You are on page 1of 11

Các bài toán chương oxi – Lưu huỳnh (tiếp theo)

Posted on Tháng Ba 7, 2008 by Phan Vinh

III. Kim loại tác dụng với lưu huỳnh


Phản ứng giữa kim loại (M) và lưu huỳnh (S)
M + S −> muối sunfua
Phản ứng có thể hoàn toàn hoặc không hoàn toàn
* Phản ứng hoàn toàn thì sau pư thu được :
- Muối sunfua ( Kim loại M hết, S hết)
- Hoặc muối sunfua, Kim loại (M) dư: khi cho hh các chất trên tác dụng
với dung dịch axit sẽ cho hỗn hợp khí H2S và H2
- Hoặc muối sunfua, lưu huỳnh (S) dư: khi cho các chất trên tác dụng
với dung dịch axit sẽ cho khí H2S và chất rắn (S) không tan.
* Nếu phản ứng không hoàn toàn thì sau pư thu được:
- Muối sunfua, S dư, M dư: khi hoà tan trong axit thì thu đuợc hỗn hợp 2
khí H2S và H2 và 1 chất rắn (S) không tan
Ví dụ:
1) Đun nóng hoàn toàn hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh. Đem hoà
tan chất rắn sau phản ứng trong dung dịch HCl dư thấy có 4,48 lit khí
thoát ra. Nếu đem hết lượng khí này cho vào dung dịch Pb(NO3)2 dư thì
còn lại 2,24 lit khí. Các thể tích đều đo ở đktc.Tính % khối lượng của sắt
và lưu huỳnh trong hỗn hợp đầu và tính khối lượng kết tủa tạo thành
trong dung dịch Pb(NO3)2?
Giải
2) Cho sản phẩm tạo thành khi nung hỗn hợp 5,6 gam sắt và 1,6 gam
bột lưu huỳnh vào 500 ml dung dịch HCl thì được 1 hỗn hợp khí bay ra
và một dung dịch A ( hiệu suất phản ứng 100%).
a) Tính thành phần phần trăm thể tích hỗn hợp khí tạo thành?
b) Để trung hoà HCl còn dư trong dung dịch A phải dùng 125 ml dung
dịch NaOH 0,1 M. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl?
3) Cho 6,45 gam một hỗn hợp gồm lưu huỳnh và 1 kim loại M ( hoá trị
2) vào một bình kín không chứa Oxi. Nung bình cho đến khi phản ứng
hoàn toàn thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng với dung dịch
HCl dư thu đựoc khí C và 1,6 gam chất rắn D không tan. Cho khí C đi từ
từ qua 1 dung dịch Pb(CH3COO)2 có kết tủa cân nặng 11,95 g. Xác định
kim loại M và tính khối lượng M và lưu huỳnh trong hỗn hợp ban đầu?
4) Một hỗn hợp X gồm bột lưu huỳnh và một kim loại M hoá trị 2 có
khối lượng là 25,9 g. Cho X vào 1 bình kín không chứa không khí. Thực
hiện phản ứng giữa M và S ( phản ứng hoàn toàn) thu được chất rắn A.
khi cho A tác dụng với dung dịch HCl dư, A tan hết tạo ra hỗn hợp khí B
có V=6,72 lit (đkc) và tỉ khối đối với Hiđro bằng 11,666. Xác định thành
phần hỗn hợp khí B, tên kim loại M và khối lượng S và M trong hỗn hợp
X?
5) Một hỗn hợp Y gồm Zn và lưu huỳnh; Cho M và S phản ứng hoàn
toàn với nhau tạo ra chất rắn C. Khi cho C tác dụng với dung dịch HCl
dư thì còn lại 1 chất rắn D không tan cân nặng 6 gam và thu được 4,48
lit khí E có tỉ khối của E đối với hiđro là 17. Tính khối lượng Y?
6) Một hỗn hợp Z gồm kẽm và lưu huỳnh; nung nóng hỗn hợp trong
bình kín không có oxi thu được chất rắn F. Khi cho F tác dụng với dung
dịch HCl dư để lại một chất rắn G không tan cân nặng 1,6 gam và tạo
ra 8,96 lit hỗn hợp khí (đkc) có tỉ khối đối với hiđro bằng 17. Tính khối
lượng hỗn hợp Z và hiệu suất phản ứng giữa M và S?
IV. Các oxit axit ( CO2, SO2) hoặc các đa axit ( H2S, H3PO4,…) tác
dụng với dung dịch kiềm: NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2,…
Cho SO2 tác dụng với dung dịch NaOH thì có thể xảy ra các phản ứng:
SO2 + NaOH −> NaHSO3 (1)
SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O (2)

Cho CO2 tác dụng với dung dịch NaOH thì có thể xảy ra các phản ứng:
CO2 + NaOH −> NaHCO3 (1)
CO2 + 2NaOH -> Na2CO3 + H2O (2)
Lập tỉ lệ tương tự bảng trên
Cho H2S tác dụng với dung dịch NaOH thì có thể xảy ra các phản ứng:
H2S+ NaOH −> NaHS + H2O (1)
H2S+ 2NaOH -> Na2S + 2H2O (2)
Lập tỉ lệ tương tự bảng trên
Ví dụ:
Bài 1: Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng trong các
trường hợp sau:
a) Dẫn 2,24 lit khí hiđrosunfua vào 300 ml dung dịch NaOH 1M
b) Dẫn 13,44 lit SO2 vào 200 ml dung dịch NaOH 2M
c) Dẫn 0,672 lit SO2 vào 1 lit dung dịch Ca(OH)2 0.02 M
Giải
* Hướng dẫn:
Bước 1: Tính số mol H2S và số mol NaOH
Bước 2: Lập tỉ lệ:

xác định sản phẩm và viết phương trình phản ứng


Bước 3: tiến hành tính số mol sản phẩm => khối lượng sản phẩm
a)

b)
c)
MỘT SỐ BÀI TOÁN CHƯƠNG OXI – LƯU HUỲNH
I. Xác định % theo thể tích, % theo khối lượng của hỗn hợp khí
dựa vào tỉ khối hơi

• Các công thức:

- Thành phần phần trăm theo thể tích của khí A trong hỗn hợp

- Thành phần phần trăm theo khối lượng của A trong hỗn hợp

- Tỉ khối của khí A so với khí B:

- Tỉ khối của hỗn hợp khí A so với khí B:

- Tỉ khối của khí A so với hỗn hợp khí B:

- Tỉ khối của hỗn hợp khí A so với hỗn hợp khí B:


Khối lượng phân tử trung bình:

A1, A2, A3, … là phân tử khối của các khí A1, A2, A3 có trong hỗn hợp
X1, x2, x3, … là số mol khí ( hoặc thể tích khí)
X1, x2, x3,… có thể là % số mol hoặc % theo thể tích của khí A1, A2,
A3, … khi đó: x1 +x2 +x3+…=100%
- Đối với không khí:
Ví dụ:
1) Hỗn hợp khí A gồm oxi và ozon có tỉ khối so với hiđro là 19,2. Tính %
thể tích của các khí trong A?
gọi thể tích O2 trong 1 lit hỗn hợp là x (lit)
=> thể tích O3 trong 1 lit hỗn hợp là 1-x ( lit)
Ta có:

=> Trong 1 lit hỗn hợp có 0,4 lit O2 và 0,6 lit O3


Vậy % O2 = 0,4*100/1 = 40%
%O3 = 100% – 40% = 60%
2) Hỗn hợp khí B gồm hiđro và cacbon(II) oxit có tỉ khối so với hiđro là
3,6. Tính % theo khối lượng của từng khí trong B?
3) 1,12 lit hỗn hợp khí A gồm NO và N2O có tỉ khối so với hiđro là 16,75.
Tính số mol và % theo thể tích từng khí trong hỗn hợp?
Gọi số mol của NO trong 1 mol hỗn hợp khí là x (mol)
=> Số mol của N2O trong 1 mol hỗn hợp khí là 1-x (mol)
4) 0,896 lit khí A gồm NO2 và NO có tỉ khối so với hiđro bằng 21. Tính
số mol và % theo thể tích từng khí trong hỗn hợp?

II. Giải toán dùng định luật bảo toàn electron


- Dùng định luật bảo toàn electron đối với các bài toán có:
+ Cho hỗn hợp nhiều chất tác dụng với nhau
+ Các phản ứng là phản ứng oxi hoá – khử
- Nội dung định luật: tổng số electron cho = tổng số electron nhận
Ví dụ:
1) Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng hết với 1 hỗn hợp gồm
4,80 gam magiê và 8,10 gam nhôm tạo ra 37,05 gam hỗn hợp các
muối clorua và oxit của 2 kim loại. Xác định thành phần phần trăm
theo khối lượng và theo thể tích của hỗn hợp A?

* Phân tích đề:


Theo đề: có 4 phương trình phản ứng
Cl2 + Mg −> MgCl2
x —–x——– x ( mol)
3Cl2 + 2Al −> 2AlCl3
3y/2—– y—— y (mol)
O2 + 2Mg −> 2MgO
z/2—– z——– z (mol)
3O2 + 2Al −> 2Al2O3
3t/2—- t ——–t (mol)
Giải thông thường: đặt 4 ẩn số −> lập hệ; ở đây chỉ lập được hệ gồm
3 phương trình.
gọi x, y, z, t là số mol của MgCl2, AlCl3, MgO, Al2O3
khối lượng Mg = 24(x+z) = 4,80 (1)
khối lượng Al = 27( y+t) = 8,10 (2)
khối lượng hỗn hợp muối và oxit:
= 95x + 133.5y+40z+102t = 37,05 (3)
Giải hệ gồm 3 pt, 4 ẩn số: không dễ!!!!!!!!
Dùng định luật bảo toàn electron:
Bước 1: viết quá trình cho nhận electron của các phản ứng trên
Quá trình cho e:
Mg – 2e −> Mg2+
0.20- 0.04– 0.02 (mol)
Al – 3e > Al3+
0.30- 0.90–0.30
Quá trình nhận e:
Cl2 +2e −> 2Cl-
x—- 2x—– 2x (mol)
O2 +4e −> 2O2-
y—- 4y—– 2y (mol)
Bước 2: đặt ẩn số ( x, y,… là số mol các chất đề bài yêu cầu tính)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Cl2 và O2 trong hỗn hợp
Bước 3: lập phương trình (1) dựa vào định luật bảo toàn e
Số mol Mg = 4,80/24 = 0,20 (mol)
=> số electron Mg cho = 0,20*2=0,40 (mol)
Số mol Al = 8,10/27 = 0,30 (mol)
=> Số electron Al cho = 0,30*3 = 0,90 (mol)
Theo định luật bảo toàn e:
Số electron cho = số electron nhận
=> 2x+4y = 0,20+0,90=1,3 (1)
Bước 4: kết hợp các dữ kiện khác để lập thêm phương trình (2)
Theo định luật bảo toàn khối lượng:

XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT VÔ CƠ


Posted on Tháng Ba 29, 2008 by Phan Vinh
1. Dựa vào phương trình phản ứng và quan hệ giữa số mol các chất
Bài 1: Hoà tan 33,8 gam oleum H2SO4. nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư
BaCl2 thấy có 93,2 gam kết tủa. Công thức đúng của oleum ?
giải:
H2SO4.nSO3 + nH2O → (n+1)H2SO4 (1)
0,4/(n+1) ←—————0,4(mol)
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl (2)
0,4 (mol) ←——0,4(mol)
Số mol BaSO4: 93,2/233 = 0,4 ( mol)
Từ pt(2) => số mol H2SO4 = số mol BaSO4 =0,4 (mol)
Từ pt (1) => số mol H2SO4.nSO3 = 0,4/(n+1)
Ta có: số mol H2SO4. nSO3 = 0,4/(n+1) = 33,8/(98+80n)
giải phương trình => n=3
Bài 2: Nung 25 gam tinh thể CuSO4. xH2O ( màu xanh) tời khối lượng không đổi thu
được 16 gam chất rắn màu trắng CuSO4 khan. Xác định giá trị của x?
Giải:
CuSO4.xH2O → CuSO4 + xH2O
0,1(mol)→0,1x (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
khối lượng H2O = khối lượng CuSO4.xH2O – khối lượng CuSO4
= 25-16 = 9 (gam)
Số mol H2O = 9/18 = 0,5 (mol)
Số mol CuSO4 = 16/160 = 0,1 (mol)
Ta có: 0,1x=0,5
=> x=5
Bài 3: Cho dung dịch HCl đặc dư tác dụng với 100 ml dung dịchmuối KClOx 0,2M thu
được 1,344 lit khí Cl2 (đkc). Công thức phân tử của muối là
A. KClO.
B. KClO2.
C. KClO3.
D. KClO4.
Giải:
KClOx + 2xHCl → KCl + xCl2 + xH2O (1)
Số mol KClOx = 0,1*0,2 = 0,02 (mol)
Số mol Cl2 = 1,344/22,4 = 0,06 (mol)
Theo phương trình (1) => 0,02 x = 0,06
=> x=3
Vậy công thức phân tử của muối là KClO3
Bài 4: Hoà tan 9,2 (g) hợp chất MX2 vào nước được dung dịch Y. Chia Y làm 2 phần
bằng nhau, thêm một lượng dư dd AgNO3 vàophần 1 được 9,4(g) kết tủa. Thêm dd
Na2CO3 dư vào phần 2 được 2,1(g) kết tủa . MX2 là
A. ZnCl2.
B. ZnBr2.
C. MgBr2.
D. FeCl2.
2. Dựa vào khối lượng hoặc % khối lượng của từng nguyên tố
Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A thu được 2,24 lit khí SO2 (đkc) và 1,8 gam
H2O.Xác định công thức phân tử của hợp chất A?
Giải:
Đốt cháy A thu được SO2 và H2O => A có chứa nguyên tố S, H; có hoặc không có Oxi
Ta có: Số mol SO2 = 2,24/22,4 = 0,1 (mol)
=> Số mol S = Số mol SO2 = 0,1 (mol)
=> Khối lượng S = 0,1*32 = 3,2 (g)
Số mol H2O = 1,8/18 = 0,1 (mol)
=> Số mol H = 2 số mol H2O = 0,2 (mol)
=> Khối lượng H = 0,2*1 = 0,2 (g)
Ta có: mS + mH = 3,2 + 0,2 = 3,4 (g) = mA
Vậy A không có chứa Oxi
Gọi công thức A là: HxSy
x : y = nH : nS = 0,2 : 0,1 = 2: 1
Vậy công thức A là H2S
Bài 2: Cho hàm lượng của Fe trong oxit sắt là 70%. Xác định công thức oxit sắt?
giải:
%O = 100 – % Fe = 30 %
Gọi công thức oxit sắt là: FexOy

Vậy công thức oxit sắt là; Fe2O3

You might also like