You are on page 1of 37

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

DỰ ÁN HỖ TRỢ KỸ THUẬT

VỀ

THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU THÔNG QUA THÚC
ĐẨY ĐA DẠNG SINH HỌC Ở TỈNH BẠC LIÊU – VIỆT NAM

Tháng 10/2010

1
MỤC LỤC

NỘI DUNG Trang

1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN............................................................................................4


1.1 Tên dự án................................................................................................4
1.3 Cơ quan thực hiện....................................................................................4
1.4 Thời gian thực hiện..................................................................................4
1.5 Địa điểm thực hiện dự án........................................................................4
1.6 Nguồn vốn dự án cho giai đoạn(2011 – 2014)........................................4
1.7 Hình thức vốn ODA................................................................................4
2. CƠ SỞ THIẾT LẬP DỰ ÁN.....................................................................................4
2.1 Sự cần thiết của dự án.............................................................................4
2.2 Các mối liên quan của Dự án..................................................................9
2.3 Quá trình xây dựng dự án.....................................................................10
3. môc tiªu cña dù ¸n hç trî kü thuËt............................................................................14
3.1 Mục tiêu tổng thể...................................................................................14
Các biện pháp và hoạt động dự kiến:..........................................................15
Các biện pháp nâng cao tính đa dạng hệ sinh thái rừng ven biển được xác
định và biện pháp cụ thể phục hồi rừng ven biển được thực hiện...............16
Mức độ đa dạng sinh học của Sân chim Bạc Liêu được nâng cao..............16
3.4 Nhóm đối tượng của Dự án...................................................................18
3.4.1 Nhóm đối tượng chính....................................................................18
3.4.2 Nhóm đối tượng trung gian............................................................19
4. CẤU TRÚC THỂ CHẾ.............................................................................................19
4.1 Đối tác của dự án...................................................................................19
4.1.1 Đối tác chính của dự án..................................................................19
4.1.2 Các đối tác khác.............................................................................19
4.2 Cấu trúc Quản lý dự án..........................................................................19
4.2.2 Ban Quản lý dự án cấp Tỉnh...........................................................21
4.3 Sơ đồ tổ chức dự án ..............................................................................24
4.4 Lập kế hoạch, báo cáo giám sát.............................................................25
4.4.1 Lập kế hoạch hoạt động của Dự án................................................25
4.4.2 Điều phối tài chính.........................................................................26
4.4.3 Báo cáo giám sát.............................................................................26
5. TÁC ĐỘNG VÀ CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ...........................................................26
5.1 Chỉ số đánh giá mục tiêu tổng thể.........................................................26
6. THỜI HẠN DỰ ÁN VÀ ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH.............................................26
6.1 Thời hạn dự án.......................................................................................26
6.2 Tổng vốn của dự án...............................................................................27
Đóng góp của Đức :.................................................................................27
Đóng góp của phía Việt nam...................................................................29
Dự kiến phân bổ vốn đối cho từng năm .................................................29

2
Chi tiết nhóm mục chi.............................................................................29
8. Các yếu tố rủi ro.....................................................................................35
8.1. Rủi ro tổng thể đối với việc đạt được mục tiêu................................35
8.2. Mô tả và đánh giá về từng rủi ro riêng lẻ.........................................35
8.3. Khả năng tác động đến các rủi ro.....................................................35
8.4 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro........................................................35
9. NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CỦA CHỦ DỰ ÁN..................................35
10. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................37

3
1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN.
1.1 Tên dự án.
Tiếng Việt: Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng
sinh học tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam
Tiếng Anh: Adaptation to climate change through the promotion of
biodiversity in Bac Lieu Province, Vietnam.
1. 2 Cơ quan chủ quản.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu (UBND tỉnh Bạc Liêu).
Địa chỉ: Đường Nguyễn Tất Thành, Phường 1, Thị xã Bạc Liêu, tỉnh
Bạc Liêu.
Điện thoại: 0781 3824031 Fax: 0781 3823836
1.3 Cơ quan thực hiện.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu (Sở NNvàPTNT)
phối hợp với Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ).
1.4 Thời gian thực hiện.
Tổng thời gian dự kiến là 04 năm từ 01/2011 – 12/2014.
1.5 Địa điểm thực hiện dự án.
Tỉnh Bạc Liêu và các Huyện, Thành phố thực hiện dự án: Thành phố
Bạc Liêu, huyện Đông Hải, huyện Hòa Bình, huyện Phước long, huyện Hồng
dân, huyện Giá rai và huyện Vĩnh lợi.
1.6 Nguồn vốn dự án cho giai đoạn(2011 – 2014).
Vốn ODA: Viện trợ không hoàn lại của Đức (được thực hiện thông qua
Tổ chức hỗ trợ kỹ thuật Đức – GTZ) là 3.500.000 Euro tương đương khoảng
90,692,000,000 VND (theo tỷ giá 1EUR=25.912VND).
Vốn đối ứng: Khoản đóng góp tài chính của UBND tỉnh Bạc Liêu,
Việt Nam cho dự án bằng 10% vốn ODA khoảng 350,000 EUR tương đương
khoảng 9,069,200,000 VND (theo tỷ giá 1EUR=25.912VND).
1.7 Hình thức vốn ODA.
Hỗ trợ kỹ thuật không hoàn lại.
2. CƠ SỞ THIẾT LẬP DỰ ÁN
2.1 Sự cần thiết của dự án
Việt Nam là một trong bốn nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự thay
đổi khí hậu toàn cầu do vị trí địa lý và đường bờ biển dài và thấp. Đồng bằng
Sông Cửu Long là vùng chịu ảnh hưởng nghiệm trọng nhất ở Việt Nam.
Những thay đổi dự đoán là mực nước biển dâng cao, bão lốc xảy ra với tần
4
suất và cường độ lớn hơn. Hệ thống đê điều giúp bảo vệ đất liền khỏi lũ lụt.
Tuy nhiên, những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tình trạng xói lở thường
xuyên gây thiệt hại cho hệ thống đê điều. Hệ thống rừng ven biển với tác
dụng chắn sóng, gió có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đường bờ biển và
đê điều do vậy làm tăng khả năng chống chọi với tác động của thay đổi khí
hậu. Rừng ven biển còn mang lại những lợi ích trực tiếp cho người dân địa
phương như cung cấp thức ăn, củi, cây thuốc, sợi, chất nhuộm, than và các vật
liệu xây dựng khác. Ngoài ra, 75% các loài cá thương phẩm trong vòng đời
của chúng đều phải sống ở các khu rừng ven biển (nơi sinh sản, trú ẩn, nơi
kiếm ăn).
Bạc Liêu là một tỉnh ven biển thuộc ĐBSCL. Sử dụng đất của tỉnh có
thể khái quát như sau: tỉnh có 54 km đường bờ biển tiếp giáp mặt biển thuộc
vùng rừng phòng hộ rất xung yếu (FPZ). Tiếp theo là vùng đệm kéo dài cho
đến hệ thống đê có độ cao 4m so với mực nước biển. Phần bên trong đê là
khu kinh tế với các trang trại nuôi tôm chiếm ưu thế và thường kéo dài từ 1
đến 5 km sâu vào đất liền. Bề rộng của vùng phòng hộ rất xung yếu thay đổi
từ 0 đến 2.000 m. Ở một số nơi, đê tiếp giáp và chịu tác động trực tiếp của
biển. Những khoảng trống như vậy trong vành đai phòng hộ cần phải được cải
tạo. Khoảng 34 km kênh chạy dọc giữa vùng phòng hộ rất xung yếu và vùng
đệm. Đoạn kênh này có tác dụng bảo vệ bổ sung cho vùng phòng hộ rất xung
yếu. Chính sách của tỉnh đối với vùng đệm là cho phép phát triển hệ thống
canh tác tổng hợp, trong đó 70% diện tích dành cho rừng ven biển và 30% sử
dụng cho mục đích kinh tế chủ yếu là nuôi tôm. Tuy nhiên, không phải chỗ
nào trong vùng đệm cũng giữ được tỉ lệ rừng 70%, do vậy việc phục hồi rừng
là cần thiết.
Tuy nhiên, rừng thường được trồng thuần loại theo đám hình chữ nhật
với những loài cây ngập mặn (chủ yếu là Đước). Những khu rừng trồng theo
hàng lối với mức độ đa dạng thấp có chức năng phòng hộ kém khó có thể
giảm thiểu những tác động bất lợi của thay đổi khí hậu như bão lốc và sóng
lớn. Khi xảy ra bão lớn, những cây cao ven biển thường bị đổ, đặc biệt là loài
Đước với hệ thống rễ chân nơm nổi trên mặt đất. Trong những khu rừng trồng
thuần loại như vậy tất cả cây đều có chiều cao như nhau và tất cả có thể bị
phá huỷ sau một trận bão. Điều này làm cho việc tái sinh tự nhiên sau bão là
bất khả thi. Trong hệ sinh thái đa dạng, cấu trúc rừng khác nhau với các loài
cây có chiều cao khác nhau, hệ thống rễ khác nhau. Cây nhỏ hơn có thể sống
5
sót sau trận bão mạnh do vậy đảm bảo được khả năng tái sinh tự nhiên của hệ
sinh thái. Ngoài ra, việc bố trí cây trồng theo hàng vuông góc với đường bờ
biển, với các kênh thoát nước xen kẽ, sẽ làm giảm tác dụng cản sóng và dòng
chảy so với hệ sinh thái tự nhiên. Việc cải thiện cấu trúc rừng trồng ven biển
trong vùng đệm là cần thiết nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ
sinh thái trong điều kiện thiên tai xảy ra, do vậy nâng cao hiệu quả phòng hộ.
Việc phân vùng chi tiết hơn trong vùng đệm có thể tính đến việc trồng Đước
với mục đích lấy gỗ, cải thiện tính đa dạng sinh học của hệ sinh thái và thay
đổi cấu trúc rừng trồng theo hàng vuông góc với đường bờ biển.
Tính đa dạng sinh học rừng ven biển Bạc Liêu bị ảnh hưởng nghiêm
trọng trong những năm 1990, đặc biệt do việc phát triển nuôi tôm công
nghiệp. Phạm vi và mức độ đa dạng loài của hệ sinh thái bị thu hẹp và giới
hạn ở một số đai rừng rất hẹp dọc bờ biển và một vài khu rừng sản xuất ở phía
bắc tỉnh Bạc Liêu. Hiện chỉ còn khoảng 4 loài chiếm ưu thế. May mắn là sân
chim Bạc Liêu là nơi bảo tồn với diện tích 130 ha rừng ven biển được bảo vệ.
Việc quản lý sân chim này hiện còn nhiều bất cập. Nhằm tăng cường chức
năng phòng hộ môi trường và nâng cao giá trị du lịch của sân chim, cần phải
cải thiện công tác quản lý. Diện tích này rất quan trọng đối với việc tái sinh và
cải thiện cấu trúc rừng ven biển vì các loài cây được bảo vệ và nguồn giống
có thể được sử dụng.
Đa dạng thực vật rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu
Kết quả điều tra đa dạng sinh học thực vật rừng ngập mặn ven biển tính
Bạc Liêu do tiến sĩ Viên Ngọc Nam, Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh
thực hiện vào giữa năm 2010 đã xác định được 49 loài thực vật ở khu vực
này, trong đó có 15 loài (chiếm 31%) là cây rừng ngập mặn thực sự và 34 loài
(chiếm 69%) cây gia nhập rừng ngập mặn thuộc 27 họ khác nhau. Trong đó
Chùm lé (Azima sarmentosa (Blume) Benth. & Hook.f.) là loài duy nhất ở
rừng ngập mặn Bạc Liêu có trong danh sách sách đỏ của Việt Nam.
Về dạng sống thì có 56% là cây thân gỗ, 24% cây thân thảo, 14% dây
leo, 4 % cây bụi và 2% là dương xỉ.
Trong số các loài thực vật được xác định trên đây, có 8 loài cây chiếm
ưu thế, trong đó có 5 loài cây gỗ phổ biến như Mấm biển (Avicennia marina),
Dà vôi (Ceriops tagal), Đước (Rhizophora apiculata), Dà Quánh (Ceriops
zippeliana), và Cóc trắng (Lumnitzera racemosa). Một loài cây bụi là Lức

6
(Pluchea indica) và 2 loài dây leo là Cóc kèn (Derris trifoliata) và Rau muống
biển (Ipomoea pes-caprae). Đa số là những loài thực vật sống trên đất cao của
vùng rừng ngập mặn, riêng chỉ có Mấm biển là loài cây tiên phong, tái sinh tự
nhiên trên vùng đất thấp hơn và nền đất hơi chặt.
Hầu hết diện tích rừng của Bạc Liêu là rừng thuần loại, tiêu biểu cho
rừng tự nhiên ở vùng phòng hộ rất xung yếu là rừng Mấm biển. Các khu rừng
trồng tập trung ở vùng phòng hộ xung yếu cũng bao gồm các cánh rừng thuần
loại với các loài Đước, Cóc hoặc Dà.
Kết quả nghiên cứu đa dạng thực vật trên đây cho thấy rằng tầng cao
của tán rừng ngập mặn ven biển Bạc Liêu được phân bố chủ yếu là các quần
thể của rừng thuần loại, mang tính đa dạng sinh học thấp. Điều này cho thấy
rằng rừng ngập mặn của tỉnh Bạc Liêu hiện tại chưa đủ sức chống chịu trước
những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng cao,
gió, bão thất thường. Do đó, việc đa dạng hóa thành phần loài cây cho rừng
ngập mặn tỉnh Bạc Liêu bằng các khu rừng hỗn giao là rất cần thiết.
Đa dạng động vật thủy sinh vùng ven biển Bạc Liêu
Viện Sinh học Nhiệt đới, thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát đa
dạng sinh học động vật thủy sinh vùng ven biển Bạc Liêu từ tháng 1 đến
tháng 11 năm 2010. Đối tượng nghiên cứu được giới hạn ở các loài cá, than
mềm và giáp xác. Chương trình này được tài trợ bởi Dự án “Quản lý bền
vững hệ sinh thái rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu”. Công trình này đã ghi nhận
được sự hiện diện của hơn 186 loài thủy hải sản, bao gồm 82 loài cá biển
thuộc 45 họ và 14 bộ cá biển, 55 loài thần mềm thuộc 30 họ và 49 loài giáp
xác thuộc 22 họ và họ phụ (4 loài tôm tít, 17 loài tôm, 28 loài cua ghẹ và ốc
mượn hồn).
5 loài cá biển đã được ghi nhận trong SĐVN như loài cá hường sọc
xiên – Datnioides polata (Hamilton, 1822), cá mòi không răng –
Anodontostoma chacunda (Hamilton, 1822), Cá mang rổ – Toxotes chatareus
(Hamilton, 1822), cá cháo biển – Elops saurus Linnaeus, 1766 và cá cháo lớn
– Megalops cyprinoides (Broussonet, 1782), và 2 loài cá được ghi trong sách
Đỏ Thế giới như cá Ó mõm bò – Rhinoptera javanica Müller & Henle, 1841
và cá đuối bồng chấm xanh – Taeniura lymma (Forsskål, 1775). Có 41 loài cá
biển có giá trị kinh tế được ghi nhận trong khu vực khảo sát. Những loài cá
biển có giá trị kinh tế này đóng góp lớn cho sản lượng cá và là những sản
phẩm hàng hóa của ngư dân địa phương.
7
Chỉ số Đa dạng Shannon–Wiener (H’) của các loài thân mềm trong ô
khảo sát ở rừng đước là cao nhất (20 loài, H = 4,322) và ở bãi sinh cứng ven
biển là thấp nhất (có 6 loài, H= 2,585). Hơn 20 loài thân mềm kinh tế được
ghi nhận trong khu vực khảo sát, những loài thân mềm kinh tế này đóng góp
đáng kể đến sản lượng hải sản của cộng đồng địa phương, tiêu biểu là Mực
tuộc – Octopus marginatus, sâm đất – Sipunculus sp, mực ống – Uroteuthis
chinensis, mực nang – Sepia aculeata, ốc đụn – Cymbiola nobilis, Ốc búa –
Hemifusus elongatus, móng tay – solen corneus, chem chép hạt đậu –
Pharella acutidens, chem chép tím – Gary sp, chem chép mỏ vịt –
Glauconome virens, chem chép – Glauconome rugosus, sò huyết – Anadara
granosa, nghêu Bến tre – Meretrix lyrata, Nghêu lụa – Meretrix meretrix, ốc
mỡ – Polinices didyma, ốc gạo – Natica tigrina, ốc len – Cerithidea obtusa,
dộp – Polymesoda expansa, Ốc dừa miệng đỏ – Neritina violacea, và ốc
miệng meó – Ellobium spp.
Chỉ số đa dạng Shannon - Wiener của các loài giáp xác trên khu vực
đất cát pha sình cao nhất (28 loài, H= 4.524), ở bãi cát dọc theo sông Gành
Hào là thấp nhất (8 loài, H= 3.000). Hơn 17 loài giáp xác được ghi nhận là
những loài giáp xác kinh tế như tôm tít mắt lớn – Harpiosqilla harpax, cua
xanh – Scylla paramamosain, ghẹ xanh – Portunus pelagicus, Ba khía –
Episesarma chentongense, Ba khía càng tím – Episesarma versicolor, tôm
bạc thẻ – Fenneropenaeus merguiensis, tôm thẻ Ấn độ – Fenneropenaeus
indicus, Tôm đất – Metapenaeus ensis, tôm bạc – Metapenaeus tenuipes, Tôm
sú – Penaeus monodon, tôm càng equiden – Macrobrachium equidens và các
loài ruốc – Acetes spp.
Các họat động của nghề cá được quan sát trong vòng 40 ngày khảo sát,
phân làm 4 đợt trong một năm. Hầu hết các họat động khai thác đều diễn ra ở
vùng ven bờ, khu vực này không xa đường bờ biển khoảng 3-4 km, đã ảnh
hưởng nặng nề đến đa dạng các loài thủy hải sản trong vùng.
Để gìn giữ và nâng cao tính đa dạng sinh học cho hệ động vật thủy sinh
ven biển Bạc Liêu, cần xây dựng chính sách và quy chế khai thác/sử dụng các
loài động vật được xác định trên đây một cách hợp lý. Việc nâng cao nhận
thức cho dân cư vùng ven biển và những người làm nghề khai thác, đánh bắt
ven bờ cũng rất cần được quan tâm.
Ngoài chức năng phòng hộ gián tiếp, người dân địa phương vùng ven
biển Bạc Liêu sống dựa vào nguồn tài nguyên rừng ven biển. Cùng với các
8
chức năng khác rừng là nguồn cung cấp thực phẩm, củi, vật liệu xây dựng cho
người dân. Việc bảo vệ rừng không thể thực hiện được nếu không có sự tham
gia của người dân. Cần phải tìm ra các phương thức sinh kế khác để cải thiện
đời sống của cộng đồng cư dân ven biển đồng thời giảm áp lực lên rừng.
Người dân địa phương cần tham gia vào quản lý vùng ven biển nhằm nâng
cao tính bền vững của hệ thống quản lý.
Cơ quan các cấp cần có năng lực để thực hiện các biện pháp quản lý hệ
sinh thái rừng ven biển và hỗ trợ người dân địa phương. Nhiều bài học kinh
nghiệm trong và ngoài nước về quản lý hệ sinh thái và khung pháp lý, qui
định về phòng hộ ven biển có thể được chia sẻ.
Vấn đề trọng tâm mà dự án cần giải quyết được xác định như sau: Khả
năng chống chịu của rừng ven biển Bạc Liêu là không đủ để chống lại các tác
động của thay đổi khí hậu, do vậy nguy cơ lũ lụt, thiệt hại do bão ngày càng
gia tăng đe doạ nghiêm trọng đến sinh kế của người dân địa phương.
2.2 Các mối liên quan của Dự án.
Việt Nam là quốc gia đã đưa ra rất nhiều chiến lược, luật, chính sách và
các chương trình ở cấp quốc tế, quốc gia và cấp tỉnh nhằm đảm bảo tính bền
vững trong công tác xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn và bảo vệ, sử dụng
một cách bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Những chiến lược và công
ước cấp quốc tế gồm Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Chương trình
Nghị Sự 21, Công ước chống sa mạc hoá của Liên hợp quốc và Công ước đa
dạng sinh học của Liên Hợp Quốc.
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS)
và Kế hoạch Hành Động Bảo vệ Tính Đa dạng Sinh học trình bày các chiến
lược về môi trường của chính phủ Việt Nam trong đó nhấn mạnh tầm quan
trọng của việc bảo vệ sự đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS)
kết hợp với Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội của 2006-2010 của Việt
Nam và của tỉnh Bạc Liêu nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ
môi trường và bảo tồn thiên nhiên trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội cho
các vùng nông thôn, đặc biệt là các vùng ngập mạn ven biển.
Một số bộ luật chỉ rõ các chiến lược bảo vệ môi trường cho các ngành
và nêu rõ vai trò tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý bảo vệ môi
trường và nguồn tài nguyên. Như các luật: Luật bảo vệ môi trường và nguồn
nước (2006), Luật bảo vệ phát triển rừng (2004), Luật đất đai (2003).
9
Nhằm đẩy mạnh việc thực hiện khung quy định này, Nhà nước đã phát
động ra nhiều chương trình cụ thể như: Chương trình nâng cao nhận thức môi
trường, Chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp và Chương trình quốc gia
trồng 5 triệu ha rừng.

Dự kiến Dự án sẽ hợp tác về quy hoạch môi trường chiến lược, xây
dựng năng lực và quy hoạch bảo tồn thiên nhiên với dự án hỗ trợ kỹ thuật
“Quản lý vườn Quốc gia Tam đảo và vùng đệm” (PN: 1999.2153.7). Học tập
phương pháp quy hoạch phát triển địa phương và quản lý tài nguyên có sự
tham gia từ dự án “Phát triển nông thôn Đak Lak” (PN: 1998.2078.8) và dự
án “Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững Miền Trung Việt Nam” (PN:
2000.2267.3). Chương trình “ Quản lý và sử dụng rừng bền vững, thương
mại và tiếp thị các Lâm sản chính” (08.2054.8-001.00) (gọi tắt là Chương
trình Lâm nghiệp Việt - Đức) hỗ trợ kết nối với cấp quốc gia trong việc cải
thiện môi trường pháp lý, thể chế . Thông qua Chương trình Lâm nghiệp Việt
Đức, Dự án sẽ được hỗ trợ kết nỗi với chương trình của ngành lâm nghiệp với
sự tham gia của nhiều nhà tài trợ, “Đối tác chương trình hỗ trợ ngành lâm
nghiệp” – FSSP (Kết quả 7: Sử dụng bền vững và bảo tồn hệ động thực vật
rừng bản địa và bảo tồn đa dạng sinh học), với chương trình hợp tác kỹ thuật
khu vực “Quản lý bền vững rừng phòng hộ đầu nguồn vùng hạ lưu sông Mê
Kông” (PN: 2002. 2076.4), Dự án quản lý tài nguyên thiên nhiên tỉnh Sóc
Trang (PN: 04.2184.2-001.00 và dự án Sinh quyển tỉnh Kiên Giang (PN:
04.2184.2-002.00).
2.3 Quá trình xây dựng dự án.
Ủy ban quốc tế về biến đổi khí hậu đã xác định Việt Nam là một trong
những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất hậu quả của biến đổi khí hậu. Đặc
biệt đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long là hai khu vực tập trung mật độ
dân số cao thường xuyên bị đe doạ bởi nước biển dâng cao, thiên tai như bão,
lũ hoành hành với tần xuất và cường độ ngày càng tăng. Dân số tăng nhanh
đang gây áp lực lớn đến nguồn tài nguyên rừng trên đất liền và rừng phòng hộ
ven biển vốn có (hoặc ít nhất đã từng có) hệ sinh rất phong phú và mức độ đa
dạng sinh học cao.
Tác động của biến đổi khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp, lâm, ngư
và diêm nghiệp

10
i). Nông nghiệp: Theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB), nước
ta với bờ biển dài và hai vùng đồng bằng lớn, khi mực nước biển dâng cao từ
(0,2 - 0,6)m, sẽ có từ (100.000 - 200.000) ha đất bị ngập và làm thu hẹp diện
tích sản xuất nông nghiệp. Nếu nước biển dâng lên 1m sẽ làm ngập khoảng từ
0,3 đến 0,5 triệu ha tại Đồng bằng sống Hồng (ĐBSH) và những năm lũ lớn
khoảng trên 90% diện tích của ĐBSCL bị ngập từ 4-5 tháng, vào mùa khô
khoảng trên 70% diện tích bị xâm nhập mặn với nồng độ lớn hơn 4g/l. Ước
tính Việt Nam sẽ mất đi khoảng 2 triệu ha đất trồng lúa trong tổng số hơn 4
triệu ha hiện nay, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực quốc gia và
ảnh hưởng đến hàng chục triệu người dân.
BĐKH làm thay đổi điều kiện sinh sống của các loài sinh vật, dẫn đến
tình trạng biến mất của một số loài và ngược lại xuất hiện nguy cơ gia tăng
các loại “thiên địch” gây thiệt hại đáng kể đến năng suất và làm tăng chi phí
sản xuất.
BĐKH có thể tác động đến thời vụ, làm thay đổi cấu trúc mùa, quy
hoạch vùng, kỹ thuật tưới tiêu, sâu bệnh, năng suất, sản lượng; làm suy thoái
tài nguyên đất, đa dạng sinh học bị đe dọa, suy giảm về số lượng và chất
lượng do ngập nước và do khô hạn, tăng thêm nguy cơ diệt chủng của động,
thực vật, làm biến mất các nguồn gen quí hiếm.
Một số loài vật nuôi có thể bị tác động làm giảm sức đề kháng do biên
độ dao động của nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố ngoại cảnh khác tăng lên. Sự
thay đổi các yếu tố khí hậu và thời tiết có thể làm nảy sinh một số bệnh mới
đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm và phát triển thành dịch hay đại
dịch.
ii). Lâm nghiệp
Việt Nam có đa dạng sinh học (ĐDSH) cao, có các hệ sinh thái (HST)
phong phú. Tuy nhiên trong thời gian qua, do những nguyên nhân khác nhau,
ĐDSH, các HST, đặc biệt là các HST rừng - HST có ĐDSH cao nhất bị suy
thoái trầm trọng.
Nước biển dâng lên làm giảm diện tích rừng ngập mặn ven biển tác
động xấu đến hệ sinh thái rừng tự nhiên và rừng trồng ở ĐBSCL. Trong
những năm gần đây, rừng tuy có tăng lên về diện tích, nhưng tỷ lệ rừng
nguyên sinh cũng vẫn chỉ khoảng 8% (so với 50% của các nước trong khu
vực).

11
Nhiệt độ và lượng bốc hơi tăng cùng với hạn hán kéo dài sẽ làm thay
đổi sự phân bố và khả năng sinh trưởng của các loài thực vật và động vật
rừng. Nhiều loài cây nhiệt đới ưa sáng sẽ di cư lên các vĩ độ cao hơn và các
loài cây á nhiệt đới sẽ mất dần. Số lượng quần thể các loài động thực vật rừng
quý hiếm sẽ ngày càng suy kiệt và nguy cơ tuyệt chủng tăng. Nhiệt độ tăng và
hạn hán kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ cháy rừng, nhất là các rừng trên đất than
bùn, vừa gây thiệt hại tài nguyên sinh vật, vừa tăng lượng phát thải khí nhà
kính, làm gia tăng BĐKH và tạo điều kiện cho một số loài sâu bệnh hại rừng
phát triển.
BĐKH làm thay đổi số lượng và chất lượng hệ sinh thái rừng, đa dạng
sinh học. Chức năng và dịch vụ môi trường (điều tiết nguồn nước, điều hoà
khí hậu, chống xói mòn v.v…) và kinh tế của của rừng bị suy giảm.
Nước biển dâng và hạn hán làm giảm năng suất và diện tích cây trồng
dẫn tới nhu cầu chuyển đổi rừng sang đất sản xuất nông nghiệp và khai thác
thuỷ sản tăng cũng như nhu cầu di cư lên những vùng cao, làm gia tăng nạn
phá rừng.
iii). Thuỷ sản: hiện tượng nước biển dâng và ngập mặn gia tăng dẫn
đến các hậu quả sau:
Nước mặn lấn sâu vào nội địa, làm mất nơi sinh sống thích hợp của một
số loài thủy sản nước ngọt; Rừng ngập mặn hiện có bị thu hẹp, ảnh hưởng đến
nơi cư trú của một số loài thủy sản; Khả năng cố định chất hữu cơ của hệ sinh
thái rong biển giảm, dẫn đến giảm nguồn cung cấp sản phẩm quang hợp và
chất dinh dưỡng cho sinh vật đáy. Do vậy, chất lượng môi trường sống của
nhiều loại thủy sản xấu đi.
iv) Diêm nghiệp: Mực nước biển gia tăng làm cho diện tích và cơ sở hạ
tầng sản xuất muối bị ảnh hưởng, đồng thời với những trận mưa lớn hơn có
cường độ cao hơn cũng ảnh hưởng đến năng suất muối.
v) Thuỷ lợi, cấp thoát nước
Mực nước biển dâng làm hệ thống đê biển hiện tại có nguy cơ tràn và
vỡ đê ngay cả khi không có các trận bão lớn. Ngoài ra, do mực nước biển
dâng cao làm chế độ dòng chảy ven bờ thay đổi gây xói lở bờ.
Đối với hệ thống đê sông, đê bao và bờ bao, mực nước biển dâng cao
làm cho khả năng tiêu thoát nước ra biển giảm, kéo theo mực nước các con
sông dâng lên, uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê bao và bờ bao.

12
Các công trình tiêu nước vùng ven biển hiện nay hầu hết đều là các hệ
thống tiêu tự chảy; khi mực nước biển dâng lên, việc tiêu tự chảy sẽ hết sức
khó khăn, diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực.
Nước biển dâng làm mặn xâm nhập sâu vào nội địa gây mặn nặng.
Trước tình hình đó Bộ Tài nguyên môi trường và An toàn hạt nhân
Cộng Hòa Liên Bang Đức thống nhất hỗ trợ cho tỉnh Bạc Liêu dự án “Quản
lý bền vững hệ sinh thái biển tỉnh Bạc Liêu” với nguồn vốn tài trợ không hoàn
lại là 1.600.000 EUR. Dự án này đã và đang được triển khai thực hiện và đã
đạt được những thành quả tích cực góp phần làm cơ sở cho những hoạch định
thiết thực trong tương lai với mục đích quản lý bền vững tài nguyên và ổn
định đời sống dân cư.
Từ những kết quả đạt được của dự án Quản lý bền vững hệ sinh thái
rừng ven biển tỉnh Bạc Liêu. Để tiếp tục thực hiện Chiến lược toàn diện về
tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) và Kế hoạch Hành Động Bảo vệ
Tính Đa dạng Sinh học trình bày các chiến lược về môi trường của chính phủ
Việt Nam trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ sự đa dạng
sinh học và các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Chiến lược toàn diện về tăng
trưởng và xoá đói giảm nghèo (CPRGS) kết hợp với Kế hoạch 5 năm phát
triển kinh tế xã hội của 2006-2010 của Việt Nam và của tỉnh Bạc Liêu nhấn
mạnh đến ý nghĩa quan trọng của việc bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên
nhiên trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội cho các vùng nông thôn, đặc
biệt là các vùng ngập mặn ven biển. Để tiếp nối những thành quả hiện nay Sở
Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Ban quản lý dự án Quản lý
bền vững hệ sinh thái rừng ven biển xây dựng bản đề xuất dự án “ Thích ứng
với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học ở tỉnh Bạc Liêu –
Việt Nam” với ý tưởng và mục tiêu như sau.
Rừng ven biển có thể bảo vệ dân cư ven biển trước nhiều tác động tiêu
cực của biến đổi khí hậu hoặc giảm thiểu những tác động này. Tuy nhiên,
chức năng bảo vệ này của rừng đang lâm nguy. Biến đổi khí hậu đe dọa các
khu rừng ven biển, đặc biệt là nơi mà các hệ sinh thái đang bị suy thoái do
độc canh và sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên. Trong Báo cáo
đánh giá lần thứ tư của Hội đồng liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC
4th Assessment Report) đã khẳng định một cách tóm tắt rằng, trong bối cảnh
biến đổi khí hậu vùng duyên hải phía nam của Việt Nam là một trong những
khu vực dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới. Những nguyên nhân chính là
13
sự gia tăng mực nước biển, các cơn bão (nhiệt đới) thường xuyên hơn và
mạnh mẽ hơn, và sự gia tăng nhiễm mặn đất nông nghiệp. Điều này có nghĩa
rằng cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước ven biển
ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng như khả năng thích ứng với biến đổi khí
hậu ở đây có nguy cơ rất cao. Mối nguy hiểm tiềm năng này còn được gia
tăng bởi sự bùng nổ của các đồng nuôi tôm trong thập kỷ vừa qua. Biến đổi
khí hậu, áp lực kinh tế và đói nghèo dẫn đến sử dụng tài nguyên không bền
vững, với các ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng bảo vệ bờ biển của rừng
ngập mặn và tiếp tục suy thoái diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Thu nhập
của người dân địa phương do đó sẽ lại càng sút kém.
3. môc tiªu cña dù ¸n hç trî kü thuËt.
3.1 Mục tiêu tổng thể.
Mục tiêu tổng thể của dự án: Mục tiêu của dự án là nhằm nâng cao hiệu
quả phòng hộ của các cánh rừng ven biển thông qua sử dụng bền vững tài
nguyên thiên nhiên và thúc đẩy đa dạng sinh học.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, vùng duyên hải phía nam của Việt
Nam là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên toàn thế giới.
Mục tiêu của Dự án là nhằm tăng cường bảo vệ rừng ven biển thông qua việc
sử dụng bền vững tài nguyên và thúc đẩy đa dạng sinh học. Để đạt được điều
đó, các cấp có thẩm quyền cần có đủ năng lực để xây dựng quy hoạch sử
dụng đất phù hợp với các hệ quả có thể dự đoán được của biến đổi khí hậu.
Sự phát triển của các loại hình kinh tế phù hợp trong nông nghiệp và nuôi
trồng thủy sản cũng góp phần đảm bảo đời sống của dân cư ven biển. Việc
nâng cao nhận thức thông qua các chương trình giáo dục môi trường trong các
trường học và lồng ghép các trọng tâm “Thúc đẩy đa dạng sinh học" và
"Thích ứng với biến đổi khí hậu" vào các quy trình quy hoạch và quản lý
vùng duyên hải ở cấp tỉnh mang tính sáng tạo đối với khu vực.

Mục tiêu ngắn hạn của dự án là : Hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhà
quản lý cấp tỉnh và các ngành ở tỉnh Bạc Liêu, nhằm tăng cường khả năng
chống chịu với BĐKH thông qua các chính sách và dự án định hướng quy
hoạch phát triển trong tương lai.

14
Đối với mục tiêu dài hạn là : Xác định rủi ro ứng với các kịch bản BĐKH
đến tỉnh Bạc Liêu nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung thông
qua việc ứng dụng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu; đánh giá tác
động của các kịch bản BĐKH trong tương lai đến điều kiện tự nhiên và kinh
tế - xã hội của Bạc Liêu và của vùng đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất các
giải pháp thích ứng phù hợp cho tỉnh Bạc Liêu và các ngành liên quan; xây
dựng các mô hình thí điểm để phục vụ việc nhân rộng các kết quả của dự án;
hỗ trợ cơ chế hợp tác trong việc chia sẻ thông tin và phối các hoạt động về
BĐKH ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; tăng cường năng lực cho các
nhà hoạch định chính sách, cán bộ kỹ thuật cũng như nâng cao nhận thức
cộng đồng về BĐKH và các giải pháp thích ứng.

Mục tiêu cụ thể của Dự án là : Nhằm tăng cường bảo vệ rừng ven
biển thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên và thúc đẩy đa dạng sinh
học. Sự cộng hưởng giữa thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng
sinh học được bảo đảm thông qua:
- (I) Khôi phục hệ thống rừng ven biển và đa dạng sinh học.
- (II) Hỗ trợ bảo tồn sân chim
- (III) Cộng đồng địa phương.
- (IV) Nâng cao nhận thức.
- (V) Tăng cường thể chế.
- (IV) Xây dựng mạng lưới.
Nhóm đối tượng mục tiêu ở vùng duyên hải là nhóm dân cư nông thôn
sống dựa vào rừng ngập mặn, ở đây chủ yếu là những người không có đất và
người dân tộc thiểu số Khmer. Trong đất liền sẽ hỗ trợ các hoạt động trồng
lúa và nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ và thử nghiệm luân canh ở vùng nhiễm
mặn.
Các biện pháp và hoạt động dự kiến:
Trọng tâm của dự án là các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đặc biệt việc tuân thủ vào những ưu tiên "thúc đẩy đa dạng sinh học" và
"Thích ứng với biến đổi khí hậu” trong quá trình lập kế hoạch của các Sở và
cơ quan có liên quan có tính chất sáng tạo đối với khu vực. Một trọng tâm đặc

15
biệt là quy hoạch sử dụng đất đi đôi với tạo ra với vùng đệm cho rừng phòng
hộ ngập mặn khi nước biển dâng.
Hầu như không thể trông đợi một đóng góp quan trọng vào chiến lược
giảm nhẹ lượng CO2 do không thể dự đoán được diện tích rừng được trồng
lại. Tuy nhiên nhằm giám sát dự án sẽ tiến hành lượng hóa lượng CO2 liên
quan nhờ vào cải tạo phương thức độc canh với mục tiêu nâng cao đa dạng
sinh học cũng như nhờ vào trồng mới rừng.
Để đạt được mục tiêu đề ra, dự án cần đạt được các khu vực kết quả và
hoạt động chính sau:
Khu vực kết quả 1: Khôi phục hệ thống rừng ven biển và đa dạng sinh
học.

Các biện pháp nâng cao tính đa dạng hệ sinh thái rừng ven biển được
xác định và biện pháp cụ thể phục hồi rừng ven biển được thực hiện.
Các hoạt động chính:
- Xây dựng qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp chi tiết cho vùng ven biển Bạc
Liêu phù hợp với các ảnh hưởng có thể dự đoán của biến đổi khí hậu.
- Thực hiện công tác phủ xanh diện tích đất trống trên dải rừng phòng hộ ven
biển Bạc Liêu thông qua các biện pháp trồng rừng, xúc tiến tái sinh khoảng
200ha.
- Trồng 400.000 cây rừng phân tán cải thiện môi trường trên các khu vực nuôi
trồng thủy sản trong vùng đệm.
- Xây dựng khu sưu tập thực vật với diện tích 5ha để bảo tồn nguồn giống phù
hợp cho rừng ngập mặn ven biển tỉnh Bạc Liêu.
- Thiết lập các khu vực rừng hạn chế xâm nhập với diện tích 300ha nhằm xúc
tiến phục hồi rừng theo hướng đa dạng sinh học tự nhiên trong vùng rừng
ngập mặn ven biển.
Khu vực kết quả 2 : Hỗ trợ bảo tồn sân chim

Mức độ đa dạng sinh học của Sân chim Bạc Liêu được nâng cao.
Các hoạt động chính:

16
- Nạo vét khoảng 7.800m kinh mương nhằm cải thiện hệ thống kinh nội bộ
nhằm cải thiện chất lượng nước trong khu vực.
- Trồng thêm 02 loài cây ngập mặn và 03 loài cây trên cạn để bổ sung các loài
thực vật thích hợp để tăng tính đa dạng sinh học và tạo môi trường tốt cho các
loài chim phát triển.
- Đề xuất các biện pháp quản lý vườn chim phù hợp trong bối cảnh thích nghi
với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
- Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm khu cứu hộ động vật hoang dã.
Khu vực kết quả 3 : Cộng đồng địa phương.

Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng rừng và đất rừng của người dân địa
phương sống phụ thuộc vào rừng nhằm cải thiện cuộc sống của người dân.

Các hoạt động chính:

- Thực hiện các biện pháp nâng cao nhận thức về rừng và biện pháp sử dụng
rừng và đất rừng hiệu quả nhằm cải thiện đời sống cho người dân địa phương.
- Nghiên cứu khảo nghiệm 30 giống lúa chịu mặn và ngập nhằm ổn định đời
sống và tăng thu nhập cho người dân trong vùng bị xâm nhập mặn và ngập
nước.
- Đa dạng hóa các biện pháp canh tác lồng ghép nông - lâm - ngư - nghiệp.
- Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nhóm
đồng quản lý.
- Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn về các ngành nghề phù hợp cho
phát triển bền vững tại địa phương trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
- Tìm giải pháp hỗ trợ các hợp tác xã nuôi Nghêu, Sò ven biển, hợp tác xã làm
muối để khai thác tốt nguồn tài nguyên theo hướng bền vững và thân thiện
với môi trường.
Khu vực kết quả 4: Nâng cao nhận thức.
Các hoạt động chính
- Đẩy mạnh hoạt động giáo dục môi trường đến tất các trường học trong vùng
dự án.
17
- Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân vùng ven biển tỉnh
Bạc Liêu.
- Xây dựng mạng lưới bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ công tác khảo sát thiết kế khu xử lý rác.
Khu vực kết quả 5 : Tăng cường thể chế.

Tăng cường khả năng quản lý của các cơ quan có liên quan ở tỉnh Bạc
Liêu đối với rừng ngập mặn, thuỷ sản, đa dạng sinh học và chính sách sử
dụng đất.

Các hoạt động chính:


- Tăng cường năng lực quản lý tài nguyên cho các cấp chính quyền trong địa
bàn tỉnh Bạc Liêu.
- Xây dựng 01 bản qui chế quản lý đa dạng sinh học, chính sách sử dụng đất,
bảo vệ môi trường và quản lý tổng hợp ven biển ( được phê duyệt).
- Nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý bảo vệ
rừng.
- Tổ chức các đợt tham quan học tập kinh nghiệm trong nước và quốc tế.
Khu vực kết quả 6 : Xây dựng mạng lưới.
Hỗ trợ cơ chế hợp tác trong việc chia sẻ thông tin và phối các hoạt động
về BĐKH ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
Các hoạt động chính:
- Thiết lập hệ thống thông tin chia sẻ kinh nghiệm trong tỉnh Bạc Liêu và từ
các khu vực ven biển của Đồng bằng sông cửu long.
- Nhân rộng các giải pháp về phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí
hậu tại Đồng bằng Sông cửu long.
3.4 Nhóm đối tượng của Dự án.
3.4.1 Nhóm đối tượng chính.
Nhóm đối tượng mục tiêu ở vùng duyên hải là nhóm dân cư nông thôn
sống dựa vào rừng ngập mặn, ở đây chủ yếu là những người không có đất và
người dân tộc thiểu số Khmer. Trong đất liền sẽ hỗ trợ các hoạt động trồng

18
lúa và nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi quy mô nhỏ và thử nghiệm luân canh ở
vùng nhiễm mặn.
Dự kiến sẽ hỗ trợ việc xây dựng chương trình giảng dạy và giáo dục
môi trường liên tỉnh trong các trường học ở Đồng bằng sông Cửu Long thông
qua một vị trí do CIM tài trợ ở Đại học Cần Thơ.
3.4.2 Nhóm đối tượng trung gian.
Đối tượng trung gian là đội ngũ cán bộ lãnh đạo và chuyên môn làm
công tác quy hoạch, công tác quản lý, đội ngũ quản lý lâm nghiệp, nông
nghiệp và phát triển nông thôn của tỉnh và cấp huyện, xã.
4. CẤU TRÚC THỂ CHẾ.
4.1 Đối tác của dự án.
4.1.1 Đối tác chính của dự án.
Cơ quan chủ quản của dự án được đề xuất là UBND tỉnh Bạc Liêu, Phó
Chủ tịch Phạm Hoàng Bê. Dự án này sẽ được đặt tại Sở NN & PTNT, Địa
chỉ: Nguyễn Tất Thành, Phường 1, TX Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu; PHAN
MINH QUANG (Phó giám đốc), Điện thoại: +84- (0) 781.823826 Fax: +84
(0) 781,823944.
Sự hỗ trợ về mặt chính trị của UBND tỉnh với tư cách là cơ quan cấp
trên của tất cả các Sở có liên quan là hết sức cần thiết cho các mục tiêu, chẳng
hạn quy hoạch sử dụng đất phù hợp với khí hậu. Vì vậy, đề xuất dự án này đã
được xây dựng với sự tham gia của UBND tỉnh, Sở NN & PTNT và các Sở
khác có liên quan như Sở Giáo dục Đào tạo và Sở Tài nguyên Môi trường.
Việc dự án được đặt tại Sở NN & PTNT là thể theo mong muốn của đối tác,
bởi vì đây cũng là nơi chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn về nông nghiệp,
lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
4.1.2 Các đối tác khác.
Ở cấp quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ
Tài nguyên môi trường và các cơ quan khác có liên quan, đồng thời chịu trách
nhiệm phê duyệt các tài liệu liên quan theo thẩm quyền.
4.2 Cấu trúc Quản lý dự án.
Dự án sẽ do UBND tỉnh Bạc Liêu là cơ quan chủ quản và chỉ đạo thực
hiện với sự tham gia của các tổ chức nhà nước và các ban ngành khác liên
quan cùng với sự tham gia của UBND các cấp từ tỉnh, huyện và xã vùng dư
án.

19
UBND Tỉnh sẽ thành lập một Ban điều hành dự án, mét Ban quản lý
dự án cấp tỉnh phối hợp với Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tổ chức
thực hiện dự án.
4.2.1 Ban điều hành dự án.
Ban điều hành dự án Tỉnh được thành lập do Phó chủ tịch UBND tỉnh
Bạc Liêu làm trưởng ban, Giám đốc hay Phó giám đốc Sở Nông nghiệp sẽ là
Phó ban và các thành viên khác từ các Sở /ban ngành, tổ chức liên quan như:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Sở Giáo dục đào tạo, Sở Khoa học công nghệ, Văn phòng UBND
tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, UBND các huyện vùng dự án và các ban ngành liên
quan khác.
Trách nhiệm chính của Ban điều hành tỉnh:
- Chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch tổng thể, kế hoạch năm và nguồn vốn
đối ứng của Việt Nam cho dự án.
- Đưa ra các định hướng mang tính chiến lược cho dự án.
- Đảm bảo điều phối việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động
giữa GTZ và các đơn vị liên quan của tỉnh.
- Phê duyệt bổ nhiệm cán bộ quản lý dự án (Ban quản lý dự án), giám
sát và chỉ đạo Ban Quản lý về thực hiện và quản lý dự án.
Các cơ quan ban ngành cấp tỉnh:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các sở, tổ chức liên quan để
thực hiện kế hoạch ngân sách hàng năm, sau khi thông qua tiến trình thực
hiện dự án.
- Sở NN&PTNT có trách nhiệm về tất cả các vấn đề liên quan đến
ngành lâm nghiệp, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, nông nghiệp và ngư
nghiệp. Sở NN&PTNT sẽ đóng vai trò chính trong việc xem xét kế hoạch sử
dụng rừng mà khoanh vùng phù hợp với các chức năng bảo vệ và sinh học;
quá trình xin mở rộng rừng đặc dụng; cấp nguồn từ dự án 661 đê bảo vệ rừng
và phối hợp với Sở TNMT về các vấn đề cấp đất rừng cho các cộng đồng địa
phương. Sở NN&PTNT cũng chịu trách nhiệm về thực thi luật bảo vệ rừng và
những qui định thông qua Chi cục kiểm lâm.
- Sở Tài chính sẽ làm việc Bé Tµi chÝnh vµ với các ngân hàng th-
¬ng m¹i xây dựng quy trình giải ngân nguồn vốn và soạn thảo cẩm nang
hướng dẫn thực hiện đối với ngân sách của tỉnh (vốn đối ứng cho dự án).

20
4.2.2 Ban Quản lý dự án cấp Tỉnh.
Ban Quản lý dự án Tỉnh bao gồm :
- Giám đốc dự án là lãnh đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT) làm việc bán
chuyên trách.
- Phó giám đốc Dự án (làm việc bán chuyên trách),
- Điều phối viên ( Cán bộ chuyên môn của Chi Cục Kiểm lâm) làm việc bán
chuyên trách,
- Cố vấn trưởng dự án.
Văn phòng Ban quản lý dự án Tỉnh sẽ đóng tại Chi Cục Kiểm Lâm Bạc
Liêu (Địa chỉ : Số 215, đường 23/8, phường 8, Tp. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Ban quản lý Dự án cấp Tỉnh có những nhiệm vụ chính như sau:
- Tạo điều kiện cho dự án hoạt động, làm các thủ tục hành chính liên
quan (công văn cho các ban ngành liên quan đối với hoạt động của dự án,
hoàn tất các thủ tục nhập khẩu trang thiêt bị cho dự án và làm các thủ tục
nhập cảnh cho chuyên gia quốc tế vào làm việc cho dự án tại tỉnh).
- Trình kế hoạch hoạt động năm cho Ban điều hành phê duyệt, phê
duyệt và giám sát kế hoạch hoạt động quí, tháng.
- Phối hợp với Cố vấn trưởng dự án trong việc xây dựng đề cương
nhiệm vụ, tuyển nhân sự, chuyên gia ngắn hạn trong nước và quốc tế. Lập kế
hoạch và phân bổ ngân sách và quản lý các hạng mục chi phí đối với nguồn
vốn đối ứng trong nước.
- Liên lạc và phối hợp với văn phòng GTZ và các nhà tài trợ khác trong
khuôn khổ các hoạt động của sự án.
- Tham gia và chủ trì các cuộc hội thảo, họp báo cáo chuyên ngành và
các buổi làm việc định kỳ về kế hoạch hoạt động của dự án nhằm tăng cường
tính minh bạch thông qua quá trình thực hiện dự án
- Giải quyết kịp thời đối với các vấn đề phát sinh hoặc báo cáo Ban
Điều hành cho ý kiến giẩi quyết
- Báo cáo định kỳ cho Ban chỉ đạo dự án theo Nghị định của Chính phủ
số 131/2006/NĐ-CP và các qui định liên quan khác về quản lý và thực hiện
dự án đối với nguồn vốn viện trợ kỹ thuật không hoàn lại.
Nhiệm vụ, trách nhiệm chính của một số chức danh trong Ban QLDA
Tỉnh như sau:

21
i) Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm chung về các hoạt động của dự án, phối hợp với Cố
vấn trưởng dự án điều hành các hoạt động theo kế hoạch năm đã đựợc phê
duyệt.
- Kiểm tra và phê duyệt kế hoạch công việc quí, tháng, lên kế hoạch và
phân bổ ngân sách hàng năm đối với nguồn vốn đối ứng của tỉnh.
- Can thiệp và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện
các hoạt động tại các cấp huyện, xã và với các ban ngành liên quan.
- Phối hợp và hỗ trợ Cố vấn trưỏng tuyển chọn nhân sự cho dự (nhân
viên, tư vấn ngắn hạn trong nước và quốc tế) thông nhất về đề cương nhiệm
vụ.
- Chỉ đạo việc làm các thủ tục nhập cảnh cho chuyên gia quốc tế (sau
khi đã thông nhất với cố vấn trưởng dự án) và các thủ tục liên quan khác cho
các tư vấn vảo làm việc tại địa phương.
- Đảm bảo việc phối kết hợp với các Ban, nghành từ cấp tỉnh đến cấp
Huyện, xã dự án địa phương và các tổ chức liên quan.
- Phối hợp xây dựng các hoạt động đánh giá nhu cầu đào tạo, chỉ đạo
xây dựng tài liệu hướng dẫn liên quan theo yêu cầu các hoạt động.
- Chủ trì các cuộc họp dự án định kỳ và các cuộc họp báo cáo chuyên
môn của tư vấn ngán hạn.
ii) Phó giám đốc :
- Thực hiện các công việc do giám đốc phân công và chịu trách nhiệm
đối với công việc được giao.
iii) Điều phối viên tỉnh.
- Giám sát việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch và tiến độ, điều
phối các hoạt động của dự án tới cấp địa phương.
- Báo cáo Giám đốc dự án về các vấn đề phát sinh cũng như xin ý kiến
kịp thời cho các hoạt động trong qua trình thực hiện.
- Tham gia thực hiện các hoạt động cụ thể theo yêu cầu của Giám đốc
và của dự án.
- Dự thảo báo cáo dự án định kỳ về kết quả hoạt động quí, tháng của dự
án cho Giám đốc dự án.
- Hỗ trợ các khóa đào tạo, tập huấn, xây dựng chương trình.
- Thực hiện các công việc được giao khác theo yêu cầu thực tế.
iiii) Cố vấn trưởng dự án
22
- Phối hợp với Giám đốc dự án tổ chức điều hành các hoạt động theo kế
hoạch đã được duyệt, chịu trách nhiệm về quản lý và thực hiện phần vốn
ODA của Đức cho dự án theo thỏa thuận và cam kết của 02 chính phủ.
- Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn được giao theo nhiệm vụ đã
được UBND tỉnh đồng ý.
- Cố vấn trưởng và giám đốc dự án phải tuân thủ quy chế tổ chức và
thực hiện dự án do ban điều hành dự án tỉnh ban hành.
iiiii)Văn phòng Dự án
Văn phòng dự án là nơi thực thi các họat động của dự án và là nơi làm
việc Ban quản lý dự án, Cố vấn trưởng dự án, cán bộ và các chuyên gia trong
nước và quốc tế. Nhiệm vụ của văn phòng dự án là điều hành thực hiện tốt
các hoạt động của dự án theo kế hoạch đã được Ban điều hành phê duyệt. Văn
phòng dự án đặt tại Chi cục Kiểm lâm số 215 đường 23/8 phường 8 thành phố
Bạc Liêu tỉnh Bạc Liêu.
4.2.3 Cán bộ dự án cấp Huyện
Tại mỗi Huyện (vùng dự án) sẽ có 01 cán bộ kỹ thuật bán chuyên trách
làm việc cho các hoạt động hiện trường của dự án.
Những cán bộ này có trách nhiệm phối hợp với văn phòng dự án thực
hiện các hoạt động hiện trường tại địa phuơng.
Những hoạt động cña dù ¸n ở 07 huyện và thành phố chủ yếu là:
- Thực hiện các hoạt động hiện trường theo kế hoạch hoạt động của dự
án.
- Báo cáo tình hình hoạt động và các vấn đề phát sinh cho ban quản lý
dự án tỉnh để giải quyết kịp thời.
- Thực hiện và tuân thủ hoạt động giám sát hiện trường.

23
4.3 Sơ đồ tổ chức dự án .

UBND tỉnh

Ban điều hành tỉnh

Ban quản lý dự án tỉnh


Văn phòng dự án
Giám đốc, Cố vấn trưởng
Cố vấn truởng, cán bộ dự
Phó giám đốc, điều phối
án, chuyên gia khác
viên

Cán Cán Cán Cán Cán Cán


Cán
bộ phụ bộ phụ bộ phụ bộ phụ bộ phụ bộ phụ
bộ phụ
trách trách trách trách trách trách
trách
hiện hiện hiện hiện hiện hiện
hiện
trường trường trường trường trường trường
trường
huyện huyện huyện huyện huyện Tp.
huyện
Đông Hòa Vĩnh Hồng Phước Bạc
Giá rai
Hải Bình Lợi dân Long Liêu

Các xã vùng ven biển Các Hợp Tác Xã

24
4.4 Lập kế hoạch, báo cáo giám sát.
4.4.1 Lập kế hoạch hoạt động của Dự án.
Kế hoạch hoạt động hàng năm của dự án là tài liệu quan trọng để thực
hiện dự án, bao kết quả và những hoạt động cụ thể, chi tiết sẽ được phối hợp
với từng đơn vị, tổ chức và địa phương để thực hiện. Kế hoạch hoạt động sẽ
do Ban Quản lý dự án xây dựng thông qua tổ chức hội thảo lập kế hoạch với
sự tham gia đóng góp của các đơn vị, tổ chức liên quan. Kế hoạch hoạt động
năm phải dựa trên các đề xuất do các đối tác đóng góp, đảm bảo trọng tâm,
theo định hướng mục tiêu của dự án đã được phê duyệt và đáp ứng nhu cầu
thực tế của tại địa phuơng. Kế hoạch hoạt động sau khi được Ban điều hành
phê duyệt, Ban quản lý dự án sẽ phối họp với văn phòng dự án triển khai thực
hiện các hoạt động.
Quy trình lập kế hoạch và điều phối hoạt động:
- Các đối tác chính, các đối tác thực hiện, các cơ quan tổ chức thô
hưởng đều có quyền và trách nhiệm xây dựng, đề xuất các hoạt động tiếp
theo. Bộ phận tổng hợp thuộc Ban Quản lý dự án có nhiệm vụ thu thập, nắm
bắt nhu cầu của các đơn vị, tổ chức liên quan tham gia thực hiện dự án, cùng
với cố vấn truởng và cán bộ dự án xem xét, thiết kế kế hoạch hoạt động, đồng
thời hướng dẫn các đơn vị đối tác thực hiện, các đơn vị tổ chức thụ hưởng
hiểu và tuân thủ quy trình lập kế hoạch hoạt động hàng năm, nhằm nhận được
sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của dự án.
- Các đề xuất hoạt động trong năm tiếp theo của từng mục tiêu hoặc kết
quả dự kiến cần gửi cho các đối tác chính và Ban Quản lý dự án để xem xét,
tổng hợp. Cán bộ theo dõi từng lĩnh vực hoặc mục tiêu của dự án phối hợp với
bộ phận tổng hợp chỉnh sửa đề xuất hoạt động trên cơ sở tham vấn với các
chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước, từ đó xây dựng bản thảo kế hoạch
hoạt động.
- Bản thảo kế hoạch hoạt động của năm dự án được xây dựng và trình
bày tại Hội thảo lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị, tổ chức liên quan, các
đối tác thực hiện. Bản kế hoạch hoạt động cuối cùng sẽ được chỉnh sửa để
trình Ban điều hành dự án tØnh phê duyệt.
- Văn phòng dự án sẽ gửi tài liệu kế hoạch hoạt động được phê duyệt
cho các đối tác chính và các đơn vị tổ chức thực hiện triễn khai.
- Ban quản lý dự án Tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát, hướng
dẫn, hỗ trợ thực hiện các hoạt động theo kế hoạch, đồng thời nắm bắt tình
25
hình thực hiện và nếu có những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch cần kịp thời
chỉnh lý, bổ sung trình lên Ban điều hành dự án thông qua các cuộc họp định
kỳ để xem xét, giải quyết, nhằm đáp ứng tiến độ của dự án.
4.4.2 Điều phối tài chính.
Vốn hỗ trợ kỹ thuật và đóng góp của Việt nam sẽ được phân bổ dựa
trên các hoạt động cụ thể đã được ban điều hành phê duyệt. Việc phân bổ tài
chính sẽ được trình lên Ban điều hành dự án thông qua. Các báo cáo chi tiêu
hàng quý đối với ngân sách của tỉnh và báo cáo năm đối với nguồn vốn ODA
- viện trợ không hoàn lại sẽ được gửi lên Ban điều hành dự án, Sở Kế hoạch
và Đầu tư và Sở Tài chính.
4.4.3 Báo cáo giám sát.
Văn phòng đại diện GTZ Hà nội và Uỷ ban nhân dân Tỉnh Bạc Liêu
thông qua Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm chuẩn bị báo cáo để trình lên
cấp có thẩm quyền các báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện dự án, về tiến
trình thực hiện mục tiêu và các chỉ số đánh giá và việc sử dụng nguồn vốn
được phê duyệt. Cả hai phía Việt nam và Đức sẽ hợp tác chặt chẽ trong việc
thực hiện những trách nhiệm của mình về báo cáo này.
5. TÁC ĐỘNG VÀ CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ.
5.1 Chỉ số đánh giá mục tiêu tổng thể.
Để đạt được mục tiêu tổng thể của dự án, ngay sau khi dự án được
UBND tỉnh phê duyệt, Ban quản lý dự án sẽ tổ chức hội thảo lập kế hoạch và
xây dựng các chỉ tiêu đánh giá cụ thể với sự tham gia của các banh nghành.
Các chỉ số phải đạt được các yêu cầu về:
- Tác dụng bảo vệ khí hậu
- Xây dựng các mô hình thử nghiệm gắn với việc ban hành các hướng
dẫn xây dựng mô hình và cho nhân rộng tại các vùng tương tự.
- Nâng cao điêu kiện đời sống và tạo công ăn việc làm một cách bền
vững cho người dân địa phương sống dựa vào rừng bao gồm người dân tộc
thiểu số Khmer.
- Đóng góp cho việc bảo vệ khí hậu toàn cầu
- Thử nghiệm trồng cây thích ứng với thay đổi khí hậu và giữ gìn đa
dạng hoá sinh học.
6. THỜI HẠN DỰ ÁN VÀ ĐÓNG GÓP NGÂN SÁCH.
6.1 Thời hạn dự án.
Dự án được đề xuất thực hiện từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2014
26
Dự án sẽ được triển khai thực hiện ngay sau khi được UBND tỉnh Bạc Liêu
phê duyệt và ký Bản thoả thuận thực hiện dự án với Văn phòng đại diện GTZ
Hà Nội.
6.2 Tổng vốn của dự án
Tổng số: 3.850.000 Euro Trong đó:
Nguồn hỗ trợ không hoàn lại (ODA) là : 3.500.000 Euro
Nguồn đối ứng của Tỉnh Bạc Liêu là : 350.000 Euro
Đóng góp của Đức :
Căn cứ vào thư của Bộ Môi trường bảo tồn thiên nhân và An toàn hạt
nhân Cộng hoà Liên Bang Đức gửi Bộ Kế hoạch đầu tư – Việt Nam đồng ý
hỗ trợ UBND tỉnh Bạc Liêu 3.500.000 EUR để thực hiện dự án. UBND tỉnh
Bạc Liêu sẽ hoàn tất các thủ tục tiếp trình Chính Phủ Việt Nam, Bộ Kế hoạch
và Đâu tư theo Nghị định 131/2006/ND-CP của Chính phủ ngày 9/11/2006
ban hành qui chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
6.2.1.1 Các chi phí dự tính cho giai đoạn thực hiện:
a. Dự toán phân bổ kinh phí phần vốn ODA
HẠNG MỤC SỐ TIỀN
(EURO)
Chi phí cho nhân sự GIZ (Bạc Liêu, Hà Nội, Đức) 1.620.000
Mua sắm trang thiết bị 390.000
Chi phí tư vấn 320.000
Hỗ trợ địa phương 160.000
Tất cả chi phí khác (gồm các chuyến tham quan học tập 350.000
kinh nghiệm, hội thảo, chi phí vận hành và hành chính):
Chi phí văn phòng GIZ Hà Nội: 100.000
Chi phí cho văn phòng chính tại Đức: 350.000
Chi phí dự phòng: 210.000
Tổng ngân sách ODA 3.500.000
Các chi phí của từng khoản mục sẽ được điều chỉnh và chi theo thực tế và
yêu cầu của kế hoạch hoạt động của dự án.

* Hỗ trợ kỹ thuật Đức dự tính chi cho cá khoản dưới đây (sẽ có dự trù
chi phí cụ thể sau)
- Chuyên gia quốc tế kỹ thuật dài hạn
- Các chuyên gia quốc tế ngắn hạn trong các lĩnh vực chuyên môn theo
yêu cầu cụ thể của công việc, giám đốc và cố vấn trưởng thống nhất đề cương
nhiệm vụ căn cứ kế hoạch hoạt động của dự án.

27
- Các chuyên gia trong nước, cán bộ giảng dạy theo hợp đồng, cán bộ
phụ trách kỹ thuật và nhân viên văn phòng do giám đốc dự án và cố vấn
trưởng thống nhất tuyển chọn theo đề cương công việc cụ thể.
* Đào tạo, đào tạo nâng cao, nghiên cứu khảo sát và các hoạt động dự
án khác bao gồm :
- Các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ địa phương,
cán bộ dự án,
- Các chương trình khảo sát nghiên cứu trong và ngoài nước (phần chi
chí cho các khoá đào tạo sẽ được xây dựng theo nhu cầu thực tế căn cứ
chương trình đạo tạo được thống nhất giữa cố vấn trưởng và giám đốc dự án.
- Các chi phí hoạt động xây dựng mô hình, công tác phí trong nước của
chuyên gia, cán bộ sở tại và học viên, chi phí hội thảo và các hội nghị, hội
thảo chuyên đề.
* Trang thiết bị bao gồm :
- 02 xe ô tô 2 cầu đi hiện trường
- 20 xe máy trang bị cho công tác hiện trường, trang thiết bị văn phòng,
máy tính, máy in, máy photocopy và các trang thiết bị, tài liệu giảng dạy
khác phục vụ hội thảo, đào tạo và nghiên cứu.
* Chi phí cho trồng mới rừng ngập mặn và cây phân tán tăng độ che
phủ cải thiện môi trường và các khoản mục chi phí khác có liên quan đến
công tác trồng và bảo tồn nguồn gien các giống cây ngập mặn tại Bạc Liêu.
* Các chi phí khác : Chi phí hoạt động văn phòng, chi phí vận hành,
biên phiên dịch và các khoản chi phí hành chính liên quan khác.
* Các chi phí chung, lợi nhuận, thuế : bao gồm các chi phí quản lý
chung của GTZ tại Đức và Việt Nam, thuế tạm tính phải nộp (thuế VAT khi
mua sắm, nhập máy móc, trang thiết bị. Các khoản thuế này sẽ được hoàn
thuế khi dự án làm quyết toán.
* Các hỗ trợ địa phương khác (theo từng hoạt động cụ thể).

b. Dự kiến phân bổ ngân sách cho từng năm

Ngân sách thực


Năm
hiện (EURO)
Năm thứ nhất - 2011 1.000.000
Năm thứ hai - 2012 1.100.000

28
Năm thứ ba - 2013 900.000
Năm thứ tư – 2014 500.000
Tổng cộng 3.500.000

Đóng góp của phía Việt nam.

Vốn đối ứng trong nước cho Dự án bằng 10% vốn viện trợ là 350,000
Euro (Ba trăm năm mươi ngàn Euro) tương đương khoảng 9.069.200.000
VND sẽ được phân bổ từ nguồn ngân sách nhà nước Việt Nam (ngân sách địa
phương):

Dự kiến phân bổ vốn đối cho từng năm

Ngân sách thực


Năm Qui đổi VND
hiện (EUR)
Năm 2011 100,000 2.591.200.000
Năm 2012 100,000 2.591.200.000
Năm 2013 100,000 2.591.200.000
Năm 2014 50,000 1.295.600.000
Tổng cộng 350,000
Theo tỷ giá qui đổi ngày 7/12/2010 9.069.200.000
của Ngân hàng Ngoại thương:
1 EUR = 25.912 VND
** Vốn ngân sách sẽ được cấp khi dự án được phê duyệt và triển khai thực
hiện, các chi phí của từng khoản mục sẽ được điều chỉnh và quyết toán theo
chi phí thực tế với yêu cầu và kế hoạch trong quá trình thực hiện Dự án.

Chi tiết nhóm mục chi


Các chi phí dự toán được xây dựng theo nghị định 131/2006/NĐ-CP
ngày 09/11/2006 và chi tiết thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số
219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 qui định về định mức chi tiêu áp dụng
cho các dự án ODA viện trợ không hoàn lại và chi từ nguồn vốn trong nước
áp dụng cho cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện dự án (Ban điều hành, chủ dự
án, ban quản lý dự án).
(1) Lương và các khoản phụ cấp lương

29
(2) Phụ cấp quản lý dự án ODA
(3) Lương, tiền công áp dụng cho chế độ làm hợp đồng
(4) Chi phí biên phiên dịch và dịch thuật
(5) Công tác phí
(6) Hội nghị, hội thảo, tập huấn và thuê giảng viên
(7) Chi thuê chuyên gia trong nước
(8) Chi phí thường xuyên khác (văn phòng phẩm, vật tư, xăng xe,
sửa chữa thường xuyên và cước phí thông tin liên lạc v.v).
Các đóng góp của Việt Nam cho dự án (chi từ nguồn vốn đối úng của
Việt Nam) sẽ có dự trù chi phí cụ thể và được phân bổ từ tỉnh tới huyện, xã
theo Nghị định Chính phủ 131/2006/NĐ-CP
* Chi trả lương và các chi phí liên quan cho các cán bộ tham gia hoạt
động của dự án :
- Cán bộ tham gia bán chuyên trách và chuyên trách như thành viên
Ban điều hành, thành viên Ban quản lý dự án (tỉnh, huyện)
- Điều phối viên bán chuyên trách cho dự án.
- Cán bộ chuyên trách ở cấp xã, huyện, tỉnh tham gia thực hiện dự án.
- Cộng tác viên của dự án.
- Chi trả lương và các khoản phụ cấp cho cộng tác viên dài hạn của dự
án hoặc cán bộ biệt phái theo chương trình.
* Chi phí hành chính, vận hành
- Điện, nước, bảo vệ cho dự án
- Chi phí điện thoại trong nước, fax, internet (cho văn phòng Ban quản
lý dự án)
- Chi phí vận hành và bảo trì xe cộ của dự án
- Chi phí khi sử dụng cơ sở vật chất của Nhà nước khi hội họp, hội thảo
và tập huấn...
- Chi phí tiếp khách, các cuộc họp của dự án (cho Ban điều hành, Ban
quản lý dự án)
- Cung cấp văn phòng dự án có đủ điều kiện làm việc tại Thành phố
Bạc Liêu.
- Các đóng góp khác theo qui định.

7. CÁC TÁC ĐỘNG MONG MUỐN CỦA DỰ ÁN.


7.1 Đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội :
30
- Việc phục hồi rừng phòng hộ ven biển có tác động trực tiếp đảm bảo
hoạt động của các trang trại nuôi tôm và nông trại ở khu vực rừng phòng hộ
(tránh nhiễm mặn và bị phá hủy).
- Các sáng kiến đa dạng hoá sản xuất nuôi trồng thuỷ sản cho nông dân
sinh sống ở vùng rừng ngập mặn góp phần tạo ra nguồn thu nhập thay thế và
giảm thiểu rủi ro bên ngoài (biến động giá tôm trên thị trường thế giới và các
bệnh tôm)
- Trong đất liền sẽ hỗ trợ các hoạt động trồng lúa và nuôi trồng thủy sản
quy mô nhỏ và thử nghiệm luân canh ở vùng nhiễm mặn nhằm bảo đảm sản
xuất nông nghiệp trong trung hạn.
- Thu nhập của người thiểu số Khmer và người không có đất được ổn
định bằng cách duy trì việc làm trong ngành nông nghiệp và nuôi trồng thủy
sản cũng như sử dụng bền vững rừng ngập mặn.
7.2 Các tác động khác của dự án.
- Tác động liên quan đến biến đổi khí hậu là tăng cường bảo vệ vùng
ven biển chống lại các mối đe dọa ngày càng tăng của các cơn bão và khả
năng năng thích ứng cao hơn của hệ sinh thái thông qua phục hồi đa dạng sinh
học.
- Ngoài các tác động đo lường được về mặt vật lý, dự kiến rằng sự tham gia
của người dân không có đất vào quản lý tài nguyên có thể hỗ trợ sự ổn định
kinh tế của các khu vực ven biển và bảo đảm việc quản lý và duy trì tài
nguyên.
- Thông qua dự án, năng lực lập kế hoạch và nhân sự cần thiết để lập quy
hoạch sử dụng đất và quản lý nguồn tài nguyên trong tỉnh sẽ được cải thiện.
7.3 Tính sáng tạo của dự án :
- Đây là dự án đầu tiên ở các tỉnh ven biển Việt Nam với trọng tâm thúc
đẩy đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Đến nay cả các cơ quan chính phủ cũng như các nhà tài trợ khác đều
chưa có biện pháp khuyến khích nâng cao nhận thức thông qua các chương
trình giáo dục môi trường trong các trường học.
- Các kiến thức và kinh nghiệm có được khi theo đuổi trọng tâm lập kế
hoạch và quy trình quản lý ở cấp tỉnh có tính sáng tạo đối với khu vực.
- Cho đến nay, quy trình có tính xung đột tiềm năng của quy hoạch sử dụng
đất thích nghi với biến đổi khí hậu chưa được áp dụng ở tỉnh nào thuộc khu
vực ven biển phía Nam của Việt Nam. Mật độ dân số tăng cao ở Đồng bằng
31
sông Cửu Long và việc thâm canh sử dụng đất để sản xuất lúa và nuôi trồng
thủy sản đã ngăn chặn bất kỳ biện pháp trung hạn nào nhằm tạo ra vùng đệm
cho rừng phòng hộ ngập mặn khi nước biển dâng.
7.4 Đảm bảo tính bền vững sau khi kết thúc dự án:
- Hỗ trợ một quy hoạch sử dụng đất thích nghi với biến đổi khí hậu
trong phạm vi quản lý cấp tỉnh bảo đảm việc sử dụng lâu dài các dịch vụ tư
vấn vượt ra ngoài thời gian thực hiện của dự án.
- Giáo dục môi trường trong các trường học và nâng cao nhận thức về
tác động của biến đổi khí hậu hỗ trợ sự thâm nhập của nội dung dự án trong
tỉnh.
- Các hoạt động của dự án đóng góp trực tiếp vào việc thực hiện Chiến lược
quốc gia về môi trường (số 256/2003 ngày 02/12/2003) và Chiến lược Phát
triển Lâm nghiệp Quốc gia 2006 -2020 (số 18/2007 ngày 05/02/2007) và do
đó được liên kết lâu dài vào thể chế.
- Sự tham gia chịu trách nhiệm của đối tác dự án được đảm bảo thông
qua sự liên kết chặt chẽ giữa cơ quan chính trị (UBND) với các Sở và các tổ
chức thực hiện có liên quan. Một ủy ban chỉ đạo quản lý tổng hợp các khu
vực ven biển bao gồm đại diện từ tất cả các Sở có liên quan sẽ được thành lập.
7.5 Khả năng nhân rộng kết quả
- Thông qua phương pháp thể chế hóa kinh nghiệm và kết quả mô tả ở
mục 5.1. sẽ bảo đảm việc nhân rộng trong khu vực.
- Do toàn bộ bờ biển của đồng bằng sông Cửu Long, từ tỉnh Kiên Giang
đến Trà Vinh, được các dự án của GTZ hỗ trợ, các kết quả dự án sẽ có thể
được nhân rộng trong chính quyền các tỉnh. Do điều kiện địa lý và sự liên
quan về chủ đề của các dự án có thể đạt được tính chuyển giao cao.
- Do dự án đóng góp vào một vấn đề ưu tiên và hợp tác chặt chẽ với các dự
án khác của hợp tác phát triển Đức và các mạng lưới liên quan, có thể đảm
bảo vị thế quốc gia cao cho dự án.
- Việt Nam trong thập kỷ qua đã tự khẳng định là một trung tâm kinh tế
năng động đang phát triển ở châu Á và tham gia ngày càng tích cực vào các
cuộc đối thoại quốc tế. Do có bờ biển dài 3.400km và bị đe dọa bởi các cơn
bão nhiệt đới, Việt Nam đóng một vai trò ngày càng tích cực trong các cuộc
đối thoại về bảo vệ khí hậu. Vì vậy, các kết quả dự án cũng có một vị thế
quốc tế cao.

32
7.6 Sự phù hợp và cộng hưởng, liên quan đến các dự án khác ở Việt
Nam:
Dự án này phù hợp với Chiến lược quốc gia về Môi trường của Việt
Nam (2001-2010), trong đó việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên thiên
nhiên được khẳng định là yếu tố thiết yếu trong chính sách môi trường và
phát triển của Việt Nam. Điều đó cũng phục vụ việc thực hiện các mục tiêu
bảo vệ khí hậu quốc tế ở cấp quốc gia mà Việt Nam đã ký kết ở Hội nghị
Bali. Hơn nữa, dự án đóng góp trực tiếp vào các lĩnh vực hoạt động ưu tiên
(bảo vệ vùng duyên hải) và hỗ trợ các phương thức thực hiện chương trình
khí hậu trong Dự thảo "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi
khí hậu".
Các dự án bảo vệ vùng đất ngập nước ở Sóc Trăng (BMZ) và quản lý
nguồn tài nguyên ở tỉnh Kiên Giang (BMZ / AusAID) cũng hỗ trợ việc bảo vệ
và bảo tồn cũng như đồng quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển.
Với dự án mới bắt đầu của GTZ-AusAID bảo vệ vùng duyên hải ở tỉnh Cà
Mau và dự án Phát triển nông thôn Trà Vinh (GTZ-IFAD), lần đầu tiên Hợp
tác Phát triển Đức có thể phối hợp hỗ trợ tất cả các tỉnh ven biển phía nam
(các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh). Qua đó có
thể đóng góp tích cực vào hợp tác liên tỉnh về các vấn đề quản lý tài nguyên
bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra cũng sẽ hợp tác với dự án WISDOM (Hệ thống thông tin liên
quan đến nước) của DLR (Trung tâm Hàng không và Không gian Đức) do
BMBF tài trợ, để đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu liên quan đến đa dạng sinh
học thu thập được ở các tỉnh được lưu trữ trong nền tảng thông tin thống nhất
được phát triển cho đồng bằng sông Cửu Long. Các phân tích và hình ảnh của
dữ liệu đa ngành (ví dụ như thủy văn, xã hội học và lâm nghiệp) sẽ hỗ trợ quá
trình lập kế hoạch ở cấp quốc gia và cấp tỉnh. Dự án cũng thúc đẩy việc ứng
dụng nền tảng thông tin trong chính quyền tỉnh, cho phép quản lý môi trường
tốt hơn trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tình trạng xấu đi của rừng gặp mặn tại tỉnh Bạc liêu được xoá bỏ, các
diện tích bị phá huỷ ở mức độ cao do khai thác rừng và đa dạng sinh học được
cải thiện rõ rệt. Để đánh giá tổng quát trực diện về tác dụng có thể sử dụng
các số liệu cơ bản ban đầu của dự án.

33
Từ trên cho thấy tác động quan trọng trực tiếp của thay đổi khí hậu,
chính là cần bảo vệ tốt hơn đối với nguy cơ bão càng cao tại vùng ven biển và
khả năng thích hợp cao hơn của hệ sinh thái qua cải tạo sự đa dạng sinh học.
Bên cạnh những tác động vật lý cụ thể đo được còn mong đợi sự gắn bó
của những người không có ruộng đất với việc quản lý tài nguyên thúc đẩy
kinh tế ven biển, đảm bảo khai thác kinh tế cũng như tài nguyên.
Bên cạnh đó dự án cũng nâng cao trình độ kỹ thuật quản lý các bộ nhân viên
cho việc khai thác tài nguyên kinh tế trong tỉnh.
7.7 Gìn giữ đa dạng hoá sinh học:
Ngày nay chúng ta biết về hệ thống kinh tế của rừng ngập mặn có tính
di truyền của hệ sinh thái. Về tính di truyền của đa dạng hoá sinh học thì ít
được biết đến hơn, rằng cây đước có nhiều loại đặc biệt khác nhau về giai
đoạn trong quá trình phát triển và có giá trị đặc biệt về thích hợp sinh học.
Ngoài ra ta còn biết cây đước sống trên các loại đất khác nhau, khí hậu
khác nhau và điều kiện vùng khác nhau. Gìn giữ và cải tạo hệ thống giá trị
đặc biệt này còn bảo vệ được hải phận và hệ thống kinh tế trên đất liền. Phát
triển các mô hình của dự án là bên cạnh cải tạo đa dạng hoá sinh học đồng
thời bảo vệ và gìn giữ những vùng đất cần thiết.
Việc cải tạo và bảo vệ rừng bảo vệ ven biển ảnh hưởng trực tiếp vào sự
an toàn của sản xuất (tránh được ngập mặn và tàn phá) tại các cơ sở nuôi tôm
và sản xuất nông nghiệp lân cận. Ngoài ra còn mong đợi dự án làm tăng tính
cạnh tranh của con tôm trên thị trường và như vậy Việt nam có sức thu hut
đầu tư hấp dẫn.
7.7 Tác động đến cơ quan thực hiện/ quản lý dự án
Nâng cao năng lực quản lý cho cơ quan quản lý cấp huyện, tỉnh nhất
là cán bộ của các Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường
góp phần thúc đẩy phục hồi hệ sinh thái. Khảo sát, đánh giá các loài phân bố
trong vùng làm cơ sở nâng cao hiệu quả bảo vệ và giám sát các loài bị đe doạ,
và các loài có chức năng chủ chốt trong hệ sinh thái. Chương trình tập huấn
trong khuôn khổ dự án sẽ góp phần nâng cao năng lực xây dựng và quản lý dự
án. Chương trình nâng cao nhận thức sẽ phát hành tài liệu với nội dung về
tầm quan trọng và sự phù hợp của đa dạng sinh học và hệ sinh thái rừng tự
nhiên, giúp các cơ quan thực hiện dự án tuyên truyền phổ biến rộng rãi kiến
thức, thông tin
Rủi ro chính khi không đạt được mục tiêu dự án
34
8. Các yếu tố rủi ro.
8.1. Rủi ro tổng thể đối với việc đạt được mục tiêu.

Cao: Trung bình: Thấp:


X

8.2. Mô tả và đánh giá về từng rủi ro riêng lẻ.


Dự án được xếp loại rủi ro ở mức trung bình vì việc phá hoại các nguồn
tài nguyên trong vườn quốc gia và vùng giáp ranh đã đi quá xa và chỉ riêng dự
án không đủ bảo đảm cho việc triển khai những cải cách và những công việc
cần thiết khác. Đặc biệt những tiến bộ về cải cách trong lĩnh vực công và định
hướng chính trị hiện tại về tiếp tục phi tập trung hóa và dân chủ hóa cho đến
thời điểm hiện nay mới bảo đảm được phần nào và từ đó phải xếp loại chúng
là những rủi ro của dự án. Một rủi ro khác nằm trong sự phát triển toàn bộ nền
kinh tế đất nước. Chỉ khi nào sự phát triển năng động đang tồn tại cũng được
thực hiện ở vùng nông thôn thì mới có thể từ đấy bảo đảm khả năng thu nhập
của nông dân. Liên quan đến sự phát triển kinh tế cũng phải nhìn thấy sự phát
triển của du lịch, điều này không chỉ là tiềm năng mà còn là một rủi ro đáng
kể cho việc giữ gìn chất lượng sinh thái của vườn quốc gia.
8.3. Khả năng tác động đến các rủi ro.

Cao: Trung bình: X Thấp:

8.4 Các biện pháp giảm thiểu rủi ro.


Dự án có thể giảm thiểu một vài rủi ro ở cấp địa phương, trong đó
người dân được giao cho sự lựa chọn hợp lý về khai thác tài nguyên trong
phạm vi vườn và một hệ thống kiểm tra hiệu quả được thiết lập. Tuy nhiên ở
cấp tỉnh điều này bị hạn chế, đặc biệt là khi các nhóm đầu tư có ảnh hưởng
lớn triển khai các dự án đầu tư và có những phương cách ứng xử làm tổn hại
đến hiện trạng của vườn quốc gia.

9. NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN CỦA CHỦ DỰ ÁN

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc Liêu là đơn vị quản lý nhà
nước chuyên ngành về lĩnh vực nông nghiệp, Ban lãnh đạo Sở NN&PTNT có
kinh nghiệm về chuyên môn liên quan đến hoạt động của dự án, có năng lực

35
quản lý nguồn lực cũng như có năng lực điều phối tài chính và kinh nghiệm
quản lý các dự án. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang đảm
nhận vai trò thường trực của các Ban quản lý dự án trong ngành Nông nghiệp
và phát triển nông thôn để thực hiện các chương trình mục tiêu của quốc gia
và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh như Dự án bảo vệ và phát
triển những vùng đất ngập nước biển, Dự án Nâng cao chất lượng cây trồng
vật nuôi, Dự án sau thu hoạch, Dự án các công trình xây dựng tỉnh Bạc Liêu

Bên cạnh vai trò lãnh đạo, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bạc
Liêu còn có nguồn nhân lực dồi dào, nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn,
nhiều cán bộ có kinh nghiệm thực hiện dự án, có khả năng làm việc độc lập
và tinh thần phối hợp tốt trong công việc.

Để thực hiện được các mục tiêu của “Dự án Thích ứng với biến đổi khí
hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam‘’, sau
khi thành lập Ban quản lý dự án cần tiến hành:
- Tổ chức xây dựng kế hoạch hoạt động của Dự án trình Ban điều hành
phê duyệt trong đó có sự tham gia các ban, ngành, các tổ chức và các cấp liên
quan nhằm đưa ra các kế hoạch hoạt động cụ thể và thiết thực.
- Tuyển chọn nhân sự và tư vấn ngắn hạn cho Dự án theo đề cương
nhiệm vụ đã được thống nhất.
- Lập kế hoạch, phân bổ ngân sách, hạng mục chi cho các hoạt động của
dự án từ nguồn vốn đối ứng và vốn viện trợ.
- Giám sát việc thực hiện các hoạt động theo kế hoạch định kỳ hàng
tháng, quí thông qua các báo cáo tiến độ thực hiện của các vùng dự án.
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn của dự
án sao cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu hoạt động của dự án thông qua các
báo cáo tài chính của kế toán dự án.

36
- Giám đốc dự án chủ trì cuộc họp Ban quản lý dự án định kỳ hàng tháng
để có thể giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực
hiện dự án hoặc báo cáo Ban điều hành chỉ đạo giải quyết.
- Định kỳ hàng quí báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện các hoạt động dự
án về Ban Điều hành Dự án tỉnh.
- Tổ chức họp tổng kết cuối năm về kết quả thực hiện hoạt động của dự
án. Trên cơ sở những kết quả đạt được, mục tiêu chung của dự án và những
chỉ số cần đạt được để lập kế hoạch hoạt động cho năm tiếp theo.
- Tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện Dự án Thích ứng với biến đổi
khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam, đề
xuất những kiến nghị đối với UBND tỉnh, các ban ngành liên quan và địa
phương thực hiện dự án (nếu có) sau khi kết thúc dự án.

10. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.


Dự án “Thích ứng với biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh
học” tại tỉnh Bạc Liêu – Việt Nam đã được Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh
Bạc Liêu xây dựng theo đúng qui định, phù hợp với Chiến lược quốc gia về
Môi trường của Việt Nam (2001-2010), trong đó việc bảo vệ và sử dụng bền
vững tài nguyên thiên nhiên được khẳng định là yếu tố thiết yếu trong chính
sách môi trường và phát triển của Việt Nam. Điều đó cũng phục vụ việc thực
hiện các mục tiêu bảo vệ khí hậu quốc tế ở cấp quốc gia mà Việt Nam đã ký
kết ở Hội nghị Bali. Hơn nữa, dự án đóng góp trực tiếp vào các lĩnh vực hoạt
động ưu tiên (bảo vệ vùng duyên hải) và hỗ trợ các phương thức thực hiện
chương trình khí hậu trong Dự thảo "Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với biến đổi khí hậu".
Kết quả mong đợi của dự án sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân
vùng rừng phòng hộ nhằm nâng cao đời sống cho họ, giảm bớt việc khai thác
rừng và săn bắn động vật hoang dã, góp phần bảo vệ rừng phòng hộ góp phần
đa dạng sinh học tại tỉnh Bạc Liêu.
Vì vậy, dự án cần đựợc các bên tham gia khẩn trương nghiên cứu và
thông qua, để triển khai nhanh theo tiến độ.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU


37

You might also like