You are on page 1of 12

Vũ Ngọc Lam

K54-KTPT
30-04-1991
ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM
VẤN ĐỀ, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bước sang thế kỷ XXI, đói nghèo vẫn là vấn đề có tính toàn cầu. Một bức tranh
tổng thể là thế giới với gần một nửa số dân sống dưới 2USD*/ngày và cứ 8 trong số
100 trẻ em không sống được đến 5 tuổi. Vì vậy một phong trào sôi nổi và rộng khắp
trên thế giới là phải làm như thế nào để đẩy lùi nghèo đói. Còn Việt Nam thì sao?
Trong những năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có công
tác xoá đói giảm nghèo tốt nhất theo tiêu chuẩn và phương pháp xác định đường
nghèo khổ của WB, tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn
37,4% năm 1998 và hiện nay còn khoảng 30%. Theo tiêu chuẩn quốc gia tỷ lệ nghèo
đói của nước ta giảm từ 30,01% năm 1992 xuống 11% năm 2000. Tuy quy mô đói
nghèo toàn quốc giảm nhanh. Nhưng thực trạng cho thấy, Việt Nam vẫn là một nước
nghèo. Con số các hộ bị tái nghèo là rất lớn bình quân hàng năm khoảng 50.000 hộ
(riêng năm 1996 và 1997 mỗi năm khoảng gần 100.000 hộ do bão lụt. Nếu so sánh
tình trạng đói nghèo của nước ta với các nước trên thế giới thì tính bức xúc của nó là
rất lớn, ngưỡng nghèo của Việt Nam vẫn xa với ngưỡng nghèo của thế giới.

I. ĐÓI NGHÈO LÀ GÌ?

Từ những công trình nghiên cứu của nhà kinh tế B. S. Rowntree vào đầu thế kỷ thứ
20 đến kinh tế gia người Ân đoạt giải Nobel năm 1998 là Amartya Sen , vô số nghiên
cứu của các nhà kinh tế và thống kê nhằm thống nhứt một dịnh nghĩa và định chuẩn
cho hiện tượng nghèo, nhưng không lý thuyết nào được hoàn toàn chấp nhận. Một
cách tổng quát, Sen chủ trương đời sống của người dân không đo lường bằng tài sản
mà bằng bất bình đẳng (inégalité) và khả năng hành động (capabilité). Một quốc gia,
cho dù giàu có tài nguyên mà người dân vẫn cảm thấy nghèo khổ, thiều thôn nếu sống
trong một môi trường xấu, bất bình đẳng ; ngược lại người dân môt quốc gia kém tài
nguyên hơn mà vẫn có môt mức sống khả quan nếu chánh phủ biết sử dụng khéo léo
tài nguyên. Quan niệm nghèo đói theo lý thuyết dân chủ như trên của Sen hoàn toàn
đối nghịch với John Rawls trong Théorie de la justice (1971) theo đó tự do con người
[Type text]

gắn liền với lợi tức và phát triển kinh tế gắn liền với sự trù phú của người dân
Dictionnaire des notions. Éditions Universalis, 2006, p. 595).

Ngưỡng nghèo là một yếu tố chính yếu để qui định thành phần nghèo của một quốc
gia. Nhưng định nghĩa ngưỡng nghèo cũng là một yếu tố phức tạp bởi lẽ mỗi quốc gia
định nghĩa theo các tiêu chuẩn khác nhau và do đó nhiều nhà kinh tế cho rằng việc so
sánh ngưỡng nghèo giữa các quốc gia, nhất là giữa quốc gia kỹ nghệ và quốc gia đang
phát triển chỉ có một giá trị tương đối, nếu không cho là vô nghĩa.

II. VẤN ĐỀ ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM

Xoá đói, giảm nghèo ở nước ta là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn, là sự
quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước trong những thập kỷ qua. Xoá đói, giảm
nghèo theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh
tế- xã hội của đất nước.

Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam Từ năm 1998 đến nay, chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình 135 ra đời và đi vào hoạt động đã tạo
sự chuyển biến sâu sắc trong toàn xã hội, huy động được sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, huy động và đa dạng hoá các nguồn lực cho giảm nghèo, bộ mặt các xã
nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ nét, đời sống của người nghèo, đồng bào
dân tộc đã được nâng lên một bước. Thành quả xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đã
được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, báo cáo phát triển Việt Nam năm
2004 đã ghi nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những
câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” tạo được sự đồng thuận xã hội
cao, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế
của đất nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam
trên trường quốc tế. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001
xuống còn 6,3% năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ), bình quân mỗi năm giảm được trên
30 vạn hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX đề ra. Cơ sở
hạ tầng thiết yếu của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từng bước được xây dựng,
năm 2000 có khoảng 4.000 công trình được đưa vào sử dụng, đến năm 2006 đã có trên
30.000 công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm cho bộ mặt của xã
nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thuỷ
lợi nhỏ, đường giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường… Chất lượng cuộc sống
của người dân ở các xã nghèo đã được nâng lên một bước, thu nhập bình quân của
20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vào
năm 2005. Với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy
động phong phú, từ năm 2001 đến 2005 tổng nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm
nghèo đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng. Để tiếp tục phát huy những thành quả giảm nghèo
đạt được, đồng thời cũng là sự thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam đối với cộng
[Type text]

đồng quốc tế trong cuộc chiến chống đói nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành
chuẩn nghèo mới giai đoạn 2006- 2010; phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia
giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 và chương trình 135 giai đoạn II; hình thành Ban
Chỉ đạo thống nhất của Chính phủ để tổ chức thực hiện 02 Chương trình từ Trung
ương đến địa phương, cơ sở, đồng thời ban hành nhiều chính sách mới như: tín dụng
đối với học sinh, sinh viên nghèo; cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào
dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất- kinh doanh
tại vùng khó khăn… Sau 2 năm thực hiện, đã có 2,866 triệu hộ nghèo được vay vốn
tín dụng ưu đãi; 1,330 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; 20 ngàn
lao động nghèo được hỗ trợ dạy nghề miễn phí; 62 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo các
cấp được tập huấn nâng cao năng lực; 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT;
2,4 triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí; 230 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ về
nhà ở; nhiều mô hình giảm nghèo ở các vùng đặc thù, mô hình giảm nghèo gắn với an
sinh- quốc phòng và mô hình liên kết với các doanh nghiệp được xây dựng có hiệu
quả và nhân rộng. Với sự nỗ lực chung của cả nước, của các cấp, các ngành, các tổ
chức đoàn thể, địa phương, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh vượt mức kế hoạch đề ra, đến
cuối năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 14,87% giảm 6,23% so với cuối năm 2005,
trong đó: Tây Bắc 32,36%; Đông Bắc 23,44%; Đồng Bằng Sông Hồng 9,59%; Bắc
Trung Bộ 23,44%; Duyên hải miền Trung 16,18%; Tây Nguyên 21,34%; Đông Nam
Bộ 5,12%; Đồng bằng sông Cửu Long 12,85%. Một số địa phương đã cơ bản xoá hết
hộ nghèo theo chuẩn quốc gia như Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và áp dụng
chuẩn nghèo mới của địa phương cao hơn từ 1 đến 2 lần chuẩn quốc gia. Những khó
khăn thách thức Trong những năm qua, công cuộc phát triển kinh tế- xã hội của nước
ta đạt được những thành tựu quan trọng, GDP hàng năm tăng cao từ 7,5- 8,5%, tuy
nhiên Việt Nam vẫn là một nước ng

III. THỰC TRẠNG ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM


1.Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam
Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam năm 2002, theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là
12,9%, còn theo chuẩn của Liên Hiệp Quốc là 29% trong đó tỷ lệ hộ đói là 10,87%.
Dựa theo chỉ số nghèo tổng hợp ( Human Poverty Index-HPI), Việt Nam xếp hạng 41
trên 95 nước năm 2004. Theo báo cáo của Oversea Development Institute, Việt Nam
là nước đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo.

Chuẩn nghèo Việt Nam là một tiêu chuẩn để đo lường mức độ nghèo của các hộ
dân tại Việt Nam. Chuẩn này khác với chuẩn nghèo bình quân trên thế giới. Theo
quyết định của thủ tướng chính phủ Việt Nam 170/2005/QĐ-TTg ký ngày 08 Tháng
07 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 :
[Type text]

1) Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000
đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.
2) Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân từ 260.000
đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo

Tính theo ngoại kim thì chuẩn nghèo của Việt Nam là 15 Mỹ kim/tháng cho mỗi
gia đình.

Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2
triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất
nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người
nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát(khoảng
40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế. Theo chuẩn
trên, nhiều hộ nghèo thoát nghèo nhưng vẫn không đủ sống và do đời sống khó khăn
nên rất nhiều người muốn còn được thuộc diện nghèo mãi để còn nhận các khoản hỗ
trợ như như vay vốn ưu đãi, bảo hiểm y tế … Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho
rằng không thể duy trì chuẩn nghèo 200.000-260.000 đồng như hiện nay mà cần rà sát
và ban hành chuẩn nghèo mới cho năm 2011.

2.Nguyên nhân nghèo ở Việt Nam


Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói
chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau.

• Nguyên nhân lịch sử, khách quan:


o Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến
tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ
hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do
mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia
chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài.
o Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng
chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính
sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu
của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình
ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700%
năm.
o Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước
và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm
thui chột động lực sản xuất.
o Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm
cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công
nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc
[Type text]

doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi
dân số tăng cao.
o Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao
động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính
sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản
nông dân di cư, nhập cư vào thành phố.
o Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do
nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng
vốn của Nhà nước.
• Nguyên nhân chủ quan: sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được
một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến
26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:
o Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần
với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển
làm tỷ lệ nghèo tăng lên.
o Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở
nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm
quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình
đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp.
o Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có
các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch
bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về
giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và
khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về
chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành
chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng.
o Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ
yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu
mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay
đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu
quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con
người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được
đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín
dụng ngân hàng nhà nước,
o Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu
của tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được
thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích
lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha
mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các
hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
o Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các
dân tộc cao.
[Type text]

o Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ
vào nông nghiệp.
o Hiệu năng quản lý chính phủ thấp.

3.Tình hình giải quyết đói nghèo tại Việt Nam


Bản chất nghèo đói đang thay đổi đòi hỏi sự linh hoạt trong chương trình mục tiêu
quốc gia xóa đói giảm nghèo.

Kinh tế khác, đói nghèo khác

Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Hòa cho biết:
“Trong giai đoạn sau đổi mới 1986 đến trước năm 2006, mô hình kinh tế kế hoạch hóa
tập trung được thay bằng nền kinh tế thị trường. Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào
nền kinh tế mở toàn cầu”.

“Sự chuyển đổi này khiến đói nghèo giảm từ mức gần 58% dân số xuống còn
16%. Các chỉ số phúc lợi như tiếp cận dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng cơ bản cũng
tăng tích cực. Chính phủ đầu tư nguồn lực đáng kể cho các chương trình giảm nghèo
quốc gia với mục tiêu thúc đẩy phát triển trên diện rộng và cân đối về mặt xã hội”, ông
Hòa nói.

Ông Đặng Kim Chung, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Lao động và Xã hội (Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội) đánh giá sự thay đổi bối cảnh kinh tế-xã hội của đất
nước dẫn đến bản chất nghèo đói cũng thay đổi.

Phân tích của Trung tâm Phân tích Dự báo (Viện Khoa học xã hội Việt Nam) đã
chỉ ra rằng “Nghèo đói về vật chất đã chuyển từ một hiện tượng số đông thành một
vấn đề cụ thể của các cộng đồng. Cộng đồng đó là những nhóm như trẻ em đường
phố, người thất nghiệp và người sống ở vùng nông thôn, hẻo lánh”.

“Ngoài ra, tiến trình kinh tế mới, đô thị hóa cũng dẫn đến những thách thức lớn
với đời sống xã hội. Bất bình đẳng ngày càng gia tăng. Các cá nhân dễ tổn thương
trước những cú sốc kinh tế-xã hội và môi trường. Xói mòn các mạng lưới an sinh cộng
đồng”, phân tích nêu rõ.

Thêm vào đó, khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO,)
mỗi "cú sốc" của kinh tế thế giới cũng có những ảnh hưởng nhất định tới Việt Nam.
"Ví dụ gần nhất là hiện tượng mất việc hàng loạt đầu năm 2008 do ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới", ông Hòa phân tích.
Chính vì thế, ông Đặng Kim Chung cho rằng, công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Việt
Nam đang đối diện với bối cảnh nghèo đói thay đổi nhanh chóng.
[Type text]

IV. MỘT SỐ GIÁI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ĐÓI


NGHÈO Ở VIỆT NAM

1. Khuyến nghị mở rộng bảo trợ xã hội

Trên nền tảng nhận thức về hiện tượng nghèo trong giai đoạn hiện nay, nhóm
nghiên cứu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khuyến nghị mở rộng bảo trợ xã
hội cho các nhóm người nghèo. Cụ thể là: Sau năm 2010 chương trình mục tiêu quốc
gia cần tiến tới mở rộng và thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội bao phủ toàn bộ
các đối tượng dễ bị tổn thương.

“Điều này phù hợp với những nước có thu nhập trung bình và đã thoát khỏi diện
nghèo đói phổ biến, nhưng vẫn có một số nhóm người dễ bị tổn thương trước những
cú sốc. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện các chính sách này thấp hơn nhiều so với các
chương trình mục tiêu”, ông Chung phân tích.

Ông Ngô Trường Thi, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động-Thương
binh và Xã hội) khẳng định, Bộ đang cùng với Chính phủ xây dựng một chiến lược an
sinh xã hội tổng thể, dài hạn nhằm bảo vệ người dân trước những rủi ro về kinh tế-xã
hội để bổ sung cho các hỗ trợ về giảm nghèo.

Ngoài ra, sẽ có những phương pháp mới trong hỗ trợ giảm nghèo có mục tiêu
như: Hỗ trợ trọn gói cho các huyện và quỹ phát triển cộng đồng; chi trả trực tiếp có
điều kiện hoặc gói hỗ trợ thu nhập cơ bản.

2. Địa phương hóa các chương trình

Về phía địa phương, theo nhóm nghiên cứu, cần đảm bảo các chương trình hỗ trợ
đến được với người nghèo và có sự phối kết hợp giữa các chính sách thông qua tiến
trình tăng cường kinh tế xã hội tại địa phương. Điều này sẽ giúp giải quyết nghèo đói
theo cách tiếp cận đa chiều và đặc thù địa phương. Các địa phương sẽ tự xem xét để
tập trung nguồn lực vào các vùng nghèo nhất. Ngoài ra, chỉ cơ sở mới có thể xây dựng
các gói hỗ trợ gắn với nhu cầu của mình.

“Trên thực tế, lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội là yếu tố quyết định cho các
hoạt động giảm nghèo trong tương lai. Nên kết hợp nó với cơ chế hỗ trợ tài chính linh
hoạt từ trung ương. Việc xây dựng kế hoạch nên được thực hiện có hệ thống. Điều này
giúp tránh trùng lắp các chương trình. Đồng thời cũng giúp có được một chương trình
tổng thế tốt hơn”, ông Chung nói.
[Type text]

Các chương trình mục tiêu được khuyến cáo nên tập trung vào những nơi có tỷ lệ
nghèo cao. Nghèo đói ngày càng phức hợp, nên cần phải có những giải pháp hỗ trợ
tổng hợp, vừa nhằm cải thiện môi trường, vừa hỗ trợ có mục tiêu cho các hộ gia đình
và cá nhân có nhu cầu cao nhất. Một điểm quan trọng cũng được nhắc tới là hệ thống
phân loại và xác định hộ nghèo cần phải được điều chỉnh đơn giản, minh bạch và
khách quan. Mức độ nghèo đói phải là điểm mấu chốt trong quyết định phân bổ nguồn
lực, và hỗ trợ tài chính trọn gói.

3. Các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo đến
năm 2010:

- Cung cấp đầy đủ cơ sở hạ tầng cơ bản cho các xã đặc biệt khó khăn thuộc các
vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

- 6 triệu lượt hộ nghèo được cấp tín dụng ưu đãi.

- 4,2 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn về khuyến nông-lâm-ngư, chuyển
giao kỹ thuật và họat động kinh doanh.

- 150.000 người nghèo được miễn giảm học phí đào tạo nghề.

- 100% người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, khi ốm đau đi khám chữa bệnh
được Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán.

- 19 triệu lượt học sinh nghèo, trong đó có 9 triệu học sinh tiểu học được miễn,
giảm học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường.

- 170.000 cán bộ làm công tác giảm nghèo, trong đó 95% cán bộ cấp cơ sở được
tập huấn nâng cao năng lực.

- 500.000 hộ người được hỗ trợ để xóa nhà tạm.

- 98% người nghèo có nhu cầu được trợ giúp pháp lý miễn phí.

V. THÀNH QUẢ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM


Tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Việt Nam trong suốt thập kỷ 1990 đã có tác
động quan trọng đến việc xoá đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
[Type text]

Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ hơn 60%
vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào năm 2000,
29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004.

Hiện tại (2006) có khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn (nghèo lương
thực) theo chuẩn nghèo quốc tế.

Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban
hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% vào năm 1992, 15,7% năm
1998 xuống xấp xỉ 17% vào năm 2001(2,8 triệu hộ) và 10% năm 2000.

Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm 2000
có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ yếu tập
trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình này nhiều. Có tới
64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và
Duyên hải miền trung. Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia năm 2002 còn 12,9% hộ
nghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10.87%.

Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn
8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ bản
không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24 tỉnh có tỷ
lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm nghèo là những xã
nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có những thay đổi biến
chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo trong diện 135, thì đến năm
2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%.

Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đến cuối năm
2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã giảm
khoảng 50% so với năm 2000.

Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2
triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất
nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người
nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng
40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế. Chuẩn nghèo
quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ
200.000 đến 260.000 đồng/người/tháng.

Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh
nghèo đói.

• Tốc độ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng và có xu hướng chậm lại,
các hệ số tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo từ 1 - 0,7 trong những năm 1992 -
[Type text]

1998, giảm xuống còn khoảng 1 - 0,3 giai đoạn 1998 - 2004. Bình quân trước
đó mỗi năm giảm 34 vạn hộ nghèo.

• Bất bình đẳng trong thu nhập:


o Giữa các vùng: tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7
đến 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng
đồng bào dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều
hướng tăng từ 21% năm 1992 lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập
trung chủ yếu ở những vùng khó khăn, có nhiều yếu tố bất lợi như điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp kém, trình độ dân trí thấp,
trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất hiện một số đối
tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao động nhập
cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận mức
thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm gia
tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm
nghèo giữa các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên
có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ
hộ nghèo cao nhất.
o Chênh lệch giũa các nhóm: thu nhập giữa các nhóm giàu và nhóm nghèo
có xu hướng gia tăng (tỷ số Ghini giảm), trong những năm gần đây,
chênh lệch về thu nhập giữa 20% nhóm giàu và 20% nhóm nghèo từ 4,3
lần năm 1993 lên 8,14 lần năm 2002; chênh lệch giữa 10% nhóm giàu
nhất và 10% nhóm nghèo nhất từ 12,5 lần năm 2002, tăng lên 13,5 lần
năm 2004; Mức độ nghèo còn khá cao, thu nhập bình quân của nhóm hộ
nghèo ở nông thôn chỉ đạt 70% mức chuẩn nghèo mới. Sự gia tăng
khoảng cách giàu - nghèo sẽ làm cho tình trạng nghèo tương đối trở nên
gay gắt hơn, việc thực hiện các giải pháp để giảm nghèo sẽ càng khó
khăn hơn. [7]

• Sai lệch kết quả thống kê Căn cứ vào kết quả chính thức điều tra mức sống hộ
gia đình năm 2002 và kết quả sơ bộ khảo sát mức sống của hộ gia đình năm
2004, theo chuẩn nghèo quốc gia (2001), Tổng cục Thống kê đã tính toán và ra
thông cáo báo chí về tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia mới cho năm
2002 và sơ bộ cho năm 2004. Theo đó, tỷ lệ nghèo năm 2002 của Việt Nam là
23%, năm 2004 là 18,1%, năm 2005 là 8,3% . Nhưng với chuẩn mới từ Quyết
định số 170/2005/QĐ –TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 ban hành chuẩn nghèo
áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010, tỉ lệ hộ nghèo của năm 2005 sẽ tăng từ 8,3%
như hiện nay (chuẩn 2001) lên đến trên 26% là khoảng 4,6 triệu hộ.

Lưu ý có một số vấn đề đặt ra từ tỷ lệ nghèo năm 2004 là 18,1%: Thứ nhất, tỷ lệ
này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 24-25% như nguồn thông tin đã được dùng để xác định
[Type text]

mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15-16% vào năm 2010. Có sự khác biệt lớn
như trên chủ yếu do phương pháp tính còn có sự khác nhau về hai mặt.

Một mặt, nguồn thông tin trên đã tính theo mức chi tiêu, chứ không phải là mức thu
nhập/người/tháng. Mặt khác, nguồn thông tin trên đã không tính đến tỷ lệ trượt giá của
giá tiêu dùng. Chuẩn nghèo mới là chuẩn nghèo tính cho thời kỳ 2006-2010. “200
nghìn, 260 nghìn đồng/người/tháng” là tính theo giá năm 2006 chứ không phải là tính
theo giá 2004.

Thứ hai, theo thông cáo báo chí của Tổng cục Thống kê, bên cạnh tỷ lệ nghèo còn
thấp (8,6%) của khu vực thành thị, thì khu vực nông thôn tỷ lệ nghèo vẫn còn 21,2%
tức là cứ 5 hộ vẫn còn trên 1 hộ nghèo.

Bên cạnh tỷ lệ nghèo còn 6,1% của vùng Đông Nam Bộ và tỷ lệ nghèo còn 12,9%
của vùng đồng bằng sông Hồng, thì vùng Tây Bắc vẫn còn tới 46,1%, tức là còn gần
một nửa; vùng Bắc Trung Bộ và vùng Tây Nguyên tuy giảm nhanh nhưng vẫn còn gần
một phần ba; vùng Đông Bắc vẫn còn 23,2%; vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vẫn còn
21,3%; ngay cả vùng ĐBSCL một vựa lúa của cả nước cũng vẫn còn 15,3%.

Phần đông người nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa
lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế. Kinh nghiệm của các nước khác cho thấy rằng
lợi ích thực sự của tăng trưởng kinh tế ít đến được với các nhóm người chịu thiệt thòi
này.

Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp
cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những
điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong
đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải
thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng
như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất
những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng.

Báo cáo quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các Mục tiêu Phát
triển Thiên niên kỷ, được công bố tháng 9 năm 2005 và phân phát tại Hội nghị
Thượng đỉnh thế giới năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã
hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng. Trong khi các
vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách và tăng trưởng kinh
tế, thì tình trạng nghèo vẫn tồn tại dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn của Việt Nam và ở
mức độ rất cao ở các vùng dân tộc thiểu số - theo Tổng cục Thống kê là 69,3% vào
năm 2002.

Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn
cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối
với sự nghiệp giảm nghèo.
[Type text]

Nguồn tài liệu tham khảo:


1) Lâm Văn Bé, Nghèo đói Việt Nam nhìn qua những con số, 15/09/2008

2) Wikipedia tiếng Việt: Nghèo ở Việt Nam

3) Bộ Lao động-thương binh và xã hội, Vấn đề nghèo đói ở Việt Nam

You might also like