You are on page 1of 7

CÁC ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA MÁY PHÁT SỐ DVB-T

TS. Phạm Đắc Bi, KS. Lê Trọng Bằng, KS. Đỗ Anh Tú.

1. Mở đầu
Thế hệ máy phát số DVB-T ra đời đã khắc phục được các nhược điểm của thế hệ máy
phát tương tự như khả năng mang nhiều chương trình trong một kênh RF, hỗ trợ khả năng thu tín
hiệu đa đường và thu di động...
Về cấu trúc máy phát số DVB-T và máy phát hình tương tự giống nhau nhưng điểm khác
biệt là phần điều chế. Đã có nhiều tác giả viết về DVB-T dựa trên các quan điểm phân tích, đánh
giá khác nhau. Vì vậy bài viết này sẽ chỉ giới thiệu một cách tổng quát và cơ bản về phần điều
chế trong máy phát số DVB-T và các ưu nhược điểm của hệ phát này. Hình 1 biểu diễn sơ đồ
khối của bộ điều chế DVB-T

Phân Ghép Ghép


tán Mã hoá xen Mã hoá xen Định vị
Tách sóng
Mpeg năng ngoài ngoài trong trong (Mapper)
lương

Chèn IF ⇒ Khuếch
Thích ứng Lọc Lọc
IFFT khoảng RF đại
khung FIR Band Pass
bảo vệ

Hình 1. Sơ đồ khối bộ điều chế số DVB-T


2. Nguyên lý OFDM
Như chúng ta đã biết hệ phát số DVB-T sử dụng kỹ thuật COFDM (ghép tần số trực giao
có mã sửa sai) như một phương thức điều chế dữ liệu. OFDM là một dạng đặc biệt của hệ thống
điều chế đa sóng mang dựa trên nguyên tắc phân chia luồng dữ liệu thành các luồng dữ liệu con
lên các sóng mang. Các sóng mang được điều chế với tốc độ bit thấp và với số lượng sóng mang
lớn sẽ mang được luồng dữ liệu có tốc độ bit cao.
ý tưởng đầu tiên của OFDM xuất phát từ khi xem xét sự suy yếu xảy ra trong phát sóng
các kênh mặt đất. Đáp ứng của kênh không tương đồng với từng dải tần nhỏ do có nhiều tín hiệu
nhận được (tín hiệu chính + tín hiệu phản xạ), nghĩa là sẽ không còn năng lượng đủ để thu hoặc
sẽ thu được nhiều hơn một tín hiệu. Để có thể lập lại được những dữ liệu đã mất ở bên thu cần
mã hóa dữ liệu trước khi phát.
2.1. Tính trực giao của các sóng mang.
Việc sử dụng số lượng lớn sóng mang tưởng như không có triển vọng lắm trong thực tế,
và không chắc chắn, vì sẽ cần rất nhiều bộ điều chế, giải điều chế và các bộ lọc đi kèm theo. Và
cũng có vẻ như sẽ cần một dải thông lớn hơn để chứa các sóng mang này. Nhưng vấn đề trên đã
được giải quyết khi các sóng mang đảm bảo điều kiện được đặt đều đặn cách nhau một khoảng
fU = 1/ TU, với TU là khoảng symbol hữu ích (u: useful). Đây chính là điều kiện trực giao của
các sóng mang trong hệ thống ghép kênh phân chia tần số trực giao. Hình 2 biểu diễn hình ảnh
của phổ tín hiệu OFDM với 16 sóng mang trực giao nhau trong dải thông kênh truyền dẫn và phổ
tín hiệu RF của máy phát số DVB-T có dải thông 8MHz. Các thành phần phổ của máy phát số
DVB-T (gồm hàng ngàn sóng mang) chiếm hết dải thông 8MHz .
Hình 2. Phổ tín hiệu OFDM với số sóng mang N=16 và phổ tín hiệu RF thực tế
- Về mặt toán học, việc trực giao sẽ như sau: sóng mang thứ k được biễu diễn:

ΨK (t ) = e jkω Ut

với ωu = 2π/ T , và điều kiện trực giao mà sóng mang phải thoả mãn là:
U

τ + TU

∫τ Ψ K (t ) ΨL* (t )dt = 0, k≠L

= TU , k = l
- Về ý nghĩa vật lý: khi giải điều chế tín hiệu cao tần này, bộ giải điều chế không nhìn
thấy các tín hiệu cao tần kia, kết quả là không bị các tín hiệu cao tần khác gây nhiễu.
- Về phương diện phổ: điểm phổ có năng lượng cao nhất của một sóng mang rơi vào
điểm bằng không của sóng mang khác. Vì các sóng mang được đặt rất gần nhau nên
tổng cộng dải phổ cũng chỉ như ở điều chế sóng mang đơn - nếu chúng được điều chế
với tất cả dữ liệu và sử dụng bộ lọc cắt đỉnh lý tưởng.
Có nhiều nguyên nhân gây ra sự suy giảm tính trực giao và do đó sẽ gây ra nhiễu tương
hỗ giữa các sóng mang (ICI). Chúng có thể là các lỗi xảy ra trong việc lấy mẫu tần số của máy
thu hay phase-noise trong các bộ tạo dao động nội. Tuy nhiên trong thực tế, những ảnh hưởng
này có thể được giữ ở mức giới hạn có thể chấp nhận được.
2.2. Biến đổi IFFT và điều chế tín hiệu
Kỹ thuật điều chế đa sóng mang phải sử dụng nhiều mạch điều chế cầu phương và các bộ
lọc nhưng chúng ta đã tránh được điều này dựa trên phép biến đổi FFT. Bản chất của quá trình
tạo tín hiệu OFDM là phân tích chuỗi bit đầu vào thành các sóng mang đã được điều chế theo
một kiểu nào đó trong miền thời gian liên tục. Tuỳ thuộc vào kiểu điều chế mỗi tổ hợp bit trong
chuỗi bit đầu vào được gán cho một tần số sóng mang, vì vậy mỗi sóng mang chỉ tải số lượng bit
cố định. Nhờ bộ định vị (Mapper) và điều chế M-QAM, sóng mang sau khi điều chế QAM là
một số phức và được xếp vào biểu đồ chòm sao theo quy luật mã Gray trên 2 trục Re (thực) và
Im(ảo). Vị trí của mỗi điểm tín hiệu (số phức) trên biểu đồ chòm sao phản ánh thông tin về biên
độ và pha của các sóng mang. Quá trình biến đổi IFFT sẽ biến đổi các số phức biễu diễn các
sóng mang trong miền tần số thành các số phức biểu diễn các sóng mang trong miền thời gian rời
rạc. Trong thực tế các thành phần Re và Im được biểu diễn bằng chuỗi nhị phân được bộ điều
chế IQ sử dụng để điều chế sóng mang cũng được biểu diễn bằng một chuỗi nhị phân. Chuỗi nhị
phân sau điều chế IQ được biến đổi DA để nhận được tín hiệu trong băng tần cơ bản.
Quá trình xử lý ở phía thu sẽ thực hiện biển đổi FFT để tạo các điểm điều chế phức của
từng sóng mang phụ trong symbol OFDM, sau khi giải định vị (Demapping) xác định biểu đồ bit
tương ứng các tổ hợp bit được cộng lại để khôi phục dòng dữ liệu đã truyền.
2.3. Lựa chọn điều chế cơ sở
Tại mỗi symbol, mỗi sóng mang sẽ được điều chế bởi một số phức lấy từ tập chòm sao.
Tuỳ thuộc vào kiểu điều chế cơ sở được chọn là QPSK, 16QAM hay 64QAM mỗi sóng mang sẽ
vận chuyển được số bit dữ liệu là 2, 4 hoặc 6 bit. Tuy nhiên với công suất phát cố định, khi có
nhiều bit dữ liệu trong một symbol thì các điểm trong chòm sao càng gần nhau hơn và khả năng
chống lỗi sẽ bị giảm. Do vậy cần có sự cân đối giữa tốc độ và mức độ lỗi.
Với mô hình điều chế không phân cấp luồng số liệu đầu vào được tách thành các nhóm
có số bit phụ thuộc vào kiểu điều chế cơ sở. Mỗi nhóm bit này mang thông tin về pha và biên độ
của sóng mang và tương ứng với một điểm trên biểu đồ chòm sao. Hình 3 biễu diển các chòm
sao của điều chế QPSK(4 QAM), 16-QAM và 64-QAM không phân cấp. Trong mô hình điều
chế phân cấp, hai luồng số liệu độc lập sẽ được truyền trong cùng một thời điểm. Luồng dữ liệu
có mức ưu tiên cao(HP) được điều chế QPSK và luồng có mức ưu tiên thấp được điều chế 16-
QAM hoặc 64-QAM.
64Q A M
000010
16Q A M
4Q A M 0010
00

Hình 3. Biễu diễn chòm sao của điều chế QPSK, 16-QAM và 64-QAM

Hình 4. Biễu diễn chòm sao của điều chế phân cấp 16-QAM với α = 4.

3. Số lượng, vị trí và nhiệm vụ của các sóng mang


Tín hiệu truyền đi được tổ chức thành các khung (Frame). Cứ 4 khung liên tiếp tạo thành
một siêu khung. Lý do việc tạo ra các khung là để phục vụ tổ chức mang thông tin tham số bên
phát (bằng các sóng mang báo hiệu tham số bên phát - Transmission Parameter Signalling - TPS
carriers). Lý do của việc hình thành các siêu khung là để chèn vừa đủ một số nguyên lần gói mã
sửa sai Reed-Solomon 204 byte trong dòng truyền tải MPEG-2 cho dù ta chọn bất kỳ cấu hình
tham số phát, điều này tránh việc phải chèn thêm các gói đệm không cần thiết. Mỗi khung chứa
68 symbol OFDM trong miền thời gian (được đánh dấu từ 0 đến 67). Mỗi symbol này chứa
hàng ngàn sóng mang (6817 sóng mang với chế độ 8K, và 1705 sóng mang với chế độ 2K) nằm
dày đặc trong dải thông 8 MHz (Việt Nam chọn dải thông 8MHz, có nước chọn 7MHz). Hình 5
biểu diễn phân bố sóng mang của DVB-T theo thời gian và tần số.

OFDM symbol

time
Channel
Bandwidth

y
enc
OFDM symbol sub-carriers

qu
fre

Hình 5: Phân bố sóng mang của DVB-T (chưa chèn khoảng bảo vệ)
Như vậy trong một symbol OFDM sẽ chứa:
- Các sóng mang dữ liệu (video, audio, ...) được điều chế M-QAM. Số lượng các sóng
mang dữ liệu này chỉ có 6048 với 8K, và 1512 với 2K.
- Các pilot (sóng mang) liên tục: bao gồm 177 pilot với 8K, và 45 pilot với 2K. Các pilot
này có vị trí cố định trong dải tần 8MHz và cố định trong biểu đồ chòm sao để đầu thu
sửa lỗi tần số, tự động điều chỉnh tần số (AFC) sửa lỗi pha.
- Các pilot (sóng mang) rời rạc (phân tán): bao gồm 524 pilot với 8K, và 131 pilot với
2K có vị trí cố định trong biểu đồ chòm sao. Chúng không có vị trí cố định trong miền
tần số, nhưng được trải đều trong dải thông 8MHz. Bên máy thu khi nhận được các
thông tin từ các pilot này sẽ tự động điều chỉnh để đạt được "đáp ứng kênh" tốt nhất và
thực hiện việc hiệu chỉnh (nếu cần).
- Khác với sóng mang các chương trình, các pilot không điều chế QAM, mà chỉ điều chế
BPSK với mức công suất lớn hơn 2,5 dB so với các sóng mang khác. Hình 6 biểu diễn
phân bố sóng mang pilot rời rạc và liên tục với múc công suất lớn hơn các sóng mang
dữ liệu 2,5 dB.
DVB-T Transmission Frame

Boosted pilot

time
Channel
Bandwidth
ncy
que
fre

Hình 6. Phân bố các pilot của DVB-T


- Các sóng mang thông số phát TPS (Transmission Parameter Signalling) chứa nhóm
thông số phát được điều chế BPSK vì thế trên biểu đồ chòm sao, chúng nằm trên trục
thực. Sóng mang TPS bao gồm 68 sóng mang trong chế độ 8K và 17 sóng mang trong
chế độ 2K. Các sóng mang TPS này không những có vị trí cố định trên biểu đồ chòm
sao, mà còn hoàn toàn cố định ở các vị trí xác định trong dải tần 8MHz. Hình 7 biểu
diễn vị trí các pilot và sóng mang TPS được điều chế BPSK.

Sóng mang
dữ liệu

Hình 7. Phân bố các pilot của DVB-T trên biểu đồ chòm sao
4. Chèn khoảng thời gian bảo vệ
Trong thực tế khi khoảng tổ hợp thu được trải dài theo 2 symbol thì không chỉ có nhiễu
giữa các symbol (ISI) mà còn cả nhiễu tương hỗ giữa các sóng mang (ICI). Để tránh điều này
người ta chèn thêm khoảng bảo vệ (Guard Interval duration) Tg trước mỗi symbol để đảm bảo
các thông tin là đến từ cùng một symbol và xuất hiện cố định.
Guard Used
Interval part
duration duration

time
Channel
Bandwidth
cy
uen

OFDM
freq

symbol
duration

Hình 8. Phân bố sóng mang khi chèn thêm khoảng thời gian bảo vệ
Mỗi khoảng symbol được kéo dài thêm vì thế nó sẽ vượt quá khoảng tổ hợp của máy thu
TU. Như vậy đoạn thêm vào tại phần đầu của symbol để tạo nên khoảng bảo vệ sẽ giống với
đoạn có cùng độ dài tại cuối symbol. Miễn là trễ không vượt quá đoạn bảo vệ, tất cả thành phần
tín hiệu trong khoảng tổ hợp sẽ đến từ cùng một symbol và tiêu chuẩn trực giao được thoả mãn.
ICI và ISI chỉ xảy ra khi trễ vượt quá khoảng bảo vệ.
Độ dài khoảng bảo vệ được lựa chọn sao cho phù hợp với mức độ thu đa đường(multi
path) của máy thu. Việc chèn khoảng thời gian bảo vệ được thực hiện tại phía phát. Khoảng thời
gian bảo vệ Tg có các giá trị khác nhau theo quy định của DVB [1]: 1/4TU, 1/8TU, 1/16TU và
1/32TU.
SOFDM(t)

Tín hiệu
chính t
Phản xạ
1 t
Phản xạ
2 t
Nhiễu đồng
kênh t
Tín hiệu thu được
sau khi sửa biên độ t
T Twan
T
g t
Hình 9. Các tia sóng đến trong khoảng
s
thời gian bảo vệ

Khi chênh lệch thời gian của các tia sóng đến đầu thu không vượt quá khoảng thời gian
bảo vệ Tg, thì máy thu hoàn toàn khắc phục tốt hiện tượng phản xạ (xem hình 9). Thực chất,
khoảng thời gian bảo vệ Tg là khoảng thời gian trống không mang thông tin hữu ích, vì vậy, cùng
chế độ phát, Tg càng lớn, thông tin hữu ích sẽ càng ít, số lượng chương trình sẽ giảm. Nhưng Tg
càng lớn khả năng khắc phục các tia sóng phản xạ từ xa đến càng hiệu quả. Với sử dụng kỹ thuật
ghép đa tần trực giao và với thông số khoảng thời gian bảo vệ này tạo tiền đề cho việc thiết lập
mạng đơn tần DVB-T. Các máy phát thuộc mạng đơn tần đều phát cùng một kênh sóng, rất thuận
lợi cho quy hoạch và tiết kiệm tài nguyên tần số(chúng tôi sẽ trình bày kỹ trong kỳ sau).

5. Tổng vận tốc dòng dữ liệu của máy phát số DVB-T


Thông thường, thông tin trên một kênh cao tần 8MHz của máy phát DVB-T phụ thuộc
vào tổng vận tốc dòng dữ liệu mà nó có khả năng truyền tải và có thể thấy các tham số phát như
kiểu điều chế (modulation), tỷ lệ mã sửa sai (code rate) và khoảng thời gian bảo vệ (Guard
interval) sẽ quyết định khả năng này. Bảng 1 thống kê tổng vận tốc dòng dữ liệu máy phát DVB-
T có thể truyền tải từ 4,98 Mbit/s đến 31,67 Mbit/s trên một kênh cao tần 8MHz với các nhóm
thông số phát khác nhau.

Bảng 1. Tổng vận tốc dòng dữ liệu

Máy phát số DVB-T còn một tham số nữa là chế độ phát 2K hoặc 8K. Chế độ phát 2K sử dụng
1705 sóng mang, trong đó có 1512 sóng mang dữ liệu và 193 sóng mang tham số phát và các
pilots. Chế độ phát 8K sử dụng 6817 sóng mang, trong đó có 6048 sóng mang dữ liệu và 769
sóng mang tham số phát và các pilot (xem mục 3). Trong chế độ 8K số lượng sóng mang dữ liệu
gấp 4 lần trong chế độ 2K nhưng thời gian để truyền hết số lượng sóng mang này cũng gấp 4 lần
nên tổng vận tốc dòng dữ liệu cũng bằng chế độ 2K.
6. Đánh giá 3 phương pháp điều chế số của ATSC, ISDB-T và DVB-T
Hệ thống ATSC của Mỹ phát triển từ đầu những năm 1990 và sử dụng kỹ thuật điều chế
“điều biên cụt” của những năm 1980. Điều biên cụt 8VSB (Vestigal Side Band) vẫn bị các
khuyết tật vốn có của nó, không có khả năng cho thu di động, không khắc phục hiện tượng phản
xạ và không thiết lập được mạng đơn tần như giải pháp của hệ ISDB-T và DVB-T.
Hệ ISDB-T của Nhật Bản có điểm tương đồng về mặt kỹ thuật với DVB-T đó là sử dụng
COFDM. Hai hệ này (ISDB-T và DVB-T) cho khả năng thu di động, khắc phục hiện tượng phản
xạ, thiết lập mạng đơn tần. Tuy nhiên, ISDB-T có ba điểm khác biệt so với DVB-T. Một là, sử
dụng ghép xen thời gian, trong khi DVB-T không sử dụng kỹ thuật này. Được chứng minh ở
Brazil, ghép xen thời gian cho phép tăng khả năng chống nhiễu xung. Tuy nhiên, nó lại làm tăng
giá thành do phải tăng độ phức tạp của máy thu và làm tăng thời gian trễ. Ngoài ra, điều này còn
làm tăng giá vận hành do các trạm phát sẽ phải đồng bộ với nhau không chỉ về tần số mà còn cả
về độ dịch thời gian. Dù rằng đem lại một số lợi ích về mặt kỹ thuật nhưng DVB-T vẫn quyết
định không chọn giải pháp kỹ thuật ghép xen thời gian vì các lý do thương mại. Sở dĩ như vậy vì
DVB-T đánh giá rằng đây là một giải pháp không cần thiết, các ảnh hưởng của nhiễu xung có thể
khắc phục được thông qua bộ giải MPEG-2. Và ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho đầu
thu, cho mạng phân phối và cho công tác vận hành. Hai là, phân đoạn (vùng) tần số cho các dịch
vụ khác nhau. Trong ISDB-T, người ta dành 10 khoảng tần số cho dịch vụ hình ảnh và 3 khoảng
cho dịch vụ âm thanh. Việc phân chia này làm tăng giá thành cả về phần cứng và phần mềm, vì
máy thu phải làm việc với các khoảng tần số khác nhau. Việc phân đoạn tần số này còn làm sai
nguyên tắc của một kênh truyền số là một kênh băng rộng trong đó các dịch vụ được đặt ở các
mức khác nhau. Nếu chia kênh thành các đoạn tần số khác nhau cho các dịch vụ khác nhau, khi
một đoạn tần số bị ảnh hưởng, thì toàn bộ dịch vụ nằm trong đoạn đó sẽ bị mất. Đó là một trong
những lý do tại sao các nhà thiết kế DVB-T đã không sử dụng kỹ thuật này. Có một phương
pháp khác cũng có thể đạt được cách phân chia dịch vụ này là sử dụng phương pháp điều chế
phân cấp như được thực hiện trong DVB-T và trong cả ISDB-T. Ba là, ISDB-T không tương
thích với các hệ phát số qua vệ tinh DVB-S và phát số qua cáp DVB-C. Vì vậy, nhiều nước
không quan tâm sử dụng hệ ISDB-T của Nhật.

7. Tài liệu tham khảo.


[1]. ETSI EN 300744. Digital Video Broadcasting (DVB); Frame structure, channel coding and
modulation for digital terrestrial television.
[2]. Digital Video Broadcasting. The international Standard for Digital Television.
[3]. Digital Broadcasting Seminar, Hanoi 21 july 2003 (ROHDE & SCHWARZ).
[4]. DVB’S Comments to the Submission for the ANATEL CONSULTA PúBLICA N0.291 –
BRASILIAN DIGITAL TERRESTRIAL TELEVISION (DTV) SYSTEM.
[5]. The How and why of COFDM, J.H. Stott, BBC Research and Development.

You might also like