You are on page 1of 15

Các linh kiện trong điện thoại di động

Viết bởi Administrator Thứ tư, 11 Tháng 11 2009 11:21


1- Điện trở (R)
1. Ký hiệu, đơn vị
- Trên các sơ đồ nguyên lý, điện trở có ký hiệu là R , ví dụ R6034..

- Đơn vị của điện trở là ôm (Ω) , và có các bội số là KΩ, MΩ


1KΩ = 1000 Ω
1MΩ = 1000.000 Ω = 1000 K Ω

2. Hình dáng của điện trở trên vỉ máy điện thoại

- Hình dáng: điện trở có thân mầu đen, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại
- Các linh kiện có thân mầu nâu là tụ điện.
3. Chức năng của điện trở trên mạch
- Điện trở có tác dụng hạn chế dòng điện đi qua một phụ tải tiêu thụ
- Tạo ra một điện áp theo ý muốn khi đấu các điện trở mắc nối tiếp thành cầu phân áp
- Dẫn điện hoặc dẫn tín hiệu đi qua và điều chỉnh được dòng điện qua mạch theo ý muốn khi thay
đổi trị số R

4. Phương pháp kiểm tra điện trở trên mạch


- Để đo điện trở trước hết bạn cần biết hoặc dự đoán được giá trị gần đúng của điện trở là bao
nhiêu.
- Ví dụ: Các điện trở nối tiếp trên đường cấp nguồn thì thường có giá trị ôm (Ω) nhỏ và công suất
lớn (công suất tỷ lệ với kích cỡ của điện trở)
- Nếu bạn không đoán được, bạn cần đối chiếu linh kiện trên vỉ máy sang sơ đồ vị trí để biết đó là
R bao nhiêu? từ đó đối chiếu sang sơ đồ nguyên lý để biết giá trị ôm (Ω) của điện trở

Vỉ máy thực tế Sơ đồ vị
trí
Đối chiếu từ vỉ máy thực tế sang sơ đồ vị trí để biết tên điện trở là R bao nhiêu ?

Sau đó tra trên sơ đồ nguyên lý để biết giá trị của điện trở là bao nhiêu ?

Đo vào hai đầu điện trở xem giá trị là bao nhiêu, nếu giá trị đo được mà lớn hơn trị số của điện trở
thì R bị đứt, nếu nhỏ hơn hoặc bằng là bình thường, nhỏ hơn là do có trở kháng của mạch đấu
song song với điện trở.

2 - Tụ điện (C)
1. Ký hiệu và đơn vị :
- Trên sơ đồ nguyên lý, tụ điện có ký hiệu là chữ C, ví dụ C7728

- Đơn vị của tụ điện là Fara, trong thực tế 1 Fara có giá trị rất lớn lên người ta thường lấy giá trị
Pico Fara, Nano Fara hay Micro Fara để ghi trị số cho tụ .
- 1µ Fara = 10-6 Fara
- 1nF = 10-3 µ F = 10-9 F
- 1pF = 10-3 nF = 10-6 µ F = 10-12 F
- 1µ F = 1000 nF = 1000.000 pF

2. Hình dáng của tụ điện trên vỉ máy điện thoại

- Hình dáng: tụ điện có thân mầu nâu, hai đầu mầu sáng của thiếc kim loại
- Tụ có trị số điện dung càng lớn thì kích thước càng to
- Các linh kiện có thân mầu đen là điện trở
Tụ lọc V.BAT có kích thước lớn, thường có mầu vàng (như hình)

3. Chức năng của tụ điện trên mạch

Tụ điện có tác dụng ngăn điện áp một chiều, cho phép tín hiệu cao tần đi qua

Lọc bỏ các tín hiệu cao tần trên các đường điện áp tần số thấp hoặc điện áp một chiều.

Tụ trị số lớn thì được sử dụng trong các mạch lọc cho điện áp một chiều bằng phẳng
4. Phương pháp kiểm tra tụ điện trên mạch
- Các tụ điện trên điện thoại khi bình thường chúng có trở kháng bằng vô cùng (R = ∞ ) vì vậy nếu
bạn kiểm tra trở kháng của tụ thấy có trở kháng thấp là biểu hiện của tụ bị dò, nếu R = 0Ω là tụ bị
chập
- Tụ điện có tỷ lệ hỏng rất ít, nhưng khi tụ đã bị hỏng thường gây ra những bệnh về chất lượng nên
rất khó xác định để kiểm tra sửa chữa.
- Để đo tụ điện, bạn để đồng hồ ở thang 1KΩ đo vào hai đầu tụ, đo hai chiều và tính theo chiều có
trở kháng cao hơn, nếu tụ có trở kháng lớn là được, nếu trở kháng nhỏ thì bạn cần tháo hẳn ra khỏi
mạch để đo, khi tháo ra ngoài thì trở kháng của tụ bằng vô cùng.

Vỉ máy điện thoại NOKIA 1110i


3 - Cuộn dây (L)
1. Ký hiệu và đơn vị :
- Trên sơ đồ nguyên lý, cuộn dây có ký hiệu là chữ L, ví dụ L7604, L7605

- Đơn vị của cuộn dây là Henrry

2. Hình dáng của cuộn dây trên vỉ máy điện thoại

Cuộn dây có hình giống tụ điện nhưng thường có thân mầu xanh đen, trở kháng của
cuộn dây rất thấp chỉ khoảng 1-2Ω
Một số cuộn dây có hình trụ quấn trên lõi Ferit như cuộn dây L401 và L230 ở hình trên

3. Chức năng của cuộn dây trên mạch

Cuộn dây có tác dụng ngăn tín hiệu cao tần, cho tần số thấp đi qua, trên
các đường nguồn, cuộn dây được kết hợp với tụ để lọc nhiễu cao tần.

Trong các mạch tăng áp, cuộn dây được sử dụng để tạo ra điện áp cảm ứng sau đó điện áp này
được chỉnh lưu để lấy ra điện áp một chiều có giá trị cao hơn điện áp đầu vào
Tụ trị số lớn thì được sử dụng trong các mạch lọc cho điện áp một chiều bằng phẳng

4. Phương pháp kiểm tra cuộn dây trên mạch


- Các cuộn dây trên vỉ máy thường có trở kháng thấp khoảng 1 - 2 Ω vì vậy bạn chỉ cần đo trở kháng
trên cuộn dây thấy có trở kháng thấp là được, nếu đo thấy trở kháng cao là cuộn dây bị đứt.

Đo cuộn dây bằng thang x1Ω thấy kim lên sấp sỉ = Ω là bình thường, nếu kim lên
ít là cuộn dây bị đứt

4 - Đi ốt - Diode (D)
1. Ký hiệụ
- Trên các sơ đồ nguyên lý, đi ốt có ký hiệu là D hoặc V , ví dụ V402.
Đi ốt trong mạch chỉnh lưu

Điốt Zener trong mạch bảo vệ

2. Hình dáng của đi ốt trên vỉ máy điện thoại


- Hình dáng của đi ôt gần giống với điện trở, một số đi ốt có đánh dấu một đầu để phân biệt chiều
âm dương

3. Chức năng của đi ốt trên mạch


- Đi ốt có tác dụng cho điện áp đi qua theo một chiều nên chúng được sử dụng trong mạch chỉnh
lưu đổi điện áp xoay chiều thành một chiều

- Các đi ốt ổn áp (Zener) thì được sử dụng trong các mạch bảo vệ

Mạch bảo vệ SIM sử dụng một tổ hợp đi ốt Zener

4. Phương pháp kiểm tra đi ốt trên mạch


- Để đo đi ốt, bạn chỉnh đồng hồ ở thang x 1Ω đo vào hai đầu đi ốt, đảo que đo hai chiều, nếu thấy
một chiều lên 2/3 thang đo, một chiều không lên hoặc chỉ lên một chút là bình thường.
- Nếu đo hai chiều thấy kim lên hết thang đo ( R = Ω ) là đi ốt bị chập, nếu đo hai chiều kim không
lên
( R = ∞ ) là đi ốt bị đứt.
Để thang 1Ω đo hai chiều đi ốt thấy một chiều lên kim, một chiều không là đi ốt bình thường

5 - Transistor
1. Ký hiệụ
- Trên các sơ đồ nguyên lý, Transsistor có ký hiệu là Q hoặc V , ví dụ V401

Transistor khuếch đại đệm cho tín hiệu (En)


2. Hình dáng của Transistor trên vỉ máy điện thoại

Transistor có 3 chân là B, C, E

3. Chức năng của Transistor trên mạch


- Transistor được sử dụng để khuếch đại tín hiệu âm tần, tín hiệu cao tần hoặc được sử dụng trong
các mạch số để thay đổi trạng thái logic của mạch.

Transistor được sử dụng để thay đổi trạng thái logic của lệnh EN trước
khi đưa vào IC Led_Drive
Transistor được sử dụng để khuếch đại tín hiệu phát trước khi đưa vào IC công suất

4. Phương pháp kiểm tra Transistor trên mạch


- Để đo Transistor bạn hãy xem sơ đồ tương đương sau đây.

* Từ sơ đồ trên bạn có thể suy ra cách đo như sau:


- Đo từ cực B sang cực E hoặc từ cực B sang cực C giống như đo đi ốt tức là có một chiều lên
kim, một chiều không lên kim (khi đo bằng thang x1Ω)
- Đo giữa cực C và E giống như đo hai đi ốt mắc ngược chiều vì vậy cả hai chiều đo sẽ không
lên kim

You might also like