You are on page 1of 4

BÀI TẬP KINH TẾ VĨ MÔ

(Đề bài ra ngày 06/11/2009)


BÀI TẬP
1. Giả sử một nền kinh tế có các hàm số như sau:

C = 1500 +0,8 Yd

I = 250

G = 550

X =300

T =0,2 Y

IM =0,14 Y

a. Hãy xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế và vẽ đồ thị

b. Nếu đầu tư I tăng thêm 200, chi tiêu chính phủ G tăng thêm 350, và xuất
khẩu X giảm 150 thì sản lượng cân bằng Y0 mới là bao nhiêu

c. Trạng thái của cán cân ngân sách và cán cân thương mại tại mức sản lượng
cân bằng mới như thế nào? Vẽ đồ thị của cán cân ngân sách và cán cân
thương mại

2. Giả sử ban đầu nên kinh tế Việt nam đang ở trạng thái cân bằng tại mức sản
lượng tiềm năng. Sau đó giả sử tiêu dùng và đầu tư của nền kinh tế giảm
mạnh.

a. Hãy giải thích sự tác động của sự kiện trên đến mức giá và sản lượng
cân bằng trong nền kinh tế. Minh họa sự tác động của sự kiện đó trên
đồ thị của mô hình AD, AS.

b. Với mục tiêu giữ cho giá cả ổn định ở mức ban đầu, chính phủ VN có
thể sử dụng chính sách vĩ mô nào để tác động?
Chính sách này tác động ra sao đến mức sản lượng của nền kinh tế?
Chỉ ra sự tác động của chính sách này lên đồ thị của câu a.

LÝ THUYẾT
Hãy cho biết những nhận định dưới đây là đúng hay sai? Giải thích tại sao? Vẽ
đồ thị nếu có

1. Trong nền kinh tế mở, nếu đầu tư tăng 3 đồng thì sản lượng cân bằng của nền
kinh tế sẽ tăng 15 đồng. Biết rằng:
MPC = 0,8
t = 0,1
MPM =0,15

2. Các chính sách kinh tế vĩ mô chỉ hướng tới mục tiêu phân phối công bằng?

3. Trong nền kinh tế giản đơn, tiêu dùng tự định = 500, xu hướng tiêu dùng cận
biên MPC =0,75, thì giá trị tiết kiệm S =0 khi mức sản lượng Y của nền kinh tế =
2000

4. Để khuyến khích người dân tiêu dùng hàng nội, chính phủ có thể áp dụng biện
pháp tăng thuế áp dụng vào các mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu.

5. Khih 1 tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng vào quá trình sản xuất sẽ làm
cho đường tổng công dịch chuyển sang bên trái

6. Khi vụ mùa bội thu, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang bên phải

7. Khi chính phủ tăng thuế thu nhập cá nhân sẽ làm cho đường tổng cầu dịch
chuyển qua bên phải.

BÀI GIẢI
BÀI TẬP
1. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế và vẽ đồ thị

Hàm tổng cầu: AD = C + G + I + X - IM

Chúng ta có: C = 1500 +0,8 Yd

<-> C = 1500 +0,8 Y(1 – t) Theo lý thuyết: Yd = Y(1-t)

<-> C = 1500 + 0,8 Y(1-0,2) Với t=0,2 vì T=t.Y =0,2Y (theo đề bài)

<-> C= 1500 + 0,64 Y (1)

Cũng có: C= + MPCY(1-t)

<-> = C – MPCY(1-t)

Cũng có: MPM = ∆ IM /∆Y =(IM)’Y tức bằng đạo hàm của IM theo Y

Suy ra MPM = (0,14 Y)’Y = 0,14 (2)

Cũng có MPC = ∆C /∆Y = (C)’Y = (1500 + 0,64Y)’Y = 0,64

Nền kinh tế cân bằng khi AD = AS = Y, tức là khi xảy ra phương trình:
+ MPCY(1-t) + + + - MPMY = Y

<-> C-MPCY(1-t) + MPCY(1-t) + + + - MPMY = Y

<-> C+ + + - MPMY = Y

<-> 1500 + 0,64 Y + + + – 0,14 Y = Y (Thay giá trị C ở (1) và


MPM ở (2) )

<-> (1500+ + + )x2 = Y

Thay các giá trị = 250 và = 550 và = 300, chúng ta có: Y0 =


(1500+250+550+300)x2 = 5200

Tự vẽ đồ thị: sử dụng hàm: AD = C + G + I + X – IM để vẽ, sử dụng giá trị Y0 =5200


để xác định điểm thứ nhất, điểm thứ hai nằm trên trục tung khi Yd=0 (tại điểm đó
AD = 1500+250+550+300 = 2600

2. Với I mới = 450, G mới = 900 và X = 150, chúng ta có

Y0 = (1500+450+900+150)x2 = 6000

3. Cán cân ngân sách và cán cân thương mại thay đổi như thế nào tại mức sản
lượng cân bằng mới?

a. Với cán cân ngân sách B = T – G

Tại mức sản lượng cân bằng đầu tiên, chúng ta có

B= T – G

<-> B = tY – G thay giá trị t = 0,2 , Y = 5200, G = 550 chúng ta có

<-> B = 0,2x5200 – 550

B= 490 > 0 tức thặng dư cán cân ngân sách,

Khi Y thay đổi lên mức mới là 6000 và G = 900, tính tương tự chúng ta có

B = 300> 0 vẫn thặng dư ngân sách, tuy nhiên mức thặng dư ngân
sách giảm đi

b. Với cán cân thương mại: NX = X – IM , với IM = 0,14 Y


Tại mức sản lượng cân bằng đầu tiên, X= 300 và Y = 5200, chúng ta có
NX = 300 – 0,14*5200 = - 428 <0 tức là thâm hụt cán cân thương mại
(nhập siêu)
Tại mức sản lượng cân bằng thứ hai, X = 150 và Y = 6000, chúng ta có
NX = 150 – 0,14*6000 = -690 <0 tức là mức thâm hụt cán cân thương
mại cao hơn mức cũ, nhập siêu cao hơn.

You might also like