You are on page 1of 36

MỤC LỤC

Lời cảm ơni


Danh sách các bảng
Danh sách các hình
Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NẤM RƠM
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM RƠM
2.1.1. Đặc điểm hình thái
2.1.2. Chu trình phát triển của nấm
Chương 3: KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM
3.1. THỜI VỤ
3.2. CHUẨN BỊ ĐỊA ĐIỂM
3.3. NGUYÊN LIỆU DÙNG ĐỂ NUÔI TRỒNG NẤM
3.4. XỬ LÝ RƠM RẠ
3.5. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM THEO MÔ KHUÔN
3.5.1. Đóng mô cấy nấm
3.5.2. Chăm sóc mô nấm trồng trong nhà
3.5.3. Chăm sóc mô nấm trồng ngoài trời
3.6. TRỒNG NẤM RƠM BẰNG CÁCH XẾP MÔ RƠM CẤY NẤM
Chương 4: THU HOẠCH, TIÊU THỤ VÀ CHẾ BIẾN NẤM RƠM
4.1. THU HOẠCH NẤM RƠM
4.2. TIÊU THỤ NẤM RƠM
4.3. CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN
4.3.1. Phương pháp sấy nấm
4.3.2. Phương pháp muối nấm
Chương 5: SÂU BỆNH HẠI NẤM RƠM
5.1. NẤM DẠI (NẤM MỰC)
5.2. CÁC LOẠI NẤM MỐC (MỐC XANH, MỐC VÀNG, MỐC ĐEN, MỐC
ĐỎ…)
5.3. CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT GÂY HẠI CHO NẤM RƠM (GỒM CHUỘT VÀ
CÁC CÔN TRÙNG NHƯ GIÁN, MỐI, KIẾN…)
5.4.CÁC LOẠI VI KHUẨN VÀ NẤM MỐC GÂY HẠI CHO NẤM RƠM TRONG
QUÁ TRÌNH MUỐI
Chương 6: LỢI ÍCH TỪ TRỒNG NẤM RƠM
6.1. TRỒNG NẤM RƠM – GIẢI PHÁP KINH TẾ
6.2. TRỒNG NẤM RƠM – GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG
Chương 7: KẾT LUẬN

i2
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1Tỷ lệ các loại acid amine trong nấm rơm
Bảng 2.2 Tỷ lệ từng nguyên tố trong từng giai đoạn phát triển của nấm

i3
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo cây nấm rơm
Hình 2.2 Chu trình phát triển của nấm rơm
Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm rơm (cây nấm)
Hình 3.1 Lớp nguyên liệu cấy giống nấm nhìn từ trên xuống
Hình 3.2 Mặt cắt dựng mô rơm cấy nấm
Hình 3.3 Cách xếp mô rơm rạ theo lối trở đầu
Hình 3.4 Cách xếp mô rơm rạ theo lối hai khúc đầu mô dược xếp ngang lại
Hình 3.5 Cách xếp mô rạ théo lối thông thường
Hình 3.6 Cấy meo giống dọc bì mô rơm rạ

i4
CHƯƠNG 1:

GIỚI THIỆU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Rơm, rạ là phần còn lại của cây lúa sau khi thu hoạch và lấy hạt. Tùy theo điều
kiện từng nông hộ và qui định của từng nước mà người nông dân có các biện pháp
xử lý phụ phẩm này khác nhau nhưng mục tiêu kinh tế vẫn là yếu tố hàng đầu.
Luật của tiểu bang California cấm nông dân đốt rơm rạ trên đồng ruộng của họ,
đặt ra một khó khăn lớn cho nông dân trong việc dọn sạch tàn dư cây trồng sau thu
hoạch. Việc cho phép đốt rơm rạ được ban hành cho từng nông hộ đăng kí riêng
biệt với lệ phí là 32,50USD.
Nông dân trồng lúa ở California sản xuất gần 20% tổng sản lượng lúa ở Mỹ,
người ta đã có ý tưởng biến phụ phẩm của cây lúa thành “vàng”. Nhưng trong thực
tế hiện nay, người trồng lúa phải trả khoảng 25-45 USD cho một mẫu Anh
(acre=0,4ha) để đóng rơm thành kiện và di chuyển nó khỏi đồng ruộng. Người chăn
nuôi gia súc không thích dùng rơm rạ vì nó có hàm lượng silic cao (13%) nên có thể
làm hao mòn răng hàm của trâu, bò, hơn nữa gia súc cũng không thích ăn rơm rạ
bởi vì nó không hấp dẫn bằng thức ăn khác. Rơm rạ cũng mài mòn các trang thiết bị
nông trại. Nếu để lại rơm rạ trên mặt ruộng để tăng dinh dưỡng cho đất thì cần phải
băm nhỏ và bơm nước ngập đồng ruộng.
Nông dân trồng lúa ở Golden State chào đón nồng nhiệt phương án rẻ tiền dọn
rơm rạ do công ty của ông Bowers đề xuất. Công ty này đã tháo gánh nặng cho
nông dân khi chuyển bất lợi thành mối lợi lớn qua việc chế biến rơm rạ thành
ethanol và silicat sodium.
Nhà hòa học Enter Al Wong ở Canada đã có 10 năm kinh nghiệm trong việc
biến phụ phẩm nông nghiệp như rạ lúa mì thành giấy chất lượng cao.
Ở đồng bằng sông Cưu Long trước đây rơm là gánh nặng cho bà con nông dân vì
khi thu hoạch lúa xong, không biết giải quyết “vấn đề rơm” như thế nào. Nhưng
trong những năm gần đây, hễ nơi nào có thu hoạch lúa là ở đó các chủ ghe, xe đến

i5
tận ruộng để thu mua với giá khá cao để làm thực phẩm cho gia súc, tôm hoặc trồng
nấm rơm và sử dụng vào mục đích khác như trải lên mặt ruộng dưa hấu, dưa gang,
bí đao.... Ngoài ra rơm cũng là một loại hàng hóa được xuất khẩu.
Tuy nhiên, việc dùng rơm rạ với khối lượng lớn như làm giấy và sản xuất ethanol
chưa được áp dụng ở nước ta, mà chủ yếu dùng làm thức ăn cho gia súc và trồng
nấm ... Trong đó việc trồng nấm rơm sử dụng nhiều rơm, rạ nhất. Điều đó đã giải
quyết được nổi lo lắng về rơm rạ phế thải, hơn nữa nó còn góp phần đem lại hiệu
quả kinh tế rất cao.

i6
CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NẤM RƠM


Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo cô) có tên khoa học là Volvariella volvacea
(Bull. Ex Fr) thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ Hymenomycetidae, lớp
Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành Nấm thật – Eumycota, giới
Nấm – Mycota hay Fungi. Cũng có tài liệu cho rằng loài nấm rơm thuộc họ
Amanitaceae.
Nấm rơm có nguồn gốc từ các vùng mưa nhiều, có nhiệt độ cao ở khu vực nhiệt
đới và á nhiệt đới. Nhân dân nhiều nước châu Á biết ăn nấm rơm từ cách đây rất lâu
nhưng việc chủ động nuôi trồng nấm rơm chỉ bắt đầu có ở Trung Quốc từ cách đây
trên 200 năm. Việc nuôi trồng nấm rơm về sau phát triển cả ở nhiều nước khác như
Việt Nam, Malaixia, Myanma, Philippin, Thái Lan, Nhật Bản, Singapo, Triều Tiên,
Hàn Quốc…
Sản lượng tươi của nấm rơm được sản xuất trên toàn thế giới là trên 250.000 tấn
(1995), riêng Trung Quốc đã là 150.000 tấn (chiếm 60% sản lượng của thế giới).
Nấm rơm không chỉ là loại thức ăn ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao. Tính
theo trọng lượng tươi, nấm rơm chứa 2,66 – 5,05% protein, trong protein này có đầy
đủ 19 loại acid amin theo tỷ lệ như sau.

i7
Bảng 2.1 Tỷ lệ các loại acid amine trong nấm rơm
STT Acid amin Protein (%)
1 Izôlơxin 4,2
2 Lơxin 5,5
3 Tryptophan 1,8
4 Lyzin 9,8
5 Valin 6,5
6 Metionin 1,6
7 Treonin 4,7
8 Phenylalanin 4,1
9 Arginin 5,3
10 Acid asparaginic 5,3
11 Acid glutamic 17,6
12 Glyxin 4,5
13 Histidin 4,1
14 Protin 5,5
15 Serin 4,3
16 Lyzin 5,7
17 Alanin 6,3
18 Xistin +
19 Xistein +

Trong 19 acid amin này thì 8 loại đầu là các acid amin không thay thế (nghĩa là
có thể người và động vật không thể tự tổng hợp lấy được). Các acid amin không
thay thế chiếm đến 38,2% trong tổng lượng acid amin ở nấm rơm. Tỷ lệ này cao
hơn so với ở thịt lợn, thịt bò, sữa bò, trứng gà...
Lượng chất béo (lipid) trong nấm rơm là vào khoảng 3% (tính theo trọng lượng
khô), loại chất béo bão hòa chiếm 41,2%, còn chất béo chưa bão hòa chiếm 58,8%.
Loại chất béo chưa bão hòa chủ yếu là tiền vitamin D2 (ergocalciferol) và Y-
ergosterol.

i8
Nấm rơm có chứa phong phú các loại vitamin. Lượng vitamin có trong 100
gram nấm tươi như sau: vitamin B1 – 0.35mg; B2 – 1,63 – 2,98 mg; acid nicotinic
(B5) – 64,88 mg; vitamin C – 158,44 – 206,27...
Lượng chất khoáng chiếm 3,8% trong nấm rơm khô, trong đó kali chiếm đến
khoảng 45% . Tỷ lệ từng nguyên tố trong tổng số muối khoáng ở nấm rơm (%) thay
đổi tùy vào từng giai đoạn phát triển của quả thể nấm.

Bảng 2.2 Tỷ lệ từng nguyên tố trong từng giai đoạn phát triển của nấm
Nguyên tố Nụ nấm Hình dạng trứng Hình dạng kéo Nấm nở xòe
khoáng dài
P 14,18 12,7 12,29 8018
Na 3,69 4,66 1,80 1,16
K 45,98 45,76 42,42 42,60
Ca 3,43 4,17 3,37 2,59
Mg 1,96 1,76 1,60 1,70
Cu 0,063 0,0058 0,043 0,036
Zn 0,110 0,118 0,081 0,078
Fe 0,120 0,140 0,110 0,128

Trước đây nấm rơm Volvariella volvacea (Bull. Ex. Fr.) Sing. Đã từng mang
các tên khác như Agaricus volvacea Bull. (1785), Amanita virgata Prs. 180,
Volvaria volvacea Quel. (1886), Volvaria virgata Quel. (1873) Volvariopsis
volvacea Murr. (1917)...
Cho đến nay người ta đã miêu tả 5 loài nấm rơm có thể dùng để ăn, đó là:
1 - Volvariella volvacea (Bull. Ex. Fr.) Sing
2 - Volvariella volvacea (Bull. Ex. Fr.) Sing var. Masseei Sing
3 - Volvariella volvacea (Bull. Ex. Fr.) Sing var. Hemii Sing
4 – Volvariella esculenta (Mass) Sing, còn gọi là Volvariella bresadolae Sacc. And
Trott.
5 – Volvariella diplasia (Berk. Et Curt.) Sing

i9
6 – Volvariella bombycima (Schaeff) Quel.
Loài thứ sáu nói trên thường thấy mọc trên gỗ mục và cho đến nay vẫn chưa chủ
động nuôi cấy được.
2.2. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA NẤM RƠM
Loài nấm rơm có nhiều chủng khác nhau. Có chủng màu xám trắng, chủng màu
xám hoặc xám đen. Kích thước đường kính mũ nấm có thể to nhỏ khác nhau, tùy
thuộc vào chủng nấm.
Các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới như nước ta, nhiệt độ thích hợp cho
nấm rơm phát triển và sinh trưởng.
Nấm rơm có yêu cầu nhiệt độ thích hợp là 30 – 32 0C. Độ ẩm nguyên liệu phù
hợp với sinh trưởng và phát triển của nấm là 65 – 70%. Độ ẩm không khí cần thiết
là 80%. Độ pH thích hợp là 7. Nấm rơm ưa thoáng khí.
2.2.1. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
Cây nấm gồm các bộ phận: bao gốc, cuống nấm, mũ nấm...
Bao gốc dài lúc nấm còn nhỏ và bao lấy mũ nấm. Khi cây nấm trưởng thành
bao nứt ra và chỉ còn trùm lấy phần gốc nấm. Bao nấm là một dạng hệ sợi nấm có
sắc tố melanin, tạo cho bao có màu đen. Độ đậm nhạt của bao nấm tùy thuộc vào
ánh sáng. Ánh sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen. Bao gốc nấm có các chức
năng:
- Đưa mũ nấm lên cao, tạo điều kiện để phát tán bào tử đi xa ra chung quanh.
- Vận chuyển chất dinh dưỡng để cung cấp cho mũ nấm. Vai trò vận chuyển chất
dinh dưỡng của cuống nấm kết thúc khi bào tử nấm chín.

1i 0
Hình 2.1 Cấu tạo cây nấm rơm

Mũ nấm có hình nón. Trong mũ nấm có chứa melanin. Sự phân bổ của mêlanin
trong mũ nấm không đều, cho nên màu sắc của mũ nấm nhạt dần từ trung tâm ra rìa
mép. Mặt dưới mũ nấm có nhiều phiến, xếp theo dạng tia từ tâm ra rìa mũ. Mỗi
phiến chứa vào khoảng 2.500.000 bào tử nấm.
Mũ nấm được tạo thành do một hệ sợi nấm, các sợi nấm đan xen chéo vào nhau
kết lại mà thành. Mũ nấm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng dự trữ. Chức năng của mũ
nấm là đảm bảo sinh sản.
2.2.2. CHU KỲ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM
Một chu kỳ sinh sống của nấm rơm bắt đầu từ đản bào tử (badidiospo).
Đảm bào tử có hình trứng bên ngoài có lớp vỏ dày bao bọc. Đảm bào tử lúc còn
non có màu trắng sau chuyển sang màu nâu. Khi chín có mày hồng thịt do có chứa
thêm chất xêtin. Vì vậy, khi nấm già, ở phía dưới mũ nấm ta thấy các phiến có màu
hồng thịt. Phía đầu của đảm bào tử có một lỗ nhỏ là nơi để ống mầm chui ra phát
triển thành sợi nấm. Bên trong bào tử chứa chất nguyên sinh, nhân bào tử và một số
giọt dầu. Đảm bào tử chỉ chứa có một sô nhiếm sắc của loài (n nhiếm sắc), trong khi
các tế bào sợi nấm có đầy đủ số nhiễm sắc (2n).

1i 1
Đảm bào tử khi nảy mầm tạo ra sợi nấm gồm các tế bào chỉ chứa n nhiễm sắc
thể (đơn bội). Các sợi nấm sơ cấp này kết hợp với nhau tạo thành các sợi nấm thứ
cấp, gồm các tế bào chứa 2n nhiễm sắc thể (nhị bội thể).

1i 2
Hình 2.2 Chu trình phát triển của nấm rơm

1. Đảm bào tử
2. Đảm bào tử nảy mầm
3. Sợi nấm sơ cấp (n)
4. Sợi nấm sơ cấp kết hợp với nhau
5. Sợi nấm thứ cấp (2n)
5a. Hậu bào tử
5b. Hậu bào tử nảy mầm
6. Quả thể dạng hạt đậu
7. Quả thể dạng trứng chim cút
8. Quả thể dạng trứng gà
9. Cây nấm trưởng thành
10. Tạo thành badit (đảm)
11. Giao phối nhân trong badit
12. Phân chia nhân thành 4 nhân chứa 1n nhiễm sắc
13. Badit phát triển và hình thành badidisospo trong các phiến nấm

1i 3
Sợi nấm thứ cấp phát triển và tạo thành các quả thể (badit). Sợi nấm thứ cấp
cũng có thể tạo thành hậu bào tử (clamidospo) có vách tế bào dày.
Clamidospo (hậu bào tử) là bào tử sinh sản vô tính có 2n nhiễm sắc thể (nhị
bội). Hậu bào tử có khả năng chống chịu cao với các điều kiện không thuận lợi
trong môi trường sống. Sức chống chịu này cao hơn nhiều so với các sợi sơ cấp của
nấm thứ cấp chuyển sang già hoặc khi trong môi trường thiếu chất dinh dưỡng. Các
hậu bào tử khi nảy mầm vẫn tạo ra các sợi nấm thứ cấp với các tế bào có 2n nhiễm
sắc.
Quá trình tạo quả thể của nấm rơm đi qua các giai đoạn như hình vẽ dưới đây.

Hình 2.3 Các giai đoạn phát triển của quả thể nấm rơm (cây nấm)

- Giai đoạn 1: Hạt gạo


- Giai đoạn 2: Hình hạt đậu trắng
- Giai đoạn 3: Hình quả trứng chim
- Giai đoạn 4: Hinh quả trứng gà
- Giai đoạn 5: Hình quả chuông kéo dài ra
- Giai đoạn 6: Trưởng thành (nở mũ nấm)
Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của nấm rơm diễn ra rất nhanh chóng. Từ lúc
bắt đầu nhú ra đến khi thu hoạch chỉ diễn ra trong vòng 10-12 ngày. Những ngày
đầu chúng nhỏ như hạt gạo có màu trắng (giai đoạn 1), 2-3 ngày sau chúng lớn lên

1i 4
thành hạt đậu trắng, quả trứng chim (các giai đoạn 2, 3, 4). Lúc trưởng thành chúng
có dạng một chiếc dù và phun bào tử ra để phát tán đi các nơi chung quanh.
Ở nước ta các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào phía nam nông dân trồng nấm hầu như
quanh năm. Ở các tỉnh phía Bắc bắt đầu trồng nấm rơm từ 15/4 đến 15/10. Đó là
khoảng thời gian trồng nấm rơm thuận lợi nhất. Hầu hết các nguyên liệu giàu chất
xenlulo đều có thể dùng để trồng nấm rơm.

1i 5
CHƯƠNG 3:

KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM

3.1. THỜI VỤ

Mùa vụ trồng nấm rơm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và lao động nông nhàn
tại địa phương. Nấm rơm có thể trồng được quanh năm, tuy nhiên theo điều kiện
thời tiết mà chúng ta áp dụng các biện pháp kỹ thuật như sau:

- Vào mùa Đông Xuân, giáp tết Nguyên đán có gió lạnh thì phải chắn gió, giữ
ấm và làm mô nấm lớn hơn.

- Vào mùa mưa cần làm mái che hoặc tủ rơm dầy hơn để giảm độ ẩm, làm nền
mô cao để tránh ngập úng.

- Ở những nơi có nhiều gió, gió mạnh cần làm rào chắn gió, bố trí các mô nấm
thẳng góc với hướng gió.

3.2. CHUẨN BỊ ĐỊA ĐIỂM

Chọn điểm: Thuận lợi cho việc vận chuyển rơm rạ, thu hoạch và chuyên chở
nấm; gần nguồn nước tưới; nền bằng phẳng, cao ráo, không bị úng ngập, thoáng
sạch.

Chuẩn bị địa điểm trước khi chất nấm: Làm phẳng nền, trong mùa mưa nên làm
rãnh thoát nước và đào các liếp rộng 60-80 cm, cao 10 cm có độ dốc đỗ về hai mé
thấp. Rảnh sâu 10 x 20 cm. Đầm nén mặt liếp giúp: thoát nước tốt, không bị úng
ngập khi tưới.

3.3. NGUYÊN LIỆU NUÔI TRỒNG NẤM RƠM

Chủ yếu sử dụng rơm rạ của cây lúa để trồng nấm rơm.Ngoài ra còn có thể sử
dụng các nguyên liệu khác như bông phế liệu,khô dầu hạt bông,thân lá ngô,thân lá
đậu-lạc,vỏ đậu,lõi ngô,mùn cưa...

1i 6
Vì rơm rạ có lượng chứa protein thấp (khoảng 1,8%),do đó khi nuôi trồng có thể
bổ sung thêm một vài nguồn nitơ (như cám,urê,phân trâu bò,khô dầu...)
Có thể tham khảo một số công thức phối trộn nguyên liệu để trồng nấm rơm
theo các tỷ lệ như sau:
1) Rơm rạ - 60kg; đất đèn – 30kg; cám gạo – 5kg ; vôi – 5kg.
2) Bông phế liệu – 90 kg; phân trâu bò khô – 8kg ; vôi – 2kg.
3) Vỏ hạt bông – 60kg; thân ngô – 38kg; supe lân – 1kg; bột thạch cao – 1kg.
4) Rơm rạ - 82kg; phân trâu bò khô – 15kg; vôi – 3kg.
5) Rơm rạ - 90%; cám gạo – 7%; vôi – 3%.
6) Rơm rạ - 50%; phân trâu bò khô – 15%; bột nghiền rơm rạ - 20%; thân lá
đậu,lạc – 10%; bột thạch cao – 1%; cám gạo – 4%;nước vừa đủ.
7) Rơm rạ - 60%; phân gà và chất độn chuồng – 10%; bột nghiền rơm rạ - 20%;
bột khô dầu – 8%; bột thạch cao – 1%.
8) Rơm rạ - 1000kg; ammôn sunphat – 2kg; cám gạo – 200kg; thạch cao –
10kg; urê – 2kg; vôi – 10kg.
9) Rơm rạ - 500kg; vôi – 10kg; vỏ hạt bông – 500kg; thạch cao – 10kg.
10) Vỏ hạt bông – 92%; cám gạo – 5%; vôi – 3%.
11) Bông phế liệu – 94%; cám gạo – 3%; vôi – 3%.
12) Bông phế liệu –3000kg; CaCO3 (bột nhẹ ) – 120kg; cám gạo –120kg; bùn
ướt – 300kg.
13) Bã mía – 87%; cám gạo – 10%; vôi – 3%.
14) Bã mía – 70%; bột khô dầu – 6%; cám gạo – 5%; bột rơm rạ - 15%; ammôn
sunphat – 15%; thạch cao – 1,5%;vôi – 1%.
15) Lõi ngô nghiền – 98%; urê – 1%; supe lân – 1%.
16) Bã mía – 1000kg; cám gạo – 20kg; vôi – 3kg.
17) Rơm rạ - 500kg; cám gạo – 10kg; tro rơm rạ - 10-25%; thạch cao – 2,5kg;
urê – 1kg.
18) Rơm rạ - 500kg; phân trâu, bò khô – 25kg.
19) Rơm rạ - 400kg; khô dầu hạt bông – 90kg; urê - 5 kg; vôi – 5kg.

1i 7
20) Rơm rạ khô – 53%; bột rơm rạ khô – 30%; bột phân trâu,bò khô – 15%; bột
thạch cao – 1%; vôi – 1%; pH = 7.2.
21) Rơm rạ khô – 60%; bột rơm rạ khô – 30%; cám gạo – 7%; thạch cao – 1.5%;
vôi – 1%; urê - 0.5%; pH = 7.0 – 7.4
22) Rơm rạ - 32%; xỉ lò – 40%; nước tiểu – 26%; thạch cao – 0.6%; vôi – 0.6%;
supe lân – 0.2%; phân gia cầm – 0.6%.
23) Rơm rạ khô – 30%; bột cỏ - 47%; khô dầu – 10%; cám gạo – 10%; bột thạch
cao – 1%; vôi – 2%; pH = 7.2.
24) Bã mía – 450%; cám gạo – 35kg; supe lân – 5kg; vôi – 2.5kg; thạch cao –
5kg.
25) Bã mía – 400kg; bột rơm rạ - 50kg; cám gạo – 40kg; thạch cao – 5kg; vôi –
5kg.
26) Rơm rạ - 500kg; cám gạo – 25kg; ammôn sunphat – 1.0-2.5kg; vôi – 7.5kg.
27) Bông phế liệu – 500kg; rơm rạ - 250kg; vôi – 7.5kg.
28) Bông phế liệu – 250kg; rơm rạ - 250kg; vôi – 7.5kg.
29) Rơm rạ - 500kg; cám gạo – 30kg; bột phân trâu bò – 40kg; thạch cao – 5kg;
vôi – 25kg; tro rơm rạ - 10kg.
30) Rơm rạ - 100kg; tấm gạo – 80kg; đậu xanh – 40kg; cám gạo – 100kg.

Cần lưu ý là trong khi lượng chứa chất dinh dưỡng của nấm rơm là rất phong
phú thí giá trị dinh dưỡng của rơm rạ (nguyên liệu chính để nuôi trồng nấm rơm) lại
rất nghèo nàn. Tính theo trọng lượng khô thì trong nấm rơm có chứa tới 30.1%
protein; 6.4% lipid (chất béo); 50.9% hydratcarbon (đường bột); 11.9% chất xơ
(cellulose). Trong khi rơm rạ khô (độ ẩm 13% ) lại chứa chỉ có 4.1% protein;
1.3%lipit; 36.9% hydratcarbon tan trong nước nhưng lại có tới 28.9% chất xơ.
Việc chuyển hoá các loại nguyên liệu nghèo dinh dưỡng, giá rẻ lại rất sẵn ở
nông thôn nước ta thành loại thực phẩm ngon lành, có giá trị dinh dưỡng cao, có cả
tác dụng chữa bệnh, dùng trong nước không hết, còn có thể xuất khẩu với số lượng
lớn. Đó chính lá ý nghĩa to lớn của việc phát động nông dân tận dụng thời gian nông

1i 8
nhàn để mở nhanh chóng việc làm trong nông dân từ nguồn nguyên liệu là rơm rạ
và các phụ phẩm nông nghiệp khác.
Việc bổ sung vào rơm rạ một ít phân khoáng (supe lân, urê, ammôn sunphat...),
phân hữu cơ ( phân gia súc, gia cầm), khô dầu ( đậu, lạc, dừa, hạt bông), cám gạo...
chính là tạo điều kiện để đảm bảo sự cân bằng vật chất giữa nguyên liệu sản xuất và
sản phẩm thu được. Khi bổ sung vào rơm rạ các chất hữu cơ khác, sợi nấm sẽ mọc
nhanh hơn, sản lượng nấm sẽ cao hơn,nhưng phải hết sức chú ý vì cũng dễ nhiễm
các loại tạp khuẩn, tạp nấm hơn.
3.4. XỬ LÝ RƠM RẠ
Chọn loại rơm rạ đã phơi khô và chưa bị mốc, chưa bị nhũn nát. Không phơi
rơm rạ ở ven đường quốc lộ vì rất dễ bị nhiễm bẩn bửi cát bụi.
Tạo bể ngâm rơm rạ và cho vào bể nước sạch để hòa với vôi ướt. Cứ 1 tấn rơm rạ
thì dùng 20 kg vôi ướt. Ngâm rơm rạ ngập trong nước vôi khoảng 3-5 phút, nguyên
liệu chuyển sang màu vàng nhạt thì vớt ra để trên giá gỗ hay giá tre cho róc nước
trong khoảng 3-5 phút.
Có thể tham khảo một số cách xử lý rơm rạ như sau:
1) Rơm rạ - 500 kg; supe lân – 5 kg; cám gạo – 10 kg; vôi – 1,5 kg; ngâm ngập
nước trong 24 giờ rồi vớt ra đợi ráo.
2) Rơm rạ - 1000 kg; vôi – 30 kg; nước đủ ngập; ngâm 20-30 phút, vớt ra đợi
ráo.
3) Nước chứa 1% vôi ướt. Ngâm rơm rạ, vừa ngâm vừa dậm sơ cho rơm rạ đủ
thấm nước (đổi màu), vớt ra đợi ráo.
4) Nước chứa vôi (5% so với rơm rạ), ngâm rơm rạ 18-20 giờ. Vớt ra để ráo,
sau đó trộn thêm 2-3% (so với rơm rạ) vôi bột hoặc bột nhẹ; 0,5% urê; 1% amôn
sunphát; 1-2% supe lân. Ủ đống cho lên men 7-10 ngày, trong thời gian này có đảo
2-3 lần.
5) Hòa 10kg vôi vào 4000 lít nước, ngâm 1 tán rơm rạ khô trong 30 phút. Sau
đó vớt ra để cho ráo nước.
6) Rơm rạ khô trải lên trên sân gạch hay xi măng thành lớp dày 10cm. Rắc một
lớp vôi bột lên trên. Tiếp tục rải rơm rạ khác lên trên (10cm), rồi lại rắc vôi bột...

1i 9
Lượng vôi bột sử dụng là 20kg/1 tấn rơm rạ khô. Dùng bình có vòi sen (ô-doa) tưới
đãm nước lên cả khối rơm rạ; đảo đều cho vôi và nước thấm đủ vào rơm; tiếp tục
tưới và đỏa trong vòng 60 phút. Sau đó đem rơm rạ xếp thành đống cao khoảng
1,5m và ủ trong 4 ngày; phủ màng PE hay phủ ni-lông bên ngoài. Sau 3 ngày dỡ ra,
đảo đều lên rồi lại xếp chặt thành dống và ủ tiếp trong ba ngày nữa. Đống ủ sẽ lên
men, nhiệt độ tăng cao, rơm mềm ra nhờ có sự phân hủy chất xơ (cellulose) của một
số vi sinh vật ưa nhiệt (chủ yếu là xạ khuẩn). Cũng có thể cấy thêm chế phẩm xạ
khuẩn ưa nhiệt để nâng cao hiệu quả của quá trình xử lý rơm rạ.
7) Bó rơm rạ thành từng bó cho vào bể ngâm nước 6-8 giờ, vớt ra sân gạch,
dùng chân di ủng dẫm lên cho nước chảy đi còn rơm rạ mềm ra.
Cũng có thể dùng tay để vắt từng bó rơm rạ, sao cho lượng nước có trong rơm rạ
còn vào khoảng 70-80%.
3.5. KỸ THUẬT TRỒNG NẤM RƠM THEO MÔ KHUÔN
3.5.1. Đóng mô cấy nấm
Đặt khuôn mô nấm tùy theo diện tích đất có ở cơ sở sao cho thuận tiện khi đi lại
chăm sóc nấm và tiết kiệm được diện tích. Rải một lớp rơm rạ đã được chuẩn bị vào
khuôn, dày 10 -12 cm. Cấy một lớp giống nấm theo mép mô rơm, thành một hình
chữ nhật cách mép khuôn 4-5 cm. Sau đó rắc một lớp rơm rạ nguyên liệu lên. Lại
cấy tiếp một lớp giống nấm. tiếp tục làm như vậy đủ 3 lớp nguyên liệu rơm rạ được
cấy giống nấm. Lớp giống nấm trên cùng (lớp thứ 4) được rắc đều trên toàn bộ bề
mặt lớp nguyên liệu (xem hinh 3.1).

Hình 3.1 Lớp nguyên liệu cấy giống nấm nhìn từ trên xuống
1. Thành khuôn nấm. 2. Lớp nguyên liệu rơm rạ. 3. Vòng giống nấm

2i 0
Hình 3.2 Mặt cắt dựng mô rơm cấy nấm

Lượng giống nấm dùng để cấy cho một mô rơm rạ là khoảng 200 – 250g. Sau
khi cấy giống nấm lên lớp nguyên liệu cần dùng tay ấn chặt. Sau khi cấy xong
gonngs nấm cần phủ lên trên mô nấm một lớp nilon để giữ độ ẩm và nhiệt độ trong
mô nấm ở vào khoảng 380C. Nếu nhiệt độ trong mô nấm quá nóng, trên 400C thì mở
lớp nilon để làm giảm nhiệt độ. Sau đó nhắc khuôn gỗ mô nấm lên và di chuyển
sang bên cạnh, cách mô đã trồng nấm 30 – 40 cm và tiếp tục tạo cac mô nấm khác.
Trung bình 1 tấn nấm rơm rạ khô tạo được 75 – 80 mô nấm. Với số lượng này,
mô nấm bảo đảm được độ bền phù hợp.
3.5.2. Chăm sóc mô nấm trồng trong nhà
Sau khi cấy giống nấm 3 – 4 ngày đầu không cần tưới nước. Những ngày tiếp
sau đó nếu thấy bề mặt mô nấm có những phần rơm rạ bị khô thì phun nhẹ nước vào
chung quanh mô để tăng thêm đô ẩm cho mô nấm. Cần chú ý là tưới nhẹ nhàng
bằng những tia nước nhỏ, nếu tưới quá mạnh bằng những hạt nước lớn có thể làm
tổn thương các sợi nấm đang phát triển trong mô, nhất là các sợi nấm đã lan qua ra
phía ngoài thành mô do đó làm ảnh hưởng đến năng suất nấm.
Đến ngày thứ 7 – 8, bắt đầu xuất hiện các cây nấm con. Sau khi xuất hiện các
cây nấm phát triển rất nhanh. Chỉ sau 3-4 ngày cây nấm đã có độ lớn bằng quá
trứng chim rồi lớn bằng quả trứng gà. Để thêm một thời gian ngắn, quãng vài tiếng

2i 1
đồng hồ các cây nấm bắt đầu xòe nở tán ra. Đến lúc này cần bỏ lớp nilon che phủ
trên mô và giữ nhiệt độ mô nấm ở 32-340C.
Khi trên mô nấm, cây nấm xuất hiện với mật độ dày, kích thước lớn cần tiến
hành tưới 2-3 lần trong một ngày. Lượng nước tưới ở mỗi lần cần rất ít, khoảng 0,1
lít nước cho một trong một ngày. Nếu tưới quá nhiều, nấm dễ bị thối chân và chết
ngay từ khi còn nhỏ.
3.5.3. Chăm sóc mô nấm khi trồng ngoài trời
Các mô nấm được đóng ở ngoài trời thường có nguy cơ bị các đợt mưa lớn,
nắng nóng làm hư hỏng. Vì vậy, để làm giảm nhẹ các tác động của mưa nắng cần
che phủ thêm một lớp rơm rạ khô trên bề mặt mô nấm, không để ánh nắng và các
giọt mưa trực tiếp lên bề mặt mô nấm.
Lớp rơm rạ này cần lấy loại rơm rạ còn tốt, xếp trật tự theo một chiều, phủ trên
bề mặt mô theo kiểu lợp mái nhà; lớp rơm rạ phủ dày 4-5 cm. Thường xuyên kiểm
tra mô nấm, nếu thấy nguyên liệu ơ mô nấm bị khô, có thể tưới nước trực tiếp lên
lớp rơm rạ phủ ngoài. Có thể tưới nhiều lần trong một ngày để đảm bảo cho lớp
nguyên liệu phái ngoài mô nấm không bị quá khô.
Cố gắn giữ cho nhiệt độ trong những ngày đầu ở mô nấm vào khoảng 38-400C là
tốt nhất. Việc tưới nước giữu ẩm ở các mô nấm tương tự như đối với các mô nấm
trồng trong nhà.
Sau mỗi lần thu hoạch nấm cần nhặt sạch tất cả các gốc nấm và các cây nấm con
trên mặt mô nấm. Sau đó dùng nilon phủ lại lên mô nấm cho đến khi các cây nấm
xuất hiện thì gỡ bỏ đi.
70-80% năng suất nấm thường được thu hái trong đợt dầu. Ở đợt thứ hai thu
hoạch thêm 15-25% năng suất nấm còn lại.
3.6. TRỒNG NẤM RƠM BẰNG CÁCH XẾP MÔ RƠM CẤY NẤM
- Khởi đầu, tưới nước trên bề mặt líp cho thật ướt để giữ độ ẩm cần thiết đến cho
nền mô, đồng thời nhờ đó mà sau khi xếp mô xong, nước từ mô không bị rút thấm
vào lòng đất khiến mô chóng bị khô.

2i 2
- Xếp những bó rơm hay rạ đã ủ ẩm nằm theo chiều ngang của mô. Nên sắp theo
lối trở đầu để tạo một bề mặt bằng phẳng: bó này chĩa ngọn sang mép mô bên khác.
Cứ thế mà sắp dài cho hết chiều dài của mô.
- Xếp xong lớp đầu có chiều cao khoảng 15cm, ta bước len dung bàn chân trần
đạp rơm cho dẽ chặt xuống. Công việc này có thể làm bằng tay, nhưng như vậy tốn
quá nhiều công sức và lâu. Có người dung tấm ván dài bắc lên lớp rơm vừa sắp, rồi
bước lên giậm đều từ đầu này sang đầu nọ. Sau đó rê tấm ván sang nơi chưa giậm
để bước lên giậm tiếp, cho đến khi khắp mặt mô gnuyên liệu dẽ chặt xuống hết mới
thôi.
- Bước kế tiếp rưới nước lên tưới cho rơm ướt đẫm rồi rải meo nấm (tức cấy
meo nấm). Meo nấm có thể rải dài dọc theo bì mô, cách mép ngoài mô một khoảng
cách từ giữa điểm cấy chừng 20cm là vừa.
- Sauk hi cấy meo xong, ta lại sắp lớp rơm thứ ba chồng lên khắp bề mặt lớp
rơm thứ nhất, cũng theo cách trở đầu rơm với nhau. Sapứ rơm lại làm công việc
tưới ướt, giẫm đạp cho rơm vữa sắp dẽ chặt xuống rồi cấy meo như cách làm ở lớp
trước.
- Hai lớp rơm đầu sắp xong, từ lớp rơm thứ ba trở đi các bó rơm nên tề ngọn
cho ngằn bớt dần, để mô nấm có dạng dưới chân bè ra còn trên ngọn mô thì nhỏ lại,
như vậy mô sẽ không bị lài và ngã đổ. Thí dụ: chiều dài bó rơm để lên lớp dưới là
50cm. Còn lớp thứ ba chỉ dài khoảng 45cm và lớp thứ tư ngắn khoảng 40cm là vừa.
- Lớp rơm rạ trên cùng dược cấy meo giống như những lớp dưới, sau khi làm
cho dẽ chặt xuống. Trên cùng ta phủ trên một lớp rơm mỏng độ mọtt vài cm để giữ
nhiệt cho mô. Đây có thể là lớp rơm rạ vụn, không dung được cho việc xếp mô.

2i 3
Hình 3.3 Cách xếp mô rơm rạ theo lối trở đầu
Việc xếp mô nấm rơm cao hay thấp không nên tùy vào ý thích của người trồng,
vì chất cao quá chưa hẳn là điều lợi, mà chất thấp lắm (chỉ vài lớp) lại không đủ sức
để giữ được độ ẩm cũng như nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của meo nấm sau
này. Gặp mùa lạnh (các tỉnh miền Bắc hay Bắc Trung Bộ) thì mô nấm nên xếp cao
khoảng 50-60cm, hoặc 70-80cm; còn trong những tháng nắng ẩm thì mô nấm cao
độ 40-50cm là vừa. Các tỉnh phía Nam vốn có thời tiết tương đối ôn hòa, ngay mùa
đông cũng không lạnh lắm, nên mô nấm rơm chỉ cần xếp cao ba lớp rơm là đủ.
Điều cốt yếu là thế mô vững chắc, không thể nghiêng ngã, hay chuồi phía ngọn
mà đổ xuống, nhất là phía hai đầu mô. Chất rơm như vậy mới gọi là khéo. Để tránh
hai đầu mô bị đổ xuống, nhiều người cẩn thận đóng vài đoạn cọc tre để giữ thế đứng
vững cho mô; còn cách khác là khi xếp mô, hai khúc đầu mô, rơm rạ được xếp
ngang theo hình vẽ dưới đây:

Hình 3.4 Cách xếp mô rơm rạ theo lối hai khúc đầu mô dược xếp ngang lại

Xếp rơm rạ theo cách vừa trình bày thì mô nấm rơm khó bị ngã ở hai đầu mô, tất
nhiên là phải theo cách thức dưới rộng, càng lên trên càng hẹp dần lại.
Tuy vậy, cách xếp rơm rạ thông thường vẫn dược nhiều hộ nông dân áp dụng
như sau:

2i 4
Hình 3.5 Cách xếp mô rạ théo lối thông thường

Muốn cho mô nấm vừa dễ sắp, vừa tạo thế vững chãi và nhìn đẹp mắt, lúc bó
rơm rạ ta nên bó đều tay, đừng tạo ra có bó quá to, có bó lại quá nhỏ. Trung bình
đường kính của mỗi bó độ 15-20cm là vừa.
Còn việc làm sườn mô nấm có độ ngiêng chứ không thẳng đứn, nghĩa là dưới
gốc mô thì bè rộng ra và phía ngọn trên thì tóp bớt lại thì ai cũng biết có hai điều
lợi: trước hết tạo cho mô có thế đứng vững không ngã đổ và điều lợi kế tiếp là mỗi
khi tưới, nước sẽ thấm đều mô nấm, giúp nấm phát triển, tăng trưởng nhanh.
Sau khi xếp mô xong, ta nên tưới nhẹ khắp mô nấm, nhất là phía mặt.
Đây là cách trồng nấm rơm dân gian có từ lâu đời tại các nước, được ông bà ta
ứng dụng từ Nam chí Bắc.

2i 5
Hình 3.6 Cấy meo giống dọc bì mô rơm rạ

2i 6
CHƯƠNG 4:

THU HOẠCH, TIÊU THỤ VÀ CHẾ BIẾN NẤM RƠM

4.1. THU HOẠCH NẤM RƠM


Sau khi ủ rơm 10- 14 ngày có thể thu hoạch: thời gian thu hái nấm, tuỳ loại meo
và cách ủ. Nấm ra rộ vào ngày thứ 12- 15. Sau đó 7- 8 ngày ra tiếp đợt 2 và thu hái
trong 3- 4 ngày thì kết thúc vụ trồng nấm (25- 30 ngày).
Thời điểm hái nấm: Thu hái mỗi ngày 2 lần. Lần thứ nhất vào sáng sớm trước 6
giờ. Thu lần thứ 2 vao khoảng 14-15 giờ chiều.
Chọn nấm đủ tiêu chuẩn để hái nấm rơm phát triển liên tục và nhiều cây dính
vao nhau. Cần phải chon lựa để hái những cây còn búp, hơi nhọn đầu. Cách hái,
xoay nhẹ cây nấm, tách ra khỏi mô. Không nên để sót chân nấm trên mô, vì phần
chân nấm khi thối rữa, sẽ làm hư các nụ nấm kế bên. Sau khi hái xong, đậy kỹ áo
mô lại.
Thời gian thu hoạch nấm thường 7- 10 ngày. Năng suất trung bình 1,5kg nấm
tươi trên 1m liêp nấm.
Nấm sau khi thu hái cần tiêu thụ ngay trong 2-3 giờ. Nếu muốn để ngày hôm
sau cần bảo quản ở nhiệt độ từ 10-15oC.
Hái nấm cần tiến hành khi cây nấm có độ lớn bằng quả trứng gà, trước khi nấm
nở xoè ra là tốt nhất vì lúc này nấm có chất lượng tốt và năng suất cao nhất. Gặp
trường hợp nấm mọc tập trung thành cụm, có thể lựa để hái những cây nấm lớn
trước. Nếu việc tách để hái những cây nấm to gặp kho khăn thì hái luôn cả cụm, các
cây to nhỏ đều hái hết. Những ngày nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, nấm phát
triển rất nhanh. Vì vậy người trồng nấm thường xuyên theo dõi sự phát triển của
nấm, khi thấy mũ nấm hơi nhọn lên là tiến hành thu hái.

2i 7
Một tấn rơm rạ có thể thu hoạch 80- 200 kg nấm tươi, tính ra vào khoảng 8-
20% trọng lượng nguyên liệu khô. Năng suất nấm cao hay thấp tuỳ thuộc vào chất
lượng giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng, chất lượng nguyên liệu và điều kiện khí hậu.
4.3. TIÊU THỤ NẤM RƠM
Cần được thực hiện nhanh chóng ngay sau khi thu hái. Nấm sau khi hái vẫn tiếp
tục phát triển. Nếu để nguyên như vậy, sau vài tiếng đồng hồ, cây nấm có thể từ giai
đoạn hình trứng gà có thể xoè ô. Vì vậy nấm cần được tiêu thụ 3- 4 giờ sau khi hái.
Dụng cụ đựng nấm cần thoán với chiều cao không nên quá 25cm. Nám không
nên chồng lớp quá dày.Những gia đình nông dân trồng nấm ở xa nơi tiêu thụ tươi
thì cần dậy sớm 5- 6 giờ sáng, để thu hái nấm và vận chuyển đến nơi thu mua.
Muốn để nấm qua ngày thì bảo quản ở nhiệt độ 10- 15 0C. Cần tính toán làm sao để
từ lúc thu hái nấm đến lúc chuyển cho người sử dụng trong vòng 2- 3 giờ là tốt nhất.
Nấm rơm có thể bán cho người tiêu dùng dưới dạng nấm tươi để ăn. Nấm tươi là
loại thực phẩm rất ngon và bổ. Nấm có hàm lượng đạm cao, giàu cả acid amin, chất
khoáng và vitamin. Nấm có thể chế biến thành nhiều món thức ăn ngon: nấm xào,
canh nấm, cháo nấm, xúp nấm…Trước khi nấu món ăn nên chần qua nước sôi
khoảng 1- 2 phút. Nấm phải được nấu thật chín. Nấm nấu có vị ngọt nên không cần
phải bỏ thêm mì chính. Thing thường một người lớn ăn 200 g nấm tươi trong một
bữa ăn là đủ.
4.3. CHẾ BIẾN VÀ BẢO QUẢN
4.3.1. Phương pháp sấy nấm
Ta rửa sạch nấm, để róc nước dùng dao cắt từng lát (như thái sắn) tuỳ theo quả
thể to hay nhỏ nhưng độ dày phải đạt từ 0,5 cm trở lên. Nếu gặp trời nắng nóng ta
đem chúng ra phơi từ 3- 4 nắng là được. Nếu gặp thời tiế âm ướt nhiều ta cho vào
sấy. Sấy ở nhiệt độ từ từ sao cho nhiệt độ ổn định đạt từ 40-450C đến khi nấm khô
ròn độ ẩm chỉ còn lại từ 12-13% là được. Cứ 10kg nấm tươi khi sấy ta thu lại được
1- 1,2 kg nấm khô.
4.3.2. Phương pháp muối nấm
Trước khi muối nấm ta phải vệ inh sạch sẽ, nhặt toàn bộ tạp chấtcòn dính vào
quả nấm, nhặt những quả đã rách bao, nở ô để riêng, chỉ chọn những quả tròn đều.

2i 8
Rửa sạch, để ráo nước, đun nước sôi thả nấm vào trần từ 5- 7 phút, vớt ra ngâm
nước lạnh, sau đó đổ nấm ra rổ để ráo nước. Dùng chum vại, can nhựa…cứ một lớp
nấm ta cho một lớp muối (tỷ lệ 1kg nấm cho 0,3kg muối khô hạt nhỏ + 0,2 lít nước
muối bảo hoà). Khi hết số nấm ta dùng một lớp muối khô rắc phủ kín trên mặt, để
nấm được chín trong muối.
Vì điều kiện hàng cũng như khâu tiêu thụ, nếu muối nấm dể lâu từ 1-2 tháng ta
phải cho thêm acid acetic hay còn gọi là dấm ăn (cứ 1tấn cho từ 3-4 lít dấm ăn).
Nấm đảm bảo chất lượng không bị vàng mốc, có mùi thơm đễ chịu.

2i 9
CHƯƠNG 5:

SÂU BỆNH HẠI NẤM RƠM

5.1. NẤM DẠI (NẤM MỰC)


Nấm này thường mọc trên các mô nguyên liệu xen với nấm rơm. Nấm dại cạnh
tranh chất dinh dưỡng với nấm rơm làm cho nấm rơm phát triển kém. Năng suất
giảm.
Nấm dại thường phát triển trong điều kiện nguyên liệu có độ ẩm quá cao.
Để ngăn ngừa sự phát triển của nấm dại cần đảm bảo độ ame của nguyên liệu
phù hợp với phat triển của nấm rơm, không để nguyên liệu quá ẩm cũng như tưới
nước quá mức khi chăm sóc nấm rơm.
5.2. CÁC LOẠI NẤM MỐC (MỐC XANH, MỐC VÀNG, MỐC ĐEN, MỐC
ĐỎ…)
Các loài nấm này thường phát sinh và gây hại trên cuống nấm, trên mũ nấm.
Đây là loại bệnh nguy hiểm đối với nấm rơm.
Điều kiện thuận lợi cho các loại nấm mốc phát triển là nguyên liệu rơm rạ mang
sẵn nguồn nấm từ trước khi cấy giống nấm rơm. Cũng có thể do nhà xưởng không
được vệ sinh sạch sẽ. Khu vực nuôi trồng nấm rơm ẩm thấp. Cũng có thể là do nhà
xưởng đã dược dùng để nuôi trồng nấm rơm qua nhiều năm làm cho nguồn nấm
bệnh tích luỹ lại.
Để phòng trừ các loại nấm mốc cần phát triển sớm và loại bỏ ngay những mô
nguyên liệu dã bị nhiễm bệnh. Các mô này cần được đưa ra khỏi khu vực nuôi trồng
nấm rơm, đem chôn sâu xuống đất hoặc đem đốt để ngăn ngừa sự lây lan của nguồn
bệnh.
Dùng các loại thuốc trừ bệnh phun trực tiếp lên mô nấm thường không cho kết
quả tốt, cho nên cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng bệnh.
5.3. CÁC LOẠI ĐỘNG VẬT GÂY HẠI CHO NẤM RƠM (GỒM CHUỘT VÀ
CÁC CÔN TRÙNG NHƯ GIÁN, MỐI, KIẾN…)

3i 0
Các loài động vật này gặm ăn sợi nấm, cây nấm, đào hang, làm xáo trộn nguyên
liệu ở mô nấm, ăn các giống nấm khi mới cấy…
Để phòng trừ và ngăn ngừa tác hại của các loài động vật có hại người ta tiến
hành đặt bẫy bã diệt chuột, bắt sâu, phun các loại thuốc trừ gián, mối, kiến…
5.4.CÁC LOẠI VI KHUẨN VÀ NẤM MỐC GÂY HẠI CHO NẤM RƠM
TRONG QUÁ TRÌNH MUỐI
Một số vi khuẩn và nấm làm cho nấm rơm muối có mùi chua, thối, màu sắc bị
biến đổi, trở thànhmàu vàng, đen,… Các loại nấm và vi khuẩn này phát triển nhiều
trong điều kiện nước muối nhạt, hoặc nước hoà muối được lấy từ các nguồn nước
bẩn. Cũng có thể do nấm rơm được chần chưa đủ chín.
Để hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh này cần chần
nấm rơm cho đủ chín, nước được lấy từ các nguồn nước sạch và muối đúng tỷ lệ.

3i 1
CHƯƠNG 6:

LỢI ÍCH TỪ TRỒNG NẤM RƠM

6.1. TRỒNG NẤM RƠM – GIẢI PHÁP KINH TẾ


Nấm rơm là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, loại dược liệu quí và
đem lại nguồn thu nhập cao. Vì thế việc trồng nấm rơm đã được người dân ứng
dụng một cách phổ biến và được nhân rộng với qui mô ngày càng rộng khắp.
Nấm rơm rất giàu chất khoáng, chứa nhiều protein và các axit amin, trong đó có
nhiều loại axit amin không thay thế được, nấm còn chứa nhiều loại vitamin và các
chất kháng sinh. Do vậy nấm được coi là một loại “rau sạch” , “thịt sạch” được sử
dụng ngày càng rộng rãi trong các bữa ăn của người dân các nước, châu Âu và Châu
Á. Thị trường xuất khẩu nấm của nuớc ta khá rộng như EU, Mỹ, Nhật, Hồng Kông,
Đài Loan…Trong đó Mỹ là thị trường tiêu thụ của nước ta nhiều nhất và ngày càng
tăng cao. Hàng năm sản lượng nấm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ở nước ta đạt từ
30.000 – 50.000 tấn nấm tươi, nấm khô với giá trị tương đương từ 50–150 triệu
USD.
Nấm được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đồng bằng
sông Cửu Long nói chung ở Bạc Liêu nói riêng với đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhiệt độ trung bình trong năm là 27, 30C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm là 7
đến 80C nên đây là điều kiện ngoại cảnh lý tưởng để trồng nấm rơm. Nấm rơm dễ
trồng, không yêu cầu kỹ thuật phức tạp nên mô hình trồng nấm có thể áp dụng cho
cả người Kinh lẫn người Khmer thông qua các chương trình tập huấn và hướng dẫn
kỹ thuật.
Nghề trồng nấm được áp dụng, tạo việc làm thường xuyên cho lao động địa
phương nên đã giảm được tình trạng ly hương của người dân nhất là lớp trẻ, thay vì
phải đi làm thuê, làm mướn. Việc trồng nấm rơm kéo theo các dịch vụ khác như:
thu mua, thu hoạch, phân loại, sơ chế…giải quyết được rất nhiều lao động nông
nhàn. Nấm rơm có thể được trồng quanh năm, ở nhiều nơi khác nhau, từ nơi có

3i 2
nhiều ánh sáng mặt trời, đến nơi không chịu ảnh hưởng trực tiếp của ánh sáng mặt
trời.
Trồng nấm rơm có chi phí đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh chính vì thế mà đã có
nhiều hộ nông dân nghèo hay hoàn cảnh khó khăn không thể đầu tư vốn để sản xuất
những giống cây trồng vật nuôi đắt tiền, chậm thu hồi vốn, có rủi ro trong sản xuất.
Trong khi đó, vốn đầu tư cho sản xuất nấm rơm không cao, vòng quay vốn nhanh,
sau 1 tháng là có thể thu hoạch.
Trồng nấm vừa ổn định, thu nhập khá, chi phí giảm nên đã có nhiều người gắn
bó với mô hình này. Ta thử tính giá trị của nó trong bài toán nhỏ sau:
Hiệu quả kinh tế (tính cho 500 kg rơm):
Rơm: 500kg x 200đ/kg = 100.000 đ
Giống: 5kg x 10.000đ/kg = 50.000 đ
Khấu hao nhà cửa, dụng cụ: = 20.000 đ
Công lao động: 10c x 20.000đ/c = 200.000đ
Tổng chi phí: = 370.000đ
Tổng thu: 50kg nấm tươi x 15.000đ = 750.000 đ
Lãi: = 380.000 đ
Trồng nấm rơm mang lại nhiều lợi ích kinh tế, vì thế mà nó áp dụng một cách
rộng khắp trong cả nước và nhiều hộ gia đình đã thoát khỏi cảnh nghèo. (Agroviet-
19/10/2009) Sau mỗi vụ lúa, nông dân các huyện Thạnh Trị, Ngã Năm, Mỹ Tú (Sóc
Trăng) lại bận rộn với nghề trồng nấm rơm mà theo nhiều nhà nông ở đây cho là
nghề dễ làm, dễ kiếm tiền, tuy làm phụ nhưng lại là nguồn thu chính. Nhiều hộ
nghèo, nhất là những hộ Khmer không đất, ít đất sản xuất ở Sóc Trăng đã gắn bó
với nghề này từ nhiều năm, nay đã thoát nghèo, khá giả cũng nhờ nghề trồng nấm
rơm này. Riêng tại huyện Thạnh Trị, theo thống kê chưa đầy đủ của ngành nông
nghiệp huyện, diện tích rơm sử dụng trồng nấm sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu đã
tăng hơn 3.000ha và từ đầu năm đến nay là hơn 10.000ha. Xã Thạnh Trị, Lâm Tân,
Thạnh Tân... hầu như ấp nào cũng có người trồng nấm.
Từ những thành công trên nên có nhiều tổ chức cứu trợ và sự hỗ trợ của Nhà
Nước và chính quyền địa phương, xã có nhiều đề án, chương trình như chương trình

3i 3
134, 135 hỗ trợ vốn sản xuất, mở các lớp tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật trồng nấm
cho người dân. Ở tỉnh Long An tiếp tục thực hiện đề tài đã được UBND tỉnh phê
duyệt “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất và sơ chế,
bảo quản nấm rơm và nấm bào ngư trên nguồn nguyên liệu rơm và lục bình”, Trung
tâm khuyến nông phối hợp Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí
Minh đến cuối năm 2010. Đầu năm 2010 Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học
Công nghệ Bạc Liêu đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh đã mở được 6 lớp, mỗi lớp
với 10 hộ dân ở các xã, ấp: Hưng Thành, Hưng Hội, Minh Diệu, Vĩnh Thanh, Vĩnh
Bình…hỗ trợ người dân về vốn ban đầu, hướng dẫn họ về kỹ thuật trồng và thu
hoạch nấm được người dân nhiệt tình ủng hộ và hầu hết các hộ đều thành công với
nghề mới này.
6.2. TRỒNG NẤM RƠM – GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG
Nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, nông dân Bạc Liêu nói riêng
hầu hết là sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trồng lúa là nghề chính của nhiều địa
phương trong tỉnh. Sản phẩm phụ từ nông nghiệp là rơm rạ sau khi thu hoạch bà
con chỉ tận dụng rất ít trong việc trồng rau màu, chăn nuôi còn phần lớn bị bỏ phí
trên đồng ruộng. Ngoài ra, họ còn có tập quán đốt rơm rạ trên ruộng lúa (“đốt
đồng”) trước khi đi vào vụ mới, nhất là sau vụ đông xuân. Nông dân thường tranh
thủ đốt đồng sớm - để “sạ chay” (vụ xuân hè không làm đất) hoặc “sạ lấp vụ” (vụ
thu đông) - trong những ngày khô nắng đầu vụ, vì thế nếu để mưa xuống thì khó
làm vệ sinh đồng ruộng – nhằm giải phóng nhanh mặt bằng đồng ruộng cho vụ mới.
Tiêu diệt cồn trùng, mầm bệnh, cỏ dại. Không tốn kém công vận chuyển trong điều
kiện rơm rạ không có mục đích sử dụng khác. Có nhiều khi rơm rạ còn được thải
xuống dòng sông gây ách tắc dòng chảy làm ô nhiễm môi trường, nếu đem đốt trên
những cánh đồng sẽ tạo nên những đám cháy trên đồng ruộng, làm ô nhiễm bầu
không khí và góp phần làm gia tăng nguồn hiệu ứng nhà kính trong nông nghiệp.
Việc áp dụng mô hình trồng nấm đã giải quyết bài toán đốt rơm rạ thường thấy
tại các miền quê vào mùa thu hoạch lúa. Nguyên liệu sau khi trồng nấm tiếp tục
được xử lý để nuôi trùn quế hoặc chế biến phân hữu cơ cho cây trồng, đây là những
giải pháp phù hợp và có nhiều ích lợi cho nông dân tận dụng nguồn liệu tại địa

3i 4
phương để sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm lúc nông nhàn, tăng thu nhập, giảm
ô nhiễm môi trường, tiến tới nền nông nghiệp bền vững.

3i 5
CHƯƠNG 7:

KẾT LUẬN

Đốt rơm rạ là điều nên tránh. Rơm rạ nếu bỏ đi thì chỉ là rác, làm ảnh hưởng đến
môi trường và sức khỏe con người, vật nuôi, nếu chúng ta biết tận dụng xử lý và
khai thác thì đó là nguồn lợi đáng kể cả về vật chất lẫn tinh thần vì không lo bệnh
tật, giúp cho hộ nghèo có điều kiện nâng cao đời sống. Nếu được tổ chức, đầu tư
hợp lý, chắc chắn rằng nghề sản xuất nấm rơm sẽ gặt hái được nhiều thành quả to
lớn trong thời gian tới, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nghề phụ cho nông
dân, tạo sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch phục vụ nhu cầu nội
địa và xuất khẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

3i 6

You might also like