You are on page 1of 9

VIỆN THỔ NHƯỠNG NÔNG HOÁ (SFRI)

I. GIỚI THIỆU CHUNG


- Tên Viện:
+ Tiếng Việt: Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.
+ Tiếng Anh: Soils and Fertilizers Research Institute (SFRI).
- Địa chỉ: Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội
- Điện thoại: (04) 38 362 379, (04) 38 389 501
- Fax: (04) 38 389 924
- Email: vpnisf@hn.vnn.vn, khkh_tnnh@hn.vnn.vn
- Website: www.sfri.org.vn

II.CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ


2.1. Chức năng
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (SFRI) là đơn vị sự nghiệp khoa học công
lập trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp VN (VAAS), có chức năng
nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất kinh doanh về
lĩnh vực đất, phân bón và vi sinh vật trên phạm vi cả nước.
2.2. Nhiệm vụ
1. Xây dựng chiến lược, chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa
học và chuyển giao công nghệ về lĩnh vực đất, phân bón, vi sinh vật trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
2. Thực hiện nghiên cứu khoa học cơ bản có định hướng và chuyển giao
công nghệ về các lĩnh vực:
a) Nghiên cứu phát sinh học, phân loại và xây dựng bản đồ đất;
b) Nghiên cứu vật lý, hoá học, sinh học và độ phì nhiêu của đất;
c) Nghiên cứu kinh tế sử dụng đất và phân bón; quản lý sử dụng đất;
d) Nghiên cứu dinh dưỡng cây trồng, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các
loại phân bón, các chế phẩm nông hoá;
e) Thu thập, lưu giữ, nghiên cứu đánh giá và khai thác tài nguyên vi sinh
vật đất;
f) Nghiên cứu xây dựng và tiêu chuẩn hoá phương pháp phân tích đất,
nước, phân bón, cây trồng.
3. Thực hiện khảo, kiểm nghiệm phân bón và các chế phẩm cải tạo đất.
4. Thực hiện khuyến nông, khuyến lâm về phân bón và sử dụng đất.
5. Tham gia quy hoạch và xây dựng kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp.
6. Thực hiện hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ, hợp tác chuyên gia và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đất,
phân bón, vi sinh vật.
7. Tư vấn, dịch vụ, chuyển giao kết quả nghiên cứu KHCN về đất, phân
bón, vi sinh vật. Liên kết hợp tác nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, sản phẩm mới, đào tạo nguồn nhân lực
thuộc lĩnh vực được giao với các tổ chức trong nước.
8. Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
9. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, kinh phí, tài sản được
giao.
III. TỔ CHỨC BỘ MÁY
3.1. Lãnh đạo
a) Viện trưởng : TS. Hồ Quang Đức
- Điện thoại : (04) 38 388 957; 0913 582 904; 0983 582
904
- Email : hqduc@hn.vnn.vn
b) Phó Viện trưởng : TS. Trần Đức Toàn
- Điện thoại : (04) 38 388 958; 0913 316 796
- Email : tranducsfri@yahoo.com.vn
c) Phó Viện trưởng : TS. Lê Như Kiểu
- Điện thoại : (04) 38 385 221; 0903 203 767
- Email : lenhukieu@yahoo.com

3.2. Các Phòng quản lý


a) Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế;
b) Phòng Tổ chức - Hành chính;
c) Phòng Tài chính - Kế toán.
3.3. Các Bộ môn nghiên cứu
a) Bộ môn Phát sinh học và Phân loại đất;
b) Bộ môn Sử dụng đất;
c) Bộ môn Vi sinh vật;
d) Bộ môn Kinh tế sử dụng đất và phân bón;
e) Phòng Phân tích Trung tâm.
3.4. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Viện
a) Trung tâm Nghiên cứu Phân bón và Dinh dưỡng cây trồng;
b) Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du;
c) Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên;
d) Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường phía Nam.
IV. TIỀM LỰC
4.1. Cán bộ viên chức
Tổng
Trung Công
GS. PGS. TSKH. TS. ThS. ĐH.
Cấp nhân
số
155 0 0 0 13 40 68 3 31
4.2. Diện tích nhà làm việc, các cơ sở sản xuất thực nghiệm và dịch vụ
<!--[if ! Nhà Xưởng thực Nhà kho, Nhà lưới,
2 2
supportEmptyP làm nghiệm, m m m2
aras]--> <!-- việc,
[endif]--> m2
- Tại trụ sở 3.746 195 217 550
chính của Viện
Thổ nhưỡng
Nông hóa
- Trung tâm
Nghiên cứu
Phân bón và 921 388 128 400
Dinh dưỡng
cây trồng
- Trung tâm
Nghiên cứu
Đất và Phân 500 150 300 110
bón vùng
Trung du
- Trung tâm
<!--[if ! <!--[if !
Nghiên cứu
supportEmptyPar supportEmptyPar
Đất, Phân bón 228 101
as]--> <!-- as]--> <!--
và Môi trường
[endif]--> [endif]-->
Tây Nguyên
- Trung tâm
<!--[if ! <!--[if ! <!--[if !
Nghiên cứu
supportEmptyParsupportEmptyParsupportEmptyPar
Đất, Phân bón 370
as]--> <!-- as]--> <!-- as]--> <!--
và Môi trường
[endif]--> [endif]--> [endif]-->
phía Nam
Tổng số 5.765 733 746 1.060
4.3. Diện tích đất được giao sử dụng

- Tại Viện Thổ nhưỡng Nông hoá 62.031 m2


- Trung tâm Nghiên cứu Phân bón 6.132 m2
và Dinh dưỡng cây trồng
- Trung tâm Nghiên cứu Đất, 361.600 m2
Phân bón vùng Trung du
- Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân 95.500 m2
bón và Môi trường Tây Nguyên
Tổng số: 525.263 m2

V. THÀNH TÍCH
Do có những đóng góp xuất sắc trong nghiên cứu và triển khai tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, Viện Thổ nhưỡng Nông hoá đã được nhận các giải
thưởng:
- 1 Huân chương Độc lập hạng Ba;
- 3 Huân chương Lao động: hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất và 2 Huân
chương Lao động hạng Ba (cho 2 đơn vị trực thuộc);
- 1 Giải thưởng Bông lúa vàng tại Hội chợ triển lãm lương thực, thực
phẩm Việt Nam;
- 1 Giải thưởng Hồ Chí Minh;
- 3 Huân chương Lao động hạng Ba, 8 Huy chương Vì sự nghiệp
KH&CN và 1 Giải thưởng Kovalevskaia cho các nhà khoa học;
- 9 Bằng khen của Chính phủ, 60 Bằng khen của Bộ Nông nghiệp
&PTNT cho các tập thể và cá nhân;
- 1 Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
- 1 Cờ thi đua của Bộ NN&PTNT.
VI. NHỮNG THÀNH TỰU CHÍNH
6.1. Các đề tài/dự án Viện đã thực hiện từ năm 1999-2010
- Đề tài cấp Nhà nước (chủ trì): 03;
- Đề tài cấp Nhà nước (tham gia): 03;
- Đề tài trọng điểm cấp Bộ: 28;
- Đề tài thường xuyên cấp Bộ: 66;
- Đề tài hợp tác quốc tế: 15;
- Đề tài phối hợp với các địa phương, đơn vị trong nước: 71;
- Dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT: 04;
- Dự án của Bộ KHCN: 02;
- Kh6.2. Những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực đất
- Nghiên cứu các quá trình thổ nhưỡng đặc thù của đất nhiệt đới ẩm Việt
Nam, đặc điểm vi hình thái và thành phần khoáng sét các tầng phát sinh
của các loại đất chính ở Việt Nam phục vụ công tác phân loại, đánh giá
và định hướng sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền;
- Nghiên cứu phân loại đất theo FAO-UNESCO và Soil Taxonomy
(USDA). Xây dựng bổ sung hệ thống phân loại đất Việt Nam áp dụng
cho lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn;
ảo nghiệm: 900 loại phân bón.
- Chủ trì điều tra cơ bản về tài nguyên đất, xây dựng phương pháp phân
loại, lập bản đồ đất. Đã xây dựng bản đồ thổ nhưỡng miền Bắc tỷ lệ
1/500.000, bản đồ thổ nhưỡng toàn quốc 1/1.000.000, bản đồ đất
1/100.000, 1/25.000 cho các tỉnh;
- Nghiên cứu đánh giá độ phì nhiêu, các yếu tố hạn chế của đất trong sản
xuất nông lâm nghiệp, quản lý đất dốc theo lưu vực. Hệ thống hóa các
biện pháp chống xói mòn, cải tạo, sử dụng và bảo vệ đất trong công nghệ
bảo vệ đất dốc; đề xuất hướng sử dụng đất đốc đến năm 2010. Xác định
diện tích đất thích nghi cho các loại hình sử dụng đất ở 7 vùng sinh thái;
- Nghiên cứu các biện pháp canh tác hợp lý trên nương định canh miền
núi phía Bắc hướng tới hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Kết quả đã
giảm được 40-60% lượng đất xói mòn, rửa trôi hàng năm, tăng năng suất
lúa và các cây lương thực 12-85%. Chuyển 1 vụ thành 2 vụ
lúa/năm/nương định canh làm tăng sản lượng lương thực 141-172%, góp
phần giải quyết lương thực cho miền núi;
- Xây dựng chất lượng nền môi trường cho một số loại đất nông nghiệp
chính của Việt Nam: Đất phù sa, đất mặn, đất phèn, đất đỏ, đất cát…;
- Nghiên cứu, xây dựng quy trình công nghệ quy hoạch sử dụng đất quy
mô cấp huyện, tỉnh trên cơ sở ứng dụng phương pháp của FAO và
phương pháp hệ thống tính toán bài toán tối ưu, giúp các địa phương xây
dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất;
- Xây dựng Trung tâm Thông tin Tư liệu Đất Việt Nam gồm 63 tiêu bản
nguyên khối, đại diện cho các loại đất chính Việt Nam theo công nghệ
tiên tiến, có đầy đủ thông tin về tên đất theo Việt Nam,
FAO/UNESCO/WRB, Soil Taxonomy (USDA) với các tính chất lý, hóa
học kèm theo. Đây là hệ thống thông tin dữ liệu kết hợp hiện vật trưng
bày và các thông tin, số liệu cụ thể duy nhất ở nước ta.
6.3. Những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực phân bón và dinh dưỡng cây
trồng
- Nghiên cứu quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng trong đất và cây, mối
quan hệ tương hỗ, đối kháng và ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết đến
hiệu lực phân bón;
- Nghiên cứu hiệu lực phân bón, cân bằng dinh dưỡng và đề xuất quy
trình bón phân hợp lý cho các cây trồng chính nhằm nâng cao hiệu lực
phân bón, tiết kiệm phân khoáng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tiến
bộ kỹ thuật đã được áp dụng rộng rãi trong cả nước;
- Phát hiện K là yếu tố dinh dưỡng quan trọng đối với một số cây trồng,
đặc biệt là các giống lai trồng trên các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ,
nghèo hữu cơ;
- Nghiên cứu nguyên nhân và giải pháp khắc phục hiện tượng vàng lá lúa
ở một số địa phương phía Bắc Việt Nam trong những năm gần đây;
- Nghiên cứu ngăn ngừa suy thoái sức sản xuất của đất trồng lúa và cơ sở
khoa học để nâng cao hiệu lực phân đạm. Áp dụng thành công mô hình
(QUEPT) tính toán phân bón cho cây trồng dựa vào khả năng cung cấp
dinh dưỡng từ đất, phân bón và nhu cầu của cây trồng;
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng trung, vi lượng: Ca,
Mg, S, B, Mo, Zn... đến sinh trưởng và phát triển của một số cây trồng có
giá trị hàng hóa cao trên một số loại đất chính ở miền Bắc làm cơ sở để
sản xuất một số loại phân bón chuyên dụng;
- Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm nông nghiệp trong cơ cấu cây trồng có
lúa vùng Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và Duyên hải miền
Trung nhằm nâng cao độ phì nhiêu đất, giảm sử dụng phân khoáng trên
các loại đất: Bạc màu, cát biển, phù sa;
- Nghiên cứu và đề xuất các loại phân bón chức năng, chuyên dụng cho
các cây trồng chính ở các vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau;

- Nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm, chuyển giao kỹ thuật sử dụng các
loại phân bón, chế phẩm nông hoá mới. Tạo được các chế phẩm hữu cơ
giàu axit amin, các chế phẩm từ vi sinh vật để nâng cao năng suất cây
trồng và phẩm chất nông sản;
- Điều tra, đánh giá hàm lượng dinh dưỡng và hiện trạng sử dụng than
bùn làm phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp ở các vùng và đề xuất
các giải pháp sử dụng hợp lý các loại than bùn để sản xuất phân bón;
- Nghiên cứu sử dụng bentonit để cải tạo đất có thành phần cơ giới nhẹ,
khả năng giữ nước và cung cấp dinh dưỡng kém đã được các doanh
nghiệp sản xuất ở các địa bàn có quặng bentonit tiếp nhận làm nguyên
liệu sản xuất phân bón hỗn hợp NPK;
- Nghiên cứu giá thể làm bầu ươm cây giống lâm nghiệp, công nghiệp,
rau, hoa, cây cảnh, sản xuất rau mầm chất lượng cao. Đã xây dựng quy
trình sản xuất giá thể làm bầu ươm cây giống theo hướng công nghiệp.
Sản xuất thành công giá thể trồng các loại rau xanh cho các vùng không
có đất như đảo Trường Sa, Bạch Long Vỹ, các khu đô thị...;
- Sử dụng kỹ thuật của Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) chồng ghép bản
đồ, xây dựng sơ đồ sử dụng phân bón có hiệu quả cho một số cơ cấu cây
trồng ở các vùng sinh thái đã đưa ra được các tổ hợp phân bón thích hợp;
- Đánh giá hiện trạng quản lý, kiểm soát phân bón ở nước ta, tình hình
sản xuất, nhập khẩu, thị trường, sử dụng, dự báo nhu cầu phân bón ở Việt
Nam đến 2010-2015 và định hướng phát triển ngành công nghiệp phân
bón ở Việt Nam đến 2010-2020. Dự thảo Khung chiến lược kiểm soát
phân bón đến năm 2010 ở Việt Nam, Nghị định 113/2003/NĐ. Dự thảo 2
Quy chế, đóng góp và phối hợp xây dựng trình Bộ NN và PTNT ban hành
5 Quyết định liên quan đến các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý, sử
dụng, khảo nghiệm, kiểm nghiệm... phân bón;
- Xây dựng Trung tâm Thông tin Tư liệu Phân bón Việt Nam với trên
1.000 mẫu phân bón được sử dụng ở Việt Nam. Kèm theo các mẫu trưng
bày có đầy đủ thông tin về các chỉ tiêu và thành phần được doanh nghiệp
sản xuất đăng ký theo tiêu chuẩn cho phép.
6.4. Những kết quả nghiên cứu về lĩnh vực vi sinh vật (VSV)

- Thu thập, tuyển chọn và lưu giữ được 650 chủng VSV. Đã đánh giá
được 310 chủng và phân loại được 335 chủng. Xây dựng cơ sở dữ liệu
nguồn gen, cập nhật các thông tin cho chương trình quản lý nguồn gen.
Cung cấp các chủng VSV cho các cơ sở sản xuất phân bón VSV, chế
phẩm VSV bảo vệ thực vật, các đề tài nghiên cứu;
- Nghiên cứu, phân lập và tuyển chọn các chủng nấm men sinh các hoạt
chất kích thích sinh trưởng IAA và GA3 để sản xuất chế phẩm có tác
dụng kích thích sinh trưởng và tăng năng suất cây trồng;
- Nghiên cứu, sử dụng vi sinh vật đối kháng trong phòng trừ bệnh héo
xanh cây trồng như lạc, vừng, ớt, cà chua...;
- Nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm VSV để xử lý nhanh phế thải chăn
nuôi;
- Nghiên cứu, sản xuất và ứng dụng thành công chế phẩm VSV hỗn hợp
phòng trừ bệnh héo xanh và thối quả cây ớt;
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng thành công các qui trình công nghệ
sản xuất phân VSV cố định Nitơ, phân giải lân cho cây đậu đỗ và các cây
trồng khác; phân VSV hỗn hợp chứa các chủng VSV cố định Nitơ và
phân giải lân tiềm sinh và phân VSV chức năng, có tác dụng tăng hiệu
quả sử dụng phân đạm và lân hóa học cũng như làm giảm một số bệnh
vùng rễ của cây trồng như cây lạc, cà chua, khoai tây, công nghiệp (tiêu,
cà phê, bông, cao su, mía). Các sản phẩm đã được đăng ký trong danh
mục phân bón được phép lưu hành tại Việt Nam;
- Đưa vào sản xuất 6 loại sản phẩm phân bón VSV, 2 sản phẩm thuốc diệt
chuột sinh học (MIROCA và PRORODENT) và 1 chế phẩm VSV chế
biến nguyên liệu hữu cơ.
6.5. Những kết quả về công tác tiêu chuẩn hóa
- Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp phân tích đất, phân
bón và cây trồng. Xây dựng các mẫu chuẩn quốc gia về đất và cây trồng;
- Sửa đổi, bổ sung, soát xét các phương pháp phân tích phân bón; xây
dựng và đề nghị các cấp có thẩm quyền ban hành 41 Tiêu chuẩn về phân
bón gồm 8 Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và 33 Tiêu chuẩn ngành
(TCN); trong đó có: 3 TCVN và 1 TCN về các vấn đề chung của phân
bón, 5 TCN về dạng phân bón và phân tích, 15 TCN về phân tích phân
bón, 5 TCVN và 12 TCN về phân VSV và nguồn quỹ gen VSV;
- Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ Bộ Nông nghiệp và PTNT giao: Phân tích,
đánh giá chất lượng các loại phân bón trên thị trường Việt Nam.
6.6. Những kết quả nghiên cứu đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công
nhận là tiến bộ kỹ thuật
- Quy trình công nghệ thích hợp để nâng cao độ phì nhiêu đất vùng rừng
phòng hộ đầu nguồn;
- Quy trình công nghệ thích hợp để nâng cao độ phì nhiêu đất đốc khi
canh tác nông lâm nghiệp;
- Quy trình công nghệ thích hợp để phục hồi và nâng cao độ phì nhiêu đất
dốc thoái hóa;
- Quy trình xây dựng bản đồ sử dụng phân bón cho một số cây trồng
chính quy mô cấp huyện;
- Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý trên nương định canh
miền núi phía Bắc;
- Ứng dụng phương pháp phân tích hệ thống kế hoạch sử dụng đất
(LUPAS) để quy hoạch sử dụng đất địa bàn cấp huyện;
- Ứng dụng Phương trình mất đất (Wischmeir và Smith, Hudson) tính
toán, dự báo và đánh giá tình hình xói mòn đất lưu vực Buôn Yong - Dăk
Lăk để xây dựng biện pháp hạn chế xói mòn đất;
- Ứng dụng bài toán dự báo khả năng lan truyền một số kim loại nặng từ
nước thải công nghiệp tới môi trường đất tại khu công nghiệp Nhơn
Trạch - Đồng Nai;
- Biện pháp bón phân Kali cho cà phê vối;
- Biện pháp nâng cao hiệu quả của phân bón và phế phụ phẩm nông
nghiệp vùi lại cho cây trồng trong một số cơ cấu luân canh trên đất bạc
màu Bắc Giang;
- Biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng 3 vụ thành 4 vụ để nâng cao
hiệu quả sử dụng đất cho vùng đất bạc màu Bắc Ninh và các vùng đất
tương tự;
- Biện pháp cân bằng dinh dưỡng cho hệ thống thâm canh cây cà phê vối
thời kỳ kinh doanh ở Tây Nguyên;
- Xây dựng hệ thống phân vị cho một số loại đất Ferralit miền Bắc Việt
Nam theo hệ thống phân loại đất FAO/UNESCO/WRB và Soil
Taxonomy;
- Xây dựng tiêu chuẩn nền các nguyên tố chì, kẽm, đồng, cadimi trong
đất phù sa của Việt Nam;
- Chiến lược kiểm soát và quản lý có hiệu quả các loại phân bón;
- Tạo giá thể nhân tạo để trồng rau ở đảo đá, trồng hoa cây cảnh trên nhà
cao tầng;
Phát triển công nghệ ứng dụng Bentonite để cải tạo đất và nâng cao hiệu
quả phân bón;
- Thử nghiệm các chế phẩm dinh dưỡng nâng cao năng suất cây trồng và
phẩm chất nông sản;
- Sử dụng nguồn tàn dư hữu cơ có sẵn trên lô bón cho cà phê kinh doanh
có hiệu quả cao;
- Sử dụng phân Kali làm năng suất lúa trên đất Glay ở tỉnh Ninh Bình;
- Quản lý xói mòn đất lưu vực để sản xuất nông lâm nghiệp bền vững;
- Cảnh báo ô nhiễm môi trường ven đô do ảnh hưởng của chất thải công
nghiệp và sinh hoạt;
- Ảnh hưởng của nước thải Tp. Hà Nội đến môi trường đất, cây trồng
vùng Thanh Trì và đề xuất biện pháp khắc phục.
6.7. Những kết quả chính trong công tác chuyển giao công nghệ sử dụng
đất, phân bón và vi sinh vật
- Điều tra, đánh giá chất lượng đất và quy hoạch sử dụng đất cho các tỉnh:
Hà Nam, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Ninh, Sayaboury (CHDCND Lào); các
huyện: Lục Ngạn (Bắc Giang), Tuần Giáo (Sơn La), Đạ Huoai, Đức
Trọng, Bảo Lâm, Di Linh, Đam Rông, Lạc Dương, Lâm Hà (Lâm Đồng),
Krông Bông (Dăk Lăk), Đắc Đoa, Ajun Pa (Gia Lai)...;
- Xác lập Quyền và Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Bưởi của huyện Đoan
Hùng (Phú Thọ), Cam Vinh (Nghệ An), Vải Thiều của huyện Lục Ngạn
(Bắc Giang), Quế của huyện Văn Yên (Yên Bái) và huyện Trà My
(Quảng Nam), Xoài của huyện Yên Châu (Sơn La), Cói của huyện Nga
sơn (Thanh Hóa), Nho của Ninh Thuận, Dẻ của huyện Trùng Khánh (Cao
Bằng)...;
Xây dựng 18 mô hình trồng cây nông nghiệp hiệu quả cao cho từng vùng
quy mô từ 1-3 ha ở các địa phương Kỳ Sơn (Hòa Bình), Vị Xuyên, Bắc
Quang (Hà Giang), Ba Vì (Tp. Hà Nội), Bù Đăng (Bình Phước), Đức
Trọng (Lâm Đồng), Yên Bình (Yên Bái), Sapa (Lào Cai), Thanh Ba,
Phong Châu (Phú Thọ), Ngân Sơn (Bắc Kạn), Đông Triều (Quảng Ninh),
Hữu Lũng (Lạng Sơn), Yên Thành (Nghệ An), Chiềng Ban (Sơn La),
Hướng Hóa (Quảng Trị) và Buôn Ma thuột (Dăk Lk);
- Xây dựng các mô hình trình diễn canh tác tổng hợp trên đất dốc tại các
tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn,Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Hà
Tĩnh;
- Xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ về nương định canh định cư
trên đất dốc tại Hoàng Su Phì, thị xã Hà Giang (Hà Giang), Mộc Châu
(Sơn La), một số huyện của tỉnh Bắc Kạn, Lào Cai, huyện đảo Bạch Long
Vỹ (Hải Phòng);
Xây dựng mô hình thâm canh lúa trên diện tích 52 ha của xã Yên Đồng,
huyện Yên Mô (Ninh Bình), làm tăng năng suất lúa vụ xuân từ 4,2 lên 6,5
tấn/ha, vụ mùa từ 3,5 lên 5,5 tấn/ha.
- Xây dựng mô hình thâm canh lúa trên 50 ha ruộng bậc thang tại Thu
Cúc, Tân Sơn (Phú Thọ) và Tân Thịnh, Chiên Hóa (Tuyên Quang), làm
tăng năng suất lúa vụ xuân từ 3,5-5,5 tấn/ha lên 6,0-6,8 tấn/ha, vụ mùa từ
4,0-4,5 tấn/ha lên 5,5-6,0 tấn/ha;
- Xây dựng mô hình thâm canh ngô trên diện tích 60 ha (2006-2008) ở
Thu Cúc và Tân Thịnh, làm tăng năng suất ngô xuân hè và hè thu từ 3,0-
3,5 tấn/ha lên 4,2-5,5 tấn/ha;
- Khắc phục được hiện tượng vàng lá lúa ở Tân Sơn (Phú Thọ) và Tiên
Lãng (Hải Phòng) trên diện tích 20 ha, làm tăng năng suất lúa 20-30%;
- Chuyển giao quy trình sản xuất phân bón hữu cơ khoáng, phân hữu cơ
vi sinh có sử dụng chế phẩm vi sinh vật cho 10 địa phương và doanh
nghiệp, hàng năm sản xuất và cung ứng cho thị trường từ 5.000-7.000 tấn
phân bón cho cà phê, rau, lúa và các cây trồng khác
VII. HỢP TÁC QUỐC TẾ
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá có quan hệ hợp tác rộng rãi về nghiên cứu,
trao đổi kinh nghiệm và đào tạo với các viện nghiên cứu, các trường đại
học của các nước: Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, Hà Lan, Thụy Điển, Tây Ban
Nha, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Philipines, Lào, Pakistan, Nhật
Bản...; với các Tổ chức quốc tế như: IRRI, IBSRAM, IWMI, SFSP,
AuSAID, PPI, PPIC, IPI, IFA, FADINAP, TSI, DANIDA, AIC, CIDA,
EU, ACIAR, CIAT, WORLD VISION, ROCKEFELLER, IPNI...

You might also like