You are on page 1of 40

Học mà chơi – bé từ 0-3 tháng tuổi

16-11-2010 | 10:07

(Webtretho) Khi đã làm mẹ, bạn có một lý do tuyệt vời để vui chơi thêm một chút!
Xét cho cùng, đó là cách bạn giúp bé học tốt nhất. Hãy tận dụng càng nhiều thời
gian chơi cùng bé càng tốt và đừng quên tối đa hóa khả năng học mà chơi của bé
nhé.

Chơi cùng con không chỉ để vui, đó còn là cách tốt


Trong bài này:
nhất để con tìm hiểu và phát triển kỹ năng xã hội,
nhận thức và kỹ năng vận động tinh. Bố mẹ hãy
Sự kích thích các giác quan
tìm hiểu những trò chơi cùng con ở mọi lứa tuổi,
- Hình ảnh
cũng như cách để phát triển khả năng học tập của
- Âm thanh
bé.
- Xúc giác

Sự phát triển kỹ năng vận động Từ 0-3 tháng tuổi


tinh
Sự kích thích các giác quan
Cột mốc kỹ năng vận động thô
Hình ảnh
Tăng cường trí tuệ
Tầm nhìn của trẻ sơ sinh rất hạn chế. Trong khi
một bức tranh màu êm dịu có thể hấp dẫn bạn, thì đối với trẻ, những hình ảnh sắc nét với
màu đen trắng và các mẫu màu khác với độ tương phản cao sẽ thu hút sự chú ý của bé tốt
nhất. Để kích thích thị giác ban sơ của con, bố mẹ hãy treo một vật cách bé khoảng 20-
40cm và dịch sang một bên, thay vì thẳng trước mặt bé. Khi con học được cách nhìn tập
trung, bạn hãy di chuyển một món đồ chơi sẫm màu từ bên này sang bên kia để huấn
luyện các cơ mắt của con nhé.

Trẻ sơ sinh cũng thích ngắm nhìn những khuôn mặt, dù là ảnh chụp hay tranh vẽ. Vì thế,
bố mẹ hãy cho con xem ảnh của thật nhiều nụ cười (tranh hoạt hình sẽ hữu ích trong 3
tiếng khi bạn đang ngủ!). Vào cuối kỳ “tam cá nguyệt thứ tư”, bạn hãy cho bé ngồi trước
cửa sổ hoặc một bể cá để bé tiếp xúc với nhiều hình ảnh mới mẻ hơn.
Bé Gia Lạc - Ảnh: ID Mijeloved

Âm thanh

Trong bụng mẹ, bé nhận được rất ít sự kích thích trực quan, nhưng thính giác của bé lại
tích cực gửi tín hiệu đến não giúp bé ghi nhớ tiếng vang đầu tiên của thế giới bên ngoài.
Nếu bạn hát hay đọc cho bé đang trong bụng mình nghe, bạn hãy lặp lại cùng một bài hát
ru và những câu chuyện để kích hoạt bộ nhớ của bé và nhắc bé nhớ lại sự bình an nơi
“cung điện nước” của mình. Bạn hãy bật nhạc êm dịu, cổ điển (hãy thử Mozart hay
Vivaldi), hoặc giải trí một chút với những món đồ chơi tạo âm thanh.

Xúc giác

Nhẹ nhàng mát xa bé giúp mối liên kết của bạn và bé trở nên tốt đẹp hơn! Nhẹ nhàng
vuốt ve theo nhịp điệu sẽ cải thiện sự tuần hoàn của bé, giúp bé thư giãn và đi vào giấc
ngủ cũng như kích hoạt dây thần kinh cảm giác để bé làm quen với cơ thể của mình. Bạn
hãy mang đồ chơi có kết cấu và chất liệu khác nhau để vào má của bé hoặc đặt vào lòng
bàn tay của bé. Hãy để bé cầm lấy một cái lục lạc để bắt đầu phối hợp xúc giác, thị giác
và thính giác của bé.

Sự phát triển kỹ năng vận động tinh

Trong khi bé chưa thể với lấy những món đồ chơi cho đến tháng thứ tư hoặc sau đó, phản
xạ của bé sẽ cho phép bé cầm nắm những cái lục lạc hay những món đồ chơi nhỏ. Một
“phòng tập” trong nôi với màu sắc hấp dẫn sẽ khuyến khích bé tiếp cận với đồ chơi khi
có thể.

Cột mốc kỹ năng vận động thô


Bé Gia Lạc – Ảnh: ID Mijeloved

Nằm sấp nào con! Bạn hãy cho bé nằm sắp ít nhất vài phút mỗi ngày. Cho con nằm sấp
giúp con cứng cáp hơn vì bé có thể nâng đầu và vai của mình, lật và cuối cùng là bò. Bạn
hãy đặt một món đồ bên cạnh thảm chơi của bé để khuyến khích bé lăn qua. Bạn hãy thử
để bé nằm trên lưng mình, hay trong tư thế co chân lại trong khi bé nằm úp lên cẳng chân
của bạn, song song với sàn nhà. Bé có thể nhìn thấy bạn trong khi vận động cánh tay và
chân của mình như một động viên bơi lội.

Tăng cường trí tuệ

Chúng ta đều học bằng cách thử nghiệm những điều mới, vì vậy hãy để con tiếp xúc với
những nơi mới mẻ! Hãy để bé trải nghiệm những hình ảnh, âm thanh và mùi của một nơi
nào đó khác hơn là nhà, thậm chí nếu nó chỉ là một chuyến đi đến siêu thị. Bạn hãy kể
chuyện bé nghe, gọi tên sự vật, quan trọng nhất là bạn hãy trò chuyện với con để giúp bé
làm quen với ngôn ngữ.

Học mà chơi - bé từ 3-6 tháng tuổi


16-11-2010 | 15:43

(Webtretho) Khi đã làm mẹ, bạn có một lý do tuyệt vời để vui chơi thêm một chút!
Xét cho cùng, đó là cách bạn giúp bé học tốt nhất. Hãy tận dụng càng nhiều thời
gian chơi cùng bé càng tốt và đừng quên tối đa hóa khả năng học mà chơi của bé
nhé.

>> Học mà chơi – bé từ 0-3 tháng tuổi


Sự kích thích các giác quan
Trong bài này:
Hình ảnh
Sự kích thích các giác quan
- Hình ảnh
Khi được 3 tháng tuổi, cảm nhận màu sắc của bé
- Âm thanh
đang mở rộng từ đen trắng sang các màu sắc đậm
- Xúc giác / Vị giác
rồi cuối cùng là nhạt, với độ tương phản thấp. Tầm
nhìn của bé cũng dần dần mở rộng. Khi tầm nhìn
Sự phát triển kỹ năng vận động
của bé phát triển, bé sẽ bắt đầu chú ý vào những
tinh
chi tiết cụ thể hơn, thậm chí là một hạt bụi bẩn trên
thảm bé cũng thấy! Chơi trên đệm và “phòng tập”
Cột mốc kỹ năng vận động thô
trong nôi trở nên thú vị hơn khi bé học cách dựa
vào nhận thức thị giác của mình.
Tăng cường trí tuệ
Âm thanh

Những từ đầu tiên của bé bắt đầu hình thành qua sự bắt chước. Bạn hãy khuyến khích sự
bắt chước bằng cách bắt chước các âm thanh bé tạo ra để bé lần lượt bắt chước âm thanh
của bạn. Sử dụng điệp khúc lặp đi lặp lại trong các bài bạn hát để phát triển bộ nhớ và
nhận thức của bé.

Xúc giác / Vị giác

Trẻ đang trải nghiệm “xúc giác” qua miệng cũng như bàn tay của mình. Những chiếc
vòng có kết cấu rõ ràng và đồ chơi dành cho bé mọc răng giúp bé khám phá qua tay và
lưỡi của mình.

Sự phát triển về kỹ năng vận động tinh

Đặt bé nằm ngửa trên thảm chơi của mình để với các món đồ chơi treo ở trên, hoặc đặt bé
nằm úp xuống để lấy đồ chơi trên mặt thảm. Bé đã sẵn sàng để điều khiển các đồ vật với
nhiều kích cỡ, hình dạng và chất liệu khác nhau. Đây là thời điểm tốt để giới thiệu bé các
khối gỗ hay nhựa, bóng và các vật dụng gia đình như điện thoại không dây, các khóa
nhựa và muỗng lớn. Đối với trò chơi ngón tay như “Một ngón tay nhúc nhích nè” hay
“Vỗ tay vỗ tay bà cho ăn bánh”, bé sẽ không tham gia trong một thời gian, nhưng các trò
chơi này sẽ hình thành khéo léo khi bé phản ứng lại.
Ảnh: Inmagine

Cột mốc kỹ năng vận động thô

Bố mẹ hãy giúp con cân bằng bằng cách nhẹ nhàng và liên tục giữ bé trong tư thế ngồi
hoặc đứng. Hãy khuyến khích và nghỉ ngơi nếu bạn cảm thấy thất vọng, bé có thể nhận ra
sự thất vọng cũng như sự ủng hộ. Nếu bạn không thấy vui, rất có thể là bé cũng cảm thấy
như bạn!

Tăng cường trí tuệ

Khi được 6 tháng tuổi, bé tiếp cận với khái niệm về sự tồn tại: một món đồ chơi được
giấu dưới một tấm chăn không có nghĩa là nó mất đi mà nó chỉ là “trốn” tạm thời mà
thôi! Bé sẽ thả một quả bóng rơi nhiều lần chỉ để nhìn thấy nơi mà nó rơi trước khi mẹ
nhặt lên và trả lại bé. Ú òa sẽ là một trò chơi mà bé rất thích. Ban đầu bé sẽ không muốn,
nhưng một ngày nào đó bé sẽ tham gia, giấu mặt dưới bàn tay của mình hoặc tấm chăn và
cười phá lên trước sự thông minh của mình. Và vấn đề phát triển ngôn ngữ thì sao? Bố
mẹ chỉ cần tiếp tục trò chuyện với bé!

(*) Cảm ơn thành viên Mijeloved đã cung cấp cho chúng tôi những hình ảnh rất đáng
yêu của bé Gia Lạc để sử dụng làm hình ảnh minh họa trong bài.

Học mà chơi – bé từ 12 tháng tuổi


07-03-2011 | 07:01
(Webtretho) Khi đã làm mẹ, bạn có một lý do tuyệt vời để vui chơi thêm một chút!
Xét cho cùng, đó là cách bạn giúp bé học tốt nhất. Hãy tận dụng càng nhiều thời
gian chơi cùng bé càng tốt và đừng quên tối đa hóa khả năng học mà chơi của bé
nhé.

>> Học mà chơi – bé từ 0-3 tháng tuổi

>> Học mà chơi – bé từ 3-6 tháng tuổi

>> Học mà chơi – bé từ 6-12 tháng tuổi

Từ 12 tháng tuổi
Kích thích giác quan

Hình ảnh

Bé đang học cách nhận diện những khuôn mặt quen thuộc trong các bức ảnh. Đây là một
hoạt động tốt để rèn luyện trí nhớ và giúp bé nhận diện những người thân, họ hàng khi
gặp lại họ: “Bà đâu con nhỉ?”, “Chú Bảo đâu con?”. Bé cũng có thể học âm thanh phát ra
từ các con vật trong bức tranh và lắng nghe âm thanh của các con vật này ở bên ngoài.

Âm thanh

Các loại nhạc cụ đồ chơi sẽ giúp bé tìm được giai điệu cho riêng mình. Các loại trống đồ
chơi, đàn phiến gỗ, nhạc cụ Maraca và đàn piano chính là những trò chơi âm nhạc thú vị
để bé học hỏi. Bạn dạy bé hát bài hát “Bảng chữ cái” hoặc những bài hát mà gia đình bạn
yêu thích.
Ảnh: Inmagine

Xúc giác

Vào độ tuổi này, bé thích cảm nhận mọi thứ xung quanh bằng tay nhiều hơn là bằng
miệng. Những quyển sách có hình ảnh nổi lên, các bức tranh dựng hình hoặc những hình
ảnh được minh họa bằng các chất liệu khác nhau chính là bài học về hình ảnh thú vị cho
bé và giúp bé phát triển kỹ năng xúc giác cũng như kỹ năng vận động.

Kỹ năng vận động tinh

Vào khoảng 15 tháng tuổi, em bé đã có thể điều khiển chuyển động cổ tay của mình mà
không cần phải di chuyển toàn bộ cánh tay, điều này cho phép bé thực hiện các trò chơi
bằng nhiều hành động đa dạng và chính xác hơn. Bé có thể thực hiện các động tác như
múc nước đổ vào bồn, múc cát đổ vào hố cát; bé sẽ phát hiện ra trọng lực. Đồng thời, em
bé của bạn cũng có thể tạo ra những “tác phẩm nghệ thuật” bằng các loại bút chì không
độc hại và dùng ngón tay để sơn mọi thứ. Các trò chơi nhận dạng hình khối và xếp hình
cũng sẽ giúp ích cho bé học tập kỹ năng xác định vị trí và hình khối của một vật.

Cột mốc vận động thô

Đồ chơi cũng giúp rất nhiều trong việc phát triển kỹ năng vận động thô ở trẻ - Ảnh:
Inmagine

Một số kiểu đồ chơi tập đi mới thay thế xe tập đi kiểu cũ – được cho là không an toàn cho
bé – có thể giúp phát triển kỹ năng đi đứng cho bé trong giai đoạn tập đi. Những kiểu trò
chơi kéo và đẩy cũng có tác dụng giúp các bé trong độ tuổi này học cách giữ thăng bằng.
Khi em bé của bạn lớn hơn và biết cách phối hợp hơn thì sân chơi của khu phố chính là
không gian tuyệt vời để bé tự tin học hỏi và chủ động tiếp thu những kỹ năng mới như
leo trèo, giữ thăng bằng và nhảy. Đến khi được 18 tháng tuổi, bé có thể ném được một
quả bóng.

Tăng cường trí tuệ

Bé luôn mong muốn được như bố mẹ. Hãy khuyến khích bé tham gia vào các trò chơi
nhận thức xã hội , chẳng hạn như trò chơi “ngôi nhà tí hon” với đầy đủ vật dụng nhà bếp,
máy cắt cỏ, các đồ dùng, thiết bị đồ chơi, trang sức. Tạo điều kiện cho bé phát huy trí
tưởng tượng của mình bằng những bộ trang phục phù hợp cùng với những con rối, những
cô cậu búp bê có thể cùng bé đóng vai một gia đình. Hãy để bé tự do phát triển trí tưởng
tượng phong phú của mình trong một môi trường an toàn. Khi bạn và bé cùng đọc sách,
hãy để bé tự “đọc” giúp bạn bằng cách nhìn vào hình ảnh và kể ra những câu chuyện dựa
trên những hình ảnh đó, cho dù bé chỉ bi bô hoặc có thể nói ra thành từng câu, từng chữ.
Thường xuyên đáp lại và hưởng ứng để bé biết rằng bạn vẫn đang lắng nghe.

Nguồn: Webtretho (lược dịch) / Theo Pregnancy & Newborn

Những trò chơi đơn giản giúp phát triển trí thông minh của trẻ
từ 1-3 tuổi

(Webtretho) Từ 1-3 tuổi, bé đã có thể


chập chững tập đi, bi bô gọi bố, mẹ,
khám phá thể giới xung quanh bằng
đôi mắt tròn xoe, đen láy. Não bé phát
triển nhanh để học hỏi ngôn ngữ , cử
động và vô vàn điều kỳ diệu khác.
Ngoài chế độ dinh dưỡng tốt thì
những trò chơi cũng giúp bé năng
động, thông minh, thành công và vững
vàng hơn trong tương lai.

1. Trò chơi kéo đẩy

Trò chơi kéo đẩy rất được các vé ưa chuộng. Độ tuổi này bé thích với tay lấy các đồ
Ảnh: Images. vật, thích xem những chuyển động và rất
“khoái chí” khi mình có thể đẩy một số
đồ vật đi được. Có những bé không chịu ăn, mẹ chỉ cần bảo: “Ăn ngoan rồi mẹ dẫn đi
xem xe ô tô chạy nhé", thế là bé ngoan ngoãn ăn ngay. Hoặc mẹ cũng có thể chọn một số
món đồ chơi nhẹ như thú nhồi bông, xe nhựa, đồ lắp ráp… để bé chơi kéo đẩy, nó khiến
bé cảm thấy tự tin và thích hợp tác hơn.

Thao tác:
Đếm: Một, hai, ba, đẩy nào! Và đẩy làm mẫu cho bé.

Cầm tay bé và khuyến khích bé đẩy cùng.

Ảnh: Images.

Khi bé đã thích thú với trò đó, tự bé sẽ tự đi tìm đồ chơi và thậm chí còn “rủ rê” bố mẹ
chơi cùng nữa đấy!

Kết luận: Các nghiên cứu về não cho biết nếu những tế bào thần kinh não liên kết với kỹ
năng ra dấu và chuyển động của bé không được người lớn kích hoạt ngay từ tuổi ấu thơ,
chúng sẽ không đủ “mềm dẻo” để trở thành kinh nghiệm.

2. Phát triển tình yêu thương

Thao tác:

Đặt bé ngồi giữa nền nhà, xung quang sắp thú


nhồi bông lớn nhỏ đủ cỡ.

Ôm một con thú nhồi bông lên và nựng nịu: Cún


con xinh quá, yêu cún lắm lắm, cún có thích chơi
với chị/ anh không nào?…

Lặp lại nhiều lần khiến bé sẽ thích thú và rồi bạn


chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi bắt gặp hình ảnh bé
tự lấy thú bông ra, ôm và nựng nịụ một mình khi
bạn đang bận rộn với công việc bếp núc.

Kết luận: Tiến sĩ Bruce Perry thuộc đại học


Baylor cho rằng nếu trẻ không đủ tình yêu thương
Nâng niu thú nhồi bông giúp trẻ
phát triển tình yêu thương. Ảnh:
Images.
ngay từ nhỏ sẽ thiếu những nối kết cần thiết để hình thành mối quan hệ gần gũi. Trò chơi
này giúp phát triển tâm lý và kỹ năng giáo dục.

3. Sức mạnh của câu hát ru

Thao tác:

Như ngày xưa mẹ từng ru bạn ngủ, giờ đây bạn cất giọng hát ầu ơ ấy để ru con mình với
những giai điệu quen thuộc: Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi;
Chiều chiều ra đứng ngõ sau…Hãy ôm con, đung đưa hoặc vỗ nhè nhẹ và hát những bài
hát theo 2 cách cất cao giọng hoặc thì thầm.

Bé sẽ đặc biệt chú ý đến điệu bộ, cử chỉ và thấm nhuần lời hát ấy.

Kết luận: Trẻ em rất chú ý đến những giọng hát ru vì thế chúng sẽ học biết ý nghĩa của
lời bài hát.

4. Bò tới đồ chơi

Thao tác:

Khi bé ở độ tuổi tập bò, hãy khuyến khích bé qua những trò chơi đơn giản nhưng hiệu
quả như:

Đặt đồ chơi mà bé yêu thích vào một nơi xa bé, ở góc phòng chẳng hạn, bạn nhoài người
xuống sàn như tư thế của bé và bò tới đồ chơi. Khi với tới, bạn cầm nó lên và “giả
giọng”: Nào bé Bo ơi, đến bắt đồ chơi nè.”.

Trò chơi ú oà

Thật dễ dàng để chơi trò chơi ú òa với bé bằng những hành động sau:

- Lấy tay che mắt bạn lại rồi bỏ liền tay ra, nhìn vào bé và cất tiếng ú òa, bé ơi, bé à…

- Sử dụng khăn tắm, khăn mặt, gối bông che mặt lại rồi bỏ ra, đa số các bé sẽ cười rất
giòn trước những trò này.
Bé đặc biệt thích thú với trò chơi ú òa. Ảnh: Images.

- Trốn sau cánh cửa hay ghế ngồi rồi nhảy chồm ra thật bất ngờ. Độ tuổi này bé rất
thích những gì khác lạ và bất ngờ.

- Giấu những đồ chơi của bé dưới một tấm chăn rồi tranh thủ lúc bé nhìn chăm chú, bạn
giật tấm chăn ra.

- Vẽ hình khuôn mặt vui, buồn trên đầu ngón tay cái, trùm một miếng vải như hình ảnh
người quàng khăn rồi dí vào người bé trêu ghẹo, bé sẽ rất thích thú với trò chơi mới lạ và
ngộ nghĩnh này.

Kết luận: Nghiên cứu não cho biết với trò chơi này giúp hình thành, củng cố và tăng độ
phức tạp trong các liên kết tế bào não.

Đọc sách

Khuyến khích bé chơi với những cuốn sách có hình ảnh sống động, hình nổi. Gọi tên các
vật ấy và chỉ cho bé như: con cá, cánh cam, con hổ, con chim…Cứ lặp lại cho bé nhớ rồi
thỉnh thoảng mở sách ra, chỉ vào hình ảnh và hỏi: đây là con gì? Đây là hoa gì?….

Đọc cho bé nghe những chuyện cổ tích, lồng thêm những hành động của chính bạn thay
cho nhân vật khiến bé cảm thụ tốt hơn.
Đọc sách cũng giúp bé cảm thị cuộc sống tốt hơn. Ảnh: Images.

Kết luận: Nghiên cứu não cho biết đọc sách giúp bé phát triển trí não, cảm thụ cuộc sống
tốt hơn.

Giờ ăn đến rồi

Độ tuổi này, bé cảm nhận được nhiều sắc thái tình cảm của người đối diện, đặc biệt là
mẹ.

Hát bài những bài hát tạo sự hứng khởi và thiết lập kỷ luật luôn cho bé: Giờ ăn đến rồi,
giờ ăn đến rồi. Mời anh xơi, mời em xơi. Hai chúng ta thi ăn nào, hai chúng ta thi ăn
nào. Ta cùng vui, ta cùng vui.

Đặt những câu hát ngắn cho những đồ vật của bé như: bình sữa, muỗng, chén để dạy bé
nhận biết những vật dụng thông thường bằng những cảm xúc thật hài lòng và tràn đầy
yêu thương đối với con.

Giờ ăn đến rồi, mời anh xơi, mời em xơi…Ảnh: Images.


Kết luận: Trẻ thơ nhận biết giọng nói, điệu bộ trước câu chữ do đó học biểu lộ cảm xúc là
nền tảng của mọi học hỏi khác.

Đọc thơ cùng bé

Hẳn bé đã có thể hát được những bài hát ngắn như: Cá vàng bơi, Cháu yêu bà, Con cò bé
bé…Vậy nên sẽ chẳng có gì khó khăn nếu bạn tập cho bé thuộc những bài thơ ngắn.

Hãy đặt bé vào lòng , cử động từng ngón tay theo bài thơ Chú gà con:

Mười quả trứng tròn (Xòe 10 ngón tay).

Mẹ gà ấp ủ (Vòng 2 cánh tay ôm ấp lấy bé).

Hôm nay ra đủ (Mở từng ngón tay một).

Lòng trắng, lòng đỏ

Thành mỏ, thành chân

Cái mỏ tí hon (Giơ ngón tay cái lên).

Cái chân bé xíu (Giơ ngón út lên).

Lông vàng mát dịu (Sờ vào tay).

Mắt đen sáng ngời (Chớp mắt cùng bé).

Ơi chú gà ơi

Ta yêu chú lắm (Hôn những ngón tay của bé).

Kết luận: Những cơ bắp nhỏ như cơ ngón tay kích hoạt não phát triển. Nghiên cứu cho
thấy có sự ảnh hưởng tích cực từ các cử động nhỏ của tay chân đối với não.

Âm thanh đồ chơi

Hãy nghĩ ngay đến những món đồ chơi nào bé thích và khuyến khích bé tạo ra âm thanh
cho đồ chơi đó.

Xe lửa – kêu xình xịch

Thú nhồi bông tùy con: Mèo – meo meo, chó – gâu gâu…

Búp bê – tiếng nói của chính bé hoặc mẹ giả tiếng.


Sau đó mỗi lần muốn nhắc bé nhận biết, chỉ cần gợi lại âm thanh là bé sẽ nói đúng đồ vật
đó ngay.

Kết luận: Nghiên cứu này chỉ ra việc âm thanh của trò chơi sẽ thúc đẩy khả năng nghe
của trẻ.

Đồ chơi nhồi bông phát ra âm thanh giúp thúc


đẩy khả năng nghe của trẻ. Ảnh: Images.

Nói: Xin chào!

Nếu bố mẹ có điều kiện học được nhiều ngoại ngữ, hãy chia sẻ với bé. Ví dụ: Hãy dạy bé
thử nói “xin chào” bằng những thứ tiếng khác nhau:

Hola/ola/- tiếng Tây Ban Nha

Ciao/Chao/- tiếng Ý

Moshi/mosi/- tiếng Nhật

Shalom/salom/- tiếng Do Thái

Yasoo/yazu/- tiếng Hy Lạp

Ngoài những bản nhạc thiếu nhi, bạn cũng có thể cho bé làm quen với nhạc nước ngoài.
Bạn sẽ rất ngạc nhiên bởi dù chưa nói được từ nào, nhưng những điều bạn dạy vẫn được
lưu lại trong não bé một cách hết sức chi tiết.

Kết luận: Khi bé nghe âm thanh của một ngôn ngữ khác, các liên kết thần kinh hình
thành, nó cho phép trẻ xây dựng vốn từ vựng và ghi nhớ vào não.
Bé sẽ rất hoan hỉ bò tới, lúc ấy bạn cần cổ vũ con.

Nếu đồ chơi có dây cót, vặn đồ chơi chạy từ từ


cho bé tập bò theo để bắt, đôi khi chơi đùa với
con, bạn cứ bò vòng tròn cũng khiến bé thích thú
làm theo đấy!
Ảnh: Images.
Kết luận: Khoáng chất trong cơ thể là nguyên liệu
cần thiết xây dựng các nối kết não. Một trong những lý do đứa trẻ này biết bò nhanh hơn
đứa trẻ khác là cơ thể nó đã sản xuất khoáng chất trong cơ thể sớm.

5. Cụng đầu nào con yêu

Thao tác:

Hãy đặt bé ngồi vào lòng và đối mặt với bạn.

Đếm: Một, hai, ba, cụng đầu ngay sau khi bạn ôm lấy đầu bé rồi cúi xuống cụng nhẹ vào
đó, thay đổi vị trí đầu bằng cách cụng vào mũi, cằm, cùi chỏ, má…Bé sẽ thích thú với trò
chơi mới lạ này.

Kết luận: Sự đụng chạm sẽ kích hoạt não tiết ra hóc môn giúp trẻ phát triển. Tình yêu
thương là điều then chốt để liên kết mạnh mẽ tình cảm giữa mẹ và con.

Chơi với bé lứa


tuổi 4-5
30-05-2008 | 16:57

Đây là lứa tuổi bé nhà bạn rất hiếu


động. Bé dành nhiều thời gian để
chơi một mình hoặc chơi cùng bạn,
không còn “đeo bám” bố mẹ nhiều
như những lứa tuổi trước đó.

Khả năng của bé:

Nguồn ảnh: JupiterImages


- Bé có thể leo trèo trên những dàn giáo thấp, sử dụng bàn phím máy vi tính, đạp xe, có thể chạy
theo đường zic-zac khi chơi đuổi bắt và có thể nâng những đồ chơi khá nặng.

- Đây là lứa tuổi bé có thể học bơi, trượt patin, múa.

- Những kĩ năng mới, những trò chơi sáng tạo có thể làm bé thích thú trong một thời gian dài.

- Trong các hình vẽ của mình, bé bắt đầu biết thêm vào những chi tiết cụ thể hơn. Tuy vậy, bé
vẫn chưa đếm được các chi tiết ấy. Bé có thể tự viết tên mình trên mỗi bức vẽ.

- Bé bắt đầu biết thông cảm với người khác và hiểu được rằng họ cũng có những suy nghĩ và
tình cảm riêng. Sự thấu hiểu này bắt đầu được bé vận dụng khi cư xử với mọi người.

- Bé có thể giải thích điều gì đã xảy ra khi bố mẹ không có ở đó.

- Bé trở nên "trưởng thành hơn" trong cách suy nghĩ về bản thân.

Những loại trò chơi thích hợp với bé ở lứa tuổi này:

- Đồ chơi điện tử dành cho lứa tuổi tiền học đường: máy ảnh, xe hơi điều khiến từ xa…
- Nhà búp bê và các đồ dùng trong nhà khác của búp bê.
- Xe hơi, xe máy và các đồ chơi có khả năng di chuyển.
- Những trò chơi có tính sáng tạo như bảng, phấn.
- Đồ chơi thể thao như cầu long, tennis, bóng chày…
- Vẽ
- Các loại nhạc cụ
- Trò chơi xếp hình
- Các trò chơi điện tử đơn giản

Nhà búp bê

Ở lứa tuổi này, bé đặc biệt thích những trò chơi “tập làm người
lớn". Bé có thể đóng giả thành công an, bác sĩ, lính cứu hỏa…
và đặc biệt là trò chơi với nhà búp bê. Bé có thể dành hàng giờ
để cho búp bê ăn, tắm cho em bé hay nấu ăn…

Trò chơi này có khả năng kích thích trí tưởng tượng của bé.
Ttrò chơi này đặc biệt có ý nghĩa, nó đưa bé vào một thế giới
thu nhỏ của riêng mình, bé cảm thấy mình lớn hơn trong thế
giới bé nhỏ này.

Làm sao để giúp bé:

- Giúp bé có một không gian đủ rộng để chơi. Các ông bố bà


mẹ thường nổi giận khi bé bày đồ chơi khắp nhà. Nếu bé có
một bộ đồ chơi búp bê nhiều thứ nhỏ, hoặc thậm chí là nhiều
Nguồn ảnh: JupiterImages
bộ khác nhau, bạn hãy dành cho bé một góc riêng để bé có thể
làm mọi thứ mình muốn.

- Cả bố mẹ cũng có thể tham gia vào vào trò chơi của bé. Bạn nghĩ sao nếu bạn cũng đóng “vai”
trong xã hội thu nhỏ của bé. Bố mẹ cũng có thể dùng giấy, bút vẽ, phấn bảng để vẽ nên những
con đường, hàng cây, bãi biển rồi yêu cầu bé đặt tên cho những địa điểm đó. Rất có thể bé sẽ
dùng những tên phố tên nhà xung quanh để đặt tên, thậm chí là những địa danh nổi tiếng mà bé
nghe thấy trên ti-vi hoặc những nơi mà bé đã từng được bố mẹ đưa đi.

- Nếu bé thích chơi một mình, hãy khuyến khích bé kể lại những câu chuyện khi bé chơi cùng với
búp bê. Cách này sẽ giúp bé biến những điều tưởng tượng thành những câu chuyện cụ thể.
Trong quá trình này, bé sẽ phải lựa chọn từ ngữ, điệu bộ để diễn tả điều bé nghĩ.

Xe hơi, xe máy và các đồ chơi có thể di chuyển

Trẻ tuổi này thích làm cho các đồ vật di chuyển. Đua ô-tô làm
cho bé cảm thấy thú vị vì tính thi đấu hơn. Đây cũng là trò chơi
thích hợp để dạy bé những bài học về tình đồng đội với khẩu
hiệu: Mọi người đều chiến thắng trong cuộc đua này!

Làm sao để giúp bé?

- Hãy thiết kế một đường đua có tính thách thức để bé luôn


cảm thấy thú vị khi chơi. Bạn có thể tạo nên những “đường
hầm” bằng cách cuộn những tấm bìa cứng hoặc xếp những
chiếc ghế nhựa thành hàng dài.

- Dạy bé những bài học về giao thông để bé có thể áp dụng khi


chơi. Khi đi trên đường, bạn hãy dạy bé nhận biết về đèn đỏ,
Nguồn ảnh: Jupiterimages xanh hay vai trò của chú cảnh sát giao thông. Kiến thức này sẽ
làm trò chơi của bé thêm thú vị.

Nghịch nước
21-05-2008 | 10:34

Trò chơi rót nước vào cốc mời mọi người trong gia đình: “Trời nóng quá, ai cũng khát. Vậy bé
hãy rót nước mời ông, bà, bố mẹ… đi nào!” Lấy một bình nhựa đựng nước to và 4,5 cái cốc, bạn
hãy cho phép bé tự rót nước vào từng cốc và lễ mễ mang ra mời mọi người. Lần đầu sẽ rớt,
sánh nước ra ngoài, lần sau bé sẽ có kinh nghiệm hơn. Đây là bài học cho sự quan tâm chăm
sóc đến người thân có sự tham gia của Nước.
Cho bé ngồi vào chậu nước to hoặc bồn tắm, thả vài thứ đồ chơi với độ nặng nhẹ khác nhau
cho bé thấy cái nặng thì chìm, cái nhẹ thì nổi. Sau đó vớt hết đồ ra, cầm từng cái giơ lên đố bé:
“Cái này sẽ chìm hay nổi hả con?” và thả xuống để cùng bé kiểm tra xem có đúng như thế
không. Nếu đúng thì hãy reo lên khen ngợi bé thật nhiệt tình. Bài học vật lý đầu tiên trong đời bé
đấy!

Tập cho đôi tay linh hoạt: Bạn hãy lấy một khay đá trong tủ lạnh với những viên đá nhỏ đổ vào
chậu nước to. Bé cầm cái cốc (hoặc một cái vợt nhỏ cũng tốt) vớt từng viên lên. Đó là trò c hơi
“bắt cá”. Hãy gọi bé là bác đánh cá và cùng bé phấn khởi khi bắt được “cá to”. Ngoài ra bạn có
thể để các viên đá vào cốc cho bé thấy một lúc sau nó tan ra thành nước hết. Vậy là đá lấy ở tủ
lạnh ra cũng là nước, nhưng rất lạnh, lạnh đến nỗi đông thành đá (cho bé sờ tay vào đá để so
sánh với nước thường). Bạn có thể kể thêm những câu chuyện về Bà Chúa Tuyết chẳng hạn,
thổi hơi lạnh làm nước đông cứng…

Trò chơi “tĩnh và động”: Thả những đồ chơi nổi vào chậu nước, nếu là hình con thuyền càng
tốt. Bạn chỉ cho bé thấy khi để yên thì những con thuyền đứng yên trên nước, khi bạn thổi vào
mựt nước thì con thuyền rung động. Và khi bạn cùng bé thò tay vào làm sóng thì thuyền bắt đầu
bơi vòng tròn. Vừa chơi vừa tả cảnh gió tó, cảnh gió lặng… và để bé tự tưởng tượng thêm ra
những gì bé thích.

“Rửa bát giúp mẹ”: Hãy cho bé một cái rổ to, 2 chậu nước, cái giẻ rửa bát sạch và một ít bát
đĩa nhựa. Bạn đã có một người giúp việc đắc lực rồi đấy. Hãy để cho bé tự rửa bát một mình,
xem bé làm có giống mẹ không, úp bát có đúng cách không và thỉnh thoảng giữa những lời khen
ngợi, bạn hãy khéo léo hướng dẫn thêm cho bé làm sao để động tác của bé chính xác hơn.
Tương tự như vậy, bạn sẽ có trò chơi “rửa rau giúp mẹ”, “giặt quần áo giúp mẹ”, “tưới cây giúp
mẹ”, “tắm cho em bé (búp bê)”… nữa. Đây là bài học cần thiết về sự yêu lao động của trẻ.

Luyện cho tay khỏe, chính xác: Cho bé đứng cách chậu nước khoảng 1m. Hai mẹ con cùng
ném những viên đá nhỏ hoặc đồ chơi trúng chậu nước. Ngoài ra có thể cho bé thấy rằng nếu
ném mạnh thì nước bắn lên nhiều, ném nhẹ thì bắn ít.

Chắc chắn các bậc phụ huynh còn có thể tự mình nghĩ ra rất nhiều trò chơi khác nữa cho
bé vui vầy với nước, chỉ cần các bạn tưởng tượng thêm một chút và chịu khó bớt chút
thời gian vừa chơi, vừa học cùng bé con đáng yêu của mình. Chúc các bạn một mùa hè
nóng nực mà không buồn tẻ.

Một số trò chơi giúp trẻ phát triển trí tuệ


02-01-2004 | 17:47

Chơi cát: có những cha mẹ không cho con nghịch cát vì sợ bẩn.
Đừng quá lo. Giây bẩn là sự phát triển tự nhiên của tính thích khám
phá của trẻ. Với đống cát, trẻ có thể xây núi, đào hang, xây cầu, làm
đường, có thể lấy đá cuội và que làm vườn vui chơi. Có thể gạt bằng
mặt cát để trẻ tự vẽ viết tùy ý thích. Ngoài ra, bạn có thể dạy trẻ dùng
cát ướt để nặn mô hình hay dùng cát đã rửa sạch để làm bình lọc
nước. Khi nhìn thấy nước đục sau khi lọc qua cát sẽ làm nước trong,
trẻ thấy thích thú và sẽ có những gợi mở suy nghĩ mới.

Gấp giấy: là hoạt động vui chơi đơn giản, thực dụng, và vô cùng phong phú. Một tờ giấy nho nhỏ, qua bàn
tay khéo léo có thể biến thành quần áo, thuyền, máy bay và các con vật có hình thù khác nhau. Trẻ chơi gấp
giấy sẽ được củng cố khái niệm hình học một cách tự nhiên, nhận biết được các sự biến đổi từ đơn giản đến
phức tạp. Bạn hãy biến trò chơi gấp giấy thành một trò chơi vừa rèn kỹ năng của tay lại vừa giúp cho trẻ
động não.

Chơi nước: trẻ đặc biệt rất thích nghịch nước. Nhiều bậc cha mẹ sợ con nghịch nước làm ướt quần áo, nhất
là về mùa đông dễ bị cảm lạnh. Đừng quá lo lắng như vậy. Hãy cho nước vào chậu, thả con vịt nhựa, bóng
nhựa hoặc gấp thuyền bằng giấy… hay thổi bóng xà phòng. Đơn giản nhưng lại mang lại hiệu hiệu quả rõ
rệt về phát triển trí tuệ.

Đồ chơi cơ bản là đồ chơi tốt nhất cho trẻ


12-12-2007 | 15:51

Có những loại đồ chơi giúp bé chơi vui nhưng lại không


kích thích trí tưởng tượng của trẻ, trẻ chơi sẽ mau chán,
ngược lại cũng có những đồ chơi khuyến khích trẻ dùng trí
tưởng tượng rất tốt. Những đồ chơi ấy giúp trẻ hiểu và
khám phá ra nhiều điều về thế giới xung quanh, làm cho trẻ
rất thích (mặc quần áo cho búp bê chẳng hạn). Dưới đây là
danh sách đồ chơi được xem là tốt đối với trẻ qua mọi thời
đại.

• Các hình khối. Các nhà giáo dục học đồng ý rằng các
hình khối là đồ chơi tốt cho con trẻ. Qua quá trình xây
dựng và phá đổ các "công trình" mà bé dựng lên, bé sẽ
hiểu các khái niệm về toán học như hình dạng, không
gian, cân bằng và trọng lực. Khi dùng các hình khối, bé
ở lứa tuổi mẫu giáo (từ 3 đến 4 tuổi) có thể trở thành một kỹ sư xây dựng: Làm thế nào
để mình xây một toà nhà cao hơn? Làm thế nào để mình xây được một vườn thú để voi
và ngựa vằn có thể tới thăm nhau được?

• Các đồ chơi xây dựng khác. Bạn có thể tập đếm các mảnh khối xây dựng, đặc biệt là
đối với các bé ở lứa tuổi đến trường. Với các đồ chơi xây dựng khác, trẻ sẽ tạo ra những
thiết kế của riêng trẻ (bởi vì trẻ sẽ quyết định công trình của bé trông như thế nào.)

• Búp bê. Cũng như các loại đồ chơi khác, đồ chơi càng đơn giản càng tốt. Búp bê có thể
nói được và làm được một số động tác nhào lộn, sẽ giúp trẻ quyết định khi nào và điều
gì sẽ xảy ra. Bạn muốn con bạn (chứ không phải búp bê) quyết định khi nào thì búp bê
sẽ làm gì. Chơi với búp bê là một trong những cách chính giúp trẻ hiểu ý nghĩa của Cha
và Mẹ. Bởi vì lý do này, cho nên ít bé trai thích búp bê. Nhưng qua búp bê, bé trai sẽ
thích trở thành Bố.

• Chơi với bột nhão (và các dụng cụ nghệ thuật khác). Bất cứ một nhà sư phạm trẻ em
nào cũng sẽ nói với bạn: Chơi với bột nhão có lợi ích rất lớn. Trò chơi này không chỉ
mang lại cho trẻ cơ hội sáng tạo mà trò chơi còn giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động
nhỏ (như các cơ ngón tay và bàn tay) và sẽ làm dịu bớt sự căng thẳng của trẻ.

• Quần áo giả trang. Hãy cho bé những bộ quần áo, mũ, giày cao, khăn quấn cổ và vòng
đeo cổ. Bạn hãy quan sát con bạn đóng giả các nhân vật khác nhau. Bé có thể tạo ra
một bộ sưu tập thời trang, qua đó trẻ sẽ hiểu các khái niệm trừu tượng khi trẻ nhập vào
các vai khác nhau. Bạn hãy nhớ rằng quần áo cũ của bạn sẽ không những rẻ mà còn tốt
hơn bất cứ những thứ gì mà bạn tìm thấy trong cửa hàng bởi vì bé có thể quyết định
mình sẽ trở thành người mà bé muốn.

Đồ chơi giúp con phát triển như thế nào?


26-02-2011 | 21:02

(Webtretho) Trẻ con nào cũng thích chơi, thích vòi vĩnh mẹ mua đồ chơi mới, thích
bày bừa tất cả số đồ chơi mình có ra nhà, và dường như thích chơi hơn học. Bạn
bực quá là bực, đến nỗi đã “thề với lòng” sẽ cất hết đồ chơi đi không cho con chơi
nữa. Những lúc như vậy, hãy nhớ lại câu hỏi “Đồ chơi và trò chơi quan trọng thế
nào đối với sự phát triển của trẻ nhỏ?”

Đồ chơi không chỉ là niềm vui nho nhỏ mà còn là "dụng cụ học tập" của con (Ảnh:
Inmagine)
Trả lời: Đồ chơi là niềm vui nho nhỏ thân quen, là kho báu, niềm ao ước, tự hào… của
hầu như mọi đứa trẻ trên thế giới (vậy nên mới có chuyện chành chọe nhau giành đồ chơi
xảy ra như cơm bữa). Trẻ em cần nơi, cần chỗ để bày tỏ suy nghĩ và tình cảm của mình.
Và đồ chơi quả là một nguồn lý tưởng để chúng có thể dễ dàng thể hiện, chơi cùng, nổi
giận, thậm chí ném đi bừa bãi.

Nếu như phần lớn những món đồ chơi được coi là những “dụng cụ học tập” đầu đời thì
giờ chơi là lúc trẻ làm quen với thế giới, học cách ứng xử, đón nhận và xử lý thông tin.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng tất cả mọi sự phát triển đều được tăng cường thông qua
hành vi chơi đùa của trẻ, từ những tháng đầu đời cho tới tận khi đã đi học. Và trong đó,
mỗi món đồ chơi, mỗi trò chơi lại có những tác động khác nhau.

Phát triển năng lực nhận thức

Có những món đồ chơi trông thì rất đơn giản nhưng lại có thể khiến con buộc phải suy
nghĩ và hình thành nên những mối liên kết. Tùy theo độ tuổi và giới tính của con mà đó
có thể là búp bê, những món đồ chơi vải mềm, ô tô, bộ xếp hình, mô hình… Chơi với
một bộ khối hình chẳng hạn, bé sẽ dần dần tự rút ra được cho mình những kết luận quan
trọng như khối tròn lăn được còn khối vuông thì không; hay từ vài em búp bê và thú
bông, bé có thể cùng bạn chơi đồ hàng, chơi trò cô giáo… Như vậy, đồ chơi đóng vai trò
rất quan trọng trong việc phát triển năng lực trí tuệ của bé, chuẩn bị cho cuộc sống sau
này.

Khơi gợi khả năng sáng tạo

Bên cạnh phát triển kỹ năng nhận thức cho trẻ nhỏ, đồ chơi còn tạo nên những thử thách
trí tuệ – dù những thử thách này ban đầu dường như chẳng giúp được gì nhiều cho con,
nhưng bạn sẽ thấy tác động của nó về sau này, khi con bắt đầu đi học. Bạn cứ thử quan
sát con chơi với những mẩu Lego chẳng hạn: ban đầu, con chỉ biết xếp chúng chồng lên
nhau, nhưng sau đó bé sẽ có thể tạo nên rất nhiều hình thù khác nhau. Khả năng tưởng
tượng và sáng tạo của bé đã khác hẳn đi đấy chứ.

Phát triển hệ vận động

Sự phát triển thể chất của con phụ thuộc nhiều vào hệ vận động. Những trò chơi như
ghép hình, dựng mô hình, hay chỉ đơn giản như chơi đất nặn sẽ giúp cân bằng sự phát
triển nhận thức và vận động. Trong khi đầu óc sáng tạo nên những mô hình khác nhau,
thì tay chân – hay nói cho đúng hơn là khả năng vận động tinh của con – cũng sẽ được
rèn luyện để phát triển hơn. Còn những trò chơi khác như đá bóng, chạy, nhảy dây… thì
lại là những bài tập cần thiết cho khả năng vận động thô.

Phát triển kỹ năng

Cung cấp đúng loại đồ chơi cho bé ở đúng lứa tuổi sẽ giúp cung cấp cả những kỹ năng
cứng lẫn mềm – những hạt giống đầu tiên nhưng có thể nói là quan trọng nhất đối với sự
phát triển tinh thần của bé. Đó là những kỹ năng ngôn ngữ, bày tỏ cảm xúc, kỹ năng hoạt
động xã hội… Trong khi trẻ em giao tiếp với các bạn, chúng sẽ phát triển những kỹ năng
này; và sau đó, cao hơn, chúng sẽ học cách thừa nhận thất bại, ăn mừng chiến thắng, chấp
nhận thử thách… những điều vô cùng cần thiết cho cuộc sống trong tương lai.

Giờ chơi là giờ vui

Bên cạnh những ích lợi kể trên thì đồ chơi và trò chơi giúp trẻ con được là mình và tận
hưởng niềm vui thích tuổi thơ. Đó là điều quan trọng nhất! Hạn chế quyền được chơi và
thời gian chơi sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sự phát triển của trẻ, cũng như
những hành vi của trẻ khi trưởng thành.

Khi chơi, con học thêm được biết bao điều (Ảnh: Inmagine)

Các chuyên gia về phát triển trẻ em thường xuyên bày tỏ lo ngại rằng trẻ em ngày nay
không dành đủ thời gian để chơi trong các nhóm có độ tuổi khác nhau, hoặc dành quá
nhiều thời gian để chơi các trò tương tác (như trò chơi điện tử) so với các trò chơi sáng
tạo, vận động cần thiết. Tình trạng này có thể do rất nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan
lẫn khách quan như: không có không gian, không có thời gian, bố mẹ quá bận làm, con
quá bận học…

Nhưng hãy nhớ rằng chỉ một khối gỗ đơn giản thôi cũng có thể là một trong những món
đồ chơi tuyệt vời nhất với trẻ nhỏ – nó có thể giúp bé phát triển tư duy, khả năng phối
hợp tay-mắt, khả năng sáng tạo cùng nhiều điều khác nữa. Vậy nên, hãy quan tâm hơn
một chút, dành ra thời gian cả gia đình cùng chơi với nhau và khuyến khích con trẻ sử
dụng trí tượng tượng của chúng, bạn nhé.

Những đồ chơi nên mua cho con


10-06-2009 | 10:24

Đó là những đồ chơi có tác dụng giúp


trẻ phát triển kỹ năng vận động, khả
năng phối hợp giữa tay và mắt, sự
khéo léo và trí thông minh.

Những đồ chơi có thể chuyển động

Từ 0 đến 6 tháng tuổi, cha mẹ nên mua


cho bé những loại đồ chơi như: lục lạc,
chuông lắc, vòng lắc, quả bóng, v.v… là
những thứ có thể chuyển động và phát ra
tiếng kêu nhằm thu hút sự chú ý của bé.
Đôi mắt bé sẽ linh hoạt hơn nhờ nhìn
theo chuyển động và những tiếng kêu từ
Ảnh: Images
đồ chơi phát ra. Khi biết bò, những đồ
chơi này sẽ giúp bé phát triển và hoàn thiện kỹ năng. Đồng thời cũng phát triển kỹ năng
vận động của đôi tay như chộp, với và cầm lấy bóng.

Khi 12 tháng tuổi, bé có thể ngồi vững trên sàn và trườn người theo quả bóng. Bé đã biết
dùng sức của bàn tay để ném rồi lại bước tới để nhặt bóng.

Đồ chơi ghép hình, lắp ráp

Bất cứ đồ chơi ghép hình nào cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động. Khi còn nhỏ,
hãy cho bé bắt đầu với đồ chơi có miếng ghép lớn, ít chi tiết và ít góc cạnh để đảm bảo an
toàn cho trẻ khi chơi. Khi trẻ lớn hơn một chút có thể mua những đồ chơi ghép hình có
nhiều chi tiết hơn. Nên mua đồ chơi càng nhiều màu sắc càng tốt vì nó thu hút sự chú ý
của trẻ.
Ảnh: Images

Với trò chơi này, bé không chỉ làm chủ được kỹ năng vận động mà còn học được về màu
sắc, hình dáng và kích cỡ của đồ vật. Ghép hình còn giúp bé nhận biết được mối liên hệ
giữa các vật thể với nhau, giúp phát triển khả năng suy luận về không gian, biết nhìn theo
mẫu để ghép hoặc lắp ráp. Đây là trò chơi tốt để tập cho trẻ biết cách phối hợp giữa tay
và mắt.

Thời gian đầu, bé có thể sắp xếp và lắp ghép một cách ngẫu nhiên theo ý thích. Nhưng
chỉ một thời gian sau trẻ sẽ biết lắp ghép từng chi tiết vào đúng chỗ.

Đến 18 tháng tuổi bé đã biết chồng các khối hình vuông lên nhau là kỹ năng thường thấy
của bé giai đoạn này. Nhiều bé còn phát huy khả năng cân bằng hai hoặc ba khối hình lên
nhau mà không bị đổ. Nghiên cứu chứng minh, càng được làm quen với những trò chơi
hình khối sớm, bé càng năng động hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên để bé chơi một
mình mà nên cùng tham gia.

Lưu ý: Chất liệu tốt nhất cho những khối hình của bé là từ gỗ sồi. Chúng không tạo nên
những vết lõm hoặc bị bong, tróc trong quá trình chơi. Nhược điểm duy nhất là giá thành
của loại đồ chơi này khá cao.

Các loại xe đồ chơi


Ảnh: Images

Các loại xe đồ chơi chạy bằng pin có tác dụng thúc đẩy kỹ năng bò hoặc chạy của bé phát
triển. Trẻ sẽ linh hoạt hơn khi bò, chạy theo sự chuyển động của xe. Khi hơn 1 tuổi, có
thể mua cho bé những loại xe đồ chơi có điều khiển từ xa để giúp bé hoàn thiện kỹ năng
quan sát và phối hợp giữa tay với mắt.

Bút chì màu

Ảnh: Images
Khi bé được 1 tuổi, cha mẹ có thể mua đồ chơi này cho trẻ. Ở tuổi này, trẻ đã có thể cầm,
nắm cây bút chì màu trong tay và di chuyển nét bút một cách tự do. Lên 2 tuổi bé có thể
tự sáng tác hội họa bằng cách nguệch ngoạc trên một tờ giấy. Được làm quen với bút chì
màu sớm, bé sẽ hoàn thiện kỹ năng cầm bút chì ở bậc tiểu học sau này.

Lưu ý: Chọn mua cho bé những loại chì màu không chứa độc tố paraffin.

Giúp bé phát triển toàn diện thông qua


đồ chơi
07-01-2010 | 10:51

Tư duy của bé phát triển rất nhanh, bé thích những đồ chơi phù hợp với từng giai
đoạn phát triển của mình. Nếu thúc ép bé, chẳng hạn mua cho bé đồ chơi được thiết
kế cho lứa tuổi lớn hơn, bé sẽ cảm thấy đồ chơi đó khó quá, và rất mau nhàm chán.

Trái lại, bé sẽ cảm thấy không mấy hứng thú với những món đồ chơi dễ quá so với độ
tuổi. Món đồ chơi thích hợp là đồ chơi hơi “khó” hơn so với đồ chơi bé đang có nhằm
kích thích tối ưu khả năng tư duy ở bé.

Đồ chơi rất quan trọng cho sự phát triển tư duy của


trẻ. Nguồn: Images.

Chọn đồ chơi theo lứa tuổi của bé

Tuổi của
Món đồ chơi cần chọn

Dưới 4 Phụ huynh nên mua cho bé những món đồ chơi có tác dụng phát triển thị giác, thính
tháng giác và các động tác của cơ bàn tay. Bao gồm những món đồ chơi có kích thước hơi to
tuổi để bé dễ quan sát và không gây nguy hại cho bé, có màu sắc sặc sỡ, có âm thanh phát
ra.
5-10
tháng Lúc này bé đã có thể giơ tay lên để cầm nắm, bạn cần chọn cho bé những đồ chơi dễ
tuổi cầm nắm, phát quang, phát ra âm thanh và dễ lay động được.
Bé đã biết đi, nên mua cho bé những món đồ chơi phát ra âm thanh và có thể chuyển
11-18
động được như xe tập đi, xe đẩy, xe kéo giành cho trẻ nhỏ… nhằm giúp bé tập đi và có
tháng
hứng thú rèn luyện những kỹ năng vận động khác như chạy, nhảy, leo trèo…

Thể lực và trí tuệ đã phát triển hơn. Bé thích bắt chước và tập làm theo những động tác
18 tháng-
của người lớn. Tư duy của bé mang tính trực quan hình tượng, phụ huynh nên sắm cho
3 tuổi
trẻ những đồ chơi có tính chất mô phỏng lại cuộc sống xã hội như: đồ chơi nấu ăn, đồ
chơi bác sĩ, đồ chơi mua bán hàng…

Bé đã lớn và không còn hứng thú với những đồ chơi có chi tiết đơn giản mà thích
4-5 tuổi
những thứ có khả năng cử động như búp bê phải cử động được chân tay, mắt hay thay
được quần áo…

5-6 tuổi Bạn nên chọn mua những đồ chơi phát huy trí thông minh của bé như: đất sét, đồ chơi
xếp hình, tranh động vật, tranh tô màu, trò chơi điện tử…

Lựa chọn đồ chơi theo giới tính và tính cách của bé

Lúc được khoảng 2 – 3 tuổi, bé trai và bé gái bắt đầu có sở thích về đồ chơi mang tính
đặc trưng theo giới, tuy nhiên, vẫn có thể có sự khác nhau tùy vào từng bé, thế nên có khi
chúng ta vẫn thấy bé trái thích những món đồ chơi “con gái”, điều này cũng hoàn toàn
bình thường vì thật sự bé chưa hiểu hết ý nghĩa của món đồ chơi mà mình thích, bạn
đừng quá lo lắng, bạn cần có thời gian hướng dẫn và giải thích cho bé hiểu tường tận để
bé dần thay đổi và chơi những món đồ chơi phù hợp với giới tính của mình:
Bé trai- bé gái có sở thích khác nhau về đồ chơi. Nguồn:
Images.

Bé trai: thích những món đồ chơi “nam tính” như vật liệu xây dựng, các loại xe như mô
tô, ô tô, máy bay phản lực, súng nhựa, siêu nhân hay những loại đồ chơi công cụ… giúp
bé dần hình thành nhân cách mạnh mẽ, tháo vát và quyết đoán cần phải có của một người
đàn ông khi trưởng thành.

Bé gái: ngược lại rất thích những món đồ chơi “nữ tính” như chơi búp bê, đồ hàng, nhà
chòi hay những dụng cụ nhà bếp…giúp bé dần hình thành nhân cách dịu dàng, đoan
trang, vén khéo cần phải có ở một người con gái khi trưởng thành.

Chọn lựa đồ chơi theo tính cách của bé cần lưu ý những điểm sau đây:

– Những bé quá hiếu động: nên chọn những đồ chơi ở trạng thái tĩnh để sửa thói quen
quá hiếu động của bé. Những trò chơi như xếp hình, nặn đất… định hướng sự chú ý của
bé vào tay và não để tháo, lắp ghép hình, dần dần sẽ khắc phục được thói quen hiếu động
của trẻ.

– Những bé có tính nhút nhát, trầm ngâm: nên chọn loại đồ chơi ở trạng thái động như
xe ôtô, máy bay, xe tăng…hoặc các loại đồ chơi cần phải chơi cùng bạn để giúp bé dần
hoạt bát và nhanh nhẹn hơn.

Những bé hấp tấp, vội vàng: hãy lựa chọn những đồ chơi mang tính chế tác để sửa tính
khí nóng vội cho bé. Một số món đồ chơi tự tạo bằng giấy, gỗ, vải để bé tự tay làm sẽ
luyện cho bé tính kiên nhẫn, tỉ mỉ, và không nóng vội.
Nguồn: ThS BS. Đinh Thạc/ http://www.nhidong.org.vn/Default.aspx?sid=7&nid=2126

Thích chơi các đồ chơi quen thuộc


15-03-2002 | 15:19

Giờ đây con bạn đã biết vẫy tay “bai bai” và chơi lăn banh tới lui với người lớn. Khoảng
một nửa số trẻ em ở tuổi này biết uống bằng ly và một số còn có thể bắt đầu hăng hái
giúp việc vặt quanh nhà. Con bạn có thể đứng một mình, cúi xuống và sau đó lại đứng bật
dậy, và nếu cháu biết đi sớm cháu đã có thể biết đi thụt lùi.

Cháu đã thông thạo một số từ và mỗi ngày lại tiếp thu được nhiều hơn. Cháu cũng bắt đầu suy
nghĩ sáng suốt hơn và kiên trì đạt được những gì cháu muốn.

Những ý muốn và mong ước rõ ràng

Nếu bạn cấm không cho cháu đụng vào vật gì trong nhà thì cháu lại
càng tò mò, càng muốn tìm hiểu. Vì thế để giữ cháu luôn được an
toàn, nhà cửa gọn gàng, bạn hãy chắn hết lối ra ngoài, khóa chặt
những tủ đựng đồ quý đặt ở dưới thấp, giữ đồ dùng dễ vỡ khỏi tầm
tay với của trẻ. Bạn cũng có thể tạo một cái tủ thấp đặt trên sàn để
cho con bạn chơi. Cất vào đó những đồ chơi hay vật dụng mà cháu
hay chơi như đồ chơi hay những chiếc hộp không. Thỉnh thoảng bạn
nên thay đổi những đồ vật để trong tủ. Chơi là một cách để trẻ tìm
hiểu thế giới xung quanh.

Thưởng thức các món ăn

Đừng mong con bạn sẽ thể hiện phong cách người lớn. Ăn cũng như mọi điều khác mà con bạn
đang làm là điều cháu đang cố học hỏi. Con bạn đang cố gắng tiến bộ trong kỹ năng cầm muỗng,
thế nhưng mục đích chính của cháu cũng chỉ muốn xem thức ăn thế nào, thích nghe tiếng đánh
trứng và muốn biết điều gì sẽ xảy ra khi cháu ném thức ăn xuống sàn hay làm đổ thức ăn đầy
bàn.

Bạn đừng làm cho tình hình xấu thêm – hãy dọn sạch sẽ, trải một tấm chiếu dưới ghế ngồi của
cháu, cho cháu ăn một số thức ăn có lợi cho sức khỏe và phù hợp với cháu độ tuổi, và để cháu
chọn thức ăn mà cháu thích nhưng có sự giúp đỡ và chỉ dẫn của bạn.

Sự yêu thích các đồ vật giúp cho bé thoải mái

Con bạn có cảm giác an toàn khi chơi đồ chơi mà cháu ưa thích và quen
thuộc, đặc biệt là khi bạn không ở cạnh cháu, các bác sĩ nhi khoa thường
khuyên các bậc cha mẹ khuyến khích những tình cảm này. Những đồ vật
này gọi là “đồ vật chuyển tiếp” hay là “bé cưng”, một cái chăn hay một con
thú nhồi bông là những thứ luôn làm cho cháu cảm thấy thoải mái.

Nguồn: Webtretho 2008

Yêu thích & Chia sẻ:


Yêu thích những trò chơi vận động
Các bé tuổi chập chững tìm hiểu sự việc bằng cách cầm nắm và di chuyển các đồ vật từ nơi này sang
nơi khác. Bé cố sức để di chuyển những vật nặng quá sức, nâng lên, hạ xuống, quăng đồ vật khắp
phòng và thích thú quan sát những hạt gạo hoặc cát di chuyển qua các ngón tay. Những chuyên gia
gọi tất cả những khả năng này là “phát triển cơ vận động”, và việc này giúp cho trẻ nhận biết về kích
thước, trọng lượng và hình dạng của các đồ vật.

Bạn có thể nhầm tưởng rằng những việc


này chỉ mang mục đích giúp vui cho bé,
và đôi khi ba mẹ sẽ vô cùng bực bội với
“hiện trường” là những đống hỗn độn do
bé tạo ra, nhưng thực ra bé đã học được
rất nhiều về khái niệm không gian quan
trọng giúp ích cho bé về kiến thức toán
học sau này. Lứa tuổi này là lứa tuổi mà
tất cả các bé đều yêu thích công việc sắp
xếp những loại đồ vật cùng loại lại với
nhau, vì thế chiếc hộp mô hình bằng gỗ
để sắp xếp chính là đồ chơi yêu thích
nhất của bé.
Bắt đầu từ tháng trước bạn đã nhận thấy
bé rất thích chơi với những đồ chơi mới
nhiều màu sắc. Tháng này bé có thể mãi
mê tập trung chú ý chơi một loại đồ chơi
nào đó từ 20 – 30 phút.
Từ khi bé bắt đầu hăng say với công
Ảnh: Inmagine việc khám phá, bạn hãy chắc chắn rằng
mình đã chọn cho bé những thứ đồ chơi
an toàn. Những cuốn sách bằng vải, chiếc hộp âm nhạc, hộp màu sắc, đồ
chơi xếp hình, điện thoại nhựa không có dây, và những thứ đồ chơi có tính
đàn hồi bằng cao su chính là đồ chơi thích hợp nhất cho bé ở lứa tuổi này.
Đồ chơi, hoặc bất cứ vật gì bé cầm trên tay đều to đủ để bé không thể bỏ vào
miệng và nuốt. Nhớ cảnh giác với những vật nhỏ như hạt nút, đồng tiền xu
hoặc một viên bi và cả những vật bén, nhọn, dễ vỡ.

Trẻ có thể tập đọc ngay từ 9 tháng tuổi


04-08-2008 | 08:44
"Không phải đến khi trẻ lên 4-5 tuổi cha
mẹ mới bắt đầu dạy chúng tập đọc, đơn
giản là vì đã quá trễ", tiến sĩ Robert C.
Titzer, một chuyên gia về giáo dục trẻ em ở
Mỹ, lập luận. Phương pháp dạy trẻ đọc
sớm của ông đang được xem là một đột
phá.

Robert Titzer cho rằng, cũng như cách chúng


ta hướng trẻ con theo ngôn ngữ nói, đọc có
thể học được dễ dàng ngay từ giai đoạn đầu
đời. Khi được trình bày một cách hài hước,
tiếp cận theo nhiều giác quan, thì tập đọc là
một hoạt động rất thú vị cho trẻ con và cả
những bé mới biết đi.

Nghiên cứu của ông cho thấy có một cửa sổ


cơ hội học ngôn ngữ bắt đầu từ khi trẻ biết đi
và đóng lại khi trẻ lên 4. Trong giai đoạn cửa
sổ này, trẻ được dạy đọc thì kỹ năng sẽ tốt
hơn hẳn so với bé được dạy ở lứa tuổi 5-6, dù
có cùng chỉ số thông minh và địa vị xã hội.

Theo Titzer, những bằng chứng khoa học cho


Ảnh: inmagine.com thấy rằng trong những năm đầu đời, não bộ
trẻ phát triển rất nhanh và có những tiềm năng
lớn. Trong giai đoạn này, khi các giác quan thính giác, thị giác, xúc giác được kích thích đúng phương
pháp, trẻ sẽ phát triển tốt nhất tiềm năng trí tuệ sẵn có. Tiềm năng của não bộ trẻ là cơ sở của các chiến lược
giáo dục sớm, trong đó có việc học ngôn ngữ sớm. Chính vì vậy tập đọc ngay từ thơ ấu sẽ dễ dàng hơn
nhiều so với bất kỳ giai đoạn nào khác.

"Trong thời kỳ sơ sinh, trẻ em có khả năng học ngôn ngữ tự nhiên ở mức độ cao hơn bất cứ giai đoạn nào
trong cuộc đời. Tôi đã phát triển phương pháp học đọc đa giác quan mới này để tận dụng cửa sổ cơ hội của
trẻ để học ngôn ngữ", Titzer cho biết.

Giải pháp của ông là: Để trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi tiếp xúc với ngôn ngữ đọc cũng như ngôn ngữ nói
thông qua chương trình đa giác quan sinh động mà trẻ có thể vừa nhìn thấy từ vừa nghe chúng.

Ví dụ, khi con bạn tỏ ra hứng thú ở một chủ đề đặc biệt nào đó, hãy giúp bé học đề tài đó bằng nhiều giác
quan có thể. Nếu con bạn thích học về hoa – hãy để bé xem, ngửi, chạm vào, thậm chí là lắng nghe những
âm thanh dịu dàng mà bông hoa phát ra mỗi khi chạm vào tai bé.

Phương pháp học này thường gây hứng thú nhiều hơn đối với trẻ, tạo hiệu quả nhiều hơn vì các kênh thần
kinh được hình thành giữa các vùng khác nhau của não sẽ nhận được những thông tin đa cảm giác.

Chương trình “Bé yêu biết đọc ” được Robert Titzer áp dụng thử trên chính con gái mình, Aleka, khi còn là
một đứa trẻ. Ông biết não bộ của con ông đang ở thời kỳ phát triển nhanh hơn so với các giai đoạn còn lại
trong đời một đứa trẻ. Kết quả đáng kinh ngạc. Lúc sinh nhật đầu tiên, bé đã có thể đọc hơn 100 từ. Khi 2
tuổi, Aleka có thể đọc 10 đến 20 cuốn sách một ngày và lên 4, nó có thể đọc đúng chính tả ở mức ngang
tầm với một người 18 tuổi. Chương trình này cũng thực hiện thành công trên người con gái thứ 2, Keelin.
PGS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em ở ĐH Quốc gia Hà Nội, từng có nhiều năm nghiên cứu
ở Australia, cho rằng "Quan điểm của tiến sĩ Titzer là hoàn toàn có cơ sở thực hiện được. Từ trước đến nay,
trẻ 1-2 tuổi chỉ được dạy nói thuần túy, vậy có thể kết hợp với dạy đọc. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi thiên
tài về trí nhớ, trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Việc tiếp nhận thông tin cũng khác với khi trẻ đã lớn, chúng
học bằng mọi giác quan, vì vậy có cơ sở thực hiện được cả nói và đọc".

Tuy nhiên, tiến sĩ Khanh cũng cho rằng khi dạy trẻ đọc quá sớm, có thể trẻ sẽ rất ham đọc, hoặc ham đọc
quá mức, nên cần phải dung hòa được với những hoạt động khác như giao tiếp hoặc vận động.

"Ngay cả tại các nước tiên tiến như Mỹ, Singapore, quan điểm của tiến sĩ Titzer vẫn còn là rất mới, vì thế ta
cũng nên tham khảo", ông Khanh nói. Ông cho biết Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã thử nghiệm áp dụng
trên một nhóm trẻ, nhưng chưa công bố kết quả.

Robert C. Titzer, nhà nghiên cứu nhi, khi còn là giáo sư Đại học Southeastern Louisiana, bài nghiên cứu thú
vị của ông về khả năng đọc đa giác quan trong thời kỳ lọt lòng và tập đi đã thu hút sự chú ý của các chuyên
gia, phụ huynh và giới truyền thông. Công trình của ông đã được đăng trên các tờ báo khoa học, như
Psychological Review. Ông từng giảng dạy tại 3 trường đại học khác: Penn State, ĐH Indiana và ĐH quốc
gia California ở Fullerton.

Mẹ rảnh tay, con thích thú


17-06-2010 | 11:18

(Webtretho) Chắc bạn không thể phủ nhận rằng có những lúc bạn đã ước
cục cưng của mình thần kỳ biến mất – không phải mãi mãi mà chỉ khoảng
nửa tiếng thôi, để bạn đọc nốt tờ báo hay nói được đôi ba câu chuyện với
bạn bè. Nhưng điều này vô cùng khó, vì dường như bé cứ bám lấy bạn mọi
lúc mọi nơi.

Bạn cũng không muốn bỏ lỡ một nhịp phát triển nào


của bé; bạn bí mật thích thú việc con muốn có mình,
cần đến mình; và hơn hết thảy, bạn cảm thấy có lỗi
nếu “bỏ rơi” con. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng họ luôn
cần ở bên các con và tham gia vào những trò chơi
của chúng, nhưng điều đó lại khiến họ không còn
thời gian nghỉ ngơi – từ đó có thể dẫn đến căng
thẳng, và những đứa trẻ vô tình trở thành đối tượng
“xả stress”. Thật ra thì tập cho con biết tự chơi là
món quà tốt nhất bạn dành cho bé, vì cùng với đó,
bạn cũng đang tập cho con những kỹ năng quan
trọng mà bé cần có để biết suy nghĩ, sáng tạo, tự tin
và thành công.

Dạy con cách… chơi


Căng thẳng, căng thẳng quá! (Ảnh:
Inmagine)
Bước đầu tiên là hãy cho bé thấy chơi một mình có thể vui
thế nào. Quá trình này có thể bắt đầu từ khi bé chưa biết đi. “Trong một chừng mực nhất
định, tự xoay xở là một kỹ năng cần phải học mới có được, và nếu lúc nào bạn cũng ở
bên cạnh thì có thể bé sẽ không bao giờ học được kỹ năng này,” Tiến sĩ Cynthia
Chandler, chuyên ngành Giáo dục mầm non, cho biết. Bạn có thể cho bé vào cũi, hay một
khoảng không gian giới hạn với vài món đồ chơi phù hợp độ tuổi trong khi bạn làm việc,
đọc sách ở ngay bên cạnh, hay thậm chí là ra khỏi phòng, điều đó sẽ giúp bé phát triển
khả năng tập trung và tự làm mình vui vẻ. Những chiếc trống, lục lạc và những hình khối
đơn giản, nhiều màu sắc, dễ cầm nắm có thể giữ cho một em bé 6 tháng tự chơi một mình
trong vòng 20 phút – vừa đủ thời gian để bạn nhâm nhi một tách cà phê.

Khi bé đã chập chững biết đi rồi, khoảng không gian và thời gian “chơi riêng” của bé có
thể rộng hơn, nhưng vẫn cần bố mẹ để mắt đến. Bé thấy thế giới xung quanh thật nhiều
điều hấp dẫn và sẽ rất thích thú chơi một mình với những món đồ chơi yêu thích trong
khoảng 15 phút hoặc nhiều hơn. Khi bé được khoảng 2 tuổi, dần khám phá ra thú vui và
niềm đam mê của bé, bạn cũng hãy chia sẻ những đam mê của bạn, những điều bạn muốn
làm một mình và vì sao. Trẻ con thường chịu ảnh hưởng lớn từ những sở thích của bố
mẹ. Chẳng hạn khi thấy bạn khiêu vũ, bé cũng sẽ nhún nhảy và xoay tròn; khi thấy bạn
thường xuyên đọc sách, bé sẽ thấy điều này thật thú vị và muốn học theo như vậy.

Bạn nên hiểu trong khi nhiều đứa trẻ thường chơi một mình hết sức tự nhiên, thì cũng có
nhiều bé khác cần sự hướng dẫn của bố mẹ. Đừng so sánh mà hãy giúp đỡ con, dần dần
tăng thời gian con bạn tự chơi một mình. Bạn cũng có thể dùng một chiếc đồng hồ hoặc
một bộ đếm thời gian để giải thích với bé rằng bé sẽ chơi một mình trong phòng cho đến
khi chuông báo thức reng reng. Hãy tỏ ra khuyến khích, ủng hộ các trò chơi hoặc sản
phẩm mà con tự hoàn thành, chẳng hạn như “Bé tự xếp được cả một tòa nhà cơ à, bé giỏi
ghê!” để bé tự tin hơn.

Tạo không gian vui chơi cho bé


Cách tốt nhất để khuyến khích con bạn tham gia những trò chơi độc lập là hãy tạo ra một
không gian riêng, an toàn cho bé ở trong nhà hay ngoài sân để khuyến khích những trải
nghiệm.

Nếu có điều kiện, hãy dành hẳn cho bé một phòng để chơi đùa, trong đó có
nhiều loại đồ chơi khác nhau. Trong phòng
không để những đồ vật nhiều góc cạnh, và nếu
được, có thể lót thảm êm hay gối êm để bé
không bị ngã đau. Nhưng thật ra, đôi khi chỉ
cần một ngăn tủ cũng đủ để thành kho đồ chơi
thú vị của bé rồi. Bố mẹ có thể chuẩn bị thêm
một ít sách và đồ chơi để trong giỏ ở nhiều
phòng khác nhau để nếu bố mẹ có đi sang
phòng khác thì bé vẫn có thể chơi một mình,
và sau đó nhớ nhắc bé dọn lại đúng chỗ.
Không cần thiết phải thường xuyên mua đồ Những đồ chơi có tính tư duy
chơi mới, vừa tạo cho bé thói quen không tốt, sáng tạo sẽ giúp bé tự chơi lâu
vừa khiến bé dễ bị ngợp và chán. Thay vào đó, hơn (Anh: Inmagine)
bạn hãy giấu đi vài món đồ chơi và tháng sau lại đưa ra để bé cảm thấy bất ngờ
và hứng thú hơn với những món đồ chơi cũ. Theo các chuyên gia – và cả theo
lời khuyên của nhiều bà mẹ nữa – không gian vui chơi của trẻ nhất thiết phải có
các hình khối xây dựng như Duplo hay Lego, phục trang, giấy, bút chì màu và
một số dụng cụ khác để bé sáng tạo nghệ thuật. Những loại đồ chơi có tính tư
duy, sáng tạo sẽ giúp bọn trẻ tự chơi lâu hơn.

Giữ cho bọn trẻ luôn bận rộn


Tiến sĩ Chandler nhớ lại đã có lần cô đã giao cho các em học sinh tiểu học của mình một
bài tập: đặt một chiếc bánh quy nhỏ lên ổ kiến và xem phải mất bao nhiêu lâu lũ kiến
“thanh toán” hết số bánh ấy. Các bậc phụ huynh không thể tin được rằng con họ chịu
dành thời gian lâu để ngồi quan sát những điều như vậy. Ngoài ra cũng có thể khiến bé
“bận rộn” với những trò nho nhỏ như nằm xem đám mây kia có hình gì, bày ra những thí
nghiệm khoa học đơn giản (xem thêm ở naturerocks.org), các tác phẩm nghệ thuật và
làm các sản phẩm thủ công… để bạn rảnh tay lo công việc của mình.

Thật ra cũng không hại gì khi thỉnh thoảng cho phép con ngồi xem TV 30 phút, nhưng
hãy cố gắng giúp con khám phá những trò tiêu khiển năng động hơn. Những đứa trẻ phụ
thuộc vào người khác, hay thứ gì khác như TV hay trò chơi điện tử thường gặp phải khó
khăn trong việc tự chịu trách nhiệm khi lớn lên. Bằng việc khuyến khích con mình phát
triển những cảm xúc, bạn đã giúp bé trang bị tốt hơn để đối mặt với những thách thức
trong cuộc sống.

Cho phép bé bừa bộn


Hầu hết trẻ con đều bề bộn và thích làm
mọi thứ rối tung lên, nhưng chính sự bừa
bộn này có thể giữ chân bé hàng giờ liền
cho bạn làm việc riêng. Cho bé thỏa sức vẽ
vời lên tấm rèm tắm cũ chẳng hạn, hay cho
bé xây pháo đài hay cung điện bằng những
chiếc gối… nhà bạn có thể bừa bộn hơn
một chút, nhưng bố mẹ lại có thêm nhiều
thời gian để học hành, làm việc, hay thời
Bừa bộn là sáng tạo? (Ảnh:
gian riêng tư để… cùng chơi ô chữ chẳng
Inmagine)
hạn.

Chấp nhận bừa bộn một chút, nhưng bù lại khuyến khích bé trải nghiệm và học hỏi. Bạn
muốn dành thời gian cho bản thân thì đôi lúc cũng hãy từ bỏ sự kiểm soát và cho phép
con làm điều mà chúng giỏi nhất: chơi!

"Bày trò" để mẹ rảnh mà bé vẫn vui.


Ngay trong phòng ngủ của mình, bạn có thể để bé đóng vai
bác sĩ, còn mình đang bị ốm. Trong lúc con say mê "khám",
bạn có thể nghỉ ngơi đôi chút.

Những trò chơi dưới đây đều rất đơn giản, có thể thực hiện
ngay trong nhà, sử dụng những thứ có sẵn và chắc chắn sẽ
khiến nhóc tì tuổi mầm non của bạn thích thú, còn bạn có thể
tranh thủ vài phút cho chính mình.

Trong phòng tắm:


Ảnh: Corbis

- Khi đưa bé đi tắm, bạn để vào hai miếng xốp sạch và đề nghị con cọ giúp bồn tắm khi bé đang
ở trong đó. Trong khi bé say mê với công việc đó, bạn có thể cọ rửa phòng tắm hay đơn giản là
ngồi đó và thưởng thức vài phút rảnh rỗi hiếm hoi.

- Chỉ cần vài cái chai, bé sẽ đổ đầy nước vào rồi đổ ra và rất thích thú với việc này.

- Phun kem cạo râu khắp bồn tắm và thêm vào một ít màu thực phẩm rồi để cho bé trộn chúng
với nhau và bạn chỉ việc ngồi xem. Những vết bẩn này sẽ rất dễ làm sạch nhưng kết quả sau
cùng là bạn sẽ thấy phòng tắm của mình có mùi y hệt như ông xã vậy.

Trong bếp:

- Hướng dẫn bé làm bánh quy. Việc này rất đơn giản và bé có thể tự làm được hầu hết các
bước: Từ nhào bột đến đem nướng. Trong khoảng thời gian bọn trẻ thích thú vì có cơ hội thể
hiện, bạn có thể bật vài bản nhạc vui nhộn và nhún nhảy theo.

- Đưa cho bé một cái bát nhựa to đựng gạo, kèm theo vài cái cốc, thìa và hộp đựng. Bé sẽ trút
gạo ra, lấy thìa xúc vào bát rồi đổ trở lại. Ngoài gạo, bạn có thể dùng các loại hạt đậu trong trò
chơi này nhưng nhớ trông chừng bé cẩn thận kẻo con bạn có thể nuốt và bị nghẹn vì những hạt
này.

- Khi bạn chuẩn bị bữa trưa hay bữa tối, hãy để bé rửa rau giúp (tất nhiên trước đó bạn đã dạy
con làm việc này rồi).

Trong phòng của bạn:

- Đưa cho bé một chiếc lược và để bé tự chải tóc trong khi bạn đọc một cuốn tạp chí.

- Đưa cho bé một ít đồ "tô vẽ" và để bé tự trang điểm. Bé sẽ đứng trước gương và vẽ mặt mình,
vẽ vào tay và chân và sau đó có thể còn làm việc đó cho cả chị gái mình.

- Chơi trò bác sĩ: Bạn nằm xuống giường và để cho bé nghe nhịp tim, sờ bụng, xem chân…

Trong phòng khách:

- Bất cứ khi nào bạn làm gì, đừng xua đuổi bé nếu con muốn giúp bạn. Chẳng hạn, khi bạn lau
nhà có thể nhờ bé dọn đồ chơi ra chỗ khác.
- Đi chợ: Bạn đưa cho bé một trong những chiếc thẻ tín dụng ảo (mua đồ qua email) và hai mẹ
con sẽ "sắm sửa" những thứ mình thích trên mạng.

- Đặt một chiếc chiếu hay cái nệm lớn ở trước ghế sofa và để bé tự bày trò chơi. Con bạn có thể
mang những con thú nhồi bông của mình ra và cùng chúng nhảy trên đó. Bé có thể giả vờ bơi
thuyền và coi chiếc chiếu là mặt nước hay cuộn tròn trong đó.

- Các bé rất thích thú bởi hành động đổ rỗng và làm đầy lại. Bạn hãy đưa cho con một chiếc hộp
to đựng đầy vải vụn. Bé rất thích lấy chúng ra và sau đó đặt từng mẩu một lại.

Thích hợp cho cả trẻ hiếu động, nghịch


ngợm hay tỉ mỉ, dịu dàng
26-12-2001 | 20:33

Hãy bày trò cho đứa con hiếu động của mình. Nó sẽ học hỏi được nhiều điều mà bạn cũng
bớt bị quấy rầy. Cách hay nhất để con cái không phá phách là hướng dẫn nó "phá phách
trong khuôn khổ".

Hãy luôn luôn để trong ngăn kéo một túi nhựa có chứa tất cả các dụng cụ như keo dán, kéo, giấy
trắng và giấy màu, màu vẽ, viết chì màu, tẩy, lọ nước, vỏ sò, ruy băng, giấy gói… Con bạn sẽ có
sẵn mọi thứ và như vậy bạn sẽ không bực mình vì cứ cần đến lại phải đi tìm.

Và hãy động viên con cùng làm những thứ sau đây:

Làm chuỗi đeo cổ. Dùng những sợi len màu, xâu những hạt nút, vỏ sò hoặc hạt giả trai để làm
thành chuỗi đeo cổ.

Chơi với những hạt nút: Sắp xếp, phân loại, đếm các hạt nút là một trò chơi tuyệt vời đối với
trẻ em khi mà nó đã lớn và không ngậm các hạt nút này vào miệng. Để có một số lượng lớn hãy
cắt ở áo quần cũ.

Để các hạt nút không rơi xuống đất, bạn cho tất cả vào một miếng vải rộng. Đưa cho bé một cái
hộp đựng trứng để nó phân loại các hạt nút dựa theo màu và hình dạng.

Tranh dán: Cắt hay xé những miếng giấy ở bất kỳ dạng nào từ giấy gói hàng, giấy gói quà, giấy
màu. Và đưa cho con bạn một tờ giấy trắng và một hộp keo dán, tự nó dán các miếng giấy nhỏ
và làm thành một bức tranh.

Trong thư người ta gửi cho bạn có rất nhiều tem, đừng vứt đi, hãy đưa cho con bạn để nó chơi
dán tem.

Khi bạn viết thư cho gia đình, cho bạn bè, hãy cho bé tham gia dưới hình thức một bức vẽ, một
bức tranh dán.

Bộ sưu tập thiên nhiên: Khi cùng con đi chơi trong công viên hay tha thẩn quanh nhà, hãy sưu
tập các thứ khác nhau để thu hút sự chú ý của bé: hoa, vỏ sò, viên sỏi đẹp, vỏ ốc, các loại lá cây,
cỏ… Khi về nhà, con bạn sẽ sắp xếp lại vào cái hộp, đó như là kho tàng của bé.
Chơi với nước: Nếu con bạn thích chơi với nước và thích lau chùi, đưa cho nó chậu nước ấm
và một ít nước rửa chén bát, một miếng bọt biển. Giao cho nó nhiệm vụ lau chùi xe đạp, xe ô tô
của nó, nó sẽ rất thích. Nhớ đùng cho bé chơi nước quá lâu kẻo bé bị lạnh.

Mùa con được nghỉ hè, hãy đưa nó cây cọ với xô nước cho nó sơn vách nhà bằng nước và cây
cọ đó. Nhà sẽ ướt nhưng sau đó sẽ khô ngay và bạn không phải lau chùi gì cả.

Nặn tượng: Vật liệu nặn tượng rất tốt là bột trộn muối, vừa dễ làm vừa ít tốn kém. Bạn hãy trộn
hai bột một muối vào một ít nước. Bột này sẽ dính nhuyễn, dễ nhào trộn hơn. Sau khi đã dùng
bột nặn thành hình con vật, bạn để khô sau đó sơn màu lên hoặc trước đó bạn có thể thêm vào
bột vài giọt màu thực phẩm hoặc màu vẽ để có bột màu hồng hoặc vàng xanh khác nhau.

Thổi xà phòng: Tất cả mọi đứa trẻ đều thích thổi bong bóng xà phòng. Nhưng nó hay làm đổ
nước xà phòng ra và sẽ bị trượt. Để tránh, bạn lấy dây cột lọ nước xà phòng vào một trụ đứng
hay một cái cây ngang tầm với bé.

Nếu bạn không muốn cho bé thổi bọt bong bóng xà phòng thường, hãy lấy sữa tắm không dị ứng
dành cho em bé. Loại này sẽ tạo thành những bong bóng rất đẹp.

Làm con rối: Bạn có thể làm con rối từ vớ cũ. Chỉ cần đính hạt nút để làm mắt, một túm len làm
mũi, và vẽ khuôn mặt hoặc thêu, đính vài sợi len làm tóc, may hai miếng vải nhỏ làm tai và lưỡi.

Làm nhà: Nếu con bạn thích lều gỗ, thích làm nhà, hãy làm cho nó một thùng carton lớn, sơn lên
thùng, vẽ phong cảnh và cây cối, cắt để tạo những cửa sổ nhỏ và một cửa lớn.

Trang trí: Lúc rảnh rỗi, bạn muốn kiếm một công việc tay chân cho đứa trẻ làm. Hãy để cho nó
trang trí một cái hộp giấy như làm hộp nữ trang, đồ chơi… Đầu tiên, cho nó trang trí hộp bằng
gỗ, hoặc bằng giấy bìa, đưa cho nó những vật liệu để trang trí: keo dán, nút, giấy vụn, ruy băng,
giấy bạc.

Hóa trang: Trẻ em rất thích hoá trang thành người già. Bạn có thể làm cho tóc nó bạc nhờ bột,
làm râu bàng các sợi cotton hay dây nilon, râu bắp… rồi kiếm một cái cây làm gậy cho nó chống.

Tương lai nằm ở 3 năm đầu đời


Thấy cháu Nguyễn Anh Tú mới 2 tuổi đã biết chỉ hình vuông, hình tròn khi được hỏi, lên 3
biết đếm biết rành, lên 4 đã biết đọc, biết viết, lên 5 tuổi đã vẽ được nhiều bức tranh đẹp…
nhiều người khen là “thần đồng”. Nhưng mẹ của Anh Tú khẳng định: cháu đang phát triển
đúng với độ tuổi. Ba mẹ Anh Tú cho biết “chúng tôi đã dành thời gian để chơi cùng cháu,
tìm hiểu sở thích và khuyến khích cháu làm những gì cháu thích như vẽ tranh”. Bé Anh Tú
là ví dụ rõ nét cho thấy trong 3 năm đầu đời, trẻ có thể nắm bắt kiến thức rất nhanh, tạo
nền tảng tốt cho sự phát triển trí tuệ trong tương lai nếu cha mẹ có phương pháp giáo dục
đúng.

Thời kỳ vàng – 3 năm đầu đời

Các nhà khoa học đã kết luận thời kỳ 1-3 tuổi là thời kỳ vàng trong quá trình phát triển của con
người vì giai đoạn này, tế bào thần kinh của não bộ phát triển với tốc độ cực nhanh: Lúc 1 tuổi,
não bộ của trẻ chỉ bằng 70% người trưởng thành; đến lúc 3 tuổi đã đạt đến 85%. Bên cạnh đó,
trong hai năm đầu đời, trẻ có tốc độ tăng trưởng về thể chất với tốc độ rất lớn.

Ở tuổi này, việc cung cấp một chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ, cùng với phương pháp giáo
dục đúng cách và phù hợp với quá trình phát triển của trẻ sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển tối ưu,
phát huy được các khả năng tiềm ẩn và thành công trong tương lai. Sự nỗ lực của cha mẹ trong
giai đoạn phát triển nhạy cảm này có hiệu quả rất lớn,
tạo nên nền tảng cơ bản để trẻ phát triển tốt nhất các
năng lực, năng khiếu tiềm năng về sau.
Một trong chương trình bổ ích hỗ trợ
Có một hệ dưỡng chất cho thời kỳ vàng phụ huynh trong việc chăm sóc và
nuôi dưỡng trẻ ngay từ giai đoạn đầu
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thì việc quan đời là ngày hội “Vì con là số 1” sẽ lần
tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn lượt diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên
này là một trong những cách “tiếp sức” cho trẻ hoàn cả nước. Vừa qua, chương trình đã
hảo nhất. Cùng cha mẹ “tiếp sức” cho “thời kỳ vàng” diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh (16/03),
của trẻ, Abbott Laboratories đã giới thiệu sữa công Nha Trang (23/03). Tại đây ba mẹ và
thức GainPlus Advance EYE-Q dành cho trẻ từ 1-3 các bé có thể tham gia các trò chơi
tuổi chứa hệ dưỡng chất EYE-Q. Hệ dưỡng chất vận động và trò chơi giáo dục (phát
EYE-Q giúp bé phát triển trí tuệ toàn diện, bổ sung triển tư duy logic, toán học, tài năng
TPAN tăng cường miễn dịch và hỗn hợp chất béo cao âm nhạc, năng khiếu hội họa) giúp bé
cấp không chứa dầu cọ giúp phát triển xương và tăng cường khả năng trí tuệ và thể lực
chiều cao. Điểm nổi trội là dòng sản phẩm chứa hệ của mình. Ngoài ra, cha mẹ và bé còn
dưỡng chất EYE-Q đã được kiểm nghiệm qua nghiên được tham vấn các chuyên gia đầu
cứu khoa học với 20 chứng cứ lâm sàng cấp độ 1, ngành của lĩnh vực dinh dưỡng và
cấp độ tin cậy nhất trong nghiên cứu y khoa, được các giáo dục.
tổ chức y khoa danh tiếng thế giớI công nhận (như tạp
chí Y khoa Anh Quốc). Những kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy khi sử dụng GainPlus
Advance Eye-Q, trẻ sẽ được hỗ trợ để phát triển tòan diện về trí não, sức đề kháng và xương
trong 3 năm quan trọng nhất.

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, ngay trong thời kỳ vàng này, trẻ tiếp thu và lĩnh hội các
kiến thức từ môi trường sống rất nhanh. Trẻ em giống như một cây non, trong điều kiện dinh
dưỡng đầy đủ và có phương pháp giáo dục tốt, nếu được kích thích hợp lý vào các cơ quan thị
giác, xúc giác, thính giác… thì các kỹ năng, phẩm chất riêng của trẻ sẽ được phát triển tối ưu.
Theo PGS, TS nhi khoa Alexis L.Reyes, đại học Y Philippines thì “trẻ thông minh hơn và có thành
tích học tập tốt hơn sẽ có tương lai ổn định hơn”. Như vậy, trẻ có thể phát huy hết tài năng tiềm
ẩn trong tương lai hay không một phần là nhờ phương pháp chăm sóc, giáo dục của phụ huynh
trong giai đoạn quan trọng này.
5 lời khuyên khi tập
cho trẻ ngồi bô
08-04-2008 | 20:56

Tập cho bé ngồi bô cũng là một trong những


việc cần được bố mẹ quan tâm, hướng dẫn. Bé
có thích thú ngồi bô hay không? Có tỏ ra sợ hãi
khi nhìn thấy bô hay không? Vấn đề còn tùy
thuộc vào sự hướng dẫn của bố mẹ. Sau đây là
những mẹo nhỏ mách bạn giúp bé ngồi bô tốt
hơn.

1. Để bé làm quen với nhà vệ sinh và bô

Khi bắt đầu có ý định cho bé ngồi bô, hãy mang bé


vào nhà vệ sinh mỗi khi thay tã. Đây là cách dễ
dàng để bé tiếp xúc với nhà vệ sinh và làm quen với
bô. Lưu ý là dọn nhà vệ sinh sạch sẽ để tạo cảm Hãy để bé làm quen với nhà vệ sinh và
giác thoải mái cho bé.

2. Hãy cho bé nhấn nút dội cầu

Tập cho bé làm quen với nhà vệ sinh bằng cách cho bé dội cầu mỗi khi có dịp. Điều này làm tăng
sự quan tâm của bé đến việc sử dụng nhà vệ sinh, đồng thời làm giảm sự sệt ở bé mỗi khi nhắc
đến nhà vệ sinh.

3. Theo dõi những dấu hiệu khi bé cần đi vệ sinh

Theo dõi những dấu hiệu cho thấy bé đang muốn ngồi bô. Những dấu hiệu đó có thể là: bé sẽ
ngừng chơi, mặt đỏ lên, hoặc trốn vào một góc, hoặc nhờ mẹ thay tã… Nhiều bé sẽ khóc hoặc
muốn khóc khi có nhu cầu đi vệ sinh.

4. Làm cho nhà vệ sinh thân thiện và an toàn với bé


Hãy làm cho nhà vệ sinh thật hấp dẫn và an toàn bằng cách thiết kế cho bé một chỗ ngồi thật thú
vị và đặt những rổ sách nhỏ bên cạnh để bé cảm thấy thích và ngồi được lâu hơn.

Lưu ý: để tất cả những dụng cụ làm vệ sinh, xà phòng, thuốc tẩy…ra khỏi tầm tay của bé.

5. Bé trai: Tập ngồi tiểu trước khi đứng

Đối với những bé trai, cũng cần tập ngồi đi vệ sinh trước khi đứng mặc dù việc đứng để tè có thể
sẽ tốt hơn, nhưng dù sao bé cũng phải đi cầu, vì vậy tốt nhất vẫn cần tạo cho bé thói quen sẵn
sàng ngồi bô.

You might also like