You are on page 1of 100

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU 5


CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI
VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 7
1. 1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI NHỮNG
NĂM QUA (TỪ NĂM 1989) 7
1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của thế giới 7
1. 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của toàn thế giới trong những năm qua 7
1. 1. 1. 2. Những nước tiêu thụ gạo chủ yếu 8
1. 1. 2. Nhập khẩu gạo của thế giới 9
1. 1. 2. 1. Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới 9
1. 1. 2. 2. Những nước nhập khẩu gạo chủ yếu thời gian qua 10
1. 1. 3. Xuất khẩu và giá cả gạo những năm qua 13
1. 1. 3. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo của thế giới 13
1. 1. 3. 2. Tình hình xuất khẩu gạo của những nước chủ yếu 14
1. 1. 3. 3. Tình hình giá cả và cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới 18
1. 2. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
NHỮNG NĂM QUA (TỪ NĂM 1989 ĐẾN NAY) 21
1. 2. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo trong nước 21
1. 2. 1. 1. Sản lượng lúa gạo qua các năm 21
1. 2. 1. 2. Đánh giá lợi thế của Việt Nam trong sản xuất gạo xuất khẩu 23
1. 2. 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam 24
1. 2. 2. 1. Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm 24
1. 2. 2. 2. Số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu 26
1. 2. 2. 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 28
1. 2. 2. 4. Giá cả và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam 30
1. 2. 3. Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của Việt Nam trong xuất khẩu gạo 33
1
CHƯƠNG 2 NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI NĂNG LỰC
CẠNH TRANH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 35
2. 1. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM GẠO XUẤT KHẨU 35
2. 1. 1. Giống lúa 35
2. 1. 2. Phẩm chất 36
2. 1. 3. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch 37
2. 1. 4. Công nghệ chế biến xuất khẩu 37
2. 1. 5. Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu 38
2. 1. 6. Bao bì, bao gói, bảo quản vận chuyển 39
2. 2. CÁC YẾU TỐ VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH, GIÁ CẢ 40
2. 2. 1. Các yếu tố chi phí trong sản xuất - chế biến 41
2. 2. 2. Các yếu tố chi phí trong chuyên chở , bảo quản 42
2. 2. 3. Các yếu tố chi phí marketing
(nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại....) 43
2. 2. 4. Giá thành xuất khẩu và giá xuất khẩu của gạo Việt Nam 45
2. 3. CÁC YẾU TỐ VỀ KÊNH PHÂN PHỐI XUẤT KHẨU
VÀ YỂM TRỢ XUẤT KHẨU 46
2. 3. 1. Kênh phân phối xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu 46
2. 3. 2. Hoạt động yểm trợ và năng lực cạnh tranh xuất khẩu
(quảng cáo, hội trợ triển lãm...) 49
2. 4. CÁC YẾU TỐ VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU
VÀ VỊ THẾ CỦA ĐỐI THỦ 50
2. 4. 1. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước (quy hoạch, đầu tư...) 50
2. 4. 2. Các chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu 53
2. 4. 3. Quan hệ cung cầu của bản thân thị trường gạo thế giới 55
2. 4. 4. Tương quan vị thế của Việt Nam với các đối thủ (Thái Lan, Ấn độ) 57
2. 5. KẾT LUẬN CHUNG CHO CHƯƠNG 2 6O

2
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG
NĂM TỚI 62
3.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM TỚI (ĐẾN NĂM 2010) 62
3. 1. 1. Dự báo thị trường gạo thế giới trong tương lai 62
3. 1. 2. Mục tiêu định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm tới 65
3. 1. 3. Chiến lược thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 67
3. 1. 3. 1. Thị trường châu Á 67
3. 1. 3. 2. Thị trường châu Phi 68
3. 1. 3. 3. Thị trường châu Mỹ La tinh 68
3. 1. 3. 4. Thị trường châu Âu (EU và SNG) 69
3. 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM 70
3. 2. 1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu 70
3. 2. 1. 1. Giải pháp về giống lúa và quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu 71
3. 2. 1. 2. Giải pháp về công nghệ chế biến và thương hiệu gạo xuất khẩu 73
3. 2. 1. 3. Giải pháp về bảo quản, chuyên chở, bao bì đóng gói 75
3. 2. 2. Nhóm giải pháp giảm thiểu chi phí và cạnh tranh giá cả 76
3. 2. 2. 1. Giải pháp giảm chi phí sản xuất và chế biến 76
3. 2. 2. 2. Giải pháp giảm chi phí chuyên chở và bảo quản trong nước 77
3. 2. 2. 3. Giải pháp giảm chi phí marketing xuất khẩu 78
3. 2. 3. Nhóm giải pháp về kênh phân phối xuất khẩu
và đẩy mạnh yểm trợ thượng mại quốc tế 79
3. 2. 3. 1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu
xuất khẩu qua trung gian 79
3. 2. 3. 2. Giải pháp giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh 80
3. 2. 3. 3. Đa dạng hoá các hợp đồng xuất khẩu gạo

3
với các phương thức thanh toán linh hoạt 84
3. 2. 4. Nhóm giải pháp về chính sách vĩ mô từ phía Nhà nước 84
3. 2. 4. 1. Các giải pháp hỗ trợ tài chính
(quy hoạch, đầu tư, khuyến nông, chuyển giao công nghệ...) 85
3. 2. 4. 2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
cấp Nhà nước trong xuất khẩu gạo 87
3. 2. 5. Các giải pháp khác 88
KẾT LUẬN 90
Tài liệu tham khảo 91

4
LỜI NÓI ĐẦU

Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong những năm đổi mới vừa
qua, chắc chắn chúng ta không thể không đề cập đến những thành tựu vượt bậc
trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, nhiều thập kỷ qua
phải nhập siêu về lương thực, chủ yếu mặt hàng gạo, đến nay Việt Nam không
những đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia mà còn trở thành một trong
những cường quốc về xuất khẩu gạo trên thế giới. Điều này góp một phần quan
trọng vào việc ổn định kinh tế, chính trị, xã hội trong cả nước, mang lại một nguồn
ngoại tệ đáng kể cho nước nhà với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 tỷ USD, tương
đương 37 triệu tấn gạo (từ năm 1989-2002), nâng cao vị thế của Việt Nam trên
trường quốc tế.
Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thắng lợi bước đầu so với thời kỳ trước kia
của ta. Nếu xem xét một cách toàn diện về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng gạo, Việt
Nam còn nhiều mặt hạn chế, trước hết giá cả, chất lượng và khả năng cạnh tranh còn
thấp hơn so với nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra, một số nước khác như
Campodia, Myanmar cũng có tiềm năng lớn về xuất khẩu gạo. Trong khi đó, quá
trình tự do hoá thương mại ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ. Tình hình đó càng
làm cho cạnh tranh trở nên quyết liệt và phức tạp hơn cả ở trong và ngoài nước. Do
vậy, nếu chúng ta không sớm có chiến lược dài hạn về sản xuất và xuất khẩu mặt
hàng gạo để tạo ra những bước đột phá mới, chắc chắn chúng ta sẽ khó duy trì được
vị trí như hiện nay, chưa nói đến việc tiến xa hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Xuất
phát từ thực tế đó, tôi đã mạnh dạn viết Khoá luận Tốt nghiệp với đề tài: “Chiến
lược xuất khẩu sản phẩm gạo nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu
của Việt Nam”.
Ngoài phần Lời nói đầu và Kết luận, nội dung của Khoá luận bao gồm 3
chương:
Chương 1: Khái quát thị trường gạo thế giới và tình hình xuất khẩu gạo
của Việt Nam những năm qua
5
Chương 2 : Những yếu tố chi phối năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo của
Việt Nam
Chương 3 : Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm
gạo của Việt Nam trong những năm tới

Do những hạn chế về khả năng của người viết, cũng như về thời gian, và tài
liệu nghiên cứu, Khoá luận này khó có thể tránh khỏi những sai sót và khiếm
khuyết. Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của các thầy cô giáo, cùng
sự góp ý của đông đảo bạn đọc và xin chân thành cảm ơn.
Nhân đây tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Nguyễn Trung
Vãn, người đã hướng dẫn tôi tận tình, chu đáo trong suốt quá trình thực hiện đề tài
này. Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn
thành Khoá luận này.

6
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI
VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

1. 1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG GẠO THẾ GIỚI NHỮNG NĂM QUA (TỪ
1989 ĐẾN NAY)
1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của thế giới
1. 1. 1. 1. Mức tiêu thụ gạo của toàn thế giới trong những năm qua
Mức tiêu thụ gạo toàn cầu hiện nay luôn luôn phụ thuộc sâu sắc vào tình hình
canh tác và khả năng cung cấp của các nước sản xuất lúa gạo. Trong đó các nước
đang phát triển chiếm 96% (năm 1995) tổng sản lượng lúa gạo thế giới. Theo thống
kê của FAO, trong 7 năm (1989- 1995), mức tiêu thụ gạo của thế giới đã tăng từ
346,0 triệu tấn lên 376 triệu tấn, tăng gần 8%, trong khi đó mức tăng dân số trong
thời kỳ này là 11,5%. Theo các chuyên gia của FAO, để đảm bảo tình hình tiêu thụ
ổn định thì mức tăng sản xuất hàng năm phải gấp từ 1,5 đến 2 lần mức tăng dân số.
Như vậy, mức tiêu thụ gạo của thế giới tăng quá chậm do bị khống chế bởi khả năng
sản xuất.
Xét theo từng châu lục, mức tiêu thụ gạo được căn cứ vào sản lượng thóc theo
tỷ lệ quy đổi ra gạo, rồi cộng với lượng nhập và trừ đi lượng xuất. Theo thống kê
của FAO, mức tiêu thụ gạo ở từng khu vực năm 1995 và năm2000 như sau (bảng 1):
Bảng 1 - Tình hình tiêu thụ gạo của các khu vực trong năm 1995 và 2000
(Đơn vị: triệu tấn)

Khu vực Năm 1995 Năm 2000 Tỷ trọng % theo khu vực
Toàn cầu 376,0 403,3 100,00
Châu Á 342,9 366,7 90,47
Châu Mỹ 18,3 19,7 4,60
Châu Phi 11,1 12,3 3,82
Châu Âu 3,1 3,8 1,10
Châu Đại Dương 0,6 0,8 0,01

7
Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới -
Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.31.
Nét bao trùm nhất là lượng tiêu thụ gạo tập trung chủ yếu ở châu Á, chiếm
trên 90% tổng lượng tiêu thụ thế giới (về sản xuất, khu vực này chiếm trên 91,5%
tổng sản lượng lúa gạo thế giới). Đây là khu vực sản xuất, đồng thời là khu vực tiêu
thụ hầu hết lượng lúa gạo của thế giới. Tất cả các đại lục khác: châu Âu, châu Phi,
và Châu Đại Dương, mức tiêu thụ gạo xem như không đáng kể. Từ năm 1995 dân số
thế giới là 5.722 triệu người, riêng châu Á là 3.464 triệu, chiếm trên 60%. Năm
2000, dân số toàn cầu đã vượt qua con số 6 tỷ người, trong đó có khoảng 3,9 tỷ
người đang dùng gạo là lương thực chính, với nhu cầu cần 425 triệu tấn/năm, so với
sản lượng hiện nay 400,5 triệu tấn, như vậy còn thiếu 24,5 triệu tấn. Đến năm 2001,
các con số tương ứng là 6.147 triệu người, 3.720 triệu người và 60,9%. Châu Á thực
sự là thị trường mục tiêu (target market) rộng lớn của lúa gạo thế giới, là quê hương
lúa gạo thế giới, đã gắn liền với tập quán hàng nghìn năm dùng gạo làm lương thực
chính yếu trong các bữa ăn của mình. Năm 1995, trừ số lượng đã xuất khẩu đi các
đại lục khác, mức tiêu thụ gạo còn lại của châu Á vẫn gấp 21,4 lần châu Mỹ; 23,2
lần châu Phi; 80,5 lần châu Âu.
1. 1. 1. 2. Những nước tiêu thụ gạo chủ yếu
Theo FAO, tổng lượng tiêu thụ gạo của thế giới, riêng năm 2000 là 403 triệu
tấn, số lượng này được phân bổ chủ yếu ở các nước châu Á.
Trung Quốc với dân số năm 2000 là 1.263 triệu người, chiếm gần 1/3 tổng
lượng gạo tiêu thụ của thế giới. Nếu tính cả Ấn Độ (1.015 triệu dân), hai nước
khổng lồ này (chiếm gần 38% về dân số) chiếm 54% về tiêu thụ gạo toàn cầu. Mức
tiêu thụ gạo của Indonesia gần bằng tổng lượng gạo tiêu thụ của bốn đại lục: châu
Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Đại Dương. Ngoài các nước châu Á, Brazil (170 triệu
dân) là nước tiêu thụ gạo đáng kể ở châu Mỹ. Tiếp đó, Nigeria (124 triệu dân) và Ai
Cập (68 triệu dân) cũng là hai nước tiêu thụ gạo lớn ở châu Phi. Mức tiêu thụ gạo

8
của Mỹ (283 triệu dân) thực chất là mức tiêu thụ gạo của gần 5 triệu ngoại kiều châu
Á có tập quán tiêu dùng lúa gạo, trong đó có trên 1,3 triệu Việt kiều.
1. 1. 2. Nhập khẩu gạo của thế giới
1. 1. 2. 1. Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới
Đặc điểm chung về nhập khẩu gạo của thế giới có thể khái quát thành những
đặc điểm sau:
Một là, mậu dịch gạo quốc tế chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (3-4%) so với lúa mỳ
(20- 30%) trong tổng sản lượng. Sở dĩ như vậy vì nhập khẩu gạo phụ thuộc chủ yếu
vào khả năng hạn chế về cung cấp xuất khẩu của các nước đang phát triển, trong khi
sản xuất và xuất khẩu lúa mỳ chủ yếu ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc,
Pháp...
Hai là, lượng nhập khẩu gạo tập trung phần lớn ở các châu Á. Mặc dù là quê
hương của lúa gạo, nhưng khu vực này thường chiếm khoảng 60% tổng nhập khẩu
của thế giới, thứ đến là châu Phi, Mỹ Latinh. Thậm chí có năm (1969- 1970) tuy
châu Á vẫn xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, nhưng lại là khu vực nhập siêu lúa gạo.
Ba là, nhập khẩu gạo thường xuyên phân tán ra nhiều nước. Hầu như không
có nước nào nhập khẩu đều đặn lượng gạo lớn đạt mức trên 3 triệu tấn hàng năm.
Do vậy, không có nước nhập khẩu cá biệt nào giữ vị trí áp đảo, chi phối biến động
cung cầu, giá cả trên thị trường gạo thế giới. Mặt khác, đội ngũ các nước nhập khẩu
gạo cũng không cố định qua các giai đoạn.
Bốn là, lượng nhập khẩu gạo của toàn thế giới, cũng như của từng nước
thường xuyên biến động và mang tính thời vụ rõ rệt. Do kết quả mùa màng thu
hoạch chi phối, nên có nước như Trung Quốc có năm cần gấp thì nhập nhiều,
nhưng năm khác lại giảm nhập đáng kể do mùa màng trong nước tăng lên. Hoặc do
một biến động chính trị nào (sự kiện 11/9 ở Mỹ) có thể khiến một số nước tăng
lượng dự trữ phòng khi chiến tranh xảy ra, làm cho nhập khẩu tăng đột biến. Trong
các tháng mỗi năm, giao dịch gạo quốc tế thường sôi động vào quý IV do yêu cầu
dự trữ ở những nước nhập khẩu.

9
Năm là, nhiều nước nghèo, nhất là ở châu Phi, có nhu cầu thực tế dùng gạo
khá lớn, nhưng khả năng nhập khẩu gạo lại rất có hạn vì dựa vào nguồn viện trợ
nước ngoài.
Từ năm đặc điểm trên, ta có thể nhận thấy tình hình nhập khẩu gạo trên thế
giới mang tính thời vụ, hay biến động, chủ yếu giải quyết vấn đề trước mắt cho nhu
cầu trong nước. Vì sản lượng gạo hàng năm của các nước này không ổn định, phụ
thuộc vào việc được mùa hay mất mùa trong năm...
1. 1. 2. 2. Những nước nhập khẩu gạo chủ yếu thời gian qua
Những năm gần đây, trên thị trường gạo thế giới nổi lên những gương mặt
quen thuộc và được phân thành hai nhóm nước khá rõ rệt. Nhóm các nước nhập
khẩu gồm Indonesia, Trung Quốc, Phi-lip-pin, Bangladesh, Nga và một số nước
châu Phi; nhóm các nước xuất khẩu gồm Thái Lan, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ...
Năm 1999 buôn bán gạo trên toàn thế giới tuy không đạt mức kỷ lục của năm
1998, nhưng vẫn tăng đáng kể so với mức ước tính hồi đầu năm của giới chuyên
môn. Khối lượng gạo giao dịch toàn thế giới năm 1999 là 25,1 triệu tấn, giảm 8,1%
so với 27,3 triệu tấn triệu tấn năm 1998 do sản xuất ở nhiều nước nhập khẩu chính
được cải thiện, cùng với chính sách nhập khẩu gạo của một số nước thay đổi. Chính
bốn nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới: Indonesia, Phi-lip-pin, Bangladesh, và
Brazil làm mậu dịch gạo thế giới giảm 2,2 triệu tấn. Năm 2000, các nước này (ngoại
trừ Brazil) tiếp tục cắt giảm khối lượng nhập khẩu. Theo dự báo mới đây của Bộ
Nông nghiệp Mỹ, buôn bán gạo toàn cầu năm 2003 dự kiến ở mức 26,7 triệu tấn,
giảm nhẹ so với năm 2002 do Indonesia, Senegal, Nam Phi, Iraq giảm lượng nhập
khẩu gạo. Tuy nhiên, một số nước như Bangladesh, Brazil, Trung Quốc Iran dự kiến
sẽ tăng nhập khẩu gạo.
* Indonesia - nước nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới (năm 1995: 3,2 triệu tấn;
1998: 6,1 triệu tấn; 1999-2000: 3,9 và 2,0 triệu tấn), đồng thời là bạn hàng chính của
Việt Nam, hoạt động nhập khẩu của Indonesia có ý nghĩa quyết định tới cục diện thị
trường gạo thế giới và xuất khẩu gạo của Việt Nam.

10
Giai đoạn 2000 – 2002, Indonesia nhập khẩu gạo của Việt Nam với lượng
lớn, chiếm tới 24% toàn bộ xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2000. Năm 2002, hạn
hán và lũ lụt làm sản lượng thóc của Indonesia giảm 1 triệu tấn xuống còn 48,9 triệu
tấn, nên phải nhập 3 triệu tấn, gấp 2 lần năm 2001. Theo Ông Widjanarko Puspoyo,
Giám đốc cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết năm nay (2003)
Bulog dự định sẽ nhập khẩu hơn 700.000 tấn gạo từ Việt Nam, Thái Lan và Trung
Quốc, theo các hợp đồng giữa Chính phủ để đưa vào kho dự trữ. Lượng gạo tồn kho
của Bulog hiện đã tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái để chuẩn bị đối phó
với trường hợp xảy ra chiến tranh ở Trung Đông. Năm ngoái, Indonesia đã nhập
khẩu gần 900.000 tấn gạo, trong khi các công ty tư nhân nhập gần 600.000. Ngoài ra
còn khoảng 500.000 tấn gạo khác nhập lậu vào Indonesia. Đồng thời theo đánh giá
của Bộ Nông nghiệp Indonesia cho thấy, sản lượng lúa vụ đông xuân 2002/2003 của
nước này dự đoán sẽ đạt 35,2 triệu tấn, tăng gần 4% so với vụ trước. Nhập khẩu gạo
6 tháng đầu năm 2003 của Indonesia dự đoán sẽ ở mức 1,0 - 1,2 triệu tấn, bằng 33 -
35 % chỉ tiêu nhập khẩu gạo của năm 2003.
Vừa qua Indonesia quyết định sẽ tăng thuế nhập khẩu gạo nhằm bảo hộ nông
nghiệp và thị trường nông sản trong nước. Theo ông Siswono Yudohusodo, chủ tịch
Hội Nông dân Indonesia (HKTI), trước đó nhiều hộ nông dân ở nước này đã kiến
nghị Chính phủ hạn chế nhập khẩu gạo để khuyến khích nông dân trồng lúa. Tuy
nhiên, một số quan chức Indonesia chưa thống nhất về mức tăng thuế đối với mặt
hàng gạo. Do vậy, xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ phụ thuộc một phần không nhỏ
vào khả năng nhập khẩu gạo của Indonesia trong thời gian tới.
* Bangladesh cũng nhập một lượng lớn gạo hàng năm, bình quân 0,2 - 0,3
triệu tấn/năm trong những năm 1989- 1994. Năm 1995, sản lượng giảm 2 triệu tấn,
nên nhập 1,3 triệu tấn. Đến năm 1996, nhập khẩu chỉ còn 0,5 triệu tấn và giảm tiếp
trong năm 1997. Tới năm 1998 nhập khẩu lại tăng vọt 2,5 triệu tấn, gấp 6 lần năm
1997. Nguyên nhân chính do mất mùa trong nước và dân số tăng nhanh. Năm 1999,

11
mức nhập vẫn là 1,4 triệu tấn, đứng thứ hai sau Indonesia. Tuy nhiên, năm 2000 do
sản xuất tăng rõ rệt, nhập khẩu chỉ còn 0,2 triệu tấn.
* Brazil là nước duy nhất ở Tây bán cầu có mức nhập khẩu gạo khá lớn, đứng
thứ 3 thế giới. Đặc điểm nổi bật của Brazil là nhập khẩu gạo có xu hướng tăng
nhanh, từ 0,5 triệu tấn năm 1989 lên 1 triệu tấn 1994 và 1,5 triệu tấn năm 1998.
Việc tăng này là do sản lượng lúa gạo và cả lúa mỳ năm 1998 không đủ đáp ứng nhu
cầu lương thực trong nước.
* Iran có dân số 66 triệu dân. Khác với 2 nước trên, trong nhiều năm nay tình
hình nhập khẩu gạo của Iran khá ổn định, trung bình đạt gần 1 triệu tấn/năm. Lượng
nhập khẩu 1,1 triệu tấn và 1,3 triệu tấn vào năm 1993 và 1995. Từ năm 1990 – 1993,
Iran thường xuyên đứng đầu thế giới về nhập khẩu gạo. Năm 1996 và 2000, nhập
khẩu gạo của Iran lại tiếp tục duy trì ở mức cao (từ 1,0 – 1,3 triệu tấn). Trong tương
lai, xét về sản xuất lương thực, Iran vẫn là nước nhập khẩu gạo chủ yếu, tương đối
ổn định, khả năng thanh toán cao. Hiện nay Iran là nước được xếp vào vị trí thứ tư
thế giới trong nhập khẩu gạo.
* Philippin nhập khẩu trung bình 1,0 triệu tấn/năm trong thời gian qua. Sản
lượng thóc của Philippin quí 1/2003 dự đoán đạt 3,21 triệu tấn, tăng 5% so với cùng
kỳ năm trước, và cả năm dự đoán đạt mức cao với 14,2 triệu tấn, tăng 7% so với
năm trước và tăng 10,3% so với năm 2001. Theo cơ quan lương thực Philippin(
NFA), sản lượng tăng sẽ làm nhập khẩu gạo năm 2003 của nước này sẽ chỉ ở mức
800.000 tấn, giảm hơn 30% so với năm 2002. Tuy nhiên, cơ chế quản lý nhập khẩu
gạo của Philippin sẽ có những thay đổi đáng kể.
Năm 2003 Chính phủ Philippin sẽ chấm dứt việc độc quyền về nhập khẩu gạo
của NFA và cho phép các công ty tư nhân tham gia vào hoạt động này. Dự kiến năm
2003 các công ty tư nhân sẽ được nhập khẩu tối thiểu 50% tổng lượng gạo mà
Philippin cần nhập khẩu. Tuy nhiên, để tránh gây bất lợi tới giá thóc gạo trong nước,
nhất là vào vụ thu hoạch rộ, NFA sẽ qui định hạn ngạch và thời gian nhập khẩu gạo
cho khu vực gạo tư nhân. Cuối tháng 1/2003 NFA đã công bố hạn ngạch nhập khẩu

12
gạo của khu vực tư nhân 6 tháng đầu năm 2003 là 100.000 tấn, bằng 25% hạn ngạch
nhập khẩu năm 2003.
Một số khu vực khác lại tăng nhập khẩu. Châu Phi nhập 5,25 triệu tấn (so với
4,8 triệu tấn năm 1998); Trung Đông nhập 3,8 triệu tấn (tăng 475 ngàn tấn so với
1998). Năm 2000, El Salvador nhập thêm khoảng 550 ngàn bao gạo (loại 46 kg/bao)
để tiêu thụ nội địa do sản xuất trong nước không đủ. Vụ 1999 – 2000 nước này thu
hoạch được khoảng 1,289 triệu bao, đủ đáp ứng 65% tiêu thụ nội địa. Cũng năm
2000, Ấn Độ cho phép tư nhân nhập khẩu gạo chất lượng kém (50% tấm hoặc cao
hơn) mục đích đánh bóng và chế biến lại để tái xuất, với mức thuế 0% và đã nhập
khoảng 25 – 30 ngàn tấn loại gạo này. Afghanistan cũng sẽ tăng135 lên 600 ngàn
tấn năm 2002.
Theo dự đoán của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) châu Á vẫn là khu vực nhập
khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 49% tổng lượng nhập khẩu toàn cầu. Trong đó,
Phillipin và Indonesia sẽ tăng mạnh lượng gạo nhập khẩu do sản lượng gạo sản xuất
trong nước tăng chậm; tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ảrập-Xêút. Dự báo đến
năm 2003 Nhật Bản nhập khoảng 759 ngàn tấn gạo và Hàn Quốc nhập 180 ngàn tấn.
Đến năm 2009, nhập khẩu của Nhật Bản vẫn như năm 2003, còn Hàn Quốc sẽ nhập
khẩu đến 205 ngàn tấn. Các nước Châu Phi sẽ tăng nhập khẩu gạo do cắt giảm hàng
rào thuế quan theo Hiệp định nông nghiệp, dự báo đạt khoảng 30% tổng sản lượng
gạo nhập khẩu thế giới. Lượng gạo nhập khẩu của các nước Trung Đông sẽ tăng
nhanh, nhất là loại gạo phẩm cấp thấp và trung bình.
1. 1. 3. Xuất khẩu và giá cả gạo những năm qua (từ năm 1989 đến nay)
1. 1. 3. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo của thế giới
Nhìn chung, sản xuất lúa gạo của thế giới trong những năm qua đều có xu
hướng tăng, mức tăng 19,6%. Tốc độ tăng trưởng của sản lượng lúa gạo thế giới ở
đầu thập kỷ 90 (bình quân 1,3%/năm) không đáp ứng đủ nhu cầu lương thực của các
nước đang phát triển trước sự bùng nổ dân số.

13
Trên thực tế, mức tăng trung bình (năm1994) của nhóm nước đang phát triển
là 1,8% (châu Á:1,7%; châu Mỹ Latinh: 1,8%; châu Phi:2,8%). Năm 2000, dân số
toàn cầu đã vượt qua con số 6 tỷ người, trong đó có khoảng 3,9 tỷ người đang dùng
gạo là lương thực chính, với nhu cầu cần 425 triệu tấn/năm, so với sản lượng hiện
nay 400,5 triệu tấn, như vậy còn thiếu 24,5 triệu tấn. Theo đánh giá mới nhất của Bộ
Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lượng gạo thế giới năm 2002 chỉ đạt 384,4 triệu tấn,
giảm 10 triệu tấn so với dự báo đầu năm và giảm 12,3 triệu tấn (3,1%) so với năm
2001. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới tăng gần 5 triệu tấn, thiếu hụt
so với nhu cầu là 24,3 triệu tấn, mức tồn kho giảm 17% so với năm trước. Cũng theo
USDA, sản lượng gạo thế giới năm 2009 đạt 429 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng
2,7% trong giai đoạn 1999 - 2009, gấp 2 lần so với mức tăng trưởng hằng năm của
giai đoạn 1989-1999. Sản lượng tăng chủ yếu do năng suất tăng 21,1%/năm, diện
tích gieo trồng lúa tăng 0,51%/năm.Theo FAO, muốn đảm bảo an ninh lương thực
trong điều kiện đó, sản lượng lúa gạo phải tăng tương ứng 3,0-3,5%/năm.
Tuy nhiên, việc tăng sản lượng không phải chuyện dễ dàng. Phần lớn các
nước đều gặp khó khăn trong việc mở rộng diện tích trồng lúa vì quá trình đô thị hoá
và công nghiệp hoá đang diễn ra một cách mạnh mẽ, cộng với gia tăng dân số hằng
năm, khiến cho diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp. Mặt khác, sản xuất nông
nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện thời tiết, nên sản lượng cũng không ổn định.
1. 1. 3. 2. Tình hình xuất khẩu gạo của những nước chủ yếu (từ năm 1989 đến
nay)
Vị trí của các nước xuất khẩu gạo chủ yếu luôn thay đổi theo từng giai đoạn
khác nhau, bảng 2 chỉ rõ sự thay đổi này. Giai đoạn 1989-1994, thứ tự như sau:
Thái Lan, Mỹ, Việt Nam, Pakixtan, Trung Quốc, Ấn Độ. Hai năm 1995-1996, Ấn
Độ lên ngôi và trật tự là: Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ, Pakixtan. Năm 1997 Việt
Nam lên ngôi và trật tự là: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ, Pakixtan. Việt Nam sẽ
được nghiên cứu trong một mục riêng, ở đây chỉ đề cập đến những nước chủ yếu
sau:

14
Bảng 2 – Những nước xuất khẩu gạo chủ yếu từ năm 1995 đến nay
(Đơn vị: triệu tấn)
Nước Toàn thế Thái Lan Mỹ Pakixtan Ấn Độ Trung Quốc
Năm giới
1989 13,9 6,1 3,0 0,8 0,3 0,3
1990 11,4 3,9 2,4 0,9 0,5 0,3
1991 12,1 4,0 2,2 1,3 0,5 0,7
1992 14,1 4,8 2,2 1,4 0,6 1,0
1993 15,1 4,8 2,2 0,9 0,7 1,4
1994 16,7 4,7 2,8 1,4 1,0 1,5
1995 21,0 5,9 3,1 1,6 4,2 0,2
1996 19,5 5,3 2,6 1,7 3,4 0,4
1997 19,0 5,5 2,3 2,0 2,0 0,9
1998 27,5 6,4 3,2 1,8 4,8 3,6
1999 25,1 6,7 2,7 1,8 2,6 2,7
2000 22,3 6,6 2,9 1,9 1,4 2,8
Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới
Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.67.
* Thái Lan là nước quan tâm nhiều đến nghề canh tác lúa nước và lúa cạn
với chính sách phát triển nông nghiệp lâu dài, hỗ trợ đắc lực nông dân. Điều kiện đó
đảm bảo cho xuất khẩu gạo Thái Lan giữ vị trí độc tôn từ 1967. Suốt 12 năm (1989 -
2000), xuất khẩu của Thái Lan dao động từ 4 đến 6 triệu tấn. Thái Lan có hệ thống
các bạn hàng truyền thống, ổn định và ngày càng được mở rộng. Giá xuất khẩu của
Thái Lan được lấy làm giá chuẩn quốc tế, theo điều kiện FOB Bangkok. Gạo của
Thái Lan có khoảng 15 cấp loại khác nhau như A, B, C.... Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, thị phần xuất khẩu của Thái Lan trên thị trường gạo thế giới có xu
hướng thu hẹp, từ 43,9% năm 1989 xuống 31,8% năm 1993 và 27,2% năm 1998.
Năm 1999 Thái Lan sản xuất được 23,1 triệu tấn lúa, bình quân đầu người 480 kg,
15
xuất khẩu 6.250 ngàn tấn, chiếm 1/4 thị phần xuất khẩu gạo thế giới và gấp 1.4 lần
Việt Nam - nước đứng thứ hai. Năm 2000 lại tăng lên 29,6%.
Hạn chế lớn nhất của Thái Lan trong cạnh tranh xuất khẩu gạo là giá lao động
trong nước đang cao hơn tất cả các nước xuất khẩu gạo châu Á khác. Năm 1999, giá
gạo xuất khẩu FOB 5% và 25% tấm của Thái Lan chỉ cao gấp 1,05 lần của Việt
Nam, nhưng giá lao động tính theo sức mua (CPI) lại cao gấp 1,35 lần.
* Ấn Độ những năm 1960 - 1970 còn là nước nhập khẩu gạo, trung bình nhập
0,5-1 triệu tấn. Nhờ thành công của cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp ở thập
kỷ 80, Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 1995, Ấn Độ
xuất khẩu từ 1 triệu tấn đã tăng vọt lên 4,2 triệu tấn, tăng 320% so với năm trước –
đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Hai năm 1996 – 1997, sản lượng xuất khẩu
gạo giảm. Năm 1998, xuất khẩu gạo đột biến tăng lên 4,8 triệu tấn, đạt mức kỷ lục
cao nhất của nước này, tăng 115% so với năm 1997. Mức xuất khẩu gạo kỷ lục của
Ấn Độ hai năm 1995 và 1998 là do tiêu thụ trong nước giảm (năm 1998 giảm 2,7
triệu tấn, từ 80,7 năm 1997 xuống 78 triệu tấn năm 1998). Thay vào đó là tăng tiêu
dùng lúa mỳ trong nước do sản lượng lúa mỳ bội thu (đạt 65 triệu tấn, vượt năm
trước 7 triệu tấn).
Gạo của Ấn Độ chủ yếu xuất sang các nước châu Á, Phi, Mỹ Latinh và châu
Âu. Ngoài loại gạo tẻ đại trà, Ấn Độ còn xuất khẩu gạo thơm đặc sản Basmati. Nhìn
chung, gạo của Ấn Độ chưa được thị trường tín nhiệm cao bằng Thái Lan.
* Trung Quốc vừa là nước nhập khẩu đồng thời là nước xuất khẩu gạo nhiều
năm qua. Cả xuất và nhập đều biến động thất thường. Năm 1989, Trung Quốc nhập
khẩu trên 1,2 triệu tấn, nhưng hai năm 1990-1992 lại giảm hẳn. Hai năm1993 -
1994, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu gạo thứ tư thế giới (sau Thái Lan, Mỹ,
Việt Nam), với mức tương ứng là 1,4 và 1,5 triệu tấn. Đến năm 1995, Trung Quốc
nhập 1,9 triệu tấn gạo - trở thành nước nhập khẩu thứ hai thế giới (sau Indonesia).
Năm 1998, Trung Quốc xuất khẩu với mức kỷ lục là 3,4 triệu tấn - đứng vị trí thứ tư
thế giới (sau Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam). Năm 1999, Trung Quốc tuy xuất 2,9 triệu

16
tấn gạo, nhưng cũng nhập 2,2 triệu tấn. Năm 2000, xuất khẩu của Trung Quốc đạt
2,8 triệu tấn. Dự đoán năm 2003, xuất khẩu gạo của Trung Quốc sẽ đạt 2,25 triệu
tấn.
Với tốc độ tăng như hiện nay sản lượng lúa của Trung Quốc sẽ đạt 217, 5
triệu tấn, với số dân 1395 triệu người vào 2010. Hiện nay năng xuất lúa bình quân
của Trung Quốc đã đạt 6,4 triệu tấn/ha, gấp 1,3 lần Indonesia và 1,6 lần Việt Nam.
* Mỹ chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng lúa toàn cầu và xếp thứ 11 về
sản xuất, nhưng xuất khẩu gạo của Mỹ nhiều năm (1989 - 1994) vẫn đứng thứ 2 thế
giới (sau Thái Lan), với lượng dao động từ 2,2 - 3,2 triệu tấn. Thị trường xuất khẩu
của Mỹ chủ yếu là châu Mỹ Latinh, châu Á, rồi châu Phi và châu Âu. Chất lượng
gạo của Mỹ được xếp loại A, đứng đầu thế giới do lợi thế về khoa học-công nghệ
trong khâu chế biến theo quy trình đồng bộ bao bì, nhẵn hiệu, bảo quản...
Ngoài ra, Chính phủ có các chính sách trợ giá rất cao như trợ giá xuất khẩu,
cấp tín dụng xuất khẩu...cho các trang trại sản xuất lúa gạo trong nước vì chi phí sản
xuất gạo của Mỹ rất cao. Bình quân nông dân Mỹ được hưởng trợ cấp tối thiểu 100
USD/ tấn gạo.
Địa vị của Mỹ trong xuất khẩu gạo đã giảm sút khá nhiều. Trước năm 1977,
Mỹ và Thái Lan thay nhau vị trí nhất nhì. Từ năm 1977 đến 1994, Mỹ vẫn duy trì vị
trí thứ hai, sau Thái Lan. Nhưng năm 1995, Mỹ tụt xuống thứ ba, nhường chỗ cho
Ấn Độ. Từ năm 1996 đến nay, Mỹ lại bị tụt xuống thứ tư, sau cả Việt Nam và Ấn
Độ. Về thị phần cũng như vậy, từ 21,6% năm 1989 xuống 16,8% năm 1994 và 13%
năm 2000. Tình hình này cũng sẽ tiếp tục trong những năm tới.
* Pakixtan cũng sớm tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo thế giới (từ
trước thế chiến thứ II). Giai đoạn 1989 - 1993, lượng gạo xuất khẩu dao động trên
dưới 1 triệu tấn. Năm 1994-2000, mức xuất khẩu đạt 1,5 - 2,0 triệu tấn. Năm 2002,
do diện tích gieo trồng thu hẹp, sản lượng gạo sẽ giảm, do đó xuất khẩu gạo cũng
giảm và chỉ đạt mức 1,5 triệu tấn.

17
Chất lượng gạo xuất khẩu của Pakixtan không thua kém nhiều so với của Thái
Lan. Pakixtan chủ yếu xuất khẩu loại gạo cấp trung bình từ 15 - 20% tấm, gạo thơm
đặc sản Basmati, với chất lượng gần bằng gạo thơm Mali của Thái Lan, nhưng tốt
hơn gạo thơm Basmati của Ấn Độ. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là châu Á, châu
Phi và châu Mỹ Latinh.
* Myanmar là nước có truyền thống xuất khẩu gạo lâu đời. Diện tích đất
trồng lúa hiện có hơn 5 triệu ha, gấp 1,2 lần của Việt Nam, năng suất lúa 3,3 tấn/ha,
bằng 80% của Việt Nam.
Do quan hệ quốc tế làm ảnh hưởng đến mở rộng và hợp tác thương mại, nên
thời gian qua xuất khẩu gạo của Myanmar không gặp nhiều thuận lợi. Nếu tình hình
đối ngoại có bước chuyển biến mạnh, đi đôi với mở rộng quan hệ thương mại với
các nước bên ngoài, xuất khẩu gạo của Myanmar có thể vươn lên ngang hàng với
Thái Lan và Việt Nam. Trong 5 năm tới, khả năng xuất khẩu gạo Myanmar sẽ tăng
lên bằng thời kỳ xuất khẩu đỉnh cao những năm 1960 - 1970 là 2 triệu tấn/năm.
1. 1. 3. 3. Tình hình giá cả và cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới
Giá gạo trên thị trường thế giới năm 1999 đã giảm mạnh do cung dư thừa,
nhu cầu giảm và tỷ giá các đồng tiền châu Á bất ổn. Tháng giêng năm 1999, khi
Indonesia và Philippin giảm nhập khẩu, giá gạo Thái Lan (loại 100% B) đã giảm từ
330 xuống 300 USD/tấn. Đến cuối tháng 8/1999, giá giảm còn 250, một tháng sau
còn 218 USD/tấn do nhu cầu thấp. Sự lên xuống đồng Bath Thái Lan cũng ảnh
hưởng đến giá gạo. Hai tháng 10 - 11/1999, đồng Bath vững lên đôi chút, giá lại đạt
229 USD/tấn, nhưng vẫn ở mức thấp trong nhiều năm qua. Năm 1999, mức giá gạo
trung bình loại 100% loại I của Thái Lan là 257 USD/tấn, FOB Băngkok so với 313
USD/tấn năm 1998. Nguyên nhân chính là do nhiều nước truyền thống hạn chế khối
lượng nhập.
Sang năm 2000, thị trường gạo châu Á tiếp tục ảm đảm và giá chào bán giảm
mạnh do cung vẫn tăng trong khi nhu cầu bị trì trệ. Tuy nhiên, vào 14/2/2000, giá
gạo trắng 100% loại B của Thái Lan vươn lên mức 256 USD/tấn, tăng 15 USD/tấn

18
so với mức 12/1999. Cuối tháng 8/2000, giá gạo 100% B của Thái Lan ở mức 186-
188 USD/tấn; gạo 5% tấm là 185 USD/tấn; gạo 25% tấm là 165 USD/tấn. Giá gạo
Việt Nam còn giảm nhiều hơn, loại gạo 5% tấm là 179 USD/tấn, gạo 25% tấm là
151 USD/tấn. Giá gạo 25% tấm của Pakixtan hạ xuống mức thấp 165 USD/tấn so
với 173 USD/tấn trước đó 10 ngày.
Đến năm 2002 do cung giảm, giá gạo thế giới lại có xu hướng tăng so với
năm 2001. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam từ tháng 2/2002 đến 8/2002 cũng tăng rõ
nét với mức 11 - 13,5% so với giá trung bình năm 2001. Tương tự, các loại gạo của
Ấn Độ, Pakixtan cũng tăng trung bình từ 5 đến 15%. Giá gạo Thái Lan còn tăng ở
những mức cao hơn so với giá gạo ba nước trên.
Điều đáng nói nữa là trong năm 2002, giá gạo tăng, nhưng đạt mức ổn định và
vững chắc hơn. Một phần do cung giảm, một phần do Chính phủ Thái Lan đã bỏ ra
trên 7 tỷ Bath để mua 2 triệu tấn thóc của nông dân với giá cao hơn giá thị trường.
Mặt khác, từ tháng 8/2002, Ấn Độ cũng hạn chế xuất khẩu do lo ngại sản lượng bị
sụt giảm, làm cho giá gạo tăng 10-15 USD/tấn. Vì thế suốt 4 tháng tiếp đó, giá gạo
tăng nhẹ, gạo giao ngay, giá FOB Việt Nam loại 5%, 15% và 25% tấm lần lượt đạt
mức 193, 180 và 175 USD/tấn, tăng từ 3 - 5 USD/tấn so với tháng 8/2002.
Theo nhiều dự báo, lượng nhập khẩu gạo thế giới năm 2003 có khả năng cao
hơn năm 2002 khoảng 2-3%, trong khi xuất khẩu giảm khoảng 1%. Do vậy, giá gạo
thế giới năm 2003 có khả năng vững hơn năm 2002.
Hai tháng đầu năm 2003, giá gạo của các nước xuất khẩu lớn đã diễn biến
theo các xu hướng trái ngược nhau. Trong khi giá gạo của Thái Lan và Ấn Độ tăng
vững, giá gạo của Việt Nam lại giảm nhanh.
Tại Thái Lan, giá chào bán gạo các loại tháng 1/2003 đã tăng mạnh, tăng 9 -
15 USD/tấn, đạt bình quân 206 USD/tấn, FOB (100% B); 199 USD/tấn, FOB (5%
tấm) và 181 USD/tấn, FOB (25% tấm). Những mức cao này tiếp tục được duy trì tới
giữa tháng 2/2003. Nhiều nhân tố tác động làm giá gạo của Thái Lan vào thị trường
tăng cao. Trước tiên là chương trình can thiệp của Chính phủ Thái Lan vào thị

19
trường lúa vụ chính. Theo đó giá sàn mua thóc của nông dân được duy trì ở mức
cao: 4,500 Bath/tấn (thóc tẻ thường) và 6,500 Bath/ tấn (thóc thơm, thóc đặc sản).
Tháng 1/2003 nhu cầu nhập gạo đặc sản của Thái Lan từ Trung Quốc tăng cao để
phục vụ cho nhu cầu tăng dịp Tết Âm lịch. Giá gạo thơm hương nhài (Jasmine) của
Thái Lan cuối tháng 1/2003 đạt 340 – 345 USD/tấn, FOB, tăng 17- 120 USD/tấn so
với đầu tháng 2/2003.
Tại Ấn Độ, giá chào bán gạo 25% tấm và gạo đồ 5% tấm hai tháng đầu năm
2003 đã tăng 4 - 12 USD/tấn so với tháng 12/2002, đạt 152 USD/tấn, FOB và 184
USD/tấn, FOB. Theo Tổng công ty lương thực Ấn Độ (IFC), do hạn hán nghiêm
trọng, sản lượng vụ 2002/2003 giảm gần 11% so với vụ trước, còn 81,7 triệu tấn.
Ngược lại, giá xuất khẩu gạo của Việt Nam đã giảm mạnh, giữa tháng 2/2003
còn 170 USD/tấn, (5% tấm) và 158 USD/tấn, (25% tấm) giảm 13 - 19 USD/tấn so
với đầu tháng 12/2002. Hầu như không có hợp đồng mới nào được ký kết suốt tháng
1/2003. Trong khi đó nông dân lại cần bán thóc để chi tiêu cho dịp Tết Nguyên đán.
Điều này đã làm giá chào bán gạo của Việt Nam càng giảm nhanh hơn. Đến tháng
3/2003, theo Bộ Thương mại, gạo 5% tấm xuất khẩu với giá 172 - 173 USD/tấn
(thấp hơn gạo Thái Lan 25 USD/tấn, còn loại 25% tấm đạt 159 - 160 USD/tấn (thấp
hơn Thái Lan 15 USD/tấn). Với mức chênh lệch này, Việt Nam đang có lợi thế hơn
Thái Lan trong xuất khẩu gạo. Gạo Pakistan hai tháng đầu năm 2003 cũng duy trì ở
mức thấp, đạt 153 - 155 USD/ tấn, FOB ( 25% tấm) và 157 – 159 USD/ tấn, FOB
(20% tấm).
Theo đánh giá của Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan, cho đến 5/2003
giá gạo trên thị trường châu Á có khả năng giảm bởi nguồn cung tăng ở các nước
xuất khẩu lớn. Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự đoán giá xuất khẩu gạo của Thái
Lan ba tháng tới sẽ giảm 5 - 7% so với tháng 2/2003 trong khi giá chào bán gạo của
Việt Nam và Pakistan sẽ duy trì ở mức thấp hiện nay.
Tuy nhiên, về lâu về dài, theo dự đoán của USDA, dự báo giá gạo thế giới sẽ
tăng trong suốt giai đoạn 2003 - 2009. Giá gạo tại Houston (Mỹ) sẽ tăng từ 414

20
USD/tấn năm 1997 lên 447 USD/tấn năm 2009, gạo 5% tấm tại Bangkok (Thái Lan)
sẽ tăng từ 353 USD/tấn lên 371 USD/tấn.

21
1. 2. THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM
QUA (TỪ NĂM 1989 ĐẾN NAY)
1. 2. 1. Tóm lược tình hình sản xuất gạo trong nước
Bảng thống kê dưới đây sẽ khắc hoạ những nét tổng thể về sản xuất lúa nói
chung của cả nước bao gồm cả về diện tích, năng suất và sản lượng từ năm 1989 đến
nay:
Bảng 3 - Sản lượng lúa của cả nước từ năm 1995 - 2000
Sản lượng Sản lượng
Sản lượng Dân số
Diện tích Năng suất thóc bình lương thực
Năm (nghìn tấn (nghìn
(ngàn ha) (ta/ha) quân bình quân
thóc) người)
(kg/người) (kg/người)
1989 5.895,8 32,2 18.996,3 64.833,8 293 332
1990 6.027,7 31,9 19.225,2 66.233,0 291 324
1991 6.302,7 31,1 19.621,9 67.774,0 292 325
1992 6.475,4 33,3 21.590,3 69.405,2 315 349
1993 6.559,4 34,8 22.836,6 71.025,6 328 359
1994 6.598,5 235,6 23.528,3 72.509,5 332 361
1995 6765,6 36,9 24963,7 73962,4 347 373
1996 7003,8 37,7 26396,7 74355,2 361 388
1997 7099,7 38,8 27523,9 74714,5 370 398
1998 7362,7 39,6 29145,5 75456,3 386 408
1999 7653,6 41,0 31393,8 76596,7 409 444
2000 7654,9 42,5 32554,0 77685,5 419 455
Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới
- Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.134.
1. 2. 1. 1. Sản lượng lúa gạo qua các năm
* Về diện tích, hiện nay diện tích canh tác lúa ở Việt Nam trên 7,02 triệu ha,
chiếm trên 60% tổng diện tích trồng trọt (so với năm 1989, tăng 20%, từ 5,9 lên

22
7,02 triệu ha). Tuy nhiên, do quỹ đất canh tác có hạn, lại bị thu hẹp dần do quá trình
đô thị hoá và công nghiệp hoá, nên để tăng diện tích lúa, Việt Nam cần phải tập
trung vào hướng thâm canh tăng vụ, đặc biệt vụ hè thu và đông xuân - Đây là điểm
nổi bật trong sản xuất lúa của Việt Nam.
Nhìn tổng thể trên phạm vi cả nước, diện tích lúa trong thời kỳ 1989 - 2000 đã
từ mức 5,8 triệu ha lên gần 7,7 triệu ha, tằn gần 30%. Trung bình hàng năm diện tích
lúa tăng 2,6%, chủ yếu bằng hướng thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu mùa
vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long.
* Về sản lượng, suốt 12 năm qua (1989 - 2000) sản lượng có xu hướng tăng
nhanh và ổn định. Đặc biệt năm 1989, năm mở đầu của giai đoạn này, đồng thời mở
đầu cho cục diện xuất khẩu lớn, sản lượng đã tăng 11,7% so với năm 1988. Năm
1992, lại đạt tăng trưởng cao với mức 10% (xấp xỉ 2 triệu tấn) so với năm trước.
Nên năm 1980, 1985, cả nước chỉ sản xuất được 11,2 và 15,5 triệu tấn thóc thì năm
1990 và 1995 đã tăng lên 19,2 và 25 triệu tấn. Năm 1999, mặc dù chịu thiệt hại nặng
nề của của các đợt lũ lớn ở miền Trung, sản xuất vẫn đạt 31,4 triệu tấn; năm 2000
đạt 32,7 triệu tấn, bình quân đầu người 420 kg. Theo đánh giá chung của ngành
Nông nghiệp, năm 2002 là năm sản xuất lương thực được mùa, sản lượng lúa cả
năm tăng 1,6 triệu tấn so với 2001, tương đương 34 triệu tấn. Riêng ở các tỉnh phía
Nam Vụ lúa đông xuân sẽ bước vào thu hoạch rộ trong tháng 4, 5/2003, với sản
lượng thóc dự đoán sẽ đạt 10,5 triệu tấn, tăng 3% so với mức cao vụ trước. Như vậy,
trong suốt thời kỳ 1989 - 2000, tốc độ tăng bình quân hàng năm về sản lượng lúa đạt
5,5%. Mức tăng trưởng này vượt xa các thời kỳ trước trong lịch sử trồng lúa của
Việt Nam - lần đầu tiên đạt mức kỷ lục thế giới (thế giới đạt 1,7%, riêng châu Á đạt
1,8%)
* Về năng suất, trong thời kỳ này nếu như sản lượng và diện tích tăng liên
tục thì năng suất lại tăng thấp hơn một chút. Tuy nhiên, mức tăng năng suất chung
của cả thời kỳ này vẫn đạt 3,7%. Năng suất đạt cao nhất vào năm 1988 là 8,8%, năm
1992 là 7,1%. Năm 1999 và 2000, năng suất lúa hàng năm vẫn đạt mức khả quan là

23
3,5 và 3,7%. So với thành quả lớn đã đạt được về sự gia tăng sản lượng, năng suất
lúa nhìn chung còn hạn chế. Việt Nam hiện vẫn đang thuộc loại nước có mức năng
suất lúa trung bình thấp và thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc, Trung Quốc, thậm chí
Indonesia.
Đạt được những thành tựu to lớn trên về tốc độ tăng trưởng trong sản xuất lúa
gạo, trước hết nhờ vào Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (năm 1988) khẳng định hộ
nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ bên cạnh HTX, Nghị Quyết 5 (năm 1993) trao
quyền cho nông dân được sử dụng ruộng đất lâu dài, được trao đổi, chuyển nhượng,
cho thuê, thế chấp và thừa kế ruộng đất...đã tạo bước ngoặt cho phát triển nông
nghiệp trồng lúa. Thứ hai, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kết quả
này là do việc áp dụng kịp thời tiến bộ khoa học-kỹ thuật và công nghệ mới vào sản
xuất nông nghiệp, đặc biệt khâu lai tạo giống, thuỷ lợi, phân bón, thuốc trừ sâu,
thâm canh tăng vụ...
1. 2. 1. 2. Đánh giá lợi thế của Việt Nam trong sản xuất gạo xuất khẩu
Trong thương mại quốc tế, các nước đều căn cứ vào lợi thế so sánh của mình
để sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng đem lại hiệu quả cao nhất, như Heckscher-
Ohlin đã nhấn mạnh: “Một nước sẽ sản xuất và xuất khẩu những hàng hoá mà việc
sản xuất ra chúng cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có của nước đó”.
Chẳng hạn, xuất khẩu dầu mỏ của Trung Cận Đông, đồng của Zambia, Zaica, Chilê,
Pêru, hoặc gỗ của Malaixia, Philippin...Khí hậu nhiệt đới đem lại lợi thế về các mặt
hàng như cà phê, ca cao, chuối, dầu thực vật và các nguyên liệu thô như bông cao
su. Cuối cùng, tiềm năng lao động dồi dào cho phép xuất khẩu các mặt hàng sử
dụng nhiều lao động như dệt may, dày gia, công nghiệp nhẹ...Việt Nam cũng không
nằm ngoài trường hợp này. Nguồn tiềm năng thuận lợi của Việt Nam trong xuất
khẩu gạo bao gồm cả điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lao động dồi dào.
Về tự nhiên, Việt Nam có diện tích 330,363 km2 (thuộc loại có diện tích
trung bình trên thế giới). Đất đai màu mỡ rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Ta có bờ biển dài thuận lợi cho giao thông và chuyên chở đường biển- thuận lợi cho

24
xuất khẩu. Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á và Bắc Bán Cầu, khí hậu nhiệt
đới gió mùa, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề trồng lúa. Do vậy, cây lúa là cây
lương thực truyền thống. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học cho biết Việt Nam
là một trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước xa xưa. Nên người Việt Nam
đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm canh tác lúa, làm nền tảng cho việc trồng lúa
hướng xuất khẩu. Việt Nam cũng là một trong những nước tham gia xuất khẩu gạo
tương đối sớm so với nhiều nước xuất khẩu khác trên thế giới (năm 1880 Việt Nam
xuất 300 ngàn tấn gạo sang các nước trong hệ thống thuộc địa của Pháp).
Về lao động, Việt Nam là nước có lao động trong nông nghiệp chiếm tỷ lệ
cao: trên 70% lực lượng lao động cả nước. Thu nhập bình quân đầu người thấp - giá
nhân công rẻ. Điều này làm cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có giá thành
thấp, tăng thêm sức cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới.
Việt Nam có thể tận dụng ưu thế về đất đai, khí hậu và lao động để sản xuất
những sản phẩm xuất khẩu chứa hàm lượng tài nguyên và lao động cao, còn vốn và
kỹ thuật thấp. Do vậy, Việt Nam chọn phát triển sản xuất lúa gạo là ngành chủ đạo
trong nền kinh tế quốc dân là hoàn toàn đúng đắn cả về lý thuyết và thực tiễn. Sản
xuất lúa gạo thể hiện rõ các đặc tính của sản xuất nông nghiệp. Thứ nhất, thực hiện
sản xuất trên diện rộng và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như khí hậu, đất đai,
nguồn nước...Thứ hai, tiến hành sản xuất cần nhiều lao động do tính chất phân bố
rộng của sản xuất và đòi hỏi bắt buộc khi thực hiện công việc. Sản xuất lúa cho phép
tận dụng tốt ưu thế về lao động và tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế những
khó khăn về vốn, kỹ thuật - công nghệ.
1. 2. 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam
1. 2. 2. 1. Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các năm
Năm 1989, lần đầu tiên kể từ sau khi thống nhất nước nhà (năm 1975), Việt
Nam trở lại thị trường xuất khẩu gạo thế giới với số lượng khá lớn 1,4 triệu tấn.
(Trước đó Việt Nam không những không tiếp tục xuất khẩu được gạo, ngược lại mỗi
năm đều phải nhập thêm gạo và các lương thực khác, năm cao nhất lên 2 triệu tấn).

25
Từ đó đến nay xuất khẩu tăng trưởng tương đối đều đặn và liên tục, năm 1995 xuất
được 2 triệu tấn, năm 1999 xuất được 4,5 triệu tấn. Bảng 4 thể hiện rõ kim ngạch
tăng đều qua các năm từ 1989-2000.
Năm 2000, khủng hoảng tài chính trong khu vực làm 2 trong số 5 nước nhập
khẩu gạo lớn nhất thế giới là Indonesia và Phillipin đã giảm lượng nhập khẩu gạo và
tăng cường sản xuất trong nước, cộng thêm khủng hoảng dầu lửa. Các tác động này
đã làm giá gạo trên thị trường thế giới bắt đầu giảm xuống từ đầu năm, cho đến cuối
năm xuất khẩu gạo của Việt Nam so với năm 1999 bị giảm đi 15,5% về lượng và
16% về giá, hạ kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2000 xuống còn 668 triệu USD, mức
thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Trước năm 1999, gạo luôn là một trong năm
mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, góp phần cải thiện cán cân thanh
toán quốc tế của Việt Nam.
Trong sáu tháng đầu năm 2001, lượng gạo xuất khẩu đạt 2,18 triệu tấn, với
mức kim ngạch 314 triệu USD, tăng 34,5% về số lượng và 6,3% về giá so với cùng
kỳ năm trước. Cả năm 2001, xuất khẩu đạt trên 3,6 triệu tấn, trị giá trên 600 triệu
USD, tăng khoảng 5% về lượng so với năm 2000. Cả năm 2002, cả nước xuất khẩu
trên 3,2 triệu tấn gạo, trị giá 608 triệu USD. Năm 2003 lượng gạo xuất khẩu dự kiến
sẽ ở mức 3,4 - 3,5 triệu tấn. Theo nguồn tin từ bộ Thương mại, tình hình xuất khẩu
của Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng thuận lợi.
Ngoài ra, chưa kể lượng gạo xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới Tây Nam
sang Lào và Campodia, nhưng nhiều nhất qua biên giới phía Bắc sang Trung Quốc.
Từ năm 1989 - 000, số gạo buôn bán tiểu ngạch ước tính trên 2,5 triệu tấn với giá trị
khoảng trên 500 triệu USD.
Thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 1998 chiếm gần 18,8% tổng xuất
khẩu gạo thế giới - đứng thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Hiện nay thị phần gạo của
Việt Nam là 18,44% so với Thái Lan là 22,2%. Về tỷ trọng trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của cả nước, gạo chiếm trung bình 11 - 12%, đứng vị trí thứ hai, sau dầu
thô.

26
Như vậy, Việt Nam từ một nước nông nghiệp thiếu đói phải nhập khẩu gạo
triền miên, đột biến trở thành nước xuất khẩu thứ ba thế giới, sau Thái Lan và Mỹ và
từ năm 1997 đứng thứ hai thế giới, sau Thái Lan. Trong 14 năm (1989 - 2002), xuất
khẩu gạo của Việt Nam đạt 37 triệu tấn, với kim ngạch 8 tỷ USD.
Những kết quả khả quan này là do có nhiều thuận lợi như tự do mậu dịch gia
tăng, các rào cản kỹ thuật trong buôn bán từng bước được dỡ bỏ, nhu cầu gạo tăng
lên và có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của nhiều thành phần kinh tế trong
hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt, vai trò của Chính phủ trong việc mạnh dạn mở rộng
thị trường cho mặt hàng gạo. Kết quả là nhiều thoả thuận cấp chính phủ về xuất
khẩu gạo đã được ký kết, riêng năm 2001 đã vượt con số 1 triệu tấn, chiếm 30%
tổng lượng xuất khẩu.
Bảng 4 - Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam
giai đoạn 1989-2000
Năm Sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu
(triệu tấn) (triệu USD)
1989 1,425 321,8111
1990 1,624 310,403
1991 1,035 243,941
1992 1,946 418,400
1993 1,728 360,900
1994 1,983 449,500
1995 1,988 546,800
1996 3,040 868,270
1997 3,575 899,025
1998 3,730 1024,752
1999 4,550 1035,090
2000 3,476 667,000

27
Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới
Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.179.
1. 2. 2. 2. Số lượng, chất lượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu
Trong mậu dịch gạo quốc tế, cũng giống những mặt hàng khác, chất lượng
gạo gắn liền với hiệu quả xuất khẩu và cũng là công cụ cạnh tranh hàng đầu hiện
nay, đặc biệt khi xuất khẩu sang các nước phát triển và các nước NIC. Vì trên thế
giới ngày càng bộc lộ rõ xu hướng tăng lên về loại gạo có phẩm chất cao. Điều này
thể hiện lượng tiêu thụ và giá cả của gạo phẩm chất tốt ngày càng tăng trong khi nhu
cầu về loại gạo phẩm cấp thấp ngày càng giảm.
Để đánh giá chất lượng gạo, người ta căn cứ vào các tiêu thức khác nhau như
hình dáng, kích cỡ hạt gạo, độ bóng, độ đồng đều, mùi vị, màu sắc, thuỷ phần, tỷ lệ
tấm, tỷ lệ tạp chất. Hay gạo phải thơm, dẻo, giá trị dinh dưỡng cao, ưa nhìn và
“sạch” - yêu cầu vệ sinh dịch tễ. Bảng 5 dưới đây cho thấy rõ tình hình chất lượng
gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua (xét theo tiêu thức tỷ lệ tấm).
Bảng 5 – Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm qua
(Đơn vị: %)
%tấm Loại gạo Loại gạo Loại gạo Loại gạo Loại gạo Loại gạo
Năm 5% tấm 10% tấm 15% tấm 20% tấm 25% tấm 35-40% tấm
1989 0,3 - - 2,3 5,0 92,4
1990 3,3 13,1 5,9 2,0 20,2 55,5
1991 6,0 30,0 3,0 8,0 26,4 26,6
1992 18,5 20,8 13,0 1,2 15,4 31,1
1993 25,7 25,6 13,3 8,2 14,7 12,5
1994 42,3 23,6 4,1 8,5 6,7 14,8
1995 30,6 22,3 13,8 11,6 16,5 5,2
1996 30,6 17,7 5,5 6,2 21,7 18,3
1997 27,4 16,2 7,1 1,2 35,9 12,2
1998 26,9 26,2 13,9 0,4 30,8 1,8
28
Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới
Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.187.
Xét theo tỷ lệ tấm, chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nói chung tăng rõ
rệt. Năm 1989, loại gạo 5% tấm gần như không có, chỉ chiếm 0,3% (chủ yếu loại
gạo 35% tấm), đến năm 1994 đã chiếm tới 42,3% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả
nước. Cả hai loại gạo tốt (tỷ lệ 5 và 10% tấm) chiếm 0,3% tổng sản lượng gạo xuất
khẩu năm 1989 đã lên tới 65,9% năm 1994. Ngược lại, cấp loại gạo xấu (tỷ lệ tấm
35 và 45%) năm 1989 chiếm 92,4% đã giảm xuống 5,2% năm 1995 và 1,8% năm
1998 của tổng lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, đó chỉ là tiến bộ trong cải thiện độ
gẫy của gạo. Gạo 5% tấm của Thái Lan hơn hẳn của ta về mùi vị, hình dáng, kích
thước và tỷ lệ thuỷ phần.
Tuy nhiên, cùng với những tiến bộ chung đó, chất lượng gạo theo tỷ lệ tấm
của nước ta cũng còn những điều bất cập. Nổi bật nhất là cấp loại gạo tốt, tỷ lệ 5%
tấm có xu hướng tụt lùi rõ rệt từ năm 1995 đến nay, từ chỗ chiếm 42,3% xuống còn
26,9% năm 1998 của tổng lượng gạo xuất khẩu. Tương tự, cấp loại gạo tốt 10% tấm
cũng suy giảm gần như vậy, trừ năm 1998. Những năm 1995 và 1996, giá gạo tăng
mạnh, nhiều nước nghèo giảm hẳn nhu cầu loại gạo tốt và tăng mua cấp loại gạo
trung bình (20 - 25% tấm). Nên tỷ trọng gạo tốt trong xuất khẩu của nước ta chưa
nhiều là chiến lược chưa hợp lý. Cuối năm 1994, Việt Nam bước đầu sản xuất được
gạo cao cấp, điển hình cấp loại cao 5% tấm, gần tương đương với gạo Thái Lan
cùng cấp.
Ngoài tỷ lệ tấm, gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm qua đã có những
tiến bộ nhiều về các tiêu thức như tỷ lệ hạt hẩm, hạt đỏ và sọc đỏ, hạt bạc bụng, hạt
thóc lẫn, tập chất, thuỷ phần...Hình dáng, kích cỡ, mùi vị tự nhiên của gạo xuất khẩu
cũng có sự cải thiện. Những tiến bộ này chỉ mang tính tương đối, nghĩa là chỉ so với
thời kỳ đầu xuất khẩu của ta. Nếu so với chất lượng của các nước xuất khẩu nhiều
như Mỹ, Thái Lan, Pakixtan thì chất lượng của gạo Việt Nam còn thua kém nhiều ở
hầu hết các khâu: canh tác, thu hoạch, bảo quản, đặc biệt công nghệ xay xát.

29
Trong những năm qua cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ
yếu loại gạo cấp thấp và trung bình, trong khi loại gạo cấp cao chiếm tỷ trọng rất
nhỏ. Tỷ trọng gạo tốt trong tổng xuất khẩu của ta vãn chưa tăng mạnh. Trong chiến
lược lâu dài, Việt Nam cần chú trọng chất lượng hơn nữa để có điều kiện thâm nhập
những thị trường khó tính, và sự đa dạng hoá chủng loại gạo xuất khẩu nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo.
1. 2. 2. 3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Trong mậu dịch gạo quốc tế, Thái Lan, Mỹ, Pakixtan là những nước xuất
khẩu
gạo truyền thống. Họ đã thiết lập được hệ thống khách hàng gắn bó và vững chắc.
Trong khi đó, Việt Nam mới trở lại thị trường gạo thế giới sau gần nửa thế kỷ vắng
bóng, nên việc thâm nhập và mở rộng thị trường gặp không ít khó khăn vì đều gặp
lại những khu vực thị trường của các nước xuất khẩu truyền thống, đặc biệt Thái
Lan.
Ngay từ năm 1989, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vẫn là châu Á
(chiếm 50% tổng xuất khẩu), và châu Phi (chiếm 49%), châu Mỹ chỉ chiếm 0,9% và
châu Âu chiếm 0,01%. Hiện nay gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm 14,3% thị
trường châu Á, 17,5% thị trường châu Phi, 16,03% thị trường Mỹ Latinh và Caribê.
Mặc dù đến nay gạo Việt Nam có mặt trên 80 quốc gia thuộc các châu lục khác
nhau, nhưng phần gạo xuất khẩu qua khâu trung gian vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Trong
đó Pháp chiếm 30-40%, Hồng Kông chiếm 10 - 15%, Thái Lan 9%, Malaixia 10%,
Indonesia 3 - 4% (riêng năm 1990 chiếm 32%) tổng lượng gạo xuất khẩu. Hoặc xuất
sang Singapore để tái xuất vì không tìm được thị trường trực tiếp.
Thực tế Việt Nam chưa xây dựng được hệ thống bạn hàng trực tiếp tin cậy,
doanh thu xuất khẩu giảm do phải chi khoản hoa hồng môi giới. Để tăng cường xuất
khẩu gạo trực tiếp được nhanh chóng, cùng với sự chủ động của bản thân doanh
nghiệp trong việc tìm kiếm bạn hàng, Nhà nước cần hỗ trợ hoạt động xúc tiến
thương mại, mở rộng quan hệ cấp Chính phủ xung quanh việc buôn bán gạo.

30
Thị trường thường xuyên quan hệ của Việt Nam từ năm 1989 đến nay là một
số nước điển hình sau:
Malaixia là nước thường xuyên thiếu lương thực, hàng năm có lượng nhập
khẩu khá đều đặn. Kể từ năm 1990, Malaixia bắt đầu nhập khẩu gạo của Việt Nam,
trung bình 150.000 tấn/năm. Năm 1994, do bị lũ lụt, chúng ta không đáp ứng được
nhu cầu của bạn nên đã mất thị trường này. Đến năm 1996, với sự nỗ lực về thị
trường và ngoại giao, chúng ta mới nối lại được quan hệ buôn bán gạo với thị trường
này.
Philippin năm 1990 nhập khẩu của Việt Nam 150.000 tấn, năm 1994 - 1995
nhập 500.000 tấn loại 25 - 30% tấm. Tuy lượng nhập khẩu chưa đều đặn như
Malaixia, nhưng nước này cũng là khách hàng truyền thống quan trọng cần được
củng cố.
Indonesia, cũng giống như Philippin, là thị trường truyền thống của ta, lượng
nhập không đều đặn. Năm 1989, Việt Nam xuất khẩu sang nước này khoảng 90 tấn;
năm 1994 là 100.000 tấn (do lũ lụt, nên đã không giao đủ đúng trong hợp đồng). Từ
năm 1997 đến nay, Indonesia trở thành thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt
Nam (đã nói kỹ ở mục1. 1. 2. 2).
Ngoài ra, thị trường Trung Đông, đặc biệt Iran và Iraq, là bạn hàng quen
thuộc, có quan hệ tốt với ta từ lâu và không khó tính lắm. Ngay từ năm 1990, Việt
Nam đã xuất 120.000 tấn, loại gạo 10% tấm, sang Iran. Năm 1996, Việt Nam tiếp
tục ký hiệp định bán 300.000 tấn gạo cho Iran. Năm 1995, Irắc nhập khoảng
100.000 tấn gạo từ Việt Nam. Riêng tháng 1/2002, Việt Nam đã xuất sang Iraq 500
ngàn tấn gạo. Tuy nhiên, ở đây gặp phải sự cạnh tranh rất lớn do nhiều nước xuất
khẩu tập trung vào khu vực này, đặc biệt Thái Lan. Nên năm 1992 nước ta xuất
sang Trung Đông 204.750 tấn gạo, đến năm 1995 con số này lại giảm xuống 92.250
tấn.
Kế đến là thị trường châu Mỹ với khối lượng chỉ khoảng 338.250 tấn năm
2000, trong đó Nam Mỹ chiếm khoảng 154.000 tấn. Hoa Kỳ cũng là thị trường xuất

31
khẩu gạo của ta. Từ năm 1993, nước này nhập khoảng 90.000 tấn gạo phẩm chất cao
của Việt Nam. Năm 1996, Mỹ tiếp tục nhập khẩu của Việt Nam khoảng 45.000 tấn.
1. 2. 2. 4. Giá cả và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo của Việt Nam
Khi tham gia vào thị trường gạo thế giới, Việt Nam tất nhiên phải căn cứ vào
giá gạo quốc tế làm cơ sở định giá gạo xuất khẩu của mình. Về lý thuyết, giá được
chọn làm giá quốc tế phải là giá cả của những hợp đồng thương mại lớn. Bên bán và
bên mua hoàn toàn tự nguyện. Giá thanh toán bằng những đồng tiền tự do chuyển
đổi, chủ yếu USD. Cuối cùng, giá phải được chọn ở trung tâm giao dịch quốc tế
quan trọng nhất. Căn cứ vào đó, từ thập kỷ 60 trở lại đây, người ta thường dựa vào
giá xuất khẩu gạo của Thái Lan (FOB - Bangkok) làm giá quốc tế mặt hàng gạo vì
Thái Lan là nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Mọi sự biến động cung cầu và
giá cả của thị trường gạo quốc tế đều chiụ sự chi phối sâu sắc bởi số lượng và giá cả
xuất khẩu gạo của Thái Lan.
Thực tế, trong những năm qua chất lượng gạo của Việt Nam còn thấp hơn rõ
nét so với chất lượng gạo của các nước xuất khẩu lớn như Thái Lan, Mỹ, Pakixtan
đặc biệt những năm đầu xuất khẩu gạo. Chất lượng thua kém là lí do cơ bản nhất
quyết định giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn giá gạo quốc tế. Qui cách chất
lượng sản phẩm còn thấp và không đồng đều. Những hạn chế về chất lượng, cơ cấu
chủng loại có ảnh hưởng rất lớn đến giá gạo xuất khẩu. Nếu tỷ trọng gạo phẩm cấp
cao càng lớn thì mức giá gạo bình quân năm càng cao và ngược lại. Chẳng hạn, giai
đoạn 1997 – 1998, đồng Bath mất giá nghiêm trọng (hơn 40%) do ảnh hưởng cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á, Thái Lan đã hạ giá gạo ngang với giá gạo Việt Nam,
thậm chí có lúc rẻ hơn 5 - 10 USD/tấn để tăng sức cạnh tranh. Nhưng, nếu tính giá
gạo bình quân năm của ta vẫn thấp hơn của Thái Lan vì gạo xuất khẩu phẩm cấp cao
của Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn hơn của Việt Nam.
Ngoài chất lượng, mức chênh lệch giữa giá gạo quốc tế và giá gạo xuất khẩu
của Việt Nam còn do những nguyên nhân khác. Cụ thể, Việt Nam chưa có được hệ
thống bạn hàng tin cậy, ổn định nhiều năm như Thái Lan. Khả năng hạn chế của các
doanh nghiệp Việt Nam về marketing trong việc tiếp cận thông tin, nắm bắt thị

32
trường, cũng như trong khâu giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng. Trên thực tế, có
những hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam vi phạm thời hạn giao hàng, hoặc
khâu bốc xếp.....Hệ quả là mức chênh lệch giá trong năm 1989, năm đầu Việt Nam
xuất khẩu gạo, thường rất lớn từ 70 - 80 USD/tấn. Bảng 6 dưới đây sẽ nói rõ tình
hình giá cả gạo xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua so với giá gạo quốc tế.

33
Bảng 6 - Giá gạo xuất khẩu gạo Việt Nam so với giá gạo quốc tế
thời gian qua
(Đơn vị: USD/tấn)
Giá gạo quốc tế Giá gạo XK Giá gạo XK của Chênh lệch
(FOB-Bangkok, trung bình Việt Nam theo giá giá giữa
loại 5% tấm) của Việt Nam gạo 5% tấm (2) và (4)
(1) (2) (3) (4) (5)
1989 311 226 236 75
1990 275 191 212 63
1991 298 227 242 56
1892 275 214 228 47
1993 247 211 209 38
1994 285 230 250 35
1995 332 250 301 31
1996 348 285 321 27
1997 312 247 288 24
1998 312 273 290 21
1999 250 227 230 20
2000 204 188 190 14
Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới -
Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.199.
Bảng trên phản ánh tổng hợp giá gạo quốc tế và giá gạo Việt Nam, cụ thể:
- Cột 2: Nói rõ giá gạo quốc tế, tức giá gạo xuất khẩu theo điều kiện FOB tại
cảng Bangkok, thường đối với loại gạo 5% tấm.
- Cột 3: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tính giá trung bình của tổng lượng
xuất khẩu mỗi năm.
- Cột 4: Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam quy theo giá cấp loại 5% tấm.

34
Từ đó có thể xác định được mức chênh lệch giữa giá gạo quốc tế và giá gạo
xuất khẩu Việt Nam cùng cấp loại 5% tấm. Quá trình thu hẹp mức chênh lệch giá từ
75 USD/tấn năm 1989 xuống còn 21 USD/tấn năm 1998 cũng là quá trình cố gắng
của Việt Nam ở các khâu sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, chuyên chở, cảng
khẩu, cũng như nghiệp vụ thương mại quốc tế, trong đó chất lượng là yếu tố cơ bản
nhất mà Việt Nam cần phấn đấu nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
1. 2. 3. Thực trạng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong xuất
khẩu gạo
Cùng với những kết quả khả quan đã đạt được, chúng ta cũng còn nhiều việc
chưa làm được, trong đó phải kể đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, số lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo
Bước đầu chúng ta đạt được mục tiêu về số lượng gạo để vừa đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia vừa phục vụ cho xuất khẩu. Đồng thời, kim ngạch xuất
khẩu gạo của Việt Nam so với Thái Lan có xu hướng tăng từ dưới 30% (trước năm
1998) lên 44% (năm 1998). Điều đó cho thấy, thời gian qua, sức cạnh tranh của gạo
Việt Nam có được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ kim ngạch tăng nhỏ hơn tốc
độ của sản lượng xuất khẩu (17,1% so với 20,2%). Trong khi tốc độ tăng sản lượng
của các đối thủ thấp hơn, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại cao hơn Việt Nam. Chẳng
hạn, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan chỉ gấp 1,67 lần của Việt Nam thì kim
ngạch xuất khẩu lại gấp 2,27 lần.
Thứ hai, chất lượng gạo xuất khẩu
So với thời kỳ đầu xuất khẩu thì chất lượng gạo Việt Nam có được cải thiện
đáng kể. Cụ thể, tăng được tỷ trọng gạo cấp cao trong tổng số gạo xuất khẩu; song
cơ cấu chủng loại còn chưa đa dạng; chất lượng chưa đáp ứng được đầy đủ ở các thị
trường cấp cao. Nên thị phần ở đây còn khiêm tốn, do đó giá bán luôn thấp hơn giá
của các đối thủ cạnh tranh, gây thua thiệt cho hoạt động xuất khẩu.
Thứ ba, giá gạo xuất khẩu

35
Những năm gần đây giá gạo xuất khẩu Việt Nam có tăng lên, nhưng vẫn thấp
hơn giá của các đối thủ cạnh tranh và thấp hơn nhiều của thế giới
Thứ tư, thị phần và thị trường xuất khẩu
Từ năm 1991 đến năm 1998 thị phần gạo được mở rộng hơn 10%. Đến nay
con số đó là 18,44% so với Thái Lan là 22,2%. Như vậy, thị phần gạo tăng lên thì
cùng với quy mô thị trường xuất khẩu được mở rộng. Tuy nhiên, dù số lượng thị
trường xuất khẩu có nhiều hơn, nhưng các thị trường nhập khẩu quy mô lớn và ổn
định thì lại ít. Xuất khẩu vẫn mang tính manh mún, nhỏ lẻ, từng chuyến. Đến nay,
các doanh nghiệp vẫn chưa ký kết được nhiều những hợp đồng xuất khẩu trực tiếp,
phần lớn đều xuất khẩu qua trung gian. Ngoài ra, mức độ thâm nhập vào thị trường
“chính ngạch” của gạo Việt Nam rất thấp. Đây là thị trường nhập khẩu chủ yếu và
đòi hỏi tiêu chuẩn chất lượng cao như gạo đặc sản.
Trên đây là 4 vấn đề mà chúng ta đã làm được, song nếu đi sâu phân tích thì
lại chính là 4 vấn đề chúng ta chưa làm được. Vậy những yếu tố cơ bản nào khiến
cho năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam thấp hơn so với
nhiều đối thủ cạnh tranh khác trên thế giới? Chương 2 của Khoá luận này sẽ trả lời
rõ hơn cho câu hỏi này.

36
CHƯƠNG 2
NHỮNG YẾU TỐ CHI PHỐI NĂNG LỰC CẠNH TRANH
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM

2. 1. CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GẠO
XUẤT KHẨU
Với sự phát triển đi lên của xã hội, nhu cầu gạo cấp cao, gạo đặc sản sẽ ngày
càng tăng lên, ngược lại nhu cầu gạo cấp thấp sẽ ngày càng giảm dần. Gạo phẩm cấp
thấp vừa có sức cạnh tranh kém hơn vừa khó mở rộng thị trường xuất khẩu. Ngược
lại, đa số những nước phát triển có nhu cầu lớn về loại gạo chất lượng cao. Xu thế
này đang chiếm đa số, nên khả năng mở rộng thị trường lớn hơn. Mặt khác, chất
lượng gạo xuất khẩu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá gạo thị trường xuất khẩu. Với
những loại gạo có chất lượng càng cao thì giá cả càng cao, làm tăng kim ngạch xuất
khẩu gạo. Để sản xuất lúa gạo nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng nâng cao hiệu
quả kinh tế, con đường nhanh nhất là phải tăng sản lượng gạo phẩm cấp cao, hạ sản
lượng gạo phẩm cấp thấp. Do vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng gạo là yếu tố
quan trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh xuất khẩu của mặt hàng gạo xuất khẩu.
Trên thực tế, chất lượng gạo xuất khẩu phụ thuộc vào những yếu tố cơ bản sau.
2. 1. 1. Giống lúa
Trên thực tế, giống lúa được coi là yếu tố hàng đầu chi phối trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm gạo. Với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho một loại chất lượng
gạo khác nhau như gạo nếp, gạo tẻ thường, gạo thơm, gạo dẻo, gạo hạt dài, gạo hạt
ngắn hạt....Do vậy, chúng ta cần phải đa dạng hoá các loại giống lúa và chủng loại
khác nhau nhằm mục tiêu vừa nâng cao chất lượng gạo vừa để đáp ứng nhu cầu của
người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa dạng, phong phú.
Ví dụ, người Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản....ưa dùng loại gạo hạt dài, chất
lượng cao; còn người Trung Quốc, Ôxtrâylia, Hàn Quốc....ưa dùng loại gạo hạt
trong, dẻo; một số thị trường cấp cao thích gạo thơm đặc sản có giá trị dinh dưỡng
cao.... Đối chiếu với Việt Nam, chúng ta nhận thấy sự đa dạng về chủng loại gạo
xuất khẩu của ta còn nhiều hạn chế và chưa phát huy được thế mạnh vốn có của
37
mình. Đó là chúng ta có những giống lúa thơm đặc sản truyền thống nổi tiếng như
Tám thơm, Tám xoan, Dự hương, Nếp cái hoa vàng...., khiến ai đã dùng dù chỉ một
lần sẽ nhớ mãi, nhưng tỷ trọng loại gạo này trong tổng số xuất khẩu của Việt Nam
còn khá khiêm tốn (năm 2000 mới phấn đấu xuất khẩu khoảng 0,5 triệu tấn, so với
Thái Lan năm 1990 đã là 0,6 triệu tấn). Ngoài ra, xuất khẩu loại này vừa thu được
lợi nhuận lớn và đạt hiệu quả kinh tế cao vì số lượng ít nhưng kim ngạch cao. Điều
này đòi hỏi Việt Nam nỗ lực đa dạng hoá chủng loại và cơ cấu gạo xuất khẩu hơn
nữa để có thể mở rộng thị trường có hiệu quả.
2. 1. 2. Phẩm chất
Phẩm chất gạo bao gồm các tiêu thức cơ bản sau: mùi vị (mùi thơm), dẻo, dễ
hấp thụ, giá trị dinh dưỡng cao, “sạch”...Các tiêu thức này trước hết phụ thuộc vào
giống lúa vì với mỗi loại giống lúa khác nhau sẽ cho những phẩm chất gạo khác
nhau. Chẳng hạn, giống lúa thơm đặc sản nổi tiếng của Việt Nam như Tám thơm,
Tám xoan, Dự hương, Nếp cái hoa vàng....cho hạt cơm dẻo, mềm, vị đậm và ngon,
giá trị dinh dưỡng cao, dễ hấp thụ, mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cũng loại gạo đặc
sản Mali của Thái Lan lại chỉ có mùi vị thơm thoảng nhẹ. Lúa nếp cho phẩm chất
gạo khác với giống lúa tẻ, tương tự giống gạo tẻ thường cũng cho phẩm chất khác
với phẩm chất của gạo dẻo....
Hơn nữa, phẩm chất của gạo cũng thường xuyên bị thay đổi theo thổ nhưỡng,
khí hậu, độ thuần chủng...Thông thường những giống lúa tự nhiên cho phẩm chất
cao hơn những giống lúa đã được lai tạo. Và giống lúa cho phẩm chất cao, mùi thơm
ngon, bán giá cao hơn; và giống lúa được lai tạo cho phẩm chất gạo kém hơn, bán
giá rẻ hơn (giá gạo đặc sản thường gấp 2 - 3 lần giá gạo đại trà hay gạo đặc sản
truyền thống của Việt Nam bán ở Mỹ với giá bán lẻ là 2 USD/kg; gạo đặc sản Thái
Lan giá 720 USD/tấn - năm 1996). Những loại gạo có phẩm chất cao chủ yếu được
tiêu thụ ở những nước phát triển có thu nhập cao như Mỹ, Tâu Âu, thứ đến những
nước NICs ở châu Á như Hồng Kông, Singapore.

38
Qua phân tích trên, chúng ta nhận thấy có mối liên hệ mật thiết giữa giống
lúa và phẩm chất gạo. Chúng ta quan tâm đầu tư đến giống lúa, cũng như quan tâm
v đến phẩm chất gạo. Do vậy, giống lúa hay phẩm chất là yếu tố tiên quyết ảnh
hưởng đến chất lượng gạo. Trong giai đoạn hiện nay, việc gây ấn tượng ban đầu về
chất lượng gạo của Việt Nam đối với người tiêu dùng là rất cần thiết để tạo điều
kiện dễ dàng cho việc tiếp cận khách hàng nước ngoài vì hình ảnh và phẩm cấp gạo
xuất khẩu của ta chưa thực sự chiếm lĩnh thị trường gạo thế giới.
2. 1. 3. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch
Ngoài giống lúa, khâu thu hoạch và công nghệ sau thu hoạch có ý nghĩa quan
trọng vì cũng chi phối trực tiếp chất lượng gạo. Chẳng hạn, nếu phơi và sấy lúa
không kịp thời, không đúng quy trình kỹ thuật sẽ làm hạt gạo ẩm vàng. Nếu dự trữ
quá lâu và bảo quản gạo không tốt cũng sẽ làm biến chất gạo. Tất cả những điều này
đều khiến cho giá bán rẻ hơn, thậm chí không thể bán được ở những thị trường khó
tính đòi hỏi chất lượng nghiêm ngặt. Hoặc có bán được ở những thị trường khác,
chúng ta sẽ bị bên mua chèn ép giá hay đưa ra các điều kiện bất lợi cho ta như chả
chậm, mua chịu...
Hiện nay, công nghệ sau thu hoạch ở Việt Nam vẫn chưa được đầu tư đúng
mức. Việc thu hoạch lúa chủ yếu vẫn được tiến hành thủ công. Khâu phơi sấy vẫn
dựa chủ yếu vào thời tiết, nắng tự nhiên, chưa có thiết bị thu hoạch và phơi sấy.
Trong cả nước 90% nông hộ có sân phơi, nhưng ở Đồng bằng Sông Cửu Long
(ĐBSCL) chỉ có 76% nông hộ có sân phơi. Trong số đó, khoảng 60% nông hộ có
sân xi măng hoặc gạch. Do thiếu sân phơi, nông dân thường phơi ở đường giao
thông,do đó tỷ lệ gãy cao và lẫn sạn nhiều. Mặt khác, vụ hè thu ở Nam Bộ thu hoạch
vào mùa mưa, nên không có điều kiện phơi nắng, gạo dễ bị ẩm mốc và giảm chất
lượng. Trong khâu bảo quản, hiện còn quá ít các phương tiện phòng chống vi sinh
vật gây hại như nấm mốc, chuột bọ...Những hạn chế này vừa giải thích lí do tại sao
chất lượng gạo của Việt Nam thường thua kém các nước khác, vừa cho thấy tổn thất
về số lượng do công nghệ lạc hậu mang lại.

39
2. 1. 4. Công nghệ chế biến xuất khẩu
Xay xát chế biến, bảo quản có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo
và nâng cao chất lượng lúa gạo, làm gia tăng giá trị của hạt gạo, nâng cao hiệu quả
sản xuất và hiệu quả xuất khẩu. Bởi lẽ quá trình chế biến gạo có liên quan mật thiết
tới các tiêu thức về phẩm chất, đặc biệt tới quy cách của gạo. Các tiêu thức cơ bản
về quy cách phẩm chất gạo xuất khẩu bao gồm kích thước của hạt (độ dài hạt), độ
bạc bụng, tỷ lệ tạp chất, tỷ lệ thóc lẫn, độ bóng, độ đồng đều, quan trọng nhất là chỉ
tiêu gạo nguyên hạt 100% hay tỷ lệ tấm. Căn cứ vào tỷ lệ tấm, người ta chia gạo
thành các phẩm cấp khác nhau. Gạo phẩm cấp cao có tỷ lệ tấm từ 5-10% tấm và gạo
nguyên hạt 100% (hiện nay Việt Nam chưa chế biến được loại gạo này). Loại gạo
cấp trung bình có tỷ lệ tấm từ 20 - 25% tấm; loại gạo cấp thấp từ 35 - 40% tấm. Để
chế biến được gạo cấp cao , thực tế đòi hỏi công nghệ chế biến hiện đại và tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật từ khâu phơi sấy, làm sạch tạp chất trước khi xay
xát, vận chuyển, bảo quản...
Phần lớn máy xay xát đang sử dụng ở nước ta (nhất là ở miền Bắc) đạt trình
độ công nghệ còn thấp. Tỷ lệ thu hồi gạo thành phẩm (35% tấm) đạt 60 - 62%, gạo
xuất khẩu (20% tấm) đạt 48 - 50%, tỷ lệ gẫy 15 - 20% trong khi các nhà máy mới có
thể đạt tỷ lệ thu hồi 71 - 72%, tỷ lệ gạo nguyên 52 - 55%. Điều này giải thích tại sao
trong những năm qua Việt Nam chủ yếu xuất khẩu loại gạo phẩm cấp thấp và trung
bình, (Riêng năm 1989 loại này chiếm tới hơn 90%, loại cấp cao hầu như không có
(0,3%) tổng lượng gạo xuất khẩu). Phần lớn gạo xuất khẩu của ta thường không đảm
bảo độ đông nhất về quy cách, chất lượng ngay trong từng lô gạo. Ngoài ra, gạo xuất
khẩu của ta còn nhiều nhược điểm khác như độ trắng không đều, lẫn thóc và tạp
chất. Đặc biệt, gạo vụ hè thu thường có độ ẩm cao, bạc bụng, vàng hạt, tỷ lệ gẫy
cao. Những yếu kém về công nghệ chế dẫn đến những hạn chế về chất lượng và đa
dạng về cơ cấu sản phẩm đã khiến cho mặt hàng gạo của Việt Nam có sức cạnh
tranh yếu cả về giá cả và chất lượng trên thị trường thế giới, gây ảnh hưởng lớn đến
kim ngạch xuất khẩu hàng năm.

40
2. 1. 5. Thương hiệu và quá trình tạo uy tín thương hiệu gạo xuất khẩu
Vài năm trở lại đây, hai từ “thương hiệu” được các doanh nghiệp, các phương
tiện truyền thông nhắc đến tương đối nhiều. Vậy thương hiệu là gì? Nó quan trọng
như thế nào đối với doanh nghiệp xuất khẩu?
Thương hiệu sản phẩm (tiếng Anh là trademark) là thương mại của sản phẩm,
bao gồm chữ viết, hình vẽ, màu sắc. Nó được dùng để phân biệt sản phẩm của doanh
nghiệp với sản phẩm của các đối thủ khác, tránh hàng giả, hàng nhái tràn lan như
hiện nay. Nếu sản phẩm càng có chất lượng, có uy tín trên thị trường thì thương hiệu
(tên gọi) của nó càng nổi tiếng theo. Bởi một sản phẩm, một thương hiệu trở nên nổi
tiếng chính vì chất lượng của nó, nghĩa là đạt được những thông tin ghi trên nhãn
hàng đã khiến sản phẩm nổi tiếng như cà phê Trung Nguyên, nước mắm Phú Quốc.
Khi đó thương hiệu là một tài sản có giá trị, thậm chí hơn cả tài sản hữu hình của
doanh nghiệp hay là phần hồn của doanh nghiệp.
Hiện rất nhiều doanh nghiệp đã ý thức được vấn đề này và đã đầu tư khá lớn
cả về thời gian và tiền bạc để xây dựng, khuyếch trương thương hiệu, cùng với nâng
cao chất lượng, giữ uy tín sản phẩm khiến cho hàng hoá của mình chiếm lĩnh thị
phần ngày càng tăng ở trong và ngoài nước như sản phẩm May 10, bánh đậu xanh
Quê Hương. Đối với mặt hàng gạo cũng vậy, trước đây gạo Việt Nam xuất khẩu
chưa có thương hiệu riêng mà chỉ có tên chung là “gạo trắng Việt Nam”. Thực trạng
đó gây thiệt thòi lớn cho sản phẩm gạo bởi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta,
trong khi chất lượng gạo Việt Nam cũng tương đương với gạo nhiều nước xuất khẩu
khác. Trên thực tế, với những nhãn mác, thương hiệu, tiêu chuẩn đã được đăng ký rõ
ràng, giá xuất khẩu, chào bán của gạo Thái Lan thường cao hơn của gạo cùng phẩm
cấp Việt Nam. Ngoài ra, phần lớn gạo Việt Nam xuất khẩu qua trung gian, sau đó để
thương nhân nước ngoài mua về và gia công đôi chút rồi biến nó thành sản phẩm
của họ với một thương hiệu khác, vô hình chung, ta đã đánh mất phần tài sản quý
giá của mình.

41
Như vậy, để nâng sức cạnh của mặt hàng gạo nói riêng và hàng hoá nói
chung, các doanh nghiệp cũng nên đầu tư thoả đáng vào việc xây dựng, duy trì, phát
triển và tôn tạo thương hiệu, nâng cao uy tín cho sản phẩm. Đó là cách tốt nhất để
giữ vững và mở rộng thị phần xuất khẩu của mình.
2. 1. 6. Bao bì, bao gói, bảo quản, vận chuyển
Bên cạnh giống lúa và công nghệ chế biến nói trên có ảnh hưởng rất lớn đến
chất lượng gạo, bao bì trong thương mại quốc tế góp phần rất lớn vào việc tiêu thụ,
quảng cáo và hướng dẫn sử dụng hàng hoá. Do vậy, bao bì phải được thiết kế một
cách hấp dẫn với giá trị nghệ thuật cao (đẹp, trang nhã, lịch sự), kích thích sự ham
thích của người tiêu dùng. Trên bao bì cũng cần ghi đầy đủ những thông tin cần thiết
về sản phẩm như tên nước sản xuất; địa chỉ; định lượng; thành phần cấu tạo; các chỉ
tiêu chất lượng; hướng dẫn sử dụng, bảo quản; ngày, tháng, năm sản xuất, hạn sử
dụng; xuất xứ . Kích thước và khối lượng bao bì phải hợp lý, tiện lợi, dễ vận
chuyển.
Bao bì đóng và vận chuyển là khâu quyết định để hàng hoá giữ vững chất
lượng, là biện pháp cần thiết để duy trì tốt giá trị sử dụng của hàng hoá. Các hàng
nông sản nói chung và mặt hàng gạo nói riêng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
bên ngoài như độ ẩm, nước mưa, nhiệt độ, vi sinh vật gây bệnh....Mặt khác, khâu
vận chuyển gạo chủ yếu bằng đường biển đòi hỏi thời gian rất dài và trải qua nhiều
phương tiện. Vì thế, các doanh nghiệp cần thiết kế bao bì, bao gói bằng những vật
liệu chắc chắn sao cho có thể bảo vệ hàng hoá khỏi hư hỏng trong mọi trường hợp
để giữ toàn vẹn chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển mà vẫn giữ được
tính thẩm mỹ cao.
Nâng cao chất lượng bao đóng gói và nhãn hiệu sẽ làm tăng giá trị hàng hoá,
thể hiện được chất lượng bên trong của hàng hoá, giảm tổn thất trong khâu vận
chuyển, lưu kho và bán hàng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Bao bì đóng gói
phù hợp gọn nhẹ còn tiết kiệm thêm khoản tiền đáng kể. Đó cũng chính là yếu tố
quan trọng, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam
trên thị trường thế giới.
42
2. 2. CÁC YẾU TỐ VỀ CHI PHÍ, GIÁ THÀNH, GIÁ CẢ
Những công cụ cạnh tranh hiệu quả nhất hiện nay mà các doanh nghiệp
thường dùng là giá cả và chất lượng. Chất lượng như đã được phân tích ở trên, ở đây
tiếp tục phân tích yếu tố giá cả. Như chúng ta đều biết, phần lớn người tiêu dùng
muốn mua những loại hàng hoá có chất lượng ngang nhau, hoặc chênh lệch không
đáng kể mà có giá rẻ hơn. Nắm bắt được tâm lý đó của người mua, doanh nghiệp
nào cũng cố gắng hạ giảm thiểu chi phí đầu vào để sản xuất ra được loại sản phẩm
có sức cạnh tranh về giá so với đối thủ của mình. Giá thấp, chất lượng không thay
đổi sẽ tạo cho sản phẩm sức hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản
phẩm khác cùng loại. Vậy, những yếu tố nào có tác động lớn đến chi phí sản xuất?
2. 2. 1. Các yếu tố chi phí trong sản xuất - chế biến
Yếu tố chi phí sản xuất có ảnh hưởng lớn đến sức cạnh về giá cả hàng hoá.
Do vậy, tính toán chi phí này so với các đối thủ khác là rất quan trọng. Ước tính chi
phí sản xuất 1kg lúa của Việt Nam cao nhất chỉ khoảng 1.146 VNĐ, tương đương là
215 USD/tấn năm 1996, so với Thái Lan là 250 USD/tấn, Nhật Bản là 1.910
USD/tấn, Mỹ là 314 USD/tấn. Rõ ràng chi phí sản xuất của Việt Nam cho cùng một
đơn vị tính là thấp hơn nhiều so với 3 nước còn lại (Nguồn : TS. Nguyễn Trung
Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới - Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị
Quốc Gia Hà Nội 2001).
Năm 2002 giá lúa ĐBSCL thời điểm thấp nhất cũng đạt 1500 đ/kg, cả vụ
đông xuân mức giá khoảng 1500 – 1600 đ/kg, so với mức giá thành 900 – 1000 đ/kg
thì nông dân có lãi khoảng 50 – 60% (500 – 700 đ/kg). Vụ hè thu giá lúa khoảng
1.600-1.700 đ/kg, so với giá thành 1.100-1.200 đ/kg, nông dân có lãi khoảng 40-
45% (400-500 đ/kg). Tính cả 2 vụ, sau khi nộp thuế sử dụng đất, nông dân có lãi
khoảng 400-500 đ/kg. Tính trên toàn vùng ĐBSCL, sản lượng lúa hàng hoá khoảng
11 triệu tấn, nông dân có lãi khoảng 4.500 - 5.550 tỷ đồng (Nguồn: Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn). Đây là một lợi thế rất có ý nghĩa cho mặt hàng gạo xuất
khẩu của Việt Nam. Nếu biết tận dụng và phát huy lợi thế này, chắc chắn xuất khẩu

43
của Việt Nam sẽ cạnh tranh được trên các thị trường và tìm được chỗ đứng riêng
cho mình ở các thị trường đó.
Tuy các yếu tố chi phí canh tác lúa của Việt Nam thấp hơn các nước khác,
nhưng các yếu tố về chi phí chế biến gạo xuất khẩu lại cao hơn họ do công nghệ lạc
hậu, thiếu đồng bộ và hiệu suất sử dụng không cao. Khâu xay xát chế biến thường
hao hụt 4,1 – 5,0%, mức tổn thất cao nhất so với các khâu khác như khâu bảo quản
là 3,2 – 3,9%, khâu phơi (sấy) là 1,9 – 2,1%. Hơn nữa, so sánh giữa năng lực xay
xát với số lúa qua xay xát cũng chỉ mới khai thác xấp xỉ 50%. Trong đó, ĐBSCL đạt
cao nhất (85%) do vùng này có quy mô sản xuất lớn, các vùng khác chỉ đạt 30%,
riêng Tây Nguyên chỉ có 15%.
Từ phân tích trên, ta nhận thấy, tuy chí phí sản xuất có thấp hơn chút, nhưng
sự hao hụt và lãng phí trong việc sử dụng các cơ sở chế biến phục vụ gạo xuất khẩu
là khá lớn, đẩy giá thành lên cao. Đây là vấn đề bức xúc cần sớm được khắc phục
nhằm giảm thiểu mọi lãng phí, trong khi chất lượng gạo lại chưa tăng lên đáng kể.
2. 2. 2. Các yếu tố chi phí trong chuyên chở, bảo quản
Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế thường được vận chuyển bằng
đường biển vì chi phí rẻ hơn, tiện lợi, phù hợp với đặc điểm chuyên chở cồng kềnh
như loại hàng gạo. Hằng năm trên thế giới có khoảng 80% khối lượng hàng hoá xuất
nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Do vậy, nước nào có vị trí thuận lợi về
đường biển hơn, nước đó sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn đối với xuất khẩu gạo vì
giảm được chi phí vận chuyển (chi phí này thường chiếm 1/3 giá CIF). Việt Nam có
vị trí giao thông đường biển khá thuận lợi. Hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung
đều nằm sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình theo tất cả các chuyến đi
Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung Cận Đông, châu Âu, châu
Phi,...
Tuy nhiên, chi phí cảng, chi phí bốc dỡ xếp hàng và các chi phí liên quan tại
cảng Sài Gòn khoảng 40 USD/tàu, công suất 10 ngàn tấn (chiếm 1,6% giá gạo xuất
khẩu). Trong khi chi phí này ở Bangkok chỉ bằng một nửa. Ngoài chi phí cảng, tốc
độ bốc dỡ rất chậm, chậm hơn 6 lần so với Bangkok, (tại Sài gòn bốc được 1 ngàn

44
tấn/ngày thì tại Bangkok là 6 ngàn tấn/ngày. Những hạn chế này làm mất cơ hội
cạnh tranh về giá. Ở cảng không có kho trung chuyển dành riêng cho việc dự trữ và
tái chế gạo xuất khẩu gạo, nên chúng ta thường xuất sang Singapore để tái chế lại,
sau đó xuất khẩu tiếp. Nếu có hệ thống kho trung chuyển ở cảng hoạt động tốt, đảm
bảo tính chắc chắn và ổn định nguồn hàng cung ứng, cũng như bảo đảm tính đồng
nhất về quy cách, chất lượng gạo xuất khẩu thì chắc chắn sẽ nâng thêm được khoảng
1 – 2% trong giá bán.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đến năm 1999, đội tàu biển chở hàng
của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải) quản lý 67
chiếc, tổng trọng tải 390 ngàn tấn DWT (tấn tàu), đa số là tàu già (tuổi thọ trung
bình 18,5 tuổi), tải trọng bình quân 5822 DWT/chiếc (trong khi mức trọng tải đảm
bảo hiệu quả kinh tế trọng vận tải gạo xuất khẩu phải đạt từ 15.000 – 20.000, hay ít
nhất cũng phải 10.000 tấn/chiếc. Hệ quả đương nhiên cước phí trên đầu tàu sản
phẩm của các đơn vị vận tải biển Việt Nam khá cao so với mặt bằng giá quốc tế,
chưa tạo được tín nhiệm của khách hàng nước ngoài.
Do vậy, trong nhiều năm liền, chúng ta không bán được hàng theo giá C & F
hay CIF vì lí do trên. Điều này gây thất thoát một lượng ngoại tệ đáng kể bởi nếu
xuất khẩu với giá CIF thì thu nhập ngoại tệ có thể tăng lên 25 – 35 USD/tấn, bằng
với mức tăng các yếu tố phí bảo hiểm (I) và cước phí vận tải (F) trong cơ cấu giá
CIF so với giá FOB tuỳ theo cung độ vận chuyển gần hay xa. Tuy nhiên, trong thời
gian gần đây, cũng có một số hợp đồng xuất khẩu gạo theo giá C & F và CIF, nhưng
số lượng không đáng kể với mức vận chuyển trung bình khoảng 3000 – 5000
tấn/chuyến, thường xuất đi các nước gần trong khu vực châu Á và Đông Nam Á.
2. 2. 3. Các yếu tố chi phí marketing (nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương
mại...)
Như chúng ta đều biết nhu cầu của người tiêu dùng trên thế giới ngày càng đa
dạng, phong phú. Để năm bắt được chính xác từng nhu cầu của thị trường, hoạt
động marketing như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại giữ vai trò ngày

45
càng quan trọng. Tuy nhiên, chi phí cho các hoạt động đó đòi hỏi một khoản kinh
phí khá lớn. Chẳng hạn, trong khâu nghiên cứu thị trường, nếu doanh nghiệp áp
dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn (Desk Research), tức là thu thập thông tin qua
sách, báo, tạp chí...thì chi phí sẽ ít tốn kém hơn phương pháp nghiên cứu tại hiện
trường (Field Research), tức là sang tận thị trường mà mình cần nghiên cứu qua việc
phỏng vấn, tiếp xúc, điều tra, thu thập, số liệu..., dẫn đến sự chính xác và hiệu quả
của hai phương pháp này sẽ khác nhau.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu dùng phương pháp thứ nhất
(nghiên cứu tại bàn). Nên khả năng nắm bắt thông tin thị trường không nhanh nhậy,
bỏ lỡ nhiều cơ hội tốt trong kinh doanh. Chẳng hạn, năm 1994, khi Nhật Bản mở
cửa nhập khẩu đột ngột tăng lên với mức lớn trên 2 triệu tấn gạo, báo chí đưa tin
rằng, Việt Nam có thể xuất khẩu gạo sang Nhật. Nhiều nhà kinh doanh của ta cũng
chưa biết rõ Nhật đột biến nhập khẩu lớn vì lí do gì, nhập khẩu chủ yếu từ nước nào,
tiến trình nhập khẩu sẽ tập trung vào tháng nào, cấp loại gạo nào....Nếu chúng ta có
được kịp thời những thông tin cần thiết từ Nhật và Mỹ, chắc chắn rằng các nhà xuất
khẩu của Việt Nam có thể ứng xử năng động hơn, hiệu quả hơn trước tình hình diễn
biến cung cầu và giá cả trên thị trường gạo thế giới trong năm 1994.
Hiện nay, hoạt động xúc tiến thương mại đang được chú trọng cả ở cấp Chính
phủ và cấp doanh nghiệp. Hoạt động này cũng khá tốn kém cả về thời gian và tiền
của, (thành phố Hồ Chí Minh dành trên 13 tỷ đồng, Nam Định dành 2 tỷ đông cho
công tác xúc tiến thương mại năm 2002). Gần đây từ Chính phủ đến doanh nghiệp
bắt đầu có sự đầu tư lớn đến hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tiếp cận và mở
rộng thị trường mặt hàng gạo, đây được coi là điểm yếu của ta với nhiều bất cập. Cụ
thể trong năm 2001, nhiều đoàn công tác cấp Chính phủ, cấp Bộ đã được cử đi các
thị trường Đông Nam Á, châu Mỹ, Trung Đông, châu Phi....Kết quả năm 2001 các
hợp đồng xuất khẩu gạo cấp Chính phủ đã vượt con số 1 triệu tấn, chiếm 30% tổng
lượng gạo xuất khẩu. Rõ ràng, chi phí cho công tác xúc tiến thương mại tuy có tốn
kém ban đầu, nhưng hiệu quả mang lại lớn hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra. Vì số

46
lượng bán lớn, thị trường được mở rộng, giữ vững giá giá trong nước. Mặt khác,
một cái lợi khó lượng hoá được đó là mặt hàng gạo Việt Nam được đông đảo người
tiêu dùng biết đến, tăng uy tín và vị thế của gạo Việt nam – tăng sức cạnh tranh trên
trường quốc tế.
Nhìn chung, hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào công tác nghiên
cứu thị trường và xúc tiến thương mại còn nhiều bất cập về mặt này. Thông tin về sự
biến động cung cầu thị trường, về giá cả, về đối thủ cạnh tranh còn rất ít, dẫn đến
khả năng thích ứng với những biến động đó không kịp thời, kém hiệu quả, mang
tính thụ động. Sở dĩ như vậy vì các doanh nghiệp của ta hoạt động trên quy mô nhỏ,
vốn ít, chưa mạnh dạn trong việc tìm kiếm thị trường mới, vẫn chỉ tập trung ở một
vài thị trường truyền thống.

47
2. 2. 4. Giá thành xuất khẩu và giá xuất khẩu của gạo Việt Nam
Như đã phân tích kỹ ở mục 2. 2. 1 về chi phí sản xuất của Việt Nam thấp hơn
so với các nước, dẫn đến giá thành xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng thấp hơn họ,
trong đó có Thái Lan.Vì thế giá xuất khẩu của Việt Nam tuy thấp hơn giá của Thái
Lan, nhưng vẫn có lãi.
Bảng 7 - Giá gạo bình quân thời kỳ 1991-1998
(Đơn vị: USD)
Năm
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Giá
Giá Việt Nam 227 215 210 214 258 285 242 289
Giá Thái Lan 276 276,7 261 320,7 315 367 387,5 393,3
Nguồn: FAO Year Book 1992-1995-1998, có đối chiếu với Vụ Thương mại-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Qua bảng trên rõ ràng giá gạo xuất khẩu của ta thấp hơn Thái Lan. Năm 1991,
giá của Việt Nam thấp hơn Thái Lan là 49 USD/tấn, năm 1994 con số tương ứng là
106,7, năm 1998 là 104,3 USD/tấn. Như vậy, so với thế giới của ta chênh lệch lại ít
hơn so với của Thái Lan.
Giá xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2002 bình quân khoảng 216,84
USD/tấn, tăng 38% so cùng kỳ năm 2001 (1,591 triệu tấn/ 345 triệu USD so với
2,180 triệu tấn/341 triệu USD).
Thời gian gần đây giá xuất khẩu bình quân đã giảm xuống chút ít, nhưng vẫn
cao hơn giá bình quân trong cả năm 2001 (167,5 USD/tấn). Giá xuất khẩu được cải
thiện hơn năm 2001, thậm chí hơn cả năm 2000. Đây cũng là một trong những
nguyên nhân làm cho giá gạo trong nước bình ổn ở mức cao.
Số liệu của Ban Vật giá Chính phủ cho biết giá thành gạo xuất khẩu (chưa
tính phí lưu thông đến cảng) ở Cần Thơ và Đồng Tháp.

48
Bảng 8 - Giá thành gạo xuất khẩu ở Cần Thơ và Đồng Tháp
(Đơn vị: đ/kg)

Tỉnh Cần Thơ Đồng Tháp


Cuối Đầu Cuối Cuối Đầu Cuối
Loại gạo tháng 5 tháng 6 tháng 6 tháng 5 tháng 6 tháng 6
Gạo xuất khẩu 5% 3100 3100 3050 2790 2660 2720
Gạo xuất khẩu 2950 2950 2900 2740 2620 2640
10%
Gạo xuất khẩu 2850 2850 2800 2620 2470 2520
15%
Gạo xuất khẩu 2750 2750 2700 2440 2330 2320
25%
Nguồn: Ban vật Giá Chính phủ
2. 3. CÁC YẾU TỐ VỀ KÊNH PHÂN PHỐI XUẤT KHẨU VÀ YỂM TRỢ
XUẤT KHẨU
2. 3. 1. Kênh phân phối xuất khẩu và năng lực cạnh tranh xuất khẩu
Kênh phân phối gạo xuất khẩu của Việt Nam những năm qua bao gồm các tổ
chức, tập thể và cá nhân tham gia vào việc đưa sản phẩm gạo từ người sản xuất đến
cảng xuất khẩu Việt Nam như cảng Sài Gòn, Cần Thơ, Hải Phòng.
Sản xuất lúa gạo ở Việt Nam theo mô hình lớn như trang trại và hợp tác xã
vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng sản lượng lúa gạo của cả nước, hộ nông dân vẫn
đóng vai trò chủ yếu, điều này gây khó khăn trong việc cơ giới hoá sản xuất nông
nghiệp do quy mô nhỏ, gây ảnh hưởng đến cả chất lượng và tổn thất về số lượng.
Trong mục 2. 1. 3 đề tài đã nói đến sự yếu kém trong khâu phơi sấy do phụ thuộc
vào thời tiết nắng, hay mưa. Hiện nay có những loại máy sấy chất lượng tốt, nhưng
giá thành tương đối cao và chỉ phù hợp cho sản xuất quy mô lớn. Đối với nước ta,
sản xuất theo hộ gia đình sẽ không phù hợp và gây sự lãng phí lớn do sử dụng

49
không hết công suất. Loại máy này ở Việt Nam chưa xuất hiện nhiều. Ngược lại, ở
các nước khác như ở Mỹ, các khâu sản xuất và sau thu hoạch chủ yếu do máy móc
đảm nhận vì sản xuất trên quy mô lớn, chủ yếu là trang trại. Từ đó việc thu mua lúa
gạo cũng dễ dàng hơn do lượng gạo tập trung nhiều một chỗ, tốn ít thời gian hơn,
giảm được chi phí vận chuyển.
Từ năm 1989, sự độc quyền của Nhà nước trong khâu lưu thông đã được bãi
bỏ và các thành phần kinh tế đều được tự do kinh doanh mua bán, vận chuyển lúa
gạo từ hộ nông dân đến người tiêu dùng trong nước và nhà xuất khẩu. Trong đó
khoảng 95% khối lượng gạo xay xát xuất khẩu do tư thương đảm nhiệm. Hiện nay
riêng hai huyện Ô Môn và Thốt Nốt ở Cần Thơ đã có gần 300 doanh nghiệp tư nhân
tham gia hoạt động thu mua lúa, xay xát, chế biến gạo xuất khẩu. Các doanh nghiệp
Nhà nước giữ vai trò điều tiết và hướng dẫn. Tuy nhiên, doanh nghiệp Nhà nước và
các tư thương chưa có sự phối hợp hài hoà trong dòng chảy lúa gạo từ người sản
xuất đến người tiêu dùng trong nước và các nhà xuất khẩu, biểu hiện qua việc giữa
tư thương với nhau, thậm chí kể cả các doanh nghiệp quốc doanh cũng tranh mua,
tranh bán và mạnh ai nấy làm vì chưa có quy định cụ thể về phạm vi hoạt động theo
cấp làng, xã, huyện, tỉnh.
Thông thường, vào kỳ thu hoạch rộ vụ đông xuân (tháng 3) và kéo dài suốt vụ
hè thu (tháng 7, 8) thường xảy ra tình trạng cung vượt cầu về lúa hàng hoá. Vấn đề
đặt ra là cần phải mua dự trữ hết lúa hàng hoá trong những tháng có thừa để điều
hoà cho những tháng thiếu, thông qua đó giải quyết xuất khẩu lượng gạo thừa so với
nhu cầu nội địa sao cho hợp lý và có hiệu quả. Nhưng cho đến nay, hầu như các
doanh nghiệp Nhà nước hoạt động xuất khẩu gạo luôn bị động trong việc huy động
nguồn hàng do thường xuyên thiếu vốn dự trữ hay rơi vào tình trạng chờ tàu sắp sửa
vào ăn hàng rồi mới đi mua gạo, nhiều khi tạo ra cảnh ùn tắc tàu ở cảng do giao
hàng không kịp, giá gạo bị đẩy lên cao do tranh mua nhất thời giữa các nhà xuất
khẩu hay do các nhà cung ứng ép giá mà chất lượng đôi khi không đản bảo. Thậm
chí, có lúc lúa gạo trên thị trường thế giới đã giảm, nhưng giá gạo cung ứng xuất

50
khẩu trên thị trường nội địa chưa giảm, dẫn đến giá gạo nội địa cao hơn giá xuất
khẩu, gây khó khăn trong việc huy động nguồn hàng của các doanh nghiệp xuất
khẩu gạo.
Hơn nữa, việc điều tiết quản lý luồng hàng của Nhà nước chưa tốt, nên
thường xuyên xảy ra tình trạng xuất khẩu lậu qua biên giới với quy mô hàng trăm
ngàn tấn mỗi năm. Nếu như những năm đầu (1989-1993), lượng buôn bán này bình
quân ước đạt khoảng 0,2 - 0,3 triệu tấn/năm; gần đây từ năm 1997 đã lên tới khoảng
0,8 triệu tấn và hơn thế nữa. Thực tế khó có thể biết được chính xác lượng gạo xuất
khẩu qua tiểu ngạch này vì không có giấy phép của Bộ Thương mại. Theo đánh giá
của Bộ Thương mại và các cơ quan chức trách, hầu hết hoạt động xuất khẩu gạo qua
biên giới do trốn thuế, nên mức giá rẻ, thấp hơn 5 - 10% so với giá xuất khẩu chính
ngạch. Điều này gây tổn hại cho nền kinh tế nước nhà mà còn làm rối loạn thị
trường lương thực trong nước và những hậu quả khác. Tình trạng này cần sớm được
ngăn chặn để đảm bảo trật tự trong hệ thống lưu thông, phân phối gạo trong nước
hiện nay.
Cơ sở xay xát có ý nghĩa lớn trong khâu chế biến và tạo nên chất lượng gạo
xuất khẩu. Hiện nay cả nước có trên 626 cơ sở xay xát Nhà nước và hàng chục ngàn
cơ sở xay xát tư nhân với tổng năng lực xay xát khoảng 15 triệu tấn gạo/năm, về cơ
bản đáp ứng nhu cầu xay xát dùng trong nước và xuất khẩu, trong đó quốc doanh
chiếm 1/3, còn máy nhỏ của tư nhân chiếm 70%. Thực tế hệ thống cơ sở vật chất
này vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa những máy móc công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, gây
nhiều lãng phí; thiếu những máy móc tốt, hiện đại đem lại hiệu quả cao, hiện tượng
này thiếu cả chiều rộng và chiều sâu. Ngoài ra, sự đầu tư , cải tiến kỹ thuật chỉ mang
tính tự phát, nhỏ lẻ (phần lớn ở khu vực tư nhân), thiếu tính đồng bộ ở các khâu liên
hoàn như phơi, sấy, xay xát, vận chuyển, bảo quản; nên hiệu quả xay xát nói chung
còn thấp, thể hiện qua quy cách, phẩm chất gạo xuất khẩu của Việt Nam còn khoảng
cách khá xa so với Thái Lan, thậm chí chúng ta còn chưa thể sản xuất ra những loại
có phẩm cấp cao như gạo 100% B.
Bảng 9 - Phân bố năng lực xay xát ở các vùng trong nước

51
(ĐV: triệu tấn)

Xay xát Tái chế


Cả nước 13,2 2,25
Miền Bắc 4,2 0,14
Miền trung 1,4 0,01
Miền Nam 7,6 2,1
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Hệ thống kho chứa là khâu cuối cùng trong kênh phân phối gạo xuất khẩu
cũng đóng vai trò khá quan trọng. Hiện cả nước có hệ thống sức chứa của kho gạo là
1.875. 000 tấn, trong đó 50% là kho kiên cố, còn lại bán kiên cố. Sự phân bố không
đồng đều, cùng với hiệu suất sử dụng kho thường rất thấp, chỉ đạt 30% tổng dung
tích kho (tư nhân đảm nhiệm xay xát chủ yếu, nhưng lại sử dụng kho nhỏ gia đình).
Dẫn đến tình trạng vừa thiếu lại vừa thừa kho dự trữ gạo xuất khẩu trong những tuần
cao điểm. Hiện nay trong khâu bảo quản ở nước ta còn quá ít các phương tiện phòng
chống vi sinh vật gây hại như nấm mốc, chuột, mối mọt..., và chưa đáp ứng được
đòi hỏi thực tế trong quá trình sản xuất lưu thông. Nông dân chỉ bảo quản tại nhà;
các doanh nghiệp có kho, nhưng lại không đảm bảo yêu cầu chất lượng do xây dựng
lâu năm, bố trí không thích hợp. Theo kết quả điều tra của Viện Công nghệ sau thu
hoạch và Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tổn thất trong khâu bảo quản sau thu hoạch là
3,2-3,9%. Tình trạng này gọi là “mất mùa trong nhà”.
Tóm lại, so với Thái Lan, chúng ta chưa đảm bảo được đồng bộ hệ thống
phối hợp tối ưu giữa sản xuất - chế biến - kho tàng - cảng khẩu, do đó chất lượng
gạo không đều, chi phí lưu thông cao, thời gian giao hàng chậm, dẫn đến giảm khả
năng cạnh tranh xuất khẩu.
2. 3. 2. Hoạt động yểm trợ và năng lực cạnh tranh xuất khẩu (quảng cáo, hội
trợ triển lãm...)

52
Hội trợ triển lãm và quảng cáo đang là những công cụ rất hữu hiệu mà các
doanh nghiệp phổ biến đang dùng để giới thiệu sản phẩm trực tiếp hay gián tiếp đến
người tiêu dùng tại nước nhập khẩu hay nước tiêu thụ.
Trong lĩnh vực quảng cáo, doanh nghiệp nước ngoài có ưu thế vượt trội về
vốn và kỹ thuật so với doanh nghiệp trong nước và hiện chiếm 80% thị phần quảng
cáo trong nước. Ngoài ra, họ thực hiện được chương trình quảng cáo quy mô đồ sộ
với khoản chi phí lớn. Chẳng hạn, vừa qua Công ty Bia Tiger đã chi tới 2 triệu USD
để dựng đoạn phim quảng cáo “The Quest” kéo dài 2 phút. Đối với doanh nghiệp
xuất khẩu gạo Việt Nam vừa chưa đủ kinh phí để làm như vậy vừa chưa nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng trong việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình tới
đông đảo người tiêu dùng ngoài nước, hay tại nước có tiêu thụ hay nhập khẩu gạo
thông qua các chương trình quảng cáo với quy mô lớn, mới chỉ làm ăn theo kiểu tự
phát, chưa có chiến lược lâu dài.
Trong xu thế hiện nay, hội trợ triển lãm là cách giới thiệu sản phẩm tốt nhất
trực tiếp đến người tiêu dùng, qua đó còn tạo lập những mối quan hệ lâu dài với bạn
hàng để ký kết những hợp đồng lớn, thường xuyên ổn định. Ngành Nông nghiệp
Việt Nam mới đây mới tổ chức một vài hội trợ về sản phẩm nông nghiệp và máy
móc dùng trong nông nghiệp ở trong nước. Hoặc thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức
riêng buổi hội trợ về giống cây trồng, trong đó giới thiệu các giống cây trồng mới,
có năng suất cao, chất lượng tốt. Điều này giúp nông dân tiếp cận với các giống lúa
mới và cách áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, tuy nhiên quy mô tổ
chức còn trong phạm vi nhỏ.
Nhìn chung, cả hai hình thức này nhà xuất khẩu gạo Việt Nam chưa phát huy
được hiệu quả của chúng, do vậy, sản phẩm gạo Việt Nam vẫn chủ yếu bán qua
trung gian (tư thương nước ngoài), thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được đông
đảo thế giới biết đến và có uy tín lớn như gạo Thái Lan. Đặc biệt, rất ít doanh
nghiệp Việt Nam trực tiếp ký kết được những hợp đồng mua gạo lớn.

53
2. 4. CÁC YẾU TỐ VỀ CHÍNH SÁCH XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VỊ THẾ CỦA
ĐỐI THỦ
2. 4. 1. Các chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Nhà nước (quy hoạch, đầu tư...)
Tuy chúng ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, không còn bao cấp của Nhà
nước, nhưng vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế ở tầm vĩ mô lại
càng cần thiết hơn. Bởi nếu để nền kinh tế vận hành theo quy luật cung-cầu dễ dẫn
đến sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế nói chung và trong hoạt động xuất khẩu
gạo nói riêng. Chúng ta đều biết không phải lúc nào quan hệ cung cầu cũng vận
hành theo quy luật thực tế của thị trường, đôi khi nó lại tác động xấu đến nền kinh
tế. Lúc này cần có tác động kịp thời của con người, cụ thể Nhà nước, vào nền kinh
tế nhằm mục đích hướng nó có lợi cho nền kinh tế.
Trong những năm gần đây xảy ra tình trạng mất cân đối trong sản xuất và
xuất khẩu lúa gạo. Nguyên nhân do thiếu sự chỉ dẫn, và quy hoạch cụ thể từ Trung
ương đến địa phương, cứ mạnh ai nấy làm. Lúc này Nhà nước cần có những quy
hoạch tổng thể để hướng dẫn nông dân căn cứ vào điều kiện về đất đai, khí hậu, và
thời vụ nên phát triển giống cây nào là phù hợp nhằm phát huy tối đa lợi thế của
từng vùng. Chẳng hạn, đối với các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Dương nên phát
triển giống lúa thơm đặc sản, giảm giống lúa đại trà, trong khi các vùng khác lại
phát triển những giống lúa lai đại trà sẽ cho năng suất và chất lượng cao hơn. Bằng
cách này, chúng ta sẽ nâng dần tỷ trọng xuất khẩu loại gạo thơm đặc sản, mà vẫn
không giảm những chủng loại gạo khác, đa dạng hoá xuất khẩu gạo hiện nay.
Ngoài ra, cứ sắp đến vụ sản xuất mới hay vào dịp cuối năm, người nông dân
đa số cần tiền để mua sắm, lúc này số lượng lúa gạo bán ra rất lớn, dẫn đến cung
vượt cầu. Đây là cơ hội tốt để bọn tư thương chèn ép giá người nông dân càng nhiều
càng tốt, gây thiệt hại lớn cho họ - những người một nắng hai sương làm ra hạt thóc
để rồi bị tư thương bắt chẹn mà không biết kêu ai. Trong trường hợp này, Nhà nước
có thể bỏ tiền ra để mua tạm trữ cho xuất khẩu khi giá cả tăng lên nhằm ổn định giá
cả tránh thua lỗ quá lớn cho người nông dân. Hoặc cho người nông dân vay vốn với

54
lãi suất thấp để họ kịp tiến hành sản xuất vụ mới. Như vậy, cả người nông dân cũng
có lợi và Nhà nước cũng góp phần nâng cao đời sống của người dân, giúp xoá đói
giảm nghèo.
Hoặc sự quan tâm đầu tư của Nhà nước vào khoa học kỹ thuật, đặc biệt khâu
lai tạo giống mới. Thực tế cho thấy nếu Nhà nước càng đầu tư lớn vào lĩnh vực này
thì hiệu quả xuất khẩu càng cao. Vì với sự cải tiến giống mới sẽ cho năng suất cao,
phòng chống sâu bệnh, tăng chất lượng gạo xuất khẩu. Ví dụ, giai đoạn 1991 - 1995,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã công nhận 44 giống mới và cho áp dụng
vào canh tác trên diện tích 440.000 ha. Do năng suất tăng tối thiểu 0,50 tạ/ha, nên
tổng sản lượng tăng là 220.000 tấn, với giá thóc 1.500 đồng/kg, giá trị do sản lượng
lúa mang lại là 1,5 triệu x 220.000 = 330.000 triệu đồng trong khi kinh phí đầu tư
cho chương trình tạo giống lúa hàng năm chỉ khoảng 1 tỷ đồng.
Hơn nữa, Nhà nước có thể đầu tư đồng bộ từ khâu sản xuất - thu hoạch - chế
biến - vận chuyển – bảo quản, vừa nâng cao chất lượng gạo vừa tránh tình trạng “tổn
thất trong nhà” như hiện nay, tăng về mặt sản lượng. Theo kết quả điều tra của Viện
Công nghệ sau thu hoạch và Tổng cục Thống kê, tỷ lệ tổn thất bình quân sau thu
hoạch lúa của Việt Nam như sau:
- Khâu thu hoạch: 1,2 - 1,7%
- Khâu vận chuyển: 1,2 - 1,5%
- Khâu đập (tuốt): 1,4 – 1,8%
- Khâu phơi (sấy): 1,9 – 21,%
- Khâu bảo quản: 3,2 –3,9%
- Khâu xay xát chế biến: 4,1 – 5,0%
- Tổng số: 13,0 – 16,0%
Mức tổn thất trong 3 khâu phơi, bảo quản, và xay xát chế biến chiếm 68 –
70%, trong khi ở các nước tiên tiến chỉ chiếm 3,9 – 5,6%. Như vậy, khi giảm được
30% tổn thất sau thu hoạch, chúng ta có thể tận thu thêm được một lượng thóc đáng
kể, lên tới 850.000 tấn và tương đương với 135.000 ha canh tác lúa.

55
Đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng như cảng biển, hệ thống thông tin...phục
vụ hoạt động xuất khẩu nhằm giảm chi phí vận chuyển, chi phí lưu thông gạo, góp
phần hạ giá thành xuất khẩu. Về cảng xuất khẩu yêu cầu cơ bản là phải có cảng
chuyên dùng cho hoạt động xuất khẩu gạo với trang thiết bị hiện đại, có thể bốc xếp
cả hàng rời và hàng đóng bao, năng lực bốc dỡ cao (từ 2000 tấn/ngày trở lên); khả
năng tiếp nhận tàu lớn (tải trọng từ 20.000 – 30.000 tấn); và phải có hệ thống trung
chuyển quy mô lớn, kỹ thuật bảo quản hiện đại và đóng gói ngay tại kho cảng trước
khi giao hàng lên tàu. Trên thực tế, chúng ta chưa có cảng chuyên dùng xuất khẩu
gạo.
Các năm qua, phần lớn gạo xuất khẩu (khoảng 80%) đều thông qua cảng Sài
Gòn, một cảng xuất nhập hàng hoá tổng hợp, có năng lực thông quan hàng hoá hiện
nay của cảng hơn 7,3 triệu tấn/năm. Trong đó riêng mặt hàng gạo xuất khẩu chiếm
hơn 30%. Tuy nhiên, năng suất bốc xếp gạo của cảng chỉ đạt bình quân 800 – 1000
tấn/ngày. Trong vòng 3 năm lại đây, Ngành Giao thông Vận tải cũng đã cố gắng rất
nhiều để đưa thêm cảng Cần Thơ vào hoạt động xuất khẩu gạo, nhưng khả năng của
cảng Cần Thơ chỉ tiếp nhận an toàn các tàu tải trọng từ 3000 – 5000 tấn (đối với tàu
cỡ 10.000 tấn cập cảng không an toàn). Điều này chưa phù hợp với tính hiệu quả
trong vận tải hàng hải, nên cảng này mới đang trong giai đoạn thử nghiệm. Dự kiến
trong vòng 10 - 20 năm tới, cảng Sài Gòn vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu.
Do vậy nếu giải quyết tốt các hoạt động phụ trợ nêu trên sẽ góp phần nâng
cao đáng kể giá bán sản phẩm. Qua đó nâng cao hiệu quả và thu nhập ngoại tệ trong
kinh doanh xuất khẩu gạo.
2. 4. 2. Các chính sách nhập khẩu của các nước nhập khẩu
Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm
gạo của Việt Nam trong thời gian tới không thể không kể đến các chính sách nhập
khẩu của những nước nhập khẩu gạo bởi chỉ một sự thay đổi nhỏ về chính sách nhập
khẩu của họ lập tức tác động tới thị trường gạo thế giới như quan hệ cung cầu, giá
cả...Chẳng hạn, năm 1999 bốn nước nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới là Indonesia,

56
philippin, Bangladesh và Brazil có chính sách giảm nhập khẩu gạo trong năm. Điều
này đã ảnh hưởng chung đến thị trường gạo thế giới, cụ thể giá gạo giảm, khối
lượng gạo giao dịch thế giới cũng giảm (từ 27,3 triệu tấn năm 1998 xuống 25,1 triệu
tấn năm 1999), và đương nhiên cũng tác động không nhỏ đến tình hình xuất khẩu
gạo của Việt Nam (kim ngạch xuất khẩu năm 1999 so với năm 1998 chỉ tăng 1,01%
trong khi năm 1998 so với năm 1997 là 13,98%). Dưới đây sẽ đề cập đến chính sách
nhập khẩu của một số nước chủ yếu trong thời gian tới.
Các nước phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 36%, mức giảm tối thiểu
với mỗi dòng thuế không ít hơn 15% và thực hiện trong 6 năm (1995 – 2000). Các
nước đang phát triển cam kết sẽ giảm thuế trung bình 24%, mức giảm tối thiểu với
mỗi dòng thuế không ít hơn 10% và thực hiện trong 10 năm (1995 – 2004). Một vài
nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippin, và Ixaren có vấn đề an ninh lương thực
đặc biệt nhạy cảm được áp dụng ngoại lệ, đặc biệt khi thuế hoá các biện pháp phi
thuế quan, ngược lại họ có nghĩa vụ đẩy mạnh mức độ mở cửa thị trường cho hàng
nông sản nhập khẩu. Các nước cũng cam kết giữ mức mở cửa thị trường tối thiểu
không thấp hơn trung bình của thời kỳ 1986 – 1990 và không đưa ra thêm hàng rào
phi thuế quan.
Thuế quan cắt giảm trung bình cho tất cả sản phẩm nông nghiệp là 24% và tối
thiểu cho từng sản phẩm là 10% ở nước đang phát triển (chủ yếu là các thành viên
trong WTO) trong vòng 10 năm tới (1995 – 2004).
Trung Quốc là nước rất đáng được nói đến vì Trung Quốc vừa là nước xuất
vừa là nước nhập khẩu gạo. Đặc biệt sau khi Trung Quốc trở thành thành viên chính
thức của WTO thì trong chính sách nhập khẩu cũng có những sự thay đổi.
Về gạo, năm 2002 Trung Quốc nhập khẩu 1,1 triệu tấn gạo. Đây là một phần
trong cam kết mở cửa nhập khẩu 4 triệu tấn gạo với thuế suất 1% của Trung Quốc
trước khi gia nhập WTO. Hạn ngạch thuế quan bắt đầu là 2,6 triệu tấn và năm 2005
tăng lên 5,3 triệu tấn và bỏ vào năm 2006. Một nửa dành cho hạt ngắn và vừa - loại

57
gạo Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh nhất. Trung Quốc cam kết trước tiên dành 50%
cho khu vực tư nhân.
Trung Quốc cam kết sẽ loại bỏ và không đưa ra, không đưa lại, không áp
dụng các biện pháp phi thuế quan khác với những biện pháp thông thường. Trung
Quốc cũng cam kết chỉ áp dụng những biện pháp phi thuế quan ở mức quốc gia và
địa phương do chính quyền Trung ương cho phép mới được áp dụng.... Hạn ngạch
sẽ tăng từ mức thương mại hiện thời với tốc độ 15% một năm để đảm bảo mức tiếp
cận thị trường được tăng dần và ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế số lượng sẽ
giảm dần. Hạn ngạch đối với gạo, lúa mỳ và ngô...sẽ được loại bỏ vào năm 2006.
Thuế quan nhập khẩu của Nga trong những năm gần đây đã tăng lên và hiện
là 13,3%. Các quốc gia buôn bán với Nga đều kêu ca rằng hệ thống thuế quan của
nước này không ổn định, thay đổi liên tục và hạn mức chênh nhau quá nhiều. Tuy
nhiên, những vấn đề đó đã được cải thiện bằng Nghị định Chính phủ số 1347, tháng
9/1997, quy định rằng: (a) Thời hạn thay đổi thuế quan tối đa là 6 tháng (b) Sự thay
đổi đó chỉ có hiệu lực sau 180 ngày kể từ ngày thông báo và (c) Mức thay đổi đó
không được vượt quá 10%. Nghị định này đã làm tăng tính ổn định và minh bạch
của hệ thống thuế quan của Nga theo yêu cầu của WTO. Người ta cũng ca kêu nhiều
về những yêu cầu giấy phép nhập khẩu gần đây của Nga, về những bất hợp lý trong
thủ tục hải quan như thay đổi nhưng không được thông báo, mỗi nơi có một cách
làm riêng. Mặt khác, Nga còn bị chỉ trích bởi những rào cản thâm nhập thị trường
như việc quy định các tiêu chuẩn, kiểm tra nhãn hiệu và giấy chứng nhận.
2. 4. 3. Quan hệ cung cầu của bản thân thị trường gạo thế giới
Ngoài những yếu tố chủ quan chi phối đến năng lực cạnh tranh xuất khẩu gạo
của Việt Nam, chúng ta cũng phải xét đến yếu tố khách quan của bản thân thị trường
gạo thế giới. Xu hướng biến động trong cung – cầu và giá cả của gạo có những đặc
điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, mức co giãn của cầu đối với lúa gạo thường biến động ít nhất so
với các mặt hàng khác vì lúa gạo là mặt hàng lương thực thuộc nhu cầu thiết yếu của

58
con người để duy trì sự sống. Nên, nhu cầu này không bao giờ dừng. Người ta chỉ
có thể giảm, thậm chí ngừng hẳn nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng khác, nhưng riêng
nhu cầu về ăn vẫn phải được duy trì, trước hết là khẩu phần lương thực. Hơn nữa,
khẩu phần lương thực của mỗi bữa ăn chỉ dùng một lần, muốn dùng bữa sau phải
được thay khẩu phần mới.
Thứ hai, mức co giãn của cung đối với lúa gạo thường biến động lớn hơn so
với của cầu vì sản xuất nông nghiệp được tiến hành ngoài trời, phụ thuộc vào các
yếu tố thời tiết, thiên tai, bão lụt, hạn hán, sâu bệnh, dẫn đến sản lượng không ổn
định, bấp bênh. Ngoài ra, bất cứ một loại cây nông sản nào cũng đều tuôn theo chu
kỳ: gieo trồng – phát triển – đơm hoa - kết trái – thu hoạch. Nên không thể tiến
hành sản xuất nhanh trong thời gian ngắn được. Nếu mất mùa xảy ra thì cũng phải
thực hiện tuần tự như vậy, chứ không thể tiến hành ngay như một số mặt hàng công
nghiệp.
Từ đặc điểm thứ hai có thể rút ra đặc điểm thứ ba là có sự khác nhau giữa sản
xuất và tiêu dùng lúa gạo, tốc độ thích ứng cung cầu chậm chạp do lượng cầu ít co
giãn trong khi lượng cung co giãn lớn. Sản xuất nông nghiệp không phụ thuộc vào ý
chí chủ quan con người, diễn ra theo điều kiện khách quan. Đôi khi mức đầu tư vào
sản xuất lớn, nhưng kết quả mang lại không tương xứng, thậm chí mất trắng do bão
lụt, hạn hán, sâu bênh, động đất....Ngoài ra, việc sản xuất còn chịu ảnh hưởng lớn
bởi các điều kiện tự nhiên vốn có của bản thân quốc gia đó. Nếu một nước không
thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng cố tập trung vào sản xuất, chi
phí đầu tư sẽ rất lớn như Nhật Bản chẳng hạn (chi phí sản xuất 1.910 USD/tấn),
trong khi tiêu dùng trong nước vẫn tăng. Đương nhiên vẫn đòi hỏi nhu cầu nhập
khẩu từ bên ngoài.
Thứ tư, giá cả thị trường gạo thường rất nhạy cảm và biến động nhiều, trước
hết do thích ứng cung cầu chậm. Đây là kết quả trực tiếp từ đặc điểm 3. Vì khi bị
mất mùa, các nước không thể sản xuất ngay được để đáp ứng đủ nhu cầu trong
nước. Cách tốt nhất là tăng lượng mua từ bên ngoài để bù vào phần thiếu hụt, dẫn

59
đến giá cả tăng đột biến. Chẳng hạn, năm 1999 giá gạo trên thị trường thế giới giảm
mạnh do nguồn cung dư thừa. Đến năm 2001 khi nguồn cung có dấu hiệu giảm do
sản lượng lương thực thế giới giảm sút, giá cả đã tăng ổn định và giữ vững đến năm
2003 khả năng vẫn không giảm.
Thứ năm, mức tăng trưởng dân số là yếu tố hàng đầu tác động trực tiếp và sâu
sắc đến cung, cầu và giá cả thị trường gạo quốc tế. Nguyên nhân bởi gạo là lương
thực thuộc nhu cầu thiết yếu số một của tất cả mọi người ở những nước có thói quen
tiêu dùng gạo làm lương thực chính yếu. Dân số tăng lên tất yếu dẫn đến làm tăng
lượng cầu về gạo và tác động đến giá cả. Theo FAO, muốn nhu cầu lương thực được
đảm bảo bình thường thì mức tăng trưởng của sản xuất phải gấp 1,5 – 2 lần mức
tăng trưởng dân số. Nhiều năm qua, sản xuất lúa gạo ở các nước đang phát triển tăng
trưởng chậm (trên 1,5%/năm), không chịu nổi sức ép tăng dân số, dẫn tới nạn đói
toàn cầu nghiêm trọng (nhất là ở châu Phi).
Qua phân tích năm đặc điểm cơ bản về sự vận động chung của bản thân thị
trương lúa gạo thế giới, các nhà xuất khẩu Việt Nam căn cứ vào đó để xác định các
chiến lược xuất khẩu trong từng giai đoạn cụ thể. Muốn vậy, họ phải nắm bắt được
thông tin kịp thời về sự biến động của thị trường gạo thế giới như các dự báo về sản
lượng lương thực, nhu cầu, giá cả, thiên tai....Từ đó điều chỉnh chính sách xuất khẩu
sao cho có lợi nhất so với tình hình hiện tại và tương lại. Vấn đề này đối với Việt
Nam còn nhiều hạn chế và yếu kém.
2. 4. 4. Tương quan vị thế của Việt Nam với các đối thủ (Thái Lan, Ấn độ)
Khi xem xét các yếu tố chi phối đến năng lực cạnh tranh nói chung, chắc chắn
chúng ta phải dựa trên sự phân tích về điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ,
qua đó chúng ta mới thấy được tương quan lực lượng giữa ta và đối thủ chênh lệch
nhau về những yếu tố nào? Vậy, đối với mặt hàng gạo thì giữa Việt Nam và các đối
thủ (chủ yếu Thái Lan) có những lợi thế gì? Trong mục 1. 2. 1. 2 đã đề cập đến một
số lợi thế so sánh của Việt Nam trong sản xuất lúa gạo xuất khẩu, nhưng chỉ xét các
yếu tố đó ở phạm vi trong nước. Ở đây sẽ xét tiếp những yếu tố đó so với các nước khác.

60
* Về nguồn nhân lực, nước ta là một nước nông nghiệp chủ yếu với khoảng
80% dân số ở nông thôn, chiếm trên 70% lực lượng lao động trong cả nước. Thu
nhập bình quân đầu người thấp - giá nhân công rẻ. Ngược lại, giá nhân công ở Thái
Lan đang cao hơn tất cả các nước xuất khẩu cùng châu Á khác. Năm 1999, giá gạo
xuất khẩu FOB 5% và 25% tấm của Thái Lan chỉ cao gấp 1,05 lần của Việt Nam thì
giá lao động tính theo sức mua (CPI) lại cao gấp 1,35 lần.
* Về chi phí sản xuất và giá cả xuất khẩu, xét từ các lợi thế về nhân công,
điều kiện canh tác như đất đai, khí hậu, và sự phân tích ở mục 2.2.1 và 2.2.4
....chúng ta đều thấy chi phí sản xuất của ta thấp hơn nhiều so với nước khác và thế
giới. Nên giá cả gạo xuất khẩu đương nhiên cũng thấp hơn. Bộ Thương mại cho biết
quý 3 năm 2003 loại gạo 5% tấm đang được chào bán với giá 172 - 173 USD/tấn
(thấp hơn gạo cùng loại của Thái Lan 25%), loại 25% tấm là 1.590.160 USD/tấn
(thấp hơn của Thái Lan 15 - USD/tấn). Với mức chênh lệch này, Việt Nam đang có
lợi thế hơn Thái Lan trong xuất khẩu gạo. Đặc biệt, lần đầu tiên, trong khoảng thời
gian dài từ giữa tháng 11/2001 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao hơn giá gạo
xuất khẩu cùng loại của Thái Lan.
* Về chất lượng và cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu, trong mục 1. 2. 2. 2
đã phân tích kỹ một trong những mặt yếu cơ bản nhất hiện nay của gạo xuất khẩu
Việt Nam so với các đối thủ là vấn đề chất lượng. Nguyên nhân một phần do ta mới
tái tham gia xuất khẩu, nên chưa có sự đầu tư đúng mức từ khâu sản xuất – thu
hoạch – chế biến – bảo quản. Thái Lan là nước có thâm niên xuất khẩu lâu hơn ta rất
nhiều và họ đã có những hệ thống đồng bộ từ tất các khâu kể trên. Ngoài ra, mục
đích phấn đấu của ta trước hết là đảm bảo cung cấp đủ lương thực cho người dân
trong nước, nghĩa là chú trọng vào số lượng hơn là chất lượng. Từ lý do này dẫn đến
cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam còn nghèo nàn do công nghệ chế biến
lạc hậu nên không thể sản xuất loại gạo phẩm cấp cao. Tỷ trọng xuất khẩu gạo cao
cấp (chiếm 40 - 45%) trong tổng lượng xuất khẩu là rất thấp, chủ yếu vẫn là gạo cấp

61
thấp và trung bình, đặc biệt những năm đầu xuất khẩu. Đối chiếu với Thái Lan, tỷ
trọng gạo phẩm cấp cao (chiếm 60 - 62%) lớn hơn các loại gạo khác.
Có thể so sánh một loại gạo xuất khẩu của Việt Nam với gạo Mỹ (Bảng 12).
Bảng 10 - So sánh 9 chỉ tiêu chất lượng gạo xuất khẩu
loại IR 5% giữa Mỹ và Việt Nam
9 tiêu chuẩn cơ bản Gạo Mỹ Gạo Việt Nam
(1) (2) (3)
Long grain (hạt Tối thiểu 6,7 – 7mm, ít nhất
1 Số lượng rất ít
dài) phải trên 35%
Red streak Tối đa không quá 2% và không Sông Tiền: 2,5% (còn
2
kernel (chỉ đỏ) có hạt đỏ lẫn hạt đỏ)
Chalky kernel Sông Tiền 7%
3 Tối đa 2,5%
(bạc bụng) Sông Hậu: 4%
Yellowkernel
4 Tối đa: 0,5% Sông Tiền: 2%
(hạt vàng)
Glutinous rice
5 Tối đa 0,5% Tối đa: 0,5%
(lẫn gạo nếp)
Damaged kernel Sông Tiền: 1%
6 Tối đa 0,25%
(hạt bị hư) Sông Hậu: 0,5%
Hạt thóc còn sót
7 Tối đa 03 hạt/kg Thường ≤ 5 hạt/kg
lại
8 độ ẩm Tối đa: 14% Thường ≤ 14,5%
9 Ngoại chất Tối đa: 0,1% Thường còn 0,5 – 1%
Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới -
Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.189.
Cần nói rõ hơn, ở bảng 12 trên đây chỉ muốn so sánh giữa loại gạo chất lượng cao
của Việt Nam với loại gạo chất lượng thấp của Mỹ, không đề cập đến loại gạo chất
lượng cao hơn mà Việt Nam không có. Như vậy, trong 9 tiêu chuẩn cơ bản nhất

62
được đưa ra để so sánh, gạo Việt Nam đều thua kém rất nhiều so với gạo Mỹ, trừ
tiêu chuẩn thứ (5) về tỷ lệ gạo nếp.
* Về thị trường tiêu thụ, Thái Lan và Mỹ, thứ đến Pakixtsn là những nước
xuất khẩu gạo truyền thống, liên tục từ nhiều thập kỷ nay. Họ đã thiết lập được hệ
thống khách hàng gắn bó và vững chắc bằng những chính sách cụ thể, hữu hiệu đối
với từng khu vực thị trường, từng nước tiêu thụ gạo của mình. Riêng Thái Lan có
nhiều bạn hàng truyền thống lớn với khoảng trên 15 thị trường chính, đã tiêu thụ cho
Thái Lan trên 80% lượng gạo xuất khẩu. Như trên đã phân tích, Thái Lan có lợi thế
hơn hẳn ta về chất lượng, cũng như sự đa dạng về cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu,
nên gạo Thái Lan được xuất sang hầu hết các thị trường trên thế giới, đặc biệt chiếm
một thị phần lớn ở những thị trường giàu có như Bắc Mỹ, Nhật Bản, Eu....Thị phần
xuất khẩu của Thái Lan tuy có giảm trong những năm gần đây (giai đoạn 1989-1996
từ 43,9% năm 1989 xuống còn 31,8% năm 1993, và 27,2% năm 1998), năm 1999
thị phần của Thái Lan chiếm 1/4 thế giới (cao gấp 1,4 lần Việt Nam), nhưng vẫn cao
hơn Việt Nam (năm cao nhất là 18,8% năm 1998).
Trong khi đó, Việt Nam sau gần nửa thế kỷ vắng bóng trên thị trường gạo thế
giới, nên bước đầu thâm nhập và mở rộng thị trường còn gặp nhiều khó khăn. Tuy
gạo của Việt Nam được xuất sang trên 80 nước ở hầu khắp các châu lục, nhưng vẫn
chưa thiết lập được những bạn hàng ổn định, lâu dài, mới buôn bán theo đánh
chuyến, nhỏ lẻ.... Nên một khối lượng lớn gạo xuất khẩu của ta phải đi lòng vòng,
qua nhiều khâu trung gian, làm giá cả tăng lên. Đặc biệt, thị phần xuất khẩu gạo của
Việt Nam ở các thị trường cao cấp còn khiêm tốn do yếu tố chất lượng không đảm
bảo và chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường này. Ngoài ra, chúng ta có chung
thị trường với Thái Lan, nghĩa là chúng ta phải đương đầu với một đối thủ cạnh
tranh “nặng ký”. Bởi Thái Lan có lợi thế về chất lượng, có mối quan hệ bạn hàng
truyền thống ổn định, có nhiều kinh nghiệm trên thương trường và quản lý gạo.
Ở trên nói chất lượng là mặt yếu kém nhất của ta trong sự cạnh tranh, nhưng
đấy lại là lợi thế của ta so với các đối thủ khác trên các thị trường như Indonesia,

63
Philippin, châu Phi có nhu cầu nhiều gạo phẩm cấp thấp và trung bình vì giá rẻ hơn
vài lần so với gạo phẩm cấp cao. Hai thị trường châu Á và châu Phi chiếm tới 70-
80% lượng gạo xuất khẩu hàng năm của Việt Nam.
2. 5. KẾT LUẬN CHUNG CHO CHƯƠNG 2
Qua phân phân tích những yếu tố cơ bản chi phối đến năng lực cạnh tranh
xuất khẩu gạo Việt Nam, chúng ta rút ra những nhận xét cơ bản sau:
Một là, yếu tố chất lượng vẫn là công cụ cạnh tranh quan trọng nhất trên thị
trường. Nhưng đây lại là vấn đề nổi cộm nhất hiện nay của Việt Nam, trong khi Thái
Lan và Mỹ với ưu thế phong phú về chủng loại và vượt trội về chất lượng gạo xuất
khẩu so với của Việt Nam. Nên sự cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt và khó khăn cho
Việt Nam.
Hai là, chúng ta có một số lợi thế về điều kiện tự nhiên, giá nhân công rẻ hơn
làm cho chi phí sản xuất có thấp hơn, nhưng giá thành sản xuất và xuất khẩu lại cao
hơn do công nghệ sau thu hoạch và chế biến xuất khẩu chưa đáp ứng được nhu cầu
thực tế cả về số lượng và chất lượng, tổn thất lớn, chi phí tăng, chất lượng kém.....
Ba là, hệ thống kênh phân phối gạo xuất khẩu còn nhiều sự bất cập. Các tư
thương và các doanh nghiệp nhà nước chưa có sự phối hợp hài hoá trong dòng chảy
lúa gạo từ người sản xuất đến người tiêu dùng trong nước và nhà xuất khẩu. Giữa
các tư thương với nhau thường xảy ra việc tranh bán, tranh mua và mạnh ai nấy làm
vì chưa có những quy định cụ thể về phạm vi hoạt động theo cấp làng, xã, huyện,
tỉnh. Các cơ sở kho tàng, xay xát, chế biến gạo vừa thừa lại vừa thiếu.
Bốn là, các doanh nghiệp của ta còn nhiều hạn chế trong hoạt động ngoại
thương, nắm bắt và xử lý thông tin thị trường chưa thật cập nhật, dễ tuột mất những
cơ hội đáng tiếc trong kinh doanh. Đôi khi cơ hội tốt đấy chỉ đến một lần, nhưng
nhiều lúc nó mang tính chất quyết định để mở ra một cục diện mới.
Tóm lại, cùng với những kết quả đã đạt được trong sản xuất và xuất khẩu gạo
nói trên, chúng ta cũng đang đứng trước những vấn đề bức xúc ở trên cần phải có
những giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất và xuất khẩu gạo ở nước ta để

64
tương xứng với tiềm năng và vị thế của nó. Chương 3 của Khoá luận này sẽ đề cập
những định hướng và giải pháp cụ thể.

65
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM TỚI

3.1. ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
(ĐẾN NĂM 2010)
3. 1. 1. Dự báo thị trường gạo thế giới trong tương lai
Ngày nay công tác dự báo ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống như thời tiết, dân số, tăng trưởng kinh tế, lạm phát, giá
cả...Thông qua các dự báo đó, người ta có thể hoạch định các chiến lược sát đúng và
hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Do vậy, khả năng dự báo càng chính xác
bao nhiêu thì kết quả đạt được càng tốt bấy nhiêu. Tuy nhiên, dự báo được tương lai
chính xác không phải là công việc dễ dàng. Nó đòi hỏi nghiên cứu những vấn đề
khác nhau trong từng lĩnh vực khác nhau. Đối với mặt hàng gạo, cần dự báo những
vấn đề gì?
* Thứ nhất, dự báo nhu cầu và cầu về lúa gạo
Những năm 1989-1995, nhu cầu nhập khẩu gạo của thế giới thường xuyên
tăng vượt khả năng đáp ứng của các nước xuất khẩu. Những năm 1997-2000, nhu
cầu nhập khẩu vẫn tăng mạnh và duy trì ở mức cao, nhưng quan hệ cung cầu gạo
của thị trường thế giới không còn căng thẳng nữa, xuất khẩu gạo chẳng những đáp
ứng được nhu cầu mà còn vượt cầu. Từ tháng 7/2001 đến nay, quan hệ cung cầu lại
vận động với những dấu hiệu khả quan đối với nhà xuất khẩu. Trong khi nhu cầu
nhập khẩu gạo có xu hướng tăng lên (do thiên tai, môi trường canh tác bị tàn phá,
dân số tăng nhanh...). Nhu cầu tiêu thụ gạo của thế giới năm năm 2002 tăng gần 5
triệu tấn, thiếu hụt so với nhu cầu là 24,3 triệu tấn. Nhìn chung, cầu lúa gạo tăng lên
là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
(i) Mức thu nhập bình quân đầu người ở những nước nhập khẩu gạo tăng lên.
Khi thu nhập tăng, người tiêu dùng có xu hướng mở rộng tiêu dùng lúa gạo, đồng
thời tiêu dùng lúa gạo từ chất lượng thấp đến chất lượng cao. Nếu mức thu nhập
tăng cao hơn nữa, người tiêu dùng vừa tiếp tục tăng tiêu dùng lúa gạo cao cấp (gạo
66
đặc sản) vừa đẩy mạnh tiêu dùng thực phẩm giàu đạm như rau, cá thịt.... Do vậy,
hiện nay các nước đang phát triển tiêu thụ tới 94-95% tổng lượng gạo trên thế giới,
các nước phát triển chỉ chiếm 5-6%. Ngoài ra, việc tăng thu nhập và xoá đói giảm
nghèo ở nhiều nước châu Á (Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Philippin) và châu Phi
lại làm tăng nhanh lượng tiêu dùng lương thực, chủ yếu là gạo (bình quân đầu
người).
(ii) Tỷ lệ tăng dân số. Trong vài thập kỷ tới, yếu tố quan trọng làm tăng cầu
lúa gạo chủ yếu là do tăng dân số, trong khi mức tăng sản lượng lương thực lại chậm
hơn. Năm 2000, dân số toàn cầu đã vượt con số 6 tỷ người, trong đó khoảng 3,9 tỷ
người đang dùng gạo làm lương thực chính, với nhu cầu cần 425 triệu tấn/năm so
với sản lượng hiện nay 400,5 triệu tấn, còn thiếu 24,5 triệu tấn/năm. Theo đánh giá
của Liên hiệp quốc, đến năm 2005 dân số sẽ đạt 6,4 tỷ người, tăng trung bình gần 83
triệu người/năm. FAO đã nhận định rằng dân số thế giới năm 2020 sẽ là 7,5 tỷ
người, trong đó các nước đang phát triển chiếm 6,3 tỷ người. Những dự đoán gần
đây cho thấy rằng nhu cầu về lúa gạo sẽ tăng 70% trong giai đoạn 1990-2025. Riêng
sản xuất lúa gạo của châu Á phải tăng từ 480 triệu tấn hiện nay lên hơn 800 triệu tấn
trong 30 năm tới, cầu về lúa gạo tăng với tỷ lệ 1,85/năm. Như vậy, lương thực của
các nước đang phát triển, hàng đầu là gạo, cần phải tăng hàng năm với tốc độ gấp
rưỡi mức tăng những năm qua.
* Thứ hai, dự báo khả năng cung cấp lúa gạo
Trong khi cầu về lúa gạo tiếp tục tăng với tốc độ cao cả về số lượng và chất
lượng thì đã bắt đầu có dấu hiệu đáng lo ngại về việc giảm mức tăng trưởng cung
lúa gạo. Mức tăng trưởng trong sản xuất lúa gạo hàng năm trên thế giới chỉ là 1,7%
từ năm 1985 đến 1995 trong khi giai đoạn 1975 - 1985 là 3,2%. Nguyên nhân chủ
yếu là do mức tăng trưởng sản xuất lúa gạo giai đoạn 1985 - 1995 thấp hơn mức
tăng dân số ở hầu hết các nước châu Á. Trên thực tế, có nhiều lí do làm cho năng
suất lúa gạo giảm: (i) giảm đầu tư cho thuỷ lợi trên cả hai cả lĩnh vực là mở rộng
diện tích thuỷ lợi và duy trì cơ sở hạ tầng hiện có; (ii) giảm dần khoảng cách giữa

67
khả năng công nghệ và lợi tức của nông dân trong những vùng đất thấp; và (iii)
giảm lợi nhuận của người trồng lúa do tăng sức cạnh tranh các yếu tố đầu vào, đặc
biệt là đất đai, lao động và nước. Rất nhiều quốc gia ở Nam và Đông Nam Á sẽ gặp
nhiều khó khăn trong việc đảm bảo an toàn lương thực trong sản xuất lúa gạo trong
10-20 năm tới. Vấn đề này sẽ trở nên nan giải nếu chưa tăng cường đầu tư công
nghệ đủ mạnh cho hệ thống thuỷ lợi, phát triển các loại giống lúa mới có năng suất
cao, tăng thâm canh lúa gạo, áp dụng khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, đầu tư vào
cơ sở vật chất như máy móc nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu...
Nhìn chung những năm qua, sản xuất lúa gạo thế giới vẫn tăng khả quan từ
508 triệu tấn thóc năm 1989 lên 567 triệu tấn năm 1995, mức tăng trung bình
1,3%/năm. Cá biệt năm 1989 và 1995 do được mùa, sản lượng thóc tăng 12 và 14
triệu tấn, mức tăng trưởng tương ứng là 2,4 và 2,9%. Theo đánh giá mới nhất
USDA, sản lượng gạo thế giới năm 2002 chỉ đạt 384,4 triệu tấn, giảm 10 triệu tấn so
với dự báo đầu năm và giảm 12,3 triệu tấn (3,1%) so với năm 2001. Cũng theo
USDA, sản lượng gạo thế giới năm 2009 đạt 429 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng
2,7% trong giai đoạn 1999 - 2009, gấp 2 lần so với mức tăng trưởng hàng năm của
giai đoạn 1989 - 1999.
Tăng trưởng của cầu lúa gạo đang xu hướng chậm lại do quá trình đô thị hoá,
thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh và mức độ tiêu dùng lúa gạo đã đạt trong
nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tăng trưởng của cung lúa gạo giảm chậm hơn so với
giảm cầu do giảm diện tích trồng lúa, giảm lợi nhuận trong sản xuất lúa gạo và tăng
cường mối quan tâm đến bảo vệ môi trường.
* Thứ ba, dự báo khả năng xuất khẩu
Xuất khẩu gạo thế giới tăng đều và nhanh, từ 11,4 triệu tấn năm 1990 lên 27,3
triệu tấn năm 1998. Trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Trung quốc với mức
xuất khẩu 3,4 triệu tấn. USDA cho biết xuất khẩu gạo năm 2002 giảm 0,9% từ 24,85
triệu tấn năm 2001 xuống còn 24,6 triệu tấn. USDA dự đoán năm 2003 tổng lượng
xuất khẩu gạo khoảng 26,6 triệu tấn. Từ nay đến năm 2005, xuất khẩu gạo thế giới

68
có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm do khả năng sản xuất lúa gạo của những
nước xuất khẩu châu Á khó duy trì ở mức tăng trưởng trước kia. Nguyên nhân do
dân số tăng nhanh, diện tích canh tác thu hẹp....Như vậy, với tình hình này đến năm
2005 sẽ dẫn đến quan hệ cung cầu có lợi cho nhà xuất khẩu.
* Thứ tư, dự báo dự trữ lúa gạo thế giới
Đánh giá thị trường gạo thế giới trong tương lai sẽ không đầy đủ nếu không
nói đến biến động về dự trữ gạo.
Bảng 11 - Dự trữ gạo của thế giới trong những năm 1984 - 1996
(Đơn vị: triệu tấn)
Năm
1984 1994 1995 1996
Khu vực
Toàn thế giới 67,5 60,9 55,5 52,1
Những nước XK chủ yếu 23,1 18,8 15,8 14,9
Những nước khác 44,4 42,1 39,7 38,2
Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới -
Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 2001, tr.39
Từ bảng trên (Bảng 10), ta thấy dự trữ gạo thế giới giảm liên tục, chứng tỏ
quan hệ cung cầu diễn ra căng thẳng, giá gạo tăng. Năm 1994 - 1995, giá cả lương
thực thế giới tăng nhiều và đạt kỷ lục năm 1996 là 352 USD/tấn (mức dự trữ năm
đạt thấp nhất là 52,1 triệu tấn). Từ năm 1997 - 1999, dự trữ gạo lại liên tiếp tăng,
tương ứng là 56, 60 và 65,2 triệu tấn. Lượng cung tăng, dẫn đến giá giảm. Sang năm
2001, dự trữ gạo thế giới tháng 3-4 đã xuống mức trên dưới 61 triệu tấn. Cuối quý
III năm 2001, giá gạo tăng lên, nên dự trữ giảm xuống còn khoảng 59 triệu tấn. Xét
tương quan giữa sản xuất và tiêu thụ với mức tăng dân số khá nhanh tất yếu dẫn đến
quan hệ cung cầu sẽ bình ổn theo xu hướng có lợi cho nhà xuất khẩu.
Tóm lại, trong bối cảnh an ninh lương thực toàn cầu hiện nay, nhu cầu nhập
khẩu gạo vẫn mở rộng. Tình hình đó là căn cứ thực sự cho định hướng phát triển
sản xuất và xuất khẩu gạo Việt Nam.

69
3. 1. 2. Mục tiêu định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam những năm tới
Trong chiến lược phát triển xuất khẩu cho giai đoạn 2001 - 2010 của Bộ
Thương mại, tháng 10/2000, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 của Việt Nam là
62,7 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá: 54,6 tỷ USD, dịch vụ: 8,1 tỷ USD (tổng
kim ngạch xuất khẩu năm 2000 là 15,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hoá đạt
13,5 tỷ USD, dịch vụ đạt 2,0 tỷ USD).
Trong cơ cấu xuất khẩu, cần gia tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến có hàm
lượng công nghệ cao và giảm dần tỷ trọng hàng thô. Trong đó nhóm hàng nông sản,
hải sản từ 23,3% năm 2000 xuống còn 16 - 17% năm 2010. Đối với mặt hàng gạo,
tỷ trọng xuất khẩu gạo đương nhiên giảm xuống, song khối lượng và giá trị xuất
khẩu hàng năm vẫn tăng khá mạnh. Trong dự báo chiến lược phát triển nông nghiệp
thời kỳ 2000 - 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tháng 3/2000,
xuất khẩu gạo sẽ từ 4 - 5 triệu tấn/năm và duy trì khoảng 5 triệu tấn với kim ngạch
xuất khẩu khoảng 1,5 tỷ USD.
Căn cứ vào mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược phát triển xuất khẩu ở trên, và vị
trí, vai trò của mặt hàng gạo, đồng thời xuất phát từ tình hình thực tế và định hướng
chung về sản xuất và xuất khẩu gạo cho thời gian tới, việc xác định mục tiêu trong
xuất khẩu gạo đến năm 2010 cần phát triển theo các định hướng sau:
Một là, đa dạng hoá chủng loại gạo, cấp loại gạo xuất khẩu, đáp ứng các nhu
cầu khác nhau của thị trường gạo thế giới. Đa dạng hoá chủng loại, cấp loại không
có nghĩa là càng nhiều chủng loại, cấp loại càng tốt, mà sự đa dạng đó cũng phải
theo nhu cầu của thị trường. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, dù đó là
nhu cầu loại gạo gì, quy mô lớn hay nhỏ. Ngoài ra, đa dạng hoá xuất khẩu chủng
loại gạo, cấp loại gạo phải theo hướng tăng dần tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao,
gạo cấp loại cao trong tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Hai là, kết hợp chặt chẽ đa phương hoá và tập trung hoá thị trường xuất khẩu,
trước hết là những thị trường tiêu thụ lớn, ổn định lâu dài. Đó là những thị trường
chiến lược cần phải có những ưu tiên nhất định đối với khách hàng. Những thị

70
trường nhỏ và không ổn định được coi là các thị trường chiến thuật, cần có chính
sách, hệ thống tổ chức thích hợp để sẵn sàng chiếm lĩnh khi cần thiết và có cơ hội.
Ba là, đa dạng hoá các hình thức tổ chức và thành phần tham gia xuất khẩu
gạo để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu ở mọi nơi, mọi lúc, quy mô lớn hay nhỏ
của khách hàng. Như vậy, trong hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo và cơ chế quản lý vĩ
mô, cần vừa có doanh nghiệp lớn chủ đạo, vừa có doanh nghiệp nhỏ hỗ trợ, vừa có
cơ chế cứng, vừa có cơ mềm để hệ thống này có thể linh hoạt, uyển chuyển, thích
ứng kịp thời với mọi biến động của thị trường. Vấn đề là cần có sự phân chia, phân
cấp thị trường cho các loại hình tổ chức xuất khẩu gạo một cách hợp lý.
3. 1. 3. Chiến lược thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
Trong thời gian tới, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam không chỉ phụ
thuộc vào số lượng, chất lượng, chủng loại gạo xuất khẩu mà còn phụ thuộc vào
triển vọng thị trường các nước, các khu vực và nhiều yếu tố khác. Thị trường chiến
lược xuất khẩu gạo của Việt Nam trong những năm tới được tập trung chủ yếu vào
những thị trường sau.
3. 1. 3. 1. Thị trường châu Á
Châu Á dân số 3.637 triệu người, tỷ lệ nghèo lương thực còn chiếm 4% dân
số, tương đương 145,5 triệu người. Đến năm 2010, với mức tăng dân số 1,3%; dân
số châu Á lên đến 4.328 triệu người, nhu cầu gạo cần 415 triệu tấn. Châu Á hàng
năm đang phải nhập khẩu 11 - 12 triệu tấn gạo. Châu Á thiếu gạo tập trung chủ yếu
ở những nước đông dân như Trung Quốc (2,3 triệu tấn), Ấn Độ (1,9 triệu tấn),
Indonesia (1,2 triệu tấn), Bangladesh (1 triệu tấn), Iran (0,5 triệu tấn), Iraq (0,3 triệu
tấn). Trong thời gian tới sản xuất tuy có tăng, nhưng chưa đủ đảm bảo cung cấp theo
kịp đà tăng dân số. Nhu cầu gạo nhập khẩu ổn định từ 10 - 11 triệu tấn/năm.
Châu Á là một thị trường tiềm năng rất lớn với vị trí địa lí không quá xa so
với Việt Nam, giảm chi phí trong vận chuyển và không đòi hỏi khắt khe về chất
lượng. Chúng ta nên tận dụng lợi thế này. Tuy nhiên, thị trường này thường không
ổn định, bấp bênh, cạnh tranh gay gắt do có nhiều nước (Thái Lan) xuất khẩu cùng

71
mặt hàng. Do vậy, để thâm nhập vào thị trường này nhiều hơn nữa, bên cạnh những
nước truyền thống nhập khẩu của ta hiện nay, chúng ta cần nâng cao chất lượng gạo
để có điều kiện thâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng
Kông – khu vực thị trường tiêu thụ gạo cấp cao, nhất là gạo đặc sản.

72
3. 1. 3. 2. Thị trường châu Phi
Châu Phi có dân số 771 triệu người, trong đó 231,3 triệu người, chiếm 30%
dân số đang trong tình trạng nghèo lương thực. Ngoài các lương thực khác, hiện gạo
đang phải nhập khẩu 10-11 triệu tấn/năm. Châu Phi sản xuất được 4 triệu tấn lúa,
với mức tăng 2% sẽ lên đến 4,6 triệu tấn vào năm 2005. Để đảm bảo lương thực cho
dân số, nhập khẩu sẽ phải tăng thêm 2 triệu tấn từ nay đến năm 2005.
Dự kiến đến năm 2010, dân số châu Phi lên đến 963,7 triệu người trong khi
khả năng mở rộng sản xuất ngô, lúa, mỳ, tiểu mạch và các đại mạch khác tăng chậm
(do thiếu nước). Nếu sản lượng gạo sản xuất tăng bình quân 2%, đến năm 2010, mới
đạt 5-6 triệu tấn. Vì vậy, nhu cầu phải nhập khẩu thêm gạo tiếp tục tăng, khoảng 15-
16 triệu tấn gạo mỗi năm.
Với tiềm năng nhập khẩu gạo của châu Phi lớn như vậy, nhưng Việt Nam
xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường này còn hạn chế, và phần lớn (2/3) qua trung
gian. Tuy nhiên, những năm qua, đặc biệt năm 2002, đã có những chuyến thăm châu
Phi của các đoàn cấp cao cũng như của các Bộ, Ngành của Việt nam nhằm tìm kiếm
và mở rộng thị trường, trong đó phải kể đến chuyến thăm một số nước Tây Nam Phi
của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng 11/2002. Trong các chuyến thăm đó, cả
Chính phủ và giới doanh nghiệp hai bên đều thể hiện quyết tâm cao trong việc thiết
lập quan hệ buôn bán lâu dài. Do vây, châu Phi là thị trường mới, nhưng rất triển
vọng đối với Việt Nam trong tương lai, đặc biệt với mặt hàng gạo. Hơn nữa, thị
trường này không đòi hỏi khắt khe về chất lượng, có nhu cầu lớn về gạo phẩm cấp
trung bình và thấp. Những loại gạo này Việt Nam có ưu thế cạnh tranh hơn các đối
thủ vì giá rẻ hơn.
3. 1. 3. 3. Thị trường châu Mỹ La tinh
Khu vực Mỹ Latinh có dân số 513 triệu người, tỷ lệ nghèo lương thực chiếm
3% dân số, tương đương 15,4 triệu người, đang phải nhập khẩu hàng năm 1-1,5 triệu
tấn gạo. Khu vực này hiện sản xuất được 6 triệu tấn gạo mỗi năm, với mức tăng 2%
sản lượng, đến năm 2005 đạt 7 triệu tấn, sẽ phải nhập khoảng 3,8 triệu tấn mới đủ

73
đáp ứng nhu cầu. Khu vực Mỹ Latinh có tốc độ tăng dân số bình quân 1,7%, đến
năm 2010 dự kiến có khoảng 615 triệu người. Với tốc độ tăng sản lượng lương thực
2,5% năm có thể đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng gạo. Tuy nhiên, khu vực này vẫn
phải nhập một lượng gạo tương đối lớn khoảng 5,5 triệu tấn/năm.
Khu vực Mỹ Latinh cũng là khu vực thị trường xuất khẩu chủ yếu các mặt
hàng nông sản trên thị trường thế giới, nên triển vọng xuất khẩu gạo sang thị trường
này của Việt Nam không lớn lắm. Trong thời gian qua, chúng ta chủ yếu xuất sang
Brazil và Cuba – thị trường quen thuộc của Việt Nam.
3. 1. 3. 4. Thị trường châu Âu (EU và SNG)
EU là thị trường không có nhu cầu lớn về gạo, chủ yếu vẫn là gạo cao cấp.
Tuy nhiên, các nước EU lại đóng vai trò trung gian quan trọng trong xuất khẩu gạo
của Việt Nam sang các nước nghèo châu Phi bằng con đường viện trợ. Hàng năm
nhu cầu tiêu thụ của EU đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
rất lớn, đồng thời chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam không ngừng
được hoàn thiện. EU còn là khu vực kinh tế khá ổn định, cùng với việc ra đời và
hoạt động của “khu vực đồng Euro”, đang tạo ra những thuận lợi mới cho thương
mại của Việt Nam. Do vậy, thị trường EU là môi trường lý tưởng để các doanh
nghiệp Việt Nam thể hiện khả năng của mình.
Hiện nay, thị trường EU chiếm khoảng 26% xuất khẩu của Việt Nam, phấn
đấu tăng lên 30% năm 2005. Hàng xuất khẩu vào EU thường được giá, nhưng đòi
hỏi chất lượng rất cao. Hiện nay phần lớn các sản phẩm nông nghiệp nói chung và
gạo nói riêng của Việt Nam chưa thích ứng được với điều kiện mậu dịch ở khu vực
này. Ngoài ra, EU sử dụng nhiều biện pháp hàng rào phi thuế quan rất nghiêm ngặt
nhằm bảo hộ ngành nông nghiệp trong nước. Cụ thể, ở năm tiêu chuẩn của sản
phẩm: chất lượng, vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường
và lao động.
Tại thị trường này, hàng hoá của các nước đang phát triển cạnh tranh rất
mạnh. Trong vài năm tới, các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng nâng cao chất
lượng và giữ gìn uy tín sản phẩm của mình thì mới có cơ hội chiếm lĩnh thị phần cao
74
trên thị trường này. Đó vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp
Việt Nam.
Nga và SNG là khu vực thị trường truyền thống mà các doanh nghiệp Việt
Nam đã từng quen thuộc. Thị trường này có sức tiêu thụ lớn đối với các loại hàng có
chất lượng và giá cả trung bình, nghĩa là không đòi hỏi các tiêu chuẩn chất lượng và
vệ sinh thực phẩm quá chặt chẽ như những thị trường khó tính khác (EU). Nên thị
trường này được coi là thị trường “dễ tính” nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu của
Việt Nam. Đây là yếu tố thuận lợi cho việc phục hồi thị trường xuất khẩu của Việt
Nam trong tương lai. Về phía các doanh nghiệp, cần xúc tiến mở rộng quan hệ với
khu vực này theo hướng duy trì quan hệ cũ, tìm kiếm thêm đối tác mới. Ở đây doanh
nghiệp cả hai phía đều có khó khăn về tài chính, do đó hai bên cần tìm kiếm các
hình thức và biện pháp khác nhau như giao hàng trả chậm, cấp tín dụng cho nhà
nhập khẩu, lập kho ngoại quan, xây dựng trung tâm xúc tiến thương mại...để tăng
nhanh kim ngạch buôn bán.
Tuy nhiên, quan hệ thương mại trong thời gian qua còn chưa tương xứng với
tiềm năng của hai bên. Năm 2001, kim ngạch mậu dịch song phương Việt-Nga đạt
571 triệu USD (tăng 1,5 lần so với năm 2000 và khoảng 800 triệu USD năm 2002).
Nga cũng là thị trường nhiều tiềm năng với GDP hơn 250 tỷ USD/năm. Quan hệ
hữu nghị và hợp tác giữa hai nước đang tiến triển thuận lợi, đặc biệt sau chuyến
thăm của Tổng thống Nga Putin (năm 2002), tạo cơ sở vững chắc cho quan hệ kinh
tế và thương mại song phương. Các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm cơ hội này để
tìm hiểu nhu cầu đích thực của thị trường Nga về từng chủng loại sản phẩm, chất
lượng, thị hiếu, giá cả...để từ đó xác định chiến lược thâm nhập thị trường đạt hiệu
quả cao và lâu dài. Họ không nên coi việc xuất khẩu trả nợ là dịp để “đẩy đi” những
sản phẩm cấp thấp có chất lượng kém.
Cùng với những thị trường chiến lược ở trên, Việt Nam cũng không xem nhẹ
thị trường chiến thuật đối với những nước tiêu thụ nhỏ đang có quan hệ và sẽ mở
rộng mới.
3. 2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH XUẤT KHẨU
GẠO CỦA VIỆT NAM

75
3. 2. 1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu
Chất lượng là yếu tố quan trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh của hàng
hoá nói chung và mặt hàng gạo nói riêng. Nói một cách khác, chất lượng là vấn đề
sống còn đối với các doanh nghiệp hiện nay. Nếu không quan tâm đến nâng cao chất
lượng thì các doanh nghiệp không những gặp khó khăn ngay ở thị trường trong
nước, chưa nói đến cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đối với mặt hàng gạo, một
loại lương thực thường dùng hàng ngày nhất có liên quan trực tiếp đến sức khoẻ con
người thì việc nâng cao chất lượng lại càng quan trọng và cần được quan tâm hơn.
Do vậy, một trong những giải pháp hàng đầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
xuất khẩu gạo của Việt Nam phải kể đến là nâng cao chất lượng gạo trong thời gian
tới. Giải pháp này cũng phù hợp với xu hướng ngày càng tiêu dùng nhiều những
hàng hoá chất lượng cao. Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao chất lượng gạo không
phải dễ dàng? Nó đòi hỏi phải thực hiện hàng loạt các biện pháp đồng bộ từ khâu
chọn giống, chăm sóc, tưới tiêu, thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản.
3. 2. 1. 1. Giải pháp về giống lúa và quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu
* Giải pháp về giống lúa
Trong thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chính thức
công nhận và đưa vào sản xuất trung bình hàng năm 10 giống lúa mới có năng suất
cao, chống chịu tốt. Vụ đông xuân 1993 - 1994 đã gieo trồng đại trà 51.000 ha lúa
với sản lượng tăng thêm 75.000 tấn, vụ đông xuân 1994-1995 là 75.000 ha, vụ 1995
- 1996 là 100.000 ha....Năng suất lúa lai cao hơn các giống truyền thống 1,0 - 1,5
tấn/ha. Có thể đánh giá tổng quát, trong tất cả các giải pháp kỹ thuật thâm canh, giải
pháp giống là giải pháp thành công nhất. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả hơn trong
những năm tới, cần hoàn thiện một số vấn đề sau:
Một là, ưu tiên hàng đầu cho việc tuyển các giống lúa chất lượng tốt, chú
trọng các giống lúa đặc sản truyền thống của địa phương, từ đó hình thành quỹ gen
về giống lúa chất lượng cao cho xuất khẩu, thoả mãn nhu cầu những thị trường khó
tính.

76
Hai là, hình thành hệ thống nhân giống lúa thích hợp, đảm bảo tốt giống
thuần, khắc phục tình trạng giống lai tạp, xuống cấp.
Ba là, rút ngắn hơn nữa thời gian nghiên cứu, thực nghiệm đến áp dụng đại
trà, đẩy mạnh hoạt động khuyến khích nông dân để nhanh chóng chuyển giao công
nghệ cho nông dân.
Bốn là, mỗi tỉnh, huyện, cần xác định cơ cấu giống tối ưu, đáp ứng nhu cầu
thị trường nước ngoài và phù hợp với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu cụ thể của
mình.
* Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất lúa xuất khẩu
Quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu là đòi hỏi khách quan đáp
ứng nhanh chóng nhu cầu của thị trường thế giới về số lượng và đặc biệt là chất
lượng, chủng loại và cấp loại gạo, tránh tình trạng thiếu hoặc thừa một loại gạo nào
đó so với nhu cầu. Không nắm được chính xác thông tin thị trường trong bước quy
hoạch tổng thể hoặc sản xuất theo lối tự phát, nghĩa là nhà xuất khẩu gạo chỉ bán cái
mà mình có sẵn, chứ không phải cái mà thị trường cần, đi ngược với marketing hiện
đại. Bài học thất bại mà chúng ta rút ra được trong thời kỳ kế hoạch hoá tập trung
trong việc quy hoạch vùng chuyên canh do không xuất phát từ nhu cầu thực tế của
thị trường.
Quy hoạch vùng chuyên canh lúa gạo xuất khẩu còn là căn cứ để Nhà nước
đầu tư có hiệu quả cho từng vùng, từng doanh nghiệp trọng điểm, tránh sự đầu tư
tràn lan, lãng phí và kém hiệu quả. Ngoài ra, nó cho phép sự phối hợp đồng bộ các
hoạt động từ sản xuất đến xuất khẩu nhằm nâng cao chất lượng, giảm chi phí và
nâng cao năng lực cạnh tranh tổng hợp trên thương trường quốc tế.
Tuy nhiên, việc quy hoạch trước hết phải đảm bảo được lợi ích thoả đáng cho
người nông dân. Nếu không đáp ứng được yêu cầu này, việc quy hoạch sẽ không trở
thành hiện thực. Do vậy, nội dung quy hoạch vùng chuyên canh cần theo những
hướng cụ thể sau:
Thứ nhất, đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long

77
Đây là vùng lúa trọng điểm số một của nước ta và xuất khẩu gạo chủ yếu của
cả nước. Vùng này cần tập trung chuyên canh các chủng loại lúa có chất lượng cao,
khối lượng xuất khẩu lớn. Để nâng cao phẩm cấp gạo xuất khẩu, việc quy hoạch
phải tính toán đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy hoạch 7 khâu liên hoàn, đó
là Canh tác – Thu hoạch – Chế biến - Đóng gói – Bảo quản – Vận chuyển – Cảng
khẩu, ở ngay vùng xuất khẩu trọng điểm này. Mặt khác, khi quy hoạch cần xác định
phương hướng tăng dần tỷ trọng xuất khẩu loại gạo chất lượng cao, kể cả loại gạo
đặc sản như Nàng Hương, Chợ Đào...Như vậy, cùng với quy hoạch tổng thể toàn
vùng 12 tỉnh lúa, cần khảo sát mặt bằng thổ nhưỡng và sinh thái cụ thể từng tỉnh để
quy hoạch các tiểu vùng chuyên canh xuất khẩu cùng với các tiểu vùng canh tác lúa
gạo tiêu dùng nội địa.
Thứ hai, đối với vùng Đồng bằng sông Hồng
Sau Đồng bằng sông Cửu Long, đây là vùng lúa lớn thứ hai của nước ta. Bên
cạnh những hạn chế đáng kể về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật, người đông,
vùng này lại có những ưu thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết, khí hậu rất thuận lợi
để phát triển các giống lúa đặc sản truyền thống nổi tiếng như Tám Thơm, Dự
Hương...Đây là những sản phẩm có thể chiếm lĩnh nhanh chóng các thị trường gạo
Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, các nước NIC với mức giá cao, hiệu quả xuất khẩu lớn. Về
lâu về dài, vùng này chỉ nên chiếm khoảng 10% tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước,
chủ yếu là các loại gạo đặc sản truyền thống. Như vậy, việc quy hoạch theo các tiểu
vùng ở đây cũng là một yêu cầu khách quan, giống như ở Đồng bằng sông Cửu
Long. Điều đó cho phép khai thác triệt để những lợi thế chung trên toàn vùng và
những lợi thế riêng có ở từng tiểu vùng cụ thể như vùng chuyên sản xuất – xuất
khẩu gạo đặc sản truyền thống ở Nam Định, Hải Dương, Thái Bình cho thị trường
Nhật Bản, Bắc Mỹ, EU...
Thứ ba, đối với các vùng khác
Nhìn chung, những vùng này không có những tiềm năng lâu dài về xuất khẩu
gạo do diện tích ít, năng suất thấp, thuỷ lợi kém, thường bị thiếu đói lương thực.

78
Nhiệm vụ của các vùng vẫn là cố gắng phát triển sản xuất một cách hợp lý đẻ tự túc
được nhu cầu lương thực và góp phần tích cực đảm bảo bền vững an ninh lương
thực quốc gia.
3. 2. 1. 2. Giải pháp về công nghệ chế biến và thương hiệu gạo xuất khẩu
Quy trình xay xát chế biến gạo xuất khẩu là khâu có tỷ lệ tổn thất lớn nhất
(4,5%) so với các khâu sau thu hoạch. Công suất xay xát còn chưa đáp ứng được
nhu cầu thực tế chế biến gạo xuất khẩu (công suất mới đạt 2,5 triệu tấn/năm trong
khi xuất khẩu năm 1999 và 2000 đạt 4,6 và 3,5 triệu tấn). Mặt khác, hiện cả nước có
nhiều cơ sở xay xát rất đa dạng của cả quốc doanh và tư nhân, nên chất lượng gạo
xay xát không đồng đều. Tuy đã có nhiều cố gắng, nhưng nhìn chung, cơ sở xay xát
chế biến gạo của nước ta hiện vừa thiếu vừa yếu, còn thua kém khá nhiều so với
Thái Lan và càng thua kém xa so với trình độ chế biến của Mỹ.
Do vây, việc đầu tư vào chế biến gạo là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp
xuất khẩu gạo Việt Nam để tăng lợi ích của mình, nâng cao được uy tín và ngày
càng chiếm lĩnh thị trường. Mặc dù đầu tư vào chế biến đòi hỏi một lượng vốn lớn,
nhưng nó sẽ đem lại hiệu quả cao. Trong quá trình đầu tư đổi mới hiện đại hoá công
nghệ chế biến gạo xuất khẩu của Việt Nam nên theo các hướng sau:
- Tận dụng khai thác có hiệu quả những cơ sở quốc doanh có công suất lớn và
công nghệ hiện đại hiện có như Nhà máy xay xát Satake Sài Gòn.
- Rà soát lại tất cả các cơ sở quốc doanh còn lại, cũng như những cơ sở tư
nhân để đầu tư, nâng cấp hay bổ sung thay thế nhằm khai thác tối đa có thể được về
số lượng và chất lượng gạo xay xát.
- Cần nhập khẩu mới từ Nhật Bản hay Italia ít nhất một cơ sở xay xát công
suất trên 600 tấn/ngày, bảo đảm đồng bộ các công đoạn hiện đại của thế giới để có
thể cạnh tranh kịp thời với Thái Lan trong việc xuất khẩu gạo cao cấp 5% tấm.
Như chúng ta đều biết, cứ hỏi bất kỳ ai xem họ nghĩ đến thành quả lớn đầu
tiên của Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế vừa qua là thành quả gì, chắc
chắn trên 90% số người được hỏi nghĩ ngay đến là thành quả vượt bậc về xuất khẩu

79
gạo. Nhưng, hỏi thương hiệu gạo Việt Nam là gì, có lẽ chưa có câu trả lời chính xác
(?). Trong khi cùng câu hỏi đó về nước Nhật, hay nước Đức, đa số người ta đều nghĩ
ngay đến hàng điện tử và ôtô gắn liền với nó là thương hiệu Sony, Toyota, hay
Mercedes. Nói một cách khác, đối với họ, sản phẩm và thương hiệu sản phẩm nổi
tiếng cùng nhau, còn gạo của Việt Nam thì ngược lại. Đây là một thiệt thòi quá lớn
cho gạo Việt Nam.
Do vậy, cùng với việc nâng cao chất lượng cạnh tranh bằng việc hiện đại hoá
công nghệ chế biến gạo xuất khẩu, đã đến lúc chúng ta cần quan tâm hơn nữa để tạo
ra một thương hiệu tương xứng cho mặt hàng gạo Việt Nam, nghĩa là có chiến lược
và bước đi để xây dựng uy tín của mặt hàng gạo Việt Nam nhằm cải thiện hình ảnh
và vị thế cho mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Ngoài ra, trong xu
hướng toàn cầu hoá hiện nay nếu chúng ta không xây dựng cho mình một thương
hiệu riêng, sau đó đăng ký bảo hộ trên phạm vi cả ở trong và ngoài nước, chắc chắn
chúng ta sẽ bị thua thiệt nhiều so với các đối thủ khác. Ngày nay người ta quan niệm
rằng “Thương hiệu không chỉ là tài sản mà còn là bản sắc và văn hoá của mỗi quốc
gia”. Hy vọng tương lai không xa, mỗi lần người ta nghĩ đến Việt Nam là mỗi lần
thương hiệu gạo Việt Nam được nhắc đến.
3. 2. 1. 3. Giải pháp về bảo quản, chuyên chở, bao bì đóng gói
Sau khâu chế biến, khâu bảo quản những năm qua gây tỷ lệ tổn thất lớn thứ
hai, với mức 3,2 – 3,9%. Những giải pháp chủ yếu cho khâu này cần theo hướng
sau:
- Áp dụng công nghệ và thiết bị bảo quản kín, chân không các loại gạo xát
trắng, gạo lật bằng cách sử dụng màng PVC trong môi trường khí CO2 hoặc khí N2
ở các kho dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh.
- Sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh, các chế phẩm từ thực vật có
tác dụng diệt côn trùng, nhưng không gây độc hại cho người và gia súc, cũng như
gây nhiễm bẩn môi trường bảo quản thóc gạo ở các kho.

80
- Áp dụng công nghệ bảo quản mát thóc gạo ở một số cụm dự trữ quốc gia
(nhiệt độ duy trì 15 0C).
- Sản xuất các thiết bị kho chứa chuyên dụng cỡ nhỏ, có thể cỡ 1.000 – 5.000
kg, tuỳ theo nhu cầu thực tế cụ thể và cơ động...
Bao bì đóng gói không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa là để bảo vệ hàng hàng
hoá mà còn là nhẵn hiệu để quảng cáo hàng hoá, hướng dẫn tiêu dùng. Nhiều khi
chính bao bì đóng gói mang lại hiệu quả hơn cả chính sản phẩm bên trong. Còn khi
xâm nhập vào thị trường mới chính kí mã hiệu trên bao bì là một sự hướng dẫn,
quảng cáo đầy hiệu quả để sản phẩm bước đầu cạnh tranh với sản phẩm cùng loại
trên thị trường. Việc gạo xuất khẩu Việt Nam bị bán thấp hơn và kém cạnh tranh
hơn gạo Thái Lan cùng cấp một phần cũng do bao bì đóng gói và công tác ghi nhẵn
mác kém. Ngoài ra, chính bao bì đóng gói giữ toàn vẹn chất lượng cho sản phẩm
trong quá trình vận chuyển. Rất nhiều trường hợp hàng nông sản Việt Nam do bao
gói không tốt, nên khi huy động ra tới cảng lại phải mang về do mất mùi thơm.
Vậy giải pháp cho vấn này là gì? Trước hết là bao bì đóng gói phải làm bằng
những chất liệu bền, tốt, phù hợp với từng chủng loại sản phẩm. Thứ đến là làm tốt
công tác ghi nhãn mác trên bao bì sản phẩm vừa để tránh làm hàng giả vừa để quảng
cáo sản phẩm của mình và đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của người tiêu dùng. Cụ thể là
ghi đầy đủ các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm, đó là, tên hàng hoá; tên
nước sản xuất; địa chỉ; định lượng; thành phần cấu tạo; các chỉ tiêu chất lượng;
hướng dẫn sử dụng, bảo quản; ngày, tháng, năm sản xuất, hạn sử dụng; xuất xứ hàng
hoá. Tiếp đến là xuất khẩu gạo sang nước nào thì nên ghi nhãn bằng chính tiếng
nước đó, hoặc bằng tiếng Anh. Tóm lại, nâng cao chất lượng bao bì, bao gói và làm
tốt công tác ghi nhãn trên bao bì vừa nâng cao chất lượng sản phẩm vừa nâng cao
năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
3. 2. 2. Nhóm giải pháp giảm thiểu chi phí và cạnh tranh giá cả
Trong kinh doanh hiện đại, chi phí, giá thành và giá cả là vũ khí cơ bản thứ
hai (sau chất lượng) của cuộc chiến tranh khốc liệt hiện nay. Nên bất kỳ doanh

81
nghiệp nào cũng tìm mọi giải pháp để giảm tối đa chi phí trong sản xuất. Tìm ra
những giải pháp này có nghĩa là doanh nghiệp đó coi như đã chiến thắng một nửa.
3. 2. 2. 1. Giải pháp giảm chi phí sản xuất và chế biến
Ngoài lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, làm cho chi phí
sản xuất của Việt Nam thấp hơn của các nước xuất khẩu khác. Tuy nhiên, giá thành
của ta còn cao. Do đó, cần nghiên cứu các biện pháp giảm chi phí đầu vào như:
- Giảm thuế nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu, giảm thuế VAT đối với
nguyên liệu sản xuất trong nước bán cho người sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Loại
bỏ các chi phí không cần thiết ra khỏi giá thành, giảm các chi phí dịch vụ đầu vào
như dịch vụ Bưu chính - Viễn thông, điện nước, bến bãi, vận chuyển, hải quan,
thanh tra, kiểm tra đến mức tối đa.
- Hạn chế nhập khẩu phân bón từ nước nước ngoài, chúng nên nghiên cứu sản
xuất ra những loại phân bón khác rẻ hơn để thay thế, vừa tận dụng nguồn lao động
trong nước và nguồn nguyên liệu sẵn có. Ví dụ, xây dựng các nhà máy sản xuất
phân bón vi sinh từ rác thải hàng ngày. Loại phân bón này vừa rẻ hơn lại vừa không
gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển giống lúa mới cho năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt và
những giống lúa ngắn ngày phù hợp với điều kiện thiên tai ở từng vùng để tránh tổn
thất không đáng có.
- Để khắc phục tình trạng sản xuất phân tán và manh mún, thu gom lúa gạo ở
nhiều nơi để xuất khẩu, làm giảm chất lượng sản phẩm và tăng chi phí, cần xây
dựng và phát triển các vùng sản xuất tập trung lúa gạo có quy mô lớn như đã trình
bày.
Trên thực tế chi phí sản xuất của Việt Nam là thấp hơn của các nước khác,
nhưng chi phí chế biến là cao hơn họ. Nguyên nhân chủ chủ yếu do khâu chế biến là
khâu tổn thất nhiều nhất (với mức 4,1 – 4,5%) trong tất cả các khâu sau thu hoạch,
làm tăng giá thành xuất khẩu gạo. Những giải pháp chủ yếu cho khâu này là:
- Kiểm tra lại toàn bộ các cơ sở xay xát hiện có trong cả nước bao gồm của cả
quốc doanh và tư nhân nhằm biết được hiện trạng của từng cơ sở để từ đó:

82
+ Loại bỏ những loại máy xay xát quá cũ, lạc hậu, năng suất thấp.
+ Tận dụng tối đa số máy vẫn còn trong tình trạng sử dụng được bằng việc
đầu tư, nâng cấp, cải tiến hay bổ sung theo hướng hiện đại.
+ Quy hoạch lại những cơ sở xay xát trong từng vùng tránh tình trạng vừa
thừa lại vừa thiếu dẫn đến thời điểm này, vùng này thì máy móc khai thác không hết
công suất; còn vùng khác, thời điểm khác thì máy móc lại không đủ công suất.
- Tiến tới hiện đại hoá dần toàn bộ từ khâu sản xuất, chế biến và thị trường
phải gắn liền nhau.
- Cải tiến hệ thống kênh phân phối gạo xuất khẩu hiện nay dựa trên cơ sở hệ
thống phân phối của Thái Lan (xem mục 3.2.3.2).
3. 2. 2. 2. Giải pháp giảm chi phí chuyên chở và bảo quản trong nước
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, đa số tàu của Việt Nam là tàu già (tuổi
thọ trung bình 18,5 tuổi), tải trọng bình quân 5.822 DWT/chiếc (trong khi mức trọng
tải đảm bảo hiệu quả kinh tế trong vận tải gạo xuất khẩu phải đạt từ 15.000 –
20.000, hay ít nhất cũng phải 10.000 tấn/chiếc). Hệ quả đương nhiên, cước phí trên
đầu tàu sản phẩm của các đơn vị vận tải biển Việt Nam khá cao so với mặt bằng giá
quốc tế. Giải pháp trong thời gian tới: Trước hết, nâng cấp, sửa chữa đội tàu hiện có
để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn quốc gia và quốc tế trong vận chuyển hàng hải và
không dùng những con tàu không đủ an toàn. Thứ hai, tiến tới mua mới một số con
tàu hiện đại và chất lượng tốt để phục vụ cho những chuyến vận chuyển xa và khối
lượng lớn; còn những chuyến gần và khối lượng không lớn có thể dùng những con
tầu đã được nâng cấp và sửa chữa. Thứ ba, Nhà nước đầu tư vào xây dựng và cải tạo
hệ thống cảng khẩu, cũng như các phương tiện bốc dỡ hiện đại với công suất lớn để
vừa giải phóng hàng nhanh vừa giảm được chi phí.
Một vấn đề không kém phần quan trọng làm tăng chi phí chuyên trở là số
lượng cảng khẩu còn thiếu, phần lớn gạo xuất qua cảng Sài Gòn, còn cảng Cần Thơ
đang trong thử nghiệm. Mặt khác, hiện nay Việt Nam chưa có kho trung chuyển
dành riêng cho việc dự trữ và tái chế gạo xuất khẩu. Tương lai cần có cảng chuyên

83
dụng cho xuất khẩu mặt hàng nông sản, trong đó có mặt hàng gạo. Từ đó xây dựng
hệ thống kho bảo quản, dự trữ chuyên dụng với khối lượng lớn và được trang bị
đồng bộ các thiết bị chống mối mọt, ẩm ướt...
3. 2. 2. 3. Giải pháp giảm chi phí marketing xuất khẩu
Đối với hoạt động marketing xuất khẩu như nghiên cứu thị trường, xúc tiến
thương mại..., hiện nay trong cả nước có nhiều đơn vị thực hiện. Và chất lượng
thông tin kém, manh mún, thiếu chính xác, không rõ ràng, không kịp thời....Nói một
cách khác, các đơn vị này hoạt động vừa kém hiệu quả vừa gây sự lãng phí tiền của
do hoạt động không có sự tập trung, đồng bộ trong các khâu thu thập, theo dõi, xử lý
thông tin thị trường về tình hình giá cả, quan hệ cung cầu...Do vậy, chúng ta nên
thành lập các trung tâm xúc tiến thương mại, trong đó có trung tâm xúc tiến tiêu thụ
gạo. Chức năng của trung tâm này là nắm bắt và cung cấp thông tin về thị trường
gạo thế giới, tổ chức xúc tiến và đưa hàng ra nước ngoài một cách thuận lợi và tiết
kiệm chi phí hơn so với việc để các đơn vị hoạt động một cách riêng lẻ, thiếu sự gắn
kết giữa các khâu, các thông tin. Qua đó, trung tâm có thể tiến tới xây dựng một
ngân hàng dữ liệu về thị trường nước ngoài để có thể sẵn sàng cung cấp cho các
doanh nghiệp khi cần.
3. 2. 3. Nhóm giải pháp về kênh phân phối xuất khẩu và đẩy mạnh yểm trợ
thượng mại quốc tế
Kênh phân phối xuất khẩu được ví như những mạch máu trong cơ thể con
người, thông qua đó toàn bộ chất dinh dưỡng được truyền đến các bộ phận của cơ
thể. Nếu hệ thống này hoạt động không đồng bộ hay kém hiệu quả, chắc chắn sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến sự hoạt động của toàn bộ hay từng bộ phận cơ thể. Qua đó
liên tưởng đến hệ thống kênh phân phối gạo xuất khẩu của Việt Nam thì đây là vấn
đề nổi cộm nhất hiện nay và là một trong những yếu tố làm giảm năng lực cạnh
tranh xuất khẩu của Việt Nam. Bên cạnh đó, những hoạt động yểm trợ cho xuất
khẩu cũng không sáng sủa hơn. Do vậy, chúng ta cần phải có những chấn chỉnh hợp
lý hơn trong toàn bộ hệ thống kênh phân phối xuất khẩu và có giải pháp hữu hiệu

84
hơn về yểm trợ thương mại quốc tế, khi đó con người “xuất khẩu” Việt Nam mới
đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thế giới.
3. 2. 3. 1. Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp, giảm thiểu xuất khẩu qua
trung gian
Chúng ta đều biết, Việt Nam mới tái tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo
thế giới, thiếu nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và chưa có những mối liên hệ
bạn hàng quen thuộc, ổn định, lâu dài. Hệ quả là một lượng lớn gạo phải xuất khẩu
qua trung gian, chi thêm khoản hoa hồng cho người môi giới, mặc dù xuất khẩu theo
phương thức này tạm thời chịu thiệt thòi, lợi nhuận thấp.
Với kinh nghiệm hơn mười năm xuất khẩu, bước đầu nhiều doanh nghiệp
xuất khẩu đã có điều kiện tích luỹ và trưởng thành. Mặt khác, với mục tiêu tăng kim
ngạch xuất khẩu và chiến lược đầu tư vào cả chiều rộng và chiều sâu, tình hình xuất
khẩu gạo Việt Nam đang có sự thay đổi rõ rệt.
Tất cả điều kiện khách quan và chủ quan đang mở ra cho các doanh nghiệp
cách nghĩ mới để có thể hướng vào phương thức xuất khẩu trực tiếp. Để thúc đẩy và
mở rộng nhanh hơn phương thức xuất khẩu trực tiếp, cần có những giải pháp thiết
thực và cụ thể sau:

85
* Giải pháp đối với doanh nghiệp
Thứ nhất, đổi mới tổ chức, sắp xếp lại bộ máy hoạt động với các phòng ban
hợp lý, gọn nhẹ, căn cứ vào công việc thực tế và mục tiêu kinh doanh. Việc thay đổi
đó là cần thiết bởi lẽ doanh nghiệp chuyển đổi từ phương thức xuất khẩu gián tiếp
với tư cách chịu sự chi phối của người trung gian sang phương thức xuất khẩu trực
tiếp với tư cách ông chủ, giao dịch trực tiếp với đối tác nhập khẩu và chủ động thực
hiện. Ngoài ra, trong cơ cấu tổ chức cần chú trọng các bộ phận chức năng khác như
phòng Marketing nghiên cứu thị trường, phòng xuất khẩu...
Thứ hai, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường bằng mọi cách để nắm
bắt những thông tin cần thiết về thị trường xuất khẩu nhằm xác định chắc chắn thị
trường xuất khẩu mục tiêu. Từ đó lập kế hoạch kinh doanh xuất khẩu sát đúng và
năng động triển khai cụ thể theo kế hoạch.
Thứ ba, trong thời gian đầu, nếu cần thiết, doanh nghiệp có thể thuê tư vấn về
thông tin thị trường và nghiệp vụ xuất khẩu để tránh những rủi ro trong kinh doanh.
* Giải pháp đối với Nhà nước
Để đẩy mạnh xuất khẩu có hiệu quả, Nhà nước cần có những chính sách ưu
tiên cần thiết với những doanh nghiệp chuyển đổi phương thức kinh doanh xuất
khẩu từ gián tiếp (qua trung gian) sang trực tiếp, cụ thể:
- Chính sách tài chính ưu đãi như cho vay với lãi suất thấp...
- Đẩy mạnh xúc tiến xuất khẩu ở cấp Nhà nước, hỗ trợ kịp thời cho các doanh
nghiệp chuyển đổi. Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ Thương mại sẽ đóng vai trò
lớn trong hoạt động này để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức hữu quan khác trong việc hỗ trợ doanh
nghiệp, trước hết là các tổ chức tin cậy như Uỷ ban Quốc gia Điều hành Xuất khẩu
gạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội xuất nhập khẩu Lương
thực Việt Nam...
3. 2. 3. 2. Giải pháp giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh

86
Nói đến giải pháp giao hàng xuất khẩu đúng hạn, giải phóng tàu nhanh tức là
nói đến giải pháp về kênh phân phối gạo xuất khẩu. Về khâu này, chúng ta còn
nhiều điều bất cập và cần có những giải pháp chấn chỉnh hệ thống phân phối gạo
trong nước hợp lý.
Thứ nhất, tổ chức mua lúa hàng hoá kịp thời cho nông dân
Nhiều năm qua, tư thương đã đảm nhận tới 95% tổng số lương thực thu mua,
xay xát phục vụ xuất khẩu. Tư thương một mặt đóng góp tích cực vào thị trường
lương thực nội địa thông thoáng, mặt khác cũng bộc lộ mặt tiêu cực trong việc ép
cấp, ép giá mua thóc của nông dân mặc dù Nhà nước chủ trương giữ vững giá thóc
sao cho nông dân có lợi nhuận 25 - 45%. Vì cần bán thóc để trang trải nhiều khoản
chi phí, nên nông dân thường xuyên phải bán thóc với giá thấp, thiệt thòi rất lớn.
Đây là nỗi bức xúc lớn nhất đối với người nông dân, chưa kịp vui mỗi khi được mùa
đã phải lo lắng về giá bán thóc...Trái lại, trong thời gian qua, hầu hết các doanh
nghiệp Nhà nước xuất khẩu gạo luôn bị động trong việc huy động nguồn hàng hoặc
rơi vào tình trạng chờ tàu sắp sửa vào ăn hàng rồi mới đi mua gạo, nhiều khi tạo ra
cảnh ùn tắc tàu ở cảng.
Vấn đề đặt ra là cần phải mua hết lúa hàng hoá dư thừa trong thời điểm thu
hoạch rộ vào kho dự trữ để điều hoà cho những tháng thiếu, tức là đảm bảo ổn định
được nguồn cung ứng gạo xuất khẩu đều đặn quanh năm, giải quyết được tình trạng
thiếu hàng xuất khẩu và gây ùn tắc ở cảng khẩu như đã nêu trên. Vậy giải pháp nào
giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ lúa hàng hoá cho nông dân?
- Khi chuẩn bị bước vào kỳ thu hoạch lúa, Chính phủ phân chia địa bàn cụ thể
cho các doanh nghiệp Nhà nước chuyên doanh lương thực và cục Dự trữ Quốc gia
chịu trách nhiệm chính trong việc mua lúa hàng hoá.
- Sau đó, các đơn vị được phân công xuống ngay địa bàn mình phụ trách để
ký kết hợp đồng nguyên tắc với những người chuyên đi mua gom lúa.
- Khi đã có hợp đồng nguyên tắc rồi, các nhà cung ứng lập phương án vay
vốn tại một trong các Ngân hàng Thương mại được chỉ định ở địa phương. Ngân

87
hàng này thiết lập quỹ tín dụng đặc biệt dành để tài trợ cho hoạt động mua lúa dự
trữ.
- Đồng thời, các doanh nghiệp cũng lập phương án vay vốn từ quỹ tín dụng
đặc biệt nói trên để thanh toán tiền hàng cho các nhà cung ứng.
- Cuối cùng, khi các doanh nghiệp tiêu thụ được gạo thì phải tiến hành giao
dịch thanh toán qua ngân hàng mà mình đã vay vốn mua lúa, gạo nguyên liệu.
Thứ hai, cải tiến hệ thống lưu thông phân phối hiện nay
Có thể minh hoạ tình hình này ở nước ta như sau (Hình 1)
Hình 1 – Sơ đồ hệ thống lưu thông phân phối gạo ở Việt Nam

Nông Hàng Thương Nhà Công Xuất


xáo lái máy ty
dân khâủ
thu đường xay chế
gom dài xát biến
c
Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới -
Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 200, tr.313
Hình trên cho thấy 2 điểm nổi bật:
- Trước khi xuất khẩu, hành trình lúa gạo trải qua tất cả 5 khâu. Điều bất hợp
lý nhất là khâu xay xát chế biến không đồng bộ, nên phải diễn ra 2 lần, thiếu hẳn sự
phối hợp, dẫn tới thời gian kéo dài khiến cho khả năng đáp ứng nguồn hàng chậm.
- Từ người nông dân đến nhà máy xay xát cũng qua 2 khâu, làm cho thời gian
mua gom lúa gạo kéo dài, tăng chi phí và hư hao. Đặc biệt, hai khâu đó do tư thương
đảm nhiệm, dễ dẫn đến tình trạng chèn ép giá nhau giữa nông dân và tư thương, đôi
khi giá cao mà chất lượng không đảm bảo.
Hai điều bất hợp lý trên là nguyên nhân chính làm tăng chi phí chế biến, kéo
dài thời gian và giảm hiệu quả xuất khẩu cả về mặt chớp thời cơ. Từ tồn tại đó,
chúng ta cần cải tiến trên cơ sở tham khảo hệ thống lưu thông phân phối của Thái
Lan (Hình 2)

88
Hình 2 - Hệ thống lưu thông phân phối gạo Thái Lan

NÔNG DÂN

6% 3% 26% 30% 35%


Các Chương Cơ sở
hợp tác trình xay xát Thương Thương
xã nông mua lúa huyện nhân cấp nhân cấp
nghiệp của hoặc làng huyện
Chính tỉnh xã
phủ

Cơ sở Người Thương
xay xát bán nhân cấp
hợp tác buôn tỉnh

Liên
Các
đoàn
đại lý
HTX Người
nông bán lẻ
nghiệp

Người Các nhà


tiêu dùng xuất
6% 38% khẩu

Nguồn: - TS. Nguyễn Trung Vãn: Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỷ mới -
Hướng xuất khẩu, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội 200, tr. 215

89
3. 2. 3. 3. Đa dạng hoá các hợp đồng xuất khẩu gạo với các phương thức thanh
toán linh hoạt
Một thực tế đặt ra là các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong
việc đa dạng hoá các loại hợp đồng xuất khẩu gạo cùng với các phương thức thanh
toán linh hoạt. Do đó, để tăng được kim ngạch xuất khẩu gạo, thời gian tới họ phải
tìm ra các hình thức và biện pháp khác nhau đối với từng khu vực thị trường và từng
bạn hàng nhập khẩu.
Đối với khu vực thị trường có thu nhập thấp như thị trường châu Phi, khó
khăn về tài chính, cần chú ý tới các phương thức như giao hàng trả chậm, cấp tín
dụng cho nhà nhập khẩu và Chính phủ có chính sách tạo điều kiện cho việc thanh
toán qua ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Đối với thị trường Nga, các
nước SNG, họ cũng không mạnh về tài chính, nhưng có ưu thế về máy móc công
nghệ. Nên ngoài các hình thức trên, có thể dùng hình thức trả nợ, đổi gạo lấy máy
móc, thiết bị nông nghiệp...vì Việt Nam còn nợ những nước này từ hồi chiến tranh.
Hoặc như Indonesia có lợi thế vế phân bón trong khi hằng năm Việt Nam vẫn phải
nhập khẩu lượng lớn phân bón, nên có thể xuất khẩu theo hình thức đổi gạo lấy phân
bón.
Đối với khu vực thị trường có thu nhập cao như thị trường EU, Nhật Bản, Bắc
Mỹ, họ có khả năng tài chính tốt, nhưng thường nhập khẩu với khối lượng ít. Trong
trường hợp này nên dùng phương thức trả ngay và có chiến lược phát triển và mở
rộng vào những thị trường này bởi họ có khả năng thanh toán nhanh, vốn không bị ứ
đọng.
Các hợp đồng có thể ký kết ở nhiều cấp độ khác nhau như cấp chính phủ, cấp
doanh nghiệp, theo chuyến, theo mùa vụ, từng đợt...Trong đó chú trọng đến cấp
chính phủ bởi loại hợp đồng này vừa xuất khẩu với khối lượng lớn, lâu dài, độ rủi ro
ít. Các loại khác thì linh hoạt theo tình hình thực tế.
3. 2. 4. Nhóm giải pháp về chính sách vĩ mô từ phía Nhà nước

90
Bước sang thế kỷ 21, chúng ta đang đứng trước những thuận lợi và thách
thức. Những thuận lợi có thể kể đến là các nguồn lực lao động, đất đai, tài nguyên.
Tuy vậy, thách thức trong thời gian tới rất lớn và đáng lo ngại nhất là năng lực cạnh
tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản xuất còn thấp. Tỷ trọng sản phẩm hướng
ngoại mới đạt 20%, nhưng phần lớn là khai thác nguyên liệu, gia công, tỷ lệ công
nghiệp chế biến rất thấp. Các mục tiêu về xuất nhập khẩu trong thời gian tới đặt ra
yêu cầu cần phải có các biện pháp ở cấp vĩ mô và vi mô, ở đây nhấn mạnh đến cấp
vĩ mô từ phía Nhà nước.
3. 2. 4. 1. Các giải pháp hỗ trợ tài chính (quy hoạch, đầu tư, khuyến nông,
chuyển giao công nghệ...)
Để đạt được mục tiêu xuất khẩu gạo như đã nói ở trên đòi hỏi tiếp tục phải đổi
mới thể chế chính sách và có các giải pháp đồng bộ về tổ chức, quản lý quá trình
phát triển sản xuất lúa gạo trong cả nước.
Thứ nhất, tăng cường công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý phát triển là
nhiệm vụ hàng đầu cần quan tâm.
Trên cơ sở tiếp tục rà soát và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội của cả nước và mỗi địa phương, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác điều tra,
nghiên cứu, quy hoạch và định hướng phát triển sản xuất lúa gạo theo từng vùng,
tiểu vùng kinh tế- sinh thái và theo nhóm sản phẩm vùng hàng hoá. Trong đó chú
trọng đến các vùng sản xuất trọng điểm, có điều kiện sản xuất hàng hoá tập trung
quy mô lớn và giống lúa có giá trị kinh tế cao, có lợi thế xuất khẩu. Đồng thời trong
quá trình xây dựng quy hoạch phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của thị trường và
gắn với quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến, kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn
nhân lực và các thể chế luật pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.
Thứ hai, tăng cường đầu tư và chuyển dịch cơ cấu đầu tư thích ứng với nhu
cầu thực tế phát triển nền nông nghiệp.
Đầu tư ngân sách và đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp nông thôn đã
tăng lên đáng kể, song vẫn chưa tương xứng với vị trí và vai trò quan trọng của khu

91
vực này và đóng góp của nó trong cơ cấu tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng đầu tư cho
khu vực này hiện chiếm hơn 20% đầu tư ngân sách và khoảng 11-12% tổng đầu tư
xã hội cho nền kinh tế, trong khi nông nghiệp đóng góp 25-27% GDP hàng năm của
cả nước và 70% GDP ở khu vực nông thôn.
Cơ cấu đầu tư cho nông nghiệp có thể điều chỉnh theo hướng coi trọng hơn
nữa đến đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ kỹ thuật
mới (như giống cây trồng, kỹ thuật canh tác....). Tăng đầu tư và hỗ trợ đầu tư cho
công nghệ sau thu hoạch và phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng
và giá trị gạo xuất khẩu. Ngoài ra, tiếp tục đầu tư cho thuỷ lợi, đồng thời đầu tư phát
triển đồng bộ những vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu tập trung quy mô lớn. Đặc
biệt, đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ cho lưu
thông trao đổi và xuất khẩu nông sản nói chung và gạo nói riêng như các cảng khẩu,
hệ thống kho tàng (kho chứa, kho trung chuyển, kho ngoại quan), phương tiện bốc
dỡ... là quan tâm hàng đầu, tránh tình trạng quá tải, gây ùn tắc, kéo dài thời gian,
tăng chi phí vận chuyển...
Thứ ba, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao
công nghệ, phát triển hệ thống khuyến nông và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp.
Chính phủ cần quy hoạch, cơ cấu lại mạng lưới các cơ sở nghiên cứu khoa
học và triển khai ứng dụng công nghệ kỹ thuật trong nông nghiệp. Từ đó, xây dựng
chiến lược phát triển khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học tạo ra các
giống lúa mới thích hợp với từng vùng và cho năng suất, chất lượng cao; công nghệ
sản xuất, chế biến và bảo quản lúa gạo; công nghệ quản lý chất lượng, quản lý và
phòng trừ dịch hại tổng hợp.
Đồng thời với việc phát triển khoa học và công nghệ, Chính phủ và các cấp,
các ngành ở địa phương phối hợp với các tổ chức kinh tế xã hội ở nông thôn để tổ
chức và mở rộng hoạt động hệ thống khuyến nông đến từng cộng đồng, đơn vị sản
xuất và hộ nông dân như chương trình IBM, Bàn cách làm, Bạn với nhà nông... trên
vô tuyến. Bên cạnh mở rộng hệ thống, vấn đề bức thiết hiện nay là làm thế nào để

92
đào tạo và sử dụng được một đội ngũ cán bộ khuyến nông giỏi về chuyên môn, sâu
sát với thực tế và thực sự tâm huyết, tận tuỵ với công việc của nhà nông. Mặt khác,
phải có sự phối hợp hoạt động của các tổ chức khuyến nông với các tổ chức kinh tế
hợp tác và hỗ trợ phát triển ở nông thôn, từng bước xã hội hoá công tác khuyến
nông, thu hút sự tham gia của đông đảo nông dân và những người sản xuất kinh
doanh nông nghiệp vào hoạt động này.
3. 2. 4. 2. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cấp Nhà nước trong xuất
khẩu gạo
Toàn cầu hoá và khu vực hoá là sự phát triển cả chiều rộng và chiều sâu các
mối quan hệ giao lưu quốc tế trên nhiều phương diện như kinh tế, thương mại.
Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các quốc gia phải có các mối liên kết kinh tế, thương mại
tương ứng từ cấp doanh nghiệp, quốc gia, khu vực và quốc tế thì mới có thể mở
rộng thị trường ra khỏi phạm vi quốc gia và thâm nhập ngày càng sâu với quy mô
càng lớn vào phạm vi quốc tế. Để thực hiện được điều đó thì vai trò của hoạt động
marketing quốc tế ngày càng chiếm vị trí quan trọng, trong đó phải kể đến hoạt động
xúc tiến thương mại cả ở cấp Chính phủ và doanh nghiệp.
Hiện nay, bất cứ quốc gia và doanh nghiệp nào muốn tăng thêm thị phần cho
sản phẩm của mình trên thị trường thế giới, chắc chắn hoạt động xúc tiến thương
mại phải đi trước một bước. Với tầm quan trọng đó, nên hoạt động xúc tiến thương
mại đang diễn ra rất mạnh với quy mô càng lớn hơn ở tất cả các cấp. Tuy nhiên, chi
phí cho hoạt động này có thể rất lớn. Đây cũng là vấn đề khó khăn lớn nhất đối với
các doanh nghiệp Việt Nam bởi phần lớn họ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn
vốn hạn chế, kinh nghiệm còn thiếu...Những nguyên nhân này khiến cho hoạt động
xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam chưa phát triển, hoặc nếu có
cũng chỉ ở phạm vi hẹp và quy mô nhỏ.
Trước tình hình đó, Chính phủ cần có chủ trương hỗ trợ các doanh nghiệp
trong công tác này. Và Chính phủ Việt Nam đã và đang chú trọng và tăng cường các
hoạt động xúc tiến thương mại ở cấp Chính phủ. Cụ thể là nhiều chuyến thăm viếng

93
của các lãnh đạo cấp cao đều có rất nhiều các doanh nghiệp đi cùng, đồng thời trong
chuyến thăm đó hàng loạt các hiệp định thương mại song phương được ký kết, thúc
đẩy quan hệ buôn bán giữa hai nước như (như thoả thuận Bộ Thương mại Việt Nam
ký với Cục Lương thực Indonesia mua 500 ngàn tấn gạo từ 2002-2004). Một thuận
lợi nữa là hoạt động ở cấp chính phủ dễ dàng thiết lập các mối liên hệ bạn hàng lâu
dài, ổn định và chắc chắn, trong khi chúng ta chưa có hệ thống bạn hàng truyền
thống, ổn định về nhập khẩu gạo thì việc tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
ở cấp Chính phủ càng cần được quan tâm hàng đầu, đóng góp một phần quan trọng
vào việc đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gạo đến năm 2010.
3. 2. 5. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC
Ngoài 4 nhóm giải pháp trên, để đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao năng lực
cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam hiệu quả hơn nữa, chúng ta phải
quan tâm đúng mức đến những giải pháp sau:
3.2.5.1 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo trong thời gian tới
Quảng cáo vốn dĩ là công cụ cạnh tranh quan trọng đối với doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường hiện đại, khi cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu càng trở
nên gay gắt. Vậy trong thời gian tới, để đẩy mạnh quảng cáo, cần chú trọng trước
hết một số vấn đề sau:
- Cần quán triệt hơn nữa vai trò và tác dụng của quảng cáo để đẩy mạnh xuất
khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này không phải là mới, nhưng cần nhấn
mạnh vì nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian qua vẫn chưa
đầu tư thích đáng ngân sách cho quảng cáo tại thị trường nước ngoài mặc dù biết rõ
quảng cáo là cần thiết.
- Doanh nghiệp Việt Nam, thông qua đại diện của mình hay hợp tác với các
Thương vụ Việt Nam, tiếp cận tích cực hơn với những hãng quảng cáo và báo chí có
uy tín ở thị trường xuất khẩu nước sở tại để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo sản
phẩm của mình, tăng thêm hình ảnh và vị thế của sản phẩm và doanh nghiệp trong

94
đời sống hàng ngày của đông đảo người tiêu dùng. Từ đó, chúng ta có thể tận dụng
được cơ hội ở mọi nơi, mọi lúc để đẩy mạnh tiêu thụ.
- Cần kết hợp năng động các phương tiện thông tin đại chúng từ báo chí,
truyền hình, phát thanh, lập các trang Web...để đẩy mạnh hoạt động quảng cáo.
2.3.5.2 Chú trọng hoạt động hội trợ triển lãm thương mại quốc tế và các công
cụ yểm trợ xuất khẩu khác
Như chúng ta đã biết, điểm mạnh nổi bật của hội trợ triển lãm thương mại
quốc tế là khách hàng hiện diện được cụ thể sản phẩm, do đó, doanh nghiệp quy tụ
được kịp thời bạn hàng và có nhiều cơ hội ký kết được hợp đồng tiêu thụ. Chính vì
thế, hội trợ triển lãm thương mại quốc tế ở các nước nhập khẩu trở thành công cụ
quan trọng trong chính sách yểm trợ Marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu nói
chung và xuất khẩu gạo nói riêng.
Trong thời gian tới, các doanh nghiệp cần mở rộng hơn quan hệ trực tiếp với
tổ chức hội trợ triển lãm ở các nước nhập khẩu để đẩy mạnh các hoạt động hội trợ
triển lãm, tìm được nhiều cơ hội cho việc mở rộng xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm
nhanh, nhiều và hiệu quả.
Doanh nghiệp cần nắm vững đặc điểm của từng loại hội trợ, kế hoạch, lịch
trình hội trợ, làm tốt bước chuẩn bị sản phẩm tham gia và kế hoạch bán hàng hiệu
quả.
Ngoài quảng cáo và hội trợ triển lãm, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh kịp
thời các hoạt động yểm trợ xuất khẩu khác như quan hệ công chúng, bán hàng cá
nhân, mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, lập các trang Web...nhằm đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm trên quy mô rộng.
Trên đây là hệ thống 5 giải pháp chủ yếu với 13 giải pháp lớn cụ thể. Một
trong những phương châm được quán xuyến của đề tài này là giải pháp đưa ra mang
tính đồng bộ và, hơn thế nữa, phải mang tính trọng điểm mà đề tài cần tập trung giải
quyết. Do vậy, đề tài không có ý định đưa ra nhiều giải pháp một cách dàn trải để
độc giả tiết kiệm thời gian và bớt mệt mỏi. Theo nhận thức có hạn của người viết,

95
những giải pháp trên là vấn đề cơ bản nhất trong định hướng chiến lược đẩy mạnh
và nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu Việt Nam nhằm tạo
bước đột phá và tăng tốc kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo trong thời gian tới.

96
KẾT LUẬN
Nhu cầu nhập khẩu gạo của thị trường thế giới dù có những những biến động
thăng trầm trong từng thời kỳ, song nhìn chung vẫn có xu hướng tiếp tục tăng cả về
số lượng và chất lượng. Mức tăng trưởng cung lúa gạo đã bắt đầu có dấu hiệu giảm.
Đó là thuận lợi để Việt Nam có thể yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và xuất khẩu
gạo đến năm 2010 và trong những những năm tiếp theo.
Các tiềm năng, nguồn lực và lợi thế của Việt Nam trong sản xuất, xuất khẩu
gạo đã phát huy một cách có hiệu quả và được minh chứng rõ nhất trong suốt 14
năm liên tục vừa qua cả về đảm bảo an ninh lương thực quốc gia lẫn đẩy mạnh xuất
khẩu – Việt Nam trở thành một trong những cường quốc xuất khẩu gạo trên thế giới.
Thắng lợi này cả thế giới không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, sản xuất và sản xuất
hàng hoá lúa gạo xuất khẩu của ta vẫn cơ bản phát triển theo chiều rộng, năng suất
lao động, hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu còn thấp hơn so
với nhiều nước xuất khẩu khác. Nguyên nhân chủ yếu do nền nông nghiệp nước ta
vẫn trong tình trạng sản xuất hàng hoá nhỏ lẻ, manh mún và lạc hậu. Vì vậy, trong
thời gian tới, Nhà nước cần có chính sách đầu tư phát triển cả về chiều rộng và chiều
sâu.
Tóm lại, với xu thế phát triển của đất nước, tương quan với tình hình thị
trường và các nước cạnh tranh xuất khẩu gạo bên ngoài, có thể nhận định chung:
Việt Nam vẫn là một trong các nước có nhiều khả năng, cùng với Thái Lan, thuộc
những nước xuất khẩu gạo lớn nhất trong vòng 10 năm tới. Hương thơm lúa gạo
Việt Nam vẫn sẽ lan toả rộng hơn trên thị trường gạo thế giới..../.

97
Tài liệu tham khảo

1. Kim Quốc Chính, Viện Chiến lược phát triển Bộ KH và ĐT– Dự báo khả năng
xuất khẩu gạo của Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 – Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số
284- Tháng 1/2002.
2. Minh Đức – Xuất khẩu gạo năm 12003: sẽ đạt 3,5 triệu tấn? – Báo Đầu tư ngày
19/2/2003.
3. TH.S. Đinh Thiện Đức, Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Xu hướng trong cầu
và cung- thị trường lúa gạo châu Á: Những thách thức đối với Việt Nam - Tạp chí
kinh tế và Phát triển.
4. Diệu Hà - Quan hệ thương mại Việt Nam với một số thị trường trọng điểm – Tạp
chí Thương mại số Tết quý mùi 2003.
5. Thanh Loan - Giá gạo thế giới sẽ ở mức thấp trong quý II/2003 – Tạp chí Thị
trường – Giá cả số 3/2003.
6. Nguyễn Văn Long – Một số suy nghĩ về thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu –
Tạp chí Thương mại số 11/ 2003.
7. Phan Sĩ Mẫn và TS. Nguyễn Việt Anh, Viện Kinh tế học - Định hướng và tổ
chức phát triển nền nông nghiệp hàng hoá - Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 273 –
Tháng 2/2001.
8. Dương Hoàng Minh – Nhìn lại một năm xuất khẩu gạo - Tạp chí Thương mại số
Xuân nhâm ngọ 2002.
9. GS. Nguyễn Đình Nam, Trường Đại học kinh tế quốc dân – Nâng cao khả năng
cạnh tranh xuất khẩu nông sản ở nước ta – Tạp chí Kinh tế và Phát triển.
10. Nguyễn Duy Nghĩa – Làm gì để thực hiện mục tiêu xuất khẩu 2002 - Tạp chí
Thương mại số 9/2002.
11. Hồng Tâm – Giữ vững vai trò chủ lực – Chất lượng gạo cần được nâng cao để
đáp ứng nhu cầu thị trường – Báo Đầu tư số 5, ngày 26/2/2003.

98
12. Hà Thanh – Làm tốt công tác ghi nhãn và khuyếch trương thương hiệu hàng
Việt Nam là một biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh - Tạp chí Thương mại số
10/2002.
13. Nguyễn Chí Thành, Tổng Giám đốc cty Bia Sài Gòn – Uy tín của thương hiệu
chính là điểm mấu chốt để giữ vững thị phần...... Tạp chí Thương mại số Tết quý
mùi 2003.
14. Nguyễn Tiến Thoả - Giá lúa gạo 7 tháng cao vững. Những tháng còn lại? –
Tạp chí Thị trường - Giá cả số 8- 2002.
15. KS. Lê Văn Thanh – Dự báo thị trường hàng nông sản thế giới đến năm 2010
– Tạp chí Thương mại, tháng 2/2002.
16. Hà Thuỷ – Bảo hộ nhãn hàng và thương hiệu - Tạp chí Thương mại số
29/2002.
17. Thành Trí (Theo báo chí nước ngoài) – Cơ hội cho nhà xuất khẩu – Indonesia
sẽ phải tăng lượng gạo và đường nhập khẩu – Báo Đầu tư.
18. Nguyễn Xuân Trình – Giá gạo sẽ tăng nhẹ - Tạp chí Thương mại số 25/2002.
19. TS. Nguyễn Trung Vãn, Trường Đại học Ngoại thương – Lúa gạo Việt Nam
trước thiên niên kỷ mới – Hướng xuất khẩu – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội –
2001.
20. PGS. TS. Nguyễn Trung Vãn, chủ nhiệm đề tài – Nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong thời gian tới – Mã số B2001-40-
02.
21. TS. Lê Thị Anh Vân, Trường Đại học Kinh tế quốc dân – Giải pháp thúc đẩy
xuất khẩu một số hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2002 – 2010 – Tạp chí Kinh tế
và Phát triển.
22. Hồng Vũ – Chăm chút cho “phần hồn” – Doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc
kiếm tìm thương hiệu- Báo Đầu tư - Ngày 24/1/2003.
10/2002.

99
23. Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng hơn 26% so với cùng kỳ năm 2002 –
Báo Đầu tư - Ngày 26/3/2003.

100

You might also like