You are on page 1of 4

TƯ TƯỞNG NHÂN NGHĨA

Năm 1406 quân Minh xâm lược nước ta. Ách đô hộ của giặc Minh đè nặng lên các tầng lớp nhân dân ta. Năm 1416, ở đất
Lam Sơn- Thanh Hoá, Lê Lợi và 18 người cùng chí hướng đã làm lễ ăn thề ở Lũng Nhai, nguyện sống chết cùng nhau đuổi
giặc cứu nước. Nguyễn Trãi- một tài năng xuất chúng, nổi bậc lên trong hàng ngũ tướng lĩnh nghĩa quân Lam Sơn. Ông
đã góp công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Trong niềm hân hoan của cả dân tộc, tháng 2 năm 1428 Bình
Định Vương Lê Lợi giao cho Nguyễn Trãi viết “ Bình Ngô đại cáo” tuyên bố cuộc đấu tranh chính nghĩa đã thắng lợi.
“Bình Ngô đại cáo” thắm đậm tư tưởng nhân nghĩa, là cội nguồn sức mạnh của cuộc kháng chiến.

Nhân nghĩa là tư tưởng của dân tộc được hình thành và phát triển xuyên suốt chiều dài lịch sử. Mục đích của nhân nghĩa
đã được khẳng định là “cốt để yên dân”, là bảo vệ hạnh phúc của nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống
trong môi trường hoà bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc ,đau thương.

“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trứơc lo trừ bạo”

Nhân nghĩa là tinh thần vì dân, là chính nghĩa của nhân dân, mang bản sắc dân tộc. Nhân nghĩa ở đây không phải là lòng
thương người một cách chung chung, mà nhân nghĩa là để an dân, trừ bạo ngược để cứu nước,cứu dân. Muốn yên dân thì
khi có giặc ngoại xâm trước tiên phải đứng lên chống giặc “trước lo trừ bạo”.

Nhân nghĩa gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
“ Nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác”

là niềm tự hào dân tộc "…hào kiệt đời nào cũng có”, là truyền thống yêu chính trực, ghét gian tà, căm thù sâu sắc bọn
giặc cướp nước, bán nước:
“Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”

Nhân nghĩa còn là sự chia sẻ, cảm thông với nổi khổ của người dân mất nước:
“Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nổi rừng sâu nước độc
….
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”

Nhân nghĩa là cội nguồn của cuộc sống. Có nhân nghĩa thì thành công , không nhân nghĩa thì thất bại. Bọn giặc Minh xâm
lược đã:
“Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế
Gây binh, kết oán trãi hai mươi năm
Bại nhân nghĩa, nát cả đất trời”

Họ không có nhân nghĩa vì vậy cho nên phải chịu cảnh “ thây chết đầy đường” “máu trôi đỏ nước” “ nhơ để ngàn năm”

Nhân nghĩa làm nên sức mạnh, vì nhân nghĩa quân ta đã:
“Đánh một trận, sạch không kình ngạc,
Đánh hai trận, tan tác chim muông”

Quân ta chiến thắng vì đã:


“Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo”

Nhân nghĩa còn là tinh thần yêu chuộng hoà bình, công lý, tình nhân loại , là sự hiếu sinh, hiếu hoà, sự độ lượng bao
dung thể hiện tinh thần nhân đạo cao cả của dân tộc ta, đã mở đường hiếu sinh cho kẻ thù khi chúng đã bị bại vong:
“Tướng giặc bị cầm tù như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng
Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh
Mã Kỳ, Phương Chính cấp cho năm trăm chiếc thuyền,
ra đến bể mà vẫn hồn bay phách lạc.
Vương Thông ,Mã Anh phát cho vài nghìn cổ ngựa,
về đến nước mà vẫn tim đập chân run.”
Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng
Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”

Cuộc kháng chiến chống quân Minh diễn ra lâu dài với muôn vàn khó khăn gian khổ nhưng thể hiện tinh thần quật khởi
của một dân tộc anh hùng.
Tư tưởng nhân nghĩa trong “ Bình Ngô đại cáo ” thể hiện tinh thần nhân bản và giá trị nhân văn sâu sắc, là kim chỉ nam
cho đường lối chính trị và quân sự của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tư tưởng đó đã giúp cho Lê Lợi giương cao ngọn cờ
chính nghĩa, hiệu triệu quần chúng tham gia đánh đuổi giặc Minh. Nó biến thành sức mạnh to lớn đưa cuộc kháng chiến
đến thắng lợi hoàn toàn.

Phân tích đoạn 1 BNDC:


Mở đầu bài cáo, tác giả nêu lên một tư tưởng lớn làm nguyên lí cho toàn bài.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Đó là tư tưởng nhân nghĩa, nhưng không phải nhân nghĩa chung chung, mà gắn với mục đích “yên
dân”, “trừ bạo”, mang nội dung yêu nước, thương dân. Nó đã được chứng minh bằng sự tồn tại
của nước Đại Việt ta như một chân lí lịch sử:
Như nước Đại Việt ta từ trước,

Song hào kiệt thời nào cũng có.


Có đủ tất cả các yếu tố của một quốc gia độc lập tự chủ : quốc hiệu (tên nước), văn hiến, lãnh thổ,
phong tục, con người và đặc biệt là “nền độc lập” đã được xây dựng từ bao đời.Những lời văn
mạnh mẽ, dứt khoát, có ý khẳng định chắc chắn, NgTrãi đã khẳng định một cách hùng hồn chủ
quyền dân tộc.NgTrãi nêu bật lịch sử các triều đại bằng phép liệt kê, song hành, đã khẳng định
lịch sử dài lâu của đất nước, đồng thời khẳng định tư thế độc lập ngang hàng của ĐViệt với các
triều đại phong kiến phương Bắc
Nó còn như khẳng định về hậu quả thất bại tất yếu của kẻ thù khi chúng xâm phạm đến độc lập
chủ quyền của dân tộc ta:
Vậy nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại;
Triệu Tiết chí lớn phải vong thân;
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
NgTrãi đã cho ta thấy những chiến công oanh liệt của dtộc trong cuộc kháng chiến chống quân
xâm lược, giữ gìn tự do của Tổ quốc.Cách nêu dẫn chứng rõ ràng cụ thể bằng những lời lẽ chắc
chắn, hào hùng, thể hiện niềm tự hào dtộc.
=> Nói về nước Đại Việt ta, cảm hứng của tác giả tràn đầy niềm tự hào dân tộc. Câu văn biền
ngẫu sóng đôi, cân xứng tạo nên giọng điệu trang nghiêm, khẳng định khi nói về quốc gia độc
lập, tự chủ: và đặc biệt nghệ thuật so sánh lại càng tôn cao và khẳng định thêm điều đó: Nguyễn
Trãi đã đặt các triều đại Triệu, Đinh, Lí, TRần của VN ngang hàng với các triều đại Hán, Đường,
Tống, Nguyên của Trung Quốc. Không có một niềm tự hào dân tộc mãnh liệt thì cũng khống thể có
một sự so sánh như vậy.

TINH THẦN DÂN TỘC


Hoàn chỉnh hơn trong chủ nghĩa yêu nước, cũng như phát kiến mới của Nguyễn Trãi trong BNĐC với quan niệm
yêu nước là sự tôn trọng nền văn hoá, phong tục tập quán, với tinh thần nhân nghĩa cứu nước là cứu dân,
thể hiện: “ Nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cỏi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.”
-Một lần nữa khẳng định với ngoại bang đất nước ta có chủ quyền đã lâu, đồng thời Đại Việt ta cũng có nền văn
hoá, phong tục tập quán riêng, tuy nhiều thế kỷ bị nô dịch nhưng chính sách đồng hoá phương bắc không thể
thuộc hoá dân ta được!
- Điểm tiến bộ trong BNĐC là xác định nước ở đây không phải là sở hữu của g/c phong kiến, mà họ chỉ
đóng vai trò đại diện cho quyền lợi dân tộc mà thôi!. Qua đó khẳng định vai trò quan trọng của nhân dân-Nước
không thể không có vua, nhưng nước cũng là của dân, nước mất thì nhân dân đau khổ, nên cứu nước cũng là cứu
dân:
“ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điều phạt trước lo trừ bạo”
Hay: căm thù giặc NT viết :
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ”
- NT cũng khẳng định sức mạnh của dân là của nước, g/c lãnh đạo phải biết yêu thương dân như ruột thịt của
mình, phải tổ chức tập họp nhân dân thành thể đoàn kết thống nhất
“Nhân dân 4 cõi một nhà…
Tướng sĩ một lòng phụ tử…”
-Yêu nước là phải biết thương dân là phải biết căm phẩn trước nổi đau của dân, căm thù giặc để tạo ý chí
chống giặc.
“…trúc Nam sơn không ghi hết tội,
…nước Đông Hải không rửa sạch mùi”
-Yêu nước là thể hiện khí phách hào hùng trong chiến đấu quân và dân:
“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật
Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”
- Tinh thần yêu chuộng hoà bình, NT nêu quan điểm lấy chí nhân thay cường bạo…khi chiến thắng ta lấy lòng
nhân đối xử với kẻ thù:
“Họ đã tham sống sợ chết,
Ta lấy toàn quân là hơn…” (tr 45-46 photo –P.Đạt)
* Đánh giá:
-BNĐC là tác phẩm thể hiện tinh hoa văn hoá dân tộc trên quan điểm yêu nước là thương dân, biết căm thù
giặc qua nổi đau dân tộc, thể hiện ý chí ngoan cường đánh giặc, nhưng không hiếu sát đó là truyền thống hiếu hoà
của dân tộc ta, đồng thời cũng nói lên sức mạnh toàn dân và vai trò lãnh đạo tinh thần của g/c phong kiến biết đoàn
kết dân tộc tạo sức mạnh đánh bại mọi thế lực xâm lược. BNĐC xứng đáng là bản tuyên ngôn độc lập hoàn
chỉnh nhất trong giai đoạn lịch sử phong kiến ở nước ta, mang đậm nét nhân văn của chủ nghĩa yêu nước.

I. Dẫn nhập:
Nguyễn Trãi vị anh hùng dân tộc, nhà văn, nhà sử học, nhà chính trị, và ngoại giao với tư tưởng lớn, xứng
đáng là danh nhân văn hoá thế giới. Về mặt lịch sử ông còn là một công thần khai quốc triều đại nhà Lê. Ông
đã am tường ngót 10 năm nằm gai nếm mật với Lê Lợi chống quân Minh, trên cương vị Tuyên phụng đại phu,
Hàn Lâm thừa chỉ, Nguyễn Trãi đã có tập thư vận-luận chiến “Quân trung từ mệnh” tập nổi tiếng, trong đó bút
pháp của Người như một vũ khí lợi hại làm suy yếu tinh thần quân địch. Sau chiến thắng Mậu Thân 1428,
Người đã viết một số tác phẩm, trong đó có Bình Ngô đại cáo, được coi như một bản tuyên ngôn hoàn hảo nhất
thời trung đại. Nổi bậc trong tác phẩm này là nói lên tinh thần yêu nước thương dân nồng nàn của Nguyễn Trãi,
được thể hiện trên nhiều khía cạnh thực tiễn, sâu sắc mà tinh tế. Cụ thể qua 4 câu thơ mở đầu:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã riêng,
Phong tục bắc nam cũng khác”
Nguyễn Trãi_ Bình Ngô đạo cáo
II. Phân tích:
-Với lời lẻ dứt khoát, rạch ròi giá trị của 4 câu thơ trên có thể xem là bản Tuyên ngôn độc lập, thể hiện thái độ
cương quyết với kẻ thù phưong bắc xâm lược, khẳng định chủ quyền quốc gia có tên nước (Đại Việt), có ranh
giới lãnh thổ riêng, quan trọng hơn cả là có nhân tài xuất chúng, có nền văn minh - văn hiến lâu đời, có phong tục
tập quán riêng, thể hiện bản sắc văn hoá riêng biệt của dân tộc Việt.
-Câu 1, 2: (chép lại)
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

 NT dùng thuật ngữ (như nước & vốn xưng) là sự tự giới thiệu đất nước ta, dân tộc ta với chính quyền phong
kiến phương bắc (là TQ), nó mang âm hưởng của sự tự do, bình đẳng, ngang hàng với kẻ đối diện- Đây là tư
tưởng lớn của một dân tộc có thế mạnh về chính trị , tư tưởng này đánh đổ, phủ nhận tư tưởng bá quyền của TQ tự
cho mình là trung tâm của trời đất và các nước nhỏ (diện tích lãnh thổ) là những nước phụ thuộc, cũng như TQ đã
từng xem nước ta là Giao Chỉ quận của TQ (trong thời kỳ đô hộ).
 Thêm vào đó cặp từ đối cuối câu 1, câu 2 (từ trước & đã lâu), muốn xác định danh xưng lãnh thổ và nền văn
hoá, văn hiến nước ta đã có từ lâu, không phải là sản phẩm đồng hoá của TQ tạo ra, mà trước khi họ đặt chân
đến lãnh thổ nước ta thì đã có dân cư sinh sống, có tiếng nói, văn hoá riêng và nhất là nhân tài phụng sự đất nước
không đời nào là không hiện hữa- (từ ngữ: Văn = văn minh, hiến= là nhân tài, hào kiệt) – Cho dù trãi qua quá trình
nhiều lần bị xâm lược, nhưng dân tộc ta vẫn có cái hồn dân tộc riêng biệt của mình để sống để sinh hoạt gọi là văn
minh, văn hoá- Và trong quá trình lao động đó dân tộc ta đã sản sinh ra những anh hùng hào kiệt, nằm trong mọi
thành phần giai cấp, địa vị XH khác nhau, khi có ngoại xâm họ đều nhất tề đứng lên như Phù Đổng vươn vai lớn
mạnh để sẳng sàng đánh tan quân thù…
-Câu 3 : Núi sông bờ cõi đã riêng,
Khẳng định nền độc lập tự chủ của đất nước ta thể hiện bằng sự bất khả xâm phạm bờ cõi, lãnh thổ nước ta,
NT đã kế thừa tinh thần yêu nước này của ông cha ta như LTK đã từng tuyên bố:
“Nam quốc sơn hà nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư”
Thì nay : “Núi sông bờ cõi đã riêng” cũng hàm súc ý nghĩa “Mỗi đằng làm đế một phương”. Ông cha từng
khẳng định như thế để nói rằng dù nước lớn hay nước nhỏ, mỗi nước đều có các địa phận riêng không ai lệ thuộc ai
cả, vì mỗi dân tộc ngoài lãnh thổ còn có chủ quyền dân tộc riêng như:
Từ Triệu, đinh, Lý , Trần mở mang xây dựng nước ta
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi đằng làm đế mỗi phương.
Nguyễn Trãi- Bình Ngô Đại cáo
Một lần nữa đã khẳng định tư thế bình đẳng trong quan hệ bang giao. Tuy các triều đại phong kiến nước ta
khi lên ngôi đều sai sứ giả đi nộp cống, thật sự đó chỉ là “thủ thuật ngoại giao” –chứ thực sự khi tuyển chọn người
đi sứ, ta chọn người tài giỏi có bản lĩnh ngoại giao ứng đáp uyên thâm, là cơ hội để ta chứng minh tiềm lực con
người chúng ta không hề kém cõi bất cứ ai!- qua đó cảnh báo cho chính quyền phương bắc biết ta có thế mạnh về
chất xám về con người luôn mang yếu tố quyết định sự phát triển của một dân tộc –quốc gia.

-Câu 4 : Phong tục bắc nam cũng khác


Nhà Minh trong quá trình đô hộ nước ta đã từng sai Trương Phụ, Trần Húc tiêu huỷ mọi thứ văn vật nước ta khi
chúng trông thấy trên đường –Lệnh ấy có đoạn như sau: “Một mãnh giấy, một nửa chữ, cùng là những bia khắc
của nước ấy, hễ gặp thấy thì phải lập tức phá huỷ hết” – Những hòng xoá sạnh nền văn hoá nước ta thay vào đó
là nền văn hoá nô dịch (bắt ta học chữ Hán-suy nghĩ theo người Hán…), chưa hết chúng bắt ta phải du nhập
phong tục của người TQ như nam nữ cấm cắt tóc ngắn, phải mặc áo ngắn, quần dài…nhưng chữ viết thì ta bắc
buộc, còn suy nghĩ và phong tục tập quán ông cha ta vẫn thể hiện tính độc lập của mình (ví như ta không chấp
nhận tục đa thê, tảo hôn của người TQ: “Bồng bồng cõng chồng đi chơi…đánh rơi mất chồng…”), đó là nét đặc
thù trong bản sắc dân tộc ta, do vậy mới có “Phong tục bắc nam cũng khác” – ý này cũng nói lên sức đề kháng
mãnh liệt của quần chúng nhân dân Đại Việt không bao giờ chịu khuất phục cam chịu, cho dù chính sách cai trị
của kẻ thù xâm lược có hà khắc đến đâu, khổ đau, áp bức có cùng cực đến đâu thì cái “hồn dân tộc” vẫn không
hề mất. Do vậy, khác với nhiều dân tộc khác, cho dù gần 2000 năm bị đô hộ qua nhiều thời kỳ lịch sử, ngày nay ta
vẫn có tiếng nói riêng, chữ viết riêng, điều này chứng tỏ chính sách bành trướng nước lớn của bất kẻ thù xâm
lược nào đến VN đều thất bại!
* Tóm lại:
-Đoạn thơ trên mở đầu cho Bình Ngô Đại cáo của NT như khúc dạo đầu cho bản tuyên ngôn độc lập hoàn
chỉnh của thời lịch sử trung đại, khẳng định tư thế tự do, bình đẳng về độc lập- chủ quyền quốc gia lãnh thổ,
không những chỉ là văn bản chính luận, mà thể hiện thực tế qua điều kiện thiên nhiên, sông núi làm ranh giới (như
trời định),- chưa hết yếu tố quan trọng hơn cả là văn hoá, phong tục tập quán của dân tộc còn là minh chứng rõ
ràng, minh bạch nhất để phân định sự khác nhau về cương thổ, giống nòi của những dân tộc khác nhau.
-Bài thơ trên còn là lời cảnh tỉnh cho kẻ thù xâm lược biết dù cho thế lực to lớn hung tàn đến đâu cũng không thể
khuất phục được một dân tộc tuy đất không rộng- người không đông, nhưng họ vẫn là một dân tộc độc lập có
phong tục , có nền văn hiến lâu dài…
-Nội dung tuy ngắn gọn, nhưng súc tích, sâu sắc đã thể hiện tinh thần yêu nước của NT là tiêu biểu cho đỉnh cao
lòng yêu nước của dân tộc ta, được nâng lên thành chủ nghĩa yêu nước mang đầy tính chất nhân văn của dân
tộc Đại Việt ta- Thật đáng tự hào thay!
ooOoo

You might also like