You are on page 1of 49

Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



Sinh viên thực hiện : Ngô Hữu Thống
Lớp : Kỹ Thuật Viễn Thông K47
Mã số sinh viên : C47KTV.052
Đơn vị thực tập : Xưởng Bão Dưỡng – Sửa Chữa Vinaphone KV2
Cán bộ hướng dẫn : Ks.Võ Chí Lâm
..................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2010
Ký tên

Đại Học Giao Thông Vận Tải – CSII


Khoa Điện – Điện Tử

1
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN



..................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
TP.Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2010
Ký tên

LỜI CẢM ƠN

2
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Bài báo cáo này là kết quả của hơn 5 tuần thực tập tại Trung Tâm
Dịch Vụ Viễn Thông KV2. Để có được kết quả này, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến các cán bộ, giảng viên Liên Bộ Môn Điện-Điện Tử đã tạo điều kiện
và định hướng đề cương thực tập cho em, đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn
đến Ks.Võ Chí Lâm, Ks. Lê Trung Thuận và toàn thể cán bộ, kỹ sư tại Xưởng
Bảo Dưỡng – Sửa Chữa Vinaphone 2 đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện
tốt nhất để em được cọ xát thực tế và tiếp cận các tài liệu liên quan. Một lần
nữa, em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên: Ngô Hữu Thống

LỜI MỞ ĐẦU
Thông tin liên lạc là một nhu cầu của bất kỳ một xã hội phát triển nào. Để
đáp ứng nhu cầu liên lạc ngày càng cao của xã hội, thông tin di động đã được
nghiên cứu và phát triển từ rất sớm, bắt đầu với các hệ thống thông tin di động
sử dụng công nghệ analog, cho đến nay các mạng di động sử dụng công nghệ số
đang được ứng dụng rộng rãi và phát triển vô cùng mạnh mẽ. Một xu hướng rõ

3
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

nét trong lĩnh vực thông tin di động hiện nay là các nhà cung cấp dịch vụ ngoài
việc mở rộng dung lượng khai thác hiện có thì việc áp dụng nghiên cứu cũng
như xác định lộ trình phát triển công nghệ để tăng cường khả năng cung cấp đa
dịch vụ tốt hơn đến khách hàng ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Trong đó
3G - Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 chính là giải pháp công nghệ tiên tiến
đang được các nhà khai thác mạng triển khai.
Mạng thông tin di động 3G Vinaphone ra đời và đã góp phần đáng kể
trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường thông tin di động ở Việt Nam,
nó mang đầy đủ các đặc tính của hệ thống 3G và khắc phục những nhược điểm
của hệ thống 2G. Hơn thế nữa, mạng 3G của Vinaphone được triển khai theo
công nghệ WCDMA, cho phép tận dụng tài nguyên hệ thống của công nghệ
GSM có sẵn, tăng khả năng tương thích và giúp giảm chi phí lắp đặt, vận hành.
Tìm hiểu về hệ thống 3G là một đề tài rộng lớn và đang rất được quan
tâm hiện nay. Tuy nhiên, do quá trình thời gian và phạm vi thực tập có hạn nên
bài báo cáo này chỉ tập trung tìm hiểu về một phần hệ thống vô tuyến 3G của
Vinaphone (NodeB). Với những hạn chế đó, bài báo cáo không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong nhận được những góp ý quý báu của các Thầy và các
bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Bài báo cáo gồm có 3 chương với nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu về công ty Dịch Vụ Viễn Thông VinaPhone
Chương 2: Cấu trúc tổng quan mạng thông tin di động VinaPhone
Chương 3: Khảo sát thiết bị node B

4
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

MỤC LỤC

Trang

LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................3


LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................4
CHƯƠNG 1.......................................................................................................10
GIỚI THIỆU CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG VINAPHONE...........10
1.1 Các lĩnh vực hoạt động.........................................................................10
1.2 Quá trình phát triển và các dịch vụ cung cấp.......................................11

5
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

CHƯƠNG 2.......................................................................................................12
CẤU TRÚC TỔNG QUAN MẠNG THÔNG TIN DI ĐỘNG.....................12
2.1 Giới thiệu chung........................................................................................12
2.1.1 Trạm di động MS (Mobile Station) trong GSM.................................13
2.1.2 Thiết bị người sử dụng UE (User Equipment) trong UMTS...........14
2.1.3 Phân hệ trạm gốc (BSS - Base Station Subsystem).........................14
2.1.1.1 Trạm thu phát gốc BTS (Base Tranceiver Station)...................15
2.1.1.2 Khối TRAU (Transcode/Rate Adapter Unit)............................15
2.1.1.3 Bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station Controller)...........15
2.1.2 Mạng truy nhập vô tuyến UMTS (UTRAN)...................................17
2.1.2.1 Node-B......................................................................................18
2.1.2.2 RNC (Radio Network Control).................................................18
2.2 Hiện trạng mạng vô tuyến Vinaphone......................................................18
2.2.1 Tổ chức mạng vô tuyến......................................................................18
2.2.2 Kế hoạch phủ song 3G của Vinaphone KV2......................................20
2.2 Mô hình triển khai cơ sở hạ tầng chung 2G/3G...................................20
2.2.1 Anten...............................................................................................21
2.2.2 Dây cáp feeder....................................................................................22
2.2.3 Thiết bị cấp nguồn..............................................................................23
2.2.4 Thiết bị Rectifier..............................................................................23
2.2.5 Ắc quy.............................................................................................24
2.2.6 Phòng máy..........................................................................................25
CHƯƠNG 3.......................................................................................................26
KHẢO SÁT THIẾT BỊ NODE B....................................................................26
3.1 Các đặt tính kỹ thuật của RBS 3206.........................................................27
3.2 Cấu trúc bên trong RBS 3206...................................................................27
3.2.1 Khối vô tuyến RU (Radio Unit).........................................................28
3.2.2 Khối bộ lọc FU (Filter Unit)...............................................................29
3.2.3 Digital Cassette...................................................................................30
3.2.4 Khối điều khiển cơ sở CBU (Control Base Unit)...............................30
3.3 Các giải pháp triển khai thực tế................................................................31
3.3.1 Giải pháp kết hợp với trạm sẵn có......................................................31
3.3.2 Đặt trong đô thị...................................................................................31
3.3.3 Đặt vùng ngoại ô................................................................................32
3.3.4 Giải pháp phủ song trong tòa nhà.......................................................33
3.4 Cấu hình thiết bị RBS 3206......................................................................33
3.4.1 Cấu hình vô tuyến...............................................................................33
3.4.2 Cấu hình truyền dẫn............................................................................36

6
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

3.4.3 Các bước đưa Node B vào phát song.................................................37


3.4.3.1 Các bước chuẩn bị........................................................................37
3.4.3.2 Các bước tích hợp.....................................................................39
KẾT LUẬN.......................................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................47

MỤC LỤC HÌNH VẼ


Trang
Hình 2.1: Cấu trúc tổng thể hệ thống UMTS/GSM............................................13
Hình 2.2: Mô tả thiết bị 3G dùng chung sở hạ tầng 2G.....................................21
Hình 2.3: Phương án sử dụng anten 3G............................................................22
Hình 2.4: Hệ thống feeder cho tủ 2G và 3G.......................................................23
Hình 2.5: Sơ đồ mô tả dùng chung thiết bị nguồn..............................................24
Hình 2.6: Mô hình thực tế..................................................................................24
Hình 2.7: Mô hình dùng chung nhà trạm...........................................................25

7
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 3.1: Tủ RBS 3206.......................................................................................26


Hình 3.2: Cấu trúc bên trong RBS 3206M.........................................................28
Hình 3.3: Khối vô tuyến RU...............................................................................28
Hình 3.4: Khối bộ lọc FU...................................................................................29
Hình 3.5: Digital Cassette..................................................................................30
Hình 3.6: Đặt thiết bị trong vùng đô thị.............................................................31
Hình 3.7: Đặt thiết bị trong vùng ngoại ô..........................................................32
Hình 3.8: Đặt thiết bị trong tòa nhà...................................................................33
Hình 3.9: Cấu hình cho Hyper Terminal............................................................38
Hình 3.10: Set lại IP cho máy tính.....................................................................39
Hình 3.11: Đổi địa chỉ IP...................................................................................41
Hình 3.12: Chạy các Scripts...............................................................................43
Hình 3.13: Chạy update license key...................................................................44
Hình 3.14: Các thông số cần thiết......................................................................45
Hình 3.14: Các thông số cần thiết

MỤC LỤC BẢNG


Trang
Bảng 3.1: Băng tần hỗ trợ...................................................................................34
Bảng 3.2: Cấu trúc vô tuyến...............................................................................34
Bảng 3.3: Cấu hình single band..........................................................................35
Bảng 3.4: Cấu hình Dual band...........................................................................36
Bảng 3.5: Cấu hình truyền dẫn...........................................................................36
Bảng 3.5: Cấu hình truyền dẫn

8
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CÔNG TY DỊCH VỤ VIỄN THÔNG


VINAPHONE

1.1 Các lĩnh vực hoạt động

Công ty Dịch vụ Viễn thông Vinaphone là đơn vị thành viên của Tập
Đoàn Bưu Chính – Viễn Thông Việt Nam được phép hoạt động kinh doanh
trong các lĩnh vực sau: Tổ chức, xây dựng, quản lý, vận hành và khai thác mạng
lưới, dịch vụ viễn thông bao gồm các mạng thông tin di động, nhắn tin và điện
thoại thẻ; Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây lắp, bảo trì, sửa chữa thiết bị chuyên

9
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

ngành thông tin di động, nhắn tin và điện thoại thẻ toàn quốc; Xuất khẩu, nhập
khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành viễn thông phục vụ cho hoạt
động của đơn vị; Kinh doanh các ngành nghề khác nhau trong phạm vi được
Tổng Công ty cho phép phù hợp với qui định của pháp luật.

1.2 Quá trình phát triển và các dịch vụ cung cấp

Ngày 26/6/1996, mạng thông tin di động VinaPhone chính thức đi vào
hoạt động, với vùng phủ sóng chỉ 18 tỉnh, thành phố trên cả nước. Đến tháng
6/2006, Vinaphone lần đầu tiên đã tiên phong phủ sóng 100% số huyện trên
toàn quốc, kể cả huyện miền núi, hải đảo và vùng sâu vùng xa.
Cùng hòa chung với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế Việt
Nam nói chung và thị trường viễn thông nói riêng, trong những năm qua Công
ty Dịch vụ Viễn thông đã có nhiều phát triển vượt bậc đưa mạng Vinaphone trở
thành một trong ba nhà mạng cung cấp dịch vụ thông tin di động lớn nhất tại
Việt Nam về quy mô phát triển thuê bao cũng như hạ tầng mạng. Tính đến
tháng 6/2010, VinaPhone đã có gần 36 triệu thuê bao thực đang hoạt động,
chiếm hơn 30% thị phần di động toàn quốc. VinaPhone đã lắp đặt 8.000 trạm
BTS 3G, đủ đáp ứng 200% - 300% nhu cầu sử dụng các dịch vụ thông tin di
động hàng ngày của các thuê bao. Bên cạnh đó, hệ thống tổng đài của
VinaPhone cũng được nâng cấp sẵn sàng đáp ứng được cho khoảng 50 triệu
thuê bao đang hoạt động và hệ thống tin nhắn có thể chuyển tải 20 – 30 triệu
SMS/giờ. Tính đến nay, VinaPhone cũng đã có hơn 40 dịch vụ gia tăng trên thị
trường.

10
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

CHƯƠNG 2

CẤU TRÚC TỔNG QUAN MẠNG THÔNG TIN DI


ĐỘNG VINAPHONE

2.1 Giới thiệu chung

Đây là mạng di động theo chuẩn công nghệ GSM hoạt động trên băng tần
900/1800MHz và công nghệ W-CDMA, băng tần 2100 MHz được
VNPT/Vinaphone đưa vào khai thác từ tháng 10/2009 (theo giấy phép số
1119/GP-BTTTT do Bộ TT&TT cấp ngày 11/8/20090.
Với việc sử dụng công nghệ WCDMA, mạng Vinaphone 3G cho phép
thuê bao di động thực hiện các dịch vụ cơ bản như thoại, nhắn tin…với chất
lượng cao, đặt biệt là truy cập Internet với tốc độ tối đa lên đến 14,4 Mbps (tốc
độ tối đa hiện tại là 7.2 Mbps).
Mạng Vinaphone 3G được kết nối và tích hợp toàn diện với mạng
Vinaphone hiện tại (công nghệ GSM 900/1800 Mhz), cho phép cung cấp dịch
vụ theo chuẩn 3G cho các thuê bao Vinaphone đang hoạt động và các thuê bao
hòa mạng mới.
Do chủ yếu sử dụng cơ sở hạ tầng (nhà trạm) nên vùng phủ sóng 3G sẽ
tồn tại song song với cùng phủ sóng 2G. Công nghệ hand-over sẽ cho phép thuê

11
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

bao Vinaphone được duy trì liên lạc thông suốt khi di chuyển giữa các vùng phủ
sóng 2G và 3G.
Một hệ thống UMTS sau khi được nâng cấp và mở rộng từ hệ thống
GSM hiện có thì cấu trúc hệ thống có thể được mô tả tổng quan như sau:
CORE
SGSN
HLR
Node
RNC
ISDN
MSC/
BTS
BSC
SIM
BSS
ME
Node
GMSC
USI
UTRAN
GGSN
OTHER
BBNETWORK
VLR
MNETWORK

PSTN

Intranet

Extrane
t

Internet

Hình 2.1: Cấu trúc tổng thể hệ thống UMTS/GSM

2.1.1 Trạm di động MS (Mobile Station) trong GSM

MS bao gồm thiết bị di động (Mobile Equipment - ME) và một khối nhỏ
gọi là modul nhận dạng thuê bao (Subscriber Identity Module – SIM).
Thiết bị di động ME có chức năng cung cấp cho thuê bao một dịch vụ cụ
thể, thực hiện các chức năng truyền dẫn ở giao diện vô tuyến; mỗi ME được
gán cho một số nhận dạng thiết bị di động quốc tế bởi nhà sản xuất.

12
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

SIM là một modul có thể tháo/lắp khi sử dụng, được dùng để xác định ME
thuộc sở hữu của một cá nhân nào đó. SIM có một bộ nhớ để lưu trữ các thông
tin của thuê bao như: số nhận dạng thuê bao (International Mobile Subscriber
Identity – IMSI) được dùng để phân biệt các thuê bao khác nhau trong mạng
GSM; số nhận dạng tạm thời (Temporary Mobile Subscriber Identity - TMSI)
thay đổi theo chu kỳ, do hệ thống quản lý để bảo vệ thuê bao không bị đánh
cắp, khóa nhận thực (Subscriber Authentication Key) dùng để nhận thực SIM;
số điện thoại của thuê bao.

2.1.2 Thiết bị người sử dụng trong UMTS UE (User Equipment)

UE gần giống như MS, bao gồm hai phần: Thiết bị di động ME (Mobile
Equipment) và Modun nhận dạng thuê bao UMTS USIM (UMTS Subscriber
Identity Module).
ME là đầu cuối vô tuyến được sử dụng cho thông tin vô tuyến trên giao
diện Uu
USIM là một thẻ thông minh chứa mã nhận dạng thuê bao, thực hiện các
thuật toán nhận thực, lưu giữ các khóa nhận thực và một số thông tin thuê bao.

2.1.3 Phân hệ trạm gốc (BSS - Base Station Subsystem)


BSS thuộc phần cấu trúc mạng GSM, BSS giao diện trực tiếp với các trạm
di động MS bằng thiết bị BTS thông qua giao diện vô tuyến. Mặt khác BSS
thực hiện giao diện với các tổng đài ở phân hệ chuyển mạch SS. Tóm lại, BSS
thực hiện đấu nối các MS với tổng đài và nhờ vậy đấu nối những người sử dụng
các trạm di động với những người sử dụng viễn thông khác. BSS cũng phải
được điều khiển, do đó nó được đấu nối với phân hệ vận hành và bảo dưỡng
OSS. Phân hệ trạm gốc BSS bao gồm:
TRAU (Transcoding and Rate Adapter Unit): Bộ chuyển đổi mã và phối
hợp tốc độ.

13
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

BSC (Base Station Controler): Bộ điều khiển trạm gốc.


BTS (Base Transceiver Station): Trạm thu phát gốc.

2.1.1.1 Trạm thu phát gốc BTS (Base Tranceiver Station)


Một BTS bao gồm các thiết bị thu /phát tín hiệu sóng vô tuyến, anten và
bộ phận mã hóa và giải mã giao tiếp với BSC. BTS là thiết bị trung gian giữa
mạng GSM và thiết bị thuê bao MS, trao đổi thông tin với MS qua giao diện vô
tuyến. Mỗi BTS tạo ra một hay một số khu vực vùng phủ sóng nhất định gọi là
tế bào (cell).

2.1.1.2 Khối TRAU (Transcode/Rate Adapter Unit)


Khối thích ứng và chuyển đổi mã thực hiện chuyển đổi mã thông tin từ
các kênh vô tuyến (16 Kb/s) theo tiêu chuẩn GSM thành các kênh thoại chuẩn
(64 Kb/s) trước khi chuyển đến tổng đài. TRAU là thiết bị mà ở đó quá trình mã
hoá và giải mã tiếng đặc thù riêng cho GSM được tiến hành, tại đây cũng thực
hiện thích ứng tốc độ trong trường hợp truyền số liệu. TRAU là một bộ phận
của BTS, nhưng cũng có thể được đặt cách xa BTS và thậm chí còn đặt trong
BSC và MSC

2.1.1.3 Bộ điều khiển trạm gốc BSC (Base Station Controller)


BSC có nhiệm vụ quản lý tất cả giao diện vô tuyến thông qua các lệnh
điều khiển từ xa. Các lệnh này chủ yếu là lệnh ấn định, giải phóng kênh vô
tuyến và chuyển giao. Một phía BSC được nối với BTS, còn phía kia nối với
MSC của phân hệ chuyển mạch SS.
Các chức năng chính của BSC:
Một là, Quản lý mạng vô tuyến: Việc quản lý vô tuyến chính là quản lý
các cell và các kênh logic của chúng. Các số liệu quản lý đều được đưa về BSC

14
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

để đo đạc và xử lý, chẳng hạn như lưu lượng thông tin ở một cell, môi trường
vô tuyến, số lượng cuộc gọi bị mất, các lần chuyển giao thành công và thất bại.
Hai là, quản lý trạm vô tuyến gốc BTS: Trước khi đưa vào khai thác,
BSC lập cấu hình của BTS ( số máy thu/phát TRX, tần số cho mỗi trạm... ).
Nhờ đó mà BSC có sẵn một tập các kênh vô tuyến dành cho điều khiển và nối
thông cuộc gọi.
Ba là, điều khiển nối thông các cuộc gọi: BSC chịu trách nhiệm thiết lập
và giải phóng các đấu nối tới máy di động MS. Trong quá trình gọi, sự đấu nối
được BSC giám sát. Cường độ tín hiệu, chất lượng cuộc đấu nối được ở máy di
động và TRX gửi đến BSC. Dựa vào đó mà BSC sẽ quyết định công suất phát
tốt nhất của MS và TRX để giảm nhiễu và tăng chất lượng cuộc đấu nối. BSC
cũng điều khiển quá trình chuyển giao nhờ các kết quả đo kể trên để quyết định
chuyển giao MS sang cell khác, nhằm đạt được chất lượng cuộc gọi tốt hơn.
Trong trường hợp chuyển giao sang cell của một BSC khác thì nó phải nhờ sự
trợ giúp của MSC. Bên cạnh đó, BSC cũng có thể điều khiển chuyển giao giữa
các kênh trong một cell hoặc từ cell này sang kênh của cell khác trong trường
hợp cell này bị nghẽn nhiều.
Bốn là, quản lý mạng truyền dẫn: BSC có chức năng quản lý cấu hình các
đường truyền dẫn tới MSC và BTS để đảm bảo chất lượng thông tin. Trong
trường hợp có sự cố một tuyến nào đó, nó sẽ tự động điều khiển tới một tuyến
dự phòng.

2.1.2 Mạng truy nhập vô tuyến UMTS (UTRAN)

UTRAN (UMTS Terrestrial Radio Access Network: Mạng truy nhập vô


tuyến mặt đất UMTS) thuộc cấu trúc mạng 3G, UTRAN liên kết giữa người sử
dụng và CN (Core Network: Mạng lõi).

15
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Trong đó UTRAN bao gồm một hay nhiều phân hệ mạng vô tuyến (RNS),
một RNS là một mạng con trong UTRAN và bao gồm một bộ điều khiển mạng
vô tuyến (RNC) và một hay nhiều Node-B.
Các yêu cầu chính để thiết kế kiến trúc, giao thức và chức năng UTRAN:
Một là, tính hỗ trợ của UTRAN và các chức năng liên quan: Yêu cầu tác
động đến thiết kế của UTRAN là các yêu cầu hỗ trợ chuyển giao mềm (một
thiết bị đầu cuối kết nối tới mạng thông qua 2 hay nhiều cell đang hoạt động) và
các thuật toán quản lý nguồn tài nguyên vô tuyến đặc biệt của WCDMA.
Hai là, làm tăng sự tương đồng trong việc điều khiển dữ liệu chuyển mạch
gói và chuyển mạch kênh với một ngăn xếp giao thức giao diện vô tuyến duy
nhất và với việc sử dụng cùng một giao diện cho các kết nối từ UTRAN đến
miền chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh của mạng lõi.
Ba là, làm tăng tính tương đồng với GSM.
Bốn là, Sử dụng kiểu chuyển vận trên cơ sở IP như là cơ cấu chuyển vận
thay thế trong UTRAN kể từ Release 5 trở đi.
Năm là, các thiết bị UTRAN với chi phí tiết kiệm tối đa: các thiết bị
UTRAN được thiết kế module hóa và và có tính linh hoạt hợp lý cho việc mở
rộng dung lượng trong tương lai. Hệ thống UTRAN có khả năng nâng cấp lên
phiên bản phần mềm cao hơn mà chỉ gây ra tác động rất nhỏ tới hoạt động
thông thường của hệ thống.

2.1.2.1 Node-B
Node-B là một thuật ngữ sử dụng trong UMTS để biểu thị BTS (trạm thu
phát gốc) và sử dụng công nghệ WCDMA trên đường vô tuyến. Node B thực
hiện việc thu phát tần số vô tuyến để liên lạc trực tiếp với các máy di động di
chuyển tự do xung quanh nó.
Một cách truyền thống, các Node B có những chức năng tối thiểu về thu
phát vô tuyến và được điều khiển bởi RNC (Radio Network Controller). Việc

16
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

sử dụng công nghệ WCDMA cho phép một cell thuộc một Node B hoặc các
Node B khác nhau cùng được quản lý bởi các RNC khác nhau để chồng lên
nhau và vẫn sử dụng một tần số giống nhau (trên thực tế, toàn bộ mạng có thể
dùng chỉ một cặp tần số).
Node B bao gồm các loại cấu hình: Macro Indoor, Macro Outdoor, Mini
Indoor, Mini outdoor, Micro Indoor, Micro Outdoor, Pico,...

2.1.2.2 RNC (Radio Network Control)


RNC là một thành phần trong mạng truy nhập vô tuyến UTMS. RNC về
cơ bản có những chức năng giống BSC trong hệ thống BSS GSM: Trung gian
giữa trạm gốc (Node B trong UMTS) và hệ thống mạng lõi; Điều khiển cuộc
gọi vô tuyến (quản lý tài nguyên vô tuyến, điều khiển và quản lý chuyển giao
cuộc gọi …).

2.2 Hiện trạng mạng vô tuyến Vinaphone

2.2.1 Tổ chức mạng vô tuyến

Mạng di động Vinaphone sử dụng công nghệ GSM (GPRS và EGDE) và


WCDMA
Băng tần và độ rộng băng tần đang sử dụng cho công nghệ GSM
Băng tần 900MHz:
Hướng lên: 935,1MHz ÷ 943,5 MHz
Hướng xuống: 890,1 MHz ÷ 898,5 MHz
Băng tần 1800MHz:
Hướng lên: 1805 MHz ÷ 1825 MHz
Hướng xuống: 1710 MHz ÷ 1730 MHz
Băng tần sử dụng cho công nghệ WCDMA: Băng tần 2100MHz, 3 tần số
hướng lên và 3 tần số hướng xuống tương ứng, với băng thông 5MHz trên một
tần số, cụ thể:

17
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hướng lên: 2155 - 2170 MHz


Hướng xuống: 10787, 10812, 10837
Qua hơn 14 năm khai thác, hệ thống vô tuyến mạng Vinaphone do 5 nhà
sản xuất thiết bị cung cấp và tối ưu hóa phân vùng phục vụ, cụ thể gồm:
Motorola, Alcatel, Ericsson, Huawei, Siemens.
Phủ sóng tất cả các thành phố, thị xã, thị trấn, các trục đường quốc lộ nối
liền các khu kinh tế trọng điểm các khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch quan
trọng, các khu vực cửa khẩu, hải đảo quan trọng về kinh tế, an ninh, quốc
phòng,
Độ rộng phủ sóng 2G theo diện tích trên cơ sở hạ tầng của Vinaphone:
Vùng phủ sóng 2G theo diện tích (tính theo km2) của từng Quận/Huyện chi tiết
cơ bản như sau:
Tổng diện tích vùng phủ sóng 2G trên toàn quốc: 227.495 km2
Vùng phủ sóng 2G theo diện tích: 68,69 %
Đến thời điểm hiện nay, VinaPhone đã phủ sóng 3G và cung cấp các
dịch vụ 3G tại 36 tỉnh, thành phố trên cả nước. Mạng lưới của
VinaPhone đã sẵn sàng đón nhận 3 triệu thuê bao 3G ngay trong năm
2009.

2.2.2 Kế hoạch phủ song 3G của Vinaphone KV2

Vinaphone KV2 sẽ phát triển hơn 2235 Node B và khoảng 15 RNC cho 22
tỉnh thành phía Nam, tập trung ở các thành phố lớn (TP.Hồ Chí Minh, Bình
Dương, Đồng Nai…), những trục đường chính (quốc lộ 1A,..), các quận huyện
cũng như các khu du lịch.
Vinaphone sẽ ưu tiên cho các thành phố, khu vực quan trọng, đặt biệt là
các khu thương mại, khu công nghiệp, hay các thành phố tập trung nhiều cơ
quan của chính phủ, các doanh nghiệp thương mại, công nghiệp, du lịch và dịch
vụ. Đồng thời, VNPT/Vinaphone cũng triển khai mạng 3G tới nông thôn, đầu
18
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

tư nâng cấp sẵn sàng lắp đặt thiết bị, đảm bảo phủ sóng rộng khắp trên toàn
quốc, đến cả những vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…

2.2 Mô hình triển khai cơ sở hạ tầng chung 2G/3G

Hiện tại, cơ sở hạ tầng trạm BTS mạng Vinaphone 2G đang chia sẻ với
NodeB mạng 3G gồm: nhà trạm, cột anten, anten, feeder, thiết bị truyền dẫn,
thiết bị cấp nguồn, hệ thống cầu cáp trong và ngoài phòng máy, hệ thống chống
sét, hệ thống cảnh báo trạm, thiết bị điều hòa và chiếu sáng.
Để chia sẻ cơ sở hạ tầng với trạm Node B mạng 3G, các trạm BTS 2G đã
đáp ứng được các điều kiện sau:
Vị trí phòng máy nằm trong qui hoạch vùng phủ sóng của NodeB
Phòng máy đủ điều kiện lắp đặt thiết bị mới của trạm NodeB

19
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

BTS
Power
Node

-B

20
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 2.2: Mô tả thiết bị 3G dùng chung sở hạ tầng 2G

Những trang thiết bị phục vụ cho việc chia sẻ cơ sở hạ tầng giữa trạm thu
phát gốc 2G (BTS) và trạm thu phát gốc 3G (NodeB) cụ thể như sau:

2.2.1 Anten
Về anten, do băng tần đáp ứng anten sử dụng 2G khác với 3G, và anten
hiện có đang sử dụng trên mạng hầu hết không phải là loại anten dùng chung
cho 2G và 3G, nên khi đưa 3G vào sử dụng, Vinaphone đã chọn giải pháp lắp
mới anten chuyên dụng 3G vào cột anten sẵn có. Việc lắp mới anten 3G có
những ưu điểm sau:
Để tiến hành phủ sóng cho từng khu vực mạng 2G và 3G khác nhau, có
thể lắp đặt các anten độc lập với các góc nghiêng và phương vị khác nhau.
Vì không phải thay đổi từ anten chuyên dụng cho mạng 2G hiện có sang
anten dùng chung cho mạng 2G và 3G, nên có thể tránh được vấn đề gián đoạn
dịch vụ 2G vì lí do thay anten. Theo đó có thể ngăn được ảnh hưởng do gián
đoạn dịch vụ đối với người đang sử dụng mạng 2G.

21
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 2.3: Phương án sử dụng anten 3G


2.2.2 Dây cáp feeder
Vì các trạm của Vinaphone hiện nay dùng hai loại anten 2G và 3G riêng
nên ngoài hệ thống feeder sẵn có, phải lắp đặt thêm hệ thống feeder nối từ node
B đến anten 3G

22
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 2.4: Hệ thống feeder cho tủ 2G và 3G


2.2.3 Thiết bị cấp nguồn
Mục đích của việc chia sẻ cơ sở hạ tầng của các thiết bị cấp nguồn là
để giảm chi phí sử dụng trong việc trang bị và lắp đặt thiết bị cấp nguồn, đẩy
nhanh tiến độ triển khai khi không đảm bảo không gian để lắp đặt nguồn mới.
Vì việc lắp đặt NodeB là thiết yếu nên lượng điện năng tiêu thụ sẽ
tăng. Việc tăng cường các thiết bị cấp nguồn như ắc quy, các khối máy nắn
Rectifier (thiết bị chỉnh lưu dòng điện AC/DC) và các thiết bị điện khác là cần
thiết.

2.2.4 Thiết bị Rectifier


Theo nguyên lý khi gắn thêm một modul rectifier vào thiết bị cấp nguồn
hiện có của trạm thu phát gốc BTS, khả năng cấp nguồn của thiết bị này sẽ
được tăng lên. Nhờ đó, ta có thể sử dụng một cách hiệu quả không gian phòng

23
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

máy của trạm thu phát gốc mà không cần lắp đặt mới hoàn toàn thiết bị cấp
nguồn dùng cho NodeB.

2.2.5 Ắc quy

Hệ thống ắc quy được trang bị nhằm mục đích cung cấp điện năng cho
thiết bị đang hoạt động trong những trường hợp nguồn điện chính bị mất, để
đáp ứng được phần điện năng tiêu thụ của việc lắp đặt thêm các thiết bị liên
quan đến 3G chẳng hạn như NodeB, cần phải lắp đặt bổ sung để tăng dung
lượng cho hệ thống ắc quy hiện tại.

24
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Unit
Lắp
Thiết
đặt
bị cấp nguồn AC/DC
2G3G
#1
#2
#3

NodeB
BTS

900M
1.8G
2G

Hình 2.5: Sơ đồ mô tả dùng chung thiết bị nguồn

25
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 2.6: Mô hình thực tế


2.2.6 Phòng máy
Mục đích của việc chia sẻ cơ sở hạ tầng của phòng máy là giảm chi phí
xây dựng không gian để lắp đặt thiết bị, đẩy nhanh tiến độ thi công khi không
cần xây dựng mới và mở rộng phòng máy nhằm đảm bảo không gian lắp đặt
mới. Tận dụng tối đa không gian trống của phòng máy, lắp đặt các thiết bị liên
quan đến mạng 3G như NodeB. Vấn đề đặt ra ở đây là khi trang bị thêm các
trang thiết bị của mạng 3G vào phòng máy có sẵn, nhiệt lượng toả từ máy móc
sẽ tăng, vì vậy cần phải bổ sung thêm các thiết bị điều hoà không khí.

26
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 2.7: Mô hình dùng chung nhà trạm

CHƯƠNG 3

KHẢO SÁT THIẾT BỊ NODE B

27
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Đối với Vinaphone khu vực 2 (KV2), việc triển khai cơ sở hạ tầng do
Ericsson thực hiện. Trong phần mạng truy nhập vô tuyến, Ericsson đã đề nghị
với Vinaphone sử dụng các loại thiết bị sau: RBS 3206, RBS 3418, RBS 3820.
Chương này sẽ tiến hành khảo sát thiết bị đang được sử dụng phổ biến nhất
trong mạng Vinaphone hiện nay là RBS 3206.
RBS 3206 có 3 phiên bản: RBS 3206M, RBS 3206F và RBS 3206E. Phần
này, tập trung khảo sát phiên bản được sử dụng cho mạng Vinaphone hiện nay
là RBS 3208M

Hình 3.1: Tủ RBS 3206


3.1 Các đặt tính kỹ thuật của RBS 3206

RBS 3206 đáp ứng được các yêu cầu ngặt nghèo như: tốc độ bit, dung
lượng, vùng phủ sóng, thích ứng với trạm gốc ở xa. Tùy theo yêu cầu của nhà
khai thác mà RBS 3206 có thể được cấu hình tối ưu tập trung vào một số yêu
cầu trên.
Các phần tử của RBS 3206 được thiết kế modun hóa cho phép cài đặt
linh hoạt và đơn giản hóa việc bảo dưỡng. Ngoài ra, RBS 3206 có thể được tích
hợp liền mạch với mạng hiện có, cho phép kết hợp hiệu quả với hệ thống GSM,
tối ưu hóa hoạt động và chi phí.

28
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Về mặt kỹ thuật, RBS 3206 hỗ trợ đầy đủ HSDPA, mang đến một mạng
băng rộng (tăng tốc độ dữ liệu, giảm trễ, tăng dung lượng). RBS 3206 sử dụng
trong cả hai cấu hình single band hoặc dual band và hỗ trợ phổ biến ở dải tần:
2100, 1900, 1700/2100, 900 và 850 MHz. Cho phép cấu hình linh hoạt và cấu
hình tối đa là 6x2 hoặc 3x4.
RBS 3206 sử dụng điện áp ngõ vào -48V DC hoặc 120 – 250V AC, công
suất tiêu thụ tối đa là 2,4KW

3.2 Cấu trúc bên trong RBS 3206

Một tủ RBS 3206 về cơ bản gồm có các thành phần chính sau: Khối vô
tuyến RU, khối lọc FU, các khe Digital Cassette, khối điều khiển cơ sở CBU.

29
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 3.2: Cấu trúc bên trong RBS 3206M


3.2.1 Khối vô tuyến RU (Radio Unit)

Hình 3.3: Khối vô tuyến RU

30
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

RU nhận tín hiệu số từ Baseband thông qua giao diện RU(RUIF), chuyển
đổi dữ liệu số sang tương tự, khuếch đại và đưa đến FU. Nó cũng nhận tín hiệu
vô tuyến từ FU, chuyển thành dữ liệu số và gửi đến Baseband.
Ngoài ra, RU cũng cung cấp nguồn DC cho bộ lọc FU và hệ thống điều
khiển anten ASC. Đồng thời, có thể đưa ra các cảnh báo nhiệt độ nhờ các
sensor đo nhiệt độ.
Mỗi RU hỗ trợ một hoặc hai tần số tùy thuộc vào loại RU: RU21- hỗ trợ
2 tần số hướng xuống và 1 tần số hướng lên; và R22 - hỗ trợ 2 tần số hướng lên
và 2 tần số hướng xuống

3.2.2 Khối bộ lọc FU (Filter Unit)

Hình 3.4: Khối bộ lọc FU

31
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

FU kết nối giữa RU và hai nhánh anten A và B. FU chứa một bộ khuếch


đại tạp âm thấp LNA, có nhiệm vụ lọc tín hiệu đường xuống (TX)trước khi
truyền đến anten, đồng thời, lọc và khuếch tín hiệu đường lên (RX) trước khi
đến RU. Giám sát phần cứng anten bằng cách cấp nguồn DC cho anten và theo
dõi dòng nếu ASC và TMA không được sử dụng. RU cho phép kết hợp TX/RX
dùng chung cho một anten.

3.2.3 Digital Cassette

Hình 3.5: Digital Cassette

Làm chức năng giao tiếp giữa RU và Baseband. Kết nối với RU thông qua
cáp nối trực tiếp, mang tín hiệu cả đường phát và thu, thông tin số điều khiển,
dữ liệu và tín hiệu định thời.

3.2.4 Khối điều khiển cơ sở CBU (Control Base Unit)


CBU là đơn vị điều khiển trung tâm của RBS. Nó xử lý một số chức năng
điều khiển và phần lớn yêu cầu kết nối.

32
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

3.3 Các giải pháp triển khai thực tế

3.3.1 Giải pháp kết hợp với trạm sẵn có


Để lắp đặt một Node B thông thường, nhà khai thác phải đầu tư một số
vốn lớn cho vị trí đặt trạm, thiết bị và hệ thống anten. Trong khi các trạm có sẵn
sử dụng công nghệ phổ biến nhất hiện nay là GSM và RBS 3206 được phát
triển để có thể mở rộng dựa trên các trạm sẵn có này như mô hình ở phần 2.2.3

3.3.2 Đặt trong đô thị

Hình 3.6: Đặt thiết bị trong vùng đô thị

Nếu không tính tới khả năng tận dụng các trạm GSM có sẵn, nhà khai thác
phải đối mặt với việc lắp trạm mới, điều này gây ra những khó khăn nhất định
nhất là trong các vùng đô thị. RBS 3206 giúp tối thiểu hóa số lượng trạm cần
lắp mới, đáp ứng cho các nhu cầu công suất từ lớn đến nhỏ và tiêu hao năng
lượng thấp. Các phần tử được modun hóa theo từng khối chức năng nhỏ gọn, có
thể vận chuyển dễ dàng thích hợp cho những nơi nhỏ hẹp

33
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

3.3.3 Đặt vùng ngoại ô

Hình 3.7: Đặt thiết bị trong vùng ngoại ô

Có hai phương pháp để triển khai song 3G ở vùng nông thôn, nơi mà nhu
cầu sử dụng thường không cao. Một là đặt các trạm có vùng phủ song lớn và do
đó, số lượng thuê bao trên mỗi trạm cũng lớn. Cách khác, lắp một số lượng nhỏ
trạm có phạm vi phủ song chỉ khoảng một ngôi làng, một thị trấn là đủ. Và RBS
3206 có thể đáp ứng được một vùng phủ song rộng lớn, ví dụ 6 sector , công
suất 60W/sector.

34
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

3.3.4 Giải pháp phủ song trong tòa nhà

Hình 3.8: Đặt thiết bị trong tòa nhà

Bằng việc kết hợp với hệ thống anten phân tán DAS lắp đặt bên trong tòa
nhà, RBS 3206 cho phép triển khai một mạng băng rộng tốc độ cao, phục vụ số
lượng thuê bao lớn. Thích hợp cho việc triển khai tại các trung tâm mua sắm,
nhà ga, cao ốc…

3.4 Cấu hình thiết bị RBS 3206

3.4.1 Cấu hình vô tuyến


3.4.1.1 Băng tần hỗ trợ
RBS 3206 hỗ trợ cả hai cấu hình là Single band và dual band

35
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Bảng 3.1:Băng tần hỗ trợ


Phiên bản RBS Băng tần hỗ trợ
RBS 3206M 2100, 1900, 900 và 850 MHz
2100 và 900 MHz; dual band:
RBS 3206F
2100/900
1900, 1700/2100 và 850 MHz;
RBS 3206E
dual band: 1900/850 MHz

3.4.1.2 Cấu trúc vô tuyến


Các phiên bản của RU có thể dễ dàng kết hợp với tủ để mở rộng cấu
hình. Từ tủ ban đầu ta có thể tùy biến thành các phiên bản của RBS 3206 như
bảng sau:

Bảng 3.2: Cấu trúc vô tuyến

Phiên bản RBS Số lượng RU Cấu hình tối đa

RBS 3206M 3 3x2

3x4 hoặc 6x2,


RBS 3206F 6
dual band: 3x2 + 3x2

3x4 hoặc 6x2,


RBS 3206E 9
dual band: 3x2 + 3x2

3.4.1.3 Cấu hình Single band

36
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Bảng 3.3: Cấu hình single band


Cấu Mức công suất
hình 2100 MHz 1900 MHz 1700/2100 MHz 900 MHz 850 MHz
20/30/
3x1 40 W 40 W 40 W 40/60 W
40/60 W
20/30/ 20/30/
3x2 20/40 W 20/40 W 20/40 W
40/60 W 40/60 W
20/30 W và
20+20
20+20 +40 W
20+20 20+20 20+20
3x3 +40 W và
+40 W +40 W +40 W
và 30+30
30+30+60 +60 w
W
3x4 20/30 W 20W 20 W 20 W 20/30 w
20/30/
6x1 40 W 40 W 40 W 40/60 w
40/60 W
6x2 20/30 W 20 W 20 W 20 W 20/30 w

3.4.1.4 Cấu hình dual band

37
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Bảng 3.4: Cấu hình Dual band


Band 1 Band 2
Băng tần Cấu hình Băng tần Cấu hình
3x1, 40W 3x1, 40/60 W
1900 MHz 850 MHz
3x2, 20W 3x2, 20/30 W
3x1, 20/30/40/60 W 3x1, 40 W
2100MHz 900 MHz
3x2, 20/30 W 3x2, 20 W

3.4.2 Cấu hình truyền dẫn


CBU được trang bị 4 cổng E1/T1/J1 và một số cổng mở rộng. Bảng
bên dưới mô tả các loại cổng truyền dẫn được hổ trợ và số lượng tối đa của mỗi
loại cổng mà thiết bị RBS 3206 được trang bị.

Bảng 3.5: Cấu hình truyền dẫn

Chuẩn truyền dẫn Số cổng tối đa

E1/T1/J1 8

E3/T3 2

STM-1/OC-3C 2

Channelized STM-1/OC-3 1

Electrical 1

Optical Ethernet 1

38
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

3.4.3 Các bước đưa Node B vào phát song

Sau khi đã lắp đặt thiết bị, để đưa node B vào phát song, phải tiến hành
cấu hình tích hợp node B vào hệ thống. Các bước tiến hành theo trình tự bên
dưới, phần lớn các bước có thể được thực hiện tại node B

3.4.3.1 Các bước chuẩn bị


Bước 1: Chuẩn bị Laptop cài Win XP (hoặc Win7), Internet Explorer,
HyperTerminal, Java, FTP client (Total Commander,…), RBS Element
Management, RNC Element Manager
Bước 2: Phần mềm của NodeB và các script gồm:
RBS Software Packages: chứa trong một thư mục, trong đó có 2 thư mục
con /c2 và /d gồm software package của NodeB và Initial CV (Configuration
Version).
Script cấu hình cho NodeB gồm: OAM.xml (cấu hình O&M), SE.xml
(cấu hình phần cứng, cell, sector, anten), Iub.mo (cấu hình IubLink), File
Licence Key (thực hiên tại NodeB hoặc từ OSS), File Upgrade HSPA (dùng
moshell chạy lệnh tại NodeB hoặc từ OSS), File Update software NodeB
CXP9014346_R2AA%34 (thực hiện tại OSS)
Bước 3: Cấu hình cho Hyper Terminal
Vào Start /Programs/Accessories/ Communications/ HyperTerminal.
Nhập vào tên, chọn cổng COM phù hợp và thiết lập các thông số cho
cổng COM:

39
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 3.9: Cấu hình cho Hyper Terminal

Bước 4: Set địa chỉ IP cho máy tính


Cấu hình địa chỉ IP của laptop cùng subnet với IP NodeB
Vào Start/Setting/Network Connections/Chuột phải Local Area
Connection chọn Properties.
Chọn Internet Protocol (TCP/IP) và Properties
Nhập vào IP address cho máy tính và Subnet Mask
Ví dụ:
RBS IP Address = 169.254.1.1 (Default IP)
Thin Client IP Address = 169.254.1.2
Subnet Mask = 255.255.255.248

40
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 3.10: Set lại IP cho máy tính


3.4.3.2 Các bước tích hợp
Bước 1: Format hard disk của CBU
Trên card CBU có hai port đầu nối Emily: port Test (Serial port) và port
Ethernet. Đi kèm theo thiết bị có dây chuyển đổi từ chuẩn đầu nối Emily (trên
card CBU) thành RJ45 trên Connection Field (CF).
Kết nối đến NodeB bằng port Test trên CBU.
Mở chương trình Hyperterminal với cấu hình đã lưu ở trên để login vào
RBS (xuất hiện ký tự $ trên màn hình nghĩa là đã kết nối đến NodeB). Nhập
vào username: rbs, password: rbs và gõ các lệnh sau:
1. $ ifconfig (xem IP hiện tại NodeB ở chế độ bình thường)

2. $ reload (đưa CBU về back up mode, khi đó Node IP address,


subnetmask sẽ mất)
3. $ vols ( xem tình trạng ổ đĩa /c2 và /d trong backup mode, còn trong chế
độ bình thường sẽ là /c và /d)

41
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

4. $ formathd /d (format ổ /d)


5. $ formathd /c2 (format ổ /c2)
6. $ vols (xem dung lượng hard disk /c2 và /d)
Bước 2: Thiết lập IP Address và Password
1. $ reload (restart RBS ở chế độ backup sau khi format)
2. $ ifconfig le0 169.254.1.1 netmask 255.255.255.248
Do IP setting trước đó đã mất nên cần định nghĩa lại

3. $ ifconfig (kiểm tra lại xem ip address có đúng)

4. $ passwd (nhập password: rbs)


Tiếp theo, đổi địa chỉ IP của máy cùng subnet với địa chỉ IP mặc định của
NodeB:

Hình 3.11: Đổi địa chỉ IP

Bước 3: Load Software Package (phần mềm của node B) ở chế độ Backup

42
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Gắn dây từ Ethernet port của máy tính đến RBS CBU Eth Port. Dùng
FTP client kết nối vào Node theo địa chỉ 169.254.1.1 với username và password
là rbs
Chép toàn bộ folder /c2 và /d từ máy tính vào thư mục gốc “/” của
NodeB.
Sau khi chép xong, chuyển kết nối sang port Test. Trên HyperTerminal,
enter để xuất hiện ký tự $ và gõ các lệnh sau:
1. $ vols (xem lại dung lượng ổ đĩa /c2 và /d)
2. $ reload (thoát khỏi Backup mode, trở về chế độ active)
Đợi khoảng 5p đến khi xuất hiện “Login server ready”. Hệ thống tự tạo
ra startable Basic_CV.
3. $ vols (xem tình trạng dung lượng ổ đĩa /c và /d ở chế độ active)
4. $ setclock yyyy-mm-dd hh:mm:ss (set lại thời gian thực)
5. $ cv cu (xem current cv)
6. $ ifconfig (xem IP hiện tại của Node B trong chế độ bình thường)
Bước 4: Tạo initial CV
Chuyển dây từ Ethernet port của máy tính đến RBS CBU Eth Port. Set
địa chỉ IP của máy tính cùng subnet với địa chỉ IP mặc định 169.254.1.1 của
NodeB.
Chạy ứng dụng RBS Element Manager kết nối vào NodeB theo địa chỉ
169.254.1.1
Vào menu Tools/Cabinet Equipment Configuration và thực hiện từng
bước với các thông tin:
– RBS product name: RBS3206
– Au Hub Type: 1
– Radio Building Block: RB1
– IP address 169.254.1.1

43
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

– netmask 255.255.255.248
Sau khi kết thúc, hệ thống tự tạo ra INITIAL_CV và khởi động lại với
INITIAL_CV này.

Bước 5: Chạy 3 Scripts NodeB

Hình 3.12: Chạy các Scripts

Script 1: OAM.xml

44
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

– Vào RBS Element Manager → menu Tools/O&M Access


Configuration (.xml) → chọn đến file OAM.xml → Next đến khi
kết thúc.
– Máy tính sẽ mất kết nối với NodeB khi địa chỉ NodeB thay đổi
thành địa chỉ thực IPOAM trong script OAM.
– Đổi lại địa chỉ IP của máy tính cùng subnet với IPOAM của
NodeB
– Chạy lại script OAM.xml một lần nữa. Khi kết thúc, hệ thống tự
tạo ra startable cv OAM_CV và khởi động lại với OAM_CV này.
Đến đây máy tính mất kết nối với NodeB và tự động kết nối lại.
Script 2: Site Equipment (SE.xml)
– Vào RBS Element Manager → menu Tools/Site Equipment
Configuration (.xml) → chọn đến file SE.xml → Next cho đến
khi kết thúc.
– Hệ thống tự tạo ra startable cv SITE_CV
Script 3: Iub
– Vào RBS Element Manager → menu Tool/Run Command Line
(.mo) → chọn file Iub.mo, check vào Halt on error và Verbose
logging. Click Start để thực hiện đến khi xuất hiện thông báo thành
công. Tạo CV khi kết thúc.

Bước 6: Update license key


Dùng FTP client kết nối vào Node theo địa chỉ IPOAM của NodeB với
username và password là rbs.
Chép file licence từ máy tính vào ổ /d:/ của NodeB.

45
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Hình 3.13: Chạy update license key

Trong RBS EM, vào listbox Licensing/Tab MO Properties/ Actions/


updateLicensekeyFile. Điền vào 4 thông số như hình sau:

Hình 3.14: Các thông số cần thiết

Bước 7: Chạy file update HSPA

46
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

Bước này có thể thực hiện tại OSS, để thực hiện tại trạm, chép file
RBS_HSPA_set_final_vnp3g vào C:\cygwin\home\user và dùng chương trình
moshell login vào NodeB.
Dùng lệnh run để chạy script file này:
rbs> run RBS_HSPA_set_final_vnp3g_20100526
Bước 8: Update software NodeB
Bước này thực hiện tại OSS

KẾT LUẬN

Bài báo cáo thực tập đã trình bày một cách khái quát về mô hình hệ
thống thông tin di động của VinaPhone hiện nay. Bên cạnh đó, qua quá trình
thực tập, được sự giúp đỡ của Xưởng Bảo Dưỡng Sửa Chữa VinaPhone 2, em
đã có điều kiện tiếp xúc với thiết bị thực tế và tập trung tìm hiểu, khảo sát thiết
bị Node B, cụ thể ở đây là Ericsson RBS 3206. Từ đó có sự hiểu biết cụ thể về
thiết bị và mô hình ứng dụng trong thực tế. Tuy nhiên, trong phạm vi của bài
báo cáo này, em chỉ trình bày khái quát về thiết bị RBS 3206 và phương pháp

47
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

cấu hình cho thiết bị. Một lần nữa, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
từ các Thầy và các bạn. Chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. TS.Nguyễn Phạm Anh Dũng, “Thông tin di dộng thế hệ thứ ba”, Nhà xuất
bản Bưu Điện, 2001.
[2]. Ths. Hồ Văn Cừu, Ths. Phạm Thanh Đàm, “Bài Giảng Thông Tin Di Động
Số”, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, 2002.
[3]. “GSM RNO Training”, Training Center of Huawei Technologies.
[4]. “Product Description for RBS 3206”, Ericsson AB, 2008.
[5]. Website: http://www.vnpt.com.vn/
http://www.vinaphone.com.vn/

48
SVTH: Ngô Hữu Thống
Báo Cáo Thực Tập: Cấu Trúc Tổng Quát Mạng Di Động Vinaphone Và Khảo Sát Thiết Bị Node B

49
SVTH: Ngô Hữu Thống

You might also like