng nhiều về vật thì càng xa với Đạo: “Càng đi xa càng biết ít.
Người quân tử ngồi trong nhà không ra ngoài mà biết được việc thiên hạ,
không nhòm qua khe cửa mà biết được đạo trời”.
* Tư tưởng đạo đức – nhân sinh
- Triết lí vô vi: Nền tảng của tư tưởng chính trị đạo đức của Đạo gia là
triết lý “vô vi”. “Vô vi” có nghĩa là không làm gì trái với tự nhiên, cho nên
tất cả những gì là giả tạo, nhân tạo đều phải được bãi bỏ.
- Về đạo đức: Trong cuộc sống, Đạo vô vi đòi hỏi phải tôn trọng bản
tính tự nhiên của người, của vật, không được dùng sức mạnh để chiếm đoạt,
sống hoà đồng với tự nhiên. Các chuỷân mực đạo đức cơ bản là: cần kiệm,
từ ái, không tranh giành.
* Tư tưởng chính trị - xã hội:
- Vô vi trị:
Trong chính trị, Đạo vô vi đòi hỏi phải từ bỏ những cái trói buộc con
người, do con người tự nghĩ ra như pháp luật, lễ nghĩa, danh lợi...Đạo gia
chủ trương: “vô vi nhi trị”- Nếu trong xã hội mọi người đều không làm gì thì
xã hội tự nó thịnh trị.
- Xã hội lí tưởng: đó là một xã hội nước nhỏ, dân ít, không ai đi xa, có
ngựa xe không ngồi, có gươm đao không dùng, bỏ văn tự, người ta trở về
38

thuật thắt nút ghi dấu, hai nước cạnh nhau vẫn nghe thấy gà gáy, chó sủa mà
đến già chết vẫn không qua lại…
b. Đương Chu (khoảng 395 – 335 Tr.Cn).
Đương Chu, tự là Tử Cư, là người nước Vệ. Ông chủ yếu bàn đến các
vấn đề triết lí nhân sinh.
* Bản thể luận
Đương Chu mang quan niệm duy vật không triệt để về thế giới. Ông
cho rằng mọi cái đều xảy ra theo nguyên lí tất yếu, không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của con người, không do lực lượng thần thánh hay ma quỷ
chi phối. Mọi cái, theo bản tính tự nhiên, có sinh ắt có diệt, có sống ắt có
chết: “Đời sống vạn vật, con người theo bản tính tự nhiên tự sinh, tự diệt;
than thể tự nó khoẻ mạnh, tự nó bạc nhược”. Tuy nhiên cái nguyên lí tất yếu
là cái mầu nhiệm, khó hiểu nên ông gọi đó là “thiên mệnh”.
* Triết lí nhân sinh
- “Tồn ngã”: Con người là sản phẩm cao quý nhất của tự nhiên, sinh
ra từ đạo tự nhiên, cho nên đã sinh ra rồi thì phải bảo tồn sự sống của mình.
Con người có thiên tính “tồn ngã”: “Con người, bản chất giống trời đất, có
đức tính của Ngũ hành, là loài tối linh trong vạn vật. Thân ta không phải của
ta, nhưng đã có chúng rồi thì không thể diệt chúng được”.
- Để tồn ngã thì phải “quí sinh” và “trọng kỉ”.
+ “Quí sinh” là quí mạng sống của mình, nhưng đồng thời phải tôn
trọng sự sống của người và vạn vật cho nên không dung bạo lực để xâm
chiếm, không can thiệp thô bạo vào bản tính tự nhiên của vạn vật và người
khác. Do đó con người phải sống hoà đồng với tự nhiên, coi ta như vật, coi
vật như ta, không phân biệt sống - chết, giàu – nghèo, quí - tiện… Như vậy
quí mạng sống nhưng cũng sãn sang đón nhận cái chết.
39

+ “Trọng kỉ” là phải tìm cách đáp ứng mọi nhu cầu, thị hiếu tự nhiên
của mình. Từ đó Ông đề cao quyền tự do cá nhân, kêu gọi chủ nghĩa khoái
lạc, sống hết mình, nhưng đồng thời không làm phương hại đến người khác.
- “Vị ngã”: là vì mình trước hết. Đây là cốt lõi của triết lí nhân sinh
của Đương Chu.
+ “Vị ngã” là yêu mình trước hết: “Yêu ngươì nước gần hơn người
nước xa, yêu người trong nước hơn người ngoài nước, yêu cha mẹ hơn
người ngoài, yêu mình hơn hết”.
+ “Vị ngã” là sống theo đúng bản tính tự nhiên của mình, không ham
sống, ghét chết; không luỵ vật, không bị danh vọng, tiền tài tri phối; không
bị ràng buộc bởi luân lí, lễ nghĩa cứng nhắc.
+ “Vị ngã” là sống vì mình mà không hại người, không cho ai hay lấy
của ai cái gì: “Đương Chu này, mất một sợi lông chân mà làm lợi cho thiên
hạ cũng không cho, mà có đem cả thiên hạ phụng dưỡng bản thân mình cũng
không nhận”. Cho nên vị ngã không phải là chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.
* Tư tưởng chính trị - xã hội
Đương Chu xuất phát từ tư tưởng “vị ngã” mà phản đối mọi đường lối
đức trị, pháp trị vì chúng hạn chế tự do cá nhân, trái với đạo tự nhiên:
“Người ta dung cách thưởng phạt để khuyên ngăn, dung danh vọng và pháp
luật để cấm đoán; người ta canh cánh đua nhau để được cái hư danh một
thời, cầu cạnh hư vinh sau khi chết; cứ nhớ tới cái phải trái mà không dám
cho tai mắt được theo sở thích của mình, làm mất cái lạc thú trước mắt,
không được thoả thuê phóng túng lúc nào cả. Như vậy có khác gì gong cùm
không?”.
Ông phản đối bọn Nho, Mặc chỉ ham sống lâu, ham danh vọng, địa vị,
ham tiền tài nên không được thanh thản, luôn sợ quỉ thần, sợ kẻ có quyền…
Ông kêu gọi trị nước phải bằng đạo vô vi, vị ngã: “Nếu mọi người đều
40

không chịu mất một cái lông chân mình, đều không muốn làm lợi cho thiên
hạ thì thiên hạ tự trị”.
c. Trang Tử (369 – 286 Tr.Cn)
Trang Tử tên thật là Trang Chu, người nước Tống. Ông từng làm quan
Tất viên cho xứ Mông, sau đó từ quan về sống cuộc sống thanh bạch, giản
dị. Ông viết tác phẩm “Nam hoa kinh”.
* Bản thể luận và nhận thức luận
- Học thuyết về Đạo: Kế thừa học thuyết về Đạo của Lão Tử, Trang
Tử đã biến học thuyết này thành duy tâm, thần bí.
+ Nếu như Đạo của Lão Tử là sự thống nhất giữa vô và hữu thì Đạo
của Trang Tử là hư vô: “Trong cái không sinh cái có, cái có không thể lấy
cái có làm cơ sở”.
+ “Đạo sinh ra tinh thần, còn tinh khí mới sinh ra hình thể”, như vậy
đạo là tinh thần, khác với Lão Tử coi đạo là vô thức.
+ Đạo sinh ra vạn vật và tồn tại thong qua vạn vật, cho nên mỗi vật,
dù lớn hay bé, sang hay hèn… đều là biểu hiện của Đạo, nên Đạo tồn tại mọi
nơi.
+ Sinh ra từ Đạo tự nhiên nên vạn vật có bản tính tự nhiên của mình,
chúng biến đổi không ngừng, sinh diệt, sống chết theo lẽ tự nhiên.
- Nhận thức luận: Nhận thức luận của Trang Tử chịu ảnh hưởng bởi tư
tưởng của Lão Tử và Huệ Tử - người thuộc môn phái Danh gia.
+ Giống như Lão Tử, Trang Tử có quan niệm bất khả tri về Đạo. Ông
cho rằng Đạo không thể nhận thức được bằng giác quan và trí tuệ thong
thường: “Đạo chẳng có thể nghe được, nghe được không còn là Đạo. Đạo
chẳng có thể thấy được, thấy được không phải là nó nữa. Có thể nào lấy trí
để hiểu cái hình dung của cái không có hình dung được chăng? Vậy thì
không nên đặt tên cho nó”. Nên để hiểu Đạo phải bằng con đường trực giác
41

tâm linh, muốn vậy phải sống hòa đồng với thiên nhiên (câu chuyện “đọc
thánh nhân”).
+ Trong quan niệm về vạn vật Trang tử chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa
tương đối của Huệ Thi, phát triển nó thành hoài nghi luận, xóa nhòa danh
giới giữa các vật.
Ông cho rằng sinh ra từ đạo tự nhiên nên mỗi người, mỗi vật đều có
bản tính tự nhiên của mình: Cái là lớn so với vật này lại là bé so với vật
khác, cái là tốt với người này lại là xấu với người khác… “Không gì lớn
bằng sợi long mùa thu mà núi Thái sơn lại là nhỏ. Không ai thọ bằng đứa trẻ
chết yểu mà Bành tổ lại là yểu”.
Vì vạn vật là tương đối nên nhận thức của con người về chúng cũng
chỉ là tương đối. Từ đó Trang Tử cho rằng mọi tri thức đều là chủ quan,
không có chân lí khách quan (Mao Đường và Lệ Cương là những người đẹp
nổi tiếng, nhưng nhìn thấy thì chim bay, cá lặn, thú bỏ chạy, vậy là không
đẹp). Từ đó Ông kêu gọi không nên phân biệt mà coi tất cả là “đồng nhất
thể”: “Trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một”.
* Tư tưởng chính trị - đạo đức
- Thể theo bản tính tự nhiên con người phải sống vô vi, vô sự, không
can thiệp vào trạng thái tự nhiên của vạn vật: “Trâu ngựa có bốn chân, thế là
tự nhiên. Ràng đầu ngựa, xỏ mũi trâu, thế là người. Cho nên bảo chớ lấy
người hại trời, lấy việc hại mệnh”.
- Trong đạo trị nước Ông cũng chủ trương vô vi, vô sự, phản đối việc
dùng lễ nghĩa, pháp luật trói buộc con người như trói buộc trâu ngựa, như
thế là trái với tự nhiên.
4. Mặc gia
a. Mặc Tử (479 – 381 Tr.Cn)
42

Người sáng lập ra đường lối Mặc gia là Mặc Tử, tên là Địch. Tư
tưởng của Ông được thể hiện trong cuốn sách Mặc Tử gồm 53 thiên.
* Bản thể luận và nhận thức luận
- Mặc Tử phản đối thiên mệnh, cho rằng con người tự mình quyết
định vận mệnh của mình. Theo Mặc Tử, mọi sự giàu hay nghèo, sống hay
chết, hoạ hay phúc không phải do số mệnh quy định mà là do hành vi con
người gây nên, “do sức ta chưa đủ, lực ta chưa mạnh”. Ông cho rằng chỉ cần
chăm làm và tiết kiệm trong tiêu dung thì sẽ no đủ. Còn nếu tin vào mệnh
trời và chờ mệnh thì trên sẽ không lo việc chính trị mà xã hội thành ra loạn,
dưới sẽ không chịu làm việc mà thành ra nghèo đói.
- Không tin vào mệnh nhưng lại tin vào Trời và quỷ thẩn. Mặc Tử cho
rằng chí Trời là nguyên tắc tối cao cho hành vi của con người, Trời và quỷ
thần luôn công minh ban thưởng cho những người làm tốt và trừng phạt
những kẻ làm xấu: “Vua vũ, vua Văn, vua Thang làm việc, trên thì tôn Trời,
giữa thờ quỷ thần, dưới yên lòng dân cho nên ý Trời nói rằng: Người này
gồm yêu hết thảy những kẻ mà ta yêu, làm lợi hết thảy những kẻ mà ta muốn
làm lợi… Bởi vậy Trời mới khiến cho sang thì làm đến thiên tử, giàu có cả
thiên hạ, cơ nghiệp để lại cho con cháu muôn đời. Vua Kiệt, vua Trụ, vua U,
vua Lệ làm việc, trên thì chê Trời, giữa chê quỷ thần, dưới rẻ người. Cho
nên ý Trời nói rằng: Người này phân biệt những kẻ ta yêu ra để mà ghét, còn
những kẻ ghét người thì hắn cho được rộng rãi, những kẻ hại người thì hắn
cho được hậu hỹ. Bởi vậy Trời mới khiến cho không hết tuổi thọ, không
được trọn đời”.
- Nhận thức luận: Mặc Tử đề cao vai trò của nhận thức kinh nghiệm
và thực tiễn. Ông đưa ra thuyết Tam biểu, lấy đó làm tiêu chuẩn cho chân lý:
“Bản”(gốc) là dựa vào chí của trời và việc làm của thành vương đời trước;
43

“nguyên”(nguồn) là dựa vào tai mắt trăm họ; “dụng” là đem áp dụng vào
thực tế xem có đem lại lợi cho trăm họ hay không.
* Tư tưởng chính trị - xã hội:
- Mặc Tử đưa ra thuyết “Kiêm ái”, kêu gọi mọi người bằng tình yêu
thương lẫn nhau mà duy trì trật tự xã hội. Kiêm ái là gồm yêu tất thảy, không
phân biệt thân hay sơ, sang hay hèn, xa hay gần, ta hay người. Kiêm ái là thể
theo chí trời, là có lợi cho tất cả mọi người “kiêm tương ái, giao tương lợi”,
cho nên kiêm là đúng, biệt là sai.
- Để kiêm ái thì phải thống nhất được ý chí của mọi người từ trên
xuống dưới, phải thực hiện chính sách “Thượng đồng”, tức là dưới nhất nhất
phải nghe theo trên, “điều gì bề trên bảo là đúng thì cũng phải cho là đúng,
điều gì bề trên nói là sai thì cũng phải bảo là sai...”.
- Để thực hiện “Thượng đồng” thì phải thực hiện chính sách “Thượng
hiền”, tức là phải lựa chọn người hiền tài ra làm quan giúp nước và vua phải
là người hiền tài nhất
b. Phái hậu Mặc
Phái Hậu Mặc thời Chiến quốc gồm năm đại diện là Tường Lý, Tường
Phu, Khổ Hoạch, Đăng Lăng, Sỹ dĩ.
- Phái Hậu Mặc phát triển quan điểm duy vật về thế giới, coi vật chất
là bất diệt, thừa nhận vận động diễn ra trong không gian và trong thời gian,
coi vận động là vận động cơ học và tìm cách phân loại các hình thức vận
động máy móc. Họ cho rằng thuộc tính của sự vật là khách quan chứ không
phụ thuộc vào chủ quan con người.
- Phái Hậu Mạc phát triển quan điểm duy vật về nhận thức.
+ Họ cho rằng nhận thức phải có 2 yếu tố là hoạt động cảm nhận của
các quan năng (Ngũ lộ) và tác động của các vật thể lên chúng. Họ chia nhận
thức thành 2 giai đoạn là cảm tính (Ngũ lộ) và lý tính (Tâm), trong đó tâm
44

mới đem lại sự hiểu biết sâu sắc vì tâm lien kết các cảm giác thành chỉnh thể
(Một hòn đá trắng và cứng, nhờ mắt mà biết là trắng, nhờ thân mà biết là
cứng, muốn biết nó vừa trắng vừa cứng phải nhờ tâm liên kết).
+ Họ cho rằng tri thức có ba nguồn gốc: “Văn tri” nhờ người khác
truyền thụ mà co; “thân tri” do giác quan đêm lại; “thuyết tri” nhờ suy luận
mà có.
+ Có bốn loại hiểu biết là: Hiểu biết về “danh” – tên gọi, hiểu biết về
“thực” - vật, hiểu biết về “hợp” – danh tương ứng với thực, hiểu biết về
“hành động” – thông qua hành động thực tế để xem danh có tương ứng thực
hay không. Họ đi gần đến quan niệm coi thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
với quan niệm “phù hợp thì thắng”.
+ Họ phát triển các phép suy luận lôgíc với 6 phương pháp biện luận
là: phép hoặc, phép giả, phép bắt chước, phép so sánh, phép tương tự và
phép suy.
5. Pháp gia
a. Sự hình thành tư tưởng Pháp gia
Người ta cho rằng Quản Trọng (Khoảng thế kỉ thứ 6 Tr.Cn) là người
đầu tiên bàn về đường lối Pháp trị. Quản Trọng cho rằng trị nước phải coi
trọng 4 điều là: luật, hình, lệnh và chính. Luật là để định danh phận cho mỗi
người mà dân không tranh. Lệnh là để cho dân biết việc mà làm. Hình là để
trừng phạt những kẻ làm trái luật và lệnh đã ban. Chính là sửa cho dân theo
đường ngay, lẽ phải.
Các nhà Nho phản đối dung pháp luật trong trị nước, tuy nhiên họ
cúng thừa nhận có lễ cho hang đại phu và có hình dành cho thứ dân, trong đó
“Lễ không đến thứ dân, hình không đến đại phu”.
45

Các đại biểu của Pháp gia thời Chiến quốc đưa ra những chủ trương
trị nước khác nhau: Thận Đáo chủ về Thế, Thân Bất Hại chủ về Pháp,
Thương Ưởng chủ về Thuật.
b. Tư tưởng Pháp gia của Hàn Phi Tử (280 – 233 Tr.Cn)
Ông là đại biểu tiêu biểu nhất của Pháp gia. Hàn Phi Tử là công tử
nước Hàn, vốn là học trò của Tuân Tử. Ông làm quan cho nước Tần, được
vua Tần trọng dụng nhưng sau đó bị tể tường Lý Tư dèm pha, bị bắt bỏ ngục
và bức uống thuốc độc mà chết. Tư tưởng của Hàn Phi được thể hiện trong
cuốn sách Hàn Phi Tử gồm 55 thiên.
- Bản thể luận của Hàn Phi:
+ Ông chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng duy vật và vô thần của Lã Tử và
Tuân Tử. Ông cho rằng Đạo là quy luật phổ biến tri phối vạn vật. Mỗi vật
đều chịu sự tri phối bởi đạo, nhưng đều có cái lý của riêng mình, trong đó
Đạo là bất biến còn lý thì luôn biến đổi, vì thế con người phải tuỳ cơ ứng
biến cho hợp với lý của vạn vật.
+ Tự nhiên không có ý chí, không do thần thánh tạo ra, tồn tại khách
quan không phụ thuộc vào ý chí của con người hay thần thánh. Con người
không thể làm thay đổi quy luật tự nhiên.
+ Tự nhiên không tri phối hoạt động của con người mà chính hành vi
con người quyết định vận mệnh của mình.
+ Không có quỷ thần thật mà quỷ thần là do những dủi do trong cuộc
sống của con người đẻ ra, do đó nếu con người không bị ốm đau bệnh tật,
chăm làm và tiết kiệm thỉ quỷ thần không thể quấy nhiễu con người.
- Quan niệm về lịch sử:
Hàn Phi coi động lực của sự phát triển lịch sử là sự phát triển dân số
và của cải nhiều hay ít. Ông cho rằng thời Nghiêu, Thuấn con người thì ít,
46

của cải trong tự nhiên thì nhiều nên hoà thuận. Ngày nay người thì đông, của
cải thì ít nên tranh giành, chiến tranh…
Ông chia lịch sử thành ba thời kỳ: Thời Thượng cổ con người đã biết
dung cây làm nhà, dung lửa nấu chin thức ăn. Thời Trung cổ con người đã
biết làm thuỷ lợi, khắc phục thiên tai. Thời Cận cổ xuất hiện giai cấp, chiến
tranh…
- Tư tưởng Pháp trị:
+ Hành Phi chứng minh tính tất yếu của pháp luật. Ông chỉ ra 2 lý do:
Thứ nhất, ngày xưa dân ít, của cải nhiều, không có tranh giành nên không
cần hình phạt. Ngày nay dân nhiều, của cải ít nên tranh giành, chiến tranh
nên cần hình phạt. Hơn nữa pháp luật cũng phải luôn thay đổi cho phù hợp
với cái lý của sự vật. Thứ hai, do tính của con người vốn là ác, là luôn “mưu
lợi cho riêng mình”, cho nên cần dung pháp luật để uốn nắn: “Trị nước
không cậy người tự làm thiện mà khiến người không được làm trái.Cậy
người tự làm thiện thì trong nước chẳng được mười người, khiến người
không được làm trái thì một nước có thể khiến cho yên. Nếu phải đợi gỗ
thẳng mới làm tên bắn thì trăm đời chưa có tên, nếu phải đơih cho gôc tròn
mới làm bánh xe thì trăm đời chưa có bánh xe”.
+ Hàn Phi cho rằng trị nước phải dùng cả pháp, thuật và thế.
“Pháp” là luật pháp được ghi thành văn bản bắt buộc, công khai cho
tất cả mọi người.
“Thuật” là nghệ thuật dùng người, điều hành công việc của kẻ cầm
quyền.
“Thế” là uy của kẻ cầm quyền khiến mọi người phải nể sợ mà tuân
theo.
6. Danh gia
47

Đây là trường phái nguỵ biện, chuyên dùng lối chơi chữ để tranh biện.
Họ thường đưa ra những mệnh đề mâu thuẫn, ngược đời để tranh luận với
người đời. Tuy vậy phái này cũng có những tư tưởng biện chứng sâu sắc.
a. Huệ Thi (Khoảng 370 – 310 Tr.Cn)
Ông là người nước Tống, từng làm tướng quốc nước Nguỵ, vốn là bạn
thân của Trang Chu.
- Cơ sở biện thuyết của Huệ Thi là chủ nghĩa tương đối. Ông cho rằng
vạn vật đều có cái giống nhau và cái khác nhau, có chứa chấp các mặt đối
lập cho nên mọi sự phân biệt lớn hay bé, cao hay thấp, dài hay ngắn… đều là
tương đối: “Cái lớn nhất không có gì ở ngoài, gọi là đại nhất; cái nhỏ nhất
không thể chứa gì bên trong; gọi là tiểu nhất”. “Cái không có độ dày thì
không thể chứa thêm được gì, nhưng độ lớn của nó là ngàn dặm”. “Trời thấp
bằng đất, núi cao bằng đầm”.
- Vạn vật luôn biến đổi cho nên không gian, thời gian cũng chỉ là
tương đối: “Mặt trời vừa đứng bóng, vừa xế tà”. “Hôm nay đi sang nước
Việt mà hôm qua đã đến”. “Ta biết chỗ giữa của thế giới – Nó ở phía Bắc
của nước Yên (nước Yên ở cực bắc) và phía Nam của nước Việt (nước Việt
ở cực Nam)”. “Phương Nam không giới hạn mà có hạn”. “Vòng liên hoàn
có thể cởi”.
- Vì tất cả đều là tương đối cho nên con người không thể nhận thức
đúng được sự vật, không có tiêu chuẩn khách quan cho chân lý, từ đó đi đến
quan điểm: “Rộng yêu muôn vật, trời đất là một thể”. “Cái giống nhau lớn
mà khác với cái giống nhau nhỏ. Vạn vật ở một phương diện đều giống
nhau, ở một phương diện đều khác nhau, đấy gọi là giống nhau và khác nhau
lớn”.
- Tư tưởng biện chứng của Huệ Thi được thể hiện ở chỗ ông thừa
nhận sự biến đổi và tính mâu thuẫn của thế giới vạn vật.
48

b. Công Tôn Long (khoảng 320 – 250 Tr.Cn), người nước Triệu
Cùng xuất phát từ chủ nghĩa tương đối, nhưng Huệ Thi coi trọng sự
giống nhau để đi đến kêu gọi “đồng nhất thể”, thì Công Tôn Long lại tuyệt
đối hoá mặt khác biệt giữa các sự vật hiện tượng.
- Công Tôn Long tìm cách tách rời cái chung ra khỏi cái riêng, thuộc
tính ra khỏi sự vật và nhìn nhận chúng như là những hiện tượng độc lập. Từ
đó đưa ra mệnh đề nguỵ biện “Bách mã phi mã” - ngựa trắng không phải là
ngựa.
+ Ngựa để gọi hình, trắng để gọi màu, gọi màu không phải gọi hình,
cho nên ngựa trắng (gọi màu) không phải ngựa (gọi hình).
+ Ngựa trắng là ngựa với trắng, còn ngựa chỉ là ngựa nên ngựa trắng
không phải là ngựa (khác nhau về nội hàm).
+ Gọi ngựa thì có thể đem đến ngựa trắng, ngựa đen, ngựa vàng
nhưng gọi ngựa trắng thì chỉ có thể đem đến ngựa trắng, cho nên ngựa trắng
không phải là ngựa (khác nhau về ngoại diên).
- Tương tự như vậy, khi luận bàn về trắng và cứng: “Ly kiên bạch” –
tách rời trắng và cứng. Một hòn đá trắng và cứng. Khi nhìn thì nó chỉ trắng
mà không cứng. Khi sờ thì nó chỉ cứng mà không trắng. Cho nên trắng và
cứng là hai cái khác nhau, được ghép với hòn đá là cái thứ ba.
- Công Tôn Long đưa ra những mệnh đề nguỵ biện, ngược đời: “Gà
có ba chân”. “Cóc có đuôi”. “Lửa không nóng”. “Bánh xe không nghiến
xuống đất”. “Mắt không thấy”. “Ngựa có trứng”. “Cái dây một thước, mỗi
ngày lấy đi một nửa mà cả đời không hết”…

IV. KẾT LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC TRUNG HOA CỔ ĐẠI


1. Triết học Trung Quốc cổ đại có truyền thống lâu đời, chứa đựng
cuọc đấu tranh tư tưởng sâu sắc giữa thế giới quan duy tâm, tôn giáo với thế
49

giới quan duy vật tiến bộ. Cuộc đấu tranh này phản ánh cuộc đấu tranh giữa
các giai tầng xã hội có địa vị đối lập nhau.
2. Triết học Trung Quốc cổ đại có nhiều trường phái, học thuyết khác
nhau, bàn về hầu hết các vấn đề quan trọng như bản thể luận, nhận thức
luận, triết lí nhân sinh đạo đức, tư tưởng chính trị nên có những đóng góp
quan trọng cho kho tang tri thức của nhân loại.
3. Triết học Trung Quốc cổ đại ra đời và phát triển trong bối cảnh có
nhiều biến động chính trị cho nên nó quan tâm chủ yếu đến các vấn đề nhân
sinh – chính trị.
4. Triết học Trung Quốc không được trình bày một cách chặt chẽ logic
mà chủ yếu sử dụng các châm ngôn, ẩn dụ, ngụ ngôn triết học với ý tứ thâm
trầm, sâu sắc.

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Nội dung tư tưởng của trường phái Âm – Dương?


2. Nội dung tư tưởng của Nho gia?
3. Nội dung tư tưởng của Đạo gia?
50

CHƯƠNG IV. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM

Mục đích: Khái quát một số những nét chính về hoàn cảnh kinh tế -
xã hội, đặc điểm và xu hướng tư tưởng chính trong lịch sử tư tưởng Việt
Nam.
Thời lượng: 3 tiết lý thuyết.

I. HOÀN CẢNH KINH TẾ XÃ HỘi VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG


TRIẾT HỌC VIỆT NAM
1. Hoàn cảnh kinh tế xã hội
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc vùng khí hậu Nhiệt đới
– Gió mùa, khí hậu ôn hoà, đất đai mầu mỡ. Điều đó thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế nông nghiệp, nhất là nghề trồng lúa nước.
Từ thời Lý (1010 – 1225) trở về trước, Việt Nam mang màu sắc của
phương thức sản xuất Phương Đông: đất đai thuộc sở hữu nhà nước, chế độ
làng xã (kiểu công xã nông thôn) khá nặng nề nên trì trệ, chậm phát triển.
Từ thời Trần trở đi, nhất là sau khi bị Pháp đô hộ, chế độ sở hữu tư
nhân về ruộng đất mới dần dần được xác lập, sự phân hoá giai cấp mới diễn
ra mạnh mẽ.
Tri thức khoa học nhìn chung kém phát triển, chủ yếu là tri thức kinh
nghiệm gắn với thực tiễn sản xuất nông nghiệp. Khi có sự du nhập của văn
hoá Ấn Độ và Trung Hoa thì chủ yếu là các tri thức chính trị – tôn giáo.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, điều
này tác động trực tiếp lên sự hình thành, phát triển của tư tưởng triết học,
đặc biệt là chủ nghĩa yêu nước.
2. Đặc điểm tư tưởng triết học Việt Nam
51

- Quá trình hình thành, phát triển tư tưởng triết học Việt Nam là sự
thống nhất giữa hai xu hướng: khẳng định tư tưởng dân tộc và tiếp nhận tư
tưởng du nhập từ bên ngoài (ẤN Độ và Trung Hoa). Những tư tưởng du
nhập từ bên ngoài được tiếp nhận và có những biến đổi cho phù hợp với tư
tưởng dân tộc (Nho, Phật, Lão).
- Tư tưởng triết học Việt Nam gắn liền với nhu cầu cố kết cộng đồng
dân cư làng xã và cộng đồng quốc gia dân tộc, nhu cầu học tập người ngoài
để bảo vệ độc lập dân tộc, cho nên trung tâm của tư tưởng triết học Việt
Nam là tư tưởng yêu nước.
- Hình thức biểu hiện của tư tưởng triết học không chỉ là các tác phẩm
lí luận, mà có nhiều hình thức phong phú khác như thực tiễn phong trào,
phong cách sống, phương pháp thực hành…

II. NỘi DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM
1. Những nội dung thể hiện lập trường duy vật và duy tâm
Cuộc đấu tranh gữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm
cũng là cuộc đấu tranh xuyên suốt lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Tuy
nhiên ở đây không có sự phân thành chiến tuyến rõ ràng mà thường có sự
đan xen vào nhau, có sự dao động về lập trường của các nhà triết học, các
trường phái triết học. Đây là cuộc đấu tranh không cân sức giữa một bên là
chủ nghĩa duy tâm kết hợp với tôn giáo tạo thành hệ thống với một bên là
những quan điểm duy vật tự phát còn mang tính tản mạn. Cuộc đấu tranh
này xoay xung quanh các vấn đề về quan hệ giữa lý và khí, giữa tâm và vật,
giữa linh hồn và thể xác...
Chủ nghĩa duy tâm ở Việt Nam thường gắn liền với “Tam giáo” và tín
ngưỡng dân gian. Các nhà duy tâm nho giáo tin vào thiên mệnh, coi trời là
nhân cách tối cao, coi hành vi con người là thuận theo thiên mệnh. Các nhà
52

duy tâm Phật giáo thì tin vào “nghiệp” và “kiếp”, cho rằng kiếp này là hậu
quả của kiếp trước và là nguyên nhân cho kiếp sau, nên dạy người ta phải tu
nhân, tích đức. Các nhà duy tâm Đạo giáo thì tin vào mồ mả, đất cát là gốc
của họa, phúc ở dương gian...Quan điểm duy tâm còn được thể hiện ở việc
giải thích về nguồn gốc trị, loạn của xã hội, cho rằng nếu “thiên lý” thắng thì
trị, nếu “nhân dục” thắng thì loạn từ đó kêu gọi con người phải “quả dục”
phải “tri túc”... Những quan điểm duy tâm trên được các thế lực phong kiến
phương bắc và nhà cầm quyền lợi dụng để nô dịch tinh thần nhân dân.
Bên cạnh quan điểm duy tâm là nổi trội vẫn có những quan điểm duy
vật phản kháng lại. Có người coi trời chỉ là tự nhiên, coi con người có thể
thắng cả trời “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”. Đối lại quan điểm
mệnh trời có người cho rằng việc thành hay bại là do “thời”. Bằng kinh
nghiệm của cuộc sống nhân dân đã đúc kết được nhiều quan niệm duy vật
tích cực như “có thực mới vực được đạo”, “hòn đất mà biết nói năng thì thầy
địa lý hàm răng chẳng còn”...
2. Những nội dung của tư tưởng yêu nước Việt Nam
Yêu nước là một truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, gắn liền
với cuộc đấu tranh chống các thế lực thù địch từ bên ngoài để tồn tại và phát
triển. Đây không chỉ là một tình cảm, một hiện tượng tâm lý xã hội thông
thường mà nó đã được nâng lên thành lý luận, thành một tư tưởng xuyên
suốt lịch sử triết học Việt Nam. Nội dung chủ yếu của tư tưởng yêu nước
Việt Nam được thể hiện trên các phương diện là: những nhận thức về dân
tộc và dân tộc độc lập, quan niệm về nhà nước của một quốc gia độc lập
ngang hàng với phương bắc, những nhận thức về nguồn gốc và động lực của
cuộc chiến tranh giữ nước...
Những nhận thức về dân tộc và dân tộc độc lập
53

Trong cuộc đấu tranh để khẳng định mình từ một tộc người nhỏ bé ở
châu thổ sông hồng, người Lạc Việt, cộng đồng người Việt đã dần lớn mạnh
thành một dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chống sự nô dịch của phong kiến
phương Bắc đã dần dần hình thành nên ý thức về độc lập dân tộc. Các nhà tư
tưởng từ xa xưa đã chỉ rõ Lạc Việt ở phía sao Dực, sao Chẩn (phía nam)
khác với Hoa Hạ ở phía sao Bắc Đẩu (phía bắc); hay tộc Việt ở phía nam
Ngũ Lĩnh...từ đó Lý Thường Kiệt đã tuyên bố “sông núi nước Nam vua Nam
ở, dành dành định phận tại sách trời”. Đặc biệt Nguyễn Trãi đã chứng minh
rằng cộng đồng người việt đã có đủ những yếu tố hình thành một dân tộc
độc lập, đó là: văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, nhân tài nên đã trở
thành cộng đồng người có bề dày lịch sử ngang hàng với phương bắc, không
thể phụ thuộc vào phương bắc. Đầu TK XX Hồ Chí Minh đã tìm ra con
đường cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam làm cho nhận thức về dân
tộc và dân tộc độc lập có sự phát triển về chất.
Về nhà nước của một quốc gia độc lập, nganh hang với phương Bắc
Trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương bắc, dần dần hình
thành nên một quốc gia độc lập với một nhà nước riêng của mình, xuất hiện
ý thức về một nhà nước độc lập, ngang hàng với phương bắc. Ngay sau khi
giành độc lập, các triều đại phong kiến Việt Nam đã lập quốc hiệu riêng như
Vạn Xuân (thời Lí Bí), Đại Cồ Việt (thời nhà Đinh), Đại Việt (thời nhà
Lý)..., đổi từ Vương thành Đế, lập thủ đô riêng...để thể hiện ý chí tự cường
dân tộc của mình trước phong kiến phương bắc.
Về nguồn gốc, động lực của cuộc chiến tranh cứu nước và giữ
nước
Các nhà tư tưởng trong lịch sử Việt Nam tương đối thống nhất với
nhau ở quan điểm về nguồn gốc và động lực của chiến tranh giữ nước. Đó
trước hết là sức mạnh cộng đồng. Không một cá nhân nào có thể tự mình giữ
54

nước, cho nên phải có sự đồng lòng từ trên xuống dưới, trăm người như một.
Trần Quốc Tuấn đã nói “trên dưới một lòng, lòng dân không chia”, “vua tôi
đồng lòng, anh em hoà mục, nước nhà góp sức giặc tự bị bắt”. Nguyễn Trãi
nói: “thết quân rượu hoà nước, dưới trên đều một dạ cha con”. Tư tưởng này
được khái quát lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh là “đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết - thành công, thành công, đại thành công”.
Coi trọng sức dân, coi dân là gốc của nước là một tư tưởng quan trọng
được nhiều nhà tư tưởng nói đến. Lý Thường Kiệt nói: “đạo làm chủ cốt ở
nuôi dân”, Nguyễn Trãi nói: “ chở thuyền là dân và lật thuyền cũng là dân”,
“việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”...Đây chính là cơ sở của đường lối chính trị
nhân nghĩa của nhiều nhà tư tưởng Việt Nam.
3. Những quan niệm về đạo làm người
Đạo làm người trong lịch sử tư tưởng Việt Nam được thể hiện theo ba
đường lối khác nhau: đạo Nho, đạo Phật, đạo Lão Trang. Tư tưởng nho gia
có ảnh hưởng nhiều nhất với “Tam cương”, “Ngũ thường”, “Tam tòng, Tứ
đức”. Nhiều nhà nho đã rèn luyện được chí khí thanh cao: giàu sang không
quyến rũ, uy vũ không khuất phục...Đạo nho chỉ giúp ích họ trên con đường
công danh, chính trị, còn ngoài đời họ lại cần đến đạo phật, khi thất thế họ
lại cần đến đạo Lão Trang, do đó trong thời gian dài cả ba tư tưởng trên đều
được coi trọng (Tam giáo đồng hành).
4. Tư tưởng triết học Phật giáo và Nho giáo Việt Nam
Tư tưởng triết học Phật giáo Việt Nam được truyền vào từ Ấn Độ qua
Trung Quốc nên phần nào đã bị biến dạng. Khi tương tác với tư tưởng
truyền thống dân tộc nó tiếp tục thay đổi cho phù hợp với truyền thống văn
hoá người Việt. Tiêu biểu nhất ở Việt Nam là phái Thiền tông (Trúc Lâm
Yên Tử). Về Bản thể luận, đằng sau tính đa dạng của vạn pháp, Thiền tông
cho rằng có một bản thể thống nhất, đó là “Bản thể chân như”. Để đạt được
55

nó thì không thể bằng nhận thức thông thường mà phải bằng con đường
“Siêu việt”, đạt đến giác ngộ. Về Triết lý nhân sinh, Thiền tông coi “Từ bi”
là phạm trù trung tâm, kêu gọi sự bao dung, hoà hợp với con người và vạn
vật; nó gắn liền với tư tưởng “Vô ngã”, phản đối cái tôi vị kỷ.
Tư tưởng triết học Nho giáo Việt Nam bao gồm “Hình thư thượng
học” và “Hình thư hạ học”, tập trung vào hai nội dung là Bản thể luận và tư
tưởng chính trị - đạo đức. “Hình thư thượng học” bàn về các vấn đề quan hệ
“lí và khí, tâm và vật, mệnh và người…” với những yếu tố duy vật, duy tâm
trộn lẫn. “Hình thư hạ học” đề cập đến quan điểm chính trị thân dân, trọng
dân, coi dân là gốc; đề cập đến các phạm trù đạo đức nhân, nghĩa, trung, thứ,
hiếu, đễ… và các quan hệ đạo đức Quân – Thần, Phụ – Tử, Phu – Phụ…

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Nội dung tư tưởng yêu nước Việt Nam?


2. Khái quát tư tưởng Nho giáo Việt Nam
3. Khái quát tư tưởng Đạo giáo Việt Nam
4. Khái quát tư tưởng Phật giáo Việt Nam?
56

CHƯƠNG V. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI

Mục đích: Làm rõ những điều kiện, tiền đề ra đời và phát triển của
triết học Hy Lạp cổ đại; phân tích những đặc điểm cơ bản của triết học và
nội dung tư tưởng của các trường phái triết học – tự nhiên Hy Lạp cổ đại.
Thời lượng: 7 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận, 1 tiết kiểm tra.

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜi VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI


1.Hoàn cảnh ra đời
- Hy Lạp cổ đại là một vùng đất rộng lớn, bao gồm miền nam bán đảo
Ban Căng, nhiều hòn đảo thuộc biển Ê giê, phía đông kéo dài đến vùng Tiểu
á. Từ TK XV đến TK XT TCN chế độ cộng sản nguyên thuỷ dần dần tan rã,
chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời thay thế, dẫn đến những biến đổi sâu sắc đến
đời sống xã hội, phân hoá xã hội thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.
- Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương mại phát triển.
- Nhiều cuộc chiến tranh xảy ra gây nên những biến động lớn về chính
trị: Thắng lợi của Hy Lạp trong cuộc chiến chống Ba Tư TK V TCN đã tạo
nên một đế chế Hy Lạp cổ đại với liên minh của 300 thành bang; chiến tranh
giữa các thành bang làm suy yếu Hy Lạp cổ đại và cuối cùng bị La Mã chinh
phục TK II TCN.
- Khoa học tự nhiên tương đối phát triển như: toán học, vật lý học,
thiên văn học.
2. Đặc điểm triết học Hy Lạp cổ đại
- Triết học gắn liền với khoa học tự nhiên cho nên nhà triết học đồng
thời là nhà khoa học (triết học tự nhiên).
- Hình thành nên những trường phái triết học rõ nét là chủ nghĩa duy
vật và chủ nghĩa duy tâm.
57

- Là thế giới quan của giai cấp chủ nô, đại biểu cho lập trường của hai
phái chủ nô: phải dân chủ chủ nô với quan điểm duy vật tiến bộ và phải chủ
nô quý tộc với lập trường duy tâm phản động.
- Được đặc trưng bởi tính biện chứng sơ khai và chủ nghĩa duy vật
chất phác.

II. CÁC TRƯỜNG PHÁI TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI


1. Trường phái Milê
Milê là thành phố thương mại phát triển, là nơi sản sinh ra trường phái
triết học đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại.
a. Talet (khoảng 624 – 547 Tr.Cn)
Ông xuất than từ gia đình thương nhân giàu có, có điều kiện đi du lịch
các nơi như Ai Cập, Babilon, kế thừa nhiều tri thức hình học, thiên văn học
và nâng chúng lên thành tri thức khoa học. Ông đã nêu các định lí về hình
học, phát hiện ra lịch pháp một năm 12 tháng với 365 ngày, giải thích đúng
hiện tượng nhật thực. Ông cho rằng trái đất mang hình cái đĩa khổng lồ trôi
nổi trên mặt nước và có 5 vùng. Ông giải thích hiện tượng động đất là do sự
va trạm giữa trái đất và song biển.
Về bản nguyên thế giới ông coi đó là nước. mọi sự vật hiện tượng đều
được sinh ra từ nước và khi tiêu tan lại trở về với nước. Nước là vĩnh viễn,
bất diệt, còn những cái được sinh ra từ nó lại luôn biến đổi.
b. Anaximandrơ (610 – 546 Tr.Cn)
Ông vốn là bạn của Talet. Ông đã sang tạo ra đồng hồ mặt trời, vẽ bản
đồ bề mặt trái đất và biển Hy Lạp, theo thuyết địa tâm coi trái đất là trung
tâm vũ trụ.
58

Ông giải thích nguồn gốc sự sống, cho rằng các loài sinh vật đầu tiên
sống dưới nước, sau đó thích nghi dần cuộc sống trên cạn, con người có
nguồn gốc từ một loài cá…
Ông cho rằng Ơpâyron là bản nguyên của thế giới. Đây là một dạng
vật chất đơn nhất, bất định, vô hạn và tồn tại vĩnh viễn. Ông còn cho rằng
Ơpâyron là nguồn gốc vận động của các sự vật vì nó có chứa các mặt đối lập
như nóng và lạnh, khô và ướt, sinh ra và chết đi… Khái niệm bản thể của
ông đã mang tính trừu tượng hơn.
c. Anaximen (khoảng 585 – 525 Tr.Cn)
Là học trò của Anaximanđrơ nên Anaximen theo thuyết địa tâm. Ông
cho rằng mặt trời, mặt trăng và các vì sao đều bắt nguồn từ trái đất, do nó
quay nhanh mà bắn ra xa tạo nên. Ông dự đoán trái đất có hình chiếc trống
luôn xoay quanh mình nó; mưa đá là do các tia nước trên cao đóng băng;
băng đá do không khí làm tan mà thành tuyết…
Theo Ông không khí là bản nguyên của thế giới. Ngay cả các vị thánh
cũng được sinh ra từ không khí. Không khí bằng cách loãng ra hoặc đặc lại
mà tạo nên các sự vật. Hới thơt của con người cũng là không khí, linh hồn
con người cũng dung động theo hơi thở…
Tóm lại, trường phái Mile thể hiện lập trường duy vật chất phác, ngây
thơ, chưa khoa học nhưng có vai trò to lớn trong cuộc đấu tranh chống tư
tưởng duy tâm thần luận.
2. Hêraclit (520- 460 TCN)
Bản thể luận: Hêraclit cho rằng lửa là bản nguyên của thế giới. Lửa
trao đổi với tất cả và tất cả trao đổi với lửa giống như vàng trao đổi với hàng
hoá “Cái chết của lửa là sự ra đời của không khí, từ cái chết của không khí
sinh ra lửa”. Hêraclit cho rằng thế giới không do thần thánh tạo ra mà “ đã,
đang và mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng thường xuyên bùng cháy và lụi tàn
59

một cách có quy luật”. Như vậy Hêraclit đã thể hiện một lập trường duy vật
chất phác và vô thần tiến bộ.
Hêraclit còn phát biểu nhiều luận điểm biện chứng sâu sắc về thế giới.
Theo ông thế giới luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng giống như một
dòng sông cho nên: “người ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông”.
Các sự vật biến đổi không tuỳ tiện mà có quy luật, tuân thủ Logos của
chúng. Nhiệm vụ của nhà triết học là tìm ra Logos của sự vật. Hêraclit còn
thừa nhận sự thống nhất của các mặt đối lập nhưng là đối lập trong những
quan hệ khác nhau: Nước là môi trường sống của cá nhưng lại độc hại cho
con người; con khỉ đẹp nhất vẫn xấu hơn con người...
Nhận thức luận: Hêraclit cho rằng nhận thức cảm tính có vai trò rất
quan trọng vì nó đem lại cho ta sự hiểu biết xác thực và sinh động về các sự
vật đơn lẻ, tuy nhiên cảm tính không giúp con người nhận thức được logos
của sự vật. Chỉ có lý tính mới đem lại sự hiểu biết về logos, tuy nhiên không
phải ai cũng có khả năng này mà chỉ các nhà thông thái mới hiểu được
logos.
3. Liên minh Pitago
Liên minh Pitago do Pitago (khoảng 571 – 447 Tr.CN) sáng lập tại
Xamot. Phái này có nhiều đóng góp về toán học: Tổng các góc trong một
tam giác bằng 2 góc vuông; định lí Pitago: bình phương cạnh huyền bằng
tổng bình phương hai cạnh vuông…
Phái này có quan niệm duy tâm về bản thể thế giới, coi đó là các con
số, mọi cái đều là hiện thân của các con số, con số có trước vạn vật: số 1
sinh ra điểm, số 2 sinh ra đường, số 3 - diện tích, số 4 - thể tích. Linh hồn
cũng được tạo nên từ các con số nên bất tử.
4. Trường phái Êlê
a. Xênophan (khoảng 570 – 478 Tr.Cn)
60

Ông mang lập trường duy vật và vô thần tiến bộ. Ông coi thế giới là
một khối duy nhất không sinh và không diệt. Thế giới không phải do thần
thánh sinh ra mà chính con người tạo ra thần thánh theo khuôn mẫu của
mình: “Nếu như bò, ngựa hoặc sư tử cũng có tay và chúng cũng giống như
con người, dung tay để vẽ thì ngựa đã quan niệm thần như ngựa; bò đã hình
dung những đấng bất tử theo hình ảnh bò…”.
Tuy không thừa nhận thế giới do thần thánh sinh ra nhưng Ông lại
đồng nhất tự nhiên với thần thánh, nó đực trưng cho sự thống nhất tối cao
của thế giới.
b. Pácmenit (cuối TK VI, đầu TK V Tr.Cn)
Ông là học trò của Xênophan. Ông đưa ra khái niệm “tồn tại” có tính
chất trừu tượng. Theo ông có hai cách nhìn thế giới: Một là, cách nhìn cảm
tính cho thấy thế giới là đa dạng, nhiều vẻ, biến đổi không ngừng. Hai là,
cách nhìn lí tính khám phá bản chất đích thực của thế giới.
Bản chất của mọi sự vật là “Tồn tại”. Nó là bản chất chung của thế
giới, thể hiện sự thống nhất của các sự vật. “Tồn tại” là cái duy nhất, bất
biến,vĩnh viễn, không mất đi được. Nó được chứa trong không gian, làm đầy
không gian và chúng là hữu hạn.
“Tồn tại” chỉ nhận thức được bằng lí tính, tư duy bao giờ cũng là tư
duy về tồn tại cho nên tư duy và tồn tại đồng nhất với nhau. Như vậy tư
tưởng của Ông mang xu hướng duy tâm.
c. Dênon (khoảng 490 – 430 Tr.Cn)
Ông là học trò của Pácmenit nên tìm cách bảo vệ thuyết “Tồn tại” của
Ông. Bằng con đường phản chứng ông chứng minh rằng “Tồn tại” là duy
nhất, bất biến, hữu hạn. Ông đưa ra các nghịc lý (Apôria) để bác bỏ những
quan điểm đối lập.
61

Nếu “Tồn tại” là cái bội đa (không duy nhất) thì nó được tạo nên từ
các đơn vị, đơn vị lại chia nhỏ thành điểm, tức cái không có trọng lượng hay
cái hư vô. Nhưng tổng của hư vô là hư vô cho nên cái bội đa = cái hư vô.
Tức là tồn tại = không - tồn tại. Như vậy là vô lí nên “tồn tại” là duy nhất.
Nếu thế giới tồn tại vô số các sự vật thì chúng vẫn là hạn chế vì chúng
chỉ có số lượng mà chúng có. Nhưng chúnh đồng thời là không hạn chế vì
ngoài những sự vật đang tồn tại này còn những sự vật khác, ngoài những sự
vật khác ấy còn có những sự vật khác nữa… cứ mãi mãi đến vô tận. Như
vậy là vô lí nên “Tồn tại” là hữu hạn.
Dênon phủ nhận vận động vì cho rằng giác quan giúp ta nhận thức
chúng nhưng lí tính lại phủ nhận chúng. Ông nếu các mệnh đề nguỵ biện về
vận động để phủ nhận chúng như mệnh đề Asin và con rùa, mũi tên bay,
đoạn đường đi… Lập luận của Ông chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sâu
sắc về mối quan hệ giữa vận động và đứng im, lien tục và gián đoạn, hữu
hạn và vô hạn, thống nhất và nhiều vẻ…
d. Mêlixo (TK V Tr.Cn)
Là học trò của Pácmenit nên Mêlixo cũng cho rằng tồn tại là duy nhất
và bất biến, vĩnh viễn. Ông bổ sung them rằng tồn tại không sinh ra, không
mất đi, không biết đau đớn hay buồn phiền. Khác với Pácmenit Ông cho
rằng tồn tại là vô hạn trong không gian và trong thời gian, không có không
gian rỗng.
5. Chủ nghĩa duy vật của Empêđôcle và Anaxago
a. Empedoclo (khoảng 490 – 430 Tr.Cn)
Ông cho rằng căn nguyên của thế giới gồm 4 yếu tố là đất, nước, lửa,
không khí. Chúng tồn tại bất diệt và bất biến. Các sự vật đều là sự kết hợp
của bốn yếu tố trên. Sự sinh thành hay huỷ diệt chỉ là sự kết hợp hay tách rời
các yếu tố.
62

Căn nguyên vận động của vật chất là 2 lực tình yêu và căm thù. Tình
yêu làm cho các yếu tố kết hợp lại, căm thù làm cho chúng tách rời nhau.
Đây là bước thụt lùi so với Hêraclit vì ông này cho rằng nguyên nhân đó là
sự tương tác giữa các mặt đối lập.
Ông chí thế giới thành 4 thời kỳ. Thời kỳ đầu, lực tình yêu thống trị
cho nên các yếu tố trộn lẫn vào nhau, thế giới là một hình cầu bất động. Thời
kỳ thứ hai, lực căm thù thâm nhập, dồn ép tình yêu, làm phân chia các yếu tố
riêng biệt. Thời kỳ thứ ba, lực căm thù thống trị, lực tình yêu bị dồn ép ra
ngoài, thế giới lại trở về trạng thái hình cầu bất động. Thời kỳ thứ tư, hai lực
cân bằng nhau, thế giới hài hoà và nhân loại đang sống ở thời kỳ này. Cách
lí giải này còn ngây thơ, nhưng có yếu tôd vô thần.
Ông lí giải nguồn gốc sự sống, cho rằng đó là một quá trình tiến hoá,
qua 4 thời kỳ. Thời kỳ thứ nhất, xuất hiện những sinh vật đơn giản. Thời kỳ
thứ hai, xuất hiện những sinh vật nhiều thành phần. Thời kỳ thứ ba, các sinh
vật ở thời kỳ đầu phát triển. Thời kỳ thứ tư, thực vật, động vật, con người
phát triển theo hướng tách rời nhau và có sự phân loài rõ ràng. Tư tưởng này
tuy ngây thơ nhưng chưa đựng yếu tố biện chứng, thừa nhận sự tiến hoá các
loài.
Về nhận thức, Ông coi cảm giác và tư duy là đồng nhất, coi máu là
một cơ quan cảm giác đặc biệt.
b. Anaxagor (khoảng 500 – 428)
Ông là nhà triết học đầu tiên của Aten, đã giải thích đúng đắn hiện
tượng nhật thực và nguyệt thực.
Ông cho rằng sở dĩ các sự vật khác nhau về chất vì chúng có nguồn
gốc khác nhau, nguồn gốc đó là các “hạt giống”. Những “hạt giống” đó có
muôn hình, muôn vẻ, nhiều vô kể. Số lượng các loại hạt giống tương đương
với số lượng các sự vật. Chất lượng hạt giống được bảo tồn trong chất lượng
63

sự vật, cho nên sự vật dù chia nhỏ bao nhiêu thì chất của nó vẫn không thay
đổi – vàng, dù chia nhỏ thì vẫn là vàng.
Mọi cái đều trộn lẫn vào nhau, cho nên trong một sự vật có thể tồn tại
nhiều loại hạt giống, chất của sự vật thay đổi khi hầu hết các hạt giống của
nó bị thay thế (thừa nhận liên hệ phổ biến).
Sự vận động của các hạt giống có nguyên nhân từ bên ngoài, đó là lực
Nusơ – có nghĩa là “trí tuệ”, tức một chất tinh tế, nhẹ nhàng, thuần khiết. Đó
không phải tinh thần mà là lực lượng vật chất.
6. Nguyên tử luận
a. Lơxip (khoảng 500 – 440 Tr.Cn)
Ông là người đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại nêu lên thuyết nguyên tử trên
cơ sở kế thừa tư tưởng của người Ấn Độ cổ đại (Ông và học trò của mình là
Đêmôcrit đã đi du lịch đến Ai Cập, Ba Bi Lon, Ấn Độ).
Tiếp thu quan điểm của Empedocle về đa khởi nguyên của thế giới,
Ông cho rằng mọi sự vật đều được cấu thành nên từ các nguyên tử. Đó là
những hạt vật chất vô cùng nhỏ bé, không thể phân chia, không thể thẩm
thấu và không có chất lượng, vô hạn về số lượng và hình thức. Các nguyên
tử chỉ khác nhau về kích thước và hình thức. Các sự vật khác nhau là do sự
khác biệt về hình thức xắp xếp.
Lơxip thừa nhận có cái không - tồn tại, đó là không gian, đây là
khoảng trống giữa các nguyên tử, nhở đó mà các nguyên tử và sự vật vận
động. Vận động được hiểu là sự di chuyển vị trí trong không gian.
Ông coi quan hệ nhân quả là mang tính phổ biến và tất yếu.
b. Đêmôcrit (460 - 370 TCN)
- Bản thể luận: Đêmôcrit là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật
chất phác. Ông cho rằng Tồn tại là vĩnh viễn và bất biến, nhưng không phải
là cái duy nhất mà là đa, đó là các nguyên tử. Nguyên tử là những hạt vật
64

chất nhỏ bé nhất, không chứa khoảng trống nào bên trong nên không thể
phân chia, tồn tại vĩnh viễn và bất biến. Các nguyên tử giống nhau về chất,
không màu sắc, mùi vị, âm thanh, chúng chỉ khác nhau về hình dạng, trật tự
và tư thế. Các nguyên tử cùng dạng kết hợp với nhau tạo nên bốn yếu tố vật
chất là đất, nước, lửa và không khí. Các dạng nguyên tử khác nhau lại kết
hợp với nhau để tạo nên các sự vật thì các sự vật lại luôn luôn vận động.
Ngoài tồn tại còn có không tồn tại, đó là khoảng trống giữa các nguyên tử, là
điều kiện cho sự vận động của vật chất. Khoảng trống đó là không gian.
- Nhận thức luận: Linh hồn của con người cũng được tạo nên từ các
ngưyên tử, đó là các nguyên tử hình cầu có tính linh động giống như lửa,
luôn vận động để sinh ra nhiệt, nhờ đó mà đưa con người vào vận động.
Ngoài chức năng vận động, chức năng trao đổi chất với bên ngoài(hơi thở),
linh hồn còn có chức năng nhận thức. Linh hồn của con người không bất tử
Nhận thức bao gồm hai loại là cảm tính và lý tính. Nhận thức dựa vào
cơ quan cảm giác chỉ đem lại những tri thức mờ tối. Chỉ có lý tính mới đem
lại cho con người chân lý, giúp cho con người hiểu về nguyên tử, về nguồn
gốc và bản chất thế giới.
- Về chính trị: Đêmôcrit bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô, cho rằng thà
nghèo mà dân chủ còn hơn giàu có mà chuyên chế. Ông coi nhà nức là nền
tảng xã hội nên kêu gọi phải trừng phạt nặng những kẻ xâm phạm pháp luật
hoặc đạo đức. Ông không coi nôlệ là con người nên không có dân chủ đối
với nô lệ.
c. Êpiquya (341 – 270 Tr.Cn)
Cũng như Đêmôcrit, Êpiquya cho rằng thế giới được tạo nên từ các
nguyên tử. Các nguyên tử khác nhau về hình dạng, đại lượng, khối lượng và
luôn vận động trong không gian. Chiều vận động của các nguyên tử là từ
65

trên xuống dưới (giống những hạt mưa). Chúng va trạm nhau khi rơi, từ đó
kết hợp hay tách rời nhau.
Khác với Đêmocrit, Ông không coi các thuộc tính như mùi, vị, màu
sắc… là chủ quan mà là khách quan, bơit mỗi sự vật không phải là tổng số
giản đơn của các nguyên tử, mà là chỉnh thể có đặc tính.
Ông phát triển tư tưởng đạo đức theo hướng chủ nghĩa cá nhân, cho
rằng cá nhân là có trước và quyết định mọi quan hệ xã hội. Cho nên khác với
Arixtôt, Ông cho rằng không phải cá nhân phải phùng tùng nhà nước và xã
hội, mà ngược lại xã hội phải là phương tiện đảm bảo cho phúc lợi cá nhân.
Mục đích sống của con người là hạnh phúc – đó là sự vui thú và khoại lạc.
7. Chủ nghĩa duy tâm của Xacrat và Platon
a. Xacrat (469 – 399 Tr.Cn)
Người ta biết về Ông chủ yếu thông qua Học trò của Ông là Platon và
các triết gia khác vì Ông chỉ đàm thoại mà không viết sách. Ông bị nhà nước
Aten tử hình vì tội tuyên truyền một tôn giáo khác làm giảm hiệu lực nhà
nước và làm hư hỏng thanh niên.
Ông mang lập trường duy tâm khách quan, cho rằng tự nhiên đã được
an bài bởi thần thánh, thần thánh có ở khắp nới, có sức mạnh sang tạo thế
giới, có khả năng nghe thấy, nhìn thấy mọi thứ nhưng không thích con người
phát hiện ra mình. Từ đó ông kêu gọi không nên nhận thức tự nhiên.
Hêghen coi Ông là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại vì Ông là người đầu
tiên hướng nhận thức triết học vào vấn đề con người với lời kêu gọi: “Con
người, hãy nhận thức chính mình”. Cho nên triết học của Ông chủ yếu bàn
về vấn đề đạo đức. Đạo đức học của Ông mang tính duy lí, coi đạo đức và tri
thức là đồng nhất: “Mỗi điều thiện đó là tri thức, mỗi điều ác đó là sự dốt
nát”.
66

Theo Ông các tri thức về sự vật của con người, ngoài những yếu tố
chủ quan, còn có nội dung khách quan, phổ quát mà nhiệm vụ của nhận thức
là tìm ra những tri thức khách quan và phổ quát mà ai cũng phải thừa nhận.
Muốn vậy phải sử dụng “ngôn ngữ chúng”, phải nắm bắt được khái niệm.
Phương pháp tìm ra chân lí là tranh luận, toạ đàm, luận chiến hay gọi
là “phương pháp Xacrat”. Phương pháp này gồm 4 bước:
Một là, “Mỉa mai”: Đặt ra những câu hỏi có tính chất mỉa mai để chỉ
ra mâu thuẫn của quan điểm đối lập.
Hai là, “Đỡ đẻ”: Giúp người ta tìm ra tri thức đúng, từ bỏ tri thức sai
lầm.
Ba là, “Quy nạp”: Từ cái riêng lẻ khái quát thành cái chung, từ hành
vi đạo đức cụ thể phân tích, rút ra cái thiện phổ biến.
Bốn là, “Xác định”: Chỉ ra hành vi đạo đức thuộc loại nào? Giúp
người ta biết phải làm thế nào cho đúng với cái thiện phổ biến.
b. Platôn (427 - 347 tcn)
- Bản thể luận: Platôn là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy tâm
khách quan. Ông cho rằng tồn tại là đa, nhưng không phải là vật chất mà là
tinh thần, đó là các ý niệm. Chỉ các ý niệm mới tồn tại đích thực, còn các vật
cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm. ý niệm tồn tại vĩnh viễn, bất diệt, có
trước và sinh ra các sự vật cảm tính. Số lượng các ý niệm là cố định, tương
đương với số lượng lớp các sự vật giống nhau: ý niệm bàn chỉ có một nhưng
sinh ra nhiều cái bàn khác nhau. Ngoài tồn tại còn có không tồn tại, đó là vật
chất. ý niệm in dấu của mình lên vật chất nhờ đó mà tạo ra các sự vật cảm
tính, cho nên các sự vật cảm tính không tồn tại thực mà chỉ là cái bóng của ý
niệm.
- Nhận thức luận: Linh hồn con người thuộc về thế giới ý niệm cho
nên linh hồn là bất tử, nó chỉ tạm thời cư trú trong cơ thể con người. Khi linh
67

hồn bị giam hãm trong thể xác thì nó sẽ bị lãng quên, cho nên nhận thức là
quá trình hồi tưởng của linh hồn bất tử. Nhận thức của con người gồm hai
loại là cảm tính và lý tính, trong đó lý tính là có trước và là sự nhận thức về
ý niệm nên có khả năng đem lại chân lý, còn cảm tính có sau và chỉ đem lại
những tri thức hư ảo về cái bóng của các ý niệm.
- Tư tưởng chính trị: Platôn phê phán các kiểu nhà nước trong lịch sử
như nhà nước của vua chúa, nhà nước quân phiệt và nhà nước dân chủ. Ông
đưa ra mô hình về nhà nước lý tưởng, trong đó không còn có gia đình và sở
hữu tư nhân. Các thành viên của xã hội được phân ra thành ba đẳng cấp: Các
nhà triết học lãnh đạo nhà nước, các vệ sỹ bảo vệ nhà nước, những người tự
do làm việc để tạo ra của cải cho nhà nước, nô lệ không được coi là con
người.
8. Arixtôt (384 - 322 Tr.Cn)
- Bản thể luận: Arixtôt là bộ óc bách khoa của nền triết học Hy Lạp cổ
đại. Với quan niệm Platôn là thầy nhưng chân lý còn quý hơn, ông đã tiến
hành phê phán học thuyết ý niệm Platôn. Lênin coi đây là sự phê phán đối
với chủ nghĩa duy tâm nói chung. Theo Arixtôt thuyết ý niệm của Platôn là
vô bổ đối với việc nhận thức thế giới các sự vật vì thế giới ý niệm là thế giới
phi thực thể, đóng kín, biệt lập.
Arixtôt đưa ra quan niệm duy vật về giới tự nhiên. Tự nhiên là toàn bộ
những sự vật có bản thể vật chất luôn luôn vận động, phải thông qua vận
động thì các sự vật mới có thể tồn tại và biểu hiện được. Vận động phải gắn
liền với các vật thể tự nhiên, các vật thể đều được tạo nên từ năm yếu tố vật
chất đầu tiên là đất, nước, lửa, không khí và ête.
Khi lý giải về nguyên nhân của thế giới Arixtôt đi theo lập trường nhị
nguyên. Ông cho rằng thế giới có bốn nguyên nhân là: hình dạng, vật chất,
68

vận động và mục đích, trong đó vận động và mục đích thuộc về nguyên nhân
hình dạng có tính tích cực, còn vật chất là nguyên nhân thụ động.
- Nhận thức luận: Arixtôt coi thế giới khách quan là đối tượng nhận
thức, là nguồn gốc của cảm giác và kinh nghiệm, coi tự nhiên là thứ nhất còn
tri thức là thứ hai. Ông chia nhận thức ra thành hai giai đoạn là cảm tính và
lý tính, trong đó cảm tính là điểm bắt đầu của mọi tri thức (CN duy giác),
còn lý tính là sản phẩm của linh hồn hay thượng đế.
Arixtôt là người đã sáng lập ra lô gíc học, coi nó là học thuyết về
chứng minh, nghiên cứu về các hình thức tư duy, đưa ra ba quy luật của lô
gíc học, nghiên cứu về phép tam đoạn luận. Ông còn nêu những ý tưởng
biện chứng sâu sắc về sự vận động của thế giới, về tính mâu trong khả năng,
về quan hệ giữa cái chung và cái riêng...
- Tư tưởng chính trị: Arixtôt cho rằng nhà nước là hình thức giao tiếp
cao nhất của con người với con người ngoài những hình thức giao tiếp khác
như giao tiếp gia đình, kinh tế, trao đổi của cải... Về bản chất thì con người
phải phụ thuộc về nhà nước, nếu không đó không phải là con người phát
triển về đạo đức mà là động vật hoặc là thượng đế.
Về đạo đức, Arixtôt cho rằng phẩm hạnh là cái tốt dẹp nhất của con
người, là lợi ích tối cao mà mọi công dân cần phải có. Nội dung của phẩm
hạnh là biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi.

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Phép biện chứng của Hê-ra-clít?


2. Nguyên tử luận của Đê-mô-crít?
3. Thuyết ý niệm của Platôn?
4. Tư tưởng triết học của A-ri-xtốt?
69

CHƯƠNG VI. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ

Mục đích: Khái quát tình hình kinh tế xã hội Tây Âu thời trung cổ,
phân tích những đặc điểm và xu hướng cơ bản của triết học và giới thiệu
một số đại biểu triết học Tâu Âu trung cổ.
Thời lượng: 3 tiết lý thuyết.

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜi VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC TÂY ÂU


TRUNG CỔ
1.Hoàn cảnh ra đời
Từ TK II đến TK V chế độ chiếm hữu nô lệ ở tây âu dần dần tan rã,
chế độ phong kiến ra đời và phát triển cho đến hết TK XIV. Về mặt lịch sử
xã hội thời kỳ này nổi lên những nét chính như sau:
- Đây là thời kỳ thống trị của phương thức sản xuất phong kiến với
nền văn minh nông nghiệp phát triển. Xã hội được phân thành hai giai cấp
chính là địa chủ và nông nô. Giai cấp địa chủ lại được chia thành hai giới là
địa chủ quý tộc cầm quyền phản động và địa chủ mới tiến bộ.
- Có sự thống trị của nhà thờ Cơ Đốc giáo trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội làm cho khoa học, triết học bị phủ định và thay thế bằng
thần học.
- Các cuộc thập tự chinh núp dưới ngọn cờ tôn giáo làm cho chiến
tranh lan rộng, tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hoá giữa Đông và Tây.
2. Đặc điểm triết học Tây Âu thời Trung cổ
- Triết học được đặc trưng bởi chủ nghĩa kinh viện với phương pháp
tư duy tư biện, chuyên bàn về những vấn đề viển vông, xa rời với cuộc sống.
- Vấn đề quan hệ giữa trí tuệ và niềm tin tôn giáo được đặt ra. Lúc đầu
tôn giáo đối lập với khoa học, niềm tin đối lập với trí tuệ, như Tectuliêng đã
70

từng nói: tôi tin vì điều đó là vô lý. Về sau xuất hiện thuyết hai chân lý nhằm
trung hoà tôn giáo với khoa học.
- Vấn đề quan hệ giữa cái chung và cái riêng cũng được đặt ra và được
giải quyết theo hai xu hướng là CN duy danh và CN duy thực. CN duy danh
cho rằng chỉ có cái riêng mới tồn tại cái thực, còn cái chung chỉ là tên gọi.
CN duy thực lại cho rằng cái chung là bản chất tinh thần độc lập tồn tại bên
ngoài cái riêng và sinh ra cái riêng. Cuộc đấu tranh giữa hai phái trên là biểu
hiện đặc thù của cuộc đấu tranh giừa CN duy vật và CN duy tâm.

II. MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU


1.Tômat Đacanh(1225 - 1274)
T. Đacanh là nhà thần học đạo thiên chúa, nhà triết học kinh viện
người Ytalia. Ông đi theo thuyết hai chân lý, thừa nhận chân lý của lý trí và
chân lý của lòng tin, nhưng cho rằng triết học chỉ là tôi tớ của thần học. T.
Đacanh đi theo đường lối duy thực ôn hoà cho rằng cái chung tồn tại trên ba
phương diện: Tồn tại trước sự vật trong trí tuệ của thượng đế; tồn tại trong
các sự vật riêng lẻ; được tạo ra sau sự vật trong trí tuệ của con người. T.
Đacanh có quan niệm duy tâm về giới tự nhiên. Ông cho rằng trật tự của tự
nhiên là do sự sáng suốt của thượng đế tạo ra. Ông tuyên bố về sự thống trị
của nhà thờ đối với xã hội công dân và chống lại sự bình đẳng xã hội.
2. Đơn Xcốt (1265 - 1308)
Ông là người Anh, theo đường lối duy danh và thuyết hai chân lý.
Ông cho rằng đối tượng của thần học là thượng đế còn đối tượng của triết
học là giới tự nhiên nhưng lại đặt trí tuệ thấp hơn lòng tin vì cho rằng trí tuệ
không thể nhận thức được thượng đế vì thượng đế là hình thức phi vật thể.
Ông cho rằng cái chung tồn tại trong cái riêng như là bản chất của nó và tồn
tại sau cái riêng như là sự khái quát của chúng.
71

3. Rôgiê Bêcơn (1214 - 1294)


Ông là người Anh, là người mở màn cho khoa học thực nghiệm. Theo
ông triết học là khoa học lý luận chung giải thích mối quan hệ giữa các khoa
học bộ phận và đem lại cho các khoa học đó những quan điểm cơ bản và bản
thân triết học được xây dựng trên thành quả những khoa học ấy. Ông phê
phán phương pháp kinh viện chủ nghĩa, đề cao vai trò của kinh nghiệm. Ông
cho rằng nguyên nhân cản trở chân lý là: sự sùng bái uy tín thiếu căn cứ; thói
quen lâu đời đã có; tính vô căn cứ của phán đoán số đông; sự che giấu những
điều ngu dốt của các học giả...” Không có sự nguy hiểm nào lớn hơn sự ngu
dốt”. Ông coi khoa học thực nghiệm là chúa tể của khoa học. Theo ông,
nguồn gốc của nhận thức là do uy tín, lý trí của kinh nghiệm nhưng uy tín
phải dưa vào chứng minh bằng kinh nghiêm và thưc nghiệm.Ông cũng có
nhiều tư tưởng xả hội tiến bộ như phê phán bọn phong kiến,bon thầy tu kễ cã
ngôi giáo hoàng...ngôi thiêng liêng đã trở thành chiến lợi phẩm của sự dối
lừa...

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Đặc điểm triết học Tây Âu thời trung cổ?


72

CHƯƠNG VII. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG

Mục đích: Khái quát tình hình kinh tế xã hội Tây Âu thời kỳ phục
hưng, phân tích những đặc điểm và xu hướng cơ bản của triết học và giới
thiệu một số đại biểu triết học Tâu Âu thời kỳ phục hưng.
Thời lượng: 2 tiết lý thuyết, 1 tiết thảo luận.

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC TÂY ÂU


THỜI KỲ PHỤC HƯNG
1. Hoàn cảnh ra đời
Thế ky XV-XVI được gọi là thời phục hưngvới ý nghĩa là phục hưng
nền văn hoá cỗ đại. Về mặt xã hội đây là thời kỳ quá độ từ chế đọ phong
kiến lên chế độ Tư bản chủ nghĩa. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa bắt đầu
hình thành dưới hình thức công trường thủ công; máy móc bắt đầu xuất hiện:
máy hơi nước, máy kéo sợi, máy dệt, tàu thuỷ...
Cuộc đấu tranh của nông dân và thợ thủ công nổ ra nhằm giải phóng
khỏi sự lệ thuộc vào địa chủ và thuế khoá nặng nề. Cuộc đấu tranh này được
giai cấp tư sản mới hậu thuẫn, tuy nhiên giai cấp này vẫn còn non yếu.
Khoa học thưc nghiệm bắt đầu nảy nở và phát triển: thiên văn học,
toán học, cơ học, vật lí học, sinh học... làm phôi phục lại chủ nghĩa duy vật
đấu tranh chống lại thế giơí quan duy tâm tôn giáo.
2. Đặc điểm triết học
- Các yếu tố duy vật và duy tâm, vô thần và hữu thần đan xen vào
nhau, chủ nghĩa duy vật, vô thần biểu hiện dưới cái vỏ phiếm thần hay tự
nhiên thần luận.
- Triết học đề cao sức mạnh con người, đấu tranh cho sự giải phóng
con người, tư tưởng nhân đạo phát triển.
73

- Một số học thuyết triết học tìm cách khôi phục những tư tưởng biện
chứng cổ đại nhưng yếu tố siêu hình vẫn là nổi trội, nhất là giai đoạn cuối
thời phục hưng.
- Các nhà triết học tiên tiến đã bắt đầu mơ ước về một xã hội bình
đẳng - chủ nghĩa xã hội không tưởng (Tômat Morơ, Cămpanela).
II. CÁC TRIẾT GIA TIÊU BIỂU
1. Nicolai Kudan (1401 – 1464)
Ông là con một ngư dân Đức, về sau trở thành Hồng y giáo chủ của
giáo hội La Mã, người đầu tiên phê phán các giáo lí trung cổ, mở đầu cho
triết học thời kì Phục hưng.
Ông cho rằng trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ, có nhiều
hành tinh khác giống trái đất. Ông mang tư tưởng phiếm thần luận, cho rằng
thượng đế hoà lẫn với tự nhiên, là bản chất vô hạn của thế giới. Quá trình
hoàn thiện của thế giới chính là quá trình thượng đế ngày càng biểu hiện ra
thành giới tự nhiên.
Ông nêu tư tưởng biện chứng về "sự phù hợp của các mặt đối lập"
theo tinh thần duy tâm, cho rằng thượng đế là sự thống nhất giữa các mặt đối
lập: "Thượng đế là tất cả mọi cái, nhưng đồng thời cũng không là gì cả trong
mọi cái".
Ông đề cao con người, cho rằng "con người... bao quát dưới dạng tiềm
tàng toàn bộ thượng đế và thế giới..., nội tâm và triển vọng của con người dó
là tất cả".
Ông coi nhận thức là quá trình biện chứng, trong đó con người tiếp
cận dần đến chân lí.
74

2. Nicôlai Côpecníc(475-1543)
Ông người Ba lan, đã đưa ra thuyết Nhật tâm chống lại truyền thuyết
thiên chúa giáo về sự sáng tạo thế giới của Chúa và chống lại thuyết địa tâm
của Ptôlêmê ( người la mã TK II).
Ông cho rằng mặt trời là trung tâm của vũ trụ, trái đất hàng ngày quay
xung quanh trục của nó và hàng năm xoay xung quanh mặt trời. Đóng góp
của ông được coi là "một cuộc cách mạng trên trời".
3. Brunô(1548-1600)
Ông là người Ialia , bảo vệ thuyết nhật tâm và bổ sung thêm là có vô
số thế giới giống như hệ mặt trời. trái đất chỉ là một hành tinh, giống như vô
số các hành tinh khác.
Ông đồng nhất thượng đế với giới tự nhiên, cho rằng nó là cái duy
nhất, bất biến. Mọi sự vật đều là biểu hiện cụ thể của cái duy nhất và chúng
luôn luôn biến đổi.
Ông chứng minh cho tính thống nhất của thế giới, cho rằng "Mọi vật
đều nằm trong vũ trụ và vũ trụ nằm trong tất thảy mọi vật. Chúng ta ở trong
vũ trụ và vũ trụ nằm trong chúng ta". Theo Ông mọi cái đều liên hệ với nhau
và đều vận động; các mặt đối lập phù hợp và chuyển hoá lẫn nhau: cái tối
thiểu và cái tối đa, cái nhỏ nhất và cái lớn nhất, cái độc hại và cái bổ dưỡng,
tình yêu và căm thù...
Ông coi nhận thức là quá trình biện chứng gồm 3 giai đoạn là cảm
tính, lí trí và trí tuệ.
Vì quan điểm duy vật và chống giáo hội mà ông đã bị kết án thiêu trên
giàn lửa.
4. Galile(1564-1642)
Ông người Italia, tiếp tục những quan niệm duy vật tiến bộ của thuyết
Nhật tâm. Ông chỉ ra rằng thế giới vật chất là vô tận, không có đầu, không
75

có cuối và bất diệt. Ông đi theo thuyết hai chân lí, cho rằng kinh thánh dạy
cho người ta nhiều điều hay lẽ phải nhưng khoa học mới giúp cho người ta
nắm bắt được bản chất của thế giới. Vì những quan điểm tiến bộ của mình
ông bị toà án giáo hội kết án bỏ tù đến chết.

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Thuyết Nhật tâm và các đại biểu của nó?


76

CHƯƠNG VIII. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ CẬN ĐẠI

Mục đích: Làm rõ hoàn cảnh ra đời, đặc điểm của triết học Tây Âu
thời cận đại; phân tích những xu hướng triết học tiêu biểu như chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm, đường lối duy cảm và đường lối duy lý; giới
thiệu các đại biểu tiêu biểu của từng đường lối triết học trên.
Thời lượng: 8 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận, 1 tiết kiểm tra.

I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC TÂY ÂU CẬN ĐẠI
1. Hoàn cảnh ra đời
Vào thế kỷ XVII, XVIII chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở Tây
Âu, cách mạng tư sản đã nổ ra và giành được thắng lợi ở nhiều nước: Hà
Lan, Anh, Italia, áo, Pháp... mà triệt để nhất là cách mạng tư sản Pháp năm
1789.
Khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, hình thành nên các khoa học
độc lập: Cơ học, Vật lý học, Toán học, Hoá học, Sinh học... tạo tiền đề cho
sự phát triển của triết học
2. Đặc điểm triết học
- Triết học Tây Âu thời kỳ Cận đại là thế giới quan của giai cấp tư sản
mới, một giai cấp cách mạng đang đấu tranh chống lại giới quý tộc phản
động và nhà thờ Cơ đốc giáo cho nên nó được đặc trưng bởi chủ nghĩa duy
vật tiến bộ.
- Bên cạnh đó sự phản kháng của nhà thờ Cơ đốc giáo và sự dung hoà
về lợi ích của 2 giai cấp địa chủ và tư sản trong những cuộc cách mạng thiếu
triệt để ở Anh, Hà Lan làm cho chủ nghĩa duy tâm và các hình thức tự nhiên
thần luận hay phiếm thần luận tiếp tục tồn tại.
77

- Ngoài vấn đề bản thể luận triết học thời kỳ này đặc biệt quan tâm
đến vấn đề nhận thức luận, vấn đề phương pháp nhận thức được ưu tiên phát
triển làm xuất hiện các đường lối duy cảm và duy lý. Phương pháp siêu hình
dần dần thắng thế phương pháp tư biện duy lý thời trung cổ.

II. MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU


1. Phranxi Bêcơn (1561 - 1626)
Ông là nhà triết học người Anh, người đã đặt nền móng cho sự ra đời
của chủ nghĩa duy vật siêu hình.
a. Quan niệm về vai trò, nhiệm vụ của triết học và khoa học
Ông coi việc phát triển triết học và khoa học là nền tảng cho việc canh
tân đất nước, là cơ sở lý luận cho công cuộc xây dựng và phồn thịnh đất
nước, phát triển kinh tế, xoá bỏ bất công và tệ nạn xã hội.
Ông cho rằng triết học là tổng thể các tri thức lý luận của con người
về thượng đế, về giới tự nhiên và về bản than con người, cho nên ông chia
triết học ra thành 3 học thuyết: 1) Học thuyết về thượng đế, nghiên cứu khoa
học về thần học và tự nhiên để vạch ra những khía cạnh hợp lý của nó; 2)
Học thuyết về tự nhiên (đồng nhất với các khoa học tự nhiên); 3) Học thuyết
về con người (nhân bản học).
Ông coi nhiệm vụ của triết học là cải tạo lại toàn bộ các tri thức mà
con người đạt được trước đó; “nắm bắt trật tự của giới tự nhiên”; tái tạo lại
trong trí tuệ con người kiểu mẫu của thế giới như là nó vốn có, chứ không
phải như là cái mà tư duy tưởng tượng ra; lấy hiệu quả của sang chế thực
tiễn để kiểm nghiệm tính chân thực của triết học.
b. Bản thể luận triết học của Ph. Bêcơn
Bản thể luận triết học của Ph. Bêcơn chịu ảnh hưởng bởi quan niệm
của Anaxago về “hạt giống” (Hô-mê-ô-mê-ri), nguyên tử luận củ Đêmôcrit,
78

học thuyết về hình dạng của Arixtot. Ông cho rằng tồn tại của thế giới vật
chất là khách quan, khoa học không thể biết gì ngoài thế giới vật chất.
Ông cho rằng các sự vật được bắt nguồn từ 2 nguyên nhân là “hình
dạng” và “tự nhiên”, trong đó “hình dạng” là bản chất đa dạng của các sự
vật, còn “tự nhiên” là nguyên nhân vật chất thống nhất của chúng. Như vậy
vật chất là sự thống nhất giữa “hình dạng” và “tự nhiên”, nó vừa đa dạng lại
vừa thống nhất.
Ông cho rằng vật chất luôn luôn gắn liền với vận động. Nhận thức vật
chất chính là nhận thức vận động của chúng. Ông chia vận động ra thành 19
hình thức, cả 19 hình thức đó đều là vận động cơ học nhưng ông đã rất đúng
đắn khi coi đứng im là một hình thức vận động.
Ông coi linh hồn cúng giống như một vật thể như lửa hay không khí,
nó tồn tại trong đầu óc con người và vận động theo các dây thần kinh (duy
vật tầm thường).
Như vậy Ph. Bêcơn đi theo đường lối duy vật siêu hình.
c. Nhận thức luận của Ph. Bêcơn
Đường lối nhận thức của Ph. Bêcơn là chủ nghĩa duy cảm. Ông cho
rằng không có tri thức tiên nghiệm mà mọi tri thức đều phải bắt nguồn từ
kinh nghiệm, lý tính có nhiệm vụ chế biến kinh nghiệm thành hệ thống.
Là nhà khoa học thực nghiệm nên Ph. Bêcơn đặc biệt quan tâm đến
vấn đề phương pháp nhận thức. Ông đã tiến hành phê phán phương pháp tư
duy tư biện của chủ nghĩa kinh viện, chỉ ra những sai lầm thường mắc của
phương pháp này. Để đi đến chân lý con người phải kiên quyết từ bỏ các “ảo
tượng” của nhận thức. Có 4 loại “ảo tưởng” đưa người ta đến sai lầm về
nhận thức là: “ảo tượng chủng tộc”, “ảo tượng công cộng”, “ảo tượng hang
động”, “ảo tượng rạp hát”.
79

Ông ví phương pháp kinh nghiệm là phương pháp con kiến, tức là
lượm lặt nhỏ mọn mà không biết khái quát. Ông gọi phương pháp kinh viện
là phương pháp con nhện, chỉ vội vã chăng những cái mạng không chắc
chắn.
Ông cho rằng phương pháp khoa học phải là phương pháp con ong, từ
nhụy hoa mà chế biến ra mật ngọt. Bêcơn đề xuất phương pháp quy nạp loại
trừ với ba bước cơ bản: một là, thu thập các dữ liệu; hai là, lập bảng so sánh
các dữ liệu; ba là, quy nạp loại trừ để tìm ra quan hệ nhân quả. đường lối
nhận thức của Bêcơn là đường lối duy giáp vì vẫn mang nặng tính nghiệm.
Ông thừa nhận thuyết hai chân lý, cho rằng khoa học và thần học
không nên can thiệp vào công việc của nhau.
d. Tư tưởng chính trị - xã hội của Ph. Bêcơn
Ông ủng hộ việc xây dựng một nhà nước tập quyền hùng mạnh, bảo
vệ lợi ích phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, chống đặc quyền của bon
quý tộc. Ông cho rằng phát triển công nghiệp và thương nghiệp có ý nghĩa
quan trọng nhất đối với xã hội. Ông phản đối đấu tranh của quần chúng, chủ
trương phát triển xã hội bằng giáo dục và khoa học. Ông mong muốn dân tộc
Anh thống trị các dân tộc khác.
2. Tômát Hôpxơ (1588 - 1679)
Hôpxơ là nhà triết học duy vật người Anh. Ông tiếp thu những quan
điểm duy vật của Bêcơn, gạt bỏ những yếu tố thần luận và thuyết 2 chân lý,
hệ thống hoá lại tư tưởng của ông ta, từ đó xây dựng nên một hệ thống triết
học duy vật siêu hình đầu tiên ở châu Âu.
a. Quan niệm của T. Hôpxơ về đối tượng của triết học
Hốpxơ cho rằng triết học là hoạt động trí tuệ của con người nhằm
khám phá bản chất của các vật thểm, cho nên nó là học thuyết về các vật thể.
80

Các khoa học cụ thể như toán học, vật lý học, đạo đực học… đều là những
lĩnh vực cụ thể của triết học mà thôi.
Ông chia triết học thành 2 học thuyết là “triết học tự nhiên” – nghiên
cứu các vật thể tự nhiên và “triết học thong thường” – nghiên cứu các vấn đề
xã hội, trong đó con người là trung tâm của triết học, là đối tượng của cả hai
học thuyết trên vì con người vừa là vật thể tự nhiên, vừa là vật thể xã hội.
b. Bản thể luận triết học của T. Hốpxơ
Theo ông, giới tự nhiên là tổng những vật thể có quảng tính, vị trí là
vận động. Chúng không do thần thánh tạo ra và không phụ thuộc vào ý thức
chủ quan của con người.
Ông không thừa nhận sự đa dạng về vật chất của các sự vật mà quy
chúng về các quan hệ số lượng toán học, coi vận động chỉ là vận động cơ
học. Ông coi con người chỉ là cỗ máy: trái tim là chiếc lò so, dây thần kinh
là những sợi chỉ, khớp xương là những bánh xe...
Ông có quan niệm duy vật về không gian, thời gian. Ông phân biệt
không gian với tính cách là hình thức tồn tại khách quan của vật thể và
không gian, thời gian với tính cách là sự phản ánh cái khách quan vào trong
nhận thức của con người. Ông cho rằng cái có quảng tính và hình dạng thì
mới tồn tại còn thượng đế không có quảng tính nên không tồn tại
c. Nhận thức luận của T. Hôpxơ
Ông coi đối tượng của nhận thức là các vật thể, các đối tượng vật chất
cùng các quan hệ về lượng và quan hệ toán học của chúng. Hôpxơ theo chủ
nghĩa duy danh, cho rằng chỉ những sự vật đơn lẻ mới tồn tại thực cón các
khái niệm chỉ là những tên gọi trống rỗng.
Ông coi kinh nghiệm cảm tính là nguồn gốc đầu tiên của nhận thức,
nhưng lại cho rằng quy nạp kinh nghiệm chỉ có giá trị đối với lĩnh vực vật
lý. Đối với hình học và lĩnh vực xã hội phải sử dụng phương pháp diễn dịch
81

duy lý. Như vậy ông đã đối lập quy nạp với diễn dịch, kinh nghiệm với lý
luận nên phương pháp của ông mang nặng tính siêu hình.
d. Tư tưởng chính trị xã hội của T. Hốpxơ
Ông cho rằng con người là thể thống nhất giữa tính tự nhiên và tính xã
hội. “Giới tự nhiên đã tạo ra mọi người như nhau cả về thể xác và tinh thần”,
cho nên theo bản tính này mọi người đều có tính ích kỷ vì lợi ích riêng, đó là
nguyên nhân dẫn đến tranh giành, “chiến tranh mọi người chống lại mọi
người”. “Con người là một động vật độc ác hơn cả chó sói, gấu và rắn”;
“Ngay cả một chân lý khẳng địng là tổng ba góc của một tam giác bằng hai
vuông mà mâu thuẫn của ai đó đang nắm chính quyền, thì… tất cả những
cuốn sách về hình học sẽ bị đem đốt”.
Hôpxơ giải thích duy tâm về nguồn gốc nhà nước, cho rằng nhà nước
là kết quả của sự thoả ước, quy ước của con người với nhau nhằm tránh
những cuộc chiến tranh tàn khốc.
Ông giải thích một cách vô thần về nguồn gốc của tôn giáo, cho rằng
đó là do sự sợ hãi xuất phát từ sự ngu dốt tạo nên. Ông cho rằng tôn giáo là
cần thiết vì nó khuyên răn con người thực hiện các chuẩn mực của nhà nước
và kêu gọi nhà thờ phải phục tùng nhà nước.
3. Rêne Đêcáctơ (1596 - 1650)
Ông là nhà toán học, khoa học, nhà triết học người Pháp. Tư tưởng
của ông được trình bày thành 2 phần là “vật lý học” và “siêu hình học”.
a. Quan niệm của R. Đêcáctơ về bản chất của triết học
Ông cho rằng có thể hiểu triết học theo nghĩa rộng – đó là toàn bộ tri
thức mà con người đã đạt được về nhiều lĩnh vực khác nhau, đem lại lợi ích
thiết thực và trực tiếp cho cuộc sống con người; hoặc theo nghĩa hẹp – đó là
siêu hình học, là nền tảng của thế giới quan, phục vụ gián tiếp cho con người
chủ yếu thong qua các khoa học khác.
82

Ông cho rằng trình độ của tư duy triết học là thước đo quan trọng nhất
đánh giá sự thông thái của con người và sự ưu việt của dân tộc này so với
dân tộc khác. Theo Ông, nhiệm vụ của triết học là xây dựng những nguyên
tắc phương pháp luận cơ bản làm cơ sở cho sự phát triển của các khoa học,
giúp con người làm chủ giới tự nhiên.
b. Bản thể luận triết học của R. Đêcáctơ
- Trong “Vật lý học” ông thể hiện lập trường duy vật, cho rằng tự
nhiên là một khối thống nhất được tạo nên từ các hạt nhỏ có quảng tính và
luôn vận động. Về nguyên tắc vật chất có thể phân chia vô tận.
Ông cho rằng không có không gian và thời gian rỗng, đó chỉ là thuộc
tính gắng liền với vật chất. Vận động là bất diệt, nhưng ông mới chỉ biết về
vận động cơ học.
Ông đưa ra giả thuyết “lốc xoáy” để lý giải về sự hình thành vũ trụ,
theo đó vật chất lúc đầu tồn tại ở trạng thái đồng loại và chuyển động không
ngừng theo chiều xoáy như những cơn lốc, nhờ đó các vật hạt nặng tụ lại
thành đất, đá; các hạt nhẹ tản ra thành lửa, không khí…
- Trong “Siêu hình học” ông thể hiện lập trường nhị nguyên, thừa
nhận hai thực thể độc lập là vật chất và tinh thần. Đặc trưng của thực thể vật
chất là quảng tính; đặc trưng của thực thể tinh thần là có tư duy. Nhưng Ông
lại cho rằng cả hai đều chịu sự chi phối bởi thượng đế (duy tâm).
c. Nhận thức luận của R. Đêcáctơ
Về nhận thức luận, Đêcáctơ theo đường lối duy lý, đấu tranh chống
CN kinh viện. Cơ sở xuất phát của nhận thức là nguyên tắc “nghi ngờ”. Ông
cho rằng cần phải nghi ngờ tính đúng đắn của mọi tri thức có trước, nhưng
không thể nghi ngờ rằng mình đang nghi ngờ, mà nghi ngờ là suy nghĩ, từ đó
ông nêu luận đề duy lý: “tôi suy nghĩ vậy tôi tồn tại”.
83

Theo ông, tri thức của con người bắt nguồn từ ba nguồn gốc: có
những tri thức có nguồn gốc khách quan (tri thức về khối lượng); có tri thức
mang nguồn gốc chủ quan (tri thức về cái đẹp); có những tri thức bẩm sinh
(tiên đề toán học).
Ông đề xuất phương pháp nhận thức duy lý gồm 4 nguyên tắc: 1) Chỉ
thừa nhận là chân lý những gì là hiển nhiên, rõ ràng, rành mạch, không gợi
nghi ngờ; 2) Phân chia sự vật ra thành bộ phận để xem xét từng bộ phận; 3)
Nhận thức phải đi từ những cái đơn giản đến những cái phức tạp; 4) Xem xét
tất cả các mặt, các bộ phận không bỏ sót cái nào.
4. Barút Xpinôda (1632 - 1677)
a. Bản thể luận của B. Xpinôda
Ông là nhà triết học người Hà Lan mang lập trường duy vật, vô thần
tiến bộ. Ông cho rằng chỉ có một Thực thể duy nhất là giới tự nhiên. Tự
nhiên tồn tại khách quan, độc lập và tự nó sản sinh ra nó.
Giới tự nhiên có vô số thuộc tính nhưng năng lực nhận thức hạn chế
chỉ giúp con người phân biệt được hai thuộc tính là quảng tính và tư duy.
Thực thể là nguồn gốc và bản chất của mọi sự vật cho nên mọi sự vật đều có
linh hồn (ông rơi vào quan điểm vật hoạn luận).
Các sự vật đơn lẻ (được gọi là dạng thức) được sinh ra từ thực thể
nhưng không còn giống với thực thể vì thực thể bất động còn dạng thức luôn
vận động theo quy luật nhân quả. Ông cho rằng cái tất yếu là cái có nguyên
nhân còn cái ngẫu nhiên là cái không có nguyên nhân, từ đó đi đến phủ nhận
cái ngẫu nhiên vì mọi cái đều phải có nguyên nhân (quyết định luận máy
móc).
Ông coi con người chỉ là dạng thức của tự nhiên, mang trong mình 2
thuộc tính là quảng tính và tư duy, cho nên tư duy không thể tồn tại bên
ngoài cơ thể.
84

Ông có quan niệm vô thần về tôn giáo, kêu gọi phải nghiên cứu kinh
thánh như một văn bản thông thường. Tuy nhiên Ông vẫn cho rằng tôn giáo
là cần thiết cho nhân dân kém hiểu biết.
b. Nhận thức luận của B. Xpinôda
Ông thừa nhận khả năng nhận thức của con người là vô hạn, cho rằng
trật tự và liên hệ của tư tưởng về cơ bản giống với trật tự và liên hệ của giới
tự nhiên.
Nhận thức luận của Xpinôda theo đường lối duy lý. Ông chia nhận
thức thành ba yếu tố là cảm tính, giác tính và trực giác, trong đó lý tính (giác
tính và trực giác) là nguồn gốc duy nhất của chân lý, còn cảm tính không thể
đem lại chân lý. Ông cũng đề cao vai trò của trực giác (linh cảm), coi nó là
một nguồn gốc của tri thức đúng đắn.
Ông không thừa nhận tư tưởng bẩm sinh, cho rằng nhiệm vụ của nhận
thức là phải tìm ra nguyên nhân của các dạng thức (sự vật đơn nhất).
Xpinôda giải quyết một cách duy vật quan hệ giữa tự do và tất
yếu, cho rằng tự do và tất yếu không loại trừ nhau mà phụ thuộc vào nhau.
Tự do là nhận thức và hành động theo cái tất yếu.
5. Giôn Lôccơ (1632 - 1704)
Ông là nhà triết học duy vật người Anh, theo đường lối duy giác. Ông
phê phán quan niệm của Đêcactơ về tư tưởng bẩm sinh, cho rằng những đứa
trẻ và những người lớn vô học không có được những ý niệm giản đơn nhất
về toán học và những dân tộc khác nhau thường có những quan niệm khác
nhau về thẩm mỹ, đạo đức...thì không thể nói đến tư tưởng bẩm sinh được.
Lôccơ cho rằng mọi tri thức đều có được bằng con đường nhận thức.
Ông đưa ra nguyên tắc tabula rasa (tấm bảng sạch), theo đó linh hồn khi mới
sinh ra đều trong sáng như một tờ giấy trắng, không có ký hiệu hay ý niệm
nào. Theo ông, mọi tri thức đều bắt nguồn từ kinh nghiệm và kinh nghiệm
85

thì bắt nguồn từ cảm giác. Lý tính cũng chỉ là một loại kinh nghiệm (kinh
nghiệm bên trong).
Lập trường duy vật của ông tỏ ra không kiên định khi ông bàn về
“chất có trước” và “chất có sau”. Theo ông, “chất có trước” là những đặc
tính khách quan của sự vật như khối lượng, quảng tính mà khi ta phân chia
nó dù nhỏ đến đâu thì cũng không thể biến mất. “chất có sau” là những
thuộc tính phụ thuộc vào cảm giác con người như âm thanh, mùi vị, màu
sắc...Đây chính là điểm dao động của Lôccơ mà Beccli đã khai thác để xây
dựng chủ nghĩa duy tâm chủ quan của mình.
6. Gophrit Vinhem Lépnít (1646 – 1716)
Ông là nhà toán học, nhà vật lý học, nhà triết học lỗi lạc người Đức.
Chịu ảnh hưởng bởi các tư tưởng của Arixtot, Đêcactơ, Xpinôda Ông
cho rằng Siêu hình học phải đóng vai trò là cơ sở, nền tảng cho các khoa học
khác, giống như bộ dễ cây vậy. Ông là người đầu tiên phân chia Siêu hình
học ra làm 2 đường lối và gọi tên chúng là “chủ nghĩa duy vật” và “chủ
nghĩa duy tâm”.
a. Bản thể luận
Ông chia triết học ra thành 2 bộ phận là “vật lí học” và “Siêu hình
học”. Nhiệm vụ của “Vật lí học” là nghiên cứu về các vật thể tự nhiên. Tuy
có quan niệm duy tâm về vấn đề này nhưng Lépnit đã thể hiện lập trường
biện chứng về tự nhiên như: Coi đó là sản phẩm cao nhất của thượng đế và
luôn nằm trong quá trình hoàn thiện không ngừng; coi đó là một thế giới
thống nhất, luôn có sự liên hệ phổ biến với nhau; coi không gian và thời gian
là thống nhất và gắn liền với các vật thể tự nhiên.
Trong “Siêu hình học” Ông thể hiện lập trường duy tâm. Ông cho
rằng “Siêu hình học” không chỉ là học thuyết về bản chất của các vật thể, mà
còn là học thuyết về Thượng đế.
86

Ông phê phán Đêcáctơ vì đã tách rời vật chất và ý thức; phê phán
Xpinôda vì không thấy được tính đa dạng của thế giới và tính năng động của
các sự vật. Ông cho rằng thực thể là sự thống nhất giữa “Đơn tử” - tức bản
chất tinh thần, và vật chất - tức biểu hiện của nó. Cho nên thế giới là thống
nhất về bản chất nhưng đa dạng về biểu hiện.
Đơn tử là phần tử đơn giản nhất của thực thể, chúng không có bộ
phận, không sinh ra, không mất đi, khép kín, không them vào và không bớt
đi. Đây là những lực lượng tinh thần sống động trong mỗi sự vật hiện tượng.
Các đơn tử không chỉ sống động mà còn có khả năng tự nhận thức chính bản
than mình. Tuỳ vào khả năng nhận thức của chúng mà có thể phân chúng ra
thành 3 loại: “Các đơn tử trần truồng” - tạo ra các vật vô cơ, trong đó tiềm
ẩn “các linh hồn chết”; các đơn tử có khả năng cảm giác và trực quan, tạo
nên thực vật và động vật; các đơn tử phát triển hoàn thiện nhất tạo nên con
người. Các đơn tử này vừa độc lập, vừa liên hệ với nhau thành khối thống
nhất dưới sự chỉ huy của thượng đế và chúng phát triển theo nguyên tắc “hài
hoà tiền định”.
Ông chứng minh cho sự tồn tại đích thực của Thượng đế từ 4 lí do:
Thứ nhất, vì đó là một tồn tại tất yếu; thứ hai, trong thế giới mọi cái đều là
ngẫu nhiên, nhờ Thượng đế mà chúng trở thành tất yếu; thứ ba, vì Thượng
đế là linh hồn bất diệt, là cơ sở của “chân lý vĩnh viễn”; thứ tư, vì Thượng đế
là cơ sở cho “sự hài hoà tiền định” của sự phát triển.
b. Nhận thức luận
Ông coi con người là sự thong nhất giữa linh hồn và thể xác, trong đó
linh hồn là bản chất, còn thể xác là hiện tượng. Ông theo chủ nghĩa duy lý
của Đêcáctơ, thừa nhận tư tưởng bẩm sinh và phê phán nguyên tắc “tấm
bảng sạch của G. Lốccơ.
Lépnit xây dựng phương pháp luận nhận thức với 11 nguyên tắc:
87

1) Nguyên tắc khác nhau phổ biến: không có hai sự vật


hoàn toàn giống nhau.
2) Nguyên tắc đồng nhất: nếu có 2 sự vật hoàn toàn giống
nhau về tính chất thì chúng là cùng một sự vật.
3) Nguyên tắc liên tục: Sự phát triển luôn có tính kế thừa
“Cái hiện tại là kết quả của quá khứ đồng thề là tiền đề của tương lại,
và mọi trạng thái hiẹn tại chỉ có thể được giải thích thong qua trạng
thái trực tiếp trước đó…”.
4) Nguyên tắc gián đoạn: thừa nhận sự phân chia tương đối
giữa các sự vật.
5) Nguyên tắc đầy đủ: Thế giới chứa đựng trong mình trọn
vẹn và đầy đủ các sự vật và tính chất của chúng nên con người phải
hướng nhận thức đến sự trọn vẹn đó.
6) Nguyên tắc hoàn thiện: thừa nhận thế giới không ngừng
tự hoàn thiện mình.
7) Nguyên tắc liên hệ giữa thế giới khả năng (tinh thần) và
thế giới hiện thực (vật thể).
8) Nguyên tắc thừa nhận vai trò của Tam đoạn luận và ba
quy luật của logic hình thức.
9) Nguyên tắc lý do đầy đủ (quy luật thứ tư của logic học):
Đối với chân lý của lý tính chỉ cần 3 quy luật đầu tiên là đủ; đối với
“chân lý của sự thật” (tức đối với các vật thể và cảm tính) cần tuân
thủ quy luật lý do đầy đủ.
10) Nguyên tắc khẳng định mối liên hệ phổ biến giữa các sự
vật và các tư tưởng, ý niệm…
11) Nguyên tắc cực đại và cực tiểu: Cái cực tiểu (đơn tử) sinh
ra cái cực đại (thế giới vật thể) – duy tâm.
88

7. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan


a. Gioocgiơ Beccli (1685 - 1753)
Ông là một linh mục người Anh, một nhà duy tâm chủ quan. Theo
đường lối duy danh, ông cho rằng khái niệm vật chất chỉ là một tên gọi trống
rỗng, chỉ có những sự vật đơn lẻ mới tồn tại thực. Nhưng sự vật không tồn
tại khách quan mà chỉ là phức tạp các cảm giác, từ đó ông tuyên bố: tồn tại
tức là được tôi cảm giác. Để tránh lập trường duy ngã phi lý (tôi mở mắt ra
là thế giới xuất hiện, tôi nhắm mắt lại thì thế giới tan biến) ông đã thừa nhận
sự tồn tại của nhiều chủ thể cảm giác và chúa là nguồn gốc cho cảm giác của
tất cả các chủ thể.
Ông phủ nhận chân lí khách quan. Ông cho rằng chân lí không phải ở
sự phù hợp của tri thức với các sự vật bên ngoài, mà ở tính rõ ràng của các
tri giác cảm tính; ở sự giống nhau của ý kiến nhiều người; ở sự đơn giản và
rễ hiểu của các quan niệm; ở sự tuân theo ý Chúa…
b. Đavit Hium (1711 – 1776)
Ông là nhà triết học người Anh, là bậc tiền bối của triết học Cantơ.
Ông theo Hoài nghi luận, nghi ngờ vào sự tồn tại đích thực của thế giới.
Ông phát triển chủ nghĩa duy tâm chủ quan trong lĩnh vực nhận thức
luận, cho rằng con người chẳng thể biết gì về thế giới, mà chỉ biết về chính
cảm giác của mình. Ông cho rằng cảm giác là xuất phát điểm và là dạng cơ
bản của nhận thức con người. Ông không coi cảm giác là nguồn gốc sản sinh
ra thế giới như Béccơli, mà chỉ coi cảm giác là nguồn gốc duy nhất của nhận
thức, không cần đến sự tác động của thế giới bên ngoài.
Như vậy, con người nhận thức chính quá trình tâm lí xảy ra trong con
người, đó là những xúc cảm, ấn tượng. Còn ý niệm là sản phẩm của nhận
thức lí tính, là sự sao chép của ấn tượng nên kém sinh động hơn.
89

8. Chủ nghĩa duy vật Pháp TK XVIII


CN duy vật Pháp là sự chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng tư sản
Pháp (1789 - 1794). Triết học thời kỳ này được gọi là triết học Khai sáng.
a. Sáclơ Đờ Môngtexkiơ (1689 – 1775)
Thế giới quan của Ông chủ yếu được thể hiện ở lĩnh vực xã hội. Ông
đấu tranh chống các quan điểm duy tâm về xã hội, cho rằng trật tự xã hội
không phải do thần thánh an bài mà tuân thủ các quy luật nội tại của nó. Ông
đã chỉ ra vai trò của sản xuất vật chất đối với đời sống xã hội. Theo Ông có 2
loại quy luật chi phối đời sống xã hội là các quy luật tự nhiên và các quy luật
thuần tuý xã hội. Nhưng do quá nhấn mạnh quy luật tự nhiên mà Ông đã
không thấy được tính đặc thù của quy luật xã hội. Tuy thừa nhận vai trò của
kinh tế nhưng ông lại cho rằng hoàn cảnh địa lý quyết định sự khác nhau
giữa các dân tộc về chủng tộc, lối sống, văn hoá, thể chế chính trị…
Ông khẳng định sự cần thiết của pháp luật vì theo ông cùng với sự ra
đời của xã hội là sự xuất hiện của các cuộc chiến tranh, làm cho quan hệ xã
hhội ngày càng phức tạp nên “đòi hỏi phải thiết lập luật pháp giữa người với
người”, vì thế nhà nước xuất hiện. Ông phủ nhận sự bình đẳng hoàn toàn
trong xã hội vì như thế sẽ không có cạnh tranh để phát triển, nhưng ông phản
đối sự bất công xã hội, kêu gọi “nhà nước phải nghĩa vụ bảo đảm cho mọi
thành viên các phương tiện sinh tồn, thức ăn, quần áo…”; kêu gọi các dân
tộc hướng tới hoà bình, công lý. Ông nêu ý tưởng về nhà nước Tam quyền
phân lập.
b. Phrăngxoa Mari Vônte (1694 – 1778)
Ông là nhà triết học, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng. Thế giới quan
của ông mang lập trường tự nhiên thần luận. Ở thời kỳ đầu (những năm 30 –
40 TK XVIII) ông bảo vệ quan điểm duy vật và duy cảm của Lốccơ, cho
rằng nhận thức bắt nguồn từ cảm tính, không có tư tưởng bẩm sinh. Để lý
90

giải nguồn gốc vận động ông thừa nhận phải có “bàn tay” của Thượng đế. Ở
thời kỳ sau những năm 40 Ông lại cho rằng vận động là đặc tính của vật chất
chứ không phải được đưa từ bên ngoài vào, nhưng vẫn cho rằng con người
cần đến Thượng đế - đó vừa là dây cương, vừa là niềm an ủi đối với con
người. Nếu không có Thượng đế thì con người phải tạo ra nó.
c. Gian Giắc Rútxô (1712 – 1778)
Thế giới quan của ông cũng chủ yếu được thể hiện ở lĩnh vực xã hội.
Tuy là nhà tự nhiên thần luận nhưng Rútxô cho rằng trật tự xã hội không
phải do Thượng đế an bài mà do bàn tay con người. Ông cho rằng bản tính
của con người là tự do nhưng con người luôn bị kìm hãm và mất tự do.
Nguyên nhân của sự mất tự do, bất bình đẳng xã hội không chỉ có ở những
xung đột về chính trị, pháp luật mà còn ở sự phát triển kinh tế và các hình
thái sở hữu.
Ông chia lịch sử ra thành 3 thời kỳ:
1) “Trạng thái tự nhiên”: Tương ứng với thời nguyên thuỷ, đây được
coi là thời kỳ bình an, lâu dài và hạnh phúc nhất của nhân loại.
2) “Trạng thái công dân”: Sự phát triển của trí tuệ và sở hừu tư nhân
tạo ra trạng thái này “Người đầu tiên rào rậu một mảnh đất nhỏ lại và tuyên
bố: Đây là của tôi. Và tìm được những người chất phác, hồn nhiên để tin vào
điều đó, thì người đó thức sự là người sang lập ra xã hội công dân”. Ở thồ kỳ
này xuất hiện bất bình đẳng xã hội, tệ nạn, chiến tranh… cho nên nhà nước
ra đời trên cơ sở khế ước xã hội do nhân dân lập ra một cách thầm lặng. Tuy
nhiên “nhà nước khế ước” lại dần dần bị tha hoá, trở thành phương tiện bảo
vệ sở hữu tư nhân và bất công xã hội.
3) Trạng thái thứ ba là thông qua cách mạng xã hội để khôi phục lại
“trạng thái tự nhiên”, nhưng trên một nền tảng cao hơn. Nhân dân xây dựng
91

một “khế ước” mới đảm bảo chủ quyền của mình – đó là chế độ dân chủ
cộng hoà; sở hữu tư nhân vẫn được duy trì ở mức độ nhất định.
d. Giulen Ôphrơ La Metri (1709 - 1751)
Ông là nhà duy vật, cùng với các nhà bách khoa toàn thư khác chuẩn
bị về tư tưởng cho cách mạng tư sản Pháp. Theo ông, thực thể vật chất là sự
thống nhất giữa ba hình thức vô cơ, thực vật và động vật (bao gồm cả con
người). Đặc tính cơ bản của vật chất là quảng tính, vận động và cảm thụ.
Ông cho rằng ba hình thức trên không khác nhau về chất mà chỉ khác nhau
về lượng. Con người chỉ có tính cảm thụ cao hơn và trí tuệ hơn động vật. Về
nhận thức ông đi theo đường lối duy giác, cho rằng giác quan là kẻ đáng tin
cậy. Là nhà siêu hình nên ông coi con người chỉ là cỗ máy.
đ. Đêni Điđrô (1713 - 1784)
Ông là đại biểu phái khai sáng Pháp, là người tổ chức và biên tập bộ
bách khoa toàn thư Pháp TK XVIII.
Điđrô cho rằng vật chất là thực thể của toàn bộ thế giới kể cả con
người. Vật chất bao gồm toàn bộ các vật thể có quảng tính, được cấu thành
nên từ các phân tử và luôn vận động.Ông đã có những tư tưởng biện chứng
sâu sắc, cho rằng vật chất luôn vận động. Vận động không phải là sự dịch
chuyển mà là những thay đổi bên trong cho nên những sự vật đứng im vẫn
đang vận động. Nguyên nhân của vận động nằm ngay trong lòng các sự vật,
đó là lực nội tâm được gây nên bởi sự xô đẩy của các yếu tố tạo nên. Ông
cho rằng giới tự nhiên là một quá trình tiến hoá không ngừng, nhất là giới
sinh vật (tiền thân của thuyết tiến hoá).
Điđrô có quan niệm duy vật về nhận thức, cho rằng cơ thể con người
là khí quan vật chất của tư duy, vật chất là nguồn gốc khách quan cho cảm
giác. Ông đề cao vai trò của cảm giác đối với nhận thức.
92

Trong quan điểm xã hội, ông đấu tranh chống nhà thờ thiên chúa giáo,
chỉ ra nguồn gốc tâm lý của nó là nỗi sợ hãi của con người “ Hãy xoá bỏ nỗi
sợ hãi của ngời theo đạo Cơ Đốc đối với địa ngục thĩ sẽ xoá bỏ được tín
ngưỡng của anh ta”. Ông theo quan điểm “Khế ước xã hội “, kêu gọi thực
hiện chế độ dân chủ.
e. Pôn Hăngri Hônbách (1729 - 1789)
Ông là một trong những người sáng lập ra CN duy vật Pháp, tham gia
biên soạn bộ bách khoa toàn thư do Điđrô chủ biên.
Là một nhà duy vật, ông khẳng định bản chất vật chất của vũ trụ. Ông
cho rằng vật chất là khách quan, tồn tại vĩnh viễn và luôn vận động. Nhờ vận
động mà vật chất mới biểu hiện và con người mới nhận thức được nó. Tuy
nhiên vận động chỉ là vận động cơ giới.
Nhận thức luận của ông mang xu hướng duy giác luận duy vật, đề cao
vai trò của cảm giác, coi vật chất là nguồn gốc khách quan của tri thức.
Ông có quan điểm duy tâm về xã hội, coi ý thức của các vĩ nhân có
vai trò quyết định đối với lịch sử. Ông phê phán tôn giáo nhưng không làm
rõ được nguồn gốc xã hội của nó mà chỉ coi đó là sự dốt nát của con người.

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Triết học của Ph. Bê-cơn?


2. Triết học của R.Đê-cac-tơ?
3. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan của Béc-cơ-ly?
4. Chủ nghĩa duy vật Pháp TK XVIII?
93

CHƯƠNG IX. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC

Mục đích: Làm rõ hoàn cảnh kinh tế - xã hội của sự ra đời, phát
triển của triết học cổ điển Đức; phân tích cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp
siêu hình qua các đại diện tiêu biểu của nó.
Thời lượng: 7 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận, 1 tiết kiểm tra.

I. HOÀN CẢNH KINH TẾ XÃ HỘi VÀ ĐẶC ĐIỂM TRIẾT HỌC


CỔ ĐIỂN ĐỨC
1. Hoàn cảnh ra đời triết học cổ điển Đức
Châu Âu đã tiến lên chủ nghĩa tư bản với nền sản xuất công nghiệp
phát triển, trong khi Nước Đức thời kỳ này vẫn là một nước phong kiến lạc
hậu với một chế độ quân chủ phản động, giai cấp tư sản Đức tuy đã hình
thành nhưng tỏ ra non yếu và nửa vời.
Có nền văn hoá phát triển rực rỡ như: văn học, âm nhạc, hội hoạ, triết
học.
Dựa trên nền tảng khoa học tự nhiên phát triển.
2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức
- Là thế giới quan của giai cấp tư sản Đức cho nên phản ánh tính chất
nửa vời của giai cấp này, từ đó dẫn đến những dao động trong lập trường
giữa duy vật và duy tâm, có đủ đại biểu của cả hai đường lối trên.
- Khôi phục phép biện chứng, chống lại phương pháp tư duy siêu
hình.
- Có tính nhân bản, đề cao vai trò của lý tính con người.
94

- Là sự hệ thống hoá toàn bộ tri thức của nhân loại, tạo ra những hệ
thống lớn, nhất là hệ thống triết học Hêghen..

II. MỘT SỐ TRIẾT GIA TIÊU BIỂU


1. Cantơ (1724 - 1804)
Ông là một nhà khoa học, một nhà triết học theo đường lối nhị
nguyên, người đặt nền móng cho sự ra đời của phép biện chứng. Sự hình
thành tư tưởng của ông bao gồm hai thời kỳ: tiền phê phán (trước năm 1770)
và phê phán (từ năm 1770). Các tác phẩm chủ yếu: “Phê phán lí tính thuần
tuý” (1781), “Phê phán lí tính thực tiễn” (1788), “Phê phán khả năng suy
diễn” (1790).
a. Về đối tượng của triết học
Ông cho rằng triết học cần phải tập trung nghiên cứu vấn đề con
người, trả lời 3 câu hỏi lớn: 1) Tôi có thể biết được cái gi? 2) Tôi cần phải
làm gi? 3) Tôi có thể hy vọng cái gì? Ba câu hỏi trên gắn với ba khía cạnh cơ
bản nhất của mối quan hệ giữa con người và thế giới, đó là: nhận thức, thực
tiễn và giá trị. Vấn đề thứ nhất mang tính lý luận, được nghiên cứu trong
Triết học lý luận; vấn đề thứ hai mang tính thực tiễn (chủ yếu là hoạt động
đạo đức, chính trị, pháp quyền, chứ chưa nói đến sản xuất vật chất), được
nghiên cứu trong Triết học thực tiễn; vấn đề thứ ba vừ mang tính lý luận,
vừa mang tính thực tiễn, được nghiên cứu trong Thẩm mỹ học.
b. Triết học lý luận của I. Cantơ
- Bản thể luận của I. Cantơ
Ở thời kỳ tiền phê phán Ông thể hiện một lập trường duy vật về thế
giới tự nhiên và nêu nhiều tư tưởng biện chứng về tự nhiên.Luận điểm nổi
tiếng của ông là:”Hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ xây dựng thế giới vật chất từ
nó, nghĩa là, hãy cho tôi vật chất, tôi sẽ chỉ ra cho các bạn thấy, thế giới phải
95

ra đời từ vật chất như thế nào”. Ông cho rằng thế giới là thế giới vật chất
luôn luôn vận động và phát triển, các sự vật luôn tác động qua lại, liên hệ
với nhau thông qua lực hút và lực đẩy. Ông nêu ra thuyết tinh vân để lý giải
về sự hình thành vũ trụ, ông dự đoán về ảnh hưởng của mặt trăng đối với
hiện tượng thuỷ triều...
Thời kỳ phê phán được bắt đầu từ khi Cantơ viết tác phẩm “Phê phán
lý tính thuần tuý (1770). Ở thời kỳ này ông thể hiện lập trường pha trộn giữa
duy vật và duy tâm chủ quan. Ông cho rằng có tồn tại một thế giới “vật tự
nó”. “vật tự nó” tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người (Lênin
đánh giá rất cao quan điểm duy vật này). Ông hiểu “vật tự nó” dưới ba khía
cạnh sau: Thứ nhất, nó là sự thể hiện của những gì thuộc về lĩnh vực các
hiện tượng (Phenomen) mà chúng ta chưa nhận thức được; thứ hai, đó là bản
chất của mọi sự vật khách quan, tồn tại bên ngoài chúng ta, thuộc lĩnh vực
siêu nghiệm mà chúng ta không thể nhận thức; thứ ba, đó là những lí tưởng,
chuẩn mực của mọi sự hoàn hảo tuyệt đối mà con người không đạt tới được,
nhưng nhân loại hằng mơ ước như Chúa, tự do, sự bất diệt của linh hồn.
“vật tự nó” tác động lên các giác quan để gây nên cảm giác từ đó sinh
ra thế giới hiện tượng, tức là “Vật cho ta”. Như vậy “vật cho ta” do cảm giác
đẻ ra và phụ thuộc vào cảm giác (duy tâm chủ quan). Không gian, thời gian,
quan hệ nhân quả...theo ông, cũng chỉ là những hình thức tiên nghiệm của
giác tính mà không khách quan.
- Nhận thức luận của I. Cantơ
I.Cantơ theo đường lối bất khả tri, cho rằng con người không thể nhận
thức được”vật tự nó”. Ông cho rằng nhận thức và tri thức của con người là
tiên nghiệm, đó không phải là phản ánh của hiện thực khách quan. Nếu cho
rằng tri thức là phản ánh của hiện thực khách quan thì phải thừa nhận rằng
mọi tri thức đều là ngẫu nhiên, đơn lẻ bới vì thế giới chỉ tồn tại thông qua
96

các sự vật đơn lẻ. Còn nếu thừa nhận tri thức của con người có tính phổ quát
và tất yếu thì chúng không phải là kết quả phản ánh hiện thực khách quan
mà mang tính tiên nghiệm. Đứng trước hai sự lựa chọn trên I.Cantơ đã đi
theo con đường thứ hai: “Từ trước tới giờ người ta cho rằng, mọi tri thức của
chúng ta đều phải phù hợp với các sự vật. Tuy nhiên, ở đây mọi ý đồ thông
qua khái niệm xác lập một cái gì đó tiên nghiệm về các sự vật, cái mà có thể
mở rộng tri thức của chúng ta về chúng; kết cục đều thất bại. Vì thế …
chúng ta sẽ giải quyết những nhiệm vụ của Siêu hình học một cách có hiệu
quả hơn nếu ta xuất phát từ luận điểm cho rằng, các sự vật phải phù hợp với
nhận thức của chúng ta…”.
Ông chia nhận thức ra thành ba giai đoạn tách biệt nhau là cảm tính,
giác tính và lý tính.
+ Nhận thức cảm tính: Theo Cantơ cảm tính chỉ giúp ta nhận thức về
sự vật những gì mà nó biểu hiện cho ta, tức là những hình ảnh, những quan
niệm của con người về chúng. Ông gọi đó là “Vật cho ta”. Đó không phải là
bản chất của các sự vật mà chỉ là biểu hiện của chúng thong qua cảm giác
của con người, chúng xuất hiện khi “Vật tự nó” tác động lên các giác quan
của con người. Như vậy cảm tính chỉ đem lại những kinh nghiệm ngẫu
nhiên, đơn lẻ và chúng thuộc lĩnh vực hiện tượng luận, chỉ phản ánh hiện
tượng chứ không phản ánh bản chất. Các kinh nghiệm này được xắp xếp
theo trình tự không gian, thời gian nhất định. Cho nên không gian và thời
gian chỉ là những hình thức chủ quan của cảm tính, nhờ chúng mà các kinh
nghiệm mới được xắp xếp.
+ Giác tính: là một trong hai trình độ của tư duy trừu tượng, được
nghiên cứu bởi bộ phận Phân tích tiên nghiệm của Lôgíc học. Hoạt động của
phân tích nghiệm nhằm hệ thống hoá, phân loại, sắp xếp các phạm trù tiên
nghiệm của giác tích có sự liên hệ, dàng bộc với nhau. Mặc dù Cantơ không
97

tạo ra các phạm trù , nhưng ông đã sắp xếp chúng theo những trình tự nhất
định và xem xét chúng một cách biện chứng. ông phân các phạm trù ra làm 4
nhóm , mỗi nhóm gồm 3 phạm trù (chính đề - phản đề - hợp đề), trong đó có
hai phạm trù đối lập nhau, phạm trù thứ ba có liên hệ với cả hai phạm trù
đầu, là sự kết hợp của chúng tạo nên:
Lượng: Thống nhất- Nhiều vẻ- Chỉnh thể.
Chất: Hiện thực- Phủ định- hạn chế.
Quan hệ: Phụ thuộc và độc lập – nguyên nhân và kết quả - tác động
lẫn nhau.
Hình thái: Khả năng và không khả năng – tồn tại và không tồn tại- tất
nhiên và ngẫu nhiên.
Theo Cantơ đây mới chỉ là hệ thống những phạm trù cơ bản mà từ đó
có thể đi đến những phạm trù khác. Những phạm trù này chỉ là hình thức
trống rỗng của tư duy, chưa có nội dung cụ thể. Cho nên cần đưa chúng trở
về lĩnh vực kinh nghiệm để xắp xếp lại kinh nghiệm, nhờ đó mà phạm trù có
nội dung và kinh nghiệm có tính hệ thống.
+ Lý tính thuần tuý: là trình độ thứ hai của tư duy trừu tượng, được
nghiên cứu bởi bộ phận Biện chứng tiên nghiệm của Lôgíc học. Biện chứng
tiên nghiệm hoạt động trong lý tính thuần tuý đưa con người đến các mâu
thuẫn ( antinômia). Những mâu thuẫn trên, theo Cantơ xuất hiện một cách
tất yếu, gắn liền với bản chất của lý tính. Ở đây Cantơ đã dự đoán về bản
chất biện chứng của tư duy con người. Ông chỉ ra 4 cặp antinôia, mỗi cặp có
hai vế đối lập mà người ta có thể chứng minh như nhau cả 2 vế đó:
Thế giới là hữu hạn – thế giới vô hạn trong không gian và thời gian.
Các vật phức tạp được tạo nên từ cái đơn giản- không có gì là đơn
giản.
Có tự do bên ngoài tất yếu – không có tự do.
98

Có thực thể tuyệt đối tất nhiên( Thượng đế)- không có một thực thể
tuyệt đối tất nhiên nào cả (không có Thượng đế) .
Tuy nhiên do không hiểu được bản chất của mâu thuẫn là khách quan
nên Cantơ cho rằng mâu thuẫn xuất hiện là do lý tính của con người muốn
vươn tới nhận thức “ Vật tự nó” là cái không thể nhận thức được.
Khi giải quyết các mâu thuẫn này, Cantơ cho rằng cả hai vế của chúng
hoặc là cùng đúng, hoặc là cùng sai. Hai Antinomia đầu tiên được gọi là
Antinomia toán học. Cả hai vế của chúng đều sai vì chúng bàn về các “Vật
tự nó” – đó là cái không thể nhận thức, nên lí tính tất yếu mâu thuẫn với hiện
thực. Hai Antinomia sau được gọi là Antinomia động lực học. Cả hai vế của
chúng đều đúng trong những quan hệ khác nhau: Vế thứ nhất đúng trong
quan hệ với “Vật tự nó”; vế thứ hai đúng trong khuôn khổ hiện tượng luận.
Như vậy có thể thấy quan niệm về mâu thuẫn của Cantơ có nhiều hạn
chế: Thứ nhất, chỉ thừa nhận mâu thuẫn trong tư tưởng; thứ hai, Antinomia
chưa thực sự là mâu thuẫn biện chứng vì các của chúng chưa lien hệ và
chuyển hoá lẫn nhau; thứ ba, phương pháp giải quyết mâu thuẫn không đúng
đắn; thứ tư, số lượng Antinomia còn rất hạn chế. Tuy nhiên công lao của
Cantơ là ở chỗ Ông đã đặt vấn đề về tính biện chứng của lí tính, từ đó tạo
tiền đề cho sự ra đời phép biện chứng của Hêghen.
c. Triết học thực tiễn của I. Cantơ
Nếu như triết học lí luận có nhiệm vụ làm rõ khả năng nhận thức của
con người, trả lời câu hỏi “Tôi có thể biết được cái gì” thì triết học thực tiễn
lại nghiên cứu các nguyên lí hoạt động thực tiễn của con người (đạo đức,
chính trị, pháp quyền), trả lời câu hỏi “tôi cần phải làm gì?”. Triết học thực
tiễn của Cantơ được thể hiện ở hai lĩnh vực là Đạo đức học và Triết học lịch
sử, pháp quyền.
- Đạo đức học
99

Đạo đức học của Cantơ theo lập trường duy lí, cho rằng lí tính là
nguồn gốc duy nhất sinh ra các nguyên lí và chuẩn mực đạo đức: “Các
nguyên lí cảm tính nói chung không thích hợp để có thể xây dựng các quy
luật đạo đức vào chúng”.
Cantơ đưa ra nguyên lí cơ bản của đạo đức là “mệnh lệnh tuyệt đối”,
theo đó tất cả mọi người, không phân biệt lứa tuổi, giới tính, đẳng cấp… đều
phải tuân thủ nó, tức là sống phù hợp với tự nhiên, tôn trọng mình và tôn
trọng người, tôn trọng sự thật và sống theo lẽ phải; sống bình đẳng trong
cộng đồng. “Mệnh lệnh tuyệt đối” bao gồm ba nguyên tắc cơ bản là: Thứ
nhất, mọi người đều bình đẳng như nhau về các quyền của mình; thứ hai,
mọi người đều bình đẳng về những điều kiện để thực hiện các quyền ấy; thứ
ba, mọi người đều bình đẳng trong việc ngăn chặn người khác hành động
trái với “mệnh lệnh tuyệt đối”, trái với chuẩn mực đạo đức.
Phạm trù trung tâm của Đạo đức học là Tự do: “Ý chí tự do và ý chí
tuân theo các quy luật của đạo đức là như nhau”. Tự do được hiểu theo các
khía cạnh sau: Thứ nhất, tự do là khả năng tiên nghiệm cho phép giác tính
hoạt động độc lập với tính tất yếu trong lĩnh vực hiện tượng luận; thứ hai, tự
do tồn tại một cách tương đối trong lĩnh vực hiện tượng luận, nơi mà mọi cái
đều mang tính tất yếu; thứ ba, tự do thuộc lĩnh vực “vật tự nó”. Nếu như
trong “hiện tượng luận” tự do chỉ là tương đối, chỉ đặc trưng cho giác tính
thì lĩnh vực “vật tự nó” chính là vương quốc của tự do. Tự do, sự bất diệt
của linh hồn và Chúa là nhưng lí tưởng thể hiện sự hoàn hảo tuyệt đối của
thế gian mà con người mơ ước.
Tư tưởng đạo đức của Cantơ còn mang tính không tưởng vì nó phi
lịch sử, phi giai cấp và thiếu cơ sở thực hiện nhưng nó chứa đựng những yếu
tố nhân đạo sâu sắc, chống chủ nghĩa cá nhân, ích kỉ, mong muốn xây dựng
một xã hội tự do, hạnh phúc cho con người.
100

- Triết học lịch sử và pháp quyền


Đây là đạo đức học ứng dụng của Cantơ. Ông coi lịch sử là quá trình
tiến hoá không ngừng, trong đó Cách mạng tư sản Pháp được coi là sự kiện
điển hình, nhằm tiêu diệt chế độ chuyên chế, mở đường cho sự phát triển xã
hội.
Ông coi mâu thuẫn xã hội giữa các đẳng cấp, tầng lớp xã hội là động
lực phát triển xã hội nhưng Ông lại kêu gọi xây dựng một thế giới hoà bình,
hữu nghị, một “liên bang” trong đó các dân tộc được quyền tự do, độc lập về
chính trị.
Ông phản đối các cuộc chiến tranh phi nghĩa vì nó phá vỡ các chuẩn
mực đạo đức xã hội, nhưng cho rằng nếu cuộc chiến tranh “được tiến hành
một cách đúng đắn dưới sự giám sát chặt chẽ các quyền công dân” thì nó lại
là động lực phát triển xã hội.
Theo quan điểm khế ước xã hội, Ông cho rằng nhà nước là sự liên kết
của mọi công dân trong khuôn khổ pháp luật nhằm giám sát và đảm bảo sự
bình đẳng của mọi người. Ông ủng hộ hình thức nhà nước cộng hoà
d. Thẩm mĩ học của I. Cantơ
Thẩm mĩ học của Cantơ nhằm trả lời câu hỏi “Tôi có thể hi vọng cái
gì?”. Thẩm mĩ học của Ông cũng mang xu hướng duy lí. Ông cho rằng khả
năng hưởng thụ và đánh giá thẩm mĩ đối với các vật tự nhiên của con người
là tiên nghiệm; còn các vật tự nhiên là “vật tự nó”. Phạm trù thẩm mĩ trung
tâm là phạm trù cái đẹp. Bản thân quan niệm về cái đẹp cũng mang tính mâu
thuẫn: Một mặt, cái đẹp là phạm trù mang tính phổ quát và tất yếu; mặt khác,
cái đẹp mang tính cá biệt bởi vì nó là kết quả thưởng thức của từng cá nhân.
Tuy con người không nhận thức được vật tự nó nhưng lại có thể cảm nhận
và thưởng thức được cái đẹp và đánh giá được nó.
101

2. Hêghen (1770 - 1831)


Ông là một nhà duy tâm khách quan, là người đã xây dựng một phép
biện chứng tự giác, có hệ thống. Ông là con một gia đình công chức cao cấp,
được sinh ra ở Stutgat. Sau khi tốt nghiệp đại học Tubingue ông làm giáo sư
tư thục, sau đó làm hiệu trưởng trường trung học Nuremberg, là giáo sư
trường đại học Heldelberg và cuối cùng là giáo sư đại học Beclin. Các tác
phẩm chính là: “Hiện tượng học tinh thần” (1807), “Khoa học logic” (ba tập,
từ năm 1812 đến 1816), “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học” (1817).
a. Hệ thống triết học duy tâm của Hêghen
* Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Theo Hêghen, cơ sở cho sự tồn tại của thế giới không phải là vật chất
mà là “ý niệm tuyệt đối” hay là “tinh thần tuyệt đối”. Đó là một thực thể tinh
thần có trước giới tự nhiên, nó tự thiết định bản thân nó và tự phân biệt với
bản thân. Ý niệm tuyệt đối được hiểu như một đấng sang tạo tôi cao sản sinh
ra toàn bộ giới tự nhiên và con người; tất cả các sự vật, hiện tượng, từ những
sự vật tự nhiên cho đến các sản phẩm hoạt động của con người, đều được coi
là hiện thân của Ý niệm tuyệt đối.
Ý niệm tuyệt đối là một thực thể biện chứng, luôn luôn vận động và
phát triển tự thân. Hêghen là người đầu tiên nhìn nhận toàn bộ giới tự nhiên,
xã hội và tư duy là một quá trình phát triển thống nhất, nhưng theo tinh thần
duy tâm – coi sự phát triển của ý niệm là nền tảng cho sự phát triển của tự
nhiên và con người. Sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối” được diễn đạt theo
mô hình Tam đoạn thức là: chính đề - phản đề - hợp đề (theo quy luật phủ
định của phủ định), trong đó các yếu tố có mối liên hệ hữu cơ và chuyển hoá
lẫn nhau. Sự phát triển của ý niệm tuyệt đối được coi là hiện thân của quá
trình phát triển lịch sử của nhân loại (chủ yếu là phát triển của đời sống tinh
thần mà biểu hiện cao nhất là tư tưởng), tuy được Hêghen phân ra thành tám
102

phần khác nhau nhưng theo C. Mác nó chỉ bao gồm qua ba giai đoạn chính
là: tinh thần thuần tuý (tư duy), tinh thần khách quan (tự nhiên và xã hội),
tinh thần tuyệt đối (Hoạt đông nhận thức và cải tạo thế giới của con người).
+ Tinh thần thuần tuý là giai đoạn ý niệm tuyệt đối tồn tại và phát
triển trong mình. Theo Hêghen, trong sự vận động biện chứng ý niệm tuyệt
đối đã đạt tới sự phát triển đầy đủ từ trước khi giới tự nhiên xuất hiện. Nó
mang trong mình đầy đủ những tính quy định sau này, giống như cái mầm
cây mang sẵn trong mình toàn bộ bản chất của cái cây như mùi, vị, hình
dáng quả… Sự phát triển của tinh thần thần tuý là phi không gian và phi thời
gian.
+ Sự phát triển của tinh thần thuần tuý, khi đạt đến đầy đủ thì “tha
hoá” ra thành giới tự nhiên - tức “tinh thần khách quan”. Như vậy guới tự
nhiên chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối, là
sự “tha hoá” của ý niệm, là “hình thức tồn tại khác” của ý niệm. Hêghen giải
thích: sở dĩ ý niệm tuyệt đối tha hoá thành giới tự nhiên vì nó là một thực thể
tinh thần, bản tính của nó là ham hiểu biết, để hiểu biết về mình thì nó phải
tha hoá ra thành một cái khác mình nhưng vẫn là chính mình.
+ Con người được coi là sản phẩm, là giai đoạn phát triển cao nhất
của ý niệm tuyệt đối. Thông qua hoạt động nhận thức và thực tiễn cải tạo thế
giới của con người để ý niệm tuyệt đối tự nhận thức chính mình. Như vậy
quá trình nhận thức của con người chẳng qua chỉ là quá trình tự nhận thức
mình của ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, nhận thức khái niệm là dạng nhận
thức cao nhất của con người. Khái niệm được coi là bản chất tinh thần, là
linh hồn của các sự vật: “Nếu như gọi tri thức là khái niệm, còn bản chất hay
chân lý – là tồn tại, tức sự vật, thì vấn đề là xác định liệu khái niệm có phù
hợp với sự vật hay không (giải thích: khái niệm với tính cách là kết quả nhận
thức?). Nếu chúng ta gọi bản chất [hay tồn tại - tự nó] của sự vật là khái
103

niệm và … sự vật là khái niệm như một sự vật (giải thich: khái niệm có
trước sự vật với tính cách là bản chất của sự vật) … thì vấn đề là xác định
liệu sự vật có phù hợp với khái niệm của mình không.. Hiển nhiên là hai
cách hiểu trên đây là như nhau”. Khi nào con người nhận thức đầy đủ giới tự
nhiên thì khi đó ý niệm tuyệt đối sẽ quay trở về với chính nó, đó chính tà
tinh thần tuyệt đối. Như vậy, điểm khởi đầu của sự phát triển là tinh thần,
nhưng đó là “tinh thần thế giới” (phi cá nhân) và điểm kết thúc của sự phát
triển cũng là tinh thần, nhưng đó là “tinh thần tuyệt đối” tồn tại ở mỗi các
nhân con người. Nó biểu hiện dưới các hình thức nhận thức tôn giáo, nghệ
thuật và triết học của con người, trong đó triết học là hình thức cao nhất.
Như vậy hệ thống triết học của Hêghen là duy tâm khách quan và siêu
hình. Duy tâm khách quan ở chỗ nó thừa nhận tinh thần là có trước và quyết
định; siêu hình ở chỗ nó thừa nhận sự kết thúc của quá trình phát triển, cho
rằng khi con người nhận thức hết về giới tự nhiên thì nó không vận động,
phát triển về thời gian mà chỉ vận động trong không gian.
Tương ứng với ba giai đoạn phát triển của ý niệm tuyệt đối hệ thống
triết học của Hêghen được phân ra thành ba học thuyết: Khoa học logic -
triết học tự nhiên - triết học tinh thần.
* Quan niệm về bản chất của triết học và lịch sử triết học
Coi tinh thần tuyệt đối là thực thể và bản chất của toàn bộ thế giới,
trong đó con người và xã hội là giai đoạn phát triển cao nhất, Hêghen cho
rằng có ba hình thức thể hiện nó, đó là: nghệ thuật, tôn giáo và triết học.
Trong đó triết học là hình thức biểu hiện cao nhất của tinh thần tuyệt đối.
Theo Ông, triết học là học thuyết về tinh thần tuyệt đối mà lịch sử
nhân loại (chủ yếu là lịch sử tư tưởng) là giai đoạn cao nhất của nó. Cho nên
mỗi học thuyết triết học là một giai đoạn phát triển của lịch sử tư tưởng nhân
loại, thể hiện tinh hoa tinh thần của thời đại, là thời đại thể hiện dưới dạng tư
104

tưởng. Ông coi triết học là “khoa học của mọi khoa học”, cho nên nó đóng
vai trò là nền tảng của toàn bộ thế giới quan con người.
Lịch sử triết học cho chúng ta một bức tranh khái quát về toàn bộ tiến
trình phát triển của tư tưởng nhân loại. Đó không phải là sự sưu tầm các học
thuyết triết học, mà là là lịch sử phát triển của bản thân triết học theo những
quy luật tất yếu: “Lịch sử triết học chỉ ra, thứ nhất, tất cả các học thuyết triết
học tưởng như khác nhau đều thực chất chỉ là một triết học trên các giai
đoạn phát triển khác nhau của nó; thứ hai, những nguyên lý đặc thù, mà mỗi
chúng là nền tảng của một hệ thống nào đó, thực chất chỉ là những chi nhánh
của cùng một chỉnh thể. Học thuyết triết học cuối cùng, và do vậy cần phải
chứa đựng các nguyên lý của tất cả chúng, cho nên nó là học thuyết triết học
phát triển nhất, cụ thể nhất”. Như vậy, đối tượng của lịch sử triết học cũng
chính là đối tượng của bản thân triết học; sự thống nhất giữa chúng là sự
thống nhất giữa lịch sử và logic.
b. Phép biện chứng duy tâm của Hêghen (Khoa học Lôgíc)
Hêghen là người đầu tiên xây dựng nên một phép biện chứng tự giác,
có hệ thống và tương đối toàn diện mà cốt lõi của nó là học thuyết về sự phát
triển. Tuy nhiên phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm,
là phép biện chứng “lộn đầu xuống đất”. Các tư tưởng biện chứng được
Hêghen trình bày trong cả ba phần, nhưng tập trung nhất là trong “Khoa học
logic”.
* Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học lôgíc
Nghiên cứu các học thuyết lôgíc học trước đó Hêghen chỉ ra hạn chế
của chúng là: Thứ nhất, Tư duy với tính cách là đối tượng của lôgíc học, mới
chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp, đó là tư duy chủ quan trong phạm vi ý thức cá
nhân. Thứ hai, Việc xác định ranh giới giữa logic học với các khoa học khác
về tư duy như tâm lý học, nhân bản học là chưa rõ rang. Thứ ba, logic học
105

trước đây chỉ dựa trên những phạm trù bất động, không có sự lien hệ và
chuyển hoá với nhau.
Hêghen cho rằng phải xây dựng một logic học mới. Tuy vẫn xác định
logic học là khoa học về tư duy, nhưng cần phải hiểu một cách biện chứng
về tư duy. Tư duy ở đây không phải là ý thức cá nhân, mà là tinh thần thuần
tuý (dưới khía cạnh tôn giáo thì đó là Chúa). Như vậy, Hêghen phân biệt hai
loại tư duy là: Thứ nhất, tư duy tự nó - tức ý niệm tuyệt đối, là nền tảng và
bản chất của mọi tồn tại; và tư duy cho nó - tức tư duy cá nhân con người.
Tư duy con người là giai đoạn cao nhất, trong đó ý niệm tuyệt đối có thể tự ý
thức về mình, nên tư duy con người phải hoạt động theo những quy luật
khách quan chung của tư duy.
Giới tự nhiên cũng chỉ là hình thức biểu hiện khác của tư duy, là tư
duy khách quan vô thức. Chúng đồng nhất về nội dung, chỉ khác nhau về
hình thức. Như vậy, đối tượng của logic học là tư duy logic, nó là sự thống
nhất giữa tư tưởng và hiện thực, giữa tinh thần và vật chất, giữa chủ quan
và khách quan. Cho nên, “Lôgíc học vì vậy đồng nhất với siêu hình học –
khoa học về các sự vật được thể hiện trong tư tưởng”.
* Cái gì hợp lý, thì hiện thực và cái gì hiện thực, thì hợp lý
Đây là nguyên lý xuất phát của khoa học lôgíc. Luận điểm này không
chỉ nhằm bảo vệ cho nhà nước quân chủ Phổ, mà chủ yếu là khẳng định rằng
không phải mọi cái đang tồn tại đều là hiện thực; cái hiện thực phải là cái
tồn tại tất yếu: “Tính hiện thực, trong sự phát triển của nó, tự biểu lộ ra là
tính tất yếu”.
Ăngghen chỉ ra thực chất của luận điểm này là trong quá trình phát
triển, những gì trước đây là hiện thực thì nay trở thành không hiện thực, mất
đi tính tất yếu, mất quyền tồn tại và bị tiêu vong; những gì là hợp lý trong tư
duy con người, dù có mâu thuẫn với hiện thực bề ngoài cũng được quy định
106

trở thành hiện thực. Cho nên mệnh đề trên trở thành một mệnh đề khác: “Cái
gì đang tồn tại đều đáng tiêu vong”.
Theo nguyên lý trên của Hêghen, cần phải hiểu là: Thứ nhất, các
phạm trù tư duy không phải là hình thức trống rỗng, chủ quan của tư duy mà
còn là bản chất của sự vật khách quan. Lênin nhận xét: “Lôgíc không phải là
những hình thức bên ngoài của tư duy, mà là học thuyết về những quy luật
phát triển của “tất thảy mọi sự vật vật chất, tự nhiên và tinh thần”, … tức là
sự tổng kết, tổng số, kết luận của lịch sử nhận thức thế giới”. Thứ hai, nó
khẳng định sự thống nhất giữa tư duy và tồn tại, tư tưởng và hiện thực như
một quá trình phát triển biện chứng. Cho nên, để thể hiện bản chất của tư
duy các phạm trù, quy luật logic cũng phải không ngừng vận động, phát
triển, liê n hệ và chuyển hoá lẫn nhau. Nhiệm vụ của khoa học logic là phải
đào thải những hình thức tư tưởng không thể hiện đúng bản chất của tư duy
sống động, trang bị phương pháp tư duy biện chứng để khám phá chân lý.
* Ba yếu tố của tư duy
Hêghen coi tư duy là một quá trình phát triển biện chứng, bao gồm ba
yếu tố cơ bản là: Giác tính, biện chứng và tư biện.
- Giác tính: là yếu tố phù hợp với tư duy thong thường của mọi người.
Tư duy này còn mang nặng tính trực quan, nên xem xét sự vật trong trạng
thái cứng đờ, tách rời các mặt đối lập với nhau, không thấy được sự thống
nhất giữa chúng. Trình độ này của tư duy tương ứng với giai đoạn trước
I.Cantơ.
- Yếu tố biện chứng: Hêghen hiểu phép biện chứng không phải là
nghệ thuật tranh luận, mà là học thuyết về sự phát triển của các khái niệm
với tính cách là bản chất tinh thần của mọi sự vật. Cho nên mọi sự vật vật
chất và tinh thần đều phát triển theo các quy luật biện chứng. Đó là quá trình
thống nhất giữa chất và lượng; là quá trình nảy sinh và giải quyết mâu thuẫn
107

và là sự phủ định của phủ định. Như vậy, theo tinh thần phép biện chứng
không có gì là đứng vững nổi, không có gì là cố định, vĩnh viễn… Yếu tố
này tương ứng với giai đoạn I.Cantơ.
- Yếu tố tư biện: Là sự thống nhất của hai yếu tố trên, đồng thời là kết
quả phát triển của chúng. Chỉ ở đây phép biện chứng mới đạt đến trạng thái
chín muồi, khi mà bản chất đích thực của mọi cái đều được biểu hiện ra là sự
thống nhất và sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Yếu tố này tương ứng với
triết học của Hêghen.
Theo Hêghen, sự phân chia các yếu tố như trên chỉ mang tính chất
tương đối về không gian và thời gian. Trong thực tế chúng liên hệ mật thiết
với nhau trong từng giai đoạn phát triển của sự vật và khái niệm. Mối khái
niệm, phạm trù logic học và toàn bộ triết học nói chung đều chứa đựng đầy
đủ cả ba yếu tố trên. Mỗi phạm trù logic học thể hiện một khía cạnh hay một
giai đoạn nào đó trong quá trình phát triển của tư duy.
* Những nguyên lý cơ bản xác định điểm khởi đầu của khoa học lôgíc
Quá trình nhận thức phải đi từ hiện tượng đến bản chất, từ cảm tính
đến lý tính, cuuoí cùng mới đi đến khái niệm. Tương ứng với quá trình này
Hêghen chia khoa học Lôgíc ra thành ba học thuyết: Học thuyết về tồn tại,
học thuyết về bản chất, học thuyết về khái niệm. Để xây dựng khoa học
Lôgíc cần xác định điểm khởi đầu của nó. Hêghen đã chỉ ra những nguyên lý
cơ bản xác định điểm khởi đầu của khoa học Lôgíc, đồng thời cũng là điểm
khởi đầu của nhận thức lý luận nói chung.
- Một là, Tính khách quan là nguyên lý hàng đầu, đòi hỏi các nhà
nghiên cứu phải xuất phát từ bản thân sự vật khách quan, phù hợp với từng
sự vật chứ không được tuỳ tiện, chủ quan.
108

- Hai là, nguyên lý đơn giản và trừu tượng. Điểm khởi đầu phải là cái
đơn giản nhất, chưa hoàn thiện nhất, trừu tượng nhất. Như vậy Hêghen là
người đầu tiên đề xuất nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể.
- Ba là, Nó phải chứa đựng mâu thuẫn cơ bản của toàn bộ hệ thống –
đó là mâu thuẫn giữa tinh thần và vật chất. Mâu thuẫn được coi là nguồn gốc
của sự phát triển, có mặt ở mọi sự vật vật chất và tinh thần. Hêghen đã chỉ ra
cơ chế phát triển của mâu thuẫn thông qua phạm trù bản chất. Phạm trù bản
chất được hiểu như sau:
Giai đoạn 1) Đồng nhất, nhưng đồng thời cũng là sự khác nhau
Giai đoạn 2) Khác nhau bề ngoài
Giai đoạn 3) khác nhau cơ bản
Giai đoạn 4) Sự đối lập
Giai đoạn 5) Mâu thuẫn
Giai đoạn 6) Cơ sở hay sự đồng nhất, nhưng ở trình độ cao hơn với
tính cách là sự phủ định của phủ định.
- Bốn là, Sự thống nhất giữa lịch sử và lôgíc. Hêghen hiểu lôgíc
không phải là sự khái quát lịch sử, mà ngược lại lịch sử chính là hiện thân
của lôgíc. Cho nên lôgíc là có trước và quyết định đối với lịch sử (duy tâm).
Tóm lại, biện chứng của khái niệm nói riêng, của toàn bộ hiện thực
vật chất và tinh thần nói chung được hiểu là:
Thứ nhất, các khái niệm không chỉ khác nhau, mà còn làm trung giới
cho nhau, có liên hệ mật thiết với nhau.
Thứ hai: Mỗi khái niệm đều nằm trong quá trình phát triển, được thực
hiện theo ba quy luật phổ biến là lượng - chất, mâu thuẫn và phủ định của
phủ định.
109

c. Triết học tự nhiên


Triết học tự nhiên là sự nghiên cứu lý luận về giới tự nhiên. Giới tự
nhiên được Hêghen hiểu là một hình thức tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối,
nó nằm trong quá trình phát triển thống nhất của ý niệm tuyệt đối cho nên
không ngừng vận động và phát triển.
Tiếp thu những thành tựu khoa học tự nhiên Ông khẳng định sự tồn tại
nhiều cấp độ khác nhau của vật chất như cơ học, vật lý, hoá học, sự sống…
với những đặc điểm khác nhau về bản chất và vận động. Tuy triết học tự
nhiên là điểm yếu nhất trong hệ thống của Hêghen, nhưng Ông cũng đã nêu
được nhiều tư tưởng biện chứng sâu sắc về nó, thấy được sự thống nhất giữa
vật chất với vận động, không gian với thời gian…
d. Quan điểm về xã hội của Hêghen
Tuy coi lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển của đời sống tinh thần, là
hiện than của ý niệm tuyệt đối theo tinh thần duy tâm, nhưng Hêghen đã nêu
những tư tưởng biện chứng sâu sắc về sự phát triển xã hội.
Hêghen giải thích nguồn gốc nhà nước không phải từ khế ước xã hội,
mà từ mâu thuẫn xã hội. Ông không cho rằng con người sinh ra vốn đã bình
đẳng, mà ngược lại là bất bình đẳng. Do đó trong xã hội luôn có sự khác biệt
về đẳng cấp, của cải… vì vậy cần có nhà nước để điều hoà mâu thuẫn. Ông
cho rằng nhà nước tồn tại vĩnh viễn, ở mọi thời kỳ lịch sử. Nó là hiện thân
của ý niệm tuyệt đối, nhờ nó mà gia đình và xã hội công dân mới tồn tại
được. xét về bản chất, nhà nước không chỉ là cơ quan hành pháp, mà còn bao
gồm tổng thể các quy chế, kỷ cương, chuẩn mực và mọi lĩnh vực đạo đức,
pháp quyền, chính trị, văn hoá… Ông coi Nhà nước Quân chủ Phổ là đỉnh
cao của sự phát triển xã hội, là “Nhà nước quân chủ chân chính”, trong đó
tất cả mọi người đều được tự do.
110

Ông đề cao vai trò của chiến tranh, cho rằng nó tồn tại vĩnh viễn mà
nhờ nó các dân tộc mới “tránh khỏi sự thối nát”. Ông theo chủ nghĩa sô-
vanh, đề cao dân tộc Đức.
Hêghen coi lịch sử là sự thống nhất giữa tính khách quan và tính chủ
quan. Một mặt, lịch sử là quá trình tất yếu, vận động theo quy luật khách
quan, theo xu thế thời đại. Nhưng mặt khác, lịch sử phải do các cá nhân, các
dân tộc thực hiện. Tuy nhiên, hoạt động của con người phải tuân thủ tính tất
yếu, phải phù hợp với xu thế của thời đại; vĩ nhân phải suy nghĩ và hành
động theo những gì là hợp thời.
Ông coi phát triển tự do của con người là chuẩn mực, ưu việt của thời
đại này so với thời đại khác, tuy nhiên lại hiểu tự do một cách duy tâm. Ông
coi “tự do là hiểu và làm theo ý Chúa”; “lịch sử toàn thế giới là lịch sử tiến
bộ trong ý thức tự do”; “ Tự do là cái tất yếu đã được nhânu thức”…
3. Lútvích Phoiơbắc (1804 - 1872)
Ông sinh ra trong một gia đình luật sư nổi tiếng ở Đức, học ở đại học
tổng hợp Béclin. Khi còn trẻ Ông tham gia phải Hêghen trẻ, sau đó tách khỏi
phái này để phát triển chủ nghĩa duy vật. Các tác phẩm tiêu biểu là: “Những
nguyên lý của triết học tương lai” (1843), “Bản chất đạo Cơ đốc” (1845)…
a. Chủ nghĩa duy vật nhân bản
Ông là một nhà duy vật siêu hình. Cn duy vật của ông xuất phát từ
vấn đề con người nên được gọi là CN duy vật nhân bản.
Ông có công lớn trong việc phê phán CN duy tâm của Hêghen với
tuyên bố “Triết học của Hêghen là chỗ dựa cuối cùng, chỗ ẩn náu cuối cùng
của thần học”. Tuy nhiên Ông phê phán triết học của Hêghen theo xu hướng
phủ định sạch trơn, theo như cách nói của Ăngghen thì Phoiơbắc đã vứt bỏ
triết học của Hêghen, giống như người ta hất bỏ đi chậu nước bẩn, nhưng đã
quên mất việc giữ lại đứa trẻ đang tắm trong đó.
111

Phoiơbắc phê phán quan niệm duy tâm và trừu tượng của Hêghen về
con người, coi con người chỉ là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là con người
chung chung. Ông chỉ ra rằng con người là sản phẩm tiến hoá cao nhất của
tự nhiên; nhận thức con người là chiếc chìa khoá để nhận thức thế giới.
Con người là những thực thể sống động, có cảm giác, khả năng, khát
vọng, nhu cầu và cả khả năng tưởng tượng. Mối quan hệ giữa tồn tại và tư
duy, giữa cơ thể và trí tuệ đó là: tồn tại (cơ thể) - chủ thể; tư duy - thuộc tính.
Ông cho rằng toàn bộ suy nghĩ của con người phụ thuộc vào cơ thể và hoàn
cảnh sống của họ. Theo Ông, con người ta khi sống trong lâu đài thì suy
nghĩ khác so với khi sống trong túp lều tranh, bởi vì một khi vì đói nghèo mà
trong cơ thể anh không có chất cho tiêu hoá thì trong đầu óc anh cũng không
có chất cho đạo đức…
Tuy có quan niệm duy vật về con người nhưng quan niệm về con
người của Ông vẫn mang tính trừu tượng, chung chung, phi lịch sử, phi giai
cấp, phi dân tộc. Ông đã không thấy được bản chất xã hội của con người.
b. Quan niệm duy vật triệt để về tự nhiên
Ông khẳng định rằng giới tự nhiên là vật chất, tồn tại khách quan,
không do ai sáng tạo ra; ý thức của con người được sinh ra từ bộ não nhưng
khác với vật chất vì nó không có tính vật chất (chống lại quan điểm duy vật
tầm thường). Vật chất không phải là một cái gì thuần nhất mà tồn tại dưới
nhiều chất khác nhau và được cảm giác con người nhận biết.
Ông thừa nhận tính khách quan của không gian và thời gian, không có
vật chất ở bên ngoài chúng. Ông thừa nhận tính khách quan của các quy luật
tự nhiên, của các mối quan hệ nhân quả; thừa nhận sự vận động và phát triển
của tự nhiên, trong đó sinh vật và con người là sản phẩm của quá trình này.
112

c. Nhận thức luận


Phoiơbắc coi tự nhiên và con người là đối tượng của nhận thức. Ông
kêu gọi: “Hày quan sát giới tự nhiên đi, hãy quan sát con người đi! Bạn sẽ
thấy ở đấy, trước mắt bạn, những bí mật của triết học”. Ông thừa nhận khả
năng nhận thức thế giới của con người, cho rằng một người thì không thể
nhận thức hết được thế giới, nhưng toàn bộ loài người thông qua các thế hệ
thì có thể nhận thức được.
Ông đề cao vai trò của cảm giác, coi nó là khởi điểm của nhận thức và
tiền đề của lý luận: “Bí quyết của sự hiểu biết trực tiếp tập trung trong tính
cảm giác”. Ông cũng khẳng định vai trò của lý tính, vì nó giúp con người
hiểu biết được bản chất sự vật. Tuy nhiên nhận thức luận của Ông mang
nặng tính siêu hình và không thấy được vai trò của thực tiễn (coi thực tiễn là
trò con buôn bẩn thỉu).
d. Quan điểm về xã hội và tôn giáo
Ông phê phán quan điểm chính thống của Thiên chúa giáo, cho rằng
không phải chúa tạo ra con người, mà ngược lại chính con người đã tạo ra
chúa. Theo ông, thượng đế chỉ là kết quả của sự tha hoá bản chất con người,
bản chất con người muốn hướng tới cái chân, thiện, mỹ nhưng người ta
không đạt được nó trong cuộc sống nên gửi gắm những ước vọng của mình
vào hình tượng thượng đế.
Phoiơbắc có quan niệm duy tâm về xã hội. Ông coi tôn giáo là nền
tảng của đời sống xã hội và việc thay đổi các hình thức tôn giáo là cơ sở cho
sự thay thế các thời đại lịch sử. Cho nên, Phê phán đạo Cơ Đốc - một tôn
giáo hữu thần, nhưng đồng thời ông lại kêu gọi phải xây dựng một tôn giáo
mới – tôn giáo vô thần, tôn giáo của tình yêu.
Tóm lại, triết học của Phoiơbắc còn có nhiều hạn chế. Phê phán triết
học của Hêghen, nhưng ông không biết giữ lại hạt nhân tích cực của nó là
113

phép biện chứng, nên ông đã rơi vào quan điểm siêu hình. Ông xem xét con
người một cách chung chung, trừu tượng, con người phi lịch sử, phi giai cấp,
phi dân tộc. Ông đòi xoá bỏ thiên chúa giáo nhưng lại kêu gọi xây dựng một
tôn giáo mới, tôn giáo tình yêu. Ông có quan niệm duy tâm về xã hội.

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Nhận thức luận của I.Can-tơ?


2. Phép biện chứng duy tâm của Hê-ghen?
3. Chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoi-ơ-bắc?
114

CHƯƠNG X. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA


TRIẾT HỌC MÁC

Mục đích: Phân tích những điều kiện, tiền đề ra đời của triết học
Mác, làm rõ quá trình C.Mác và Ph. Ăngghen sáng tạo ra chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịc sử và những dấu mốc quan trọng
của quá trình này.
Thời lượng: 3 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận.

I.NHỮNG ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ CỦA SỰ RA ĐỜI TRIẾT HỌC MÁC


1. Điều kiện kinh tế xã hội
- Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Vào thời
điểm này cách mạng công nghiệp đã hoàn thành ở các nước như Anh, Pháp,
phần nào đó ở Đức, làm cho sức sản xuất tăng lên đáng kể. Theo Mác, ăng
ghen trong vòng chưa đầy một thế kỷ mà chủ nghĩa tư bản đã tạo ra được
một sức sản xuất bằng toàn bộ lịch sử trước đó cộng lại. Tuy nhiên sự phát
triển này không làm giảm đi những bất công xã hội mà còn làm cho nó gia
tăng thêm, những mâu thuẫn xã hội càng trở nên sâu sắc hơn.
- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho giai cấp vô sản dần dần
trở nên lớn mạnh, trở thành một lức lượng chính trị độc lập, đối lập với giai
cấp tư sản. Trước sự lớn mạnh của giai cấp vô sản, giai cấp tư sản trở thành
một giai cấp phản động. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản bắt đầu nổ ra:
khởi nghĩa của công nhân dệt Xilêdi Đức, phong trào hiến chương của công
nhân Anh...Giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực
lượng đấu tranh vì dân chủ và tiến bộ xã hội.
115

- Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản làm xuất hiện nhu cầu về
một hệ tư tửơng mới, nhằm soi sáng cho mục đích chính trị của giai cấp ấy,
làm cho cuộc đấu tranh ấy mang tính tự giác. Nhu cầu đó đã đẻ ra triết học
mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung.
2.Nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên
a. Nguồn gốc lý luận
Sự ra đời của triết học Mác có nguồn gốc lý luận từ Kinh tế chính trị
học của Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Pháp và trực tiếp nhất là
triết học cổ điển Đức.
Trong triết học cổ điển đức Mác đã kế thừa Phép biện chứng của
Hêghen, tẩy rửa nó khỏi chủ nghĩa duy tâm thần bí, xây dựng lại trên cơ sở
của chủ nghĩa duy vật, tạo ra phép biện chứng duy vật của mình. Mác đồng
thời kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc, loại bỏ phương pháp tư duy
siêu hình, xây dựng lại trên nền tảng phép biện chứng để tạo ra chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Triết học Mác không phải là sự kết hợp cơ học phép
biện chứng của Hêghen với chủ nghĩa duyvật của Phoiơbắc, mà đây là một
sự sáng tạo mới làm cho chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất
với nhau, nhờ đó mà cả hai đều đạt đến tính triệt để nhất,sâu sắc nhất.
b. Tiền đề khoa học tự nhiên
Sự ra đời triết học Mác còn là kết quả khái quát những thành tựu mới
nhất trong lĩnh vực khoa học tự nhiên. Những phát minh mới nhất trong
khoa học tự nhiên đầu TK XI đã làm cho phương pháp tư duy siêu hình của
TK XVII - XVIII bị hạn chế, kjonng không phù hợp và trở thành một lực
cản cho sự phát triển của khoa học. Những phát minh mới này đã tạo tiền đề
cho sự phát triển của tư duy biện chứng. ăngghen đã nêu bật vai trò “ba phát
minh vĩ đại”: định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết về tế
bào, học thuyết tiến hoá, những phát minh này đã nêu rõ sự liên hệ, chuyển
116

hoá lẫn nhau giữa các hình thức tồn tại của vật chất, giữa các hình thức vận
động, làm rõ tính biện chứng của quá trình vận động, phát triển của thế giới
vật chất. ăngghen viết “ Quan niệm mới về giới tự nhiên đã được hoàn thành
trên những nét cơ bản: tất cả những gì cứng nhắc đều bị tan ra, tất cả cái gì
là cố định đều bị biến thành mây khói và tất cả những gì đặc biệt mà người
ta cho là tồn tại vĩnh cửu thì đã trở thành nhất thời; và người ta đã chứng
minh rằng toàn bộ giới tự nhiên đều vận động theo một dòng và một tuần
hoàn vĩnh cửu”[ Mác ăngghen toàn tập, T20, Tr471].
Như vậy, sự ra đời của triết học Mác vào những năm 40 TK Xĩ là một
tất yếu vì đã có những đầy đủ điều kiện, tiền đề cần thiết cho nó.

II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC
1.Quá trình chuyển biến tư tưởng của Mác và Ăngghen từ chủ
nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và cộng
sản chủ nghĩa (Giai đoạn trước 1844)
Các Mác (5/5/1818 - 14/3/1883) sinh ra ở thành phố Tơrevơ tỉnh Ranh
nước Đức, cha là luật sư, là tín đồ Kitô giáo. Sau khi tốt nghiệp phổ thông
trung học năm 1835, ông theo học luật ở đại học Bon (1835 - 1836) và đại
học tổng hợp Béclin (1836 - 1841). Tháng 4/1841 ông nhận bằng tiến sĩ triết
học với đề tài: Sự khác nhau giừa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết
học tự nhiên của Êpiquya. Trong tác phẩm này Ông còn đứng trên lập
trường duy tâm của Hêghen, coi sự phát triển tự ý thức của con người là
động lực phát triển của lịch sử.
Sự chuyển biến lập trường của Mác bắt đầu từ khi ông làm việc ở Báo
Sông Ranh. Tháng 5/1842 ông là cộng tác viên của tờ báo này, tháng 10
năm đó ông trở thành biên tập viên của tờ báo và là linh hồn của nó, làm cho
nó trở thành cơ quan ngôn luận của phái Dân chủ cách mạng. Chủ đề cơ bản
117

của các bài báo của Ông là bảo vệ lợi ích của những người lao động. Những
bài báo của C. Mác về chế độ kiểm duyệt, về chế độ đại diện phân chia đẳng
cấp, về sự ức hiếp nông dân nghèo, về tình trạng bần cùng của nông dân, về
tệ quan liêu của các công chức… đã làm cho chính quyền theo dõi, tờ báo bị
kết tội tuyên truyền cách mạng và bị đóng cửa.
1/4/1843 tờ báo bị đóng cửa, Mác chuyển sang sống ở Croixơnắc.
Thời gian ở đây Mác bắt đầu phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, phê
phán chủ nghĩa duy tâm của ông ta và tiếp nhận một cách nồng nhiệt chủ
nghĩa duy vật của Phoiơbắc, nhưng ông cũng đã nhận ra những hạn chế siêu
hình của nó. Cuối tháng 10/1843 Mác chuyển sang sống ở Pari và tại đó ông
đã chuyển biến dứt khoát sang lập trường duy vật chủ nghĩa và cộng sản chủ
nghĩa. Điều đó được thể hiện rõ trong các bài báo in trên tạp chí Niên giám
Pháp - Đức: “Bàn về vấn đề Do Thái”, “Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hêghen, lời nói đầu”. Ở đó C. Mác đã hoàn toàn đoạn tuyệt với
chủ nghĩa duy tâm, đấu tranh chống lại lãnh tụ của phái Hêghen trẻ Bruno
Baue. Ông đã khẳng định vai trò quyết định của sản xuất vật chất, phát hiện
ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ tư hữu, làm cách mạng
XHCN; Ông khẳng định sự gắn kết giữa triết học và giai cấp vô sản…
Phriđrích ăngghen (28/11/1820 - 5/8/1895) sinh ra ở thành phố
Bácmen tỉnh Ranh, con một chủ xưởng dệt. Năm 1841 ông làm nghĩa vụ
quân sự ở Béclin và bắt đầu tham gia dự thính các bài giảng triết học, làm
quen với tác phẩm “Bản chất đạo Cơ đốc” của Phoiơbắc. Mùa thu năm 1842
ông sang làm ăn ở thành phố Manchextơ nước Anh. Trong gần hai năm đó
ông đã có những chuyển biến căn bản về lập trường. Ông đã gửi đăng nhiều
bài báo trên Niên giám Pháp - Đức như: “Bản thảo góp phần phê phán kinh
tế - chính trị học”, “Tômát Cáclây”, “Quá khứ và hiện tại”... Ở đó Ph.
Ăngghen đã đứmg trên lập trường CNXH phê phán sở hữu tư nhân, kết luận
118

về vai trò lịch sử của giai cấp vô sản (độc lập với Mác). Tư tưởng này của
Ông rất được Mác trân trọng, và theo Lênin đó là nguồn cổ vũ lớn lao cho
Mác trong việc sáng tạo ra bộ Tư bản luận.
2.Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử (1844 - 1848)
Trong một loạt những tác phẩm được viết vào thời gian này Mác và
Ăngghen đã đề xuất những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác với ba bộ
phận hợp thành là Triết học (Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa
duy vật lịch sử), Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa cộng sản khoa học.
Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế - triết học 1844", Mác đã trình bày
những nguyên lý xuất phát của CNDVBC và CNDVLS, áp dụng chúng vào
việc nghiên cứu kinh tế - chính trị học, qua đó luận chứng cho thế giới quan
cộng sản chủ nghĩa. Tư tưởng chủ đạo của tác phẩm là thừa nhận vai trò
quyết định của sản xuất VC; cắt nghĩa vấn đề tha hoá bản chất con người
thông qua lao động bị tha hoá và tìm con đường để khắc phục nó.
Tác phẩm “Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh” (1845) của Ph.
Ăngghen đã nghiên cứu về sự phát sinh, phát triển của giai cấp vô sản, tình
cảnh của họ trong chủ nghĩa tư bản, vai trò của họ trong việc thủ tiêu chủ
nghĩa tư bản, từ đó kêu gọi phải đoàn kết họ thành một giai cấp thống nhất.
Tác phẩm “Gia đình thần thánh” do Mác và ăngghen cùng viết tháng
2/1845 đã phê phán quan điểm duy tâm về lịch sử của anh em nhà Bauơ, chỉ
ra tính vô căn cứ về lý luận của chủ nghĩa duy tâm nói chung. Trong tác
phẩm này hai ông đã đề xuất một số nguyên lý của triết học và chủ nghĩa
cộng sản khoa học. Đồng thời với tác phẩm này, Mác đã viết “Những luận
cương về Phoiơbắc”, trong đó Ông chỉ rõ những hạn chế của chủ nghĩa duy
vật trước đó về vấn đề con người, thực tiễn, chân lý, phép siêu hình qua đó
đề xuất nguyên tắc thực tiễn trong triết học.
119

Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” được Mác và ăngghen viết cuối năm
1845 đã thể hiện rõ một thế giới quan mới. Lần đầu tiên các ông khẳng định
học thuyết của mình là Chủ nghĩa XH khoa học; trình bày tất cả các vấn đề
của thế giới quan mới với ba bộ phận hợp thành; khẳng định sự đối lập hệ tư
tưởng vô sản với hệ tư tưởng tư sản và tiểu tư sản.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của Mác và
Ăngghen về lý luận là sự tham gia tích cực của hai ông vào thực tiễn cách
mạng của phong trào công nhân và thành lập các tổ chức cộng sản. Trong
quá trình đó hai ông đã viết những tác phẩm quan trọng nhừm luận chứng
cho thế giới quan mới của mình, đấu tranh chống những tư tưởng đối lập,
truyền bá tư tưởng cách mạng trong phong trào công nhân. Tác phẩm “Sự
khốn cùng của triết học” (1847) của Mác, được viết nhằm trả lời cuốn
“Triết học về sự khốn cùng” của Pruđông - kẻ theo lập trường vô chính phủ
phản động. Lênin coi đây là tác phẩm đầu tiên chín muồi về chủ nghĩa
XHKH. Mác đã chỉ ra tính không tưởng về kinh tế, tính siêu hình về phương
pháp của Pruđông, qua đó phát triển những nguyên lý của ba bộ phận hợp
thành chủ nghĩa Mác.
“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848) được C. Mác và Ph.
Ăngghen viết theo yêu cầu của tổ chức Đồng minh những người cộng sản.
Đây là tác phẩm có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác, trong
đó chủ nghĩa Mác đã được trình bày dưới dạng cô đọng với cả ba bộ phận
hợp thành.
3. Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung, phát triển lý luận triết học
Các tác phẩm của Mác: “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức”,
“Đấu tranh giai cấp ở Pháp 1848-1850”, “Ngày 18 tháng sương mù của Lui
Bônapactơ”, ...đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn để bổ sung cho lý luận của
120

chủ nghĩa Mác, chủ yếu là các vấn đề về CNXHKH, vấn đề chuyên chính vô
sản và cách mạng.
Bộ Tư bản của Mác vừa là một tác phẩm kinh tế chính trị học, vừa
chứa đựng những nội dung triết học quan trọng, đặc biệt là các vấn đề
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Công xã Pari đánh dấu một giai đoạn mới của lịch sử thế giới và
phong trào công nhân thế giới. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa; phong trào công nhân chuyển sang giai đoạn cách mạng
XHCN, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân.
Tác phẩm “Nội chiến ở Pháp” (1971) của Mác đã tổng kết kinh
nghiệm Công xã Pari, đi đến kết luận về một nhà nước kiểu mới – Nhà nước
chuyên chính vô sản.
“Phê phán cương lĩnh Gôtha” được Mác viết năm 1875 là tác phẩm lý
luận quan trọng thứ hai sau “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”. Trong tác
phẩm này Mác đã làm sâu sắc học thuyết hình thái kinh tế xã hội, phát triển
lý luận về nhà nước và cách mạng xã hội, lần đầu tiên trình bày về hai giai
đoạn của chủ nghĩa cộng sản.
Bằng việc khái quát những thành tựu mới nhất trong khoa học tự
nhiên, Ăngghen đã góp được phát triển, hoàn thiện triết học Mác. “Chống
Duyrinh” hay (Ông Duyrinh làm đảo lộn khoa học) được ăngghen viết năm
1876 - 1878 là tác phẩm quan trọng nhất, trong đó ăngghen đã trình bày
thành ba bộ phận cơ bản: triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa cộng sản
khoa học, ở đó lần đầu tiên thế giới quan mác xít được trình bày một cách
hoàn chỉnh.
Tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” bao gồm những bài viết chưa
hoàn chỉnh được ăngghen viết từ 1873 đến 1883 nhằm khái quát những
thành tựu của khoa học tự nhiên để bổ sung cho phép biện chứng duy vật
121

Sau khi Mác qua đời 1883, ăngghen đã bỏ nhiều công sức chuẩn bị
cho sự ra đời tập II và III bộ “Tư bản” của Mác, mà như Lênin đã đánh giá
là ăngghen muốn xây dựng cho bạn mình một bức tượng đài, trên đó ông
không ngờ là đã khắc luôn cả tên tuổi của mình. Ăngghen tiếp tục viết các
tác phẩm để tổng kết, hoàn thiện triết học Mác, trong đó quan trọng nhất là
các tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”
(1884), bàn về sự phát triển của xã hội loài người ở những giai đoạn sớm của
nó; “Lutvíc Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” (1886)
làm rõ quá trình phát sinh, phát triển của thế giới quan macxit. Tác phẩm đề
cập đến các vấn đề như: Vấn đề cơ bản của triết học, đánh giá triết học cổ
điển Đức, phương pháp biện chứng, thực chất cuộc cách mạng trong lịch sử
triết học…
4. Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do
Mác và Ăngghen thực hiện
a. Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng
Triết họcMác đã khắc phục được sự tách rời phép biện chứng với chủ
nghĩa duy vật,giải quyết được vấn đề mâu thuẫn giữa hệ thống và phương
pháp trong triết học cổ điển Đức, đem lại sự thống nhất giữa phép biện
chứng và chủ nghĩa duy vật. Phép biện chứng của Mác không chỉ khác biệt
cơ bản với phép biện chứng của Hêghen, mà theo Mác, nó còn đối lập với
phép biẹn chứng ấy, vì đây là phép biện chứng duy vật, phép biện chứng
triệt để. Chủ nghiac duy vật của Mác đã khắc phục được hạn chế siêu hình
của chủ nghĩa duy vật Phoiơbắc, là chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật triệt để.
122

b. Sự sang tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử


Đây là thành tựu vĩ đại nhất trong triết học mà Mác đã đạt được, nhờ
đó mà chủ nghĩa duy vật trở nên triệt để nhất, duy vật không chỉ trong quan
niệm về tự nhiên, mà còn duy vật về xã hội.
c. Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
Mác đã đem lại cho triết học quan điểm thực tiễn, làm thay đổi một
cách cơ bản vai trò cơ bản xã hội của triết học: triết học không chỉ có nhiệm
vụ lý giải về thế giới, mà còn có nhiệm vụ cải tạo thế giới.
d. Thống nhất tính khoa học với tính cách mạng
Triết học Mác là thế giới quan của giai cấp vô sản, một giai cấp tiến
bộ nhất, cách mạng nhất, là trung tâm của thời đại mà lợi ích của nó phù hợp
với lợi ích của nhân dân lao động nói chung, phù hợp với xu hướng phát
triển của lịch sử. Sự kết hợp của chủ nghĩa mác với phong trào công nhân đã
làm thay đổi về chất phong trào này, chuyển từ tự phát sang tự giác.
e. Xác định đúng đắn mối quan hệ giữa triết học và khoa học
Sự ra đời của triết học Mác đã làm chấm dứt tham vọng coi triết học
là “khoa học của khoa học”. Triết học Mác là kết quả khái quát những thành
tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, sự phát triển của nó phải gắn
liền với sự phát triển của khoa học. Ngược lại, triết học Mác lại đóng vai trò
là cơ sở lý luận và cơ sở phương pháp luận cho các khoa học phát triển.

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Những điều kiện, tiền đề ra đời triết học Mác?


2. Những giai đoạn cơ bản của sự hình thành triết học Mác?
3. Thực chất và ý nghĩa của bước ngoặt cách mạng trong triết học do
C.Mác và Ph.Ăng-ghen thực hiện?
123

CHƯƠNG XI. GIAI ĐOẠN LÊNIN TRONG SỰ PHÁT TRIỂN


TRIẾT HỌC MÁC

Mục đích: Phân tích những biến đổi về kinh tế - xã hội, khoa học và
tư tưởng ở giai đoạn Lênin, làm rõ những đóng góp của V.I.Lênin trong
việc bảo vệ, phát triển triết học Mác ở giai đoạn cuối thế kỷ thứ XIX, đầu
thế kỷ thứ XX.
Thời lượng: 3 tiết lý thuyết, 2 tiết thảo luận, 1 tiết kiểm tra.

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ GIAI ĐOẠN LÊNIN


1. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội
Vlađimia Ilich Lênin (1870 - 1924) sinh ra ở thành phố Ulianôpxc
thuộc nước Nga:
- Đây là thời kỳ có nhiều biến đổi lớn lao trên thế giới và ở nước Nga.
Chủ nghĩa tư bản đã phát triển đến giai đoạn cao nhất và tột cùng là chủ
nghĩa Đế Quốc.
- Cách mạng tháng mười năm 1917 ở Nga đã mở ra kỷ nguyên mới
cho nhân loại - kỷ nguyên cách mạng XHCN và quá độ lên CNXH.
2. Tiền đề khoa học tự nhiên
Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên đã mở ra nhiều phát minh
mới có tính bước ngoặt: tìm ra tia Rơn ghen, tìm ra hiện tượng phóng xạ, tìm
ra điện tử...
3. Tiền đề lý luận
Sự “khủng hoảng trong vật lý học” đã làm khôi phục lại chủ nghĩa
duy tâm và thuyết bất khả tri chống lại chủ nghĩa Mác...Trước bối cảnh đó
124

Lênin đã phải đứng ra bảo vệ và phát triển triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa
Mác nói chung, đã đưa nó lên một tầm cao mới.

II. QUÁ TRÌNH LÊNIN BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC MÁC
1. Giai đoạn 1893 - 1907
Từ những năm 80 thế kỷ XIX chủ nghĩa Mác đã được truyền vào
nước Nga. Nhóm “Giải phóng lao động” do Plekhanốp lãnh đạo đã dịch
nhiều tác phẩm của Mác và Ăngghen ra tiênga Nga như: Sự khốn cùng của
triết học; Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản; Lutvích Phoiơbắc và sự cáo
chung của triết học cổ điển Đức… Ở thời kỳ này, phái Dân tuý - một trào
lưu tư tưởng dân chủ nông dân tiểu tư sản, chủ trương kết hợp tư tưởng dân
chủ nông dân với chủ nghĩa xã hội không tưởng nông dân hy vọng bỏ qua
chủ nghĩa tư bản, đang thịnh hành ở Nga. Plekhnốp đã viết nhiều tác phẩm
chống phái Dân tuý phản động, tuy nhiên Ông lại xa rời lập trường vô sản
cách mạng, coi giai cấp tư sản tự do là giai cấp cách mạng, từ đó chuyển
sang lập trường của nhóm cơ hội Mensêvích. Trước bối cảnh đó Lênin đã
viết nhiều tác phẩm đấu tranh chống phái Dân tuý, bảo vệ và phát triển chủ
nghĩa Mác.
Trong các tác phẩm “những người bạn dân là thế nào và họ đấu tranh
chống những người dân chủ - xã hội ra sao?” (1894) và “Nội dung kinh tế
của chủ nghĩa dân tuý và sự phê phán trong cuốn sách của ông Xtơruvê về
nội dung đó” (1894) Lênin đã vạch trần bản chất phản động của những kẻ
giả danh “bạn dân” đầu những năm 90 TK XIX, chỉ rõ bản chất duy tâm chủ
quan và phương pháp siêu hình trong lập trường triết học của phái này, qua
đó làm phong phú thêm những nội dung của học thuyết hình thái kinh tế - xã
hội như: Sự tác động của các quy luật khách quan trong lịch sử; vai trò lịch
sử của giai cấp vô sản và liên minh công – nông trong cách mạng XHCN,
125

vai trò của nhân tố chủ quan trong cách mạng, vai trò của quần chúng nhân
dân và cá nhân trong lịch sử... Ông khẳng định sự thống nhất giữa tính khoa
học và tính Đảng của chủ nghĩa Mác, qua đó kêu gọi: “Người ta không thể
có một lý luận cách mạng nào ngoài chủ nghĩa Mác cả…”.
Trong tác phẩm “Làm gì?” (1902) Lênin đã làm rõ tính quy luật của
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trước khi giành chính quyền với các hình
thức đấu tran kinh tế, chính trị, tư tưởng trong đó đấu tranh chính trị có ý
nghĩa quyết định để lật đổ giai cấp thống trị, giành chính quyền về tay giai
cấp vô sản. Ông cũng khẳng định vai trò to lớn của lý luận cách mạng, chỉ ra
rằng chủ nghĩa Mác không hình thành tự phát trong long giai cấp vô sản mà
được truyền bá tự giác trong phong trào đó. Cho nên tuyên truyền lý luận đó
cho quần chúng là một cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt.
Tác phẩm “Hai sách lược của đảng dânh chủ - xã hội trong cách
mạng dân chủ” (1905) của Lênin là một kiểu mẫu về việc giải quyết những
nội dung của cách mạng tư sản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa. Cuộc cách
mạng đó phải do giai cấp vô sản lãnh đạo trong mối liên minh với giai cấp
nông dân, cho nên nó là tiền đề đi đến cách mạng XHCN. Tác phẩm cũng
khẳng định vai trò củaquần chúng nhân dân, của nhân tố chủ quan, của các
đảng chính trị trong đấu tranh cách mạng.
2. Giai đoạn 1907 - 1917
Đây là thời kỳ sau thất bại của cuộc cách mạng dân chủ tư sản Nga
(1905 – 1907), chính phủ Sa hoàng thiết lập một chế độ khủng bố tàn khốc.
Một tinh thần phản động, phản khoa học ngự trị trên toàn bộ đời sống tinh
thần Nga như chủ nghĩa duy tâm, thần bí, tôn giáo, xu hướng “tạo thần” và
“tìm thần” trong giới trí thức Nga, sự du nhập của chủ nghĩa Makhơ…
Trong bối cảnh đó Lênin đã viết nhiều tác phẩm đấu tranh chống các trào
lưu tư tưởng phản động, phản khoa học và bảo vệ, phát triển chủ nghĩa Mác.
126

Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”
của Lênin được xuất bản năm 1909 đã góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa
duy tâm và thuyết bất khả tri của những người theo chủ nghĩa Makhơ ở Nga.
Trong tác phẩm này Lênin đã phân tích cuộc cách mạng trong khoa học tự
nhiên, khái quát những thành tựu mới nhất của nó, qua đó góp phần để phát
triển chủ nghĩa duy vật biện chứng và lý luận nhận thức mác xít. Lênin đã
nêu định nghĩa kinh điển về vật chất, ông đã xây dựng lý thuyết phản ánh
với tính cách là hạt nhân của lý luận nhận thức...
Tác phẩm “Ba nguồn gốc và ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác”
được Lênin viết năm 1913, đã chỉ rõ sự ra đời của chủ nghĩa Mác là sự kế
thừa tinh hoa của Kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng
Pháp và triết học cổ điển Đức. Ông khẳng định tính thống nhất, không thể
tách rời của ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác và coi đó là một thế giới
quan hoàn bị nhất.
Tác phẩm “Bút ký triết học” bao gồm những ghi chép và nhận xét của
Lênin khi ông đọc các tác phẩm của các triết gia, phần lớn được viết vào
những năm 1914 - 1915, góp phần quan trọng vào việc phát triển phép biện
chứng duy vật, quan trọng nhất là lý luận về sự thống nhất giữa các mặt đối
lập. Trong tác phẩm Lênin đã phát triển toàn bộ các nội dung của phép biện
chứng duy vật với các nguyên lý, quy luật và các cặp phạm trù của nó.
Ngoài ra Lênin còn phát triển lý luận nhận thức như con đường biện chứng
của sự nhân thức chân lý, vai trò thực tiễn đối với nhận thức; đề xuất nguyên
tắc thống nhất phép biện chứng, lôgíc học và lý luận nhận thức…
Tác phẩm “Nhà nước và cách mạng” được Lênin viết vào tháng 8,
tháng 9 năm 1917, xuất bản tháng 5 năm 1918. Ông chỉ rõ nguồn gốc nhà
nước là do mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà; bản chất nhà nước là
công cụ thống trị của giai cấp bóc lột; muốn giành chính quyền thì phải bằng
127

con đường bạo lực; khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với
nhà nước vô sản. Lênin cũng chỉ ra hai giai đoạn của chủ nghĩa cộng sản.
3. Giai đoạn sau 1917
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng vô sản ở Nga, trên cơ sở khái
quát những kinh nghiệm của thực tiễn cách mạng Lênin đã góp phần phát
triển chủ nghĩa duy vật lịch sử như: vấn đề gai cấp và đấu tranh giai cấp,
cách mạng bạo lực, chuyên chính vô sản, nhà nước, học thuyết hình thái
kinh tế - xã hội ...
Tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” được Lênin viết năm 1919. Qua việc
phân tích ý nghĩa của những ngày Thứ bẩy cộng sản, Lênin đã chỉ rõ vai trò
của năng xuất lao động đối với sự thắng lợi của xã hội mới; hai nhiệm vụ
của giai cấp vô sản trong thời kỳ mới là đánh đổ giai cấp tư sản và xây dựng
xã hội mới, trong đó nhiệm vụ thứ hai là khó khăn nhưng cơ bản nhất; Ông
đưa ra định nghĩa kinh điển về giai cấp.
Tác phẩm “Bệnh ấu trĩ “tả khuynh” trong phong trào cộng sản”
(1920) tuyên truyền kinh nghiệm cho các Đảng Cộng sản trẻ tuổi trong
phong trào cộng sản, nhằm giúp các đảng này tránh khỏi những sai lầm cơ
hội “tả khuynh”, vô chính phủ, bè phái, giáo điều. Qua đó Ông khẳng định
vai trò quyết định của chính đảng cộng sản trong thời kỳ chuyên chính VS.
Năm 1921 Lênin viết nhiều tác phẩm bàn về chính sách kinh tế mới,
nhằm đề xuất những giải pháp, chính sách phát triển kinh tế trong thời kỳ
quá độ lên CNXH.
Năm 1922 Lênin viết bài báo “Về tác dụng của chủ nghĩa duy vật
chiến đấu”. Lêni đã khẳng định vai trò của khối lien minh giữa triết học và
khoa học tự nhiên trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn
giáo, vạch ra vai trò của công tác tuyên truyền triết học vô thần, coi đó là
nhiệm vụ quan trọng của Đảng Cộng sản trong thời kỳ mới.
128

Như vây, V. I. Lênin là người đã đứng ra để bảo vệ, phát triển triết
học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
góp phần làm hoàn thiện nó, đưa nó lên một tầm cao mới đáp ứng được yêu
cầu về lý luận của phong trào công nhân trong thời kỳ mới.
Ngày nay việc nghiên cứu và bổ sung cho triết học Mác là một yêu
cầu bức xúc vì những biến đổi của thời đại ngày nay đang đặt ra nhiều vấn
đề mới cần được khái quát: sự khủng hoảng của CNXH, sự tương tác giữa
CMXH và CM khoa học - công nghệ, các vấn đề toàn cầu...

NỘI DUNG THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP

1. Những điều kiện, tiền đề của giai đoạn Lênin trong triết học Mác?
2. Sự phát triển của V.I.Lênin đối với triết học Mác?
------------------------------------------------------------------
129

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hữu Vui, Lịch sử triết học. Nxb Chính trị quốc gia, 1998.
2. Bùi Thanh Quất - Vũ Tình, Lịch sử triết học, Nxb Giáo dục, 2000.
3. Vũ Ngọc Pha - Tuệ Nhã, Đại cương lịch sử triết học, Trường đại học
Kinh tế quốc dân, 1990.
4. Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập I, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993.
5. Lịch sử triết học phương Đông (5 tập). Tác giả Nguyễn Đăng Thục,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000
6. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1994-1995), Toàn tập, tập 1, 3, 19, 20, 21,
26. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. V.I.Lênin, Toàn tập - tập1, 13, 18, 23, 19, 33, 39, 40, 41, 42. Nxb
Tiến bộ, Mátxcơva.

You might also like