You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP KHÁCH SẠN –

NHÀ HÀNG
Viết Báo cáo Thực tập là bổn phận của mọi sinh viên, là một phần bắt buộc trong chương
trình học và cũng là cơ hội để mọi sinh viên thể hiện trình độ thực về kiến thức và kỹ
năng chuyên môn đã gặt hái trong quá trình học và được áp dụng trong môi trường thực
tế, củng cố lý thuyết cơ bản qua thực hành tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tương
lai của chính mình.

Nhằm giúp sinh viên khoa Quản Lý Du Lịch - Khách Sạn – Nhà Hàng của trường thực
hiện báo cáo thực tập một cách đầy đủ và hữu dụng, kể từ ngày 12-2-2009, tất cả các Báo
cáo Thực tập Khách sạn do sinh viên thực hiện phải đáp ứng đầy đủ các khoản mục trong
bản HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP KHÁCH SẠN – NHÀ
HÀNG được quy định dưới đây:.
I. Hình thức trình bày:

1. Đánh máy vi tính, font chữ Arial (Unicode), cỡ chữ (size)12, một mặt,
khoảng cách giữa các dòng (line spacing)là 1.0 Mặt kia dùng để dán hình
ảnh nơi thực tập phù hợp với nội dung của báo cáo.
2. Báo cáo phải được đóng thành tập, bìa cứng, ghi đầy đủ tên và địa chỉ
trường, tên khách sạn thực tập, thời gian thực tập, giáo viên hướng dẫn, họ
và tên sinh viên viết báo cáo, lớp học (ví dụ: Quản Lý 18), niên khoá (ví
dụ: 2007-2009)
3. Toàn bộ báo cáo không được dưới 35 trang và không nhiều hơn 45
trang đánh máy, không tính trang bìa, trang Điểm và Nhận Xét của Giáo
Viên, và các trang khác không mang tính báo cáo thực tập (ví dụ: Mục lục,
Lời Mở đầu, Lời Cảm ơn, Nhận xét & Đánh giá của Đơn vị Thực
tập,v.v…)
4. Báo cáo phải được trình bày theo thứ tự như sau:
a) Trang Bìa
b) Trang Điểm và Nhận xét của Giáo Viên
c) Mục lục
d) Nhật ký thực tập
e) Các trang báo cáo
f) Nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến đóng góp của sinh viên đối
với khách sạn thực tập
g) Lời cảm ơn đối với đơn vị thực tập.
h) Trang Nhận xét và Đánh giá của Đơn vị thực tập (có ký tên và
đóng dấu).
i) (Các) Trang khác (nếu có, không bắt buộc)

II. Nội dung Báo cáo Thực tập (bắt buộc)


Nội dung Báo cáo Thực tập bắt buộc phải có, nhưng không hạn chế, tối thiểu các
hạng mục sau đây:
1. Tình hình du lịch của Việt Nam và địa phương vào thời điểm thực tập.
Tình hình kinh doanh của khách sạn thực tập (nếu có thể). Tối đa 3 trang.
2. Tóm lược lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn thực tập. Tối đa
2 trang.
3. Miêu tả chung (vị trí, số lương phòng, loại phòng (phải kèm hình ảnh
minh hoạ được dán ở trang đối diện có chú thích), các dịch vụ hỗ trợ
(sauna, massage, parking, karaoke, fitness center, beauty salon, spa,
v.v… .). Tối đa 3 trang.
4. Vẽ sơ đồ tổ chức của khách sạn, bao gồm tên của các (Tổng) Giám đốc,
Phó Giám Đốc, các Trưởng Phòng (hoặc Trưởng Bộ phận). Tối đa 1
trang.
5. Nhật ký thực tập: Tóm tắt nội dung công việc được phân công thực hiện
trong ngày, kể từ lúc đến khách sạn đến giờ ra về, suốt thời gian thực tập +
Nhận xét thực tế. Tối đa 3 trang.
6. Tiền Sảnh (Front Office): Tối đa 8 trang
a. Miêu tả tiền sảnh (Lobby) và Quầy Tiếp Tân (Reception) – kèm
theo ảnh.
b. Tổ chức và quản trị của FO
c. Quy trình check-in, check-out của khách sạn thực tập.
d. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận khác được bao gồm
trong FO, ví dụ: Concierge, Business Center, v.v.. (nếu có).
e. Trang thiết bị và hệ thống quản trị hoạt động của khách sạn (thủ
công hay sử dụng softwares như Fidelio, Homis, Smile, v.v…)
f. Nhận xét về mặt tổ chức và quy trình: Sự khác biệt và tương
đồng so với những gì đã học.
7. Buồng (Housekeeping): Tối đa 8 trang)
a. Tổ chức và quản trị của Housekeeping
b. Trang thiết bị
c. Các nguyên tắc và Quy trình làm phòng của khách sạn thực tập.
d. Các công việc khác của housekeeping (giặt ủi, lost & found,
room service, public areas, v.v…)
e. Nhận xét về mặt tổ chức và quy trình: Sự khác biệt và tương
đồng so với những gì đã học..
8. F&B: Nhà hàng, Bar và Bếp: Tối đa 8 trang
a. Miêu tả (các) nhà hàng, bars, trang thiết bị,v.v… – kèm theo ảnh
đượcdán ở trang đối diện.
b. Tổ chức và quản trị của F&B, bao gồm (các) nhà hàng, bar(s) và
bếp (nếu có thể)
c. Các quy trình phục vụ khách của nhà hàng đối với: Ăn sáng, À la
carte, các loại tiệc,v.v… của khách sạn thực tập.
d. Nhận xét về mặt tổ chức và quy trình thực hiện: Sự khác biệt và
tương đồng so với những gì đã học.

III. Các Phòng Ban khác của khách sạn: Tối đa 5 trang.
Sơ lược về tổ chức và hoạt động của các phòng chức năng khác của khách sạn
thực tập.

IV. Nhận xét, đánh giá và đề xuất ý kiến đóng góp của sinh viên với khách
sạn thực tập. Tối đa 3 trang.

Các Báo cáo Thực tập không tuân theo các quy định và đáp ứng đầy đủ các khoản
mục đã được nêu trong HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP KHÁCH
SẠN – NHÀ HÀNG này sẽ bị chấm điểm loại (0 điểm).

Mọi hành vi thiếu trung thực hoặc gian lận trong Báo Cáo Thực Tập của các sinh viên
như sao chép nội dung của nhau, không đi thực tập nhưng vẫn có Báo cáo Thực tập,
v.v… nếu bị phát hiện sẽ dẫn đến hình thức phạt là tất cả các Báo cáo Thực tập đó bị
chấm điểm loại (0 điểm) mà không cần xét ai sao chép của ai.

Thông báo về các quy định trong HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP
KHÁCH SẠN – NHÀ HÀNG này sẽ chính thức được áp dụng cho mọi sinh viên
Khoa Quản Lý Du Lịch – Khách Sạn – Nhà Hàng của trường Tiếp Thị và Du Lịch
Quốc Tế kế từ ngày 15-02-2009.

TM Ban Giám Hiệu


Hiệu Phó Thường Trực

Đặng Văn Thạnh

You might also like