You are on page 1of 1

Bài tập ôn lớp 10 Chủ đề 1: bài tập định lượng với axit

Dạng 1: kim loại, oxit kim loại tác dụng axit


Bài 1: Một hỗn hợp gồm Al và đồng có khối lượng là 10g. Hòa tan hỗn hợp này vào 50g dung dịch HCl thì ta thu
được 3,36 lít khí. a.Tính phần trăm về khối lượng của kim loại
b.Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl và dung dịch sau phản ứng

Bài 2: Cho hoàn toàn 13,6g hỗn hợp Fe và Mg vào dung dịch H2SO4 24,5% vừa đủ thì ta thu được 0,6g khí.
a.Tính phần trăm về khối lượng b.Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Al và Na có tổng khối lượng là 10g vào dung dịch H2SO4 loãng 10%( d =
1,54g/ml) vừa đủ thì thấy tạo thành 48,8g muối.
a.Tính phần tram về khối lượng b.Tính thể tích khí H2 thoát ra
c.Tính C% dung dịch sau phản ứng d.Tính CM dung dịch sau phản ứng biết thể tích không thay đổi

Bài 4: Cho hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO và Al có tỉ số mol lần lượt là 1:2 vào dung dịch H2SO4 loãng 1M( d=
1,54g/ml) vừa đủ thì ta thu được 3,36 lít khí(đkc).
a.Tính khối lượng hỗn hợp ban đầu b.Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng

Bài 5: Cho hoàn toàn toàn hỗn hợp gồm Fe và Al có khối lượng là 8,3g vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng 6M( d =
1,8g/ml) thì sinh ra 19,2g khí duy nhất. Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng

Bài 6: Lấy 8,9g hỗn hợp gồm Mg và Zn cho tác dụng hoàn toàn với 100ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng 6M( d =
1,8g/ml) thì thu được 4,48 lít khí duy nhất. Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng

Bài 7:Cho hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỉ số mol bằng nhau vào 73,5g dung dịch H2SO4 đặc, nóng 80%( d =
1,84g/ml) thì sinh ra 36g muối. Tính thể tích khí thoát ra và nồng độ mol/l, nồng độ phần trăm dung dịch sau pứ

Bài 8: một hỗn hợp gồm Fe và FeO có tỉ số mol lần lượt là 2:3. Cho toàn bộ hỗn hợp trên vào dung dịch H2SO4
đặc, nóng vừa đủ 75% thì ta thu được 5,04 lít khí (đkc). Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng

Dạng 2: một số bài toán khác


Bài 1: Lấy 15g hỗn hợp gồm Fe và Mg cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội thì sinh ra 3.36 lít khí duy nhất.Tính
phần trăm về khối lượng của chúng

Bài 2: Cho 10,8g hỗn hợp gồm Mg và MgCO3 cho tác dụng hoàn toàn với HCl vừa đủ 25% thì ta thu được 4,48 lít
khí. Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng

Bài 3: Hỗn hợp gồm Fe và FeS có tỉ số mol lầ lượt là 1:1. Cho hỗn hợp kim vào dung dịch H2SO4 loãng 2M(d =
1,54g/ml) vừa đủ thì sinh ra hỗn hợp khí và dung dịch A. Dẫn hỗn hợp khí trên đi qua dung dịch CuSO4 dư thì có
9,6g kết tủa. Tính nồng độ phần trăm dung dịch A

Bài 4: Hỗn hợp gồm Mg và MgSO3 có khối lượng là 14g. Cho hỗn hợp đó tác dugj vừa đủ với dung dịch HCl dư
sinh ra hỗn khí A. Dẫn A đi qua bình đụng ư dung dịch NaOH dư thì thấy thoát ra 3,36 lít khí( đkc). Tính phần
trăm về khối lượng của Mg

Bài 5:Chia hỗn hợp Mg và FeO thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thì sinh ra 2,24 lít khí.
Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì sinh ra 4,48 lít khí(đkc)
Tính phần trăm về khối lượng của từng chất

Bài 6: hỗn hợp gồm Ag và Al chia thành hai phần bằng nhau:
Phần 1: tác dụng với dung dịch HCl dư thì thấy có 5,4g chất rắn không tan.
Phần 2: cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng thì sinh ra 3,92 lít khí duy nhất( đkc)
Tính phần trăm mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

Bài 7:Chia hỗn hợp gồm Fe và Cu thành hai phần bằng nhau
P1: tác dụng với H2SO4 loãng thì sinh ra 2,24 lít khí
P2: tác dụng với H2SO4 đặc, nguội cũng sinh ra 2,24 lít khí.
Tính phần trăm về khối lượng mỗi kim loại.

You might also like