You are on page 1of 5

Sử dụng năng lượng tiết kiệm là trách nhiệm, nghĩa vụ, và

quyền lợi của mỗi cá nhân tổ chức, c á nhân hộ gia đinh và


toàn xã hội

1. Như các bạn đã biết cứ đến dịp 26 -27/3 hàng năm là khắp nơi trên thế giới lại
hưởng ứng chương trình Giờ Trái đất. Ngày 26/3 tới, hàng nghìn người dân Việt
Nam được kêu gọi tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ,
bắt đầu từ 20h30.

Đây là lần thứ ba Việt Nam tham gia sự kiện Giờ Trái đất nhằm hạn chế sự
nóng lên trên toàn cầu.

Thiếu vẫn lãng phí điện

15:52 | 14/04/2010

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong


quý I năm nay, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) của Việt Nam tăng 5,83%. Đây là con
số đáng mừng, chứng tỏ nền kinh tế của ta
đang hồi phục. Thế nhưng tiêu hao điện
năng của nền kinh tế trong quý vừa qua lại
tăng đến hơn 22%.

Đây lại là con số đáng lo ngại bởi chúng ta phải


mất tới hơn 3 đơn vị điện để tăng trưởng 1 đơn
vị GDP. Tỷ lệ này đang là mức cao trên thế giới,
điều này còn chứng tỏ sự lãng phí điện năng lớn
của Việt Nam. Sự lãng phí điện vào thời điểm
này càng ngày càng đáng phê phán hơn trong
Ảnh minh họa bối cảnh hạn hán kéo dài và nhiều nhà máy điện
chậm tiến độ dẫn tới Việt Nam đang thiếu điện nghiêm trọng.

Sự lãng phí điện của Việt Nam thể hiện ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Nếu để ý ở
các cơ quan công sở, rất nhiều nơi đã dán khẩu hiệu “Tiết kiệm điện” hay “Tắt các thiết bị điện
khi ra khỏi phòng”, thế nhưng vẫn còn không ít cán bộ công chức vẫn “quên” các khẩu hiệu này.
Tình trạng trong phòng làm việc không có người mà đèn vẫn sáng, điều hòa nhiệt độ vẫn chạy
không phải là hiếm.

Trước kia cán bộ công chức ở cơ sở (cấp xã, phường) vào mùa hè phần lớn là mặc áo ngắn
tay, đi dép, nay thì việc diện com-lê, đi giày không phải là hiếm. Chính vì phong cách này mà
điều hòa nhiệt độ, quạt máy chạy liên tục gây lãng phí điện.

Trên đường phố, trong các khu công cộng, thậm chí trong từng gia đình, tình trạng lãng phí điện
vẫn diễn ra thường xuyên, như bật nhiều bóng đèn, dùng bóng đèn không tiết kiệm điện, dùng
quá nhiều thiết bị điện…

Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần chỉ đạo việc tiết kiệm điện, nhưng dường như
một số cơ quan và một số người vẫn chưa “thấm” được các yêu cầu cần thiết của việc tiết kiệm
điện. Vì vậy, để bảo đảm “ai cũng có điện dùng”, việc thanh tra, kiểm tra các hộ sử dụng điện là
cần thiết, nếu lãng phí điện phải bị xử lý nghiêm minh. Theo tính toán của Tập đoàn Điện lực
Việt Nam: “Mỗi hộ chỉ cần tắt bớt một bóng đèn là chúng ta có thể bớt được hàng chục nghìn
kWh điện và một hộ khác sẽ không bị cắt điện”.

Việc sử dụng lãng phí điện “chùa” của các cơ quan, khối hành chính sự nghiệp, chiếu
sáng công cộng, sản xuất kinh doanh… mà ngành điện và dư luận từng kêu nhiều năm
qua, có thể sẽ được hạn chế phần nào. Trên thực tế, theo như con số công bố của Bộ
Công thương trong tổng kết chương trình Tiết kiệm điện giai đoạn 2006-2010, trong năm
năm này, các tỉnh, thành phố đã tiết kiệm được trên 4 tỷ kWh điện, bằng 1,4% sản lượng
điện thương phẩm, riêng năm 2010 tiết kiệm đạt hơn 1,18 tỷ kWh.

Làm một phép tính nhỏ, nếu biết “khéo ăn thì no” khi dùng điện, không chỉ ngành điện,
khối cơ quan, sản xuất, kinh doanh và người dân cùng vào cuộc đua tiết kiệm điện, lượng
tiết kiệm có thể sẽ lấp đầy lượng thiếu hụt được dự báo 1,66 tỷ kWh của 4 tháng còn lại
mùa khô 2011.

Hà Nội trong 5 năm 2006-2010 đã tiết kiệm khoảng 400 triệu kWh, tương đương chi phí
điện năng gần 450 tỷ đồng. Nhưng con số này có thể lớn hơn rất nhiều, nếu việc chiếu
sáng lãng phí tại nhiều tuyến phố được tiết giảm, hay các cơ quan công sở, các địa điểm
kinh doanh, giải trí thôi thắp đèn thông đêm. Kết quả kiểm toán năng lượng cũng đã cho
thấy, tiềm năng tiết kiệm điện trong công nghiệp của Hà Nội vẫn còn tới 20 – 25%, đồng
nghĩa với việc các DN vẫn có thể tiết kiệm điên hơn rất nhiều.

Tiết kiệm bằng công nghệ

Có thể thấy hiệu quả rõ rệt từ chương trình quảng bá bóng đèn compact, dự án chiếu sáng
trường học, dự án chương trình phát triển bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời
do EVN chủ trì. Tuy nhiên, việc tiết kiệm điện sẽ không có hiệu quả thực sự nếu chỉ
khoán trắng cho ngành điện, mà cần tới sự chung tay của các địa phương, DN và từng
người dân.

Với Hà Nội, Sở Công thương TP từng phối hợp với Bộ Công thương hỗ trợ đầu tư cho
hai DN với tổng kinh phí 4,5 tỷ đồng, trong đó Cty TNHH một thành viên Dệt 19/5 thực
hiện đầu tư các hạng mục tiết kiệm năng lượng, áp dụng mô hình quản lý năng lượng, tiết
kiệm được 1,5 tỷ đồng chi phí năng lượng/năm. Công ty cổ phần cao su Hà Nội đã thực
hiện 7 giải pháp tiết kiệm năng lượng, đầu tư thay đổi công nghệ đã tiết kiệm chi phí
năng lượng được 2,5 tỷ đồng/năm...

Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội cũng đã hướng dẫn 93 trụ sở, 80 toà nhà thương
mại dịch vụ xây dựng các quy định về sử dụng điện tiết kiệm như tắt các thiết bị điện
không cần thiết khi ra khỏi phòng, thiết kế lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng một cách hợp
lý, về sử dụng điều hoà, khuyến khích sử dụng các trang thiết bị tiết kiệm điện... Theo
đánh giá dự án đã tiết kiệm khoảng 1,5 triệu kWh. Đồng thời, xác định mức tiêu hao điện
của các trụ sở làm việc của cơ quan hành chính, sự nghiệp là 110 kWh/m2/năm (906
kWh/người/năm), trụ sở UBND quận/huyện là 71 kWh/m2/năm.

Với các giải pháp quản lý, công nghệ mới trong chiếu sáng công cộng, Hà Nội đã giảm
được lãng phí điện chiếu sáng. Chỉ tính riêng việc đóng cắt chế độ vận hành toàn bộ và
vận hành theo chế độ tiết kiệm điện, hàng tháng đã giảm được khoảng 1,2 MWh/tháng
Nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế và phục vụ đời
sống ngày càng gia tăng, trong khi nguồn cung chưa đáp
ứng kịp - dẫn đến thực trạng các nguồn năng lượng như
than, điện... đang ngày càng trở nên khan hiếm, thiếu hụt.
Triển khai xây dựng thêm các nhà máy điện, đầu tư khai
thác nhiều than hơn không được coi là giải pháp hữu hiệu,
bởi áp lực về gánh nặng chi phí và ô nhiễm môi trường. Việc
sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn năng lượng nói
chung, năng lượng điện nói riêng là yêu cầu thiết thực, dễ
thực hiện và khả thi. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu
có ý thức tiết kiệm, Việt Nam có thể tiết kiệm được 15% -
35% tổng công suất điện hiện nay. Ở các nước trên thế giới,
tăng trưởng 1% GDP thì điện cũng chỉ tăng 1%, còn Việt Nam
đang tăng gấp đôi, GDP tăng khoảng 6% mà điện tăng tới
13% -14%/năm.

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả có hiệu lực từ
1.1.2011, thể chế hóa đường lối của Đảng và chính sách của
Nhà nước về phát triển năng lượng quốc gia, bảo đảm an
ninh năng lượng, khai thác và sử dụng hợp lý, có hiệu quả
nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, đáp ứng nhiệm vụ
bảo vệ môi trường và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước đồng thời điều chỉnh các hoạt động sử dụng năng
lượng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của
toàn xã hội, từng bước nâng cao phạm vi quản lý nhà nước
đối với hoạt động này. Thời gian từ nay đến khi thi hành Luật
chỉ còn gần 1 tháng. Vì vậy, cần tuyên truyền, phổ biến Luật
sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân.Vì đây là những đối tượng
đóng vai trò quan trọng, đã được phân định trách nhiệm cụ
thể trong Luật.

Tiềm năng tiết kiệm năng lượng của nước ta rất lớn nhưng hiệu quả tiết kiệm vẫn còn rất
thấp

VN đã ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, có hiệu lực thi hành từ
ngày 1-1-2011. Nhưng cũng như các quốc gia khác, tiết kiệm năng lượng ở nền kinh tế
đang phát triển dư địa nhiều nhưng thực hiện không dễ dàng.

Có thể tiết kiệm 20%-30%


Theo ông Phương Hoàng Kim, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ, Bộ Công
Thương, trong giai đoạn 1999-2006, sử dụng năng lượng ở nước ta đã tăng 12,4%/năm,
trong khi GDP chỉ tăng 7,2%. Tỉ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng
trưởng GDP của nước ta là gần 2 lần, trong khi tỉ lệ này ở các nước phát triển dưới 1.

Công nghiệp và dân dụng là hai lĩnh vực sử dụng điện chính của VN, trong đó công
nghiệp chiếm 48%, dân dụng chiếm 43% tổng sản lượng tiêu thụ. Lĩnh vực thương mại
và công cộng chỉ chiếm khoảng 9%.

Tăng trưởng công nghiệp là một trong những nhân tố chính làm tăng cường độ năng
lượng của VN. Năng lượng tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công
nghiệp của VN cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5-1,7 lần. Hiệu suất sử dụng
nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu của nước ta chỉ đạt được từ 28%-
32%, thấp hơn khoảng 10% so với các nước phát triển. Hiệu suất các lò hơi công nghiệp
chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn mức trung bình của thế giới khoảng 20%.

Trong giai đoạn này, tiêu thụ năng lượng trong khối dân dụng cũng tăng trung bình
11,5%/năm, trong khi hơn 70% tổng tiêu thụ năng lượng là điện trong gia đình. Tăng
trưởng tiêu thụ điện đạt 10,2%/năm trong cùng kỳ, một phần do mạng lưới nông thôn
được mở rộng nhưng chủ yếu là do sự tăng trưởng đáng kể của nhu cầu chiếu sáng và
thiết bị gia dụng...

Theo tính toán của giới chuyên môn, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp
sản xuất xi măng, thép, sành sứ, thủy sản, hàng tiêu dùng ở nước ta có thể đạt 20%. Tiềm
năng tiết kiệm trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, GTVT có thể tới 30%...

Sẽ dán nhãn sản phẩm tiêu thụ điện

Theo các chuyên gia, đầu tư cho tiết kiệm năng lượng là biện pháp kinh tế hơn so với đầu
tư để phát triển thêm nguồn cung cấp.

Trước khi có Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chính phủ đã có chương
trình mục tiêu quốc gia về vấn đề này. Từ năm 2002, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) đã
triển khai chương trình 5 triệu bóng đèn compact; năm 2009 có chương trình thí điểm lắp
đặt bình nước nóng năng lượng mặt trời. Năm 2009, tỉ lệ sử dụng bóng đèn compact đạt
1,86 đèn/gia đình so với con số 0,6 đèn/gia đình năm 2006. Sản lượng bóng đèn compact
tiêu thụ cũng lên tới 25 triệu bóng đèn/năm.

Theo tính toán của EVN, với 1 triệu bóng đèn được cấp đổi thay cho đèn sợi đốt sẽ tiết
kiệm được khoảng 38,4 triệu KWh điện mỗi năm. Trong 5 năm tuổi thọ, đèn compact sẽ
tiết kiệm được 192 triệu KWh, tương đương 168,5 tỉ đồng tiền điện. Trong khi đó, tổng
kinh phí cho chương trình này là 31,1 tỉ đồng...

Tuy nhiên trong thực tế, việc áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện chưa được thực hiện
đồng bộ do thiếu chế tài và ý thức của người dân chưa cao. Nhiều doanh nghiệp VN chấp
nhận sử dụng công nghệ thấp (hao phí điện năng) vì muốn đổi mới công nghệ cần vốn
đầu tư rất lớn...

Theo thống kê, tổng nhu cầu điện trên đầu người (KWh/người) của VN năm 2006 là 656
KWh/người, cao hơn một số nước trong khu vực như Indonesia, thấp hơn các nước phát
triển như Hàn Quốc, Trung Quốc và hiện ngày càng tăng. Tiêu thụ điện gia dụng trung
bình năm 2006 của VN là 245 KWh/đầu người, cao hơn mức của các nước đang phát
triển.

Theo Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, năm 2012 sẽ dán nhãn cho các thiết
bị gia dụng như đèn chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, bình đun nước nóng bằng
điện, quạt điện... Năm 2013, dán nhãn sản phẩm công nghiệp như động cơ điện, nồi hơi
cỡ nhỏ và trung bình, máy biến áp 3 pha... Năm 2014, dán nhãn các thiết bị văn phòng
như máy photocopy, bộ nguồn máy tính, tủ giữ lạnh thương mại...

You might also like