You are on page 1of 2

Kinh tế

Tổng thu ngân sách năm 2008 đạt 3.782,1 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân
5 năm qua đạt 15,5%, thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.444 USD, tỷ lệ hộ
nghèo 6,04%. Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, đầu mối quan
trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng ĐBSCL và cả nước

Nông nghiệp

Cây nông nghiệp chính của Cần Thơ là lúa. Sản lượng lúa tại Cần Thơ là 1.194,7 tấn.
Ngoài ra có một số cây hoa màu khác nhưng sản lượng không đáng kể2.

Ngành chăn nuôi ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi heo và gia cầm. Số lượng heo là 2589,3
ngàn con, số lượng gia cầm là 13 ngàn con (vì bị cúm gia cầm). Các gia súc khác như
trâu bò chiếm số lượng không nhiều2.

Ngành thủy sản ở Cần Thơ chủ yếu là nuôi trồng.

Công nghiệp

Công nghiệp Cần Thơ về cơ bản đã xây dựng được nhiều cơ sở hạ tầng để phục vụ cho
các đối tác nước ngoài tác nhập; điển hình là 2 khu công nghiệp tại Trà Nóc trực thuộc
quận Bình Thủy. Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ ,Cantho Software Park CSP
cũng là một trong những dự án được Thành phố quan tâm đầu tư phát triển.

Thương mại - Dịch vụ

-Có nhiều siêu thị và khu mua sắm, thương mại lớn như: Co-op Mart, Maximart,
Citimart, Vinatex, Best Caring, Siêu thị Điện máy Sài Gòn Chợ Lớn, Khu mua sắm Đệ
Nhất Phan Khang, Khu Thương Mại Tây Đô, Trung tâm thương mại Cái Khế (gồm 3 nhà
lồng và 1 khu ăn uống). Và sắp tới là Khu cao ốc mua sắm, giải trí Tây Nguyên Plaza
hiện đang được xây dựng tại khu đô thị mới Hưng Phú.
-Dịch vụ rất đa dạng: rất nhiều loại hình dịch vụ đã và đang dần phát triển mạnh như
Ngân hàng, Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội,... Hiện có rất nhiều chi nhánh của các ngân
hàng lớn trên khắp cả nước tại Tp. Cần Thơ như Vietcombank, Eximbank, Sacombank,
Maritime bank, SeaBank, SCB, Ngân hàng Quân đội, Trust Bank, Vietbank, VietinBank,
Gia Dinh Bank, Northern Asia Bank, HSBC, AZN...

-Hiện Cần Thơ đang đảm đương nhiệm vụ Trung tâm dịch vụ tài chính ngân hàng, với
tốc độ phát triển đứng thứ 3 cả nước (sau Hà Nội và TPHCM)

-Hiện Q.Ninh Kiều đang triển khai thử nghiệm loại hình Chợ Đêm hoạt động từ 18h đến
4h sáng hôm sau!

Giáo dục
Cần Thơ có các trường đại học: trường Đại học Cần Thơ, trường đại học Y Dược Cần
Thơ, Trường Đại học Dân lập Tây Đô và trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ (đang
được lên kế hoạch nâng cấp thành Đại học Kỹ thuật Công nghệ). Đặc biệt, trong tương
lai, Đại học Cần Thơ sẽ được nâng cấp thành Đại học tầm cỡ Đông Nam Á. Hiện tại cũng
đã có [Trung Tâm Học Liệu][1] tại Đại học Cần Thơ khu II với các trang thiết bị máy
tính hiện đại kết nối Internet giúp Sinh viên học tập và tìm kiếm thông tin tốt nhất. Đây là
trung tâm học liệu lớn nhất nước ta hiện nay, với nguồn sách trong thư viện luôn cập nhật
mới hàng năm, với các đầu sách của những nhà xuất bản lớn trên thế giới, ngoài ra hàng
năm Trung tâm học liệu phải trả một khoản tiền khá lớn (phần nhiều được tài trợ) để trả
tiền bản quyền cho những đầu sách trong trung tâm, đảm bảo cho sinh viên có thể in sao
tài liệu phục vụ cho việc học tập. Đại học Quốc Tế tọa lạc tại Phong Điền đang được
triển khai xây dựng và Đại học Quốc tế tọa lạc tại Hưng Phú đang được lên kế hoạch và
kêu gọi đầu tư! Phân hiệu Đại học Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh cũng đang có kế
hoạch xây dựng tại Hưng Phú.

Các trường cao đẳng và trường trung học chuyên nghiệp: trường Cao đẳng Cần Thơ,
trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại, trường CĐ Y tế, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật,
trường Cao đẳng nghề, trường cao đẳng cơ điện và nông nghiệp nam bộ.

Các trường phổ thông trung học: Châu Văn Liêm, Lý Tự Trọng,Bùi Hữu Nghĩa ...; các
trường trung học cơ sở: Tân An, Đoàn Thị Điểm, Lương Thế Vinh...; các trường tiểu học:
Lê Quý Đôn, Ngô Quyền... Viện nghiên cứu: Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long, Viện
nghiên cứu Công Nghệ Giáo Dục. Là thành phố trực thuộc trung ương, Cần Thơ cũng "có
riêng" Viện Kinh tế - Xã hội trực thuộc UBND Thành phố - http://cids.org.vn, có chức
năng nhiệm vụ tương tự như Viện Phát triển TPHCM, Viện NC kinh tế - xã hội TP Hà
Nội và Viện NC Kinh tế xã hội TP Đà Nẵng.

2. Tài nguyên –khoáng sản:


Khoáng sản: chủ yếu là sét (gạch, ngói), sét dẻo, than bùn và cát sông. Sét (gạch,
ngói) không có mỏ lớn nhưng phổ biến ở tầng gần mặt đất, dày 1 - 2 m, phân bố rộng
khắp. Bên cạnh đó, sét dẻo nằm cách mặt đất 1 - 2 m, vỉa dày 5 - 6 m, chứa nhiều
khoáng vật và rất mịn, có thể dùng trong các ngành tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra
còn có than bùn: trữ lượng 30 - 150 nghìn tấn
Tài nguyên thiên nhiên: thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất phù sa
ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau má, rau dền
lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đuôi chồn, bình bát,... Trên vùng đất phèn
chủ yếu có các loài tràm, chà là nước, mây nước, bòng bong, bồn bồn, bình bát, điên
điển, lúa ma, sen, bông súng,... Về động vật, trên cạn có các loài như: gà nước, le le,
trích nước, giẻ giun, trăn, rắn, rùa,... Dưới nước có các loại cá như cá lóc, cá rô, cá sặc
rằn, cá trê, cá bống, cá linh, cá ba sa, cá chép, cá đuống, cá mè, cá lăng, tôm càng
xanh, tép bạc, tép cỏ, tép đất

You might also like