You are on page 1of 10

Họ và tên: Lưu Đức Duy

Lớp 10A2
Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục
tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của
con người .
I. Khái niệm:
 Đạo đức: là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội , mà nhờ
đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù
hơp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội .

 VD: Giúp đỡ mọi người trong công việc cần thiết, lễ phép
chào hỏi người lớn tuổi …
Các xã hội khác nhau thì quy tắc chuẩn mực đạo đức
cũng khác nhau . Nó bị chi phối bởi quan điểm và lợi ích
của giai cấp thống trị .
VD: Tục chào hỏi xã hội phong kiến cúi lậy xã hội hiện nay
dơ tay chào , bắt tay ôm hôn …xã hội phong kiến trọng
nam khinh nữ ngày nay thì nam, nữ bình đẳng …

II. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong
sự điều chỉnh hành vi của con người .
 Pháp luật :là hệ thống các quy tắc xử xự chung do nhà nước
ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà
nước .

 VD: Pháp luật quy định khi tham gia giao thông người tham
gia phải đi đúng phần đường quy định , chấp hành hệ thống
báo hiệu đường bộ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô xe
máy …..

 Phong tục tập quán : là những tục lệ những thói quen đã


thành nếp , ăn sâu vào đời sống xã hội , được mọi người công
nhận và làm theo .

 VD: Ăn cơm thì mời , chúc tết nhau , thờ cúng tổ tiên …
 phong tục tập quán những thuần phong mỹ tục thì chúng ta
giữ gìn . Ngược lại những phong tục tập quán lạc hậu lỗi thời
( hủ tục ) chúng ta cần loại bỏ
VD: Ma chay bói toán , cưới hỏi linh đình …

III.Để phân biệt rõ hơn về ba vấn đề trên, ta sẽ so sánh sự


khác nhau và giống nhau của chúng:

A.Giống nhau:
Là sản phẩm của con người , điều chỉnh hành vi của con người .

B.Khác nhau:

Đạo đức Pháp luật PTTQ


Thực hiện các
Thực hiện các quy Con người tuân theo
chuẩn mực mà xã
tắc do nhà nước quy những thói quen, tục
hội đề ra .
định. lệ , trật tự nề nếp đã
Tự giác thức hiện .
Bắt buộc ( cưỡng ổn định từ lâu đời, là
Nếu con người
chế)thực hiện . thuần phong mỹ tục
không thực hiện sẽ
Không thực hiện sẽ cần thừa kế và phát
bị dư luận xã hội
bị xử lý bằng sức huy , những hủ tục
lên án hoặc lương
mạnh của nhà nước . cần loại bỏ.
tâm cắn rứt.

VD: Con cái có VD: Kinh doanh phải VD: Thờ cúng ông
hiếu với cha mẹ nộp thuế… bà tổ tiên

IV.Tìm hiểu rộng:

1. Đạo đức:
Đạo đức là tập hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng
lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thế giới, về cách
sống. Nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù
hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội .

• Đạo: Đường đi, hướng đi, lối làm việc, ăn ở.


• Đức: Theo Khổng Tử, sống đúng luân thường là có Đức. Theo
Đạo (Lão tử) tu thân tới mức hiệp nhất với trời đất, an hoà với
mọi người là có Đức.
Đạo đức được xem là khái niệm luân thường đạo lý của con người, nó
thuộc về vấn đề tốt-xấu, hơn nữa xem như là đúng-sai, được sử dụng
trong 3 phạm vi: lương tâm con người, hệ thống phép tắc đạo đức và
trừng phạt đôi lúc còn được gọi giá trị đạo đức; nó gắn với nền văn hoá,
tôn giáo, chủ nghĩa nhân văn, triết học và những luật lệ của một xã hội
về cách đối xử từ hệ thống này.

Đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên tắc, qui
tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan
hệ với nhau, với xã hội,với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng
như tương lai chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền
thống và sức mạnh của dư luận xã hội[1].

Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của
các quan hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của
chế độ chủ nô, đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản.
Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì và củng cố những quan hệ xã
hội đang có; trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận thức về tính bất
công của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra
quan niệm đạo đức riêng của mình. Trong xã hội có giai cấp, đạo đức
có tính giai cấp. Đồng thời, đạo đức cũng có tính kế thừa nhất định.
Các hình thái kinh tế - xã hội thay thế nhau, nhưng xã hội vẫn giữ lại
những điều kiện sinh hoạt, những hình thức cộng đồng chung. Tính kế
thừa của đạo đức phản ánh "những luật lệ đơn giản và cơ bản của bất
kì cộng đồng người nào" (Lênin). Đó là những yêu cầu đạo đức liên
quan đến những hình thức liên hệ đơn giản nhất giữa người với người.
Mọi thời đại đều lên án cái ác, tính tàn bạo, tham lam, hèn nhát, phản
bội... và biểu dương cái thiện, sự dũng cảm, chính trực, độ lượng,
khiêm tốn... "không ai nghi ngờ được rằng nói chung đã có một sự tiến
bộ về mặt đạo đức cũng như về tất cả các ngành tri thức khác của nhân
loại" (Enghen). Quan hệ giữa người với người ngày càng mang tính
nhân đạo cao hơn. Ngay trong xã hội nguyên thuỷ đã có những hình
thức đơn giản của sự tương trợ và không còn tục ăn thịt người. Với sự
xuất hiện của liên minh bộ lạc và nhà nước, tục báo thù của thị tộc dần
dần mất đi. Xã hội chủ nô coi việc giết nô lệ là việc riêng của chủ nô,
đến xã hội phong kiến, việc giết nông nô bị lên án. Đạo đức phong kiến
bóp nghẹt cá nhân dưới uy quyền của tôn giáo và quý tộc; đạo đức tư
sản giải phóng cá nhân, coi trọng nhân cách. "Nhưng chúng ta vẫn
chưa vượt được khuôn khổ của đạo đức giai cấp. Một nền đạo đức thực
sự có tính nhân đạo, đặt lên trên sự đối lập giai cấp và mọi hồi ức về
sự đối lập ấy chỉ có thể có được khi nào xã hội đã tới một trình độ mà
trong thực tiễn của đời sống, người ta không những thắng được mà còn
quên đi sự đối lập giai cấp". Đó là trình độ của xã hội tương lai, xã hội
cộng sản chủ nghĩa(Enghen).
Các loại đạo đức

Đạo đúc nhiều vô kể mà con người cần có :

• Lịch sự • Tôn sư trọng • Giữ chữ tín


đạo
• Biết ơn • Chí công vô
• Tự tin tư
• Lễ độ
• Đoàn kết • Tự chủ
• Tự trọng
• Dũng cảm • Lí tưởng
• Tôn trọng
• Khoan dung • Năng
• Thật thà động ,sáng
• Siêng năng tạo
• Giản dị
• Tương trợ • Danh dự
• Tiết kiệm
• Liêm khiết • Hạnh phúc
• Trung thực
• Tự lập • Lương tâm
2. Pháp luật:
Hiện nay có ba hệ thống pháp luật trên thế giới phổ biến nhất
đó là các hệ thống dân luật, thông luật và luật tôn giáo. Tuy
nhiên mỗi quốc gia lại phát triển hệ thống pháp luật của mình
một cách khác nhau.
Dân luật là hệ thống luật pháp phổ biến nhất trên thế giới. Nó
còn được biết với cái tên "luật châu Âu lục địa" (châu Âu) (trừ
nước Anh theo hệ thống thông luật).

Luật tôn giáo đề cập đến khái niệm hay tài liệu của một hệ
thống tôn giáo được dùng như một nguồn tài liệu pháp luật mặc
dù cách thức áp dụng ở từng nước có khác nhau. Ví dụ, việc sử
dụng bộ luật Halakha của người Do Thái có đặc tính bất biến
ngoại trừ việc được sửa đổi bởi các đạo luật lập pháp của nhà
nước hay được phát triển thông qua các tiền lệ của tòa án; luật
giáo hội của Thiên Chúa giáo giống với dân luật ở chỗ sử dụng
các bộ luật dân sự; và luật Sharia của Hồi giáo dựa trên tiền lệ
pháp và lập luận theo phép loại suy (tương tự luật) (Qiyas) và
nó được xem là tiền thân của thông luật.[1]
Các loại chính của luật tôn giáo gồm có: Sharia ở Hồi giáo,
Halakha ở Do Thái giáo, và luật Canon ở một số quốc gia theo
Công giáo.

3. Phong tục tập quán:


Việt là một cộng đồng các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc có một kiểu
ăn tết riêng, đôi khi kéo dài rất dài ngày tạo thành mùa gọi là mùa
Tết. Mỗi kiểu ăn Tết đều biểu hiện nét đặc trưng văn hoá riêng của
dân tộc mình...
Tết Các Dân Tộc
Tết Prơ-Giê-Râm của người Cơ TuVào mùa xuân, lúc bắt đầu vụ
mùa lúa mới, đồng bào các huyện Phước Sơn, Giằng, Hiên ở
Quảng Nam tổ chức ăn Tết Prơ-giê-răm.
Các Tết trong năm
Tết Thượng nguyên (Tết Nguyên tiêu) Tết Thượng nguyên vào
ngày rằm tháng giêng - ngày trăng tròn đầu tiên của năm. Tết này
phần lớn tổ chức tại chùa chiền, vì rằm tháng...

Làng - Phường
Nền văn hoá truyền thống Việt Nam được hình thành trên cơ sở
của nền văn minh nông nghiệp. Cuộc sống của mỗi người Việt Nam
đều gắn bó mật thiết với xóm làng, quê hương... Trong xã hội Việt
Nam, dân cư tụ hội thành làng xã ở nơi đồng ruộng và phường, hội
ở nơi thành thị. Làng và phường đã ra đời ngay từ những buổi đầu
trứng nước của dân tộc. Dần dà, các tổ chức này ngày càng ổn
định và chặt chẽ hơn. Trên cơ sở đồng lòng nhất trí, ở làng có luật
của làng, gọi là hương ước, thợ thủ công ở các xóm nghề, phố
nghề thì có phường ước.Tinh thần then chốt của những hương
ước, phường ước xuất phát từ thuần phong mỹ tục của làng,
phường, là những cụ thể hoá phong phú sinh động nằm trong
Giao Thiệp:

Theo phong tục Việt Nam "miếng trầu là đầu câu chuyện" miếng
trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều tình cảm ý nghĩa, giầu
nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có.Miếng trầu đi đôi với lời
chào, người lịch sự không "ăn trầu cách mặt" nghĩa là đã tiếp thì
tiếp cho khắp. Vì trầu cau là "đầu trò tiếp khách" lại là biểu tượng
cho sự tôn kính, phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ
cưới, lễ thọ, lễ mừng...

Tục ăn trầu

Tương truyền có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một chuyện
cổ tích nổi tiếng "chuyện trầu cau". Miếng trầu gồm 4 thứ nguyên
liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng) và vôi (vị
nồng). Ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc
đáo của Việt . Sách xưa ghi rằng "ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí,
tiêu cơm".
Miếng trầu, làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Miếng
trầu nhân lên niềm vui, khách đến được mời trầu; tiệc cưới có đĩa
trầu để chia vui; ngày lễ, tết, ngày hội miếng trầu với người lạ để
làm quen, kết bạn; với người quen miếng trầu là tri âm tri kỷ. Miếng
trầu cũng làm người ta ấm lên trong những ngày đông lạnh giá, làm
nguôi vợi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, có buồn được sẻ chia cảm
thông bởi họ hàng bạn bè làng xóm. Miếng trầu còn là sự thể hiện
lòng thành kính của thế hệ sau với các thế hệ trước cho nên trên
mâm cỗ thờ cúng gia tiên của người Việt có trầu cau.

Hút thuốc lào

Trong khi đa số giới nữ ăn trầu và miếng trầu là đầu câu chuyện thì
đối với đàn ông, thuốc lào gắn bó với họ lúc vui, buồn thậm trí suốt
cả cuộc đời. Thuốc lào được hút bằng điếu ống, điếu bát, để cho
tiện dụng khi xa nhà lại hút bằng điếu cày (điếu để hút thuốc trong
lúc cày bừa ở đồng ruộng nên gọi là điếu cày).

 VD về xử lý người vi phạm pháp luật ở Viêt Nam:

Xử lý hành vi trộm cắp tài sản:

Căn cứ vào Điều 138/BLHS, hành vi trộm cắp TS là hành vi


lén lút chiếm đoạt TS đang có chủ ( kg phân biệt đó là TS của
người VN hay TS của người nước ngoài ) và thuộc 1 trong
các trường hợp sau:
- TS trộm cắp có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên;
- Gây hậu quả nghiêm trọng;
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt TS;
- Đã bị kết án về tội trộm cắp TS và chưa bị xóa án tích.
Tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả tác hại do hành vi
phạm tội gây ra, Điều luật qui định có 4 khung hình phạt:
- Phạt cải tạo kg giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng
đến 3 năm.
- Phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Ngoài hình phạt chính còn có hình phạt bổ sung là phạt tiền
từ 5 tr đồng đến 50 tr đồng.
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO Ô NHIỄM, SUY THOÁI
MÔI TRƯỜNG
Điều 130. Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường
Thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm:
1. Suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
2. Thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con người, tài sản
và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do hậu quả của
việc suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gây
ra.
Điều 131. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi
trường
1. Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường
gồm các mức độ sau đây:
a) Có suy giảm;
b) Suy giảm nghiêm trọng;
c) Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm
chức năng, tính hữu ích gồm có:
a) Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy
giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng;
b) Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy
giảm;
c) Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng
từ vùng lõi và vùng đệm.
3. Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm
gồm có:
a) Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm,
loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại;
b) Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ
sinh thái, giống loài.
4. Việc tính toán chi phí thiệt hại về môi trường được quy
định như sau:
a) Tính toán chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy
giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi
trường;
b) Tính toán chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
c) Tính toán chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây
thiệt hại;
d) Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
đ) Tuỳ điều kiện cụ thể có thể áp dụng một trong những
biện pháp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để
tính toán chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi
thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
5. Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu
ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối
hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan
chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia
hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng
kiến việc xác định thiệt hại.
6. Việc xác định thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng của con
người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do
gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy
định của pháp luật.
7. Chính phủ hướng dẫn việc xác định thiệt hại do ô nhiễm,
suy thoái môi trường.
Điều 132. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính
hữu ích của môi trường
1. Giám định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích
của môi trường được thực hiện theo yêu cầu của tổ chức, cá
nhân bị thiệt hại hoặc cơ quan giải quyết việc bồi thường
thiệt hại về môi trường.
2. Căn cứ giám định thiệt hại là hồ sơ đòi bồi thường thiệt
hại, các thông tin, số liệu, chứng cứ và các căn cứ khác liên
quan đến bồi thường thiệt hại và đối tượng gây thiệt hại.
3. Việc lựa chọn cơ quan giám định thiệt hại phải được sự
đồng thuận của bên đòi bồi thường và bên phải bồi thường;
trường hợp các bên không thống nhất thì việc chọn tổ chức
giám định thiệt hại do cơ quan được giao trách nhiệm giải
quyết việc bồi thường thiệt hại quyết định.
Điều 133. Giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường
Việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường được
quy định như sau:
1. Tự thoả thuận của các bên;
2. Yêu cầu trọng tài giải quyết;
3. Khởi kiện tại Toà án.
Điều 134. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về
môi trường
1. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm thực hiện hoạt động bảo hiểm đối với trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về môi trường.
2. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ mua bảo hiểm trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về môi trường.
3. Tổ chức, cá nhân có hoạt động tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt
hại lớn cho môi trường thì phải mua bảo hiểm trách nhiệm
bồi thường thiệt hại về môi trường.

You might also like