You are on page 1of 47

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO – TẬP HUẤN

MÔN SINH HỌC


Ngày 05/04/2011

TT NỘI DUNG THỜI GIAN NGƯỜI BÁO CÁO


Hội thảo về công tác ôn thi tốt
Buổi sáng
I nghiệp THPT đối với môn Sinh
Từ 7g30 – 11g30
học:
1 Phát biểu Khai mạc 7g30 – 8g00 Lãnh đạo Sở
Những vấn đề cần lưu ý khi ôn tập
2 8g00 – 8g30 GV: Hồ Thanh Thuý
phần V: Di truyền – Biến dị
Những vấn đề cần lưu ý khi ôn tập
3 8g30 – 8g45 GV: Lê Ngọc Bích
phần VI: Tiến hoá
Những vấn đề cần lưu ý khi ôn tập
4 8g45 – 9g00 GV: Trương Quân Bảo
phần VII: Sinh thái
Phân tích đề thi và những lỗi thường
5 9g00 – 9g15 GV: Lê Văn Sơn
gặp khi học sinh làm bài trắc nghiệm
Giải lao 9g15 – 9g30 Ban tổ chức
Báo cáo tham luận của trường Châu GV: trường Châu Thành 1,
6 Thành 1, Tháp Mười, Trần Quốc 9g30 – 10g30 Tháp Mười, Trần Quốc
Toản, Giồng Thị Đam. Toản, Giồng Thị Đam.
7 Thảo luận 10g30 – 11g30 GV: dự tập huấn
Buổi chiều
II Tập huấn biên soạn đề kiểm tra
Từ 13g30 – 17g00
1 Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra 13g30 – 14g15 GV: Trần Thị Thu Thuỷ
Xây dựng ma trận đề kiểm tra học kì
2 14g15 – 15g00 GV: Hồ Thanh Thuý
II môn sinh học khối 12
Giải lao 15g00 – 15g15 Ban tổ chức
Thực hành xây dựng ma trận đề
3 15g15 – 17g00 GV: dự tập huấn
kiểm tra

BAN TỔ CHỨC
MỘT VÀI GIẢI PHÁP TRONG VIỆC ÔN THI TỐT NGHIỆP BỘ MÔN SINH.
Tổ Sinh - Trường THPT Châu Thành I.

Qua kết quả thi TNTHPT ở bộ môn Sinh trong các kì thi trước, tổ Sinh trường Châu
Thành 1 đã đạt được kết quả tương đối khả quan. Có được kết quả như vậy là nhờ sự chung
công góp sức từ nhiều phía.
1/ Về phía Ban Giám Hiệu nhà trường : đã có sự quan tâm sâu sát đến bộ môn, sắp
xếp thời gian tăng tiết trong giờ học chính khóa, đặc biệt là ban cơ bản để giáo viên có thời
gian ôn tập và củng cố kiến thức cho HS, vì phần lớn đối tượng yếu kém tập trung ở ban cơ
bản , các em không có khả năng tự học, tự rèn luyện, nên Ban giám Hiệu đặc biệt quan tâm
tăng tiết cho đối tượng này.
2/ Tổ chuyên môn : thống nhất nội dung ôn tập trong 6 tuần, qui định nội dung kiến
thức tối thiểu mà mỗi GV phải ôn tập cụ thể trong mỗi tuần (do còn tùy thuộc khả năng từng
đối tượng khác nhau). Mỗi tuần có 1 lần kiểm tra đề chung cho cả khối theo nội dung đã qui
định. Thường là 04 tuần đầu là ôn tập theo từng chương, và 2 tuần cuối là cho các em kiểm
tra tổng hợp, giải đề thi thử.
Bên cạnh đó, TTCM còn động viên, nhắc nhở tổ viên thường xuyên cập nhật
HS yếu kém hàng tháng và bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch của nhà trường.
3/ GVBM : có hai vấn đề cần lưu ý :
 Về kiến thức chuyên môn : để dạy tốt GV phải có kiến thức chuyên môn vững
vàng để tự tin khi truyền đạt cho các em, phải đầu tư nhiều thời gian cho việc chuẩn bị tốt
cho nội dung giảng dạy.
 Về tinh thần trách nhiệm : từng GV phải có trách nhiệm cao và tìm phương pháp
phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh của mình nhằm giúp các em củng cố, ôn tập để
đạt kết quả tốt nhất. Đặc biệt , đối với học sinh chay lười thường xuyên không thuộc bài,
GV dạy lớp phải truy bài chéo buổi cho các em ít nhất 1 buổi trong tuần. Và đây là việc
làm dễ gây ra sự chán nãn đối với giáo viên trong những buổi đầu, vì có những học sinh quá
yếu mà còn lại rất là chay lười, do vậy đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại và sự tâm huyết của giáo
viên.
4/Về phía học sinh : để việc giảng dạy đạt được hiệu quả thì điều trước tiên học sinh
phải hợp tác tốt với giáo viên, phải cố gắng chuẩn bị chu đáo phần công việc mà giáo viên
đã giao, vì nếu GV có nỗ lực cố gắng trong việc soạn giảng mà không được sự hợp tác của
học sinh thì mọi sự đầu tư của người thầy cũng chỉ là vô ích. Nhưng vấn đề khó ở đây là bộ
môn Sinh so với Toán, Lí , Hóa…học sinh xem là thứ yếu do đó việc yêu cầu được sự đầu
tư hết sức và sự hợp tác cao của các em không phải là việc dễ dàng.
Theo tôi, trong thời gian ôn tập GVBM nào lên lớp thì cũng thực hiện các khâu
kiểm tra bài cũ, hệ thống kiến thức, rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải bài tập…nhưng
yếu tố quan trọng hơn hết vẫn là yếu tố thời gian để GV truyền tải kiến thức từ thầy đến trò,
thời gian để giáo viên ôn tập củng cố kiến thức cho các em. Do đó một lần nữa tôi muốn
khẳng định rằng những gì tổ Sinh trường Châu Thành 1 đã đạt được trong thời gian qua là
nhờ sự hỗ trợ không nhỏ của cấp quản lí trong việc sắp xếp thời gian tăng tiết cho bộ môn
, cũng như trực tiếp xử lí học sinh chay lười không đi học chéo buổi, sự hợp tác tốt của
học sinh và sự nhiệt tình của tập thể giáo viên trong tổ , chính nhờ 3 yếu tố trên mà tổ
Sinh mới đạt được kết quả đó.

Tổ Sinh.
KẾ HOẠCH ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT.
Năm học 2010 _ 2011.
Tổ Sinh - Trường THPT Châu Thành I
Thời gian : 06 tuần (18/4 – 28/5/2011).

HÌNH THỨC
THỜI GIAN NỘI DUNG

- Hệ thống hóa lại kiến thức


Tuần 1 Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến
cơ bản.
18/4 – 23/4 dị
- Bài tập trắc nghiệm
- Hệ thống hóa lại kiến thức
Tuần 2
Tính quy luật của hiện tượng di truyền cơ bản.
25/4 – 30/4
- Bài tập trắc nghiệm
- Hệ thống hóa lại kiến thức
Tuần 3 Di truyền học quần thể , di truyền học
cơ bản.
02/5 – 07/5 người , ứng dụng di truyền học.
- Bài tập trắc nghiệm
- Hướng dẫn học sinh làm đề
Tuần 4
Tiến hóa , Sinh Thái. cương phần Sinh thái
09/5 – 14/5
- Bài tập trắc nghiệm
Tuần 5 Giải đề thi trong cấu trúc đề
Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm .
16/5 – 21/5 thi của bộ
Tuần 6 Trắc nghiệm và vấn đáp toàn
Kiểm tra tổng hợp.
23/5 – 28/5 bộ kiến thức đã học

Tổ Sinh.
BÀI THAM LUẬN
VỀ VIỆC DẠY HỌC NÂNG CAO TỈ LỆ TỐT NGHIỆP K12 Ở BỘ MÔN SINH HỌC
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THPT THÁP MƯỜI

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp học sinh có hướng học tập mới, tư duy
mới, phát huy được tính tự học, tự nghiên cứu để từ đó đạt được kết quả cao trong kì thi tốt
nghiệp cấp THPT là điều đáng quan tâm.
Để nâng cao tỉ lệ đậu tốt nghiệp cần đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Bên cạnh cần phải đổi mới trong qúa trình kiểm tra đánh giá, nhằm đánh giá được học sinh
thực thực chất hơn, toàn diện hơn, đầy đủ hơn về kết quả trong quá trình học tập…
Với kết quả thi tốt nghiệp của bộ môn ổn định liên tục tuy không cao trong tốp đầu
tỉnh , tổ bộ môn của trường cũng xin đóng góp một vài kinh nghiệm thực tế dạy môn sinh
K12
1/ Xây dựng kế hoạch:
- Đầu năm học, trường lên kế hoạch tăng tiết cho bộ môn (1 tiết/1 tuần). Sau đó
nhóm bộ môn họp thống nhất chủ đề tăng tiết cho từng học kỳ.
- Xây dựng kế hoạch làm đề cương bằng câu hỏi trắc nghiệm theo bài , ở từng học kỳ
với sự quan tâm giúp đỡ và theo dõi thực sâu sát của nhà trường nhằm kịp thời hỗ trợ cho
giáo viên trong quá trình thống nhất đề cương.
- Sau mỗi đợt thi như thi học kỳ , thi khảo sát…tổ họp bàn rút kinh nghiệm về bài
dạy , về đề cương, về tâm tư của học sinh…để chuẩn bị những bước tiếp theo
- Phối hợp với đoàn trường , hội liên hiệp thanh niên tổ chức thi tìm hiểu kiến thức
về sinh học qua các buổi sinh hoạt dưới cờ.
2/ Biện pháp thực hiện:
Bản thân là giáo viên đứng lớp phụ trách để nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp cần:
- Giáo viên trong tổ soạn đề cương trắc nghiệm theo từng bài sau đó thống nhất đề
cương hoàn chỉnh.
- Ở lớp sau mỗi bài giáo viên cần hệ thống hóa các kiến thức trọng tâm để học sinh
khắc sâu kiến thức.
- Trong quá trình kiểm tra thì cần phải kết hợp cả hình thức trắc nghiệm và tự luận
nhằm giúp cho học sinh có khả năng tư duy sáng tạo, cách thức lập luận trình bày trong bài
làm của mình.
- Cần phân loại học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để đảm bảo đề kiểm tra có sự
phân hóa ở các mức độ.(như xếp chỗ ngồi); phân công học sinh khá giỏi kèm học sinh còn
yếu; nếu nhà giáo viên ở khu vực gần trường thì phối hơp với phụ huynh phụ đạo ôn bài
riêng cho đối tượng học sinh yếu kém ngoài giờ học chính khóa ở trường
- Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém.( giáo viên tự xếp lịch theo thời điểm ,
nhờ chuyên môn xếp tiết vào thời khóa biểu chính khóa suốt học kỳ,cả năm)
- Tổ chức cho học sinh tự đánh giá bằng các câu hỏi trắc nghiệm, tính câu trả lời
đúng để tự đánh giá trình độ, đối chiếu kết quả các lần tự kiểm tra để thấy sự tiến bộ.
- Ngoài ra giáo viên thường quan tâm ,động viên , giúp đỡ những học sinh yếu kém
để các em vươn lên trong học tập.
3/ Kiến nghị, đề xuất:
-Cần tổ chức các lớp bồi dưỡng thường xuyên và tập trung để giáo viên các trường,
các tỉnh có thể trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
-Cần tổ chức các buổi hội thảo, học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
-Hội đồng bộ môn cần có những nội dung thống nhất về bộ môn của mình gửi về
cho các trường qua ngân hàng đề và ngân hàng đề này phải được thống nhất
-Khi tập huấn hoặc bồi dưỡng thường xuyên có tài liệu gì cần gửi về trước cho giáo
viên để nghiên cứu tham khảo trước khi tập huấn ít nhất khoảng hai tuần, để từ đó giáo viên
có nhiều đóng góp hơn cho các buổi tập huấn, hội thảo, nhằm đạt được kết quả tốt đẹp khi
tập huấn hoặc bồi dưỡng thường xuyên.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong quá trình giảng dạy trong
thời gian qua, không sao tránh khỏi những thiếu sót nên rất mong được sự quan tâm chia sẽ
và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp ở các đơn vị bạn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Tổ bộ môn
BÁO CÁO THAM LUẬN
Một số kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp môn sinh tại trường THPT Trần Quốc
Toản

Đặt vấn đề

Trong trường phổ thông, sinh học là môn học có thể trang bị cho các em những hiểu
biết khoa học về thế giới sống, về tính quy luật của hiện tượng di truyền, kể cả con người
trong mối quan hệ với môi trường ,đặc biệt các tác dụng tích cực trong việc giáo dục thế
giới quan, nhân sinh quan nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Có thể nói, kiến thức sinh
học cũng chiếm một tỷ trọng lớn trong các môn tự nhiên và xã hội. Là một môn khoa học
nên khi tham gia tìm hiểu, nghiên cứu, các em cũng có nhiều hứng thú, say mê và sẽ có ý
thức học tập tốt hơn. Đây cũng là một trong những môn mà học sinh đặc biệt quan tâm vì nó
là môn thi tốt nghiệp. Vậy trong suốt thời gian qua, với cương vị là những giáo viên phụ
trách giảng dạy, chúng ta đã có những nỗ lực như thế nào để đạt hiệu quả cao trong hoạt
động dạy học? Đây là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm và cùng nhau tìm ra những giải
pháp hữu hiệu để ngày một nâng cao hơn nữa chất lượng giảng dạy, cùng đưa tỷ lệ tốt
nghiệp bộ môn ngày một cao hơn. Nhân dịp hội thảo lần này, những thầy cô giảng dạy bộ
môn sinh học của trường THPT Trần Quốc Toản xin phép nêu một vài kinh nghiệm đã rút
kết được trong thời gian thực hiện chương trình và ôn thi tốt nghiệp từ hoạt động sư phạm
và từ học sinh.

Nội dung
1.Kế hoạch ôn tập của tổ chuyên môn :
Do sự quan tâm của ban giám hiệu về chất lượng chuyên môn nên ngay từ đầu
môn sinh khối 12 được tăng tiết (2 tiết /1 tuần). Qua đó giáo viên bộ môn thống nhất tiết
chính thức dạy đúng theo phân phối chương trình, tăng tiết dành riêng cho việc cũng cố
hoàn thiện kiến thức, hướng dẫn phương pháp giải bài tập, hướng dẫn học sinh làm bài tập
trắc nghiệm.

Ngay từ đầu năm học tổ chuyên môn họp lại trao đổi thống nhất nội dung kiến thức
cần phải truyền đạt cho học sinh, lên kế hoạch phân công cụ thể giáo viên bộ môn soạn câu
hỏi trắc nghiệm theo từng chuyên đề, trong quá trình soạn giáo viên phải đảm bảo tính
chính xác, kết hợp chuẩn kiến thức, sách giáo khoa, sách giáo viên, tham khảo nhiều tư liệu
qua sách, qua mạng internet, giao lưu các trường để trao đổi,…. Họp thống nhất biên soạn,
chỉnh lý bộ đề cương phù hợp với chương trình, chuẩn kiến thức, tiến hành triển khai thực
hiện .

2.Đổi mới kiểm tra đánh giá:

- Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong hoạt động dạy - học là một
khâu quan trọng nhất. Một công cụ quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo
dục, là động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy - học.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá góp phần khắc phục tình trạng học sinh học thụ động,
học tủ, học vẹt, học một cách máy móc mà không biết vận dụng giải quyết vấn đề.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá giúp học sinh nắm vững kiến thức, chủ động, sáng tạo,
linh hoạt giải quyết vấn đề.

- Kiểm tra đánh giá bằng nhiều hình thức, kích thích say mê học tập.

* Kiểm tra định kỳ theo hình thức ba chung, trường Trần Quốc Toản thực hiện nhiều
năm liền đó là một trong những tiêu chí để đưa tỷ lệ tốt nghiệp trường lên cao.
+ Kiểm tra định kỳ dưới hình thức ba chung được sự đồng tình và ủng hộ của
phụ huynh học sinh thống nhất với kế hoạch nhà trường.

+ Giáo viên bộ môn tâm huyết thực hiện, học sinh cố gắng học và làm bài dẫn
đến chất lượng bộ môn cao.

+ Qua những lần kiểm tra rèn cho học sinh tâm thế khi vào phòng thi, rèn cách
làm giấy thi, thói quen ghi số báo danh, mã đề . . .
+ Kiểm tra thường xuyên và định kỳ có thể kiểm tra dưới hình thức trắc
nghiệm để học sinh rèn kỹ năng làm bài, nhận dạng câu hỏi và bài tập để chọn đáp án chính
xác.

Về phía giáo viên các lớp 12 tiến hành ôn tập cho học sinh. Trong quá trình ôn thi tốt
nghiệp, giáo viên đã tăng cường sử dụng công nghệ thông tin bằng cách hướng dẫn học sinh
trả lời câu hỏi trắc nghiệm (hình thức: đọc câu hỏi, chọn đáp án, học sinh giải thích lý do
chọn những đáp án). Qua đó, giáo viên sẽ dễ dàng phân loại học sinh và biết được tình hình
học tập của các em. Từ thực tế trên, chúng ta có những phương án bổ sung kịp thời, nhằm
khắc sâu, củng cố thêm kiến thức để các em có thể tự tin bước vào kỳ thi được tốt hơn
- Để đạt được mục tiêu đặt ra theo phương pháp dạy trên, giáo viên phải dành nhiều
thời gian để hỗ trợ học sinh học tập, đặc biệt là các em yếu kém và động viên các em ôn
luyện nghiêm túc.

3. Kết quả của ôn tập:

Qua những lần kiểm tra đánh giá có nhiều tiến triển, chất lượng học sinh làm bài đạt
diểm cao ngày một tăng.

Từ đó phân loại học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng, chọn học sinh yếu kém qua
những lần kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì để phân loại học sinh lập nhóm bồi dưỡng, mục
đích bồi dưỡng ở đây là giáo viên hệ thống kiến thức cơ bản để các em nắm vững, yêu cầu
đặt ra những học sinh yếu kém thi tốt nghiệp có khả năng điểm 5.

*Từ thực tiển giảng dạy nhiều năm qua tôi nhận thấy công việc ôn tập không phải
chỉ đợi đến lúc có thời gian ôn tập và gần đến những ngày thi tốt nghiệp của học sinh chúng
ta mới tiến hành mà phải có sự chuẩn bị từ trước.

+ Trong quá trình giảng dạy chúng ta soạn giảng chu đáo,bám sát chuẩn kiến
thức, tham khảo sách ….không ngừng phổ cập kiến thức.

+ Giảng dạy nhiệt tình, chú trọng đổi mới phương pháp dạy, đổi mới kiểm tra
đánh giá.

+ Tổ chức hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh tiếp cận đời sống thực tế , từ đó
hứng thú khám phá thiên nhiên, cuộc sống, thích thú học tập bộ môn.

+ Bên cạnh đó thường kiểm tra nhắc nhở các em học tốt hơn.

Kết luận

*Để đạt được kết quả tốt, tổ chuyên môn tạo tinh thần đoàn kết giữa các thành viên,
bản thân giáo viên phải không ngừng học hỏi, xây dựng kế hoạch cá nhân và kế hoạch của
tổ theo kế hoạch của ngành, sở và trường đề ra. Các giáo viên phải luôn luôn hoàn thành
xuất sắc những nhiệm vụ được giao và có nhiều đóng góp khoa học cho tổ, cho trường; xem
tổ chuyên môn là diễn đàn học hỏi, bàn luận kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng.

*Trên đây là một số kinh nghiệm tại đơn vị trường để trao đổi với đồng nghiệp. Rất
mong nhận được sự góp ý chân tình để trường chúng tôi ngày một tiến bộ hơn.
BÀI THAM LUẬN VỀ BỘ MÔN SINH HỌC THPT.
ĐƠN VỊ: Trường THPT Giồng Thị Đam

Giáo dục phải phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Khi
mục tiêu kinh tế xã hội thay đổi thì mục tiêu giáo dục tất yếu cũng thay đổi. Trong nền kinh
tế tri thức của thế kỉ 21, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ phát triển ,
giàu tính sáng tạo và tính nhân văn. .Điều đó đòi hỏi vai trò rất quan trọng của mỗi giáo viên
đứng trên bục giảng vì họ là những người trực tiếp truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ những
mầm xanh của đất nước .Hơn ai hết sớm nhận thấy được vai trò to lớn đó nên toàn bộ tập
thể giáo viên trường THPT Giồng Thị Đam đã có sự nổ lực hết mình với mục đích là truyền
đạt cho thế hệ trẻ không những về mặt kiến thức mà còn giáo dục cho các em có được phẩm
chất và nhân cách tốt .
Thực trạng tình hình dạy và học bộ môn sinh học ở trường THPT Giồng Thị
Đam như sau :
- Là một trường vùng sâu ,vùng xa nên còn gặp khó khăn về nhiều mặt:
* Phía nhà trường:
+Trường có 18 phòng bao gồm các phòng BGH, thư viện, phòng học bộ môn, phòng
hoạt động ngoài giờ lên lớp, phòng thiết bị, phòng máy ,phòng giáo viên,…
+Chưa có phòng học bộ môn nên công tác thực hành thí nghiệm còn hạn chế
+Trang thiết bị :tranh ảnh,mẫu vật ,sơ đồ …còn thiếu rất nhiều
*Về phía học sinh:
+Đa số các em là con gia đình khó khăn,nhà ở xa trường nên khi nhà trường thực
hiện công tác dạy khép kín thường các em ít khi tham gia đầy đủ ,mặc khác các em còn nói
học một buổi còn một buổi phải phụ giúp gia đình.
+Mặt bằng kiến thức của học sinh trường chỉ từ trung bình -khá,số lượng học sinh
giỏi rất ít.
+Do còn trong độ tuổi ham chơi nên chưa ý thức được việc học của bản than nên
phần đông các em vẫn còn bỏ học ,cúp tiết ,vào lớp ngồi thì lại nói chuyện gây mất trật
tự,điều này rất khó để giáo viên tập trung toàn tâm ,toàn ý của mình vào bài giảng.
Với những khó khăn trên nhưng nhờ sự phấn đấu vượt khó của BGH , Thầy và trò
trường THPT Giồng Thị Đam mà mấy năm qua (năm học 2008-2009) tỉ lệ tốt nghiệp rấr
đáng mừng.Cụ thể tỉ lệ bài thi tốt nghiệp môn Sinh đạt từ 5 điểm trở lên của năm 2008 là
67,92% và năm 2009 là 89,78% ,với tỉ lệ tốt nghiệp đạt được của môn Sinh so với các môn
khác trong trường luôn chiếm tỉ lệ cao. ( Năm 2009: Lý: 55,47%; Toán: 29,20%;
Địa:29,93%; Văn:16,79%; Tiếng Anh: 8,76% ).
Tuy nhiên nếu so với tỉ lệ chung của toàn Tỉnh thì tỉ lệ môn Sinh như thế vẫn còn
chưa đạt .Do đó cần phải có sự cố gắng và phấn đấu hơn nữa trong công tác dạy và học của
thầy và trò .
*Về phía giáo viên thì tự nhận thấy còn có một số nguyên nhân khách quan chưa
khắc phục được :
1. Nội dung kiến thức của một bài so với thời gian của một tiết học thì quá nhiều
và quá rộng vì vậy
giáo viên chỉ lo truyền tải tri thức cho kịp giờ nên thời gian dành cho hoạt đđộng
của học sinh còn ít.
2. Môn sinh học số tiết tương đối ít chỉ có 1 tiết/tuần , thiếu trợ lý thí nghiệm ,
phòng thực hành nên có
cố gắng cũng khó có đủ điều kiện thực hiện một bài giảng sử dụng phương pháp thí
nghiệm thực hành nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh.
3. Khó khăn nhất là công tác phụ đạo học sinh . Học sinh có học lực TB-Yếu đa
số là con em của các
gia đình nghèo ,vừa học vừa làm ,đặc biệt nhà ở xa trường nên việc đi lại của những
học sinh này gặp nhiều khó khăn khi nhà trường thực hiện phụ đạo trái buổi. Thường các
em không tham gia được .Do đó muốn phụ đạo để các em theo kịp các bạn khác là điều rất
khó. Mặc khác, phần lớn học sinh ở vùng sâu cứ quen lối học một chiều : thầy đọc trò
chép nên khi thực hiện đổi mới phương pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học
sinh thì các em lại tỏ ra thụ động , rụt rè , chậm chạp …nên hiệu quả không cao .
Vậy vấn đề đặt ra là phải đổi mới dạy học môn sinh học ở trường THPT như thế nào
để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn này nói riêng và các bộ môn khác nói chung
nhằm đưa tỉ lệ tốt nghiệp THPT của Huyện cũng như cả Tỉnh nói chung lên một vị trí ngang
tầm với các tỉnh bạn.
Đặc điểm của chương trình sinh học ở THPT :
- Trình bày theo các cấp tổ chức sống từ thấp lên cao ,từ các hệ nhỏ → các hệ trung
lên các hệ lớn ,cụ thể từ TB → Cơ thể → QT → QX → Hệ sinh thái → Sinh
quyển .Và các tổ chức sống được giới thiệu theo quan điểm Tiến Hoá – Sinh Thái.
-Kiến thức được trình bày trong chương trình là các kiến thức đại cương chỉ ra các
nguyên tắc tổ chức ,những quy luật vận động chung cho giới sinh vật , giúp cho học sinh
THPT có được những hiểu biết khái quát chung về giới hữu cơ dựa trên những hiểu biết đã
có và khá cụ thể khi học ở THCS .
- Cấu trúc chương trình mang tính lý thuyết , trừu tượng và tính khái quát cao, đi sâu
vào bản chất, cơ chế của các hiện tượng và quá trình sinh học nhưng phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí của học sinh THPT .
Do đó theo phương hướng cải cách bản chất của quan điểm dạy học là phải lấy học
sinh làm trung tâm, phải coi học sinh là một thể đang tồn tại ,với những ưu điểm và nhược
điểm, những điều chưa biết và đã biết ,có nghĩa là phải dựa trên cơ sở hiểu biết những năng
lực sẵn có ở học sinh. Điều đó đòi hỏi cần có sự phối hợp tác động từ nhiều phía đối như gia
đình ,nhà trường ,giáo viên bộ môn,giáo viên chủ nhiệm,xã hội…đến học sinh.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục năm 2010-2011 như sau
1. Về Giáo Viên :
- Bản thân là một giáo viên vùng sâu nhưng tôi không ngừng cập nhật thông tin về xã
hội cũng như thường xuyên trao dồi về chuyên môn vì tự nghĩ muốn người học thích và học
môn học của mình thì điều quan trọng là mình phải thiết phục được người học bằng chính
trí tuệ ,năng lực về trình độ chuyên môn của mình vì khi người học có tin tưởng,có cảm
phục thì mới yêu qúy thầy và thích môn học của thầy dạy.
-Ngoài việc có trình độ chuyên môn giỏi thì cách truyền thụ cho người học như thế
nàolà hiệu quả thì mới là vấn đề .Theo tôi muốn làm được đều đó thì việc xác định đúng
trọng tâm của chương trình và từng bài dạy ở từng khối lớp là rất quan trọng ,từ việc xác
định đúng trọng tâm tôi sẽ phân loại từng đối tượng người học mà có yêu cầu khác nhau
-Khi dạy tôi không chú trọng đến vấn đề về thời gin của tiết học đối với nội dung cả
bài mà điều chú trọng là nội dung tôi truyền đạt người học có nắm chưa ,nếu chưa rõ tôi sẽ
giảng lại,và tôi chấp nhận trễ tiết so phân phối nhưng sẽ dạy bù cho học sinh để đảm bảo
đúng qui định.Đây là kinh nghiệm đưa đến tỉ lệ tốt nghiếp cao trong những năm qua mà tôi
đã làm và cho là cần phát huy hơn nữa.
-Không dạy những cái học sinh đã biết ,đã hiểu mà phải lấp đầy những lỗ trống kiến
thức của học sinh nếu có trong những giai đoạn nhận thức trước đó.
- Vận dụng việc đổi mới phương pháp một cách linh hoạt giữa các khối, các lớp,
nghĩa là tuỳ vào trình độ từng lớp, từng đối tượng cụ thể mà có phương pháp dạy phù hợp .
- Trong công tác phụ đạo giáo viên cần phải có sự phối hợp với GVCN, thường
xuyên điểm danh để theo dõi quá trình tham gia phụ đạo của các em, trường hợp nếu học
sinh vắng từ 2 buổi thì phải báo ngay cho GVCN lớp rồi BGH nhà trường để có biện pháp
can thiệp kịp thời .
- Đặc biệt, để khắc phục tình trạng nội dung kiến thức của chương trình quá dài mà
thời gian lên lớp của giáo viên quá ít thì đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy sao cho
vừa kịp thời gian vừa khắc sâu kiến thức cho các em.Chẳng hạn, tôi yêu cầu HS về nhà soạn
bài, nghiên cứu bài trước khi đến lớp để khi vào tiết dạy tôi chỉ việc đặt câu hỏi yêu cầu HS
trả lời. Tuy nhiên, nếu HS trả lời không được tôi phải giảng và giải thích cho các em. Từ đó,
kiến thức HS thu lượm được thông qua hoạt động của thầy và trò sẽ khắc sâu cho các em
hơn là thầy đọc trò chép. Cần lưu ý, khi kết thúc bài phải có thời gian củng cố tóm tắt những
phần trọng tâm HS cần nắm .
- Tổ chức, hướng dẫn HS hình thành các nhóm bạn học tập, đôi bạn cùng học ,hoạt
động tự học … thông qua đó các em có dịp tháo gỡ những vấn đề vướng mắc của bản thân
mà trên lớp gặp phải .
- Phải thừa nhận, tôn trọng, đồng cảm với nhu cầu, lợi ích và mục đích cá nhân của
HS. Người dạy phải làm cho HS bị thu hút bởi chính bài giảng của mình để các em hình
thành động cơ học tập .
- Phải rèn luyện cho HS có thói quen chủ động nhận thức, cần nuôi dưỡng tính sẵn
sàng, ý chí và tinh thần tích cực của HS để họ đạt được mục đích học tập và phát triển cá
nhân bằng chính sức lực của các em, không gò ép, ban phát và giáo điều .
-Trong quá trình dạy học phải chú ý đến cấu trúc tư duy của từng HS và khuyến
khích các em tự do trong tư duy. Giúp HS tự nhận thức, tự phát triển, tự hoàn thiện chính
mình.
- Trong quá trình dạy học phải động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để HS
thường xuyên tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình để các em biết tự điều
chỉnh từ đó có phương pháp học tập tốt hơn.
2. Về Phía Nhà Trường :
- Tạo mọi điều kiện để GV và HS đảm bảo tốt hoạt động dạy và học như phòng học,
trang thiết bị, giờ giấc, chế độ bồi dưỡng GV …
- Lên kế hoạch phụ đạo một cách chi tiết theo từng giai đoạn, từng nhóm đối tượng,
có kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện ở từng giai đoạn để rút kinh nghiệm .
-Bố trí GV có kinh nghiệm phụ trách các lớp phụ đạo học sinh yếu –kém .
Thường xuyên động viên, khuyến khích và có chế độ bồi dưỡng đối với các GV
tham gia phụ đạo.
-Tăng cường vai trò hoạt động của các bộ phận như đoàn thanh niên, … trong việc
quán lí HS. Đặc biệt ở các lớp ôn tập, phụ đạo.
3. Gia Đình và Chính quyền địa phương :
- Gia đình phải phối hợp với nhà trường thông qua GVCN trong công tác giáo dục HS.
- Tăng cường vai trò hoạt động của Ban Đại Diện Cha Mẹ PHHS trong việc phụ đạo HS.
- Chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ nhà trường khi nhà trường có yêu cầu.
- Gia đình phải tạo mọi điều kiện học tập cho HS ở năm học cuối cấp, thường xuyên nhắc
nhở, động viên các em cố gắng trong việc học .
Phụ lục

CÂU HỎI ÔN TẬP VỀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ


I. PHẦN CHUNG

Câu 1. Cấu trúc DT của quần thể tự phối có đặc điểm:


A. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. đa dạng và phong phú về kiểu gen
C. thể dị hợp tăng dần , thể đồng hợp giảm dần
D. chủ yếu ở trạng thái dị hợp
Câu 2. Định luật Hacdi Venbec phản ánh:
A. trạng thái cân bằng DT của quần thể
B. trạng thái động của quần thể
C. trạng thái đông của tần số alen
D. tần số alen không đổi
Câu 3. Điều nào sau đây không đúng khi nói về quần thể tự phối?
A. đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
B. thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm trong quá trình tự thụ
C. quần thể phân hóa thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau
D. chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với kiểu gen đồng hợp

Câu 4. Một quần thể giao phối , xét 1 gen có 3 alen. Quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
A. 6 B. 3 C. 4 D. 9

Câu 5. Trong quần thể ngẩu phối xét 1 gen có 2 alen , gọi p là tần số của alen A và q là tần số của
alen a thì thành phần kiểu gen của quần thể ở trạng thái cân bằng là:
A. p2AA : 2pq Aa : q2aa
B. pAA : pq Aa : q aa
C. p2AA : pq Aa : q2aa
D. p2AA : q2aa

Câu 6. Tần số tương đối của các alen được tính bằng:
A. tỉ lệ % giao tử mang alen đó trong quần thể
B. tỉ lệ kiểu gen mang alen đó trong quần thể
C. tỉ lệ %tế bào mang alen đó trong quần thể
D. tì lệ % kiểu gen mang alen đó trong quần thể
Câu 7. Một quần thể khởi đầu có 100% kiểu gen Aa. Sau 2 thế hệ tự thụ thì tần số kiểu gen Aa của
quần thể là bao nhiêu?
A.25% B. 50% C. 75% D. 40%
Câu 8. Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,4AA : 0,4 Aa : 0,2 aa. Tần số alen A, a lần lượt
là:
A. 0,6 ; 0,4 B. 0,5; 0,5 C. 0,4; 0,6 D. 0,7 ; 0,3

Câu 9. Điều nào sau đây không đúng khi nói về quần thể ngẩu phối?
A. Tần số alen không đổi nhưng thành phần kiểu gen thay đổi.
B. Các cá thể trong quần thể cùng loài.
C. Các cá thể trong quần thể tự do giao phối với nhau
D. Đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
Câu 10. Một quần thể tự phối , ở thế hệ xuất phát thể dị hợp Aa chiếm 100%. Hỏi saù 1 thế hệ tự
phối , thể đồng hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 50% B. 25% C. 60% D. 37,5%
Câu 11. Đinh luật Hacdi-Venbec phản ánh điều gì?
A. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối
B. Sự biến động của tần số kiểu gen trong quần thể
C. Sự không ổn định của các alen trong quần thể
D. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể
Câu 12. Điều nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacdi-Venbec?
A. Gen phải nằm trên NST thuờng
B. Không đột biến và chọn lọc tự nhiên
C. Không di- nhập gen giữa các quần thể
D. Quần thể đủ lớn và giao phối ngẩu nhiên
Câu 13.Quần thể ngẩu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì:
A. mỗi quần thể chiếm 1 khoảng không gian xác định. Có sự giao phối ngẩu nhiên giũa các
cá thể trong quần thể và cách li tương đối với các cá thể thuộc quần thể khác
B. sự giao phối trong nội bộ quần thể không xảy ra thường xuyên
C. có sự giao phối ngẩu nhiên giũa các cá thể trong quần thể
D. mỗi quần thể có số lượng cá thể tương đối ổn định
Câu 14.Trong quần thể tự phối thì thanh phần kiểu gen của quần thể có xu hướng:
A. phân hóa thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
B. ngày càng đa dạng về kiểu gen và kiểu hình
C. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp
D. ngày càng ổn định về tần số alen và tần số kiểu gen

Câu 15.Một quầnthể có thành phần kiểu gen là: 0,6AA : 0,4 Aa. tầ số alen A , a lần lượt là
A. 0,8 ; 0,2 B. 0,2 ; 0,8 C. 0,6 ; 0,4 D. 0,4 ; 0,6
Câu 16. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,2Aa :0,4aa. Thành phần kiểu gen của
quần thể sau 5 thế hệ ngẩu phối là:
A. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
B. 0,475AA :0,5Aa : 0,475aa
C. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
D. 0,16AA : 0,36Aa : 0,48aa
Câu 17 . Gen qui định nhóm máu ở người có 3 alen . Một quân thể đang cân bằng di truyền có tần
số alen IA , IB , IO lần lượt là 0,5; 0,3 ; 0,2 . Các nhóm máu A,B,AB,O có tỉ lệ lần lượt là
A. 0,45 ; 0,21 ; 0,3 ; 0,04
B. 0,21 ;0,45 ;0,3 ; 0,04
C. 0,35 ;0,15 ; 0,3 ; 0,20
D. 0,15 ; 0,35 ;0,20 ; 0,30
Câu 18. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,64Aa :0,36aa. Sau 4thế hệ tự phối, kiểu gen AA
chiếm tỉ lệ là
A. 0,30 B. 0,36 C. 0,60 D.0,04
Câu 19.Quần thể nào sau đây chưa cân bằng di truyền
Quần thể I : 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
Quần thể II: 0,36AA : 0,16Aa :0,48aa
Quần thể III:0,64AA :0,32Aa :0,04aa
Quần thể IV: 0,25AA : 0,50Aa :0,25aa
A. Quần thể II B. Quần thể I C. Quần thể III D. Quần thể IV
PHẦN RIÊNG:
A. CHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN
Câu 1. Ứng dụng quan trọng của định luật Hacdi-Vebec là:
A. biết tần sốcá thể mang kiểu hình lặn trong quần thể cân bằng di truyền có thể tính được
tần số alen và tần số kiểu gen
B. trong quần thể sinh sản hưũ tính thường xảy ra biến dị
C. tần số alen của mỗi gen có xu hướng không đổi qua các thế hệ
D. phản ảnh trạng thái cân bằng trong quần thể

Câu 2. Một quần thể ngẩu phối, không có chọn lọc, không đột biến , tần số của các alen ở 1 gen nào
đó
A. có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
B. không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể
C. chịu sự chi phối của các quy luật di truyền
D. không đổi nhưng thành phần kiểu gen thay đổi
Câu 3. Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát có 100% thể dị hợp Aa. Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ Aa
ở thế hệ thứ nhất và thứ 2 lần lượt là
A. 0,5 ; 0,25 B. 0,5 ; 0,5 C. O,75 ; 0,25 D. 0,75 ; 0,50
Câu 4. Một quần thể ngẩu phối có tần số A là 0,7, tần số alen a là 0,3. Thành phần kiểu gen của
quần thể ở trạng thái cân bằnglà
A. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa
B. 0,42AA :0,49Aa :0,09aa
C. 0,09AA : 0,42Aa : 0,47aa
D. 0,49AA : 0,09Aa : 0,42aa
Câu 5. Trong 1 quần thể thực vật ,thế hệ xuất phát có 5 cây đồng hợp trội và 5 cây đồng hợp lặn.
Hỏi thành phần kiểu gen của quần thể sau 3 thế hệ tự thụ?
A. 0,50AA : 0,50aa
B. 0,25AA : 0,50Aa : 0,25aa
C. 0,50Aa : 0,50 aa
D. 0,50AA : 0,50A
Câu 6. Một quần thể người , nhóm máu o (kiểu gen IOIO) chiếm 25%, nhóm máuA (kiểu gen IAIA và
IAIO) chiếm24%, nhóm máu B ( kiểu gen IBIB và IBIO) chiếm39%, nhóm máu AB ( kiểu gen IAIB)
chiếm 12%. Tần số các alen IA, IB, IO trong quần thể lần lượt là:
A. 0,2; 0,3; 0,5
B. 0,3; 0,2; 0,5
C. 0,5 ;0,2 ; 0,3
D. 0,2 ; 0,5 ; 0,3
Câu 7. Bệnh bạch tạng ỡ người do gen lặn b nằm trên NST thường gây nên. Trong 1 quần thể có tỉ
lệ người bạch tạng (bb) chiếm 1/10000 thì tỉ lệ người mang gen Bblà
A. 0,0198 B. 0,1980 C. 0,0099 D. 0,99
CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO:
Câu 1.Trong quần thể ngẩu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra
A.tần số của các alen và tỉ lệ các kiểu gen
B.vốn gen của quần thể
C.các alen đặc trưng của quần thể
D.tinh ổn định của quần thể
Câu 2. Vốn gen của quần thể là
A. toàn bộ các alen của các gen trong quần thể
B. toàn bộ gen trong nhân tế bào của các cá thể trong quần thể
C. toàn bộ gen củacá thể sống trong quần thể
D. toàn bộ gen quy định kiểu hinh của sinh vật

Câu 3.Trong quần thể ngẩu phối, xét 1 gen có 4 alen, thì sự giao phối tự do tạo nên
A. 10 kiểu gen
B. 8 kiểu gen
C. 12 kiểu gen
D. 16 kiểu gen
Câu 4. Trong quần thể ngẩu phối , xét 2 gen , mỗi gen có 3 alen nằm trên 2 cặp NST thường khác
nhau. Trong quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
A. 36 B.9 C.16 D.12
Câu 5. Trong quần thể ngẩu phối đang cân bằng di truyền, xét 1 gen có 2 alen A là trội hoàn toàn so
với a. Cá thể mang tính trạng trội chiếm 64%. Tần số tương đối của alen A , a lần lượt là
A. 40% ; 60% B. 60% ; 40% C. 80% ; 20% D. 20% ; 80%

Câu 6. Ở gà có gen A qui định lông đen là trội không hoàn toàn so với gen a qui định lông trắng,
thể dị hợp Aa có lông xám . Một quần thể gà có 180 con lông đen, 240 con lông xám và 80 con lông
trắng. Tần số alen A , a lần lượt là
A. 0,6 ; 0,4 B. 0,4 ; 0,6 C. 0,2 ; 0,8 D. 0,8 ; 0,2
Câu 7. Trong quần thể ngẩu phối, xét 1 gen có 3 alen . Hỏi quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
A. 6 hoặc 9 B. 6 C. 9 D. 3 hoặc 5
Câu 8. Trong quần thể ngẩu phối, xét 1 gen có 2 alen nằm trên X không có alen trên Y.Hỏi quần
thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen?
A. 5 B. 3 C. 2 D. 9
Câu 9. Trong quần thể ngẩu phối xét 2 gen, gen thứ nhất có 3 alen nằm trên NST thường; gen thứ
nhì có 2 alen nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng. Hỏi quần thể có tối đa bao nhiêu
kiểu gen?
A. 30 B.15 C. 12 D.18
Câu 10. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Sau 2 thế hệ tự phối ,
quần thể có thành phần kiểu gen là
A. 0,55AA : 0,1Aa : 0,35aa
B. 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa
C. 0,25AA : 0,55Aa : 0,25aa
D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
Câu 11. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Sau 2 thế hệ ngẩu phối ,
quần thể có thành phần kiểu gen là
A. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa
B. 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa
C. 0,5AA : 0,2Aa : 0,3aa
D. 0,55AA : 0,1 Aa : 0,35aa

DI TRUYỀN HOC VỀ NGƯỜI


I.PHẦN CHUNG:
Câu 1.Người ta thường nói bệnh mù màu là bệnh của nam giới vì
A. bệnh do đột biến gen lặn trên X gây nên
B. bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới
C. bệnh do gen trội trên Y gây nên
D. bênh do gen lặn trên Y gây nên
Câu 2.Tuổi người mẹ có ảnh hưởng đến tần suất xuất hiện của
A. hội chứng Đao
B. hội chứng Tơcnơ
C. hội chứng 3X
D. hội chứng Claiphetơ
Câu 3. Người mắc hội chứng Tơcnơ là
A. thể 1 nhiễm
B. thể tam nhiểm
C. thể đa nhiễm
D. thể không nhiễm
Câu 4. Kĩ thuật thay thế gen đột biến gây bệnhcho người bằng gen lành gọi là
A .liệu pháp gen
B .kĩ thuật lai gen
C. kĩ thuật tái tổ hợp
D.kĩ thuật chuyển gen
Câu 5. Ung thư là
A. một bệnh do sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số tế bào dẫn đến hình thành
khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể
B. một bệnh do sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số gen dẫn đến hình thành khối
u chèn ép các cơ quan trong cơ thể
C. một bệnh do sự tăng sinh không kiểm soát được của 1 số ADN dẫn đến hình thành
khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể
D. một bệnh do sự tăng sinh không kiểm soátđược của 1 số tế bào dẫn đến hình thành
khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể

TRẮC NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN


BÀI: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
Câu 1: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A. tăng tỉ lệ dị hợp B. tăng biến dị tổ hợp C. giảm tỉ lệ đồng hợp D. tạo dòng
thuần
Câu 2: Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là
A. NMU B.cônsixin C. EMS D. 5 – BU
Câu 3: Ưu thế lai là
A. hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất đạt yêu cầu
B. hiện tượng con lai có phẩm chất, sức chống chịu đạt yêu cầu
C. hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng đạt yêu cầu.
D. hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức sống chịu, khả năng sinh trưởng tốt hơn bố mẹ.
Câu 4: Trong chọn giống vật nuôi, phương pháp được dùng để tạo các biến dị tổ hợp là
A. gây đột biến bằng sốc nhiệt B. chiếu xạ bằng tia X
C. lai hữu tính D. gây đột biến bằng cônsixin
Câu 5: Phương pháp lai nào sau đây tạo ưu thế lai tốt nhất?
A. Lai khác thứ B. Lai khác dòng C. Lai khác loài D. Lai khác nòi
Câu 6: Chọn ý đúng về ưu thế lai
A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ
B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F2 và giảm dần qua các thế hệ
C. Để tạo ưu thế lai, người ta tiến hành cho lai khác loài
D. Để giải thích về ưu thê lai, người ta dựa vào thuyết về trạng thái gen đồng hợp
Câu 7: Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước:
1. xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến 2. tạo dòng thuần chủng
3. tạo nguồn biến dị tổ hợp 4. chọn lọc cá thể có kiểu hình mong muốn
Phương án đúng
A. 1,4,2 B. 1,2,3 C. 1,4,3 D. 1,2,3,4
Câu 8: Tác nhân nào sau đây không thuộc tác nhân vật lý?
A. Tia phóng xạ B. Tia tử ngoại C. sốc nhiệt D. 5 – BU
Câu 9. (NC) Giống lúa Môc Tuyền được xử lý đột biến tạo giống lúa MT1 có nhiều đặc tính quý do
tác dụng của loại tia
A. tia gamma B. tia tử ngoại C. sốc nhiệt D. tia X
Câu 10: Tác nhân nào sau đây không thuộc tác nhân hóa học?
A. 5 – BU C. EMS D. Cônsixin D. Sốc nhiệt
Câu 11: (NC) Điều nào sau đây không đúng về mục đích của việc gây đột biến ở vật nuôi và cây
trồng là
A. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống
B. làm tăng khả năng sinh sản của cá thể
C. làm tăng năng suất ở vật nuôi, cây trồng
D. làm tăng khả năng thích nghi của sinh vật với môi trường sống
Câu 12: (CB)Phương pháp gây đột biến nhân tạo đặc biệt có hiệu quả với đối tượng sinh vật nào?
A. Vi sinh vật B. Nấm C. Thực vật D. Động vật
BÀI: TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Câu 1: Tạo giống bằng công nghệ tế bào gồm các quá trình sau:
1. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn 2. Dung hợp tế bào trần 3. Lai hữu tính
4. Nhân bản vô tính động vật 5. Cấy truyền phôi 6. Gây đột biến nhân tạo
Phương án đúng:
A. 1,2,4,5 B. 1,2,3,4 C. 3,4,5,6 D. 1,2,4,6
Câu 2: Cây lưỡng bội tạo ra từ phương pháp nuôi cấy hạt phấn hoặc từ noãn sẽ có kiểu gen là
A. đồng hợp tử về tất cả kiểu gen B. dị hợp tử về các gen
C. vừa đồng hợp và dị hợp về các gen C. có lợi cho sinh vật
Câu 3: Để tạo giống mới mang đặc điểm của cả hai loài mà bằng cách tạo giống thông thường
không thể tạo ra được người ta dùng công nghệ tế bào nào?
A. Nuôi cấy tế bào B. Nuôi cấy hạt phấn C. Dung hợp tế bào trần D. Gây
đột biến
Câu 4: Để nhân nhiều động vật quý hiếm hoặc các giống vật nuôi sinh sản chậm, người ta làm như
thế nào?
A. Tách phôi thành hai hay nhiều phần, mỗi phần phát triển thành phôi riêng biệt
B. Làm biến đổi thành phần trong tế bào của phôi trước khi mới phát triển
C. Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi trước khi mới phát triển
D. Phối hợp hai hay nhiều phôi làm thể khảm
Câu 5: Trong lai tế bào người ta, người ta nuôi cấy 2 dòng tế bào
A. sinh dục khác loài B. sinh dưỡng khác loài
C. xôma và sinh dục khác loài D. sinh dưỡng và sinh dục khác loài
Câu 6: Để tạo ra các giống cây trồng mới có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu
người ta dùng công nghệ tế bào nào?
A. Nuôi cấy hạt phấn B. Nuôi cấy tế bào
C. Tạo giống bằng dòng tế bào xôma có biến dị D. Dung hợp tế bào trần
Câu 7: Thứ tụ của một quá trình sinh sản vô tính ở Cừu Doli
1. Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi
2. Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân và nuôi trong phòng thí nghiệm
3. Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai
4. Chuyển nhân tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.
Phương án đúng:
A. 2,3,5,1,4 B. 1.3.5.2.4 C. 1,2,3,4,5 D. 2,3,4,1,5
Câu 8: Nuôi cấy tế bào thực vật trong ống nghiệm tạo mô sẹo là hình thức
A. nuôi cấy tế bào rễ, thân , lá…trong ống ngiệm có sử dụng các hoocmon sinh trưởng thành mô
sẹo từ đó phát triển thành cây trưởng thành.
B. nuôi cấy tế bào rễ, thân , lá…trong ống ngiệm có sử dụng các tác nhân gây đột biến tạo thành mô
sẹo
C. nuôi cấy tế bào rễ, thân , lá…trong ống ngiệm có sử dụng các hoocmon sinh trưởng và tác nhân
gây đột biến thành mô sẹo từ đó phát triển thành cây trưởng thành.
D. nuôi cấy tế bào rễ, thân , lá…trong ống ngiệm có sử dụng các hoocmon sinh trưởng thành mô
sẹo từ đó gây đột biến nhân tạo phát triển thành cây trưởng thành.
BÀI: TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ GEN
Câu 1: Cho các enzim: retrictaza, ligaza, amilaza, ARN polimeraza, ADN polimeraza. Các enzim
được dùng để cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo nên ADN
tái tổ hợp là
A. restrictaza và ligaza B. ARN polimeraza và ADN polimeraza
C. Amilaza và ADN polimeraza D. Amilaza và ARN polimeraza
Câu 2: Trình tự các bước tiến hành quy trình chuyển gen
1. chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
2. Tạo ADN tái tổ hợp
3. Tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
Phương án đúng là
A. 2,1,3 B. 1,2,3 C. 3,1,2 D. 2,3,1
Câu 3: Thể truyền ( vật chuyển gen) thường được sử dụng trong kĩ thuật chuyển gen là
A. plasmit và nấm mem B. thực khuẩn thể và plasmit
C. thực khuẩn thể và vi khuẩn D. plasmit và vi khuẩn
Câu 4: Một phân tử ADN nhỏ, được lắp ráp từ từ các đoạn ADN lấy từ các nguồn khác nhau ( gồm
thể truyền và gen cần chuyển) gọi là
A. ADN tái tổ hợp B. Biến dị tổ hợp C. ADN lai D. ADN nhân tạo
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây đúng với plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền
A. có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn
B. là vật chất di truyền chủ yếu trong nhân sơ và trong tế bào thực vật
C. là phân tử ADN mạch thẳng
D. là phân tử ARN mạch kép, mạch vòng
Câu 6: Trong kĩ thuật chuyển gen, để làm dãn màng sinh chất cho ADN tái tổ hợp đi qua, người ta dùng:
A. Fe hoặc Mn B. Virut Xenđê
C. Ezim ligaza D. CaCl2 hoặc xung điện

Câu 7: trong kĩ thuật cấy gen bằng cách dùng plasmit làm thể truyền, vi khuẩn E. Coli có các đặc
điểm:
1. sinh sản nhanh 2. không loại bỏ plasmit tái tổ hợp
3. dễ nuôi trong ống nghiệm 4. không gây hại cho môi trường
Phương án đúng:
A. 1,2 B. 1,3 C. 1,2,3 D. 2,3,4
Câu 8: (NC) Để tạo giống lúa mang gen chống hạn ( gen chống hạn có nguồn gốc từ cây cỏ dại) thì
người ta sử dụng phương pháp
A. lai cải tiến giống B. lai xa C. công nghệ gen D. lai tế bào
Câu 9.(NC) Những chất nào sau đây được tổng hợp băng ứng dụng công nghệ gen
A. Insulin, Somatostatin, Vacxin B. Insulin, Somatostatin, Gibêralin
C. Somatostatin, Gibêralin, Auxin D. Insulin, Gibêralin, Auxin
Câu 10: (NC) Điều nào không đúng với phương pháp tạo động vật chuyển gen?
A. Đoạn ADN được bơm thẳng vào hợp tử ở giai đoạn nhân non
B. Sử dụng tế bào gốc là những tế bào có khả năng phân chia mạnh ở trong phôi
C. Bơm đoạn ADN vào tinh trùng và tinh trùng này vào tế bào trứng khi thụ tinh
D. Bơm đoạn ADN trực tiếp vào tế bào của bào thai đang phát triển.
BỘ CÂU HỎI SỐ 1 – HK II
Câu 1. Sự giống trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau phản ánh:
A. Nguồn gốc chung của sinh vật
B. Quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển loài
C. Mức độ quan hệ giữa các nhóm loài.
D. Sự tiến hóa phân li.
Câu 2. Hai cơ quan của hai loài khác nhau được xem là tương đồng với nhau khi:
A. Cùng nguồn gốc từ phôi, có vị trí tương đương.
B. Giống nhau về hình thái và cấu tạo trong.
C. Khác nguồn gốc, nhưng cùng chức năng.
D. Ở vị trí tương đương nhau trên cơ thể.
Câu 3. Cơ sở của bằng chứng sinh học phân tử là dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau về:
A. Cấu tạo trong giữa các loài khác nhau. B. Các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. Sinh học và biến cố địa chất
Câu4 :Nguyên nhân tiến hoá theo Lamac là:
A. sự tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh.
B. sự thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.
C. sinh vật luôn đấu tranh sinh tồn với các điều kiện sống bất lợi của môi trường.
D. do môi trường sống thay đổi chậm chạp và liên tục hoặc do tập quán hoạt động ở động
vật
Câu 5 Theo Đác Uyn nguyên nhân tiến hoá là do
A.tác động của CLTN thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật
B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân là cho các loài
biến đổi.
C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
D. ngoại cảnh luôn thay đổi là tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên.
Câu 6. Sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể là mặt chủ yếu của:
A. Quá trình đột biến C. Các cơ chế cách ly
B. Quá trình chọn lọc tự nhiên D. Quá trình giao phối
Câu7.Vai trò của giao phối tự do đối với tiến hoá là
A. tạo ra nhiều kiểu hình là nguyên liệu cho tiến hoá
B. tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của CLTN
C tạo ra nhiều alen là nguyên liệu sơ cấp của CLTN
D.tạo ra những kiểu hình thích nghi
Câu 8.Vai trò của giao phối tự do đối với tiến hoá là
A. tạo ra nhiều kiểu hình là nguyên liệu cho tiến hoá
B.tạo ra nhiều biến dị tổ hợp là nguyên liệu thứ cấp của CLTN
C tạo ra nhiều alen là nguyên liệu sơ cấp của CLTN
D.tạo ra những kiểu hình thích nghi
Câu 9 Tác động của chọn lọc sẽ đào thải một loại alen khỏi quần thể qua một thế hệ là: Chọn lọc
chống lại
A.Thể đồng hợp. B. thể dị hợp . C alen lặn. D. alen trội.

Câu 10: Nhân tố chi phối quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể
sinh vật là:
A. quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật.
C. sự thay đổi tập quán hoạt động ở động vật.
D. các cơ chế cách li làm phân li tính trạng.
Câu 11: Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ
thân thuộc là
A. tiêu chuẩn hình thái. B. tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
C. tiêu chuẩn sinh lí – sinh hóa. D. tiêu chuẩn di truyền.
Câu 12: Phương thức hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa là
phương thức thường thấy ở:
A. Thực vật . B. Động vật di động xa.
C. Động vật ít di động xa. D. Thực vật và động vật ít di
chuyển.
Câu 13: Phương thức hình thành loài nhanh diễn ra ở con đường hình thành
loài nào?
A. Con đường địa lí. B. Con đường cách li tập tính.
C. Con đường sinh thái. D. Con đường lai xa và đa bội
hóa.
Câu 14: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n. Quần thể cây
4n có thể xem như loài mới vì:
A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
B. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây
2n.
C. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra
cây lai 3n bị bất thụ.
D. quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh
dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
Câu 15: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26
NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài
bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là
đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST?
A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu
Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ.
B. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí.
C. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa.
D. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hóa.

Câu 16: Sự phát sinh và phát triển của sự sống đã trải qua các giai đoạn tiến
hóa sau:
A. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa hóa học.
B. Tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
C. Tiến hóa lí học, tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học .
D. Tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học.
Câu 17: Từ các hợp chất vô cơ, đã tổng hợp thành các hợp chất hữu cơ nhờ sự
có mặt của
A. dung nham nóng bỏng của Quả Đất .
B. các cơn mưa hàng ngàn năm.
C. năng lượng mặt trời, bức xạ nhiệt, tia lửa điện, sự phân rã các chất phóng
xạ.
D. các enzim xúc tác.
Câu 18: Cơ thể sống xuất hiện đầu tiên thuộc sinh vật nào sau đây?
A. Động vật. B. Thực vật. C. Nấm. D. Nhân sơ.
Câu 19. Hoá thạch là
A. những sinh vật bị hoá thành đá.
B. di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
C. các bộ xương của sinh vật còn lại sau khi chúng chết.
D. những sinh vật đã sống qua 2 thế kỉ.
Câu 20: Đặc điểm nổi bật của sinh giới trong đại Trung sinh là:
A. Đại phát triển mạnh ở hạt kín và sâu bọ.
B. Đại có nhiều biến động địa chất nhất.
C. Đại phát triển mạnh của hạt trần và bò sát.
D. Đại tiêu diệt của bò sát khổng lồ.
Câu 21: Quá trình hình thành loài người theo thứ tự sau:
A. H.erectus H.habilisH.sapiens .
B. H.sapiens H.habilis H.erectus.
C. H.sapiens H.erectusH.habilis.
D. H.habilis  H.erectus H.sapiens.
Câu 22: Môi trường là
A. bao gồm tất cả các nhân tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật,
làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt đông khác của sinh vật.
B. là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh
sinh vật, trừ nhân tố con người.
C. là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật.
D. là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh xung quanh sinh vật.
Câu 23 Cây trồng ở vào giai đoạn nào sau đây chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhiệt độ:
A. Nảy mầm B. Cây non. C. Nở hoa. D. Thu hoạch.
Câu 24. Bản chất hình thành “đồng hồ sinh học” ở động vật theo cơ chế từ cảm nhận ánh sáng của
tế bào thần kinh đến:
A. Các hoocmôn → Cường độ trao đổi chất.
B. Các tuyến nội tiết → Các hoocmôn → Cường độ trao đổi chất.
C. Cường độ trao đổi chất → Các hoocmôn.
D. Cường độ trao đổi chất → Các tuyến nội tiết → Các hoocmôn.
Câu 25. Hiện tượng nào sau đây không đúng với khái niệm nhịp sinh học:
A. Dơi ngủ ngày hoạt động đêm.
B. Lá một số cây họ Đậu xếp lại khi mặt trời lặn.
C. Cây trinh nữ xếp lá lại khi có sự va chạm.
D. Cây ôn đới rụng lá vào mùa đông.
Caâu 26: Quaàn theå sinh vaät laø
A. taäp hôïp caù theå cuøng loaøi, cuøng sinh soáng trong moät khoâng gian
xaùc ñònh, vaøo moät thôøi gian nhaát ñònh, coù khaû naêng sinh saûn bình
thöôøng.
B. nhoùm caù theå cuûa moät loaøi, toàn taïi trong moät thôøi gian nhaát
ñònh, coù khaû naêng sinh saûn vaø taïo ra caùc theá heä môùi höõu thuï.
C. nhoùm caù theå cuûa moät loaøi, toàn taïi trong moät thôøi gian nhaát
ñònh, cuøng sinh soáng trong vuøng phaân boá cuûa loaøi.
D. taäp hôïp caù theå khaùc loaøi, cuøng sinh soáng trong moät khoâng gian
xaùc ñònh, vaøo moät thôøi gian nhaát ñònh, coù söï caùch ly sinh saûn giöõa
caùc caù theå.
Caâu 27: Phaân boá theo nhoùm coù ñaëc ñieåm laø
A. ít phoå bieán; ñieàu kieän soáng phaân boá ñoàng ñeàu; caïnh tranh gay
gaét.
B. raát phoå bieán; ñieàu kieän soáng khoâng ñoàng ñeàu; soáng taäp trung
ôû nhöõng nôùi coù ñieàu kieän soáng toát nhaát.
C. ít phoå bieán; khi ñieàu kieän soáng phaân boá ñoàng ñeàu; caùc caù
theå khoâng coù söï caïnh tranh gay gaét.
D. ít phoå bieán; ñieàu kieän moâi tröôøng khoâng ñoàng nhaát, caùc caù
theå thích soáng tuï hoïp vôùi nhau ôû nhöõng nôi coù ñieàu kieän soáng toát
nhaát.
Câu 28: Kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể nào sau đây là kiểu biến động theo chu kì?
A. Số lượng cá thể của quần thể cá chép ở Hồ Tây giảm sau khi thu hoạch.
B. Số lượng cá thể của quần thể tràm ở rừng U Minh giảm sau khi cháy rừng.
C. Số lượng cá thể của quần thể ếch đồng ở miền Bắc Việt Nam tăng nhanh vào mùa hè và giảm
vào mùa đông.
D. Số lượng cá thể của quần thể thông ở Côn Sơn giảm sau khi khai thác.
Câu 29: Nhóm loài ưu thế có vai trò
A. Thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm loài này bị suy vong vì một nguyên nhân nào đó
B. Quan trọng trong quần xã, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã
C. Kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
D. Làm tăng mức đa dạng của quần xã và chỉ có ở một quần xã
Câu 30: Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài có lợi, còn loài kia không có lợi hoặc có
hại là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ cạnh tranh C. Quanh hệ hội sinh D. Quan hệ hợp tác
Câu 31: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ  Thỏ  Cáo  Chim  Vi sinh vật phân giải. Cáo có bậc dinh
dưỡng là bao nhiêu?
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 32: Điều nào không phải là nguyên nhân bên ngoài gây ra diễn thế sinh thái?
A. bão, lục, cháy rừng B. hạn hán, động đất
C. các hoạt động có ý thức của con người D. ô nhiễm hoặc các hoạt động vô ý thức của
con người
Câu 33. Các hệ sinh thái nhân tạo nào sau đây là không điển hình?
A. Con tàu vũ trụ B. Bể nuôi cá cảnh C. Một ao chứa nước D. Một khu vườn
Câu 34. Chu trình nước
A. là một phần của chu trình tái tạo vật chất trong hệ sinh thái
B. là một phần của chu trình tái tạo năng lượng trong hệ sinh thái
C. chỉ liên quan đến các nhân tố vô sinh trong hệ sinh thái
D. không có ở samạc và các vùng khô cằn trên trái đất
Câu 35. Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thu cuối cùng đều được
A. giải phóng vào không gian ở dạng nhiệt B. chuyển đến bậc dinh dưỡng tiếp theo
C. chuyển đến các sinh vật phân giải D. sử dụng cho các hoạt động sống
Câu 36. Nguồn thức ăn sơ cấp được hình thành và tích tụ đầu tiên trong mô của
A. sinh vật tự dưỡng B. động vật ăn cỏ C. động vật thịt D. động vật ăn phế liệu
Câu 37. Đất rừng nhiệt đới có đặc điểm là lớp đất bề mặt
A. dầy và rất ít chất dinh dưỡng B. dầy và rất giàu chất dinh dưỡng
C. mỏng và rất ít chất dinh dưỡng D. mỏng và rất giàu chất dinh dưỡng
Câu 38. Sự gia tăng về nồng độ CO2 trong khí quyển gần đây chủ yếu là do kết quả của sự gia tăng
A. sử dụng nhiên liệu hóa thạch B. sinh khối của toàn bộ sinh quyển
C. loài người hô hấp ngày một tăng D. sản lượng sơ cấp thô và tinh
. Câu 39. Ví dụ về mối quan hệ hội sinh là
A. Nấm và vi khuẩn lam quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên Địa y
B. sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “ chấy rận” để ăn
C. động vật nguyên sinh sống trong ruột con mối
D. nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác
Câu 40. Các quan hệ đối kháng là
1. ức chế - cảm nhiễm 2. cạnh tranh giữa các loài và sự phân li ổ sinh thái
3. tiêu diệt lẫn nhau 4. con mồi – vật ăn thịt và vật chủ - vật kí sinh
Phương án đúng là:
A. 1,2,3 B.2,3,4 C. 1,2,4 D. 1,3,4

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP SỐ 2 – HỌC KÌ II


Câu 1. Ví dụ nào sau đây là các cơ quan tương đồng
A. Ngà voi, sừng tê giác B. Vòi voi, vòi bạch tuột.
C. Cánh dơi, tay người. D. Đuôi cá mập, đuôi cá voi
Câu 2: Hiện tượng 2 động vật khác loài giống nhau về cấu tạo chi trước, chứng tỏ chúng cùng
nguồn gốc thì gọi là: (hiểu)
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng địa lý-sinh học. D. Bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 3: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β -Hb như nhau chứng
tỏ cùng nguồn gốc thì gọi là: (biết)
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng địa lý-sinh học. D. Bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 4.Theo Lamac cơ chế tiến hoá là:
A. sự tích lũy nhanh chóng các biến đổi dưới tác động của ngoại cảnh.
B. sự cố gắng vươn lên hoàn thiện của SV.
C.sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh
hay tập quán hoạt động của động vật
D. sự tích luỹ dần các biến đổi dươi tác động của ngoại cảnh
Câu 5 Tính chất của biến dị cá thể theo ĐacUyn là :
A.Không xác định B.Đồng loạt C.Định hướng D.Không di truyền
Câu 6Theo thuyết tiến hoá hiện đại, đơn vị tiến hoá cơ sở ở những loài giao phối là:
A. cá thể. B. quần thể. C. Loài D. nòi sinh thái

Câu 7 Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện:
A Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền
B Sự phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới.
D.Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị.
Câu 8: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố làm trung hoà tính có hại của đột biến:
A. Giao phối B. đột biến C. Chọn lọc tự nhiên D. Các cơ chế cách ly
Câu 9 Nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới là:
A. Quá trình đột biến B. Quá trình chọn lọc tự nhiên C. Cơ chế cách ly
Câu 10.Nội dung nào sau đây không đúng về CLTN
A.CLTN tác dụng trưc tiếp lên kiểu hình .gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần
kiểu gen
B.CLTN làm tấn số alen biến đổi theo hướng xác định
C.kết quả CLTN hình thành quần thể thích nghi
D.CLTN nhanh chóng đào thải alen lặn ra khỏi quần thể
Câu 11.Quần thể sinh vật chỉ tiến hoá khi:
A. tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ
khác.
B .các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau.
C .có sự cạnh tranh về thức ăn, nơi ở.
D thành phần kiểu gen hay cấu trúc di truyền của quần thể biến đổi qua các thế hệ.
Câu 12: Ý nghĩa của tính đa hình về kiểu gen của quần thể giao phối là:
A. đảm bảo trạng thái cân bằng ổn định của một số loại kiểu hình trong quần
thể.
B. giải thích tại sao các cá thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế hơn so với các cá
thể đồng hợp.
C. giúp sinh vật có tiềm năng thích ứng khi điều kiện sống thay đổi.
D. giải thích vai trò của quá trình giao phối trong việc tạo ra vô số biến dị tổ
hợp dẫn đến sự đa dạng về kiểu gen.
Câu 13. Có nhiều loại vi khuẩn tỏ ra “quen thuốc” với nhiều loại thuốc kháng sinh là do:
A. Vi khuẩn vốn có khả năng thích ứng nhanh trước sự thay đổi của điều kiện môi trường.
B. Vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các biến đổi sinh hóa trong cơ thể.
C. Quần thể vi khuẩn có tính đa hình về vốn gen.
D. Vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các đột biến kháng thuốc xuất hiện khi con
người dùng thuốc.
Câu 14: Để phân biệt hai loài sáo đen mỏ trắng và sáo nâu, người ta thường
dùng tiêu chuẩn là
A. tiêu chuẩn hình thái. B. tiêu chuẩn địa lí – sinh thái.
C. tiêu chuẩn sinh lí – sinh hóa. D. tiêu chuẩn di truyền.
Câu 15: Thể song nhị bội là cơ thể có:
A. tế bào mang bộ NST tứ bội.
B. tế bào mang bộ NST lượng bội.
C. tế bào chứa 2 bộ NST lưỡng bội của 2 loài bố mẹ khác nhau.
D. tế bào chứa bộ NST lưỡng bội với một nửa nhận từ bố và nửa kia nhận từ
mẹ.
Câu 16: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái.
C. Cách li sinh sản (di truyền). D. Cách li cơ học.
Câu 17:Phát biểu nào dưới đây là không đúng về sự tiến hoá của sinh giới
A. Toàn bộ sinh giới đa dạng và phong phú ngày nay có một hoặc một vài nguồn gốc chung
B. Dạng sinh vật nguyên thuỷ nào sống sót cho đến nay, ít biến đổi được xem là hoá thạch sống
C. Sự hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
D. Theo con đường phân li tính trạng, qua thời gian rất dài một loài gốc phân hoá thành những
loài khác nhau rồi thành những chi khác nhau
Câu 18: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, đã xảy ra
A. sự phân giải các hợp chất hữu cơ.
B. sự tạo thành coaxecva.
C. sự xuất hiện cơ chế tự sao chép.
D. sự tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ theo phương thức hóa học.
Câu 19: Ngày nay sự sống không được hình thành theo con đường hóa học vì
A. thiếu điều kiện lịch sử.
B. thiếu các enzim.
C. chất hữu cơ tổng hợp sẽ bị vi sinh vật phân hủy.
D. thiếu các điều kiện lịch sử trước kia, chất hữu cơ tổng hợp ngoài cơ thể sẽ
bị vi sinh vật phân hủy.
Câu 20 Thực vật có hoa xuất hiện vào đại nào sau đây?
A. Đại Cổ sinh B. Đại Trung sinh
C. Đại Tân sinh D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ
Câu 21 : Dạng vượn người hiện đại có nhiều đặc điểm giống người nhất đó là
A. đười ươi. B. tinh tinh. C. gorilla. D. vượn.
Câu 22: Các nhân tố sinh thái là
A. mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật trong môi trường
B. các nhân tố môi trường ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp tới sinh vật.
C. những tác động của con người đến môi trường.
D. các nhân tố vật lí và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 23. Nội dung quy luật giới hạn sinh thái nói lên:
A.Khả năng thích ứng của sinh vật với môi trường.
B.Giới hạn phản ứng của sinh vật với môi trường.
C.Mức độ thuận lợi của sinh vật với môi trường.
D.Khả năng chống chịu của sinh vật với môi trường.
Câu 24. Cây quang hợp được là nhờ:
A. Tia tử ngoại. B. Tia hồng ngoại.
C. Tất cả tia bức xạ nhìn thấy được. D. Tất cả các tia bức xạ.
Câu 25. Nhân tố chủ đạo trong nhịp ngày đêm là:
A. Anh sáng. B. Độ ẩm. C. Độ dài ngày. D. Nhiệt độ.
Caâu 26: Ví duï veà moät quaàn theå laø
A. caây trong vöôøn. B. caù cheùp vaø caù
vaøng trong hoà.
C. caây coû ven bôø hoà. D. ñaøn caù roâ
trong ao.
Câu 27: Khi các yếu tố của môi trường sống phân bố không đồng đều và các cá thể trong quần thể
có tập tính sống thành bầy đàn thì kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể này là
A. phân bố ngẫu nhiên. B. phân bố đồng đều.
C. không xác định được kiểu phân bố. D. phân bố theo nhóm.
Câu 28: Một quần thể ếch đồng có số lượng cá thể tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Đây là
kiểu biến động
A. theo chu kì tuần trăng. B. không theo chu kì. C. theo chu kì mùa. D. theo chu kì nhiều năm.
Câu 29: Một quần xã ổn định thường có
A. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài cao
B. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài cao
C. số lượng loài lớn và số lượng cá thể của loài thấp
D. số lượng loài nhỏ và số lượng cá thể của loài thấp
Câu 30: Ví dụ về mối quan hệ vật chủ - kí sinh là
A. thỏ và chó sói sống trong rừng B. giun sán sống trong cơ thể con lợn
C. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần cây họ Đậu D. các loài cỏ dại và lúa cùng sống tronmg
đồng ruộng
Câu 31: Tháp sinh thái về số lượng có dạng đáy rộng ở phía trên, đỉnh nhọn ở phía dưới đặc trưng
cho mối quan hệ
A. con mồi – vật dữ B. chuột – đại bàng C. cỏ - động vật ăn cỏ D. vật chủ  kí sinh
Câu 32: Diễn thế sinh thái là
A. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với biến đổi của môi trường
B. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi
trường
C. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường
D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, từ lúc khởi đầu cho đến khi kết thúc.
Câu 33. Hệ sinh thái nào sau đây có tính ổn định thấp nhất?
A. Hồ nuôi cá B. Rừng nguyên sinh C. Đại dương D. Đồng cỏ
Câu 34. Chu trình cacbon điôxit được thực hiện dựa vào hoạt động của
A. sinh vật B. cây xanh C. vi khuẩn hoại sinh D. sinh vật tiêu thụ
Câu 35. Hiệu suất sinh thái là
A. phần trăm năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
B. sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
C. hiệu số năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
D. phần trăm số lượng cá thể giữa các bậc dinh dưỡng
Câu 36. Trong hoạt động sống của mình, khả năng tích tụ năng lượng dưới dạng sản lượng sơ cấp
tinh lớn nhất thuộc về
A. hệ sinh thái trẻ B. hệ sinh thái già
C. hệ sinh thái trưởng thành D. hệ sinh thái suy thoái
Câu 37. Hiện nay tỉ số cacbon điôxit/ ôxi trong khí quyển ngày một tăng lên, làm tăng hiệu ứng nhà
kính không phải do
A. sự suy giảm trữ lượng ôxi của khí quyển do cháy rừng
B. nạn đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu mỏ,…
C. hủy hoại nghiêm trọng các rạn san hô ven biển
D. cày xới đất đai trong những vùng nông nghiệp thâm canh
Câu 38. Một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là
A. lượng khí CO2 thải vào không khí tăng
B. lượng khí CO2 thải vào không khí giảm
C. lượng khí O2 thải vào không khí tăng
D. lượng khí O2 thải vào không khí giảm
Câu 39. Giải thích nào sau đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh
dưỡng?
A. Phần lớn năng lượng được tích lũy vào sinh khối
B. Phần lớn năng lượng được tiêu hao qua hô hấp
C. Một phần năng lượng mất qua chất thải: phân, nước tiểu,…
D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng: lá rụng, lột xác,…
Câu 40. Nguồn thức ăn sơ cấp được hình thành và tích tụ đầu tiên trong mô của
A. sinh vật tự dưỡng
B. động vật ăn cỏ
C. động vật thịt
D. động vật ăn phế liệu

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP SỐ 3 – HỌC KÌ II


Câu 1. Cơ quan tương đồng là những cơ quan (biết)
A. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương
tự.
B. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
C. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống
nhau.
Câu 2: Bằng chứng phôi sinh học về tiến hóa có thể phát biểu là:
A. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì khác nhau.
B. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau thì như nhau.
C. Quá trình phát triển phôi của các loài khác nhau có giai đoạn tương tự nhau.
D. Quá trình phát triển phôi của các loài họ hàng luôn giống nhau.
Câu 3: Mọi sinh vật có mã di truyền và thành phần prôtêin giống nhau là chứng minh nguồn gốc
chung của sinh giới thuộc:
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng địa lý-sinh học. D. Bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 4. Đác Uyn quan niệm biến dị cá thể là
A..những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
B. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
C .những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động
nhưng di truyền được.
D.những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.
Câu 5 Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo Đacuyn là
A Giữ lại những biến dị có lợi cho con người.
B. Tạo ra những cá thể phù hợp nhất với nhu cầu của con người từ đó hình thành thứ, nòi
khác nhau.
C Tồn tại những cá thể thích nghi nhất đối với điều kiện sống ,hình thành loài mới
D Quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh
Câu 6.Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hoá ở cấp độ
A. phân tử. B. cơ thể. C. quần thể. D. loài.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây trong thuyết tiến hoá của M. Kimura là không đúng:
A.Đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại.
B. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan
với tác dụng của CLTN
C.Thuyết này không bổ sung mà phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường CLTN, đào thải các
biến dị có hại
D. Sự đa hình cân bằng trong quần thể chứng minh cho quá trình củng cố những đột biến ngẫu
nhiên trung tính
Câu 8. Nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá là
A. biến dị tổ hợp B..đột biến C..thường biến D.đột biến gen
Câu 9 Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là:
A. đột biến. B. di - nhập gen. C.các yếu tố ngẫu nhiên. D. CLTN.
Câu 10: Theo quan niệm hiện đại, quá trình chọn lọc tự nhiên tác động ở các cấp độ tổ chức sống
quan trọng nhất là
A. phân tử - Tế bào. B. phân tử - Cá thể. C. tế bào - Cá thể. D. cá thể - Quần
thể.
Câu 11. Đặc điểm thích nghi là đặc điểm giúp sinh vật:
A. Nổi bật trong môi trường. B. Hoà lẩn với môi trường.
C. Sống sót tốt hơn. D. Sinh trưởng tốt hơn..
Câu 12: Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ
thân thuộc là
A. tiêu chuẩn sinh thái. B. tiêu chuẩn địa lí.
C. tiêu chuẩn sinh hóa. D. tiêu chuẩn di truyền.
Câu 13: Loài lúa mì Triticum aestivum có số lượng NST là:
A. 42. B. 44. C. 46. D. 48.
Câu 14: Dạng cách li nào đánh dấu sự hình thành loài mới?
A. Cách li địa lí. B. Cách li sinh thái.
C. Cách li sinh sản (di truyền). D. Cách li cơ học.
Câu 15: Hình thành loài mới bằng con đường sinh thái là phương thức thường
gặp ở nhóm sinh vật:
A. Thực vật . B. Động vật ít di động xa.
C. Động vật di động xa. D. Thực vật và động vật ít di
chuyển.
Câu 16. Hiện tượng đồng quy tính trạng là hiện tượng:
A. Các nòi sinh vật khác nhau thuộc cùng một loài nhưng có kiểu hình tương tự
B. Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nhóm phân loại khác nhau, có
kiểu gen khác nhau
C. Tiến hoá diễn ra theo hướng phân li, tạo thành những nhóm khác nhau nhưng có chung nguồn
gốc
D. Sinh vật vẫn giữ nguyên tắc tổ chức nguyên thuỷ của chúng trong quá trình tiến hoá
Câu 17: Giai đoạn từ khi sự sống xuất hiện và phát triển cho đến nay được gọi

A. tiến hóa hóa học. B. tiến hóa tiền sinh học.
C. tiến hóa sinh học. D. tiến hóa xã hội.
Câu 18: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất là:
A. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện các đại phân tử hữu cơ có
khả năng tự nhân đôi.
B. CLTN không tác động ở những giai đọan đầu tiên của quá trình tiến hóa hình thành những tế
bào sơ khai mà chỉ tác động từ khi sinh vật đa bào đầu tiên xuất hiện.
C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu
tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học.
D. Các chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp
hóa học.
Câu 19. Loài người xuất hiện vào kỉ:
A. Đệ tam của đại Tân sinh. B. Đệ tứ của đại Tân sinh.
C. Phấn trắng của đại Trung sinh. D. Jura của đại Trung sinh.
Câu 20. Căn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hoá thạch điển hình, người ta
chia lịch sử sự sống thành 5 đại địa chất chính lần lượt là:
A. Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.
B. Thái cổ → Cổ sinh → Nguyên sinh → Trung sinh → Tân sinh.
C. Thái cổ → Trung sinh → Cổ sinh → Nguyên sinh → Tân sinh.
D. Thái cổ → Nguyên sinh →Trung sinh → Cổ sinh → Tân sinh.
Câu 21: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày
nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là
A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
B. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.
C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
D. thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
Câu 22: Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 0 C đến 420 thì nội dung giải thích
không đúng là
A. nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên.
B. khoảng thuận lợi là từ 5,60C đến 420C .
C. nhiệt độ < 5,60C và > 420C gọi là ngoài giới hạn chịu đựng.
D.nhiệt độ 5,60C và 420C gọi là điểm gây chết.
Câu 23: Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng có cấu
tạo?
A. Phiến lá dầy, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển.
B. Phiến lá dày, bản lá hẹp, nằm nghiêng, mô giậu phát triển.
C. Phiến lá mỏng, bản lá rộng, nằm ngang, mô giậu kém phát triển
D. Phiến lá mỏng, bản lá rộng, nằm ngang, mô giậu phát triển.
Câu 24. Nhân tố sinh thái tạo nên sự khởi động của nhịp sinh học là sự thay đổi:
A. Nhiệt độ. B. Cường độ chiếu sáng.
C. Độ dài chiếu sáng trong ngày. D. Độ ẩm không khí trong ngày đêm.
Caâu 25: Ví duï cho moái quan heä caïnh tranh laø
A. choù soùi coù theå aên thòt ñöôïc con traâu röøng. B. boø ñöïc ñaùnh
nhau giaønh con caùi.
C. hai caây thoâng lieàn reã. D. boà noâng xeáp thaønh haøng
ngang ñi kieám aên.
Caâu 26: YÙ nghóa sinh thaùi cuûa phaân boá ngaãu nhieân laø
A. taän duïng ñöôïc nguoàn soáng. B. giaûm möùc ñoä caïnh tranh.
C. laøm taêng möùc ñoä caïnh tranh. D. taêng cöôøng quan heä hoã trôï
Câu 27. Sự biến động số lượng thỏ rừng Bắc Mĩ và linh miêu diễn ra theo chu kì nào?
A. chu kì ngày đêm B. chu kì tuần trăng
C. chu kì mùa D. chu kì nhiều năm
Câu 28: Loài đặc trưng trong quần xã là
A. loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác
B. loài phân bố ở trung tâm quần xã
C. loài có nhiều ảnh hưởng đến các loài khác
D. loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Câu 29: (hiểu) Quan hệ giữa hai loài sinh vật, trong đó một loài này sống bình thường, nhưng gây
hại cho nhiều loài khác là mối quan hệ nào?
A. Quan hệ cộng sinh B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
C. Quan hệ hội sinh D. Quan hệ hợp tác
Câu 30: Trật tự nào sau đây của chuỗi thức ăn là không đúng?
A. Cây xanh  Chuột  cú  Diều hâu
B. Cây xanh  rắn  chim  diều hâu
C. Cây xanh  chuột  mèo  diều hâu
D. Cây xanh  chuột  rắn  diều hâu
Câu 31: Trong quá trình xảy ra diễn thế nguyên sinh, sinh vật tiên phong trên tro tàn núi lửa là
A. cây hòa thảo B. cây hạt kín C. cây hạt trần D. Địa y và quyết
Câu 32. Cấu trúc của một hệ sinh thái bao gồm:
A. một quần xã sinh vật và môi trường sống của nó
B. nhiều quần xã sinh vật và các môi trường sống của nó
C. tất cả các quần xã có trong môi trường sống
D. tất cả các sinh vật có trong một môi trường sống
Câu 33. Chu trình cacbon trong sinh quyển
A. là quá trình tái sinh một phần vật chất của hệ sinh thái
B. có liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái
C. là quá trình tái sinh tòan bộ vật chất của hệ sinh thái
D. là quá trình tái sinh một phần năng lượng của hệ sinh thái
Câu 34: Trong chuỗi thức ăn trên cạn khởi đầu bằng cây xanh, mắt xích có sinh khối lớn nhất là
sinh vật
A. sản xuất. B. tiêu thụ bậc ba. C. tiêu thụ bậc một. D. tiêu thụ bậc hai.
Câu 35. Giải thích nào sau đây không hợp lí về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh
dưỡng?
A. Phần lớn năng lượng được tích lũy vào sinh khối
B. Phần lớn năng lượng được tiêu hao qua hô hấp
C. Một phần năng lượng mất qua chất thải: phân, nước tiểu,…
D. Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng: lá rụng, lột xác,…
Câu 36. Năng lượng sơ cấp của các hệ sinh thái trên cạn tập trung phần lớn dưới mặt đất thuộc
vùng
A. ôn đới B. hàn đới C. nhiệt đới xích đạo D. sa mạc, hoang mạc
Câu 37. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của…….. hiện tại, nhưng
không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các …….. tương lai
A. thế hệ B. con cháu C. các nước nghèo D. các nước giàu
Câu 38. Các chu trình sinh địa hóa vẫn diễn ra bình thường khi thiếu vắng một trong những nhóm
sinh vật nào sau đây?
A. Động vật ăn cỏ, ăn phế liệu và ăn thịt B. Sinh vật quang hợp và hóa tổng hợp
C. Vi sinh vật sống hoại sinh kị khí D. Vi sinh vật sống hoại sinh hiếu khí
Câu 39. Các hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho khí hậu và đất đai của vùng đó gọi là
A. khu sinh học B. sinh quyển C. hệ sinh thái D. thủy quyển
Câu 40. Các hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho khí hậu và đất đai của vùng đó gọi là
A. khu sinh học B. sinh quyển C. hệ sinh thái D. thủy quyển

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP SỐ 4 – HỌC KÌ II


Câu 1.Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li.
B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành.
D. phản ánh nguồn gốc chung
Câu 2: Bằng chứng phôi sinh học so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài
về:
A. Cấu tạo trong của các nội quan.. B. Các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. Sinh học và biến cố địa chất.
Câu 3. Những loài có quan hệ họ hang càng gần thì trình tự axit amin và các nucleotit càng có xu
hướng càng (biết)
A. Giống nhau B. Gần nhau C. Xa nhau D. Tương tự nhau
Câu 4 Chọn lọc nhân tạo là quá trình
A. đào thải những biến dị bất lợi cho con người.
B. tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật.
C. tích lũy những biến dị cho con người và cho bản thân sinh vật.
D. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích lũy những biến dị có lợi cho con người
Câu 5: Hãy chọn câu khẳng định phù hợp nhất với quan niệm của Đacuyn trong số các câu nêu
dưới đây ?
A.Chỉ có các biến dị tổ hợp xuất hiện trong quá trìnhsinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho chọn
giống và tiến hóa.
B.Những biến dị cá thể xuất hiện một cách lẻ tẻ trong qúa trình sinh sản mới là nguồn nguyên liệu
cho qúa trình chọn giống và tiến hóa.
C.Chỉ có đột biến gen xuất hiện trong qt sinh sản mới là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn
giống và tiến hóa.
D.Những biến dị xuất hiện một cách đồng loạt theo một hướng xác định mới có ý nghĩa tiến hóa.
Câu 6:Thuyết tiến hóa bằng các đột biến trung tính doM. Kimura đề xuất dựa trên nghiên cứu về
những biến đổi
A.Cấu trúc của các hệ gen. C. Cấu trúc của các phân tử protein.
B.. Cấu trúc của các NST. D. Hoạt động của các enzim.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây trong thuyết tiến hoá của M. Kimura là không đúng:
A.Đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại.
B. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan
với tác dụng của CLTN
C.Thuyết này không bổ sung mà phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường CLTN, đào thải các
biến dị có hại
D. Sự đa hình cân bằng trong quần thể chứng minh cho quá trình củng cố những đột biến ngẫu
nhiên trung tính
Câu 8 Vai trò của biến động di truyền trong tiến hoá nhỏ là
A. làm cho tần số tương đối của các alen trong quần thể thay đổi đột ngột.
B. tạo ra loài mới một cách nhanh chóng.
C.. làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo hướng xác định.
D. thúc đẩy sự cách ly di truyền
Câu 9 Trong các nhân tố tiến hoá nào làm biến đổi nhanh nhất tần số tương đối của các alen về
một gen nào đó là
A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến. C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách
li
Câu10. Hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cá thể của quần
thể 2 . Hiện tượng này được gọi là :
A. Biến động di truyền B. Tự thụ phấn C. Di- nhập gen D. Chọn lọc tự nhiên
Câu 11. Vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành đặc điểm
thích nghi của quần thể:
A. Nhân tố thúc đẩy sự hình thành đặc điểm thích nghi.
B. Sàng lọc và giữ lại các cá thể có kiểu gen thích nghi
C. Định hướng quá trình tích luỹ các đặc điểm thích nghi.
D. Qui định nhịp điệu tiến hoá.
Câu 12. Hiện tượng hóa đen của loài bướm sâu đo bạch dương do
A. do đột biến NST
B. do đột biến gen lặn
C. ăn bụi than ở thân cây bạch dương
D. do đột biến gen trội
Câu 13: Đơn vị tổ chức cơ sở của loài trong tự nhiên là:
A. nòi địa lí. B. nòi sinh thái. C. nòi sinh học. D. quần
thể.
Câu 14: Phương thức hình thành loài cùng khu thể hiện ở con đường hình
thành loài nào?
A. con đường địa lí, lai xa và đa bội hóa. B. Con đường sinh thái, lai xa
và đa bội hóa.
C. Con đường địa lí và cách li tập tính. D. Con đường địa lí và sinh thái.
Câu 15: Nhân tố đánh dấu sự hình thành loài mới là:
A. cách li tập tính. B. cách li sinh thái.
C. cách li sinh sản. D. cách li địa lí.
Câu 16: Những trường hợp sau một thời gian dài trong quá trình tiến hoá loài vẫn giữ nguyên dạng
nguyên thuỷ, ít biến đổi được gọi là:
A.Sinh vật nguyên thuỷ B. Loài thuỷ tổ
C.Sinh vật hoá thạch D. Hoá thạch sống
Câu 17: Tiến hóa tiền sinh học là quá trình hình thành
A. các hợp chất hữu cơ như rượu, anđehit, axeton.
B. các hợp chất như axit amin, axit nucleic.
C. các polipeptit từ các axit amin .
D. mầm móng của những cơ thể đầu tiên.
Câu 18: Giọt coaxecva có các biểu hiện
A. thực hiện hoạt động trao đổi chất .
B. có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.
C. xúc tác, làm cho các quá trình tổng hợp và phân hủy xảy ra nhanh hơn.
D. trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản.
Câu 19. Đại Tân sinh gồm các kỉ:
A. Phấn trắng, Đệ tam. B. Phấn trắng, Đệ tứ.
C. Than đá, Đệ tam. D. Đệ tam, Đệ tứ.
Câu 20: Trình tự các kỉ từ sớm đến muộn trong đại Trung sinh là
A. Tam điệpPhấn trắngJura.
B. Tam điệp Jura  Phấn trắng.
C. Jura  Phấn trắng  Tam điệp.
D. Jura  Tam điệp Phấn trắng.
Câu 21: Trong chi Homo đã phát hiện ít nhất 8 loài khác nhau, nhưng trong đó
chỉ còn tồn tại loài
A. Homo erectus. B. Homo habilis. C. Homo neanderthalensis. D.
Homo sapiens.
Câu 22: Giới hạn sinh thái là
A. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái. Nằm ngoài giới hạn chịu
đựng sinh vật tồn tại, phát triển bình thường.
B. khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện
được các chức năng tốt nhất.
C. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và
phát triển theo thời gian.
D. khoảng giá trị các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật.
Câu 23: Đặc điểm không có ở cây ưa sáng là
A. phiến lá dày, lớp cutin dày. B. ít hoặc không có mô giậu
C. lá màu nhạt, nằm nghiêng. D. vỏ thân dày, màu nhạt.
Câu 24. Tổng nhiệt hữu hiệu là lượng nhiệt cần thiết:
A. Cho sự chống lại điều kiện bất lợi của sinh vật.
B. Cho sự phát triển thuận lợi nhất của sinh vật.
C. Cho một chu kì phát triển của sinh vật.
D. Cho hoạt động sinh sản của sinh vật.
Câu 25. Môi trường sống của mọi sinh vật trên trái đất đều thay đổi có tính chu kì, chủ yếu là chu
kì mùa và chu kì ngày đêm. Khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng với những thay
đổi có tính chất chu kì của môi trường là:
A. Cân bằng sinh học. B. Khống chế sinh học.
C. Nhịp sinh học. D. Cân bằng sinh học.
Caâu 26: Quan heä caïnh tranh khoâng coù bieåu hieän caïnh tranh veà
A. nôi ôû. B. thöùc aên.
C. keát ñoâi. D. choáng laïi keû thuø.
Caâu 27: Nhöõng loaøi coù söï phaân boá caù theå ñoàng ñeàu laø
A. nhoùm caây buïi treân sa maïc. B. ñaøn traâu röøng, chim
caùnh cuït.
C. chim haûi aâu, ñoài caây thoâng. D. caây goã trong röøng nhieät
ñôùi.
Câu 28. Cơ chế điều chỉnh só lượng cá thể của quần thể là
A. sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản – tử vong
B. sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu mật độ - không gian phân bố
C. sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản – thành phần tuổi
D. sự thay đổi mối quan hệ chủ yếu giữa mức sinh sản – tỉ lệ đực cái
Câu 29 Tại sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên kiểu phân tầng hoặc
những khu vực tập trung theo mặt phẳng ngang?
A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng
B.Do nhu cầu sống khác nhau
C. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài
D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
Câu 30. Trong mối quan hệ nào sau đây, cả hai loài cùng có lợi và gắn bó khăng khít với nhau đến
mức nếu tách rời ra, cả hai thường không thể tồn tại được?
A. Hợp tác đơn giản B. Hội sinh C. Cộng sinh D. Vật chủ - kí sinh
Câu 31: Tháp sinh thái luôn có dạng chuẩn là
A. tháp năng lượng B. tháp năng lượng và tháp số lượng
C. tháp năng lượng và tháp sinh khối D. tháp sinh khối và tháp số lượng
Câu 32: Quá trình hình thành diễn thế nguyên sinh trên tro tàn núi lửa theo trình tự
1. quần xã tiên phong là các loài sống dị dưỡng 2. trảng cây thân thảo
3. rêu xuất hiện và phát triển 4. rừng nguyên sinh 5. cây thân gỗ
Phương án đúng:
A. 1,3,2,5,4 B.1.2.3.4.5 C. 1,4,2,3,5 D. 3,2,1,4,5
Câu 33. Nếu thiếu thành phần nào sau đây thì vẫn có thể được xem là hệ sinh thái?
A. Sinh vật tiêu thụ B. Sinh vật sản xuất
C. Sinh vật phân giải D. Các chất vô cơ
Câu 34. Thực vật hấp thụ nitơ chủ yếu dưới dạng
A. NO3- và NH4+ B. NO2- và NH4+ C. NO3- và NH3 D. NO2- và NH3
Câu 35. Một hệ sinh thái mà năng lượng ánh sáng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu và số
lượng loài sinh vật phong phú là
A. hệ sinh thái tự nhiên B. hệ sinh thái biển
C. hệ sinh thái nông nghiệp D. hệ sinh thái thành phố
Câu 36. Sinh quyển là
A. toàn bộ sự sống của Trái Đất B. lớp khí quyển bao quanh Trái Đất
C. lớp vỏ trên cùng của Trái đất D. tầng đất của Trái Đất có sự sống
Câu 37. Đa dạng sinh học là sự phong phú về
A. hệ sinh thái, loài và nguồn gen B. thành phần loài và số cá thể mỗi loài
C. vùng khí hậu trên Trái đất D. tài nguyên và khả năng bảo vệ môi trường
Câu 38. Đa dạng sinh học là sự phong phú về
A. hệ sinh thái, loài và nguồn gen B. thành phần loài và số cá thể mỗi loài
C. vùng khí hậu trên Trái đất D. tài nguyên và khả năng bảo vệ môi trường
Câu 39. Tổng năng lượng mà thực vật đã tích lũy được gọi là
A. sản lượng sơ cấp tinh B. sản lượng sơ cấp thô
C. tháp sinh thái sinh khối D. tháp sinh thái năng lượng
Câu 40. Nguồn thức ăn sơ cấp được hình thành và tích tụ đầu tiên trong mô của
A. sinh vật tự dưỡng B. động vật ăn cỏ
C. động vật thịt D. động vật ăn phế liệu

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP SỐ 5 – HỌC KÌ II


Câu 1. Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá phân li.
B. sự tiến hoá đồng quy.
C. sự tiến hoá song hành.
D. nguồn gốc chung.
Câu 2: Cá với gà khác hẳn nhau, nhưng có những giai đoạn phôi thai tương tự nhau, chứng tỏ
chúng cùng tổ tiên xa thì gọi là: (hiểu)
A. Bằng chứng giải phẫu so sánh. B. Bằng chứng phôi sinh học.
C. Bằng chứng địa lý-sinh học. D. Bằng chứng sinh học phân tử.
Câu 3 Động lực của quá trình chọn lọc nhân tạo theo Đacuyn là
A Quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh
B Tồn tại những cá thể thích nghi nhất với nhu cầu của con người.
C.Do nhu cầu thị hiếu luôn thay đổi của con người.
D Tồn tại những cá thể thích nghi nhất với điều kiện sống từ đó hình thành loài mới.
Câu 4: Ở quần đảo Mađerơ thường xuyên gió thổi rất mạnh do đó trong 550 loài cánh cứng ở đảo
đã có 200 loài không bay được. Chọn lọc tự nhiên đã xảy ra trên đảo theo hướng
A. sống sót của dạng bay cao. B. sống sót của dạng cánh bình thường.
C. sống sót của dạng có cánh rất to .D. sống sót của dạng cánh tiêu giảm, không có
cánh.
Câu 5.Theo Kimura sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các
A. đột biến có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. biến dị có lợi không liên quan gì tới chọn lọc tự nhiên.
C. đột biến trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D.đột biến không có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên
Câu 6 Nội dung nào dưới đây trong thuyết tiến hoá của M. Kimura là không đúng:
A.Đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại.
B. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan
với tác dụng của CLTN
C.Thuyết này không bổ sung mà phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường CLTN, đào thải các
biến dị có hại
D. Sự đa hình cân bằng trong quần thể chứng minh cho quá trình củng cố những đột biến ngẫu
nhiên trung tính
Câu 7: Đột biến gen có tần số thấp, thường có hại nhưng lại là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến
hóa là do
A. tần số đột biến tự nhiên ở mỗi gen rất thấp, từ 10-6 đến 10-4.
B. tần số đột biến ở các gen trong quần thể tương đối phổ biến.
C. ĐBG phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong kiểu gen của cơ thể.
D. giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi tùy theo từng tổ hợp gen, tùy theo điều
kiện môi trường.
Câu 8 Thực chất của CLTN theo quan niệm hiện đại là
A. sự phân hoá về khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể
B.sự phân hoá về khả năng sống sót của những kiểu gen thích ngh trong quần thể
C.sự phân hoá về khả năng sống sót của những kiểu hình thích nghi
D.đào thải những biến dị bất lợi tích luỹ những biên dị có lợi
Câu 9 Kết quả của quá trình CLTN là tạo ra:
A Đặc điểm thích nghi của sinh vật C. Alen mới giúp sinh vật thích nghi với môi
trường
B.Kiểu gen mới giúp sinh vật thích nghi với môi trường D.Tính đa hình và kiểu hình và
kiểu gen trong quần thể
Câu 10 Thuật ngữ nào sau đây chỉ sự thay đổi về tần số tương đối của alen trong quần thể.
A Tiến hoá nhỏ. B Tiến hoá lớn C Phân li độc lập D. Vốn
gen
Câu11: Theo quan niệm hiện đại, quá trình chọn lọc tự nhiên tác động ở các cấp độ tổ chức sống
quan trọng nhất là
A. phân tử - Tế bào. B. phân tử - Cá thể. C. tế bào - Cá thể. D. cá thể -
Quần thể.
Câu 12 Tác động của chọn lọc sẽ làm giảm tần số một loại alen khỏi quần thể nhưng rất chậm là:
Chọn lọc chống lại
A.Thể đồng hợp. B. thể dị hợp . C alen lặn. D. alen trội.
Câu 13: Điều nào không đúng với sự đa hình cân bằng?
A. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
B. Có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác.
C. Có sự ưu tiên duy trì các thể dị hợp về một gen hoặc một nhóm gen.
D. Các thể dị hợp thường tỏ ra ưu thế so với thể đồng hợp tương ứng về sức
sống, khả năng sinh sản, khả năng phản ứng thích nghi trước ngoại cảnh.
Câu 14. Tỉ lệ các cá thể màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp tăng lên
nhanh chóng, không phụ thuộc vào:
A. ảnh hưởng của môi trường có bụi than. B. tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. tác động của đột biến. D. tác động của giao phối.
Câu 15: Nhóm quần thể kí sinh trên loài vật chủ xác định hoặc trên những
phần khác nhau trên cơ thể vật chủ được gọi là:
A. nòi địa lí. B. nòi sinh thái. C. nòi sinh học. D. thứ.
Câu 16: Hình thành loài mới khác khu vực địa lí thường xảy ra đối với các loài
A. thực vật. B. động vật ít di động.
C. động vật có khả năng phát tán mạnh. D. vi khuẩn.
Câu 17: Chọn câu trả lời sai về quá trình hình thành loài nhờ lai xa và đa bội
hóa?
A. Các loài cây tứ bội lai với loài cây lưỡng bội tạo con lai tam bội có khả
năng sinh sản sinh dưỡng.
B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây
2n.
C. Gây đột biến gen đối với cơ thể lai xa làm cho chúng hữu thụ.
D. Lai xa và đa bội hóa thường xảy ra ở thực vật, ít gặp ở động vật.
Câu 18: Hiện tượng đồng quy tính trạng đã dẫn đến kết quả:
A.Tạo ra những quần thể giống nhau cư trú trên những vùng địa lí khác nhau từ cùng một loài
B.Tạo ra những nhóm khác nhau từ chung một nguồn gốc
C.Tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc những nguồn gốc khác nhau
D. Những điểm tương đồng trong quá trình phát triển phôi thai ở động vật có xương sống
Câu 19: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất ,
mầm mống những cơ thể sống đầu tiên được hình thành ở
A. trên mặt đất. B. trong không khí.
C. trong lòng đất. D. trong nước đại dương.
Câu 20: Trong quá trình phát sinh sự sống, enzim có chức năng là
A. thực hiện hoạt động trao đổi chất.
B. có khả năng tự nhân đôi, tự đổi mới.
C. xúc tác, làm cho các quá trình tổng hợp và phân hủy xảy ra nhanh hơn .
D. trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản.
Câu 21. Hiện tượng thực vật có mạch và động vật chuyển lên cạn xảy ra vào kỉ:
A. Silua. B. Cambri. C. Ocđôvi. D.
Pecmi.
Câu 22: Trong lịch sử phát triển của sinh vật trên Trái Đất, bò sát khổng lồ phát triển mạnh ở kỉ nào
dưới đây?
A. Kỉ Jura (Giura). B. Kỉ Thứ ba. C. Kỉ Cacbon (Kỉ Than đá). D. Kỉ Thứ tư.

Câu 23: Trong chi Homo đã phát hiện ít nhất 8 loài khác nhau, nhưng trong đó
chỉ còn tồn tại loài
A. Homo erectus. B. Homo habilis. C. Homo neanderthalensis. D.
Homo sapiens.
Câu 24: Ổ sinh thái của một loài là
A. địa điểm cư trú của loài.
B. giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái.
C. tổ hợp các nhân tố sinh thái nằm trong giới hạn sinh thái.
D. địa điểm cư trú, dinh dưỡng và sinh sản của loài.
Câu 25: Đặc điểm không có ở cây ưa ẩm chịu bóng sống ở rừng ẩm là
A. phiến lá mỏng, rộng bản. B. lá xanh sẫm, cutin mỏng.
C. mô giậu ít phát triển. D. lá xếp nghiêng.
Câu 26. Mỗi loài sinh vật ở cạn đều có một giới hạn chịu đựng về độ ẩm, từ đó tạo nên các dạng
sinh vật:
A. Ưa sáng và ưa bóng. B. Ưa ẩm và ưa hạn.
C. Hoạt động ngày và hoạt động đêm. D. Phân bố rộng và phân bố hẹp.
Câu 27: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
B. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.
C. Những con cá sống trong Hồ Tây.
D. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên.
Caâu 28: Quan heä hoã trôï toát nhaát trong kieåu phaân boá caù theå
A. ngaãu nhieân. B. khoâng ngaãu nhieân.
C. theo nhoùm. D. ñoàng ñeàu.
Câu 29. Từ đồ thị dạng S mô tả sự phát triển số lượng cá thể của quần thể trong môi trường bị giới
hạn cho thấy
A. ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do kích thước quần thể còn nhỏ
B. ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do sự cạnh tranh diễn ra mạnh mẽ
C. ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do kích thước quần thể quá lớn
D. ở thời gian ban đầu, số lượng tăng chậm do nguồn dinh dưỡng còn hạn chế
Câu 30: Nhóm loài ngẫu nhiên có vai trò
A. Thay thế cho nhóm loài khác khi nhóm loài này bị suy vong vì một nguyên nhân nào đó
B. Quan trọng trong quần xã, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã
C. Kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã
D. Làm tăng mức đa dạng của quần xã và chỉ có ở một quần xã
Câu 31. Hai loài ếch cùng chung sống trong một hồ: một loài tăng số lượng, loài còn lại giảm số
lượng. Vậy chúng quan hệ với nhau như thế nào?
A. Hội sinh B. Hợp tác C. Cộng sinh D. Cạnh tranh
Câu 32: Cấu trúc lưới thức ăn càng phức tạp khi:
A. đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ bờ đến ra khơi đại dương
B. đi từ vùng vĩ độ thấp xuống vùng vĩ độ cao, từ bờ đến ra khơi đại dương
C. đi từ vùng vĩ độ thấp xuống vùng vĩ độ cao, từ khơi đại dương vào bờ
D. đi từ vùng vĩ độ cao xuống vùng vĩ độ thấp, từ khơi đại dương vào bờ
Câu 33: Diễn thế thứ sinh xảy ra
A. trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã bị hủy diệt chưa
hoàn toàn
B. trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay đã bị hủy diệt hoàn
toàn
C. trên môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, sau đó lần lượt thay thế các quần
xã khác
D. trên môi trường tồn tại một quần xã tiên phong, nhưng nay đã bị hủy diệt hoàn toàn
Câu 34. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, nhóm sinh vật có sinh khối lớn nhất là
A. sinh vật sản xuất B. sinh vật tiêu thụ cấp 1
C. sinh vật tiêu thụ cấp 2 D. sinh vật phân hủy
Câu 35. Nguồn dự trữ C lớn nhất trong sinh quyển mà sinh vật có thể trực tiếp sử dụng được là ở
trong
A. không khí B. Đá C. nhiên liệu hóa thạch D. các loài sinh
vật
Câu 36. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái có nguồn gốc từ
A. năng lượng mặt trời B. năng lượng hóa học
C. năng lượng của vũ trụ D. sinh vật trong hệ sinh thái
Câu 37. Hệ sinh thái nào dưới đây có năng suất sơ cấp thấp nhất trên m2?
A. Biển khơi B. Rừng mưa nhiệt đới C. Rừng ôn đới D. Đồng
cỏ
Câu 38. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu của…….. hiện tại, nhưng
không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của các …….. tương lai
A. thế hệ B. con cháu C. các nước nghèo D. các
nước giàu
Câu 39 Đất, nước, sinh vật thuộc dạng tài nguyên
A. tái sinh B. không tái sinh C. vĩnh cửu D. khoáng sản
Câu 40. Một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là
A. lượng khí CO2 thải vào không khí tăng
B. lượng khí CO2 thải vào không khí giảm
C. lượng khí O2 thải vào không khí tăng
D. lượng khí O2 thải vào không khí giảm

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP SỐ 6 – HỌC KÌ II


Câu 1. Cơ quan tương tự là những cơ quan:
A. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái tương tự.
B. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng khác nhau, có hình thái khác nhau.
C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái giống nhau.
D. có nguồn gốc khác nhau, đảm nhiệm những chức năng giống nhau, có hình thái tương tự.
Câu 2: Khi cơ quan thoái hóa lại phát triển và biểu hiện ở cá thể của loài (như hiện tượng người có
đuôi) thì gọi là: (biết)
A. Hiện tượng lại giống. B. Hiện tượng lại tổ.
C. Hiện tượng thoái hóa. D. Hiện tượng đột biến
Câu 3. Đặc điểm cơ bản của các cơ quan tương đồng là: (hiểu)
A. Cùng chức năng. B. Cùng nguồn gốc. C. Cùng vị trí. D. Cùng cấu tạo.
Câu 4: Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng
là :
A.CLTN B.CL nhân tạo
C.Biến dị xác định ở vật nuôi, cây trồng D.Biến dị cá thể ở vật nuôi , cây trồng
Câu 5 Dac Uyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá là do:
A. Quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh được chọn lọc tự nhiên giữ lại.
B. Quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và kiểu hình chọn lọc tự nhiên chọn lọc theo
nhiều hướng khác nhau.
C. Sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng của màu sắc lá cây nên có màu xanh lục.
D CLTN đã đào thải những cá thể mang biến dị khác màu xanh lục, tích luỹ những cá thể
mang biến dị màu xanh lục
Câu 6 Tiến hoá lớn là quá trình
A. làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
B. làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
C. biến đổi trong loài dẫn đến sự hình thành loài mới.
D.phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu gen
Câu 7 Nội dung nào dưới đây trong thuyết tiến hoá của M. Kimura là không đúng:
A.Đại đa số các đột biến ở cấp phân tử là trung tính, nghĩa là không có lợi cũng không có hại.
B. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan
với tác dụng của CLTN
C.Thuyết này không bổ sung mà phủ nhận thuyết tiến hoá bằng con đường CLTN, đào thải các
biến dị có hại
D. Sự đa hình cân bằng trong quần thể chứng minh cho quá trình củng cố những đột biến ngẫu
nhiên trung tính
Câu 8 . Quá trình đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến:
A. làm cho sinh vật thích nghi với môi trường sống.
B. không gây hại cho quần thể.
C.làm biến đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D.làm cho sinh vật biến đổi theo hướng xác định
Câu 9 Chọn lọc tự nhiên làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể vì:
A.CLTN tác động lên kiểu hình của các cá thể thông qua đó tác động lên kiểu gen và tần số
alen
B.CLTN tác động trực tiếp lên các kiểu gen của các cá thể làm thay đổi tần số các alen
C.CLTN tác động lên từng gen riêng rẽ làm thay đổi tần số alen của gen đó
D CLTN chỉ tác động đến những alen lặn, vì tần số các alen trong quần thể sẽ thay đổi.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò ngẫu phối:
A. Ngẫu phối gây áp lực chủ yếu đối với sự thay đổi tần số các alen
B Ngẫu phối hình thành vô số các biến dị tổ hợp
C Ngẫu phối làm cho đột biến được phát tán trong quần thể
D Ngẫu phối tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể
Câu11 Hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cá thể của quần
thể 2 . Hiện tượng này được gọi là :
A. Biến động di truyền B. Tự thụ phấn C. Di- nhập gen D. Chọn lọc tự nhiên
Câu 12. Các nhân tố chủ yếu chi phối sự hình thành đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật trong tiến
hóa nhỏ là:
A. quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.
B. quá trình đột biến, biến động di truyền và quá trình chọn lọc tự nhiên.
C. quá trình đột biến, quá trình giao phối và di - nhập gen.
D. quá trình đột biến, quá trình chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 13: Vì sao có hiện tượng nhiều loài vi khuẩn tỏ ra “quen thuốc” kháng sinh
?
A. Vì đột biến kháng thuốc có trong vốn gen của quần thể.
B. Vì vi khuẩn vốn có khả năng thích ứng trước sự thay đổi của điều kiện môi
trường.
C. Vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các đột biến mới xuất hiện.
D. Vi khuẩn có khả năng thích ứng trực tiếp bằng các biến đổi sinh hóa.
Câu 14. Tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài?
A. Tiêu chuẩn hình thái. B. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lí – hóa sinh. D.Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Câu 15. Điều nào sau đây không thuộc cách li sau hợp tử?
A. Thụ tinh được nhưng hợp tử không phát triển được.
B. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai nhưng con lai lại chết non.
C. Giao tử đực và giao tử cái không kết hợp được với nhau sau khi giao phối.
D. Hợp tử được tạo thành và phát triển thành con lai sống được đến khi trưởng thành nhưng
không có khả năng sinh sản.
Câu 16: Nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới là:
A. đất liền. B. quần đảo. C. đại dương.
D. núi cao
Câu 17. Câu nào là sai khi nói về quá trình hình thành loài mới?
A. Loài mới hình thành do tích luỹ nhiều đột biến.
B. Loài mới xuất hiện có thể là một cá thể.
C. Loài mới xuất hiện phải là một quần thể hay nhóm quần thể tồn tai và phát triển trong hệ sinh
thái.
D. Loài mới xuất hiện phải là một quần thể hay nhóm quần thể không bị CLTN đào thải.
Câu 18: Nguyên nhân của hiện tượng đồng quy là do:
A. Các nòi trong một loài, các loài trong một chi đã hình thành theo con đường phân li từ một
quần thể gốc nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau
B. Các nhóm phân loại trên loài hình thành theo những con đường phân li, mỗi nhóm bắt nguồn từ
một loài tổ tiên nên mang các đặc điểm kiểu hình giống nhau
C . Các loài khác nhau nhưng do sống trong điều kiện giống nhau nên đã được chọn lọc theo cùng
một hướng, tích luỹ những đột biến tương tự
D. Các quần thể khác nhau của cùng một loài mặc dù sống trong những điều kiện khác nhau
nhưng vẫn mang những đặc điểm chung
Câu 19: Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A. Giai đoạn tiến hóa hóa học là giai đoạn phức tạp hóa các hợp chất của
cacbon theo con đường hóa học.
B. Các hợp chất hữu cơ xuất hiện trong giai đoạn tiến hóa hóa học do kết
hợp 4 loại nguyên tố C, H, O, N trong những điều kiện nhất định.
C. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học , chất hữu cơ có trước, sau đó mới xuất
hiện các hợp chất vô cơ.
D. Các hợp chất vô cơ được hình thành trong điều kiện nhiệt độ cao, áp suất
lớn và được cung cấp nguồn năng lượng.
Câu 20: Chọn lọc tự nhiên bắt đầu phát huy tác dụng ở giai đoạn
A. hình thành các sinh vật đầu tiên .
B. sinh vật chuyển từ môi trường nước lên cạn.
C. hình thành các hạt coaxecva .
D. các hợp chất hữu cơ đầu tiên được hình thành.
Câu 21. Đại Trung sinh gồm các kỉ:
A. Phấn trắng, Jura, Tam điệp. B. Phấn trắng, Than đá, Tam điệp.
C. Đêvôn, Jura , Cambri. D. Than đá, Tam điệp, Pecmi.
Câu 22: Dạng vượn người hóa thạch cuối cùng tìm thấy là:
A. Parapitec.B. Prôpliôpitec . C. Đriôpitec. D.Ôxtralôpitec.
Câu 23. Những nhân tố tác động trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống sinh vật gọi là:
A. Môi trường. B. Nhân tố vô sinh.
C. Nhân tố sinh thái. D. Nhân tố hữu sinh.
Câu 24: Sinh vật hằng nhiệt gồm có
A. vi sinh vật, nấm, thực vật. B. động vật không xương sống.
C. lớp cá, ếch nhái, bò sát. D. lớp chim, thú.
Câu 25. Anh sáng làm ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng và các quá trình sinh lí của các
cơ thể sống. Mặt khác lại ảnh hưởng đến các nhân tố sinh thái khác (nhiệt độ, độ ẩm, không khí,…).
Như vậy, ánh sáng tác động lên sinh vật:
A. Trực tiếp. B. Gián tiếp.
C. Tùy thời gian. D. Vừa trực tiếp vừa gián tiếp.
Caâu 26: Vai troø cuûa quan heä hoã trôï trong quaàn theå khoâng ñuùng
laø
A. ñaûm baûo cho quaàn theå oån ñònh. B. khai thaùc toái öu nguoàn
soáng.
C. soá löôïng, phaân boá caù theå hôïp lyù. D.taêng soáng soùt vaø sinh
saûn toát.
Caâu 27: Nhoùm tuoåi ñaëc tröng cuûa quaàn theå bao goàm
1. Nhoùm tröôùc sinh saûn 2. Nhoùm sinh saûn
3. Nhoùm sau sinh saûn. 4. Nhoùm coøn non.
5. Nhoùm tröôûng thaønh. 6. Nhoùm veà giaø.
A. 1, 3, 5. B. 1, 2, 3.
C. 4, 5, 6. D. 1, 2, 6.
Câu 28. Nhân tố vô sinh có ảnh hưởng rõ nhất đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể
A. nhiệt độ B. ánh sáng C. độ ẩm D. gió bão
Câu 29: (NC) Vì sao các quần xã sinh vật vùng nhiệt đới thường có nhiều loài hơn so với các quần
xã phân bố ở vùng ôn đới?
A. Do nhiệt độ dao động nhiều, lượng mưa cao và khá ổn định
B. Do nhiệt độ, lượng mưa không cao và không ổn định
C. Do nhiệt độ, lượng mưa cao và khá ổn định
D. Do nhiệt độ, lượng mưa cao và không ổn định
Câu 30: ( hiểu) Đặc điểm đặc trưng để phân biệt quần xã với quần thể là:
A. Tỉ lệ nhóm tuổi B. Tỉ lệ đực cái C. mật độ D. Độ đa dạng
Câu 31: Chuỗi thức ăn là tập hợp nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:
A. Nơi ở B. Dinh dưỡngC. Quan hệ hỗ trợ D. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau
Câu 32: Có thể vận dụng những hiểu biết về diễn thế sinh thái để:
A. Có kế hoạch lâu dài cho các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
B. Phát triển các giống vật nuôi, cây trồng nhập nội hợp lí
C. Thay thế quần xã cũ bằng quần xã mới có lợi nhiều hơn cho con người
D. Dự đoán được các diễn thế sẽ xảy ra trong tương lai.
Câu 33. Trong một khu rừng có nhiều cây lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn có vai trò là bảo vệ các
cây nhỏ và động vật sống trong rừng, động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác.
Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lẫn nhau và tác động với môi trường sống của chúng tạo thành
A. hệ sinh thái B. quần xã C. lưới thức ăn D. chuỗi thức ăn
Câu 34. Sản lượng sơ cấp của hệ sinh thái trên cạn xét ở quy mô lớn bị ảnh hưởng chủ yếu bởi các
yếu tố
A. nhiệt độ và độ ẩm B. chất dinh dưỡng và độ ẩm
C. chất dinh dưỡng và nhiệt độ D. độ ẩm đất và độ ẩm không khí
Câu 35. Nguồn dự trữ nitơ lớn nhất trong sinh quyển là
A. không khí B. đất C. nhiên liệu hóa thạch D. các loài sinh
vật
Câu 36. Sản lượng sinh vật thứ cấp trong hệ sinh thái được tạo ra từ
A. sinh vật tiêu thụ B. sinh vật sản xuất
C. sinh vật phân giải D. sinh vật tự dưỡng
Câu 37. Các hệ sinh thái nào sau đây có năng suất sinh vật sơ cấp cao nhất?
A. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới B. Rừng lá kim phương Bắc
C. Rừng lá rộng ôn đới D. Đồng rêu (Tundra)
Câu 38. Một trong những nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính là
A. lượng khí CO2 thải vào không khí tăng B. lượng khí CO2 thải vào không khí giảm
C. lượng khí O2 thải vào không khí tăng D. lượng khí O2 thải vào không khí
giảm
Câu 39. Hiện nay tỉ số cacbon điôxit/ ôxi trong khí quyển ngày một tăng lên, làm tăng hiệu ứng nhà
kính không phải do
A. sự suy giảm trữ lượng ôxi của khí quyển do cháy rừng
B. nạn đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch: than đá, dầu mỏ,…
C. hủy hoại nghiêm trọng các rạn san hô ven biển
D. cày xới đất đai trong những vùng nông nghiệp thâm canh
Câu 40. Đất, nước, sinh vật thuộc dạng tài nguyên
A. tái sinh B. không tái sinh C. vĩnh cửu D.
khoáng sản

BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP SỐ 7 – HỌC KÌ II


Câu 1. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan thoái hoá?
A. Gai xương rồng. B. Tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.
C. trong hoa đực của cây đu đủ có nhuỵ. D. Gai cây hoa hồng
Câu 2. Bằng chứng giải phẫu so sánh dựa vào các điểm giống nhau và khác nhau giữa các loài về:
A. Cấu tạo cơ quan và cơ thể. B. Giai đoạn phát triển phôi thai.
C. Cấu tạo pôlipeptit hoặc pôlinuclêôtit. D. Sinh học và biến cố địa chất.
Câu 3. Bằng chứng địa lý-sinh học về tiến hóa dẫn đến kết luận quan trọng nhất là:
A. Sinh vật giống nhau do ở khu địa lý như nhau.
B. Sinh vật chung nguồn gốc, phân hóa do cách ly địa lý.
C. Trước đây, các lục địa là một khối liền nhau.
D. Sinh vật khác nhau do sống ở khu địa lý khác nhau.
Câu 4. Khi cơ quan thoái hóa lại phát triển và biểu hiện ở cá thể của loài (như hiện tượng người có
đuôi) thì gọi là:
A. Hiện tượng lại giống. B. Hiện tượng lại tổ.
C. Hiện tượng thoái hóa. D. Hiện tượng đột biến.
Câu 5 Đóng góp quan trọng của học thuyết La mác là
A. khẳng định vai trò của ngoại cảnh trong sự biến đổi của các loài sinh vật.
B. chứng minh rằng sinh giới ngày nay là sản phẩm của quá trình phát triển liên tục từ
giản đơn đến phức tạp.
C. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn.
D.đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật
Câu 6. Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là
A. Đacuyn B. Menden C. Lamac D. Kimura
Câu 7 Tiến hoá nhỏ là:
A Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành các đặc điểm
thích nghi
B. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành loài mới.
C Sự đa hình di truyền của quần thể chủ yếu là do đột biến và chúng được duy trì bằng các
yếu tố ngẫu nhiên.
D Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và hình thành các nhóm phân loại trên
người.
Câu 8 Thuật ngữ nào sau đây chỉ sự thay đổi về tần số tương đối của alen trong quần thể.
A Tiến hoá nhỏ. B Tiến hoá lớn C Phân li độc lập D. Vốn
gen
Câu 9 Nguồn nguyên liệu sơ cấp và thứ cấp của CLTN là
A biến dị tổ hợp và thường biến C.thường biến và biến dị di truyền
B.biến dị tổ hợp và.biến dị di truyền D.đột biến và biến dị tổ hợp
Câu 10 Nhân tố tiến hóa nào không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiểu
gen qua các thế hệ?
A.Giao phối không ngẫu nhiên B. Giao phối ngẫu nhiên C.Chọn lọc tự nhiên D.Di
nhập gen
Câu 11 Vai trò nào sau đây của CLTN là đúng trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi ?
A.Sàng lọc giữ lại những KG qui định kiểu hình thích nghi C. Tạo ra những KG thích
nghi
BTạo ra kiểu hình thích nghi D..Tạo ra quần thể mới
Câu 12.Nội dung nào sau đây không đúng về CLTN
A.CLTN tác dụng trưc tiếp lên kiểu hình .gián tiếp làm thay đổi tần số alen và thành phần
kiểu gen
B.CLTN làm tấn số alen biến đổi theo hướng xác định
C.kết quả CLTN hình thành quần thể thích nghi
D.CLTN nhanh chóng đào thải alen lặn ra khỏi quần thể
Câu 13: Dùng thuốc trừ sâu với liều cao mà vẫn không thể tiêu diệt hết toàn
bộ sâu bọ một lúc vì:
A. quần thể sâu bọ có tính đa hình về kiểu gen.
B. quần thể sâu bọ có số lượng cá thể rất lớn.
C. cơ thể sâu bọ có sức đề kháng cao.
D. các cá thể trong quần thể sâu bọ có khả năng hỗ trợ nhau rất tốt.
Câu 14. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ có tính tương đối là vì:
A. Dễ thay đổi khi điều kiện môi trường không thay đổi.
B. Kiểu gen luôn thay đổi trong một điều kiện môi trường.
C. Mỗi đặc điểm thích nghi chỉ thích nghi với một điều kiện môi trường nhất
định
D. Mỗi đặc điểm thích nghi có thể thích nghi với nhiều loại môi trường khác
nhau.
Câu 15. Sự cách li có vai trò:
A. ngăn cản sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự đồng nhất thành phần kiểu gen
trong quần thể bị chia cắt.
B. ngăn cản sự giao phối tự do, do đó hạn chế sự phân hóa thành phần kiểu gen trong quần thể bị
chia cắt.
C. ngăn cản sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hóa thành phần kiểu gen
trong quần thể bị chia cắt.
D. tăng cường sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hóa thành phần kiểu gen
trong quần thể bị chia cắt.
Câu 16. Đối với các loài giao phối, để phân biệt loài này với loài kia ta có thể
sử dụng tiêu chuẩn:
A. hình thái. B. cách li sinh sản. C. hóa sinh. D. cách
li địa lí.
Câu 17. Từ quần thể cây 2n, người ta tạo được quần thể cây 4n. Quần thể cây
4n có thể xem như loài mới vì:
A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.
B. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây
2n.
C. quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra
cây lai 3n bị bất thụ.
D. quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh
dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.
Câu 18: Nhận xét nào dưới đây về quá trình tiến hoá là không đúng?
A. Sự tiến hoá của các loài trong sinh giới đã diễn ra theo cùng một hướng với nhịp điệu giống
nhau
B. Quá trình tiến hoá lớn đã diễn ra theo con đường chủ yếu là phân li, tạo thành những nhóm từ
một nguồn
C. Hiện tượng đồng quy tính trạng đã tạo ra một số nhóm có kiểu hình tương tự nhưng thuộc
những nguồn gốc khác nhau
D. Toàn bộ loài sinh vật đa dạng phong phú ngày nay đều có một nguồn gốc chung
Câu 19:Nhà khoa học tiến hành thí nghiệm đầu tiên chứng minh sự hình thành chất hữu cơ từ chất
vô cơ là
A. Milơ. B. Handan. C. Fox. D. Oparin.
Câu 20: Theo quan niệm hiện đại, hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành đầu tiên trên Trái Đất
là:
A. Gluxit. B. Prôtêin. C. Cacbuahidrô. D. Axit nuclêic.
Câu 21. Đại Cổ sinh gồm các kỉ:
A. Pecmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Ocđôvic, Cambri.
B. Pecmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Jura, Cambri.
C. Pecmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Tam điệp, Cambri.
D. Pecmi, Than đá, Đêvôn, Silua, Phấn trắng, Cambri.
Câu 22. Một số đặc điểm không được xem là bằng chứng về nguồn gốc động vật của lòai người
A. Chữ viết và tư duy trừu tượng.
B. Các cơ quan thóai hóa.
C. Sự giống nhau về thể thức cấu tạo bộ xương của người và động vật có xương sống.
D. Sự giống nhau trong phát triển phôi của người và phôi của động vật có xương sống.
Câu 23. Nhân tố ảnh hưởng thường xuyên tới các họat động của sinh vật là:
A. Anh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Không khí.
Câu 24: Động vật hằng nhiệt cùng loài hoặc loài có họ hàng gần sống ở vùng ôn đới lạnh có đặc
điểm khác với sống ở vùng nhiệt đới ấm áp là
A. kích thước cơ thể lớn hơn – tai, đuôi, chi,... nhỏ hơn.
B. kích thước cơ thể lớn hơn – tai, đuôi, chi,... lớn hơn.
C. kích thước cơ thể nhỏ hơn – tai, đuôi, chi,... lớn hơn.
D. kích thước cơ thể nhỏ hơn – tai, đuôi, chi,... nhỏ hơn.
Câu 25. Động vật đẳng nhiệt (chim, thú) có khả năng phát tán và sống khắp mọi nơi (Ví dụ Bắc cực
lạnh tới -40°C vẫn có loài cáo cực thân nhiệt 38°C và gà gô trắng thân nhiệt 43°C sinh sống) là do
chúng có khả năng:
A. Di chuyển tốt. B. Lông và mỡ dày.
C. Tim có 4 ngăn. D. Điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định tốt.
Caâu 26: Caùc ñaëc tröng cuûa quaàn theå bao goàm
1. Tæ leä giôùi tính. 2. Nhoùm tuoåi. 3. Söï phaân boá caù
theå.
4. Maät ñoä caù theå. 5. Kích thöôùc cuûa quaàn theå. 6. Möùc sinh
saûn.
7. Möùc töû vong. 8. Taêng tröôûng cuûa quaàn theå. 9. Möùc caïnh
tranh.
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6. B. 1, 2, 3, 4, 5, 8.
C. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.
Câu 27. Vì sao có sự biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì?
A.Do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trường
B. Do sự sinh sản có tính chu kì
C. Do sự thay đổi thời tiết có tính chu kì
D.Do sự tăng giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kì
Câu 28: Cho các nhóm sinh vật sau:
1. các loài thực vật ven hồ 2. các loài động vật trong ao
3. những loài sinh vật sống trên núi đá vôi 4. những con cá rô sống trong ao 5. những con mối
sống trong tổ mối
Nhóm sinh vật thuộc quần xã sinh vật là
A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 2,3,4 D. 3,4,5
Câu 29: các quan hệ hỗ trợ là:
1. Hội sinh 2. Hợp tác 3. Sống nhờ 4. Cộng sinh
Phương án đúng:
A. 1,2,3 B.2,3,4 C. 1,2,4 D. 1,3,4
Câu 30: Trong quần xã, mỗi bậc dinh dưỡng gồm
A. nhiều loài cùng đứng trong một mức năng lượng hay cùng sử dụng một dạng thức ăn
B. nhiều quần thể thuộc cùng một loài cùng đứng trong một mức năng lượng hay cùng sử
dụng một dạng thức ăn
C. nhiều loài cùng đứng trong một mức năng lượng hay cùng sử dụng nhiều dạng thức ăn
D. nhiều loài cùng đứng trong một mức năng lượng khác nhau nhưng cùng sử dụng một
dạng thức ăn
Câu 31. Từ một cánh rừng bị cháy, sau đó những hạt cây còn sống sót lại mọc lên thành một cánh
rừng mới. Đây là một ví dụ về
A diễn thế nguyên sinh B. diễn thế thứ sinh
C. diễn thế phân hủy D. tái tạo lại quần xã
Câu 32. Rừng mưa nhiệt đới, hoang mạc, đồng cỏ, đồng ruộng, rừng cây bụi là các
A. ví dụ về hệ sinh thái ở Việt Nam B. giai đọan của diễn thế sinh thái
C. ví dụ về sự tương tác giữa các sinh vật D. quần xã giống nhau về dòng năng
lượng
Câu 33. Vai trò của vi sinh vật phân giải trong chu trình nitơ là
A. chuyển hóa các hợp chất hữu cơ thành NH4+ trong đất
B. phản nitrat hóa NH4+ và do vậy giải phóng N2 về khí quyển
C. chuyển NH4+ thành NO3- để cây có thể hấp thụ được N2
D. cố định nitơ tự do thành NO3- hoặc NH4+ để cây hấp thụ
Câu 34. Con đường chính đưa nitơ vào hệ sinh thái tự nhiên là nhờ
A. vi khuẩn B. sấm sét C. thực vật D. động vật
Câu 35. Tổng năng lượng mà thực vật đã tích lũy được gọi là
A. sản lượng sơ cấp tinh B. sản lượng sơ cấp thô
C. tháp sinh thái sinh khối D. tháp sinh thái năng lượng
Câu 36. Các hệ sinh thái rất lớn đặc trưng cho khí hậu và đất đai của vùng đó gọi là
A. khu sinh học B. sinh quyển C. hệ sinh thái D. thủy quyển
Câu 37. Sự gia tăng về nồng độ CO2 trong khí quyển gần đây chủ yếu là do kết quả của sự gia tăng
A. sử dụng nhiên liệu hóa thạch B. sinh khối của toàn bộ sinh quyển
C. loài người hô hấp ngày một tăng D. sản lượng sơ cấp thô và tinh
Câu 38: Các quan hệ đối kháng là
1. ức chế - cảm nhiễm 2. cạnh tranh giữa các loài và sự phân li ổ sinh thái
3. tiêu diệt lẫn nhau 4. con mồi – vật ăn thịt và vật chủ - vật kí sinh
Phương án đúng là:
A. 1,2,3 B.2,3,4 C. 1,2,4 D. 1,3,4
Câu 39. Các hệ sinh thái nào sau đây có năng suất sinh vật sơ cấp cao nhất?
A. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới B. Rừng lá kim phương Bắc
C. Rừng lá rộng ôn đới D. Đồng rêu (Tundra)
Câu 40. Hiệu suất sinh thái là
A. phần trăm năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
B. sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
C. hiệu số năng lượng qua các bậc dinh dưỡng
D. phần trăm số lượng cá thể giữa các bậc dinh dưỡng
ĐÁP ÁN BỘ CÂU HỎI ÔN TẬP - HỌC KÌ II

Câu Số 1 Số 2 Số 3 Số 4 Số 5 Số 6 Số 7
1 A C B A B D C
2 A A C B B B A
3 C D D A C B B
4 D C B D D B B
5 A A B B C D A
6 B B A C C A A
7 B D C C D C B
8 B A D A A C A
9 D B B A A A D
10 A D D C A A A
11 D D C B A C A
12 A C C D D A D
13 D C A D C A A
14 B A C D B A C
15 C C D C C C C
16 B C B D C B B
17 C A C D C B B
18 D D B D C C A
19 B D B D D C A
20 C B A B C C C
21 D B A D A C A
22 A B B C A C A
23 A B C B D D B
24 B C C C D D A
25 C A B C C C D
26 A D A D B C B
27 B D D C D B A
28 C C A A C A A
29 B A B B A C C
30 C B B C D D A
31 B D D A D B B
32 C B A A D A A
33 A A A A B A A
34 A A A A A A A
35 A A A A A A A
36 A A A A A A A
37 A A A A A A A
38 A A A A A A C
39 D A A A A A A
40 C A A A A A A

You might also like