You are on page 1of 7

THỰC TRẠNG VÀ HẬU QUẢ CỦA TÌNH TRẠNG KHỦNG HOẢNG NỢ

CÔNG Ở IRELAND

I. Thực trạng

1.Tổng quan về tình hình kinh tế Ireland

Ireland là một quốc đảo nằm ở phía tây bắc châu Âu. Từ vị trí một trong
những nước nghèo nhất Tây Âu, Ireland hiện nay đã là một quốc gia phát
triển. Năm 1973, Ireland trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu,
tạo điều kiện cho những bước phát triển của Ireland. Ireland cũng gia nhập
khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Ireland là một trong
những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới khi nước này xếp thứ 5
toàn cầu về chỉ số phát triển con người.

Kinh tế Ireland là nền kinh tế hiện đại, phụ thuộc nhiều vào thương mại. Từ
giữa những năm 1990, Ireland là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
với nhiều bước nhảy vọt, trung bình tăng trưởng là 10% từ năm 1995–2000.
Ireland từng được xem là hình mẫu thành công trong việc cải thiện môi
trường kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh và trở nên giàu có. Vì thế,
Ireland được mệnh danh là “con hổ vùng Celtic” hay được ví là “phép lạ kinh
tế”.

Những năm trở lại đây, cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế
Ireland lâm vào khủng hoảng. Theo Central Statistics Office của Ireland,
Ireland là quốc gia đầu tiên trong các quốc gia của châu Âu lâm vào khủng
hoảng kinh tế năm 2008. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nền kinh tế Ireland. Tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 4.7%,
nhưng đến năm 2008 là -1.7% và -7.1% năm 2009.

2. Tình hình khủng hoảng nợ công ở Ireland


Cùng với khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng kinh tế âm, ngân sách nhà nước bị
thâm hụt nghiêm trọng. Thâm hụt ngân sách năm 2008 là 7.3% GDP.
Thâm hụt ngân sách năm 2009 là 14.3%.

Biểu đồ so sánh sự tăng lên trong thâm hụt ngân sách của một số nước châu
Âu năm 2008 (so với năm 2007)

Change government balance sheet, 2008

Như vậy, năm 2008, thâm hụt ngân sách Ireland đã tăng hơn 7% so với
năm 2007 và là quốc gia đứng đầu châu Âu trong tỷ lệ tăng thâm
hụt ngân sách nhà nước.

Thâm hụt ngân sách cao kéo theo nhiều hệ lụy. Trong đó để bù đắp cho những
khoản ngân sách thâm hụt, chính phủ Ireland phải tiến hành vay nợ. Kéo theo đó
là tình trạng nợ công tăng cao. Nợ công của Ireland trong những năm vừa qua
đặc biệt trong và sau khủng hoảng kinh tế ngày càng tăng cao. Trong 3 năm trở
lại đây, Ireland đang phải đối mặt với con số nợ công khổng lồ. Tỷ lệ nợ công/
GDP năm 2007 là 25.4%. Tỷ lệ nợ công/ GDP năm 2008 là 43.9%. Năm 2008,
Ireland cũng là nước đứng đầu các quốc gia liên minh châu Âu trong sự gia tăng
nợ công.

Biểu đồ so sánh sự tăng lên trong nợ công của một số nước châu Âu năm
2008 (so với năm 2007)

Growth public debt, 2008

Tỷ lệ nợ công năm 2009 là 64.8 %. Tính đến ngày 30-9-2009, tổng nợ nước
ngoài của Ireland là 515.000 USD/người. Năm 2010, Ireland đã trong tình trạng
nợ công lên đến 98.5% GDP, đứng thứ 11 trên thế giới trong bảng xếp hạng các
quốc gia có nợ công cao trên thế giới (theo CIA World Factbook 2011).

Biểu đồ thể hiện sự gia tăng nợ công của Ireland từ năm 2007 đến 2010
nợ công/GDP (%)

100

80
2007
60
2008
40 2009
2010
20

Bên cạnh đó, mặc dù chỉ là nền kinh tế nhỏ của châu Âu, Ireland là nước vay nợ
lớn nhất của Ngân hàng Trung ương châu Âu, khoảng 177 tỉ USD. Tính đến hết
năm 2010, Ireland đã lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ công nghiêm trọng và
đã phải cầu cứu các gói trợ giúp từ EU và IMF.

II. Tác động của khủng hoảng nợ công ở Ireland

1. Đối với Ireland

Khủng hoảng nợ công ở Ireland đã tác động nhiều mặt tới quốc gia này.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong 3 năm trở lại đây. Tỷ lệ thất nghiệp ở Ireland
năm 2007 là gần 5%. Sau đó tỷ lệ này đã tăng lên đến 11.8% năm 2009
và 13.7% năm 2010.

Lòng tin của các nhà đầu tư giảm. Bằng chứng là năm 2010, số lượng việc
làm tạo ra bởi các công ty đầu tư nước ngoài vào Ireland đã giảm 42%.
Về lượng tiền đầu tư của nước ngoài, Ireland đã giảm từ vị trí 21 xuống
vị trí 23 thế giới.
Ngoài ra, khủng hoảng nợ công ở Ireland còn có tác động tiêu cực đến chính trị-
xã hội của đất nước. Người dân mất lòng tin vào chính phủ. Hệ lụy có
thể kéo theo các cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội khác.

Người dân Ireland bày tỏ thất vọng về khủng hoảng


2. Đối với kinh tế khu vực

Khủng hoảng nợ công ở Ireland, và trước đó là Hy Lạp đã và đang đặt ra một


mối lo ngại cho việc có thể xảy ra một hiệu ứng dây chuyền trong cộng đồng
các quốc gia sử dụng đồng tiền chung châu âu (eurozone). Một số quốc gia
EU cũng đang lâm vào tình trạng nợ công cao vượt ngưỡng cho phép như Bồ
Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha. Thực trạng này đặt nền kinh tế châu Âu vào rất
nhiều thách thức.

Tình trạng nợ công trầm trọng ở các quốc gia châu Âu đã làm cho đồng tiền
chung châu Âu bị mất giá. Vào thời điểm tháng 5/2010, tỷ giá Euro/USD có lúc
xuống tới 1,22 USD/Euro, thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.Trong nửa
năm đầu năm 2010, Euro đã mất giá khoảng 16% so với USD, từ mức 1 Euro
đổi được 1,44 USD. Tính đến thời điểm tháng 11 năm 2011, đồng Euro giảm
1,9%, xuống còn 1,3367 USD. So với một số ngoại tệ mạnh khác, Euro cũng rớt
giá thê thảm. EUR giảm 1,1% so với France Thụy Sỹ, còn 1,333 France; giảm
2,1% so với Yên Nhật, còn 111,16 Yên.
Year 2006 2007 2008 2009 2010
EUR per 0.7964 0.7345 0.6827 0.7179 0.7715
US dollar

Khủng hoảng nợ công kéo theo lãi suất trái phiếu nhiều nước tăng mạnh. Cơn
lốc tăng lãi suất trái phiếu cũng thổi qua nhiều nước châu Âu. Lãi suất trái
phiếu kỳ hạn 10 năm của Tây Ban Nha tăng lên 5,5% từ mốc cũ 5,46%, trong
khi lãi suất của Bồ Đào Nha tăng từ 7% lên 7,072%. Ngay cả Ý cũng chịu mức
tăng lãi suất trái phiếu từ 4,638% lên 4,687%.

Trong khi đó, số liệu mới nhất cho thấy tỉ lệ thất nghiệp ở khối sử dụng đồng
euro đã đạt đến mức kỷ lục trong 12 năm qua là 10,1%. Tỉ lệ này đạt đến 20%
tại Tây Ban Nha và thấp hơn ở một số nước khác như Đức (7,5%), Hà Lan
(4,4%). Tỉ lệ thất nghiệp cao đe dọa sẽ tạo nên những thách thức mới cho các
chính phủ thuộc khối trong lúc phải đối phó với cuộc khủng hoảng nợ.

Có thể nói khủng hoảng nợ công ở Ireland đã có những tác động tiêu cực đến
nền kinh tế đất nước và khu vực, đặt ra cho chính phủ Ireland cũng như toàn liên
minh châu Âu bài toán giải quyết khủng hoảng nợ công trước khi giải quyết các
vấn đề kinh tế khác.
Tài liệu tham khảo

http://www.finance.gov.ie/

http://www.theodora.com/wfbcurrent/ireland/ireland_economy.html

http://www.cbs.nl/en-GB/menu/themas/macro-
economie/publicaties/artikelen/archief/2009/2009-2772-wm.htm

http://roberteastwood.ie/blog/index.php/2011/03/05/private-debt-public-pain-
lessons-for-ireland/

http://dvt.vn/2010053107534898p0c35/goc-nhin-khac-ve-su-mat-gia-cua-euro.htm

You might also like