You are on page 1of 34

Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU..........................................................................................4
1.1 Sự cần thiết của đề tài……………………………………………………………...4

1.2 Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………….5

1.2.1 Mục tiêu chung……………………………………………………………………5

1.2.2 Mục tiêu cụ thể……………………………………………………………………5

1.3 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………..5

1.3.1 Phạm vi không gian………………………………………………………………5

1.3.2 Phạm vi thời gian…………………………………………………………………

5
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………5

1.4 Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..5

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu…………………………………………………..5

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu…………………………………………………6

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN……………………………………………...7


2.1 Khái niệm tín dụng và một số khái niệm về hoạt động tín dụng…………………..7
2.1.1 Khái niệm tín dụng……………………………………………………………….7
2.1.2 Các khái niệm về hoạt động tín dụng………………………………………….7
2.2 Chất lượng tín dụng………………………………………………………………..7
2.2.1 Khái niệm chất lượng tín
dụng………………………………………………….8
2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín
dụng…………………………………….8
CHƯƠNG 3: KHÁI QUÁT VỀ NHTM CỔ PHẦN ĐÔNG Á……………………10
3.1 Quá trình hình thành và phát triển………………………………………………..10
3.2 Tầm nhìn và sứ mệnh……………………………………………………………..11
3.2.1 Tầm
nhìn………………………………………………………………………….12
3.2.2 Sứ mệnh…………………………………………………………………………..12
3.3 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng……………………………………………………12
3.4 Mạng lưới hoạt động và các công ty thành viên………………………………….13

GVHD: Thái Văn Đại Trang 1


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
3.4.1 Mạng lưới hoạt động……………………………………………………………
13
3.4.2 Công ty thành viên………………………………………………………………
13
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á qua 3
năm từ 2007 – 2009………………………………………………………………13
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á TỪ 2007 – 2009……………………………17
4.1 Tình hình hoạt động của ngân hàng qua 3 năm 2007 – 2009…………………….17
4.1.1 Khái quát hoạt động tín dụng của ngân hàng trong 3 năm
qua…………..17
4.1.2 Phân tích hoạt động tín dụng………………………………………………….19
4.2 Đánh giá chất lượng tín dụng thông qua các chỉ tiêu………………………….….25
4.2.1 Tỷ lệ Nợ xấu/ Tổng dư nợ………………………………………………………
26
4.2.2 Hiệu suất sử dụng vốn………………………………………………………….27
4.2.3 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín
dụng………………………………………………...27
4.2.4 Khả năng bù đắp rủi ro tín
dụng……………………………………………...28
4.2.5 Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng…………………………………….28
CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á………………………………….
…..30
5.1 Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng…………….30
5.1.1 Hạn chế…………………………………………………………………………..30
5.1.2 Nguyên
nhân……………………………………………………………………..30
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng của ngân hàng Đông Á……….31
5.2.1 Giải pháp tăng trưởng tín dụng……………………………………………….31
5.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng………………….32
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN…………………………………………………………...33

GVHD: Thái Văn Đại Trang 2


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………......34

PHỤ LỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á qua 3 năm từ 2007 –
2009…………………………………………………………………………………...14
Bảng 2: Tình hình tín dụng tại ngân hàng Đông Á…………………………………...17
Bảng 3: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của ngân hàng Đông Á từ năm 2007 –
2009…………………………………………………………………………………...19
Bảng 4: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng Đông Á trong giai
đoạn từ 2007 – 2009…………………………………………………………………..21
Bảng 5: Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của ngân hàng Đông Á từ 2007 – 2009……23
Bảng 6: Tình hình dư nợ theo cơ cấu ngành kinh tế của ngân hàng trong 3 năm 2007 –
2009…………………………………………………………………………………...24
Bảng 7: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng…………………………………...25
Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đông Á qua 3 năm từ 2007 –
2009…………………………………………………………………………………...15
Hình 2: Tình hình tín dụng tại ngân hàng Đông Á……………………………………18
Hình 3: Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay từ 2007 – 2009……………………...20
Hình 4: Hiệu suất sử dụng vốn của ngân hàng Đông Á trong giai đoạn 2007 – 2009..27
Sơ đồ tổ chức của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á…………………………..12

GVHD: Thái Văn Đại Trang 3


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Suy thoái kinh tế thế giới năm 2009 đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của nền
kinh tế nước ta, ngành tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài tác động đó. Trong
xu hướng tự do hóa, toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa các luồng tài chính đã làm
thay đổi căn bản hệ thống ngân hàng, tuy khủng hoảng kinh tế đã qua nhưng những
hậu quả mà nó để lại đã tạo ra những thách thức lớn cho các ngân hàng trong nước. Vì
vậy, hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân
hàng lớn hơn và cùng với nó, mức độ rủi ro cũng tăng lên. Tín dụng là nghiệp vụ sinh
lời chủ yếu, đồng thời cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng. Do
vậy mối lo lắng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng chính là rủi ro
tín dụng. Để hạn chế rủi ro tín dụng đến mức thấp nhất và nâng cao chất lượng tín
dụng các tổ chức tín dụng phải quản trị rủi ro tín dụng. Quản trị tín dụng là hoạt động
trung tâm trong các tổ chức tài chính ngân hàng bởi kiểm soát và quản lý rủi ro chặt
chẽ đồng nghĩa với việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động và chất
lượng tín dụng càng tăng cao. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường nếu không chấp
nhận rủi ro thì không thể tạo ra các cơ hội đầu tư và kinh doanh mới. Do đó quản trị
rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại
và phát triển của ngân hàng thương mại.
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á được thành lập năm 1992 là một trong
những Ngân hàng tốt nhất ở Việt Nam hiện nay với mục tiêu “trở thành Ngân hàng

GVHD: Thái Văn Đại Trang 4


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
bán lẻ tốt nhất và hướng đến mô hình một tập đoàn tài chính đa năng, hiệu quả hàng
đầu Việt Nam”, tuy nhiên rủi ro trong hoạt động tín dụng vẫn còn tồn tại và ở một mức
tỷ lệ chấp nhận được. Qua phân tích sơ lược ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng đều
qua các năm cụ thể năm 2007 là 454 tỷ đồng thì năm 2008 đạt trên 703 tỷ đồng và đến
năm 2009 mức lợi nhuận này 788 tỷ đồng, điều đó nói lên Ngân hàng đang hoạt động
có hiệu quả. Năm 2007 Ngân hàng Đông Á là một trong những Ngân hàng có chất
lượng tín dụng tốt nhất Việt Nam với tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng chỉ
0,44% đến năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tỷ lệ
này đã tăng lên đáng kể 2,54%, với nỗ lực vượt trội con số này đến năm 2009 chỉ còn
1,33% nhưng so với năm 2007 vẫn còn quá lớn. Vì vậy đề tài “Chất lượng tín dụng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp” được thực
hiện nhằm giúp ngân hàng nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng trong tương lai.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiện trạng hoạt động tín dụng, đánh
giá chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời tìm ra những giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
− Phân tích doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ của ngân hàng từ đó đưa ra
nhận xét khái quát về ngân hàng.
− Đánh giá chất lượng tín dụng hiện nay của Ngân hàng.
− Đưa ra một số giải pháp nâng cao tín dụng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian 3 tháng: từ 01/2011 đến 04/2011.
Các số liệu thống kê dùng phân tích được trích từ năm 2007 đến năm 2009.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng và chất lượng của hoạt động tín
dụng của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á qua 3 năm 2007, 2008, 2009
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

GVHD: Thái Văn Đại Trang 5


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu phục vụ cho chuyên đề được thu thập từ các tài liệu như các bảng cân
đối kế toán, các báo cáo thường niên của ngân hàng qua các năm, tạp chí ngân hàng,
tạp chí kinh tế, các thông tin thị trường và các tài liệu liên quan đến hoạt động tín dụng
của ngân hàng Đông Á.
Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả (Descriptive statistics)
Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày,
tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng
nghiên cứu.
Phương pháp so sánh
 So sánh số tuyệt đối
Là kết quả của phép trừ giữa trị số của năm phân tích so với năm gốc của các
chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện khối lượng và quy mô của các hiện tượng
kinh tế.
Số tuyệt đối có ý nghĩa quan trọng vì thông qua các số tuyệt đối ta sẽ có một
nhận thức cụ thể về quy mô, khối lượng thực tế của hiện tượng nghiên cứu. Số tuyệt
đối chính xác là sự thật khách quan, có sức thuyết phục không ai có thể phủ nhận.
Tăng (+) Giảm (-) tuyệt đối = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch
 So sánh số tương đối
 Số tương đối động thái
Số tương đối động thái thường được sử dụng rộng rãi để thể hiện biến động về
mức độ của hiện tượng nghiên cứu qua một thời gian nào đó. Số tương đối này được
tính bằng cách so sánh hai mức độ cùng loại của hiện tượng ở hai thời kì (hay thời
điểm) khác nhau và được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm. Mức độ đem ra
nghiên cứu được gọi là mức độ kỳ nghiên cứu, còn mức độ được dùng làm cơ sở so
sánh được gọi là mức độ kỳ gốc.
Mức độ kỳ nghiên cứu
Số tương đối động thái = x 100%
Mức độ kỳ gốc
 Số tương đối kết cấu

GVHD: Thái Văn Đại Trang 6


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Số tương đối kết cấu phản ảnh tỷ trọng mỗi bộ phận chiếm trong tổng thể. Số
tương đối này thường thể hiện bằng số phần trăm và được tính bằng cách so sánh mức
độ tuyệt đối của từng bộ phận với mức độ của toàn bộ tổng thể.
Mức độ của bộ phận
Số tương đối kết cấu = x 100%
Mức độ của tổng thể

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1. KHÁI NIỆM TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG
1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh
tế - xã hội. Ngày nay có 3 định nghĩa về tín dụng như sau:
− Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái
tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau
một thời gian nhất định.
− Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
− Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên
(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hang hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa
thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người đi vay).
Mặc dù “tín dụng” có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng nội dung
thống nhất của những định nghĩa này là: phản ánh một bên là người cho vay, còn bên
kia là người đi vay; quan hệ giữa hai bên được ràng buộc bởi cơ chế tín dụng và pháp
luật hiện tại.
1.1.2. Các khái niệm về hoạt động tín dụng
− Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh
giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ.
− Nợ xấu: là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6
hoặc Điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số
18/2007/QĐ-NHNN.

GVHD: Thái Văn Đại Trang 7


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
− Dự phòng rủi ro: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những
tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ
theo cam kết. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.
1.2. CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
1.2.1. Khái niệm chất lượng tín dụng
Chất lượng tín dụng là một phạm trù phản ánh mức độ rủi ro trong bảng tổng
hợp cho vay của một tổ chức tín dụng. Để phản ánh về chất lượng tín dụng, có rất
nhiều chỉ tiêu, nhưng nói chung người ta thường quan tâm: tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư
nợ, tỷ lệ và cơ cấu tài sản đảm bảo. Ngoài ra, để đánh giá định tính về chất lượng tín
dụng, người ta còn quan tâm đến: Cơ cấu dư nợ các khoản vay ngắn - dài hạn trong
tương quan cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tín dụng, dư nợ cho vay các lĩnh vực rủi ro
cao tại thời điểm đó như: bất động sản, cổ phiếu ...
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
− Chỉ tiêu tổng dư nợ và kết cấu dư nợ
Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền ngân hàng cấp cho nền
kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của ngân hàng yếu kém, không có khả
năng mở rộng, khả năng tiếp thị của ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên
thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng
cao vì đằng sau những khoản tín dụng đó còn những rủi ro tín dụng mà ngân hàng phải
gánh chịu.
Kết cấu dư nợ phản ánh tỷ trọng của các loại dư nợ trong tổng dư nợ. phân tích
kết cấu dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại
hình nào để cân đối với thực lực ngân hàng. Kết cấu dư nợ khi so với kết cấu nguồn
huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình nào là nhiều nhất.
− Tình hình nợ xấu
Nợ xấu
Tình hình nợ xấu =
Tổng dư nợ

Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những ngân
hàng có chỉ số này thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao.
− Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt Lãi từ hoạt động tín dụng


=
động tín dụng Tổng thu nhập
GVHD: Thái Văn Đại Trang 8
Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp

Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một
khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu
để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đem lại chứng tỏ các khoản
vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn
vốn cho vay.
Ta thấy rằng, nếu ngân hàng thương mại chỉ chú trọng vào việc giảm và duy trì
1 tỷ lệ nợ xấu thấp mà không tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng thì tỷ lệ nợ xấu thấp
cũng không có ý nghĩa. Chất lượng tín dụng được nâng cao chỉ thực sự có ý nghĩa khi
nó góp phần nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng.
− Hiệu suất sử dụng vốn
Phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xem xét đánh
giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản thân ngân hàng cũng
như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế chưa. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có
thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình. Từ đó, có thể quyết định quy mô,
tỷ trọng đầu tư vào các lĩnh vực một cách hợp lý để vừa đảm bảo an toàn vốn cho vay,
vừa có thể thu lại lợi nhuận cao nhất có thể.
Tổng dư nợ
Hiệu suất sử dụng vốn =
Tổng vốn huy động

− Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng


Dự phòng rủi ro tín
Tỷ lệ dự phòng dụng được trích lập
=
rủi ro tín dụng Tổng dư nợ
Phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập dự phòng cho những khoản tổn thất có
thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết.
− Khả năng bù đắp rủi ro
Dự phòng rủi ro tín
Khả năng bù đắp dụng được trích lập
=
rủi ro tín dụng Nợ xấu

Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng.

GVHD: Thái Văn Đại Trang 9


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á
3.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
− Năm 1992: ngày 01/07/1992 đánh dấu sự ra đời của DongA Bank với 56
cán bộ, nhân viên làm việc tại trụ sở đầu tiên, số 60-62 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận
Phú Nhuận, TP.HCM (nay là đường Nguyễn Văn Trỗi). Với vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
− Năm 1993: DongA Bank thành lập 3 chi nhánh: Quận 1, Hậu Giang
(TP.HCM) và Hà Nội, chính thức triển khai dịch vụ thanh toán quốc tế, chuyển tiền
nhanh và chi lương hộ.
−Năm 1994: vốn điều lệ DongA Bank tăng 30 tỷ đồng sau 2 năm hoạt động. Ngân

hàng thành lập Chi bộ Đảng, Công đoàn, Chi Đoàn thanh niên.
−Năm 1995: vốn điều lệ DongA Bank tiếp tục tăng lên thành 49,6 tỷ đồng. DongA

Bank trở thành đối tác duy nhất nhận vốn ủy thác từ Tổ chức Hợp tác quốc tế của
Thụy Điển (SIDA), tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam.
−Năm 1998: DongA Bank là một trong hai Ngân hàng cổ phần tại Việt Nam nhận

vốn tài trợ từ Quỹ Phát triển nông thôn (RDF) của Ngân hàng thế giới.
−Năm 2000: vốn điều lệ DongA Bank tăng lên 97,4 tỷ đồng. Tháng 9/2000, DongA

Bank trở thành thành viên chính thức của Mạng thanh toán toàn cầu (SWIFT).
−Năm 2001: công ty thành viên của DongA Bank - Công ty Kiều hối Đông Á được

thành lập. DongA Bank tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng, xây dựng và áp dụng hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào hoạt động.
−Năm 2002: sau 10 năm hoạt động, vốn điều lệ của DongA Bank tăng lên gấp 10 lần

- với tổng vốn là 200 tỷ đồng. DongA Bank là một trong hai ngân hàng cổ phần nhận
vốn ủy thác từ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) để tài trợ cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ. Năm này, DongA Bank thành lập Trung tâm thẻ Ngân hàng Đông
Á, phát hành thẻ Đông Á.
−Năm 2004: vốn điều lệ DongA Bank là 350 tỷ đồng. DongA Bank chính thức triển

khai hệ thống ATM và dịch vụ thanh toán tiền điện tự động qua ATM. Tổng số cán bộ,
nhân viên làm việc cho ngân hàng là 824 người.

GVHD: Thái Văn Đại Trang 10


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
−Năm 2005: DongA Bank thành lập hệ thống Vietnam Bankcard (VNBC) kết nối hệ

thống thẻ giữa các ngân hàng, hợp tác thành công với Tập đoàn China Union Pay
(Trung Quốc) và ký kết hợp đồng nguyên tắc liên kết kinh doanh tại Việt Nam và Đài
Loan giữa DongA Bank – Công ty cổ phần Mai Linh – Tập đoàn Jampoo (Đài Loan).
−Năm 2006: cùng với mạng lưới 69 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc,

DongA Bank khánh thành toà nhà hội sở tại 130 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú
Nhuận, TP.HCM. DongA Bank trở thành ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu về
tốc độ phát triển dịch vụ thẻ ATM tại Việt Nam. Ngân hàng triển khai thêm hai kênh
giao dịch - Ngân hàng Đông Á Tự Động và Ngân hàng Đông Á Điện Tử và chuyển
đổi thành công sang core - banking, giao dịch online toàn hệ thống.
−Năm 2007: kỷ niệm 15 năm thành lập, DongA Bank chính thức thay đổi logo cùng

hệ thống nhận diện thương hiệu. Ngân hàng khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều trụ
sở hiện đại theo mô hình chuẩn của tòa nhà hội sở, mở rộng mạng lưới hoạt động với
107 chi nhánh, phòng giao dịch trên 40 tỉnh, thành. Thẻ ATM thế kỷ 21 của DongA
Bank được chứng nhận “Kỷ lục Việt Nam” với chức năng nhận - gửi tiền trực tiếp và
thu đổi ngoại tệ.
−Năm 2008: DongA Bank có mặt tại 50 tỉnh, thành trên cả nước với 148 điểm giao

dịch và hơn 800 máy ATM. Ngày 8/8/2008, DongA Bank chính thức phát hành thẻ tín
dụng, đánh dấu việc kết nối hệ thống thẻ Đông Á với hệ thống thẻ thế giới thông qua
Visa. Số lượng khách hàng đạt 2,5 triệu. DongA Bank là ngân hàng đầu tiên tại Việt
Nam sở hữu máy ATM nhận tiền mặt trực tiếp hiện đại nhất với tính năng nhận 100 tờ
với nhiều mệnh giá khác nhau trong một lần gửi. Vốn điều lệ tăng lên là 2880 tỷ đồng.
Năm 2009: DongA Bank đã tăng vốn điều lệ lên 16.900% đạt 3.400 tỷ đồng; từ
3 phòng ban nghiệp vụ lên 37 phòng ban thuộc hội sở và các trung tâm cùng với 4
công ty thành viên và 205 chi nhánh, phòng giao dịch, trung tâm giao dịch 24h trên
toàn quốc. Về nhân sự, từ con số khiêm tốn 56 người vào những ngày đầu thành lập
đến một đội ngũ gồm hơn 4.000 người hiện nay.
3.2. TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH
3.2.1. Tầm nhìn
Trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất và hướng đến mô hình một tập đoàn tài
chính đa năng, hiệu quả hàng đầu Việt Nam.
3.2.2. Sứ mệnh

GVHD: Thái Văn Đại Trang 11


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Chinh phục niềm tin khách hàng, đối tác và cổ đông bằng việc tiên phong cung
cấp các giải pháp và dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại thân thiện đáng tin cậy cho
mọi người dân Việt Nam.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG Á

3.4. MẠNG LƯỚI HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN


3.4.1. Mạng lưới hoạt động

GVHD: Thái Văn Đại Trang 12


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Bên cạnh mạng lưới bao phủ rộng khắp gồm Hội sở, 1 Sở giao dịch, hơn 200
chi nhánh và PGD, DongA Bank còn mở rộng các kênh giao dịch ngân hàng tự động
với hệ thống hơn 1.300 máy ATM, 800 máy POS, cùng nhiều tiện ích của ngân hàng
Điện tử với các dịch vụ Internet banking, Mobile banking, phone banking, SMS
banking đem đến sự thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả cho Khách hàng. Với
phương thức giao dịch đa dạng, DongA Bank đem dịch vụ ngân hàng tới gần Khách
hàng hơn, sẵn sàng phục vụ nhu cầu giao dịch mọi lúc, mọi nơi.
3.4.2. Công ty thành viên
− Công ty Kiều hối Đông Á (DonggA Money Tranfer)
− Công ty Chứng khoán Đông Á (DongA Securities)
− Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (DongA Capital)
− Công ty Thẻ thông minh Vi Na (V.N.B.C.)
3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng kinh doanh của các
ngân hàng thương mại, đây là vấn đề hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
Nó cho thấy được hiệu quả hoạt động của ngân hàng đó đã đạt được mục tiêu của
mình hay không và việc đạt được mục tiêu đó ảnh hưởng tốt hay xấu để từ đó tìm ra
biện pháp khắc những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần
làm cho ngân hàng ngày càng phát triển. Trong kinh doanh tiền tệ, các ngân hàng
thương mại một mặt phải thỏa mãn những yêu cầu về lợi nhuận do ngân hàng đặt ra,
một mặt họ phải đối phó với những quy định chính sách của Ngân hàng Nhà Nước về
tiền tệ ngân hàng… Các ngân hàng luôn đặt ra vấn đề làm thế nào đạt được lợi nhuận
cao nhất nhưng mức độ rủi ro thấp nhất mà vẫn đảm bảo chấp hành đúng những quy
định của Ngân hàng Nhà nước và thực hiện được kế hoạch kinh doanh của ngân hàng
mình.
Trong 3 năm 2007 - 2009, trước những thử thách và cơ hội trong điều kiện môi
trường kinh doanh diễn biến phức tạp, phải cạnh tranh với các ngân hàng thương mại,
ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á với sự nổ lực của mình đã đạt được những kết
quả khả quan. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau:

BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

GVHD: Thái Văn Đại Trang 13


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009
ĐVT: tỷ đồng
Chênh lệch Chênh lệch
2008 so với 2009 so với
2007 2008
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tốc độ Tốc độ
Số tiền tăng Số tiền tăng
(%) (%)

Thu nhập 853 1.479 1.664 626 73,40 185 12,51

Chi phí 349 566 729 217 62,18 163 28,80

Lợi nhuận trước thuế 454 703 788 249 54,85 85 12,09

Thuế 122 164 200 42 34,43 36 21,95

Lợi nhuận sau thuế 332 539 588 207 62,35 49 9,10
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009

Nhìn lại 3 năm qua, nền kinh tế gặp một số khó khăn do khủng hoảng kinh tế
một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng gặp khó khăn về vốn sản
xuất, sản xuất nông nghiệp công nghệ lạc hậu, chịu sự cạnh tranh hàng ngoại nhập…
Mặc dù vậy, Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á đã có những chính sách tín dụng
sát thực, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân tạo điều kiện cho các đối
tượng này mở rộng và phát triển sản xuất. Kết quả hoạt động 3 năm qua, lợi nhuận của
chi nhánh năm sau đều tăng trưởng hơn năm trước thể hiện qua hình sau:

HÌNH 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH


CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á QUA 3 NĂM TỪ 2007 - 2009

GVHD: Thái Văn Đại Trang 14


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
1800
1600
1400
1200
1000 Thu nhập
800 Chi phí
600 Lợi nhuân sau thuế
400
200
0
2007 2008 2009

− Về thu nhập
Nguồn thu nhập gồm các nguồn thu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ thanh
toán và thu từ hoạt động khác. Trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng là chủ yếu.
Nhìn chung, tình hình thu nhập qua 3 năm không ngừng tăng lên, tuy nhiên tốc độ tăng
thu nhập của năm 2008 so với năm 2007 cao hơn tốc độ tăng của năm 2009 so với
năm 2008. Cụ thể, tổng thu nhập năm 2007 đạt 853 tỷ đồng, sang năm 2008 con số
này đã tăng lên 1.479 tỷ đồng tương đương tăng 626 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là
73% so với năm 2007. Sang năm 2009, tổng thu nhập của Đông Á là 1664 tỷ đồng,
tăng 185 tỷ đồng, tương đương 12% so với năm 2008. Tổng thu nhập của ngân hàng
tăng liên tục qua các năm thể hiện sự phát triển của ngân hàng trong việc đa dạng hóa
sản phẩm dịch vụ, nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải
kể đến sự nổ lực nhiệt tình của các cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Tốc độ tăng
trưởng của năm 2009 giảm so với năm 2008 nhưng vẫn đảm bảo tình hình hoạt động
của ngân hàng đạt kết quả tốt và đạt kế hoạch đề ra.
− Về chi phí
Đi đôi với thu nhập tăng thì chi phí của ngân hàng cũng tăng lên. Cụ thể, năm
2007 tổng chi phí là 349 tỷ đồng, tăng hơn 62% vào năm 2008 là 566 tỷ đồng, và tăng
hơn 33 % vào năm 2009 là 729 tỷ đồng. Trong đó chi phí lãi và huy động vốn của
ngân hàng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng chi phí, nguyên nhân là do
tăng lãi suất huy động tăng để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Trong khoản mục
chi phí ngoài lãi thì chi phí điều hành và chi phí lương tăng qua các năm là do công tác
quản lý của ngân hàng khá phức tạp, chỉ số giá cả tăng nên chi phí quản lý và chi phí
lương tăng để góp phần tăng chất lượng công tác quản lý của ngân hàng nói riêng và
hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung.

GVHD: Thái Văn Đại Trang 15


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
− Về lợi nhuận sau thuế
Qua bảng số liệu trên ta thấy ngân hàng kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận của
ngân hàng biến động qua các năm với tốc độ tăng trưởng không ổn định. Năm 2008 lợi
nhuận sau thuế của ngân hàng đạt được 539 tỷ đồng, tăng khoảng 62% so với năm
2007 là 332 tỷ đồng. Bước sang năm 2009 về số tuyệt đối lợi nhuận tăng tương đối
thấp so với năm 2008, cụ thể tăng 49 tỷ đồng tương đương tăng khoảng 9%. Nguyên
nhân là trong năm 2009 ngân hàng chủ trương hi sinh một phần mục tiêu tăng trưởng
lợi nhuận để chống lạm phát, mục tiêu đã được thay đổi từ tăng tốc nhanh, hiệu quả
đến tập trung cao nhất cho mục tiêu an toàn trong các hoạt động: thanh khoản, quản lý
rủi ro, …để đảm bảo khả năng tăng trưởng trong dài hạn.

CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á TỪ 2007 - 2009
4.1. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2007-2009

GVHD: Thái Văn Đại Trang 16


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
4.1.1. Khái quát hoạt động huy động và cho vay tại ngân hàng qua 3 năm

2007 – 2009
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, ngoài hoạt động huy động vốn nhằm
chủ động được nguồn vốn thì hoạt động sử dụng vốn được xem là hoạt động chủ yếu
mà ngân hàng cần phải quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng. Trong
thời gian qua, để hoạt động tín dụng của ngân hàng có hiệu quả hơn cũng như để có
thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác, ngân hàng đã đa dạng hoá các hình
thức cho vay của mình nên đã có những diễn biến tích cực. Điều này được thể hiện qua
bảng sau:

BẢNG 2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á


ĐVT: tỷ đồng

Chênh lệch Chênh lệch 2009


2008 so với 2007 so với 2008
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Tốc độ Tốc độ
Số tiền tăng Số tiền tăng
(%) (%)

Tổng tài sản 27.376 34.713 42.520 7.337 26,80 7.807 22,49

Số dư huy động vốn


11.513 27.543 33.392 16.030 139,23 5.849 21,24
bình quân
Dư nợ cho vay bình
14.007 23.463 29.464 9.456 67,51 6.001 25,58
quân

Lợi nhuận sau thuế 332 539 588 207 62,35 49 9,10
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009

HÌNH 2: TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á

GVHD: Thái Văn Đại Trang 17


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
45,000
40,000
35,000
30,000 Tổng tài sản
25,000
Số dư huy động vốn BQ
20,000
15,000 Dư nợ cho vay BQ
10,000 Lợi nhuận sau thuế
5,000
0
2007 2008 2009

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh
doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm. Một ngân hàng thương mại hoạt động
hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của
mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn
(cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn,
nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng Đông Á
vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2008 đạt 27.543 tỷ đồng, tăng
139,23% so với năm 2007, đến năm 2009 mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong
nước gặp nhiều khó khăn song lượng vốn ngân hàng huy động đạt 33.392 tỷ đồng,
tăng 21,24% so với năm 2008 và đang được kỳ vọng sẽ tăng mạnh trong những năm
tiếp theo. Nguồn vốn huy động tăng do tiền gửi thanh toán và tiết kiệm tăng chủ yếu từ
khu vực dân cư và do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng
chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình
ảnh. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào Đông Á ngày càng cao.
Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương
mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm
kiếm lợi nhuận. Trong năm2008 đạt 23.463 tỷ đồng, tăng 67,51% so với năm 2007 và
đến năm 2009 đạt 29.464 tỷ đồng, tăng 25,58% so với năm 2008 và được kỳ vọng tăng
nhanh trong giai đoạn còn lại. Trong đó, cho vay đối với các tổ chức kinh tế tăng lên
cụ thể đạt 9.671 tỷ 2009 tăng 24,34% so với 2008, nguyên nhân là do khoản cho vay
đối với các tổ chức kinh tế tăng lên 1 phấn do thời gian này các doanh nghiệp đang
đẩy mạnh hoạt động đi vay để đầu tư phát triển sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế.
Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong
cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

GVHD: Thái Văn Đại Trang 18


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Tổng tài sản của ngân hàng tăng lên qua các năm, cụ thể năm 2008 đạt 34.713
tỷ tăng 26,80 % so với 2007 và đến cuối 2009 đạt 42.520 tỷ tăng 22,49% so với năm
2008. Quy mô tổng tài sản hiện nay tăng lên sẽ mang lại lợi thế về vốn hoạt động của
Ngân hàng Đông Á so với các ngân hàng thương mại khác.
4.1.2. Phân tích hoạt động tín dụng
Dư nợ cho vay là khoản tiền đã giải ngân mà ngân hàng chưa thu hồi về. Đây
cũng là một chỉ tiêu xác thực để đánh giá về quy mô của hoạt động tín dụng trong từng
thời kỳ. Hầu hết các ngân hàng có dư nợ cao thường là những ngân hàng có quy mô
hoạt động, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
Sau đây là tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm:
4.1.2.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn cho vay của ngân hàng Đông Á
BẢNG 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY CỦA
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TỪ NĂM 2007 - 2009
ĐVT: tỷ đồng
Chênh lệch 2008 Chênh lệch 2009
so với 2007 so với 2008
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tốc độ Số tiền Tốc độ
tăng tăng (%)
(%)
Nợ ngắn hạn 13.566 16.148 22.866 2.582 19.03 6.718 41,60

Nợ trung hạn 3.578 7.975 9.162 4.397 122,89 1.187 14,88

Nợ dài hạn 714 1.448 2.328 734 102,80 880 60,77

Tổng cộng 17.858 25.571 34.356 7.713 43,19 8.785 34,36


Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009

Qua kết quả phân tích trên cho ta thấy dư nợ cho vay của Ngân hàng Đông Á
tăng đều qua các năm, cụ thể là vào năm 2007 dư nợ cho vay của Ngân hàng là 17.858
tỷ đồng đến năm 2008 đã tăng lên 25.571 tỷ đồng về mặt giá trị đã tăng lên 7.713 tỷ
đồng tức 43,19% so với năm 2007. Qua đến năm 2009 con số này là 34.356 tỷ đồng
tăng về giá trị 8.785 tức là tăng 34,36% so với năm 2008.
HÌNH 3: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CHO VAY TỪ 2007-2009

GVHD: Thái Văn Đại Trang 19


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Hình. Tình hình cho vay 2007 Hình. Tình hình cho vay 2008

4% 6% 0%

20%

31%

63%

76%

Hình. Tình hình cho vay 2009


7%

N? ng?n h?n
27%
N? trung h?n

N? dài h?n
66%

Nhìn chung thì các khoảng nợ ngắn hạn luôn chiếm trên 60%, nhưng từ 2007 tỷ
trọng này là gần 76% thì đến năm 2008 tỷ trọng này đã giảm xuống đáng kể 63%
nguyên nhân là do trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 tỷ lệ lạm phát cao kéo theo lãi
suất cho vay cao vì thế nên các khoản vay ngắn hạn ít đem lại lợi ích cho đi vay, mặt
khác các doanh nghiệp trong giai đoạn này cần có 1 nguồn vốn cố định trong dài hạn
nhằm đầu tư và khắc phục hậu quả qua đợt khủng hoảng vì vậy tỷ trọng các khoảng
vay trong trung và dài hạn tăng lên đặc biệt là trung hạn (tăng từ 20% lên 31%). Trên
cơ sở đó, đến năm 2009 khi nền kinh tế đã ổn định hơn, thì các khoản vay trong ngắn
hạn đã tăng lên về mặt tỷ trọng tuy vẫn chưa đáng kể nhưng đó cũng là một dấu hiệu
đáng mừng vì các khoản vay trong ngắn hạn thường có thu nhập lãi cao hơn trong
cùng thời gian đối với các khoản vay trung và dài hạn mà rủi ro lại thấp hơn. Điều này
chứng tỏ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung và dài hạn vì những
món vay có thời hạn càng dài thì càng có nhiều rủi ro. Ngân hàng luôn có xu hướng
dịch chuyển tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn để mau thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặc
biệt trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh như
hiện nay.
4.1.2.2. Tình hình dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế

GVHD: Thái Văn Đại Trang 20


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang từng bước vươn lên phát triển
mạnh mẽ cùng với nền kinh tế của quốc tế. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang đáp
ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt Ngân hàng thương mại cổ phần
Đông Á cũng đang có những chiến lược hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng của mình.
Nhận thức được sự phát triển kinh tế xã hội sẽ gắn liền nhu cầu về vốn, do đó
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á đã và đang cố gắng mở rộng nguồn vốn để
đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về vốn càng cao,
ngân hàng phải đáp ứng nhanh và hiệu quả vốn cho nền kinh tế. Vì vậy từ việc chỉ cho
vay đối với một số đối tượng cụ thể, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với nhiều
thành phần kinh tế và nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, đáp ứng một cách đầy đủ
nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Phân tích tình hình cho vay theo các thành phần kinh tế của Ngân hàng Đông Á
cho thấy những tác động của việc mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế, các
ngành nghề kinh tế khác nhau cũng như những rủi ro mà chúng sẽ mang lại cho hoạt
động của ngân hàng.

BẢNG 4: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA


NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 2007-2009
ĐVT: tỷ đồng
Chênh lệch Chênh lệch
2008 so với 2009 so với
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2007 2008
Tốc độ Tốc độ
Số Số
tăng tăng
tiền tiền
(%) (%)
Doanh nghiệp Nhà
682 731 848 49 7,18 117 16
nước
Công ty TNHH Nhà
138 156 139 18 13,04 -17 -10,90
nước
Công ty TNHH tư
4.731 7.642 10.355 2.911 61,53 2.713 35,50
nhân
Công ty cổ phần 4080 8409 11.759 4329 106,10 3350 39,84
Doanh nghiệp tư
668 724 1.415 56 8,38 691 95,44
nhân
Doanh nghiệp có vốn
22 24 56 2 9,10 32 133,33
đầu tư nước ngoài

GVHD: Thái Văn Đại Trang 21


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Kinh tế tập thể 82 107 113 25 30,49 6 5,61

Cho vay cá nhân 7.455 7.778 9.671 323 4,33 1.893 24,34
17.85 25.57
Tổng cộng 34.356 7.713 43,19 8.785 34,36
8 1
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009

Qua bảng trên ta thấy tổng dư nợ cho vay năm 2007 của khách hàng cá nhân là
7.455 tỷ đồng và tập thể là 10.403 tỷ đồng nhưng qua các năm thì 2008 và 2009 hai
chỉ số này đã chênh lệch nhau khá nhiều, cụ thể là năm 2008 cho vay khách hàng cá
nhân là 7.778 tỷ đồng tăng 323 tỷ đồng (tăng 4,33%) so với năm 2007 và cho vay
khách hàng tập thể là 17.793 tỷ đồng tăng 7.390 tỷ đồng (tăng 71,04%) so với năm
2007. Trong năm 2007, DongA Bank đã đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng của mọi đối tượng khách hàng khác nhau.
−Đối với khách hàng cá nhân: DongA Bank đã đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

với các sản phẩm: cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và cho vay tiền ứng trước
trong việc bán chứng khoán thông qua việc DongA Bank liên kết với các công ty
chứng khoán, cho vay kinh doanh bất động sản, cho vay mua hàng trả góp tại siêu thị
điện máy Nguyễn Kim, cho vay mua xe máy tại công ty PNJ, mua xe máy tại công ty
Phát Tiến, công ty Tín Phong, cho vay tiêu dùng đối với khách hàng là cán bộ công
nhân viên, …
−Đối với khách hàng doanh nghiệp: DongA Bank đặc biệt chú trọng khách hàng

doanh nghiệp vừa và nhỏ. DongA Bank đã và đang tiếp tục hợp tác với các Tổ chức tài
chính nổi tiếng quốc tế để tài trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Đến năm 2009 cho vay đối với khách hàng cá nhân 9.671 tỷ đồng tăng 1.893 tỷ
đồng (tăng 24,34%) và đối với khách hàng tập thể năm 2009 là 24.685 tỷ đồng tăng
6.892 tỷ đồng (tăng 38,73%) so với năm 2008. Ta có thể suy luận rằng do quy mô nền
kinh tế nước ta đang lớn dần việc sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ không mang lại hiệu quả
vì nó thiếu chặt chẽ không có phương hướng rõ ràng, bên cạnh đó trong quá trình hội
nhập các doanh nghiệp có cơ hội phát triển nhiều hơn, các cá nhân nhỏ lẻ dần tập trung
thành những doanh nghiệp với phương hướng phát triển cụ thể, bằng việc tạo ra các lợi
thế cạnh tranh thì các doanh nghiệp cần có nhiều vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị
hiện đại vì thế các khoản vay của nhóm đối tượng này tăng lên tỷ trọng lẫn giá trị.

GVHD: Thái Văn Đại Trang 22


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Đi vào cụ thể các thành phần cho vay tập thể ta thấy rằng do chính sách của nhà
nước đang tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước nên các khoản vay của
các công ty nhà nước nói chung giảm hoặc tăng ít. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài có các khoản tăng đều qua từng năm cho ta thấy rằng Việt Nam đang thu hút các
nguồn đầu tư lớn từ nước ngoài. Ngoài ra chiếm tỷ trọng cao nhất trong các khoản vay
các công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân, đây cũng là một trong các thành phần kinh tế
lớn chiếm tỷ trọng cao nhất trong nền kinh tế nước ta hiện nay.
4.1.2.3. Tình hình dư nợ theo nhóm nợ của ngân hàng
BẢNG 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NHÓM NỢ CỦA
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TỪ 2007 - 2009
ĐVT: tỷ đồng
2007 2008 2009
Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ
Số tiền Số tiền Số tiền
trọng trọng trọng
Nợ đủ tiêu chuẩn 17.744 99,36 24.523 95,90 33.663 97,98

Nợ cần chú ý 34 0,19 397 1,55 235 0,68

Nợ dưới tiêu chuẩn 5 0,03 354 1,38 60 0,17

Nợ nghi ngờ 14 0,08 111 0,43 126 0,37


Nợ có khả năng
61 0,34 186 0,73 272 0,79
mất vốn
Tồng cộng 17.858 100 25.571 100 34.356 100
Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009

Nhìn vào bảng ta thấy rằng trong năm 2007 nợ đủ tiêu chuẩn là 17.744 tỷ đồng
đến năm 2008 con số này là 24.523 tỷ đồng tuy đã tăng 38,2% nhưng so với số tăng
của tổng dư nợ là 43,19% thì về mặt tỷ trọng nó lại giảm xuống, sang năm 2009 tình
hình đã tốt hơn với số dư nợ là 33.663 tỷ đồng thì đã tăng 27,15% cao hơn so với tốc
độ tăng của tổng dư nợ. Mặt khác trong năm 2008 tình hình các nhóm nợ từ nhóm 2
đến nhóm 5 đã tăng lên rất nhiều điều này cho ta thấy được sức ảnh hưởng mạnh mẽ
của cuộc khủng hoảng lên hệ thống các Ngân hàng như thế nào, mà ở đây cụ thể là
Ngân hàng Đông Á, cá biệt đối với nhóm nợ nhóm 3 đã tăng 6980% từ 5 tỷ đồng ở
năm 2007 đến năm 2008 là 354 tỷ đồng. Các nhóm nợ khác cũng tăng đáng kể tất cả
đều tăng trên 200%. Nhờ có các biện pháp khắc phục hữu hiệu đến năm 2009 nợ nhóm
2 và nhóm 3 đã giảm đi rõ rệt đặc biệt nhất vẫn là nhóm nợ nhóm 3 đã giảm xuống còn
GVHD: Thái Văn Đại Trang 23
Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
60 tỷ tức là giảm 490%, nhưng do hậu quả của năm 2008 mà các nhóm nợ 4, 5 đã tăng
lên tuy không đáng kể so với năm 2008 nhưng Ngân hàng Đông Á cần có nhiều biện
pháp khắc phục tình trạng tăng của nhóm nợ xấu đang diễn ra tại ngân hàng.
4.1.2.4. Tình hình dư nợ theo cơ cấu ngành kinh tế
Ngoài việc phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế, Ngân hàng thương mại
cổ phần Đông Á còn phân loại theo ngành nghề kinh tế. Đây cũng là cơ sở để làm căn
cứ cho vay đối với ngân hàng bởi vì dựa vào việc phân tích này ngân hàng có thể xác
định được ngành nào đang phát triển, thông qua đó sẽ có thái độ đúng đắn trong việc
cho vay. Ngày nay, nền kinh tế đất nước đã hội nhập nên tốc độ phát triển cao, các
ngành nghề kinh tế cũng theo đó mà phát triển, cho nên mỗi ngành nghề đều có thế
mạnh riêng của mình. Phân tích tín dụng theo ngành nghề kinh tế sẽ cho ta hiểu thêm
về hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng như những rủi ro mà nó mang lại.

BẢNG 6: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ


CỦA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM 2007 - 2009
ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009


Nông-lâm nghiệp và thủy sản 793 1.328 1.430

Thương mại-dịch vụ 5.694 6.712 9.170

Công nghiệp và xây dựng 11.177 17.305 23.542

Ngành khác 194 226 214

Tổng cộng 17.858 25.571 34.356


Nguồn: Báo cáo thường niên của NHTM cổ phần Đông Á trong 2007 đến 2009
Năm 2008 - 2009 do có nhiều biến động trên thị trường xuất khẩu lương thực
thực phẩm ví dụ như việc cá tra bị đưa vào sách đỏ, và một số đạo luật về chống bán
phá giá làm cho các khoản vay cho Nông – Lâm – Ngư nghiệp tuy có tăng nhưng
không đáng kể chỉ 7,68% so với sức tăng của năm 2008 là 67,47%. Do nước ta đang
trong thời kì phát triển nên nhu cầu về ăn uống, đi lại, liên lạc ngày càng tăng vì thế
khối lượng vay của các ngành thương mại dịch vụ cũng tăng dều qua các năm, năm
2007 là 5.694 tỷ đồng đến năm 2008 là 6.712 tăng 1.018 tỷ đồng (tăng 17,88%) đến
năm 2009 là 9.170 tỷ đồng tăng 2.458 ( tăng 36,62%) gấp đôi mức tăng lên của năm

GVHD: Thái Văn Đại Trang 24


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
2008. Bên cạnh đó với mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước thì công nghiệp và xây dựng luôn là ngành chiếm tỷ trọng vốn vay lớn nhất
tuy tốc độ tăng năm 2009 (36,04) có thấp hơn so với năm 2008 nhưng khối lượng tăng
là tương đương giữa hai năm 2008 và 2009 (6.128 và 6.237).
4.2. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU
Trên cơ sở đi vay để cho vay, hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính
của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á. Trong phần trên như đã phân tích thì cho
thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng có những diễn biến tốt. Tuy nhiên, để đánh giá
chính xác hiệu quả của hoạt động tín dụng thì chúng ta phải dựa vào các chỉ tiêu tài
chính như: hiệu suất sử dụng vốn, mức độ rủi ro tín dụng,… Trước khi đi vào phần
đánh giá chúng ta quan sát bảng số liệu sau:
BẢNG 7: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Chỉ tiêu ĐVT 2007 2008 2009

Tổng vốn huy động tỷ đồng 21.455 29.593 36.423

Tổng dư nợ tỷ đồng 17.858 25.571 34.356

Nợ xấu tỷ đồng 80 651 458

Dự phòng rủi ro tín dụng


tỷ đồng 64 267 345
được trích lập

Tổng thu nhập tỷ đồng 853 1.479 1.664

Lãi từ hoạt động tín dụng tỷ đồng 461 747 1.086

1. Nợ xấu/Tổng dư nợ % 0,45 2,50 1,33

2. Hiêu suất sử dụng vốn lần 0,83 0,86 0,94

3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro
% 0,36 1,04 1,00
tín dụng
4. Khả năng bù đắp rủi
% 80 41,01 75,33
ro tín dụng
5. Tỷ trọng thu nhập từ
% 54,04 50,51 65,26
hoạt động tín dụng

4.2.1. Nợ xấu/Tổng dư nợ

GVHD: Thái Văn Đại Trang 25


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Chỉ tiêu này đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng và phản ánh rõ nét kết quả
hoạt động của ngân hàng. Đặc biệt, nó còn đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của
ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng
của ngân hàng này cao.
Qua bảng số liệu ta thấy chỉ tiên này tăng giảm không đều qua các năm. Tình
hình như sau: năm 2007 chỉ tiêu này là 0,45%, năm 2008 chỉ tiêu này là 2,50%, tăng
lên 2,05 điểm phần trăm (tăng 4,56%) so với năm 2007. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2008
tương đối cao là do tình hình tài chính, lạm phát, kinh tế của nước ta gặp khó khăn nên
các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng không thể trả được nợ đúng hạn. Hoạt động
tín dụng của ngân hàng Đông Á trong năm 2008 chịu nhiều tác động bất lợi của tình
hình kinh tế trong và ngoài nước, khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của các doanh nghiệp, khiến nhiều
doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện các cam kết trả nợ với ngân hàng. Tỷ lệ nợ
xấu của ngân hàng tăng lên là một thực tế khó tránh khỏi. Nhưng đến năm 2009 tình
hình đã bắt đầu ổn định lại do chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước
làm giảm lạm phát và chính sách kích cầu của chính phủ giúp các doanh nghiệp vay
vốn nên tỷ lệ nợ xấu trong năm 2009 của ngân hàng chỉ còn 1,33% đã giảm đến 1,17
điểm phần trăm (giảm 46,8%) so với năm 2008.
Nhìn chung chỉ tiêu này thấp dưới 5%, có được điều này là do ngân hàng có sự
nỗ lực trong công việc từ ban giám đốc cho đến các nhân viên. Từ kết quả này có thể
khẳng định công tác tín dụng tại ngân hàng Đông Á là có hiệu quả, luôn nằm trong
tầm kiểm soát của ngân hàng.
4.2.2. Hiệu suất sử dụng vốn
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu
này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt vì không có sự cân đối giữa việc huy động vốn
với việc cho vay. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp,
ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu
quả.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ lệ này có xu hướng tăng dần theo hàng năm,
nhận xét thấy tình hình huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng ở mức tương đối
được thể hiện ở tỉ lệ tham gia vốn huy động vào tổng dư nợ. Năm 2007 cứ bình quân
0,83 đồng cho vay có 1 đồng vốn huy động, năm 2008 tỉ lệ này tốt hơn cứ 0,86 đồng

GVHD: Thái Văn Đại Trang 26


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
cho vay có từ 1 đồng vốn huy động, và đến năm 2009 cứ 0,94 đồng cho vay thì có 1
đồng vốn huy động. Điều này cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng có sự
tăng trưởng đáng kể nhất là năm 2009 tỷ lệ tham gia vốn huy động vào tổng dư nợ là
khá lớn và đạt hiệu quả, chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng ngày càng được sử dụng
liên tục và không bị ứ đọng trong hoạt động cho vay.
HÌNH 4: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG
Á TRONG GIAI ĐOẠN 2007 – 2009
100%
Hiệu suất sử dụng vốn

95% 94,50%

90%

85% 85,50%
83%
80%

75%
2007 2008 2009
Hiệu suất sử dụng vốn 83% 85,50% 94,50%
Hiệu suất sử dụng vốn

4.2.3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng


Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng tổn thất có
thể xảy ra khi khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ
dự phòng rủi ro tín dụng phản ánh tỷ lệ khoản tiền được trích lập. Nhìn chung qua 3
năm ta thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng biến động không ổn định. Năm 2007 chiếm
tỷ lệ 0,36% nhưng đến năm 2008 tỷ lệ này đã tăng lên đến 1,04%. Tỷ lệ này tăng lên
đồng nghĩa với tình hình nợ xấu ngày càng gia tăng nên số tiền phải trích lập ngày
càng lớn. Nguyên nhân là do năm 2008 tình trạng khủng hoảng kinh tế rộng khắp
khiến cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dẫn đến không trả nợ cho ngân hàng đúng
hạn. Các nhóm nợ này sẽ chuyển xuống nhóm nợ tiếp theo nên việc trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng sẽ tăng lên. Năm 2009 tỷ lệ dự phòng giảm đi, chỉ còn 1,00% do dư nợ
của ngân hàng tăng lên đáng kể khoảng 34,36%. Tỷ lệ này giảm thể hiện xu hướng tốt
cho ngân hàng giúp ngân hàng tăng lợi nhuận khi số tiền trích lập trên tổng dư nợ giảm
xuống.
4.2.4. Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

GVHD: Thái Văn Đại Trang 27


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Chỉ số này phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nhìn
chung ta thấy khả năng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng giảm
không đều qua từng năm. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt cho ngân
hàng. Năm 2007 là 80% nhưng đến năm 2009 chỉ số này giảm còn 41,01% nguyên
nhân là do nợ xấu của ngân hàng tăng lên đáng kể đến 713,75% so với năm 2008. Đến
năm 2009 khả năng bù đắp rủi ro tín dụng tăng lên 75,33% do ngân hàng tăng dự
phòng rủi ro tín dụng, trong khi đó nợ xấu đã giảm đi nhiều. Chỉ số này cao sẽ làm cho
người gửi tiền cảm thấy yên tâm khi giao dịch với ngân hàng vì ngân hàng luôn có
khoản phòng ngừa tốt khi tình trạng nợ xấu xảy ra. Việc tạo chỉ số này ở mức an toàn
giúp cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro và tạo lòng tin đối với khách hàng của mình rằng
ngân hàng luôn có khả năng bù đắp khi rủi ro tín dụng xảy ra.
4.2.5. Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng
Không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đem lại một
khoản thu nhập cho ngân hàng. Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu
để ngân hàng tồn tại và phát triển, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm
trên 50% trong tổng thu nhập của ngân hàng. Nếu ngân hàng chỉ chú trọng duy trì một
tỷ lệ nợ xấu thấp mà không sinh lợi thì hoạt động tín dụng cũng không còn ý nghĩa. Do
đó, để hoạt động tín dụng có chất lượng thì ngân hàng có kế hoạch cân đối giữa rủi ro
và lợi nhuận.
Tóm lại, qua các chỉ tiêu trên có thể kết luận rằng hoạt động tín dụng của ngân
hàng trong những năm qua có xu hướng ngày càng hiệu quả. Mặc dù gặp phải chịu sự
cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác, nhưng vốn huy động của ngân
hàng vẫn tăng liên tục qua các năm, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, tỷ lệ
xấu giảm xuống thấp. Với kết quả trên sẽ làm nền tảng và định hướng cho hoạt động
của ngân hàng trong thời gian tới ngày càng tốt hơn góp phần làm tăng uy tín ngân
hàng.

GVHD: Thái Văn Đại Trang 28


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp

CHƯƠNG 5
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á
5.1. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT
LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
5.1.1. Hạn chế
− Tình hình kinh tế trong khu vực luôn có biến động, hoạt động kinh
doanh của khách hàng bị thay đổi bất ngờ.
− Ngân hàng phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh quyết liệt với các
ngân hàng khác trên địa bàn về lãi suất, thủ tục vay vốn, lĩnh vực cho vay.
− Công tác Marketing quảng bá sản phẩm, thương hiệu của ngân hàng
chưa mạnh.
5.1.2. Nguyên nhân
5.1.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng

GVHD: Thái Văn Đại Trang 29


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Khách hàng được đề cập ở đây chủ yếu là những người đi vay, nói cách khác
đây chính là con nợ đang tiềm ẩn rủi ro, khi vay vốn ngân hàng do làm ăn không thuận
lợi dẫn đến thua lỗ từ đó không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, đây là một yếu tố
đáng chú ý. Hơn nữa có một số khách hàng, chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ
lẻ, các hộ gia đình vay vốn ngắn hạn đầu tư làm ăn tại nhà cho nên khi sản xuất kinh
doanh thua lỗ thì các thành phần kinh tế này cũng không có khả năng trả vốn và lãi
đúng hạn cho ngân hàng. Bên cạnh đó còn có bộ phận khách hàng vay để phục vụ nhu
cầu tiêu dùng sắm sửa mà không có tài sản thế chấp, chủ yếu vay theo hình thức tín
chấp, nếu nền kinh tế bị suy thoái trầm trọng thì bộ phận này sẽ có nguy cơ rủi ro cao
cho ngân hàng.
Nhiều doanh nghiệp dùng vốn của ngân hàng không đúng mục đích, cố tình trả
chậm vì thế mà trong quá trình thu nợ của khách hàng thì nhân viên của ngân hàng
Đông Á phải thường xuyên điện thoại, đến tận nơi để đôn đốc khách hàng làm mất
nhiều thời gian và chi phí đi lại.
5.1.2.2. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
Những thành tựu mà ngân hàng Đông Á đạt được là nền tảng quan trọng góp
phần mang lại thành công trong việc tìm kiếm và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả,
trong đó công tác tín dụng được đặc biệt quan tâm và có những bước trưởng thành
đáng khích lệ, chi nhánh đã mở rộng sự tăng trưởng tín dụng đồng thời mở rộng thêm
các dịch vụ ngân hàng khác với nhiều tiện ích như dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền,…
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì cũng có một vài nguyên nhân làm
ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đó là quá trình thẩm định và xử lý đôi lúc vẫn còn
gặp phải một số điều không mong muốn. Công tác tuyên truyền về các chính sách lãi
suất của ngân hàng cũng chưa phát huy được hết hiệu quả.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TRONG THỜI GIAN TỚI
5.2.1. Giải pháp tăng trưởng tín dụng
− Mở rộng cho vay hơn nữa các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế,
trong đó tập trung chủ yếu là các ngành kinh tế mũi nhọn và dịch vụ đang phát triển là
các ngành xây dựng và dịch vụ. Đa dạng hóa các hình thức cho vay với các mức lãi
suất phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Cần nghiên

GVHD: Thái Văn Đại Trang 30


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
cứu và thăm dò ý kiến của khách hàng về các sản phẩm của ngân hàng để cho ra
những sản phẩm tiện ích cao phục vụ cho khách hàng.
− Đối với khách hàng, ngân hàng nên duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các
khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm những khách hàng mới, khách hàng tiềm
năng. Đây là điều quan trọng mà mỗi ngân hàng cần phải quan tâm đúng mức để duy
trì hoạt động của mình. Việc tạo lập mối quan hệ tốt với khách hàng còn có tác dụng
hạn chế rủi ro do ngân hàng nắm bắt được những thông tin về khách hàng và quá trình
hoạt động kinh doanh của họ có thể hỗ trợ và tư vấn lúc cần thiết. Nên quảng bá rộng
rãi hình ảnh về ngân hàng của mình trên các phương tiện thông tin về các hoạt động
cũng như các sản phẩm và tất cả những gì liên quan đến ngân hàng để khách hàng có
nhiều thông tin về ngân hàng hơn, đây cũng là một lợi thế cạnh tranh. Nhưng quan
trọng nhất vẫn là thái độ đối với khách hàng, hãy để cho họ thấy rằng chúng ta luôn
quan tâm đến những lợi ích của khách hàng.
− Hỗ trợ và trang bị công nghệ thông tin sẽ giúp cho hoạt động tín dụng
của ngân hàng được nâng cao đồng thời góp phần hiện đại hóa ngân hàng, làm cho
công tác tín dụng của ngân hàng được nhanh chóng, chính xác đáp ứng một cách đầy
đủ hơn nhu cầu giao dịch của khách hàng do giảm bớt được hình thức giao dịch truyền
thống.
5.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng
Mở rộng hoạt động là mục đích của hầu hết tất cả các ngân hàng tuy nhiên việc
mở rộng hoạt động cần dựa trên nguyên tắc: Phát triển - Hiệu quả - An toàn. Làm sao
để hoạt động tín dụng vừa được mở rộng nhưng chất lượng tín dụng cũng phải cao.
Một số biện pháp có thể thực hiện như sau:
5.2.3.1. Xử lý nợ quá hạn
− Đối với những khách hàng có các khoản vay lớn và các khách hàng mới
đến giao dịch với ngân hàng lần đầu, cán bộ tín dụng cần xem xét kĩ, thẩm định và
đánh giá phương án sản xuất kinh doanh của họ thận trọng hơn.
− Không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc chỉ tập trung
riêng vào những khách hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng
đó, doanh nghiệp đó, lĩnh vực kinh doanh đó có hiệu quả. Vì nếu như khi tình hình
kinh tế thay đổi rất có thể hàng loạt những doanh nghiệp hoạt động trong cùng một

GVHD: Thái Văn Đại Trang 31


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
lĩnh vực sẽ gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến việc thu hồi nợ sẽ không được thuận lợi
như ngân hàng mọng đợi, từ đó làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng.
− Chủ động phân tích nợ, thực hiện tốt qui trình tín dụng đặc biệt là ở khâu
thẩm định.
5.2.3.2. Nâng cao trình độ chuyên môn, khả năng nghiệp vụ cho nhân
viên.
Để hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt được kết quả tốt đòi hỏi phải có sự kết
hợp chặt chẽ từ Ban Giám Đốc cho đến các cán bộ công nhân viên. Ở cấp lãnh đạo đòi
hỏi cần phải có sự quản trị tốt, am hiểu không chỉ về chuyên môn các hoạt động trong
ngân hàng mà cả về tâm lý quản lý, tâm lý xã hội nhằm tạo ra một môi trường hoạt
động có văn hóa nơi làm việc bởi con người là nhân tố quan trọng nhất trong mọi hoạt
động.
Đối với các cán bộ công nhân viên đòi hỏi cần phải có trình độ chuyên môn cao
để không chỉ hoàn thành tốt công việc thường nhật mà còn để khám phá, nhận biết
được sự thay đổi trong môi trường mà ứng xử cho phù hợp. Do đó cần trau dồi kiến
thức chuyên môn và nâng cao bản lĩnh nghề nghiệp để phù hợp với phong cách làm
việc năng động và sáng tạo trong môi trường hoạt động đầy cạnh tranh.

CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông
Á, ta thấy hoạt động tín dụng tại ngân hàng đã mang lại hiệu quả khá lớn trong những
năm gần đây.
− Về công tác cho vay, ngân hàng đã tiến hành cho vay đối với nhiều đối
tượng kinh tế, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, lựa chọn đúng đối tượng để cho
vay, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tạo được lòng tin ở khách hàng.
− Nợ xấu chiếm tỉ trọng thấp trong tổng dư nợ và dư nợ lại được mở rộng
qua các năm chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng được mở rộng. Tuy
nhiên cán bộ tín dụng cũng cần chú ý đến nợ xấu để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.
Để những kết quả đạt được trong những năm qua được giữ vững và phát huy
trong tương lai, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong ngân hàng cùng với Ban Giám

GVHD: Thái Văn Đại Trang 32


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
Đốc sẽ quyết tâm phấn đấu hơn nữa trong mọi mặt công tác vì mục đích chung của
ngân hàng, góp phần vào sự phát triển chung cho nền kinh tế nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Các báo cáo thường niên của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á

2. Nguyễn Thị Mùi, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2006, Nhà xuất bản Tài

Chính
3. Phan Thị Cúc, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2009, Nhà xuất bản Giao thông

vận tải
4. Thái Văn Đại, Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Tủ sách trường Đại

học Cần Thơ


5. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương

mại, 2010, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.


6. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng

Nhà nước quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro
tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.
7. Các website:

GVHD: Thái Văn Đại Trang 33


Chất lượng tín dụng tại NHTM cổ phần Đông Á – Thực trạng và giải pháp
− http://www.dongabank.com.vn
− www.vneconomy.com.vn
− www.vnba.org.vn
− http://www.baomoi.com

GVHD: Thái Văn Đại Trang 34

You might also like