You are on page 1of 6

Chương 4.

TỔNG CHI TIÊU VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH

Cơ cấu tổng chi tiêu (% GDP theo giá hiện hành) của Việt Nam 1997-2003
1990 1995 1999 2000 2001 2002 2003
Tiêu dùng tư nhân 84,8 73,6 68,6 66,5 64,9 65,1 64,9
Tiêu dùng chính phủ 12,3 8,2 6,8 6,4 6,3 6,2 6,9
Đầu tư 12,6 27,1 27,6 29,6 31,2 33,2 35,1
Xuất khẩu 36,0 32,8 50,0 55,0 54,6 56,8 60,3
Nhập khẩu - 45,3 - 41,9 - 52,8 - 57,5 - 56,9 - 62,0 - 67,9
www.adb.org, Key Indicators of Developing Asian and Pacifics countries

4.1. Tiêu dùng và tiết kiệm cá nhân


Thu nhập khả dụng: DI hay Yd = GDP + NFFI – De – Ti – Prnộp và giữ lại + Tr – Tcá nhân
= W + R + i + Prchia + Tr – Tcá nhân – BHXH
=C+S
Tiêu dùng và tiết kiệm có mối quan hệ như “nước trong hai bình thông nhau”.
4.1.1. Hàm tiêu dùng
- Các hộ gia đình luôn luôn chi tiêu tiêu dùng ở bất kỳ mức thu nhập nào, một đại lượng mà chúng ta gọi
là tiêu dùng tự định ( C ) đây là một đại lượng độc lập với thu nhập. ví dụ C = 250 (1)
- Người ta có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn khi thu nhập khả dụng của họ tăng. Lượng tăng của chi tiêu
tiêu dùng khi có thêm 1 đồng trong thu nhập khả dụng là tiêu dùng biên (tiêu dùng ứng dụ).
VD: người ta sẽ tiêu dùng thêm 75 xu khi thu nhập khả dụng của họ tăng thêm 1 đồng. Vì thế khi có thêm
Yd thu nhập thì họ sẽ tiêu dùng thêm 0,75Yd
Quan hệ giữa 2 phương trình này gọi là hàm tiêu dùng và nó biểu thị tổng số của tất cả các khoản tiêu dùng
ở mọi mức thu nhập khả dụng. C = 250 +0,75Yd

Mối quan hệ giữa tiết kiệm và thu nhập khả dụng được gọi là hàm số tiết kiệm.
Dạng tuyến tính tổng quát:
C = Co + CmYd
Trong đó: Co : tiêu dùng tự định
Cm : tiêu dùng biên (hay MPC)
4.1.2. Hàm tiết kiệm
S = So + SmYd = - Co + (1 - Cm)Yd
Trong đó: So : tiết kiệm tự định
Sm : tiết kiệm biên (hay MPS)
C0 + S0 = 0
Cm + S m = 1

Thu nhập Tiêu dùng Tiêu dùng tự Tổng tiêu Tiết kiệm Tổng mức
khả dụng ứng dụ định dùng ứng dụ tiết kiệm
(MPCYd) (Co) C +MPC Yd MPSYd S + MPC Yd

0 0 250 250 0 -250

1.000 750 250 1.000 250 0

2.000 1.500 250 1.750 500 250

3.000 2.250 250 2.500 750 500

4.000 3.000 250 3.250 1.000 750

5.000 3.750 250 4.000 1.250 1.000

16
MPC = 0,75

MPS = 1-MPC =1 – 0,75 = 0,25


C
Hàm tiêu dùng
3250 C = 250 +0,75Yd

1000

250
1000 4000 Yd

tiết kiệm
Hàm tiết kiệm

0
1000 Yd
-250

Hình 4.1 Hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm

4.1.3. Khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC)


Khuynh hướng tiêu dùng trung bình được xác định bằng cách lấy số chi tiêu tiêu dùng chia cho
C
thu nhập khả dụng trong cùng một khoảng thời gian: APC =
Yd
APC (Average propensity to consume) : khuynh hướng tiêu dùng trung bình
APC = 1 : chi tiêu bằng thu nhập
APC > 1 : chi tiêu nhiều hơn thu nhập
APC < 1 : chi tiêu ít hơn thu nhập
MPC (Marginal propensity to consume) : khuynh hướng tiêu dùng biên
C : chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình
Yd : thu nhập khả dụng của hộ gia đình

4.1.4. Khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC)


Khuynh hướng tiêu dùng biên là phần của đồng thu nhập khả dụng tăng thêm được sử dụng để
chi tiêu tiêu dùng. Nó được xác định bằng cách lấy mức thay đổi trong chi tiêu tiêu dùng chia
cho mức thay đổi trong thu nhập khả dụng.
∆C
MPC (Cm) =
∆Yd

17
4.1.5. Khuynh hướng tiết kiệm trung bình (APS)
Khuynh hướng tiết kiệm trung bình được xác định bằng cách lấy số tiết kiệm chia cho thu nhập
khả dụng trong cùng một khoảng thời gian.
S
APS =
Yd
APS (Average propensity to save) : khuynh hướng tiết kiệm trung bình
MPS (Marginal propensity to save) : khuynh hướng tiết kiệm biên

4.1.6. Khuynh hướng tiết kiệm biên (MPS)


Khuynh hướng tiết kiệm biên là phần của đồng thu nhập khả dụng tăng thêm được tiết kiệm. Nó
được xác định bằng cách lấy mức thay đổi tiết kiệm chia cho mức thay đổi thu nhập khả dụng.
∆S
MPS (Sm) =
∆Yd
Ta có C + S = Yd suy ra APC + APS = 1; MPC + MPS = 1

4.1.7. Mối quan hệ giữa APC và MPC

Thu nhập khả Tổng tiêu dùng K. hướng tiêu dùng K.hướng tiêu dùng
dụng C +MPC Yd TB (APC) biên (MPC)

0 250 - -

1.000 1.000 1,000 0,75

2.000 1.750 0,875 0,75

3.000 2.500 0,833 0,75

4.000 3.250 0,812 0,75

5.000 4.000 0,800 0,75

Trường hợp Khuynh hướng tiêu dùng biên nhỏ hơn khuynh hướng tiêu dùng trung bình,
thì khi thu nhập khả dụng tăng, khuynh hướng tiêu dùng trung bình giảm.

4.1.8. Sự dịch chuyển của đường tiêu dùng


Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tiêu dùng của cá nhân: thu nhập khả dụng, thu nhập dự đoán
và lãi suất.
Ba nhân tố trên thay đổi sẽ làm dịch chuyển đường tiêu dùng. Khi thu nhập khả dụng và thu
nhập dự đoán tăng sẽ làm đường tiêu dùng dịch chuyển tịnh tiến lên trên và ngược lại. Còn đối
với lãi suất thì có tác dụng ngược với hai yếu tố trên.
4.1.9. Từ hàm tiêu dùng cá nhân đến hàm tổng tiêu dùng
Hàm số tổng tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa chi tiêu tiêu dùng thực và thu nhập khả dụng
thực của toàn bộ nền kinh tế trong một khoảng thời gian.
Hàm số tổng tiêu dùng bình quân cho biết chi tiêu tiêu dùng thay đổi như thế nào đối với các nhóm hộ gia
đình có thu nhập khác nhau trong một năm nhất định.

Hàm số tổng tiêu dùng theo chuỗi thời gian cho biết tổng số chi tiêu tiêu dùng thay đổi như thế nào khi
tổng thu nhập khả dụng thay đổi từ năm này sang năm khác.

Trong thực tế người ta thường biểu thị mối quan hệ giữa tổng chi tiêu tiêu dùng (C) và GDP thực
(thay vì thu nhập khả dụng thực-Yd) trong hàm số tổng tiêu dùng vì thế hàm tổng tiêu dùng trở
nên ít dốc hơn

18
Yd =GDP thực-TN
TN =Tổng thuế + BHXH – TR

4.2. Đầu tư
− Mặc dù tiêu dùng là phần lớn nhất của tổng cầu, nhưng hầu hết những thay đổi về giá trị
GDP là do những thay đổi về đầu tư trong chu kỳ kinh doanh.
− Đầu tư được định nghĩa là sự sản xuất ra vốn vật chất nên những thay đổi nguồn vốn là
một yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng và hướng đi tương lai cho nền kinh tế.
4.2.1. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến đầu tư
Lãi suất: khi lãi suất càng cao thì đầu tư càng thấp và ngược lại.
VD Chi phí lắp đặt máy mới là : 1.000 triệu đồng
Thời gian sử dụng máy 3 năm. Sau 3 năm giá trị của máy là 0

Trường hợp 1
Lãi vốn
Đầu tư
Tiền vay
Doanh vay trả Vốn vay
được trả
còn lại
Năm ban thu ròng hàng năm
đầu dự đoán
sau mỗi
(lãi suất hằng năm
năm
10%)
0 1.000 - 1.000
1 400 100 300 700
2 500 70 430 270
3 200 27 173 90
-90

Doanh thu ròng = doanh số bán – chi phí sx

Trường hợp II
Đầu tư
Doanh Lãi vốn vay Vốn vay Tiền vay còn
được trả
ban đầu
Năm thu ròng trả hàng năm lại sau mỗi
dự đoán (lãi suất 5%) hằng năm năm
0 1.000 - 1.000
1 400 50 350 650
2 500 32,5 467,5 182,5
3 200 9,125 182,5 0

8,485

Kết luận: Khi lãi suất cao thì đầu tư thấp, khi lãi suất thấp thì đầu tư cao.

Lạm phát dự đoán: khi lạm phát dự đoán càng lớn thì đầu tư càng tăng và ngược lại.
Lợi nhuận dự đoán: khi lợi nhuận dự đoán càng lớn thì đầu tư càng tăng và ngược lại.
Khấu hao: khi khấu hao càng lớn thì đầu tư càng tăng và ngược lại.
4.2.2. Hàm cầu đầu tư (ID)
Biểu thị mối quan hệ giữa mức đầu tư (I) và mức lãi suất thực (r) với giả thiết các nhân tố khác
ảnh hưởng đến đầu tư không đổi. Lãi suất càng cao thì cầu về đầu tư càng giảm và ngược lại.
Biểu cầu đầu tư (T.V. Hùng, trang 99, Bảng 4.5)
Đường cầu đầu tư (T.V.Hùng, trang 99, Hình 4.4)
Lý thuyết gia tốc

19
Khi sản lượng tăng thì cầu về đầu tư cũng tăng và khi sản lượng giảm thì cầu đầu tư cũng giảm.
4.2.3. Tình hình đầu tư Việt Nam
− Vai trò đầu tư
− Hiệu quả đầu tư
− Cơ cấu đầu tư
− Vai trò của đầu tư nhà nước
Tỷ lệ đầu tư trên GDP
− [P. Đ. Chí, tr. 225], Bảng 1.
− [P. Đ. Chí, tr. 228], Bảng 3.
Cơ cấu đầu tư và vai trò của đầu tư nhà nước
− [P. Đ. Chí, tr. 115], Bảng 2.
− [P. Đ. Chí, tr. 126], Bảng 4.
− [P. Đ. Chí, tr. 129], Bảng 5.

4.3. Chi tiêu chính phủ (G)


là các khoản chi tiêu cho hàng hoá và dịch vụ do khu vực chính phủ thực hiện.
Chi tiêu của chính phủ trong điều kiện bình thường phụ thuộc chủ yếu vào tình hình tăng trưởng
kinh tế của quốc gia (GDP thực). GDP thực tăng thì chi tiêu chính phủ tăng và ngược lại. Hàm
cầu chi tiêu; đường chi tiêu.
Ngoài ra thuế cũng là nhân tố tác động đến chi tiêu của chính phủ. Thông thường quốc hội cho
phép chính phủ được chi tiêu gần bằng với mức thu thuế. Ví dụ như chính phủ Việt Nam được
chi không vượt mức thu ngân sách là 5% GDP.

4.4. Xuất khẩu ròng


Hàm xuất khẩu ròng biểu thị mối quan hệ giữa xuất khẩu ròng và sản lượng. Khi sản lượng tăng
thì xuất khẩu ròng cũng tăng và khi sản lượng giảm thì xuất khẩu ròng cũng giảm.
Biểu xuất khẩu ròng [T.V. Hùng, trang 104] Bảng 4.6.
Đường xuất khẩu ròng [T.V. Hùng, trang 104] Hình 4.6.
4.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
− GDP của nước ngoài
− Mức độ chuyên môn hóa sản xuất toàn cầu
− Giá tương đối của hàng hóa được sản xuất trong nước và hàng hóa tương tự ở nước ngoài
− Tỉ giá hối đoái.
4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu
− GDP trong nước
− Mức độ chuyên môn hóa sản xuất toàn cầu
− Giá tương đối của hàng hóa ở nước ngoài và hàng hóa tương tự được sản xuất trong nước
− Tỉ giá hối đoái.
4.5. Tổng chi tiêu theo kế hoạch và GDP thực
Tổng tất cả các khoản chi tiêu trong nền kinh tế được xem là tổng cầu hay tổng chi tiêu của tất
cả các khu vực trong nền kinh tế
Chi tiêu kế hoạch là những chi tiêu mà các đơn vị kinh tế (hộ gia đình, xí nghiệp, chính phủ và
người nước ngoài) dự kiến thực hiện trong một thời kỳ. Tổng chi tiêu theo kế hoạch bao gồm chi
tiêu của hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ, chi tiêu đầu tư, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Nhưng chúng ta phải trừ phần chi tiêu nhập khẩu bởi vì nó không phải là chi tiêu về sản phẩm
nội địa.
Hàm số tổng chi tiêu theo kế hoạch được viết dưới dạng phương trình:

AE = C + I + G + NX

20
VD: C = 0,7Y + 150; I = 100; G = 100; EX = 250; IM = 0,2Y
Ta có: AE = 0,7Y + 150 + 100 + 100 +250 – 0,2Y
hoặc AE = 0,5Y+600

Nhắc lại các khái niệm :


− Chi tiêu tự định: là tổng số các bộ phận trong tổng chi tiêu theo kế hoạch không bị ảnh hưởng bởi GDP thực.
Các bộ phận tự định của tổng chi tiêu theo kế hoạch này gồm có đầu tư, số mua chính phủ, xuất khẩu và một phần
của chi tiêu tiêu dùng không thay đổi theo GDP thực.
− Chi tiêu ứng dụ là tổng số của các bộ phận trong tổng chi tiêu theo kế hoạch thay đổi khi GDP thực thay đổi.
− Khuynh hướng chi tiêu biên: là một phần của GDP thực tăng thêm được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ
nội địa.
− Khuynh hướng tiêu dùng biên theo GDP thực là một phần của GDP thực tăng thêm được sử dụng để mua hàng
hóa và dịch vụ, không phân biệt nó được sản xuất ra ở đâu trên thế giới.
Độ dốc của đường tổng chi tiêu sẽ bằng mức tăng của tổng chi tiêu theo kế hoạch chia cho mức
tăng của GDP thực.

4.6. Cân bằng chi tiêu


Một nền kinh tế hoạt động trong trạng thái cân bằng chi tiêu khi mọi kế hoạch chi tiêu trong
kỳ đều được thực hiện đúng, tức là tổng chi tiêu theo kế hoạch ngang bằng tổng chi tiêu thực
hiện, mà tổng chi tiêu thực hiện cũng chính là tổng thu nhập (tức là GDP thực). Như vậy trong
mỗi thời kỳ, điều kiện cân bằng chi tiêu của một nền kinh tế (cũng là cân bằng trên thị trường sản
phẩm) là tổng chi tiêu theo kế hoạch (AE) ngang bằng với GDP thực (Y).
− Tổng chi tiêu thực hiện luôn luôn bằng với tổng thu nhập bởi vì trong một nền kinh tế, chi
tiêu của người này là thu nhập của người khác.
− Tổng chi tiêu theo kế hoạch không nhất thiết bằng với GDP thực. Trong thực tế có nhiều
lý do để chi tiêu theo kế hoạch không bằng với GDP thực, mà trong đó tồn kho ngoài dự kiến là
một.
− Xu hướng hội tụ đến điểm cân bằng: khi GDP thực thấp hơn mức cân bằng, tổng chi
tiêu theo kế hoạch lớn hơn GDP thực, lượng hàng tồn kho bị thiếu hụt, các doanh nghiệp sẽ gia
tăng sản lượng để bổ sung tồn kho và GDP thực sẽ gia tăng. Nếu GDP thực ở trên điểm cân
bằng, tổng chi tiêu theo kế hoạch nhỏ hơn GDP thực, lượng hàng tồn kho thặng dư, các doanh
nghiệp phải thu hẹp qui mô sản xuất để giải phóng tồn kho và GDP thực giảm xuống. Chỉ khi
nào GDP thực bằng tổng chi tiêu theo kế hoạch mới không xuất hiện lượng hàng tồn kho ngoài
kế hoạch và không có sự thay đổi trong kế hoạch sản xuất của các doanh nghiệp. Trong trường
hợp này GDP thực chính là mức GDP thực ứng với trạng thái cân bằng chi tiêu.
− Khi chi tiêu kế hoạch ngang bằng với GDP thực thì điều kiện cân bằng là:
Y = AE = C + I + G + NX

T. V. Hùng: tr.83-115; tr.117-118: vấn đề 1-5.


Tự nghiên cứu:

N. Như Ý: tr.111, 113: bài tập 3.3; 3.7.


P. Đ. Chí, tr.105-139: chương 5 tổng quan về vai trò và ảnh hưởng của đầu tư nhà nước; tr.243-
246: phụ lục Mô hình tăng trưởng dài hạn dùng hệ số ICOR.
Báo Tuổi trẻ ngày 15/7/2004, Phan Xuân Loan ghi, Trăn trở về tăng trưởng Việt Nam
(www.tuoitre.com.vn).

21

You might also like