You are on page 1of 36

Mở đầu

1. Thuốc thử hoá học và cách sử dụng.


Việc hoàn thành bất kì một thực hành hoá học nào cũng không thể tránh
khỏi việc sử dụng các thuốc thuốc thử hoá hoá học, vì vậy khi sử dụng các thuốc
thử, yêu cầu người làm thí nghiệm cần hiểu biết và tuân theo nghiêm ngặt những
qui tắc nhất định.
Thuốc thử hoá học là tên gọi chung cho các hoá chất ở dạng chất rắn, chất
lỏng, hoặc chất khí có độ tinh khiết khác nhau, được dùng trong các thí nghiệm
với mục đích khác nhau.
Dựa vào hàm lượng tạp chất cho phép, người ta chia các thuốc thử ra làm
nhiều loại: loại kỹ thuật, loại sạch, tinh khiết phân tích, tinh khiết hoá học. Loại
tinh thiết kỹ thuật có hàm lượng tạp chất nhiều nhất; chứa ít nhất là loại tinh
khiết hoá học. Các loại thuốc thử trên có thể điều chế trong nhà máy, hoặc trong
điều kiện phòng thí nghiệm.
Ngoài ra để phục vụ những yêu cầu và mục đích đặc biệt, người ta còn
điều chế các loại thuốc thử hoá học có mức độ tinh khiêt hoá học cao hơn, hàm
lượng tạp chất còn ít hơn so với loại tinh khiết hoá học, ví dụ loại tinh khiết đặc
biệt, tinh khiết cao cấp, tinh khiết quang phổ…
Các loại thuốc thử đều được bảo quản trong những dụng cụ thích hợp, các
chất rắn được đựng trong lọ thuỷ tinh hoặc túi poli etilen; các chất lỏng đựng
trong lọ thuỷ tinh hoặc trong ampun.
Biện pháp sử dụng, bảo quản và chuyên chở các hoá chất, trước hết tuỳ
thuộc vào tính chất của chúng. Những chất lỏng dễ bay hơi và độc, cũng như
dung dịch trong nước của chúng đều được đựng trong các chai lọ có nút nhám,
kín; các chất rắn dễ chảy rữa đựng trong bao kín. Những loại thuốc thử như axit
flohiđric, các dung dịch kiềm không được giữ lâu trong các dung dịch trong các
dụng cụ thuỷ tinh, phải để trong bao làm bằng vật liệu riêng, tốt nhất chai bằng
poli etilen hoặc dụng chế từ một loại vật liệu trơ khác.
Các thuốc thử đựng trong bao bì ( chai, lọ túi) … đều có gián nhãn.
Không bao giờ dùng các hoá chất trong các dụng cụ không có nhãn ghi tên hoá
chất.
Khi cần dùng thuốc thử nào đó đựng trong bao bì với một lượng lớn, cần
lấy riêng ra từng lượng cần thiết vào một bao con khác, để tránh vô tình làm bẩn
cả lượng hoá chất trong bao.
Tuỳ theo yêu cầu của thí nghiệm mà sử các loại thuốc thử khác nhau; nói
cách khác, mức độ tinh khiết của thuốc thử tuỳ thuộc vào yêu cầu và đặc điẻm
của ý đồ sử dụng, của mục đích tiến hành thí nghiệm . Nói chung, với những
công việc bình thường trong phòng thí nghiệm, chỉ nên dùng loại thuốc thử tinh
khiết hoặc tinh khiết phân tích.
Tuy nhiên, không ai lại dùng axit Sunfuric và kali đicromat tinh khiết hoá
học để chế hỗn hợp sunfocromit làm dung dịch oxi hoá để rửa dụng cụ trong
phòng thí nghiệm, mà chỉ cần chế hoá hỗn hợp đó bằng thuốc thử tinh khiết kĩ

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 1


thuật, cũng đủ đảm bảo nhiệm vụ của hỗn hợp sunfocromic. Cũng hoàn toàn
không cần thiết phải sử dụng những thuốc thử đắt tiền, quý hiếm, có độ tinh
khiết cao để chế tạo ra các khí và thực tế các khí đều đã được đảm bảo độ
nguyên chất cần thiết, nếu có các tạp chất khác thì dùng biện pháp rẻ tiền, thuận
lợi để tinh chế sản phẩm khí trước khi dùng.
Sử dụng bất kì hoá chất nào cũng phải chú ý giữ độ tinh khiết của nó. Đối
với các hoá chất rắn phải dùng bát sứ hoặc thìa sứ sạch và khô để lấy, không
dùng bát hoặc thìa kim loại. Nếu không may làm đổ hoặc rơi vãi trên bàn thì
không nên lấy lại, tránh làm bẩn và hỏng hoá chất.
Khi cân các hoá chất rắn, cần đựng vào cốc sạch, khô, đựng vào chén sứ
hoặc mặt kính đồng hồ. Hữu hạn lắm có thể dùng giấy sạch đựng hoá chất để
cân, nhưng chú ý rằng giấy có thể có tính chất khử và đối với những chất oxi
hoá mạnh, như kali pemanganat, kali clorat. bạc nitrat... khi tiếp xúc với giấy sẽ
bị phân huỷ và đôi khi gây nổ.
Với những chất dễ hút ẩm và không bền trong không khí, lúc cân phải dùng lọ
rộng miệng và có nút nhám với lượng lớn hoặc lọ cân với lượng nhỏ.
Cần đặc biệt chú ý khi sử dụng các hoá chất có hoạt tính cao như photpho
trắng, natri kim loại và các kim loại kiềm khác, các peoxit kim loại kiềm, các
muối clorat, axit cloric...
Khi sử dụng các chất oxi hoá mạnh như kali pemanganat, kali clorat, peoxit
kim loại kiềm với cacbon, lưu huỳnh, photpho và một số chất hữu cơ cần chú ý
rằng các hỗn hợp đó đều dễ gây nổ rất nguy hiểm.
Với các dung dịch đậm đặc, kiềm rắn mặc dù không gây nổ nhưng là chất
hoạt tính cao nên dễ ăn mòn các chất khác, do đó khi dùng phải thận trọng.
Không nên dùng pipet để hút các dung dịch đó bằng miệng. Muốn hút phải lắp
vào đầu pipet một quả bóp cao su, hoặc dùng pipet có bầu bảo hiểm.
Đại đa số các dung môi dùng trong phòng thí nghiệm đều là chất dễ cháy,
trong đó có nhiều dung môi là chất độc như cacbon đisunfua, benzen...Khi tiếp
xúc với chúng, nhất thiết phải có biện pháp bảo vệ, không làm việc với các chất
đó bên cạnh bếp điện, bếp dầu, đèn cồn...
Khi thực hiện các phản ứng nổ cần có biện pháp bảo vệ.
2. phản ứng giữa các chất lỏng với chất rắn.
Nhiều phản ứng xảy ra trong dung dịch gắn liền với việc hình thành sản
phẩm rắn ít tan, hoặc hoà tan các chất ban đầu tạo ra sản phẩm tan. Vì vậy việc
tiến hành phản ứng giữa các chất rắn và lỏng không tránh khỏi động tác hoà tan,
kết tủa hoặc tách chất rắn ra khỏi dung dịch.
Sự hoà tan
Quá trình hoà tan một chất rắn trong một chất lỏng có thể diễn ra theo hai cơ
chế khác nhau. Thứ nhất là quá trình phá huỷ mạng lưới của tinh thể chất rắn và
chuyển nó sang trạng thái ion hay trạng thái phân tử. Trong trường hợp đó
không xảy ra phản ứng tạo thành chất mới, nếu làm bay hơi dung dịch sẽ thu
được chất đã hoà tan. Thứ hai là việc hoà tan một chất vào dung dịch, kèm theo
phản ứng hoá học xảy ra giữa chất tan và dung môi hoặc với chất trong dung

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 2


dịch, kết quả tạo ra chất mới, do đó không thể cho bay hơi dung dịch để thu lại
chất tan ban đầu.
Tốc độ hoà tan một chất rắn phụ thuộc vào độ lớn của tinh thể chất tan.
Tinh thể càng nhỏ sự hoà tan càng dễ, càng nhanh. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn
đến tốc độ hoà tan của nhiều chất rắn, mà phần lớn tốc độ hoà tan tăng khi nhiệt
độ tăng.
Tuy nhiên, khả năng hoà tan một chất trong dung môi nhất định nào đó, sẽ
bị hạn chế bởi trạng thái bão hoà ở nhiệt độ cho trước, lúc đó, nếu quá trình hoà
tan không kèm theo tương tác hoá học, nồng độ của chất tan trong dung dịch bão
hoà được xác định bằng độ tan của chất tan trong dung môi.
Khi hoà tan muối vào nước cần chú ý đến quá trình thuỷ phân, quá trình này
đôi lúc có thể xảy không thuận nghịch và dẫn đến sự tạo thành sản phẩm khó
tan. Thường gặp là trường hợp hoà tan các muối của một số cation đa hoá trị, tạo
thành các bazơ khó tan do thuỷ phân. Để tránh hiện tượng thuỷ phân, tuỳ thuộc
vào bản chất của muối hoà tan. Cần phải rót axit hoặc bazơ trước khi hoà tan
muối như vậy quá trình hoà tan sẽ tiến hành ngay trong môi trường axit hay
kiềm. Cũng cần lưu ý rằng quá trình thuỷ phân sẽ xảy ra mạnh trong dung dịch
loãng và đun nóng. Muốn pha chế dung dịch loãng trong suốt của các muối chứa
ion đa hoá trị, ví dụ dung dịch muối sắt (III), khi hoà tan cần một lượng axit vừa
đủ.
Do kết quả của phản ứng thuỷ phân hoàn toàn, nên một số muối sunfua sẽ bị
thuỷ phân thành hiđrxit kim loại tương ứng, hiện tượng tương tự có thể xảy ra
khi hoà tan một số muối cacbonic trong nước nóng.
Chuyển các chất khó tan sang trạng thái hoà tan
Trong trường hợp dung dịch tạo thành chất khó tan, cần dùng phương pháp
hoà tan hoá học. Quá trình hoà tan có thể tiến hành bằng phương pháp trao đổi
hoặc phản ứng oxi hoá-khử.
Việc hoà tan các muối khó tan của các axit yếu, có thể thực hiện bằng phản
ứng phân li trao đổi với các dung dịch của axit mạnh. Khi chọn axit để thực hiện
phản ứng hoà tan đó, cần lưu ý đến bản chất của cation trong muối hoà tan. Ví
dụ muốn hoà tan muối cacbonat của kim loại kiềm thổ thì không nên dùng axit
sunfuric vì kết quả lại tạo ra muối sunfat không tan. Tốt nhất là dùng axit
clohiđric vì các muối clorua dễ tan không ngăn cản phản ứng hoà tan. Tuy nhiên
muốn chuyển các anion của muối khó tan hoặc muối trung tính không tan vào
dung dịch để thành muối axit tan, lại phải dùng axit sunfuric. Ví dụ để điều chế
muối photphat tan từ photphat tự nhiên, phải chế hoá bằng axit sunfuric.
Với các chất khó tan mà trong thành phần chứa các nguyên tố có khả năng oxi
hoá, phải dùng phương pháp oxi hóa – khử để hoà tan chúng.
Sự tạo thành và tách kết tủa
Việc tạo thành kết tuả cũng như tách kết tủa khỏi dung dịch có ý nghĩa quan
trọng đối với thực hành hoá học. Kết quả được tạo ra do kết quả của phản ứng
trao đổi, do hiện tượng bão hoà của dung dịch cũng như xảy ra phản ứng oxi hoá
- khử dẫn đến việc tạo thành chất khó tan.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 3


Khi kết tủa các hiđroxit lưỡng tính bằng các bazơ kiềm, cũng như các muối
kim loại mà ion của chúng có khả năng tạo phức chất với ion của chất làm kết
tủa, thì cần chú ý đến khả năng hoà tan của kết tủa trong lượng dư của chất làm
kết tủa. Ví dụ nhôm hiđroxit và một số hiđroxit của kim loại khác hoà tan được
trong kiềm dư tạo ra muối của axit tương ứng, kết tủa bạc iotua có thể tan trong
kali iotua dư tạo ra ion phức [AgI2]- . Như vậy muốn thu được các kết tủa đó cần
chú ý đến trật tự thêm bớt lượng dung dịch. Ví dụ muốn làm kết tủa nhôm
hiđroxit hoặc bạc iotua, phải đổ dung dịch kiềm hoặc kali iotua vào dung dịch
muối nhôm hoặc muối bạc dư tương ứng. Nếu làm ngược lại, kết quả tạo ra bị
tan trong kiềm dư hoặc kali iotua dư.
Có thể kết tủa các sunfua không tan trong các axit loãng bằng các sunfua tan
như natri sunfua, amoni sunfua, hoặc trực tiếp với hiđro sunfua. Nhưng nếu
sunfua hoà tan được trong axit loãng thì chỉ điều chế chúng bằng các dung dịch
sunfua tan, khi cho tác dụng với dung dịch hiđro sunfua, kết quả phản ứng trao
đổi sẽ tạo ra axit mạnh, cản trở sự hình thành kết tủa. Chẳng hạn sắt (III) sunfua
chỉ có thể kết tủa được bằng amoni sunfua. Hiện tượng tương tự như thế cũng
xảy ra khi kết tủa các muối của một số axit yếu khác.
Khi thực hiện phản ứng kết tủa các muối của các cation đa hoá trị, cần chú ý
đến khả năng thuỷ phân có thể xảy ra đồng thời, đặc biệt với các muối đa axit
khác, kiểu sunfua, cacbonat. Ví dụ khi cho muối natri cacbonat tác dung với
muối tan của kim loại kiềm thổ, tạo ra muối cacbonat không tan của kim loại
kiềm thổ. Trái lại khi cho tác dụng với muối magie tan, lại tạo ra muối cacbonat
bazơ magie không tan do magie bị thuỷ phân, vì vậy các muối trung hoà
cacbonat của berili, magie, kẽm chỉ tạo thành kết tủa khicó lượng dư lớn khí
cacbonđioxit để hạn chế quá trình thuỷ phân. Tương tự như thế, khi cho
cacbonat trung hoà tan như natri cacbonat tác dụng với dung dịch muối săt (II),
coban (II), niken (II) thì chỉ săt (II) tạo ra kết tủa cacbonat trung hoà, còn coban
(II), niken (II) lại tạo ra cacbonat bazơ. Kết tủa cacbonat trung hoà của hai kim
loại sau chỉ được hình thành khi cho cacbonat axit của kim loại kiềm tác dụng
lên dung dịch muối của chúng. Điều đó dễ thấy được khi chú ý rằng các muối
tan của coban, niken thuỷ phân mạnh. Những hiđrocacbonat làm giảm quá trình
thuỷ phân, nên kết tủa cacbonat trung hoà của coban và niken được tạo thành.
Cũng vậy, những muối cacbonat của kim loại hoá trị ba như nhôm, sắt, crôm
không thể tồn tại, vì các muối tan của chúng đều bị thuỷ phân rất mạnh, nên khi
muối cacbonat của kim loại kiềm hoặc amoni tiếp xúc với dung dịch muối của
kim loại đó, chỉ thu được hiđroxit của kim loại đó. Sunfua cảu những kim loại
đa hoá trị cũng không thể điều chế được trong dung dịch nước bởi chúng bị thuỷ
phân hoàn toàn.
Để hạn chế quá trình thuỷ phân cần chú ý đến trật tự rót các dung dịch vào
nhau khi cho phản ứng. Ví dụ, để kết tủa cacbonat không tan của những kim loại
đa hoá trị từ dung dịch cần phải rót dung dịch cacbonat kim loại kiềm vào dung
dịch muối cation định làm kết tủa, không làm ngược lại và không để dư chất làm
kết tủa.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 4


Dung dịch cacbonat kim loại kiềm luôn luôn có phản ứng bazơ, dung dịch
muối của cation đa hoá trị xó phản ứng axit, nếu rót dung dịch muối của cation
đa hoá trị vào dung dịch cacbonat kiềm sẽ tạo điều kiện cho quá trình thuỷ phân
xảy ra, nhưng nếu trật tự ngược lại, cacbonat kiềm không dư thì cacbonat của
các kim loại trên sẽ hình thành trong môi trường a xit, nghĩa là trong điều kiện
không cho cho phép xảy ra phản ứng thuỷ phân.
độ hoà tan của muối cũng có ảnh hưởng đến quá trình thuỷ phân, vì thế khi kết
tủa các muối dễ bị thuỷ phân cần tiến hành ở nhiệt độ thấp.
Rửa kết tủa
Thường dùng hai cách để rửa kết tủa: rửa gạn và rửa trên phiễu lọc.
Gạn là quá trình rửa bằng cách gạn chất lỏng ra khỏi kết tủa.Thực chất
của phương pháp là thêm chất lỏng định dùng để rửa vào kết tủa trong cốc, dùng
đũa thuỷ tinh khuấy trộn cẩn thận, rót toàn bộ chất lỏng và kết tủa lên phiễu lọc,
thêm lượng mới chất dùng để rửa và lặp lại động tác đó nhiều lần.
Rửa kết tủa trên phiễu lọc được tiến hành bằng cách thêm nước rửa cho
ngập kết tủa, sau khi nước chảy hết lại rửa kết tủa, sau khi nướa chảy hết lại tiếp
tục rửa nhiều lần. Để hạn chế độ hoà tan của kết tủa cần rửa với số lượng chất
lỏng ít nhất có thể được. Phải kiểm tra kết tủa đã sạch chưa bằng cách hứng lấy
vài giọt nước rửa vao ống nghiệm, rồi thử xem có còn tạp chất trong nước rửa
hay không.
Thường người ta dùng nước để rửa (nóng hoặc lạnh). Đôi khi dùng các
dùng các dung dịch axit, kiềm loãng, hoặc các dung môi hữu cơ. Việc chọn chất
lỏng để rửa tuỳ thuộc vào độ tan của kết tủa trong dung môi nào. Nếu độ tan của
kết tủa ít thay đổi với nhiệt độ thì dùng nước nóng để rửa; những chất dễ bị thuỷ
phân thì dùng nước đá hoặc dung môi hữu cơ.
Làm khô kết tủa
Phương pháp làm khô kết tủa phải dựa vào tính chất cảu kết tủa.
Với những chất không có khả năng tạo thành hiđrat hoặc có áp suất riêng phần
cao hơn áp suất hơi nước bão hoà trong khí quyển, có thể làm khô trong không
khí ở nhiệt độ phòng. Nếu áp suất hơi nước bão hoà cao hơn áp suất của hiđrat
thì kết tủa sẽ chảy rữa. Chẳng hạn như chất clorua của liti, canxi, magie, đồng
(II), nhôm, săt (III), các natri liti, magie, coban, niken.... dễ dàng bị chảy rữa
trong không khí. Ví dụ CaCl2.6H2O bị chảy rữa khi độ ẩm của không khí là
30,8%; K2CO3- 42,8%; NaCl 75,9%. Những chất dễ bị phản ứng bởi oxi hoặc
cacbon đioxit thì cũng không thể làm khô trong không khí. Phương pháp làm
khô trong không khí xảy ra tương đối lâu và không thể thu được sản phẩm khô
hoàn toàn. Vì vậy có thể làm khô trong các bình hút ẩm trên những chất làm
khô, nếu chất được làm khô giải phóng ra các khí như hiđro clorua, lưu huỳnh
đioxit... thì cần nối bình hút ẩm với máy hút.
Những chất không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao thì phải làm khô trong các tủ
sấy ở nhiệt độ 100-1050C hoặc cao hơn, và cần điều chỉnh nhiệt độ từ từ đề
phòng làm hỏng sản phẩm. Trái lại những chất dễ bị phân huỷ có thể làm khô
trong tủ sấy có áp suất thấp và nhiệt độ thấp.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 5


Trong điều kiện không có thiết bị làm khô, kết tủa tinh thể có thể được làm
khô sơ bộ bằng cách ép tinh thể giữa hai lớp giấy bọc.
3. Phản ứng có chất khí tham gia
Đặc điểm của các phản ứng có chất khí tha gia được quy định ở tính chất của
chất khí, ví dụ hiđro, amoniac, cacbonoxit....được dùng với tư cách là chất khử
còn các khí như clo, oxi.... là những chất oxi hoá.
Khi thực hiện phản ứng giữa chất khí và chất rắn thì điều quan trọng là chú
ý sao cho khí có thể tiếp xúc được với bề mặt tối đa của chất rắn. Nếu chất rắn
ở dạng bột và sản phẩm tạo ra không nóng chảy và bay hơi ở nhiệt độ phản
ứng, có thể tiến hành phản ứng theo nguyên tắc ngược dòng khí trong các ống
đứng. Nếu sản phẩm tạo ra dễ bay hơi hay ở trạng thái lỏng thì tiến hành phản
ứng trong ống nằm ngang, đặt chất rắn trong thuyền con rồi cho chất khí đi
qua. Ví dụ, dùng hiđro để khử đồng (II) oxit.
Khi thực hiện phản ứng giữa chất khí và chất lỏng có thể dẫn khí lội qua
chất lỏng, bằng cách dùng các ống dẫn khí gấp khúc hoặc xoắn nhiếu lần; nếu
chất khí hoà tan mạnh trong chất lỏng như hiđro clorua, amoniac thì không nên
nhúng vòi dẫn khí vào chất lỏng mà chỉ cho khí tiếp xúc với bề mặt chất lỏng.
Việc dùng hiđro làm chất khử chủ yếu là để điều chế các kim loại nguyên
chất. Khi cho hiđro tác dụng với oxit kim loại có cân bằng
MeO + H2  Me + H2O
Vị trí của cân bằng được quyết định bởi khả năng khử một oxit kim loại nào đó
bằng hiđro. Với những kim loại hoạt động ví dụ như kẽm và kim loại hoạt
động hơn thì cân bằng sẽ chuyển dịch sang trái do đó quá trình khử không xảy
ra. Với các oxit kim loại có hoá trị thay đổi thì hiđro chỉ có thể khử được đến
oxit hoá trị thấp, quá trình khử tiếp theo sẽ xảy ra rất chậm. Hiđro chỉ có thể
khử được các oxit của những kim loại có sinh nhiệt tính theo đương lượng gam
nhỏ hơn nước điều kiện này cũng có thể áp dụng cho các chất khử khác. Khi
dùng cacbonoxit để khử các oxit kim loại thì ở nhiệt độ thấp hơn 10000C sẽ có
cân bằng:
2CO  C + CO2
Như vậy phải đề phòng hiện tượng tạo ra cacbua của một số kim loại.
Cũng tương tự như vậy chỉ dùng amoniac để khử oxit của những kim loại
không tạo ra hợp chât nitrua kim loại với nitơ vì nitơ tạo ra phản ứng:
3MeO + 2NH3  3Me + N2 + 3H2O
sẽ tương tác với các kim loại đó.
4. Phản ứng oxi hoá - khử.
Phản ứng oxi hoá - khử có ý nghĩa quan trọng trong thực hành hoá học. Một
số lớn các phản ứng xảy ra trong dung dịch hoặc không xảy ra trong dung
dịch đều là những phản ứng oxi hoá - khử. Sự oxi hoá của một chất luôn
luôn kèm theo sự khử của một chất khác, bởi vì quá trình oxi hoá khử xảy
ra đồng thời, và có mối quan hệ oxi hoá- khử của sản phẩm phản ứng ngược
với các chất tham gia phản ứng. Quá trình oxi hoá - khử có thể biểu diễn
theo sơ đồ:

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 6


Aox + Bkh  Akh + Box
Cân bằng của phản ứng được xác định bằng đại lượng thế oxi hoá - khử
EAox/Akh và EBox/Bkh. Cân bằng sẽ chuyển dịch về phía phải khi giá trị đại số
của thế oxi hoá - khử EAox/Akh lớn hơn giá trị EBox/Bkh; ngược lại, cân bằng sẽ
chuyển dịch về bên trái, nghĩa là Aox đã không oxi hoá được Bkh.
Một hệ oxi hoá - khử có thế oxi hoá khử lớn về giá trị đại số sẽ là chất
oxi hoá đối với hệ có thế oxi hoá khử bé hơn.
Thế oxi hoá khử càng lớn thì sẽ là chất oxi hóa càng mạnh, và ngược lại,
đối với những châta khử điển hình đặc trưng bằng thế oxi hoá - khử có giá
trị gằn bằng 0 hoặc âm. Không có ranh giới dứt khoát, rõ rệt giữa chất oxi
hoá và chất khử vì rằng nhiều chất tuỳ theo điều kiện cụ thể của phản ứng
có thể là chất oxi hoá hoặc là chất khử. Tuy nhiên có thể xem răng những
chất có thế oxi hoá - khử lớn hơn +1 được coi là chất oxi hoá, còn những
chất có thế oxi hoá khử nhỏ hơn +1 được coi có tính khử là chủ yếu.
Cần chú ý rằng đại lượng thế oxi hoá - khử phụ thuộc vào nồng độ các
dạng tiểu phân oxi hoá hoặc khử, phụ thuộc vào nhiệt độ và đặc biệt phụ
thuộc nhiều vào ph của dung dịch. Ví dụ trong môi trường axit, các chất
K2Cr2O7, PbO2, HNO3, HNO2, H2O2... là những chất oxi hoá mạnh, nhưng
trong môi trường kiềm, chúng không thể hiện mạnh đặc tính đó. Vì vậy, khi
thực hành những phản ứng oxi hóa – khử, điều quan trọng là phải chọn pH
của môi trường phản ứng. Trong nhiều trường hợp khi chọn pH có thể sử
dụng bảng thế oxi hoá - khử. Ví dụ H2O2 và HNO2 là chất khử trong môi
trường axit (thế oxi hoá khử tương ứng bằng t +0, 68V và +0,98V) sẽ tác
dụng dễ dàng với K2Cr2O7
(thế oxi hoá t- khử +1,36V). Trong môi trường kiềm, thế oxi hoá khử của
K2Cr2O7 là -0,12V, thấp hơn của H2O2 và của HNO2, nên tương tác giữa
chúng trong môi trường kiềm sẽ không xảy ra được.
Cũng vậy, dựa vào sự phụ thuộc thế oxi hoá - khử vào pH của dung dịch,
có thể dùng KMnO4 để oxi hoá riêng biệt các ion halogenua khi chúng cùng
có mặt trong dung dịch. Khi pH từ 5 – 6, chỉ oxi hoá được ion I -, nhưng đến
pH = 3 mới bắt đầu oxi hoá ion Br -, còn ion Cl - sẽ bị oxi hoá khi độ axit của
môi trường cao hơn.
Nhiều khi nhiệt độ có ảnh hưởng đáng kể đến phản ứng oxi hoá - khử.
Ví dụ, ở 25oC trong môi trường axit thế oxi hoá khử của clo và của K2Cr2O7
có giá trị như nhau (+1,36V). Đó là nguyên nhân tại sao trong điều kiện
thường K2Cr2O7 không tác dụng với HCl, nhưng khi đun nóng lại xảy ra
phản ứng tạo thành khí clo. Cũng tương tự như thế, khi đun nóng, chì đioxit
sẽ oxi hoá ion Mn2+ tạo thành MnO4- trong môi trường axit, mặc dù thế oxi
hoá - khử của ion MnO4- cao hơn chì đioxit một ít.
5. PHƯƠNG PHáP KếT TINH LẠI Và LÀM SẠCH CÁC CHẤT RẮN
Sự kết tinh lại dùng để tách các chất rắn có khả năng hoà tan ra khỏi các tạp
chất, cũng như để tách các chất có tính chất gần giống nhau nhưng có độ hoà
tan khác nhau.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 7


Nếu dùng phương pháp này để tách một lượng tạp chất không lớn lắm có
trong chất định làm sạch, thì khi tướng rắn kết tinh, tạp chất sẽ còn lại trong
dung dịch, vì lượng tạp chất bé nên dung dịch của chúng chưa bão hoà. Tuy
nhiên cũng cần lưu ý thêm là một lượng nhỏ tạp chất cũng có thể kết tinh lẫn
vào tướng rắn của chất định làm sạch.
Tuỳ theo độ bền đối với nhiệt của chất định làm sạch mà quá trình kết tinh
lại có thể tiến hành ở nhiệt độ phòng hoặc đun nóng. Nếu kết tinh ở nhiệt độ
phòng thì lâu hơn; nhưng nếu đun nóng dung dịch, chất rắn sẽ tách ra khi làm
nguội dung dịch bão hoà (ở nhiệt độ cao hơn), do độ hoà tan của phần lớn các
chất sẽ giảm đi khi hạ nhiệt độ. Với những chất có độ hoà tan thay đổi không
nhiều lắm khi giảm nhiệt độ, thì có thể cho bay hơi bớt dung dịch cho đến khi
xuất hiện váng tinh thể rồi mới làm nguội; nhưng với những chất có độ hoà tan
giảm nhanh khi giảm nhiệt độ, sau khi lọc xong, làm nguội ngay dung dịch
nước lọc. Với những chất rắn dễ tan thì không nên cho dung dịch bay hơi
mạnh, vì sẽ có dung dịch bão hoà đối với cả tạp chất, nên khi làm nguội dẫn
đến việc hoá rắn toàn bộ, không tách được tạp chất.
6. phương pháp tinh chế các khí.
Các chất khí điều chế dược trong quá trình phản ứng thường lẫn hơi nước và
các tạp khí khác do xảy ra các phản ứng phụC, hoặc do những chất dễ bay hơi
tham gia phản ứng.
Việc lựa chọn biện pháp làm sạch khí phụ thuộc vào tính chất lí hoá của
khí đó và tạp khí, đồng thời tuỳ thuộc vào ứng dụng của khí cần điều chế. Trong
nhiều trường hợp, một lượng nhỏ tạp chất cũng gây nên tác hại đáng kể cho quá
trình phản ứng. Tuy nhiên khi tạp chất không gây ảnh hưởng đến mục đích thực
hành, chỉ cần làm khô các khí là được.
Thường dùng axit sunfuric đặc, canxi clorua, natri hiđroxit hoặc vôi tôi
xút và một số chất khác để làm khô các khí. Khi chọn chất làm khô cần chú ý
đến khả năng tương tác hoá học của chất đó với khí. Tuỳ thuộc vào trạng thái
vật lí của chất làm khô, có thể dùng những dụng cụ thích hợp, ví dụ chất làm
khô ở dạng rắn có thể dùng ống thẳng hoặc ống chữ u, nếu là chất lỏng thì có thể
dùng bình drexen, bình tisenko...
Tốc độ của khí đóng vai trò khá quan trọng trong việc làm khô, tốt nhất
phải cho dòng khí đi chậm qua chất làm khô; có thể kiểm tra tốc độ đó bằng
dụng cụ đếm bọt khí có chứa vadơlin hoặc glixerin đặt trước bình đựng chất làm
khô.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 8


Thực hành thí nghiệm Hoá vô cơ 1

Bài 1
HIĐRO – OXI – OZON

Thí nghiệm 1: Điều chế khí hiđro bằng cách cho kẽm tác dụng với axit.
Hoá chất và dụng cụ: Kẽm hạt, dung dịch H2SO4 10%, ống nghiệm, ống
nghiệm có nhánh, cặp gỗ, đèn cồn...
Cách Tiến hành
a. Lấy ống nghiệm đựng khoảng 1-2 ml dung dịch H2SO4 10%, nghiêng ống
nghiệm cho vài hạt kẽm trượt theo ống nghiệm (tại sao?). Đậy ống nghiệm,
quan sát hiện tựợng, viết phương trình phản ứng.
b. Lấy một ống nghiệm khác nhỏ hơn úp lên ống thuỷ tinh, khoảng một phút,
dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống, để miệng ống lại gần ngọn lửa đèn cồn, sẽ
có tiếng nổ, tiếp tục làm như trên cho đến khi không còn tiếng nổ, hoặc tiếng nổ
bé thì thôi. Rút ống nghiệm nhỏ, châm lửa đốt đầu ống thuỷ tinh vuốt nhọn.
Quan sát màu của lửa khí hiđro.Giải thích quá trình thí nghiệm.
Ghi chú: Khi điều chế một lượng lớn khí hiđro có thể sử dụng bình kíp
với hoá chất như trên, nhưng cần mở vòi bình kíp cho khí hiđro đuổi hết không
khí ra khỏi bình (phương pháp thử như trên). Sau đó khoá vòi lại, lúc này trong
bình kíp chưa có khí hiđro mà không còn không khí (tránh hỗn hợp nổ bất ngờt).
Câu hỏi
1. Có thể thay thế dung dịch H2SO4 bằng dung dịch HCl được không? Làm thế
nào để loại hơi axit HCl, vì hơi nước có lẫn trong luồng khí hiđro?
2. Tại sao nghiêm cấm việc bảo quản, tích trữ khí hiđro trong các bình chứa khí
(gazomet).
3. Tại sao khi dùng kẽm tinh khiết để điều chế H2 người ta thường nhỏ vài giọt
dung dịch đồng sunfat vào dung dịch H2SO4?
4. Từ dung dịch H2SO4 98% làm thế nào để pha chế dung dịch H2SO4 20% (trình
bày phương pháp tính toán và phương pháp pha chết).
Thí nghiệm 2: Điều chế hiđro bằng cách cho nhôm tác dụng với dung dịch
kiềm.
Hoá chất và dụng cụ: Nhôm, dung dịch NaOH 1N, ống nghiệm có nhánh.
Cách tiến hành: Cho một ít nhôm vụn vào ống nghiệm đựng khoảng 1-2
ml dung dịch NaOH. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
1. Cho biết vai trò của NaOH trong thí nghiệm trên?
2. Có thể thay thế NaOH bằng KOH được không? NH4OH, Ca(OH)2? Giải
thích?
3. Từ NaOH rắn làm thế nào để pha chế được dung dịch NaOH có thể tích và
nồng độ nhất định?
Thí nghiệm 3: Điều chế hiđro bằng cách cho natri tác dụng với H2O.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 9


Hoá chất và dụng cụ: Natri, nước cất, chậu thuỷ tinh, giá sắt, kẹp gỗ, ống
đong, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Cho nước cất vào chậu thuỷ tinh khoảng 2/3 chậu. Lấy
ống nghiệm đựng đầy nước cất úp vào chậu, đảm bảo không còn bọt khí trong
đó. Miệng ống nghiệm nằm dưới mặt nước. Lắp ống đong vào giá.
Dùng cặp sắt lấy Na ngâm trong dầu hoả trong bình làm khô bằng giấy
lọc. Nhanh chóng dùng dao cắt một miếng nhỏ (hạt đậu), phần còn lại bỏ ngay
vào lọ.
Dùng cặp, cặp miếng natri đưa nhanh vào ống nghiệm. Quan sát hiện
tượng.
Khi hiđro đã đầy ống nghiệm, dùng miếng thuỷ tinh đặt vào miệng ống
nghiệm, cẩn thận tháo ống nghiệm ra khỏi giá, dùng que đóm đang cháy đưa
nhanh vào miệng ống nghiệm: khí hiđro sẽ bốc cháy (lót tay cầm ống chưa khí
hiđro bằng khăn trước khi đưa đóm vào miệng ống nghiệm).
Câu hỏi
1. Nếu dùng nước cất không sạch hoặc nước nóng có ảnh hưởng gì đến thí
nghiệm không?
2. Việc thu khí hiđro bằng phương pháp trên dựa vào những cơ sở khoa học
nào?
3. Nêu nguyên tắc điều chế khí hiđro, từ đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của
phòng thí nghiệm để điều chế khí hiđro khi không có đủ hoá chất và cách tiến
hành thí nghiệm ở trên.
Thí nghiệm 4: Tác dụng khí hiđro với oxi.
Hoá chất và dụng cụ: Kẽm hạt, HCl 2N, ống nghiệm có nhánh, bình kíp,
ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt.
Cách tiến hành: Khí hiđro điều chế bằng cách cho kẽm tác dụng HCl 2N.
Oxi điều chế bằng cách nhiệt phân KClO3. Lấy khí hiđro vào 2/3 thể tích ống
nghiệm bằng phương pháp thu qua nước. Sau đó tiếp tục lấy oxi đến đầy ống
nghiệm. Dùng ngón tay cái bịt chặt đầu ống nghiệm. Lót tay bằng khăn mặt,
cầm ống nghiệm, đưa miệng ống nghệm vào gần ngọn lửa đèn cồn, đồng thời
mở ngón tay cải ra. Nêu hiện tượng và giải thích.
Câu hỏi
1. Tại sao trước khi cầm ống nghiệm để đốt hỗn hợp khí lại phải lót tay bằng
khăn mặt hoặc giẻ dày?
2. Thí nghiệm trên đã minh hoạ tính chất gì của khí hiđro?
3. Làm thế nào để nạp khí hiđro trong bình chứa khí? Cấu tạo nguyên tắc vận
hành bình chứa khí?
4. Cấu tạo bình kíp? Tác dụng các bộ phận của bình kíp?
Thí nghiệm 5: Khử oxit kim loại bằng hiđro.
Hoá chất và dụng cụ: đồng (II) oxit, ống nghiệm có nhánh (hoặc bình
kíp), bình rửa khí với H2SO4 đặc, ống nghiệm thuỷ tinh chữ V, đèn cồn, giá, cặp,
cốc 250 ml, nước lạnh.
Cách tiến hành

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 10


1. Cho một ít đồng (II) oxit vào đáy ống nghiệm hình chữ V. Dẫn khí H2 được
điều chế đi qua ống chữ V. Sau một lúc, khi khí H2 đã đuổi hết không khí ra khỏi
toàn bộ hệ thống phản ứng (làm thế nào để biếtl?), dùng đèn cồn đốt nóng ống
chữ V (đồng thời vẫn cho H® đi qua) cho đến khi phản ứng xong. Tắt đèn cồn
và vẫn tiếp tục cho H2 đi qua ống chữ V cho đến khi ống nguội hẳn. Tháo ống
chữ V, ngâm ống vào cốc đựng HNO3 đặc. Nhận xét hiện tượng.
2. Muốn chứng minh rằng trong phản ứng có tạo ra nước thì dẫn khí thoát ra vào
ông nghiệm khô, sạch, được đặt trong cốc nước lạnh.
Ghi chú
1. Các động tác thí nghiệm cần theo đúng trật tự như đã hướng dẫn.
2. Cần kiểm tra kĩ xem trong hệ thống đã hết không khí chưa, nếu cần thiết nên
đeo kính bảo hiểm.
Câu hỏi
1. Nhận xét hiện tượng và giải thích quá trình thí nghiệm?
2. Cho biết khi nào phản ứng kết thúc?
3. Tại sao trước khi đốt ống chữ V lại phải dùng khí hiđro đuổi hết không khí ra
khỏi hệ thống?
4. Tại sao khi phản ứng kết thúc, đã tắt đèn nhưng vẫn cho khí H2 đi qua khỏi
ống cho đến khi ống nghiệm nguội hẳn?
5. Tại sao phải ngâm ống phản ứng vào cốc đựng HNO3 sau khi thí nghiệm
xong? Thay HNO3 bằng H2SO4 loãng được không?
6. Khí hiđro có khả năng khử được oxit của kim loại nào? Dựa vào cơ sở nào để
dẫn đến kết luận đó?
Thí nghiệm 6: Tác dụng của hiđro với dung dịch AgNO3.
Hoá chất và dụng cụ: AgNO3 0,5N; Pb(NO3)2 0,5N (hoặc h
(CH3COO)2Pb); KMnO4 trong kiềm, bình kíp (hoặc ống nghiệm có nhánhh);
bình rửa khí ống nghiệm.
Cách tiến hành: Nối bình kíp (hoặc ống nghiệm có nhánhh) với hai bình
rửa khí. Bình thứ nhất đựng dung dịch Pb (NO3)2 hoặc (CH3COO)2Pb), bình thứ
hai đựng dung dịch KMnO4 trong môi trường kiềm. Khí H2 điều chế có thể lẫn
tạp chất H2S, AsH3. Khi qua các bình rửa khí, các tạp chất đó bị giữ lại. Nối bình
rửa khí thứ hai với ống dẫn khí nhúng vào ống nghiệm có chứa dung dịch
AgNO3.
Khi cho khí H2 đi qua dung dịch AgNO3, sau 10-15 phút dung dịch từ trong
suốt, không màu sẽ tối dần và cuối cùng chuyển sang màu đen theo phản ứng:
2Ag+ + H2 = 2Ag + 2H+
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng:
Pb(NO3)2 + H2S
KMnO4 + KOH + AsH3
AgNO3 + H2S 
AgNO3 + AsH3 + H2O 
Từ đó nêu tác dụng của các bình rửa khí chứ dung dịch Pb (NO3)2 và KMnO4.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 11


2. Trong thí nghiệm trên có thể thay thế dung dịch H2SO4 10% bằng dung dịch
HCl để điều chế khí hiđro được không?
3. Vì sao có tạp chất khí H2S, AsH3?

Thí nghiệm 7: Điều chế và thu khí oxi.


Hoá chất và dụng cụ: KClO3, MnO2, đèn cồn, cặp, giá, ống nghiệm có
nhánh, chậu thuỷ tinh, ống đong.
Cách tiến hành: Trộn KClO3 và MnO2 theo tỉ lệ khối lượng 2: 1 cho vào
ống nghiệm có nhánh khô. Đun ống nghiệm bằng đèn cồn. Dùng que đóm vừa
tắt còn tàn đỏ để vào ống nghiệm, thấy bùng cháy, thì lúc đó mới thu oxi bằng
cách rời chỗ nước.
Câu hỏi
1. Vai trò của MnO2 là gì?
2. Tại sao pahỉ thử que đóm trước mới thu oxi?
3. Nêu các phương pháp thu khí? Vận dụng?
Thí nghiệm 8: Tác dụng của oxi với C, P, Fe.
Hoá chất và dụng cụ: than gỗ, photpho, dây thép uốn thành lò xo, 4 lọ
thuỷ tinh (hoặc bình tam giác 100 ml miệng rộng có núth, nhánh).
Cách tiến hành: Thu 4 lọ thuỷ tinh oxi bằng phương pháp rời chỗ nước.
- Lọ thứ nhất: cho tàn đóm còn đỏ vào, khi đóm cháy hết, lấy que đóm ra cho
thêm vài giọt dung dịch nước lội, lắc. Nhận xét hiện tượng.
- Lọ thứ hai: Dùng muôi sắt đựng một mẩu than nhỏ, đốt đỏ mẩu than, đưa
nhanh vào lọ. Quan sát hiện tượng. Cho thêm từng giọt dung dịch nước vôi, lắc
đều, nhận xét hiện tượng.
- Lọ thứ ba: Lấy một cục photppho đỏ bằng hạt đỗ, cho vào muôi đốt, đốt cháy
không khí (cho ngọn lửa xanh mờc) và nhanh chóng đưa ngay vào lọ đựng oxi.
Quan sát màu sắc ngọn lửa và màu của khói tạo ra trong lọ nhỏ vài giọt quỳ tím
vào dung dịch trong lọ.
- Lọ thứ tư: lấy một đoạn dây thép (dây phanh xe đạp), xoắn một đoạn thành
hình lò xo, đầu dây kia nối với một que tre. Đốt đỏ đoạn xoắn hình lò xo và cho
nhanh vào lọ.Quan sát hiện tượng. Có thể cho vào đầu lò xo một mẩu than nhỏ
để mồi (tại sao?).
câu hỏi
1. Giải thích hiện tượng xảy ra trong các thí nghiện trên và viết phương trình
phản ứng?
2. Vì sao các chất cháy trong oxi mạnh hơn trong không khí?
3. Muốn cho thí nghiện trên đạt kết quả tốt cần chú ý những động tác nào?
4. Tại sao trong các thí nghiệm trên, thu oxi phải để lại một ít nước?

Bài 2
Điều chế halogen

Thí nghiệm 1 : điều chế clo bằng cách cho K2Cr2O7 tác dụng với HCl.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 12


Hoá chất và dụng cụ: K2Cr2O7, dung dịch HCl đặc, ống nghiệm, đèn cồn,
giá, cặp, giấy tinh bột tẩm KI.
Cách tiến hành: Cho K2Cr2O7 vào ống nghuiệm khô, sau đó cho axit HCl
đặc vào, đậy nút ống nghiệm. Thu khí clo vào lọ giấy tinh bột tẩm KI, miệng lọ
có đậy nút bông.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong thí nghiệm trên?
2. Tại sao phải dùng ống nghiệm khô?
3. Tại sao khi ngừng đun, phản ứngd giữa K2Cr2O7 và HCl ngừng lại?
Thí nghiệm 2: Điều chế clo bằng cách cho MnO2 tác dụng với HCl đặc.
Hoá chất và dụng cụ: Tương tự thí nghiệm 1 ( thay K2Cr2O7 bằng MnO2).
Cách Tiến hành: Tương tự thí nghiệm 1.
Ghi chú
1. ở nhiệt độ thường phản ứng xảy ra chậm, nếu muốn phản ứng xảy ra nhanh
hơn, cần đun nóng ống nghiệm.
2. Sau khi thí nghiệm xong, rót nước vào bình phản ứng cho quá trình tách cho
ngừng lại, để yên cho MnO2 lắng xuống đáy bình.
3. Muốn rửa ống nghiệm có thể dùng dung dịch axit oxalic hoặc dung dịch muối
natri oxalat đã được axit hoá bằng H2SO4.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng điều chế clo từ phản ứng trên?
2. Tại sai rửa ống nghiệm bằng dung dịch axit oxalic?
Thí nghiệm 3: Điều chế clo bằng cách cho KMnO4 tác dụng HCl đặc.
Hoá chất và dụng cụ: Tương tự thí nghiệm 1 ( thay K2Cr2O7 bằng
KMnO4).
Cách tiến hành: Tương tự thí nghiệm 1.
Ghi chú
1. Lượng KMnO4 phải tính trước tương ứng với lượng clo cần dùng ( 10 g
KMnO4 và 60 ml HCl đặc thu được khoảng 1 lit khí clo).
2. Sau khi thí nghiệm xong, phải rửa bình phản ứng bằng dung dịch axit oxalic
hoặc muối tương ứng.
Thí nghiệm 4: Điều chế Brom bằng cách cho NaBr 0, 5M tác dụng với nước
clo.
Hoá chất và dụng cụ: Dung dịch NaBr, nước clo, ống nghiệm, pipet.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm 3-5 ml dung dịch NaBr 0, 5M sau
đó cho dung dịch nước clo vào cho đến khi màu nâu đỏ xuất hiện rõ rệt.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra thí nghiệm trên.
2. Nếu cho clo dư, hiện tượng có khác không?
Thí nghiệm 5: Điều chế iot bằng cách cho KI tác dụng với nước clo.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch KI 0,5M, nước clo, hồ tinh bột, benzen,
ống nghiệm.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 13


Cách tiến hành: Cho 3-5 ml dung dịch KI 0, 5M vào ống nghiệm thêm
từng giọt dung dịch nước clo cho đến khi dung dịch có màu vàng rõ rệt. Có thể
kiểm tra iot tạo thành bằng cách cho hồ tinh bột, dung dịch chuyển sang màu
xanh.
Thêm 1 ml benzen và lắc cẩn thận. Quan sát hiện tượng và giải thích nguyên
nhân.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng tạo iot ở thí nghiệm trên.
2. Nếu nước clo dư, hiện tượng có khác không? Sau khi tạo ra iot, cho benzen
vào có mục đích gì?
Thí nghiệm 6: Điều chế iot bằng cách cho KI tác dụng với MnO2 khi có mặt
H2SO4.
Hoá chất và dụng cụ: KI tinh thể, MnO2, H2SO4 98%, chén sứ khô, mặt
kính đồng hồ, giá sắt, đèn cồn.
Cách tiến hành: Cho vào chén sứ khô một ít tinh thể KI và một ít bột
MnO2. Thêm vào vài giọt dung dịch H2SO4 đặc. Đậy kín chén sứ bằng mặt kính
đồng hồ. Đặt chén sứ lên giá và đun nhẹ bằng đèn cồn. Quan sát phản ứng qua
mặt kính đồng hồ. Khi có hơi màu tím thoát ra, đèn tắt, làm nguội chén sứ, theo
dõi sự tạo thành tinh thể iot.
Câu hỏi
1. Giải thích quá trình thí nghiệm và viết phương trình phản ứng?
2. Thí nghiệm trên có thể tiến hành trong ống nghiệm được không

Bài 3
Tính chất của halogen

Thí nghiệm 1: Tác dụng của clo với kim loại.


Hoá chất và dụng cụ: hoá chất và dụng cụ điều chế khí clo, dây đồng
(hoặc là đồngh), lọ thu khí miệng rộng có nắp, cặp, chén nung, đèn cồn, nước
cất.
Cách tiến hành: Thu khí clo vào lọ có lót lớp cát mỏng. Lấy sợi dây đồng
xoắn thành hình lò xo. Dùng cặp chén nung cặp sợi dây đồng nung đỏ trên ngọn
đèn và đưa nhanh vào lọ đựng khí khí clo. Quan sát hiện tượng sợi dây đồng
cháy trong clo. Khi dây đồng lá cháy xong, đậy nắp lọ, để nguội cho nước vào
1/3 thể tích của lọ, lắc lọ cho khói trong lọ tan hết. Để yên, quan sát màu của
dung dịch thu được.
Ghi chú: Khi dây đồng cháy không được chạm vào thành lọ.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng và giải thích thí nghiệm.
2. Tại sao phải nung đỏ dây đồng trước khi cho phản ứng.
3. Thí nghiệm này có nhất thiết phải dùng khí clo khô không? Tại sao phải thu
vào lọ khô?

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 14


Thí nghiệm 2: Tác dụng của clo với photpho.
Hoá chất và dụng cụ: dụng cụ và hoá chất điều chế clo, photpho đỏ, nước
cất, lọ thu khí miệng rộng có nắp, thìa thuỷ tinh, môi đốt, đèn cồn.
Cách tiến hành: Thu khí clo vào lọ, dùng thìa thuỷ tinh lấy một ít photpho
đỏ (bằng hạt đỗ) cho vào môi đốt bằng kim loại, hơ nóng trên ngọn đèn và
nhúng nhanh vào lọ đựng khí clo. Quan sát hiện tượng photpho cháy trong lọ.
Sau khi phản ứng xong, đổ vào lọ một ít nước và lắc mạnh. Thử tính axit của
dung dịch thu được.
Câu hỏi
Viết phương trình phản ứng xảy ra khi đốt photpho trong clo và khi cho sản
phẩm hoà tan trong nước.V
Thí nghiệm 3: Tác dụng giữa brom với kim loại.
Hoá chất và dụng cụ: brom lỏng, nhôm hạt, đồng lá (hoặc dây), ống
nghiệm, cốc đựng nước nóng, đèn cồn, giá, cặp sắt.
Cách tiến hành: Lấy hai ống nghiệm, cặp vào giá sắt, cho vào mỗi ống 2-
3 giọt brom lỏng.
ống 1: cho vào một mảnh nhôn nhỏ. Nếu qua vài phút chưa thấy phản ứng thì
nhúng đáy ống nghiệm vào cốc nước nóng ( 30-400C). Quan sát hiện tượng và
viết phương trình phản ứng.
ống 2: Nhúng vào cốc đựng nước nóng, sau đó cho vào một lá đồng hoặc dây
đồng đã được nung đỏ. Quan sát hiện tượng, viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
Giải thích các hiện tượng xảy raG? So sánh mức độ phản ứng brom với hai kim
loại trong thí nghiệm trên.
Thí nghiệm 4: Tác dụng giữa iot với kim loại.
Hoá chất và dụng cụ: iot tinh thể, bột nhôm, cối, chày sứ, nước cất.
Cách tiến hành: Cho vào cối sứ khô một ít tinh thể iot (bằng hạt đậu
xanh) và một ít bột nhôm, dùng chày nghiền nhỏ. Quan sát hiện tượng, cho vào
một giọt nước. Thấy gì?
Ghi chú: Phản ứng xảy ra mạnh hơn khi cho thên giọt nước, phát nhiều nhiệt nên
phần iot dư bị thăng hoa tạo hơi màu tím.
Thí nghiệm 5: Khả năng hoà tan của brom, iot trong dung môi hữu cơ.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch nước brom, dung dịch nước iot, nước cất,
ống nghiệm.
Cách tiến hành: 1. Lấy 5 ống nghiệm, mỗi ống cho 2 giọt dung dịch nước
brom, sau đó pha loãng thêm 2 ml nước cất. Một ống dùng để so sánh. Thêm
vào các ống còn lại mỗi ống 5-10 giọt lần lượt các dung môi benzen, cacbon
đisunfua, rượu etylic, ete. Cẩn thận lắc đều các ống nghiệm. Nhận xét hiện
tượng, so sánh màu của các dung dịch trước và sau khi thên dung môi.
2. Lấy 5 ống nghiệm khác, mỗi ống cho 2-3 ml dung dịch nước iot.
ống 1: dùng để so sánh.
ống 2: cho thêm 1 mlo cacbon đisunfua.
ống 3: cho thêm 1 ml benzen.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 15


ống 4: 1 ml rượu etylic.
ống 5: 1 ml ete.
Cẩn thận lắc đều cả 4 ống nghiệm 2,3,4, 5. Nhận xét và so sánh hiện tượng ở
ống 1 so với các ống còn lại. So sánh màu sắc của các dung dịch ở ống (2,3) và
ống (4,5).
Ghi chú
1. Trong dung môi mà phân tử chứa oxi, iot tan cho dung dịch màu tím (iot tan ở
dạng phân tử Ii).
2. Trong dung môi mà phân tử có chứa oxi, iot tan cho dung dịch màu nâu, do
iot tạo nên với các phân tử dung môi những sonvat không bền.
Câu hỏi
1. Tại sao brom và iot tan nhiều trong dung môi hữu cơ, ít tan trong nước.
2. Khả năng đó thể hiện như thế nào trong thí nghiệm trên.
Thí nghiệm 6: Tác dụng giữa iot với hồ tinh bột.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch nước iot, dung dịch KI, dung dịch nước
clo, dung dịch hồ tinh bột, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml nước cất.
ống 1: thêm vài giọt dung dịch nước iot.
ống 2: thêm vài giọt dung dịch KI.
Thêm vào cả hai ống vài giọt dung dịch hồ tinh bột. Nhận xét hiện tượng. Cho
vào ống 2 vài giọt dung dịch clo. Nhận xét hiện tượng.
Ghi chú: KI dùng cho thí nghiệm trên phải là dung dịch không màu, nếu
dung dịch đã có màu hơi vàng có thể xử lí bằng cách cho vài giọt dung dịch
H2SO3, dung dịch sẽ trở nên không màu do phản ứng:
I2 + H2SO3 + H2OH2SO4 + 2HI
Câu hỏi
1. Vì sao trong thí nghiệm trên phải dùng dung dịch KI không được nhuốm màu
vàng? Nguyên nhân nào đã gây ra màu vàng đó.
2. Giải thích quá trình thí nghiệm.
Thí nghiệm 7: So sánh khả năng hoạt động của các halogen.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch nước clo, dung dịch nước brom, dung
dịch nước iot, dung dịch KI, dung dịch hồ tinh bột, dung dịch H2S, ống nghiệm.
Cách tiến hành
1. Trong ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch KBr, thêm vào từng giọt dung dịch
nước clo. Lắc mạnh, nhận xét hiện tượng. Tiếp tục cho thêm nước clo, lắc mạnh.
Theo dõi sự thay đổi màu sắc của dung dịch.
2. Trong ống nghiệm đựng 2 ml dung dịch KI, thêm vào đó từng giọt dung dịch
nước brom. Nhận xét hiện tượng. Tiếp tục cho thêm vài giọt dung dịch hồ tinh
bột. Theo dõi sự thay đổi màu sắc của dung dịch.
3. Trong 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng khoảng 2 ml dung dịch H2S.
ống1: thêm 2-5 giọt dung dịch nước clo.
ống 2: thêm 2-5 giọt dung dịch nước brom.
ống 3: thêm 2-5 giọt iot tan trong KI.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 16


Lắc đều, quan sát hiện tượng xảy ra trong 3 ống nghiệm.
Câu hỏi
Qua thí nghiệm trênQ, so sánh khả năng hoạt động của các halogen. Giải thích
và viết phương trình phản ứng.
Bài 4
tính chất của hợp chất halogen

Thí nghiệm 1: Điều chế hiđroclorua bằng cách cho axit H2SO4 đặc tác dụng với
NaCl.
Hoá chất và dụng cụ: NaCl, H2SO4 98%, dung d?ch NaOH, bình wurtz,
phễu giọt, ống nghiệm, ống dẫn khí, ống hoặc lọ thu khí, đèn cồn, giá, cặp.
Cách tiến hành: Cho vào bình wurtz (hoặc bình cầu có nhánh) 10gam tinh
thể NaCl, vào phễu giọt khoảng 20ml dung d?ch H2SO4 98%. Mở khoá phễu
giọt, cho tong giọt axit H2SO4 chảy xuống bình wurtz, dùng đèn cồn đun nóng
bình phản ứng. Dùng lọ khô thu khí thoát ra. Đậy kín lọ sau khi thu xong.
Nhúng ống dẫn khí vào cốc đựng dung d? ch NaOH. Vặn khoá phễu nhỏ giọt,
tắt đèn.
Câu hỏi
1. Tại sao phải dùng lọ khô thu hiđro clorua?
2. Tại sao vặn khóa phễu nhỏ giọt rồi mới tắt đèn?
Thí nghiệm 2: Khả năng hoà tan của khí HCl.
Hoá chất và dụng cụ: Hoá chất và dụng cụ điều chế khí HCl, dung d?ch
NaOH, dung d?ch phenolphthalein, lọ thu khí khô có cắm vuốt nhọn dùng làm
vòi phun.
Cách tiến hành: Lấy một chậu thuỷ tinh đựng khoảng 2/3 nước, thêm vào
vài giọt dung d? ch NaOH và sau đó thêm vài giọt dung d? ch phenolphthalein.
Thu đầy khí HCl vào lọ. Nút kín, úp ngược lọ đựng khí vào chậu nước đã chuẩn
bị sẵn ở trên. Nhận xét hiện tượng.
Câu hỏi
Tại sao thí nghiệm trên lại dùng để chứng minh khả năng hoà tan mạnh của khí
HCl.
Thí nghiệm 3: Tính axit của dung d?ch HCl.
Hoá chất và dụng cụ: Hoá chất và dụng cụ điều chế HCl, nước cất, giấy
pH, magie hoặc kẽm kim loại, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy ống nghiệm khoảng 5ml nước cất, cho luồng khí HCl
lội trong vài phút. Thử môi trường của dung d? ch. Lấy một mảnh Magie hoặc
kẽm vào dung d? ch thu được. Hiện tượng?
Câu hỏi
Từ hiện tượng quan sát được, hãy nêu kết luận về tính axit của dung d?ch HCl.
Thí nghiệm 4: Phản ứng khắc thuỷ tinh.
Hoá chất và dụng cụ: canxi florua, axit H2SO4 98%, paraphin, hai tấm
kính, chổi lông, dao.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 17


Cách tiến hành: Dùng chổi lông quét một lớp paraphin (đã nấu chảy)
thành một lớp mỏng lên tấm kính. Để nguội, dùng mũi dao (hoặc dùi nhọnh) kẻ
hàng chữ tuỳ ý lên lớp mỏng paraphin, sao cho nét chữ sát mặt kính. Lấy một ít
bột CaF2 phủ một lớp mỏng lên nét chữ, sau đó nhỏ ít giọt H2SO4 đặc lên lớp
CaF2. Dùng tấm kính thứ hai đậy lên tấm kính thứ nhất. Sau 2-3 giờ, rửa sạch,
dùng dao cạo hết lớp paraphin. Quan sát nét chữ ăn sâu vào bề mặt tấm kính.
Câu hỏi
1. giải thích quá trình thí nghiệm?
2. Viết phương trình phản ứng và giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn
mòn thuỷ tinh.
Thí nghiệm 5: So sánh tính khử của các ion halogenua.
Hoá chất và dụng cụ: dung d?ch NaBr, dung d?ch KI, dung d?ch FeCl3,
benzene, ống nghiệm.
Cách tiến hành: lấy hai ống nghiệm:
ống 1: chứa 1ml dung d?ch KI
ống 2: chứa 1ml dung d?ch NaBr.
Cho vào mỗi ống 3-4 giọt dung d?ch FeCl3. Lắc mạnh, nhận xét hiện tượng thay
đổi màu sắc ở hai ống nghiệm.
Câu hỏi
1. Hãy dự đoán ở ống nghiệm nào có sự thay đổi màu sắc của dung d?ch?
2. Bằng chứng nào để chứng tỏ rằng một trong hai ống nghiệm dễ xảy ra quá
trình khử Fe3+?
Thí nghiệm 6: Thuốc thử của ion halogenua.
Hoá chất và dụng cụ: Các dung d?ch: NaCl, NaBr, KI, AgNO3; ống
nghiệm
Cách tiến hành: Lấy ba ống nghiệm, lần lượt vào mỗi ống nghiệm 3-4
giọt dung d?ch NaCl, NaBr, KI. Thêm vào mỗi ống 1-2 giọt dung d?ch AgNO3.
Quan sát màu sắc của kết tủa bạc halogenua. Viết các phương trình phản ứng.
Thí nghiệm 7: Điều chế và tính chất của nước clo.
Hoá chất và dụng cụ: dụng cụ và hoá chất điều chế khí clo, dung d?ch
NaOH, dung d?ch H2SO4 loãng, dung d? ch chàm, giấy màu, nước cất, ống
nghiệm hoặc bình nón.
Cách tiến hành: Trong ống nghiệm (hoặc bình nónh) chứa khoảng 15-
20ml nước cất, cho từ từ luồng khí clo lội qua dung d? ch cho đến bão hoà.
Quan sát màu và mùi của dung d? ch thu được.
Chia dung d? ch làm bốn ống nghiệm:
- ống 1: dùng để so sánh.
- ống 2: cho vào vài giọt dung d? ch chàm hoặc mảnh giấy màu. Quan sát hiện
tượng tẩy màu của dung d? ch nước clo.
- ống 3: cho vào thêm từng giọt dung d? ch NaOH. So sánh sự thay đổi màu và
mùi của dung d? ch thu được với dung d? ch ở ống 1.
- ống 4: cho thêm vài giọt dung d?ch H2SO4 loãng. Có hiện tượng gì xảy ra
không.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 18


Câu hỏi
1. Thành phần của dung dịch nước clo? Vì sao dung d? ch này có tác dụng tẩy
màu.
2. Dung d? ch NaOH và axit H2SO4 có ảnh hưởng gì đến sự chuyển dịch cân
bằng trong dung dịch nước clo. Nếu thay axit H2SO4 bằng axit HCl cò khác
không? hãy làm thí nghiệm để chứng minh điều đó.
Thí nghiệm 8: Điều chế và tính chất của clorua vôi.
Hoá chất và dụng cụ: Hoá chất và dụng cụ điều chế khí clo, vối sống,
dung d?ch axit HCl, dung d?ch axit H2SO4, nước cất, bình cầu nhỏ (hoặc bình
nónh), phễu lọc, giấy lọc, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Hoà tan 100gam vôi sống với khoảng 15ml nước cất
trong bình cầu (hoặc bình nón). Khuấy đều, nhúng bình phản ứng vào cốc nước
lạnh.
Cho luồng khí clo đã rửa sạch bằng dung d? ch NaCl từ từ lội qua dung d? ch
trên trong khoảng 10-20 phút.
Sau khi đã bão hoà khí clo, thêm vào dung d? ch khoảng 10ml nước cất. Lọc,
tách bỏ chất rắn. Quan sát màu và mùi của dung d? ch nước lọc. Chia dung d?
ch nước lọc vào 4 ống nghiệm:
- ống nghiệm 1: dùng để so sánh với các thí nghiệm sau.
- ống 2: tìm cách thử tác dụng tẩy màu của dung d?ch.
- ống 3: cho thêm vài giọt dung d? ch axit HCl. Nhận xét hiện tượng, so sánh
với ống 1 có gì khác?
- ống 4: cho thêm vài giọt dung d?ch axit H2SO4, so sánh với ống nghiệm 1 có
gì khác?
Câu hỏi
Tại sao trong thí nghiệm này lại phải rửa khí clo bằng dung d? ch NaCl trước
khi tham gia phản ứng?
Thí nghiệm 9: Tính chất của kali clorat.
Hoá chất và dụng cụ: kali clorat tinh thể, axit H2SO4 đặc 98%, axit HCl
đặc, đường bột, lưu huỳnh, ống nghiệm, nắp chén nung.
Cách tiến hành
1. Cho một ít tinh thể kali clorat vào ống nghiệm, cho thêm cẩn thêm 1-2 giọt
dung d?ch axit H2SO4 đặc. Nhận xét hiện tượng.
2. Thí nghiệm tiến hành tương tự với dung d? ch HCl đặc. Nhận xét hiện tượng.
So sánh với thí nghiệm trên có gì khác không?
3. Lấy khoảng 0, 5gam tinh thể kali clorat (đã nghiền thành bột®) và một lượng
tương đương đường bột. Cẩn thận trộn đều trên giấy lọc, sau đó đổ hỗn hợp lên
chén nung thành đống nhỏ. Tẩm ướt hỗn hợp bằng cách nhỏ vào hỗn hợp vài
giọt dung d?ch axit H2SO4. Quan sát hiện tượng.
4. lấy một ít tinh thể kali clorat trộn với bột lưu huỳnh theo tỉ lệ khối lượng là
2,5:1, cẩn then gói chặt vào tờ giấy. Đặt gói lên đe và dùng búa đập mạnh. Nhận
xét hiện tượng.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 19


Ghi chú: khi nhỏ axit H2SO4 lên hỗn hợp gồm kali clorat và đường bột,
phản ứng xảy ra nhanh và mạnh, hỗn hợp sẽ cháy cho ngọn lửa sáng màu tím
đặc trưng cho kali. Phản ứng xảy ra theo phương trình:
8KClO3 + C12H22O11 + 4H2SO4 → 4KHSO4 + 4KCl + 4HCl + 12CO2 + 11H2O
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm trên?
2. Từ các hiện tượng quan sát được, hãy cho biết các thí nghiệm trên đã chứng
minh tính chất gì của kali clorat?
3. Vai trò của axit H2SO4 trong các thí nghiệm trên?

Bài 5
Lưu huỳnh và hiđrosunfua

Thí nghiệm 1: Quan sát tinh thể lưu huỳnh tám mặt.
Hoá chất và dụng cụ: lưu huỳnh, cacbon đisunfua, ống nghiệm, phễu lọc,
giấy lọc, kính hiển vi.
Cách tiến hành: ống nghiệm khô đựng khoảng 1ml cacbon đisunfua, cho
vào một ít bột lưu huỳnh, bịt ống nghiệm và lắc cho lưu huỳnh tan thành dung
d? ch bão hoà. Lọc dung d?ch (chú ý tẩm ướt giấy lọc bằng cacbon đisunfua
trước khi lọc.
- Lấy một giọt dung d? ch nước lọc cho lên tấm kính, để yên trong không khí
cho cacbon đisunfua bay hơi. Đặt lên tấm kính vào kính hiển vi và quan sát hình
dáng tinh thể tám mặt.
Câu hỏi
1. Tại sao phải tẩm ướt giấy lọc bằng cacbon đisunfua trước khi lọc.
2. Hãy giải thích quy trình thí nghiệm.
Thí nghiệm 2: Quá trình nóng chảy lưu huỳnh.
Hoá chất và dụng cụ: Lưu huỳnh, ống nghiệm, cặp gỗ, đèn cồn.
Cách tiến hành : Lấy một ít lưu huỳnh cho vào ống nghiệm, dùng cặp gỗ
cặp ống nghiệm và đun trên ngọn lửu đèn cồn vừa đun, vừa lắc cho tất cả biến
thành chất lỏng.
- Khi lưu huỳnh vừa chảy lỏng hoàn toàn, nghiêng ống nghiệm xem chất lỏng có
chảy rễ ràng không? Quan sát màu sắc của chất lỏng.
- Ngừng đun, để nguội dần, vừa nghiêng ống vừa tiếp tục quan sát sự biến đổi
màu và độ nhớt của chất lỏng.
- Hãy kết luận về sự thay đổi màu sắc và độ nhớt của lưu huỳnh trong quá trình
nóng chảy.
Câu hỏi
Hãy giải thích nguyên nhân gây ra sự thay đổi màu sắc và độ nhớt của lưu
huỳnh trong quá trình nóng chảy.
Thí nghiệm 3: Điều chế lưu huỳnh dẻo và lưu huỳnh hình kim.
Hoá chất và dụng cụ: chén sứ, đèn cồn, đũa thuỷ tinh, chậu nước, cặp
chén.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 20


Cách tiến hành : Cho lưu huỳnh vào chén sứ và nấu nóng chảy trên đèn
cồn, sau khi đã cháy hết, để yên cho nguội dần
- Khi mặt chất lỏng đã đóng váng, dùng đũa thuỷ tinh khoét ngay ở giữa mặt
váng một lỗ nhỏ, chậu còn lại để cho nguội hẳn.
- Vớt lưu huỳnh trong chậu ra, quan sát tính dẻo của lưu huỳnh khi mới cho vào
chậu nước và sau một thời gian 2-3giờ.
- Quan sát thấy xuất hiện những tinh thể hình kho trong chén sứ.
Thí nghiệm 4: Tác dụng của lưu huỳnh với sắt.
Hoá chất và dụng cụ: Lưu huỳnh, sắt bột, axit HCl loãng, dung d? ch chì
axetat, tấm sắt tây, đèn cồn hoặc bếp điện, ống nghiệm.
Cách tiến hành : lấy khoảng 1gam bột sắt và 0, 5gam bột lưu huỳnh trộn
đều. Đổ hỗn hợp lên tấm sắt tây, kẹp chặt tấm sắt vào giá. Dùng đèn cồn đốt hỗn
hợp cho đến khi phản ứng xảy ra. Để nguội lấy ít sản phẩm thu được cho vào
ống nghiệm thêm vài giọt dung d? ch axit clohiđric loãng- cẩn thận ngửi mùi
khí sinh ra. Dùng giấy thấm dung d? ch chì axetat đặt vào miệng ống nghiệm,
nhận xét sự thay đổi màu sắc của giấy.
Câu hỏi
1. Giải thích quá trình thí nghiệm và viết phương trình phản ứng.
2. Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của lưu huỳnh.
Thí nghiệm 5: Tác dụng của lưu huỳnh với axit nitric.
Hoá chất và dụng cụ: Lưu huỳnh, dung d?ch axit nitric 65%, dung d?ch
bari clorua, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành : Cho một ít lưu huỳnh vào ống nghiệm đã đựng khoảng
1-2ml dung d?ch axit nitric 65%. Quan sát hiện tượng. Đun sôi dung d? ch thấy
g ì? Sauk hi đun để nguội. Thêm vào ống nghiệm một giọt dung d? ch bari
clorua. Nhận xét hiện tượng?
Câu hỏi
Cho thêm BaCl2 vào dung d? ch để làm g ì? Viết phương trình phản ứng xảy ra
trong thí nghiệm trên.
Thí nghiệm 6: Tác dụng của lưu huỳnh với axit H2SO4 đặc.
Hoá chất và dụng cụ: lưu huỳnh, axit H2SO4 98%,ống nghiệm, đèn cồn,
cặp gỗ.
Cách tiến hành : Cho một ít lưu huỳnh vào ống nghiệm đã đựng khoảng
1-2ml dung d?ch H2SO4 98%. Đun nóng ống nghiệm. Thử ngửi mùi của khí bay
ra.
Thí nghiệm 7: Điều chế và đốt khí hiđro sunfua.
Mục đích, yêu cầu của thí nghiệm: H2S là chất khử mạnh, vì vậy khi đốt
cháy cho ngọn lửa màu xanh tạo ra sunfu đioxit. Nếu thiếu oxi, H2S sẽ giải
phóng ra lưu huỳnh, vì vậy cho chén sứ lên ngọn lửa H 2S đang cháy sẽ có những
hạt lưu huỳnh đọng lại; cũng tương tự như vậy khi cho ngọn lửa H2S lướt trên
mặt nước đứng yên sẽ thấy vệt lưu huỳnh trải trên mặt nước.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 21


Hoá chất và dụng cụ: sắt sunfua, axit sunfuric loãng, bình kíp hoặc ống
nghiệm có nhánh hoặc bình cầu có nhánh, chén sứ, chậu thuỷ tinh, ống đốt khí,
đèn.
Cách tiến hành : Điều chế khí H2S trong bình kíp hay trong ống nghiệm
có nhánh. Nối khí thoát ra với ống đốt khí. Sau vài phút mới đốt để cho không
còn lượng không khí, châm lửa đốt luồng khí thoát ra. H2S cháy cho ngọn lửa
màu xanh lam. Lấy một chén sứ chà nhẹ lên ngọn lửa, một lúc sau sẽ thấy những
hạt lưu huỳnh nhỏ bám vào thành chén sứ. Nghiêng ống đốt khí, cho ngọn lửa
lướt trên mặt nước đựng trong chậu, sẽ thấy vệt lưu huỳnh phủ trên mặt nước.
Thí nghiệm 8: Tác dụng của hiđro sunfua với các chất oxi hoá.
Hoá chất và dụng cụ: dung d? ch nước brom, dung d? ch nước iot, dung
d?ch kali pemanganat 0,001N; dung d? ch kali đicromat 0,001N; dung d? ch
hiđro peoxit; dung d?ch axit H2SO4 loãng; dung d? ch hiđro sunfua, ống
nghiệm.
Cách tiến hành : Lấy 5 ống nghiệm:
- ống 1: đựng 1ml dung d? ch nước brom.
- ống 2: đựng 1ml dung d? ch nước iot.
- ống 3: đựng 1ml dung d?ch kali pemanganat, thêm vào vài giọt dung d?ch axit
H2SO4 loãng.
- ống 4: đựng 1ml dung d? ch kali đicromat, thêm vào vài giọt dung d?ch axit
H2SO4 loãng.
- ống 5: đựng 1ml dung d? ch nước hiđro peoxit.
Thêm từ từ giọt dung d? ch hiđro sunfua vào mỗi ống nghiệm cho đến khi màu
của dung d? ch thay đổi.
Câu hỏi
Viết phương trình phản ứng mô tả tính khử của hiđro sunfua trong thí nghiệm
trên, từ đó giải thích hiện tượng xảy ra.
Thí nghiệm 9: Sự tạo thành sunfua kim loại.
Hoá chất và dụng cụ: các dung dịch muối: kẽm sunfat, mangan clorua,
cađimi sunfat, thiếc (II) clorua, chì nitrat, amoni sunfua, axit HCl 3%, dung d?
ch H2S, ống nghiệm.
Cách tiến hành : Lấy 5 ống nghiệm lần lượt đựng các dung d?ch :
- ống 1: 3-5 giọt dung dịch kẽm sunfat.
- ống 2: 3-5 giọt dung d?ch mangan clorua
- ống 3: 3-5 giọt dung d? ch cađimi sunfat.
- ống 4: 3-5 giọt dung d? ch thiếc (II) clorua.
- ống 5: 3-5 giọt dung d? ch chì nitrat.
1. Cho thêm vào mỗi ống nghiệm 2-3 giọt dung d? ch amoni sunfua. Nhận xét
màu sắc của kết tủa. Gạn kết tủa. Cho thêm vào từng giọt dung d?ch HCl 3%.
Nhận xét quá trình tan của kết tủa trong axit loãng.
2. Lặp lại thí nghiệm như trên nhưng thay dung d? ch amoni sunfua bằng dung
d? ch hiđro sunfua. Nhận xét và so sánh quá trình tạo ra kết tủa.
Ghi chú: Tích số tan của các sunfua kim loại trên.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 22


Tt ZnS = 1,6.10 −24 , Tt MnS = 2,5.10 −10 , Tt SnS = 8,0.10 −29 , Tt CdS = 7,9.10 −29 , Tt PbS = 2,5.10 −27
Câu hỏi
Giải thích tại sao một số muối không tan trong dung dịch axit?

Bài 6
axit và oxit axit của lưu huỳnh

Thí nghiệm 1: Điều chế khí sunfurơ.


Hoá chất và dụng cụ: natri sunfit tinh thể, axit sunfuric dặc 98%, giấy quỳ
tím, bình wurtz 250 ml, phễu giọt, phễu rót, bình rửa khí với axit sunfuric đặc,
ống dẫn khí, ống thu khí, đèn.
Cách tiến hành : cho khoảng 5 gam natri sunfit tinh thể vào bình wurtz
và khoảng 250 ml dung dịch axit sunfuric đặc vào phễu giọt. Mở khoá phễu giọt
cho từ từ từng giọt axit chảy xuống bình phản ứng, có thể đun nóng nhẹ. Khí
sunfu đioxit thoát ra được dẫn qua bình rửa khí với axit sunfuric đặc: khi tạo
thành được thu vào ống thu khí khô.
Thận trọng ngửi mùi của khí thoát ra (độc®!). Nhúng que đóm đang cháy vào
ống đựng khí. Nhận xét hiện tượng.
Lấy một ống nghiệm (hoặc lọh) chứa khoảng 20 ml nước cất, cho luồng khí
sunfu đioxit đi qua cho đến bão hoà. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu
được. Nhận xét và giải thích nguyên nhân sự thay đổi màu của giấy quỳ.
Câu hỏi
1. Giải thích quá trình thí nghiệm và nêu nguyên nhân tạo ra khí sunfu đioxit
trong thí nghiệm trên.
2. Bình rửa khí với axit sunfuric đặc có tác dụng gì trong thí nghiệm trên?
Thí nghiệm 2: Tác dụng của dung dịch sunfu đioxit với chất oxi hoá.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch sunfu đioxit trong nước, các dung dịch
nước brom, nước iot, sắt (III) clorua loãng, kali pemanganat 0,01N, kali
đicromat 0,01N, axit sunfuric 20%, ống nghiệm.
Cách tiến hành : Cho vào 5 ống nghiệm.
ống 1: 3-5 giọt dung dịch nước brom.
ống 2: 3-5 giọt dung dịch nước iot.
ống 3: 3-5 giọt dung dịch sắt (III) clorua.
ống 4: 3-5 giọt dung dịch kali pemanganat.
ống 5: 3-5 giọt dung dịch kali đicromat.
Thêm vào ống 4 và 5 vài giọt dung dịch axit sunfuric 20%.
Cho vào mỗi ống từng giọt dung dịch sunfu đioxit đến khi màu của dung dịch
trong ống thay đổi hoàn toàn.
Không thêm axit vào các ống 4, 5 liệu phản ứng có xảy ra không? Tại sao?
Câu hỏi
Viết phương trình phản ứng và từ đó giải thích hiện tượng thay đổi màu của các
dung dịch.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 23


Qua thí nghiệm trên hãy rút ra kết luận về dung dịch sunfu đioxit.
Thí nghiệm 3: Tính chất của natri sunfit.
Hoá chất và dụng cụ: natri sunfit tinh thể, dung dịch kali pemanganat
0,005N, dung dịch axit sunfuric 20%, dung dịch bari clorua, dung dịch chì
axetat, chén sứ, đèn cồn, ống nghiệm.
Cách tiến hành
1. Nhỏ vài giọt dung dịch axit sunfuric vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch
kali pemanganat, cho thêm 1 ít tinh thể natri sunfit. Nhận xét hiện tượng.
2. Cho khoảng 1-2 gam tinh thể natri sunfit vào chén sứ và nung nóng trên ngọn
lửa đèn cồn. Hãy chọn thí nghiệm để chứng minh rằng sản phẩm có chứa ion
sunfat và ion sunfua.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng mô tả tính chất của natri sunfit trong thí nghiệm
trên.
2. Hãy mô tả quá trình thí nghiệm để chứng minh rằng muối sunfit của các kim
loại kiềm bị nhiệt phân tạo ra muối sunfat và sunfua kim loại.
Thí nghiệm 4: Tính tan của axit sunfuric đặc trong nước.
Hoá chất và dụng cụ: Axit sunfuric đặc 98%, nước cất, nước đá, cốc thuỷ tinh
loại 50 ml, nhiệt kế phòng thí nghiệm loại từ 0o-250oC, đũa thuỷ tinh, giá sắt.
Cách tiến hành: Lấy hai cốc thuỷ tinh đặt vào khay nước. Cho 10-15 ml nước
cất vào cốc thứ nhất. Nước đá đập nhỏ cho vào đến khoảng nửa cốc thứ hai.
Nhúng hai nhiệt kế vào hai cốc đến ngập bầu thuỷ ngân. Sau khi mức thuỷ ngân
đã ổn định, ghi lấy nhiệt độ ở cả hai cốc.
1. Rót 1 ml dung dịch axit sunfuric đặc vào cốc thứ nhất theo đũa thuỷ tinh
(không để cho axit dính vào nhiệt kế và không dùng nhiệt kế để nhúng dung
dịchk), qua nhiệt kế theo dõi nhiệt độ của dung dịch. So sánh nhiệt độ trước và
sau khi hoà tan axit.
2. Rót 1 ml dung dịch axit sunfuric đặc vào cốc thứ hai (không rót axit theo
nhiệt kế mà rót theo đũa thuỷ tinhk). Theo dõi sự thay đổi mực thuỷ ngân trên
nhiệt kế và quan sát hiện tượng xảy ra trong cốc.
Câu hỏi
1. Tại sao không được cho axit sunfuric đặc dính vào nhiệt kế.
2. Giải thích nguyên nhân sự thay đổi nhiệt độ và từ thí nghiệm trên rút ra kết
luận về phương pháp pha chế dung dịch axit sunfuric?
Thí nghiệm 5: Tác dụng của axit sunfuric đặc với chất hữu cơ.
Hoá chất và dụng cụ: Axit sunfuric 98%, giấy, vỏ bào gỗ, đũa thuỷ tinh,
khay men, đèn cồn.
Cách tiến hành : Đặt tờ giấy và mảnh vỏ bào lên khay men, dùng đũa
thuỷ tinh nhúng dung dịch axit sunfuric đặc 98%, viết lên tờ giấy và mảnh vỏ
bào gỗ. Cẩn thận hơ nóng. Quan sát hiện tượng.
Câu hỏi
Giải thích hiện tượng và cho biết thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của
axit sunfuric đặc. Viết phương trình phản ứng.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 24


Thí nghiệm 6: Tác dụng của axit sunfuric loãng với kim loại.
Hoá chất và dụng cụ: Các kim loại: sắt, kẽm, đồng, (dạng vụn); axit
sunfuric loãng 20%, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành : Trong 3 ống nghiệm mỗi ống nghiệm đựng 1-2 ml dung
dịch axit sunfuric 20%. Thêm vào ống thứ nhất 1 hạt kẽm; ống thứ 2 một mảnh
vỏ bào sắt (hoặc một đinh sắt); ống thứ 3 một mảnh đồng. Nhận xét hiện tượng.
Cẩn thận đun nóng ống nghiệm. Nhận xét hiện tượng.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng và kết luận về khả năng phản ứng của các kim
loại trên với dung dịch axit sunfuric loãng.
2. Trong các thí nghiệm trên, chất nào đã đóng vai trò oxi hoá.
Thí nghiệm 7: Tác dụng của axit sunfuric đặc với kim loại.
Hoá chất và dụng cụ: axit sunfuric 98%; các kim loại: sắt, kẽm, đồng; ống
nghiệm; đèn cồn.
Cách tiến hành : Trong 3 ống nghiệm: mỗi ống đựng 1-2 ml dung dịch
axit sunfuric 98%. Cho vào ống nghiệm thứ nhất một hạt kẽm, ống thứ hai một
mảnh vỏ bào sắt (hoặc đinh sắth), ống thứ ba một mảnh đồng lá. Để yên, theo
dõi quá trình phản ứng.
Cẩn thận đun nóng ống nghiệm. So với lúc chưa đun nóng có gì khác?
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng và kết luận về khả năng phản ứng của các kim
loại trên với axit sunfuric đặc.
2. Các thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của axit sunfuric?

Bài 7
Nitơ và hợp chất NH3

Thí nghiệm 1: Điều chế nitơ từ amoni nitrit.


Hoá chất và dụng cụ: dung dịch bão hoà natri nitrit; dung dịch bão hoà
amoni clorua; bình wurtz loại 250 ml (bình cầu có nhánh); phễu giọt; phễu rót;
bình lọc khí với dung dịch natri hiđroxit; chậu thuỷ tinh; ống hoặc lọ thu khí.
Cách tiến hành: Trong bình wurtz chứa khoảng 1/3 dung dịch amoni
clorua bão hoà. Trong phễu giọt chứa dung dịch natri nitrit bão hoà. Nối bình
wurtz với bình lọc khí đựng dung dịch natri hiđroxit đậm đặc, tiếp đó nối với
ống (hoặc lọ) thu khí nhúng vào chậu nước.
Đun nóng bình wurtz đến 80-90oC. Mở khoá phễu giọt, nhỏ từ từ từng giọt dung
dịch natri nitrit xuống bình wurtz. Điều chỉnh tốc độ khí thoát ra từ từ bằng cách
điều chỉnh khoá bằng phễu giọt (thay đổi tốc độ nhỏ giọt của dung dịch natri
nitrit). Sau khi có khí thoát ra, có thể tắt đèn không cần đun nóng, vì phản ứng
phát nhiệt.
Thu khí vào ống hình trụ hoặc vào hai lọ có nút kín (tuỳ theo yêu cầu của các thí
nghiệm tiếp theo) bằng phương pháp thu qua nước.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 25


Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng để giải thích sự tạo thành khí nitơ từ hỗn hợp
trên?
2. Tại sao phải rửa khí thu được bằng dung dịch kiềm?
3. Nếu không có bình lọc khí, có thể thay thế bằng dụng cụ nào khác?
Thí nghiệm 2: Điều chế khí nitơ từ amoniac (bằng cách cho amoniac tác dụng
với brom).
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch amoniac 25%; dung dịch nước brom bão
hoà; bình hai cổ; phễu giọt; phễu rót; bình lọc khí chứa dung dịch nước; ống dẫn
khí; ống thu khí; chậu thuỷ tinh; que đóm; giá; cặp.
Cách tiến hành : Trong bình hai cổ chứa dung dịch amoniac đến 1/4 thể
tích của bình (dung dịch amoniac có thể pha loãng thêm với nước theo tỉ lệ
1d:1).
Cổ bình được đậy nút có cắm phễu nhỏ giọt, cổ thứ hai của bình đậy nút có
mang ống dẫn khí nối với bình rửa khí chứa nước cất. Bình rửa nối với ống dẫn
khí nhúng trong chậu. Rót dung dịch nước brom vào phễu giọt.
Mở khoá phễu giọt, cho nước brom tác dụng với amoniac, phản ứng tạo ra khí
nitơ và hiđro bromua. Hiđro bromua tác dụng với amoniac dư tạo ra khói trắng.
Khí nitơ thoát ra được thu vào ống hình trụ hoặc vào lọ thu khí tuỳ theo yêu cầu
của các thí nghiệm tiếp theo.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng tạo ra nitơ từ thí nghiệm trên.
2. Khói trắng tạo ra trong bình hai cổ là chất gì? Làm thế nào để giữ khói trắng
đó không bị cuốn theo vào ống thu khí nitơ?
3. Có thể dùng các dung dịch natri hiđroxit, axit clohiđric, axit sunfuric loãng để
rửa khí được không?
4. Trước khi thu khí nitơ, làm thế nào để biết được đã đuổi hết không khí ra khỏi
dụng cụ điều chế?
Thí nghiệm 3: Tính chất của nitơ.
Hoá chất và dụng cụ: Hai lọ đựng khí nitơ, que đóm, vật sống (châu
chấuc, dế...).
Cách tiến hành : Từ hai lọ đựng khí nitơ.
Nhúng que đóm đang cháy vào lọ thứ nhất. Nhận xét hiện tượng.N
Cho động vật còn sống (châu chấuc, dế...) vào lọ thứ hai, đậy nắp lọ. Nhận xét
hiện tượng.
Câu hỏi
Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của nitơT?
Thí nghiệm 4: Điều chế khí amoniac và khả năng hoà tan trong nước của
amoniac.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch amoni hiđroxit, dung dịch phenontalein,
bình wurtz, lọ thu khí có cắm ống thuỷ tinh vuốt nhọn, chậu thuỷ tinh, nước cất.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 26


Cách tiến hành : Trong bình wurtz chứa dung dịch amoniac đén khoảng
1/3 thể tích cảu bình. Đậy kín bình. Lắp chặt bình vào giá. Đun nhẹ bình cho khí
thoát ra và thu vào lọ khô bằng phương pháp dời chỗ không khí.
Nút chặt bình đựng khí amoniac bằng bình có cắm ống thuỷ tinh vuốt nhọn. úp
ngược bình vào chậu nước cất có pha vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhận
xét hiện tượng.
Câu hỏi
1. Hãy giải thích tại sao khi đun nóng dung dịch amoni hiđroxit có khí amoniac
thoát ra?
2. Giải thích nguyên nhân gây ra hiện tượng vòi phun nước màu hồng khi úp lọ
đựng amoniac vào chậu nước có pha dung dịch phenolphtalein?
Thí nghiệm 5: Sự chuyển dịch cân bằng trong dung dịch amoniac.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch amoniac loãng, dung dịch
phenolphtalein, amoni clorua tinh thể, dung dịch axit sunfuric loãng, dung dịch
nhôm sunfat, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành : Lấy khoảng 10 ml dung dịch amoni hiđroxit cho vào
cốc, thêm vào vài giọt dung dịch phenolphtalein, trộn đều. Chia dung dịch vào 4
ống nghiệm:
ống 1: đun nóng từ từ đến sôi.
ống 2: cho thêm ít tinh thể amoni clorua, lắc mạnh.
ống 3: thêm từ từ từng giọt dung dịch axit sunfuric.
ống 4: thêm từ từ từng giọt dung dịch nhôm sunfat.
Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch trong 4 ống.
Câu hỏi
1. Dựa vào sự chuyển dịch cân bằng trong dung dịch amoni hiđroxit hãy giải
thích nguyên nhân gây ra các hiện tượng quan sát được.
2. Có hiện tượng gì thay đổi không khi thay các chất trên bằng amoni sunfat,
axit clohiđric, đồng sunfat ở các ống 2,3, 4 tương ứng? Giải thích nguyên nhân?
Thí nghiệm 6: Tương tác của amoniac với đồng oxit.
Hoá chất và dụng cụ: đồng oxit, dung dịch amoniac 25%, bình wurtz điều
chế khí amoniac, ống chữ V, đèn cồn, cặp sắt, giá sắt.
Cách tiến hành : Lấy ống thuỷ tinh chữ V đã được sấy khô, cho vào đáy
ống nghiệm một ít bột đồng oxit.
Nối ống chữ V với bình wurtz đựng dung dịch amoniac 25%. Lắp toàn bộ dụng
cụ vào giá sắt. Đun nóng ống chữ V (chỗ đặt đồng oxitc), sau đó đun nhẹ bình
wurtz cho khí amoniac thoát ra. Nhận xét hiện tượng.
Sau khi phản ứng xong, tháo ống hình chữ V ngâm vào dung dịch axit nitric đặc.
Tắt đèn.
Câu hỏi
1. Giải thích hiện tượng. Viết phương trình phản ứng và cho biết thí nghiệm trên
chứng minh tính chất gì của amoniac?
2. Dựa vào cơ sở nào để biết rằng phản ứng đã kết thúc sau khi cho khí amoniac
đi qua. Tại sao ngâm ống chữ V vào dung dịch axit nitric đặc?

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 27


Thí nghiệm 7: Amoniac tác dụng với axit clohiđric.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch NH3 đặc, HCl đặc, đũa thuỷ tinh, tấm
kính.
Cách tiến hành
1. Đưa một đầu đũa thuỷ tinh đã nhúng vào dung dịch NH3 đậm đặc đến gần một
đũa thuỷ tinh khác vào HCl đậm đặc. Khói trắng được tạo ra do những hạt
NH4Cl được tạo thành.
2. Lấy hai ống nghiệm: ống thứ nhất được tráng bằng vài giọt HCl đậm đặc. ống
thứ hai đựng vài giọt dung dịch NH3. Đậy ống nghiệm bằng hai tấm kính. Rồi úp
ngược hai ống vào nhau, sau đó rút hai tấm kính ngăn cách hai ống và lật ngược
hai ống vài lần sẽ thay đổi rõ cả hai ống nghiệm đều đầy khói trắng.
Thí nghiệm 8: Tính chất của amoni clorua.
Hoá chất và dụng cụ: tinh thể muối amoni clorua, dung dịch natri hiđroxit
2N, nước cất, đồng oxit, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành
1. Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể amoni clorua. Quan sát màu sắc và
ngửi mùi của muối.
Dùng cặp gỗ cặp ống nghiệm và đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát
hiện tượng.
2. Trộn đều một ít amoni clorua với đồng oxit, cho vào ống nghiệm khô, đun
nóng. Sau khi phản ứng xảy ra, để nguội. Thêm nước vào ống, lắc mạnh. Quan
sát hiện tượng.
Gạn lấy dung dịch sang một ống nghiệm khác, thêm vào vài giọt dung dịch natri
hiđroxit. Quan sát hiện tượng.
Ghi chú: Amoni clorua phân huỷ ở 340oC.
Câu hỏi
1. Giải thích nguyên nhân gây ra khói trắng có trong ống nghiệm khi đun nóng
amoni clorua? Hiện tượng thăng hoa là gì? Đó có phải là hiện tượng thăng hoa
thực hay không?
2. Giải thích quá trình thí nghiệm khi nhiệt phân hỗn hợp gồm amoni clorua và
đồng oxit. Thí nghiệm đó có ý nghĩa gì trong thực tế?
Bài 8
Axit và oxit axit của nitơ

Thí nghiệm 1: Điều chế và tính chất của nitơ oxit.


Hoá chất và dụng cụ: axit nitric 30%, đồng lá hoặc phoi bào, bình wurtz
loại 100ml, phễu giọt, phễu rót, bình rửa khí với dung dịch natri hiđroxit 50%,
ống hoặc chậu thu khí, giá, cặp.
Cách tiến hành : Cho vào bình wurtz khoảng 4 gam đồng vụn (hoặc là
phoih). Lắp phễu giọt vào bình wurtz. Cho vào phễu giọt 15 ml dung dịch axit
nitric 30% (chú ý không dùng loại axit có nồng độ lớn hơn để hạn chế quá trình
tạo ra cac oxit khác của nitơc). Nối bình wurtz với bình rửa khí chứa dung dịch
kiềm.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 28


Mở khoá phễu giọt, axit từ từ rơi xuống bình wurtz và tác dụng với đồng. Nếu
phản ứng xảy ra chậm có thể đun nhẹ bình phản ứng.
Quan sát màu sắc của khí tạo ra:
a, Trong bình phản ứng.
b, Trong ống đựng khí khi còn ngâm trong chậu nước.
c, Trong ống đựng khí khi cho tiếp xúc với không khí.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng và giải thích sự thay đổi màu sắc của khí ở ba
trường hợp trên.
2. Tại sao phải rửa khí bằng dung dịch natri hiđroxit?
Thí nghiệm 2: Điều chế và tính chất của nitơ đioxit.
Hoá chất và dụng cụ: amoni nitrat tinh thể, lưu huỳnh, dung dịch sắt (II)
sunfat, ống nghiệm, ống dẫn khí có nút, chậu thuỷ tinh, lọ rộng miệng có nút
kín, thìa đốt bằng kim loại, đèn, giá, cặp.
Cách tiến hành: Lấy khoảng 1-2 gam amoni nitrat cho vào ống nghiệm
khô, đậy kín bằng nút có cắm ống dẫn khí. Lắp vào giá sắt.
1. Cẩn thận dùng đèn cồn đun nhẹ ống nghiệm, khi phản ứng đã bắt đầu xảy ra
thì ngừng đun. Dùng que đóm vừa tắt (còn tàn đỏ) đặt vào luồng khí thoát ra.
Nhận xét hiện tượng.
2. Cho một lọ khí đinitơ oxit (bằng cách thu qua nướcb), dùng thìa kim loại đó,
một mẩu nhỏ lưu huỳnh, cho lưu huỳnh cháy thành ngọn lửa rồi nhúng nhanh
vào lọ đựng đinitơ oxit. Nhận xét hiện tượng.
3. Cho luồng khí đinitơ oxit qua ống nghiệm đựng 2-3 ml dung dịch sắt (II)
sunfat. Nhận xét hiện tượng.
Câu hỏi
1. Tại sao khi nhiệt phân amoni nitrat phải rất cẩn thận? Tại sao khi phản ứng
bắt đầu xảy ra thì ngừng đun nóng?
2. Tại sao đinitơ oxit lại có khả năng duy trì sự cháy? Có khả năng tác dụng với
các chất như lưu huỳnh, photpho, hiđro không?
3. Cho luồng khí thu được khi nhiệt phân amoni nitrat qua dung dịch sắt (II)
sunfat nhằm mục đích gì?
4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong toàn bộ thí nghiệm trên và giải
thích các hiện tượng xảy ra?
Thí nghiệm 3: Tác dụng của nitơ oxit với dung dịch sắt (II) sunfat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch bão hoà sắt (II) sunfat, dụng cụ điều chế
nitơ oxit, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: Cho luồng khí nitơ oxit đi qua dung dịch sắt (II) sunfat
đựng trong ống nghiệm. Nhận xét sự thay đổi màu của dung dịch trước và sau
khi thí nghiệm. Đun nóng ống nghiệm có hiện tượng gì xảy ra?
Câu hỏi
Vai trò của sắt (II) sunfua trong thí nghiệm trên? ứng dụng của phản ứng?
Thí nghiệm 4: Tác dụng giữa kali nitrit với axit sunfuric.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 29


Hoá chất và dụng cụ: Dung dịch kali nitrit, dung dịch axit sunfuric 75%,
ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: Rót khoảng 1 ml dung dịch bão hoà kali nitrit vào ống
nghiệm, thêm từ từ từng giọt dung dịch axit sunfuric 75%. Đun nóng dung dịch.
Nhận xét hiện tượng. Quan sát màu của khí trong ống nghiệm.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng để giải thích hiện tượng đã quan sát được?
2. Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
Thí nghiệm 5: Tác dụng giữa kali nitrit với kali iotua.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch kali nitrit bão hoà, dung dịch kali iotua,
dung dịch axit sunfuric loãng, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 giọt dung dịch kali iotua
và 1-2 giọt dung dịch axit sunfuric, thêm vào 2-3 giọt dung dịch kali nitrit.
Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch trước và sau phản ứng. Quan sát
màu của khí có trong ống nghiệm.
Câu hỏi
Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của kali nitrit. Viết phương trình
phản ứng?
Thí nghiệm 6: Tác dụng giữa kali nitrit với kali pemanganat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch kali nitrit, dung dịch kali pemanganat,
dung dịch axit sunfuric loãng, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 giọt dung dịch kali
pemanganat và 1-2 giọt dung dịch axit sunfuric loãng. Thêm vào 2-3 giọt dung
dịch kali nitrit.
Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch. Viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
Nêu rõ nguyên nhân gây ra sự thay đổi màu sắc của dung dịch và cho biết mục
đích của thí nghiệmN?
Thí nghiệm 7: Tác dụng giữa kali nitrit với kali đicromat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch kali nitrit, dung dịch kali đicromat, dung
dịch axit sunfuric 98%, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Cho vào ống nghiệm khoảng 2-3 giọt dung dịch kali
pemanganat và 2-4 giọt dung dịch axit sunfuric 98%. Thêm vào dung dịch trên
từng giọt kali nitrit.
Quan sát sự thay đổi màu sắc của dung dịch trước và sau phản ứng. Viết phương
trình phản ứng.
Câu hỏi
Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của kali nitritT?
Thí nghiệm 8: Tác dụng của axit nitric với đồng.
Hoá chất và dụng cụ: axit nitric đặc 65%, axit nitric loãng 30%, đồng vụn
(hoặc phoi bàoh), ống nghiệm.
Cách tiến hành : Lấy hai ống nghiệm.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 30


ống 1: đựng khoảng 1 ml dung dịch axit nitric đặc 65%, thêm vào vài mảnh
đồng vụn. Nhận xét hiện tượng.
ống 2: đựng khoảng 1 ml dung dịch axit nitric loãng 30%, thêm vào vài mảnh
đồng vụn. Đậy chặt miệng ống nghiệm, sau 2-3 phút đem ra cạnh cửa sổ và mở
nút. Nhận xét hiện tượng.
So sánh kết quả của hai thí nghiệm. Viết phương trình phản ứng và giải thích
các hiện tượng.
Thí nghiệm 9: Tác dụng của axit nitric với kẽm.
Hoá chất và dụng cụ: Dung dịch axit nitric đặc 65%, dung dịch axit nitric
30%, thuốc thử Nessler, kẽm hạt, ống nghiệm, đèn cồn.
Cách tiến hành: Lấy hai ống nghiệm.
ống 1: đựng khoảng 1 ml dung dịch axit nitric 65%. Cho thêm vào một hạt kẽm.
Nhận xét hiện tượng gì xảy ra không? Để yên khoảng 5-10 phút, quan sát bề mặt
của hạt kẽm trước và sau phản ứng.
ống 2: đựng khoảng 1 ml dung dịch axit nitric 30%, cho thêm một hạt kẽm. Để
yên khoảng 5-10 phút. Nhận xét hiện tượng.
So sánh kết quả ở hai ống nghiệm. Viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
khi cho kẽm tác dụng với axit nitric loãng có tạo ra ion NHk + được không?
Bằng cách nào chứng minh được kết quả đó?
Thí nghiệm 10: Nhiệt phân muối chì nitrat.
Hoá chất và dụng cụ: chì nitrat tinh thể, ống nghiệm, đèn cồn, que đóm.
Cách tiến hành: Lấy một ít tinh thể chì nitrat cho vào ống nghiệm chịu
nóng. Cẩn thận đun nóng ống nghiệm cho đến khi màu của chất rắn thay đổi. Có
hiện tượng nào khác xảy ra không?
Nhúng que đóm vừa tắt còn tàn đỏ vào ống nghiệm khi đang xảy ra phản ứng,
đóm có thể tiếp tục cháy được không? Giải thích?
Câu hỏi
1. Từ hiện tượng quan sát được hãy viết phương trình phản ứng nhiệt phân chì
nitrat?
2. Giải thích nguyên nhân sự khác nhau khi nhiệt phân muối natri nitrat, chì
nitrat và bạc nitrat.
Thí nghiệm 11: Than và lưu huỳnh cháy trong kali nitrat nóng chảy.
Mục đích và yêu cầu của thí nghiệm: Kali nitrat nóng chảy là chất oxi hoá
mạnh, nên dễ dàng oxi hoá các chất. Vì vậy khi cho cục than đỏ hoặc lưu huỳnh
vào kali nitrat nóng chảy, lưu huỳnh và cacbon sẽ cháy sáng.
Hoá chất và dụng cụ: kali nitrat tinh thể, than củi, lưu huỳnh, ống nghiệm
chịu nóng, chậu đựng cát (dùng chậu kim loại hoặc bát sứ), đèn, giá, cặp panh.
Cách tiến hành : Lấy ống nghiệm chịu nóng lắp vào giá sắt. Đặt chậu
đựng cát khô phía dưới ống nghiệm. Cho kali nitrat vào ống nghiệm đến khoảng
1/4 ống.
Đun nóng ống nghiệm cho đén khi muối nóng chảy chuyển thành chất lỏng
không màu (nếu có màu vàng đục là do các tạp chất có chứa trong hoá phẩm).

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 31


Lấy que đóm vừa tắt (còn tàn đỏ) nhúng vào ống nghiệm, nếu đóm cháy bùng là
oxi đã thoát ra (kali nitrat đã bắt đầu phân huỷ). Dùng cặp gắp một cục than đốt
cháy đỏ bỏ ngay vào ống nghiệm. Than sẽ cháy mạnh, nhảy tung lên, có lúc
tung ra khỏi ống nghiệm.
Cho tiếp vào ống một ít lưu huỳnh, lập tức lưu huỳnh sẽ cháy bùng cho ngọn lửa
màu tím sáng.
Vì nhiệt thoát ra khá mạnh nên đôi khi ống nghiệm cũng bị nóng chảy, vì vậy
phải có nhiều chậu cát hứng dưới ống nghiệm.
Ghi chú: kali nitrat nóng chảy ở 330oC và bắt đầu phân huỷ thành oxi và
kali nitrit ở 400oC.

Bài 9
photpho và hợp chất của photpho

Thí nghiệm 1: Photpho trắng cháy trong nước.


Mục đích và yêu cầu của thí nghiệm: Photpho có ái lực rất lớn đối với oxi,
vì vậy có thể bốc cháy ngay cả dưới nước khi cho photpho trắng tác dụng trực
tiếp với luồng khí oxi.
Hoá chất và dụng cụ: photpho trắng, bình chứa oxi, ống nghiệm, cốc thuỷ
tinh, giá sắt, cặp, đèn cồn.
Cách tiến hành: Cho nước cất vào khoảng nửa thể tích của ống nghiệm
loại lớn. Lắp ống vào giá sắt, đồng thời nhúng ống vào cốc đựng nước. Cho một
ít photpho trắng (bằng hạt ngôb) vào ống nghiệm.
Đun nóng nước trong cốc đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của photpho
trắng khoảng 15-20oC (nhiệt nóng chảy của photpho trắng là 44nC), photpho
trắng sẽ nóng chảy trong ống nghiệm.
Bình chứa khí oxi được nối với bình rửa đựng nước cất và nối tiếp với ống thuỷ
tinh hình thước thợ.
Mở vòi bình chứa khí oxi thoát ra một lúc (tránh hỗn hợp nổ), sau đó nhúng ống
thuỷ tinh vào ống phản ứng, cách đáy khoảng 1-1,5 cm, oxi sẽ phản ứng trực
tiếp với photpho nóng chảy, gây ra hiện tượng photpho cháy dưới nước.
Ghi chú
1. Thí nghiệm có thể tiến hành ngoài ánh sáng, nhưng tốt hơn nên thực hiện
trong phòng tối.
2. Sau khi thí nghiệm, dưới đáy ống phản ứng có chất rắn màu đỏ (khi đốt
cháyk, một phần photpho trắng đã chuyển thành photpho đỏ).
Thí nghiệm 2: Tác dụng của photpho trắng với đồng nitrat và bạc nitrat.
Hoá chất và dụng cụ: photpho trắng, dung dịch bạc nitrat 0,1N; ống
nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy hai ống nghiệm, ống thứ nhất đựng dung dịch bạc
nitrat, ống thứ hai đựng dung dịch đồng nitrat. Cho vào mỗi ống một ít photpho
trắng (bằng hạt gạob). Để yên 15-30 phút, quan sát hiện tượng.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 32


Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng, biết rằng photpho trắng có thể giải phóng kim
loại ra khỏi dung dịch muối của bạc, đồng và tạo ra axit photphoric.
2. Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của photpho trắng?
Thí nghiệm 3: Điều chế axit photphoric.
Hoá chất và dụng cụ: photpho đỏ, axit nitric đặc, ống nghiệm, đèn cồn,
giá sắt, cặp sắt.
Cách tiến hành : Trong ống nghiệm chứa một ít photpho đỏ, thêm vào
khoảng 1-2 ml dung dịch axit nitric đặc. Đặt ống nghiệm vào trên giá. Đun nhẹ
cho đến khi khí thoát ra. Ngừng đun, theo dõi sự phát triển của phản ứng.
Gạn dung dịch vào ống nghiệm khác, thêm vài giọt dung dịch bão hoà amoni
molipdat. Nhận xét.
Câu hỏi
1. Viết phương trình phản ứng tạo ra axit photphoric trong thí nghiệm trên? Khí
thoát ra trong thí nghiệm là khí gì?
2. Cho dung dịch amoni molipdat nhằm mục đích gì?
Thí nghiệm 4: Tính chất của muối caxi photphat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch canxi clorua, dung dịch amoniac, dung
dịch natri đihiđro photphat, dung dịch natri monohiđro photphat, axit axetic, axit
clohiđric, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy ba ống nghiệm, cho vào mỗi ống 1 ml dung dịch
canxi clorua.
ống 1: thêm vài giọt dung dịch amoniac và sau đó thêm 1 ml dung dịch natri
hiđro photphat.
ống 2: thêm 1 ml dung dịch natri đihiđro photphat.
ống 3: thêm 1 ml dung dịch natri monohiđro photphat.
Nhận xét hiện tượng xảy ra ở cả ba ống nghiệm. Viết phương trình phản ứng.
Câu hỏi
1. Môi trường của dung dịch đã ảnh hưởng như thế nào đến quá trình thí nghiệm
trên? Hãy giải thích các hiện tượng xảy ra trên cơ sở thuyết điện li và định luật
tác dụng khối lượng.
2. Kết tủa thu được có khả năng tan trong axit axetic và axit clohiđric không?
Hãy kiểm tra những kết luận của mình bằng thí nghiệm tự chọn.
Thí nghiệm 5: Tính tan khác nhau của các muối photphat.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch muối Na3PO4, dung dịch MgSO4, dung
dịch Ca (NO3)2, dung dịch BaCl2, ống nghiệm.
Cách tiến hành: cho vào 3 ống nghiệm mỗi ống 1ml dung dịch Na3PO4.
Sau đó cho tiếp vào mỗi ống 2-3ml dung dịch các muối: MgSO4, Ca(NO3)2,
BaCl2. Nhận xét hiện tượng xảy ra. Viết phương trình các phản ứng xảy ra.

Bài 10
Tính chất của cacbon và hợp chất khác

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 33


Thí nghiệm 1: Khả năng hấp phụ chất màu trong dung dịch của than hoạt tính.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch Fuschin loãng (hoặc dung dịch mực đỏ
loãng), than hoạt tính, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Trong ống nghiệm khoảng nửa thể tích dung dịch màu.
cho vào đó một ít than hoạt tính. Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống nghiệm.
lắc mạnh khoảng 2-3 phút. để yên, quan sát sự thay đổi màu của dung dịch trước
và sau thí nghiệm (có thể lọc dung dịch để quan sát dễ hơn).
Thí nghiệm 2: Khả năng hấp phụ ion trong dung dịch của than hoạt tính.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch Pb (NO3)2 0,01N, dung dịch KI 0,1N,
than hoạt tính, ống nghiệm, phễu lọc, giấy lọc, giá, cặp.
Cách tiến hành: Lấy hai ống nghiệm:
- ống 1: cho vào 2-3 giọt dung dịch dịch Pb (NO3)2 0,01N, thêm vào một giọt
dung dịch KI. Nhận xét màu sắc của kết tủa.
- ống 2: cho dung dịch dịch Pb (NO3)2 0, 01N vào khoảng nửa thể tích của ống
nghiệm với một ít than hoạt tính. Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng ống nghiệm,
lắc mạnh từ 3-5 phút. Lọc dung dịch. Cho vào nước lọc một giọt dung dịch KI.
So sánh lượng kết tủa PbI2 ở hai trường hợp:
Thí nghiệm 3: Tác dụng của cacbon với đồng oxit.
Hoá chất và dụng cụ: đồng oxit, than, dung dịch nước vôi, cối, chày sứ,
ống nghiệm, chén sứ, ống dẫn khí, đèn, giá, cặp, đũa thuỷ tinh.
Cách tiến hành: Trộn đều trong chén sứ một hỗn hợp gồm đồng oxit và
than với lượng bằng nhau (than đã được nghiền nhỏ trong cối sứ). Đậy kín chén
và nung mạnh trong khoảng 10-15 phút. Mở nắp chén và quan sát dạng ngoài
của sản phẩm còn lại.
Ghi chú: Nếu không có chén sứ, có thể dùng ống nghiệm loại dày và khô:
cho hỗn hợp vào ống nghiệm bằng nút có mang ống dẫn khí, đầu ống dẫn khí
nhúng vào dung dịch nước vôi. Dùng đèn cồn đun nhẹ toàn bộ ống nghiệm đựng
hỗn hợp rắn. Sau đó đun mạnh hỗn hợp. Quan sát hiện tượng.
Câu hỏi
1. Bằng đèn cồn làm thế nào có thể làm khô ống nghiệm? cơ sở khoa học của
phương pháp đó.
2. Thí nghiệm trên đã chứng minh tính chất gì của cacbon. Dựa vào hiện tượng
nào để biết được phản ứng đã xảy ra và đã kết thúc?
Thí nghiệm 4: Tác dụng của cacbon với axit nitric đặc.
Hoá chất và dụng cụ: Axit sunfuric đặc 980, than gỗ, dung dịch kali
pemaganat loãng, ống nghiệm, đèn cồn, ống dẫn khí, giá, cặp.
Cách tiến hành: ống nghiệm đựng khoảng 2-3ml dung dịch axit sunfuric
đặc, cho thêm vào một mẫu than gỗ. Lắp ống nghiệm vào giá. Dùng đèn cồn đun
nóng ống nghiệm. Dẫn khí tạo ra trong phản ứng đi qua dung dịch kali
pemaganat loãng. Nhận xét hiện tượng. Giải thích và viết phương trình phản
ứng.
Câu hỏi

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 34


1. Những điều cần chú ý khi sử dụng dạng axit sunfuric đặc.
2. Hãy giải thích quá trình thí nghiệm và cho biết….
Thí nghiệm 5: Tác dụng của cacbon với axit nitric đặc.
Hoá chất và dụng cụ: Axit nitric đặc 65%, than gỗ, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Lấy một mẩu than gỗ cho vào ống nghiệm đựng khoảng
2ml dung dịch axit nitric 65%.
Đun nóng ống nghiệm thấy gì? Viết phương trình phản ứng?
Câu hỏi
Dấu hiệu nào chứng tỏ rằng phản ứng đã xảy ra khi đun than với axit nitric?
Thí nghiệm 6: Điều chế khí cacbon đioxit.
Hoá chất và dụng cụ: đá vôi, axit clohiđric, bình cầu có nhánh, bình rửa
khí với axit sunfuric đặc, bình rửa khí với nước, ba lọ miệng rộng, ống nghiệm,
đóm, phễu.
Cách tiến hành: Cho từng cục đá vôi vào bình kíp hoặc cho một ít vào
bình cầu có nhánh, rót axit vào vào bình. Dùng ống cao su đã chuẩn bị sẵn nối
vòi bình điều chế với bình rửa chứa nước và tiếp đó với bình rửa chứa axit
sunfuric đặc. Thu khí thoát ra làm thí nghiệm tiếp theo.
Câu hỏi
1. Trong các thí nghiệm trên, các bình rửa khí có tác dụng gì?
2. Làm thế nào để thu được khí CO2 khô và bằng cách nào biết lọ đã đầy khí?
Thí nghiệm 7: Tính không duy trì sự cháy và duy trì sự sống của khí CO2.
Hoá chất và dụng cụ: đèn cồn, vài con châu chấu, lọ đựng khí CO2.
Cách tiến hành
1. Mở nắp lọ đựng khí CO2 khô (thu được từ thí nghiệm trên), chút nhanh khí
trên ngọn lửa đèn cồn. Nhận xét?
2. Mở nắp lọ thứ hai, cho nhanh vài con châu chấu còn sống vào lọ. Đậy kín
miệng lọ. Nhận xét?
Câu hỏi
Từ kết quả của thí nghiệm trên, nêu kết luận về tính chất của khí cacbon đioxit
và giải thích nguyên nhân?
Thí nghiệm 8: Tính axit của cacbon đioxit.
Hoá chất và dụng cụ: nước cất, ống nghiệm, giấy quì tím, đèn cồn, hoá
chất và dụng cụ điều chế CO2, cốc.
Cách tiến hành: Lấy khoảng 20ml nước cất cho vào cốc loại 50ml. Đun
sôi, dùng mặt cắt kính đồng hồ đậy kín cốc và để nguội.
Sau khi để nguội rót vào hai ống nghiệm đến hai phần ba thể tích của ống, cho
vào mỗi ống một mảnh giấy quì tím.
- ống 1: dùng để so sánh.
- ống 2: cho khí CO2 đã loại hết axit HCl đi qua. So sánh sự thay đổi màu sắc
của giấy quì trong hai trường hợp trên, nêu nguyên nhân.
Đun sôi dung dịch ở ống nghiệm hai có khác không?
Câu hỏi
Tại sao phải đun sôi nước cất trước khi làm thí nghiệm?

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 35


Thí nghiệm 9: Tác dụng của CO2 với dung dịch kiềm.
Hoá chất và dụng cụ: dung dịch NaOH, hoá chất và dụng cụ điều chế
CO2, ống nghiệm.
Cách tiến hành: Cho đầy khí CO2 vào ống nghiệm, bịt kín miệng ống
nghiệm, úp nhanh ống nghiệm vào cốc đựng dung dịch NaOH. NhËn xÐt
hiÖn tîng vµ gi¶i thÝch. ViÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng.

Thực hành thí nghiệm hoá học vô cơ 1 36

You might also like