You are on page 1of 11

Bí quyết ôn thi tốt nghiệp môn Toán

Thứ Sáu, ngày 01/04/2011, 15:00


Sự kiện: Thi tốt nghiệp THPT 2011
(giao duc) - Khi ôn tập, các em ôn theo từng chủ đề; cần đọc lại các bài học, sau
đó tự làm cho mình một đề cương ôn tập. Mỗi một chủ đề các em cần hệ thống các
kiến thức cơ bản, tóm tắt phương pháp giải của các dạng bài tập, ghi chú những sai
sót thường mắc phải. Nên ôn tập theo cấu trúc đề của Bộ GD-ĐT.
Phần Giải tích: Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị các hàm số: Ôn bậc 3, bậc 4
trùng phương và hàm hữu tỉ bậc 1/bậc 1 thật thành thạo. Một số bài toán liên quan
đến khảo sát hàm số như: Viết phương trình tiếp tuyến, biện luận sự tương giao
giữa hai đường, biện luận số nghiệm của phương trình bằng đồ thị, điều kiện để
hàm số tăng hay giảm trên một tập cho trước, điều kiện để hàm số có cực trị…
Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên tập hợp X cho trước…

Phương trình, bất phương trình mũ và lôgarit: Cần nắm vững các công thức
biến đổi mũ, lôgarit và cách giải các phương trình, bất phương trình cơ bản: Đưa
về cùng cơ số; đặt ẩn phụ; mũ hóa hay lôgarit hóa; đoán nghiệm…

Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng: Tìm nguyên hàm của các hàm số cơ bản;
Tính các tích phân dạng cơ bản (các công thức tích phân từng phần thường gặp,
các cách đổi biến số (lưu ý tích phân của f(x) = sinmx.cosnx); Tính diện tích hình
phẳng; Tính thể tích hình tròn xoay quanh trục Ox.

Số phức: Biết tìm phần thực - phần ảo - môđun của số phức. Tìm số phức liên
hợp. Làm thành thạo các phép toán cộng, trừ, nhân chia số phức. Tập hợp điểm
biểu diễn cho số phức thỏa điều kiện cho trước. Nắm vững cách giải phương trình
bậc hai với hệ số thực…

Phần Hình học không gian: Các công thức tính thể tích khối đa diện: Luyện tập
làm các bài toán tính thể tích của tứ diện; của các hình chóp: đều; có đáy là hình
vuông, hình chữ nhật, hình thang và một cạnh bên vuông góc đáy; có đáy là hình
vuông, hình chữ nhật, hình thang và một mặt bên vuông góc đáy; của các hình
lăng trụ: đứng, có hình chiếu của một đỉnh thuộc đáy này là một điểm đặc biệt của
đáy kia.

Nắm các công thức tính diện tích xung quanh, thể tích của mặt cầu, mặt trụ, mặt
nón. Tập trung vào các bài toán tính diện tích xung quanh; tìm tâm và bán kính
của mặt cầu ngoại tiếp hình chóp.

Phần Hình học giải tích: Tọa độ điểm và vectơ: Nắm cách tìm các điểm đặc biệt
trong tam giác, trong tứ diện. Các công thức tính thể tích tứ diện, diện tích tam
giác.

Nắm vững cách lập phương trình mặt phẳng trong các trường hợp cơ bản sau: đi
qua ba điểm; đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng; đi qua một
điểm và song song với một mặt phẳng; đi qua một điểm và song song với hai
đường thẳng; chứa một đường thẳng và vuông góc với một mặt phẳng; chứa hai
đường thẳng song song; đi qua một đường thẳng và song song với một đường
thẳng khác; đi qua một điểm và qua một đường thẳng. Nắm các công thức tính
khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng; giữa hai mặt phẳng song song, xét vị trí
tương đối của hai mặt phẳng.

Nắm vững cách lập phương trình đường thẳng trong các trường hợp cơ bản sau: đi
qua 2 điểm; đi qua một điểm và vuông góc với một mặt phẳng; đi qua một điểm và
song song một đường thẳng; đi qua một điểm và vuông góc với 2 đường thẳng;
phương trình hình chiếu của đường thẳng trên mặt phẳng; Cách xét vị trí giữa hai
đường thẳng; giữa một đường thẳng và một mặt phẳng. Biết tìm hình chiếu của
điểm trên đường thẳng; trên mặt phẳng.

Nắm được cách lập phương trình mặt cầu trong các trường hợp thường gặp: đi qua
4 đỉnh của một tứ diện; có tâm và tiếp xúc với một mặt phẳng; qua 3 điểm và có
tâm nằm trên một mặt phẳng; qua 2 điểm và tâm thuộc một đường thẳng. Nắm
vững cách tìm tâm và bán kính của đường tròn giao tuyến giữa mặt phẳng và mặt
cầu.

Phần Đại số: Phương trình, bất phương trình bậc hai: Nắm vững cách xét dấu nhị
thức; tam thức bậc 2; định lý đảo về dấu tam thức bậc hai.

Phương trình chứa trị tuyệt đối, chứa căn: Nắm vững các công thức cơ bản; các
phương pháp giải: Biến đổi tương đương; đánh giá hai vế; đặt ẩn phụ; nhân liên
hợp; đưa về phương trình tích…

Hệ phương trình: Nắm vững cách giải các hệ phương trình: Bậc nhất 2 ẩn; đối
xứng loại 1, loại 2; đẳng cấp; hệ phương trình tổng hợp…

Bất đẳng thức, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất: Nắm vững phương pháp biến đổi
tương đương; ứng dụng bất đẳng thức Cô-si (Cauchy) cho 2 hoặc 3 số không âm;
Bu-nhi-a-côp-ski cho 4 số hay 6 số.

Điều kiện về số nghiệm của phương trình, bất phương trình: Nắm phương
pháp dùng đồ thị và phương pháp đại số để định giá trị tham số thỏa yêu cầu về
nghiệm cho trước.
Phần Lượng giác: Giải phương trình lượng giác: Nắm vững công thức nghiệm,
cách giải các phương trình: Cơ bản; bậc nhất theo sinx và cosx; bậc 2, 3 đối với
một hàm số lượng giác; đưa về tích;… Các em cần học thuộc các công thức lượng
giác để biến đổi phương trình nhanh và tốt hơn cũng như các hệ thức lượng giác
trong tam giác.

Để học tốt môn Toán, HS phải hiểu, thuộc và nắm vững các kiến thức trong sách
giáo khoa. Khi làm bài tập cần theo tuần tự từ dễ đến khó: trước hết hãy làm các
bài tập áp dụng trực tiếp các công thức để củng cố lý thuyết, sau đó mới làm các
bài tập đòi hỏi suy luận và tư duy tổng hợp. Sau khi làm xong một bài tập cần phải
kiểm tra lại các bước giải, rút kinh nghiệm cho mình thông qua lời giải bài toán để
nếu sau này gặp bài toán tương tự các em sẽ không lúng túng. Cuối mỗi chương
cần phải làm nhiều bài toán tổng hợp.

Cách làm bài thi trắc nghiệm ĐH, CĐ


Thứ Ba, ngày 08/03/2011, 14:36
Sự kiện: Tuyển sinh 2011
(giao duc) - Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, các Bộ GD&ĐT đã đặc biệt lưu ý
thêm cho các thí sinh khi dự thi các môn trắc nghiệm.
Theo đó, thí sinh phải làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được in
sẵn theo quy định của Bộ GD&ĐT; bài làm phải có hai chữ kí của hai cán bộ coi
thi. Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực, không phải là mực đỏ. Các ô số
báo danh, ô mã đề thi, ô trả lời chỉ được tô bằng bút chì đen. Trong trường hợp tô
nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô
khác mà mình lựa chọn;

Thí sinh cần điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên phiếu
TLTN, đối với số báo danh phải tô đủ cả 6 ô (kể cả các số 0 phía trước); điền
chính xác mã đề thi vào hai phiếu thu bài thi;

Khi nhận đề thi, thí sinh phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề
thi khi cán bộ coi thi chưa cho phép.

Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi
trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang
của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề
thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh phải báo ngay cho cán bộ coi thi để xử lý;

Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài thí sinh phải ngừng làm bài,
đặt phiếu TLTN lên trên đề thi và chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của cán bộ
coi thi. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu
TLTN, thí sinh phải ký tên vào hai phiếu thu bài thi;

Thí sinh chỉ được rời phòng thi sau khi cán bộ coi thi đã kiểm đủ số phiếu TLTN
của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.

Thời gian được quy định cho các môn thi theo phương pháp trắc nghiệm là 90
phút. Thời gian biểu từng buổi thi các môn trắc nghiệm quy định cụ thể như sau:

Thời gian
Nhiệm vụ
Buổi sáng Buổi chiều
6g30 – 13g30 – Cán bộ coi thi nhận túi phiếu trả lời trắc
6g45 13g45 nghiệm (TLTN) và túi tài liệu; đánh số báo
danh vào chỗ ngồi của thí sinh; gọi thí sinh
vào phòng thi; đối chiếu, kiểm tra ảnh, thẻ dự
thi.
6g45 – 13g45 – Một cán bộ coi thi đi nhận đề thi tại điểm thi;
7g00 14g00 một cán bộ coi thi phát phiếu TLTN và
hướng dẫn các thí sinh điền vào các mục từ 1
đến 9 trên phiếu TLTN.
7g00 – 14g00 – Kiểm tra niêm phong túi đề thi; mở túi đề thi
7g15 14g15 và phát đề thi cho thí sinh; sau khi phát đề
xong, cho thí sinh kiểm tra đề và ghi mã đề
thi vào phiếu TLTN.
7g15 14g15 Bắt đầu giờ làm bài (90 phút)
7g30 14g30 Thu đề thi và phiếu TLTN còn dư tại phòng
thi giao cho thư ký điểm thi.
8g30 15g30 Cán bộ coi thi nhắc thí sinh còn 15 phút làm
bài.
8g45 15g45 Hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, thu và bàn
giao phiếu TLTN.

Cách ôn tập tốt nghiệp THPT hiệu quả


Thứ Hai, ngày 28/03/2011, 13:37
Sự kiện: Thi tốt nghiệp THPT 2011
(giao duc) - Các chuyên gia khuyên học sinh (HS) lớp 12 cần bám sát SGK
(SGK), không học tủ và biết rèn luyện kỹ năng làm bài để có thể đạt kết quả tốt
trong kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Thành Kỳ - Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở
GD-ĐT Hà Nội), cho rằng: Do yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp THPT nên khi xây
dựng đề thi, các chuyên gia đều tính sao cho tất cả HS đều đạt điểm trung bình.
Bám chuẩn kiến thức và SGK

Theo ông Kỳ, “học tủ” là hiện tượng phổ biến của nhiều HS trước đây. Một số em
còn suy luận rằng năm trước đề thi ra câu này thì năm sau sẽ không ra nữa...
Nhưng với đề thi như hiện nay nếu HS “học tủ” thì nguy cơ “lệch tủ” ngày càng
cao. Thực tế hiện nay, một bộ đề thi có nhiều câu hỏi ở nhiều phần khác nhau, các
câu hỏi thi tốt nghiệp tự luận hay trắc nghiệm đều kiểm tra trên bình diện kiến
thức rộng, tránh cho HS “học tủ”, học lệch. Ông Kỳ lưu ý: khi tham gia kỳ thi tốt
nghiệp với 6 môn thi khác nhau, HS phải có phương
thức tư duy từng bộ môn thì kết quả mới tốt. Ví dụ, Các câu hỏi thi tốt nghiệp tự
cùng là môn xã hội nhưng tư duy văn học khác với tư luận hay trắc nghiệm đều
duy lịch sử. kiểm tra trên bình diện kiến
thức rộng, tránh cho HS
PGS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT “học tủ”, học lệch
Lương Thế Vinh, cho biết: “Mặc dù có nhiều tài liệu
tham khảo, kể cả hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến Ông Nguyễn Thành Kỳ,
thức kỹ năng do Bộ GD-ĐT ban hành nhưng trường Trưởng phòng Giáo dục
tôi vẫn chọn cách an toàn nhất là bám sát vào SGK, trung học, Sở GD-ĐT Hà
không bỏ sót phần nào cả”. Nội

Đồng quan điểm, bà Hà Thanh - giáo viên trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội),
khuyên: “Khi ôn thi tốt nghiệp THPT cho HS, giáo viên không thể coi “nhẹ” phần
nào, “nặng” phần nào. Tốt nhất là dạy và học theo chuẩn kiến thức và SGK để đề
thi ra theo cách nào thì HS cũng sẽ làm tốt”.

Còn ông Nguyễn Tùng Lâm - Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà
Nội), nêu kinh nghiệm: “Tất nhiên vẫn phải bám sát SGK nhưng giáo viên nhà
trường còn có trách nhiệm làm các đề thi căn cứ trên chuẩn kiến thức kỹ năng của
chương trình, căn cứ vào cách thức ra đề theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT để HS làm
đi làm lại nhiều lần cho quen”.

Kiến thức cả 3 năm

Ông Văn Như Cương cũng chỉ ra một thực tế rất đáng lưu ý, đó là quy chế thi tốt
nghiệp nêu rõ: “Đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong
chương trình lớp 12” nhưng HS cũng không nên chỉ tập trung vào nội dung kiến
thức lớp 12. Trên thực tế, đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán các năm trước cho
thấy có tới 60% nội dung kiến thức là của lớp 10, lớp 11.

Xung quanh vấn đề này, đại diện Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục
(Bộ GD-ĐT) cũng khẳng định: Về nội dung, tinh thần chung là đề thi chủ yếu nằm
trong chương trình SGK lớp 12. Tuy nhiên, không có nghĩa là nội dung đó chỉ
được nằm trong đúng sách lớp 12. Thực tế có nhiều môn khoa học tự nhiên như
toán học, các kiến thức đều có tính liên thông. Nếu HS không nắm được kiến thức
của các năm học trước thì sẽ không thể làm bài thi được. Chính vì vậy, theo vị đại
diện này, trong khi ôn tập, HS có thể không cần thiết phải rà soát lại toàn bộ nội
dung của hai năm lớp 10, 11 nhưng vẫn cần ôn tập những kiến thức có tính kế
thừa, liên thông. Nhà trường và HS cũng không cần phải dạy, học thêm nội dung
mới, vượt ra ngoài chương trình.

Môn Sinh - Bốn điều cần nhớ


Thứ Sáu, ngày 01/04/2011, 08:52
Sự kiện: Thi tốt nghiệp THPT 2011
(giao duc) - Khi chưa trang bị kiến thức thật vững vàng, học sinh không nên sử
dụng quá nhiều tài liệu ôn tập khác nhau nếu không có sự hướng dẫn của thầy cô.
Nhiều phụ huynh và học sinh vẫn còn quan niệm môn sinh là môn phụ và cho rằng
thi trắc nghiệm bộ môn này không cần phải học bài kỹ, chỉ cần thuộc đáp án có
sẵn trong đề cương ôn tập trắc nghiệm là đủ.

Một số không ít học sinh còn bỏ hẳn bộ môn này từ đầu năm nên việc ôn tập bây
giờ trở nên rất khó khăn. Vậy làm thế nào để ôn tập nhanh nhất và tốt nhất môn
sinh trong thời gian chỉ còn hai tháng? Dưới đây là 4 điều quan trọng học sinh cần
lưu ý:

- Chỉ học thuộc bài trên cơ sở đã hiểu bài. Nắm kiến thức cốt lõi nhất trong mỗi
bài (có ở cuối bài trong sách giáo khoa) và nắm thật vững để tránh bị các phương
án khác gây “nhiễu”. Lúc thi nên bình tĩnh đọc thật kỹ đề để tránh chọn nhầm
phương án, đặc biệt đối với câu hỏi yêu cầu chọn phương án không đúng mà các
em lại đi tìm phương án đúng, kiến thức lại lơ mơ nên thấy được phương án đúng
là chộp ngay. Cũng có trường hợp đã thuộc bài nhưng lại không biết vận dụng do
không hiểu bài.

Ví dụ: Một quần thể đạt trạng thái cân bằng Hacdy – Vanbec phải thỏa đẳng thức:
p²AA + 2pqAa + p²aa = 1. Cho một quần thể có cấu trúc di truyền 0,5AA + 0,3Aa
+ 0,2aa = 1. Hỏi quần thể này đã đạt trạng thái cân bằng Hacdy – Vanbec chưa?
Rất nhiều học sinh trả lời đã cân bằng vì tổng bằng 1, như thế là sai vì đã không
chú ý đến tần số mỗi kiểu gien.

- Chỉ vận dụng giải các bài tập cuối bài trong sách giáo khoa, trả lời các câu hỏi
trắc nghiệm từng bài học sau khi đã thuộc bài.

- Việc ôn tập nên được thực hiện theo chủ đề chứ không ôn lung tung sẽ dễ hổng
kiến thức và sai kỹ năng làm trắc nghiệm. Nếu không đủ thời gian ôn hết sách giáo
Lưu ý đến cấu trúc đề
khoa, hãy chọn những chương hoặc phần có nhiều
Để phân phối thời gian hợp câu nhất trong cấu trúc đề mà ôn tập và ôn thật chắc
lý cho việc ôn tập, học sinh còn hơn học nhiều mà nắm chẳng bao nhiêu.
nên tham khảo cấu trúc môn
sinh trong đề thi tốt nghiệp - Sau mỗi chương hoặc mỗi phần, các em cần xây
THPT. Cụ thể: Phần di dựng mối liên hệ giữa các bài, các chương. Xây dựng
truyền học gồm 24 câu, hệ thống phân loại kiến thức và hệ thống hóa kiến
trong đó bao gồm cơ chế di thức bằng lập sơ đồ (có trong sách giáo khoa). Qua
truyền và biến dị (10 câu), đó củng cố được kiến thức cơ bản vừa tránh được sự
tính quy luật của hiện tượng nhầm lẫn các khái niệm gần giống nhau.
di truyền (8 câu), di truyền
học quần thể (2 câu), ứng Ví dụ: Thể tam nhiễm là cơ thể mà trong tế bào sinh
dụng di truyền học (3 câu), dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể có dư một nhiễm sắc
di truyền học người (1 câu). thể ở một cặp nhiễm sắc thể nào đó, ký hiệu: (2n+1).
Phần tiến hóa gồm 8 câu, Thể tam bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng
trong đó bao gồm bằng mang bộ nhiễm sắc thể có dư một nhiễm sắc thể ở tất
chứng tiến hóa (1 câu), cơ cả các cặp nhiễm sắc thể, ký hiệu: (2n+n = 3n).
chế tiến hóa (6 câu), sự phát
sinh và phát triển sự sống
trên trái đất (1 câu). Phần Khi chưa thật vững vàng trong việc trang bị kiến
sinh thái học gồm 8 câu, thức, các em không nên sử dụng quá nhiều tài liệu ôn
trong đó bao gồm sinh thái tập khác nhau nếu không có sự hướng dẫn của thầy
học cá thể và sinh thái học cô. Nên nhớ rằng không có quyển tài liệu nào chuẩn
quần thể (3 câu), quần xã bằng tài liệu trong sách giáo khoa lớp 12 mà tất cả
sinh vật (3 câu), hệ sinh các em đều có.
thái, sinh quyển và bảo vệ
môi trường (2 câu).

Ôn thi tốt nghiệp THPT theo tài liệu


nào?
Thứ Ba, ngày 01/03/2011, 10:00
Sự kiện: Thi tốt nghiệp THPT 2011
(giao duc) - Học sinh lớp 12 đang vào mùa ôn thi. Ôn tập theo sách giáo khoa,
theo tài liệu của Bộ GD-ĐT hay các sách hướng dẫn ôn tập khác đang là điều
nhiều nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh băn khoăn.
Năm học trước, Bộ GD-ĐT chỉ đạo các trường sử dụng tài liệu dạy học theo chuẩn
kiến thức, kỹ năng để hướng dẫn học sinh ôn tập. Nhưng năm nay Bộ GD-ĐT chỉ
chỉ đạo chung các trường tổ chức cho học sinh ôn tập theo chuẩn kiến thức kỹ
năng.
Tránh nhầm lẫn

Theo giải thích của lãnh đạo Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ
GD-ĐT), chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định cho mỗi lớp học, môn học cụ
thể giống như các “đầu việc” mà các trường, giáo viên phải căn cứ vào đó để tổ
chức dạy học, tổ chức ôn tập, kiểm tra đánh giá học sinh chứ không phải tài liệu
ôn thi dành cho học sinh. Ôn thi “bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng” là xem chuẩn
kiến thức, kỹ năng như yêu cầu cụ thể để hướng dẫn học sinh triển khai đề cương
ôn tập kiến thức, rèn luyện kỹ năng đúng trọng tâm, không lan man, ôm đồm, quá
tải.

Tuy nhiên “chất liệu” để giúp học sinh ôn tập đúng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
sẽ là sách giáo khoa, bài giảng của thầy cô, tích lũy của học sinh trong quá trình
học tập, kể cả các loại tài liệu ôn tập khác nhau.

Mùa ôn thi năm 2010, nhiều trường, thầy cô giáo đã hiểu nhầm “tài liệu dạy học
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng” và “chuẩn kiến thức, kỹ năng” là một và xem tài
liệu trên là tài liệu duy nhất sử dụng cho học sinh ôn tập, dẫn đến việc có những
học sinh không đạt được điểm giỏi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vì bỏ sót kiến
thức.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã giải thích về việc này, trong đó nhấn mạnh tài liệu trên
chỉ giúp học sinh ôn tập có trọng tâm, không phải tài liệu ôn tập duy nhất do Bộ
GD-ĐT quy định. Những học sinh có học lực trung bình, dưới trung bình sử dụng
tài liệu trên để tránh quá tải có thể đạt điểm trung bình, khá trong kỳ thi. Những
học sinh có lực học tốt hơn, có thể ôn tập đầy đủ hơn theo sách giáo khoa để đạt
điểm giỏi.

Đề cập kỳ thi tốt nghiệp năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển
khẳng định để học sinh chuẩn bị tốt cho kỳ thi, Bộ GD-ĐT từ đầu năm học đã yêu
cầu các trường có định hướng dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng
bám sát kiến thức cơ bản, tăng cường các kỹ năng vận dụng kiến thức cho học
sinh.

Đề thi tốt nghiệp năm 2011 sẽ có 50% điểm số cho các yêu cầu vận dụng kiến
thức. Vì thế, học sinh không nên chạy theo các lò luyện nâng cao, không cần thiết
tham khảo nhiều tài liệu, chỉ cần bám sát chương trình - sách giáo khoa. Các
trường tăng cường việc kiểm tra, có thể tổ chức các kỳ thi thử để giúp học sinh
làm quen với các đề thi có yêu cầu “vận dụng kiến thức”, làm quen với kỹ thuật thi
trắc nghiệm...
Không cắt xén chương trình

Theo ông Vũ Đình Chuẩn - vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT, sau khi
công bố môn thi tốt nghiệp THPT vào cuối tháng 3-2011, Vụ Giáo dục trung học
mới có hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT gửi các sở GD-ĐT để triển khai cho các
nhà trường. Nhưng tinh thần chung sẽ không hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng môn
thi, không giới hạn kiến thức mà chỉ hướng dẫn chung các trường trong việc tổ
chức ôn tập cho học sinh, hướng dẫn phương pháp ôn tập có hiệu quả.

Về việc này, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đề nghị các trường vào thời điểm này gấp
rút phân loại học sinh theo học lực để có biện pháp kịp thời phụ đạo, bồi dưỡng
cho học sinh yếu, kém nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp ở mức trên trung
bình.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: với việc chỉ đạo phân loại, bám sát từng
đối tượng học sinh nên từ kỳ thi trước tuy tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp loại khá, giỏi
không tăng nhưng tỉ lệ học sinh đỗ loại trung bình tăng rõ rệt. Vì vậy, việc này
cũng cần được triển khai thật tốt trong từng trường, từng địa phương, nhất là
những nơi có tỉ lệ tốt nghiệp THPT chưa cao trong các năm trước.

Theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, để chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011, các
trường xây dựng kế hoạch tổ chức ôn tập cho học sinh, nhưng tuyệt đối không
được cắt xén chương trình, dạy dồn để dành thời gian cho môn thi. Việc dạy học
vẫn phải đảm bảo đúng chương trình, thời gian năm học, đảm bảo chất lượng dạy
học cả những môn thi và môn không thi.

Chú ý phần chung - phần riêng

Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ vẫn có phần chung, gồm kiến thức
giao thoa giữa chương trình chuẩn và nâng cao, và phần riêng thuộc
chương trình chuẩn hoặc nâng cao.

Theo các chuyên gia Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục,
để học sinh không bỡ ngỡ, tránh sai sót khi làm bài thi, trong thời gian
ôn thi các thầy cô giáo cần có hướng dẫn tỉ mỉ cho học sinh. Trên cơ sở
cấu trúc đề thi từng môn thi do cục đã ban hành (năm 2010), học sinh
có thể dễ dàng nhận biết phần kiến thức giao thoa giữa hai chương
trình chuẩn và nâng cao.

Phần chung chiếm tỉ lệ điểm số nhiều hơn nên để đạt ít nhất điểm trung
bình, học sinh cần chú trọng nhiều hơn đến phần kiến thức giao thoa.
Còn phần riêng theo từng chương trình, Bộ GD-ĐT sẽ cân nhắc để độ
khó tương đương nhau.

Vì vậy, sự lựa chọn tốt nhất đối với thí sinh là chọn phần riêng thuộc
chương trình mà mình học và ôn tập kỹ. Tuy nhiên, các em vẫn có thể
chọn phần riêng không thuộc chương trình mình được học mà không
phạm quy. Bộ GD-ĐT chỉ lưu ý những thí sinh làm cả hai phần riêng
sẽ phạm quy, không được tính điểm phần riêng.

Nội dung thi tốt nghiệp chủ yếu ở lớp 12


Thứ Sáu, ngày 25/03/2011, 16:05
Sự kiện: Thi tốt nghiệp THPT 2011
(giao duc) - Hôm nay 25/3, Bộ GD&ĐT gửi công văn yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ
đạo các trường THPT thực hiện tốt việc tổ chức thi tốt nghiệp năm 2011. Bộ
GD&ĐT nhấn mạnh, nội dung thi tốt nghiệp THPT năm 2011 chủ yếu trong
chương trình lớp 12.
Trong công văn, Bộ GD&ĐT yêu cầu các Sở GD&ĐT địa phương hoàn thành
chương trình lớp 12 THPT theo đúng kế hoạch. Lưu ý không được cắt xén chương
trình đã quy định.

Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT cần sớm triển khai công tác chuẩn bị
cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011. Trong đó các Sở chú trọng rút kinh nghiệm
công tác tổ chức ôn tập cho học sinh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010; chỉ đạo
các trường THPT triển khai thực hiện các giải pháp phù hợp với từng trường, từng
nhóm đối tượng học sinh nhằm tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh lớp 12, nâng
cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2011.
6 môn thi tốt nghiệp THPT
Tổ chức việc ôn tập đảm bảo thời gian, tập trung vào
năm 2011 bao gồm: Ngữ
những yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của
văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật
chương trình giáo dục cấp THPT. Nội dung thi chủ
lí, Sinh học, Địa lí.
yếu nằm trong chương trình lớp 12.

Các trường THPT chỉ đạo các tổ chuyên môn, giáo viên dạy môn thi tốt nghiệp
THPT chủ động xây dựng tốt kế hoạch, nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu
hỏi và bài tập phù hợp; có hướng dẫn, gợi ý trả lời.

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách thức sử dụng sách giáo khoa, sách bài tập
theo qui định của Bộ. Việc sử dụng tài liệu tham khảo (nếu có) để hỗ trợ phương
pháp dạy - học cần được cân nhắc thật cẩn thận.

Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp để
phân nhóm học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức; tập trung ôn tập nhiều hơn
cho những học sinh học lực yếu.

You might also like