You are on page 1of 4

Nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng

Trung thành và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta
luôn coi việc thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu cao cả,
đồng thời là động lực to lớn của cách mạng nước ta. Do vậy, Tập trung dân chủ là nguyên
tắc cơ bản chỉ đạo xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng. Đó cũng là nguyên
tắc quan trọng nhất để chỉ đạo mọi hoạt động của tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách
làm việc của Đảng. Nó bảo đảm cho sự thống nhất ý chí và hoạt động, tạo nên sức mạnh vô
địch của một đảng cách mạng. Đây là nguyên tắc phân biệt chính đảng của giai cấp công
nhân, đảng cách mạng chân chính với các đảng phải khác. Đây cũng là điểm mà mọi thế lực
chống đối thường công kích nhằm phá hoại Đảng và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Theo Mác-Lênin, chế độ tập trung dân chủ đòi hỏi: mọi đảng viên và các tổ chức của Đảng
phải dựa trên cương lĩnh và điều lệ Đảng mà hoạt động; phải hoạt động theo các Nghị quyết
của đại hội Đảng-cơ quan tối cao của Đảng-và các Nghị quyết của Ban Chấp hành trung
ương giữa hai nhiệm kỳ đại hội; toàn Đảng phục tùng đại hội toàn quốc, địa phương phục
tùng trung ương, cấp dưới phục tùng cấp trên, số ít phục tùng số nhiều, bộ phận phục tùng
toàn bộ, cá nhân phcụ tùng tổ chức.

Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ là vấn đề trọng yếu bảo đảm cho Đảng thật sự chặt
chẽ về tổ chức, đoàn kết thống nhất và có sức chiến đấu cao. Một mặt phải thực hiện đầy đử
các quyền dân chủ của đảng viên, có quy chế, quy tình để các đảng viên tham gia vào quá
trình hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; cánn bộ
lãnh đạo, nhất là người đứng đầu, phải tôn trọng và lắng nghe các ý kiến cũng như việc làm
sáng tạo của đảng viên, của cấp dưới; lắng nghe các ý kiến khác nhau trước khi quyết định;
thực hiện dân chủ tập thể trong công tác cán bộ. Mặt lhác, phải đấu tranh với những khuynh
hướng dân chủ hình thức hoặc dân chủ cực đoan, muốn lợi dụng dân chủ để gây chia rẽ, bè
phái, mị dân, theo đuôi quần chúng lạc hậu; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng
kèn cựa, địa vị, tranh dành ngôi thứ, lợi lộc, cũng như đầu óc cục bộ, bản vị là nguyên nhân
quan trọng gây ra tình trạng mất đoàn kết. Dân chủ chân chính không thể có được nếu thiếu
tập trung, thiếu kỷ luật, thiếu trách nhiệm. Dân chủ không tương dung với thói độc đoán,
chuyên quyền, cũng không phải là tự do vô chính phủ. Nếu xa rời hoặc coi nhẹ nguyên tắc tập
trung dân chủ là làm sai lạc tổ chức đảng từ trong bản chất; nếu thực hiện không đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ là làm yếu sức mạnh của Đảng từ gốc.

Sức mạnh của Đảng Cộng sản Việt Nam là cần có dân chủ không phải chỉ để tổ chức đúng
đắn sinh hoạt và hoạt động của Đảng, mà vì Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại biểu
trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn thể dân tộc. Do
đó, trước hết Đảng phải là một tổ chức dân chủ mới có thể phát huy được sức mạnh của mọi
người dân, tranh thủ được sự đồng tình của nhân dân để lãnh đạo và dẫn dắt họ thực hiện
những nhiệm vụ của cách mạng đề ra.

Trung thành với các nguyên lý xây dựng đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin, từ khi thành lập đến
nay, Đảng ta luôn tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng, củng cố
Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng nước ta. Bên
cạnh đó, quán triệt quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên
tắc tập trung dân chủ, từ những bài học thực tiễn của các đảng anh em, Đảng ta đã chỉ rõ
tính tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, với những nội dung cơ bản như:

Một là, cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá
nhân phụ trách. Hai là, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là đại hội đại biểu toàn quốc.
Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai nhiệm kỳ
1
đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành TW, ở mỗi cấp là ban Chấp hành
đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy). Ba là, cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo
tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện phê bình và tự phê
bình. Bốn là, tổ chức đảng và đảng viên phải Chấp hành Nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục
tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn
Đảng phục tùng đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành TW. Năm là, Nghị quyết của
các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên
trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của
mình. đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp ủy cấp
trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải Chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của
Đảng. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng
viên có ý kiến thuộc về thiểu số. Sáu là, tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc tội phạm vi
quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc và đường lối, chính sách của đảng,
pháp luật của nhà nước và Nghị quyết của cấp trên.

Như vậy, một mặt tập trung dân chủ có ý nghĩa là tất cả các cơ quan đảng đều phải do bầu
cử mà ra và hoạt động theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách, thực hiện chế độ
báo cáo, định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc,
thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số
được quyền bảo lưu, song phải Chấp hành nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đảng. Mặt khác, tập
trung dân chủ có ý nghĩa là kỷ luật nghiêm ngặt và thống nhất đối với toàn thể đảng viên, là
phục tùng ý chí và Nghị quyết của đa số, là cơ quan cấp dưới có nghĩa vụ phải Chấp hành
quyết định của các cơ quan có thẩm quyền cấp trên. Điều đó sẽ đảm bảo cho công tác và sự
lãnh đoạ của Đảng được tập trung, đoàn kết, tổ chức chặt chẽ, thống nhất ý chí và hành động
của toàn Đảng.

Về bản chất của nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện rõ sự thống nhất giữa tập trung và
dân chủ. Sự thống nhất đó không phải là ngẫu nhiên, mà nó được quy định bởi những nhân tố
khách quan của cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và bởi nhiệm vụ của Đảng
Cộng sản phải lãnh đạo cuộc đấu tranh đó đến thắng lợi cuối cùng. Chúng ta có thể thấy:

Tập trung có nghĩa là Đảng Cộng sản phải có một Cương lĩnh cách mạng chung, trong đó
nêu lên mục tiêu của cách mạng và được toàn thể đảng viên quán triệt thực hiện. Tập trung
còn thể hiện ở việc lãnh đạo các tổ chức đảng, các công tác của đảng do một trung tâm thực
hiện là đại hội đại biểu toàn quốc, và trong thời kỳ giữa hai nhiệm kỳ đại hội là Ban Chấp
hành TW Đảng. Các Nghị quyết của đại hội và Ban Chấp hành TW Đảng với tính cách là
biểu hiện ý chí của toàn Đảng, bắt buộc tất cả và toàn thể đảng viên phải thi hành. Tập trung
đòi hỏi phải có kỷ luật thống nhất phải tuân thủ những tiêu chuẩn sinh hoạt đảng, có ý thức
phục tùng Nghị quyết của Đảng. Do đó, tập trung trong Đảng không những là uy quyền của
tư tưởng, mà còn là uy quyền của tổ chức, do các cơ quan đó thể hiện. Bên cạnh đó, Đảng
Cộng sản tồn tại sẽ không có ý nghĩa nếu không có dân chủ trong Đảng. Đây là một tổ chức
chính trị tự nguyện, độc lập, sức mạnh của Đảng là do tính tích cực tự giác của toàn thể đảng
viên. Chỉ khi nào đảng viên tự thảo luận và giải quyết tất cả mọi vấn đề kể cả việc thành lập
các cơ quan lãnh đạo của đảng thì tính tích cực của đảng viên mới được nâng cao. Có thực
hiện dân chủ trong Đảng mới có điều kiện rèn luyện, giáo dục đảng viên, mới phát huy tốt
nhất nghị lực của họ vào việc đề ra và thực hiện đường lối chính sách của Đảng. Như vậy,
dân chủ trong Đảng thực chất là phát huy quyền làm chủ của toàn thể đảng viên, là sự tham
gia tích cực của toàn thể đảng viên vào công việc của Đảng một cách trực tiếp, hay thông
qua những đại biểu của họ vào việc vạch ra những đường lối, chính sách, vào việc thành lập
các cơ quan lãnh đạo của Đảng. Nhưng chỉ trong điều kiện có tính tổ chức cao, tính kỷ luật

2
chặt chẽ, thừa nhận sự lãnh đạo thống nhất của Đảng thì đảng viên mới có thể thực hiện
được nghĩa vụ và quyền hạn của mình.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là sự kết hợp hài hoà giữa hai mặt tập trung và dân chủ, tạo
thành chỉnh thể thống nhất của một nguyên tắc. Đó là bản chất của nguyên tắc này. Tuy
nhiên, chúng ta cần hiểu trong Đảng dân chủ gắn với tập trung. Bởi vì tập trung và dân chủ
là hai mặt, hai yếu tố cấu thành của nguyên tắc tập trung dân chủ. Dân chủ trong Đảng phải
có tính đảng, có lãnh đạo, gắn liền với kỷ luật Đảng. Dân chủ là điều kiện, là tiền đề của tập
trung, cũng như tập trung là cơ sở, là cái bảo đảm cho dân chủ được thực hiện. Lênin đã
nhấn mạnh sự thống nhất giữa tập trung dân chủ trong hoạt động của đảng; đồng thời cũng
kiên quyết chống lại chủ nghĩa xét lại đem đối lập hai khái niệm đó với nhau. Người viết:
Trên báo chí của chúng tôi, chúng tôi luôn luôn bảo vệ dân chủ trong nội bộ đảng. Nhưng
chúng tôi không bao giời phản đối chế độ tập trung của Đảng. Chúng tôi chủ trương chế độ
tập trung dân chủ. Do đó, đối với một đảng mác xít lêninnít, trừ những hoàn cảnh riêng biệt
của các giai đoạn cách mạng, dân chủ và tập trung phải được coi trọng như nhau, tuyệt đối
hoá một mặt nào đều có thể dẫn đến những sai lầm nguy hiểm, có hại cho sự lãnh đạo và sức
mạnh của Đảng.

Lý luận về xây dựng Đảng mà Đảng ta tổng kết được qua thực tiễn hoạt động lâu dài của
mình đã nêu lên nhiều nguyên tắc quan trọng như: tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo cá
nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình, kỷ luật nghiêm và tự giác, đoàn kết thống nhất trong
Đảng. Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức của Đảng, theo đó, mọi việc trong Đảng đều
phải được bàn bạc dân chủ, ai cũng có quyền được nêu ý kiến của mình, nhưng khiquyết định
thì thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, toàn Đảng phải phục
tùng TW và cao nhất là đại hội Đảng. Tập trung dân chủ được coi là nguyên tắc rường cột
cđể xây dựng Đảng thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi
người, vừa tạo nên sức mạnh tổng hợp của tổ chức. Dân chủ và tập trung là hai mặt của một
vấn đề. Dân chủ không đối lập với tập trung mà chỉ đối lập với tình trạng độc đoán, chuyên
quyền. Tập trung không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập với tình trạng tản mát, tự do, tuỳ
tiện, vô tổ chức. Dân chủ là cơ sở của tập trung và tập trung chỉ có thể thực hiện được hiệu
quả trên cơ sở phát huy thật sự dân chủ trong Đảng.

Hiện nay, Đảng ta đang lãnh đạo công cuộc đổi mới trong điều kiện cơ chế thị trường, mở
rộng giao lưu quốc tế, có rất nhiều vấn đề mới mẻ, phức tạp. Nhất là khi giao thông liên lạc
thuận tiện, điều kiện tiếp cận thông tin rộng rãi và nhanh chóng, trình độ kiến thức của cán
bộ, đảng viên và nhân dân ngày càng được nâng cao, thì vấn đề thực hiện dân chủ trong
Đảng lại càng có ý nghĩa quan trọng. Điều đó đòi hởi Đảng phải lãnh đạo và đi tiên phong
trong công cuộc đổi mới và bản thân Đảng luôn luôn tự đổi mới, tăng cường công tác xây
dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức để thích ứng với nền kinh tế và cơ chế đó. Để thực
hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong một cách đúng đắn và hiệu quả, cần phải có nhận
thức đúng đắn và thống nhất về yêu cầu, nội dung dân chủ và nguyên tắc tập trung dân chủ;
đồng thời có cơ chế đảm bảo thực hiện nội dung đó.

Như vậy, ngoài việc phải có nhận thức đúng đắn và thống nhất về yêu cầu, nội dung dân chủ
và nguyên tắc tập trung dân chủ, điều quyết định, cái bảo đảm thực hiện trong thực tế là phải
có tinh thần đấu tranh kiên quyết để thực hiện các quy chế, quy định đó. Nói phải có cơ chế,
có quy trình cụt hể tức là nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ phải được “thể chế hoá”,
“pháp luật hoá” thành những điều lệ, quy chế thực hiện. Trước hết, phải bảo đảm thực hiện
các quyền của đảng viên, nhất là quyền được thảo luận một cách thẳng thắn các vấn đề về
đường lối, chính sách của Đảng, quyền được phê bình, chất vấn trong phạm vi tổ chức, về
hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp. đảng viên có quyền được thông tin,
quyền được bảo lưu ý kiến của mình bằng cách “tranh luận thẳng thắn; tôn trọng, tập hợp và

3
xem xét để tiếp thu hết ý kiến đúng đắn của các cấp ủy viên và đảng viên trước khi quyết
định… Khi có ý kiến khác nhau phải thảo luận kỹ, đối với những vấn đề quan trọng phải biểu
quyết; khi cần điều tra khảo sát… đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số có quyền báo cáo lên
cấp trên. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “đảng viên có quyền được
bảo lưu ý kiến nhưng phải nói và làm theo Nghị quyết của Đảng”.

Không ngừng tăng cường vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức đảng đối với hoạt động của
cấp ủy, làm được như vậy thì cần phải kịp thời bổ sung, điều chỉnh chủ trương, chính sách,
thay thế những cán bộ không đảm đương được nhiệm vụ, kiện toàn cấp ủy. Nâng cao vai trò,
trách nhiệm và quyền hạn của của ban kiểm tra các cấp, nhằm kiểm tra việc thực hiện các
nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, kiểm tra việc chấp hành quy chế làm việc của tổ chức
đảng cấp dưới, kiểm tra giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên.

Trong công tác cán bộ, cần quy định cụ thể tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ. Việc giới
thiệu người để bầu vào cấp ủy phải được tiến hành từ cơ sở. Bổ nhiệm cán bộ phải hỏi ý kiến
của cơ sở. Việc đánh giá cán bộ nhất thiết phải hỏi ý kiến cấp quản lý cán bộ, quần chúng và
cấp dưới, cùng những người có quan hệ, có hiểu biết về cán bộ đó, trực tiếp đối thoại với cán
bộ đó. Nâng cao tính tích cực và tự giác của mỗi người cán bộ, đảng viên, làm cho đảng
thống nhất trong hành động, phát huy tối đa và tích cực vai trò của họ trong đời sống xã hội,
góp phần đem lại những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới của đất nước. Trên thực tế,
nhiều đảng viên, cán bộ không dám nói và không dám làm trái ý cấp trên, sợ bị thành kiến,
trù dập, nên không dám nói thẳng, nói thật, không dám sử dụng quyền dân chủ mà Điều lệ
Đảng đã trao cho, thậm chí cón có xu nịnh, cơ hội; không dám nói thẳng, nói thật trong hội
nghị, trong tổ chức.

Tóm lại, thực hiện tốt và hiệu quả nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng sẽ tăng cường sự
đoàn kết nội bộ, tạo không khí tích cực và tin cậy của đội ngũ cán bộ đối với cấp lãnh đạo, để
Đảng thực hiện được vai trò lãnh đạo và là người tổ chức mọi thắng lợi nhiệm vụ xây dựng
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

You might also like