You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ I (ĐỀ 1)

MÔN: NGỮ VĂN 8


PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2Đ).
Chọn chỉ một chữ cái trước phương án đúng điền vào bài của em
Câu 1: Hình ảnh hai cây phong trong văn bản cùng tên hiện ra trước mắt mọi người được
tác giả so sánh với hình ảnh:
A. hai người khổng lồ. C. những ngọn hải đăng đặt trên núi.
B. như những đốm lửa vô hình. D. như một làn song thủy triều.
Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc của truyện “Chiếc lá cuối cùng” là:
A. miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.
B. sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
C. đảo ngược tình huống truyện.
D. sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
Câu 3: Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện
qua việc miêu tả những chi tiết:
A. miêu tả các mộng tưởng của cô bé ở mỗi lần quẹt diêm.
B. miêu tả cảnh hai bà cháu cùng bay lên trời.
C. miêu tả thi thể của em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
D. cả ba nội dung trên đều đúng.
Câu 4: Đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời kể của:
A. Đôn Ki-hô-tê. B. Xéc-van-téc. C. Xan-chô Pan-xa. D. các nhân vật khác.
Câu 5: Người kể chuyện trong văn tự sự kể theo ngôi:
A. chỉ kể theo ngôi thứ nhất. B. chỉ kể theo ngôi thứ ba.
C. có thể kết hợp ngôi thứ nhất với ngôi thứ ba. D. cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm:
A. có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm.
B. có tính cá thể và giàu cảm xúc.
C. có tính cá thể và giàu hình ảnh.
D. có tính chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
Câu 7: Văn bản thuyết minh có tính chất:
A. chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc.
B. mang tình thời sự nóng hổi.
C. tri thức chuẩn xác, khách quan, hữu ích.
D. uyên bác, chọn lọc.
Câu 8: Tác dụng của dấu ngoặc đơn là:
A. đánh dấu (báo trước) phần bổ sung, giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
B. đánh dấu (báo trước) lời dấn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép).
C. Đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm…).
D. đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (dung với dấu gạch ngang)
PHẦN II: TỰ LUẬN (8Đ).
Câu 1: (2đ)
Cho câu chủ đề: “ Bé Hồng trong văn bản “Trong lòng mẹ” (trích “Những ngày thơ ấu” –
Nguyên Hồng) là người con có tình yêu thương mẹ sâu sắc”. Hãy triển khai câu chủ đề trên
thành đoạn văn có độ dài từ 6 – 8 câu (sử dụng dấu câu hợp lí).
Câu 2: (6đ)
Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ I (ĐỀ 2)
MÔN: NGỮ VĂN 8
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2Đ).
Chọn chỉ một chữ cái trước phương án đúng điền vào bài của em
Câu 1: Ý nghĩa của hình ảnh hai cây phong trong văn bản cùng tên:
A. là biểu tượng của quê hương. C. là dấu ấn tuổi thơ.
B. là hiện thân của hình ảnh người thầy. D. cả A, B,C.
Câu 2: Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ri viết theo thể loại:
A. tiểu thuyết. B. Truyện ngắn. C. Bút kí. D. Hồi kí.
Câu 3: Nghệ thuật đặc sắc trong truyện « cô bé bán diêm » là :
A. dùng nhiều từ tượng hình, tượng thanh
B. dùng nhiều hình ảnh so sánh
C. đan xen hiện thực và mộng tưởng.
D. dùng nhiều hình ảnh nhân hóa.
Câu 4: Em đánh giá như thế nào về những ước vọng của Đôn Ki-hô-tê được thể hiện trong
đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió” ?
A. Chính đáng và tốt đẹp. C. Ngớ ngẩn và điên rồ.
B. Tầm thường và xấu xa. D. Không phù hợp với thời đại.
Câu 5: Trong văn bản tự sự, yếu tố miêu tả có vai trò và ý nghĩa đối với sự việc được kể :
A. làm cho sự việc được kể ngắn gọn hơn.
B. làm cho sự việc được kể đơn giản hơn.
C. làm cho sự việc được kể đầy đủ hơn.
D. làm cho sự việc được kể sinh động và hiện lên như thật.
Câu 6: Đề bài nào không đúng là đề văn thuyết minh?
A. Giới thiệu công dụng thuốc chữa bệnh.
B. Giới thiệu cách sử dụng máy tính bỏ túi.
C. Trình bày suy nghĩ về câu tục ngữ : « Lá lành đùm lá rách »
Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất các phương pháp sử dụng trong bài thuyết minh ::
E. Chỉ sử dụng phương pháp so sánh, định nghĩa, giải thích.
F. Chỉ sử dụng phương pháp nêu ví dụ, phân tích, phân loại
G. Chỉ sử dụng phương pháp liệt kê, dùng số liệu.
H. Cần sử dụng phối hợp các phương pháp trên
Câu 8: Dấu hai chấm trong văn bản không dùng khi:
D. báo trước lời đối thoại
E. báo trước phần giải thích, thuyết minh.
F. báo trước lời dẫn trực tiếp
G. đánh dấu tên tờ báo, tập san, tác phẩm được trích
PHẦN II: TỰ LUẬN (8Đ).
Câu 1: (2đ)
Cho câu chủ đề: “ Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là người cha có tình yêu
thương con vô bờ bến”. Hãy triển khai câu chủ đề trên thành đoạn văn có độ dài từ 6 – 8 câu
(sử dụng dấu câu hợp lí).
Câu 2: (6đ)
Thuyết minh về chiếc nón lá.
ĐỀ ÔN TẬP HỌC KỲ I (ĐỀ 3)
MÔN: NGỮ VĂN 8
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (2Đ).
Chọn chỉ một chữ cái trước phương án đúng điền vào bài của em
Câu 1: Văn bản “ Hai cây phong” được trích từ tác phẩm:
A. truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. C. truyện vừa « Người thầy đầu tiên.
B. tiểu thuyết « Đôn Ki-hô-tê ». D. truyện ngắn « Cô bé bán diêm ».
Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc của truyện « Chiếc lá cuối cùng » là :
A. miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế và sâu sắc.
B. sử dụng nhiều phương thức biểu đạt khác nhau.
C. đảo ngược tình huống truyện.
D. sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
Câu 3: Sự thông cảm, tình thương yêu của nhà văn dành cho cô bé bán diêm được thể hiện
qua việc miêu tả những chi tiết :
A. miêu tả những mộng tưởng của cô bé ở mỗi lần quẹt diêm.
B. miêu tả cảnh ha bà cháu cùng bay lên trời.
C. miêu tả thi thể của em bé với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười.
D. cả ba nội dung trên đều đúng.
Câu 4: Đoạn trích « Đánh nhau với cối xay gió » được kể bằng lời kể của :
A. Đôn Ki-hô-tê. C. Xan-chô Pan-xa.
B. Xéc-van-téc. D. các nhân vật khác.
Câu 5: Trong văn bản tự sự, yếu tố biểu cảm có vai trò :
A. giúp người viết thể hiện được thái độ của mình với sự việc được kể.
B. giúp người viết hiểu một cách sâu sắc về sự việc được kể.
C. giúp người viết hiểu một cách toàn diện về sự việc được kể.
D. giúp sự việc được kể hiện lên sinh động, phong phú.
Câu 6: Văn bản thuyết minh là :
A. là văn bản dùng để trình bày diễn biến sự việc theo một trật tự nhất định dẫn đến
một kết thúc nhắm thuyết phục người đọc, người nghe.
B. là văn bản trình bày chi tiết, cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con người một
cách sinh động và cụ thể.
C. là văn bản trình bày những ý kiến, quan điểm thành những luận điểm.
D. là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích về đặc điểm, tính chất,
nguyên nhân… của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội.
Câu 7: Văn bản thuyết minh có tính chất :
A. chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc.
B. mang tính thời sự nóng hổi.
C. tri thức, chuẩn xác, khách quan, hữu ích.
D. uyên bác, chọn lọc.
Câu 8: Dấu ngoặc kép có tác dụng :
A. đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai.
C. đánh dấu tên tác phẩm, tạp chí,… dẫn trong câu văn.
D. cả ba tác dụng trên
PHẦN II: TỰ LUẬN (8Đ) :
Câu 1: (2đ)
Cho câu chủ đề: « Chị Dậu trong văn bản « Tức nước vỡ bờ » (Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố) là
người phụ nữ có những phẩm chất tốt đẹp ». Hãy triển khai câu chủ đề trên thành đoạn văn có
độ dài từ 6 – 8 câu (sử dụng dấu câu hợp lí).
Câu 2: (6đ)
Thuyết minh về cái phích nước (bình thủy).

You might also like