You are on page 1of 6

2.3.2.2.

Danh gia tac dong cua ty gia len can can thuong mai

Tác động của tỷ giá thực song phương (Real bilateRal Exchange Rate)
đến cán cân thương mại

Trong thời gian qua, do tỷ giá VND luôn được gắn với USD, đồng
thời do tập quán giao dịch, thanh toán quốc tế và tâm lý ưa chuộng USD nên
tỷ giá VND/USD luôn có ý nghĩa quan trọng và có ảnh hưởng đến hầu hết
các hoạt động kinh tế đối ngoại, mà chủ yếu là hoạt động XNK. Tuy nhiên,
hạn chế của tỷ giá danh nghĩa song phương VND/USD (NER) là không
phản ánh được tương quan sức mua giữa VND và USD nên sức cạnh tranh
TMQT của Việt Nam thông qua chỉ số tỷ giá thực eR và tỷ lệ giá trị xuất
khẩu/giá trị nhập khẩu.

1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
1995

1996

1998

2000

2003

2005

2007

2009
1997

1999

2001

2002

2004

2006

2008

RER
X/N

Biểu đồ: Tỷ giá thực song phương và tỷ lệ xuất/nhập khẩu của Việt
Nam giai đoạn 1995-2009

Nguồn: Số liệu thu thập từ NHNN và thống kê tài chính quốc tế của
IMF; số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Bộ công thương Việt Nam.
Theo lý thuyết khi chỉ số giá thực eR >1, nghĩa là tỷ giá thực tăng,
VND giảm giá thực và sức cạnh tranh TMQT của Việt Nam được cải thiện.
Ngược lại, khi chỉ số tỷ giá thực eR< 1, nghĩa là tỷ giá thực giảm, VND lên
giá thực và sức cạnh tranh TMQT của Việt Nam bị xói mòn.

- Giai đoạn 2006-2009, tỷ giá thực giảm do eR < 1 đã làm


xói mòn sức cạnh tranh TMQT, thể hiện ở tỷ lệ Xuất/Nhập nhỏ hơn 1 đơn
vị. Tuy nhiên trong quý 1 năm 2009, mặc dù tỷ giá thực song phương vẫn
nhỏ hơn 1, nhưng lâu lắm rồi chúng ta mới chứng kiến sự trở lại sự thặng dư
của cán cân thương mại (khoảng 1,647 tỷ USD). Tại sao lại như vậy? đây có
phải là tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế Việt Nam mặc dù đang chịu ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu? có một số nhân tố làm cho
cán cân thương mại thặng dư trong quý I/2009 không có liên quan gì đến tỷ
giá thực song phương. Đó là:

Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của quý I có một khoản đặc biệt
là 2,287 tỷ USD xuất khẩu đá quý và kim loại quý. Nếu trừ khoản tái xuất
vàng đi thì thành tích xuất siêu sẽ không còn.

Năm 2009 các khoản đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước giảm
làm cho nhập khẩu máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu cũng giảm theo.

Do ảnh hưởng của cuộc hủng khoảng kinh tế tài chính toàn cầu nên
thu nhập của dân chúng giảm vì vậy nhu cầu tiều dùng hàng nhập khẩu giảm
theo.

2.3.2.3. Tác động của tỷ giá thực đa phương (REER) đến cán cân
thương mại

Tỷ giá thực song phương VND/USD chỉ ảnh hưởng trực tiếp lên cán
cân thương mại giữa Việt Nam và Mỹ. Trong thực tế, quan hệ kinh tế đối
ngoại của Việt Nam là đa phương, tính chất đa phương là linh hồn trong
hướng tiếp cận tỷ giá thực đa phương. Để phân tích tổng hợp hơn sức cạnh
tranh TMQT của Việt Nam với các nước có quan hệ thương mại, chúng ta
cần phân tích tỷ giá thực đa phương (REER). Khi xác định tỷ giá thực đa
phương của VND, rổ tiền tệ được lựa chọn dựa trên tỷ trọng TMQT (tổng
xuất khẩu và nhập khẩu) giữa Việt Nam với 10 đối tác lớn nhất năm 2007.
Đó là Mỹ (USD), Liên minh Châu Âu (EUR hoặc DEM nếu trước năm
1999), Nhật Bản (JPY), Anh (GBP), Trung Quốc (CNY), Hàn Quốc (KRW),
Hồng Kông (HKD), Singapore (SGD), Thái Lan (THB) và (MYR) ringit của
Malaysia. Các số liệu tỷ giá song phương, tỷ lệ lạm phát của các nước được
thu nhập theo quý từ Báo cáo thống kê tài chính quốc tế IMF với cơ sở là
năm 2005. Kết quả như sau:

1.4
1.2
1
0.8
0.6
0.4
0.2
0
1995

2004
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003

2005
2006
2007
2008
2009

REER
X/N

Biểu đồ: Tỷ giá thực đa phương (REER) và tỷ lệ Xuất/Nhập của Việt


Nam giai đoạn 1995-2009

Nguồn: Số liệu thu thập từ NHNN, thống kê tài chính quốc tế của
IMF; Tổng cục thống kê và Bộ công thương Việt Nam.
Giai đoạn năm 2006- 2009: Tỷ giá thực đa phương tăng kỷ lục vào
quý III/2007 nhưng đó cũng là quý mà chúng ta nhập siêu kỷ lục cùng với
quý IV/2007 và quý I/2008. Và sau đó thì khi tỷ giá thực giảm xuống (VND
lên giá thực) thì cán cân thương mại lại dường như được cải thiện hơn. Điều
này có nghĩa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại diễn biến trái
ngược chiều nhau tại cùng một thời điểm, nhưng nếu xét độ trễ 6 - 9 tháng
thì sự biến thiên của 2 biến số này là tương đối cùng chiều và đúng theo lý
thuyết.

2.3.3. Tăng trưởng kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển nhanh với mức tăng
trưởng trung bình hằng năm khoảng 7%. Công nghiệp hóa đặt ra yêu cầu về
trang bị cơ sở vật chất hiện đại nên việc nhập khẩu máy móc thiết bị từ bên
ngoài là khó tránh khỏi, chưa kể một số ngành nguyên liệu sản xuất phải
nhập khẩu vì nguồn trong nước không đủ đáp ứng như sản xuất thép, phân
bón.

Bên cạnh đó, chính sách mở cửa hội nhập trong những năm gần đây đã tạo
nhiều cơ hội cho xuất khẩu trong nước nhưng cũng làm gia tăng nhập khẩu,
nhất là từ khi Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại song phương, đa
phương như với các nước ASEAN, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),...

Hình 5 cho thấy, tương quan thuận giữa tăng trưởng kinh tế và gia tăng nhập
khẩu trong giai đoạn 1999 - 2010 và mức gia tăng nhập khẩu mạnh mẽ sau
khi Việt Nam chính thức là thành viên của WTO (so với năm 2006, vào năm
2007 mức nhập khẩu đã tăng 38% và 77% trong năm 2008).
Hình 5: GDP thực và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn Q1 1999 – Q1
2010. Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của IMF và GSO.

Ngoài việc gia tăng nhập khẩu đối với máy móc thiết bị, nguyên vật liệu khi
thu nhập gia tăng, những sản phẩm tiêu dùng xa xỉ cũng có xu hướng gia
tăng.

Hình 6 cho thấy mức gia tăng ôtô nhập khẩu (mạnh nhất là ôtô 12 chỗ ngồi
trở xuống trong khoảng 3 năm gần đây) khi thu nhập bình quân đầu người
tăng.
Hình 6: Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam và số lượng ô tô nhập
khẩu giai đoạn 2000 - 2009. Nguồn: Số liệu thống kê của WB và GSO.

You might also like