You are on page 1of 114

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-------o0o-------

TS. LƯƠNG NGỌC LỢI

CƠ HỌC THỦY KHÍ


ỨNG DỤNG
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hà Nội, 2008

Quyển sách giới thiệu kiến thức lý thuyết cơ bản về cơ học chất lỏng và chất khí
và ứng dụng của nó trong các ngành kỹ thuật. Nội dung chủ yếu gồm tính chất cơ bản
chất lỏng và chất khí ,tĩnh học, động học, động lực học chất lỏng và một số chuyên đề
ứng dụng trong tính toán đường ống thuỷ lực và khí động, dòng chảy trong khe hẹp
(bài toán bôi trơn và làm mát…), lực tác động lên vật ngập trong lòng chất lỏng chuyển
động, lý thuyết thứ nguyên-tương tự. Đặc biệt có phần giới thiệu thiệu cơ bản dòng tia
và nguyên lý cơ bản về máy thuỷ lực.
Giáo trình này cho sinh viên chuyên ngành kỹ thuật tàu thuỷ với thời lượng 4 đv
học trình theo nội dung của Chương trình khung ngành Kỹ thuật Tàu thuỷ được duyệt
năm2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra là giáo trình cho sinh viên các ngành
cơ khí, làm lài liệu tham khảo cho sinh viên, kỹ sư các ngành kỹ thuật khác .

-2-
Cơ học thủy khí ứng dụng

MỤC LỤC

trang
Chương 1 Một số tính chất vật lý cơ bản của chất lỏng 3
Chương 2 Tĩnh học chất lỏng 10
Chương 3 Động học chất lỏng 25
Chương 4 Động lực học chất lỏng 36
Chương 5 Chuyển động một chiều của chất lỏng không nén được 59
Chương 6 Chuyển động một chiều của chất khí 71
Chương 7 Tính toán thuỷ lực đường ống 82
Chương 8 Lực tác động lên vật ngập trong lòng chất lỏng chuyển động 89
Chương 9 Lý thuyết thứ nguyên và tương tự 98
Chương 10 Máy thủy lực và trạm 107
Tài liệu tham khảo 115

-3-
Cơ học thủy khí ứng dụng

CHƯƠNG I

MỘT SỐ TÍNH CHẤT VẬT LÝ CƠ BẢN


CỦA CHẤT LỎNG
 1-1. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC ỨNG DỤNG.
I. Đối tượng:
Môn học Thuỷ khí động lực ứng dụng, còn được gọi là Cơ học chất lỏng ứng
dụng hay gọi một cách gần đúng là Thuỷ lực. Đối tượng nghiên cứu của môn học là
chất lỏng. Chất lỏng ở đây hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm chất lỏng ở thể nước - Chất
lỏng không nén được ( Khối lượng riêng ρ không thay đổi) và chất lỏng ở thể khí -
Chất lỏng nén được ( Khối lượng riêng thay đổi ρ ≠ const ). Để tiện cho việc nghiên
cứu, cũng như theo sự phát triển của khoa học, người ta chia chất lỏng thành chất lỏng
lý tưởng hay là chất lỏng không nhớt và chất lỏng thực, còn gọi là chất lỏng nhớt (độ
nhớt µ ≠ 0). Chất lỏng tuân theo quy luật về lực nhớt của Niu-Tơn (I.Newton) là chất
lỏng Niu-Tơn. Còn những chất lỏng không tuân theo quy luật này người ta gọi là chất
lỏng phi Niu-Tơn, như dầu thô chẳng hạn.
Thuỷ khí động lực nghiên cứu các quy luật cân bằng và chuyển động của chất
lỏng. Thông thường trong giáo trình, người ta chia thành ba phần:
Tĩnh học chất lỏng: nghiên cứư các điều kiện cân bằng của chất lỏng ở trạnh
thái tĩnh.
Động học chất lỏng: nghiên cứu chuyển động của chất lỏng theo thời gian, không
kể đến nguyên nhân gây ra chuyển động.
Động lực học chất lỏng: nghiên cứu chuyển động của chất lỏng và tác dụng tương
hỗ của nó với vật rắn. Cụ thể là phải giải 2 bài toán cơ bản sau đây:
Xác định sự phân bố vận tốc, áp suất, khối lượng riêng và nhiệt độ trong chất
lỏng.
Xác định lực tác dụng tương hỗ giữa chất lỏng và vật rắn xung quanh nó.
Vị trí của môn học: nó là nhịp nối giữa những môn khoa học cơ bản(Toán, Lý..)
với những môn kỹ thuật chuyên ngành.
II. Phương pháp nghiên cứu
Dùng 3 phương pháp sau đây:
Lý thuyết: Sử dụng công cụ toán học, chủ yếu như toán giải tích, phương trình vi
phân. Chúng ta sẽ gặp lại các toán tử vi phân quen thuộc như:
∂p ∂p ∂p
gradient: grad p =i +j +k
∂x ∂y ∂z

-4-
Cơ học thủy khí ứng dụng

∂u x ∂u y ∂u z
divergent: div u = + +
∂x ∂y ∂z
i j k
∂ ∂ ∂
rotor: rot u =
∂x ∂y ∂z
ux uy uz
∂2 ∂2 ∂2
Toán tử Laplas: ∆ = ∇2 = + +
∂x x ∂y 2 ∂z 2
Đạo hàm toàn phần:
     
du ∂u ∂u dx ∂u dy ∂u dz
W ( x , y, z , t ) : = + + +
dt ∂t ∂x dt ∂y dt ∂z dt
Và sử dụng các định lý tổng quát của cơ học như định lý bảo toàn khối lượng,
năng lượng, định lý biến thiên động lượng, mômen động lượng, ba định luật trao đổi
nhiệt (Fourier), vật chất (Fick), động lượng (Newton).
Phương pháp thực nghiệm: dùng trong một số trường hợp mà không thể giải bằng
lý thuyết, như xác định hệ số cản cục bộ.
Bản thực nghiệm: kết hợp giữa lý thuyết và thực nghiệm.
III. Ứng dụng:
Thuỷ khí động lực có ứng dụng rất rộng rãi trong các ngành khoa học, kỹ thuật
như giao thông vận tải, hàng không, cơ khí, công nghệ hoá học, vi sinh, vật liệu… vì
chúng đều có liên quan đến chất lỏng: nước và khí .

 1-2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÔN HỌC.


Thuỷ khí động lực biểu thị sự liên hệ rất chặt chẽ giữa khoa học và yêu cầu thực
tế. Nông nghiệp đã đòi hỏi thuỷ lợi phát triển rất sớm như kênh đào, đập nước, đóng
thuyền, bè… Ở đây chỉ xin nêu ra một số nhà bác học quen thuộc mà qua đó thấy sự
phát triển của môn học. Tên tuổi Acsimet (287-212, TCN) gắn liền với thuỷ tĩnh-lực
đẩy Acsimet.
Nhà danh hoạ Ý, Lêôna Đơvanhxi (1452-1519) đưa ra khái niệm về lực cản của
chất lỏng lên các vật chuyển động trong nó. Ông rất muốn biết tại sao chim lại bay
được. Nhưng phải hơn 400 năm sau, Jucopxki và Kutta mới giải thích được: đó là lực
nâng.
Hai ông L.Ơle (1707-1783) và D.Becnuli (1700-1782) là những người đã đặt cơ
sở lý thuyết cho thuỷ khí động lực, tách nó khỏi cơ học lý thuyết để thành một ngành
riêng. Hai ông đều là người Thuỵ Sĩ, sau được nữ hoàng Nga mời sang làm việc ở Viện
hàn lâm khoa học Pêtêcbua cho đến khi mất. Chúng ta sẽ còn gặp lại hai ông nhiều lần
trong giáo trình sau này. Tên tuổi của Navie và Stôc gắn liền với nghiên cứu chất lỏng
thực. Hai ông đã tìm ra phương trình vi phân chuyển động từ năm 1821 đến năm 1845.
Nhà bác học người Đức L.Prandtl đã sáng lập ra lý thuyết lớp biên (1904), góp phần

-5-
Cơ học thủy khí ứng dụng

giải nhiều bài toán động lực học. Nửa cuối thế kỷ này, thuỷ khí động lực phát triển như
vũ bão với nhiều gương mặt sáng chói, kể cả trong nước ta.

 1-3. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA


VÀ TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA CHẤT LỎNG
I. Tính chất chung.
Chất lỏng có tính chất liên tục, di động, không chịu lực cắt, lực kéo, có tính chống
nén cao (như nước, dầu), hoặc khả năng chịu nén tốt( như không khí, hơi).
Tính liên tục: vật chất được phân bố liên tục trong không gian. Tính dễ di động
biểu thị ở chỗ: ứng suất tiếp (nội ma sát) trong chất lỏng chỉ khác 0 khi có chuyển động
tương đối giữa các lớp chất lỏng.
II. Khối lượng riêng và trọng lượng riêng.
Khối lượng M của chất lỏng được đặc trưng bởi khối lượng của 1 đơn vị thể tích
w gọi là khối lượng riêng hay khối lượng đơn vị:

(1-1)

Tương tự, trọng lượng riêng (1-2)


Trọng lượng 1 vật có khối lượng 1 kg có thể coi bằng 9,8N ;
1kG ≈ 10N = 1daN
Ta có mối liên hệ: γ =ρ g; g = 9,8 m/s2
Tỷ trọng là tỷ số giữa trọng lượng riêng của chất đó so với trọng lượng riêng của
nước ở nhiệt độ to=4oC.
γ
δ= (1-3)
γn , 4
Sự khác nhau về tính chất của một số chất thể hiện trên bảng 1-1.
III. Tính nén được:
Sự thay đổi thể tích W của chất lỏng khi tác dụng của áp suất p hoặc nhiệt độ t.
Để biểu thị sự thay đổi đó ta có hệ số nén được:
1 dW
Do áp suất βp = − , (m 2 / N) (1-4)
W dp
1 dW
Do nhiệt độ βT = , (1 / 0 K )
W dT
1
Mô đuyn đàn hồi: E= (1-5)
β
Là khả năng chống lại sự biến dạng của chất lỏng khi bi tác động của áp suất hoặc
nhiệt độ.

-6-
Cơ học thủy khí ứng dụng

Bảng 1 – 1: Tính chất vật lý của một số chất

KLR, TLR Tỷ trọng Nhiệt độ,


TT Tên gọi
r,kg/m3 γ ,N/m3 δ 0
C
1 Nước sạch 1000 9810 1 4
2 Xăng 0,7-0,75 16
3 Thuỷ ngân 13,55 15
4 Sắt 7,8
5 Cồn 0,8 0
6 Dầu madut 0,89-0,92 15
7 Không khí 1,127 11,77 1,127.10-3 27
1. Tính nhớt và giả thuyết của Newton:
Tính nhớt là thuộc tính của chất lỏng làm cản trở chuyển động của bản thân chất
lỏng. Ta nghiên cứu tính nhớt dựa trên thí nghiệm của Newton. Có hai tấm phẳng :
Tấm dưới II cố định, tấm trên I có diện tích S chuyển động dưới tác dụng của ngoại lực
F. Giữa 2 tấm có 1 lớp mỏng chất lỏng h. Sau đó một thời gian nào đó, tấm I sẽ chuyển
động đều với vận tốc tương đối u // với tấm II.

Hình 1-1
Thí nghiệm cho ta thấy rằng các phân tử chất lỏng dính chặt vào tấm I sẽ di
chuyển cùng với vận tốc u, còn những phần tử dính chặt vào tấm II thì không chuyển
động. Vận tốc các lớp chất lỏng giữa 2 tấm phẳng tăng theo quy luật tuyến tính và tỉ lệ
với khoảng cách tấm II (Hình 1-1).
Newton giả thiết là khi chất lỏng chuyển động, nó chảy thành lớp vô cùng mỏng
với vận tốc khác nhau, do đó trượt lên nhau. Giữa các lớp chất lỏng chuyển động tương
đối với nhau ấy xuất hiện lực ma sát. Đó là lực ma sát trong, còn gọi là lực nhớt:
T=τ× S (1-6)

-7-
Cơ học thủy khí ứng dụng

du
Ứng suất tiếp: τ =µ (1-7)
dn
µ là hệ số chỉ phụ thuộc vào chất lỏng giữa hai tấm phẳng, nó đặc trưng cho tính
nhớt gọi là hệ số nhớt động lực hoặc độ nhớt động lực.
Trong đó du/dn là gradient vận tốc theo phương n vuông góc với dòng chảy u .
Những chất lỏng tuân theo (1-6) gọi là chất lỏng Newton như đã nói ở trên.
Từ (1-6) rút ra:
du
Nếu lấy S=1 đơn vị, =1 đơn vị thì µ tương ứng với một lực. Đơn vị đo µ
dn
trong hệ SI là N.s/m2; trong hệ CGS là poa-zơ: P; 1P = 10-1N.s/m2
Ngoài µ , còn dùng hệ số nhớt động học ν = µ /ρ (1-8)
Trong các biểu thức có liên quan tới chuyển động. Đơn vị đo ν trong hệ SI là
m /s, trong hệ CGS là Stốc:(St) ; 1St = 10-4m2/s =cm2/s.
2

Các hệ số µ và ν thay đổi theo nhiệt độ và áp suất. Nhìn chung µ và ν của


chất lỏng giảm khi nhệt độ tăng và tăng khi áp suất tăng; của chất khí tăng khi nhiệt độ
tăng và giảm khi áp suất tăng.
Bảng 1 – 2: Độ nhớt động học của một số chất
t, 0C P,at ν , St
Nước 20 0,0001
Dầu: IC-30, PS-46 30 30
2. Phân loại lực tác dụng và chất lỏng công tác:
Để thuận tiện cho việc tính toán sau này có thể chia ngoại lực tác dụng lên chất
lỏng được chia thành 2 loại:
Lực mặt là lực tác dụng lên chất lỏng tỉ lệ với diện tích mặt tiếp xúc (như áp lực:
P=p.S, lực ma sát: T=τ .S,…)
Lực khối là lực tác dụng lên chất lỏng tỉ lệ với khối lượng (như trọng lực:G=mg,
lực quán tính: Fqt=m.a,…)
Chất lỏng thực là chất lỏng có độ nhớt(µ khác không). Khi giải những bài toán
thủy lực phức tạp, có nhiều ẩn số người ta đơn giản hóa bài toán. Một trong cách đó là
coi chất lỏng có độ nhớt thấp như chất lỏng không có tính nhớt, gọi đó là chất lỏng lý
tưởng.

-8-
Cơ học thủy khí ứng dụng

* Câu hỏi:
1. Khái niệm về khối lượng riêng, trọng lượng riêng, tỷ trọng của chất lỏng,
chất khí. Chỉ ra sự khác nhau cơ bản về giá trị của nước thường, không khí, thủy
ngân, sắt.
2. Khai niệm về tính nén được của chất lỏng. Thể tích chất lỏng thay đổi
phụ thuộc những yếu tố nà?
3. Khái niệm về tính chất của chất lỏng. Bản chất của việc sinh ra tính nhớt.
4. Khái niệm độ nhớt động học, độ nhớt động lực học, đơn vị. Sự khác nhau
cơ bản độ nhớt của không khí, nước thường, dầu.
5. Khái niệm về chất lỏng thực, chất lỏng lý tưởng. Phân loại ngoại lực tác
động lên chất lỏng.

-9-
Cơ học thủy khí ứng dụng

CHƯƠNG II

TĨNH HỌC CHẤT LỎNG


Tĩnh học chất lỏng hay thuỷ tĩnh học nghiên cứu các quy luật về cân bằng của
chất lỏng ở trạng thái tĩnh. Người ta phân ra làm 2 trạng thái tĩnh: Tĩnh tuyệt đối - chất
lỏng không chuyển động so với hệ toạ độ cố định gắn liền với trái đất; Tĩnh học tương
đối - chất lỏng chuyển động so với hệ toạ độ cố định, nhưng giữa chúng không có
chuyển động tương đối. Như vậy, ở đây chất lỏng thực và lý tưởng là một. Chương này
chủ yếu nghiên cứu áp suất và áp lực do chất lỏng tạo nên.

 2-1. ÁP SUẤT THUỶ TĨNH.


I. Định nghĩa:
Áp suất thuỷ tĩnh là những ứng suất gây ra bởi các ngoại lực tác dụng lên chất
lỏng ở trạng thái tĩnh.
Để thể hiện rõ hơn khái niệm áp suất thuỷ tĩnh
trong chất lỏng, ta xét thể tích chất lỏng giới hạn bởi
diện tích Ω (Hình 2-1). Tưởng tượng cắt khối chất
lỏng băng mặt phẳng AB, chất lỏng trong phần I tác
∆ dụng lên phần II qua mặt cắt ω . Bỏ I mà vẫn giữ II ở
trạng thái cân bằng thì phải thay tác dụng I lên II bằng
ω
lực P gọi là áp lực thuỷ tĩnh tác dụng lên mặt ω .
Ω P
Áp suất trung bình: p tb =
ω
Hình 2 - 1
Còn áp suất tại điểm M:
∆P
p M = Lim
∆ω

I
∆ω→0

Đơn vị của áp suất: N/m2 = Pa


(Pascal)
1at = 9,8.104N/m2 = 104kG/m2 = 10mH2O = 10T/m2 = 1kG/cm2
1bar=105.N/m2; MPa=106 N/m2; Áp suất là một đơn vị véctơ
II. Hai tính chất của áp suất thuỷ tĩnh.
a. Áp suất thuỷ tĩnh luôn luôn tác dụng thẳng góc và hướng vào mặt tiếp xúc
(Hình 2-2).
b. Áp suất thuỷ tĩnh tại mỗi điểm theo mọi phương bằng nhau.
Có thể giả thích điều đó bằng cách xét khối chất lỏng dạng một tứ diện (Hình
2-2) là một góc của toạ độ DềCác.Các cạnh dx , dx , dz vô cùng nhỏ bé như hình vẽ.
Trên bốn mặt có bốn véctơ áp suất tương ứng.

- 10 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hình 2-2
Khi thể tích khối chất lỏng ∆ W=dx.dy.dz ≠ 0 thì các véctơ đó hoàn toàn khác
nhau:
   
px ≠ py ≠ pz ≠ p

Khi thể tích này nhỏ vô cùng ∆ W=dx.dy.dz→ 0 thì giá trị của các vectơ này
hoàn toàn bằng nhau: px = py = pz = p (2-1)

 2-2. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CÂN BẰNG CỦA CHẤT LỎNG


PHƯƠNG TRÌNH Ơ-LE TĨNH (1755)
Phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa ngoại lực tác dụng vào một phần tử chất
lỏng với nội lực sinh ra trong đó (tức là áp suất thuỷ tĩnh p).
Xét một phần tử chất lỏng hình hộp có các cạnh dx, dy, dz // x, y, z (Hình 2-3).
Trọng tâm M(x,y,z) chịu áp suất thuỷ tĩnh p(x,y,z).
Lực mặt tác dụng lên hình hộp gồm các lực do áp suất thuỷ tĩnh tác động trên 6
mặt (áp lực).
Theo phương ox áp lực từ hai phía sẽ là:
 1 ∂p   1 ∂p 
Px =  p + dx dydz và P' x =  p − dx dydz
 2 ∂x   2 ∂x 
Lực khối theo phương ox là: mX = Xρdxdydz

Với m = ρ .dx.dy.dz;

Px/

Px
z
Hình 2-3

- 11 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Lập điều kiện cân bằng của phân tử chất lỏng hình hộp dưới tác dụng của lực khối
và áp lực.
Hình chiếu của các lực lên trục x:
Do áp suất ∑ =P'
x x −Px + mX = 0 (2-2)
Thay vào (2-2) ta được:
∂p
∑ = − ∂x dxdydz
x
+ Xρ.dxdydz = 0 , với: m=ρ .dx.dy.dz ≠ 0

Hay là

Tương tự cho trục y và z (2-3)

Đó là phương trình Ơle tĩnh viết dưới dạng ba hình chiếu.


1
Viết dưới dạng vectơ: F− gradp = 0 (2-4)
ρ
Trong đó : F là lực khối đơn vị - lực khối của 1 đơn vị khối lượng:
F =iX +jY +kZ
Nhân các phương trình (2-3) lần lượt với dx , dy , dz , rồi cộng lần lượt lại theo cột,
ta được:

1
Hay là Xdx + Ydy + Zdz = dp (2-5)
ρ
Đây là một dạng khác của phương trình vi phân cân bằng của chất lỏng thể hiện
sự biến thiên áp suất theo không gian ba chiều.
Mặt đẳng áp là mặt trên đó tại mọi điểm áp suất p = const, hay dp =0. Từ (2-5)
suy ra phương trình của mặt đẳng áp:
Hay là Xdx + Ydy + Zdz = 0 (2-5’)

 2-3. PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN THUỶ TĨNH


Là việc áp dụng cụ thể phương trình vi phân cân bằng trong các trường hợp chất
lỏng tĩnh tuyệt đối và tĩnh tương đối.
I. Chất lỏng tĩnh tuyệt đối
Khái niệm tĩnh tuyệt đối là tuyệt đối xét với hệ quy chiếu là trái đất.
Xét khối chất lỏng trong bình chứa đặt cố định dưới mặt đất.Trường hợp này lực
 
khối chỉ có trọng lực hướng xuống: G = mg , nên các thành phần của lực khối sẽ là:
X = 0, Y = 0, Z = −g

- 12 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

1
Từ (2-5) ta có: − gdz = dp
ρ
Sau khi tích phân lên, ta được phương trình cơ bản thuỷ tĩnh:
p
+ z = const = C (2-6)
γ
Khi dp = 0 ta có phương trình họ mặt đẳng áp là:
z = const (2-6’)
Các mặt đẳng áp trong chất lỏng tĩnh tuyệt đối (trong đó có mặt thoáng) là các
mặt phẳng nằm ngang.
Hệ quả: Tính áp suất điểm
Cần tính áp suất tại điểm M: p =?
pA p
Từ công thức (2-6): + zA = + z = .. = Const
γ γ
p pA
Hay là = + ( z A − z ) → p = p A + γ(z A − z)
γ γ

Hình 2-4
Nếu điểm A tại măt thoáng p A = p a và zA – z = h là độ sâu từ mặt thoáng đến
điểm M, ta được:
p = p A + γh → p = p a + γ.h (2-7)
γ h là trọng lượng cột chất lỏng cao bằng h và có diện tích đáy bằng 1 đơn vị;
p − pa
h= biểu thị áp suất, nên có đơn vị là m cột nước, 1at = 10mH2O.
γ
Ý nghĩa của phương trình cơ bản thuỷ tĩnh (2-6).
Ý nghĩa hình học hay thuỷ lực.
z - độ cao hình học
p
γ
- độ cao của một cột chất lỏng biểu thị áp suất, gọi là độ cao đo áp
pt
z+ = H t = const - cột áp thuỷ tĩnh tuyệt đối.
γ
Vậy, trong một môi trường chất lỏng cân bằng, cột áp thuỷ tĩnh của mọi điểm là
một hằng số.

- 13 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Ý nghĩa năng lượng.


Xét phân tử chất lỏng quanh điểm A có khối lương dm, dG = gdm ở độ cao hình
học z và chịu áp suất p. So với mặt chuẩn của phân tử có thế năng z.gdm = z.dG, đặc
p
trưng cho vị trí của phân tử, gọi là vị năng. Do chịu áp suất p nên có năng lượng γ dG
- cũng là thế năng, nhưng đặc trưng cho áp suất thuỷ tĩnh tác dụng lên phân tử chất
lỏng, gọi là áp năng.
 p 
Tổng thế năng là : z + γ dG
 
 p p
Tính cho một đơn vị trọng lượng chất lỏng: 
z + γ 
dG / dG = z + γ
 
Trong môi trường chất lỏng cân bằng, theo phương trình cơ bản thuỷ tĩnh,
p
z+ = e t = const
γ
Vậy, thế năng đơn vị của mọi điểm trong một môi trường chất lỏng cân bằng đều
bằng nhau và bằng cột áp thuỷ tĩnh Ht.
II. Chất lỏng tĩnh tương đối.
Ta xét hai dạng tĩnh tương đối đặc trưng sau đây.
Bình chúa chất lỏng chuyển động thẳng thay đổi đều (gia tốc a = const).
Hiện tượng này có trong các xe chở dầu, nước sau khi khởi động, bộ chế hoà khí
của ô tô, máy bay v.v..
Ở đây cần xác định sự biến thiên áp suất trong không gian và mặt đẳng áp của
chất lỏng.
Chọn hệ toạ độ như hình vẽ (Hình 2-5).
Xuất phát từ phương trình (2-5), lực khối tác dụng ở đây gồm:
Trọng lực G =mg , lực quán tính F =−ma . Các hình chiếu của lực khối đơn vị
tương ứng là:
X = 0; Y = - a; Z = -g
Do đó dp = ρ (- a.dy – g.dz) → p = -ρ ay - ρ gz + C
Khi y = 0, z = 0 thì p = C = po .
Vậy, phân bố áp suất tại mọi điểm trong chất lỏng p = p0 - γ z - ρ ay
Phương trình các mặt đẳng áp khi p = const dp = 0 là:
ady + gdz = 0 → ay + gz = C
pa
y
?

x g a
O

- 14 -
Hình 2-5L
Cơ học thủy khí ứng dụng

Đó là họ các mặt phẳng nghiêng một góc α so với mặt nằm ngang:
a
tg α = − ;
g
a
− < 0 →a > 0 : vận tốc tăng, chuyển động nhanh đần đều, đường dốc xuống như
g
hình 2-5.
a
− > 0 →a < 0 : vận tốc giảm (khi hãm), chuyển động chậm đần đều, đường dốc
g
lên..
Bình chứa chất lỏng quay đều theo trục thẳng đứng với vận tốc góc ω = const
(Hình 2-6).
Lúc này lực khối gồm: trọng lực G = mg; lực quán tính li tâm: Fqt = mω 2r
Các hình chiếu của lực khối đơn vị: X = ω 2x, Y = ω 2y, Z = -g.
Do đó dp = ρ (ω 2xdx + ω 2ydy – gdz)
ω2 2
p =ρ
2
( )
x + y 2 − ρgz + C

khi x = y = z = 0, thì p=C=p0=pa và →


ω2 2
p =ρ r − γ.z + p 0
2
r2
Phương trình cácp mặt đẳng áp sẽ là : ρ ω2 − γ.z = C
2
Đó là phương
a
trình các zmặt paraboloit quay quanh trục 0z.
Phương trình mặt thoáng khi gốc toạ độ trùng với mặt thoáng: p = p0 = pa

x ω O

H. 2-6.
y Phân bố áp suất
O

- 15 -
F
q
x
Cơ học thủy khí ứng dụng

và mặt đẳng áp

r2
Thì ρω2 − γ.z = 0
2
ω2 r 2 ω2 r 2
Do đó ∆h = z = ρ = (2-8)
2γ 2g
Trong đó, ∆ h- là chiều cao của mặt thoáng so với gốc toạ độ O của điểm M có
khoảng cách r so với trục quay.
Dựa trên hiện tượng này, người ta chế tạo các máy đo vòng quay, các hệ thống
bôi trơn ổ trục, đúc các bánh xe, các ống gang thép v.v..

 2- 4. PHÂN LOẠI ÁP SUẤT, BIỂU ĐỒ ÁP SUẤT


I. Phân loại áp suất:
Trên cơ sở công thức tính áp suất điểm (2-7) người ta chế tạo ra các dụng cụ đo
áp suất điểm bằng chất lỏng trong ống đo áp chữ U(ống bằng thuỷ tinh có đường kính
d = 0,015 m, uốn hình chữ U, chất lỏng là thuỷ ngân hoặc nước, cồn,…). Nối trực tiếp
một đầu ống thuỷ tinh qua ống cao su vào điểm cần đo áp suất, một đầu thông với khí
trời có áp suất pa = 1 at.
Khi áp suất cần đo trong bình bằng áp suất khi trời (Hình 2-7a) thì mực nước hai
cột ống chữ U bằng nhau .
Khi áp suất bình lớn hơn áp suât khí trời (Hình 2-7b) mực nước cột thông với
bình giảm xuống, cột nước tự do dâng cao hơn cột kia một lượng là ∆ h. Áp
suất tính theo (2-7):
p – pa = ∆ p = γ .∆ h.
Ta định nghĩa là áp suất dư: ∆ p = γ .∆ h=pd.
pd =p - pa (2-9)
Khi áp suất bình nhỏ hơn áp suât khí trời (Hình 2-7c) mực nước cột thông với
bình dâng lên, cột tự do hạ xuống hơn nhau một lượng là - ∆ h. Áp suất tính
theo (2-7):
p – pa = ∆ p = -γ .∆ h
Ta định nghĩa là áp chân không: -∆ p = γ .∆ h=pck.

- 16 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

pck = pa – p (2-10)
p pa − p
Độ chân không được ký hiệu là H cK = γ =
CK
γ
. Độ chân không tuyệt đối

p CK p − p 1.98100
khi p = 0, H cK = = a = = 10 m(H 2 0) .
γ γ 9810
Như vậy, khi trong bình là chân không tuyệt đối thì nước chỉ dâng lên một độ cao
là ∆ hn=10m, còn thuỷ ngân có độ dâng là ∆ hHg = (10/13,55) m.

Hình 2-7
II. Biểu đồ áp suất:
Là biểu đồ thể hiện sự thay đổi áp suất theo không gian trong các trường hợp chất
lỏng là tĩnh tuyệt đôi hay tĩnh tương đối. Để đơn giản ta chỉ xét trường hợp chất lỏng
tĩnh tuyệt đối.
Từ biểu tức (2-7) p = p a + γ.h hay
Pd = γ .h (2-10)
Trong thực tế chỉ cần vẽ biểu đồ với áp suât dư (2-11). Chọn một trục toạ độ là
chiều sâu h hướng xuống theo thực tế, gốc toạ độ sẽ là điểm nằm trên mặt thoáng (tại
đó áp suất dư bằng không), trục toạ độ thứ hai là giá trị áp suất dư pd(để đơn giản từ
sau đây gọi tắt là p) có thể chọn bên trái hay phải tuỳ theo cách bố trí bản vẽ. Đồ thị
p =γ.h là đường thẳng nghiêng với trục h một góc α với tgα =p/h=γ . Để dễ nhớ ta

ký hiệu góc α =”γ ” với hàm ý là góc đó (trên biểu đồ là độ) phụ thuộc vào giá trị
của trọng lượng riêng chất lỏng γ (N/m3) .
Vẽ biểu đồ áp suất theo đúng vị trí của vật khi vật chắn là tấm phẳng chú ý
phương và chiều của các véctơ áp suất luôn hướng vào và vuông góc bề mặt tác dụng

- 17 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

(Hình 2-7d), với chất lỏng hai lớp (γ 2 >γ 1) trên (Hình 2-7e), với mặt chiụ tác dụng là
bình dạng cầu (Hình 2-7g).

 2.5. ĐỊNH LUẬT PASCAL VÀ MÁY ÉP THUỶ LỰC


Xét bình nước và khí được đậy kín bởi quả pittong (Hình 2-8). Áp suất phần khí
trên bề mặt nước là p0 . Ap suất tại điểm 1 và 2 bất kỳ trong lòng nước có độ sâu là h 1
và h2 trong hai trường hợp tải trọng trên pittong khác nhau:
G = 0 thì áp suất tại hai điểm là;
p10 = p0 + γ h1
p20 = p0 + γ h2
G ≠ 0, trên mặt nước có áp suất là: p0 +
∆p
Và, tại hai điểm sẽ có áp suất là:
p1 = p0 + γ h1 + ∆ p = p10 + ∆ p
p2 = p0 + γ h2 + ∆ p = p20 + ∆ p
với ∆ p = P/S
Hình 2-8
Áp suất tĩnh do ngoại lực tác động lên bề mặt chất lỏng được truyền nguyên vẹn
đến mọi điểm trong lòng chất lỏng ( với tốc độ âm thanh).
Theo định luật Pascal người ta chế tạo ra máy ép thuỷ lực, máy kích, máy tích
năng, các bộ phận truyền lực v.v..
Theo sơ đồ máy ép thuỷ lực (Hình 2-9), tải trọng G cân bằng với áp lực dưới đáy
piston lớn:
G = ∆ p. π D2/4
Phía piston nhỏ, lực P, sinh ra do lực R tác động lên tay đòn cân bằng với áp lực
dưới piston nhỏ P = ∆ p.π d2/4
Hệ số khuyếch đại thuỷ lực: Kt = G/P = (D/d)2
Hệ số khuyếch đại toàn bộ: K = G/R = (D/d)2.(a+b)/b
Để chế tạo máy ép thuỷ lực người ta chỉ cần thêm vào khối xylanh một khung
chịu lực (Hình 2-9).

 2-5. TÍNH ÁP LỰC THUỶ TĨNH.


Là việc tính áp lực của chất lỏng lên các công trình, thiết bị.
I. Áp lực lên thành phẳng.
Tính áp lực P lên diện tích S (H. 2-10). Phải xác định 3 yếu tố: phương chiều, trị
số, điểm đặt của P.
Cách tính: tính dp tác dụng lên dS, sau tích phân trên toàn S sẽ được P.

- 18 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Phương chiều: P ⊥ S, hướng vào.

Hình 2-9
Trị số:
P = ∫dP = ∫ p.dS = ∫ γ.h.dS = ∫ γ.y. sin α.dS = γsin α∫ ydS
S S S S S

= γsin α.y c S = S.γ.h c = Sp c


với: pc = γ hc - áp suất tại trọng tâm.
h = ysinα ; hc= yc sinα (Hình 2-10);
Ix = ∫
S
ydS = y c S
- mô men tĩnh của diện tích S so với trục ox.

Vậy, giá trị của áp lực là: P = γ .hc.S (2-12)


Điểm đặt của áp lực:
o

dP
h

P
y

dS
yc
M
x yD
C
D y
s

Hình 2-10
Giả sử hình phẳng S có 1 trục đối xứng // với oy. Gọi D là điểm đặt của P có toạ
độ là yD. Lấy mô men của lực P và các dP với trục ox, theo định lý Varinhong( Mô
men của hợp lực (P) đối với một trục bằng tổng các mômen của các lực thành phần
(dP) đối với trục đó):
Với J ox = ∫ y dS = J xc + y c S - là mômen quán tính của S đối với trục ox
2 2

- 19 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Thay các giá trị vào biểu thức trên, ta rút ra:
J xc
yD = yc + (2-13)
y cS
Jxc- là mômen quán tính của S đối với trục song song với ox đi qua trọng tâm C.
Trường hợp hình phẳng không có trục đối xứng phải tính thêm xD
II. Áp lực chất lỏng lên thành cong (ống dẫn nước, bể chứa dầu…)
Xét trường hợp thành cong S của bình chứa có một mặt tiếp xúc với chất lỏng còn
mặt kia tiếp xúc với không khí (Hình 2-11). Đặt hệ toạ độ x0y trùng với mặt thoáng.
Chia nhỏ mặt cong thành các mặt cong nhỏ. dS nhỏ nên coi như mặt phẳng. Tính dP
lên dS chứa điểm M có độ sâu h.
d P =pdS ........,. ....... d P ≡n (véctơ pháp của phân tố diện tích dS). Các phân tố

lực dP không song song với nhau nên không thể cộng đại số được. Một phương pháp
giải quyết như sau:
Chia d P thành 3 véc tơ theo toạ độ Đềcác:

Lúc đó ta có ba cặp các phân tố lực. Mỗi cặp các phân tố lực cùng phương, cùng
chiều với nhau nên có thể tổng đại số được.
Các hình chiếu của các véctơ dP của các dS đều cùng phương nên:
Px =∫dP x =∫dP . cos( n , x ) =∫p.dS . cos( n , x ) =∫γhdSx =γ.h c Sx

Py =∫dP y =∫dP . cos( n , y) =∫p.dS . cos( n , y) =∫γhdSy =γ.h cy Sy (2-14)


Pz =∫dP z =∫dP . cos( n , z ) =∫p.dS . cos( n , z ) =∫γhdSz =γ∫dV =γV
Al

Trong đó: Sx, Sy là hình chiếu của mặt cong S theo phương x,y.

- 20 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

p0

Sz

h Cx

Cx
Sx

Hình 2-11

VAL là vật thể áp lực, là hình lăng trụ có đáy dưới là mặt cong S, đáy trên là hình
chiếu của nó lên mặt thoáng (Sz), diện tích xung quanh là các mặt chiếu.

Cuối cùng lực P (Px , Py , Pz ); có giá trị P = Px2 + Py2 + Pz2

Điểm đặt của lực P là giao điểm của ba lực Px , Py , Pz

III. Phương pháp đồ giải.


Giả thiết rằng cần tính lực tác dụng lên cánh cửa hình chữ nhật có kích thước: h .
b (Hình 2-12).

Hình 2-12

y - 21 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Vẽ biểu đồ áp suất thuỷ tĩnh tác dụng lên cánh cửa theo áp suất dư ta được tam
giác vuông có đáy là γ h (theo tính chất 1 của áp suất thuỷ tĩnh và công thức tính áp
suất điểm).
Theo công thức giải tích tính áp lực lên thành phẳng (2-12):
h h
P = γ.h c .S = γ .h.b = γ.h. .b
2 2
h
γh. = S' chính là diện tích của tam giác biểu đồ áp suất. Giá trị của lực:
2
h
P =" V" = S'.b = γh. .b (2-15)
2
Vậy, P có trị số bằng thể tích của lăng trụ có một hình chiếu là biểu đồ áp suất (
h
S' = γ.h ) và hình chiếu thứ hai là diện tích chịu áp suất (b.h), điểm đặt của lực đi
2
qua trọng tâm của lăng trụ đó.
Ví dụ:Tính áp lực bằng biểu đồ rất thuận tiện trong trường hợp có nước ở hai bên
(Hình 2-10). Biểu đồ áp suất là hình thang vuông nên áp lực lên cánh cửa sẽ là:
   1
P = P1 + P2 với P1 = γ( h 1 − h 2 ).b và P2 = γ.h 2 .b ,
2
Điểm đặt của hai lực này xác định đơn giản là trọng tâm của tam giác vuông và
của hình chữ nhật.

P1

P2

Hình 2-13

 2-7. ĐỊNH LUẬT ACSIMET VÀ ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG VẬT NỔI
Định luật: Một vật ngập trong lòng chất lỏng chịu một lực thẳng đứng từ dưới
lên; Giá trị của nó bằng trọng lượng khối chất lỏng mà vật đó chiếm chỗ, điểm đặt của
lực là trọng tâm hình học khối chất lỏng bị chiếm chỗ đó .
PA = γ VC (2-16)

- 22 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

PA V
1 c

G 2

Hình 2-14
Xét ba vật thể có trọng lượng riêng khác nhau thả xuống lòng hồ nước. Khi vật
đứng yên là chịu hai lực cân bằng, ngược chiều: lực Acsimet và trọng lực G = γ V. Vật
1 là gỗ có γ 1 < γ n nên VC < V, nổi một phần lên mặt nước. Vật 2 là đá có γ 2> γ n ,
mà khi chìm hết xuống nước VC = V nên PA < G, vật chìm xuống tận đáy bể. Vật 3 là
bọc nước có γ 2= γ n , VC =V nên sẽ đứng yên tại bất cứ điểm nào trong lòng nước.
Chúng sẽ chiếm ba vị trí khác nhau như (Hình 2-14).
Điều kiện cân bằng vật nổi:
Muốn cho vật nổi ở trạng thái cân bằng điều kiện cần và đủ là trọng lượng cân
bằng với lực đẩy Acsimet và điểm đặt của chúng nằm trên một đường thẳng đứng.
Một vật nnổi cân bằng có thể ổn định hoạc không ổn định tĩnh. ặnn định là tính
chất của vật nổi có khuynh hướng chống lại các lực ngoại làm nghiêng vật nổi khỏi vị
trí cân bằng ban đầu.
Khả năng ổn định của vật nổi được đặc trưng bằng mô men phục hồi Mp. Giả sử
do tác động nào đó vật nổi bị nghiêng đi một góc δ so với vị trí cân bằng ban đầu
(Hình 2-15) và vật nổi chịu tác động của trọng lực và lực đẩy Acsimet. Lúc đó tâm đẩy
D đã dịch chuyểnn sang vị trí D’.Xuất hiện hai ngẫu lực có xu hướng chống đối nhau:
Md =(m+n) P = (m+n)γ V, là mô men ổn địn hình dáng;
Mt = n G, là mô men ổn định trọng lượng.
Mô men phục hồi sẽ là:
Mp = Md – Mt
Điều kiện tĩnh của vật nổi được xác định bởi:
Mp > 0
Khi δ nhỏ có thể xem:
n=aδ
n+m=(a + h)δ =rđk.δ
Trong đó: a + h =rđk, là khoảng cách tâm định khuynh và tâm đẩy gọi là bán kính
định khuynh.
Khả năng ổn định của vật nổi được đặc trung bằng mômen phục hồi M. Tại vị trí
cân bằng ban đầu.

- 23 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Giả sử dưới tác dụng của ngoại lực vật nổi nghiêng đi một góc δ so với vị trí cân
bằng ban đầu (Hình 2-15) và vật nổi chỉ chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy
Acsimet. Lúc đó tâm đẩy D dịch sang vị trí D’.
Sự lệch đi vị trí của vật so với vị trí cân bằng ban đầu sinh ra hai ngẫu lực có xu
hướng chống đối nhau. Ngẫu lực có xu hướng chống đối nhau. Ngẫu lực thứ nhất là
mômen quay ổn định hình dáng:
(2-17)
Ngẫu lực thứ hai có mômen là mômen ổn định trọng lượng:
M t = nG (2-18)
Mômen ổn định hình dáng phụ thuộc rất lớn vào dạng diện tích của vật nổi, có xu
hướng làm vật nổi trở lại vị trí cân bằng ban đầu; còn mômen ổn định trọng lượng làm
cho vật càng bị nghiêng hơn.
Mômen phục hồi sẽ là:
Mp = Md - Mt (2-19)
Điều kiện ổn định tĩnh là Mp > 0 (2 - 19’)
Khi góc nghiêng δ bé có thể xem:
(2-20)
Trong đó:
a: khoảng cách giữa trọng tâm C và tâm đẩy D.
Γ dk = m + n : khoảng cách giữa tâm động khuynh M và tâm đẩy D gọi là bán
kính định khuynh
h: khoảng cách tâm định khuynh và trọng tâm C, gọi là độ cao định khuynh.
Thay (2-20) vào (2-17), (2-18) ta có:

(2-21)

Kết hợp với (2-19’) ta có:


h>0
Vậy, vật nổi sẽ ổn định nếu trọng tâm C của vật ở vị trí sao cho độ cao định
khuynh có giá trị dương.
Đối với tâm truyền để tăng ổn định người ta hạ thấp trọng tâm C và nâng cao tâm
định khuynh (bằng cách tạo tuyến tính thích hợp). Khi vật ngập hoàn toàn trong nước,
do thể tích ngập không đổi (V = VC), tâm định khuynh M trùng với tâm đẩy D, điều
kiện ổn định tĩnh là trọng tâm C phải thấp hơn tâm đẩy D.

- 24 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

h
M

a
C
D D'

G
m
n
Hình 2-15
* Câu hỏi:
1. Định nghĩa áp suất tĩnh, đơn vị đo áp suất.
2. Hai tính chất của áp suất thủy tĩnh.
3. Phương trình vi phân cân bằng chất lỏng.
4. Khái niệm mặt đẳng áp.
5. Sự phân bố áp suất trong lòng chất lỏng tĩnh tuyệt đối và chất lỏng tĩnh
tương đối.
6. Phân loại áp suất. Biểu đồ áp suất theo các thành rắn khác nhau.
7. Định luật Pascal và nguyên lý máy ép thủy lực.
8. Xác định lực tác động lên diện tích phẳng, nghiêng.
9. Xác định lực tác động lên mặt cong 3 chiều.
10. Thế nào là vật thể áp lực, đơn vị tính, tác dụng.
11. Phát biểu và chứng minh định luật Acsimet. Lực đẩy Acsimet có
phụ thuộc vào chiều sâu?
12. Điều kiện ổn định tĩnh và điều kiện ổn định chuyển động của vật
nổi là gì?

- 25 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

CHƯƠNG III

ĐỘNG HỌC CHẤT LỎNG


Trong chương này ta nghiên cứu chuyển động của chất lỏng, nghĩa là nghiên cứu
các đại lượng đặc trưng của chuyển động như dạng chuyển động, vận tốc, khối lượng
riêng v.v.. Ta chưa xét nguyên nhân gây ra chuyển động, tức là lực.

 3-1. HAI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỘNG


CỦA CHẤT LỎNG
I. Phương pháp Lagrangiơ
z

A0 (t 0 )
A( t )

r0 r

c z
O
a
b x
x
y

Hình 3-1
Phương pháp này khảo sát chuyển động của từng phần tử chất lỏng riêng biệt. Giả
sử ở thời điểm ban đầu to, phần tử chất lỏng có vị trí Ao(a,b,c); ở thời điểm t, nó chuyển
sang A(x,y,z). Gọi r là véctơ bán kính chuyển động của mỗi phần tử ở thời điểm t:

Hay, hình chiếu lên các trục toạ độ (Hình 3-1):


x = x1 (a , b, c, t );
y = y 2 (a , b, c, t );
z = z 3 (a , b, c, t ).
Nếu biết x1, y2, z3 ta sẽ biết chuyển động của phần tử chất lỏng và quĩ đạo của nó
và từ đó suy ra vận tốc: gia tốc
a,b,c,t - gọi là biến số Lagrăngiơ.
II. Phương pháp Ơle.
Khảo sát một cách tổng quát chuyển động của chất lỏng đi qua những điểm cố
định trong không gian ở những thời điểm t khác nhau (Hình 3-2). Chọn điểm M cố

- 26 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

định trong không gian được xác định bởi véctơ bán kính r ( x , y, z). Tại thời điểm t ta
xác định được véctơ vận tốc của phần tử chất lỏng đi qua điểm đó:

Khảo sát chuyển động của nhiều phần tử chất lỏng tại các điểm cố định trong
dòng chảy.
u1
u2

u 3

Hình 3-2
Ứng với thời điểm t xác định, ta có các véctơ vận tốc phân bố tại các điểm trong
không gian, nghĩa là ta có trường vận tốc.
Hình chiếu của lên các trục toạ độ:

Gia tốc:
du ∂u ∂u dx ∂u dy ∂u dz ∂u ∂u ∂u ∂u
ω= = + + + = + ux + uy + uz
dt ∂t ∂x dt ∂y dt ∂z dt ∂t ∂x ∂y ∂z
So sánh hai phương pháp: Phương pháp Lagrăngiơ nghiên cứu chuyển động bằng
cách gắn chặt vào một phần tử chất lỏng, do đó tìm được quỹ đạo của nó ( như chuyển
động sóng). Còn phương pháp Ơle xác định được trường vận tốc và sẽ tìm được dòng
của các phần tử chất lỏng. Trong giáo trình này ta nghiên cứu theo phương pháp Ơle.
Có thể chuyển từ biến số Lagrăngiơ sang biến số Ơle và ngược lại.

 3-2. CÁC ĐẶC TRƯNG ĐỘNG HỌC.


I. Phân loại chuyển động.

Hình 3-3

Theo thời gian:

- 27 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Chuyển động dừng: các yếu tố chuyển động không biến đổi theo thời gian:

u = u ( x , y, z, t ),.., =0
∂t

Chuyển động không dừng: u = u ( x , y, z, t ),..., ≠0
∂t
Theo sự phân bố vận tốc:
Dòng chảy đều (trong chuyển động dừng): sự phân bố vận tốc trên mọi mặt cắt
dọc theo dòng chảy giống nhau (không đổi):
Dòng chảy không đều:
Theo giá trị áp suất:
Dòng chảy có áp là dòng chảy không có mặt thoáng, còn dòng chảy không áp là
dòng chảy có mặt thoáng.
II. Các yếu tố thuỷ lực.

Hình 3-4
Mặt cắt ướt là mặt cắt vuông góc với véctơ vận tốc của dòng chảy, ký hiệu trong
công thức là ω , trong bản vẽ là1-1, b-b,…, đơn vị là m2
Chu vi ướt là đoạn tiếp xúc giữa chất lỏng và thành giới hạn dòng chảy, ký hiệu
χ , đơn vị là m
ω π.r 2 r
Bán kính thuỷ lực: R= , ví dụ: tiết diện tròn R = =
χ 2π.r 2
Lưu lượng là lượng chất lỏng chảy qua ω trong 1 đơn vị thời gian,
Lưu lượng thể tich: ký hiệu là Q:
Q = ∫ ud ω
ω
Đơn vị đo Q: m3/s
Lưu lượng trọng lượng: ký hiệu là G:
G = ∫γ.u.dω
ω
Đơn vị đo G: N/s, KG/s

- 28 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Trong trường hợp xét chuyển động theo đường cong kín trong mặt phẳng
(Hình 3-4):
Q = ∫u n ds
s

Γ = ∫u s .ds
s
- gọi là lưu số vận tốc.

A
dS
un B
u us

Hình 3-4
Với 1 cung AB:

ds – tiếp tuyến tại một điểm nào đó của AB


Q
Vận tốc trung bình của tiết diện ướt: v=
ω
Suy ra: Q=v.ω
III. Đường dòng, Dòng nguyên tố.
Đường dòng là đường cong trên đó véctơ vận tốc của mỗi điểm trùng với tiếp
tuyến với đường cong tại điểm đó.
Từ định nghĩa suy ra:
Cách vẽ đường dòng là vẽ đường cong tiếp tuyến với các véc tơ vận tốc tại một
thời điểm trong không gian.
Phương trình đường dòng trong chuyển động dừng: từ định nghĩa ta xét chuyển
động dừng vận tốc trùng phương với dịch chuyển dS
  
i j k

u // ds →u ∧d s = 0.. → u x uy uz =0
dx dy dz

Từ đó, để định thức bằng không thì:


dx dy dz
= = (3-1)
ux uy uz

- 29 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

u1
u2

d u 3

Hình 3-5

Chú ý: Tại mỗi điểm trong không gian, ở mỗi thời điểm chỉ đi qua một đường
dòng, nghĩa là các đường dòng không cắt nhau.
Cần phân biệt quĩ đạo với đường dòng:
Quỹ đạo đặc trưng cho sự biến thiên vị trí của phần tử chất lỏng theo thời gian,
còn đường dòng biểu diễn phương vận tốc của các phần tử chất lỏng tại một thời điểm.
Trong chuyển động dừng thì chúng trùng nhau.
Các đường dòng tựa lên một vòng kín vô cùng nhỏ dω ta được một ống dòng.
Chất lỏng chảy đầy trong ống gọi là dòng nguyên tố. Chất lỏng không thể xuyên qua
ống dòng.
IV. Hàm dòng và thế vận tốc.
Để đơn giản, ta khảo sát chuyển động trong mặt phẳng xoy. Từ phương trình
đường dòng:

Đưa vào hàm ψ (x,y) và ϕ (x,y) sao cho thoả mãn điều kiện:
∂ψ ∂ϕ ∂ψ ∂ϕ
ux = = ;uy = − =
∂y ∂x ∂x ∂y
∂ψ ∂ψ
Ta có: − u y dx + u x dy = 0.; hay : dx + dy = dψ = 0
∂x ∂y
Do đó phương trình đường dòng có dạng: ψ = const = C. gọi ψ là hàm dòng;
Tương tự, ta có ϕ = const biểu diễn họ đường đẳng vận tốc,gọiϕ là thế vận tốc.
Từ định nghĩa của ψ và ϕ ta được:
∂ψ ∂ϕ ∂ψ ∂ϕ
+ =0
∂x ∂x ∂y ∂y

- 30 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Đó là điều kiện trực giao của các


đường dòng và đường thế vận tốc hay
goi là điều kiện Côsi-Riêman.
Để thấy rõ ý nghĩa vật lý của ψ
và ϕ , từ định nghĩa của lưu số vận tốc
ở trên:

Hình 3-6
B B B
 ∂ϕ ∂ϕ 
B
ΓAB = ∫ u s ds = ∫ (u x dx + u y dy ) = ∫  dx + dy  = ∫ dϕ = ϕ(B) − ϕ( A)
A A A
∂x ∂y  A
Tương tự:
B B B
 ∂ψ ∂ψ 
B
Q AB = ∫ u n ds = ∫ (u x dx − u y dy ) = ∫  dx + dy  = ∫ dψ = ψ(B) − ψ(A )
A A A
∂x ∂y  A
Nghĩa là hiệu các giá trị hàm dòng tại hai điểm nào đó bằng lưu lương chất lỏng
chảy qua ống dòng giới hạn bởi hai đường dòng đi qua hai điểm đó.
V. Đường xoáy, ống xoáy.
Chuyển động quay của mỗi phần tử chất lỏng xung quanh một trục quay tức thời
đi qua nó được gọi là chuyển động xoáy.
Vectơ vân tốc góc quay trong chuyển động xoáy:
1
Ω= rot u
2
Chuyển động không xoáy hay chuyển động thế khi:
rot u =0
Tương tự như khái niệm về đường dòng và ống dòng, ở đây ta có khái niệm về
đường xoáy và ống xoáy. Nếu cho trước trường vận tốc, từ biểu thức trên ta có thể xác
định trường vectơ vận tốc góc Ω. Đường cong tiếp xúc với vectơ vận tốc góc gọi là
đường xoáy. Tập hợp các đường xoáy bao quanh một phân tố diện tích dω nào đó gọi
là ống xoáy. Chất lỏng chảy đầy trong ống xoáy gọi là sợi xoáy.
Cường độ của ống xoáy:
i = ∫ rot n u.dω
ω

Phương trình đường xoáy:


dx dy dz
= =
Ωx Ωy Ωz
Hình 3-7

 3.3. ĐỊNH LÝ COSI – HEMHON (ĐỊNH LÝ HEMHON 1)

- 31 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hay là định lý cơ bản của động học chất lỏng.


Định lý về sự biến dạng của phân tố chất lỏng.
Theo cơ học lý thuyết, đối với vật rắn, vận tốc tại M bằng vận tốc tịnh tiến tại 0
cộng với vận tốc quay của M quanh 0 (H.3-8):
u M = u o + u MO u MO = Ω ∧ r

u0

ω r
O
M

Hình.3-8
Đối với chất lỏng, mọi thể tích bất kỳ nào đó đều bị biến dạng trong quá trình
chuyển động. Vì vậy khảo sát vận tốc của một phân tố chất lỏng phải thêm vào thành
phần vận tốc biến dạng ubd :
u = u o + Ω ∧ r + u bd
Đó là nột dung của định lý Hemhon 1. ubd của phân tố chất lỏng tại M có thể viết
dưới dạng ma trận: S = Sv - tenxơ vận tốc biến dạng, với các thành phần:
1  ∂u i ∂u j 
Sv = + ; i,j = 1,2,3
2  ∂x j ∂x i 
Ngoài ra, còn có các định lý về chuyển động xoáy sau đây:
Định lý Hemhon 2: Định lý bảo toàn xoáy.
Định lý Stốc: Định lý về sự liên hệ giữa cường độ của ống xoáy và lưu số vận tốc:
i=Γ
Công thức Biô - Xava: Tìm phân bố vận tốc cảm ứng quanh sợi xoáy đã biết.

 3.4. PHƯƠNG TRÌNH LIÊN TỤC


Đây là một dạng của định luật bảo toàn khối lượng: Khối lượng m của hệ cô lập
không thay đổi trong suốt quá trình chuyển động:

I. Dạng tổng quát (hay là dạng Ơle)

- 32 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Trong môi trường chất lỏng chuyển động ta tưởng tượng tách ra một phân tố hình
hộp có thể tích ∆V = dxdydz (Hình 3-9).
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
d (ρ.∆V )
=0
dt
ρ=ρ(x, y, z, t) khối lượng riêng của chất lỏng
Lấy đạo hàm:
1 dρ 1 d∆V
+ =0
ρ dt ∆V dt

∂u x
ux ux + dx
∂x

1 2

O x

Hình 3-9
d∆V
là vận tốc biến dạng tương đối của thể tích phân tố chất lỏng, được xác
dt
định như là tổng hợp của các biến dạng dài thành phần theo ba phương x,y,z.
Xét theo phương x, vận tốc mặt 1: Ux
 ∂u 
vận tốc mặt 2:  u x + x dx 
 dx 
Thể tích của phân tố chất lỏng thay đổi theo hướng trục x một lượng tuyệt đối sau
thời gian dt bằng:
 ∂u  ∂u
 u x + x dx dydzdt − u x dydzdt = x dxdydzdt
 ∂x  ∂x
Tương tự cho hai phương y,z, và tổng biến dạng theo ba phương sẽ là:
 ∂u ∂u y ∂u z 
d∆V =  x + + dxdydzdt
 ∂x ∂y ∂z 
1 d∆V ∂u x ∂u y ∂u z
và = + +
∆V dt ∂x ∂y ∂z
1 dρ ∂u x ∂u y ∂u z
Vậy + + + =0
ρ dt ∂x ∂y ∂z

- 33 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Đó chính là phương trình liên tục dạng tổng quát. Có thể viết dưới dạng gọn hơn:
1 dρ
+ div .u = 0
ρ dt
∂ρ
Hay là: + div (ρu ) = 0 (3-1)
∂t
∂ρ
Trong chuyển động dừng: =0 nên div (ρu ) =0
∂t
Đối với chất lỏng không nén được (`ρ = const) ta được:
div .u =0
Có thể chứng minh phương trình liên tục gọn hơn bằng các công thức và biến đổi
tích phân.
III. Đối với dòng nguyên tốvà toàn dòng chảy.
2
dω2 u2
2
1
u1
dω1
1

Hình 3-10
Đối với dòng nguyên tố:
Khảo sát đối với chất lỏng trong dòng nguyên tố giữa hai mặt cắt 1-1 và 2-2. Giả
thiết chuyển động dừng.
Sau thời gian dt lượng chất lỏng:
- đi vào 1-1: dm1 = ρ 1u1.dω 1 dt
- đi ra 2-2: dm2 = ρ 2u2dω 2dt
Theo định luật bảo toàn khối lượng, lượng mất đi phải băng lượng thêm vào:
ρ 1u1dω 1 = ρ 2u2dω 2
Chất lỏng không nén được: u1dω 1 = u2dω 2 = dQ = Const
Đối với toàn dòng:
v1ω 1 = v2ω 2 = Const
Hay là: Q1 = Q2 = Const,
Nghĩa là, trong dòng chảy dừng của chất lỏng không nén được, lưu lượng qua
mọi mặt cắt đều bằng nhau, suy ra vận tốc tỷ lệ nghịch với tiết diện.
* Câu hỏi:
1. Thế nào là chuyển động dừng, không dừng, dòng chảy đều, dòng chảy
không đều, dòng chảy có áp, dòng chảy không áp?
2. Thế nào là tiết diện ướt, chu vi ướt, bán kính ướt?
3. Khái niệm về lưu lượng, vận tốc phân bố, vận tốc trung bình.

- 34 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

4. Khái niệm đường dòng, đường quỹ đạo, ống dòng, dòng nguyên tố.
5. Các đường dòng có thể cắt nhau? Khi nào đường dòng trùng với đường
quỹ đạo.
6. Phương trình vi phân của đường dòng.
7. Khái niệm về hàm dòng.
8. Định lý thứ nhất của Hemhom về sự chuyển động tổng quát của mỗi
phần tử chất lỏng.
9. Thế nào là chuyển động xoáy của phần tử chất lỏng? Khái niệm hàm thế
và điều kiện Côsi-Riman về sự trực giao của đường dòng và đường thế vận tốc
trong dòng thế phẳng.
10. Khái niệm đường xoáy, ống xoáy, sức xoáy. Phương trình đường
xoáy, lưu số vận tốc.
11. Quan hệ giữa các thành phần vận tốc xoáy với cá thành phần vận
tốc tịnh tiến?
12. Phương trình liên tục của môi trường chất lỏng, chất khí chuyển
động dạng tổng quát của dòng nguyên tố và đối với toàn dòng chảy.

CHƯƠNG IV
ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT LỎNG

- 35 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Trong chương này ta nghiên cứu các quy luật chuyển động của chất lỏng dưới tác
dụng của lực và những ứng dụng của nó. Để tiết kiệm thời gian, ta khảo sát chất lỏng
thực trước, sau đó suy ra cho chất lỏng lý tưởng.

§ 4.1. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG


CỦA CHẤT LỎNG THỰC.
I. Dạng ứng suất.
Trong chất lỏng thực chuyển động, áp suất thuỷ động vẫn hướng vào mặt tác
dụng (giống như áp suất thuỷ tĩnh, chương II), nhưng không chỉ hướng theo pháp
tuyến, mà nó là tổng của thành phần ứng suất pháp tuyến, ký hiệu là p và thành phần
ứng suất tiếp τ do lực nhớt gây ra (Hình 4-1).

∂τ xy
dy τ xy + dx
τ xy ∂x

p xx ∂p xx
p xx + dx
τ xz ∂x
dz ∂τ xz
τ xz + dx
dx ∂x
O
x
mF

Hình 4-1
Để thành lập được phương trình vi phân chuyển động, ta tiến hành giống như khi
thành lập phương trình Ơle tĩnh (2-3). Trong môi trường chuyển động, ta khảo sát một
phân tố hình hộp chất lỏng với vận tốc u . Ơ đây, lực mặt gồm áp lực P , và lực ma sát
T. Lực khối m F tác dụng lên khối chất lỏng có thể tách ra được lực quán tính
du
F qt = −m .
dt
Theo nguyên lý Đalămbe, ta có điều kiện cân bằng:

m F + P + T + Fqt = 0
Xét hình chiếu các lực lên trục x gồm:
Về lực mặt: ứng suất nhân với diện tích dydz.
pxx - ứng suất pháp(do áp suât).
Ứng suất tiếp: τ xy
chỉ số x: τ nằm trong mặt phẳng ⊥Ox ;
chỉ số y: chiếu τ lên Oy;

- 36 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Tương ứng với ứng suất tiếp τ xz


du
Lực quán tính: Fqt,x=-ρ .dx.dy.dz. dt
Lực khối: (m F)x=ρ .dx.dy.dz.X.
Vậy ∑x = (mF)x+ Tx- Px+Fqt,x= 0
Haylà:
 ∂p xx ∂τxy ∂τxz  du
ρ.dx .dy .dz .X +
 + +  .
 dx .dy .dz − ρ. dt .dx .dy .dz = 0
 ∂x ∂y ∂z 
Sau khi đơn giản cho ρ .dx.dy.dz, ta được:
1  ∂p xx ∂τxy ∂τxz  du x
X+  + + 
 = dt ;
ρ ∂x ∂y ∂z 
Tương tự cho trục y và z:
1  ∂τyx ∂p yy ∂τyz  du y
Y+  + + =
ρ ∂x ∂y ∂z  dt
(4-1)
1  ∂τzx ∂τzy ∂p zz  du z
Z+  + + =
ρ ∂x ∂y ∂z  dt
(4-1) là phương trình vi phân chuyển động của chất lỏng thực dạng ứng suất.
Có thể chứng minh:
τ xy=τ ỹ; τ xz=τ zx; τ zy=τ yz;
II. Phương trình Navie-Xtốc:
Hai ông Navie (người Pháp) và Stokes (người Anh) đã viết hệ phương trình (4-1)
dưới dạng khác, tiện sử dụng, dựa trên các giả thuyết về ứng suất, và phương trình đó
được mang tên hai ông.Với các giả thuyết sau:
Áp suất thuỷ động p tại một điểm là trung bình cộng của các ứng suất pháp tuyến
lên ba mặt vuông góc với nhau qua điểm đó:
p =−
1
( p xx + p yy + p zz ) (4-2)
3
Có dấu trừ vì áp suất nén vào còn ứng suất có chiều kéo giãn phần tử chất lỏng.
Ứng suất pháp của chất lỏng nhớt đồng chất đã làm xuất hiện các ứng suất pháp
bổ sung σ
∂u x 2
p xx = −p + σxx ; với σ xx = 2µ − µ.divu ;
∂x 3
∂u y2
p yy = −p + σyy σyy = 2µ − µ.divu (4-3)
∂y 3
∂u z 2
p zz = −p + σzz σzz = 2µ − µ.divu
∂z 3
Ứng suất tiếp:

- 37 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Theo Newton: ứng suất tiếp gây ra bởi lực nhớt tỷ lệ với các vận tốc biến dạng
du
tương ứng. Trong mặt phẳng ta có (1-1): τ=µ
dy
 ∂u y ∂u x 
Trong không gian: τxy = µ + ;
 ∂x ∂y 

 ∂u ∂u 
τ xz = µ x + z  (4-4)
 ∂z ∂x 
 ∂u y ∂u z 
τyz = µ + 
 ∂z ∂y 
Thay các biểu thức (4-2) – (4-4) vào (4-1) và sau một số phép biến đổi phức tạp,
ta được phương trình Navie – Xtốc:
du x 1 ∂p 1 ∂
=X− + v.∆u x + v div u
dt ρ ∂x 3 ∂x
du y 1 ∂p 1 ∂
=Y − + v.∆u y + v div u (4-5)
dt ρ ∂y 3 ∂y
du z 1 ∂p 1 ∂
=Z− + v.∆u z + v div u
dt ρ ∂z 3 ∂z
Hay viết dưới dạng véctơ:
du
dt
1 v
=F − gradp +v.∆u + grad div u
ρ 3
( ) (4-6)
Trong đó ∆ - toán tử Laplas; ν =µ /ρ độ nhớt động học.
Từ (4-6) ta có một số nhận xét sau:
Đối với chất lỏng không nén được:
ρ=const →div .u =0 nên phương trình (4-6) mất đi số hạng cuối cùng:

du 1
dt
= F − gradp +v.∆u
ρ
(4-7)
Như vậy 3 phương trình (4-7) và phương trình liên tục div u =0 đủ để xác định 4
ẩn: ux, uy, uz và p, có nghĩa mô hình toán là kín.
Đối với chất lỏng không chuyển động (ở trạng thái tĩnh): u = 0 , hay chuyển động
du
thẳng đều: =0 , phương trình (4-8) có dạng:
dt
1
F− gradp = 0
ρ
Đó chính là phương trình Ơle tĩnh (2-4).

§ 4.2. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG


CỦA CHẤT LỎNG LÝ TƯỞNG
I. Dạng Ơle:
Khi ν = 0, nghĩa là chất lỏng lý tưởng, từ phương trình Navie-Stoc (4-6) ta được
phương trình dạng:

- 38 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

du 1
dt
= F − gradp
ρ
(4-8)
Đó chính là phương trình (4-8), hay còn gọi là phương trình Ơle động.
II. Dạng Lămbơ- Grômêca:
Từ phương trình Ơle động (4-8) biểu diễn chuyển động tổng quát của chất lỏng.
Để thấy rõ hơn những dạng chuyển động riêng biệt như chuyển động tịnh tiến,
quay, biến dạng, Lămbơ - Grômêca đã biến đổi về dạng sau đây.
Ta xét phương trình hình chiếu xuống trục ox của (4-8)và biến đổi
1 ∂p ∂u x ∂u x ∂u x ∂u x ∂u y ∂u z
X− = + ux + uy + uz ± uy ± uz
ρ ∂x ∂t ∂x ∂y ∂z ∂x ∂x
1 ∂p ∂u  ∂u x ∂u y ∂u z   ∂u ∂u   ∂u ∂u 
X− = x +  u x + uy + uz  + u y  x − y  + u z  x − z 
ρ ∂x ∂t  ∂x ∂x ∂x   ∂y ∂x   ∂z ∂x 
1 ∂p ∂u x ∂ u2 
X− = +  
 − 2Ωz v + 2 wΩy
ρ ∂x ∂t ∂x 
 2 
Hay là:
1 ∂p ∂u x ∂  u2 
X−
ρ ∂x

∂t
− 
∂x   = 2( Ωy u z − Ωz u y )

 2 
Tương tự:
1 ∂p ∂u y ∂  u2 
Y−
ρ ∂y

∂t
− 
∂y   = 2( Ωz u x − Ωx u z )

 2 
1 ∂p ∂u z ∂  u2 
Z−
ρ ∂z

∂t
− 
∂z   = 2(Ωx v − Ωy u
 )
 2 

Hay viết dưới dạng véctơ:


 u2  ∂u
F − grad 
 p + 
 − ∂t = 2Ω ∧ u (4-9)
 2 
Đó là phương trình Lămbơ - Grômêca.
dp
Đặt P =∫ là hàm áp suất và có các đạo hàm riêng:
ρ
∂P 1 ∂p ∂P 1 ∂p ∂P 1 ∂p
= ; = ; =
∂x ρ ∂x ∂y ρ ∂y ∂z ρ ∂z
Nếu lực khối là hàm có thế, ta đưa vào hàm thế U
∂U ∂U ∂U
X =− Y =− Z =−
∂x ∂y ∂z
Khi đó phương trình (4-9) được viết dưới dạng:
 u2  ∂u
− grad 
 U + P + 
 − ∂t = 2Ω ∧ u ; (4-10)
 2 

- 39 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

§ 4.3. TÍCH PHÂN PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CHUYỂN ĐỘNG CỦA


CHẤT LỎNG LÝ TƯỞNG
I. Tích phân Côsi – Lagrăngiơ:
Xét chuyển động thế và không dừng . Khi đó tồn tại hàm thế vận

tốc ϕ : thì
Do đó phương trình (4-10) có dạng:
 u 2 ∂ϕ 
grad 
 U + P + +  =0 (4-10’)
 2 ∂t 

Suy ra biểu thức trong dấu ngoặc không phụ thuộc vào toạ độ mà chỉ phụ thuộc
vào thời gian:
u 2 ∂ϕ
U +P + + = C( t ) (4-11)
2 ∂t
Đó là tích phân Côsi – Lagrăngiơ.
Nếu lực khối chỉ là trọng lực, trục Oz hướng lên:
X=Y=0; Z=-g; -U=-gZ
Khi đó (4-11) có dạng:
u 2 ∂ϕ
gz + P + + = C( t )
2 ∂t

II. Tích phân Béc nu li.


Xét cho chất lỏng chuyển động dừng: . Khi đó phương trình (4-10) viết
dưới dạng hình chiếu có dạng:
∂  
 = 2( Ωy u z − Ωz u y ) ;
u2
−  U + P + 
∂x 
 2 
∂  u2 
− 
∂y 
U + P +
2  = 2( Ωz u x − Ωx u z ) ;
 (4-12)
 
∂  
 = 2( Ωx u y − Ωy u x ) ;
u2
− 
 U +P + 
∂z  2 
Nhân phương trình (4-12) lần lượt với dx, dy, dz rồi cộng lại, ta được:
dx dy dz
 u2 
d
U + P + 2 
 = 2 ux uy uz (4-13)
  Ω Ωy Ωz
x

Phương trình (4-13) dễ dàng phân tích khi vế phải = 0, nghĩa là:
a. dx = dy = dz : Phương trình (4-13) tích phân dọc theo đường dòng.
ux uy uz

- 40 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

dx dy dz
b. Ω = Ω = Ω : Tích phân dọc theo sợi xoáy.
x y z

u y u u
c. Ωx = Ω = Ωz : Nghĩa là:chuyển động xoắn đinh vít.
x y z

d. Ω x = Ω y = Ω z = 0 : Chuyển động thế.


u2
Do đó: U +P +
= const (4-13’)
2
∂u
Nếu lực khối chỉ là trọng lực: Z = − = −g, ta được:
∂z
dp u 2
gz + ∫ + = const = C (4-14)
ρ 2
Đó là tích phân Béc nu li.

§ 4.4. CÁC PHƯƠNG TRÌNH BECNULI


I. Phương trình Bécnuli viết cho dòng nguyên tố của chất lỏng không nén được:

a. Cho chất lỏng lý tưởng chuyển động dừng ( = 0 ), lực khối chỉ có trọng lực
∂t

Từ (4-14) khi ρ =const tích phân lên ta được:


p u2
gz + + = Const = C
ρ 2
P1 u 12 P u2
Hay là: z1 + + = z2 + 2 + 2 (4-15)
γ 2g γ 2g
Ý nghĩa của phương trình Béc nu li

®uêng n¨ng lý tuëng


2 ®uê ng
v / 2g n¨ ng hw
thôc
1 ®u
p/ ên


p

1
z 2
v

Hình 4-2
Ý nghĩa hình học (Hình 4-2)
z - Độ cao hình học, m

- 41 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

p P
γ
- Độ cao đo áp,m; z + γ =Ht cột áp tĩnh
u2
2g
=Hđ - Độ cao vận tốc, cột áp động, m;
P u2
z+ + =H - Cột áp toàn phần
γ 2g
Ý nghĩa về năng lượng:
z – Vị năng đơn vị, m
p
γ
- áp năng đơn vị, m;
P
z+ - Thế năng đơn vị: et
γ
u2
2g
- Động năng đơn vị: eđ

p u2 - Năng lượng đơn vị


z+ + = e = const
γ 2g
Nghĩa là, năng lượng đơn vị tại các mặt cắt dọc theo dòng nguyên tố của chất
lỏng lý tưởng không nén được trong chuyển động dừng là không đổi.

b. Cho chất lỏng lý tưởng chuyển động không dừng , lực khối chỉ có trọng
lực:
Từ phương trình (4-11), suy ra:
1
p u 2 1 ∂u
γ 2g g ∫0 ∂t
z+ + + dl = const

Khoảng cách dọc theo đường dòng từ mặt cắt đầu đến mặt cắt xét.
1
1 ∂u
g∫
dl = h qt - Cột áp quán tính.
0
∂t
Cho dòng nguyên tố:
P1 u 12 P u2
z1 + + = z 2 + 2 + 2 + h qt (4-16)
γ 2g γ 2g

c. Trong chuyển động tương đối:

Lực khối bây giờ có thêm lực quán tính X=-a (H.4-3a) hoặc
(Hình 4-3b). Từ (4-13’) phương trình Becnuly có dạng giống (4-16):
P1 w 12 P w2
z1 + + = z 2 + 2 + 2 + h qt (4-17)
γ 2g γ 2g
Nhưng w – vận tốc tương đối.
Còn hqt được tính như sau:

- 42 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hình 4-3
Ống chất lỏng chuyển động với gia tốc không đổi (Hình 4-3a)
a
hqt = l (4-18)
g
Rãnh mang chất lỏng quay với vận tốc góc Ω = const (Hình 4 – 3b)
Ω2 2
h qt =
2g
(
r1 − r22 ) (4-19)

d. viết cho dòng nguyên tố chất lỏng thực.


Đối với chất lỏng thực, do tính nhớt nên khi chất lỏng chuyển động, nó gây ra
những lực ma sát trong làm cản trở chuyển động. Một phần năng lượng của chất lỏng
bị tiêu hao để khắc phục những lực ma sát đó, nghĩa là có sự tổn thất năng lượng: h’w1-2
p u2
của dòng chảy dọc theo dòng chảy, nên: z+ + ≠ const
γ 2g
p1 u 12 p u2
suy ra: z1 + + = z 2 + 2 + 2 + h 'w1−2 (4-20)
γ 2g γ 2g
Đó là phương trình Béc nu li viết cho dòng nguyên tố của chất lỏng thực.
Ta có thể nhận được phương trình (4-20) một cách chặt chẽ có nghĩa là tích phân
từ phương trình Navie – Stốc (4-7) với các điều kiện:

ρ = const ; =0 ; X=Y=0; Z=-g
∂t
Ký hiệu: - Tms =ν.∆u - Hàm lực ma sát, đặc trưng cho lực nhớt. Gọi L là công
ma sát gây ra do một đơn vị khối lượng chất lỏng chuyển động:
∂L ∂L ∂L
−R x = − ;−R y = − ;−R z = −
∂x ∂y ∂z
Với những điều kiện trên, phương trình (4-7) viết dưới dạng hình chiếu:
du x 1 ∂p ∂L
=− −
dt ρ ∂x ∂x
du y 1 ∂p ∂L
=− − (4-21)
dt ρ ∂y ∂y
du z 1 ∂p ∂L
= −g − −
dt ρ ∂z ∂z

- 43 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Nhân lần lượt các phương trình (4-21) với : dx=uxdt, dy=uy.dt, dz=uzdt
Rồi cộng lại theo cột ta được:

Hay là:

L
Với hw1−2 = g là tổn thất năng lượng của một đơn vị trọng lượng chất lỏng di
'

chuyển từ mặt cắt 1-1 đến mặt cắt 2-2 ( có thứ nguyên độ dài)
Ý nghĩa
Biểu diễn trên hình 4-2
Đường năng luôn luôn dốc xuống vì có tổn thất năng lượng. Để xác định độ dốc
của đường năng, ta đưa vào khái niệm độ dốc thuỷ lực J: là tỷ số giữa tổn thất năng
lượng đơn vị trên đơn vị dài:
dh 'w h'
J= →J tb = w (4-22)
dL L
Trong đó L độ dài đường ống tính theo phương ngang
II. phương trình Béc-nu-li cho toàn dòng:
Ta phải tính năng lượng toàn dòng chảy tại các mặt cắt 1-1; 2-2;
Cách làm như sau: Viết phương trình Béc-nu-li (4-17) cho dG trọng lượng, sau đó
tích phân trên toàn mặt cắt, nghĩa là nhân phương trình (4-17) với dG=γ dQ, rồi tích
phân:
 P1  u 12  P2  u 22
∫ z1 + γ γdQ + ω∫ 2g γdQ = ∫ω  z 2 + γ γdQ + ω∫ 2g γdQ + ω∫ h w1−2 γdQ
'

ω1  1 2 2 2

Như vậy ta lần lượt xét ba loại tích phân.


Tại các mặt cắt, áp suất phân bố theo quy luật thuỷ tĩnh (2-6) vì coi chất lỏng tại
p
đó chuyển động gần như đều: z+ = const , nên:
γ
 p  p
∫z + γ γdQ = z + γ γQ

- 44 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

1 1
Động năng trung bình: Ttb = mv 2 = γQv 2
2 2g

γ 2
Động năng tính toán: Ttt = ∫ u dQ = α Ttb
2g
∫ u dQ
2
Ttt
α là hệ số hiệu chỉnh động năng: α= =
Ttb v 2Q
giá trị của nó phụ thuộc vào chế độ chảy(sẽ chứng minh trong chương 5):
α = 2: chảy tầng
α = 1: chảy rối
Vậy, phương trình Béc nu li cho toàn dòng:
p1 α1 v12 p α v2
z1 + + = z 2 + 2 + 2 2 + h w1−2 (4-23)
γ 2g γ 2g
Trong đó v1, v2- vận tốc trung bình tại mặt cắt: v=Q/ω
1
h w1−2 = ∫h
'
w 1−2 dQ - tổn thất năng lượng trung bình dọc theo dòng chảy.
Q w2

§ 4.5 ÁP DỤNG PHƯƠNG TRÌNH BÉC- NU- LI


I. Xác định độ cao đặt bơm:
Có một trạm bơm li tâm (H.4-5). Cho biết lưu lượng Q, pck, đường kính d và độ
p
chân không cho phép của chất lỏng công tác [ H ck ] = [ γ ] . Tính độ cao đặt bơm Hs.
ck

Hình 4-5
Tưởng tượng có dòng chảy như hình vẽ. Chọn mặt cắt 1-1 là mặt thoáng bể dưới (
ngoài ống) và 2-2 mặt cắt ống trước khi vào bơm, mặt chuẩn trùng với mặt thoáng.
Viết phương trình Béc-nu-li (4-15)

- 45 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Q 4Q
Với u 2 = =
ω πd 2
Trong trường hợp có tổn thất hw1-2, độ cao đặt bơm sẽ thấp hơn:

Điều kiện tránh xâm thực


pbh - áp suất bão hoà (là áp suất mà tại đó chất lỏng sẽ sôi ở một nhiệt độ nhất
định); ∆ h - cột áp dự trữ chống xâm thực.
n Q 43
Theo Rútnhép: ∆h ≥ 10 ( )
C
n(vòng/ph) Q(m3/s) C = 800 ÷ 1000

Hình 4-6: Vết xâm thực trên BCT bơm ly tâm


pa p
− ( bh + ∆h ) = [ Hck ]
γ γ
α v v 2v
H s ≤ [ H ck ] − − h wh
2g

Bảng 4.1 áp suất bay hơi của nước khi nhiệt độ khác nhau [8]

t, oC 0 5 10 20 25 30 40 50

Pbh,bar 0.006 0.009 0.012 0.024 0.032 0.043 0.075 0.0126

- 46 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

t, oC 60 70 75 80 90 100 125 150

Pbh,bar 0.202 0.317 0.392 0.482 0.714 1.033 2.370 4.850

II. Dòng chảy qua vòi.


Cho H, d- đường kính của vòi. Tính u, Q.
Xét vòi nhỏ, bình lớn (H.4-7)
Chọn các mặt cắt như hình vẽ. áp dụng phương trình (4-15) ta được :
u 22
H +0+0 = 0+0+ → u 2 = u = 2gH
2g

Hình 4-7
Đó chính là công thức Torixeli:
Q = u.ω
Trong thực tế, khi dòng chảy qua vòi có tổn thất do hình dạng của vòi, nên
u =ϕ 2gH với ϕ < 1, gọi là hệ số vận tốc. Còn lưu lượng qua vòi, tiết diện bị thu

hẹp (h.4-6b):ω 0 = ε ω : ε < 1-hệ số co hẹp. Nên:


Q = uω0 =ω.ε.ϕ 2gH =µ.ω. 2gH

Các hệ số ϕ , ε , µ được lập thành bảng và được nghiên cứu kỹ trong thuỷ lực-
chương dòng chảy qua lỗ, vòi.
III.Dụng cụ đo vận tốc, ống pitô - prandtl.
Đo vận tốc của một điểm trong dòng chảy. Cắm ống đo áp và ống Pitô hình chữ L

vào dòng chảy như hình vẽ 4-8. ống đo áp cho còn độ chênh . Suy ra

.
Kết hợp hai ống này được ống Pitô - Prandtl (xem [4]).

- 47 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hình 4-8
IV. Lưu lượng kế ven-tu-ri.
Biết D là đườn kính lớn , d là đường kính nhỏ của lưu lượng kế, ∆ h là chênh lẹch
mực nước dâng lên trong ống thuỷ tinh. Tính được lưu lượng chảy qua Q (hình 4-8b):
P1 u 12 P u2
Từ (4-15): z1 + + = z2 + 2 + 2
γ 2g γ 2g
 p   p  u 2 − u 12
Suy ra: ∆h =  z1 + 1  −  z 2 + 2  = 2
 γ   γ  2g
4Q 4Q
u1 = 2 ;
u2 = 2 ;
πD πd
16Q 2  1 1 
→ 2g∆h = 2  4
− 4
π d D 
π 2g∆h
→Q= = K ∆h
4 1 1

d 4 D4
u 12
Đối với chất lỏng thực sẽ có tổn thất h w1−2 = ξ0 ,ξ 0 là hệ số tổn thất cục bộ
2g
qua lỗ nhỏ.
Khi đó: Q = K1 ∆h
π 2g
= K1
Với 4 1 1
− (1 + ξ 0 )
d4 D4
Tóm lại, các bước áp dụng phương trình Béc nu li như sau:
− Chọn các mặt cắt thứ tự 1-2 dọc theo dòng chảy (mặt cắt ⊥ u ).
Tại các mặt cắt chất lỏng chuyển động đều. Số ẩn tại mặt cắt nhỏ hơn 2, nếu
bằng 2 phải viết thêm phương trình lưu lượng : Q = ω v.
− Lưu lượng qua các mặt cắt không đổi: Q = ω v = const.
− Mặt chuẩn chọn tuỳ ý, nhưng tiện cho tính toán.
− Áp suất có thể là tuyệt đối, dư, nhưng phải thống nhất cho 2 vế.
Nếu lấy áp suất dư thì tại mặt cắt nào đó có áp suất chân không phải đổi dấu.

- 48 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

§ 4.6. CÁC ĐỊNH LÝ ƠLE


Một số bài toán không thể giải được bằng phương trình Béc nu li thường phải
dùng đến định lý Ơle.
I. ĐỊNH LÝ ƠLE 1. (Hay là phương trình động lượng)
Là việc ứng dụng định lý biến thiên động lượng của cơ lý thuyết vào chất lỏng:
Sự biến thiên động lượng theo theo gian của dòng chất lỏng bằng tổng ngoại lực tác
dụng lên chúng;
d
dt
( )
mu = ∑F c F c
là ngoại lực.

Như vậy không phải xét đến nội lực của chất lỏng (lực nhớt).

Hình 4-9
Xét dòng nguyên tố (H.4-9). Lực tác dụng lên khối chất lỏng: gọi R m là tổng lực
khối, R s là tổng lực mặt.

(2-24)
Thể hiện phương trình (4-24) là đa giác vec tơ trên hình H.4-9b
2. Định lý ơle 2. Hay là phương trình mô men động lượng.
Sự biến thiên mô men động lương theo thời gian của dòng chất lỏng bằng tổng
mô men ngoại lực tác dụng.
dL0
= ∑M 0
dt
Xét khối chất lỏng chuyển động trong rãnh bánh công tác (của tua bin chẳng hạn)
(Hình 4-11).

- 49 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

M0 – mô men ngoại lực tác


động lên dòng chảy, chính là mô
men trên trục của tua bin (hoăc
bơm) truyền qua thành rãnh bánh
công tác- mômen làm quay bánh
công tác của tua bin.

Hình 4-11
dL = (mch)2 – (mch)1
= ρ ω 2v2c2r2cosα 2dt - ρ ω 1v1c1r1cosα 1dt
= ρ Q(c2r2cosα 2 – c1r1cosα 1)dt
Đối với bơm: M0 = ρ Q(c2r2cosα 2 – c1r1cosα 1) (4-25)
Đối với tua bin: M0 = ρ Q(c1r1cosα 1 – c2r2cosα 2) (4-25’)
Tua bin quay với vận tốc góc Ω thì công suất hữu ích là công suất trên trục của
nó và là:
N = M0Ω
Công suất vào là công suất thuỷ lực:
Nv = γ QH=N/η
η < 1- hiệu suất chung của tua bin.
Với lưu ý: rΩ = u vận tốc theo của dòng nước tức là vận tốc vòng của bánh
công tác.

§ 4.7. DÒNG TIA


I. Định nghĩa và phân loại
1. Định nghĩa:
Dòng chất lỏng khi ra khỏi lỗ, vòi và chảy vào môi trường chất lỏng hay chất khí,
gọi là dòng tia.
2. Phân loại:
Dòng tia có thể chảy tự do hoặc chảy ngập.
Dòng tia chất lỏng chuyển động trong môi trường chất lỏng là dòng tia ngập, ví
dụ dòng tia nước từ những vòi đặt ngầm dưới mặt nước sông để phá đất ở lòng sông.

- 50 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hình 4-12
Dòng tia tự do (không ngập) là dòng tia chuyển động trong môi trường khí, ví dụ
dòng tia nước của vòi chữa cháy, của máy làm mưa nhân tạo.
Trạng thái chảy trong dòng tia có thể là chảy tầng hoặc chảy rối, nhưng trong
thực tế thường gặp trạng thái chảy rối.
Dưới đây ta chỉ nghiên cứu một số tính chất của dòng tia ở trạng thái chảy rối.
II. Cấu tạo dòng tia
2-1. Dòng tia ngập:
Dòng tia có thể ngập trong môi trường chất lỏng cùng loại hoặc khác loại. Khi
dòng tia chuyển động, do tính nhớt và sự mạch động vận tốc của dòng chảy rối mà xuất
hiện các xoáy ở chỗ giáp của dòng tia và môi trường xung quanh. Các xoáy này làm
cho một phần chất lỏng của môi trường bị lôi kéo trong dòng tia, đồng thời lại gây tác
dụng kìm hãm chuyển động của dòng tia. Vì vậy mà dòng tia ngập loe rộng dần rồi
phân tán vào môi trường chất lỏng bao quanh (Hình 4-12).
Dựa vào biểu đồ phân bố vận tốc trên các mặt cắt ngang dòng tia ta thấy trong
dòng tia có hai phần: lõi và lớp biên chảy rối.
a) Lõi là phần trong cùng, trong đó vận tốc trên các mặt cắt ngang dòng tia đều
không đổi.
Lõi bắt đầu từ miệng vòi phun đến mặt cắt quá độ trên đó chỉ có điểm trên truc
dòng tia là có vận tốc bằng vận tốc ban đầu tại miệng vòi. Đường giới hạn lõi là đường
thẳng (theo thực nghiệm).
b) Phần được giới hạn bởi lõi và môi trường bao quanh dòng tia gọi là lớp biên
chảy rối, trong đó vận tốc biến đổi liên tục cho đến khi bằng vận tốc môi trường bên
ngoài. Đường giới hạn lớp biên chảy rối với môi trường bao quanh cũng là đường
thẳng (theo thực nghiệm).
Theo chiều dài dòng tia có thể chia làm hai đoạn:
Đoạn đầu, từ miệng vòi phun cho đến mặt cắt quá độ tức là mặt cắt kết thúc lõi
dòng tia. Trong đoạn đầu có lõi và một phần của lớp biên chảy rối quanh lõi.

- 51 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Đoạn cơ bản, từ mặt cắt quá độ trở đi. Đoạn cơ bản chỉ gồm lớp biên chảy rối,
trong đó vận tốc giảm dần dọc theo trục dòng tia.
2-2. Dòng tia tự do (tia không ngập)
Quan sát một dòng tia tự do, ví dụ một tia nước từ một vòi hình trụ tròn phun vào
không khí ta thấy có ba phần rõ rệt (Hình 4-13).

Hình 4-13

Phần tập trung: Trong phần này dòng tia vẫn giữ nguyên hình trụ tròn, chất lỏng
vẫn liên tục.
Phần rời rạc: Trong phần này dòng tia mở rộng hơn, sự liên tục của chất lỏng bị
phá hoại.
Phần tan rã: Trong phần này dòng tia tan thành những hạt rất nhỏ, như bụi.
Dòng tia tự do được sử dụng nhiều trong kỹ thuật, như sủng thủy lực dùng để phá
đất, khai thác than, dòng tia chữa cháy. Những loại này cần dùng phần tập trung của
dòng tia. Nhưng khi cần làm mưa nhân tạo để tưới thì lại phải lợi dụng phần tan rã.
2-3. Dòng tia thẳng đứng:
Xét một dòng tia phun thẳng đứng (H.4-14).

- 52 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Một phần tử chất lỏng tại miệng vòi có vận tốc v sẽ có động năng là . Khi vận
tốc của phần tử chất lỏng giảm đến bằng không, động năng biến hoàn toàn thành thế
năng, thì độ cao nó đạt được tính từ miệng vòi là:

(4-26)
Đó chính là độ cao lý thuyết của dòng tia thẳng đứng.
Nhưng do ảnh hưởng của sức cản không khí, của sức cản trong nội bộ dòng tia và
cửa trọng lực nên độ cao toàn bộ của dòng tia phun thẳng đứng H dt luôn luôn nhỏ hơn
H, và được xác định theo công thức:
(4-27)
Trong đó ψ là một hệ số, chủ yếu phụ thuộc đường kính d của miệng vòi phun,
ψ thường được xác định theo công thức:
0,25
ψ = d+ 0, 001d
3
(4-28)
d = tính bằng mm.
Bảng (4-2) sau đây cho một số giá trị hệ số ψ tính theo công thức (4-28)
Bảng 4-2 Giá trị hệ số ψ của vòi phun[7]

d(mm) 10 13 16 19 22 25
ψ 0,0228 0,0165 0,0124 0,0097 0,0077 O,0061

Độ cao phần tập trung Httr tính theo công thức sau:
Httr = β Hdt (4-29)
Trong đó β là một hệ số phụ thuộc độ phun cao của dòng tia. Bảng (4-3) sau đây
cho một số giá trị β rút từ thực nghiệm và thường được dùng trong thực tế:
Bảng 4-3 Giá trị hệ số β dùng tính độ cao phần tập trung Httr của dòng tia

Hdt(m) 7 9,5 12 14,5 17,2 20 22,9 24,5 30,5


β 0,840 0,840 0,835 0,825 0,815 0,805 0,790 0,785 0,725
2-4. Dòng tia nghiêng:
Các tia phun nghiêng, về mặt lý thuyết cho đến nay vẫn chưa được nghiên cứu
một cách đầy đủ. Thí nghiệm chứng tỏ rằng nếu nghiêng từ tia phóng ở vòi ra
(Hình 4-15).

- 53 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hình 4-15
Bán kính Rdt với( khoảng cách từ miệng vòi đến tâm vùng khuyêch tán) được xác
định gần đúng theo công thức:
Rdt = k. Hdt (4-30)
k: Hệ số phụ thuộc góc nghiêng θ của dòng tia khi ra khỏi miệng vòi giá trị của
nó cho trong Bảng 4-4.
Bảng 4-4: Giá trị hệ số k dùng tính giới hạn của tia phung nghiêng

θ 0
900 750 600 450 300 150 00
k 1,00 1,03 1,07 1,12 1,20 1,30 1,40
Đối với các tia phun nước đào đất ở các súng phun thủy lực (để khai thác than đá,
nạo vét lòng sông…) tầm xa công phá của dòng tia có thể xác định gần đúng theo công
thức thực nghiệm của N. P. Gavưrin.
L = 0,415 θ.d0 .H (4-31)
3

Với: L - Tầm xa công phá của dòng tia tính bằng mét.
θ - Góc nghiêng của dòng tia tính bằng độ,
d0 - Đường kính miệng vòi phun, tính bằng mm.
H –Cột áp cửa ra của dòng tia, tính bằng mét.
Công thức (4-31) áp dụng đúng với
θ = 50 ÷ 320
d0 = 5 ÷ 50mm
H = 30 ÷ 80m
III. Động lực học của dòng tia
Nghiên cứu tính chất động lực của dòng tia là nghiên cứu tác dụng xung kích của
dòng tia vào một vật chắn. Vấn đề đó có rất nhiều ứng dụng trong thực tế kỹ thuật.
3.1 Tính áp lực của dòng tia lên vật chắn
Giả thiết có dòng tia từ một vòi hình trụ tròn phun vào vật chắn rắn cố định
(Hình 4-16).

- 54 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hình 4-16
Khi gặp vật chắn thì dòng tia phân ra hai nhánh chảy dọc theo vật chắn. Do thay
đổi hướng dòng chảy áp suất chỗ tiếp xúc với vật rắn tăng lên, sinh ra tương tác giữa
chất lỏng và vật rắn. Dòng tia tác dụng lên chỗ chạm vào mặt chắn một lực P, ngược lại
dòng tia chịu một phản lực R của vật chắn. Ta xác định phản lực R, từ đó sẽ tìm được
lực P, vì P và R trực đối nhau.
Ta viết hình chiếu của phương trình động lượng(định lý Ơle I) lên phương n – n
cho khối chất lỏng giữa các mặt cắt 0 – 0, 1 – 1 và 2 – 2 (chú ý rằng ta bỏ qua ảnh
hưởng của trong lực):
-(m1v1cosα 1 + m2v2cosα 2) + m0v0 = Rcosβ (4-32)
Trong đó:
m0, m1, m2 là khối lượng chất lỏng đi qua mặt cắt 0 – 0, 1 – 1 và 2-2 trong một
đơn vị thời gian.
Từ phương trình (4-32) ta rút ra:
− (m1 v1 cos α1 + m 2 v 2 cos α 2 ) + m 0 v 0
R= cos β
(4-33)
− (ρ.Q1 v1 cos α1 + ρ.Q 2 v 2 cos α2 ) + ρ.Q 0 v 0
Hay là: R = cos β
(4-34)
(Nhớ rằng Q = Q1 + Q2)
3.2. Ứng dụng tính lực tác dụng của dòng tia trong một số trường hợp đơn giản.
a) Vật chắn là một mặt phẳng đặt vuông góc với dòng tia (Hình 4-17)
Trường hợp này ta có α 1 = α 2 = 900; β = 1800
v1 = v2 = v0
Q
Q 1 = Q2 =
2
Thay các giá trị trên vào (4-34), có:
R = ρ .Q.v0
Vậy, lực tác động lên tấm chắn sẽ là: P = -ρ Qv0 (4-35)
Qua thực nghiệm thấy rằng trị số P nhỏ hơn trị số tính theo (4-35), cụ thể:

- 55 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

P =(0,92 – 0,95) ρ Qv0. (4-36)


b) Vật chắn là một mặt cong đối xứng (Hình 4-18)

Trong trường hợp này:


α 1=α 2=α ; β = 1800
Q
Q 1 = Q2 =
2
v1 = v2 = v0.

Sau khi thay các giá trị trên vào (4-34) thì có:
R = ρ Qv0 (1-cosα )
Đặc biệt khi: α = 1800 thì R = 2ρ Qv0 (4-35)
c) Vật chắn là một mặt phẳng đặt vuông góc với dòng tia nhưng di động theo
chiều dòng tia với vận tốc u (Hình 4-19)

Hình 4-19
Trong trường hợp này có sự chuyển động tương đối của dòng tia đối với mặt
chắn, với vận tốc tương đối là w = v0 – u. Vì vậy lực tác dụng của dòng tia trong
trường hợp này vẫn được tính theo (4-34) nhưng thay vận tốc tuyệt đối v0 bằng vận tốc
tương đối w = v0 – u. Ta có:
R’ = ρ Q’(v0 – u) (4-36)
với Q’-lưu lượng va đập vào tấm chắn: Q’=ω 0.(v0-u)

- 56 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Vì vật chắn vuông góc với dòng tia nên công suất của dòng tia cung cấp cho vật
chắn sẽ là:
N’ =R’.u = ρ .ω 0.(v0 – u)2u (4-37)
Công suất cực trị của dòng tia cung cấp cho vật chắn sẽ xảy ra khi:
dN '
= 0 khi u=o và u=v0/3
du
v0
Công suất lớn nhất khi u =
3
4 v3
Và N’max = = γ.ω0 . 0
27 g
Công suất của bản thân dòng tia vốn có là:
v30
N1 = γ ω 0 =γ .Q.H (4-38)
2g
Nếu vật chắn không phải đơn chiếc mà là hệ nhiều vô cùng các cánh(ví dụ như
bánh công tác của tua bin) thì lực tác dụng của dòng tia lên tấm chắn sẽ là:
P = ρ Q(v0 – u)=ρ ω 0.v0. (v0 – u)
v0
Công suất lớn nhất khi u =
2
1 v 30
Do đó: Nmax = = γ.ω0 . (4-39)
2 2g
So sánh (4-39) và (4-38) ta thấy: khi vật chắn là một mặt phẳng thẳng góc với
dòng tia và di động theo chiều dòng tia, ta chỉ lợi dụng được nhiều nhất là 1/2 công
suất của bản thân dòng tia.

* Câu hỏi:
1. Xây dựng phương trình vi phân chuyển động của chất lỏng thực (Phương
trình Naviê-Xtốc).
2. Từ phương trình Naviê-Xtốc chứng minh phương trình vi phân chuyển
động của chất lỏng lý tưởng dạng Ơle II và dạng Lambo-Grômêcô.
3. Từ phương trình Ơle II, chứng minh phương trình Becnuli cho dòng
nguyên tố chất lỏng lý tưởng, chuyển động dừng.
4. Từ phương trình Ơle II, chứng minh phương trình Becnuli cho dòng
nguyên tố chất lỏng chuyển động, không dừng.
5. Từ phương trình Ơle II, chứng minh phương trình Becnuli cho dòng chất
nguyên tố chất lỏng chuyển động tương đối.
6. Từ phương trình Naviê-Xtôc, chứng minh phương trình Becnuli cho
dòng chất lỏng thực.
7. Ý nghĩa của phương trình Becnuli cho dòng nguyên tố chất lỏng thực.

- 57 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

8. Phát biểu và chứng minh định lý Ơle I – Phương trình động lượng tương
đối với dòng nguyên tố.
9. Phát biểu và chứng minh định lý Ơle II – Phương trình mômen động
lượng.

CHƯƠNG V

CHUYỂN ĐỘNG MỘT CHIỀU


CỦA CHẤT LỎNG KHÔNG NÉN ĐƯỢC
Trong chương IV ta đã thành lập được hệ phương trình vi phân chuyển động của
chất lỏng. Chương này xét cụ thể một số dạng chuyển động một chiều của chất lỏng
không nén được như nước chảy trong ống, dầu trong các khe hẹp ..v..v...Từ đó rút ra
những ứng dụng vào kỹ thuật.

§ 5.1. TỔN THẤT NĂNG LƯỢNG TRONG DÒNG CHẢY.


I. Hai trạng thái chảy.
O.Reynolds làm thí nghiệm vào năm 1883 và nhận thấy có hai trạng thái chảy
khác biệt nhau rõ rệt. Thí nghiệm gồm một bình nước lớn A và một bầu nhỏ nước màu
C – màu đỏ. Một ống thuỷ tinh trong suốt để trông thấy nước chảy (Hình 5-1). Điều
chỉnh khoá để nước màu đỏ chảy thành một sợi chỉ đỏ căng xuyên suốt ống thuỷ tinh,
nghĩa là các lớp chất lỏng không trộn lẫn vào nhau, chảy thành tầng lớp. Đó là trạng
thái chảy tầng (Hình 5-1b- chảy quá độ) sau đó chảy hỗn loạn hoà vào nước
(Hình 5-1c) - Đấy là chảy rối.

- 58 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Như vậy trạng thái dòng chảy phụ thuộc vào vận tốc v, độ nhớt v và đường kính
ống d. Reynolds đã tìm ra tổ hợp 3 đại lượng ấy là một số không thứ nguyên mang tên
ông: Số Rây- nôn: và tìm được trị số trung bình của số Re hạn tương ứng với
trạng thái chảy quá độ: Re0 = 2320.
Vậy : Re < 2320 : chảy tầng
Re > 2320 : chảy rối
Đối với kênh hở,tiết diện tròn hay không tròn: số Reynolds giới hạn thấp
hơn: Re0 = 580., thậm chí có thể Re0 = 380.

Re < 2320 : chảy tầng

Re0 = 2320

Re > 2320 : chảy rối

Hình 5-1

II. Quy luật tổn thất năng lượng trong dòng chảy.
Nguyên nhân của tổn thất năng lượng có nhiều: tính nhớt của chất lỏng (v), đoạn
đường đi dài hay ngắn (l), tiết diện dòng chảy (ω ), trạng thái chảy.v .v...
Để tiện tính toán, người ta quy ước chia thành hai dạng tổn thất: tổn thất dọc
đường: hd và tổn thất cục bộ: hc :hw = ∑hd + hc
1. Tổn thất dọc đường.
Đắc xi nhận thấy: ở chảy tầng hd = k1v
ở chảy rối hd = k2v2
và ông đưa ra công thức chung vào năm 1856, gọi là công thức Darcy:
lv 2 lv 2
hd =λ hay hd =λ , đối với đường ống có áp
4R 2g d 2g
Trong đó:
l- chiều dài, d- đường kính ống, v - vận tốc trung bình.
λ - hệ số tỷ lệ, gọi là hệ số ma sát. Nó phụ thuộc vào số Re và độ nhám thành
ống n: λ (Re,n)
Việc tính λ khá phức tạp. Có nhiều công thức bán thực nghiệm. Người ta hay
dùng đồ thị Ni cu rát ze (Hình 5-2).

- 59 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hình 5-2
Có 5 khu vực:
A
Chảy tầng λ =
Re
Chảy quá độ từ tầng sang rối: chưa có quy luật vào.
Chảy rối thành trơn: λ = f(Re)
Chảy quá độ từ thành trơn sang thành nhám: λ = f(Re,n),
Chảy rối thành nhám: λ = f(n),

n= - độ bóng tương đối,∇ - độ nhâp nhô,d- đường kính danh nghĩa
d
Trong từng khu vực có công thức tính λ tương ứng ( Xem trong sổ tay thuỷ lực)
2. Tổn thất cục bộ.
Thường dùng công thức Vai zơ bắc
v2
hc =ς
2g
ς hệ số tỷ lệ, gọi là hệ số tổn thất cục bộ, thường được xác định bằng thực
nghiệm. Nó phụ thuộc vào hệ số Re và đặc trưng hình học vật cản. Ví dụ xét hai
trường hợp (Hình 5-3a và 5-3b).

- 60 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Đột mở (h.5-3a)
2
v2  ω
h c = ς1 1 ; ς1 = 1 −  ;
2g  Ω
2
v 22 ' Ω 
h c = ς1' ; ς1 =  − 1
2g ω 
Đột thu (h.5-3b)
2
v 22  ω
h c = ς2 ; ς1 = 0,51 −  ;
2g  Ω 
v12 ' ΩΩ 
h c = ς '2 ; ς 2 = 0,5  − 1
2g ωω 

§ 5.2 DÒNG CHẢY RỐI TRONG ỐNG


I. Cấu trúc dòng rối trong ống.
Thực nghiệm chứng tỏ dòng chảy rối trong ống gồm hai phần chính (H.5-4a): lõi
rối và lớp chảy tầng sát thành có chiều dày.
30 d
δT =
Re λ

Hình 5-4a
Trong lõi rối, vận tốc điểm thay đổi về trị số và cả hướng theo thời gian
Nếu xét trong một khoảng thời gian tương đối dài T, thì thấy u giao động xung
quanh một trị số không đổi u (Hình 5-4b) gọi là vận tốc trung bình thời gian:

- 61 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

T
1
T∫
u= udt
0

Lúc đó vận tốc tức thời u = u + u ' , u’ gọi là vận tốc mạch động.
Tương tự có: p =p +p ' ; ρ=ρ+ρ'
II. Phân bố vận tốc trong ống.

Ở trạng thái chảy tầng, theo Newton .

Ở trạng thái chảy rối, người ta đưa vào hệ số nhớt rối bổ sung .

Nhưng ε >> µ , nên

Hình 5-4b
Giả thuyết về ε có nhiều, nhưng theo Prandtl
du
ε =ρl 2
dy
Trong đó l = ky, chiều dài xáo trộn, đặc trưng cho sự chuyển động theo phương
ngang của các phần tử chất lỏng; k = 0,4;
du
dy
-gradient vận tốc trung bình thời gian
Do đó:
2
du  du 
τ =ε = ρl 2  
 dy 
dy  

du τ1 1 τ
= =u • Với u • ≡ vận tốc động lực
dy ρl l ρ
u• u dy
du = dy = •
l k y
u•
u= ln y + C
k
u• u
Tại trục ống: y=r; u = u max → C = u max − → C = u max − • ln r
k k

- 62 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

u r
Vậy : u = u max − k ln y nghĩa là vận tốc biến thiên theo luật lôgarit (hình 5-4a)

còn v = Q/ω = 0,825 umax.

§ 5.3 DÒNG CHẢY TẦNG TRONG ỐNG – DÒNG HAGEN – POADƠI


I. Phương trình vi phân chuyển động.
Xét chuyển động một chiều (u ≠ 0) trong ống nằm ngang do độ chênh áp (p1 >p2)
của chất lỏng không nén được (ρ = const) chuyển động dừng , bỏ qua lực khối
(H.5-5). Với những điều kiện đó, xuất phát từ phương trình liên tục:
và phương trình Navie – Stốc:
1 du

ρ
gradp +v∆u =
dt
,

u max

r0 r0
dr

Hình 5-5
1 dp  ∂2 u ∂2 u 
Suy ra − + ν 2 + 2  = 0
ρ dx  ∂y ∂z 
∂ 2 u ∂ 2 u 1 dp
→ + = = const = C (5-1)
∂y 2 ∂z 2 µ dx
Ở đây cho hai vế bằng const, vì vế trái phụ thuộc vào y, z, còn vế phải không phụ
thuộc vào chúng.
dp ∆p γh
=− = − w = −γJ (5-2)
dx l l
J: độ dốc thuỷ lực
Để dễ tích phân phương trình (5-1), ta viết dưới dạng toạ độ trụ với giả thiết dòng
chảy đối xứng trục:
1 d  du  1 ∆p
r =− (5-3)
r dr  dr  µ l
Với điều kiện r = 0 :u hữu hạn
r = R0 :u = 0

- 63 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

II. Phân bố vận tốc.


Tích phân phương trình (5-3) với các điều kiện biên ta sẽ tìm được phân bố vận
tốc có dạng parabôn.
∆p
u=
4µl
( R 02 − r 2 )

∆p 2
Vận tốc max tại trục ống: u max = R0
4µl
R0 R0
π 2
Ta tính được lưu lượng: Q = ∫ dQ = ∫ 2πdr = R 0 u max
0 0
2
Q u max
Vận tốc trung bình: v= =
ω 2
8µlv 8µlQ
Độ chênh áp: ∆p = R 2 = πR 4 (5-4)
0 0

Đó là định luật Hagen – Poadơi, được ứng dụng để tính độ nhớt (xem [4])
Hệ số hiệu chỉnh động năng:
∫u dω
3

α= ω
=2
v 3Q
Phân bố ứng suất tiếp trong dòng chảy:
du ∆p r r
τ =µ = = τ0
dy l 2 R
∆p R 0
Với τ 0 ( r = R 0 ) = = γJR , R – bán kính thuỷ lực.
l 2
III. Tổn thất dọc đường của ống.
∆p
hw ≅ hd =
γ ( theo (5-2))
32 128 µlQ
Thay ∆ p bằng (5-4) h d = γd 2 lµv = π γd 4 (5-5)
Từ (5-5) ta có hai nhận xét sau đây:
Thứ nhất, hd ≈ v, nghĩa là như đã nêu ở Đ 5-1: trong chảy tầng: hd = k1v;
Thứ hai, với Q = const, d = const, khi µ giảm (do nhiệt độ tăng) thì hd giảm,
nghĩa là muốn tổn thất hd ít thì hâm nóng chất lỏng (hâm có mức độ)
2v
Tiếp tục biến đổi (5-5) bằng cách thay γ = ρ g và nhân với 2 v ta được
64 l v 2 l v2
hd = =λ
Re d 2g d 2g
Chính là công thức Darcy đã nêu với hệ số ma sát trong chảy tầng
64 υdρ
λ= ; Re =
Re µ

- 64 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

§ 5.4 DÒNG CHẢY TẦNG CÓ ÁP TRONG CÁC KHE HẸP


Trong kỹ thuật, giữa các chi tiết máy có những khe hở nên có sự rò rỉ của chất
lỏng (xăng, dầu...) do chất lỏng làm việc dưới áp suất cao. Nên cần tính toán độ khít
cần thiết của những khe hở đó, hạn chế lưu lượng rò rỉ, v.v...
I. Dòng chảy giữa hai tấm phẳng song song.
Với những điều kiện như dòng chảy tầng trong ống (Đ 5-3) và do khe hẹp nên
u=u(y); (Hình 5-6).

Hình 5-6
Phương trình vi phân chuyển động có dạng:
d 2 u 1 dp
=
dy 2 µ dx
Với điều kiện biên: y = 0 và y= h th : u = 0
Sau khi phân tích ta sẽ được phân bố vận tốc có dạng parabôn:
1 dp
u =− y( h − y )
2µ dx
1 dp 2
Vận tốc max (tại y = h/2) u max = h
8µ dx
h
b dp 3 1 ∆p 3
Lưu lượng Q = ∫ budy = − h = h b
0
12 µ dx 12 µ l
Q 2
Vận tốc trung bình v= = u max
bh 3
Ở đây: b – bề rộng tấm phẳng;
l – chiều dài của khe.
II. Dòng chảy dọc trục giữa hai trụ tròn.
1. Mặt trụ đồng tâm:

- 65 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

r1

r2

Hình 5-7a
Ta dùng các ký hiệu sau đây (H.5-7a)
Dn - đường kính ngoài, D n = 2r2
Dt - đường kính tron, D t = 2r1
Dn + Dt
D= - đường kính trung bình;
2
D − Dt
∂= n - chiều dày của khe.
2
Xét δ << D/2, l – chiều dài của đoạn dòng chảy cần xét.
Áp dụng công thức (5-6) tính lưu lượng thay b = π D; h = δ , có:
πDδ3 ∆p
Q ≡ Q1 =
12 µ 1

2. Mặt trụ lệch tâm.


Gọi:
δ - chiều dày của khe hở khi mặt trụ lệch tâm;
l - độ lệch tâm (H.5-7b)
ϕ - góc của l bán kính véc tơ với đường qua tâm của hai mặt trụ (toạ độ cực 0 là
tâm).
a(ϕ ) – khe hở theo bán kính véctơ ứng với ϕ .

r2

O/
ϕ
r1

Hình 5-7b

- 66 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Xét a << D nên:


Dn Dt  e 
a= − + e cos ϕ = δ1 + cos ϕ
2 2  δ 
Áp dụng (5-6) cho phân tố hình thang vuông:
D
b= dϕ; δ = a
2
3
∆p D 3  e 
dQ = δ 1 + cos ϕ dϕ
12 µl 2  δ 

πD∆p 3  3 e 2   3 e2 
Q ≡ Q 2 = ∫ dQ = δ 1 +  = Q1 1 + 
0
12 µl  2δ
2
  2δ
2

Vậy Q2 > Q1 và Q2 = 2,5Q1 khi độ lệch tâm lớn nhất (e = δ )
Ở đây có thể xét thêm bài toán lọc dầu, tức là dòng chảy tầng theo phương bán
kính trong khe hẹp phẳng (xem [1] trang 181-184)

§ 5.5 DÒNG CHẢY TRONG KHE HẸP DO MA SÁT


CƠ SỞ CỦA LÝ THUYẾT BÔI TRƠN THUỶ ĐỘNG
Ta gặp rất nhiều chuyển động do ma sát trong khe hẹp như chất lỏng chuyển
động giữa píttông và xi lanh, giữa con trượt và bàn trượt, giữa trục và ổ trục .v.v...Cần
phải tính lực ma sát và mô men cản.
I. Dòng chảy giữa hai mặt phẳng song song, bài toán Cu–ét.
Dòng chảy do ma sát (do tấm phẳng trên chuyển động với vận tốc U1 – (H.5-8) và
do chênh áp dp/dx ≠ 0.

U1

Hình 5-8
Lúc đó phương trình vi phân chuyển động giống như Đ 5-4-1 nhưng điều kiện
biên khác khi y = h; u =U1; nên
U1 1 dp
u= y− y( h − y ) (5-7)
h 2µ dx
h
U1 h 1 dp 3
và Q = ∫ udy = − h (5-8)
0
2 12 µ dx
Khi không có độ chênh áp (dp/dx = 0)

- 67 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

y
u = U1
h
du U
τ =µ =µ 1
dy h
U1
Lực cản T = τS = µ S ; S - điện tích tấm phẳng.
h
II. Bôi trơn hình nêm
Khi một tấm phẳng nghiêng đi một góc nhỏ α , ta có hình nêm (H.5-9). Lúc này,
ngoài lực cản F còn có lực nâng P, nghĩa là cần tìm sự phân bố ứng suất tiếp và phân
bố áp suất.
dp
=0
dx

y
h2
hx
h1

Hình 5-9
Tương tự như bài toán Cu–ét (Đ 5.5-1) ta tính được lưu lượng qua mặt cắt (5-8).
U1h 1 dp 3
Q= − h
2 12 µ dx
với h = h (x) = (a-x)tgα ≈ (a-x)α
Giả sử tương ứng với mặt cắt chiều cao h có áp suất cực đại, nghĩa là: ;

thay vào (5-8) ta tính được .


U1h • U1h 1 dp 3

O
= − h
2 2 12 µ dx
dp 6µU1 ( h − h • )  1 2Q 
→ = 3
= 6µU1  2 − 
3 
dx h  h U 1 h 
Khi x = 0 và x = l: p = pa
x

Thay h bằng (5-9) và lấy ∫dx


0
, ta được:

6µU 1 x  Q 2a − x 
p = pa + 2 1 − 
α a ( a − x )  αU 1 a ( a − x ) 
Suy ra áp lực tác dụng lên bản phẳng:

- 68 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

µU1l 2
P = ∫ ( p − p a ) dx = C p
0
h 22
6  η − 1
Cp = lg η − 2 η + 1
( η − 1) 2  
h1
Hệ số nâng η =
h2
du
Để tính lực cản F, ta phải tính ứng suất tiếp τ = µ dy ' , u lấy từ phân bố vận tốc

chuyển động Cu ét (5-7). Từ đó thay y = h(x), ta có τ = τ h. Lực cản tính theo l đơn vị
bề rộng đối với bản phẳng chuyển động là:
1
µU1l
F = ∫ τh dx = C f
0
h2
2  η −1 
Cf = 2 lg η − 3 - hệ sô cản
η −1 
 η + 1

F C h
Hệ số ma sát: f = P = C l
f 2

III. Bôi trơn ổ trục.


Tính lực ma sát và mô men của nó giữa trục và lớp dầu bôi trơn theo Pê tơ rốp
(Hình 5-10). Gọi r – bán kính trục; l – chiều dài trục; lớp đầu dày δ . Khi trục quay với
vận tốc u = rΩ thì chất điểm đầu bám trên mặt trục cũng chuyển động với vận tốc đó,
còn ở trên ổ trục bằng 0.

Hình 5-10
du
Ứng suất tiếp của lớp dầu: τ = µ
dr
Diện tích tiếp xúc giữa lớp dầu và mặt trục: S = 2π rl
du u
Lực ma sát: T = τ.S = 2πrl µ = 2πrl µ
dr δ
Mô men lực ma sát:

- 69 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

πnr µπ2 r 3 nl πn
M = T.r = 2πrl µ = , vì u = rΩ , Ω = .
30 δ 15 δ 30
Do lệch tâm khi quay trục, nên phải nhân các kết quả trên với hệ số hiệu chỉnh:
2(1 + 2C 2 ) e
β= ; C=
(2 + C )
2
1−C 2
δ
Có thể tham khảo lời giải chính xác của bài toán bôi trơn ổ trục ở [1], trang
191-196.

* Câu hỏi:
1. Trình bày thí nghiệm thể hiện các trạng thái dòng chảy của chất lỏng.
2. Bản chất của tổn thất năng lượng dòng chảy, cách xác định.
3. Từ phương trình Naviê-Xtôc, tìm quy luật phân bố vận tốc trên tiết diện
của dòng chảy tầng trong ống tròn. Vẽ phân bố vận tốc và xác định các thông số
thủy lực trong đoạn ống.
4. Xác định quy luật phân bố vận tốc trên tiết diện của dòng chảy rối trong
ống.
5. So sánh hình dáng của Prôfin vận tốc với dòng chảy trong ống khi chảy
tầng và khi chảy rối.
6. Vẽ Prôfin vận tốc dòng chảy trong ống tròn khi cùng lưu lượng thể tích
cho hai loại chất lỏng:
7. Nước thường trong trạng thái chảy rối.
8. Dầu trong trạng thái chảy tầng.
9. So sánh sự phân bố vận tốc dòng chảy tầng giữa hai bản phẳng song song
có gì khác so với dòng chảy tầng trong ống tròn. Giải thích về vật lý sự khác nhau
đó.

- 70 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

10. Sự khác nhau về lưu lượng chảy qua khe hẹp giữa hai mặt trụ lệch
tâm và đồng tâm khi có cùng gradien áp suất. Giải thích về vật lý sự khác nhau
đó.

CHƯƠNG VI

CHUYỂN ĐỘNG MỘT CHIỀU CỦA CHẤT KHÍ


Nghiên cứu chuyển động một chiều của chất lỏng nén được - chất khí, nghĩa là
ρ ≠ const, nó thay đổi theo áp suất p và nhiệt độ T. Khi đó các phương trình có thay
đổi.

§ 6.1 CÁC PHƯƠNG TRÌNH CƠ BẢN CỦA CHẤT KHÍ


I.Phương trình trạng thái:
Cho ta mối quan hệ giữa trọng lượng riêng γ = ρ g, áp suất và nhiệt độ. Đối với
chất khí hoàn hảo, ta có:
p
= RT (6-1)
γ
R – hằng số chất khí, với không khí: R = 29,27 m/độ.

- 71 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Biểu thức (6-1) vẫn còn phức tạp để áp dụng vào kỹ thuật, nên người ta cần tìm
những quan hệ đơn giản hơn, phụ thuộc vào quá trình chuyển động.
Quá trình đẳng nhiệt (T = const): p = Cγ
Quá trình đoạn nhiệt: p = Cγ k (6-2)
Cp
k= = Nhiệt dung đẳng áp/nhiệt dung đẳng tích, với không khí k=1,4.
Cv
Quá trình này được áp dụng trong kỹ thuật
C p − C v = AR

A - Đương nhiệt lượng của công cơ học.


1 1
γ  p k  T k −1
Từ (6-1) và (6-2) suy ra: =
 
 =
T  (6-3)
γ1  p1   1
Đối với quá trình đa biến : p = cγn
n – chỉ số của quá trình đa biến.
II. Phương trình lưu lượng:
Ta có dạng giống như đối với chất lỏng.
G = γQ = const ...hay : γ1 v1ω1 = γ 2 v 2 ω2
dγ dv dω
Hay là: + + =0
γ v ω

III. Phương trình bécnuli đối với dòng nguyên tố của chất khí lý tưởng, chuyển
động dừng (4-14)
Từ tích phân Becnuly(4-14)
dp u 2
z +∫ + = const
γ 2g
Triển khai cho dòng nguyên tố chất lỏng từ tiết diện 1-1 đến 2-2 cần phải phải
2
dp
giải dược tích phân: I = ∫ , cho các quá trình trao đổi nhiệt khác nhau.
1
γ
Xét quá trình đoạn nhiệt :
dp dp k p
p = Cγk → dp = kC γk −1dγ → = kC γk −2 dγ → ∫ =
γ γ k −1 γ
Vậy phương trình Bécnuly có dạng
k p u2 k p1 u 12 k p 2 u 22
z+ + = C → z1 + + = z2 + + (6-4)
k − 1 γ 2g k − 1 γ1 2g k − 1 γ 2 2g
Đỗi với quá trình đẳng nhiệt:
n p u2 n p1 u12 n p 2 u 22
z+ + = C → z1 + + = z2 + + (6-5)
n − 1 γ 2g n − 1 γ 1 2g n − 1 γ 2 2g
Đỗi với quá trình đẳng nhiệt:

- 72 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

p dp dp dp dp
p = Cγ → γ = → = → ∫ = ∫ C = C ln p
C γ p γ p
C
Vậy ta có phương trình Becnuly
u2
z + C ln p + = const
2g
u12 p2 u 2
Hay z1 + = z 2 + C ln + (6-6)
2g p1 2g

IV. Phương trình entanpi.

u1

u2

Hình 6-1
Thành lập cho dòng nguyên tố của chất khí lý tưởng, chuyển động dừng. Khảo sát
sự biến thiên năng lượng trong khối khí từ 1-1 đến 2-2 sau khoảng thời gian dt trong hệ
toạ độ cố định (Hình 6-1). Dựa vào định luật bảo toàn năng lượng: năng lượng thu vào
hay sinh ra bằng biến thiên năng lượng của thể tích chất khí, nghĩa là:
Nhiệt hấp thụ + Công của áp lực = Thế năng + động năng + nội năng + công cơ
học + công ma sát.
Viết cho một đơn vị trọng lượng chất khí:
Q p1 p 2 u 2 + u 12 U 2 − U1
+ − = ( z 2 − z1 ) + 2 + + L + L mδ
A γ1 γ 2 2g A
Nhiệt lượng Q = Qn (toả nhiệt ra ngoài) +Qt (nội nhiệt do ma sát)
Qt = ALmδ ,
Tiếp tục biến đổi phương trình trên dựa vào các biểu thức sau đây:
p CpT CvT P
= RT ; C p T − C v T = ART → − = RT =
γ A A γ
CpT p CvT
= + ; i= CpT -entanpi
A γ A
i p U
= + U = C v T -nội năng
A γ A
Nếu xét quá trình đoạn nhiệt (Qn = 0) và bỏ qua công cơ học (L = 0), ta sẽ được
phương trình entanpi.

- 73 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

u12 u2
i1 + A = i 2 + A 2 (6-7)
2g 2g
Nghĩa là tổng entanpi và động năng là một đại lượng không đổi.

§ 6.2 CÁC THÔNG SỐ DÒNG KHÍ


I.Vận tốc âm.
dp gdp
Theo định nghĩa a= =
dρ dγ
p
Xét: p = cγk , a = k = kgRT
γ
a~ : Vận tốc âm phụ thuộc vào nhiệt độ tuyệt đối.
T
Chẳng han: t = 150C, T = 273+15 = 2880K, k = 1,4 ; a = 341 m/s
Để so sánh vận tốc dòng chảy v với vận tốc âm a ông Mắc (người Áo) đưa vào số
Mắc: M = v/a.
Só Mắc là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của tính n n đến
chuyển động, nó là tiêu chuẩn quan trọng của hai dòng khí tương tự.
M < 1: Dòng dưới âm
M = 1: Dòng quá độ
M > 1: Dòng trên âm (siêu âm)
Trong dòng khí trên âm (M > 1) thường xảy ra hiện tượng sóng va (sóng và thẳng
và sóng va xiên). Đó là một vấn đề rất thú vị, được nghiên cứu trong các giáo trình
nhiều giờ hay chuyên đề.
II. Dòng hãm, dòng tới hạn.
Khi chất khí ở trạng thái tĩnh v = 0, người ta nói chất khí ở trạng thái hãm, còn p 0 ,
T0, ρ 0...gọi là các thông số dòng hãm.

p0 p
ρ0 ρ
T0 T
v0 = 0 v

Hình 6-2
Tìm mối liên hệ giữa các thông số dòng hãm với các thông số dòng khí. Từ
phương trình entanpi (6-7) viết cho dòng hãm:
u2
C p T0 = C p T + A
2g

- 74 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

T0 A u2 1 u2
=1+ =1+
T 2g C p T C p kgRT
2
kRA
Vì Cp - Cv = RT , a2 = kgRT, nên:
T0 1 k −1 2
=1+ M2 =1+ M
T 2 2
k −1
Biến đổi theo (6-3) sẽ được:

(6-8)

Ta có thể tính được vận tốc cực đại của dòng khí từ bình chứa ra (Hình 6-2) . Từ
thực tế có thể coi dòng khí biến đổi theo quá trình đoạn nhiệt.

Từ phương trình Bécnuly (6-4) ta có:


k p0 k p u2
= +
k −1 γ 0 k − 1 γ 2g

2gk  p 0 p 
u=  − 
k − 1  γ 0 γ 
Từ biểu thức đó, ta thấy p giảm thì u tăng và p = 0 thì vận tốc đạt cực đại:
2gk p 0 2a 02 2gk
u = u max = = = RT0
k −1 γ 0 k −1 k −1
Đỗi với không khí: u max ≈ 44 ,8 T0
Với T0 = 3000K; umax = 776 m/s
Khi vận tốc dòng khí bằng vận tốc âm; u = a, ta có trạng thái tới hạn. Lúc đó có
các thông số của dòng tới hạn: u = a* ,p* , ρ * , T* ,...
Tìm mối liên hệ giữa các thông số dòng hãm và dòng tới hạn bằng cách từ các
biểu thức (6-8) cho M = 1.
T0 k −1 k + 1
=1+ =
T• 2 2
Hay là: (6-9)

- 75 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Tính lưu lượng trọng lượng từ bình chứa ra ngoài (Hình 6-2)
G = γ uω
 2 k+1

k  p k  p  k 
G = ω 2g p0γ0   −  
k −1  
 p0 
p  
 0 

 
G max = G •u •ω

Hình 6-3

 6.3. CHUYỂN ĐỘNG CỦA CHẤT KHÍ TRONG ỐNG PHUN


Ống phun là loại ống mà chất khí trong đó có thể thay đổi chế độ chuyển động từ
dưới âm sang trên âm hay ngược lại
Xét chuyển động một chiều của chất khí trong các loại ống phun khác nhau. .
I. Các phương trình thông số của ống phun
Viết các phương trình cơ bản dòng khí dưới dạng vi phân :
Phương trình trạng thái: dp = d(γ RT)
Phương trình lưu lượng trọng lượng trọng lượng: dG = d(γ vω ) = 0
Phương trình Bécnuly khi kể đến công cơ học và công ma sát:
dp dv 2
+ + dL + dL ms = 0
γ 2g
dQ p dv 2 dU
Phương trình năng lượng: = d( ) + + + dL + dL ms
A γ 2g A
Trong 4 phương trình có 5 thông số: γ , p, v, U, T và 5 yếu tố tác dụng dòng
chảy: ω , G, Q, L, Lms.
Vì vậy từ 4 phương trình trên cùng với công thức tính nội năng U = C vT, ta khử 4
thông số để thành lập phương trình liên hệ giữa thông số còn lại, chẳng hạn như vận
tốc v, với 5 yếu tố(ω , G, Q, L, Lms). Kết quả cuối cùng ta được:

- 76 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

dv dω dG g k −1
(M 2
−1)
v
=
ω
− − 2
G a A
kg kg
dQ − 2 dL − 2 dL ms
a a
(6-10)
Nếu xét chủ yếu sự thay đổi vận tốc của dòng chảy trong ống phun (từ dòng dưới
âm sang dòng trên âm) ảnh hưởng củ từng trường hợp riêng, các yếu tố khác coi như
không thay đổi ta có các ống phun khác nhau:
II. Ông phun hình học (ống La Van, năm 1883)
Chỉ có tiết diện thay đổi (dω ≠ 0), còn các yếu tố khác bỏ qua (dG = dQ = dL =
dLms = 0). Từ phương trình (6-8) suy ra:
dv dω
(M 2 −1) =
v ω

Để dòng khí tăng tốc


Khi
M
dv > 0,
Hình 6-4

v < a, M < 1 thì dω < 0 tức là diện tích thu hẹp.


v = a, M = 1, dω = 0: diện tích không đổi gọi là mặt cắt tới hạn ω .
v > a, M > 1, dω > 0: diện tích mở rộng.
Như vậy gọi là ống phun hình học và mang tên nhà thiết kế La Van có dạng H.6.4
Có 2 chú ý quan trọng:
Sự thay đổi tiết diện ở gần mặt cắt tới hạn c-c ảnh hưởng rất lớn đến vận tốc v.
Chẳng hạn như tiết diện ω thay đổi 1% thì số Mắc M thay đổi từ 0,9 tới 1.
Dòng chất khí chuyển từ dưới âm sang trên âm chỉ có thể xảy ra với điều kiện là v
= a tại mặt cắt nhỏ nhất c-c (Hình 6-4)
Ta nhận xét thêm rằng ở dòng khí trên âm, khi tiết diện tăng, vận tốc cũng tăng.
Đó là khác biệt nổi bật khi so sánh dòng nước và dòng khí chuyển động trong ống
thẳng tiết diện biến đổi.
III. Ống phun lưu lượng.

- 77 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Chỉ làm thay đổi lưu lượng dG ≠ 0, còn các yếu tố khác không thay đổi. Từ
phương trình (6-10) có dạng:
dv dG
(M 2 −1) =
v G
Để cho dòng khí tăng tốc dv > 0,
Khi M < 1; dG > 0: hút khí vào để G tăng,
M = 1; dG = 0,
M > 1; dG < 0: nhả khí ra, Ggiảm
Vậy, ống phun lưu lượng có dạng hình 6.5.

Hình 6-5
IV. Ông phun nhiệt.
Chỉ làm thay đổi lưu lượng dQ ≠ 0, còn các yếu tố khác không thay đổi . Từ
phương trình (6-10) có dạng:
dv g k −1
( M 2 −1) =− 2 dQ
v a A
Để cho dòng khí tăng tốc dv > 0,
Khi M < 1; dQ > 0: cung cấp nhiệt,
M = 1; dG = 0,
M > 1; dG < 0: lấy nhiệt ra.
Nguyên lý làm việc của ống phun cơ học (dL ≠ 0) hoàn toàn giống ống phun
lưu lượng.

Hình 6-6
V. Ông phun ma sát.
Khi chỉ có công ma sát thay đổi : dLms ≠ 0. khi đó

- 78 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

dv kg
(M 2 − 1) = − 2 dL ms
v a
Nếu dòng chảy có ma sát thì dòng khí trong ống sẽ sinh công đẻ thắng ma sát,
nên công của lực ma sát luôn luôn dương( dLms> 0), suy ra vế phải luôn luôn âm.
Khi M < 1: dv > 0
M < 1: dv < 0
Nghĩa là, khi dòng dưới âm thì lực ma sát làm tăng vận tốc, còn khi dòng trên âm
thì lực ma sát làm giảm vận tốc.
Vậy trừ ống phun ma sát, những ống phun còn lại muốn tăng tốc thì phải có tác
dụng ngược. Đó là nguyên lý “Tác dụng ngược”.

 6.4. TÍNH TOÁN DÒNG KHÍ BẰNG CÁC HÀM KHÍ ĐỘNG VÀ BIỂU ĐỒ
Hàm khí động là hàm có dạng f(k,λ ) hay f(k,M). Với giá trị k nhất định và các
giá trị hệ số vận tốc λ và M, người ta tính giá trị các hàm đó và lập thành bảng hay vẽ
các biểu đồ. Nhờ các bảng hàm khí động (Bảng 1. phần phụ lục) và biểu đồ đo, có thể
tính các thông số dòng khí một cách thuận tiện.
Có thể nêu ra những ưu điểm của phương pháp này:
Rút ngắn các quá trình tính toán.
Đơn giản rất nhiều các phép biến đổi khi vùng giải nhiều phương trình, nghĩa là
tìm được lời giải chung của những bài toán phức tạp.
Biết một cách định tính cơ bản những quy luật của chuyển động và mối liên quan
giữa các thông số của dòng khí.
I. Tính các thông số dòng khí:
Từ (6-6) và (6-8) ta tìm được các hàm khí động sau đây:
T  k −1 2 
τ(λ) = = 1 − λ 
To  k +1 
k
p  k −1 2 k −1
π(λ) = = 1 − λ
po  k +1 
1
ρ  k −1 2 k −1
ε(λ) = = 1 − λ
ρo  k +1 
Ví dụ 1:
Trong mặt cắt 1-1 ở phần dưới âm của ống Lavan lý tưởng cho p 1=16kG/cm2;
T01 = 4000K, λ 1= 0,6. Tính λ 2 và p2 ở 2-2. Biết T2 = 2730K
Giải: Trong ống phun Lavan lý tưởng: T02 = T01; p02 = p01; (T0 = const, p0 = const)
T2 T 273
Tìm λ 2: τ(λ 2 ) = = 2 = = 0,6825
T02 T01 400
Tra bảng 1 tìm được λ = 1,38. Vậy tiết diện 2-2 ở phần ống trên âm

- 79 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

p p p
Tìm p2: π(λ) = p → π(λ ) = π(λ )
1 2

0 1 2

π(λ1 ) π(1,38) 0,2628


p 2 = p1 = p1 = 16 = 5,23 kG
π(λ 2 ) π(0,6 0,8053 cm 2

II. Tính lưu lượng.


G=γω v
Từ các biểu thức γ = f(p0, k, λ ) và v = λ a*, ta có:
p0
G =ω .B.q (λ)
T0
k +1
kg 2 k −1
Trong đó: B= ( ) = 0,4
R k +1
ρv
q= = f (λ)
(ρv) *
q – lưu lượng dẫn xuất, hàm khí động lưu lượng.
p
Tính lưu lượng qua áp suất tĩnh p: p 0 = π( λ)
p
G =ω By ( λ)
T0
q ( λ)
y( λ) = một hàm khí động nữa
π( λ)
Ví dụ 2:
Tính λ 2, p2 ở miệng ra của ống giảm tốc, nếu biết ở miệng vào ống giảm tốc:
ω p
p01=3kG/cm2; λ 2 = 0,85; ω = 2,5 và hệ số áp suất toàn phần δ = p = 0,94
2 02

1 01

Giải: Từ công thức tính lưu lượng


p 01 p
ω1 q (λ1 ) = ω2 02 q (λ 2 )
T01 T02
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt qua thành ống giảm tốc, ta có T02 = T01, suy ra
1 ω1
q( λ 2 ) = q( λ 2 )
σ ω2
Tra bảng 1 : q(λ 1) = q(0,85) = 0,9729
Nên q(λ 2) = 0,413 ⇒ λ 2 = 0,27 và π (λ 2) = 0,9581
p2 = p02π (λ 2) = σ p01π (λ 2) = 0,94.3.0,9581 = 2,7 kG/cm2
III. Tính xung lực
G G p  k +1 G
I= v + pω =  v+ = a * Z( λ)
g g
 ρv
 2k g

- 80 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

1
Với Z( λ) = λ +
λ
Vậy biết λ (bằng số hay biểu thức) hay f(λ ,k) tra bảng hay đồ thị H.6-7 sẽ tìm
được f(λ ,k) hay λ khác.

Hình 6-7

* Câu hỏi:
1. Viết phương trình Naviê-Xtôc cho dòng khí một chiều khi chuyển động
dừng và khi chuyển động không dừng.
2. Viết phương trình Becnuli cho dòng khí lý tưởng chuyển động đoạn
nhiệt, chuyển động đẳng nhiệt.
3. Xác định vận tốc và lưu lượng của chất khí từ bình chứa ra.
4. Nguyên lý hoạt động của các loại ống phun khí động.

- 81 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

CHƯƠNG VII

TÍNH TOÁN THUỶ LỰC ĐƯỜNG ỐNG


Đường ống dùng để vận chuyển chất lỏng từ nời này đến nơi khác hay là phương
tiện truyền cơ năng của chất lỏng. Vận tải đường ống còn là một ngành khá phát triển.
Học chương này để thiết kế, kiểm tra hoặc điều chỉnh hệ thống sẵn có cho phù hợp với
yêu cầu về cột áp và lưu lượng, ít gây tổn thất năng lượng.

 7.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ TÍNH TOÁN ĐƯỜNG ỐNG


I. Phân loại:
1. Dựa vào tổn thấy năng lượng hw :
Chia đường ống thành hai loại:
Ống dài: hd là chủ yếu, bỏ qua hc , hc < 10%hw, thường l>>d (hàng 1000 lần)
Ống ngắn: hc > 10% hw
2. Dựa kết cấu đường ống
Người ta chia thành:
Đường ống đơn giản là đường ống có đường kính d và Q không đổi dọc theo
chiều dài.
Đường ống phức tạp có d hay Q thay đổi, nghĩa là gồm nhiều đường ống đơn
giản ghép nối lại.
Việc tính toán ống đơn giản sẽ là cơ sở cho việc tính toán ống phức tạp.
II. Công thức tính.
1. Tính công suất tiêu hao khi vận chuyển đường ống:
N = γQH ,w (7.1)
Trong đó: + γ -trọng lượng riêng của chất lỏng vận chuyển,N/m3
+ Q,m3/s
+ H= e=e1- e2 - độ chênh cột áp (hay năng lượng đơn vị) trước và sau ống, m.
2. Phương trình Bécnuli đối với chất lỏng thực (hw – tổn thất cột áp = tổn thất
năng lượng đơn vị):
p1 α1 v12 p α v2
z1 + + = z2 + 2 + 2 2 + hw ;
γ 2g γ 2g
Hay là: e1 = e2 + hw

- 82 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

p1 α1 v12
Ký hiệu: e1 = z1 + + năng lượng đơn vi đầu ống
γ 2g
p 2 α 2 v 22
e2 = z 2 + + - năng lượng đơn vi cuối ống
γ 2g
Phương trình lưu lượng: Q = vω
1 v2 v2
Công thức tính tổn thất hw: hd =λ
d 2g
;hc =ζ
2g
, trong đó λ =f(Re,n),

Gọi n = - độ nhám tương đối, l - chiều dài ống,
d
Dựa vào các phương trình trên suy ra công thức chung:
f(e, d, Q, l,n) = 0
III. Bốn bài toán cơ bản về đường ống đơn giản.
p p
Đối với đường ống đơn giản v1=v2 nên e= H=H1-H2= (z1 + γ ) − (z 2 + γ )
1 2

1. Tính H khi biết Q, l, d, n


Từ phương trình Bécnuli
H = H1 − H 2 =h w
 1  8Q 2
Suy ra H =  ∑ζ + λ  2 4 (7-2)
 d  π gd

2. Tính Q, biết H, l, d, n
Giải bằng 2 phương pháp:
Phương pháp cột áp tới hạn (Hc) khi không có cản cục bộ. Ta có:
32 v 2 l
H = H 1 - H2 = H d = . Re
gd 3
Nếu chất lỏng chảy tầng: λ = 64/Re
128 vl πgd 4
Từ (7-1) có: H= Q →Q = H
πgd 4
128 vl
Nếu H > Hc: chảy rối, nên tính λ bằng phương pháp thử dần.
Phương pháp biểu đồ (cho cả Σ ζ ≠ 0)
Cho các trị số Q, vẽ H(Q) theo công thức (7-2). Từ biểu đồ đó, khi cho H sẽ có Q
tương ứng.
3. Tính d, biết l, H, Q, n
8  1 2
Từ công thức (7-2) suy ra d4 =  ∑ζ + λ Q
π gH 
2
d

- 83 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Tìm d bằng đồ thị:

 y1 = d 4

 8  1 2
 2 π 2g H ∑
y = ζ + λ Q
  d

Hình 7-1
Giao điểm 2 đường cong đó chiếu xuống hoành độ là d cần tìm.
4. Tính d, H, khi biết Q, l, n
Tính trước d theo vkt – vận tốc kinh tế do thực tế đã xác định(ví dụ:v kt = 1,2m/s-
phụ lục1) hay vtb. Sau tính H như bài toán a.

 7.2. TÍNH TOÁN THUỶ LỰC ĐƯỜNG ỐNG NGẮN PHỨC TẠP
Dựa trên cơ sở tính toán đường ống đơn giản.
I. Đường ống nối tiếp.
Tìm quan hệ giữa H và Q.
Đặc điểm thuỷ lực (H.7-2a)
Q = Q1 = Q2 = ….. = Qn
H = H1 + H2 + ….. + Hn

Chọn nguồn H thích hợp.


 1 8
Từ (7-2): H1 =  ∑ζ + λ  2 4 Q12 ≡ S1Q12
 d π d g
H 2 = S2 Q 22
………….

- 84 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Suy ra H = ( S1 + S2 + ...... + Sn ) Q = ∑Si Q


2 2

Bằng phương pháp đồ giải: Xây dựng đường quan hệ H - Q


II. Đường ống nối song song.
Đặc điểm thuỷ lực (Hình 7-2b)
Q = Q1 + Q2 + ….. + Qn
H = H1 = H2 = ….. = Hn
Từ (7-2): Q i = Si H

S1
Suy ra: Q 2 = Q1
S2
S1
Q3 = Q1
S3
..........
 S1 S1 S1 
Q = 1 + + + .... + Q1
 S 2 S 3 S n 
2
Q
H = H1 = S1 2
 
1 + S1 + S1 + .... + S1 
 S2 S3 S n 

Tương tự, có thể giải bằng đồ giải.
III. Đường ống phân nhánh hở:

Hình 7-3
Giả sử ta có sơ đồ như H.7-3.
Q1,Q2,Q3,Q4,Q5: Lưu lượng chất lỏng phân phối theo các vi trí.
Các bước tính toán.
Bước 1: Chọn đường ống cơ bản: là đường ống vận tải năng lượng của chất lỏng
lớn nhất; thường chọn Q hay l dài nhất.
Bước 2: Tính toán thuỷ lực cho đường ống đã chọn
Bước 3: Kiểm tra trên đường ống nhánh, xem với năng lượng đã tính có độ tải
cho một ống nhánh không ? Không đủ, phải chọn lại, tính lại.

- 85 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Xét cụ thể trên sơ đồ hình 7-3


Bước 1: Giả sử ta chọn OABCD5
Bước 2: Các số liệu đã cho ở tại 1,2,3,4,5 như Qi –lưu lượng cần thiết các vị trí,
Zi- chiều cao đặt vòi , li, n(hayλ ),ξ i-tổn thất ở các chỗ ngoặt dòng, khoá,vv...
Yêu cầu thiết kế phải tính được d của các đoạn sao cho khi mở hết các van đảm
bảo lưu lượng vẫn cấp đủ cho các nơi tiêu thụ.
Tính toán từ cuối đường ống trở lên nguồn:
Tính đoạn ống 0-5với giả thiết là ống đơn giản với: H 05=H và Q05=Q5 ta tính được
d05 theo công thức (7-2). Chọn ĐD5=d05, sau khi dã làm tròn đường kính theo dãy tiêu
chuẩn.
Tính chênh áp HD5 theo (7-2)
Tính đường kính dD4 theo (7-2) khi biết HD4 và Q4
Tính dCDvới QCD=Q5+Q4
Tính chênh áp HCD theo (7-2)
Tiếp tục tính cho dến gốc O và ta cóhệ thống ống nhánh như một “cây
đường ống”,.
IV. Đường ống phân phối liên tục.
Sơ đồ như H. 7-4
Qff = ql (q - lưu lượng trên 1 đơn vị dài).
Q ff Q
QM = QV − .x = Q f + Q ff − ff .x
l l

Hình 7-4
Tính tổn thất năng lượng dh trên dx (coi lưu lượng không đổi trên dx) theo (7-2)
với Σ ζ = 0:
2
8 dx  Q 
dh = λ 3  Q1 + Q n − n x 
πg d 
2
l 
Suy ra:
1
8 1  1 
h d = ∫ dh = λ 5  Q f2 + Q f Q ff + Q ff2 
0 πg d 
2
3 
Chính là độ chênh lệch cột áp
Ngoài ra, có thể tính toán thuỷ lực đường ống dài phức tạp dựa trên cơ sở tính
toán đường ống ngắn phức tạp bỏ qua Σ hc (xem sổ tay thuỷ lực).

- 86 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

* Câu hỏi:
1. Phân loại đường ống.
2. Các bài toán cơ bản tính toán đường ống đơn giản.
3. Phương pháp tính toán đường ống phức tạp.

- 87 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

CHƯƠNG VIII

LỰC TÁC DỤNG LÊN VẬT NGẬP TRONG CHẤT


LỎNG CHUYỂN ĐỘNG.
Trong chương này giới thiệu tổng quát về tương tác giữa chất lỏng với vật ngập
trong nó.

 8.1.CÔNG THỨC TỔNG QUÁT


Ta có dòng chất lỏng chuyển động với vận tốc U∝ bao quanh vật rắn cố định (hay
coi gần đúng là vật rắn chuyển động với vận tốc U ∝ trong chất lỏng tĩnh). Giả sử U∝
không đổi về trị số và hướng. Chất lỏng chuyển động:
dPn

dPτ
U dS

Hình 8-1

Tác dụng lên vật cản, gây ra lực pháp tuyến và tiếp tuyến (Hình 8-1). Tổng hợp
lực đó sẽ được một hợp lực P và một ngẫu lực M. Hợp lực P gồm 2 thành phần:
Do áp suất P = Pn + Pτ (8-1)
Pn vuông góc với phương của vận tốc ở vô cùng U∝ gọi là lực nâng; Pτ cùng
phương với U∝ nhưng ngược chiều, gọi là lực cản.
Về trị số, các lực đó có biểu thức sau:
ρU ∞2
Pτ = C x S
2
(8-2)
ρU ∞2
Pn = C y S
2
Trong đó: Cx - hệ số lực cản, không thứ nguyên.
Cy - hệ số lực nâng, không thứ nguyên.
ρ - Khối lượng riêng của chất lỏng.
S - Tiết diện cản chính (hình chiếu của vật cản lên mặt phẳng
vuông góc với U∝).
I. Lực cản

- 88 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Lực cản thông thường có hai thành phần. Một do ma sát trong lớp biên gây nên
Pms mà ta sẽ xét trong phần sau; một do phân bố của áp suất trên bề mặt vật cản gây nên
Pmp. Trong dòng phẳng ta có:
Pr = Prms + Prmp (8-3)
Khi vật rắn nằm trong dòng chảy nó sẽ gây ra các kích động. Do đó trong lớp
biên các thông số của dòng chảy sẽ thay đổi. Phân bố áp suất và lực ma sát trên bề mặt
vật phụ thuộc vào hình dạng, vào vị trí của nó ở trong dòng chảy và vào vận tốc ở vô
cùng (dòng chưa bị kích động).
Phân bố áp suất và lực ma sát trên bề mặt được đặc trưng bằng các hệ số lực cản
áp suất Czap và hệ số lực cản ma sát Cxms
Cx = Cxap + Cxms (8-4)
Với vận tốc dòng chảy nhỏ, khi đó tính nén được của chất lỏng thực tế không có
tác dụng, thì ảnh hưởng chính đến hệ số lực cản là hình dạng vật cản, góc tới và số
Râynol.
Các lực Prms và Prmp lớn hay nhỏ chủ yếu phụ thuộc vào hình dáng của vật cản. Vật
có hình dạng khí động xấu nghĩa là vật khi dòng bao quanh nó có điểm rời, không bao
kín (như hình trụ tròn, thuyền thúng v.v..) thì Prmp lớn hơn Prms.
Với các vật như cánh máy bay, cách tua bin, tấm phẳng v.v.. lực cản do ma sát
lớn hơn và có thể tính theo công thức:
Pr = Prms(1+k)(8-5)
Với k = 0,1 ÷ 0,25

- 89 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

- 90 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

II. Lực nâng - Định lý Giucôpxki - Kutta.


Khi nghiên cứu dòng thế của chất lỏng lý tưởng bao quanh trụ tròn, nghĩa là dòng
bao quanh trụ tròn không có lưu số vận tốc (Γ =0) người ta thấy không có bất kỳ một
lực nào tác dụng lên nó. Trong cơ học chất lỏng, kết luận này được gọi là nghịch lý Ơle
- Đalămbe. Điều này còn đúng cả đối với những vật có hình dáng bất kỳ.
Còn khi dòng bao quanh trụ tròn có lưu số vận tốc thì vectơ chính của áp lực chỉ
có một thành phần hướng vuông góc với vận tốc ở vô cùng U ∝ và có trị số bằng
ρ U∝Γ . Đây là trường hợp riêng của định lí Giucôpxki về lực nâng.
Trong thực tế, khi các vật hình trụ hay hình tròn quay trong chất lỏng thực chuyển
động ta có thể xem như dòng bao quanh chúng có lưu số vận tốc và do đó xuất hiện lực
ngang vuông góc với vận tốc của chất lỏng tác dụng lên các vật đó. Đấy là nội dung
của hiệu ứng mang tên Mắc nút. Dựa vào hiệu ứng này ta có thể giải thích một số hiện
tượng như việc sinh ra các “phễu” xoáy nước khi tháo nước từ bể chứa ra, đạn đạo bị
lệch ngang, chuyển động bị uốn cong, quả bóng xoáy v.v...
Py

Hình 8-2a

Py

Hình 8-2b
Định lý Giucôpxki –Kutta nói về lực nâng của dòng chất lỏng lý tưởng tác dụng
lên cánh đơn như cánh máy bay.
Nội dung: Nếu dòng chảy có vận tốc ở vô cùng U ∝ bao quanh prôfin cánh và lưu
số vận tốc dọc theo prôfin cánh là Γ , thì hợp lực của áp lực chất lỏng tác dụng lên
prôfin cánh sẽ có trị số ρ U∝Γ , còn phương chiều được xác định bằng cách quay vectơ
U∝ một góc 900 ngược chiều Γ .

- 91 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Có thể chứng minh định lý bằng cách áp dụng định lý biến thiên động lượng cho
khối chất lỏng nằm giữa vòng tròn khá lớn và prôfin cánh, hay như lý thuyết hàm biến
phức như Traplưghin đã làm .
Về mặt vật lý:Sức nâng một chiếc cánh bất động là do sự chuyển động tròn
(xoáy) của dòng chất lỏng xung quanh cánh đó (lưu số vận tốc ). Do ảnh hưởng chuyển
động của dòng chất lỏng ấy, vận tốc trên lưng cánh lớn hơn vận tốc ở dưới bụng cánh.
Từ đó sinh ra sự chênh lệch về áp suất, tạo thành một lực đẩy từ dưới lên.

 8.2. LỚP BIÊN


Như vừa nêu ở trên, muốn tính lực cản phải biết phân bố lực ma sát (ứng suất
tiếp) dọc bề mặt của vật bị chất lỏng bao quanh, nghĩa là phải nghiên cứu lớp chất lỏng
sát vật, đó là lớp biên.
I. Định nghĩa:
Khi chất lỏng thực bao quanh một vật đứng yên, do tính nhớt nên hình như nó
dính vào bề mặt vật. Vì vậy, vận tốc của dòng chảy trên mặt vật bằng không. Khi ra xa
vật theo phương pháp tuyến với bề mặt, vận tốc sẽ tăng dần và tại khoảng cách nào đó
kí hiệu là δ nó sẽ gần bằng vận tốc của dòng bên ngoài U∝ (= 0,99 U∝). Lớp chất lỏng
có chiều dày là δ đó gọi là lớp biên. (Hình 8-3). Trong lớp biên tập trung hầu hết ảnh
hưởng của tính nhớt, có nghĩa chất lỏng là chất lỏng thực. Miền còn lại ảnh hưởng của
tính nhớt không đáng kể và có thể xem nó như là miền chất lỏng lý tưởng.
Đại lượng δ phụ thuộc vào việc chọn ở đâu điểm quy ước chỉ rõ biên giới của
lớp biên. Do đó trong khi tính toán người ta đưa vào những chiều dày đặc trưng khác
của lớp biên: chiều dày bị ép δ *, chiều dày tổn thất xung lực δ ** và chiều dày tổn thất
năng lượng δ ***.
II. Chiều dày bị ép
Đối với chất lỏng lý tưởng: các đường dòng gần tường không thay đổi phương
như khi ở xa tường. Còn đối với chất lỏng thực, các đường dòng gần tường sẽ bị uốn
cong vì u < U∝ - tạo thành lớp biên. Như vậy, ở đây xét ảnh hưởng động học của tính
nhớt lên vị trí của đường dòng, nghĩa là tính khoảng cách ∆ bằng bao nhiêu (Hình 8-
4).

U 0,99U

- 92 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hình 8-3
Xác định khoảng cách dịch chuyển ∆ của đường dòng do ảnh hưởng của tính
nhớt dựa trên tính chất của đường dòng là đường lưu lượng bằng nhau. Tính lưu lượng
Qt chất lỏng thực qua mặt cắt giữa bề mặt vật và đường dòng cách thành một khoảng y.

Q t = ∫ udy
0

Đường dòng tương ứng của chất


lỏng lý tưởng sẽ gần bề mặt vật hơn
một đoạn ∆ và được tính từ điều kiện
cân bằng lưu lượng:

Q l = u ∞ ( y − ∆) = u ∞ ∫ dy − u ∞ ∆
0
y

Q t = Q l → u ∞ ∆ = ∫ (u ∞ − u )dy
0


y
u 
Hay ∆ = ∫ 1 − dy
0  u ∞ 
δ
 u 
Khi y → δ thì ∆ = ∆ = δ * = ∫ 1 − dy
max
0  u∞ 

Hay viết dưới dạng không thứ nguyên
1
u γ
δ *=δ ∫(1 −ϕ)dη, với ϕ = u
0 ∞
;η =
δ
δ
 ρu 
Đối với chát lỏng nén được: δ *= ∫ 1 − dy (8-6)
ρu  0  ∞ 
Như vây, δ * đặc trưng cho sự dịch chuyển đường dòng của dòng ngoài khỏi
phương chuyển động đường dòng trong của chất lỏng lý tưởng. Lượng chất lỏng đi
qua chiều dày δ * bằng lượng chất lỏng đi qua (δ - δ *). Sự giảm lưu lượng đó gây ra
do lớp biên “ép” chất lỏng, nên δ * mang tên chiều dày bị ép. Đối với tấm phẳng:
δ * = 0,375 δ .
III. Chiều dày tổn thất xung lực.

- 93 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Xét ảnh hưởng động lực của tính nhớt lên dòng chảy bao quanh vật.
Tính lực cản X theo định lý biến thiên động lượng (Định lý Ơ le 1(4-20)) cho
khối chất lỏng chứa trong ABA’B’ (Hình 8-3)
Động lượng chất lỏng chảy vào qua AB:
q1 = 2ρ.hu ∞2
Vì lượng chất lỏng chảy vào qua AB gần bằng lượng chảy ra qua A’B’ nên:
+h
2ρhu ∞ = ∫ ρudy
−h
+h

Suy ra: q1 = u ∞ρ ∫ udy


−h

Động lượng chất lỏng chảy ra qua A’B’:


+h
q 2 = ρ ∫ u 2 dy
−h

Theo định lý biến thiên động lượng:


+h +h
X = u ∞ρ ∫ udy − ρ ∫ u 2 dy + q '
−h −h

Trong đó q’ - động lượng chất lỏng chảy qua Â’, BB’. Khi h → ∞ thì q'→0
nên:
+∞
 u 
X = u ∞ρ ∫ u 
1 − 
dy
−∞  u ∞ 
Tìm hệ số lực cản:
+∞
X 2 u  u  2δ ∗∞∗
C* = = ∫  1 −  dy =
1 2
ρu∞ b b −∞ u∞  u∞  b
2
+ ∞
u u
∫− ∞ u ∞  1 − u ∞  d y - chiều dày tổn thất xung lực
∗∗
Trong đó δ =

δ
u u
∫0 u ∞  1 − u ∞  d y (8-7)
∗∗
Trong lớp biên có dạng: δ =

Hay là viết dưới dạng không thứ nguyên: δ = δ ϕ ( 1 − ϕ ) dη ∫


∗∗

Như vậy, chiều dày tổn thất xung lực là chiều dày mà trong đó động lượng của
chất lỏng lý tưởng (tương ứng với U∝) bằng động lượng tiêu hao trong lớp biên:

- 94 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

δ
ρ ∞ δ u ∞ u ∞ = ∫ ρ u ( u ∞ − u )d y
∗∗

Tính cho tấm phẳng: δ **


= 0,146 δ
δ
ρu  u 
∫0 ρ u ∞  1− u ∞  d y
∗∗
Đối với chất lỏng nén được: δ =

Trong một số tính toán, người ta còn dùng tỉ số các chiều dày:

∗ ∗ ∗∗
δ ∗ δ ∗∗ δ
H = ∗∗ ;H = ;H =
δ δ δ
IV. Phương pháp lớp biên.
1. Giải chính xác:
Vì lớp biên được hình thành chỉ khi số Râynôl lớn, nên phương trình chuyển
động trong lớp biên có thể nhận được từ phương trình Navie - Stốc viết dưới dạng tổng
quát không thứ nguyên, sau đó đánh giá bậc các thành phần trong phương trình ấy dựa
trên điều kiện cơ bản: chiều dày lớp biên nhỏ hơn nhiều so với chiều dài của vật
(δ <<1) nên suy ra giá trị các đại lượng theo phương y nhỏ hơn giá trị các đại lượng
theo phương x (Hình 8-5).
Bằng cách đó, năm 1904, L.Prandtl đã tìm ra hệ phương trình vi phân lớp biên
cho trường hợp chuyển động phẳng, dừng của chất lỏng không nén được và bỏ qua lực
khối (xem trang 135-137 tập 2 [1]).
∂u ∂u du ∞ ∂2 u
u +v = u∞ +v 2
∂x ∂y dx ∂y
∂u ∂u
+ =0 (8-8)
∂x ∂y
Với các điều kiện: tại y = 0: u=v=0
y = δ : u = u∝(x)
Giải trực tiếp hệ phương trình (8-1) với các điều kiện biên tương ứng ta sẽ tìm
được nghiệm u(x,y), v(x,y) trong toàn lớp biên và do đó có thể tính được ứng suất tiếp
trên bề mặt vật. Lời giải điển hình là của Foknẻ và Skane tìm ra từ năm 1930 khi cho
phân bố vận tốc ngoài lớp biên dưới dạng hàm số mũ:

- 95 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

x
0

l
Hình 8-5
u∝(x) = C. xm
2. Giải gần đúng:
Hệ thức tích phân T. Karman
Dựa trên việc đánh giá sự biến thiên động lượng trong lớp biên qua chiều dày bị
ép δ *(H.8-5) Karman nhận được hệ thức tích phân:

∗∗ ∗∗
δ d ∞ pdδ d ∞ u ∗∗ ∗ τ w
+ + (2δ δ+ ) = 2 (8-9)

ρ ∞ d xd xu∞ d x ρ ∞ u∞
Số hạng thứ nhất trong vế trái của phương trình (8-2) biểu diễn ứng suất ma sát
đối với chuyển động của chất lỏng nén được. Đối với chất lỏng không nén được (ρ ∝ =
const) ta có phương trình:


dδ 1 d ∞ ∗ u ∗ τ w
()
+ 2δ + =δ 2
d u∞ xd x ρ wu∞
(8-10)

Khi u∝ = const, số hạng thứ hai bằng 0.


Phương trình (8-2), (8-3) gọi là hệ thức tích phân Karman vì nó chứa các tích
phân δ *, δ **. Từ hệ thức tích phân đó ta sẽ xác định được τ w, δ *, δ **. Khi cho biết
dạng prôfin vận tốc trong lớp biên, chẳng hạn như Pôn hau den cho prôfin vận tốc
không thứ nguyên:

- 96 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

u du
ϕ= = A 0 + A 2 η2 + A 3 η3 ; ∞ ≠ 0 (8-11)
u∞ dx
Bằng phương pháp này người ta đã giải cho lớp biên chảy tầng trên tâm phẳng và
tìm ra được hệ số cản toàn bộ: C x = 1,444 / Re
τw 0,722
Cf = =
Hệ số cản cục bộ: 1 2 Re x (8-10)
ρu ∞
2
0,664
Trong khi đó, lời giải chính xác cho: C f = Re (8-12)
x

u ∞ .x
Do Re x = (8-13)
v

x
0 l
Hình 8-6
l
4b
Lực ma sát trên tấm phẳng: x = 2b ∫ τw dx = µ ρ.lu 3∞
0 3
v.x
Lớp biên chảy tầng: δ = 30 = f ( x) (8-14)
u∞

Khi Rex > (3,6 ÷ 5).105 lớp biên rối


1
u ∞ x −5 4
δr = 0,37 x ( ) = f (x 5 ) (8-15)
v
(lớp biên chảy rối tăng nhanh hơn lớp biên chảy tầng)
−1
và C f = 0,0576R ex 5 (8-16)
−1
C x = 0,072. Re 5 (có thể lấy = 0,074) (8-17)
−1
x = 0,072.ρ.u ∞2 .b.l. Re 5 (8-18)

* Câu hỏi:
1. Tổng hợp lực tác động lên vật ngập trong lòng chất lỏng chuyển động.
2. Phát biểu định luật Giucôpxki-Kutra.

- 97 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến lực cản sinh ra khi một vật chuyển động
trong lòng chất lỏng.
4. Định nghĩa lớp biên, các thông số lớp biên.
5. Kết quả phương pháp giải lớp biên cho dòng chảy trên tấm phẳng.

CHƯƠNG IX

CƠ SỞ LÝ THUYẾT THỨ NGUYÊN, TƯƠNG TỰ


 9.1. MỞ ĐẦU
Những lời giải chính xác (bằng phương pháp lý thuyết) của một số bài toán thuỷ
khí động lực là rất hiếm. Trên thực tế, người ta sử dụng nhiều phương pháp thực
nghiệm. Phương pháp mô hình hóa tương đối phổ biến. Nó dựa trên lý thuyết thứ
nguyên và tương tự. Mô hình hoá là sự thay thế việc nghiên cứu hiện tượng của một
đối tượng trên nguyên mẫu bằng việc nghiên cứu hiện tượng tương tự trên mô hình có
kích thước bé hơn hay lớn hơn.
Ý nghĩa của phương pháp: dựa vào những kết quả thí nghiệm trên mô hình có thể
kết luận về các hiện tượng xảy ra trên nguyên mẫu. Điều kiện sử dụng được những kết
quả trên mô hình là khi tiến hành thí nghiệm phải tuân theo những qui luật nhất định
của mô hình hóa. Những quy luật đó là những tiêu chuẩn tương tự.
Việc xác định các tiêu chuẩn tương tự hay là các đại lượng không thứ nguyên
(các số) khi mô hình hoá các hiện tượng là một vấn đề rất phức tạp. Khi giải bài toán
này có thể chia các hiện tượng nghiên cứu ra làm hai loại.

- 98 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

I. Những hiện tượng và các quá trình:


Có thể được mô tả bằng các phương trình (như phương trình vi phân chuyển động
của chất lỏng trong ống, trong khe hẹp v.v...)
Khi đó các tiêu chuẩn tương tự được xác định dễ dàng như là các hệ số của
phương trình viết dưới dạng không thứ nguyên.
II. Các quá trình và các hiện tượng:
Chưa được mô tả bằng các phương trình. Khi đó, lý thuyết duy nhất cho phép tìm
các tiêu chuẩn tương tự là lý thuyết thứ nguyên.

PhÐp tu¬n g tù

l ý thuyÕt thø n g uyªn

nguyª n h×
nh m« h×
nh

nh 9-1

 9.2. LÝ THUYẾT THỨ NGUYÊN.


I. Các đại lượng có thứ nguyên:
Như độ dài, diện tích, vận tốc, áp suất v.v... Các đại lượng không thứ nguyên như
góc đo bằng rađiăng (rad), số Râynôl Re, số Mắc, v.v..
Định nghĩa: đại lượng có thứ nguyên là đại lượng mà các giá trị bằng số của nó
phụ thuộc vào hệ đơn vị đo lường do ta chọn.
Đại lượng không thứ nguyên là đại lượng mà các giá trị bằng số của nó không
phụ thuộc vào hệ đơn vị đo lường do ta chọn.
Các định nghĩa nêu trên chỉ có tính chất tương đối.
II. Thứ nguyên
Đơn vị cơ bản và đơn vị dẫn xuất.
Các đại lượng vật lý được liên hệ với nhau bằng những biểu thức nhất định.
Trong cơ học thường chọn 3 đại lượng cơ bản: độ dài L, thời gian T, khối lượng M và
thiết lập cho chúng một đơn vị đo lường nào đó gọi là đơn vị cơ bản, như hệ đơn vị SI
(m,s,kg), hệ đơn vị CGS (cm, gam, s)...
Đơn vị dẫn xuất là đơn vị biểu diễn qua đơn vị cơ bản như cm/s, kg/m3 v.v..

- 99 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Thứ nguyên là biểu thức biểu diễn đơn vị dẫn xuất qua đơn vị cơ bản và được ký
hiệu bằng dấu [ ]. Ví dụ như thứ nguyên của vận tốc [L/T], của gia tốc [L/T2] v.v..
III. Công thức tổng quát của thứ nguyên.
Lý thuyết thứ nguyên dựa trên hai định lý sau đây:
a. Tỷ số giữa hai giá trị bằng số của một đại lượng dẫn xuất bất kì nào đấy không
phụ thuộc vào việc chọn các kích thước của hệ đơn vị cơ bản. Ví dụ như tỷ số giữa hai
diện tích không phụ thuộc vào việc là chúng được đo trong hệ đơn vị nào.
Từ định lý này có thể suy ra công thức thứ nguyên tổng quát của các đại lượng
vật lý:
a = LlTtMm (9-1)
Chẳng hạn như công thức thứ nguyên của vận tốc [L/T] sẽ có l=1,t=-1, m = 0
b. Biểu thức bật kỳ giữa các đại lượng có thứ nguyên có thể biểu diễn như biểu
thức giữa các đại lượng không thứ nguyên. Đây chính là nội dung của định lý Pi (π ) -
Buckingham.
Biểu thức toán học của định lý này có thể biểu diễn dưới dạng sau: nếu đại lượng
có thứ nguyên a là hàm của các đại lượng độc lập với nhau có thứ nguyên a1, a2, ...,
ak,..., an, nghĩa là:
a = f (a1, a2, ..., ak,ak+1,..., an) (9-2)
Nếu k ≤ n là số các đại lượng có thứ nguyên cơ bản thì (n+1-k) tổ hợp không thứ
nguyên Pi của các đại lượng có thứ nguyên ở trên có thể biểu diễn dưới dạng:
(theo (9-1))
a
π=
a a ..... a mk
m1
1
m2
2 k

a k +1
π1 =
a a p2 2 ..... a pk
p1
1 k

.......... ...
an
πn −k =
a a ..... a qk
q1
1
q2
2 k

Nghĩa là số tổ hợp bằng hiệu giữa số đại lượng có thứ nguyên và số thứ nguyên
cơ bản.
Như vậy, trong hệ đơn vị mới biểu thức (9-2) có thể viết dưới dạng:
π = f(π 1, π 2,...., π n-k)
Mỗi tổ hợp không thứ nguyên là một tiêu chuẩn tương tự. Có nghĩa là nếu đại
lượng không thứ nguyên (ví dụ hệ số lực cản Cx) phụ thuộc n đại lượng, mà số thứ
nguyên cơ bản của chúng bằng k, thì số tiêu chuẩn tương tự là π = n - k. Trong thuỷ
khi động lực k = 3, vậy nên biểu diễn đại lượng nào đó qua bốn thông số.
Ví dụ 1.

- 100 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hãy xác định sự phụ thuôc hệ số lực cản Cx của cánh vào các thông số dòng
chảy.
Bài giải:
Giả sử Cx phụ thuộc vào các đại lượng có thứ nguyên sau đây: khối lượng riêng
ρ , độ nhớt µ , vận tốc ν và chiều dài của cánh L. Khi đó:
Cx = f(ρ ,µ ,ν ,L)
Dùng công thức thứ nguyên có thể tìm được một tổ hợp không thứ nguyên của
các đại lượng vật lý trên:
[Cx] = [ρ ]b[µ ]d[ν ]c[L]n = 1
Để tìm các số mũ b,d,c,n ta thay vào công thức trên thứ nguyên của các đại lượng
vật lý:
[ρ ] = [ML-3]; [µ ] = [ML-1T-1]; [ν ] = [LT-1]; [L] = [L]
Thay các giá trị đó vào biểu thức Cx:
[ML-3]b[ML-1T-1]d[LT-1]c[L]n = 1
Từ đó ta có 3 phương trình đối với 3 thứ nguyên cơ bản:
M : b+d=0
L : -3d -d +c +n = 0
T : -d-c=0
Xem rằng một trong 4 số mũ, chẳng hạn n đã biết, giải hệ phương trình trên ta
được b = c = n; d = -n. Như vậy, ta tìm được dạng phụ thuộc của Cx vào đại lượng thứ
nguyên:
 vl ρn 
Cx = f 
 µ    = f (Re )
n


  
Nghĩa là Cx phụ thuộc vào số Râynôl. Số mũ n có thể tìm bằng thực nghiệm hoặc
từ các điều kiện phụ thuộc về sức cản của cánh.
Ví dụ 2:
Áp dụng định lý Pi để lập biểu thức tính công suất N của bơm.
Biết N phụ thuộc lưu lượng Q, cột áp H và trọng lượng riêng γ .
Bài giải:
Quan hệ giữa các đại lượng trên có thể biểu diễn qua phương trình (9-2):
f(γ ,Q,H) = N
Có 4 đại lượng có thứ nguyên và chỉ có 3 thứ nguyên của đơn vị cơ bản, do đó có
4 - 3 = 1 số hạng π . Chọn γ , Q, H là 3 đại lượng có thứ nguyên cơ bản, ta có thể lập
số hạng π :
N
π=
Q γy H z
x

Viết dưới dạng thứ nguyên:


FLT-1 = [L3T-1]x[FL-3]y[L]z

- 101 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Từ đó suy ra: x = y = z = 1
N
Do đó: π=
γ.QH
hay là N = γ QH
Qua hai ví dụ trên, có thể suy ra một số bước cơ bản để giải một bài toán như sau:
Lập biểu thức phụ thuộc (n + 1) đại lượng a (9-2). Ghi thứ nguyên của chúng.
Chọn k đại lượng cơ bản (thông thường k = 3). Viết công thức thứ nguyên của
các đại lượng vật lý. Như vậy ta có (n + 1 - k) số hạng π .
Số hạng π đầu tiên có thể là tích của k đại lượng có số mũ chưa biết với một đại
lượng khác có số mũ đã biết (thông thường cho số mũ đó bằng 1)
Lấy những đại lượng đã chọn ở mục 2 làm biến số (k đại lượng) và chọn một
trong những biến số còn lại để lập số hang π tiếp theo. Lặp lại tương tự liên tiếp cho
các số π sau.
Nhờ phân tích thứ nguyên ta sẽ có hệ k phương trình đại số và từ đó xác định
được số mũ của mỗi số hạng π

 9.3. CÁC TIÊU CHUẨN TƯƠNG TỰ


Định nghĩa tương tự: Hai hiện tượng gọi là tương tự (hay đồng dạng) nếu dựa
vào các đặc trưng của hiện tượng này có thể suy ra các đặc trưng của hiện tượng kia
bằng một phép biến đổi đơn giản.
Điều kiện tương tự cơ bản của hai hiện tượng là các tiêu chuẩn tương tự phải
bằng nhau (idem). Nếu ký hiệu n cho nguyên mẫu: m cho mô hình, thì Re n = Rem,
Mn = Mm, v.v...
I. Tương tự hình học
Hai hệ thống thuỷ khí động lực được gọi là tương tự hình học là khi các kích
thước tương ứng của chúng tỷ lệ với nhau.
Dn L S
= n = k L ; n = k 2L ;.....
Dm L m Sm
Trong đó kL - tỷ lệ tương tự hình học

Hình 9-2
II. Tương tự động học:

- 102 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Hai hệ thống thuỷ khí động lực được gọi là tương tự động học phải tương tự hình
học và có thời gian di chuyển của một phần tử chất lỏng từ điểm này sang điểm khác
trên các đường dòng tương ứng tỷ lệ:
Tn
Ta có: = kT
Tm
kT - Tỷ lệ tương tự thời gian.
Từ đó tự động học áp dụng trong các máy thuỷ khí là các tam giác vận tốc
đồng dạng.
III. Tương tự động lực học.
Hai hệ thống thuỷ khí động lực tương tự động lực học và có các khối lượng tương
ứng tỷ lệ gọi là tương tự động lực học.
ρn
kp = - tỷ lệ tương tự động lực
ρm
Fn ρ n L3n L n Tn−2 k p k 4L
Tỷ lệ các lực: = = 2
Fm ρ m L3m L m Tm−2 kT
Tiêu chuẩn tương tự Niutơn (Newton) hay số Niutơn
Như vậy trong thực tế, hai hệ thống thuỷ khí động lực tương tự phải thoả mãn các
điều kiện sau:

Hình 9-3
Chúng phải tương tự hình học.
Có tính chất giống nhau và có cùng phương trình vi phân.
Chỉ có thể so sánh với nhau giữa các đại lượng đồng chất tại những toạ độ không
gian giống nhau và thời gian giống nhau.
Các hằng số tương tự của hai hiện tượng có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Việc
chọn bất kỳ một trong những đại lượng nào đó sẽ tạo nên sự phụ thuộc xác định đối với
những đại lượng hằng số tương tự còn lại.
IV. Tương tự của hai chuyển động phẳng.

- 103 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Để làm sáng tỏ những điều đã nêu ở trên, ta hãy tìm các điều kiện cần thiết để cho
hai chuyển động phẳng tương tự. Muốn vậy, ta viết phương trình chuyển động Navie-
Stốc (4-5) cho trường hợp chuyển động phẳng dưới dạng không thứ nguyên bằng cách
chọn các đại lượng đặc trưng (tỉ lệ) sau đây: chiều dài l (như bài kính ống, cung của
cánh...). Vận tốc v0(như vận tốc ở trên trục ống, ở vô cùng...) áp suất p0, khối lượng
riêng ρ 0, độ nhớt động học ν 0, thời gian t0, lực khối viết cho một đơn vị khối lượng,
g - gia tốc trọng trường. Ký hiệu các đại lượng không thứ nguyên cũng bằng những
chữ như các đại lượng có thứ nguyên:
l ∂u x ∂u x ∂u x gl p 1 ∂p νo
+ (u x +uy )= 2 X− 02 + ν∆u òy ;
v 0 t 0 ∂t ∂x ∂y v0 ρ0 v 0 ρ ∂x v 0 l
l ∂u y ∂u y ∂u y gl p 1 ∂p ν0
+ (u x +uy )= 2 Y− 02 + ν∆u y ;
v 0 t 0 ∂t ∂x ∂y v0 ρ0 v 0 ρ ∂y v 0 l
∂u x ∂u y
+ =0
∂x ∂y
Từ hệ phương trình trên suy ra nếu hai dòng chảy tương tự, có nghĩa là chúng
được mô tả bằng những phương trình và các điều kiện biên giống nhau, thì các hệ số
của phương trình giống nhau và phải có cùng giá trị các đại lượng không thứ nguyên
sau đây:
l gl p ν
; 2 ; 02 ; 0
v 0 t 0 v 0 ρ0 v 0 v 0 l
Trong lý thuyết tương tự, những đại lượng đó có tên riêng và gọi là những số hay
là tiêu chuẩn tương tự:
l
v0t 0
= Sh - số Stơruhan (Shtrouhal), đặc trưng cho quá trình không dừng.
v0
= Fr - số Frút (Froud), đặc trưng cho lực trọng trường.
gl
v 0l
= Re - số Râynôn (Reynolds) quen thuộc, đặc trưng cho lực nhớt.
ν0
p0
= Eu - số Ơle (L.Euler) đặc trưng cho áp lực.
ρ0 ν 0
Điều kiện bằng nhau của các số tương tự được kýy hiệu bằng chữ idem (là một),
nghĩa là hai dòng phẳng của chất lỏng không nén được sẽ tương tự khi:
Sh = idem; Fr = idem; Eu = idem; Re = idem;
Số Ơle đối với chất lỏng nén được có dạng
p0 l a2 1 1
Eu = = =
ρ 0 ν 02 k v 02 k M 2
p Cp v
Trong đó a= k
ρ
- vận tốc âm; k = - chỉ số đoạn nhiệt; M = - số Mắc.
Cv a

- 104 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Như vậy, hai dòng chất lỏng nén được sẽ tương tự khi Sh = idem, Fr = idem, Re =
idem, M = idem, k = idem.
Trong thực tế còn rất nhiều những tiêu chuẩn tương tự khác nữa. Muốn có những
tiêu chuẩn đó chỉ cần lấy phương trình vi phân mô tả cá quá trình đã cho viết dưới dạng
không thứ nguyên. Chẳng hạn như khảo sát phương trình năng lượng ta sẽ có thêm các
tiêu chuẩn tương tự:
ν ρCp
Pr = - Số Prandl, đặc trưng cho tỷ số giữa nhiệt lượng được truyền bằng
λ
dẫn nhiệt và đối lưu.
gβl 3 ∆T
Gr = - Số Grashốpm đặc trưng cho tỉ số giữa lực Acsimet và lực nhớt.
ν3
Trong đó λ - hệ số dẫn nhiệt; β - hệ số nở thể tích; ∆ T - độ chênh lệch nhiệt
độ.

 9.4. MÔ HÌNH HOÁ TỪNG PHẦN.


Khi khảo sát bài toán phẳng ở mục trên ta đã gặp 4-5 tiêu chuẩn tương tự. Nếu
thoả mãn tất cả các tiêu chuẩn đó thì bài toán rất khó và trong thực tế không thể thực
hiện được. Ngoài ra, không phải tất cả các tiêu chuẩn có tầm quan trọng như nhau.
Trong những điều kiện cụ thể thường có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của từng
tiêu chuẩn tương tự, và lúc đó có những tiêu chuẩn ảnh hưởng rất lớn đến việc thay đổi
điều kiện của quá trình vật lý - gọi là tiêu chuẩn quyết định, trong khi đó có những
tiêu chuẩn hầu như không tham gia vào sự biến đổi đó - những tiêu chuẩn không
quyết định. Do đó trong thực tế phải dùng mô hình hoá từng phần, nghĩa là chỉ cần
tuân theo một số tiêu chuẩn quyết định.
Chẳng hạn như khi tìm điều kiện mô hình hoá của chuyển động tàu ngầm, ta thấy
có thể bỏ qua tiêu chuẩn Frút, mà phải kể đến tiêu chuẩn Râynôl, nghĩa là số Re đối với
nguyên mẫu và mô hình phải như nhau. Thực vậy, đối với tàu ngầm số Fr chỉ có ý
nghĩa khi tàu đi xuống và đi lên mặt nước, còn khi chạy, số Fr có thể bỏ qua. Lực cản
khi chạy phụ thuộc vào độ nhớt của dòng bao quanh không có xâm thực. Nhưng trong
thí nghiệm mô hình ca nô chuyển động với vận tốc lớn, tiêu chuẩn Fr có ảnh hưởng
lớn, còn có thể bỏ qua lực nhớt, nghĩa là không thoả mãn tiêu chuẩn Re.
Điều kiện mô hình hoá của những máy móc chuyển động trên âm, trước tiên là
phải thoả mãn tiêu chuẩn Mắc (M), còn số Re tuỳ khả năng, số Fr bỏ qua. Đây không
phải là mô hình hoá toàn bộ mà chỉ là từng phần. Thỉnh thoảng lắm mới thành công khi
thoả mãn cả hai tiêu chuẩn Fr và Re.
Ví dụ 3:
Muốn có tương tự động lực học thì vận tốc chuyển động của dầu thô trong ống có
đường kính 30mm phải bằng bao nhiêu, khi vận tốc của nước trong ống có đường kính

- 105 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

5mm ở nhiệt độ 200C là 6m/s. Cho ρ dầu = 84 kGs2/m4; µ dầu = 0,2 P; ρ nước = 102
kGs2/m4; µ 0 = 0,013 P
Bài giải:
Điều kiện để cho hai dòng chất lỏng chuyển động trong ống tròn tương tự là số
v∂ρ p0
Re =
µ
và số Ơle Eu = bằng nhau. Nhưng theo điều kiện của bài toán, vì vận
ρv 2
tốc của nước cho biết nên tiêu chuẩn tương tự chỉ là số Re, còn số Eu là hàm của số Re.
Hay nói một cách khác, vì đại lượng đặc trưng của áp suất p0 không cho trước nên có
thể chọn p0 bằng giá trị bất kì. Để cho tiện, ta chon p0 = ρ v2 từ điều kiện số Ơle
p0
Eu = =1
ρv 2
Do đó ta suy ra: Re1 = Redầu = Renước = Re2
v1 d 1 p 1 v 2 d 2 p 2
=
µ1 µ2
d 2 p 2µ1
Suy ra: v1 = v 2 = 24,2
d1p1µ 2
Vậy, vận tốc của dầu v1 = 24,2 m/s.

* Câu hỏi:
1. Công thức tổng quát thứ nguyên. Phương pháp tính thứ nguyên.
2. Định nghĩa về tương tự. Các dạng tương tự của hai hiện tượng thủy khí
động lực học.
3. Các tiêu chuẩn tương tự.
4. Phương pháp mô hình hóa từng phần.

- 106 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

CHƯƠNG XI

MÁY THUỶ LỰC VÀ TRẠM


 11-1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY THUỶ LỰC
Máy thuỷ lực là thiết bị dùng để trao đổi năng lượng với chất lỏng đi qua nó theo
các nguyên lý thuỷ lực học nói riêng và cơ học chất lỏng nói chung. Ví dụ: bơm, dùng
cơ năng của động cơ để vận chuyển chất lỏng; tuabin nhận năng lượng của dòng nước
để biến thành cơ năng kéo các máy làm việc…Ngày nay máy thuỷ lực được dùng phổ
biến trong nhiều lĩnh vực sản xuất cũng như sinh hoạt. Có thể nói hầu như không một
ngành kỹ thuật nào không sư dụng máy thuỷ lực.
Vài nét về lịch sử máy thuỷ lực.
Máy thuỷ lực thô sơ đã có từ thời cổ xưa. Guồng nước là loại máy thuỷ lực đầu
tiên, lợi dụng năng lượng dòng nước trên các sông suối để kéo các cối xay lương thực
hoặc đưa nước vào kênh tưới ruộng, được dùng ở Trung Quốc, ấn độ…khoảng 3000
năm trước đây.
Trước thế kỷ 17, nói chung các máy các máy thuỷ lực rất thô sơ và ít loại (chủ
yếu là các loại guồng nước và dụng cụ đơn giản để vận chuyển nước từ thấp lên
cao…). Mãi đến thế kỷ 18 và sau này mới có nhiều nhà bác học nghiên cứu một cách

- 107 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

khoa học về hình dạng và kết cấu cảu máy thuỷ lực và từ đó về sau mới xuất hiện nhiều
loaị phong phú.
Năm 1640 nhà vật lý học người Đức Otto-Herich đã sáng chế ra bơm pittong đầu
tiên để bơm khí và nước để dùng trong công nghiệp. Nhà bác học nga Lômônôsop
(1711-1765) là người đầu tiên dùng lý luận cơ học chất lỏng để cải tạo kết cấu guồng
nước từ ngàn xưa, nâng cao hiệu suất, công suất của guồng để dùng trong sản xuất
công nghiệp thời bấy giờ.
Trong những năm 1751-1754, Ole (1707-1783) đã viết về lý thuyết cơ bản của
tuabin nước nói riêng và các máy thuỷ lực cánh dẫn nói chung làm cơ sở để hơn 50
năm sau, Phuôcnâyrôn (pháp) chế tạo thành công tuabin nước đầu tiên 1831 và
Xablucot (Nga) sáng chế ra bơm ly tâm đầu tiên. Cùng với sự ra đôì của máy hơi nước
cuối thế kỷ 18 sự phát minh ra tuabin nước và bơm lytâm ở đầu thế kỷ 19 là những
bước nhảy lớn trong lịch sử các máy năng lượng.
Về sau nhiều nhà khoa học lớn Giucõpki (1847-1921), Traplưghin (1869-1942),
Pơrôtskua…đã sáng tạo ra lý thuyết về dòng chẩy bao quanh hệ thống cánh dẫn, hoàn
chỉnh lý thuyết về máy thuỷ lực cánh dẫn. Đặc biệt trong 50 năm gần đây lý thuyết về
thuỷ khí động lực phát triển rất mạnh có nhiều thành tựu to lớn và việc áp dụng những
thành quả phát minh này trong lĩnh vực máy thuỷ lực vô cùng phong phú.
Ngày nay máy thuỷ lực có nhiều loại với nhiều kiểu khác nhau được dùng trong
mọi lĩnh vực công nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu năng lượng ngày càng lớn của công
nghiệp hiện đại người ta đã chế tạo được các tuabin nước cỡ lớn có công suất tới
500.000 KW hoặc lớn hơn.Việc ứng dụng truyền động thuỷ lực ngày càng nhiều trong
ngành chế tạo máy góp phần năng cao các chỉ tiêu kỹ thuật, kinh tế của máy móc và
nhất là đáp ứng một phần yêu cầu tự động hoá ngày càng cao trong kỹ thuật.
Ơ nước ta, từ lâu đời nhân dân lao động đã biết dùng “con nước”cối giã gạo, dùng
sức nước để phục vụ sản xuất trong nông nghiệp, nhưng dưới ách thống trị của phong
kiến đế quốc, khoa học kỹ thật nước ta bị kìm hãm rất nhiều.
Từ cách mạng tháng 8 đến nay khoa học kỹ thuật nước ta phát triển mạnh
mẽ.Việc chế tạo và việc sử dụng máy móc ngày càng nhiều trong các lĩnh vực phục vụ
sản xuất, chiến đấu và sinh hoạt, trong đó có nhiều loại máy thuỷ lực. Hiện nay trong
nước ta đã có nhiều nhà máy sản xuất các loại máy thuỷ lực thông dụng như các loại
bơm, tuabin nước. Để bước đầu phục vụ công cuộc thuỷ lợi hoá, cơ khí hoá, điện khí
hoá của đất nước.

 11-2. PHÂN LOẠI MÁY THUỶ LỰC


Ta biết rằng trong bất kỳ một dòng chất lỏng chuyển động nào cũng tiềm năng
một năng lượng nhấ định; tác dụng của máy thuỷ lực là trao đổi (nhận hoặc cho) năng
lượng với dòng chất lỏng chuyển động qua đó để kéo các máy làm việc hoặc vận
chuyển chất lỏng.

- 108 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Theo tính chất trao đổi năng lượng với chất lỏng máy thuỷ lực được chia làm
hai loại:
Loại máy thuỷ lực tiếp thu cơ năng của dòng chảy chất lỏng để kéo các máy làm
việc khác có tác dụng như một động cơ gọi là động cơ thuỷ lực (như tuabin nươc, các
loại động cơ thuỷ lực trong máy công cụ…)
Ngược lại, loại máy thuỷ lực dùng để cho cơ năng chát lỏng, tạo nên áp suất hoặc
vận chuyển chất lỏng được gọi là bơm (như các loại bơm, quạt…)
Trong kỹ thuật có những máy thuỷ lực khi thì làm việc như một động cơ, khi thì
làm việc như một bơm gọi là máy thuỷ lực thuận nghịch.
Theo nguyên lý tác dụng của máy thuỷ lực với dòng chất lỏng trong quá trình làm
việc, người ta chia máy thuỷ lực thành nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu có hai loại:
Máy thuỷ lực cánh dẫn
Máy thuỷ lực thể tích.
Trong máy thuỷ lực cánh dẫn, việc trao đổi năng lượng giữa máy với chất lỏng
được thực hiện bằng năng lượng thuỷ động của dòng chất lỏng chuyển động qua máy.
Dòng chảy qua máy thuỷ lực cánh dẫn là dòng liên tục.Trên bánh công tác có gắn
nhiều bản cánh để dẫn dòng chảy gọi là cánh dẫn. Biên dạng và góc độ bố trí của cánh
dẫn ảnh hưởng trực tiếp đến các thành phần vận tốc của dòng chảy nên có ý nghĩa rất
quan trọng trong việc trao đổi năng lượng của máy với dòng chảy. Có thể nói máy thuỷ
lực cánh dẫn dùng các cánh dẫn để trao đổi năng lượng với chất lỏng.
Nói chung năng lượng của dòng chất lỏng trao đổi với máy thuỷ lực cánh dẫn
v2 P
gồm có hai thành phần: động năng ( 2g ) là chủ yếu và áp năng ( γ) . Hai thành phần
năng lượng này do năng lượng thuỷ động của dòng chảy qua máy tạo nên, có liên quan
mật thiết với nhau.Trong quá trình làm việc của máy, sự biến đổi động năng bao giờ
cũng kéo theo sự biến đổi áp năng.
Máy thuỷ lực cánh dẫn có tính năng kỹ thuật cao, chỉ tiêu kinh tế tốt và phạm vi
sử dụng rộng rãi nên được dùng rất phổ biến.
Máy thuỷ lực thể tích thực hiện trao đổi năng lượng với chất lỏng theo nguyên lý
nén chất lỏng trong một thể tích kín dưới áp suất tĩnh.
Như vậy năng lượng trao đỏi của máy thuỷ lực thể tích với chất lỏng có thành
p
phần chủ yếu là áp năng ( ) còn thành phần động năng(của các phần tử chất lỏng
γ
chuyển động qua máy ) không đáng kể nên có khi còn gọi máy thuỷ lực thể tích là máy
thuỷ lực thuỷ tĩnh. Loại máy thuỷ lực thể tích có nhiều ưu điểm trong phạm vi sử dụng
cần có áp suất cao và lưu lượng nhỏ được dùng nhiều trong ngành chế tạo máy.
Ngoài ra còn có các loại máy thuỷ lực khác không thuộc hai loại máy trên làm
việc theo những nguyên lý khác nhau như bơm phun tia, bơm nước va…Phần lớn các

- 109 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

loại máy thuỷ lực này có năng suất và tính năng kỹ thuật thấp so với máy thuỷ lực cánh
dẫn và thể tích, do đó phạm vi sử dụng của chúng trong công nghiệp bị hạn chế.
Trong kỹ thuật hiện đại, các ngành chế tạo máy và tự động hoá sử dụng nhiều
truyền động thuỷ lực. Truyền động thuỷ lực là tổ hợp các cơ cấu thuỷ lực (gồm cả máy
thuỷ lực) để truyền cơ năng từ bộ phận dẫn động đến các bộ phận công tác, trong đó có
thể biến đổi vận tốc, lực, momen và biến đổi dạng hay quy luật chuyển động.
Bảng 10-1
Theo NĂNG LƯỢNG chính
v2/2g p/g

-Bơm, quạt, máy thổi ly tâm -Bơm, máy nén khí pítton
Cho NL
-Bơm xoáy tự do -Bơm thuỷ lực roto
Theo -Bơm, quạt hướng trục -Bơm màng
nghĩa -Bơm trục vít
TRAO
ĐỔI -Tuabin ly tâm, TB hướng
-xylanh thuỷ lực tịnh tiến
Nhận NL trục
-Động cơ thuỷ lực quay
-Tua bin khí
Cho và nhận -Truyền động thuỷ động -Truyền động thuỷ tĩnh
Loại
-Bơm nước va, bơm tia, thuỷ luân…
khác
Theo nguyên lý làm việc, truyền động thuỷ lực được chia làm hai loại:
Truyền động thuỷ động,
Truyền động thuỷ tĩnh .
Trong truyền động thuỷ động việc truyền cơ năng giữa các bộ phận máy chủ yếu
được thực hiện bằng động năng của dòng chất lỏng. Truyền động thuỷ động có hai loại:
khớp nối thuỷ lực và biến tốc thuỷ lực, thường được dùng nhiều trong ngành cơ khí
động lực và vận tải.
Còn trong truyền động thuỷ tĩnh việc truyền cơ năng giữa các bộ phận máy chủ
yếu được thực hiện bằng áp năng của dòng chất lỏng, thường dùng cho các máy thuỷ
lực thể tích nên còn gọi truyền động thuỷ tĩnh là truyền động thuỷ lực thể tích.Truyền
động thuỷ tĩnh có rất nhiều dạng khác nhau được dùng phổ biến trong các ngành chế
tạo máy và các hệ thống điều khiển tự động.
Để hình dung tổng quát sự phân loại các máy thuỷ lực hãy xem bảng 11-1 phân
loại các máy thuỷ lực kèm theo trong đó có ghi các máy thuỷ lực và truyền động thuỷ
lực.

 11-3. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN MÁY THUỶ LỰC


I. Cột áp

- 110 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Cột áp thực tế của máy thuỷ lực là độ chênh cột áp (hay độ chênh năng lượng
đơn vị) trước khi vào máy và sau khi ra khỏi máy:
Đối với bơm: Hb = Hr- Hv = er- ev , (10-1)
đối với tua bin: Ht =Hv- Hr = ev - er . (10-1’)
Cột áp lý thuyết: Hlt = H/η H (10-2)
η H – hiệu suất thuỷ lực của máy, đặc trưng cho tổn thất do xoáy và masat trong
máy.
II. Lưu lượng
Lưu lượng thực qua ống đẩy Q < Qlt vì một phần nhỏ ∆ Q chảy trở về lối vào
bánh công tác hoặc rò rỉ ra ngoài. Để đánh giá tổn thất lưu lượng, người ta đưa vào hệ
số lưu lượng:
Q
ηQ = (10-3)
Q lt
Tronng đó, Qlt – lưu lượng lý thuyết hay là lưu lượng tính toán của máy.
η Q < 1 và phụ thuộc vào chất lượng của bộ phận lót kín (η Q=0,95÷ 0,98).
III. Công suất:
Là năng lượng chất lỏng trao đổi với máy trong một đơn vị thời gian.
Công suất thuỷ lực là công suất có ích của bơm hay là công suất vào của tua bin:
γQH
N tl = (kW ) , (10-4)
1000
với: γ (N/m3), Q(m3/s), H(mH2O).
Công suất trên trục bơm hay là công suất vào của bơm hay là công suất ra của tua
bin: Nt= Mω , (10-5)
IV. Hiệu suất:
η đánh giá tổn thất năng lượng trong quá trình máy trao đổi năng lượng với chất
lỏng:
N tl Nt
ηb = ηtb = (10-6)
N t N tl
Có ba loại tổn thất nên có ba loại hiệu suất: cột áp, cơ khí và lưu lượng:
η = η Hη Cη Q. (10-7)
Trong đó η C-là hiệu suất cơ khí đăc trưng cho các tổn thất ma sát cơ khí trong
đĩa bánh công tác, trong các vòng làm kín.
Công suất động cơ để kéo bơm: Nđc > N. Bốn thông số của bơm vừa nêu có liên
quan mật thiết với nhau, và trong kỹ thuật mối liên quan đó được biểu diễn bằng đồ thị,
gọi là đường đặc tính mà ta sẽ xem ở các tài liệu tham khảo.
V. Độ cao hút cho phép.

- 111 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Viết phương trình Becnuli cho 1 - 1 và v - v (hình 10 -1):


p1 p α v2
= h s + v + v v + h wd
γ γ 2g
p1 p v α v v 2v
a) h scp = [h s ] = − − − h wd (10-8)
γ γ 2g
p1 p v
− = h ck - cột áp hút của bơm
γ γ
p1
h s = h s max =
γ
Suy ra, nếu p1 = pa thì hsmax= 10m cột nước.
b) Khi biết hck thì tính [hs] theo điều kiện không xảy ra xâm thực: (do bốc hơi của
chất lỏng gây nên)
Điều kiện tránh xâm thực:
p v α v v 2v p bh
+ ≥ + ∆h
γ 2g γ
pbh - áp suất bão hoà (là áp suất mà tại đó chất lỏng sẽ sôi ở một nhiệt độ nhất
định); ∆ h - cột áp chống xâm thực.
Mặt khác, theo (10-3)
p v α v v 2v p s
+ = − h s − h wd
γ 2g γ
p p
→ [h s ] ≤ s − ( bh + ∆h + h wh )
γ γ
n Q 43
Theo Rút nhép: ∆h ≥ 10 ( )
C
n(vòng/ph) Q(m3/s) C = 800 ÷ 1000

 11- 4. TRẠM MÁY THUỶ LỰC


Sơ đồ bố trí trạm máy thuỷ lực, ví dụ tram bơm như H.10-1
Cách tính cột áp thực tế. Bơm bao giờ cũng làm việc trong hệ thống đường ống.
p r − p v v 2r − v 2v
H b = e r − e v = (z r − z v ) + +
γ 2g
z r −z v = z
pr = pa +pd
p v = p a − p ck
p d + p ck v 2r − v 2v
Suy ra H b = z + +
γ 2g
p d + p ck
Nếu ống hút bằng ống đẩy → v r = v v ; nếu z bỏ qua → H b = γ

- 112 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

Khi không có các số liệu đo dược của bơm đang làm việc (p d,pck,...) mà chỉ có các
số liệu yêu cầu của hệ thống trong đó bơm sẽ làm việc (p1, p2, h...), thì có thể tính Hb
như sau:
Viết phương trình Béc-nu-li cho 1-1 và v -v:
e1 = ev + hwh → ev=e1 - hwh
Cho r - r và 2 - 2: er = e2 + hwđ
→ H b = e r − e v = e 2 − e1 + h wd + h wh

Vì e2 − e2 = H2 : h wh + h wd = h w
→ Hb = H2 + h w (10-9)
Như vậy cột áp yêu cầu của bơm Hb để khắc
phục: độ dâng cao H2 (độ chênh 2 mặt thoáng) và
tổn thất năng lượng trong ống hút và ống đẩy.
Có thể viết: Hb = Ht + Hđ
Kết cấu cánh dẫn có ảnh hưởng quyết định
đến cột áp bơm H. (xem tập 2[6])

Hình 10-1: Bố trí trạm bơm

* Câu hỏi:
1. Khái niệm về máy thủy lực và phân loại.
2. Các công thức tính các thông số cơ bản của bơm.
3. Cách xác định cột áp bơm theo trạm.

- 113 -
Cơ học thủy khí ứng dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 TrÇn Sü PhiÖt, Vò Duy Quang. Thuû khÝ ®éng lùc häc kü thuËt.
TËp 1,2 NXB §¹i häc vµ Trung häc chuyªn nghiÖp-1979
2 NguyÔn H÷u ChÝ. C¬ häc chÊt láng øng dông. TËp 1,2. NXB §¹i
häc vµ Trung häc chuyªn nghiÖp-1973
3 NguyÔn H÷u ChÝ, NguyÔn H÷u Dy, Phïng V¨n Kh¬ng. Bµi tËp
c¬ häc chÊt láng øng dông. TËp 1,2. NXB §¹i häc vµ Trung häc
chuyªn nghiÖp-1979
4 NguyÔn H÷u ChÝ, . Mét ngh×n bµi tËp Thuû khÝ ®éng lùc häc
øng dông. TËp 1,2. NXB Gi¸o dôc-1998
5 Vò Duy Quang. Thuû khÝ ®éng lùc häc øng dông. . NXB X©y
dùng, Hµ Néi- 2006.
6 Я. М. Вильнер, Я. Т. Ковалев, Б.Б. Некрасов. Справочное пособие по
гидравлике, гидромашинам и гидроприводам. Издательство-Высшейшая
школа Минск 1976
7 А.И. Богомолов, К.А. Михайлов. Гидравлика. Стройиздат Москва 1972

- 114 -

You might also like