You are on page 1of 9

Bài toán về cung cầu

Các câu sau đúng hay sai? Giải thích


Câu 1: Được mùa lúa sẽ làm cho giá và lượng cân bằng trên thị trường này tăng.
Câu 2: Đường cầu lao động là đường sản phẩm doanh thu cận biên của lao động.
Một hãng sản xuất trong ngắn hạn có hàm cầu là: P = 50 – 2Q, chi phí cận biên là MC = 2Q + 4 và chi phí cố định là TFC = 15
a) Viết phương trình các hàm chi phí: ATC, AVC, TC, AFC. Tính doanh thu lớn nhất mà hãng thu được
b) Xác định giá bán, sản lượng, doanh thu và lợi nhuận khi hãng theo đuổi mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
c) Giả sử Chính phủ đánh một mức thuế t = 6$ trên một đơn vị sản phẩm bán ra, khi đó lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?
d) Hãy tính lại câu ( c) nếu chi phí cố định của hãng bây giờ là TFC = 12

HIDE

Super Moderator

Join Date
May 2009
Đến từ
Việt Nam
Bài gởi
2,879
Thanks
468
Thanked 599 Times in 339 Posts

Lỗ hổng GDP

LỖ HỔNG GDP
Hide không nắm rõ các ngành kinh tế lắm, có bài báo này thiết thực nên đưa vào đây. Mod biên tập giúp nhé !

-------------

Lỗ hổng GDP(chênh lệch giữa GDP chìm và GDP thực tế) phát sinh do cuộc khủng hoảng tài chính của kinh tế Hàn Quốc đã lên tới 29 tỉ won vào
năm ngoái.

Theo đó, có phân tích cho rằng, kinh tế Hàn Quốc đang quay trở lại quỹ đạo của xu thế phát triển lâu dài sau khi đã từng rơi khỏi nó nhưng sẽ mất
không ít thời gian về việc này. Đồng thời, cũng có ý kiến cho rằng Hàn Quốc sẽ vĩnh viễn không thể quay trở lại quỹ đạo của xu thế phát triển lâu dài
được nữa.

Lỗ hổng GDP

Lỗ hổng GDP là GDP(Tổng sản phẩm quốc nội) được tính dựa trên tỉ lệ tăng trưởng chìm, hay còn gọi là khoảng cách giữa GDP chìm và GDP thực
tế. Tỉ lệ tăng trưởng chìm có nghĩa là tỉ lệ tăng trưởng có thể tự đạt được mà không có lạm phát, thông qua việc sử dụng tất cả các yếu tố sản xuất
mà một quốc gia đang nắm giữ. Đây là một mốc được sử dụng như một tiêu chuẩn dùng để đánh giá sự tăng trưởng vượt bậc hoặc sự trì trệ của
nền kinh tế. Nhìn chung, có thể nhận thấy rằng, việc đầu tư vốn, lực lượng lao động và lực lượng kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến tỉ lệ tăng trưởng
chìm. Chính phủ và các ngân hàng Hàn Quốc chưa có thống kê chính thức về tỉ lệ tăng trưởng chìm. Tuy nhiên lại đồng ý với phân tích cho rằng, tỉ lệ
tăng trưởng chìm của Hàn Quốc đã rơi xuống mức dưới 4% do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Được biết, tỉ lệ tăng trưởng
chìm của Mỹ ở mức từ 2~3%. Nếu lỗ hổng GDP là số dương, tức GDP chìm lớn hơn GDP thực tế thì năng lực sản xuất vẫn chưa được phát huy
đúng mức, tức là nền kinh tế đang trong tình trạng trì trệ.

Lỗ hổng GDP của Hàn Quốc năm 2009

Theo phân tích của viện nghiên cứu kinh tế Samsung, năm vừa qua, quy mô GDP chìm(tính theo tiêu chuẩn thực chất) của kinh tế Hàn Quốc được
tính toán lên đến 1.808 tỉ won, trong khi GDP thực tế chỉ dừng lại ở mức 1.679 tỉ won(tính theo tiêu chuẩn tăng trưởng 0,2%). Do đó làm phát sinh lỗ
hổng GDP lên đến 129 tỉ won. Và trong năm 2010, giả sử kinh tế Hàn Quốc tăng trưởng 4,3% thì quy mô GDP thực chất tuy lên tới 1.821 tỉ won
nhưng so với 1.246 tỉ won GDP chìm thì vẫn còn khoảng cách là 575 tỉ won.

Cuộc khủng hoảng ngoại hối và khủng hoảng tài chính toàn cầu

Lỗ hổng GDP ở con số 29 tỉ won có thể bị so sánh với lỗ hổng GDP ở mức khoảng 48 tỉ won phát sinh do sự tăng trưởng kinh tế ở mức -6,9% ngay
sau cuộc khủng hoảng ngoại hối năm 1998. Lúc đó, Hàn Quốc đã mất 2 năm để lấp đầy lỗ hổng này và phục hồi nền kinh tế. Tuy nhiên, các nhà
phân tích cho rằng, lần này hoàn toàn khác với khoảng thời gian đó, bởi vì tình hình kinh tế thế giới bây giờ cũng khác so với tình hình kinh tế thế giới
khi đó. Vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng ngoại hối, nền kinh tế thế giới đang ở thời kỳ hùng mạnh. Theo đó, nền kinh tế Hàn Quốc cũng có sự
hồi phục nhanh chóng theo hình chữ V. Tuy nhiên, đối với tình hình năm 2010 này, người ta lo ngại nền kinh tế sẽ phục hồi rồi lại rơi vào đầm lầy của
sự trì trệ một cách nghiêm trọng hơn. Kinh tế của các nước phát triển ở trạng thái bất an, lại thêm vào đó 3 mối lo về giá trị đồng won, giá dầu quốc tế
và lãi suất vay nợ khiến cho tình hình thuê nhân lực trở nên khó khăn và là một yếu tố bất lợi đối với nền kinh tế.

Nếu muốn lấp đầy lỗ hổng GDP?

Để lấp đầy lỗ hổng GDP, các chuyên gia đang kêu gọi khai thác các động lực tăng trưởng kinh tế mới, đề cao khả năng sản xuất và phân phối một
cách có hiệu quả nguồn tài nguyên. Nói một cách khác, đó là phải nuôi dưỡng khả năng có thể tạo ra nguồn giá trị gia tăng mới. Hàn Quốc đã từng
thành công khi lựa chọn các ngành xây dựng, hóa công nghiệp nặng, công nghệ thông tin làm động lực tăng trưởng kinh tế vào đúng thời điểm thích
hợp để vươn lên từ đống tro tàn của chiến tranh trở thành 1 trong 10 cường quốc về mậu dịch trên thế giới. Và bây giờ chính là thời điểm để Hàn
Quốc khai thác các động lực tăng trưởng mới nhằm chuyển hóa cơ cấu ngành công nghiệp. Theo đó, việc cấp bách trước mắt là phải tiến hành sử
dụng nhân công. Tức là, bằng bất cứ giá nào phải tạo việc làm cho những người mới gia nhập vào thị trường lao động. Nếu không làm vậy, họ sẽ
tiếp tục gặp khó khăn. Và đứng trên lập trường của quốc gia thì họ sẽ trở thành yếu tố ăn mòn tỉ lệ tăng trưởng chìm.

Nguồn : KBS WORLD

• Thoát

• Settings

• My Profile

• Notifications

• Welcome, knights_249

• Chuyên mục

• Blogs

• Bài mới

• Kiến thức tự nhiên

• Kiến thức xã hội

• Kiến thức chuyên ngành


o Kiến thức kinh tế

o Kiến thức pháp luật

o Kiến thức triết học

o Kiến Thức Văn Hóa

o Ngôn ngữ học

o Tâm lý học

• Kiếm Chi Tiết


• Chuyên mục
• Kiến thức chuyên ngành
• Kiến thức kinh tế
• Kinh tế học đại cương
• Kinh tế vĩ mô 1
• Lạm phát và những vấn đề liên quan

+ Trả Lời Ðề Tài


kết quả từ 1 tới 2 trên 2
Ðề tài: Lạm phát và những vấn đề liên quan
Ðiều Chỉnh
Search Thread
Cho Ðiểm Chủ Ðề Này
Display

1. 12-25-2009 04:08 PM#1

thoa812

Cộng tác viên

Join Date
Aug 2009
Đến từ
ĐHQGHN
Bài gởi
678
Thanks
37
Thanked 242 Times in 138 Posts

Lạm phát và những vấn đề liên quan

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự
mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của
một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong
phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị
trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá
cả.

Đo lường

Lạm phát 1 được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền
kinh tế (thông thường dựa trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đoàn lao động và các tạp chí kinh
doanh cũng làm việc này). Giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một mức giá cả trung bình, gọi
là mức giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá
trung bình của nhóm hàng tương ứng ở thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức tăng của
mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc. Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích
thước của một quả cầu, lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.

Không tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát, vì giá trị của chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán
cho mỗi hàng hóa trong chỉ số, cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép đo phổ biến của
chỉ số lạm phát bao gồm:

* Chỉ số giá sinh hoạt (viết tắt tiếng Anh: CLI) là sự tăng trên lý thuyết giá cả sinh hoạt của một cá nhân so với thu nhập, trong đó
các chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được giả định một cách xấp xỉ. Các nhà kinh tế học tranh luận với nhau là có hay không việc một CPI
có thể cao hơn hay thấp hơn so với CLI dự tính. Điều này được xem như là "sự thiên lệch" trong phạm vi CPI. CLI có thể được điều
chỉnh bởi "sự ngang giá sức mua" để phản ánh những khác biệt trong giá cả của đất đai hay các hàng hóa khác trong khu vực
(chúng dao động một cách rất lớn từ giá cả thế giới nói chung).

* Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi "người tiêu dùng thông thường" một cách có lựa chọn. Trong
nhiều quốc gia công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là con số lạm phát thông thường
hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có
khoản chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi, các hợp đồng lao động có tính đến các điều
chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI, thông thường với một tỷ lệ
chậm hơn so với lạm phát thực tế (và cũng chỉ sau khi lạm phát đã xảy ra).

* Chỉ số giá sản xuất (PPI) đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được không tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế doanh thu.
Nó khác với CPI là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điều là giá trị nhận được bởi các nhà sản xuất là không bằng
với những gì người tiêu dùng đã thanh toán. Ở đây cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng
phát sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đoán gần đúng và có khuynh hướng của lạm
phát CPI "ngày mai" dựa trên lạm phát PPI ngày "hôm nay", mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự
khác biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.

* Chỉ số giá bán buôn đo sự thay đổi trong giá cả các hàng hóa bán buôn (thông thường là trước khi bán có thuế) một cách có lựa
chọn. Chỉ số này rất giống với PPI.
* Chỉ số giá hàng hóa đo sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa một cách có lựa chọn. Trong trường hợp bản vị vàng thì hàng
hóa duy nhất được sử dụng là vàng. Khi nước Mỹ sử dụng bản vị lưỡng kim thì chỉ số này bao gồm cả vàng và bạc.

* Chỉ số giảm phát GDP dựa trên việc tính toán của tổng sản phẩm quốc nội: Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh
định) với tổng giá trị GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so sánh hay GDP thực). (Xem thêm
Thực và danh định trong kinh tế). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các phép khử lạm phát cũng tính toán các
thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng cá nhân. Tại Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang đã chuyển sang sử dụng khử lạm phát tiêu dùng
cá nhân và các phép khử lạm phát khác để tính toán các chính sách kiềm chế lạm phát của mình.

* Chỉ số giá chi phí tiêu dùng cá nhân (PCEPI). Trong "Báo cáo chính sách tiền tệ cho Quốc hội" sáu tháng một lần ("Báo cáo
Humphrey-Hawkins") ngày 17 tháng 2 năm 2000, Federal Open Market Committee (FOMC) nói rằng ủy ban này đã thay đổi thước
đo cơ bản về lạm phát của mình từ CPI sang "chỉ số giá cả dạng chuỗi của các chi phí tiêu dùng cá nhân".

Thiểu phát trong kinh tế học là lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô. Ở Việt Nam, nhiều người
thường nhầm lẫn thiểu phát với giảm phát.

Không có tiêu chí chính xác tỷ lệ lạm phát bao nhiêu phần trăm một năm trở xuống thì được coi là thiểu phát. Một số tài liệu kinh
tế học cho rằng tỷ lệ lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm trở xuống được gọi là thiểu phát. Tuy nhiên, ở những nước mà cơ
quan quản lý tiền tệ (ngân hàng trung ương) rất không ưa lạm phát như Đức và Nhật Bản, thì tỷ lệ lạm phát 3-4 phần trăm một
năm được cho là hoàn toàn trung bình, chứ chưa phải thấp đến mức được coi là thiểu phát. Ở Việt Nam thời kỳ 2002-2003, tỷ lệ
lạm phát ở mức 3-4 phần trăm một năm, nhưng nhiều nhà kinh tế học Việt Nam cho rằng đây là thiểu phát.

Có những đặc trưng không phải con số tỷ lệ giúp xác định thiểu phát, đó là:

* Ngân hàng thương mại gặp khó khăn khi cho vay, đồng thời họ lại đặt ra lãi suất huy động tiết kiệm thấp- một tình trạng được
coi là thị trường tiền tệ trì trệ. Tỷ lệ lạm phát thấp khiến cho lãi suất thực tế trở nên cao, khiến các nhà đầu tư dè dặt đi vay ngân
hàng. Ngân hàng ứ đọng tiền, nên giảm huy động tiết kiệm bằng cách hạ lãi suất huy động tiết kiệm.

* Sản xuất trở nên thiếu sôi động. Lạm phát thấp khiến cho tiền công thực tế cao hơn. Người lao động vì thế có thể giảm cung lao
động và tăng thơi gian nghỉ ngơi (xem thêm lý luận về đường cung lao động uốn ngược). Mặt khác, giá cả sản phẩm thấp làm giảm
động lực sản xuất.

Thiểu phát đôi khi được coi là tình trạng trước giảm phát (một tình trạng trái ngược với lạm phát nhưng vẫn nguy hiểm đối với nền
kinh tế).

Lạm phát thấp

Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá từ 3.0 đến 7.0 phần trăm một năm.

Lạm phát cao (Lạm phát phi mã)

Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá hai chữ số một năm, nhưng vẫn thấp hơn siêu lạm phát.

Siêu lạm phát

Xem bài chính về Siêu lạm phát Siêu lạm phát là lạm phát "mất kiểm soát", một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất
giá trị. Không có định nghĩa chính xác về siêu lạm phát được chấp nhận phổ quát. Một định nghĩa đơn giản là chỉ số lạm phát hàng
tháng từ 50% trở lên (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng gấp đôi). Theo Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế 29, có bốn tiêu chí để xác
định siêu lạm phát, đó là: (1) người dân không muốn giữ tài sản của mình ở dạng tiền; (2) giá cả hàng hóa trong nước không còn
tính bằng nội tệ nữa mà bằng một ngoại tệ ổn định; (3) các khoản tín dụng sẽ tính cả mức mất giá cho dù thời gian tín dụng là rất
ngắn; và (4) lãi suất, tiền công và giá cả được gắn với chỉ số giá và tỷ lệ lạm phát cộng dồn trong ba năm lên tới 100 phần
trăm.lhg

Vai trò trong kinh tế

Các hiệu ứng tích cực

Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền
kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà
nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm
được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm.[1]

Các hiệu ứng tiêu cực

Đối với lạm phát dự kiến được

Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó,
tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội:

* Chi phí da giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với
tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiềhay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng
để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời
gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát.

* Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng
giá sản phẩm.

* Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương
nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả
của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn
lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô.

* Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không
tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh
nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế.

* Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm
phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình.

Đối với lạm phát không dự kiến được

Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam
kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay
bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến
thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn.

Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho
rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi
lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng
là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này.

Chỉ số nghèo khổ

Nguyên nhân

Lạm phát do cầu kéo

Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể
giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng
tăng.
Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung
tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.

Lạm phát do cầu thay đổi

Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung
cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm
vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm
phát.

Lạm phát do chi phí đẩy

Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của
mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.

Lạm phát do cơ cấu

Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể
không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ
tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.

Lạm phát do xuất khẩu

Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản
phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân
bằng.
Lạm phát do nhập khẩu

Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá
như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng
tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên.

Lạm phát tiền tệ

Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong
nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông
tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát.

Lạm phát đẻ ra lạm phát

Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng
hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát.

Kiềm chế lạm phát

Kiềm chế lạm phát còn gọi là giảm lạm phát. Có một loạt các phương thức để kiềm chế lạm phát. Các ngân hàng trung ương như
Cục dự trữ liên bang Mỹ có thể tác động đến lạm phát ở một mức độ đáng kể thông qua việc thiết lập các lãi suất và thông qua các
hoạt động khác (ví dụ: sử dụng các chính sách tiền tệ). Các lãi suất cao (và sự tăng chậm của cung ứng tiền tệ) là cách thức
truyền thống để các ngân hàng trung ương kiềm chế lạm phát, sử dụng thất nghiệp và suy giảm sản xuất để hạn chế tăng giá.

Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương xem xét các phương thức kiểm soát lạm phát rất khác nhau. Ví dụ, một số ngân hàng theo
dõi chỉ tiêu lạm phát một cách cân xứng trong khi các ngân hàng khác chỉ kiểm soát lạm phát khi nó ở mức cao.

Những người theo chủ nghĩa tiền tệ nhấn mạnh việc tăng lãi suất bằng cách giảm cung tiền thông qua các chính sách tiền tệ để
kiềm chế lạm phát. Những người theo học thuyết Keynes nhấn mạnh việc giảm cầu nói chung, thông thường là thông qua các
chính sách tài chính để giảm nhu cầu. Họ cũng lưu ý đến vai trò của chính sách tiền tệ, cụ thể là đối với lạm phát của các hàng hóa
cơ bản từ các công trình nghiên cứu của Robert Solow. Các nhà kinh tế học trọng cung chủ trương kiềm chế lạm phát bằng cách ấn
định tỷ giá hối đoái giữa tiền tệ và một số đơn vị tiền tệ tham chiếu ổn định như vàng, hay bằng cách giảm thuế suất giới hạn
trong chế độ tỷ giá thả nổi để khuyến khích tích lũy vốn. Tất cả các chính sách này đã được thực hiện trong thực tế thông qua các
tiến trình nghiệp vụ thị trường mở.

Một phương pháp khác đã thử là chỉ đơn giản thiết lập lương và kiểm soát giá cả (xem thêm "Các chính sách thu nhập"). Ví dụ, nó
đã được thử tại Mỹ trong những năm đầu thập niên 1970 (dưới thời tổng thống Nixon). Một trong những vấn đề chính với việc kiểm
soát này là nó được sử dụng vào thời gian mà các biện pháp kích "cầu" được áp dụng, vì thế các giới hạn phía cung (sự kiểm soát,
sản xuất tiềm năng) đã mâu thuẫn với sự tăng trưởng của "cầu". Nói chung, phần lớn các nhà kinh tế coi việc kiểm soát giá là
phản tác dụng khi nó có xu hướng làm lệch lạc các hoạt động của nền kinh tế vì nó làm gia tăng thiếu thốn, giảm chất lượng sản
phẩm v.v. Tuy nhiên, cái giá phải trả này có thể là "đáng giá" nếu nó ngăn chặn được sự đình đốn sản xuất nghiêm trọng, là điều
có thể có đắt giá hơn, hay trong trường hợp để kiểm soát lạm phát trong thời gian chiến tranh.

Trên thực tế, việc kiểm soát có thể bổ sung cho đình đốn sản xuất như là một cách để kiềm chế lạm phát: Việc kiểm soát làm cho
đình đốn sản xuất có hiệu quả hơn như là một cách chống lạm phát (làm giảm sự cần thiết phải tăng thất nghiệp), trong khi sự
đình đốn sản xuất ngăn cản các loại hình lệch lạc mà việc kiểm soát gây ra khi "cầu" là cao.

Những bài viết cùng chuyên mục:


 Help!!! Thu 4 kiem tra roi!!! 06/09/2010 4:07 PM
 Tài chính quốc tế 03/03/2010 1:53 PM
 Mô hình tổng cung và tổng cầu 06/08/2010 4:17 AM
 Tổng cung trong ngắn hạn 03/03/2010 1:50 PM
 Mô hình IS-LM và tổng cầu 06/08/2010 4:11 AM
 Nền kinh tế mở 03/03/2010 1:48 PM
 Tiền và lạm phát 05/02/2010 11:49 AM
 Tăng trưởng kinh tế 05/02/2010 4:07 AM
 Xác định thu nhập quốc gia 25/12/2009 10:59 AM
 Tài liệu toàn tập về kinh tế vỹ mô 04/12/2009 4:13 PM

Nếu bạn thấy diễn đàn này thực sự bổ ích và muốn tham gia
phát triển diễn đàn cùng chúng tôi thì hãy ghi danh tại đây

Em ra đi anh dọn lòng anh lại


Một mình anh trận đánh chẳng cân bằng
Một mình anh sống với mùa mưa lũ
Với cả màu mây trắng chỉ mình anh
- Có 1 nghịch lý: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết cho đi
chứ ko phải nắm giữ thật chặt
Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks CommentBlog this Post

2. 12-25-2009 04:09 PM#2

thoa812

Cộng tác viên

Join Date
Aug 2009
Đến từ
ĐHQGHN
Bài gởi
678
Thanks
37
Thanked 242 Times in 138 Posts

Lạm phát là tình trạng mức giá của hàng hóa tăng lên, làm cho đồng tiền mất giá, bạn mua dc ít hàng hóa hơn với số tiền như cũ

Ở Việt Nam dùng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để đo chỉ số lạm phát.
Muốn tính chỉ số giá tiêu dùng, Bộ thống kê phải xác định giỏ hàng hóa của bạn, rồi tính giá của từng mặt hàng trong giỏ rồi tính
ra CPI

Tổng quan nhất thì lạm phát là do cầu hàng hóa lớn hơn cung, người mua sẵn sàng trả giá cao hơn, nên mức giá tăng

Lạm phát có nhiều nguyên nhân:

Lạm phát do cầu kéo: nhu cầu hàng hóa tăng cao, nhưng cung không đủ đáp ứng nên gây ra giá tăng, dẫn đến lạm phát. Thường
xảy ra khi nền kinh tế ở mức tiềm năng, và có biến động trong tổng cầu ( có thể là ng` dân , CP tăng chi tiêu..)
Lạm phát do cung ( còn gọi là đình lạm) : do giá yếu tố đầu vào tăng, làm giá thành sản phẩm tăng, dẫn đến lạm phát ( trường
hợp này giá vừa tăng vừa kèm theo giảm sản lượng)

Lạm phát do NHTW phát hành tiền: làm tổng cầu tăng, dẫn đến lạm phát.

Trong thực tế lạm phát là luôn luôn xảy ra và cần thiết cho nền kinh tế. Lạm phát tốt nhất là ở mức <10%. Các nước phát triển
thường đặt chỉ tiêu lạm phát <5% còn các nước đang phát triển là 5~10%
Do nền kinh tế luôn vận động, sự tăng trưởng của nền kinh tế, biến động trong cung và cầu cho nên luôn luôn có lạm phát. Nếu
như lạm phát là 0 thì điều đó đồng nghĩa với hạn chế phát triển đất nước.

Khi bạn có tiền, thu nhập bạn tăng, bạn sẵn sàng trả giá cao hơn, điều đó gây ra lạm phát.

Có 2 loại lạm phát là lạm phát trong và ngoài dự đoán. Còn tác động của 2 loại lạm phát này ra sao thì mình xin nhường lời lại cho
các bạn. ^^

Nếu bạn thấy diễn đàn này thực sự bổ ích và muốn tham gia
phát triển diễn đàn cùng chúng tôi thì hãy ghi danh tại đây

Em ra đi anh dọn lòng anh lại


Một mình anh trận đánh chẳng cân bằng
Một mình anh sống với mùa mưa lũ
Với cả màu mây trắng chỉ mình anh
- Có 1 nghịch lý: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi bạn biết cho đi
chứ ko phải nắm giữ thật chặt
Trả lời Trả Lời Với Trích Dẫn Thanks CommentBlog this Post
+ Trả Lời Ðề Tài
Quick Navigation Kinh tế vĩ mô 1 Trở Lên Trên

Trả lời nhanh




G?i Tr? L?i Go Advanced

« Ðề Tài Trước | Ðề Tài Kế »


Thread Information
There are currently 1 users browsing this thread. (1 members and 0 guests)

1. knights_249
Chủ đề giống nhau
Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền
By Butchi in forum Triết học Mác - Lê Nin
Trả lời: 0
Bài mới gởi: 12-28-2009, 08:57 AM
Ba Quan - Dân ca quan họ Bắc Ninh
By HIDE in forum Ca dao
Trả lời: 0
Bài mới gởi: 12-27-2009, 01:31 PM
Về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn
By Dĩ Vãng 10 in forum Triết học Mác - Lê Nin
Trả lời: 0
Bài mới gởi: 12-15-2009, 06:22 AM
Cơ Học Lượng Tử : từ quan điểm Einstein đến quan điểm tương quan
By Butchi in forum Bài viết chuyên đề Vật lý
Trả lời: 0
Bài mới gởi: 12-09-2009, 04:51 PM
Bảy kỳ quan thế giới cổ đại
By Dĩ Vãng 10 in forum Văn Hóa Phương Tây
Trả lời: 0
Bài mới gởi: 09-06-2009, 09:29 PM
Bookmarks

• Digg

• del.icio.us

• StumbleUpon

• Google
Quuyền Hạn Của Bạn

• You may post new threads

• You may post replies

• You may post attachments

• You may edit your posts

• BB code is Mở

• Smilies đang Mở

• [IMG] đang Mở

• HTML đang Tắt


Forum Rules

• Liên Lạc

• Diendankienthuc.net/

• Lưu Trữ

• Trở Lên Trên


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:53 PM.
Powered by: vBulletin v4.0.1 Copyright ©2000-2010, Jelsoft Enterprises Ltd.
Xây dựng bởi các thành viên Diễn Đàn Kiến Thức

You might also like