You are on page 1of 12

Mạng thế hệ tiếp mới NGN: Công nghệ và triển vọng

M
ôi trường kinh doanh ngày càng mang tính cạnh tranh và phức tạp hơn bao giờ hết. Chất lượng dịch vụ ngày càng trở thành ch
khoá để có thể dẫn tới thành công. Song song với xu thế này, nhu cầu cũng ngày càng gia tăng đối với các dịch vụtruyền thôn
mới, đủ khả năng đáp ứng việc cung cấp dịch vụ hoặc tăng tính cạnh tranh. Trung tâm của những dịch vụ mới làmạng thế hệ
theo (Next Generation Network - NGN).

Cụm từ "mạng thế hệ tiếp theo" (Next Generation Networks- NGN) bắt đầu được nhắc tới từ năm 1998. Đối với nhiều người,
NGN đại diện cho sự định nghĩa lại ngành công nghệ thông tin và viễn thông thế giới; một cuộc cách mạng dẫn tới việc sáp
nhập âm thanh, dữ liệu, truyền tải (tranmission) và tính toán (computing). Trên thực tế, cuối cùng công nghệ mới này có thểkh
nhiều công ty truyền thông không được gọi là các "công ty truyền thông", mà chuyển thành một dạng công ty cung cấp dịch
vụ chưa từng được biết tới trước đó.

M
C
(VnMedia )
ạng thế hệ tiếp theo là gì?

NGN là bước tiếp theo trong lĩnh vực truyền thông thế giới, truyền thống được hỗ trợ bởi 3 mạng lưới: mạng thoại PS
mạng không dây và mạng số liệu (Internet). NGN hội tụ cả 3 mạng trên vào một kết cấu thống nhất để hình thành một
mạng chung, thông minh, hiệu quả cho phép truy xuất toàn cầu, tích hợp nhiều công nghệ mới, ứng dụng mới
và mở đường cho các cơ hội kinh doanh phát triển.
ó thể đề cập tới ba loại hình dịch vụ thúc đẩy sự ra đời của NGN: Dịch vụ truyền thông thời gian thực (real-time service
và phi thời gian thực (non real-time services); dịch vụ nội dung (content services) và các hoạt động giao dịch (transaction
services). Đến lượt mình, NGN tạo điều kiện để các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường khả năng kiểm soát, tính bảo mật
và độ tin cậy trong khi giảm thiểu được chi phí vận hành.

Được xây dựng trên tiêu chí mở, các giao thức chuẩn và giao diện thân thiện, NGN đáp ứng được hầu hết các nhu cầu
nhiều đối tượng sử dụng: doanh nghiệp, văn phòng, liên lạc giữa các mạng máy tính v.v... NGN thống nhất mạng hữu
tuyến truyền thống và chuẩn truyền tải âm thanh, hình ảnh, dữ liệu không dây.

Công nghệ mạng NGN chính là chìa khoá giải mã cho công nghệ tương lai, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu kinh doa
trên với đặc điểm quan trọng là cấu trúc phân lớp theo chức năng và phân tán các tiềm năng trên mạng, làm cho mạng
mềm hoá và sử dụng rộng rãi các giao diện mở đa truy nhập, đa giao thức để kiến tạo các dịch vụ mà không phụ thuộc
quá nhiều vào các nhà cung cấp thiết bị và khai thác mạng.

Đã đến lúc phải bàn tới việc triển khai NGN

NGN "xuất đầu, lộ diện" bởi đã có nhiều thay đổi trong những năm qua xét từ 3 giác độ chính: cấu trúc ngành công
nghiệp, công nghệ và mong đợi từ phía người dùng.

Thứ nhất, sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin và viễn thông, một lớp các nhà cung cấp dịch vụ mới dần xuất hi
các nhà cung cấp dịch vụ mang tính cạnh tranh muốn khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Ví dụ, nhiều nhà cung
dịch vụ lựa chọn triển khai các công nghệ mới nhất nhằm giành thế "thượng phong" trong việc tung ra dịch vụ.

Thứ hai, công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đơn cử, công nghệ nhận dạng giọng nói, công nghệchuyển đ
từ chữ sang âm (TTS) v.v.. cũng khiến mạng truyền thống buộc phải nhường đường cho NGN trong việc tích hợp các ứ
dụng cao cấp hơn, vì mục tiêu phục vụ tốt nhất người sử dụng.
Thứ ba, mạng Internet đã "gieo hy vọng" cho đông đảo người dùng rằng họ có thể lấy thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ k
nào họ muốn. Xuất phát từ chính nhu cầu này đã nảy sinh xu thế "hội tụ" của các thiết bị đầu cuối cho
hỗtrợ được đầy đủ các tính năng như liên lạc, truy xuất thông tin, giải trí v.v... trong khi vẫn đảm bảo được tính diđộn
Mạng Internet chắc chắn sẽ vẫn đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin chính. Tuy nhiên, mạng truyền tảiđóng vai
trò trung gian chắc chắn sẽ phải là NGN.

Thách thức trong việc triển khai mạng NGN

Th

Tách thức về chất lượng dịch vụ ích hợp âm thanh, dữ liệu… trong một mạng lưới yêu cầu đảm bảo chất lượngâm
thanh được truyền tải cũng như yêu cầu đặt ra đối với việc truyền tải dữ liệu. Đây thực sự là một thách thức khó khă
về mặt công nghệ vì đơn cử, mạng dữ liệu không được thiết kế dành riêng phục vụ truyền tải âm thanh.

Bộ định tuyến Internet không có nỗ lực đặc biệt nào để đảm bảo rằng các cuộc gọi sẽ đảm bảo tính đồng đều vềmặt ch
lượng truyền tải. Bộ định tuyến chỉ giúp phân luồng các gói tin càng nhanh càng tốt. Chính vì vậy, từng gói tin phải
chịu độ trễ khác nhau, đôi khi thất lạc- ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng âm thanh.

Th
Hiách thức về quản lý
ện tại xã hội con người phụ thuộc rất nhiều vào mạng điện thoại. Chúng ta luôn có cảm giác yên tâm rằng bất cứlúc nà
chúng ta cũng có thể nhấc máy và gọi những số khẩn cấp như chữa cháy hoặc cảnh sát. Tuy nhiên, rất ít người
có đủ "gan" để giao phó tính mạng mình cho mạng Internet. Những trục trặc sẽ không là gì khi xảy ra trong một phạm
hẹp nhưng sẽ trở thành "vấn đề" khi được triển khai áp dụng ở quy mô lớn.

Th

Thách thức trong quá trình chuyển tiếpách thức thực sự nằm ở nhu cầu đảm bảo sự truyển tiếp "êm thấm" từmạng
truyền thống sang NGN. Một trong những trở ngại điển hình là tính tương thích giữa mạng mới ra đời vàmạng đã triể
khai..

Th

Thách thức về bảo mậtách thức về bảo mật xuất phát một phần ngay ở cơ chế phân tầng ứng dụng (layering of
applications), bao gồm thoại, dữ liệu…. Trong mạng PSTN, các câu lệnh được truyền tải trong các mạng tín hiệu riêng
nên dễ kiểm soát. Trong khi đó đối với NGN vì hầu hết các cổng (gateway) đều có khả năng truyền tảiâm thanh và dữ
Bên cạnh đó, về nguyên tắc nội dung được truyền tải trong mạng còn được chia sẻ trên toàn cầu. Chính sự hoà trộn n
khiến công tác bảo mật "gian khổ" hơn nhiều.

Thách thức về kinh tế

Triển khai mạng NGN phát sinh thách thức về mặt kinh tế đối với các nhà cung cấp dịch vụ mà gốc rễ của vấn đềlà sự
giá liên tục của băng thông. Hiện tại, hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ đều khai thác trên mạng đã tồn tại sẵn, một thờ
gian sau khi mạng mới triển khai, việc giao tiếp tốc độ cao - thời gian thực trở nên phổ biến thìngười dùng sẽ đặt ra yê
cầu được sử dụng miễn phí.

Đa phần các nhà cung cấp dịch vụ nhìn thấy xu thế và triển vọng của NGN. Tuy nhiên, họ lại bị trói buộc trước thực tr
nhu cầu thực tại đối với NGN đang là rất thấp. Để có đầu tư, họ phải đảm bảo 2 yếu tố đó là vốn đầu tưdư giả và sự k
trì ("đợi thời"). Nhà cung cấp cũng còn e ngại về độ "chín" của công nghệ sẽ trợ giúp họ trong quá trình chuyển sang
NGN. Trong quá trình chờ đợi, nhà cung cấp buộc phải liên tục nâng cấp công nghệ, thiết bị để đảm bảo tính cạnh tran
Chính vì vậy, khó mà "dốc toàn lực" để chuyển sang NGN.

Nhìn ra thế giới


Công ty Gartner dự báo bắt đầu từ năm 2005, thị trường cho việc triển khai mạng NGN sẽ bắt đầu "khởi sắc".Trong v
vài năm tiếp sau đó, thoại qua giao thức Internet (VoIP) và NGN sẽ có khả năng hỗ trợ tới mức tối đa cácđịnh dạng gia
dịch ngốn nhiều băng thông nhất.

Gartner Dataquest đã hoàn thành một công trình nghiên cứu toàn diện, đề cập tới nhiều khía cạnh mang tên "State of t
Next-Generation Network" (tạm dịch: Trạng thái của mạng thế hệ tiếp theo). Công trình nghiên cứu các bước chuyển b
mà NGN đã đạt được, xác định những xu thế chính và giới thiệu khá chi tiết về 141 tổ chức phát triển NGN trên thế g

Được giao "trọng trách" đối với ngành công nghiệp mạng trong thế kỷ 21, NGN ngày càng giành được nhiều sựquan t
chú ý và đã được coi là quốc sách tại nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về mạng
thế hệ tiếp theo (Global NGN Summuit) đã diễn ra từ ngày 26 - 28/4/2004 tại Bắc Kinh (Trung Quốc).

Hội nghị lần này mang chủ đề "Joint Efforts to Build the Future Next Generation Network" (tạm dịch: cùng nỗ lực xây dự
mạng thế hệ tiếp theo). Được biết, đây là hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tập trung được số lượng đôngđảo các chuyên
về NGN tới từ nhiều quốc gia trên thế giới.

Các đại biểu tham dự hội nghị đã thảo luận nhiều vấn đề liên quan tới triển vọng của NGN, tựu trung lại nhằm vào 3
vấn đề chính: xu thế về công nghệ (technology trends), cuộc cách mạng về mạng lưới (network evolution) vàcấu trúc mô
kinh doanh (business modules).

Được biết, nước chủ nhà trước đó cũng đã Trung Quốc đã thử nghiệm mạng Internet thế hệ tiếp theo (China Next
Generation Internet- CNGI) và coi đây là bước phát triển quan trọng tiến tới xây dựng NGN. Dự án có sự tham gia của
tập đoàn viễn thông lớn nhằm xây dựng mang bao phủ 6 tỉnh với băng thông xương sống (backbone) đạt 10 Gbs/s.

Mạng NGN ở Việt Nam

Tháng 12/2003, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đã lắp đặt xong giai đoạn 1 mạng viễn thông
thế hệ mới - New Generation Network (NGN) và đã đi vào vận hành thành công. Đây là mạng có hạ tầng thông tin duy
dựa trên công nghệ chuyển mạch gói (packet- switch), được VNPT chọn lựa để thay thế công nghệchuyển mạch kênh
(circuit -switch). Đây là mạng sử dụng công nghệ chuyển gói với đặc tính linh hoạt, ứng dụng những tiến bộ của công
nghệ thông tin và công nghệ truyền dẫn quang băng rộng nên tích hợp được dịch vụthoại và dịch vụ truyền số liệu.

Song song với việc thiết lập lớp chuyển tải trục và vùng, VNPT đã và đang gấp rút triển khai lớp truy nhập của mạng N
với các Media Gateway và hệ thống băng rộng công nghệ xDSL hỗ trợ các kết nối ADSL và SHDSL. Với hạ tầng mạng
xDSL này, VNPT đã cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng rộng MegaVNN tại nhi ều tỉnh, thành phố trên cả nước.
Dự kiến đến năm 2005, cả nước sẽ có khoảng 180.000 cổng xDSL.

Tình hình phát triển mạng NGN tại Việt Nam

Được giao trọng trách đối với nghành công nghiệp mạng trong thế kỷ 21, NGN ngày càng giành
được sự quan tâm, chú ý và đã được coi là quốc sách tại nhiều quốc gia. Trong bối cảnh đó, Hội
nghị thượng đỉnh toàn cầu về mạng thế hệ tiếp theo (Global NGN Summit) đã diễn ra tháng 4 năm
2004 tại Bắc Kinh-Trung Quốc với chủ đề “Cùng nỗ lực xây dựng mạng thế hệ tiếp theo“ (Joint
Efforts to Build the Future Next Generation Network). Trước đó, Trung Quốc đã thử nghiệm mạng
Internet thế hệ tiếp theo (China Next Generation Internet - CNGI) và coi đây là bước phát triển quan
trọng tiến tới xây dựng mạng NGN. Dự án có sự tham gia của 5 tập đoàn viễn thông lớn nhằm xây
dựng mạng bao phủ 6 tỉnh với băng thông mạng đường trục là 10Gbit/s.

1. Sự phát triển mạng NGN trên thế giới

Công ty Gartner dự báo: bắt đầu từ năm 2005, thị trường cho việc triển khai
NGN sẽ bắt đầu khởi sắc. Trong vòng vài năm tiếp theo, thoại qua giao thức IP và
NGN sẽ có khả năng hỗ trợ tối đa các định dạng giao dịch tốn nhiều băng thông nhất.
Gartner Dataquest đã hoàn thành một công trình nghiên cứu toàn diện, đề cập tới nhiều
khía cạnh mang tên “State of the Next-Generation Network“ (trạng thái của mạng thế
hệ tiếp theo). Công trình nghiên cứu các bước chuyển biến mà NGN đã đạt được, xác
định những xu thế chính và giới thiệu khá chi tiết về 141 tổ chức phát triển NGN trên
thế giới.
Được giao trọng trách đối với nghành công nghiệp mạng trong thế kỷ 21, NGN
ngày càng giành được sự quan tâm, chú ý và đã được coi là quốc sách tại nhiều quốc gia.
Trong bối cảnh đó, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về mạng thế hệ tiếp theo (Global NGN
Summit) đã diễn ra tháng 4 năm 2004 tại Bắc Kinh-Trung Quốc với chủ đề “Cùng nỗ lực
xây dựng mạng thế hệ tiếp theo“ (Joint Efforts to Build the Future Next Generation
Network). Trước đó, Trung Quốc đã thử nghiệm mạng Internet thế hệ tiếp theo (China
Next Generation Internet - CNGI) và coi đây là bước phát triển quan trọng tiến tới xây
dựng mạng NGN. Dự án có sự tham gia của 5 tập đoàn viễn thông lớn nhằm xây dựng
mạng bao phủ 6 tỉnh với băng thông mạng đường trục là 10Gbit/s.
NGN xuất hiện bởi vì đã có nhiều thay đổi trong những năm qua, xét từ ba khía
cạnh chính: cấu trúc ngành công nghiệp, công nghệ và sự mong đợi của người sử dụng.
Thứ nhất, sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin và viễn thông, một lớp các nhà cung
cấp dịch vụ mới xuất hiện: các nhà cung cấp dịch vụ mang tính cạnh tranh, muốn khẳng
định vị trí của mình trên thị trường. Hai là, công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng
mặt khiến mạng truyền thống buộc phải nhường đường cho NGN trong việc tích hợp các
dịch vụ cao cấp hơn, vì mục tiêu phục vụ tốt nhất cho người sử dụng. Ba là, mạng Internet
tạo cho người sử dụng cảm giác rằng họ có thể lấy thông tin ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào
họ muốn. Xuất phát từ chính nhu cầu này đã xuất hiện xu hướng “hội tụ” của các thiết bị
đầu cuối cho hỗ trợ được đầy đủ các tính năng như liên lạc, truy xuất thông tin, giải trí...
trong khi vẫn đảm bảo được tính di động. Mạng Internet chắc chắn sẽ vẫn đóng vai trò là
nguồn cung cấp thông tin chính. Tuy nhiên, mạng truyền tải đóng vai trò trung gian chắc
chắn sẽ phải là NGN.
Vì NGN hội tụ cả ba mạng thành phần (thoại, không dây và số liệu) vào một kết cấu
thống nhất để hình thành nên hạ tầng thông tin duy nhất, dựa trên công nghệ chuyển mạch
gói nên nó cho phép triển khai các dịch vụ một cách nhanh chóng và đa dạng, đáp ứng sự
hội tụ giữa thông tin thoại, truyền dữ liệu và Internet, giữa cố định và di động... với giá
thành thấp. Với ưu thế cấu trúc phân lớp theo chức năng và sử dụng rộng rãi các giao diện
mở API để kiến tạo các dịch vụ mà không phụ thuộc quá nhiều vào các nhà cung cấp thiết
bị và khai thác mạng.
Ứng dụng NGN cho phép giảm thiểu thời gian đưa dịch vụ mới ra thị trường, nâng
cao hiệu suất sử dụng truyền dẫn. NGN còn cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tăng
cường khả năng kiểm soát, bảo mật thông tin của khách hàng. Nó đáp ứng được hầu hết
các nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng như cá nhân, văn phòng, doanh nghiệp... với các
giao thức chuẩn và giao diện thân thiện. Với tính thông minh của mạng, NGN cũng tạo
tiền đề cho các bước phát triển của công nghệ và các dịch vụ mới trong tương lai.

2. Những thách thức khi đưa mạng NGN vào hoạt động

a. Thách thức về chất lượng dịch vụ


Tích hợp âm thanh, thoại, dữ liệu...trong một mạng lưới yêu cầu đảm bảo chất
lượng âm thanh được truyền tải cũng như yêu cầu đặt ra đối với việc truyền tải dữ liệu.
Đây thực sự là một thách thức khó khăn về mặt công nghệ vì mạng dữ liệu không được
thiết kế dành riêng phục vụ truyền tải âm thanh.
Bộ định tuyến Internet không có nỗ lực đặc biệt nào để đảm bảo rằng các cuộc
gọi sẽ đạt được tính đồng đều về mặt chất lượng truyền tải. Bộ định tuyến chỉ giúp
phân luồng các gói tin càng nhanh càng tốt. Chính vì vậy, từng gói tin phải chịu độ trễ
khác nhau, đôi khi xảy ra mất gói, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

b. Thách thức về quản lý


Khi được triển khai ở quy mô lớn, việc quản lý sẽ trở nên phức tạp hơn rất
nhiều.

c.Thách thức trong quá trình chuyển tiếp


Thách thức thực sự nằm ở nhu cầu đảm bảo sự chuyển tiếp “tốt đẹp” từ mạng
truyền thống sang mạng NGN. Một trong những trở ngại điển hình là tính tương thích
giữa mạng mới và mạng đã triển khai.

d. Thách thức về bảo mật


Thách thức về bảo mật xuất phát một phần ngay ở cơ chế phân chia tầng ứng
dụng, bao gồm thoại, dữ liệu... Trong mạng PSTN, các lệnh được truyền tải trong mạng
tín hiệu riêng biệt nên dễ kiểm soát. Trong khi đó, với NGN, hầu hết các gateway đều có
khả năng truyền tải âm thanh và dữ liệu. Bên cạnh đó, các thông tin truyền tải theo
nguyên tắc được chia sẻ trên toàn cầu, nên công tác bảo mật trong mạng NGN trở nên
phức tạp hơn rất nhiều.

e. Thách thức về kinh tế


Triển khai mạng NGN phát sinh thách thức về mặt kinh tế đối với nhà cung cấp
dịch vụ mà nguồn gốc của vấn đề là sự giảm giá liên tục của băng thông. Hiện tại, hầu hết
các nhà cung cấp dịch vụ đều khai thác trên mạng đã tồn tại sẵn. Một thời gian sau khi
mạng mới triển khai, việc giao tiếp tốc độ cao – thời gian thực trở nên phổ biến thì người
dùng sẽ đặt ra yêu cầu được sử dụng miễn phí.
Đa phần các nhà cung cấp dịch vụ đều nhìn thấy xu thế và triển vọng của NGN.
Tuy nhiên họ gặp khó khăn khi nhu cầu thực tại đối với NGN đang thấp. Do đó họ vẫn
còn e ngại khi dốc toàn lực để chuyển sang NGN.

3. Tình hình phát triển mạng NGN tại Việt Nam

Sự phát triển mạng NGN tại Việt Nam là một xu thế tất yếu, phù hợp với quá trình
phát triển NGN trên thế giới. Không nằm ngoài xu hướng chung đó, Việt Nam cũng đang
có những bước phát triển mạng NGN của riêng mình. Hiện nay có 6 doanh nghiệp được
phép của Tổng Cục Bưu Điện (nay là Bộ Bưu chính Viễn Thông) cho phép cung cấp các
dịch vụ viễn thông là Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty điện
tử viễn thông quân đội (Viettel), Công ty viễn thông điện lực (VP Telecom), Công ty cổ
phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Hà Nội Telecom, Công ty viễn thông
Hàng hải. Trong đó ngoại trừ Công ty viễn thông Hàng hải, các công ty khác đều đang
cung cấp dịch vụ gọi VoIP đường dài trong nước và quốc tế. Phần này sẽ giới thiệu một
cách cụ thể tình hình triển khai mạng NGN của Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông
(VNPT) và một số công ty khác, trong đó có công ty thông tin Viễn thông Điện lực
(EVNTelecom).

3.1. Mạng NGN của Tổng công ty bưu chính viễn thông (VNPT)

3.1.1. Sự cần thiết phải thay đổi công nghệ mạng


Mạng PSTN của VNPT đã được xây dựng và phát triển khá toàn diện, cung cấp
dịch vụ thoại truyền thống chất lượng tốt tới khách hàng. Tuy nhiên, sau nhiều năm hoạt
động, PSTN đã bộc lộ một số hạn chế hầu như không thể khắc phục được. Chuyển mạch
dựa trên công nghệ TDM cứng nhắc trong việc phân bổ băng thông (Nx64kb/s) và gặp
nhiều khó khăn khi đưa ra các dịch vụ mới, nhất là khi triển khai mạng thế hệ sau. Mạng
PSTN cần sự đầu tư lớn, giá thành thiết bị cao và cho phí vận hành mạng lớn. Hơn nữa,
mạng PSTN có nhiều cấp khác nhau (Gateway quốc tế, Toll, tandem, Host) nên rất phức
tạp trong việc phối hợp hệ thống báo hiệu, đồng bộ và triển khai dịch vụ mới.
Trong khi đó, nhu cầu về các dịch vụ dữ liệu phát triển mạnh: Internet ngày càng
phổ biến, những đòi hỏi về dịch vụ IP (IP VPN...), xu thế tích hợp IP/ATM/MPLS cho
mạng thông tin trục...cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông thế giới
đã dẫn đến sự cần thiết phải thay đổi công nghệ mạng. Mạng mới ra đời phải có băng tần
rộng, hỗ trợ nhiều loại hình dịch vụ, đơn giản về cấu trúc và quản lý, dễ dàng phát triển
dịch vụ và nhanh chóng cung cấp cho khách hàng.

3.1.2. Mô hình và nguyên tắc tổ chức mạng NGN


NGN là mạng có hạ tầng thông tin duy nhất dựa trên cơ sở mạng truyền tải
IP/MPLS. Đó là mạng mới với sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa cố định và di động.
Trên cơ sở đó, mạng có thể triển khai các dịch vụ rất đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng
nhu cầu về các loại hình dịch vụ viễn thông phong phú. Việc quản lý mạng được
thực hiện đơn giản, tập trung, nâng cao hiệu quả sử dụng, chất lượng mạng lưới và
giảm thiểu chi phí vận hành, bảo dưỡng. Với tính linh hoạt và độ ổn định cao, mạng
dễ dàng mở rộng dung lượng phát triển dịch vụ mới.
Hình 1 - Cấu trúc mạng thoại PSTN Việt Nam hiện tại

3.1.3. Triển khai mạng NGN của VNPT


Sau gần 3 năm định hướng và lựa chọn, đến tháng 12/2003 VNPT (Công ty Viễn
thông Liên tỉnh VTN) đã lắp đặt xong giai đoạn 1 mạng NGN, sử dụng giải pháp
SURPASS của Siemens, đã đi vào vận hành thành công. Đây là mạng có hạ tầng thông tin
duy nhất dựa trên công nghệ chuyển mạch gói được VNPT lựa chọn để thay thế cho mạng
chuyển mạch kênh truyền thống. Với ưu thế cấu trúc phân lớp theo chức năng và sử dụng
rộng rãi các giao diện ở API để kiến tạo dịch vụ mà không phụ thuộc nhiều vào các nhà
cung cáp thiết bị và khai thác mạng, công nghệ NGN đã đáp ứng được yêu cầu kinh doanh
trong tình hình mới là dịch vụ đa dạng, giá thành thấp, đầu tư hiệu quả và tạo được nguồn
doanh thu mới. Đây là mạng sử dụng công nghệ chuyển gói với đặc tính linh hoạt, ứng
dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin và công nghệ truyền dẫn quang băng thông
rộng nên tích hợp được dịch vụ thoại và dịch vụ truyền số liệu.
Để nâng cao hơn nữa năng lực của mạng lưới, VNPT quyết định đầu tư xây
dựng tiếp pha 2, và đến ngày 15/08/2004 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Mạng có 4 lớp là: lớp truy nhập, lớp chuyển tải, lớp điều khiển và lớp ứng
dụng.
Lớp truy nhập: được triển khai gồm một Media Gateway kết nối với mạng
PSTN phục vụ cho dịch vụ VoIP và bộ BRAS kết nối trực tiếp với thiết bị DSLAM-
HUB với khả năng chuyển mạch 10Gb/s, sử dụng công nghệ xDSL, có thể hỗ trợ các
kết nối ADSL, SHDSL. Với hạ tầng mạng xDSL này, VNPT đã cung cấp các dịch vụ
truy nhập Internet băng rộng Mega VNN tại nhiều tỉnh/thành phố trên cả nước. Ước
tính đến cuối năm 2005, cả nước đã có khoảng 180.000 cổng xDSL.
Lớp chuyển tải: gồm 3 nút trục quốc gia đặt tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng và 11 nút vùng đặt tại các tỉnh/thành phố trọng điểm khác với băng thông các tuyến
trục và vùng là (STM-1) 155Mb/s dựa trên truyền dẫn SDH. Hiện tại băng thông tuyến
trục đã nâng cấp lên STM-16 (2.5 Gb/s) dựa trên Ring 20Gb/s / WDM mới triển khai. Ba
Router lõi M160 Juniper đặt tại Hà Nội, HCM, Đà Nẵng có khả năng chuyển mạch là
160Gb/s.
Lớp điều khiển: gồm hai Softswitch HiQ9200 đặt ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. Hệ
thống Softswitch bao gồm các chức năng về điều khiển hệ thống mạng, cung cấp các giao
diện mở để dễ dàng cho việc phát triển các ứng dụng dịch vụ, hỗ trợ nhiều loại giao thức
điều khiển khác nhau như MGCP, H.323, Megaco/H.248, SIP, ... Hệ thống các Server ứng
dụng (tuỳ theo từng loại hình dịch vụ Server ứng dụng có thể đặt tập trung hoặc phân tán).
Bên cạnh đó hệ thống quản lý mạng tập trung và hệ thống tính cước tập trung góp phần
quan trọng trong quản lý, vận hành và điều hành mạng.
Lớp dịch vụ/ứng dụng: VNPT cung cấp một loạt các dịch vụ như: dịch vụ thẻ trả
trớc 1719, dịch vụ 1800, 1900, và nhiều dịch vụ gia tăng khác.
• Các dịch vụ chủ yếu trên nền mạng NGN
a. Dành cho người sử dụng (cá nhân) có ba dịch vụ:
+ Dịch vụ điện thẻ trả trước 1719 (calling card 1719):
Đây là dịch vụ gọi điện thoại nội hạt, đường dài trong nước và quốc tế với hình
thức khách hàng mua thẻ mệnh giá để sử dụng. Người sử dụng chỉ cần mua thẻ điện thoại
trả tiền trước có mệnh giá từ 30.000 đồng đến 500.000 đồng là có thể thực hiện cuộc gọi
từ bất kỳ máy cố định nào thông qua việc gọi vào số dịch vụ 1719. Cước phí sẽ được trừ
trực tiếp vào tài khoản của thẻ. Với cùng một thẻ khách hàng có thể lựa chọn thoại với tốc
độ 64kbps hoặc tốc độ 8 kbps có mức giá khác nhau thực hiện các cuộc gọi liên tỉnh, quốc
tế hoặc sang mạng di động. Đây là một dịch vụ rất tiện lợi khi không phải đăng ký dịch
vụ, sử dụng dịch vụ VoIP giá rẻ ở bất kỳ đâu, người gọi chủ động mức tiền gọi và thẻ gọi
có thời hạn lâu dài.
+ Dịch vụ Call waiting Internet (báo cuộc gọi từ Internet):
Cho phép người dùng nhận cuộc gọi đến số điện thoại cố định khi số này đang
truy nhập Internet: Khi thuê bao đang vào mạng Internet mà có cuộc gọi đến thì màn hình
máy tính sẽ hiển thị thông báo và thuê bao có thể có lựa chọn trả lời bằng máy tính, trả lời
bằng điện thoại, chuyển sang máy điện thoại khác hay từ chối cuộc gọi.
+ Dịch vụ Web Dial Page (gọi điện thoại qua trang Web):
Dịch vụ Webdial page cho phép người sử dụng dịch vụ thực hiện cuộc gọi từ một
trang Web trên Internet (Webdial page Server) tới một thuê bao PSTN. Cuộc gọi có thể là
Phone-to-Phone (điện thoại tới điện thoại) hoặc PC-to-phone (máy tính tới điện thoại).
b. Dành cho doanh nghiệp có năm dịch vụ:
+ Dịch vụ Free Phone 1800:
Dịch vụ miễn cước ở người gọi là dịch vụ này cho phép thực hiện cuộc gọi miễn
phí tới nhiều đích khác nhau thông qua một số truy nhập thống nhất trên mạng với cước
phí thuê bao gọi bằng cuộc gọi nội hạt. Cước phí đường dài của cuộc gọi sẽ được tính cho
thuê bao đăng ký dịch vụ 1800.
Đối với người sử dụng: không phải trả tiền cho cuộc gọi và có thể gọi tại bất kỳ
nơi nào mà chỉ cần nhớ một số gọi.
Đối với doanh nghiệp: Dịch vụ Free Phone đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp
cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và các tổ chức mang tính xã hội như các công ty quảng
cáo... có số lượng khách hàng đông đảo. Các công ty sử dụng dịch vụ Free Phone sẽ tăng
khả năng tiếp xúc với khách hàng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc
tiếp thị sản phẩm và dịch vụ qua đó chăm sóc khách hàng của mình được tốt hơn.
+ Dịch vụ gia tăng 1900 về thông tin, giải trí, thương mại:
Dịch vụ này được cung cấp bởi nhà khai thác viễn thông và công ty cung cấp
dịch vụ thông tin cho khách hàng. Người sử dụng dịch vụ gọi đến một số điện thoại dễ
nhớ do nhà khai thác viễn thông cung cấp để nghe thông tin (thể thao, thời tiết...), giải
trí hoặc thương mại của công ty cung cấp dịch vụ thông tin. Mức cước cuộc gọi sẽ
được thu cao hơn cước thoại thông thường và tiền cước thu được của người sử dụng
được chia theo công thức thoả thuận giữa nhà khai thác và công ty cung cấp thông tin.
Với dịch vụ này nhà cung cấp thông tin dễ dàng cung cấp thông tin về thời tiết, thể
thao, thị trường giá cả hoặc tư vấn về y tế, giáo dục...
+ Dịch vụ Free call button (gọi miễn phí từ trang Web):
Cho phép thuê bao sử dụng Internet (ngay trên Website của doanh nghiệp) để thực
hiện các cuộc gọi không mất tiền đến các trung tâm hỗ trợ bán hàng và phía doanh nghiệp
sẽ trả tiền cho cuộc gọi này. Trong trang web của doanh nghiệp dịch vụ này sẽ có những
biểu tượng cho phép người truy cập gọi từ máy tính sang số điện thoại của thuê bao dịch
vụ khi bấm chuột vào biểu tượng.
+ Dịch vụ gọi thương mại miễn phí (Commercial Free Call Service):
Với dịch vụ này người sử dụng có thể gọi đến một số dịch vụ đặc biệt và sẽ được
nghe một đoạn quảng cáo tương ứng. Sau khi nghe hết đoạn quảng cáo, người gọi sẽ được
hướng dẫn thực hiện một cuộc gọi không mất tiền.
+ Dịch vụ mạng riêng ảo Mega WAN:
Mạng riêng ảo (VPN) là sự mở rộng của mạng riêng sử dụng các đường truyền
qua mạng công cộng ví dụ như Internet.
Dịch vụ mạng riêng ảo cung cấp kết nối mạng riêng ảo (LAN/WAN) cho khách hàng
bằng các kênh riêng ảo trên nền mạng NGN. Khách hàng chỉ cần đăng ký các điểm và tốc
độ cổng kết nối theo nhu cầu sử dụng. Nó giảm chi phí hơn rất nhiều so với dịch vụ thuê
kênh riêng. Dịch vụ này rất hữu dụng cho những công ty mới không đủ khả năng xây
dựng mạng WAN cho riêng mình: Giảm chi phí thông tin liên lạc nội bộ công ty (Intranet
voice, video và data), tăng băng thông (bandwidth on demand) với xu hướng tin học hoá
văn phòng và các hoạt động kinh doanh. Các dịch vụ IT trên mạng ngày càng da dạng
(Tele-education, Tele-medecine, E-shopping.v.v..). Khách hàng chuyển từ thuê bao dịch
vụ TDM Leased-line truyền thống sang dịch vụ VPN.
• Một số khó khăn của VNPT khi phát triển mạng NGN:
Khó khăn trước tiên mà một nhà cung cấp dịch vụ truyền thống như VNPT gặp
phải trong quá trình triển khai mạng NGN là việc mạng của họ chỉ tập trung cung cấp dịch
vụ thuê kênh riêng hay thoại. Vì vậy, việc tích hợp những bộ phận của mạng lưới này
trong mạng NGN gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, những nhà khai thác mới khi xây dựng
NGN ngay từ đầu có thể tiết kiệm được chi phí, đồng thời có thể đến đích trước VNPT.
Bên cạnh đó, mạng NGN sẽ làm thay đổi cách thức tổ chức con người và mô hình kinh
doanh. Điều này bắt buộc VNPT phải chuyển đổi mô hình kinh doanh để phù hợp với tính
năng của mạng NGN.
• Hướng phát triển mở rộng mạng NGN của VNPT:
- Mở rộng mạng NGN 61 tỉnh và thành phố, tăng cường năng lực mạng trục, các
đường truyền nối router lõi với nhau, router lõi với router vùng sẽ được tăng tới
STM-4 và STM-16, tăng cường năng lực các hệ thống ở lớp điều khiển, các dịch
vụ ở lớp ứng dụng và đặc biệt là mở rộng hạ tầng xDSL cho tất cả các tỉnh còn lại
với phạm vi vươn tới mọi huyện thị.
- Thực hiện thử nghiệm và thay thế các tổng đài lớp 5 bởi các Gateway của NGN.
- Cung cấp nhiều dịch vụ hơn như IP Centrex, hội nghị Web ...
- Ngoài ra, trong chiến lược hình thành tập đoàn với các Tổng công ty vùng, VNPT sẽ
triển khai các mạng NGN nội hạt tại các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Mạng NGN nội hạt không chỉ kết nối liên mạng với NGN toàn quốc mà còn khai thác
chung hạ tầng IP/MPLS với mạng Metro Internet cũng sẽ được xây dựng đồng thời.

Hình 2 - Mô hình mạng NGN của VNPT

3.2. Đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông khác
Hiện nay Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực EVNTelecom cũng đang tiến
hành xây dựng mạng NGN theo giải pháp SURPASS của Siemens. Trong giai đoạn một
VPTelecom sẽ lắp đặt 14 PoP tại các tỉnh và thành phố, sau khi hoàn thành pha 2 đã có 25
PoP. Về mô hình mạng tương tự VNPT, cũng có khả năng cung cấp mọi dịch vụ mà
VNPT có thể cung cấp. Đối với các công ty khác như Viettel, SPT cũng đang có các định
hướng xây dựng mạng NGN của họ. Điều này làm cho sự cạnh tranh ở thị trường viễn
thông Việt Nam ngày càng sôi động, cung cấp cho khác hàng nhiều các dịch vụ mới với
giá cả hợp lý. Xu hướng phát triển tất cả các dịch vụ viễn thông trên nền mạng NGN là
mục tiêu mà các nhà khai thác đang theo đuổi.

KẾT LUẬN
Với những ưu thế vượt trội như chi phí đầu tư mạng NGN thấp hơn nhiều so với
mạng tổng đài chuyển mạch kênh, đồng thời khi triển khai mạng chuyển mạch mềm sẽ tạo
cơ hội cạnh tranh về mặt cung cấp đa dịch vụ so với mạng PSTN, mạng dữ liệu truyền
thống... Theo dự đoán của nhiều chuyên gia, cùng với sự thu hẹp của thị trường tổng đài
điện tử dung lượng lớn là sự bùng nổ của thị trường softswitch. Đối với thị trường Việt
Nam, các nhà cung cấp dịch viễn thông đang từng bước xây dựng, hoàn thiện hạ tầng
mạng và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Trong giai đoạn đầu đa số lưu lượng của
mạng NGN là kết nối với mạng PSTN thông qua các Media Gateway, nhưng trong thời
gian sắp tới NGN sẽ có rất nhiều các thuê bao sử dụng các dịch vụ thoại, truy nhập
Internet băng rộng thông qua các Access Gateway, dịch vụ mạng riêng ảo VPN dành cho
các doanh nghiệp... phát triển mạnh.

You might also like