You are on page 1of 4

Cách mạng tháng Tám (19-8-45) là cuộc cách mạng thắng lợi của Việt Minh với quân

Pháp, Nhật và chính phủ Đế quốc VN do vua Bảo Đại phê chuẩn. Kết quả chính phủ cũ
giải tán và sau đó đến ngày 2-9-45,Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập Việt Nam
khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khó khăn: Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành
lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng
Đối ngoại:
# thù trong giặc ngoài chống phá quyết liệt
Đất nước bị kẻ thù bao vây 4 phía. Thù trong giặc ngoài câu kết với nhau. Nhằm lật đổ
chính quyền VN non trẻ vừa giành lại đc.
Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của phe Đồng minh ở Hội nghị Potsdam (16/7
-2 /8/1945: 3 đại diện của 3 quốc gia tham dự hội nghị là: tổng bí thư Đảng Cộng sản Xô
Viết Joseph Stalin, thủ tướng Anh Clement Attlee, tổng thống Mỹ Harry S Truman),
trong tháng 9-1945, gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch dưới danh
nghĩa quân Đồng Minh kéo vào miền Bắc nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
- Đội quân Trung Hoa vào Việt Nam gồm có bốn sư đoàn, trong đó hai sư đoàn Vân Namvà hai
sư đoàn Quảng Tây:
+ Hai sư đoàn Vân Nam do Lư Hán (Lu Han) trực tiếp chỉ huy, gồm sư đoàn 93 (tướng Lư Cổ
Truyền dẫn đầu), vào ngã Lào Cai, theo thung lũng sông Hồng đến Hà Nội và sưđoàn 60 tướng
Vạn Bảo Bang chỉ huy) tiến vào miền trung Việt Nam qua hai hải cảng Vinh và Đà Nẵng
+Hai sư đoàn Quảng Tâylà sư đoàn 62 (Hoàng Đào lãnh đạo) vào đường Cao Bằng –
Lạng Sơn, xuống thẳng Hà Nội và sư đoàn 52 (tướng Triệu Công Vũ phụ trách) tiến đến
Hải Phòng.Tháng 12-1945, sư đoàn 53 (Quảng Tây) đến thay thế sư đoàn 52 và 62.
- Quân Tưởng vào miền Bắc nước ta danh nghĩa là để tước vũ khí quân Nhật. Nhưng thực
chất, chỉ tạo thêm cho nhân dân ta gánh nặng khó khăn về kinh tế, gây ra bao nhiêu rối
ren về chính trị.
+ Nói qua về 2 tổ chức phản động Việt Nam cách mạng đồng minh hội (Việt cách) và
Việt Nam quốc dân đảng (Việt quốc) lúc bấy giờ: chúng sống từ lâu ở nước ngoài, không
có liên hệ gì với phong trào trong nước. Chúng tự nhận là những người Việt Nam yêu
nước theo chủ nghĩa quốc gia, nhưng thực ra là một bọn phản động mưu toan dựa vào
Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch và mũi súng quân Tưởng để kiếm sống.
Quân Tưởng dung dưỡng, tiếp sức cho 2 tổ chức phản động trên quấy nhiễu, phá rối,
cướp của, giết người, tuyên truyền (in truyền đơn phản đối việc Việt Minh thành lập
Chính phủ lâm thời và nêu lên mười ba điều thảo phạt Chính phủ Hồ Chí Minh. Chúng
đem truyền đơn rải khắp đường ngang lối tắt), kích động một số người đi theo chúng
chống lại chính quyền cách mạng, đòi cải tổ Chính phủ lâm thời, và các bộ trưởng là
đảng viên cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở Móng Cái, Yên
Bái, Vĩnh Yên.
- Trong nửa đầu tháng chín, gần hai chục vạn quân Tưởng đã tràn ra hầu khắp các tỉnhmiền Bắc như một
bệnh dịch. Chúng càng trở nên trơ tráo, lộ rõ nguyên hình bọn lưuvong mất gốc, được che chở bằng lưỡi lê
quân đội phản động nước ngoài.
- 1-9-1945:tướng Lư Hán đáp máy bay đến Hà Nội.
Mấy hôm sau, những bản bố cáo dài dằng dặc được dán khắp nơi. Bọn quân phiệt Quốc
dân đảng Trung Hoa coi như chúng tới một nơi không có chính quyền. Chúng tự cho chúng quyền giữ trị
an trong thành phố. Chúng quy định giá trị của tiền Quan kim, tiền
Quốc tệ, những thứ tiền giấy từ lâu đã trở thành mớ giấy lộn. Chúng đề ra cả những quy
định để kiểm soát xe cộ đi lại trong thành phố.
Tóm lại, quân Tưởng Giới Thạch kéo vào nước ta với âm mưu diệt cộng cầm Hồ, tiêu
diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản
động tay sai của chúng. Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đông
Dương dưới chế độ "uỷ trị", một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu mới của Mỹ.
* Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, gần 3 vạn quân Anh cũng dưới danh nghĩa Đồng minh,
kéo vào nước ta để tước vũ khí quân Nhật, nhưng kỳ thực là đã thỏa thuận với bọn tướng
lĩnhNhật, thả hàng vạn tên tù binh Pháp (do chúng giam giữ trước), lén lút trang bị vũ khí cho
bọnnày để âm mưu cướp lại nước ta. Anh tích cực giúp Pháp chiếm Đông Dương, làm bình
phong cho Pháp, dọn đường cho Pháp trở lại Việt Nam.
Dưới sư chỉ đạo của tướng Anh là Douglas Gracey, trung tá Rivier thuộc Lực lượng biệtkích Pháp
(commando), trong tháng 9-1945, người Anh đã giúp người Pháp chiếm lại SàiGòn, sau đó xuống các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long, và lăm le tiến ra Bắc Bộ.

3 vạn quân P kéo vào nước ta. Chúng vẫn nuôi ý đồ thống trị nước ta lần nữa.
Đêm 22, rạng sáng 23 - 9 – 1945, thực dân Pháp dựa vào sự che chở của quân Anh và yểm
trợ của tàn quân Nhật, bắt đầu nổ súng đánh chiếm các công sở ở Sài Gòn ( Ủy ban nhân dân
Nam Bộ và tự vệ thành Sài Gòn ). Đây là sự mở đầu của Pháp trở lại xâm lược Việt Nam
lần hai. được quân Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. Nhiều cuộc
chiến đấu ác liệt giữa ta và Pháp đã diễn ra ở cầu Bông, cầu Kiệu, cầu Khánh Hội, cầu Chữ Y..
Ngày 23 và 24-10-1945, sau khi có viện binh từ châu Âu và châu Phi đưa sang, giặc Pháp mở
đợt tấn công ra phía bắc, đánh chiếm Thủ Dầu Một, rồi Biên Hòa. Ở phía nam, chúng đánh
chiếm Tân An, Gò Công, Mỹ Tho và các tỉnh miền Tây.
Như vậy, rõ ràng chính quyền non trẻ cách mạng phải đương đầu một lúc bốn tên giặc ngoài
(Anh, Tưởng, Nhật, Pháp) đông gần nửa triệu tên, chưa kể những loại kẻ thù bên trong đang
tìm
mọi cách ngóc đầu dậy. Vận mệnh của đất nước và dân tộc ta đang đứng trước những thử
thách
vô cùng nghiêm trọng. Nền độc lập vừa mới giành được bằng bao nhiêu máu xương, giờ đây
đang có nguy cơ tiêu diệt.
* Ngoại giao: ta chưa đc 1 nước nào trên thế giới công nhận đặt quan hệ ngoại giao. Lãnhtụ các đảng phái
quốc gia không phải là không biết về Hồ Chí Minh, và cũng không phảikhông có những nghi ngại đối với
Việt Minh cộng sản.
Đối nội:
Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội.
Do chính sách vơ vét của Pháp, Nhật để dốc vào cuộc chiến tranh, ta đang gặp phải vô vàn
khó khăn. Đời sống nhân dân thiếu thốn, cơ cực mọi bề.
# Chính quyền cm non trẻ, lực lượng vũ trang còn yếu.
Trước những đòi hỏi của các đảng phái không cộng sản, Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt
Minh đành nhượng bộ. Ngày 11-11-1945, ông Hồ tuyên bố giải tán đảng Cộng sản Đông
Dương (thực chất là rút vào hoạt động bí mật), tổ chức tổng tuyển cử quốc hội, tiến đến
thành lập chính phủ liên hiệp để tạo ra một bộ mặt dân chủ hợp pháp trước mặt quốc tế.
Chính quyền còn non trẻ, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang mỏng manh: Đảng bộ từ
trong bí mật bước ra, mới được khôi phục và củng cố lại về tổ chức. Chính quyền cách
mạngvừa mới thành lập, cán bộ vừa thiếu lại chưa có kinh nghiệm quản lý xã hội, còn nhiều
bỡ ngỡtrước bao nhiêu vấn đề của cuộc sống đặt ra. Lực lượng vũ trang mới xây dựng, nhiệt
tình vàlòng dũng cảm không thiếu, nhưng trang bị kém, chưa được rèn luyện, chưa qua thực
tế chiến đấu.
# Kinh tế, tài chính:
- Công nghiệp: đình đốn. Sản xuất công nghiệp còn rất sơ khai với vài trăm xí nghiệp và 90
nghìn công nhân, chủ yếu phục vụ cho mục đích bóc lột nhân công rẻ mạt và vơ vét tài nguyên
của thực dân. Nhiều xí nghiệp nằm trong tay tư bản Pháp, các cơ sở của ta chưa được phục
hồi, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ, đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn.
- Nông nghiệp: lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá + thiên tai, mất mùa ruộng đất bỏ hoang,
hơn ½ diện tích không canh tác được. Thương nghiệp, thủ công nghiệp đình đốn.
+ Trc cm t8: Quan hệ ruộng đất mang nặng tính chất phong kiến, thuộc địa. Có tới gần 60% số hộ
nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê, cấy rẻ và chịu sự bóc lột của địa chủ, thực dân.
Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp không đáng kể. Hệ thống đê điều được xây dựng trong lịch
sử, nhưng hằng năm không được củng cố, bồi bổ đầy đủ, nên cách vài ba năm lại bị vỡ đê lớn. Hệ
thống thủy nông chỉ tưới được cho 15% diện tích canh tác, còn lại phải dựa vào nước trời. Hầu
hết diện tích chỉ cấy được một vụ lúa với năng suất thấp. Lương thực hằng năm không đủ dùng
trong nước, lại bị quân xâm lược vơ vét, nên số người bị chết đói không năm nào không có, đặc
biệt năm 1945 có tới 2 triệu người. Những vấn đề trên vẫn chưa đc giải quyết triệt để.
Tài chính: tình hình tài chính rất khó khăn. Ngân sách Nhà nước trống rỗng, kho bạc chỉ
có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong
tay tư bản Pháp. 20-11-1945, Quân Tưởng do tướng Lữ Hán dẫn đầu kéo quân vào HN,
tung tiền Quốc tệ và Quan kim làm cho nền tài chính nước ta rối loạn (1đ quan kim ăn
1đ5 Đông Dương ngân hàng). Dù VM chiếm được chính quyền, nhưng Đông Dương
Ngân Hàng (ĐDNH) ở Hà Nội cũng như ở Sài Gòn trong tay tư bản Pháp, quân Nhật bảo
vệ, nên VM không chiếm được hai ngân hàng này. Khi giải giới quân đội Nhật, Trung
Hoa thay quân Nhật bảo vệ ĐDNH.
Có 2 ý kiến về Quốc tệ: 1) Quốc tệ có thể là loại tiền “Military bank note” mà quân đội
viễn chinh các nước Hoa Kỳ, Anh, Nhật đã dùng.tiền Military Bank Notecủa Hoa Kỳ
được gọi là “dollar đỏ”.2) Sau cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), ngoài giấy bạc do Ngân
Hàng Trung Ương Trung Hoa phát hành, các tỉnh Trung Hoa đều phát hành tiền riêng.
Do đó, Quốc tệ cũng có thể là tiền do tỉnh Vân Nam phát hành.
Văn hóa, xã hội: hơn 90% dân mù chữ.Bình quân 1 vạn dân năm 1939 chỉ có 283,5 người
đi học, chủ yếu là học sinh vỡ lòng và học sinh tiểu học. Cả Đông Dương chỉ có 3 trường đại học.Năm
1939, cảnước có 26 bệnh viện, 61 nhà hộ sinh, 507 phòng khám bệnh với vài trăm bác sĩ vànhiều hơn một
chút y sĩ, nữ hộ sinh, bình quân 1 vạn dân chỉ có 0,23 y, bác sĩ.
Các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. Nhiều tàn dư lạc hậu của thực dân phong kiến
* Thuận lợi:
- Nước ta được độc lập, nhân dân được giải phóng. Nước VN dân chủ cộng hòa đã trở
thành nước độc lập có chủ quyền.
- Khí tế cm sôi nổi trên cả nước. Toàn dân hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng,
chính quyền, đồng lòng giữ vững chính quyền.
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa vị của Liên Xô được nâng cao trên

rường quốc tế. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở
thành một dòng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hòa bình cũng đang vươn lên
mạnh mẽ. ở trong nước, chính quyền nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
đã được kiến lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ
vận mệnh của dân tộc. Lực lượng vũ trang nhân dân đang phát triển. Toàn dân tin tưởng
và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dưới sự lãnh đạo khéo léo của
Đảng, của Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ tối cao của dân tộc, toàn dân, toàn quân đoàn kết
một lòng trong mặt trận dân tộc thống nhất, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do của
dân tộc.
Hệ thống XHCN hình thành, làn sóng cm thế giới, cm đấu tranh vì hòa bình phát triển
mạnh tạo thàn từng làn sóng cm tấn công chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân. Đảng
và Hồ Chủ tịch sáng suốt lãnh đạo, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh, hệ
thống xã hội chủ nghĩa hình thành.
- 3 làn sóng: dân tộc, dân chủ, cnxh. VN hòa cung với 3 làn sóng cm này để tấn công vào
chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân.

You might also like