You are on page 1of 57

Đề án Kinh tế đầu tư

ĐỀ TÀI : NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. PHÂN TÍCH THỰC


TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.
THỰC HIỆN : NHÓM 11 – Kinh tế đầu tư 48B
Danh sách thành viên:
1. Phạm Văn Hùng
2. Hoàng Thị Nhung
3. Ngô Thanh Phương
4. Phạm Thị Thuận

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 1


Đề án Kinh tế đầu tư

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
................................................................................................................................................
4
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
NỘI DUNG
................................................................................................................................................
5
Chương I. Những vấn đề lý luận về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và việc sử
dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN
................................................................................................................................................
5
I. Nguồn vốn đầu tư của DN..................................................................................................
1. Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư
................................................................................................................................................
5
2. Các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp
..........................................................................................................................................
7
II. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề huy động và sử dụng vốn đầu
tư phát triển của DNNN
................................................................................................................................................
10
1. Nguồn vốn đầu tư của DNNN
................................................................................................................................................
10
2. Huy động vốn đầu tư tại DNNN

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 2


Đề án Kinh tế đầu tư

................................................................................................................................................
12
3. Sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN
................................................................................................................................................
17
Chương II . Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN Việt
Nam giai đoạn 2001-2007
................................................................................................................................................
20
I. Thực trạng hoạt động DNNN trong giai đoạn 2001-2007
20
II. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-
2007
................................................................................................................................................
22
1. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007
................................................................................................................................................
22
2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007
................................................................................................................................................
28
III. Kết quả và các tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của
DNNN
................................................................................................................................................
32
1. Kết quả hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN
................................................................................................................................................
32
2. Các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của
DNNN
................................................................................................................................................
37
3. Nguyên nhân của các tồn tại trên

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 3


Đề án Kinh tế đầu tư

................................................................................................................................................
39
Ch¬ng III: Mét sè gi¶i ph¸p nh»m t¨ng cêng huy ®éng vèn vµ
n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông vèn ®Çu t vµ ph¸t triÓn cña DNNN
.............................................................................................
42
I. Xu hướng phát triển và nhu cầu đầu tư tại DNNN đến năm 2010
................................................................................................................................................
42
II Mét sè gi¶i ph¸p nh»m tăng cường huy ®éng vèn vµ nâng cao hiệu quả sử
dông vèn ®Çu t ph¸t triÓn cña DNNN
44.....................................................................................
1. Các giải pháp vĩ mô
44
2. Giải pháp vi mô
47
KẾT LUẬN
................................................................................................................................................
52
TÀI LIỆU THAM KHẢO
................................................................................................................................................
53

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 4


Đề án Kinh tế đầu tư

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tài chính DN có một vị trí quan trọng đặc
biệt, chi phối tất cả các khâu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN,
trong đó nguồn vốn là điều kiện tiên quyết, có ý nghĩa quyết định tới các bước của quá
trình sản xuất kinh doanh. Vậy nguồn vốn của DN là gì ? Và nguồn vốn của DN có đặc
điểm như thế nào?
Một vấn đề được đặt ra đó là trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay
tìm cách để huy động vốn đã khó, nhưng tìm cách sử dụng các phương tiện tài chính hữu
ích cao nhất lại là vấn đề khó hơn. Trong giai đoạn phát triển kinh tế ở nước ta, việc thu
hút vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh chưa cao, lượng vốn đầu tư vào cho DN còn
hạn hẹp. Để có thể thu hút các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinh
doanh, trước hết các DN cần phải sử dụng có hiệu quả nhất là nguồn vốn kinh doanh của
mình. Thế nhưng trong các DN, đặc biệt là DNNN vẫn còn tiếp tục sử dụng lãng phí
nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn thấp…. Vậy thực trạng quá trình huy động và sử dụng
vốn của DNNN trong giai đoạn vừa qua như thế nào? Và nguyên nhân nào làm cho

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 5


Đề án Kinh tế đầu tư

DNNN hoạt động kém hiệu quả trong những năm vừa qua. Và những giải pháp nào mà
Nhà nước nói chung cũng như DNNN nói riêng cần thực hiện để huy động và sử dụng
đồng vốn có hiệu quả hơn, trở thành một DN vững mạnh định hướng hoạt động cho các
thành phần kinh tế khác? Đây là một trong những bài toán khó đã, đang đặt ra đối với
DNNN. Và với những vấn đề đặt ra ở trên nhóm em xin trình bày những ý kiến của mình
về đề tài: “ Nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích thực trạng huy động và sử dụng
vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-
2007”
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Từ Quang Phương, tiến sĩ Phạm Văn
Hùng đã giúp đỡ chúng em hoàn thành đề tài này.

NỘI DUNG

Chương I. Những vấn đề lý luận về nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp và việc sử
dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN.
I. Nguồn vốn đầu tư của DN.
1. Khái niệm và bản chất của nguồn vốn đầu tư.
1.1. Khái niệm.
Có thể nói nguồn vốn đầu tư là nguồn rất quan trọng không chỉ trong cả nền kinh tế
quốc dân mà còn đối với hoạt động của các DN. Nhưng nguồn vốn này từ đâu mà có và
xuất phát từ đâu và có vai trò như thế nào?
Trong nền kinh tế quốc dân, để thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng và góp phần
làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã hội thì chúng ta phải thực hiện tích lũy và tiết
kiệm cả trên góc độ toàn bộ nền kinh tế vĩ mô cũng như là trong từng DN. Nó bao gồm
các nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy nội bộ của nền kinh tế bao gồm tiết
kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các DN và tiết kiệm của chính phủ hoặc là
từ các nguồn vốn nước ngoài như kiều hối, quỹ hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng thương

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 6


Đề án Kinh tế đầu tư

mại quốc tế được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội, và các nguồn này tồn tại
dưới dạng giá trị. Có thể có một thời điểm nào đó có một số cá nhân, DN có tích lũy
nhưng không trực tiếp tham gia đầu tư. Trong khi đó, có một số cá nhân, DN lại thực hiện
đầu tư khi chưa hoặc tích lũy chưa đủ. Khi đó, thị trường vốn sẽ tham gia giải quyết vấn
đề bằng việc điều tiết khoản vốn từ nguồn dư thừa hoặc tạm thời dư thừa sang người có
nhu cầu đầu tư sử dụng. Ví dụ, DN có thể phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn
thực hiện một dự án đầu tư nào đó từ các DN khác, hộ gia đình hay các cá nhân – người
dư thừa hoặc tạm thời dư thừa vốn.
Như vậy có thể khẳng định rằng: nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tích lũy
được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóa thành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát
triển của xã hội.
1.2.Bản chất.
Xét về bản chất, nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà
nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội. Điều này được
cả kinh tế học cổ điển, kinh tế chính trị học Mác Lênin và các nhà kinh tế học hiện đại
chứng minh.
Trước hết là trường phái kinh tế học cổ điển mà đại diện là nhà kinh tế học Adam
Smith, trong tác phẩm “ Của cải của các dân tộc” đã khẳng định:“ Tiết kiệm là nguyên
nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết
kiệm. Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không
bao giờ tăng lên”.
Sang thế kỷ XIX, khi nghiên cứu về cân đối kinh tế, về các mối quan hệ giữa các khu
vực của nền sản xuất xã hội, về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quá trình tích lũy,
theo C.Mác ông đã phân chia nền kinh tế thành hai khu vực, khu vực I sản xuất tư liệu
sản xuất, khu vực II sản xuất tư liệu tiêu dùng. Trong đó cơ cầu tổng giá trị của từng khu
vực đó là : (c + v + m) trong đó c là phần tiêu hao vật chất, (v + m) là phần giá trị mới
sáng tạo ra. Khi đó điều kiện để đảm bảo tái sản xuất mở rộng không ngừng thì xã hội
phải đảm bảo rằng tư liệu sản xuất được tạo ra ở khu vực I không chỉ bồi hoàn tiêu dùng
tiêu hao vật chất của toàn bộ nền kinh tế mà còn phải dư thừa để tăng quy mô tư liệu sản
xuất cho nền kinh tế tức là:
( C + V + M) ( I) > C (I) + C (II)

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 7


Đề án Kinh tế đầu tư

Và đối với khu vực II thì cũng cần đảm bảo rằng: toàn bộ giá trị của cả hai khu vực phải
lớn hơn giá trị sản phẩm sản xuất của khu vực II tức là :
(C + V +M) (II) < (V+ M) (I) + ( V + M ) (II)
Như vậy theo C.Mác con đường về cơ bản quan trọng và lâu dài để tái sản xuất mở rộng
đó là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng hay nói
cách khác nguồn lực cho đầu tư phát triển chỉ có thể được đáp ứng do sự gia tăng sản
xuất và tích lũy của nền kinh tế.
Quan điểm về bản chất của nguồn vốn đầu tư lại được các nhà kinh tế học hiện đại
chứng minh. Theo Keynes, đã chứng minh rằng : Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà
không chuyển vào tiêu dùng. Đồng thời ông chỉ ra rằng tiết kiệm chính là phần dôi ra của
thu nhập so với tiêu dùng
Tức là
Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư
Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng
Hay là Tiết kiệm = Đầu tư
Trong đó thu nhập chính là mức chênh lệch giữa doanh thu từ bán hàng hóa hoặc cung
ứng dịch vụ và tổng chi phí. Nhưng toàn bộ sản phẩm sản xuất ra phải được bán cho
người tiêu dùng hoặc cho các nhà sản xuất khác. Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng
phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ. Vì vậy chính phần dôi ra của tiêu dùng
chính là bằng phần đầu tư của doanh nghiệp. Nhưng điều kiện cân bằng chỉ đạt được
trong nền kinh tế đóng, và phần tiết kiệm chính là phần tiết kiệm của toàn bộ nền kinh tế
bao gồm tiết kiệm của cá nhân và tiết kiệm của chính phủ không nhất thiết là được tiến
hành cùng bởi cùng một cá nhân hay cùng một doanh nghiệp. Có thể có những cá nhân
thực hiện đầu tư khi chưa tích lũy đủ. Khi đó thị trường vốn sẽ hình thành và tham gia
giải quyết vấn đề bằng việc điều tiết khoản vốn từ nguồn dư thừa hoặc tạm thời dư hừa
sang cho người có nhu cầu sử dụng.
Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm không phải bao giờ cũng được
thiết lập. Mức chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm chính là tài khoản vãng lai. Phần tích
lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, và tài khoản vãng lai
thặng dư và khi đó sẽ xuất hiện dòng vốn chảy ra ngoài để thực hiện đầu tư, hoặc cho
nước ngoài vay vốn để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế. Và ngược lại, vốn

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 8


Đề án Kinh tế đầu tư

tích lũy của nền kinh tế có thể nhỏ hơn nhu cầu đầu tư của nền kinh tế và tài khoản vãng
lai bị thâm hụt, khi đó nền kinh tế có thể huy động được nguồn vốn từ nước ngoài. Khi
đó thu hút đầu tư nước ngoài hay vay nợ nước ngoài có thể trở thành một trong những
nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế.
Như vậy thông qua việc nghiên cứu các quan điểm của các trường phái kinh tế có thể
thấy rằng thực chất của nguồn vốn đầu tư đó là phần tiết kiệm của nền kinh tế để thực
hiện tái sản xuất mở rộng đáp ứng sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế.
2. Các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp.
2.1. Nguồn vốn bên trong.
Khi DN mới được thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu là vốn điều lệ do chủ DN, các
nhà đầu tư góp vốn, được sử dụng để đầu tư mua sắm các loại tài sản của DN. Trong quá
trình hoạt động nguồn vốn của chủ sở hữu được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh
của DN. Các loại hình DN khác nhau sẽ có nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau. Đối với DN
Nhà nước thì nguồn vốn ban đầu này chính là do nhà nước đầu tư. Với các công ty cổ
phần thì đây là do các cổ đông đóng góp, mỗi cổ đông là chủ sở hữu của công ty và chịu
trách nhiệm hữu hạn trên số vốn mà mình đã đóng góp. Còn đối với công ty tư nhân thì
chủ DN phải có đủ số vốn pháp định cần thiết để xin đăng kí thành lập công ty. ( Vốn
pháp định là số vốn tối thiểu do pháp luật quy định để thành lập công ty ).
Bên cạnh đó nguồn vốn nội bộ còn được bổ sung từ một số nguồn khác như lợi nhuận
không chia, quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự trữ tài chính, thặng dư vốn, thu nhập giữ lại,
vốn khấu hao …. Các công ty dùng phần lợi nhuận sau thuế không dùng để chia cổ tức
cho các cổ đông mà giữ lại để thực hiện tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
* Ưu điểm:
Nguồn vốn của chủ sở hữu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quá trình sản xuất
kinh doanh của DN, nó tạo điều kiện thuận lợi cho chủ DN chủ động hoàn toàn trong sản
xuất. Chủ DN có cơ sở để chủ động và kịp thời đưa ra các quyết sách quyết định trong
kinh doanh để đạt được mục tiêu của mình mà không phải tìm kiếm và phụ thuộc vào
nguồn vốn tài trợ.
* Hạn chế:
Tuy nhiên nguồn vốn này thường bị hạn chế về quy mô nên không đáp ứng được mọi
nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, mặt khác việc sử dụng nguồn vốn này không

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 9


Đề án Kinh tế đầu tư

chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn và có thể thiếu kiểm tra, giám sát, hoặc tư vấn của các
chuyên gia, các tổ chức như trong sử dụng nguồn vốn đi vay, do đó có hiệu quả sử dụng
vốn không cao hoặc có thể sẽ có những quyết định đầu tư không khôn ngoan.
2.2. Nguồn vốn bên ngoài.
2.2.1. Vốn tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại.
2.2.1.1. Vốn tín dụng ngân hàng.
Có thể nói rằng nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng
nhất, không chỉ đối với bản thân các DN mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự
hoạt động và phát triển của các công ty, các DN đều gắn liền với các dịch vụ tài chính do
các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn tín dụng.
Trong quá trình hoạt động, các DN thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở
rộng hay đầu tư chiều sâu của DN.
Hệ thống ngân hàng của Việt Nam hiện nay khá đa dạng và phong phú bao gồm : 5
ngân hàng trực thuộc nhà nước, 5 ngân hàng liên doanh, 35 ngân hàng thương mại cổ
phần và 23 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đáp ứng được phần nào nhu
cầu về vốn của các DN.
2.2.1.2. Vốn tín dụng thương mại.
Nguồn vốn này hình thành một cách tự nhiên trong quan hệ mua bán chịu, mua bán
chậm hay trả góp. Nguồn vốn tín dụng thương mại có ảnh hưởng hết sức to lớn không chỉ
với các DN mà cả đối với toàn bộ nền kinh tế. Trong một số công ty, nguồn vốn tín dụng
thương mại dưới dạng các khoản phải trả có thể chiếm tới 20% tổng số nguồn vốn, thậm
chí có thể chiếm tới 40% tổng nguồn vốn.
2.2.1.3 Nguồn vốn do phát hành cổ phiếu.
Phát hành cổ phiếu là một kênh quan trọng để huy động vốn dài hạn cho công ty một
cách rộng rãi thông qua sự liên hệ với thị trường chứng khoán. Ở những nước phát triển
thị trường tài chính là nơi hội tụ những hoạt động tài chính sôi động nhất của nền kinh tế.
Có thể nói : thị trường chứng khoán là cái xương sườn của kinh tế tự do và là động cơ
phát triển chính của kinh tế, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế. Khi các nhà đầu tư
mua chứng khoán của công ty phát hành, số tiền tiết kiệm của họ được đưa vào kinh

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 10


Đề án Kinh tế đầu tư

doanh, sản xuất. Nhờ thị trường chứng khoán , thông qua việc phát hành cổ phiếu, DN có
thể huy động được nguồn vốn lớn từ các nhà đầu tư.
2.2.1.4 Nguồn vốn do phát hành trái phiếu.
. Khi một DN có nhu cầu đầu tư, huy động vốn để triển khai các dự án hoặc thậm chí để
trả các khoản nợ, lúc đó họ có thể phát hành trái phiếu DN. Trái phiếu doanh nghiệp là
một loại chứng khoán nợ do DN phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả cả gốc và lãi của DN
phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Thông qua việc phát hành trái phiếu, DN có
thể huy động được nguồn vốn lớn từ các cá nhân hay các tổ chức trong nền kinh tế. Từ
khi có nghị định 52 cho phép tất cả các DN có thể huy động vốn thông qua phát hành trái
phiếu để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế, và từ khi Việt Nam ra nhập tổ chức
thương mại thế giới WTO thì các DN có thể huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu
ra nước ngoài. Nguồn vốn này cũng là nguồn vốn rất quan trọng và cần thiết đối với các
DN.
Ưu điểm của nguồn vốn bên ngoài là DN có thể huy động được nguồn vốn lớn để mở
rộng quy mô đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ. Tuy nhiên nguồn
vốn bên ngoài có nhược điểm đó là nó chứa đựng nhiều rủi ro tài chính đối với DN. Nếu
DN phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài thì DN mất quyền độc lập về tài chính,
mất khả năng thanh toán khi DN làm ăn thua lỗ. Ngoài ra còn gặp phải các rủi ro về tín
dụng.
II. Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước. Vấn đề huy động và sử dụng vốn
đầu tư phát triển của DNNN.
1. Nguồn vốn đầu tư của DNNN.
1.1 Doanh nghiệp nhà nước.
1.1.1 Khái niệm DNNN.
DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần,
vốn góp chi phối.
Hiện nay ở Việt Nam có các loại hình DNNN :
+ Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước do
trung ương quản lý và do địa phương quản lý.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 11


Đề án Kinh tế đầu tư

+ Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động theo luật doanh nghiệp nhà nước, đó là
các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước do trung ương quản lý và do địa phương quản
lý.
+ Công ty cổ phần vốn trong nước mà nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Ỏ DNNN mọi vấn đề như việc cung cấp vốn, cơ sở hạ tầng, tuyển nhân lực đều do nhà
nước quyết định và quản lý. Và vì thế DNNN chỉ hoạt động trong các lĩnh vực trọng
điểm của nền kinh tế như : ngân hàng, điện, nước, dầu khí, tài chính, bưu điện và hình
thành nên những tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước : Tập đoàn Than khoáng sản Việt
Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Petro Việt Nam, Tập đoàn công
nghiệp dệt may Việt Nam, Tổng công ty bưu chính viễn thông ...
1.1.2 Vai trò của DNNN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
Nước ta đã và đang xây dựng một nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo. DNNN là một bộ phận của kinh tế nhà nước. Trước hết
DNNN là công cụ của nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội của nhà
nước. DNNN đã đóng góp to lớn vào việc tạo ra “bộ mặt “kết cấu hạ tầng quốc gia, cầu
nối chủ lực với kinh tế nước ngoài, đảm bảo nguồn lực thiết yếu cho quốc phòng, nhu cầu
thiết yếu cho dân chúng ở vùng sâu, vùng khó khăn, và những nơi, những lĩnh vực cần
thiết cho nền kinh tế quốc dân, mà các thành phần kinh tế khác không làm được hoặc là
không chịu làm do hiệu quả kinh tế thấp. DNNN đã tạo thế chủ động và dẫn dắt nhiều
DN trong nước chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế, đóng vai trò định hướng cho các thành phần kinh tế khác. Tuy còn nhiều ý kiến
khác nhau nhưng trong thời gian qua DNNN đã thực sự là công cụ hữu ích để nhà nước
bình ổn giá cả, điều tiết thị trường, tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách và giữ vững
ổn định xã hội.
1.2 Nguồn vốn của DNNN.
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được để thành lập một DN và tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường
và thị trường tài chính sẽ sớm tạo điều kiện để các DN mở rộng khả năng thu hút vốn vào
kinh doanh. Vì thế có rất nhiều nguồn hình thành nên vốn của DN nhưng nguồn vốn của

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 12


Đề án Kinh tế đầu tư

DNNN có đặc điểm gì khác so với các nguồn vốn của DN tư nhân, hay DN có vốn đầu tư
nước ngoài ?
Khác biệt thứ nhất đó là nếu như với các DN ngoài quốc doanh nguồn vốn chủ yếu là
nguồn vốn của chủ sở hữu, là do của chính chủ DN ( công ty tư nhân ), hay là vốn góp
của các cổ đông ( trong các công ty cổ phần ), hay là vốn của chủ đầu tư nước ngoài, thì
nguồn vốn của DNNN chủ yếu là của Nhà nước. Có nhiều loại hình DNNN như : các DN
mà nhà nước chiếm giữ 100% vốn điều lệ, hoặc có các công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước có vốn của nhà nước chiếm trên 51% vốn điều lệ.
Khác biệt thứ hai nữa đó là nguồn vốn huy động bên ngoài của các DNNN. DNNN
cũng có thể huy động vốn thông qua hình thức vay vốn tín dụng ngân hàng hay vốn tín
dụng thương mại. Nhưng một khác biệt rất lớn đó là DNNN thường nhận được rất nhiều
ưu đãi của nhà nước như : tín dụng của Nhà nước, tín dụng ưu đãi, vốn vay của các ngân
hàng thương mại quốc doanh....

Từ các DNNN khác

Từ thu NSNN
Ngân
sách
Từ viện trợ nhà
nước
Từ vay nước ngoài
Vốn
đầu tư
Từ vay trong nước của DNNN
nhà
nước
Vay qua tài khoản DN
trên thị trường vốn huy
động
Vay qua phát hành bổ
trái phiếu công ty sung

Sơ đồ cấp vốn của DNNN


2. Huy động vốn đầu tư tại DNNN.
2.1. Mục tiêu huy động.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 13


Đề án Kinh tế đầu tư

Huy động vốn là một vấn đề quan trọng đối với tất cả các DN. Trong mọi loại hình
DN, vốn phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. DN phải huy
động cho mình một lượng vốn nhất định để thực hiện đầu tư, đổi mới công nghệ, mua
sắm trang thiết bị, thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả….Đặc biệt trong
nền kinh tế thị trường hiện nay vấn đề này là vấn đề cấp bách, các phương thức huy động
vốn cho DN được đa dạng hóa, giải phóng các nguồn tài chính trong nền kinh tế, thúc
đẩy sự thu hút vốn vào DN với mục tiêu là huy động được nguồn vốn lớn đáp ứng quá
trình đầu tư tái sản xuất của các DN.
2.2 Các phương thức và công cụ huy động vốn.
Nguồn vốn bên trong hình thành từ phần tích lũy từ nội bộ DN ( vốn góp ban đầu, thu
nhập giữ lại và khấu hao hàng năm ). Nguồn vốn bên ngoài hình thành từ việc vay nợ
hoặc phát hành trái phiếu ra công chúng thông qua hai hình thức tài trợ chủ yếu: tài trợ
gián tiếp qua các trung gian tài chính( ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng…)
hoặc tài trợ trực tiếp( qua thị trường vốn: thị trường chứng khoán, hoạt động tín dụng
thuê mua…)
2.2.1. Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu.
Cổ phiếu là một chứng khoán xác nhận quyền sở hữu hợp pháp và lợi ích hợp pháp
đối với thu nhập của công ty cổ phần.
Cổ phiếu chia làm hai loại:
+ Cổ phiếu thường: là loại cổ phiếu có thu nhập không cố định, lợi tức biến động tùy theo
sự biến động lợi nhuận của công ty. Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu thông dụng nhất vì
các ưu điểm của nó đáp ứng được yêu cầu của cả người đầu tư và công ty phát hành.
+ Cổ phiếu ưu đãi: là loại cổ phiếu có quyền nhận được thu nhập cố định theo một tỷ lệ
lãi suất nhất định, không phụ thuộc vào lợi nhuận của công ty. Thông thường cổ phiếu ưu
đãi chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu được phát hành.
Đây là một trong những hình thức huy động vốn hữu hiệu của DN. DN có thể linh hoạt
hơn trong gia tăng quy mô vốn, có thể vay nguồn vốn lớn hơn rất nhiều mà không chịu
sức ép trả tiền vốn, không bị ảnh hưởng bởi hệ số tài chính ( khả năng trả nợ tiếp theo ).
Hơn nữa việc huy động thông qua cơ chế thị trường và tín hiệu thị trường sẽ yêu cầu tính
minh bạch công khai rất cao và đó là một trong yếu tố thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn của
các DN tốt hơn, khắc phục được tình trạng lãng phí. Tuy nhiên có nguy cơ bị thôn tính

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 14


Đề án Kinh tế đầu tư

công ty. Vì thế cần phải tính đến tỉ lệ cổ phần tối thiểu cần duy trì để giữ vững quyền
kiểm soát của công ty.
2.2.2. Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu DN.
Trái phiếu là một tên chung của các giấy vay nợ dài hạn và trung hạn bao gồm: trái
phiếu chính phủ, và trái phiếu công ty. Trái phiếu còn gọi là trái khoán.
Các loại trái phiếu:
+ Trái phiếu có lãi suất cố định: Loại này thường được sử dụng phổ biến nhất trong các
loại trái phiếu DN. Lãi suất được ghi ngay trên mặt trái phiếu và không thay đổi trong
suốt kì hạn của nó. Việc thanh toán lãi trái phiếu cũng thường được qui định rõ. Mức độ
hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào: lãi suất của trái phiếu, kỳ hạn của trái phiếu và uy
tín của DN.
+ Trái phiếu có lãi suất thay đổi: Là trái phiếu có lãi suất phụ thuộc vào một nguồn lãi
suất quan trọng khác.
+ Trái phiếu có thể thu hồi: Là loại trái phiếu mà DN có thể mua lại vào một thời gian
nào đó. DN phải quy định rõ thời hạn và giá cả khi DN chuộc lại trái phiếu.
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi: là loại trái phiếu cho phép có thể chuyển đổi thành một
số lượng nhất định các cổ phiếu thường. Nếu thị giá của cổ phiếu tăng lên thì người giữ
trái phiếu có cơ may nhận được lợi nhuận cao.
* Ưu điểm của việc phát hành trái phiếu.
+ DN không chịu sự can thiệp của chủ nợ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
+ Trường hợp DN cần vốn mà không muốn phát hành cổ phiếu ( sợ bị thao túng bởi các
cổ đông bên ngoài hoặc DN có dự án tôt mà không muốn công lao của mình bị chia sẻ
cho nhiều nhà đầu tư khi phải trả cổ tức ) thì DN phát hành trái phiếu là một giải pháp tối
ưu.
+ DN có thể huy động được nguồn vốn ổn định lớn thời hạn vay dài hạn hơn ( tối thiểu là
5 năm)
* Nhược điểm.
+ DN mất thời gian huy động lâu hơn so với vay ngân hàng.
+ Do lãi suất cố định nên DN phải tính toán hợp lý khi đưa ra mức lãi suất .

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 15


Đề án Kinh tế đầu tư

+ Các DN vừa và nhỏ thường chưa có uy tín trên thị trường nên khó có khả năng thu hút
được các nhà đầu tư, tốn thời gian và tiền bạc cho việc quảng cáo, nâng cao uy tín nên
chưa tham gia phát hành trái phiếu.
+ Các DN chưa có báo cáo tài chính minh bạch, rõ ràng nên giảm độ tin cậy của nhà đầu
tư.
2.2.3. Huy động vốn qua tín dụng ngân hàng.
Có thể nói rằng nguồn vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng
nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các DN mà còn đối với toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Không một công ty nào có thể hoạt động tốt mà không vay vốn ngân
hàng nếu công ty đó muốn tồn tại trên thương trường. Trong quá trình hoạt động, các DN
thường vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh, đặc biệt là đảm bảo có đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư theo chiều sâu
của các DN.
Về mặt thời hạn, vốn vay ngân hàng có thể được phân loại theo thời hạn vay, bao
gồm : vay dài hạn ( thường tính từ 5 năm trở lên), vay trung hạn (từ 1 đến 5 năm), và vay
ngắn hạn ( dưới 1 năm), và có nhiều hình thức cho vay như vay đầu tư tài sản cố định,
vay vốn lưu động, vay để phục vụ dự án. Hay cũng có những cách phân chia khác như:
theo ngành kinh tế, theo lĩnh vực phục vụ, hoặc theo hình thức bảo đảm khoản vay.
Điều kiện tín dụng : Các ngân hàng thương mại khi cho DN vay vốn luôn luôn phải
đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng thông qua một hệ thống các biện pháp
đảm bảo tín dụng. DN sẽ phải cung cấp những báo cáo tài chính và những thông tin cần
thiết khác theo yêu cầu của ngân hàng. DN cũng phải đảm bảo tín dụng bằng tài sản thế
chấp. Việc yêu cầu người vay có tài sản thế chấp trong nhiều trường hợp cũng làm cho
bên đi vay không thể đáp ứng được các điều kiện cho vay….gây khó khăn cho một số
DN. Do đó, DN cần tính đến yếu tố này khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Lãi suất tín dụng : lãi suất vay vốn phản ánh chi phí sử dụng vốn. Lãi suất vốn tín dụng
ngân hàng phụ thuộc vào tín dụng trên thị trường trong từng thời kỳ, nếu lãi suất vay quá
cao thì DN phải gánh chịu chi phí sử dụng vốn lớn và làm giảm thu nhập của DN.
Nguồn vốn tín dụng là một phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh
doanh, mặt khác nó còn tạo ra khả năng mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh lâu bền.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 16


Đề án Kinh tế đầu tư

Với hình thức tài sản thế chấp đảm bảo cho DN phải sử dụng nguồn vốn vay một cách
hiệu quả.
2.2.4. Huy động vốn qua tín dụng thương mại.
Tín dụng thương mại được hình thành qua quan hệ mua bán chịu hoặc trả chậm, trả
góp. Người bán chuyển giao cho người mua được sử dụng vốn tạm thời trong một thời
hạn nhất định. Đến thời hạn đã được thoả thuận, người mua hoàn lại vốn cho người bán
dưới hình thức tiền tệ và cả phần lãi suất.
Trong nền kinh tế thị trường hiện tượng thừa thiếu vốn ở các DN thường xuyên xảy
ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp ứng được nhu cầu vốn của DN
tạm thời thiếu, đồng thời giúp cho DN tiêu thụ được hành hoá của mình. Mặt khác sự tồn
tại của hình thức tín dụng này giúp cho DN khai thác được vốn nhằm đáp ứng kịp thời
cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên tín dụng thương mại có những nhược điểm sau:
+ Tín dụng thương mại là do các nhà DN cung cấp và họ chỉ cung cấp với khả năng giới
hạn của họ. Nếu người đi vay có nhu cầu cao hơn thì DN không thể đáp ứng được.
+ Hạn chế về thời hạn cho vay: Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của một DN có
thể không phù hợp với nhau, vì vậy mà thời hạn mà người cho vay muốn cung cấp và
người đi vay có nhu cầu không phù hợp nhau thì tín dụng này không thể xảy ra.
+ Hạn chế về phương hướng: tín dụng thương mại được cung cấp dưới hình thức hàng
hoá, vì vậy mà DN chỉ cung cấp cho một số DN nhất định - những DN cần hàng hóa để
sử dụng cho sản xuất hoặc dự trữ để bán.
+ Ngoài ra việc cấp tín dụng thương mại chỉ được thực hiện trên cơ sơ tín nhiệm lẫn
nhau.
2.2.5 Thuê tài sản .
Thuê tài chính là quan hệ tín dụng trung dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản
giữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng với khách hàng thuê. Bên cho thuê thường là các
công ty cho thuê tài chính. Thuê tài chính chưa thực sự phổ biến và chưa được nhiều DN
sử dụng ở Việt Nam.
Ưu điểm của thuê tài sản là không cần tài sản thế chấp. DN tiết kiệm thời gian do quá
trình xét duyệt khá minh bạch. Giảm thiểu một số cam kết không cần thiết. DN đi thuê có
thể mua lại tài sản đó sau khi hết hạn hợp đồng. Tuy nhiên chi phí cho việc sử dụng tài

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 17


Đề án Kinh tế đầu tư

sản đi thuê cao, tỷ lệ lãi suất cao, thiếu bảo hiểm cho các khoản vay và yêu cầu có thời
hạn trả vốn vay bắt buộc.
Các DN còn có thể huy động vốn từ nguồn vốn ODA của các nước tài trợ. Hiện nay
chính phủ VN đã phân tán nguồn vốn ODA của chính phủ Nhật Bản cho các DN vừa và
nhỏ vay nhằm tăng khả năng về vốn cho DN. Có 8 ngân hàng tham gia vào quá trình này:
NH ngoại thương, NH công thương, NH đầu tư và phát triển, NH nông nghiệp và phát
triển nông thôn….
2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn của DN.
2.3.1 Thị trường tài chính.
Có thể nói trong nền kinh tế thị trường hiện nay, thị trường tài chính đóng một vai trò
đặc biệt quan trọng. Thị trường tài chính có vai trò là kênh dẫn vốn từ người tiết kiệm
đến người kinh doanh, giúp việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn không chỉ đối với người có
tiền đầu tư mà còn với người vay tiền để đầu tư, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia. Dòng vốn đó từ người cho vay đến người vay thông qua
hai con đường đó là : tài chính trực tiếp, và tài chính gián tiếp ( thông qua các trung gian
tài chính ). Hơn nữa với việc phát triển của thị trường tài chính sẽ thúc đẩy quá trình luân
chuyển vốn và cung cấp các công cụ tài chính đa dạng cho người đầu tư.
Như vậy một thị trường tài chính phát triển lành mạnh sẽ là một nhân tố quan trọng
ảnh hưởng tới việc huy động nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp.
2.3.2 Ổn định của kinh tế vĩ mô.
Sự ổn định của kinh tế vĩ mô cũng được coi là ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy
động các nguồn vốn đầu tư của DN, đặc biệt là trong việc ổn định giá trị tiền tệ trong việc
kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra đối với nền
kinh tế. Chẳng hạn như nếu lạm phát xảy ra và dẫn đến tình trạng giá cả leo thang và sẽ
làm ảnh hưởng tới sự gia tăng của lãi suất. Lãi suất càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng
lớn và từ đó tiềm năng của vốn đầu tư càng cao, tuy nhiên tăng lãi suất cũng tương đương
với việc tăng chi phí sử dụng vốn trong đầu tư cao hơn. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận
thực của các nhà đầu tư, và tạo nên một cản trở khó khăn cho các DN thực hiện quá trình
huy động vốn. Đảm bảo sự ổn định môi trường kinh tế vĩ mô cũng tạo các điều kiện huy
động nguồn vốn bên ngoài làm cho DN có thể huy động được nhiều nguồn đa dạng và
phong phú hơn . Vì vậy nhà nước cần có các chính sách để thực hiện ổn định kinh tế vĩ

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 18


Đề án Kinh tế đầu tư

mô nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DN huy động vốn một cách hiệu quả thực hiện
quá trình sản xuất kinh doanh.
2.3.3 Các chính sách của nhà nước.
Có thể nói các chính sách của nhà nước cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đối với
việc huy động vốn của DN. Chính sách của nhà nước định hướng cho các DN, tạo điều
kiện và khuyến khích cho DN có thể huy động vốn. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường
hiện nay cạnh tranh là xu hướng tất yếu. Nhà nước cần có các chính sách để khuyến
khích, định hướng các hoạt động thu hút và cung ứng của các DN để cho các DN công
khai minh bạch hơn trong tài chính, sử dụng nguồn vốn huy động một cách có hiệu quả.
3. Sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN.
3.1 Mục đích sử dụng vốn.
Trong nền kinh tế, mọi loại hình DNNN đều có thể tham gia hoạt động sản xuất kinh
doanh trên tất cả các lĩnh vực được Nhà nước cho phép hoạt động như công nghiệp, nông
nghiệp, xây dựng, dịch vụ, ….Các DN với chức năng của mình tham gia hoạt động sản
xuất kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích sinh lời. Nhưng cũng có các
DN hoạt động ngoài mục tiêu lợi nhuận, khi tham gia sản xuất kinh doanh còn thực hiện
nhiều mục tiêu khác của Nhà nước như phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, chống
độc quyền, hạn chế sự lệ thuộc của nền kinh tế….
3.2 Hoạt động sử dụng vốn của DNNN.
DNNN hoạt động chủ yếu trong các ngành: công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp
thủy sản, thương nghiệp.
DNNN sử dụng vốn để tiến hành các dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư chủ yếu của
DNNN là:
+ Đầu tư xây dựng cơ bản: bao gồm các hoạt động xây lắp, mua sắm máy móc và thiết
bị. Đây là hoạt động đầu tư quan trọng trong DN, là hoạt động tạo ra cơ sở vật chất kỹ
thuật cho DN. Trong DN vốn chi cho hoạt động này chiếm một tỷ trọng rất lớn. Thường
chiếm trên 50% vốn bỏ ra ban đầu của DN.
+ Đầu tư bổ sung hàng dự trữ: để cho DN luôn trong thế chủ động đáp ứng được nhu cầu
thị trường và hoạt động một cách hiệu quả. Nhiều DN tỷ trọng vốn đầu tư cho mua sắm
hàng dự trữ là lớn.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 19


Đề án Kinh tế đầu tư

+ Đầu tư nghiên cứu triển khai (R&D) công nghệ khoa học - kỹ thuật nâng cao chất
lượng sản phẩm dịch vụ của DN. Đây là hoạt động quan trọng nằm trong chiến lược hoạt
động của DN vì khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển. Nếu DN không đầu tư
cho hoạt động này thì sẽ bị tụt hậu và không thể cạnh tranh được trên thị trường
+ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực(NNL): NNL là yếu tố quan trọng trong hàm sản xuất
của DN. Một DN có chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ có nhiều tiềm năng để đưa DN đi
lên và luôn phát triển.
+ Đầu tư cho hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm:
Quảng cáo không thể thiếu trong kinh doanh. Quảng cáo, tiếp thị giúp cho sản phẩm
và dịch vụ của DN có thể đến với khách hàng. Hiện nay, trong các DN thì hoạt động
quảng cáo và tiếp thị diễn ra liên tục và hoạt động này sử dụng một lượng vốn chiếm tới
5% trong vốn chi cho hoạt động trong DN.
+ Các hoạt động đầu tư khác.
Đầu tư bất động sản, đầu tư tài chính, đầu tư tín dụng chứng khoán….các hoạt động
này không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ cho DN nhưng nó mang lại một nguồn
thu nhập đáng kể cho DN.
3.3. Hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn
lực khan hiếm. DN huy động vốn và thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình
với mục tiêu thu được lợi nhuận trong tương lai. Nói cách khác mục đích của việc sử
dụng vốn là thu lợi nhuận cho nên hiệu quả của việc sản xuất kinh doanh vốn dựa trên sự
đánh giá dựa, sự so sánh tương đối giữa lợi nhuận và vốn bỏ ra để có được lợi nhuận đó.
Và vì thế thông thường trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư người ta thường đánh
giá thông qua các chỉ tiêu sau:
3.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là tỷ lệ của tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh
trong năm của DN chia cho tổng doanh thu thuần của DN do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,
cung cấp các dịch vụ và các thu nhập khác.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh kết quả tiêu thụ được một đồng
doanh thu thì có được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 20


Đề án Kinh tế đầu tư

3.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn.


Tỷ suất lợi nhuận trên vốn là tỷ lệ của tổng số lợi nhuận trước thuế thu được từ các
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động khác phát sinh trong
năm của DN chia cho tổng nguồn vốn bình quân năm của DN.
Tổng nguồn vốn bình quân năm = ( tổng nguồn vốn đầu năm + tổng nguồn vốn cuối
năm ) / 2
3.3.3 Hệ số vòng quay vốn lưu động.
Hệ số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu thể hiện kết quả cuối cùng của việc luân
chuyển vốn lưu động để bảo đảm quá trình sản xuất - kinh doanh được liên tục và có hiệu
quả. Được tính bằng cách so sánh hai đại lượng: khối lượng giá trị sản phẩm thực hiện
trong năm (hoặc quý), và số dư bình quân vốn lưu động trong cùng kì.
H (hệ số luân chuyển) = giá trị sản phẩm thực hiện / vốn lưu động bình quân.
Chỉ tiêu này nói lên trong một năm ( quý ), vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.
Số vòng quay càng nhiều thì hiệu quả đồng vốn đem lại càng cao.

Chương II . Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN Việt
Nam giai đoạn 2001-2007.
I. Thực trạng hoạt động DNNN trong giai đoạn 2001-2007.
Sau một chặng đường dài sắp xếp, đổi mới, đến cuối năm 2006, cả nước còn khoảng
3720 DNNN các loại, đang nắm giữ gần 70% tài sản cố định quốc gia, 20% tổng vốn đầu
tư toàn xã hội, gần 50% tổng vốn đầu tư của nhà nước, 70% tổng vốn vay các ngân hàng
nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà
nước. Thế nhưng hàng năm khối DNNN mới chỉ đóng góp 40% thu nhập trong GDP của
cả nước.
Thứ nhất, về số lượng, tính đến cuối năm 2006, cả nước còn 3720 DNNN đang hoạt
động, chỉ còn chiếm 3,6% tổng số DN đang hoạt động của toàn bộ nền kinh tế và chỉ còn
chưa bằng một phần ba tổng số DNNN trước đổi mới.
Bảng 1: Số lượng DNNN giai đoạn 2001 – 2006.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 21


Đề án Kinh tế đầu tư

Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006
DNNN

Tổng số 5355 5363 4845 4596 4086 3720

DNNN
trung 1997 2052 1898 1967 1825 1758
ương
DNNN địa
phương 3358 3311 2947 2629 2261 1962

Nguồn: Tổng cục thống kê


Thứ hai, mặc dù quy mô lao động bình quân một DNNN cao hơn khu vực DN dân
doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài ( cuối năm 2006 số lao động bình quân trong 1
DNNN là 513 người, DN ngoài quốc doanh là 27 người, DN có vốn đầu tư nước ngoài là
343 người ) nhưng số lao động làm việc trong các DNNN đang giảm dần cả về tuyệt đối (
từ trên 4114 nghìn người đầu năm 2002 giảm xuống còn gần 2041 nghìn người đầu năm
2006 ), cả về tỷ trọng trong tổng số lao động làm việc ở tất cả các DN ( từ 53,8% xuống
còn 32,7% trong thời gian tương ứng ).
Thứ ba, mặc dù quy mô vốn sản xuất kinh doanh bình quân một DNNN cao hơn khu
vực DN dân doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài ( 475 tỷ đồng so với 8 tỷ đồng và
155 tỷ đồng, năm 2006 ), nhưng tỷ trọng số vốn của DNNN trong tổng số vốn của các
DN bị giảm mạnh (từ 55,9% năm 2001 xuống còn 54,9% năm 2005 ), trong khi của DN
dân doanh lại tăng lên ( từ 12% lên 25%) và của DN có vốn đầu tư nước ngoài giảm ít
hơn ( từ 22,1% xuống 20,1%).
Bảng 2: So sánh số lao động, nguồn vốn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn giữa
DNNN với DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 22


Đề án Kinh tế đầu tư

Tài sản cố định và


Loại hình DN Năm Số lao động bình Nguồn vốn bình đầu tư dài hạn bình
quân một DN quân một DN quân một lao động
(người) ( tỷ đồng) ( triệu đồng )
1 2 3

2001 76 24 121
Toàn bộ DN 2002 74 23 119
trong nền kinh 2003 72 23.9 125
tế 2004 63 24 129
2005 55 24 153
2006 51 26 216

2001 395 153 124


DNNN 2002 421 167 137
2003 467 210.2 147
2004 490 265 160
2005 499 354 239
2006 513 475 426

2001 30 4 38
DN ngoài quốc 2002 31 4 43
doanh 2003 32 5.2 50
2004 29 6 59
2005 28 7 66
2006 27 8 89

2001 243 133 332


DN có vốn đầu 2002 299 134 247
tư nước ngoài 2003 326 139.6 245
2004 331 142 227
2005 330 143 221
2006 343 155 233

Nguồn: Tổng cục thống kê.


Thứ tư, về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh, trừ những DNNN có lợi thế kinh
doanh, được hưởng nhiều chính sách đặc biệt là có kết quả và hiệu quả cao, còn lại nhìn
chung là thấp. Trong giai đoạn 2001-2005, doanh thu của DNNN chỉ tăng 9,1%/năm,
trong đó năm 2005 chỉ tăng 7,2% so với năm 2004, tức là chỉ cao hơn tốc độ tăng giá tiêu
dùng một chút. Còn nhiều DN kinh doanh kém hiệu quả và số DN này phần lớn thuộc
ngành nông nghiệp, giấy, dệt, cà phê, dâu tằm tơ, mía đường, thủy sản. Tổng số lỗ năm
2005 của các DNNN là 1.919 tỷ đồng; số DN kinh doanh thua lỗ chiếm 19,5%, hoà vốn

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 23


Đề án Kinh tế đầu tư

chiếm 8,8%. Tổng số lỗ luỹ kế tính đến cuối năm 2005 là 6549 tỷ đồng, tuy có giảm
8,7% so với năm trước, nhưng lại tăng 20% so với năm 2000.
Bảng 3: Kết quả kinh doanh của DNNN
Năm Doanh thu thuần Lợi nhuận trước Thuế và các khoản đã
thuế nộp ngân sách
2001 482447 20146 52331,7
2002 621172 25959 57583
2003 678735 28192 53422,7
2004 724962 38282 53131,5
2005 858842 48877 64664,1
2006 1001104 62285 72990

Nguồn: Tổng cục thống kê. Đơn vị tính: tỷ đồng.


II. Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn
2001-2007.
1. Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007.
1.1 Thuận lợi của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thì kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo, trong đó DNNN là một bộ phận của kinh tế nhà nước nên các
DNNN được ưu tiên hơn các DN ngoài quốc doanh và các DN có vốn đầu tư nước ngoài.
Các chính sách của nhà nước ưu đãi rất nhiều cho DN nhà nước. DNNN cũng được các
ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng ưu tiên hơn khi vay vốn.
Xét về môi trường vĩ mô, Việt Nam là một đất nước có chế độ chính trị ổn định,
không có chiến tranh, biểu tình và các cuộc đảo chính nên đã tạo sự yên tâm cho các tổ
chức và các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tháng 11/2006, Việt Nam ra
nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO và kí hiệp định bình thường hóa quan hệ vĩnh
viễn với Mỹ, mọi chính sách kinh tế trở nên thông thoáng hơn. Vì vậy Việt Nam đã
nhanh chóng trở thành điểm hấp dẫn đầu tư đứng thứ 7 trên thế giới. Tốc độ tăng GDP
trong những năm gần đây khá cao. Tất cả những điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho toàn
bộ nền kinh tế Việt Nam cũng như DNNN nói riêng trong việc thu hút đầu tư từ nước
ngoài, mở ra cho DN cơ hội huy động được nguồn vốn lớn từ nước ngoài. Chính phủ đã
ban hành luật đầu tư, luật doanh nghiệp và các nghị định hướng dẫn thi hành luật ví dụ
như nghị định 52….tạo thuận lợi cho DN trong quá trình huy động vốn. Trong những

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 24


Đề án Kinh tế đầu tư

năm gần đây DNNN đã huy động được nguồn vốn lớn qua nhiều kênh khác nhau, ngày
càng đa dạng và phong phú hơn .
1.2. Khó khăn của doanh nghiệp trong quá trình huy động vốn.
1.2.1. Nhà nước đang thắt chặt ngân sách dành cho DNNN.
Để DN nhà nước tự chủ hơn trong hoạt động của mình, nhà nước đã và đang thắt chặt
ngân sách dành cho DNNN. Nhà nước khuyến khích các DN huy động vốn thông qua thị
trường chứng khoán, cổ phần hóa DN…tránh chông chờ vào nguồn của nhà nước.
Tỷ trọng tín dụng cấp cho DNNN trong tổng tín dụng ngân hàng đã và đang giảm dần
từ 52%( 1998) xuống 36% (2003). Theo đó, tỷ trọng của DNNN trong tín dụng của các
ngân hàng thương mại quốc doanh đã giảm từ 58% xuống 45% trong cùng kỳ. Điều này
cho thấy, các quy định thắt chặt ngân sách dành cho DNNN ngày càng tỏ ra có hiệu quả
trên phương diện tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên DNNN vẫn có được sự hỗ trợ thông qua
các khoản vay chính sách, đặc biệt cho vay từ Quỹ hỗ trợ phát triển, để thực hiện các kế
hoạch đầu tư được cho là có ý nghĩa chiến lược.
1.2.2. Hạn chế của nguồn vốn tín dụng ngân hàng.
Khi DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì DN phải chịu những điều kiện
kèm theo như: điều kiện tín dụng, sự kiểm soát của ngân hàng cho vay và lãi suất vay
vốn. Trong nhiều trường hợp DN không thể đáp ứng được các điều kiện vay, kể cả các
thủ tục pháp lý về giấy tờ. Đôi khi nhà nước phải đứng ra bảo lãnh cho DNNN vay vốn.
Một khi DN vay vốn ngân hàng thì DN cũng phải chịu sự kiểm soát của Ngân hàng về
mục đích và tình hình sử dụng vốn vay. Nói chung sự kiểm soát không gây ra vấn đề gì
quá lớn cho DN. Tuy nhiên trong một số trường hợp điều đó cũng làm cho DN có cảm
giác bị kiểm soát. Còn khi lãi suất vay vốn quá cao làm cho các DN không đủ khả năng
vay và dẫn đến tình trạng thiếu vốn sản xuất kinh doanh. Và không phải lúc nào ngân
hàng cũng có đủ vốn cho DN vay.
1.2.3. Thị trường tài chính yếu kém.
Sau gần 20 năm đổi mới, hệ thống tài chính Việt Nam đã có bước chuyển từ hành
chính, bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường. Nước ta đã có nhiều cải cách về hệ
thống thuế, đổi mới hệ thống ngân hàng và tiền tệ, phát triển thị trường bảo hiểm, xây
dựng thị trường chứng khoán... Có thể nói đến nay nước ta đã có một cấu trúc thị trường
tài chính khá đầy đủ. Tuy nhiên hệ thống thị trường tài chính nước ta vẫn còn thiếu đồng

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 25


Đề án Kinh tế đầu tư

bộ và bất cập cả trên 3 phương diện: cơ sở pháp lý, cơ chế vận hành và năng lực tổ chức
giám sát thực hiện. Có thể nói, thị trường tài chính còn tụt hậu khá xa so với nhu cầu phát
triển. Có thể thấy điều đó qua những biểu hiện như: duy trì những rào cản đối với việc gia
nhập của các ngân hàng nước ngoài nên 4 ngân hàng thương mại vẫn giữ thế khống chế
thị trường. Ngân hàng Nhà nước đôi khi vẫn sử dụng các biện pháp hành chính để điều
tiết thị trường tiền tệ. Thị trường chứng khoán tuy đã được hình thành, nhưng vẫn còn rất
nhỏ bé và chưa trở thành một kênh huy động vốn hữu hiệu như mong muốn. Do thị
trường tài chính yếu kém nên thị trường chứng khoán cũng chưa phát triển được và chứa
đựng nhiều rủi ro khiến các nhà đầu tư không yên tâm bỏ vốn. Trong khi đó, hoạt động
giao dịch cổ phiếu phi chính thức, thị trường trái phiếu vẫn còn rất sơ khai, mang tính tự
phát và tiềm ẩn nhiều rủi ro do chưa có luật điều chỉnh. Hiện nay, các ngân hàng thương
mại chưa được kinh doanh theo nguyên tắc thương mại và thị trường một cách triệt để,
đôi khi vẫn phải chấp nhận cho vay các khoản tín dụng chính sách. Bên cạnh đó, hệ thống
pháp luật về thị trường chứng khoán chưa hoàn chỉnh và còn nhiều chồng chéo đôi khi
còn mâu thuẫn nhau. Chúng ta đã có một Nghị định về chứng khoán và thị trường chứng
khoán nhưng hoạt động kinh doanh chứng khoán còn phải chịu sự điều chỉnh của nhiều
luật khác như: Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai... điều này làm cho hoạt động chứng
khoán gặp khó khăn trong công tác quản lý, gây tâm lý thiếu tin tưởng cho các nhà đầu
tư.
Thị trường trái phiếu của Việt Nam còn nhỏ về quy mô, manh mún và giao dịch khó
do tính thanh khoản chưa tốt. Chi phí cho việc niêm yết trái phiếu vẫn cao so với nhiều
nước, cơ sở hạ tầng của thị trường trái phiếu chưa đủ mạnh và Việt Nam cần xây dựng
những chuẩn mực về tính thanh khoản của trái phiếu. Ngoài ra, nhận thức chung của giới
DN Việt Nam về phát hành trái phiếu là chưa cao cho nên việc thông tin, công bố thông
tin... cần tiến hành chuyên nghiệp hơn.
1. 3 Thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007.
1.3.1 Vốn được cấp từ ngân sách nhà nước.
Hiện nay DNNN nắm giữ gần 50% vốn đầu tư của nhà nước. Vốn đầu tư từ ngân sách
ở các tập đoàn kinh tế là hơn 400.000 tỷ đồng.
1.3.2 Vốn huy động thông qua cổ phần hóa DN.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 26


Đề án Kinh tế đầu tư

Các DNNN đã cổ phần hoá, chủ yếu là DN nhỏ và việc huy động vốn ngoài xã hội
trong quá trình cổ phần hoá DNNN còn hạn chế do chưa khuyến khích việc bán cổ phần
ra bên ngoài.
Cổ phần hoá các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn đã được coi như là
một giải pháp có tính chất chiến lược nhằm khắc phục những mặt khiếm khuyết, yếu kém
vốn có của cơ chế bao cấp trong DN: huy động được thêm vốn, tạo được động lực và cơ
chế quản lý năng động để phát triển, nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của DN.
Bảng 4 : Số lượng công ty cổ phần có vốn nhà nước.
Năm Số lượng công ty cổ Tốc độ tăng số lượng công ty
phần có vốn nhà nước. cổ phần có vốn nhà nước năm
sau so với năm trước (%)
2000 305
2001 470 54,1
2002 557 18,7
2003 669 19,9
2004 815 21,8
2005 1096 34,5

Nguồn: tổng cục thống kê.


Sau 5 năm đã tăng thêm 791 DN cổ phần có vốn nhà nước, tăng gấp gần 3,6 lần và
bình quân mỗi năm tăng 158 DN, tương ứng với tốc độ tăng bình quân là 29,8%/năm. Về
vốn sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần có vốn nhà nước đến 31 tháng 12 hằng
năm đã từ 10.417 tỷ đồng thời điểm cuối năm 2000 lên 109.520 tỷ ở thời điểm cuối năm
2005; sau 5 năm đã tăng thêm 99.103 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng lên 19.821 tỷ; tốc
độ tăng trưởng chung trong 5 năm là gấp 10,5 lần và bình quân mỗi năm tăng 65,6%.
Vốn sản xuất kinh doanh các DNNN từ 670.234 tỷ đồng có đến cuối năm 2000 đã lên
1.338.255 tỷ, tăng lên 668.021 tỷ, bình quân mỗi năm tăng 133.604 tỷ; tương ứng với tốc
độ tăng trưởng chung trong 5 năm là 99,7% và bình quân mỗi năm tăng 14,9%. ( Nguồn:
tổng cục thống kê )
Qua việc cổ phần hóa các DNNN đã góp phần làm tăng quy mô vốn của DNNN, tăng
vốn điều lệ của DN. Theo báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương về kết quả hoạt động
của 850 DN cổ phần hoá đã hoạt động trên một năm cho thấy: vốn điều lệ bình quân tăng
44%.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 27


Đề án Kinh tế đầu tư

1.3.3 Vốn huy động từ nội bộ doanh nghiệp.


Hết năm 2007, vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty đã tăng 18% và tổng tài
sản tăng 26%( khoảng 927 ngàn tỷ đồng ). Những nguồn tăng này chủ yếu được hình
thành từ tích lũy lợi nhuận và tiền bán cổ phần từ các công ty con. Theo đó, đầu tư của
công ty mẹ và công ty con, công ty liên kết trong năm 2007 cũng đã tăng lên và chiếm
24% vốn chủ sở hữu .
Việc cổ phần hóa cũng thu về cho quỹ hỗ trợ, sắp xếp DN của các tập đoàn, tổng
công ty hiện nay khoảng 24 ngàn tỷ đồng.
1.3.4 Vốn vay tín dụng ngân hàng thương mại.
Đến cuối năm 2006, khối DNNN đang nắm giữ khoảng 70% tổng vốn vay của các
ngân hàng nước ngoài và gần 60% tổng lượng vốn tín dụng của các ngân hàng thương
mại nhà nước.
Trong khi các DN ngoài quốc doanh, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ gặp nhiều khó
khăn trong việc vay vốn của các ngân hàng thương mại thì DNNN được ưu tiên rất nhiều
khi vay vốn. Các thủ tục vay không rườm rà và đa số các dự án xin vay vốn của DNNN
đều được phê duyệt. Nhà nước còn yêu cầu các ngân hàng thương mại phải đảm bảo có
đủ vốn cho DNNN. Huy động vốn qua vay vốn ngân hàng là kênh huy động vốn chủ yếu
và hiệu quả, phổ biến nhất của DN nói chung và DNNN nói riêng.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, DNNN ngày càng bộc lộ nhiều
hạn chế, yếu kém. Hoạt động của DN chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém,
hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được... cộng thêm các cơ chế, quy
chế quản lý của DNNN cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn... khiến các ngân
hàng e ngại khi xem xét cho vay đối với các DNNN. Ngân hàng Quân đội phản ánh: "Tài
trợ cho các DNNN thường gặp một số khó khăn như: DNNN thường có nguồn vốn tự có
thấp nên khả năng tự chủ về tài chính không cao. Để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động các
đơn vị này thường phải vay vốn ngân hàng có những phương án tỷ lệ vay vốn có thể lên
đến 100% nhu cầu thanh toán. Phần lớn các DNNN không có tài sản bảo đảm nên việc
cho vay thường thực hiện theo hình thức tín chấp. Việc cho vay tín chấp mang nhiều rủi
ro tiềm ẩn cho ngân hàng.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 28


Đề án Kinh tế đầu tư

Một điểm đáng chú ý: Hầu như không có ngân hàng nào đặt ưu tiên tín dụng vào
doanh nghiệp Nhà nước - nhóm đối tượng cạnh tranh trọng điểm mới chỉ cách đây vài
năm...( theo http://www.vneconomy.com.vn. 28/06/2006 )
Đây là một điểm đáng chú ý vì trước đây DNNN vẫn là đối tượng khách hàng cạnh
tranh của các ngân hàng. Lúc đó dư nợ cho vay DNNN chiếm đến 70%-80% tổng dư nợ
cho vay của các chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước nhưng từ năm 2004 đến nay
tình hình đã khác. Dư nợ cho vay DNNN của các ngân hàng thương mại ở Hà Nội đang
giảm khá rõ rệt cả về số tuyệt đối và tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay các thành phần
kinh tế. Nếu ở thời điểm cuối năm 2005 dư nợ cho vay DNNN (cả Trung ương và địa
phương) của hệ thống ngân hàng Hà Nội là 42.170 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,6%/tổng
dư nợ thì đến nay số dư này còn khoảng 41.500 tỷ đồng và chỉ chiếm tỷ trọng khoảng gần
41%/ tổng dư nợ.
Mức độ tín nhiệm đối với ngân hàng cũng là một hàn thử biểu để đo tính hiệu quả của
các DN. Tình hình các ngân hàng e ngại cho vay DNNN đang đặt ra những vấn đề đòi
hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, tổ chức lại, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả hoạt động của các DNNN. Nếu không làm được như vậy, các DNNN khó lòng tìm
kiếm được tài trợ về vốn từ các nhà đầu tư và định chế tài chính trung gian để đạt được
mục tiêu giữ vị trí then chốt và nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã
hội trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta.
1.3.5 Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu DN.
Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu DN là kênh huy động vốn mới của DN.
Trong vòng 2 năm trở lại đây, thị trường trái phiếu DN đã có những thay đổi đáng ghi
nhận và việc phát hành trái phiếu đang trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho DN để huy
động vốn tài trợ dự án và mở rộng hoạt động kinh doanh. Đây thực sự là kênh huy động
vốn hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích cho DN. Tuy nhiên phát hành trái phiếu DN là một
phương thức mới mẻ đối với các DN Việt Nam nói chung và DNNN nói riêng.
Việc Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đã tạo
ra những thuận lợi cho các DN Việt Nam phát hành trái phiếu. Cơ hội cho các DN Việt
Nam huy động vốn ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế là rất rộng mở. Hiện nay
Chính phủ đã có Nghị định 52 cho phép tất cả các DN đều có thể huy động vốn thông qua
phát hành trái phiếu để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 29


Đề án Kinh tế đầu tư

Chỉ trong vòng 6 tháng sau khi Nghị định 52 ra đời, các DN đã huy động được
khoảng gần 6.000 tỷ đồng trong đó có những DN như Tập đoàn Điện lực Việt Nam huy
động được 5.000 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thuỷ huy động được 800 tỷ
đồng, Tổng công ty Sông Đà huy động được 260 tỷ đồng.
Số lượng DN phát hành trái phiếu tăng lên đáng kể, năm 2005 có 2 DN phát hành, với
giá trị khoảng 1.600 tỷ đồng; năm 2006, số lượng này tăng lên là 6 DN, với 15 đợt phát
hành và giá trị trái phiếu hơn 11.000 tỷ đồng; trong 10 tháng đầu năm 2007, số lượng là
12 DN, với 17 đợt phát hành đạt giá trị trên 20.000 tỷ đồng. Thậm chí, có DN đã phát
hành nhiều đợt trong một năm như Vinashin, Lilama. Những DN có quy mô nhỏ hơn như
Nam Triệu, CII, Vincom… đã phát hành thành công trái phiếu với mức lãi suất hấp dẫn:
trái phiếu Nam Triệu kỳ hạn 2 năm, lãi suất 8,95%/năm, phát hành tháng 4/2007; trái
phiếu CII kỳ hạn 7 năm, lãi suất 10,3%/năm, phát hành tháng 7/2007; trái phiếu Vincom
kỳ hạn 5 năm, lãi suất 10,3%, phát hành tháng 10/2007 ( Nguồn: www.vietnamnet.vn).
1.3.6 Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu.
Huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu là hình thức huy động vốn của các công
ty cổ phần. Trong 2 năm gần đây, thị trường chứng khoán ở Việt Nam mới phát triển sôi
động, kênh huy động vốn này mới bắt đầu phát huy tác dụng của nó. Tuy nhiên số DN đã
niêm yết trên thị trường còn ít. Các DNNN đã cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường đã
huy động được nguồn vốn lớn thông qua kênh này.
Thực tế, trong năm 2006, nhất là thời điểm đầu năm và trước đó là cuối khi một doanh
nghiệp phát hành cổ phiếu, kể cả phát hành trên thị trường OTC thì dù DN đó có quy mô
nhỏ, hoạt động chưa mấy hiệu quả cũng thu hút được đông đảo nhà đầu tư quan tâm. Tại
thời điểm đó, cổ phiếu luôn được nhà đầu tư săn lùng và sẵn sàng mua với một mức giá
tương đối cao.Vì thế DN huy động được nguồn vốn rất lớn.
2. Thực trạng sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN giai đoạn 2001-2007.
Với một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, nhu cầu vốn rất lớn. Tuy
nhiên, thực tế hiệu quả sử dụng các nguồn vốn của Việt Nam hiện nay đến đâu? Theo
chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: "Ở Việt Nam, tồn tại một nghịch lí là nước nghèo
nhưng không biết tiêu tiền hợp lí, gây lãng phí". Cụ thể là lãng phí trong đầu tư của nhà
nước, đặc biệt là của DNNN.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 30


Đề án Kinh tế đầu tư

DNNN được nhiều ưu đãi của nhà nước về đất đai, tài chính, thuế khóa, được khai
thác, sử dụng nhiều tài nguyên nhưng hoạt động kém hiệu quả. Chúng ta sẽ xem xét xem
DNNN đã sử dụng vốn đầu tư phát triển đến đâu và vì đâu gây ra sự kém hiệu quả đó.
Một thực tế dễ nhận thấy là DNNN đã và đang đầu tư một cách dàn trải, thất thoát, thiếu
đồng bộ, lãng phí vốn nhiều.
Trước đây khi thị trường chứng khoán còn chưa sôi động, nước ta chưa gia nhập
WTO, các cơ hội tìm kiếm lợi nhuận ở thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản
còn ít, DNNN chủ yếu tập trung đầu tư vốn vào lĩnh vực mà mình đảm nhiệm, nhưng do
cơ sở hạ tầng, trình độ quản lý cũng như chất lượng nguồn nhân lực còn kém nên việc
đầu tư vốn không mấy hiệu quả. Vốn bỏ ra nhiều nhưng kết quả đạt được chưa tương
xứng với đầu tư. Một thực tế dễ nhận thấy đó là vấn đề thất thoát, lãng phí vốn trong đầu
tư xây dựng cơ bản. Đây cũng là ngành dễ gây ra nhiều tiêu cực nhất. Đối với các công
trình xây dựng đòi hỏi thời gian dài. Từ phê duyệt dự án, quyết định đầu tư đến thực hiện
là một quá trình rất dài và khó khăn nhất là đối với một nước còn quá nhiều thủ tục hành
chính rườm rà như nước ta. Trong khi đó đối với một dự án đầu tư thì thời gian là một
yếu tố rất quan trọng trong việc tính toán hiệu quả của dự án. Có khi một dự án vừa mới
hoàn thành xong thì đã trở nên lạc hậu. Vốn nằm ở các công trình quá lâu mà các công
trình còn chưa xong để đưa vào vận hành. Đây là sự thất thoát và lãng phí vốn rất lớn.
Chúng ta đã thấy có rất nhiều công trình của DNNN dang dở từ nhiều năm, cả hàng trăm
tỉ đồng nằm một chỗ. Các dự án còn dang dở đó là do thiếu vốn. Việc thiếu vốn cũng bắt
nguồn ngay từ khi tính toán, phê duyệt dự án. Cũng do ngành xây dựng có nhiều tiêu cực,
tham ô nên thất thoát không nhỏ tài sản của nhà nước qua con đường này. Mánh lới của
các đơn vị thi công là sử dụng vật liệu không đúng quy định để ăn chênh lệch. Các đơn vị
này thường bỏ qua trình tự quản lý, đặc biệt là khâu kế toán, thống kê.
Các DNNN còn được cung cấp một lượng lớn vốn ODA hàng năm để đầu tư vào các
cơ sở hạ tầng, các dự án xóa đói giảm nghèo . Trong 5 năm (2006-2010) Việt Nam được
yêu cầu giải ngân 11,9 tỷ USD ODA, trong đó 2 năm 2006-2007 đã giải ngân được 39%.
Riêng trong năm 2007 đã giải ngân được 2 tỷ USD, trong đó hơn 50% ODA được dành
cho xây dựng cơ bản, môt lĩnh vực xưa này nổi tiếng là thất thoát nhiều do sự quản lý
lỏng lẻo và “đi đêm” của bên A bên B rồi sang tay các gói thầu qua nhiều đầu mối trung
gian. Theo ông Martin Rama - chuyên gia kinh tế trưởng của WB ở Việt Nam thì ODA

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 31


Đề án Kinh tế đầu tư

hiện chiếm gần 40% GDP của Việt Nam. Đây quả là một bình sữa đầy mà nhiều DNNN
trông vào. Có một thực tế xẩy ra là nhiều đoạn đường, cầu cống được xây dựng xong
chưa lâu đã xuống cấp, hư hỏng , thậm chí sập cầu ngay trong thời gian thi công… làm
thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỷ đồng nhưng nhanh chóng được lãng quên mặc cho dư
luận lên tiếng.
Việc đầu tư vốn dàn trải của DNNN thể hiện ở việc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty
không tập trung hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề mình đảm nhiệm mà lại nhảy sang
hoạt động ở cả các lĩnh vực khác. Biểu hiện cụ thể nhất trong yếu kém đầu tư là đầu tư
dàn trải, sử dụng kém hiệu quả nguồn vốn của nhà nước, nhiều DN đầu tư kinh doanh
theo phong trào, không chăm chú đầu tư theo chiều sâu với thế mạnh tiềm năng vốn có
của mình. Tình trạng các DN đua nhau kinh doanh tiền tệ, chứng khoán, ngân hàng, địa
ốc... đã tạo ra những rối loạn đáng tiếc trong khu vực hàng hoá nhạy cảm này...). Nhiều
DNNN đã góp vốn đầu tư hoặc mua cổ phần, vốn góp tại nhiều DN khác, phân tán vào
nhiều lĩnh vực kể cả không thuộc lĩnh vực ngành nghề chủ yếu. Đáng chú ý, một số tập
đoàn, TCT đã dành một lượng vốn khá lớn đầu tư vào ngân hàng, bảo hiểm hoặc mua bán
cổ phiếu trên thị trường. Theo báo cáo của 70 tập đoàn, TCT thì có tới 28 đơn vị hoạt
động đầu tư chứng khoán, thành lập công ty chứng khoán, đầu tư vào công ty quản lý
quỹ, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm với giá trị đầu tư là 23.344 tỷ đồng, chiếm
8,7% vốn chủ sở hữu và 20% tổng số vốn đầu tư ra ngoài. Cụ thể, Tập đoàn Dầu khí đầu
tư 5.780 tỷ đồng, trong đó ngân hàng 1.100 tỷ đồng, công ty chứng khoán 76,5 tỷ đồng,
công ty tài chính 4.005 tỷ đồng, công ty bảo hiểm 570 tỷ đồng, quỹ đầu tư 29 tỷ đồng;
Tập đoàn công nghiệp Tàu thuỷ Việt nam đầu tư 1.894 tỷ đồng, trong đó lĩnh vực ngân
hàng 344 tỷ đồng, bảo hiểm 1.462 tỷ đồng (Bảo Việt), quỹ đầu tư 88 tỷ đồng... Bên cạnh
đó, tình trạng DNNN thành lập quá nhiều công ty con, công ty liên kết hoạt động trong
nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác hẳn với lĩnh vực sản xuất kinh doanh trước đây ngày
càng phổ biến. Có thể dẫn chứng như: Tổng công ty Thuốc lá; Giấy; Dệt may; Công
nghiệp Tàu thuỷ đầu tư vào rượu bia, công nghiệp thực phẩm; Tổng công ty Xây dựng
công nghiệp đầu tư vào thuỷ điện, nhiệt điện; Tổng công ty Rượu bia nước giải khát Sài
Gòn đầu tư vào thuỷ điện, dầu khí, du lịch … ( Nguồn: http://www.vneconomy.com.vn )
Một chuyên gia kinh tế hàng đầu Việt Nam lý giải rằng, xu hướng đa ngành, đa lĩnh
vực xuất phát từ một thực tế: các tập đoàn đang thay đổi chiến lược kinh doanh theo các

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 32


Đề án Kinh tế đầu tư

ngành nghề nóng, thu lại lợi nhuận cao trong ngắn hạn. Các lĩnh vực đó hoàn toàn không
thuộc sở trường của mình nhưng có thể đem lại lợi nhuận cao như bất động sản, chứng
khoán, bảo hiểm và ngân hàng. Thậm chí có DN còn bán bớt cổ phần tại các đơn vị kinh
doanh mang lại nguồn thu nhập chủ chốt cho mình, để rút vốn đầu tư và xây dựng cao ốc
văn phòng cho thuê, khách sạn…Đầu tư tràn lan, chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí bên lề Quốc hội, ông Vũ Viết Ngoạn, Phó
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Quốc hội cho rằng “ Thực tế hiện nay, nhiều DN nhẽ ra phải
tập trung nguồn lực, tài chính, con người cho hoạt động chính để phát huy lợi thế cạnh
tranh, nhưng họ lại nhìn những lợi ích trước mắt, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực khác
ngoài lĩnh vực chính của họ. Điều đó dẫn đền nguồn lực phân tán, hiệu quả không cao”.
Rất nhiều tập đoàn kinh tế hiện nay bỏ nhiều tiền ra thành lập các ngân hàng, các công ty
cổ phần chứng khoán, các khu nghỉ dưỡng, trung tâm thương mại… để hưởng lợi nhanh
mà không tập trung vào phát triển ngành nghề , lĩnh vực chính của mình. Họ cũng viện
cớ học tập kinh nghiệm các tập đoàn kinh tế nước ngoài về việc đa dạng hóa đầu tư, mở
mang ngành nghề… nhưng thực tế không hẳn là như vậy. Mọi hoạt động của họ đều chạy
theo lợi ích ngắn hạn mà không tính hết đến rủi ro lâu dài dẫn đến làm thất thoát nhiều tỷ
đồng của Nhà nước. Vào cuối năm 2006 đầu năm 2007 khi TTCK đang trong cơn sốt, rất
nhiều công ty chứng khoán đã được thành lập vì những khoản lợi to lớn và nhãn tiền thôi
thúc họ bỏ tiền ra đầu tư. Chẳng hạn, khi Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Cao su VN
(VRG) được Thủ tướng CP phê duyệt 30/10/2006 thì ngay sau đó 14/11/2006 VRG đã
thông qua chủ trương thành lập Công ty cổ phần chứng khoán Cao su, trong đó tài chính
cao su đóng góp 51% vốn điều lệ (20,4 tỷ VND). Trong thời gian này nhiều công ty
chứng khoán khác cũng ra đời như: “Chứng khoán dầu khí”; “Chứng khoán tàu thủy”,
Chứng khóan Bảo Việt (Chứng khoán Gia Quyền) với cổ đông lớn nhất là Vinatex (22%
cổ phần). EVN cũng là một trong những TĐKTNN đi đầu trong lĩnh vực đầu tư vào ngân
hàng, chứng khoán…( Nguồn: toquoc.gov.vn ).
Mong muốn của Nhà nước khi quyết định hình thành các tập đoàn là trông đợi Việt
Nam có những DN lớn, kinh doanh hiệu quả, phát triển mạnh, là những “quả đấm thép”
cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài, công ty đa quốc gia. Trong chiến lược phát triển,
các tập đoàn có thể đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh liên quan đến ngành nghề
cốt lõi của mình. Các tập đoàn cũng có thể chọn lựa thêm nhiều lĩnh vực khác để chia sẻ

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 33


Đề án Kinh tế đầu tư

rủi ro. Tuy nhiên, nguyên tắc đa dạng hóa những lĩnh vực hoạt động hỗ trợ cho ngành
nghề kinh doanh cốt lõi dường như không có mấy tập đoàn thực hiện.
Khi các tập đoàn kinh doanh đa ngành như vậy có thể gặp phải các rủi ro. Thứ nhất,
khi tập đoàn đi vào những ngành không có thế mạnh, đang cạnh tranh quyết liệt thì không
đảm bảo là họ sẽ thành công? Rủi ro thứ hai và cũng nguy hiểm hơn, họ sẽ xao nhãng
việc đầu tư vào ngành cốt lõi, những lĩnh vực này không được củng cố trong khi sức ép
cạnh tranh tăng cao. Tập đoàn kinh tế nhà nước là DN được giao trọng trách nắm những
ngành huyết mạnh của nền kinh tế, có vị trí thống lĩnh trong những ngành đó. Trong
trường hợp DN đầu tư tràn lan, kém hiệu quả, không những gây tổn hại cho bản thân DN
mà còn nguy hiểm cho cả nền kinh tế. Thứ ba, bản thân tập đoàn và cả Nhà nước có thể
không kiểm soát được những DN bỏ vốn vào.
Bản thân các tập đoàn của Việt Nam chưa có tên tuổi nào cạnh tranh ngang ngửa với
DN các nước trong khu vực, chưa nói gì đến quốc tế. Báo cáo 200 DN lớn của Việt Nam
mới đây do UNDP công bố cho thấy, ở Việt Nam thì các tập đoàn là lớn nhưng so với các
nước trong khu vực thì quy mô như vậy chỉ là DN vừa và nhỏ. Dầu khí hay Điện lực có
dự án đầu tư ra nước ngoài nhưng chủ yếu là những nơi Việt Nam có quan hệ chính trị
tốt, chứ đấu thầu cạnh tranh quốc tế để giành dự án thì chưa có ai cả.
III. Kết quả và các tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát
triển của DNNN.
1. Kết quả hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN.
1.1 Quy mô vốn ngày càng cao.
Trong quá trình phát triển, DN đã có sự sắp xếp, phân bố lại theo đường lối phát
triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và nhà nước. DNNN liên tục giảm về số lượng,
năm 2000 là 5759 DN, đến 2003 là 4845 DN, năm 2005 là 4086 DN và cuối năm 2006
còn 3720 DN. Nhưng quy mô của DN nhà nước ngày càng lớn lên. Vốn bình quân một
DN năm 2001 là 153 tỷ đồng, năm 2006 là 475 tỷ đồng.
Bảng 5: Vốn của DNNN.

Năm Tổng số Vốn chủ sở Tỷ lệ vốn chủ sở


( tỷ đồng) hữu( tỷ đồng) hữu (%)

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 34


Đề án Kinh tế đầu tư

2001 781705 221655 28,36


2002 858560 234846 27,35
2003 932943 226533 24,28
2004 1128484 306752 27,18
2005 1338225 317221 23,70
2006 1601109 380291 23,75

Nguồn: tổng cục thống kê.


Bảng 6: DNNN chia theo quy mô nguồn vốn.
Năm Tổng số Chia theo quy mô nguồn vốn
DNNN
Dưới Từ 0.5 Từ 1 tỷ Từ 5 tỷ Từ 10 Từ 50 Từ 200 Từ 500
0.5 tỷ tỷ đến đến đến tỷ đến tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng
đồng dưới 1 dưới 5 dưới 10 dưới 50 đến đến trở lên
tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng tỷ đồng dưới dưới
200 tỷ 500 tỷ
đồng đồng

2001 5355 113 100 1009 818 1948 1061 204 102
2002 5363 73 86 856 748 2001 1194 284 121
2003 4845 64 50 630 602 1815 1217 328 139
2004 4596 35 31 509 516 1663 1238 401 203
2005 4086 26 27 397 423 1405 1121 429 258
2006 3720 31 25 319 365 1195 1066 411 308

Nguồn: tổng cục thống kê.


DNNN có quy mô lớn hơn DN ngoài quốc doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài
nhưng mức vốn sản xuất kinh doanh phổ biến từ 10 đến dưới 200 tỷ đồng một DN và
trang bị tài sản cố định cho lao động cũng ở mức từ 150 đến dưới 300 triệu đồng một lao
động. Mặc dù quy mô vốn kinh doanh bình quân một DNNN cao hơn khu vực DN dân
doanh và DN có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng tỷ trọng số vốn của DNNN trong tổng số
vốn của các DN bị giảm mạnh trong khi của DN dân doanh lại tăng lên và của DN khu
vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm ít hơn.
1.2 Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thấp.
Chất lượng và hiệu quả hoạt động của DNNN ngày càng tốt hơn nhưng hiệu quả sử
dụng vốn còn thấp, tỷ suất lợi nhuận của vốn mới đạt 3.52% năm 2006, tăng hơn một
chút so với năm 2005 ( 3.21%). Tuy DNNN có quy mô lớn nhất, vốn đầu tư cũng nhiều
nhất nhưng hiệu quả kinh doanh lại không phải là cao nhất, chưa tương xứng với đầu tư

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 35


Đề án Kinh tế đầu tư

của nhà nước và lượng vốn bỏ ra. Tỷ suất lợi nhuận / vốn kinh doanh của DNNN chỉ
bằng 1/3 so với DN có vốn đầu tư nước ngoài và tỷ lệ nộp vào ngân sách cũng chưa cao.
Bảng 7: Hiệu quả sử dụng vốn của DNNN so với DN ngoài quốc doanh và DN có vốn
đầu tư nước ngoài

Loại hình DN Năm Tỷ suất lợi nhuận ( % )

Trên vốn sản xuất Trên doanh thu


kinh doanh

2001 3.777 5.046


Toàn bộ DN 2002 4.320 5.134
trong nền kinh tế 2003 4.535 5.368
2004 4.85 5.99
2005 4.35 5.23
2006 4.94 6.12

2001 2.453 4.176


DNNN 2002 2.900 4.179
2003 2.768 4.154
2004 3.15 5.27
2005 3.21 5.40
2006 3.52 6.22

2001 2.277 1.343


DN ngoài quốc 2002 2.311 1.504
doanh 2003 2.146 1.492
2004 1.62 1.25
2005 1.49 1.21
2006 2.01 1.74

2001 8.740 13.019


DN có vốn đầu tư 2002 9.991 13.612
nước ngoài 2003 11.598 14.602
2004 13.04 15.37
2005 11.25 11.82
2006 13.15 14.19

Bảng 8: Kết quả kinh doanh của DNNN so với DN ngoài quốc doanh và DN có vốn
đầu tư nước ngoài.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 36


Đề án Kinh tế đầu tư

Loại hình DN Năm Doanh thu thuần bình Tỷ lệ nộp ngân sách
quân 1 lao động so với doanh thu
( triệu đồng ) (%)

2001 238 9,23


Toàn bộ DN 2002 260 9,04
trong nền kinh 2003 281 7,56
tế 2004 303 8,10
2005 356 7,28
2006 409 7,00

2001 228 10,85


DNNN 2002 275 9,27
2003 300 7,87
2004 323 7,76
2005 421 7,88
2006 525 7,29

2001 206 2,7


DN ngoài quốc 2002 214 3,25
doanh 2003 237 3,4
2004 260 3,51
2005 289 3,49
2006 339 2,98

2001 368 14,82


DN có vốn đầu 2002 327 17,75
tư nước ngoài 2003 341 16,52
2004 365 12,74
2005 411 14,12
2006 420 13,76

Nguồn: tổng cục thống kê.


Thực tế cho thấy tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả, vòng quay của đồng vốn còn
thấp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của DNNN còn thấp như năm 2005 là 3.21%, năm 2006
là 3.52 % ( trong khi đó với các DN có vốn đầu tư nước ngoài năm 2005 là 11.25%, năm
2006 là 13.15%) và như vậy sẽ không đáp ứng được cho quá trình tích lũy tái sản xuất, có
nhiều DN thua lỗ, hoạt động kém hiệu quả. Theo xếp loại DNNN của Bộ Tài chính, trong
tổng số DNNN được xếp hạng, thì chỉ có 44,4% xếp loại A, 39,5% xếp loại B, 16,1% xếp
loại C. Số DN kinh doanh thua lỗ chiếm 19,5%, với tổng số lỗ của các DNNN phát sinh

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 37


Đề án Kinh tế đầu tư

năm 2005 là 1.919 tỉ đồng; tổng số lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2005 là 654 tỉ đồng.
Trong đó Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 là 430 tỉ đồng, Tổng công ty
Dâu tằm tơ là 220 tỉ đồng. Nhiều DNNN khác cũng lỗ lớn, như Tổng công ty xi măng,
Tổng công ty cà phê, Tổng công ty mía đường I, Tổng công ty xây dựng đường thủy,
Tổng công ty xây dựng Thăng Long, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6...
Trong các đơn vị trên, đơn vị thua lỗ lũy kế nhiều nhất lên đến 1.352 tỉ đồng, gấp gần 13
lần số vốn bình quân một DNNN. Theo Bộ Tài chính, tổng tài sản của DNNN đạt 747,4
nghìn tỉ đồng. Trong tổng tài sản "đo đếm được" thì nợ phải thu chiếm 22,2%, số nợ đến
hạn lên đến 449,2 nghìn tỉ đồng, trong đó vay ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng
chiếm 76%, số còn lại là nợ các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, chiếm dụng vốn của
DN khác, vay của người lao động trong DN. Hệ số nợ phải trả tính trên vốn nhà nước của
không ít DNNN, đặc biệt là những DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao
thông rất cao, lên tới 5 lần, thậm chí có đơn vị lên tới 30-35 lần, chẳng những làm cho
khả năng thanh toán nợ kém mà còn dẫn đến rủi ro. Theo số liệu của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam, năm 2007 các dự án xây dựng công trình giao thông phải trả nợ 1.416 tỉ
đồng vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (cả gốc, lãi đến hạn hoặc được
khoanh đã đến hạn trả nợ). Theo số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy tổng số lãi của
DNNN năm 2005 là 53533 tỷ đồng, năm 2006 là 67182 tỷ đồng và tổng số lỗ của DNNN
năm 2005 là 4656 tỷ đồng, năm 2006 là 4897 tỷ đồng, trong khi đó DN có vốn đầu tư
nước ngoài tổng số lãi năm 2005 là 67744 tỷ đồng, năm 2006 là 98498 tỷ đồng, tổng số
lỗ là 8376 tỷ đồng năm 2005, và 12336 tỷ đồng năm 2006. Các DNNN chiếm tỷ trọng
khá lớn trong tổng dư nợ tín dụng và đầu tư xã hội cụ thể là hơn 50% vốn đầu tư nhà
nước, 70% tổng dư nợ quốc gia và hơn 80% tổng dư nợ tín dụng.

Bảng 9: Số DNNN làm ăn có lãi và số DNNN lỗ.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 38


Đề án Kinh tế đầu tư

DN có lãi DN lỗ So với tổng số DN


(%)

Năm Tổng Lãi bình Số DN Tổng Lỗ bình


Số DN mức lãi quân ( DN ) mức lỗ quân Số DN Số DN
( DN ) (tỷ đồng một DN (tỷ đồng một DN lãi lỗ
) (triệu ) (triệu
đồng ) đồng )

2001 4249 23557 5544 894 -3411 -3815 79,35 16,69


2002 4449 29130 6548 787 -3171 -4030 82,96 14,67
2003 3847 30956 8047 838 -2764 -3298 79,40 17,30
2004 3727 43920 11784 739 -5638 -7629 81.09 16,08
2005 3253 53533 16457 701 -4656 -6642 79,61 17,16
2006 3066 67182 21912 531 -4897 -9222 82,42 14,27

Nguồn: Tổng cục thống kê.


2. Các vấn đề còn tồn tại trong hoạt động huy động và sử dụng vốn đầu tư phát
triển của DNNN.
2.1 Nhiều DN huy động vốn quá lớn, dư nợ nhiều.
Nhà nước chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ hoạt động huy động vốn của DNNN nên
có nhiều công ty nhà nước huy động vốn quá lớn, dư nợ phải trả lớn gấp nhiều lần vốn
chủ sở hữu. Các DN đã lợi dụng sự ưu đãi của mình huy động vốn tràn lan, gây thất
thoát lớn và lãng phí. DNNN huy động vốn từ lợi thế được ưu đãi của các tập đoàn kinh
tế nhà nước (TĐKTNN) với lãi suất cơ bản 8,5%/năm và tối đa không quá 150 mức lãi cơ
bản đó. Điều đó lý giải tại sao có nhiều TĐKTNN có số vốn vay vượt rất xa số vốn chủ
sở hữu của họ. Thống kê ban đầu cho thấy, các DN đã huy động vốn gần hơn 20 lần số
vốn tự có của mình. Đặc biệt có TCT như CIESCO 5 đã huy động vốn gấp 42 lần số vốn
tự có. Và nếu như các DN này hoạt động không hiệu quả với nguồn vốn huy động được
thì sẽ xảy ra tổn thất vô cùng lớn với xã hội.
Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể nào khống chế lượng vốn huy
động của các công ty. Phần lớn các DNNN khi vay không có tài sản để đảm bảo, hoặc
nếu có thì hồ sơ pháp lý chưa đầy đủ. Do không xác định về điều kiện và mức khống chế
nên có nhiều tổng công ty, TĐKT nhà nước có nợ phải trả lớn gấp nhiều lần vốn chủ sở
hữu, dẫn đến khả năng thanh toán không được đảm bảo. Hệ số nợ phải trả tính trên vốn
nhà nước của không ít DNNN, đặc biệt là những DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
công trình giao thông rất cao, lên tới 5 lần, thậm chí có đơn vị lên tới 30-35 lần, chẳng

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 39


Đề án Kinh tế đầu tư

những làm cho khả năng thanh toán nợ kém mà còn dẫn đến rủi ro. Điển hình, trong thời
gian qua đã có một số tổng công ty, công ty nhà nước lâm vào tình trạng này như: TCT
Xây dựng Công trình giao thông I có số nợ gấp 36,7 lần vốn chủ sở hữu, TCT Xây dựng
miền Trung gấp 35 lần, TCT Xây dựng Công trình giao thông 5 gấp 32,7 lần, tập đoàn
công nghiệp tàu thủy gấp 17,2 lần.
Theo báo cáo kiểm toán 4 tổng công ty lớn là: tổng Công ty Hàng hải Việt Nam
(Vinalines), Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC), Tổng Công ty Khánh
Việt, và Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn. , tổng nợ phải trả của các DN trên là khá lớn. Cụ
thể, với Vinaline tổng nợ phải trả lên tới 17.071 tỷ đồng, gầp 2,3 lần vốn chủ sở hữu.
VTC sẽ phải thanh toán nợ 369 tỷ đồng, gấp 1,83 lần vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ nợ trên vốn
chủ sở hữu của Địa ốc Sài Gòn và Khánh Việt thấp hơn, lần lượt là 0,76 và 0,17 lần.
2.2 Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.
Cơ cấu đầu tư còn chưa hợp lý, chưa tập trung vào đầu tư nguồn nhân lực, đa số trình
độ lao động là phổ thông hoặc được đào tạo không chính quy vì vậy khi đưa tiến bộ công
nghệ vào sản xuất hoặc ngành công nghệ cao thì đội ngũ lao động hiện tại không đủ trình
độ để đáp ứng yêu cầu, tình trạng thiếu kỹ thuật tay nghề cao ngày càng trầm trọng. Theo
số liệu Tổng cục thống kê năng suất lao động của DNNN còn thấp năm 2004 là 303 triệu
đồng /người, năm 2005 là 356 trđ/người, năm 2006 là 409 trđ/người.
DN cũng chưa chịu đổi mới trang thiết bị kĩ thuật, đầu tư mua sắm thêm các trang
thiết bị. Nhiều máy móc, thiết bị của DNNN đã lạc hậu từ 10 đến 30 năm, trong đó có
không ít tài sản chờ thanh lý; nhiều máy móc, thiết bị tuy được đầu tư hiện đại nhưng
không huy động hết công suất ( nhiều DN có hiệu suất sử dụng tài sản cố định chỉ đạt 50-
60% ) hoặc tổng vốn đầu tư lớn dẫn đến chi phí khấu hao, chi phí lãi vay trong giá thành
sản phẩm cao. Trình độ công nghệ của DNNN còn lạc hậu; một số DN còn sử dụng công
nghệ cũ, tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cao. Nhiều DNNN năng suất lao động và hiệu
quả hoạt động còn thấp, sức cạnh tranh chưa đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc
tế; còn khoảng 15% số DN làm ăn thua lỗ.
Ở nước ta có rất nhiều tập đoàn kinh tế nhà nước được hình thành, nhưng một vấn đề
quan trọng là tính hiệu quả của các tập đoàn kinh tế khi mở rộng cơ cấu đầu tư sang các
lĩnh vực khác không phải sở trường. Tổng đầu tư của Nhà nước thường tập trung cho các
tập đoàn nhưng hầu như các tập đoàn hoạt động không hiệu quả lại đang tìm cách bành

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 40


Đề án Kinh tế đầu tư

trướng sang các lĩnh vực khác kiếm được nhiều lợi nhuận hơn như ngân hàng, bưu chính
viễn thông, bất động sản ….Như điện thiếu, ngành điện không lo tập trung cho việc chính
mà chỉ lo tăng giá điện ( kêu là thiếu vốn trầm trọng ) trong khi đó họ lại có tiền đầu tư
vào các ngành khác như : ngân hàng, bưu chính…Trong khi các tập đoàn trên thê giới
đang có xu hướng tập trung nguồn lực để phát triển thành các tập đoàn quốc gia có thể
mạnh về một lĩnh vực vượt trội cụ thể như Microsoft nổi tiếng về công nghệ phần mềm,
Walmart kinh doanh chuỗi siêu thị bán lẻ…..thì các tập đoàn của Việt Nam với công
nghệ, vốn, trình độ quản lý, nhân lực ….. còn khiêm tốn thì lại không tập trung vào các
lĩnh vực có thế mạnh và chuyên ngành lĩnh vực thuộc sở trường của mình mà lại chủ
trương kinh doanh đa ngành. Đa phần các tập đoàn đầu tư vào các lĩnh vực ngân hàng,
bất động sản, chứng khoán…..Những lĩnh vực đó không thuộc sở trường của họ có thể
đem lại nhiều lợi nhuận cao nhưng đồng thời chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn trong rủi ro
của nền kinh tế, và cũng có thể sẽ gây ra sự lãng phí trong việc sử dụng đồng vốn của
mình.
2.3.Vòng quay vốn lưu động thấp.
Vòng quay vốn của các DNNN còn thấp, theo số liệu của Tổng cục thống kê hệ số
quay vòng vốn chủ sở hữu DNNN năm 2001 là 2.2, năm 2003 là 2.9, năm 2004 là 2.6.
Nguồn vốn lưu động định mức do Nhà nước cấp lần đầu để đảm bảo điều kiện bình
thường khi thành lập doanh nghiệp nhà nước trong quá trình sản xuất kinh doanh do sản
xuất không tiêu thụ được gây ra tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau.
2.4. Việc giám sát, quản lý hoạt động đầu tư còn nhiều bất cập.
Việc quản lý, giám sát các hoạt động đầu tư của DN còn kém. Không chỉ đứng trên
góc độ quản lý của nhà nước trong việc sử dụng vốn đầu tư của DN cũng như quản lý
các dự án đã và đang đầu tư của DN mà ngay việc quản lý hoạt động đầu tư của DN cũng
còn nhiều điều đáng phải bàn. DN đầu tư tràn lan, nhiều dự án phải đình hoãn do thiếu
vốn. Nhiều dự án thì bị rút ruột nên thiếu vốn hoặc hoàn thành nhưng với chất lượng
kém. Đó là do việc quản lý lỏng lẻo của nhà nước và cũng do trình độ quản lý kém.
3 Nguyên nhân của các tồn tại trên.
3.1 Nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân thứ nhất có thể nói đến là trong DNNN, sở hữu DN là toàn dân. Nhà
nước ( Chính phủ ) đại diện cho toàn dân quản lý phần vốn, tài sản này. Chính phủ giao

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 41


Đề án Kinh tế đầu tư

cho hội đồng quản trị hay giám đốc ( đối với DN không có hội đồng quản trị ) quản lý, sử
dụng. Nhìn chung, những người điều hành DNNN chịu rất nhiều ràng buộc khi bố trí, sắp
xếp nhân sự, tổ chức hoạt động kinh doanh phần vốn của nhà nước. Theo Luật doanh
nghiệp nhà nước năm 2003, người điều hành DN phải tổ chức DN hoạt động kinh doanh
có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, nhưng trên thực tế mọi hoạt động của
DNNN đều tuân thủ quy trình hành chính trong tất cả các việc từ mua sắm hay đầu tư cái
gì cũng đều phải lên kế hoạch, làm tờ trình, xin được phê duyệt, gọi thầu, đầu thầu…..
Nếu chỉ cần bỏ qua một trong các bước có thể bị truy cứu về tội “ cố ý làm trái”. Trong
khi đó sự vận hành của thương trường đòi hỏi sự tranh thủ thời gian, nắm bắt cơ hội, có
như thế mới có thể chiến thắng trong cạnh tranh.
Thứ hai là Nhà nước can thiệp quá nhiều vào hoạt động của DN trong quá trình cấp
vốn, sử dụng vốn, đầu tư. Cơ chế bộ chủ quản, tỉnh chủ quản – đã trở thành cơ chế không
phù hợp trong nền kinh tế thị trường, bởi trong kinh tế thị trường “cấp trên” của DN là
pháp luật, Nhà nước chủ yếu tạo hành lang pháp lý cho các DN hoạt động, cạnh tranh
bình đẳng, tránh tình trạng “con đẻ” ( những DN do mình chủ quản ), “con nuôi”
( DNNN cùng chuyên ngành nhưng thuộc bộ ngành khác hoặc thuộc địa phương quản
lý ). DNNN tuy thuộc sở hữu nhà nước nhưng vai trò, trách nhiệm của chủ sở hữu và
người quản lý lại không được xác định rõ ràng, trong khi DN thuộc các bộ chủ quản thì
lại cũng không có cơ quan nào phải chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của DN.
Với quy định như vậy, khi hoạt động thực tế thì “lý do khách quan” thường được chấp
nhận nhất nếu DN hoạt động không hiệu quả. Mặt khác, trong luật phá sản DN quy định
DN hoạt động kinh doanh bị thua lỗ liên tục sẽ bị làm thủ tục phá sản. Nhưng trong thực
tế hầu như chưa có DN nào bị lỗ liên tục hai năm mà phải phá sản, thậm chí nhiều DN
thua lỗ quá nhiều nhưng vẫn không thể làm thủ tục phá sản được. Như vậy đã không tạo
cho DNNN tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình, không tạo ra được
tính năng động và cuối cùng là dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.
Thứ ba, các DNNN ở nước ta được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi, hầu như trông
chờ vào tín dụng của Nhà nước, vào tín dụng ưu đãi, vào vốn vay của các ngân hàng
thương mại quốc doanh….mà thiếu cách nhìn mới về nguồn vốn huy động nhất là nguồn
vốn trong dân : như huy động qua trái phiếu….. Trong khi đó các DN tư nhân hoạt động
có hiệu quả hơn so với DNNN thì hầu như lại không có sự trợ cấp hay ưu đãi nào. Chẳng

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 42


Đề án Kinh tế đầu tư

hạn như Chính phủ có các nguồn vốn ODA, nhưng nguồn vốn này hầu như chỉ được giao
cho khu vực kinh tế quốc doanh, dù rằng hiệu quả sử dụng nguồn vốn thấp và có rất
nhiều lãng phí, thất thoát khi tổ chức thực hiện. Vì thế mà các DNNN dường như mất đi
tính năng động, tính cạnh tranh của thị trường. Thí dụ như muốn sản phẩm mình có thị
trường tiêu thụ tốt thì luôn luôn phải có các giải pháp nâng cao chất lượng, tiết kiệm chi
phí để giảm giá thành. Chính động lực này sẽ thúc đẩy DN phát triển và đạt hiệu quả kinh
doanh tốt. Nhưng đối với các DNNN nếu để tự lo liệu họ sẽ có thể giảm giá thành ngay,
và nâng cao chất lượng cạnh tranh với các DN khác và phát triển hoặc không sẽ lẹt đẹt,
khó tồn tại.
3.2 Nguyên nhân chủ quan .
Trong các nguyên nhân chủ yếu làm cho DNNN yếu kém có nguyên nhân do nhiều
máy móc, thiết bị của DNNN đã lạc hậu từ 10 đến 30 năm, trong đó không ít tài sản chờ
thanh lý; nhiều máy móc, thiết bị tuy được đầu tư hiện đại nhưng không huy động hết
công suất ( nhiều DN có hiệu suất sử dụng tài sản cố định chỉ đạt 50-60% ), sử dụng
nguyên liệu cao hơn định mức, lãng phí trong quá trình sản xuất, sản phẩm hư hỏng
nhiều, chi phí tiền lương tăng và do nhu cầu mở rộng sản xuất nên nhiều đơn vị có vốn
vay chiếm tới 90% tổng vốn, dẫn đến chi phí khấu hao, chi phí tiền trả lãi vay chiếm tỷ
trọng lớn trong giá thành sản phẩm.
Một nguyên nhân nữa làm cho DNNN hoạt động kém hiệu quả là lãng phí của
DNNN. Không ai lại lãng phí trong tài sản của mình nhưng tài sản nhà nước thì hoàn
toàn có thể, chỉ cần họ không sai luật hay không bị luật pháp truy cứu. Vì thế DNNN
không tập trung được nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, hay cho nguồn
nhân lực…đầu tư còn quá dàn trải không đồng đều, gây ra sự lãng phí mà hiệu quả của
việc đầu tư không cao, kém hiệu quả.
Qua thực trạng sử dụng vốn của DNNN chúng ta đã thấy một số những vấn đề còn
bất cập trong quá trình hoạt động của DNNN. Vậy để nâng cao hiệu quả huy động và sử
dụng đồng vốn có hiệu quả, để DNNN trở thành thành phần kinh tế dẫn đầu và hỗ trợ cho
các thành phần kinh tế khác nhóm chúng em xin đưa ra một số kiến nghị về giải pháp
nhằm tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của
DNNN.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 43


Đề án Kinh tế đầu tư

Ch¬ng III: Mét sè gi¶i ph¸p nh»m t¨ng cêng huy ®éng vèn vµ
n©ng cao hiÖu qu¶ sö dông vèn ®Çu t vµ ph¸t triÓn cña DNNN.
1. Xu hướng phát triển và nhu cầu đầu tư tại DNNN đến năm 2010.
Thực tế những năm vừa qua, Nhà nước ta đã tiến hành cải tổ mạnh mẽ DNNN bằng
cách tiến hành cổ phần hóa, sắp xếp lại các DN, giao, bán, khoán, cho thuê để nhằm khắc
phục những hạn chế, yếu kém của DNNN phát sinh do được Nhà nước bảo hộ và ưu đãi
quá nhiều. Xu hướng phát triển của khối DNNN nói chung là tiếp tục tiến hành cổ phần
hóa. Đối với các DN đã cổ phần hóa thì nhanh chóng tiến hành niêm yết trên thị trường
để nhằm huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu.
Chñ tr¬ng ®æi míi cña ChÝnh phñ lµ tõ nay ®Õn n¨m 2010 sÏ tiÕp
tôc ®Èy m¹nh s¾p xÕp, cæ phÇn ho¸, ®æi míi tæ chøc qu¶n lý cña
DNNN, thÝ ®iÓm CPH c¸c tËp ®oµn kinh tÕ. Sau 2010, hÇu hÕt c¸c
tËp ®oµn kinh tÕ sÏ CPH ®Ó trë thµnh c¸c tËp ®oµn ®a së h÷u, ®a
ngµnh nghÒ, víi sù tham gia cña cæ ®«ng chiÕn lîc lµ c¸c ®èi t¸c
trong vµ ngoµi níc. Môc tiªu lµ cæ phÇn ho¸ ®îc h¬n 1500 DN vµo n¨m
2010. §Õn cuèi n¨m 2010, c¶ níc chØ cßn 554 DN co 100% vèn nhµ n-
íc, trong ®ã cã 26 tËp ®oµn, tæng c«ng ty cã quy m« lín; 178 DN ho¹t
®éng trong lÜnh vùc an ninh, quèc phßng, s¶n xuÊt cung øng s¶n
phÈm, dÞch vô thiÕt yÕu; 200 n«ng l©m trêng; 150 DN thµnh viªn c¸c
tËp ®oµn, tæng c«ng ty Nhµ níc. Nh vËy ®Õn cuèi n¨m 2010, c¶ níc
cßn 745 DN, trong ®ã chuyÓn sang c«ng ty tr¸ch nhiÖm h÷u h¹n 1
thµnh viªn 517, c«ng ty n«ng nghiÖp cßn 105 vµ 125 c«ng ty l©m
nghiÖp. Bªn c¹nh ®ã, chØ cßn l¹i kho¶ng 60 T§, c«ng ty do nhµ níc chi
phèi. Tríc m¾t chóng ta cha tiÕn hµnh cæ phÇn hãa c¸c n«ng, l©m tr-
êng quèc doanh ®Ó tiÕp tôc hoµn thiÖn c¬ chÕ liªn quan ®Õn quyÒn
sö dông ®Êt; thÝ ®iÓm CPH c¸c DN c«ng Ých. §èi víi danh môc c¸c DN
cæ phÇn ho¸ ®· n»m trong kÕ ho¹ch, phã thñ tíng yªu cÇu c¸c bé,
nghµnh ®Þa ph¬ng tiÕp tôc chØ ®¹o gi÷ nguyªn tiÕn ®é, g¾n CPH víi
®Êu gi¸ trªn sµn giao dÞch chøng kho¸n ®Ó c«ng khai, minh b¹ch ho¸,
lùa chän thêi ®iÓm thÝch hîp ®Ó b¸n tiÕp. C«ng ty §Çu t kinh doanh

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 44


Đề án Kinh tế đầu tư

vèn nhµ níc (SCIC) còng gi÷ tèi ®a 50-60 tæng c«ng ty ®¹i diÖn chñ
së h÷u nhµ níc, cßn l¹i sÏ tiÕn hµnh CPH.
Nước ta đã gia nhập WTO, xu hướng nổi bật trong sự phát triển của DNNN là tính chất
quốc tế hóa bao phủ ngày càng đậm nét và xuyên suốt các quá trình sản xuất - kinh doanh
của DN, từ việc tiếp cận các yếu tố “đầu vào” (nguyên liệu, công nghệ, nguồn vốn, thiết
bị máy móc, kể cả nhân lực...), đến quá trình tổ chức quản lý bên trong doanh nghiệp (cơ
cấu tổ chức, công nghệ quản lý, các tiêu chuẩn chất lượng...), cũng như việc thực hiện
“đầu ra” cho các hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp (thị trường, đối tác và các
luật lệ, thể chế quốc tế)... Tư duy toàn cầu, thị trường toàn cầu và tham gia chuỗi giá trị
toàn cầu sẽ ngày càng chi phối tư duy, thị trường và định hướng chiến lược phát triển của
DN.
Bản thân các DNNN cũng không thể trông chờ, phụ thuộc mãi vào Nhà nước nên
những năm gần đây khối DNNN đã cố gắng rất nhiều. Xu hướng phát triển của DNNN
đó là sắp xếp, tổ chức lại bộ máy DN sao cho bớt cồng kềnh, phát huy được hết năng lực
của các thành phần, các phòng ban của DN. Và điều quan trọng nhất để giúp DNNN
đứng vững được trên thương trường đó là DNNN phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tăng khả năng cạnh tranh của DN.
Hiện nay, hiệu quả sản xuất mạng lại không phải do yếu tố vốn hay lao động, đất đai là
chủ yếu mà nhân tố quan trọng nhất đó chính là thành phần TFP. Vì thế đổi mới công
nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học là xu hướng phát triển tất yếu của các DN nói chung và
DNNN nói riêng. §æi míi c«ng nghÖ trong doanh nghiÖp chÝnh lµ nÒn
t¶ng ®Ó n©ng cao n¨ng suÊt, chÊt lîng, h¹ gi¸ thµnh s¶n phÈm; n©ng
cao kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña mçi doanh nghiÖp. Ph¸t triÓn lùc lîng s¶n
xuÊt theo ®Þnh híng c¬ cÊu hîp lý nh»m ®¹t ®îc yªu cÇu vÒ qu¸
tr×nh CNH rót ng¾n, phèi hîp gi÷a lîi thÕ vÒ nh©n lùc dåi dµo,
nguån tµi nguyªn, vµ bíc “nh¶y vät c¬ cÊu” tËn dông nguån nh©n lùc
trÝ tuÖ ViÖt Nam vµ lîi thÕ c«ng nghÖ thÕ giíi. Trong bèi c¶nh héi
nhËp kinh tÕ quèc tÕ, viÖc nghiªn cøu, tiÕp thu vµ øng dông c¸c thµnh
tùu khoa häc vµ c«ng nghÖ, thiÕt bÞ lµ yÕu tè quyÕt ®Þnh trong viÖc
n©ng cao søc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp vµ nÒn kinh tÕ. ChÝnh v×
thÕ, viÖc ®æi míi c«ng nghÖ khoa häc lµ mét trong nh÷ng néi dung

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 45


Đề án Kinh tế đầu tư

träng t©m cña chiÕn lîc ph¸t triÓn khoa häc c«ng nghÖ ë ViÖt Nam.
Nh×n chung, viÖc ®æi míi c«ng nghÖ, thiÕt bÞ ë c¸c doanh nghiÖp
trong níc míi chØ dõng l¹i ë viÖc ®i mua m¸y mãc, thiÕt bÞ míi vµ
n¾m c¸c thao t¸c cÇn thiÕt ®Ó vËn hµnh chóng. PhÇn lín c¸c doanh
nghiÖp ®Òu kh«ng cã nh÷ng nghiªn cøu chuyªn s©u ®Ó lµm chñ c¶i
tiÕn vµ ph¸t triÓn c«ng nghÖ…ViÖc ®æi míi c«ng nghÖ ®ang vµ sÏ lµ
vÊn ®Ò cÊp b¸ch cÇn gi¶i quyÕt ®Çu tiªn cña c¸c DN nãi chung vµ c¸c
DNNN nãi riªng.
Xu hướng phát triển của DNNN là mở rộng quy mô hoạt động, thêm nhiều dự án
đầu tư lớn, đổi mới công nghệ. Để làm được điều đó DN phải có được nguồn vốn lớn.
Như chúng ta cũng đã thấy, có rất nhiều dự án dang dở, hay phải dừng lại hoặc bị hủy bỏ
ngay từ ban đầu do thiếu vốn. Với nhu cầu đầu tư lớn như vậy DNNN cần rất nhiều vốn.
Đó là bài toán khó đối với DNNN nếu muốn phát triển.
II Mét sè gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao hiÖu qu¶ huy ®éng vèn vµ
sö dông vèn ®Çu t ph¸t triÓn cña DNNN.
1. Các giải pháp vĩ mô.
1.1. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi khuyến khích nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn của các DNNN .
Nhà nước cần có những đổi mới trong cơ chế, chính sách pháp luật, hình thành khung
pháp lý đồng bộ, tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng trong cơ chế thị trường cho
DN thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó DNNN phát huy được đầy đủ quyền tự chủ,
tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh. Nhà nước cũng cần có những chính sách
hỗ trợ nguồn vốn vào các DN vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho các DN có điều kiện phát
triển và tiếp tục thúc đẩy hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn tạo nên
những tiềm lực mạnh cho nền kinh tế.
Thứ hai là tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng xây dựng, hiệu lực quản lý chiến
lược, các quy định trong quản lý đầu tư xây dựng theo hướng phân cấp, giao quyền trách
nhiệm cho chủ đầu tư để nâng cao hiệu quả đầu tư của DNNN. Nhà nước nên tập trung
tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong việc thẩm định, phê duyệt dự án, thủ tục hành chính
để đẩy nhanh tiến độ đầu tư của các DNNN.
1.2. Phát triển thị trường tài chính.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 46


Đề án Kinh tế đầu tư

Phát triển thị trường tài chính cũng là một trong các chính sách quan trọng. Trong bối
cảnh hiện nay, muốn phát triển thị trường tài chính cần phải có các điều kiện sau:
Thứ nhất, phải có một cơ chế lãi suất linh hoạt và chịu sự điều tiết của thị trường. Trên
thị trường tài chính, lãi suất là phương tiện quan trọng nhất để điều tiết cung cầu tiền
vốn.Cơ chế lãi suất linh hoạt, nhạy bén sẽ cung cấp cho người vay những thông tin tài
chính kịp thời, chính xác để từ đó có những quyết sách phù hợp với thực tế, thúc đẩy lưu
thông tiền vốn và tăng cạnh tranh thị trường. Trái lại, khi cơ chế lãi suất cứng nhắc sẽ làm
mất tính linh hoạt trên thị trường và không kích thích sự phát triển các công cụ tài chính,
hạn chế cung cầu vốn…
Thứ hai, phải có các công cụ tài chính phong phú, đa dạng. Số lượng và hình thức các
công cụ này sẽ quyết định phạm vi giao dịch và quy mô của thị trường tài chính. Với sự
ra đời của thị trường chứng khoán, các công cụ tài chính ở Việt Nam đang dần được bổ
sung và phát triển hoàn thiên.
Thứ ba, xây dựng và đa dạng hóa các tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty tài
chính…những chủ thể chính tham gia thị trường trong môi trường cạnh tranh. Nâng cao
năng lực hoạt động của các ng©n hµng th¬ng m¹i, n©ng cao n¨ng lùc qu¶n
trÞ, ®æi míi c«ng nghÖ, ph¸t triÓn m¹nh mÏ hÖ thèng chi nh¸nh vµ c¸c
dÞch vô tiÖn Ých ng©n hµng. B¶o ®¶m an toµn trong ho¹t ®éng cña
hÖ thèng ng©n hµng vµ c¸c tæ chøc tÝn dông, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi
®Ó thÞ trêng chøng kho¸n, c¸c quü ®Çu t c¸c ®Þnh chÕ tµi chÝnh
ph¸t triÓn lµnh m¹nh. Việc xây dựng và phát triển các loại hình tổ chức tài chính sẽ
khuyến khích sự đa dạng và cạnh tranh, thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Thứ tư, phải xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin.
Thứ năm, cuối cùng để thị trường tài chính có thể phát triển đầy đủ thì kinh tế xã hội
phải tương đối ổn định để các nhà đầu tư yên tâm và phải có một hệ thống pháp luật toàn
diện bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Về phía nhà nước, thùc hiÖn chÝnh s¸ch tµi chÝnh tiÒn tÖ linh ho¹t víi sù
gi¸m s¸t, ®iÒu tiÕt cña nhµ níc theo nguyªn t¾c thÞ trêng ®¶m b¶o
môc tiªu æn ®Þnh c¬ chÕ thÞ trêng, æn ®Þnh gi¸ trÞ ®ång tiÒn,
kiÓm so¸t ®ược l¹m ph¸t, thóc ®Èy t¨ng trëng kinh tÕ. KÕt hîp chÆt

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 47


Đề án Kinh tế đầu tư

chÏ chÝnh s¸ch tiÒn tÖ víi chÝnh s¸ch tµi kho¸ ®Ó æn ®Þnh vÜ m«,
t¨ng dù tr÷ ngo¹i tÖ, khuyÕn khÝch thùc hµnh tiÕt kiÖm trong tiªu dïng
tËp trung cho vèn đầu t ph¸t triÓn. HÖ thèng ng©n hµng nhµ níc ph¶i
®¶m b¶o huy ®éng ®îc mäi nguån vèn trong níc, cung øng kÞp thêi
vÒ nguån vèn cho c¸c DN, x©y dùng mét thÞ trêng vèn lµnh m¹nh. HÖ
thèng tµi chÝnh nhµ níc cần cã mét chÝnh s¸ch thu hîp lý kiÓm so¸t c¸c
nguån thu, ®¶m b¶o sù c«ng b»ng trong nép thuÕ; t¨ng c¸c nguån vèn
cho ®Çu t ph¸t triÓn, ®Æc biÖt lµ ®Çu t ph¸t triÓn h¹ tÇng kinh tÕ x·
héi.
1.3. Nhµ níc qu¶n lý vµ gi¸m s¸t ho¹t ®éng cña DNNN.
Nhà nước cần siết lại quản lý, sắp đặt lại giám sát, đòi hỏi tối đa sự minh bạch của
DNNN. Trước hết, nên giao trách nhiệm lớn cho các đơn vị: như Bộ tài chính để xem xét
thêm hoạt động của DNNN như thế nào, kiểm soát chặt quyền tài chính của họ; SCIC
tăng cường vai trò của mình, tăng cường sự quản lý. Hai là, kiểm toán nhà nước cần
được giao quyền và năng lực đầy đủ để kiểm toán thường xuyên DNNN. Mật độ kiểm
toán dày hơn. Kiểm toán để phát hiện sai phạm, không nhằm trừng trị mà phát hiện cái
yếu, từ đó khắc phục vươn lên. Việc này vừa đảm bảo cái lợi về lâu dài cho năng lực
cạnh tranh của tập đoàn, vừa giúp Nhà nước quản lý tốt hơn. Ba là, hệ thống ngân hàng,
đặc biệt các ngân hàng thương mại quốc doanh cần kiểm soát vốn vay tốt hơn. Trong cho
vay tín dụng, vẫn còn tình trạng, nể nang, ảnh hưởng này khác, cho DNNN vay nhưng
chưa chặt chẽ trong xem xét tính khả thi dự án so với DN tư nhân hoặc DNNN nhỏ. Nếu
ba nhóm đơn vị này làm việc chặt, hỗ trợ nhà nước sẽ rất tốt. Chưa kể các Bộ, ngành phải
chịu trách nhiệm với các DN hoạt động trong lĩnh vực mà mình quản lý.
Nhà nước cần tËp trung chØ ®¹o kiªn quyÕt h¬n trong viÖc thùc hiÖn
s¾p xÕp, cæ phÇn ho¸ vµ ®æi míi DNNN ( kÓ c¶ s¾p xÕp l¹i c¸c n«ng
l©m trêng) theo ®óng NghÞ quÕt cña §¶ng, ph¸p luËt cña nhµ níc, ch-
¬ng tr×nh , kÕ ho¹ch ®ã ®îc Thñ tíng chÝnh phñ phª duyÖt. G¾n
tr¸ch nhiÖm hµnh chÝnh cña l·nh ®¹o c¸c bé, ngµnh ®Þa ph¬ng, l·nh
®¹o DN víi kÕt qu¶ s¾p xÕp cæ phÇn ho¸, ®æi míi DNNN.
KiÖn toµn Ban chØ ®¹o ®æi míi vµ Ph¸t triÓn DN ®Ó thùc hiÖn
®ược nhiÖm vô míi, trùc tiÕp gióp thñ tíng ChÝnh phñ chØ ®¹o thùc

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 48


Đề án Kinh tế đầu tư

hiÖn CPH tæng c«ng ty nhµ níc vµ c¸c ng©n hµng th¬ng m¹i nhµ níc;
®ång thêi gióp thñ tíng ChÝnh phñ chØ ®¹o, ®«n ®èc vµ kiÓm tra c¸c
bé, c¬ quan ngang bé, c¬ quan thuéc chÝnh phñ, UBND tØnh,thµnh
phè trùc thuéc trung ¬ng vµ c¸c tæng c«ng ty nhµ níc thùc hiÖn viÖc
s¾p xÕp, CPH vµ ®æi míi DNNN. Ban chØ ®¹o §æi míi vµ Ph¸t triÓn
DN ë c¸c bé, ngµnh, tØnh thµnh phè trùc thuéc trung ¬ng ph¶i cã ®ñ
n¨ng lùc, thÈm quyÒn, cã bé phËn chuyªn tr¸ch do mét ®ång chÝ l·nh
®¹o lµm Trëng ban ®Ó thùc hiÖn tèt chøc n¨ng tham mu, híng dÉn
kiÓm tra, ®«n ®èc viÖc s¾p xÕp, CPH vµ ®æi míi DNNN
1.4. Hoµn thiÖn c¬ chÕ chÝnh s¸ch .
Qu¸ tr×nh s¾p xÕp DNNN theo híng ®¬n gi¶n, gän nhÑ h¬n, gi¶m
thñ tôc hµnh chÝnh , t¹o ®iÒu kiÖn ®Èy nhanh tiÕn tr×nh s¾p xÕp
DNNN. §Æc biÖt lµ, quy tr×nh vÒ kiÓm kª tµi s¶n, x¸c nhËn nî, xö lý tµi
chÝnh vµ ®Þnh gi¸ DN. Sö dông c¸c dÞch vô cña thÞ trêng tµi chÝnh vµ
thÞ trêng bÊt ®éng s¶n ®Ó ®Þnh gi¸ doanh nghiÖp. Hoµn thiÖn c¸c
quy ®Þnh liªn quan ®Õn b¸n ®Êu gi¸ cæ phÇn, ®a d¹ng ho¸ h×nh
thøc ®Êu gi¸ ®Ó DN lùa chän phï hîp víi thùc tÕ cña DN khi ®¸u gi¸
cæ phÇn, thùc hiÖn c¸c biÖn ph¸p ng¨n chÆn t×nh tr¹ng th«ng thÇu
trong qu¸ tr×nh ®Êu gi¸ cæ phÇn…C¸c c¬ chÕ chÝnh s¸ch söa ®æi
cÇn n©ng cao tr¸ch nhiÖm cña c¸c c¬ quan liªn quan trong qu¸ tr×nh
s¾p xÕp, cæ phÇn ho¸ DNNN, n©ng cao tÝnh c«ng khai minh b¹ch vµ
thÞ trêng trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn
2. Giải pháp vi mô.
2.1 Giải pháp cho việc huy động vốn của DNNN.
2.1.1. Tạo lập vốn chủ sở hữu.
Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đặc biệt quan trọng. Muốn có được nguồn vốn
này trước hết DN phải làm ăn có lãi. Nó được trích từ lợi nhuận sau khi nộp thuế cho Nhà
nước (25%) và nguồn lợi nhuận không chia của DN. DN cũng cần phải có một nguồn lợi
nhuận ổn định không chỉ tạo ra tiềm năng cho DN mà còn tạo điều kiện để thu hút các
nguồn vốn đầu tư. Chẳng hạn như nếu DN muốn đi vay vốn các ngân hàng thương mại
hoặc huy động vốn từ các nguồn khác thì bản thân các dự án muốn gọi vốn phải có từ

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 49


Đề án Kinh tế đầu tư

15% đến 30% vốn. Như vậy vấn đề đặt ra là DN cần phải đổi mới mình, nâng cao uy tín,
và năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường để thu hút nguồn vốn đầu tư.
Các DNNN nên tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh của mình, nâng cao chất
lượng sản phẩm, có tính cạnh tranh cao phù hợp với nhu cầu của thị trường không chỉ
trong mà ngoài nước.
Đổi mới công nghệ, tăng cường đào tạo, thu hút những công nhân có chuyên môn,
trình độ tay nghề cao.
Kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổng công ty nhà nước
Thực hiện tài chính lành mạnh, để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Đầu tư có trọng tâm trọng điểm vào các dự án, thực hiện đúng tiến độ công trình.
Đa dạng hóa các loại hình huy động vốn, nâng cao uy tín trên thương trường để tận
dụng được mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài.
2.1.2 Đa dạng hóa các hình thức huy động mới.
2.1.2.1. Huy động từ trái phiếu.
Như ở phần thực trạng chúng ta có thể thấy việc vay vốn qua các kênh truyền thống
của DNNN hiện nay đang dần hạn chế. Các DN đang tìm ra cho mình những hình thức
huy động trong dân đó là thông qua việc phát hành trái phiếu. Đây có thể nói là hình thức
huy động mang lại nguồn vốn lớn cho các DN.
Hiện nay có hai loại hình trái phiếu đang được sử dụng nhiều trên thị trường tài chính
thế giới đó là : trái phiếu phổ thông và trái phiếu chuyển đổi. Sự khác biệt của trái phiếu
chuyển đổi so với trái phiếu thông thường đó là quyền chuyển đổi sang cổ phiếu theo một
tỷ lệ cố định trong tương lai của trái chủ. Do đó, trái phiếu chuyển đổi có giá trị hơn trái
phiếu thông thường. trái phiếu chuyển đổi được coi là một công cụ lưỡng tính do có tính
chất của cả trái phiếu và cổ phiếu.
Nếu như với trái phiếu thông thường DN khi đến thời gian đáo hạn thì DN phải trả cả vốn
lẫn lãi, còn đối với trái phiếu chuyển đổi thì DN có thể lựa chọn không phải trả phần nợ
gốc và lãi khi đáo hạn. Đồng thời DN vẫn giữ được phần vốn và có thể chuyển thành cổ
phiếu.
Như vậy ta có thể thấy hình thức huy động vốn qua trái phiếu chuyển đổi có rất nhiều
ưu điểm và tạo ra nhiều thuận lợi cho các DN khi huy động vốn. Với hình thức huy động
vốn trước kia thì khả năng huy động vốn của DN phụ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 50


Đề án Kinh tế đầu tư

chủ quan của các tổ chức cho vay, và làm hạn chế nguồn vốn DN muốn huy động. Nhưng
đối với hình thức phát hành trái phiếu này DN có thể huy động được một nguồn vốn lớn
đặc biệt là đối với các DN có uy tín trên thị trường. Hình thức này giúp cho DN có thể
chủ động hơn trong việc huy động vốn của mình. Chi phí của việc phát hành này cũng
thấp hơn so với các nguồn huy động từ ngân hàng và cũng làm giảm rủi ro cho các DN.
Hơn nữa DN cũng có thể nâng cao uy tín, quảng bá thương hiệu, nâng cao hình ảnh, vị
thế của mình trong quần chúng.
2.1.2.2 Huy động thông qua phát hành cổ phiếu.
Ngoài nguồn vốn huy động thông qua phát hành trái phiếu thì nguồn huy động vốn
hiệu quả hiện nay đó là thông qua thị trường chứng khoán. Tại đây, DN có thể sẽ huy
động cho mình một nguồn vốn lớn, dài hạn phục vục cho các kế hoạch đầu tư lâu dài. Để
huy động vốn DN phát hành cổ phiếu trên thị trường cho các cổ đông tùy theo số tiền cần
có. Nếu muốn phát hành ra công chúng trước thì phải làm thủ tục đăng ký với Sở giao
dịch chứng khoán, được gọi là niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Sau
khi phát hành lần đầu ra công chúng nếu muốn tăng vốn DN có thể phát hành một đợt cổ
phiếu mới (phân phối sơ cấp ) và do hội đồng quản trị quyết định
Với nguồn vốn huy động qua cổ phiếu DN có thể linh hoạt hơn so với các nguồn huy
động khác ( DN có thể huy động nguồn vốn lớn gấp 2,3 lần so với những nguồn khác).
DN cũng không phải chịu sức ép trả tiền vốn, và không bị ảnh hưởng bởi hệ số tài chính
cho lần vay nợ tiếp theo.
Hơn nữa đây cũng là một cách thức huy động vốn thông qua cơ chế thị trường và tín hiệu
của thị trường vì thế nó yêu cầu có tính minh bạch rất cao. Đây cũng chính là yếu tố thúc
đẩy hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn khuyến khích các DN hoạt động tốt hơn, góp phần
quảng bá uy tín của mình.
2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong DNNN.
Cùng với việc sắp xếp, đổi mới nâng cao hiệu quả DNNN thì việc nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn của DNNN cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Hiện nay vốn đầu tư
cho các DNNN tại các ngân hàng thương mại đã chiếm một tỷ trọng lớn cho vay chiếm
xấp xỉ trên dưới 50%. Trong quá trình cổ phần hóa DN hiện nay bên cạnh những DN
được cổ phần hóa còn một số DN hoạt động yếu kém, không bảo toàn được nguồn vốn,
còn phụ thuộc nhiều vào sự ưu đãi của nhà nước.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 51


Đề án Kinh tế đầu tư

Trong những năm vừa qua, phần lớn các DNNN sắp xếp lại theo hướng cổ phần hóa
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đối với nền kinh tế, sản xuất kinh doanh đã có lãi,
nhiều DN đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị nâng cao chất lượng
và hạ giá thành sản phẩm, khắc phục tình trạng lỗ lũy kế và có vốn tích lũy để tái sản xuất
mở rộng.
Về cơ cấu vốn trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nguồn như nguồn vốn chủ sở hữu,
vốn được bổ sung từ lợi nhuận hàng năm, các quỹ của xí nghiệp, vốn đi vay của các tổ
chức tín dụng; vốn đi chiếm dụng của khách hàng. Mỗi loại vốn phản ánh tính chất và
nguồn hình thành khác nhau. Thực tế hiện nay cần đi sâu xem xét công tác quản lý vốn
của DN chủ yếu là các loại vốn trong thanh toán như công nợ phải thu; các khoản nợ phải
trả trong đó có nợ vay ngân hàng. Bởi lẽ những khoản nợ này chiếm tỷ trọng lớn và ảnh
hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh. Nếu công tác quản lý tốt thì khả năng
phát sinh những khoản nợ này chỉ tồn tại trong thời gian nhất định và ngược lại nếu công
tác quản lý yếu kém (nợ từ các năm trước chuyển sang) thì công nợ sẽ tăng lên. Vấn đề
đặt ra là không cho phép DN để khách hàng chiếm dụng vốn lâu ngày, chỉ được phép
chiếm dụng trong thời hạn cho phép khoảng trong vòng 1 tháng (khoảng 30 ngày).
Mô hình của các DN khi đã được sắp xếp lại và tiến hành cổ phần hóa được cấp có
thẩm quyền phê duyệt là hai hướng đi lâu dài trong tương lai của mỗi DN. Để triển khai
mô hình này đạt hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải có nhiều yếu tố, chính sách tác động,
trong đó đổi mới phương thức quản lý và điều hành của Giám đốc DN giữ vai trò quyết
định. Vốn là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong giai đoạn ban đầu khi
tiến hành cổ phần hóa, xác định giá trị DN.
Như vậy cái gốc của vấn đề vẫn là bắt nguồn từ sản xuất kinh doanh. Nếu sản xuất
kinh doanh khá, sản phẩm cạnh tranh được với thị trường thì không những có lợi nhuận
mà vốn cũng được quay vòng nhanh, ngược lại nếu sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì
vốn sẽ bị ứ đọng. Để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN cần tiếp
tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DN.
Thứ nhất nhà nước cần xóa bỏ các chính sách bảo hộ bất hợp lý như khoanh nợ,
giãn nợ, xóa nợ cấp vốn tín dụng ưu đãi một cách tràn lan đối với hoạt động của các
DNNN. Thực hiện đầu tư vốn thông qua các công ty đầu tư tài chính của Nhà nước. Bởi
trong thực tế hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách trong quá trình

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 52


Đề án Kinh tế đầu tư

thực hiện chưa được tháo gỡ khiến cho nhiều DNNN hoạt động kém hiệu quả, sử dụng
vốn lãng phí….
Thứ hai là trong điều kiện nguồn vốn của ngân sách của Nhà nước còn nhiều khó
khăn tốn chi phí trong nhu cầu chi tiêu cho quốc phòng an ninh, các nhu cầu phát triển
kinh tế văn hóa xã hội khác, vì thế nguồn vốn dành cho DNNN cũng hạn chế. Việc vay
vốn của DNNN đối với các ngân hàng thương mại cũng cần phải được xem xét lại. Bản
thân các ngân hàng thương mại cũng là một doanh nghiệp nên nguồn vốn cho vay cũng là
nguồn vốn huy động. Việc các DN vay mà không có khả năng trả nợ thì cũng tạo ra
những khó khăn của ngân hàng. Vì vậy DNNN cần tự mình chủ động trong mọi hoạt
động, nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, tận dụng mọi nguồn thu và nguồn huy động vốn
từ nhiều nguồn .
Thứ ba là đối với các DNNN đã, đang và sẽ sắp xếp cổ phần hóa, các ngân hàng
thương mại chủ động tham gia xây dựng và phương án sắp xếp các DNNN với vai trò là
chủ nợ, phù hợp với chính sách và giải pháp tiếp tục đổi mới với các DNNN. Đồng thời
các ngân hàng thương mại cũng nên mở rộng đầu tư tín dụng để giúp các DN trong việc
đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị….. để DN có sức cạnh tranh cao, phát triển
nhanh phù hợp với tiến trình hội nhập với thế giới.
Thứ tư là đối với vốn tín dụng ngân hàng nên tập trung vào các DN kinh doanh
hiệu quả, có dự án khả thi và có khả năng trả nợ.
Thứ năm là tăng cường thu hồi vốn nhanh, tăng cường đổi mới công nghệ nâng
cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Trên cơ sở đó tạo ra lợi nhuận cho các DN và
nâng cao đời sống của người lao động.
Thứ sáu là phát triển mạnh các DN vừa và nhỏ, khuyến khích đầu tư cho DN tư nhân,
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, cần phát triển mạnh mẽ với các mô hình
DN tư nhân, mô hình này rất thích hợp với nền kinh tế thị trường của nước ta. (Nguồn :
www.neu.edu.vn- thông tin kinh tế xã hội)
Bên cạnh đó các DNNN phải đẩy mạnh cải cách phương thức quản trị, giám sát và
sàng lọc các dự án một cách triệt để, tiết giảm chi phí, cải tiến lề lối làm việc, tăng hiệu
suất đầu tư... Vai trò người lãnh đạo DN cũng phải được đề cao, sử dụng chất xám một
cách có hiệu quả thông qua việc trả thù lao xứng đáng đi đôi với trách nhiệm ràng buộc
rõ ràng. Ðối với nguồn vốn tín dụng ngân hàng, tập trung các dự án thuộc diện ưu tiên ổn

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 53


Đề án Kinh tế đầu tư

định kinh tế vĩ mô theo chỉ đạo của Chính phủ, tập trung có trọng tâm, trọng điểm, tránh
đầu tư dàn trải, phối hợp chặt chẽ với ngân hàng trong việc xây dựng và thẩm định dự án,
đón đầu các nguồn vốn ưu tiên cho các dự án có tính khả thi cao, tạo nền tảng phát triển
bền vững các hoạt động của DN.

KẾT LUẬN
Qua phân tích ở trên chúng ta đã thấy được phần nào những mặt hạn chế của
DNNN. Tình trạng hoạt động kém hiệu quả của DNNN đã kéo dài nhiều năm nhưng đến
thời điểm hiện nay mới thực sự nhức nhối. Đó là khi nước ta ra nhập WTO, nền kinh tế
mới bộc lộ rõ và hết những yếu kém của nó. Khi chúng ta rà soát lại những nguyên nhân
làm kìm hãm nền kinh tế thì một trong những nguyên nhân quan trọng đó là tình trạng sử
dụng vốn kém hiệu quả, dẫn tới kinh doanh không hiệu quả của DNNN. Gia nhập WTO,
bước vào sân chơi toàn cầu, không chỉ khu vực DNNN nói riêng mà toàn DN nói chung
đứng trước những thời cơ mới rất quan trọng. Đó là thị trường được mở rộng với 150
thành viên WTO chiếm 85% thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu.
DN có thêm nhiều cơ hội tiếp cận một cách bình đẳng công nghệ, vốn tín dụng và nhân
lực từ bên ngoài. Điều đó rất có ý nghĩa đối với DN trong việc nâng cao sức cạnh tranh

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 54


Đề án Kinh tế đầu tư

và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên nhiều ưu đãi hiện hành trái với các cam kết trong
WTO để bảo hộ DNNN bị bãi bỏ, DNNN nước ta đang theo thói quen là được nhà nước
bảo hộ và ưu đãi nhiều thứ, mặt khác DNNN vẫn còn nhiều yếu kém nên sẽ rất khó khăn
cho DN. Gia nhập WTO hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới để cùng hợp tác và
cạnh tranh bình đẳng trên một thị trường lớn toàn cầu….. DNNN phải tự mình phát huy
nội lực, chủ động trong mọi hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Qua thực tế năm 2008 vừa qua, với sự khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ, và khủng
hoảng nói chung của kinh tế thế giới, nước ta cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Năm 2008 và
các năm tiếp theo, khi nền kinh tế đang còn gặp khó khăn, DN sẽ rất khó trong việc huy
động vốn bởi vì năm 2008 để kiềm chế lạm phát Nhà nước đã áp dụng quyết liệt chính
sách tiền tệ thắt chặt, còn năm 2009 là điểm rơi của cả quá trình lạm phát vì những chính
sách tiền tệ thắt chặt và tài khóa có độ trễ. Trong bối cảnh khó khăn của thị trường tài
chính tiền tệ trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp nhà nước đang đứng trước muôn
vàn khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải năng động và đổi mới mạnh mẽ hình thức sở hữu,
cách thức quản trị cũng như sử dụng hiệu quả đồng vốn nếu không sẽ bị đánh bật trong
sân chơi này.
Vì thời gian và năng lực hạn chế, việc nghiên cứu của nhóm chúng em mới chỉ dừng
lại ở những nội dung, khía cạnh nêu trên. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô
và các bạn để đề tài của chúng em hoàn chỉnh hơn.

Tài liệu tham khảo:

1. Giáo trình kinh tế đầu tư. PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt, TS. Từ Quang Phương.
Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân.
2. Lý thuyết tài chính tiền tệ. TS. Nguyễn Hữu Tài. NXB đại học Kinh tế quốc dân.
3. Huy động và sử dụng các nguồn vốn trong nước. Nguyễn Công Nghiệp.
4. Cần làm gì để cải thiện các nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế. Viện nghiên cứu
kinh tế, bộ tài chính.
5. Những giải pháp huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.
6. Chính sách và biện pháp huy động các nguồn vốn. Bộ kế hoạch đầu tư.

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 55


Đề án Kinh tế đầu tư

7. Sử dụng công cụ tài chính tiền tệ để huy động vốn cho đầu tư phát triển. Nguyễn
Đình Tài.
8. Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
9. Cổ phần hóa các DNNN ở Việt Nam.
10. Cải cách DNNN. Viện quản lý kinh tế trung ương, cơ quan phát triển quốc tế
Thụy Điển.
11. Thực trạng DN Việt Nam qua các cuộc điều tra năm 2001-> 2007. Tổng cục
thống kê.
12. Tạp chí kinh tế phát triển. NXB đại học Kinh tế quốc dân.
13. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế.
14. Báo đầu tư. Bộ kế hoạch đầu tư.
15. Luật doanh nghiệp và luật đầu tư.
16. Và rất nhiều website khác: www.vneconomy.com.vn.
www.vnexpress.net
www.dantri.com.vn
www.vietnamnet.vn
www.toquoc.gov.vn
www.neu.edu.vn
www,vnep.org.vn

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 56


Đề án Kinh tế đầu tư

Nhóm 11 – Kinh tế đầu tư 48B 57

You might also like