You are on page 1of 19

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT NHẬP KHẨU CỦA

VIỆT NAM
(CURRENT SITUATION AND SOLUTIONS OF VIETNAM'S IMPORT AND EXPORT)

I. Đặt vấn đề:

Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế đó vừa là cơ hội mà
cũng là một thách thức đối với nước ta, nhiều vấn đề kinh tế chịu ảnh hưởng
trực tiếp như xuất – nhập khẩu của Việt Nam. Là nước đang phát triển nên Việt
Nam vẫn là nước nhập siêu. Qua nghiên cứu và sưu tầm tài liệu về thực trạng và
giải pháp xuất –nhập khẩu ta có kết quả như sau:
II. Phương pháp nghiên cứu:

Bằng phương pháp điều tra chọn mẫu và thống kê cũng như sưu tầm tài liệu
trên một số trang wedsite, sách báo…
III. Kết quả nghiên cứu:

3.1 Thực trạng xuất – nhập khẩu của Việt Nam:

3.1.1 Tổng quát về thực trạng xuất – nhập khẩu của Việt Nam:
Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 đầu năm 2009 tháng ước đạt 37,3 tỷ USD,
giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2008. Tuy nhiên, nếu so sánh với các nước
trong khu vực và trên thế giới thì mức giảm của Việt Nam là thấp nhất ví dụ
xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm trên 30%, Hàn Quốc giảm 23%....Về nhóm
hàng, nhóm nông sản, thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng ước đạt
8,25 tỷ USD, giảm 9,4% so với cùng kỳ năm 2008 và chiếm tỷ trọng 22% kim
ngạch xuất khẩu. Nhóm nhiên liệu, khoáng sản đạt kim ngạch xuất khẩu 5,57 tỷ
USD, giảm 43,2% so với cùng kỳ năm 2008 và chiếm tỷ trọng 14,9%. Nhóm
hàng công nghiệp chế biến đạt kim ngạch 23,4 tỷ USD, giảm 4,3% so với cùng
kì năm 2008 chiếm tỉ trọng 62.9%.

Mười tháng năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 46.606 triệu USD, kim
ngạch nhập khẩu đạt 55.053 triệu USD và nhập siêu 8.448 triệu USD, bằng
18,1% kim ngạch xuất khẩu. Bước sang tháng 11, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,80
tỷ USD (giảm 4,5% so với tháng 10); kim ngạch nhập khẩu đạt 6,55 tỷ USD
(giảm 1,1% so với tháng 10, thấp hơn tốc độ giảm của xuất khẩu), nên nhập
siêu ở mức 1,75 tỷ USD (tăng 9,4% so với tháng 10 và bằng 36,6% kim ngạch
xuất khẩu, cao gấp đôi tỷ lệ của 10 tháng). Tính chung 11 tháng, xuất nhập khẩu
và nhập siêu năm 2009 đã giảm so với cùng kỳ năm 2008, nhưng cao hơn mức
dự kiến đầu năm. Như vậy, 11 tháng năm 2009 so với 11 tháng năm 2008 xuất
khẩu giảm 11,4% (hay giảm 6.614 triệu USD), nhập khẩu giảm 17,9% (hay
giảm 13.431 triệu USD), nhập siêu giảm 40,1% (hay giảm 6.817 triệu USD) và
tỷ lệ nhập cũng giảm (19,8% so với 29,3%). Như vậy, nước ta vẫn tiếp tục nhập
siêu. Mà đã nhập siêu thì vẫn tiếp tục tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán,
tạo sức ép tăng tỷ giá. Cạnh đó, nhập siêu giảm so với cùng kỳ thì sức ép đối
với cán cân thanh toán, đối với tỷ giá năm nay không phải chủ yếu đến từ nhập
siêu, mà đến từ các yếu tố khác, trong đó có việc giảm nguồn cung từ đầu tư
trực tiếp, đầu tư gián tiếp nước ngoài, kiều hối, du lịch,... và quan trọng hơn là
tình trạng găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp và cá nhân cùng với tâm lý lo
ngại sự mất giá của đồng tiền quốc gia. Về xuất khẩu, có yếu tố dầu thô: tháng
11 giảm 424 nghìn tấn, tương đương với 218 triệu USD, dùng để đưa vào Nhà
máy lọc dầu Dung Quất ở trong nước. Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực chỉ
có 8 mặt hàng có kim ngạch tăng, gồm hoá chất và sản phẩm hoá chất, đá quý,
kim loại quý và sản phẩm, chất dẻo, rau quả, cà phê, hạt tiêu, sắn và sản phẩm
sắn, điện tử máy tính; 15 mặt hàng khác kim ngạch bị sụt giảm, trong đó giảm
nhiều là dầu thô, cao su, giày dép, dây điện và cáp điện. Tổng kim ngạch xuất
khẩu vẫn còn giảm 11,4%; nếu tháng 12 tới chỉ đạt 4,8 tỷ USD thì cả năm chỉ
đạt 56,2 tỷ USD, vẫn còn giảm ở mức hai chữ số - tức là không đạt được mức
điều chỉnh tăng 3% và vẫn cao hơn tốc độ giảm theo dự kiến gần đây. Sự sụt
giảm này vẫn có các nguyên nhân về cơ cấu xuất khẩu, về thị trường, về giá cả
và quan trọng nhất vẫn là hiệu quả và sức cạnh tranh. Về nhập khẩu, tuy giảm
nhưng quy mô vẫn lớn hơn xuất khẩu. Trong các mặt hàng nhập khẩu, ngoài
những mặt hàng thiết bị máy móc, nguyên nhiên vật liệu (như lúa mỳ, phân
bón, chất dẻo, giấy, sợt dệt, bông, sắt thép,...). Đáng lưu ý, ô tô nguyên chiếc
tăng khá cao (37%). Nhập siêu đang có xu hướng tăng do nhu cầu cao hơn vào
cuối năm nay cũng như đầu năm tới ; giá nhập khẩu cũng đang có xu hướng
tăng dần. Chưa kể, do giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới sẽ còn nhập
khẩu vàng (hiện chưa tính vào tháng 11) và chưa kể nhập lậu.

Trong tháng 2-2010, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước ước đạt
3,7 tỉ USD, giảm 26,2% so với tháng trước và 27,2% so với cùng kỳ năm
2009. Tuy nhiên, do số ngày nghỉ Tết Nguyên đán chiếm đến 1/3 thời gian
nên tính chung kim ngạch xuất khẩu 2 tháng năm 2010 chỉ đạt 8,7 tỉ USD,

giảm 2,2% so cùng kỳ. Nguồn tin từ Bộ Công Thương cho biết như trên.
Tương tự, nhập khẩu trong tháng 2 cũng giảm. Cả nước chỉ nhập khẩu 4,4 tỉ
USD, giảm 26% (tương đương 1,6 tỉ USD) so với tháng trước. Trước đó,
trong tháng 1, cả nước đã nhập khẩu tới 5,9 tỉ USD, tăng mạnh so với tháng
1-2009 nên tính chung trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu vẫn đạt
10,3 tỉ USD, tăng 35,7% so với cùng kỳ. Chính vì có sự trái chiều trong cán
cân xuất - nhập khẩu nên nhập siêu vẫn duy trì ở mức khá cao: 1,6 tỉ USD
sau 2 tháng đầu năm. Các chuyên gia thương mại dự báo xuất khẩu quý
I/2010 có thể chỉ đạt mức 14 tỉ USD, nhập khẩu khoảng 16,5 tỉ USD.

3.1.2. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam:

a. Xuất khẩu nông –thủy hải sản:

Theo đánh giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), khối lượng
gạo xuất khẩu của nước ta năm nay vẫn là 6 triệu tấn như mức kỷ lục của năm
2009, nhưng kim ngạch sẽ tăng mạnh để đạt kỷ lục 3-3,2 tỉ USD. Điều này có
nghĩa giá gạo xuất khẩu sẽ dao động khoảng 500-533 USD/tấn, tăng 94,58-
127,58 USD/tấn (23,33-31,47% so với năm 2009 là 405,42 USD. Không chỉ có
vậy mà gạo của Việt Nam còn xuất khẩu được lượng lớn với giá cao trong
những tháng đầu năm 2010 với thắng lợi liên tiếp của Vinafood II trong bốn
cuộc đấu thầu nhập khẩu gạo sớm hơn thông lệ của Philippines, giá trúng thầu
không hề kém các đối thủ cạnh tranh. Vinafood II trúng thầu gần 1,286 triệu
tấn, chiếm tới 70,6% trong tổng khối lượng trúng thầu (gần 1,821 triệu tấn). Giá
trúng thầu bình quân của Vinafood II là 633,51 USD/tấn, cao hơn 16,14
USD/tấn và 2,61% so với giá trúng thầu bình quân của tất cả đối thủ cạnh tranh
còn lại (617,38 USD/tấn).

Ngoài mặt hàng xuất khẩu chính là gạo VN còn chiếm thị phần rất lớn
về xuất khẩu thủy sản so với năm 2008, XK thuỷ sản năm 2009 giảm 1,6%
về khối lượng và 5,7% về giá trị, trong đó góp phần đáng kể vào sự sụt giảm
này là thị trường EU – nhà nhập khẩu lớn nhất thuỷ sản Việt Nam, chiếm
25,8% tỷ trọng XK của Việt Nam. Xuất khẩu sang thị trường này giảm 4,2%
về giá trị, đạt 1,096 tỷ USD, trong đó 5 thị trường đơn lẻ trong khối là Đức,
Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia và Bỉ chiếm 64% tổng nhập khẩu thuỷ sản từ
Việt Nam. XK sang Italia giảm mạnh nhất về giá trị (- 26,5%), sang Hà Lan
giảm 16,9% và sang Tây Ban Nha giảm 2,7%. Sự vắng mặt của thị truongf
Nga 4 tháng đầu năm do lệnh cấm thuỷ sản Việt Nam từ cuối năm 2008
cũng là một yếu tố khiến XK thuỷ sản giảm, vì Nga vốn là thị trường đơn lẻ
tiêu thụ nhiều nhất cá tra của Việt Nam trong năm 2008. Từ tháng 5 đến hết
tháng 12/2009, Nga nhập khẩu 47,5 nghìn tấn thuỷ sản Việt Nam, trị giá
84,6 triệu USD, giảm lần lượt 62,1% và 61,2% so với cùng kỳ. Thị trường
Nhật Bản vẫn đứng vị trí thứ 2 trong tốp các thị trường nhập khẩu thủy sản
Việt Nam với 758 triệu USD, giảm 8,5% so với năm 2009, tiếp đến là Mỹ
với 713,3 triệu USD, giảm 4,2%. Thị trường Hàn Quốc và ASEAN giữ
“phong độ ổn định” với mức tăng trưởng lần lượt là 2,3% và 6,9%. Đáng lưu
ý là thị trường Trung Quốc luôn đạt tăng trưởng 2 - 3 con số liên tiếp trong
các tháng, cả năm tăng 28,4% về giá trị đạt trên 200 triệu USD. Từ mức tăng
trưởng 48,4% với 1,45 tỷ USD trong năm 2008, kim ngạch XK cá tra năm
2009 giảm xuống còn 1,34 tỷ USD, giảm 7,6%. Tỷ trọng XK cá tra cũng
giảm từ 32,2% xuống còn 31,6%. Mặc dù rơi vào tình trạng thiếu nguyên
liệu chế biến trầm trọng, trong khi sức tiêu thụ của các thị trường chính
giảm, nhưng XK tôm năm qua vẫn đạt kết quả khích lệ với 1,675 tỷ USD,
tăng 3% so với 1,625 tỷ USD năm 2008. Cá ngừ và mực, bạch tuộc là 2 mặt
hàng biển bị ảnh hưởng mạnh bởi sản lượng khai thác sụt giảm do thời tiết
và do hiện tượng cấm biển của Trung Quốc. Xuất khẩu cá ngừ giảm 4,1%,
trong khi XK mực, bạch tuộc giảm 13,8%. XK các sản phẩm cá khác giảm
16%. Sang năm 2010, những mặt hàng này sẽ thêm một khó khăn mới liên
quan đến việc thực hiện quy định IUU của EU.

Tuy nhiên một mặt hàng quan trọng của VN đó là cà phê lại gặp phải
không ít khó khăn khi giá bán giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm
qua. Lượng cà phê xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2010 là 280 nghìn tấn,
đạt giá trị 411 triệu USD, so với cùng kỳ năm ngoái giảm 26,78% về lượng
và 12,52% về giá trị. Trước khi kết thúc năm 2009, ngành cà phê Việt Nam
đã rất lạc quan tin tưởng rằng sang năm 2010, xuất khẩu cà phê sẽ nhanh
chóng hồi phục. Thế nhưng, diễn biến tiêu thụ cà phê đã tồi tệ hơn rất nhiều,
nằm ngoài dự báo. Hiện giá cà phê đang xuống rất thấp, giảm 15-25% so với
cùng kỳ năm ngoái. Trước Tết giá giao dịch cà phê dù ở mức thấp, nhưng
vẫn còn ở mức 1.350-1.360 USD/tấn. Thế nhưng từ sau khi hết kỳ nghỉ Tết,
giá cà phê đã “lao dốc không phanh”. Chỉ trong vòng 2 tuần, giá cà phê từ
hơn 1.300 USD/tấn, đã rơi thẳng xuống chỉ còn 1.210 USD/tấn vào ngày
25/2/2010. Từ cuối năm 2008 đến nay, giá cà phê luôn biến động thất
thường, có lúc tăng lên 1.600 - 1.700 USD/tấn rồi rơi xuống 1.200 USD/tấn
(giá FOB tại cảng Tp.HCM), gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

b. Xuất khẩu hàng công nghiệp:

Năm 2009, ngành may xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, mức tăng
trưởng âm so với năm 2008. Tuy nhiên, vượt lên khó khăn, ngành may mặc
lại là một trong những ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu cả nước trong
năm 2009. Theo nhận định của các DN, năm 2010, "cánh cửa" đã rộng mở
khi suy thoái kinh tế đã chựng lại, dẫu còn rất nhiều khó khăn. Theo nhận
định của Hiệp hội dệt may Việt Nam, thì năm 2010, kim ngạch xuất khẩu
của ngành có thể đạt 10,5 tỷ USD, cao hơn năm 2009 1,3 tỷ USD và đang
phấn đấu lọt vào top 5 những nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Tuy
vậy nhưng hàng may mặc của VN vẫn đứng trước rất nhiều khó khăn như
thời điểm “hậu” khủng hoảng cũng sẽ tác động không ít đến các DN, tình
trạng thiếu lao động trong khi đã chủ động được đơn đặt hàng, những thách
thức đối với một ngành có tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu lớn vẫn còn nhiều
mà một trong những “rào cản” chính là tỷ trọng gia công trong tổng kim
ngạch quá cao.

Ngoài ra, xuất khẩu giày da của VN cũng là mặt hàng thế mạnh trên
trường quốc tế. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2009, ngành da giày đạt kim
ngạch xuất khẩu gần 4,1 tỷ USD, giảm khoảng 13% so với năm 2008. Sự sụt
giảm này chủ yếu do xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm, năm 2009 chỉ đạt
khoảng 1,1 tỷ USD, năm 2008 đạt 1,5 tỷ USD. Với thị trường EU, năm
2008, xuất khẩu da giày của Việt Nam đã đạt 2,2 tỷ USD và năm 2009 vẫn
đạt xấp xỉ 2,1 tỷ USD. Nếu như năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của cả
nước là 6,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 1.237 USD thì tổng sản
phẩm giày dép các loại sẽ là 761 triệu đôi, 107 triệu sản phẩm cặp túi ví;
kim ngạch xuất khẩu da giày đạt khoảng 6,2 tỷ USD (giày dép 5,3 tỷ USD
và cặp túi ví 0,89 tỷ USD), chiếm 10,29% tổng kim ngạch xuất khẩu cả
nước. Với giai đoạn từ 2011 – 2020, nếu tăng trưởng GDP ổn định ở mức
7,5% thì tổng sản phẩm giày dép sẽ đạt 1.698 triệu đôi vào năm 2020, cặp
túi ví các loại đạt 311 triệu cái, mang lại kim ngạch xuất khẩu da giày là
16,5 tỷ USD (giày dép 13,3 tỷ USD, cặp túi ví 3,2 tỷ USD), chiếm 9,68%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

c. Xuất khẩu lao động:

Từ năm 2006 đến nay, ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam đã có
những tín hiệu đáng mừng. Tính đến cuối năm 2008, theo số liệu tổng hợp
của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tổng số lao động xuất khẩu của Việt
Nam tại tất cả các thị trường là 554.685 người. Số lượng lao động xuất khẩu
lao động qua các năm tăng một cách đều đặn.

Bảng 1: Lượng xuất khẩu lao động tại các thị trường

Đơn vị: người

Năm Nhật Hàn Đài Malaysia Cata UAE Ả CH Ma Khác Tổng


Bản Quốc Loan Rập Séc Cao
xê út
2006 5360 10577 14127 37941 3219 1760 98 423 869 5766 80140
2007 5517 12187 23640 26704 4685 2310 1620 1432 548 5982 84625
2008 6142 18141 31631 7810 10789 2845 2987 1871 1417 11355 94988
Tổng 17019 40905 69398 72455 18693 6915 4705 3726 2834 23103 259753

Theo báo cáo 8 tháng năm 2009 của Cục quản lý lao động ngoài nước, tổng
số lao động đi xuất khẩu lao động đạt 45.634 người tương đương với 50,2%
so với định mức đặt ra của năm 2009.

Bảng 2: Lao động xuất khẩu trong 8 tháng năm 2009

Đơn vị: người

3.1.3. Thực trạng về nhập khẩu của Việt Nam:

Nhật Hàn Đài Malaysia Nga UAE Li Bi Ma Khác Tổng


Bản Quốc Loan Cao
Lao 5549 13202 1666 1484 3051 2660 2349 11880 45634
3793
động
Lao
động 999 785 4782 1015 658 2310 219 2144
nữ

Nhập siêu 8 tháng đầu năm 2009 là 5,12 tỉ USD, như vậy, trong 8
tháng đầu năm 2009 nhập siêu chỉ bằng 13,75% kim ngạch xuất khẩu, trong
khi đó cùng kỳ năm 2008 tỷ lệ này là 35,8%. Nhưng điều đáng lo là nhập
siêu chủ yếu từ lượng nhâp khẩu 2 tháng gần đây… Trong tháng 5, tháng 6,
tháng 7, với gói kích cầu của Chính phủ, hoạt động sản xuất của nhiều doanh
nghiệp đã bắt đầu có dấu hiệu hồi phục như giấy, dệt may, da giày…, góp
phần vào tăng trưởng chung của một số ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn.
Tính đến giữa tháng 7/2010, kim ngạch nhập khẩu của nước ta cũng chỉ là
42,2 tỷ USD, nên mức nhập siêu chỉ dừng lại ở con số gần 7 tỷ USD, còn tỷ
lệ nhập siêu vẫn dừng lại ở dưới ngưỡng cho phép (19,85% so với 20%). Đối
với một nền kinh tế có độ mở khá lớn như nước ta, có nhóm hàng nguyên,
nhiên, vật liệu nhập khẩu chiếm tới 60 - 64% giá trị nhập khẩu. VN là nước
co nhịp độ tăng nhập khẩu khá cao (11-12% một năm).

Tháng 2/2010, theo thống kê của Bộ Công thương, kim ngạch nhập
khẩu của nhóm hàng cần phải kiểm soát (nhập khẩu) trong tháng 2 có mức
tăng tới 46,8% so với cùng kỳ năm ngoái dù giá trị tuyệt đối mới đứng ở
mức 720 triệu USD; nhóm hàng phải hạn chế có kim ngạch nhập khẩu là
1,38 tỷ USD, mức tăng 70,5%. Điều đáng nói là nhóm hàng cần thiết nhập
khẩu lại chỉ tăng 35,1%, thấp hơn hai nhóm hàng trên. Cũng theo Bộ Công
thương, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường thế giới tăng mạnh so với cùng
kỳ năm 2009 là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu
tăng cao, trong khi xuất khẩu lại chưa được như mong đợi, nhất là về giá trị.

3.2. Giải pháp cho xuất- nhập khẩu Việt Nam:

3.2.1. Giải pháp cho xuất khẩu Việt Nam:

Tác động của gói kích cầu trong hoạt động XNK chủ yếu từ chính
sách cho vay hỗ trợ lãi suất theo QĐ 131 và QĐ 443 và Chương trình xúc
tiến thương mại theo kế hoạch năm 2009. Các chính sách và chương trình
này đã giúp các doanh nghiệp đẩy mạnh được sản xuất, tăng được lượng
hàng cho xuất khẩu, nhưng do giá nhiều mặt hàng đều giảm so với cùng kỳ
nên tổng kim ngạch xuất khẩu không đạt mục tiêu đề ra. Theo báo cáo toàn
cảnh về tình hình XNK năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của
Bộ Công Thương, năm 2009 XK tăng trưởng âm, kim ngạch XK tăng giảm
không ổn định. Tổng kim ngạch XK cả năm 2009 ước đạt khoảng 59tỷ USD,
NK khoảng 70 tỷ USD, giảm 13,3% so với năm 2008. Mức nhập siêu sẽ là
11 tỷ USD, bằng 19% tổng kim ngạch XK. Năm 2010, Bộ Công Thương
phấn đấu tổng kim ngạch XK hàng hoá tăng từ 6% trở lên so với thực hiện
năm 2009. Dự kiến kim ngạch NK là 75 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm
2009, nhập siêu bằng 20% so với tổng kim ngạch XK.

Để “cứu” thị trường XNK, Bộ Công Thương đề ra 13 giải pháp trong


đó có 7 giải pháp cho xuất khẩu. Đó là:

+ Khẩn trương tiêu thụ một số ngành hàng có lượng hàng hoá lớn và sản
xuất tập trung như lúa, gạo, thủy sản

+ Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường XK sang các khu vực
ít bị tác động của khủng hoảng

+ Thúc đẩy sớm việc ký kết các hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN
với Ấn Độ

+ Khai thác tối đa thị trường Nhật Bản

+ Điều hành linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu

+ Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp

+ Linh hoạt trong điều hành thuế suất thuế XK và thuế NK theo hướng hỗ
trợ cho sản xuất trong nước và triển khai Đề án thí điểm “Bảo hiểm tín dụng
xuất khẩu”, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt…
Ngoài ra mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình những giải pháp cụ thể
phù hợp với tình hình của doang nghiệp mình như:

+ Xây dựng chiến lược marketing

+ Nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN

+ Đầu tư trang thiết bị công nghệ

+ Giải quyết các vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp.

3.2.2. Giải pháp cho nhập khẩu Việt Nam:

Các giải pháp kiềm chế nhập siêu:

A/ Giải pháp ngắn hạn:

Tiếp tục thực hiện các giải pháp hạn chế nhập khẩu đã triển khai trong
năm 2008 như sau:

Kiểm soát việc tiếp cận ngoại tệ theo 3 nhóm hàng: nhóm cần nhập
khẩu, nhóm cần kiểm soát và nhóm hạn chế nhập khẩu. Quản lý nhập khẩu
bằng giấy phép tự động để kiểm soát nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu
dùng. Mở rộng danh mục mặt hàng nhập khẩu phải nộp thuế ngay trước khi
thông quan đối với một số mặt hàng cần hạn chế nhập khẩu. Tăng cường
công tác kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu và sử dụng hàng rào kỹ
thuật để hạn chế nhập khẩu: rà soát, ban hành các quy định chặt chẽ về hoá
chất, chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến trong bảo quản hàng thực phẩm…
Tiếp tục thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, cân đối cung cầu các
mặt hàng cơ bản của nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm việc nâng cao
chất lượng công tác dự báo, cảnh báo xu hướng giá cả và thị trường thế giới
trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, qua đó đề xuất những giải pháp
bình ổn thị trường, cân đối cung cầu hiệu quả. Tiếp tục quản lý chặt chẽ việc
nhập khẩu vàng. Trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng hạn ngạch nhập
khẩu để khống chế mức nhập khẩu bằng của năm 2008 sau khi đã trừ đi
phần tái xuất (khoảng 700 triệu USD).

B/ Các giải pháp trung và dài hạn:

a. Phát triển sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, thay thế
hàng nhập khẩu. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, giảm nhập
khẩu bằng việc đẩy mạnh sản xuất hàng trong nước, các loại nguyên liêu,
các mặt hàng phụ trợ cho sản xuất tiêu dùng, sản xuất hàng xuất khẩu thay
thế hàng nhập khẩu cũng là một biện pháp quan trọng hạn chế nhập siêu.
Các tập đoàn, các Tổng công ty Nhà nước, các doanh nghiệp đẩy nhanh tiến
độ xây dựng, sớm đưa các dự án đầu tư về điện, phân bón, thép, cơ khí, dệt
may vào sản xuất nhằm thay thế các mặt hàng nhập khẩu, góp phần giảm
nhập siêu. Triển khai mạnh và tích cực đầu tư vào sản xuất trong ngành công
nghiệp phụ trợ. Một số ngành ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ trong
thời gian tới là: cơ khí, dệt may, da giày, điện tử. Rà soát lại các cơ sở sản
xuất các ngành phụ trợ tại công ty nhà nước, ưu tiên cấp vốn và tạo điều
kiện khác để đổi mới thiết bị, thay đổi công nghệ tại những cơ sở đã có quy
mô tương đối lớn. Lập chế độ tư vấn kỹ thuật và quản lý để mời các chuyên
gia nước ngoài vào giúp thay đổi công nghệ và cơ chế quản lý tại các doanh
nghiệp. Đặc biệt khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các
ngành công nghiệp phụ trợ, với sự hỗ trợ đặc biệt về vốn, và những ưu đãi
đặc biệt về thuế (miễn thuế nhập khẩu thiết bị và công nghệ, miễn thuế
doanh thu…). Một số nước đã phát triển, đặc biệt nhất là Nhật, có chương
trình xúc tiến chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại
các nước đang phát triển. Việt nam nên tiếp nhận nhanh sự hỗ trợ này để
nhanh chóng tăng khả năng cung cấp các mặt hàng công nghiệp phụ trợ hiện
có, nhất là các mặt hàng đang sản xuất tại các doanh nghiệp nhà nước. Kêu
gọi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào việc sản xuất trong các ngành công
nghiệp phụ trợ.

b. Thúc đẩy để sớm ký kết các Hiệp định song phương và đa phương
thiết lập các khu vực mậu dịch tự do để tạo điều kiện thuận lợi cho xuất
khẩu, qua đó giảm nhập siêu (Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật
Bản, Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định khu
vực mậu dịch tự do ASEAN – Autralia-New zeland, và ASEAN – Ấn Độ).
Trao đổi với các đối tác thương mại mà Việt Nam nhập siêu (trước hết là
Trung Quốc, ASEAN, Hàn Quốc…) để phối hợp tìm giải pháp giảm nhập
vào Việt Nam và tăng xuất từ Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với các quy
tắc của WTO, theo đó khuyến khích việc các thành viên có quyền yêu cầu
cân bằng thương mại lẫn nhau.

c. Nghiên cứu xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng
đối với các ngành, sản phẩm công nghiệp nhằm bảo vệ sản phẩm trong nước
khỏi sự cạnh tranh không công bằng trên thị trường trong nước, phù hợp với
các quy định của WTO và các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam ký kết. Hoàn
thiện hoặc ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hàng hoá lưu thông trên
thị trường nói chung cũng như đối với hàng hoá nhập khẩu, trước mắt là đối
với những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, có ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất, tiêu dùng, sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường.
Chủ động rà soát những mặt hàng nhập khẩu tăng mạnh do việc cắt giảm
thuế quan theo cam kết WTO và AFTA mà trong nước có khả năng sản xuất
để có biện pháp hạn chế nhập khẩu và khuyến khích sản xuất trong nước.

d. Chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong tiêu dùng và sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên trong nước. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền
vận động người dân và doanh nghiệp sử dụng hàng Việt Nam và tiết kiệm
nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất và tiêu dùng.

IV. Kết luận:

You might also like