You are on page 1of 1

Diễn Đàn Kinh Tế Học - Học Viện Ngân Hàng- Banking Academy - Hvnh.edu.

vn

Vĩ Mô (macro) / Phần I

Chương 3: Mô hình Tổng Cung, Tổng Cầu

Harvey B. King

Ở phần trước chúng ta đã thảo luận chi tiết về cách thức kết hợp của tăng trưởng và các chu kỳ trong thất
nghiệp, lạm phát và GDP thực tế. Tuy nhiên, để có thể nghiên cứu một cách đầy đủ những yếu tố này, và có
thể giải thích được điều gì gây nên sự tăng trưởng, những chu kỳ, và lạm phát, chúng ta cần một mô hình
kinh tế vĩ mô. Chúng ta đang nói về một mô hình tổng cung, tổng cầu cơ bản, một mô hình mà chúng ta sẽ
nghiên cứu xuyên suốt trong phần còn lại của khoá học này.

Một mô hình kinh tế vĩ mô, như chúng tôi đã đề cập trước đó, đó là một sự trừu tượng từ thực tế.

● Chúng khác xa so với hiện thực của thế giới, và chúng ta chỉ chú tâm vào những yếu tố quan trọng.

● Trong bất cứ một mô hình nào cũng đều tồn tại những yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh.

● Biến nội sinh là những yếu tố mà giá trị của nó được giải thích bởi mô hình của chúng ta.

● Biến ngoại sinh là những yếu tố mà giá trị của chúng được quyết định ở ngoài mô hình, và chúng được đưa vào
mô hình để sử dụng.

● Nhận thức được rằng chúng ta sẽ có một mô hình với rất nhiều yếu tố, và đôi khi chúng ta phải tiếp xúc với
những biến ngoại sinh ở trong mô hình này, nhưng lại là yếu tố nội sinh trong mô hình khác.

● Một trong những mục tiêu chủ yếu của chúng ta trong việc xây dựng mô hình là có thể sử dụng nó để giải thích
được sự thay đổi của các biến ngoại sinh sẽ tác động lên giá trị của các biến nội sinh như thế nào.

● Ví dụ như, làm thế nào mà sự suy thoái ở Hoa Kỳ (ngoại sinh) lại có thể tác động đến GDP thực tế ở Canada (nội
sinh).

Những mô hình được sử đụng để giải mô phỏng và giải thích những gì diễn ra trong thực tế.

● Đôi khi những mô hình này lại tỏ ra không hiệu quả, trong trường hợp đó chúng cần được bỏ đi hoặc thay thế.

● Chúng "hoạt động" khi chúng có được sự khách quan trong việc giải thích quá khứ và dự đoán được tương lai, và
được thể hiện bởi rất nhiều kiểm tra về mặt thống kê.

Mô hình đầu tiên của chúng ta là mô hình của tổng cung và tổng cầu

● Đây là một mô hình tổng cầu cơ bản, mô hình đó bỏ qua rất nhiều yếu tố chi tiết của các thị trường phụ.

● Trong những phần sau, chúng ta sẽ trở lại những thị trường phụ khác nhau đó.

● Tôi biết rằng một số người trong các bạn đã nhìn thấy những tài liệu này trong cuốn Kinh tế học 100, nhưng một
số vấn đề được đưa ra có thể là mới.

1) Tổng Cầu

You might also like