You are on page 1of 6

Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh (chữ Hán:

斷腸新聲) của đại thi


hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.[cần dẫn nguồn]
Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, truyện được viết ra sau khi ông đi sứ nhà Thanh về và theo lời truyền
thì Phạm Quý Thích đã cho khắc in vào khoảng từ năm 1820 đến năm 1825, thường được gọi là "bản
Kinh". Bản khắc in đó nay không còn nữa nhưng còn lưu lại những phiên bản di dịch ít nhiều. Ngoài "bản
Kinh" do Phạm Quý Thích cho khắc in, một số dị bản nữa được in sau đó ở Hà Nội do các nhà in phát
hành, thường gọi là "bản Phường".
Nguyên bản tác phẩm Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát. Nội dung
của truyện dựa theo tác phẩm Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Hiện nay, ở
Việt Nam lưu truyền một số dị bản của tác phẩm này. Bản nôm cổ nhất còn lưu giữ là bản "Liễu Văn
Đường" khắc in năm Tự Đức thứ 19 (1866), mới phát hiện ở tỉnh Nghệ An
Truyện Kiều là tiểu thuyết viết bằng thơ lục bát. Truyện phản ánh xã hội đương thời thông qua cuộc đời
của nhân vật chính Vương Thuý Kiều. Xuyên suốt tác phẩm là chữ "tâm" theo như Nguyễn Du đã tâm
niệm "Linh Sơn chỉ tại nhữ tâm đầu" (nghĩa là "Linh Sơn chỉ ở lòng người thôi"). Ngày nay, Truyện Kiều
của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm văn học Việt Nam được giới thiệu rộng rãi nhất đến với các
du khách cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài.
Theo Giáo sư Nguyễn Lộc ("Từ điển Văn học" tập II - Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1984) trang 455
viết: "Đoạn trường tân thanh là một truyện thơ Nôm viết bằng thể lục bát, dựa theo tác phẩm Kim Vân
Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, Trung Quốc. Có thuyết nói Nguyễn Du viết Truyện Kiều sau khi đi
sứ Trung Quốc (1814-1820). Có thuyết nói Nguyễn Du viết trước khi đi sứ, có thể vào thời gian làm Cai bạ
ở Quảng Bình (1804-1809). Thuyết sau này được nhiều người chấp nhận"

Nội dung: 3 phần [SGK]


Hàng trăm năm qua, Truyện Kiều vẫn luôn tồn tại trong đời sống của dân tộc Việt. Đây là một trong số ít
các tác phẩm lớn được nhiều người dân đủ mọi tầng lớp học thuộc lòng. Đối đáp bằng những ngôn từ, lời lẽ
trong truyện Kiều cũng đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hoá của một số cộng đồng người Việt như
lẩy Kiều, trò Kiều, vịnh Kiều, tranh Kiều, bói Kiều... Ngày nay, tên một số nhân vật và địa danh trong
Truyện Kiều được sử dụng trong đời sống với nghĩa tương tự:
Sở Khanh: chỉ những người đàn ông phụ tình.
Tú Bà: chỉ những người phụ nữ môi giới, bảo kê cho gái mại dâm.
Hoạn Thư: chỉ những người phụ nữ có máu ghen thái quá.
Lầu xanh: nơi chứa gái mại dâm.
Giá trị hiện thực
Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội đương thời là cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX (xã hội đồng tiền, xấu xa
đồi bại và những bất công). Phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong xã hội, đặc biệt là nỗi khổ
của nhiều phụ nữ có nhan sắc: "Hồng nhan bạc mệnh".
Giá trị nhân đạo
Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ và tài sắc của người phụ nữ.
Thông cảm và đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ của con người,đặc biệt là với nỗi khổ của người phụ nữ dưới
xã hội phong kiến
Thể hiện khao khát trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi
Ước mơ tự do công bằng trong cuộc sống.
Giá trị nghệ thuật
Ngôn ngữ
Bài thơ viết dưới dạng văn học dân gian. Bên cạnh đó Nguyễn Du còn vận dụng linh hoạt thành công các
thành ngữ , ca dao, các điển cố điển tích vào trong Truyện Kiều khiến cho bộ truyện Nôm đã trở thành một
tập Đại thành ngôn ngữ của căn học dân tộc.
Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật
Ngôn ngữ đối thoại thể hiện tinh tế tính cánh và hoàn cảnh nhân vật
Tả người
Nhân vật chính diện: Ngòi bút ước lệ, dùng hình ảnh thiên nhiên tả người. Là nhân vật lý tưởng hóa của
Nguyễn Du
Nhân vật phản diện: Tả thực, là nhân vật hiện thực hóa của Nguyễn Du
Tả cảnh
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình sinh động, khắc họa rõ nét nội tâm nhân vật.

Truyện Kiều được Nguyễn Du chuyển dịch, sáng tạo từ cuốn tiểu thuyết “Truyện Kim Vân Kiều" của
Thanh Tâm Tài Nhân, tên thật là Tử Văn Trường, quê ở huyện Sơn Am, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc.
Truyện Kiều đã được nhân dân ta đón nhận một cách say sưa, có nhiều lúc đã trở thành vấn đề xã hội, tiêu
biểu là cuộc tranh luận xung quanh luận đề "Chánh học và tà thuyết" giữa cụ Nghè Ngô Đức Kế và ông
Phạm Quỳnh thu hút rất nhiều người của 2 phía cùng luận chiến. Không chỉ ảnh hưởng sâu sắc trong tầng
lớp thị dân, Truyện Kiều còn được tầng lớp trên say mê đọc, luận. Vua Minh Mạng là người đầu tiên đứng
ra chủ trì mở văn đàn ngâm vịnh truyện Kiều và sai các quan ở Hàn Lâm Viện chép lại cho đời sau. Đến
đời Tự Đức, nhà vua thường triệu tập các vị khoa bảng trong triều đến viết và vịnh Truyện Kiều ở văn đàn,
ở Khu Văn Lâu.
Truyện kiều của nguyễn du là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện nôm trong văn học trung đại VN.
ND là kon người có trái tim giàu lòng yêu thương. chính nhà thơ đã từng viết trong Truyện Kiều: "chữ tâm
kia mới= 3 chữ tài". Mộng Liên Đường, chủ nhân trong lời tựa Truyện Kiều cũng đề cao tấm lòng của
ND:"nếu không có con mắt trông thấy cả 6 cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực
ấy".
ND dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh tâm tài nhân (TQ), có bố cục theo 3 phần truyền
thống của tác phẩm cổ điển:
p1:Gặp gỡ & đính ước
p2: Gia biến & lưu lạc
p3:Đoàn tụ.
Nhân vật chính là người kon gái tài sắc Thúy Kiều. nhưng phần sáng tạo của ND là rất lớn. Điều này làm
nên giá trị của kiệt tác truyện kiều.
về nội dung, truyện kiều có 2 giá trị lớn là hiện thực &nhân đạo. tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực xã
hội đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị & số phận những kon ngừ bị áp bức đau khổ, đặc
biệc là số phận bi kịc của ngừ phụ nữ.
TK mang giá trị nhân đạo với những nội dung cơ bản: niềm thương cảm sâu sắc trc những đau khổ của kon
ngừ, sự lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo, sự trân trọng, đề cao kon ngừ từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất
đến những ước mơ, khát vọng chân chính.
về nghệ thuật, TK có những thành tựu lớn về nhìu mặt, nôit bật là ngôn ngữ & thể loại. đến TK, tiếng việt
đã đạt đến trình độ đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật bỉu đạt, biểu cảm& thẩm mĩ, kết hợp giữa ngôn ngữ dân
tộc& ngôn ngữ bác học. nghệ thuật tự sự, miêu tả trong tác phẩm thật đa dạng.

“Học ăn, học nói,học gói, học mở”


Đây là lời răn dạy của cha mẹ đối với con cái trong gia đình, dòng tộc.
Ăn thế nào cho có văn hoá? Nói thế nào cho lễ phép, lịch thiệp? Gói, mở thế nào cho nó đẹp về hình thức,
có ý nghĩa về nội dung? Đó chính là vấn đề nề nếp gia phong của gia đình, dòng tộc, có ảnh hưởng lớn đến
xã hội. Nói một cách khác là con người phải có hiểu biết, có văn hoá, có nhận thức thì giải quyết vấn đề
“Học ăn, học nói, học gói, học mở” sẽ có hiệu quả vì nó là một vấn đề rất tế nhị của đời sống xã hội. Cuộc
sống rất phong phú, cái gì muốn biết ta cũng phải học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ không
biết đến biết... đó chính là kinh nghiệm sống của dân gian truyền lại cho con cháu, một bài học mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Ví dụ: Khi ta đóng một cái đinh lên tường để treo một cái ảnh, tuy đơn giản, song
cũng phải học đóng cho thẳng thì ảnh treo mới cân và đẹp.
Vậy thế nào là “Học”? Học là học hỏi, tìm tòi sáng tạo để mang về cho mình những kiến thức cần thiết của
đời sống xã hội. Còn “học ăn” là thế nào? là vấn đề thuộc phạm trù văn hoá ẩm thực, mà người xưa đã dạy:
“Ăn trông nồi...”. Học ăn là thể hiện nét văn hoá đẹp, khi ngồi trong mâm cơm có đầy đủ mọi người như:
ông bà, cha mẹ, anh chị, khách... ta phải ăn thế nào để mọi người khỏi chê cười là người “tham ăn, tục
uống”, tránh ăn theo kiểu thô tục - ăn hùng hục, ăn lấy được, chọn miếng ngon ăn trước, không để ý những
người xung quanh, trên còn có ông bà, sau đến cha mẹ, khách khứa... đó chính là nghệ thuật mang nét văn
hoá, văn minh, lịch sự trong sinh hoạt ẩm thực, nó còn thể hiện lối sống có phép tắc, tư cách đạo đức của
con người hiểu biết hay không. Trong cuộc sống, ta giao tiếp với nhiều lớp người khác nhau: công nhân,
thầy cô giáo, trí thức, thứ bộ trưởng...
vì thế ta nên sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng đối tượng, từng con người cụ thể.
Muốn vậy ta phải “Học nói”. Vậy thế nào là học nói? Từ xa xưa cha ông ta đã nói: “Dạy con từ thuở còn
thơ...” Dạy con phải dạy từ nhỏ, biết cách nói năng với bố mẹ cho lễ phép, câu nói phải có chủ ngữ, kính
trên nhường dưới. Mặt khác, bố mẹ uốn nắn cho con những cái sai, dạy cho con những điều hay lẽ
phải,nghĩa là dạy cho con đạo lý làm người. Người vợ khi mới về nhà chồng còn“lạ nước, lạ cái”, tiếp xúc
với chồng hoặc cha mẹ chồng phải nói năng cẩn thận để khỏi mất lòng, cân nhắc từng lời ăn tiếng nói, để
tránh những điều tiếng trong cuộc sống hàng ngày. Học nói là một nghệ thuật trong giao tiếp sao cho khéo
léo, được lòng mọi người, thể hiện mình là người có văn hoá, có tri thức (vốn sống, vốn hiểu biết). Bên
cạnh vấn đề học nói là học gói, học mở. Gói như thế nào cho thích mắt mọi người, cho đẹp không phải là
chuyện dễ dàng (vấn đề thẩm mỹ). Vì thực tế cho thấy có những người rất khéo tay, ta quen gọi là “bàn tay
vàng”, nhưng lại có những người rất vụng về.
Bởi vậy học gói, học mở tuy đơn giản song đòi hỏi con người phải học tập, quan sát, khéo léo, có con mắt
nghệ thuậtmới tạo ra được những sản phẩm đẹp, ưng ý mọi người. Vấn đề ở đây không phải là học gói, học
mở mà là ý nghĩa chung của công việc hàng ngày, phải ngăn nắp, cẩn thận, chu đáo, sắp xếp đâu ra đấy, có
nề nếp, có khuôn phép trong gia đình. Mở rộng ra với xã hội là luật lệ, quy định ta phải tuân theo kiểu như
“Sống, làm việc theo pháp luật”.
Câu nói của dân gian có tác dụng răn dạy, giáo dục con người rất hay trong cuộc sống, muốn làm tốt, thành
công một việc gì đều phải học hỏi. Đó là bài học quý báu của cha ông để lại cho chúng ta những điều hay lẽ
phải, muốn đạt kết quả cao phải học tập, rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng bản thân.
Bước 1 - Lời giới thiệu, giới thiệu sơ qua về tác giả, tiểu sử, các tác phẩm đã xuất bản, tác phẩm ca ngợi,
nói tới nội dung gì. Phải có lời giới thiệu cuốn hút, dễ nghe, mạch lạc, thì mới có thể thu hút sự quan tâm
của người khác. Có thể nói bước này là bước quan trọng.
Bước 2: 2.1 - Tóm tắt nội dung chính của truyện, ko được quá dài dòng
2.2 - Giới thiệu sơ qua các nhân vật trong truyện, tính cách, địa vị, thân thế, nhớ liệt kê tất cả.
2.3 - Nội dung chính, tác giả muốn đề cập tới là gì, quan điểm, nó phản ánh như thế nào, ca ngợi tình yêu
đôi lứa hay là phản ánh bộ mặt xã hội, suy nghĩ của tác giả thông qua lời thoại của nhân vật.
2.4 - Nhân vật bạn yêu thích, đặc điểm, và giải thích vì sao?
2.5 - Nhân vật này có thực hay không có thực, hay chỉ là sự tưởng tượng của tác giả nhằm để hư cấu thôi
2.7 - Bạn thích chương nào, đoạn nào nhất của tác phẩm văn học đó, cho biết lí do vì sao?
2.8 - Phân tích về tác phẩm theo cảm nghĩ của bản thân ….
Bước 3 - Kết luận nhưng ý đã vừa nêu ở trên,

Đoạn trích Truyện Kiều này có nhan đề "Trao duyên" gồm 34 câu (từ câu 723 đến câu 756) được in trong
sách giáo khoa môn Văn lớp 10. Đây là một trong những đoạn thơ mở đầu cuộc đời lưu lạc đau khổ của
Thúy Kiều. Khi Vương Ông và Vương Quan bị bắt do có kẻ vu oan, Thúy Kiều phải bán mình cho Mã
Giám Sinh để lấy tiền đút lót cho quan lại cứu cha và em. Đêm cuối cùng trước ngày ra đi theo Mã Giám
Sinh, Thuý Kiều nhờ cậy Thuý Vân thay mình trả nghĩa, lấy Kim Trọng.
Nhan đề đoạn trích là Trao duyên nhưng trớ trêu thay đây không phải là cảnh trao duyên thơ mộng của
những đôi nam nữ mà ta thường gặp trong ca dao xưa. Có đọc mới hiểu được, "Trao duyên", ở đây là gửi
duyên, gửi tình của mình cho người khác, nhờ người khác chắp nối mối tình dang dở của mình. Thúy Kiều
trước phút dấn thân vào quãng đời lưu lạc, bán mình cứu cha, nghĩ mình không giữ trọn lời đính ước với
người yêu, đã nhờ cậy em là Thúy Vân thay mình gắn bó với chàng Kim. Đoạn thơ không chỉ có chuyện
trao duyên mà còn chất chứa bao tâm tư trĩu nặng của Thúy Kiều.
Mở đầu đoạn thơ là 8 câu tâm sự của Thúy Kiều, về mối tình của mình với chàng Kim. Kể ra, với người
xưa, một mối tình thiêng liêng như Thúy Kiều - Kim Trọng thường được giấu kín trong lòng ít khi người ta
thổ lộ với người thứ ba. Vậy mà, ở đây, Thúy Kiều phải bộc lộ tất cả với Thúy Vân. Hơn thế nữa, nàng
phải lạy em như lạy một ân nhân, một bậc bề trên, phải nói với em bằng những lời lẽ nhún nhường gần như
van vỉ: Cậy em….sẽ thưa.”

Không phải nhờ mà là cậy, chị nhờ em giúp chị với tất cả lòng tin của chị. Nhờ em nhưng cũng là gửi gắm
vào em. Bao nhiêu tin tưởng bao nhiêu thiêng liêng đặt cả vào từ cậy ấy! Cũng không phải chỉ nói mà là
thưa, kèm với lạy. Phải thiêng liêng đến mức nào mới có sự "thay bậc đổi ngôi" giữa hai chị em như thế.
Nguyễn Du thật tài tình, như đọc thấu tất cả nỗi lòng nhân vật. Nỗi đau khổ vì không giữ trọn lời đính ước
với chàng Kim đã buộc Thúy Kiều phải nói thật, nói hết với em, phải giãi bày tất cả. Bởi vì không có cách
nào khác là phải nhờ em. Gánh tương tư đâu có nhẹ nhàng gì, thế mà vì mình giờ đây bỗng giữa đường đứt
gánh, ai mà không đau khổ. Nhưng, gánh nặng vật chất thì san sẻ được, nhờ người khác giúp đỡ được, còn
gánh tương tư mà nhờ người khác giúp đỡ cũng là điều hiếm thấy xưa nay. Vì vậy, Kiều mới phải cậy em,
mới phải lạy, phải thưa, vì nàng hiểu nỗi khó khăn, sự tế nhị của gánh nặng này. Rõ ràng, Thúy Vân cũng
phải hi sinh tình yêu của mình để giúp chị. Trong hoàn cảnh bi thương của mình, Thúy Kiều không chỉ trao
duyên mà còn trao cả nỗi đau của mình cho em gái. Tuy nhiên, Thúy Vân vốn là cô gái vô tư, thơ ngây
trong gia đình họ Vương lúc vạ gió tai bay, Thúy Kiều phải giành cho mình phần hi sinh lớn hơn; không
chỉ hi sinh tình yêu mà hi sinh cả cuộc đời để cứu cha, cứu em.
Trao duyên cho em nhưng nào đã dễ trút đi gánh nặng? Bao nhiêu kỉ niệm ngày xưa của mối tình đầu, kỉ
niệm đẹp đẽ của một thời ào ạt trở về. Những kỉ vật thiêng liêng nàng vẫn giữ, minh chứng cho tình yêu
của nàng với chàng Kim, dễ gì trong phút chốc lại phải trao sang tay người khác, cho dù người đó chính là
em gái mình? Tình yêu đôi lứa vốn có chút ít ích kỉ bên trong, đó cũng là lẽ thường tình. Chiếc thoa với
bức tờ mây, Phím đàn với mảnh hương nguyền... vốn là kỉ vật riêng của Thúy Kiều, kỉ vật ấy có ý nghĩa
tượng trưng cho hạnh phúc của nàng. Bây giờ, những kỉ vật thiêng liêng ấy, nàng phải trao cho em, không
còn là của riêng của nàng nữa mà đã trở thành của chung của cả ba người. Đau xót làm sao khi buộc phải
cắt đứt tình riêng của mình ra thành của chung! Biết vậy nhưng Thúy Kiều cũng đã trao cho em với tất cả
tấm lòng tin cậy của tình ruột thịt, với tất cả sự thiêng liêng của tình yêu với chàng Kim. Nàng thuyết phục
em mới khéo làm sao:“Ngày xuân …thơm lây.”

Trên hết giữa chị với em là tình máu mủ; vì tình máu mủ ai nỡ chối nhau? Vì vậy, suốt từ đầu đến cuối
đoạn thơ không hề thấy lời nói của Thúy Vân. Thúy Kiều như người đang dốc bầu tâm sự, nàng phải dốc
cạn với em mới có thể thanh thản ra đi. Nàng tưởng tượng đến lúc mình đã chết, oan hồn trở về lẩn quất
bên chàng Kim. Khi đó, âm dương cách biệt, chỉ có chén nước mới giải được mối oan tình. Lời tâm sự sao
mà thương!
Cuối đoạn thơ nàng tưởng như mình đang nói với người yêu. Nỗi lòng vẫn ngổn ngang tâm sự, vẫn còn
trăm nghìn điều muốn nói với chàng, vẫn không làm sao kể cho xiết muôn vàn ái ân giữa nàng với chàng;
không giữ được trọn lời thề nguyền với chàng, nàng đành gửi chàng trăm nghìn lạy. Nàng gọi Kim Trọng
là tình quân, nàng xót xa cho duyên phận của mình tơ duyên ngắn ngủi, nàng tự coi mình là người phụ bạc.
Thật đau khổ biết bao: trao duyên rồi, đã nhờ em trả nghĩa cho chàng Kim rồi mà nỗi buồn thương vẫn chất
chứa trong lòng nàng Kiều. Phải chăng, một lần nữa Nguyễn Du đã thể hiện đúng quy luật tâm lí của con
người: cái gì đong mà lắc thì vơi, nhưng: sầu đong càng lắc càng đầy là như thế! Tình duyên dẫu có cố tình
dứt bỏ vẫn còn vương tơ lòng là như vậy. Cuối đoạn thơ, mặc dù Kiều đã giãi bày hết nỗi khổ tâm riêng
của mình với em, đã nhờ em trả nghĩa cho Kim Trọng nhưng những đau khổ vì tình duyên tan vỡ trong tâm
trí nàng vẫn không nguôi. Vẫn còn mang nặng nợ tình với Kim Trọng, vẫn biết mình phận bạc, Thúy Kiều
vẫn phải thốt lên đau đớn: “Ôi Kim Lang….từ đây!”

Phải chăng đây là tiếng thơ kêu xé lòng mà sau này nhà thơ Tố Hữu đã nói thay bao người, bao thế hệ!
Đoạn thơ, trừ những câu đầu tâm sự với Thúy Vân, trao duyên cho Thúy Vân, còn thực chất là đoạn độc
thoại nội tâm của Thúy Kiều. Với nghệ thuật thể hiện tài tình, Nguyễn Du giúp người đọc nhìn thấu tâm
trạng đau khổ của Thúy Kiều. Càng hiểu nàng bao nhiêu, ta càng thương nàng bấy nhiêu, cảm phục nàng
bấy nhiêu. Bởi vì người ta có thể hi sinh mọi thứ vì tình yêu, còn nàng thì lại hi sinh tình yêu vì chữ hiếu.
Điều đó chẳng đáng cảm phục lắm sao?

Giải thích tư tưởng nhân đạo: xót thương, đồng cảm với nỗi khổ, trân trọng phẩm chất, nâng niu khát vọng
và lên án tố cáo những thế lực chà đạp con người.
Đồng cảm với nỗi đau Thúy Kiều trước bi kịch tình yêu tan vỡ, trân trọng vẻ đẹp nhân phẩm của Thúy
Kiều.Đặc biệt thấu hiểu tâm trạng phức tạp, đầy mâu thuẫn và khát vọng tình yêu của Thúy Kiều.
Tư tưởng nhân đạo trong đoạn trích góp phần tạo nên giá trị đặc sắc của tác phẩm, làm phong phú thêm nội
dung nhân đạo của VHVN cuối TK 18- Đầu TK 19 nói riêng và VHVN nói chung.

Ăn như thế nào là ăn đúng, ăn không phải xấu hổ, để “nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa”? Miếng giữa làng
bằng sàng trong bếp, làm ăn, ăn nói, ăn chắc mặc bền, ăn nên làm ra, ăn ở, ăn nằm, ăn chơi thậm chí là... ăn
tiền, ăn dày, ăn mỏng, ăn sương, ăn trộm, ăn cướp,...

Trong kho tàng tục ngữ ca dao dân ca rất nhiều câu bàn đến việc ăn. Tại sao cha ông ta lại bàn nhiều đến
thế cái chuyện ăn? Không có gì lạ ở một miền đất nghèo, vất vả cơ cực suốt đời cái sự ăn nó quan trọng và
gần gũi lắm. Thế nhưng, nếu chỉ nghĩ cha ông ta chỉ lo ăn thì con cháu chúng ta đã nhầm to. Cái chuyện ăn
nó đa nghĩa, đa chiều và, hầu như trong đa số các trường hợp, đều liên quan đến chuyện xấu xa. Bây giờ,
trước nạn tham nhũng, mới càng thấm thía hơn cái nghĩa sắc như dao cau của minh triết tự ngàn xưa. Ăn
như thế nào, ăn bao nhiêu, để cho người bao nhiêu, quả là điều khó vô cùng. Nhưng, khó gì thì khó, không
làm chủ được từ ăn tức là đã sai lầm về mặt đạo đức, văn hoá.
Còn nói không phải chỉ để mà nói, nói bừa nói ẩu, vì mỗi câu nói đều phản ánh chính xác của tư duy. Chỉ
cần nghe nói là biết trình độ và khả năng tư duy của người ấy! Người xưa dạy phải uốn lưỡi 7 lần mới nói,
chứng tỏ cái sự nói quan trọng đến mức nào.
Nói theo cấp độ âm thanh nào cho một cử tọa bao nhiêu người, cách dùng từ phù hợp trước từng đối tượng,
khối lượng từ phong phú hay nghèo nàn..., tất cả đều phải học.
Gói và mơ là hai từ bí ẩn và đa nghĩa nhất. Ở đó là cách sống, lối sống, và nó trở thành nguyên tắc suốt cả
đời người. Gói có thể là cách “hành xử theo đúng cương vị”. Cũng có thể là “áo rách khéo vá hơn lành
vụng may”. Gói là cách hiểu đúng về nghĩa của cụm từ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, “gần bùn mà chẳng hôi
tanh mùi bùn”.
Mở so sánh với gói còn cao hơn một bậc, nó liên quan đến vị thế cái tôi với tư cách là một con người xã
hội. “Xấu che, tốt khoe” là một cách ứng xử mở mà không mở.
Tất nhiên, dù là gói hay mơ thì con người luôn cần đến sự dũng cảm trước sự thật. Chẳng hạn tâm và tầm là
chưa đủ. Không có dũng, thì không dám thay đổi, không dám nhận trách nhiệm, vậy thì tâm với tầm phỏng
có ích gì.
+ Học ăn: Phải biết ăn uống đúng mực, vừa đủ, thức ăn là quý giá, không phung phí nữa ăn nữa bỏ.
+ Học nói: Nói chuyện phải ôn hòa, biết kính trên, nhường dưới, thưa gửi lễ phép, không dùng lời thô tục,
nặng nề để mắng mỏ người khác
+ Học gói: Phải biết gói ghém cho vừa đủ, không phung phí dù có dư thừa vì nhiều người còn không có
ăn,không có mặc.
+ Học mở: Phải biết mở rộng tấm lòng với mọi người chung quanh, cái gì đáng tha thứ nên tha thứ.

You might also like