You are on page 1of 2

CHU TRÌNH CACBON

Môi trường đất, nước và không khí được liên kết thông qua chu trình Cacbon
(C) nhờ quá trình quang hợp, góp phần làm giảm hàm lượng CO2 trong khí
quyển. Các quá trình chính trong chu trình tuần hoàn C gồm quá trình quang
hợp, quá trình phân hủy các sản phẩm bài tiết. Ngoài ra còn có quá trình hô hấp,
quá trình khuyếch tán khí CO2 trong khí quyển. 
Vòng tuần hoàn Cacbon trong tự nhiên
Khí quyển là nguồn cung cấp C chính  trong chu trình tuần hoàn C (chủ yếu ở dưới
dạng CO2). CO2 đi vào hệ sinh thái nhờ quá trình quang hợp và trở lại khí quyển nhờ
quá trình hô hấp và quá trình đốt cháy.
Thực vật lấy khí cacbonic (CO2) từ không khí dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời tạo
ra chất hữu cơ.

Chu trình cacbon trong tự nhiên


Quá trình phong hóa đá và phân hủy chất hữu cơ tạo ra C trong đất và chảy vào các
sông suối khi mưa xuống tạo nên chu trình C trong nước, sau một loạt các phản ứng
khá phức tạp giữa CO2 và đá vôi CaCO3 và nước. CO2 được sử dụng cho các quá
trình hô hấp của thực vật thủy sinh và quá trình quang hợp của nước. CO2 cùng với
nước tham gia tổng hợp chất hữu cơ, là chất đệm giữ pH môi trường nước trung tính.
Các nghiên cứu cho thấy, các hệ sinh thái thủy vực kể cả sông suối, hồ ao, biển cả và
đại dương có vai trò rất lớn trong chu trình C toàn cầu.
C có thể tồn tại thời gian dài ở các dạng vô cơ như CO2 (hòa tan và dạng khí); H 2CO3
(hòa tan), CaCO3 cacbonat calcium…hoặc dạng hữu cơ như glucose, acid acetic, than,
dầu, khí.

Hài hòa và ổn định


Tất cả các thành phần khí quyển, địa quyển, thủy quyển…đều được “Tự nhiên” điều
chỉnh ở trạng thái hài hòa, phù hợp với tập tính của các cơ thể sống. Và vai trò của
CO2 trong sự sống cũng vậy, nó tuần hoàn một cách hài hòa trong chu trình cacbon,
đảm bảo sự sống cho sinh vật trên trái đất. Hàm lượng CO2 được duy trì vừa đủ để tạo
nên hiệu ứng nhà kính giữ ấm cho trái đất; CaCO3 được tích lũy trong vỏ nhuyễn thể,
tảo phù du sản xuất dimetyl sunfit cung cấp cho quá trình tạo mưa trong khí quyển,
tuyến tiết muối giúp cho cây mắm sống trong môi trường nước biển mặn…Tất cả đều
hài hòa. Chỉ khi con người phá hủy nó đã gây ra sự suy giảm và đặc biệt là sự đảo lộn,
đôi khi gây ra hậu quả không thể lường trước được do chính sự thiều hiểu biết của con
người.
Khi chu trình bị phá vỡ 
Các hoạt động kinh tế của con người đang làm đảo lộn chu trình C, gây ra sự quá tải
hàm lượng CO2 trong tự nhiên dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất
nóng lên. Đó là việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch như than đá, dầu mỏ, khí
đốt trong giao thông vận tải, phát triển công nghiệp, sinh hoạt đời sống làm tăng CO2
trong khí quyển. Việc chặt phá rừng cũng làm tăng hàm lượng CO2 do không còn
thực vật hấp thụ CO2 trong khí quyển nữa.
Việc tăng khí CO2 và một số chất ô nhiễm khác như Nox, SOx, gây mưa acid
(pH<4,0), làm cá chết, thay đổi độ pH của đất, ảnh hưởng đến cây trồng và nông
nghiệp.
Sự nóng lên toàn cầu gây ra biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và rất
nhiều mặt trong cuộc sống của con người.

You might also like