You are on page 1of 8

Chitosan và một số ứng dụng.

Chitin là polyme sinh học có nhiều trong thiên nhiên chỉ đứng sau xenluloza. Cấu trúc
hóa học của chitin gần giống với xenluloza(cellulose).

chitin

1 :Chitin , 2: Chitosan , 3: xenluloza.


(gốc -D-glucose)
Chitosan là một dạng chitin đã bị khử axetyl, nhưng không giống chitin nó lại tan được
trong dung dịch axit.

Cả chitin và chitosan đều có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và cuộc sống, đặc biệt là
trong chế biến và bảo quản thực phẩm.

Chitin có gốc từ chữ "chiton", tiếng Hy Lạp có nghĩa là vỏ giáp. Chitin là thành phần cấu
trúc chính trong vỏ (bộ xương ngoài) của các động vật không xương sống trong đó có
loài giáp xác (tôm, cua). Khi chế biến những loại hải sản giáp xác, lượng chất thải (chứa
chitin) chiếm tới 50% khối lượng đầu vào và con số này tính trên toàn thế giới là 5,ll triệu
tấn/năm.
Nếu trong điều kện thực tế, ở các tình có nuôi Tôm nhiều, hay nhiều nhà hàng thủy hải
sản, như khu quận 8, quận 1 nè)bác nào ở gầnấy thì có nguồn nguyên liệu rồi .
Vì chitin phân hủy sinh học rất chậm nên việc xử lý một lượng chất thải lớn như thế sẽ
gặp nhiều khó khăn.

Quá trình chiết tách chintin

Tuy nhiên nếu tận dụng được chitin và chitosan để tạo ra các sản phẩm có giá trị thì lại
nâng cao được hiệu quả chế biến hải sản và bảo vệ môi trường. Từ Chitin ta có thể điều
chế chitosan và các dẫn xuất của chúng đều có tính kháng khuẩn nhưng cho tới nay người
ta vẫn chưa hiểu rõ cơ chế của nó.
Tuy nhiên các thí nghiệm thực tế cho thấy chitosan có khả năng ức chế hoạt động của
một số loại vi khuẩn như E.Coli. Mộ số dẫn xuất của Chitosan diệt được một số loại nấm
hại dâu tây, cà rốt, đậu và có tác dụng tốt trong bảo quản các loại rau quả có vỏ cứng bên
ngoài. Có thể bảo quản các loại thực phẩm tươi sống, đông lạnh khi bao gói chúng bằng
các màng mỏng dễ phân hủy sinh học và thân môi trường. Thông thường người ta hay
dùng màng PE để bao gói các loại thực phẩm khô. Nếu dùng PE để bao gói các thực
phẩm tươi sống thì có nhiều bất lợi do không khổng chế được độ ẩm và độ thoáng không
khí (oxy) cho thực phẩm. Trong khi bảo quản, các thực phẩm tươi sống vẫn "thở", nếu
dùng bao gói bằng PE thì mức cung cấp oxy bị hạn chế, nước sẽ bị ngưng đọng tạo môi
trường cho nấm mốc phát triển. Màng bao bọc bằng chitin và chitosan sẽ giải quyết được
các vấn đề trên. Trong thực tế người ta đã dùng màng chitosan để đựng và bảo quản các
loại rau quả như đào, dưa chuột, đậu, bưởi v.v... Màng chitosan cũng khá dai, khó xé
rách, có độ bền tương đương với một số chất dẻo vẫn được dùng làm bao gói. Cái này đã
sản xuất thử.

Một ứng dụng nữa của chitosan là làm chậm lại quá trình bị thâm của rau quả. Rau quả
sau khi thu hoạch sẽ dần dần bị thâm, làm giảm chất lượng và giá trị. Rau quả bị thâm là
do quá trình lên men tạo ra các sản phẩm polyme hóa của oquinon. Nhờ bao gói bằng
màng chitosan mà ức chế được hoạt tính oxy hóa của các polyphenol, làm thành phần của
anthocyamin, flavonoid và tổng lượng các hợp chất phenol ít biến đổi, giữ cho rau quả
tươi lâu hơn.
Và ở nước ta có khá nhiều đề tài nghiên cứu và đã ứng dụng sản xuất chứ nó không nằm
trong đống giấy lộn nữa, có nhiều cái cực hay

Ứng dụng của Chitosan phần2

Dược phẩm:

Màng sinh học

Nhờ vào tính ưu việt của Chitosan, cộng với đặc tính không độc, hợp với cơ thể, tự tiêu
huỷ được, nên Chitosan đã được ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả trong kỹ nghệ bào chế
dược phẩm, làm thuốc chữa bỏng, giảm đau, thuốc hạ cholesterol, thuốc chữa bệnh dạ
dày, chống đông tụ máu, tăng sức đề kháng, chữa xương khớp và chống đựợc cả bệnh
ung thư...Theo một số nhà khoa học thì Chitosan có khả năng khống chế sự gia tăng của
tế bào ung thư.
Qua thí ngiệm thực hiện trên 60 bệnh nhân tuổi từ 35-76 của nhóm các bác sĩ Bệnh viện
K Hà Nội vào năm 2003 đã chứng minh, Chitosan có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung
thư. Một công trình nghiên cứu thí nghiệm tiêm Chitosan với liều 100mg/kg trên da chuột
cống, sau đó gây viêm bằng Canageenin. Chitosan còn có khả năng chống viêm cấp trên
mô lành.
Tại cuộc chiến Iraq vừa qua, Mỹ cũng đã sử dụng loại băng cứu thương kiểu mới, kỹ
thuật cao, có thành phần cấu tạo bởi chất Chitosan. So với các loại băng thường, tốc độ
cầm máu, tính sát khuẩn và thời gian lành mô khi sử dụng loại băng này có hiệu quả hơn
gấp nhiều lần. Và từ lâu, một số chuyên gia ở Trung tâm Huyết học thuộc Viện Hàn lâm
Y học Nga cũng đã phát hiện, Chitosan có thể ngăn chặn sự phát triển của chứng nhồi
máu cơ tim và bệnh đột quỵ.

Thuốc:

Điển hình trên thị trường dược hiện nay là loại thuốc chữa khớp làm từ vỏ tôm có tên
Glucosamin đang được thịnh hành trên toàn thế giới.
So với sản phẩm cùng loại thì Glucosamin có ưu thế hơn, do sản xuất từ nguồn vỏ tôm tự
nhiên nên sản phẩm ít gây phản ứng phụ, không độc hại và không bị rối loạn tiêu hoá cho
người bệnh(rất quan trọng). Nước Mỹ đã tiêu thụ được hơn 1 tỷ viên nang Glucosamin.
Những năm gần đây, loại thuốc chữa khớp này còn đựợc phổ cập rộng ở nhiều nướctrong
đó có cả ta.
Nhưng dân Việt Nam nào có chịu thua, thế giới có glocosamin thì Việt Nam có Glusivac
chuyên đặc trị thoái hoá khớp bên cạnh đó còn có thuốc giảm béo cho "chị em" là
Chitozan

Tóm tắt một số ứng dụng của Chitosan trong một số lỉnh vực
+ Về ứng dụng của chitosan trong việc xử lí wastewater, hôm qua mình mới đọc một
article cũng khá hay, đó là dùng chitosan để hấp phụ các ion kim loại nặng gây ô nhiễm
môi trường sinh thái như Cu, Hg, Cr, Pb, Ni, Cd, trong đó có lẽ thằng Cr gây nguy hiểm
cho sinh thái nhất. Cr có thể tồn tại ở nhiều dạng với nhiều số oxihoá khác nhau, trong số
đó, chỉ có những hợp chất hoa trị 3 với hoá trị 6 là thân thiện, quan trọng với môi trường.
Cr(VI) có thê gây hại vì nó phân tán ở dạng CrO4 (2-) hay HCrO4 (-) có thể oxi hoá
những phân tử sinh học. Mặt khác, do có khả năng hoà tan cao, Cr(VI) có thể gây hại cho
sự sống của sinh vật hơn Cr(III).
+ Kĩ thuật cổ điển để removing metal ions từ wastewater bao gồm các công đoạn như kết
tủa, tách qua màng, thẩm thấu ngược, bay hơi và xử lí điện hoá. Tuy nhiên, với những
cách làm như vậy thì ko hiệu quả lắm đối với những nước thải có hàm lượng ion kim loại
quá thấp, mà cần phải có kinh tế cao. Hiện nay, người ta tìm cách hạ giá thành của qui
trình bằng cách cho những vật liệu có khả năng hấp thụ toxic metal ions. Và crosslinked
chitosan là chìa khoá vấn đề.
+ Với sự hiện diện của nhóm amino ở vị trí 2 và hydroxyl ở vị trí 3, chitosan dễ hình
thành chelate với hầu hết các metal ions. Nhưng chitosan dùng trong công đoạn hấp phụ
phải là crosslinked (khâu mạng) chitosan ! qui trình crosslinking cũng khá đơn giản, với
những tác nhân như glutraldehyde hay epichlorohydrin. Gần đây người ta hay dùng sóng
gamma dưới sự hiện diện của carbon tetrachloride như là một chất sensitizer.
+ Theo thôg tin từ bài article thì các pro khảo sát ở nhiều giá trị pH, pH =3 cho kết quả
hấp phụ tốt nhất !

Vì có liên kết hidro chặt chẽ giữa các phân tử nên nên chitin thể hiện ái lực hạn chế
đối với phần lớn dung môi, Chitin thông thường thông thường (α-Chitin ) không tan
và hầu như không trương trong các dung mội thông dụng và chỉ tan trong một số
dung môi đặc biệt, ví dụ :N,N-dimetyl axetamido (DMAc) có chứa 5-10% LiCl hay một
số dung môi đã được Flo hóa như hexafloaxeton. Và một số hệ dung môi khác dùng
để hòa tan như axit focmit-axit dicloaxetic (tai lieu), axit tricloaxetic và đicloetan . β-
Chitin có ái lưc đối với nước và dung môi hữu cơ bởi mạnh hơn α-Chitin do nó có lien
kết hidro giữa các phân tử yếu hơn.
Chitosan là một polyamin không tan trong nước cũng như các dung môi hữu cơ
nhưng tan trong môi trường axit loãng, độ tan của chitosan phụ thuộc vào loại axit và
nồng độ của các axit trong dung dịch . Khi xử lý chitosan/chitin trong môi trường axit
mạnh với nồng độ lớn thường xảy ra phản ứng depolyme hóa là giảm khối lượng
phân tử polyme

Một số tính chất chitosan


*. Phân huỷ sinh học dễ hơn chitin.
*. Chitosan và các dẫn xuất của chúng đều có tính kháng khuẩn, như ức chế hoạt động
của một số loại vi khuẩn như E.Coli, diệt được một số loại nấm hại dâu tây, cà rốt, đậu và
có tác dụng tốt trong bảo quản các loại rau quả có vỏ cứng bên ngoài
*. Khi dùng màng chitosan, dễ dàng điều chỉnh độ ẩm, độ thoáng không khí cho thực
phẩm (Nếu dùng bao gói bằng PE thì mức cung cấp oxy bị hạn chế, nước sẽ bị ngưng
đọng tạo môi trường cho nấm mốc phát triển)
*. Màng chitosan cũng khá dai, khó xé rách, có độ bền tương đương với một số chất dẻo
vẫn được dùng làm bao gói.
*. Màng chitosan làm chậm lại quá trình bị thâm của rau quả. Rau quả sau khi thu hoạch
sẽ dần dần bị thâm, làm giảm chất lượng và giá trị. Rau quả bị thâm là do quá trình lên
men tạo ra các sản phẩm polyme hóa của oquinon. Nhờ bao gói bằng màng chitosan mà
ức chế được hoạt tính oxy hóa của các polyphenol, làm thành phần của anthocyamin,
flavonoid và tổng lượng các hợp chất phenol ít biến đổi, giữ cho rau quả tươi lâu hơn.
Cách tạo màng bọc chitosan:
* Chitosan được nghiền nhỏ bằng máy để gia tăng bề mặt tiếp xúc.
* Pha dung dịch chitosan 3% trong dung dịch axit axetic 1,5%.
* Sau đó bổ sung chất phụ gia PEG - EG 10% (tỷ lệ 1:1) vào và trộn đều, để yên một lúc
để loại bọt khí.
* Sau đó đem hỗn hợp thu được quét đều lên một ống inox đã được nung nóng ở nhiệt độ
64-65oC (ống inox được nâng nhiệt bằng hơi nước).
* Để khô màng trong vòng 35 phút rồi tách màng.
* Lúc này người ta thu được một vỏ bóng có mầu vàng ngà, không mùi vị, đó là lớp
màng chitosan có những tính năng mới ưu việt.
Ứng dụng của chitosan:
*Trong thực tế người ta đã dùng màng chitosan để đựng và bảo quản các loại rau quả như
đào, dưa chuột, đậu, quả kiwi v.v...
* Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: y học, xử lý nước thải, công nghiệp nhuộm, giấy,
mỹ phẩm, thực phẩm...
Ưu điểm của màng chitosan:
- phân huỷ sinh học
- Vỏ tôm phế liệu là nguồn nguyên liệu tự nhiên rất dồi dào, rẻ tiền, có sẵn quanh năm,
nên rất thuận tiện cho việc cung cấp chitin và chitosan.
-Tận dụng phế thải trong chế biến thủy sản để bảo quản thực phẩm ở nước ta. Thành công
này còn góp phần rất lớn trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do các chất
thải từ vỏ tôm gây ra.

You might also like