You are on page 1of 16

6 bệnh nguy hiểm nhất thường gặp trên tôm và cá nuôi

Ngày cập nhật trên web Việt Linh: 27/8/2009


Nguồn tin: Nông nghiệp Việt Nam, 26/08/2009

Vừa qua Bộ NN và PTNT đã ban hành thông tư số 39/2009/TT - BNNPTNT về việc ban
hành danh mục 6 loại bệnh thuỷ sản phải công bố dịch.

1. Bệnh đốm trắng (White spot diseases)

- Tác nhân gây bệnh là White spot syndrome virus.

- Các loài cảm nhiễm là tôm sú, tôm chân trắng, tôm lớt, tôm rảo, tôm rằn.

*Dấu hiệu bệnh: Dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh là những đốm trắng ở dưới vỏ (dễ
nhìn thấy nhất ở vỏ giáp đầu ngực). Tôm khi mắc bệnh thường nổi lên ở tầng mặt, bỏ ăn,
hoạt động kém, dạt vào bờ. Các phần phụ như râu, chân... bị tổn thương, cơ thể bị sinh
vật bám nhiều bẩn và nhớt.

*Lây truyền của bệnh: Bệnh chủ yếu lây truyền theo chiều ngang là chính. Bệnh lây
truyền từ các loài giáp xác như tôm, ghẹ, cua còng... và đặc biệt lây lan nhanh trong ao
khi tôm khoẻ ăn thịt tôm bị bệnh. Ấu trùng tôm giống ở giai đoạn sớm có thể nhiễm virus
nếu bố mẹ mang mầm bệnh (lây lan theo chiều thẳng đứng).

Trong ao nuôi bệnh thường xuất hiện từ tháng thứ nhất trở đi. Khi bệnh bùng phát thì tỷ
lệ chết cao và rất nhanh. Trong vòng từ 3 - 10 ngày sau khi phát bệnh thì tôm chết hầu hết
trong ao, lên tới 100%.

2. Hội chứng Taura (Taura syndrome)

- Tác nhân gây bệnh là Taura syndrome virus (TVS).

- Loài cảm nhiễm là tôm chân trắng.

*Dấu hiệu của bệnh: Bệnh TVS có 3 giai đoạn là cấp tính, chuyển tiếp và mãn tính. Khi
tôm ở giai đoạn cấp tính thì dấu hiệu rõ nhất là tôm bơi lờ đờ, trong ruột không có thức
ăn, vỏ mềm. Đặc biệt đuôi phồng và có màu đỏ nên còn gọi là bệnh đỏ đuôi. Trong giai
đoạn chuyển tiếp có các đốm đen trên biểu bì, tôm có thể có hoặc không bị phồng đuôi và
chuyển màu đỏ. Những con tôm nhiễm bệnh vượt qua thời kỳ cấp tính và chuyển tiếp sẽ
chuyển sang giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn này các dấu hiệu bệnh lý biến mất nhưng
con tôm sẽ mang mầm bệnh đến hết cuộc đời.

*Lây truyền của bệnh: Đây là bệnh thường gặp đặc trưng ở tôm chân trắng. Bệnh có thể
lan truyền theo chiều ngang hoặc chiều thẳng. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn từ
tôm post đến tôm trưởng thành. Ở một số nơi bệnh bùng phát sau khi trời mưa to và kéo
dài. Tôm chết thường chìm xuống đáy. Khi thấy có tôm chết nổi lên thì có nghĩa là tôm
chết chìm dưới đáy ao đã rất nhiều, tỷ lệ chết lớn (đến 95%).

3. Bệnh đầu vàng (Yellow head diseases)

- Tác nhân gây bệnh là Yellowhead virus (YHV).

- Loài cảm nhiễm là tôm sú, tôm chân trắng, tôm rằn, tôm rảo, tôm lớt.

*Dấu hiệu của bệnh: Tôm ăn nhiều hơn mức bình thường trong vài ngày sau đó bỏ ăn đột
ngột. Sau khoảng 1 - 2 ngày thì tôm bơi lờ đờ, có xu hướng dạt vào bờ và chết. Toàn thân
có màu vàng nhợt nhạt. Kiểm tra bằng mắt thì thấy phần đầu ngực và gan tụy chuyển
sang màu vàng.

*Lây truyền của bệnh: Bệnh lây chuyền theo chiều ngang. Virus lây truyền từ tôm bệnh
sang tôm khoẻ trong ao, hoặc từ những loài tôm tự nhiên khác.

Bệnh thường xảy ra ở các ao nuôi với mật độ cao, điều kiện môi trường xấu.

Bệnh gây chết rất nhanh với tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong vòng từ 2 - 3 ngày.

4. Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring viraemia of carp)

- Tác nhân gây bệnh là Spring viraemia of carpvirus (SVCV).

- Các loài cảm nhiễm là cá chép, cá chép Koi, cá trắm cỏ, cá mè trắng, cá mè hoa, cá
diếc, cá vàng, cá nheo.

*Dấu hiệu của bệnh: Cá trong ao có hiện tượng ngạt thở, bơi lên tầng mặt, cá bơi không
định hướng và mất thăng bằng. Nhìn bên ngoài thấy da có màu tối và xuất huyết. Mang
có màu nhợt nhạt xuất huyết, mắt cá hơi lồi ra.

Nội tạng cá xuất huyết ở hầu hết các cơ quan như tim, gan, thận, ruột... trong xoang bụng
có nhiều dịch nhờn.

*Lây truyền của bệnh: Bệnh gặp chủ yếu là ở cá chép. Virus gây bệnh từ giai đoạn cá
giống đến cá thịt. Sự truyền nhiễm ngang có thể là trực tiếp qua vật trung gian, nước cũng
đóng vai trò nhân tố vô sinh chính. Bệnh còn lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với chất thải từ
cá nhiễm bệnh. Bệnh thường xuất hiện chủ yếu vào mùa xuân và mùa thu. Đây là loại
bệnh cấp tính nên phát bệnh rất nhanh và có tỷ lệ chết rất cao.

5. Bệnh do KHV (Koi herpesvirus diseases)

- Tác nhân gây bệnh là Koi herpesvirus (KHV).

- Loài cảm nhiễm là cá chép, cá chép Koi.


*Dấu hiệu của bệnh: Những dấu hiệu lâm sàng bao gồm: Cá bị bệnh có biểu hiện hôn mê
và hoạt động bất thường, mất thăng bằng. Da mất chất nhầy và trở nên khô. Trên da xuất
hiện những vết loét, phồng rộp lên. Mắt cá trũng xuống. Mang cá có màu nhợt nhạt, các
mô tế bào hoại tử kèm theo sự nhiễm khuẩn thứ phát của vi khuẩn và nấm.

*Lây truyền của bệnh: Bệnh thường bùng phát ở nhiệt độ từ 15 - 28oC. Bệnh lây truyền
trong ao từ những con cá bị bệnh qua tiếp xúc trong nước. Virus còn có thể lây truyền
qua phân, nước tiểu, mang và da cá.

Bệnh gây chết cá rất nhanh. Cá bắt đầu chết trong khoảng từ 24 - 48h sau khi xuất hiện
dấu hiệu bệnh. Tỷ lệ chết có thể từ 80 - 100%.

6. Bệnh hoại tử thần kinh - VNN (Viral nervous necrosis/Viral encephalopathy and
retinopathy)

- Tác nhân gây bệnh là Bantanodavirus.

- Loài cảm nhiễm là cá song, cá vược, cá giò, cá tráp.

*Dấu hiệu của bệnh: Bệnh xuất hiện ở hầu hết các giai đoạn của cá. Cá ở giai đoạn ấu
trùng hoặc cá giống khi mắc bệnh thì bơi lờ đờ trên mặt nước do bóng hơi trương phồng,
bơi không định hướng và chúc đầu xuống dưới.

Cá nuôi lồng khi mắc bệnh cá có màu đen, đuôi và các vây cũng chuyển màu đen, cá bơi
không định hướng (bơi xoáy tròn theo hình trôn ốc). Cá bỏ ăn, trong ruột không có thức
ăn. Cá hoạt động và bơi lội yếu dần và chết nổi trên mặt nước hoặc chìm xuống đáy lồng.

*Lây truyền của bệnh: Bệnh lây truyền nhanh đặc biệt là nuôi lồng bè chung nguồn nước.
Bệnh thường bùng phát từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ thích hợp của bệnh phát triển là
25 - 300C, khi môi trường có những thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc độ mặn. Khi cá có
dấu hiệu bị bệnh thì khoảng 3 - 5 ngày sau cá bắt đầu chết nhanh và đồng loạt.

Trên đây là 6 loại bệnh nguy hiểm trên tôm và cá nuôi do virus gây ra. Đặc điểm chung
của các bệnh này là tốc độ lây lan nhanh và qua nhiều con đường khác nhau. Tỷ lệ chết
cao và rất nhanh, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Đặc biệt là chưa có thuốc phòng trị đặc
hiệu. Vì vậy khi nuôi những đối tượng có khả năng cảm nhiễm với 6 loại bệnh trên cần
tập trung vào phòng ngừa là chính:

- Cần kiểm tra chất lượng con giống, mua con giống ở những cơ sở có uy tín và con
giống đã qua kiểm dịch.

- Thả nuôi với mật độ vừa phải, nuôi đúng mùa vụ.

- Quản lý tốt chất lượng nước như: độ pH, hàm lượng oxi, các loại khí độc như H2S,
NH3...
- Sử dụng các loại thức ăn có chất lượng tốt, tăng cường bổ sung dinh dưỡng nhằm tăng
sức đề kháng cho vật nuôi.

- Khi trong ao, hay lồng bè nuôi xuất hiện những dấu hiệu bệnh cần thông báo và kiểm
tra để có biện pháp cách ly phòng tránh bệnh lây lan trên diện rộng và bùng phát thành
dịch.

KS NGUYỄN QUỐC MINH

Hiện nay ngành công nghiệp nuôi cá rôphi ở nước ta và trên thế giới hay mắc phải một
loại bệnh nguy hiểm do vi khuẩn Streptococcus gây nên. Đây là loại bệnh vi khuẩn gây
nguy hiểm cho nhiều loài cá nhưng đặc biệt là cá rôphi. Xin được chia sẻ cùng bạn đọc
một số thông tin về bệnh này.

Lý thuyết vẫn cho rằng cá rôphi là một loài cá có sức khoẻ tốt, khả năng kháng bệnh cao
nhưng điều đó hiện nay không còn đúng nữa. Các nhà sản xuất cá rôphi và các nhà khoa
học đã ý thức được rằng bệnh do vi khuẩn Streptococcus có thể trở thành mối đe doạ số
một đối với ngành công nghiệp này. Streptococcus được coi là bệnh gây ra sự tàn phá
nhiều nhất, có thể gây chết cá với số lượng lớn, cá có kích cỡ lớn và gây thiệt hại lớn về
kinh tế cho người nuôi.

*Tác nhân gây bệnh:


Tác nhân gây bệnh chủ yếu cho cá rô phi là loài Streptococcus agalactiae và loài
Streptococcus iniae cũng gây chết nhưng tỷ lệ chết thấp hơn.

*Các dấu hiệu lâm sàng bên ngoài của cá bị bệnh:

- Hành vi bất thường: Do vi khuẩn gây bệnh có hướng tấn công vào hệ thống thần kinh
trung ương của cá nên cá bị bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê và mất phương hướng.
Những tổn thương mắt có thể gặp như viêm mắt hoặc lồi mắt, chảy máu mắt. Tuy nhiên
không phải con cá nào bị bệnh cũng bị những tổn thương về mắt.

- Các vết áp-xe: Những con cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn Streptococcus thường thấy
những vết áp-xe có đường kính từ 2-3mm và những vết loét này nhanh chóng vỡ ra tạo
thành những vết lở loét xuất huyết không lành. Những vết áp-xe lớn hơn có thể gặp thấy
ở vây ngực và phần đuôi của cá và những vết áp-xe đó có chứa vật chất như mủ ở bên
trong.

- Xuất huyết ở da: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus là nguyên nhân gây xuất huyết bên
ngoài da. Nhìn chung các điểm xuất huyết thường được nhìn thấy ở quanh miệng cá hoặc
ở các gốc vây. Đôi khi cũng có thể quan sát thấy những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu
môn hoặc lỗ sinh dục của cá.

- Dịch cổ trướng: Sự có mặt của dịch chất lỏng trong bụng của cá là dấu hiệu của dịch
bệnh ở thời kỳ cấp tính. Dịch này có thể được nhìn thấy chảy ra từ hậu môn của cá.

*Các dấu hiệu bên trong: Các dấu hiệu bên trong bệnh này có nhiều điểm tương đồng
với bệnh nhiễm trùng máu của cá.

- Cá bỏ ăn: Nhìn chung không có sự hiện diện của thức ăn khô trong dạ dày hoặc ruột của
những con cá bị bệnh. Tuy nhiên trong các ao nuôi cá thương phẩm khi cá bị bệnh ở giai
đoạn đầu bệnh mới bùng phát cá vẫn có thể ăn bằng cách lọc thức ăn. Khi ruột và dạ dày
của cá trống rỗng thức ăn thì sẽ quan sát thấy túi mật rất to, đó là đặc trưng của sự vắng
mặt hoạt động tiêu hoá trong cơ thể.

- Nhiễm trùng máu: Trong giai đoạn cấp tính của bệnh vi khuẩn nhanh chóng đi đến hệ
thống máu và lan toả đến tất cả các cơ quan nội tạng. Những dấu hiệu lâm sàng chính liên
quan đến sự nhiễm trùng máu là sự xuất huyết, viêm gan, thận, lá lách, tim, mắt và ống
ruột. Lá lách thường mở rộng ra (trương và sưng nhẹ).

- Viêm màng bụng: Khi cá bị nhiễm bệnh nặng có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng
với màng trong khoang bụng của cá. Hơn nữa lúc này sự hiện diện của các tơ huyết
(fibrinous) có thể được quan sát thấy trong màng ở khoang bụng của cá.

Ngoài ra khi cá bị nhiễm bệnh nặng, bệnh còn kết hợp với những vi khuẩn cơ hội khác
gây bệnh cho cá có sẵn trong môi trường như vi khuẩn Aeromonas spp ở nước ngọt hay
vi khuẩn Vibrio spp ở trong nước lợ.

*Sự phân bố và lan truyền của bệnh:

Dịch bệnh thường xảy ra khi cá nuôi tiếp xúc với sự căng thẳng (stress) như nhiệt độ
nước tăng, lượng oxy trong nước thấp dưới mức cho phép hoặc cá bị nuôi với mật độ cao
trong thời gian dài.

Về mặt lý thuyết thì bệnh lây nhiễm cho cá ở mọi lứa tuổi, kích cỡ. Tuy nhiên cá có kích
thước lớn (từ 100g đến cỡ thương phẩm) dễ bị mắc bệnh hơn cả.

Bệnh ở giai đoạn cấp tính với đỉnh điểm tử vong trong khoảng từ 2-3 tuần khi nhiệt độ
nước cao. Tuy nhiên bệnh cũng có thể ở giai đoạn mãn tính khi nhiệt độ nước thấp có thể
làm giảm thấp tỷ lệ chết.
Bệnh lây lan theo chiều ngang từ cá với cá (cá khoẻ ăn cá bị bệnh, ăn thịt lẫn nhau, do vết
thương trên da...) và cũng có thể lây truyền từ môi trường đến cá.

*Kiểm soát bệnh và xử lý bệnh:

- Giảm cho ăn: Trong thời gian dịch bệnh bùng phát ở giai đoạn cấp tính nên giảm một
phần thức ăn hoặc giảm hoàn toàn thức ăn có thể giúp kiểm soát và giảm tỷ lệ tử vong.
Một trong những giả thuyết giải thích cho việc này là vi khuẩn có mặt trong nước và xâm
nhập thuận lợi vào cơ thể theo đường thức ăn.

- Giảm mật độ nuôi: Khi tỷ lệ tử vong tăng thì việc giảm mật độ nuôi sẽ giúp giảm bớt
đi sự căng thẳng và sự chuyển tải của mầm bệnh trong đàn cá. Luôn giữ mức oxy hoà tan
ở mức tối ưu bằng cách sử dụng quạt nước thường xuyên.

- Giảm nhiệt độ của nước: Khi nhiệt độ nước cao dễ tạo căng thẳng cho cá và là điều
kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Vì vậy việc hạ thấp nhiệt độ nước có thể được thực
hiện trong hệ thống nuôi nước tuần hoàn nơi mà nhiệt độ nước được kiểm soát. Đối với
những ao nuôi có kích thước nhỏ có thể dùng lưới che nắng để giảm bớt nhiệt độ nước.
Sử dụng máy quạt nước vào ban đêm cũng là cách làm giảm nhiệt độ nước và tăng lượng
oxy.

- Điều trị bằng kháng sinh: Kháng sinh chỉ có thể điều trị bệnh ở giai đoạn sớm của
bệnh (mới bị bệnh). Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp cho cá ăn kháng sinh không
hiệu quả bởi cá bị nhiễm bệnh sẽ chán ăn, giảm ăn. Hơn nữa những người nuôi cá cho
biết thuốc kháng sinh chỉ có thể làm giảm tỷ lệ tử vong trong thời gian sử dụng và khi
thuốc kháng sinh đã hết thì tỷ lệ chết lại tăng trở lại. Tuy nhiên việc sử dụng kháng sinh
cần được chú ý vì sử dụng kháng sinh liên tục với liều lượng cao dần sẽ gây ra hiện tượng
kháng thuốc của vi khuẩn và ảnh hưởng đến dư lượng kháng sinh tồn dư trong thịt cá.

- Tiêm phòng vacxin: Hiện nay không có vacxin thương mại có hiệu quả để phòng ngừa
bệnh do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Tuy nhiên trong tương lai gần thì việc tiêm phòng
sẽ là chìa khoá dự phòng kỹ thuật để chống lại bệnh và giảm tác hại về kinh tế do bệnh
gây nên.

Một số bệnh trên cá kèo


Ngày cập nhật trên web Việt Linh: 11/11/2008
Nguồn tin: Nông nghiệp Việt nam, 05/11/2008

Bệnh nhiễm khuẩn huyết Aeromonas

Nguyên nhân mắc bệnh: Do các vi khuẩn thuộc nhóm Aeromonas (gồm A.hydrophil, A.
caviae, A. sobria) gây ra. Bệnh dễ phát sinh trong môi trường nước nhiễm bẩn, bị ô
nhiễm từ các nguồn nước thải công nghiệp, hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp. Nuôi
với mật độ dày cũng là nguyên nhân là cho cá dễ mắc bệnh. Bệnh xuất hiện quanh năm.

Triệu chứng: Cá bị bệnh có hiện tượng cơ thể cá xuất hiện từng mảng đỏ với nhiều khối
u, bụng có biểu hiện sẫm màu từng vùng, lưng có nhiều vết thương, đuôi và vây bị hoại
tử, mắt mờ đục, lồi sưng phù, hậu môn sưng to. Cá bỏ ăn, nổi nghiêng hoặc nổi đứng lờ
đờ trên mặt nước.

Cách điều trị: Xử lý nước bằng các sản phẩm Vimekon 1kg/1.500 m3 nước, Vime -
Protex 1kg/2.000 m3. Kết hợp trộn vào thức ăn từ 7 - 10 ngày bằng các sản phẩm sau:

+ Đối với cá dưới 2 tháng tuổi: sáng Glusome 115: 5g/1kg thức ăn. Chiều 200ml
Vimenro 200 + 300g Trimesul cho 1 tấn cá.

+ Cá trên 2 tháng tuổi: sáng Glusome 115: 5 g/kg thức ăn. Chiều 100ml Vimenro 200 +
200g Trimesul cho 1 tấn cá.

Bệnh trắng đuôi

Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra.

Triệu chứng: Cá bị bệnh thường có các hiện tượng như có một số điểm trắng trên đuôi,
sau đó lây lan đến vây lưng, vây hậu môn. Dần dần đuôi và các vây bị xuất huyết và rách
nát. Khi bệnh nặng hơn, cá sẽ bỏ ăn, bơi lội lờ đờ, sau đó đầu chúi xuống và bơi lờ đờ
hoặc treo lơ lửng trên mặt nước.

Cách điều trị:

- Thay 30% nước trong ao nuôi, vệ sinh xung quanh ao.

- Tắm cá bằng Fresh water 1 kg/1.500 m3 hoặc Vimekon 1kg/1.500 m3.

- Trộn thuốc vào thức ăn liên tục 5 – 7 ngày.

+ Cá dưới 2 tháng tuổi: sáng Vime - Glucan: 3g/1kg thức ăn. Chiều 200g Doxery + 200g
Vimerocin cho 1 tấn cá.

+ Cá trên 2 tháng tuổi: sáng Vime - Glucan: 2g/1kg thức ăn. Chiều 150g Doxery + 150g
Vimerocin cho 1 tấn cá.

Bệnh mất nhớt

Tác nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas dermoalba gây ra. Bệnh thường xảy ra do
cá bị sây sát trong đánh bắt, vận chuyển hoặc do môi trường nước thay đổi đột ngột.
Bệnh có khả năng lây lan sang các ao khác rất nhanh, do đó cần phải có biện pháp phòng
ngừa bệnh lây lan, không dùng các dụng cụ đã sử dụng trong ao cá bệnh cho các ao khác.

Triệu chứng: Cá bị bệnh thường xuất hiện các dấu hiệu sau: toàn thân bao phủ bởi một
lớp nhớt màu trắng đục, cá tách đàn, bơi lội lờ đờ và bỏ ăn. Khi bệnh nặng, cơ thể bị lở
loét, các vây bị rách nát, cá sẽ chết rất nhanh sau đó.

Cách điều trị:

- Thay 30% nước trong ao, vệ sinh xung quanh ao.

- Xử lý nước Vime – Protex 1lít/2.000m3 hoặc Vimekon 1kg/1.500m3.

- Trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục 5 – 7 ngày

+ Cá dưới 2 tháng tuổi: sáng Vimelac for fish 4g/kg thức ăn. Chiều 200g Trimesul +
200g Antired cho 1 tấn cá.

+ Cá trên 2 tháng tuổi: sáng Vime – Glucan 3g/1kg thức ăn. Chiều 150g Trimesul + 150g
Antired cho 1 tấn cá.

Phòng bệnh: Luôn giữ môi trường nước trong ao sạch, không bị ô nhiễm. Tránh làm cho
cá bị sây sát, vì đây là điều kiện tốt cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Định kỳ 10 đến 15 ngày xử lý nước 1 lần bằng 1 trong các sản phẩm: Vime - Protex
1lít/2.500m3 nước, Vimekon 1kg/2.000m3 hoặc Fresh water 1kg/2.000m3 nước. Ngoài
ra dùng thêm các chế phẩm sinh học Vime - Bitech 1kg/4.000m3 nước xử lý đáy ao nhằm
hạn chế vi khuẩn phát triển.

Cần phải đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cá, định kỳ bổ sung Vitamin C- Antistress
và Premix Vemevit N9.100 để giúp tăng cường sức đề kháng bệnh.

Chú ý: Không nên dùng kháng sinh để phòng bệnh.

Không kết hợp nhiều kháng sinh trong cùng một lúc.

Ngưng sử dụng kháng sinh 4 tuần trước khi thu hoạch.

1. Bệnh ngoại ký sinh:

- Nguyên nhân và triệu chứng: Bệnh do các sinh vật rất nhỏ bám vào mang, da của cá để
hút máu hoặc chất dinh dưỡng gây nên những vết thương, xuất huyết. Khi bị bệnh, màu
sắc cá trở nên nhợt nhạt, cá thích tập trung ở nơi có đường nước chảy vào. Bệnh xuất hiện
khi mật độ nuôi dày, điều kiện vệ sinh kém, mưa kéo dài, thời tiết lạnh.

- Phòng bệnh: Thả nuôi mật độ vừa phải, tránh để ao bị ô nhiễm. Treo túi thuốc: chỉ dùng
trong nuôi cá lồng, cho thuốc vào bao treo ở thành lồng. Ưu điểm của phương pháp này
là tiết kiệm thuốc, cách sử dụng đơn giản, cá ít bị ảnh hưởng xấu của thuốc. Tuy nhiên,
nhược điểm là khả năng tiêu diệt sinh vật gây bệnh hạn chế, chỉ diệt được tác nhân ở
xung quanh khu vực treo túi thuốc. Để tránh những ảnh hưởng xấu tới cá, cần tính toán
lượng thuốc có thể tồn tại được 2-5 giờ, tùy vào từng loại thuốc và treo liên tục trong
vòng 3 ngày.

- Trị bệnh: Dùng formol tạt xuống ao với nồng độ 20-25 ml/m3 hoặc dùng lá xoan bó
thành từng bó để dưới đáy hoặc đầu bè, liều lượng 0,6 kg lá/kg cá. Cá sẽ chúi vào bó lá,
nước lá xoan đắng sẽ làm trùng mỏ neo rời ra khỏi thân cá.

2. Bệnh đốm đỏ:

- Nguyên nhân và triệu chứng: Do vi trùng Pseudomonas punotata hay Aeromonas


hydrophila. Thân và vùng bụng bị xuất huyết, vảy dựng lên, các gốc vây xuất huyết và ứ
nước vàng. Bụng cá trương to, chứa dịch và đỏ bầm. Ở một số cá bệnh mắt, hậu môn lồi
ra, một số vây cá bị rách xơ xác dần dần bị rụng, bên trong thịt ứ máu và mủ. Cá lội lờ
đờ, chậm chạp, ít ăn hoặc bỏ ăn. Nguyên nhân do môi trường thay đổi, cá bị xây xát khi
vận chuyển, đánh bắt, vi khuẩn xâm nhập vào gây ra bệnh.

- Cách phòng: Không nuôi mật độ quá dày, cho ăn đầy đủ về số lượng và chất lượng, môi
trường ao nuôi luôn giữ ổn định và sạch sẽ. Định kỳ 15 ngày tạt vôi bột CaCO3 với lượng
1-2 kg/100 m3 (vôi hòa tan trong nước tạt đều khắp ao).

- Trị bệnh: Sử dụng kháng sinh Neomycine 4 g/100 kg cá bệnh và Vitamine C 3 g/100 kg
cá bệnh, thuốc được trộn vào thức ăn, cho ăn liên tục từ 5-7 ngày. Đối với nuôi lồng, có
thể tắm cá bằng nước muối nồng độ 4% trong 10 phút có sục khí.

3. Bệnh nấm thủy mi:

- Triệu chứng: Khi nấm mới ký sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm
đâm sâu vào thịt cá, phần đầu sợi nấm lơ lửng trong nước. Khi bệnh phát triển nhiều trên
thân cá xuất hiện những đám bông màu trắng. Cá có cảm giác ngứa ngáy, thân cá gầy,
đen sẫm. Nấm ngày càng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập làm
bệnh nặng thêm.

- Phòng bệnh: Tạo điều kiện sống thuận lợi cho cá, nhất là vào những lúc trời lạnh, giữ
môi trường trong sạch, không để cá bị suy dinh dưỡng (thiếu ăn), không nuôi mật độ quá
dày hoặc làm cá bị xây xát.

- Trị bệnh: Dùng thuốc tím (KMnO4) tạt xuống ao liều 3-5 g/m3 nước, hoặc dùng dung
dịch muối ăn 3% tắm cá trong 15 phút.

4. Bệnh lở loét (Hội chứng lở loét):

- Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân kết hợp như siêu vi (virus), vi khuẩn, nấm thủy
mi, nấm nội Aphanomyces, giáp xác ký sinh, môi trường nước quá dơ bẩn, nhiệt độ thay
đổi...
- Triệu chứng: Cá ít ăn hoặc bỏ ăn, hoạt động lờ đờ, bơi nhô đầu lên mặt nước, da cá nhợt
nhạt và xuất hiện các vết loét dần dần lan rộng có thể ăn sâu đến xương. Cơ quan nội tạng
hầu như không bị thương tổn.

- Phòng bệnh: Luôn giữ môi trường sạch, định kỳ dùng vôi bột, các hóa chất xử lý đáy
ao. Khi trong khu vực xảy ra dịch bệnh cần hạn chế thay nước hoặc nước phải được khử
trùng trước khi đưa vào ao nuôi.

- Trị bệnh: Dùng thuốc tím 3 g/m3 kết hợp với muối ăn 0,3 kg/m3 tạt xuống ao. Đồng
thời trộn kháng sinh cho ăn liên tục từ 5-7 ngày với liều Oxytetracyline 2 g/kg thức ăn, bổ
sung vitamin C 3 g/kg thức ăn.

5. Bệnh mất nhớt:

- Nguyên nhân và triệu chứng bệnh: Dễ xuất hiện khi cá bị xây xát, bị sốc do đánh bắt,
vận chuyển hoặc do môi trường thay đổi đột ngột. Khi bị bệnh khắp da cá có một lớp
nhớt dày bao phủ. Cá tách đàn, bơi lội yếu ớt. Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, trên thân từng vùng
bị trắng. Bệnh nặng xuất hiện các vết loét ăn sâu vào cơ là cơ hội để nấm và ngoại ký
sinh phát triển. Bệnh nặng cá chết chìm xuống đáy ao.

- Phòng bệnh: Tránh các yếu tố gây sốc cho cá, định kỳ hoặc trước những cơn mưa to tạt
vôi bột CaCO3 với liều 1 - 2 kg/100 m3 vào ao nuôi.

- Trị bệnh: Dùng formol 25 ml cho 1 m3 nước, ngâm cá để diệt nấm và ngoại ký sinh, sau
24 giờ thay 1/2 nước rồi dùng lặp lại thuốc với liều trên một lần nữa.

Biện pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp trên cá Mú và cá Giò nuôi
biển

1. Biện pháp phòng trị bệnh ký sinh trùng cho cá nuôi biển

1.1. Ký sinh trùng đơn bào (Amyloodinium ocellatum)

Bệnh ký sinh trùng đơn bào do Amyloodinium gây ra có thể trị bằng cách tắm
nước ngọt trong thời gian từ 10-20 phút. Bệnh ký sinh trùng đơn bào
Amyloodinium cũng có thể điều trị bằng cách tắm formalin 37% với nồng độ 10-
15ml/100lít nước trong thời gian từ 20-40 phút tuỳ theo điều kiện sức khoẻ của
cá.

Trong trại sản xuất, nguồn nước nên được tẩy trùng bằng đèn cực tím hoặc hoá
chất như chlorine hay formalin để tiêu diệt Amyloodinium.
1.2. Bệnh đốm trắng do nhóm ký sinh trùng Cryptocaryonosis gây ra

Cryptocaryonosis hay còn gọi là bệnh đốm trắng do nhóm ký sinh trùng đơn bào
trùng lông (Cryptocaryon irritan) gây ra. Loài ký sinh trùng này gây bệnh trên hầu
hết các loài cá biển trong đó có cá Mú và cá Giò.

Biện pháp phòng bệnh: Nguyên nhân dẫn đến cá bị bệnh do nuôi mật độ quá
cao, nguồn nước bị ô nhiễm và cá bị xây xước do đánh bắt hoặc vận chuyển. Vì
vậy ương cá với mật độ vừa phải, nước cần lọc trước khi đưa vào bể ương sẽ
có tác dụng tốt trong việc hạn chế tác nhân gây bệnh đốm trắng. Hiện nay tại Đài
Loan đang thử nghiệm vắc xin cho bệnh Cryptocaryon irritan trên cá Giò cho kết
quả tốt, tuy nhiên vắc xin này chưa được đưa ra thị trường.

Biện pháp trị bệnh: Bệnh đốm trắng có thể điều trị bằng các phương pháp tắm
nước ngọt trong thời gian từ 20 phút đến 30 phút và được lặp lại trong 3 ngày
liên tục. Tuy nhiên, việc tắm cá liên tục bằng nước ngọt cũng tạo điều kiện tcho
trùng lông thích ứng với nước ngọt và có khả năng sống sót. Vì vậy, việc kết hợp
tắm cá bằng nước ngọt và hoá chất mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Có
nhiều loại hoá chất khác nhau có thể sử dụng điều trị bệnh đốm trắng như
formalin, chlorine và ôxy già. Kết quả thí nghiệm cho thấy, việc tắm cá bằng
nước ngọt kết hợp với 150ml/m3 nước ôxy già trong thời gian 30 phút cho hiệu
quả cao. Việc ngâm cá trong formalin với lượng 20-30ml/m3 nước cũng có hiệu
quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp này tốn thời gian, nên ít được áp dụng. Kết quả
thí nghiệm cho thấy việc tắm cá bằng đồng sulphát với nồng độ 5g/m3 nước
trong 30-60 phút không có hiệu quả tốt đặc biệt trong điều kiện nước có hàm
lượng hợp chất hữu cơ cao.

1.3. Ký sinh trùng bánh xe (Trichodiniosis)

Biện pháp phòng bệnh: Trùng bánh xe thường xuất hiện khi nuôi cá với mật độ
cao và nguồn nước bị ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ. Phòng bệnh bằng cách
thả cá với mật độ thích hợp kết hợp với quản lý môi trường nước, để nguồn
nước không bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ. Trong quá trình nuôi nếu
nguồn nước bị ô nhiễm có thể xử lý bằng cách thay nước hoặc sử dụng hoá
chất có tính ôxy hoá cao như thuốc tím, ôxy già, và cồn iốt.

Biện pháp trị bệnh: Bệnh trùng bánh xe có thể trị bằng phương pháp tắm nước
ngọt trong 1 giờ và lặp lại 3 lần liên tục trong 3 ngày. Bệnh trùng bánh xe cớ thể
điều trị bằng cách tắm formalin với nồng độ 150-200 ml/m3 nước trong thời gian
từ 30-60 phút. Ngâm cá trong nước chứa 25-30ml formalin/m3 nước liên tục
trong 1-2 ngày cũng có tác dụng tốt trong điều trị bệnh trùng bánh xe, tuy nhiên
phương pháp này tốn nhiều công lao động, chi phí cao và cá bị stress do vậy ít
được áp dụng trong thực tế.

1.4. Bệnh thích bào từ trùng (Microsporidiosis)


Hiện tại không có hoá chất hoặc loại thuốc đặc trị bệnh do thích bào tử trùng gây
ra. Vì vậy, hạn chế tác nhân gây bệnh xâm nhập hệ thống nuôi từ các nguồn
khác nhau là cần thiết như chọn con giống không mang mầm bệnh, sử dụng
thức ăn không mang mầm bệnh, quản lý tốt nguồn nước và các dụng cụ thao tác
trong trại sản xuất. Đối với cá bị nhiễm chỉ hạn chế bằng cách loại bỏ cá khỏi hệ
thống, không đưa cá nhiễm bệnh trức tiếp ra vùng nuôi mà phải có biện pháp xử
lý thích hợp.

1.5. Bệnh sán lá đơn chủ (Monogeneansis)

Biện pháp phòng bệnh: Sán lá đơn chủ là tác nhân gây bệnh ký sinh trùng rất
phổ biến trên cá Mú và cá Giò ở hầu hết các giai đoạn khác nhau từ cá giống
đến cá nuôi thương phẩm. Các nhóm sán lá đơn chủ gây bệnh trên cá Mũ và cá
Giò nuôi thương phẩm bao gồm Benedenia spp, Benedinia hoshinia,
Neobenedenia spp, Diplectamun spp, Pseudorhabdosynochus spp, và
Haliotrema spp. Việc điều trị nhóm tác nhân gây bệnh sán lá đơn chủ gặp nhiều
khó khăn do các loại hoá chất chỉ có khả năng tiêu diệt được sán lá đơn chủ ở
giai đoạn đang phát triển mà không có tác dụng ở giai đoạn ấu trùng. Thêm vào
đó, khi sử dụng hoá chất hoặc tắm cá bằng nước ngọt, sán lá đơn chủ tách khỏi
vật chủ và bám vào thành lồng nuôi. Khi có điều kiện thuận lợi chúng lại tấn công
vật chủ. Vì vậy, việc phòng nhóm tác nhân gây bệnh này có ý nghĩa quan trọng.
Các phương pháp phòng bệnh chủ yếu đối với nhóm tác nhân gây bệnh sán lá
đơn chủ là kiểm tra con giống trước khi mua về. Cá giống nên được tắm bằng
nước ngọt trong thời gian 10-20 phút trước khi thả. Trong quá trình nuôi thường
xuyên vệ sinh lồng lưới, cũng như vớt bỏ thức ăn thừa hàng ngày, hoặc thay
lồng nuôi khi cần thiết.

Biện pháp trị bệnh: Kết quả thực nghiệm cho thấy tắm cá bằng nước ngọt là một
trong những biện pháp có hiệu quả cao trong điều trị bệnh sán lá đơn chủ. Tuy
nhiên, việc tắm cá bằng nước ngọt trong 10-25 phút chỉ có tác dụng làm cho sán
lá đơn chủ rời khỏi vật chủ. Vì vậy, nước chứa sán lá đơn chủ sau khi tắm cần
được xử lý bằng 20-30ml chlorin/m3 hoặc 300ml formalin/m3.

Việc điều trị bệnh sán lá đơn chủ bằng nước ngọt nên được lặp lại 203 lần vào
các ngày tiếp theo nhằm đạt hiệu quả trị bệnh cao. Đây là biện pháp trị bệnh cá
biển nuôi lồng rất phổ biến hiện nay, tuy nhiên sau nhiều lần xử lý bằng nước
ngọt một số loài sán lá đơn chủ có thể thích ứng với nước ngọt. Vì vậy, việc tắm
cá bằng nước ngọt trong thời gian 10-15 phút, sau đó sử dụng thêm một trong
các loại hoá chất sau nhằm tăng hiệu quả trị bệnh như tắm formalin với nồng độ
150-250ml/m3 nước hoặc ôxy già với nồng độ 150ml/m3 nước trong 10-15 phút
tuỳ theo điều kiện sức khoẻ cá.

Việc điều trị bệnh cá bằng phương pháp tắm thường làm cá bị trầy xước tạo
điều kiện cho các tác nhân gây bệnh thứ cấp như vi khuẩn và nấm tấn công. Vì
vậy, việc kết hợp sử dụng một vài loại thuốc kháng sinh được phép sử dụng
trong nuôi trồng thủy sản như oxytetrecyclin, erythromycin, streptomycin tắm cho
cá trong thời gian 10 phút cuối có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa tác
nhân gây bệnh thứ cấp tấn công.

2. Biện pháp phòng, trị một số bệnh vi khuẩn trên cá nuôi lồng biển.

2.1. Biện pháp phòng bệnh vi khuẩn cho cá nuôi lồng biển

Phương páp phòng bệnh vi khuẩn trên cá Mú và cá Giò nuôi lồng biển là sự kết
hợp của các biện pháp quản lý dưới đây:

- Thả cá với mật độ thích hợp.

- Không làm cá bị xây xát hay trầy xước trong quá trình nuôi.

- Phòng trị các loại bệnh ngoại ký sinh trùng, đặc biệt nhóm sán lá đơn chủ nhằm
hạn chế quá trình xâm nhập và phát triển của tác nhân gây bệnh cơ hội.

- Sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến nhằm hạn chế tác nhân
gây bệnh có nguồn gốc từ cá tạp. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam chưa có
nhiều loại thức ăn công nghiệp phù hợp cho cá Mú và cá Giò nuôi lồng biển, vì
vậy sử dụng thức ăn tự chế biến có hàm lượng đạm tổng số lớn hơn 40% là cần
thiết. Không cho cá ăn thức ăn tươi sống bị ôi, thiu.

- Vệ sinh lồng nuôi thích hợp.

- Sử dụng hỗn hợp vitamin nhằm tăng cường sức kháng bệnh cho cá, đặc biệt
vào các tháng trước khi dịch bệnh vi khuẩn xảy ra, thời gian chuyển mùa.

- Trên thế giới có nhiều loại vắc xin phòng bệnh vi khuẩn cho cá nuôi lồng biển
như vắc xin phòng bệnh do Vibriosis và Streptococus gây ra. Ở nước ta chưa có
vắc xin phòng bệnh cá nuôi lồng biển được bán trên thị trường. Việc sử dụng
vắc xin phòng bệnh vi khuẩn trên cá lồng biển có hiệu quả tốt.

2.2. Biện pháp trị bệnh vi khuẩn trên cá nuôi lồng biển

- Biện pháp trị bệnh lở loét:

Bệnh lở loét trên cá Mú và cá Giò nuôi biển do nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau
gây ra như nhóm Vibriosis (Vibrio alguillarum, V. alginolyticus, V. và V. cholerae),
nhóm vi khuẩn dạng sợi và các tác nhân gây bệnh thức câấ như nấm và ký sinh
trùng.

Hiện nay, tại nước ta chưa có vắc xin phòng bệnh vi khuẩn cho cá vì vậy chúng
ta vẫn sử dụng một số loại kháng sinh và hoá chất trị bệnh vi khuẩn cho cá nuôi
lồng biển. Các phương pháp điều trị bệnh vi khuẩn thông thường cho cá bao
gồm phương pháp tắm cá bằng thuốc kháng sinh, cho cá ăn thức ăn có trộn
thuốc kháng sinh, phương pháp tiêm kháng sinh cho cá bố mẹ. Các loại kháng
sinh sử dụng tắm cho cá bị bệnh vi khuẩn gồm: Oxytetracyclin, Rifamicin, và
Erythromycin với nồng độ 30-50g/m3 nước trong 30-60 phút. Các loại hoá chất
sử dụng tắm cá bị bệnh lở loét là thuốc tím 10g/m3 nước trong 15-20 phút, cồn
iốt có nồng độ 15-20g/m3 nước từ 10-20 phút. Các loại thuốc sát trùng bôi vào
vết thương như cồn iốt, thuốc tím, thuốc mỡ có chứa tetracyclin.

Bệnh lở loét cũng có thể được trị bừng cách sử dụng thức ăn có trộn với một
trong các loại thuốc kháng sinh sau:

+ 50 mg Oxytetracyclin/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 5-7 ngày.

+ 50 mg Rifamicin/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 5-7 ngày.

+ 100mg Erythomycin/kg cá/ngày cho ăn liên tục trong 5-7 ngày.

+ 50mg Sulfonamid/kg cá/ngày và cho ăn liên tục trong 5-7 ngày.

Đối với cá có kích thước lớn, cá bỏ ăn thì việc sử dụng phương pháp cho cá ăn
kháng sinh không có hiệu quả, đặc biệt là cá bố mẹ, do vậy cần áp dụng phương
pháp tiêm một số loại thuóc kháng sinh. Các loại thuốc có thể sử dụng điều trị
bệnh lở loét do vi khuẩn bằng phương pháp tiêm vào cơ gồm: Sulffamethoxazole
250 mg/kg cá, Sulfadiazin 250 mg/kg cá, Sulfazin, Sulfaquinoxalin 150mg/kg cá,
Colistin sulfate, Sulfomanide 150 mg/kg cá. Sử dụng phương pháp tiêm tốn công
lao động và chi phí cao, chỉ áp dụng cho việc trị bệnh vi khuẩn trên đàn cá Mú và
cá Giò bố mẹ.

Mặc dù việc trị bệnh lở loét do vi khuẩn trên cá Mú và cá Giò có hiệu quả tốt, đặc
biệt khi các vết loét còn nhỏ và cá còn khoẻ mạnh, nhưng khi các vết loét đã
phát triển rộng, cá bỏ ăn thì tỷ lệ khỏi bệnh bằng các biện pháp trị bệnh kể trên
cũng hạn chế. Vì vậy việc xác định tác nhân gây bệnh sớm và có biện pháp điều
trị kịp thời có thể làm giảm tỷ lệ thiệt hại do bệnh lở loét gây ra. Nếu không chữa
trị bệnh kịp thời thì tỷ lệ chết do bệnh gây ra rất cao (có thể lên đến 95% trong 1
tuần).

Một điều cần chú ý sau khi điều trị bệnh vi khuẩn bằng kháng sinh, hệ miễn dịch
cá giảm đáng kể vì vậy không nên sử dụng bất kỳ loại vắc xin nào. Do hệ miễn
dịch cá giảm trong thời gian điều trị bệnh bằng kháng sinh nên việc bổ sung một
số loại vitamin đặc biệt là vitamin C có ý nghĩa tốt nhắm tăng cường sức khoẻ
cá.

- Biện pháp trị bệnh xuất huyết đường ruột do Staphyloccus sp:

Dấu hiệu của bệnh là cá bỏ ăn, bụng trương to nhưng không có thức ăn, cá bơi
mất cân bằng.
Bệnh xuất huyết đường ruột trên cá Mú và cá Giò có thể trị bằng 2 phương pháp
là cho cá ăn thức ăn có chứa kháng sinh nếu cá vẫn có khả năng ăn được và
biện pháp tiêm vào cơ. Các loại kháng sinh sử dụng trị bệnh xuất huyết đường
ruột bằng cách trộn với thức ăn như Stretomycin với liều lượng từ 20-25 mg/kg
cá/ngày và cho ăn liên tục trong 507 ngày. Một loại thuốc kháng sinhkhác như
Erythromycine 100mg/kg cá/ngày cũng có hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh
xuất huyết đường tiêu hoá trên cá Mú và cá Giò.

- Biện pháp trị bệnh trướng bụng do Pseudomonas spp gây ra:

Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh do nhóm vi khuẩn Pseudomonas sp gây
ra trên cá nuôi lồng biển. Vì vậy việc chữa trị bệnh vẫn chủ yếu dựa vào các loại
thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh có khả năng hạn chế sự phát triển của
nhms tác nhân gây bệnh Pseudomonas spp như enrofloxacin, erythromycin, và
một số loại thuốc kháng sinh khác. Khi cá bị bệnh do nhóm vi khuẩn này gây ra
có thể điều trị bằng phương pháp tắm nước ngọt kết hợp với sử dụng kháng
sinh hoặc biện cho cá ăn thức ăn có chứa một trong các loại thuốc kháng sinh
trên nếu cá còn khả năng ăn được

- Biện pháp trị bệnh mà mắt do nhóm cầu khuẩn (Streptococcus sp):

Bệnh liên cầu khuẩn có thể điều trị bằng một số loại kháng sinh như cho cá ăn
oxolinic acid với liều lượng 20mg/kg cá trộn với thức ăn. Tắm cá bằng 1ppm
perfuran trong 2 giờ cũng có hiệu quả trong việc trị bệnh liên cầu khuẩn. Tuy
nhiên việc sử dụng các loại kháng sinh cần đề phòng hiện tượng kháng thuốc
cũng như dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản.

- Biện pháp trị bệnh mòn đuôi và hoại tử mang cá do nhóm vi khuẩn dạng sợi
Flexibacter spp:

Tại Việt Nam chưa có loại vắc xin phòng bệnh vi khuẩn dạng sợi nào có mặt trên
thị trường. Vì vậy, điều trị bệnh vi khuẩn dạng sợi trên mang cá Mú vẫn chủ yếu
dựa vào sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Một số loại kháng sinh như oxolinic
acid trộn với thức ăn với lượng 20 mg/kg cá hoặc 75 mg oxytetracyclin/kg
cá/ngày, cho cá ăn trong 10 ngày liên tục cũng có tác dụng hạn chế tác nhân gây
bệnh vi khuẩn dạng sợi. Các loại thuốc kháng sinh khác sử dụng trong tắm như
Acriflavin 100 gram/m3 trong 1 phút, hoặc 10-20 gram thuốc tím/m3 trong 1 phút,
hoặc 10-20gram thuốc tím/m3 trong 15-25 phút cũng có hiệu quả trị bệnh vi
khuẩn dạng sợi.

(Trích trong “Quy trình phòng và trị bệnh cho cá mú và cá giò có hiệu quả” - Sản
phẩm của Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá Mú,
cá Giò nuôi và đề xuất các giải pháp phòng trị bệnh”)
(Bản tin số 33, 5/2007 của Viện NC NTTS 1)

You might also like