You are on page 1of 2

- Bụi cuốn lên từ mặt đất

Trong khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp trũng thấp so với xung quanh do đó
trước khi triển khai thi công xây dựng các hạng mục công trình, Chủ dự án tiến hành đào,
đổ đất, san gạt tạo mặt bằng. Quá trình này sẽ sử dụng một số loại phương tiện, thiết bị
(như: máy xúc, máy ủi, xe lu, máy san gạt,...) làm phát sinh bụi đất trong khu vực công
trường xây dựng.
+ Mức độ khuyếch tán bụi từ hoạt động san lấp mặt bằng căn cứ trên hệ số ô nhiễm
(E):
E = k*0,0016*(U/2,2)1,4/(M/2)1,3, kg/tấn.
Trong đó:
E : Hệ số ô nhiễm, kg bụi/tấn đất;
k : Cấu trúc hạt có giá trị trung bình là 0,35;
U: Tốc độ gió trung bình 2,9 m/s;
M : Độ ẩm trung bình của vật liệu, khoảng 20%.
1,4 1,3
 2,9   0,2 
Vậy E = 0,35 × 0,0016 ×   ÷  = 0,01645, kg bụi/tấn đất.
 2,2   2 
+ Tính toán khối lượng bụi phát sinh từ việc đào và đắp đất cho từng hạng mục công
trình của dự án theo công thức sau:
W = E*Q*d
Trong đó:
W: Lượng bụi phát sinh bình quân (kg);
E: Hệ số ô nhiễm (kg bụi/tấn đất);
Q: Lượng đất đào đắp (m3);
d: Tỷ trọng đất đào đắp (d = 1,5 tấn/m3).
+ Theo thuyết minh thiết kế cơ sở cử dự án thì tổng khối lượng đất đào, đất đắp
khoảng 1.687.253,09 m3.
Vậy tổng lượng bụi phát sinh trong suốt quá trình san lấp mặt bằng là:
W = 0,01645 × 1.687.253,095 × 1,5 = 41632,97 kg ≈ 42 tấn.
Lượng bụi phát sinh trong một ngày:
W1ngày =W/(t*n) = 41632,97/(2*200) = 106 (kg/ngày)
Với:
t: thời gian san nền t = 2 năm;
n: số ngày làm việc trong 1 năm n = 200 ngày (trừ các ngày mưa);
Thực tế đo đạc tại các công trình xây dựng, nồng độ bụi trong quá trình xây dựng
và bốc xếp vật liệu xây dựng thường cao hơn tiêu chuẩn quy định TCVN 5937 - 2005
(300μg/m3) nhiều lần, thậm chí trung bình khoảng 500 - 600 μg/m3.
Hầu hết loại bụi này có kích thước lớn, nên sẽ không phát tán xa. Vì vậy, chúng chỉ ảnh
hưởng trực tiếp đến công nhân tham gia thi công, và khu dân cư hiện hữu xung quanh khu
vực dự án.

You might also like